1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận đề tài tình hình học tập sinh viên đại học kinh tế đại học đà nẵng

62 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tình Hình Học Tập Sinh Viên Đại Học Kinh Tế Đại Học Đà Nẵng
Tác giả Lê Thị Mỹ Diệu, Nguyễn Thị Ngọc Dung, Lê Thị Sa My, Nguyễn Thị Hồng Thanh, Trần Đoàn Hạnh Nhi, Phan Thị Thu Thơ, Nguyễn Thị Cẩm Ly
Người hướng dẫn Phan Thị Bích Vân
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 7,06 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI (5)
    • 1. Lý do lựa chọn đề tài (5)
    • 2. Mục đích (5)
    • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (5)
    • 4. Vai trò của việc học (6)
    • 5. Yếu tố tác động đến việc học (6)
  • PHẦN 2: NỘI DUNG (8)
    • 1. Phương pháp và quy trình nghiên cứu (8)
      • 1.1. Phương pháp nghiên cứu (8)
      • 1.2. Quy trình (8)
    • 2. Thống kê mô tả (11)
      • 2.1. Thống kê mô tả một biến (11)
      • 2.2. Thống kê mô tả kết hợp hai biến (27)
      • 2.3. Biểu đồ hộp và tứ phân vị (36)
      • 2.4. Biểu đồ phân tán (39)
    • 3. Thống kê suy diễn (42)
      • 3.1. Ước lượng tham số (42)
        • 3.1.1. Ước lượng khoảng trung bình của một tổng thể (42)
        • 3.1.2. Ước lượng sự khác biệt giữa trung bình hai tổng thể (43)
        • 3.1.3. Ước lượng sự khác biệt giữa trung bình hai tổng thể mẫu cặp (44)
        • 3.1.4. Ước lượng sự khác biệt trung bình giữa 2 tổng thể mẫu độc lập (phương sai 2 tổng thể bằng nhau) (45)
        • 3.1.5. Ước lượng khoảng tỷ lệ một tổng thể (45)
        • 3.1.6. Ước lượng sự khác biệt giữa tỷ lệ 2 tổng thể (47)
        • 3.2.1. Kiểm định trung bình tổng thể (47)
        • 3.2.2. Kiểm định giả thuyết về hai trung bình tổng thể mẫu độc lập (48)
        • 3.2.3. Kiểm định giả thuyết về trung bình 2 tổng thể mẫu cặp (49)
        • 3.2.4. Kiểm định giả thuyết về tỷ lệ tổng thể (49)
        • 3.2.5. Kiểm định giả thuyết về phương sai 2 tổng thể có phân phối chuẩn: 43 3.2.6. Kiểm định Pearson – Mối quan hệ tương quan 2 biến định lượng có phân phối chuẩn (50)
      • 3.3. Kiểm định Phi tham số (giả sử tổng thể không có phân phối chuẩn).45 1. Kiểm định WilCoxon cho 2 tổng thể mẫu cặp (51)
        • 3.3.2. Kiểm định dấu cho 2 tổng thể mẫu cặp (0)
        • 3.3.3. Kiểm định Mann-Whitney về sự giống nhau của 2 tổng thể mẫu độc lập 46 3.3.4. Kiểm định Kruskal-Wallis kiểm định sự giống nhau của nhiều tổng thể 48 3.3.5. Kiểm định hệ số tương quan hạng Spearman (53)
        • 3.3.6. Kiểm định Khi bình phương - Tính độc lập giữa 2 biến (57)
      • 3.4. Phân tích ảnh hưởng của một yếu tố nguyên nhân (định tính) ảnh hưởng đến một yếu tố kết quả (định lượng) đang nghiên cứu – One-way Anova (tổng thể có phân phối và phương sai bằng nhau) (58)
    • 1. Kết quả (61)
    • 2. Hạn chế (61)
    • 3. Hướng phát triển (61)

Nội dung

Việc nắm bắt được tình hình học tập của sinh viên sẽ giúp chúng tôi cảithiện chất lượng giáo dục và đáp ứng nhu cầu của sinh viên một cách tốt hơn.. Do đó, việcnghiên cứu về tình hình họ

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

Lý do lựa chọn đề tài

Giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho tương lai của họ Việc mang lại cái nhìn sâu sắc về trạng thái hiện tại của giáo dục đại học giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về nhu cầu và kỳ vọng của sinh viên Việc nắm bắt được tình hình học tập của sinh viên sẽ giúp chúng tôi cải thiện chất lượng giáo dục và đáp ứng nhu cầu của sinh viên một cách tốt hơn Do đó, việc nghiên cứu về tình hình học tập của sinh viên tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nhu cầu, mong đợi, thách thức và thành công của sinh viên trong quá trình học tập của họ.

