1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) đề tài tình hình thu hút khách du lịchquốc tế của việt nam giai đoạn 2010 – 2022

46 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tình Hình Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Của Việt Nam Giai Đoạn 2010 – 2022
Tác giả Lương Thị Phong Lan, Ngô Quỳnh Anh, Lâm Như Quỳnh, Tạ Quang Thái
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Quang Minh
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Thương Mại Dịch Vụ
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 5,23 MB

Nội dung

Xuấtphát từ các yếu tố nội tại như vấn đề cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực hay chất lượng sảnphẩm dịch vụ du lịch; đến yếu tố ngoại cảnh như tác động của đại dịch Covid 19, vấn đềmôi trườ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

HỌC PHẦN: THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ

ĐỀ TÀI:

TÌNH HÌNH THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2022

Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Quang Minh

Sinh viên thực hiện : Lương Thị Phong Lan - 2014120069

(0977369083) Ngô Quỳnh Anh - 2014120006 Lâm Như Quỳnh – 2014120121

Tạ Quang Thái – 2011120009

Hà Nội, tháng 07 năm 2023

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 06

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 6

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA VIỆT NAM 7

1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn 8

1.3 Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 9

1.3.1 Hệ thống giao thông vận tải 9

1.3.2 Cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch 9

CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 11

2.3.1 Cơ cấu khách đến theo khu vực 18

2.3.2 Cơ cấu khách đến theo quốc gia 19

CHƯƠNG 3 Tình hình phát triển du lịch trực tuyến - du lịch online ở Việt Nam 21

3.3.1 Tác động tích cực 24

3.3.2 Tác động tiêu cực 25

3.4.1 Gây dựng hệ sinh thái du lịch 26

3.4.2 Gắn kết với ứng dụng công nghệ thông tin 26

3.4.3 Đẩy mạnh mobile marketing trong ngành Du lịch 27

CHƯƠNG 4 TÁC ĐỘNG CỦA BỆNH DỊCH COVID-19 ĐẾN THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM VÀ XU HƯỚNG DU LỊCH QUỐC TẾ TRÊN THẾ GIỚI SAU BỆNH DỊCH 29

Trang 4

4.1.1 Giảm mạnh số lượng khách du lịch quốc tế 29

4.1.2 Giảm doanh thu ngành du lịch 31

4.1.3 Mất việc làm và khó khăn về thu nhập 33

4.2.1 Du lịch không chạm - Touchless tourism 35

4.2.2 Du lịch chăm sóc sức khỏe – Wellness Tourism 37

4.2.3 Làm việc kết hợp nghỉ dưỡng - Workcation 38

4.2.4 Du lịch nội địa và gần nhà 39

KẾT LUẬN 41

TÀI LIỆU THAM KHẢO 42

Trang 5

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

DANH MỤC BẢNG

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, không chỉ có đóng góp tíchcực và mà còn tác động tiêu cực đến nhiều mặt như tăng trưởng kinh tế và giải quyết việclàm, phát triển cơ sở hạ tầng, thúc đẩy hòa bình và giao lưu văn hóa của nước nhà Trongnhững năm qua, du lịch Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc, đặc biệt là trong việcthu hút khách du lịch quốc tế Từ một điểm đến mới nổi, Việt Nam đã trở thành một trongnhững quốc gia có tốc độ tăng trưởng du lịch cao nhất thế giới, với hàng loạt giải thưởng

và danh hiệu uy tín

Tuy nhiên, du lịch Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức và cơ hộitrong bối cảnh cạnh tranh gay gắt và biến đổi liên tục của ngành du lịch toàn cầu Xuấtphát từ các yếu tố nội tại như vấn đề cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực hay chất lượng sảnphẩm dịch vụ du lịch; đến yếu tố ngoại cảnh như tác động của đại dịch Covid 19, vấn đềmôi trường, cạnh tranh từ các điểm đến trong khu vực và trên thế giới

Để nắm bắt được xu hướng và nhu cầu của khách du lịch quốc tế, cũng như đánhgiá được hiệu quả và hướng phát triển của du lịch Việt Nam, chúng em quyết định thựchiện đề tài:

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng em sử dụng phương pháp thu thập thôngtin từ các website của các tổ chức uy tín như Cục du lịch quốc gia Việt Nam, WTO,Trademap, UNWTO, kết hợp với các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh dữ liệu,

sử dụng bảng/biểu đồ minh họa để đề tài nghiên cứu đảm bảo chính xác về mặt số liệu,thông tin cũng như thêm phần sinh động và hấp dẫn cho người đọc

Quá trình thực hiện đề tài không thể tránh khỏi những sai sót, chúng em rất mongnhận được ý kiến đóng góp từ thầy để đề tài của chúng em được hoàn thiện hơn Nhóm 06xin chân thành cảm ơn!