Thông qua việc nghiên cứu, chúng tôi có thể xác định được những thách thức mà họ đang đối mặt Bài báo cáo này cũng sẽ đóng góp vào cộng đồng học thuật bằng cách cung cấp thông tin và dữ liệu mới về tình hình học tập của sinh viên tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

Vì những lý do trên, đề tài “TÌNH HÌNH HỌC TẬP SINH VIÊN ĐẠI HỌC

KINH TẾ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG” được nhóm chúng tôi lựa chọn để nghiên cứu và báo cáo.

Mục đích

Phân tích tình hình học tập của sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình học tập của sinh viên Trường Đại họcKinh tế - Đại học Đà Nẵng.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: Sinh viên các khóa 46, 47, 48 của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.

Phạm vi: Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.

Vai trò của việc học

Việc học có một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, việc học không chỉ giúp chúng ta trau dồi kiến thức, tăng sự sáng tạo, trí tuệ và vận dụng điều đó vào cuộc sống xã hội mà còn giúp chúng ta hòa nhập với cộng đồng và giao lưu với xã hội, đồng thời quyết định tương lai của chúng ta Việc học có một số vai trò nổi bật như:

Học để biết: Học là quá trình tiếp thu tri thức từ sách vở, trường học, từ thực tế cuộc sống “trường đời” “Học để biết” là mục đích đầu tiên của việc học. Học để làm: “Học để làm” là mục đích tiếp theo của việc học “Làm” là vận dụng kiến thức có được vào thực tế cuộc sống Đây là mục đích thiết thực nhất của việc học – "Học đi đôi với hành".

Học để chung sống: Một trong những mục đích quan trọng nhất của việc học.

“Chung sống” là khả năng hòa nhập xã hội, kĩ năng giao tiếp, ứng xử. Học tập giúp cá nhân con người hòa nhập với cộng đồng và giao lưu với xã hội, việc trau dồi kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm trong quá trình học tập sẽ giúp cho mọi công việc đạt được hiệu quả cao, ngày càng cải tiến hiện đại và không bị lạc hậu với thời đại.

Học tập chính là một bước đột phá quyết định tương lai của chúng ta, giúp ta xác định được con đường đi sau này, giúp phát triển trình độ văn hóa hoặc nâng cao đạo đức mỗi con người.

Học tập chính là chìa khóa của tương lai, để mở nhiều cánh cổng cuộc sống.

Yếu tố tác động đến việc học

Việc học là một quá trình phức tạp và có nhiều yếu tố tác động đến hiệu suất học tập của một người Dưới đây là một số yếu tố quan trọng: Động lực: Động lực là yếu tố chính ảnh hưởng đến sự học Người học cần có một lý do hoặc mục tiêu để học, điều này giúp họ duy trì sự chăm chỉ và kiên trì trong quá trình học tập.

Môi trường học tập: Môi trường học tập có thể ảnh hưởng đến sự tập trung và hiệu suất học tập Một môi trường yên tĩnh và không gian học tốt có thể giúp tăng cường sự tập trung. Đam mê: Đam mê có tác động lớn đến việc học của chúng ta Khi bạn đam mê một lĩnh vực nào đó, bạn sẽ có động lực học hỏi và nâng cao kiến thức trong lĩnh vực đó.

Ngoài ra còn có các yếu tố khác: phương pháp học, sức khỏe, quản lý thời gian, Những yếu tố trên có thể tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau, tạo nên một hệ thống phức tạp đối với quá trình học tập.

NỘI DUNG

Phương pháp và quy trình nghiên cứu

Thu thập dữ liệu bằng Google Form:

Quá trình thu thập dữ liệu được tự động hóa, giảm thiểu sự cần thiết của việc nhập thủ công Người sử dụng có thể dễ dàng chia sẻ biểu mẫu qua e-mail hoặc liên kết, giúp tiết kiệm thời gian so với việc thu thập thông tin truyền thống.