Trang 7

14

Tìm hiểu tình hình phát triển thương…

Thương

81

Nhóm 1 lớp TMA412 Tiểu luận TMDV…

-47

Trang 8

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA VIỆT NAM

1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên Việt Nam

Tài nguyên du lịch tự nhiên là những yếu tố thiên nhiên có thể được sử dụng đểphục vụ cho nhu cầu du lịch, như cảnh quan, khí hậu, địa hình, địa chất, sinh thái, biển,đảo, rừng, núi, hang động, th`ác nước, suối khoáng, hồ, sông Tài nguyên du lịch tựnhiên có vai trò quan trọng trong việc tạo nên sức hút và đặc trưng cho các điểm và khu

du lịch Nước ta là một quốc gia có tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú và đa dạng, vớinhiều loại hình du lịch tự nhiên khác nhau, được thể hiện qua các con số ấn tượng.Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km, với 125 bãi tắm biển đẹp và thuận lợi cho dulịch Một số bãi biển nổi tiếng có thể kể đến như Trà Cổ, Hạ Long, Đồ Sơn, Cát Bà, SầmSơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Lăng Cô, Đà Nẵng, Nha Trang, Cà Ná, Mũi Né, Vũng Tàu, HàTiên, Phú Quốc Trong đó, vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên được UNESCO côngnhận là Di sản Thiên nhiên thế giới hai lần vào các năm 1994 và 2000 Ngoài ra, ViệtNam còn có 3.000 đảo lớn nhỏ, trong đó có nhiều đảo đẹp và phù hợp cho du lịch nhưCôn Đảo, Phú Quốc, Lý Sơn, Cô Tô…

Việt Nam có 28 vườn quốc gia, 58 khu bảo tồn thiên nhiên, 9 khu sinh quyển và 6khu dự trữ sinh quyển được UNESCO công nhận Những khu bảo tồn này bảo vệ và giớithiệu cho du khách về sự đa dạng sinh học của Việt Nam, với hàng ngàn loài thực vật vàđộng vật quý hiếm Một số khu bảo tồn nổi tiếng có thể kể đến như Cát Tiên, CúcPhương, Ba Bể, Phong Nha - Kẻ Bàng…

Với hơn 5.000 hang động, nước ta sở hữu nhiều hang động lớn và đẹp được coi là

kỳ quan của thế giới Một số hang động nổi tiếng có thể kể đến như Sơn Đoòng (hangđộng lớn nhất thế giới), Thiên Đường (hang động dài nhất châu Á), Phong Nha (hangđộng sâu nhất châu Á), Tam Cốc - Bích Động (vịnh Hạ Long trên cạn)

Không thể không kể đến 2.360 con sông lớn nhỏ chảy dọc khắp dải đất hình chữ S,trong đó có 13 sông lớn có chiều dài trên 500 km Những con sông này không chỉ cungcấp nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt mà còn tạo ra những cảnh quan hữu tình vànhững hoạt động du lịch hấp dẫn Một số sông nổi tiếng có thể kể đến như sông Hồng,sông Mê Kông, sông Hương, sông Sài Gòn, sông Hàn…

Thương

Nhóm 4 - Các quy định điều chỉnh…

Thương

23

Trang 9

Bên cạnh đó là hơn 3.000 thác nước, trong đó có nhiều thác nước đẹp và nổi tiếngđược du khách yêu thích Một số thác nước nổi tiếng có thể kể đến như Bản Giốc (thácnước đẹp nhất Đông Nam Á), Đray Nur, Đray Sáp, Pongour, Thác Bờ, Thác Đambri

1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn

Tài nguyên du lịch nhân văn là những yếu tố văn hóa, lịch sử, xã hội do con ngườisáng tạo ra có thể được sử dụng để phục vụ cho nhu cầu du lịch, như di tích, lễ hội, làngnghề, nghệ thuật, văn học, tôn giáo Tài nguyên du lịch nhân văn có vai trò quan trọngtrong việc tạo nên sự đặc sắc và đa dạng cho các sản phẩm du lịch