Hỗ trợ nhiều loại hình câu hỏi như ô đánh dấu, ô chọn, ô điền văn bản, giúp thu thập đa dạng thông tin.

Cung cấp các tùy chọn bảo mật và quản lý quyền truy cập, giúp kiểm soát ai có thể truy cập và chỉnh sửa thông tin.

Phân tích bằng phần mềm SPSS 22:

Phân tích thống kê mô tả.

Phân tích thống suy diễn. Ước lượng tham số.

Nhóm tạo khảo sát bằng Google Form dựa trên chủ đề và các câu hỏi của giáo viên về “Tình hình học tập của sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.”

Bước 2 Tạo bảng câu hỏi và thực hiện khảo sát:

Tiếp cận và thực hiện khảo sát với 102 sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng đến từ các khóa 46, 47, 48 với 12 ngành khác nhau bằng cách gửi khảo sát thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo để thu thập dữ liệu cho đề tài.

*Bảng câu hỏi khảo sát:

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH HỌC TẬP SINH VIÊN ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

1 Bạn đang học khóa nào? *

④ Khóa 49K Nếu bạn là sinh viên khóa 49K bỏ qua những câu hỏi sau

2 Giới tính của bạn là gì? * ① Nam

3 Bạn bao nhiêu tuổi? * Văn bản câu trả lời ngắn:…

4 Bạn đang học ở khoa nào? *

5 Bạn có đam mê với ngành mình đã chọn không? *

6 Động lực chính để bạn cố gắng học tập là gì? *

① Vì tương lai của bản thân

③ Trở thành một người tài giỏi

7 Bạn thường tự học ở đâu? *

8 Bạn dành bao nhiêu thời gian trong một ngày để tự học? *

9 Bạn tìm kiếm tài liệu học tập ở đâu? *

10 Bạn thường gặp khó khăn nào nhất trong học tập? *

① Bài tập, lượng kiến thức quá nhiều

② Thiếu phương tiện học tập

③ Thiếu thời gian để học

11 Bạn có thường xuyên tổ chức học nhóm không? *

12 Bạn đi làm thêm bao nhiêu giờ một tuần? *

13 Điểm trung bình học tập kỳ gần nhất của bạn là bao nhiêu? * Văn bản câu trả lời ngắn:…

14 Điểm trung bình học tập liền trước kỳ gần nhất của bạn là bao nhiêu? * Văn bản câu trả lời ngắn:…Bước 3: Mã hóa và nhập dữ liệu

Name (tên biến): Tên của câu hỏi (Ví dụ biến “động lực chính” sẽ khai báo là

“donglucchinh”) Khi khai báo tên biến không sử dụng ký tự đặc biệt, không sử dụng dấu cách Tên của các biến không được giống nhau.

Width (độ rộng): Độ rộng, hay số ký tự mà bạn dự kiến sẽ sử dụng Thường máy sẽ mặc định là 8.

Type (Loại dữ liệu nhập): Dữ liệu nhập theo dạng số, ký tự,… (Ví dụ dù động lực chính là biến định tính, có 3 biểu hiện, thay vì ta sẽ nhập là Vì tương lai của bản thân, Vì bố mẹ, Trở thành một người tài giỏi hay Khác thì ta dùng thang đo định danh và gán giá trị 1, 2,3 và 4 Vậy thay vì ta nhập “vi tuong lai cua ban than” thì ta sẽ nhập số 1, “vi bo me” ta nhập số 2, “tro thanh mot nguoi tai gioi” ta nhập số

3, “khac” ta nhập số 4 Vậy loại dữ liệu nhập lúc này là dạng số).

Values (giá trị): Với các biến thang đo định danh hoặc thang đo thứ bậc, khi nhập dữ liệu các bạn mã hóa nhập dạng số thì ta phải gán giá trị Giá trị nhập tương ứng với nhãn của giá trị Khi kết xuất ra màn hình sẽ kết xuất nhãn

Mising (lỗi): Ta thường chọn “none” khi chúng ta khai báo sai, thì hệ thống sẽ báo và ta sẽ tìm lỗi sai để chỉnh sửa.

Decimals (số chữ số thập phân): Nếu nhập dữ liệu dạng số, thì ta sẽ khai báo dữ liệu này có bao nhiêu chữ số sau dấu thập phân Ví dụ biến động lực chính, chúng ta chỉ nhập số 1,2,3 và 4, không có số thập phận thì chung ta chọn 0 Giả sử nhập biến điểm trung bình và dữ liệu thu thập có 2 chữ số sau dấu thập phân, thì lúc này ta chọn 2.

Columns: Độ rộng của cột

Bước 4: Phân tích kết quả bằng SPSS: Dựa vào kết quả thu được sau quá trình khảo sát, nhóm đã tiến hành phân tích thông tin và sử dụng phần mềm SPSS 22 để phân tích dữ liệu.

Bước 5: Đưa ra kết luận: Kết quả của quá trình nghiên cứu sẽ được nhóm trình bày và báo cáo trong bài báo cáo này.

Thống kê mô tả

2.1 Thống kê mô tả một biến

Nhận xét: Trong bài khảo sát này, số lượng sinh viên nữ tham gia khảo sát cao hơn số sinh viên nam Nữ có tỉ lệ là 72.5%, chiếm phần lớn tỉ lệ Trong khi sinh viên nam chỉ chiếm 27.5%.

Nhận xét: Có thể thấy, khóa 46K có tỷ lệ sinh viên tham gia khảo sát cao nhất là

65.7% Trong khi đó, khóa 48K có số lượng sinh viên tham gia thấp nhất chiếm 16.7%. Khóa 47K chiếm tỉ lệ 17.6%.

*Tuổi: Độ tuổi trung bình của sinh viên: Mean = 20.45

Số Mode: Mode = 21 Độ lệch chuẩn: Std Deviation = 1.011

Khoảng biến thiên: Range = 5 Độ tuổi thấp nhất của sinh viên: Minimum = 18 Độ tuổi cao nhất của sinh viên: Maximun = 23

Tứ phân vị thứ nhất: Q1 = 20.00

Tứ phân vị thứ hai: Q2 = 21.00

Tứ phân vị thứ ba: Q3 = 21.00

Nhận xét: Theo bảng khảo sát, sinh viên với độ tuổi 21 tham gia khảo sát nhiều nhất, chiếm 43.1% Ngược lại, sinh viên 18 tuổi tham gia ít nhất, chỉ chiếm 2%.

Nhận xét: Có thể thấy số lượng sinh viên tham gia khảo sát cao nhất đến từ Khoa

Quản trị Kinh doanh, chiếm 49% trong khi đó khoa Lí luận Chính trị, khoa Luật, khoa

Ngân hàng và khoa Kế toán có số lượng sinh viên tham gia khảo sát thấp nhất, đều chiếm 1%.

Nhận xét: Theo số liệu, có 32 sinh viên chắc chắn mình có đam mê với ngành ,chiếm 31.4% Trong khi đó có 66 sinh viên chỉ chắc chắn một phần với đam mê với ngành của mình, chiếm 64.7% và có 4 sinh viên không có đam mê với ngành chiếm 3.9%

Nhận xét: Theo 78 sinh viên, động lực chính của họ là vì tương lai bản thân, chiếm

76.5% Có 12 sinh viên cho rằng động lực chính của họ là vì bố mẹ, chiếm 11.8% và 12 sinh viên còn lại có động lực là trở thành một người tài giỏi, chiếm 11.8%.

Nhận xét: Theo số liệu thống kê, số sinh viên tự học ở nhà là cao nhất, chiếm

54.9% Tiếp sau đó, sinh viên thường có xu hướng học ở quán café, chiếm tỉ lệ 24.5% và học ở thư viện và trường, lần lượt chiếm 11.8% và 5.9% Ngoài ra, số sinh viên học ở những nơi khác ngoài trường, quán café và ở nhà là thấp nhất, chiếm 2.9%.

*Khó khăn trong học tập

Nhận xét: Có thể thấy, phần lớn sinh viên cảm thấy khó khăn nhất trong học tập của họ là lượng bài tập, kiến thức quá nhiều, chiếm 69.6% Bên cạnh đó, thiếu phương tiện học tập chiếm 5.9%, thiếu thời gian để học chiếm 17.6%, các nguyên nhân khác chiếm 6.9%

Nhận xét: Theo khảo sát, có 27 sinh viên thường xuyên họp nhóm, chiếm 26.5%.

Ngược lại, có 5 sinh viên không bao giờ họp nhóm, chiếm 4.9% và 70 sinh viên đôi khi họp nhóm, chiếm tỉ lệ cao nhất là 68.6%.