Việt Nam có 8 di sản văn hóa thế giới, 12 di sản văn hóa phi vật thể thế giới và 2 disản tư liệu thế giới được UNESCO công nhận Những di sản này phản ánh sự phát triểncủa nền văn hóa Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, cũng như sự giao thoa và hòa nhập vớicác nền văn hóa khác Một số di sản nổi tiếng có thể kể đến như Hoàng thành ThăngLong, Hội An, Mỹ Sơn, Huế, Cố đô Huế, Quần đảo Trường Sa, Ca trù, Quan họ BắcNinh, Nhã nhạc cung đình Huế…

Tính tới thời điểm hiện nay, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Việt Nam đã côngnhận 7.966 di tích lịch sử - văn hóa - kiến trúc, hơn 7000 lễ hội và 1.748 làng nghề truyềnthống Những di tích này chứng tỏ những thành tựu của con người Việt Nam trong quátrình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cũng như sự sáng tạo của con người Việt Nam trongcác lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc, mỹ thuật Một số di tích nổi tiếng có thể kể đến nhưChùa Một Cột, Chùa Trấn Quốc, Lăng Bác Hồ, Lăng Khải Định, Đền Hùng…

Lễ hội là biểu hiện của tâm linh và phong tục tập quán của các dân tộc Việt Nam,cũng như là cơ hội để du khách tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải trí, giao lưu Một số lễ hội nổi tiếng có thể kể đến như Lễ hội Đền Hùng, Lễ hội Gióng, Lễ hội Lim, Lễhội Chọi trâu Đồ Sơn… Các làng nghề truyền thoóng là nơi bảo tồn và phát triển các nghềthủ công mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam Một số làng nghề nổi tiếng có thể kể đếnnhư làng gốm Bát Tràng, làng lụa Vạn Phúc, làng nón Chuông, làng đúc đồng Đại Bái…Yếu tố cuối cùng trong tài nguyên du lịch nhân văn là 54 dân tộc anh em vớinhững nét văn hóa riêng biệt và phong phú Những dân tộc này có những ngôn ngữ, tínngưỡng, phong tục, trang phục, ẩm thực, nghệ thuật khác nhau, tạo nên sự đa dạng và

Trang 10

hấp dẫn cho du lịch văn hóa Một số dân tộc nổi tiếng có thể kể đến như Kinh, Tày, Thái,Mường, H'Mông, Dao, Ê Đê

- Ninh Bình, cao tốc Nội Bài - Lào Cai, cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi

Từ lợi thế tài nguyên du lịch thiên nhiên biển, nhà nước ta đã đẩy mạnh đầu tư 125bến cảng biển và 1.600 bến cảng sông, trong đó có nhiều bến cảng phục vụ du lịch biển

và du lịch sông, như bến cảng Hạ Long, bến cảng Chân Mây, bến cảng Phú Mỹ.Bên cạnh đó, một số dự án điện mới được triển khai để phục vụ du lịch có thể kểđến như nhà máy điện mặt trời Phú Quốc, nhà máy điện gió Bạc Liêu Nhiều tuyến cáptreo và cáp bay cũng góp phần phục vụ du lịch núi và du lịch phiêu lưu, như cáp treoFansipan, cáp treo Bà Nà, cáp bay Đà Lạt

Cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch là những nơi cung cấp chỗ ở và các dịch vụliên quan cho khách du lịch, như khách sạn, nhà nghỉ, resort, homestay, khu du lịch sinhthái Cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sựthoải mái và hài lòng của khách du lịch, cũng như góp phần tạo ra doanh thu và thu hútđầu tư cho ngành du lịch

Theo Cục Du lịch Quốc Gia Việt Nam, tính đến cuối năm 2022, Việt Nam có30.000 cơ sở lưu trú với 650.000 phòng Trong đó, có 3.000 khách sạn với 150.000 phòngđược xếp hạng từ 1 sao đến 5 sao Một số khách sạn nổi tiếng có thể kể đến như Sofitel

Trang 11

Legend Metropole Hà Nội, InterContinental Danang Sun Peninsula Resort, JW MarriottPhu Quoc Emerald Bay Resort & Spa…

Homestay cũng là một loại hình cơ sở lưu trú mới và phổ biến trong du lịch ViệtNam, cho phép du khách trải nghiệm cuộc sống và văn hóa của người dân địa phương.Theo Hiệp hội Du lịch Việt Nam, tính đến cuối năm 2022, Việt Nam có 15.000 homestayvới 75.000 phòng Một số homestay nổi tiếng có thể kể đến như Mai Châu Ecolodge, PuLuong Retreat, Cô Tô Eco Lodge…