*Thời gian tự học Điểm trung bình là: Mean= 3.2524

Số Mode: Mode = 3.20 Độ lệch chuẩn: Std.Deviation = 50241

Khoảng biến thiên: Range = 4.50 Điểm cao nhất: Maximum= 4.00 Điểm thấp nhất: Minimum = 2.00

Tứ phân vị thứ nhất: Q1 = 3.0000

Tứ phân vị thứ hai: Q2 = 3.2000

Tứ phân vị thứ ba: Q3 = 3.5000

Nhận xét : Theo khảo sát, có 39.2% sinh viên tự học từ 2-4 giờ một ngày chiếm tỉ lệ cao nhất là 44.1% Các sinh viên học từ 0-2 tiếng,4-6 tiếng một ngày lần lượt chiếm 36.3% và 13.7% Trong khi đó số lượng sinh viên tự học 6 tiếng một ngày chiếm tỉ lệ thấp nhất là 5.9%.

*Điểm trung bình học tập kì gần nhất Điểm trung bình là: Mean= 3.2524

Số Mode: Mode = 3.20 Độ lệch chuẩn: Std.Deviation = 50241

Khoảng biến thiên: Range = 4.50 Điểm cao nhất: Maximum= 4.00 Điểm thấp nhất: Minimum = 2.00

Tứ phân vị thứ nhất: Q1 = 3.0000

Tứ phân vị thứ hai: Q2 = 3.2000

Tứ phân vị thứ ba: Q3 = 3.5000

Nhận xét: Có thể thấy số lượng sinh viên có điểm trung bình kỳ gần nhất chủ yếu từ 2.8-3.2 là cao nhất Tiếp đó là từ khoảng 3.24 đến 3.6 Điểm từ 2.0-2.68 ,3.63-3.74 và từ 3.87-4.0 chiếm tỉ lệ thấp nhất ở kỳ này.

*Điểm liền trước kỳ gần nhất Điểm trung bình là: Mean= 3.2952

Số Mode: Mode = 3.20 Độ lệch chuẩn: Std.Deviation = 51585

Khoảng biến thiên: Range = 4.50 Điểm cao nhất: Maximum= 4.00 Điểm thấp nhất: Minimum = 2.00

Tứ phân vị thứ nhất: Q1 = 3.0000

Tứ phân vị thứ hai: Q2 = 3.2000

Nhận xét: Có thể thấy, số lượng sinh viên có điểm trung bình kỳ gần nhất chủ yếu từ 2.02-3.21 là cao nhất Tiếp đó, là từ khoảng 3.4 đến 3.6 Điểm từ 2.0-2.64 ,3.02-3.19 và từ 3.67-3.91 chiếm tỉ lệ thấp nhất ở kỳ này.

*Thời gian làm thêm một tuần

Thời gian làm trung bình mỗi tuần là: Mean= 7.1667 giờ.

Số Mode: Mode = 0 Độ lệch chuẩn: Std.Deviation = 8.79028

Thời gian làm nhiều nhất: Maximum= 25 giờ

Thời gian làm ít nhất: Minimum = 0 giờ

Tứ phân vị thứ nhất: Q1 = 0000

Tứ phân vị thứ hai: Q2 = 5.5000

Tứ phân vị thứ ba: Q3 = 15.0000

Theo thống kê, có 42.2% sinh viên không đi làm thêm, chiếm tỉ lệ cao nhất Ngược lại, chiếm tỉ lệ thấp nhất là số sinh viên đi làm thêm trên 20 tiếng một ngày, có tỉ lệ là14.7%.

2.2 Thống kê mô tả kết hợp hai biến

*Nơi tìm tài liệu của các khóa học

Theo dữ liệu thu thập được từ 102 bạn sinh viên các khóa 46,47,48, ta thấy:

Tỷ lệ sinh viên các khóa tìm tài liệu trên mạng là rất cao chiếm 68/102 bạn

Tỷ lệ sinh viên các khóa tìm tài liệu ở thư viện chiếm 26/102 bạn

Tỷ lệ sinh viên các khóa tìm tài liệu ở nhà sách chiếm 7/102 bạn

Tỷ lệ sinh viên các khóa tìm tài liệu ở nơi khác là thấp nhất chiếm 1/102 bạn

*Sinh viên các khóa làm thêm bao nhiêu giờ một tuần

Tỷ lệ sinh viên các khóa không làm thêm là cao nhất chiếm 43/102 bạn

Tỷ lệ sinh viên các khóa làm thêm từ 1-10 giờ chiếm 32/102 bạn

Tỷ lệ sinh viên các khóa làm thêm từ 10-20 giờ chiếm 12/102 bạn

Tỷ lệ sinh viên các khóa làm thêm 20 giờ trở lên chiếm 15/102 bạn

*Động lực học của sinh viên các khóa

Tỷ lệ sinh viên có động lực học là vì tương lai bản thân là cao nhất chiếm 78/102 bạn

Tỷ lệ sinh viên có động lực học là vì bố mẹ và vì tương lai bản thân là bằng nhau, đều chiếm 12/102 bạn

*Thời gian tự học của sinh viên các khóa

Tỷ lệ sinh viên các khóa học từ 2-4 tiếng một ngày cao nhất chiếm 45/102 bạn

Tỷ lệ sinh viên các khóa học từ 0-2 tiếng một ngày chiếm 37/102 bạn

Tỷ lệ sinh viên các khóa học từ 4-6 tiếng một ngày chiếm 14/102 bạn

Tỷ lệ sinh viên các khóa học từ 6 tiếng trở lên chiếm 6/102 bạn

Theo dữ liệu thu thập được từ 120 bạn sinh viên các khóa 46K, 47, 48 Ta thấy: Thời gian học trong một ngày của khóa 48K là nhiều nhất Cụ thể trung bình thời gian học trong một ngày của khóa 48K là: 3.3529 giờ/ngày

Thời gian học trong một ngày của khóa 47K là ít nhất Cụ thể trung bình thời gian học trong một ngày của khóa 47K là: 3.333giờ/ngày

*Thời gian làm thêm của nam và nữ

Tỷ lệ sinh viên nam và nữ không đi làm là cao nhất, chiếm 43/102 bạn

Tỷ lệ sinh viên nam và nữ làm từ 10-20 giờ một tuần là thấp nhất chiếm 12/102 bạn

Tỷ lệ sinh viên nam và nữ làm từ 1-12 giờ một tuần chiếm 32/102 bạn

Tỷ lệ sinh viên nam và nữ làm từ 20 giờ trở lên một tuần chiếm 15/102 bạn

*Điểm trung bình học tập của sinh viên có tổ chức học nhóm

Theo khảo sát 102 sinh viên của trường đại học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng, ta được: Điểm trung bình học tập của sinh viên không bao giờ học nhóm là cao nhất, cụ thể là 3,49 Với độ chênh lệch là 0.17 Điểm học tập trung bình của sinh viên thường xuyên họp nhóm là thấp nhất, cụ thể là 3,2219 Với độ chênh lệch 0,0307

Với sinh viên thi thoảng học nhóm thì điểm trung bình học tập là 3,3069, với độ chênh lệch là 0,205

*Điểm trung bình học tập kỳ gần nhất các khóa

Theo dữ liệu thu thập được từ 120 bạn sinh viên các khóa 46, 47, 48 Ta thấy: Điểm trung bình kỳ gần nhất của các khóa gần như bằng nhau Điểm trung bình kỳ gần nhất của khóa 46K là cao nhất Cụ thể điểm trung bình kỳ gần nhất của khóa 46K là: 3.2604 điểm Điểm trung bình kỳ gần nhất của khóa 47K là ít nhất Cụ thể tĐiểm trung bình kỳ gần nhất của khóa của khóa 47K là: 3.2150 điểm

*Điểm trung bình học tập kỳ liền kỳ gần nhất các khóa

Theo dữ liệu thu thập được từ 120 bạn sinh viên các khóa 46, 47,48 Ta thấy: Điểm trung bình kỳ liền kỳ gần nhất của các khóa gần như bằng nhau Điểm trung bình kỳ gần nhất của khóa 46K là cao nhất Cụ thể điểm trung bình kỳ gần nhất của khóa 46K là: 3.3187 điểm Điểm trung bình kỳ gần nhất của khóa 48K là thấp nhất Cụ thể điểm trung bình kỳ gần nhất của khóa của khóa 48K là: 3.2129 điểm

2.3 Biểu đồ hộp và tứ phân vị

*Điểm trung bình học tập kỳ gần nhất

*Điểm trung bình kỳ liền trước kì gần nhất

*Điểm trung bình kỳ gần nhất của các khóa

Nó cho thấy mối tương quan của chúng ta là tỉ lệ nghịch, xu hướng chung của điểm trung bình học tập kỳ gần nhất giảm.

Tương quan dương thấp: Các điểm phân tán rải rác và không có mối liên hệ rõ ràng giữa hai biến số điểm trung bình học tập kỳ gần nhất và khóa học thấp Mặc dù có một sự tương quan dương nhưng nó không đủ mạnh để được coi là cao.

*Điểm trung bình kỳ liền kỳ gần nhất của các khóa

Nó cho thấy mối tương quan của chúng ta là tỉ lệ nghịch, xu hướng chung của điểm trung bình học tập kỳ liền trước kỳ gần nhất giảm

Tương quan dương thấp: Các điểm phân tán rải rác và không có mối liên hệ rõ ràng giữa hai biến số điểm trung bình học tập kỳ liền trước kỳ gần và khóa học thấp Mặc dù có một sự tương quan dương nhưng nó không đủ mạnh để được coi là cao.

*Thời gian tự học của các khóa

Nó cho thấy mối tương quan của chúng ta là tỉ lệ thuận, xu hướng chung của thời gian tự học tăng

Thống kê suy diễn

3.1.1 Ước lượng khoảng trung bình của một tổng thể:

*Ước lượng độ tuổi trung bình của sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

Nhận xét: Vậy với độ tin cậy 95%, giá trị trung bình của tổng thể về độ tuổi của các bạn sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng nằm trong khoảng từ 20,25 đến 20,65 tuổi.

*Ước lượng thời gian trung bình của sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

Nhận xét: Với độ tin cậy 95%, giá trị trung bình của tổng thể về thời gian học trên

1 ngày của sinh viên nằm trong khoảng từ 1,72 - 2,06 giờ.

*Ước lượng bình quân ĐTB kì gần nhất của sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

Nhận xét: Vậy với độ tin cậy 95%, giá trị trung bình của tổng thể về tổng điểm trung bình kì gần nhất của các bạn sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng khóa 46K, 47K, 48K nằm trong khoảng từ 3,1537 đến 3,3510 điểm.

*Ước lượng bình quân ĐTB kì liền trước của sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

Nhận xét: Với độ tin cậy 95% giá trị trung bình của tổng thể về điểm trung bình học tập kì liền trước kì gần nhất của các bạn sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng khóa 46K, 47K, 48K nằm trong khoảng từ 3,1939 đến 3,3965 điểm.

3.1.2 Ước lượng sự khác biệt giữa trung bình hai tổng thể:

*Ước lượng sự khác biệt hai tổng thể về ĐTB kì liền trước kỳ gần nhất của nam và nữ trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

Nhận xét: Với độ tin cậy 95% sự khác biệt giữa ĐTB kì liền trước của nam và nữ trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng nằm trong khoảng từ -0.18176 đến 0.25900 điểm

*Ước lượng sự khác biệt hai tổng thể về thời gian học của khóa 46K và 47K trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

Nhận xét: Với độ tin cậy 95% sự khác biệt về trung bình tổng thời gian học bài của khóa 46K và 47K trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng từ -0.406 đến 1,069 giờ.

*Ước lượng sự khác biệt hai tổng thể về tổng thời gian học của nam và nữ trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

Nhận xét: Với độ tin cậy 95% sự khác biệt về thời gian học của nam và nữ trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng nằm trong khoảng từ -0,345 đến 0.445 giờ

*Ước lượng sự khác biệt giữa hai trung bình tổng thể về điểm trung bình kì gần nhất của khóa 48K và 47K trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

Nhận xét: Với độ tin cậy 95%, khác biệt về trung bình tổng thể về điểm trung bình kì gần nhất của khóa 48K và 47K trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng là -0,37918 đến 0,28918 điểm

3.1.3 Ước lượng sự khác biệt giữa trung bình hai tổng thể mẫu cặp:

*Ước lượng trung bình sự khác biệt ĐTB kì gần nhất và ĐTB kì liền trước:

Nhận xét: Với độ tin cậy 95% chênh lệch điểm trung bình học tập của kì gần nhất và kì trước nằm trong khoảng từ -0,9821 điểm đến 0,01252 điểm

3.1.4 Ước lượng sự khác biệt trung bình giữa 2 tổng thể mẫu độc lập (phương sai 2 tổng thể bằng nhau)

*Kiểm định phương sai 2 tổng thể bằng nhau:

Cặp giả thuyết – đối thuyết:

Vậy với phương sai 2 tổng thể bằng nhau và độ tin cậy 95%, sự khác biệt về điểm trung bình học kỳ gần nhất giữa nam và nữ của sinh viên Đại học Kinh tế Đại học Đà nẵng nằm trong khoảng từ -0.29444 đến 0.14914.

3.1.5 Ước lượng khoảng tỷ lệ một tổng thể

*Ước lượng khoảng tỷ lệ sinh viên nam trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng với độ tin cậy 95%

Mã hóa lại biến giới tính bằng lệnh transform-Recode Into Different Variables, gán cho Giới tính nam (old values là 1 thành new values là 1; không phải giới tính nam (nữ) là 0) Ta được biến mới là “Gioitinhnam”

Như vậy với độ tin cậy 95%, tỉ lệ sinh viên nam của trường từ 18,64% đến 36,26%Cách 2: Dùng lệnh Compare mean

Như vậy với độ tin cậy 95%, tỉ lệ sinh viên nam của trường từ 18,64% đến 36,26%

3.1.6 Ước lượng sự khác biệt giữa tỷ lệ 2 tổng thể

*Ước lượng sự khác biệt về tỉ lệ sinh viên nam giữa khóa 47K và 48K sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

Sig=0.814> α= 0.05 => chấp nhận giả thuyết H0

Với độ tin cậy 95%, sự khác biệt về tỉ lệ sinh viên nam giữa khoá 47K và 48K nằm trong khoảng -0.35589 đến 0.31668

3.2 Kiểm định tham số (Giả sử tổng thể có phân phối chuẩn)

3.2.1 Kiểm định trung bình tổng thể

*Kiểm định nhận định: điểm trung bình học kỳ gần nhất của sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng không nhỏ hơn 3.2 với độ tin cậy 95%.

Vậy với mức ý nghĩa = 0,05, có đủ bằng chứng bác bỏ khi cho trung bình về điểm học kỳ gần nhất của sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng lớn hơn hoặc bằng 3.2

3.2.2 Kiểm định giả thuyết về hai trung bình tổng thể mẫu độc lập

*Kiểm định nhận định: điểm trung bình của học kỳ gần nhất giữa sinh viên khoa Quản trị Kinh doanh với khoa Marketing Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng là bằng nhau với độ tin cậy 95%.

Kiểm định phương sai 2 tổng thể bằng nhau:

Kiểm định trung bình 2 tổng thể:

Vậy với mức ý nghĩa α=0.05; không có đủ bằng chứng để bác bỏ giả thuyết điểm trung bình của học kỳ gần nhất của sinh viên khoa Quản trị Kinh doanh và MarketingTrường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng là bằng nhau.

3.2.3 Kiểm định giả thuyết về trung bình 2 tổng thể mẫu cặp

*Kiểm định nhận định: điểm trung bình học kỳ gần nhất và điểm trung bình học kỳ liền trước kỳ gần nhất của sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng là bằng nhau với độ tin cậy 95%.

Kết quả

Thông qua sự hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn và những kỹ năng cơ bản để thực hiện một bài nghiên cứu thống kê, nhóm đã đáp ứng được các mục tiêu đề ra của đề tài nghiên cứu là “Khảo sát tình hình học tập của sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng” Qua đó, chúng ta có cái nhìn khác quan về tình hình học tập và những yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại học ĐàNẵng khóa 45K, 46, 47, 48 Kết quả này có thể sẽ là tiền đề để các bạn sinh viên tham khảo và dựa vào đó để điều chỉnh phương pháp học của mình và đạt được những kết quả tốt hơn.

Hạn chế

Giới hạn về thời gian, kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế nên nghiên cứu còn nhiều thiếu sót và phân tích còn hạn chế ở một số mặt.

Nghiên cứu có số mẫu nghiên cứu trung bình (102 sinh viên) nên kết quả đánh giá chưa có tính tin cậy và độ chính xác cao Kết quả chỉ mang tính tương đối.

Hướng phát triển

Nghiên cứu mẫu đa dạng hơn, mở rộng quy mô mẫu (500 sinh viên).

Nghiên cứu thêm các yếu tố tác động đến việc học.

Ngày đăng: 04/06/2024, 10:45

w