Một loại hình cư trú cap cấp và sang trọng cũng được khách du lịch ưa chuộngtrong du lịch Việt Nam là resort Theo Bộ Giao thông Vận tải, tính đến cuối năm 2022,Việt Nam có 500 resort với 50.000 phòng Resort cho phép du khách thưởng thức thiênnhiên và các dịch vụ tiện nghi Một số resort nổi tiếng có thể kể đến như Six Senses NinhVân Bay, The Nam Hai Hoi An, Amanoi Ninh Thuận

Trang 12

CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

2.1 Tình hình trăng trưởng số lượng khách du lịch quốc tế giai đoạn 2010 – 2022

Cuối năm 2010, du lịch Việt Nam đã đón vị khách quốc tế thứ 5 triệu Đây được coi là

sự kiện quan trọng, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của ngành du lịch, đồng thờikhẳng định sức hấp dẫn, vị thế của du lịch Việt Nam trên bản đồ du lịch khu vực và thếgiới Những năm sau đó, giai đoạn 2010 – 2022, ngành du lịch Việt Nam đã có nhữngbiến động đáng kể về lượng khách du lịch qua từng năm

3,860

157 3,661

Trang 13

kỉ Đây được coi là năm phát triển ấn tượng của Việt Nam và được xem là kỳ tích củangành Du lịch khi lần đầu tiên mức tăng về khách du lịch quốc tế đạt tới 2,91 triệu lượtkhách so với năm trước Các năm khác cũng có lượng tăng khá với lượng tăng tuyệt đốibình quân trong giai đoạn này là 2,026 triệu lượt khách/năm và tốc độ tăng trưởng bìnhquân đạt 17,4%.

Nguyên nhân chính khiến lượng khách quốc tế đến nước ta trong thời gian qua liêntục tăng cao là do gần đây nền kinh tế thế giới đã có nhiều khởi sắc, nhu cầu du lịch bắtđầu tăng trở lại Bên cạnh đó, công tác quảng bá, xúc tiến du lịch ra thế giới, đặc biệt làcác nước trong khu vực đã rất được chú trọng, bước đầu có hiệu quả Ngoài ra, Việt Namcòn thông qua những nghị quyết, cơ chế chính sách, vừa phát huy được nguồn lực, vừatháo gỡ những điểm nghẽn trong du lịch những năm trước đó, đặc biệt kể đến chính sáchnới lỏng visa cho khu vực Tây Âu, và áp dụng e-visa cho công dân 46 nước, việc miễnvisa và cấp visa điện tử tạo ấn tượng tốt cho khách, cho họ cảm giác được chào đón khiđến Việt Nam du lịch Hơn thế nữa, hạ tầng du lịch Việt Nam thời gian qua đã có bướcphát triển rõ rệt và đây cũng được các doanh nghiệp đánh giá là yếu tố thu hút khách.Ngoài ra còn có vai trò của ngành hàng không trong việc mở rộng các đường bay quốc tế,tạo điều kiện thuận lợi cho khách nước ngoài đến Việt Nam

Với những thành tựu kể trên, năm 2019, khi so sánh lượng khách du lịch du lịchquốc tế với các nước trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam hãnh diện đứng vị trí caochưa từng có trên bản đồ du lịch ASEAN

Trang 14

Đơn vị: Triệu lượt

Thái Lan Malaysia Singapore Việt Nam Indonesia Philippines Lào 0

Năm 2019 cũng là năm đánh dấu nhiều thành tựu của du lịch Việt Nam thể hiệnqua hàng loạt giải thưởng thế giới và khu vực Cụ thể, Việt Nam được vinh danh là Điểmđến di sản hàng đầu thế giới 2019 do World Travel Awards trao tặng và Điểm đến Golf tốtnhất thế giới 2019 do World Golf Awards trao tặng Cùng với đó là loạt giải thưởng tầm

Trang 15

khu vực, bao gồm: Điểm đến hàng đầu châu Á 2 năm liền 2018-2019; Điểm đến văn hóahàng đầu châu Á 2019; Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á 2019 Ngoài ra nhiều giảithưởng quốc tế danh giá cũng đã được trao cho các hãng hàng không, doanh nghiệp lữhành, khách sạn, resort, các công trình, điểm du lịch của Việt Nam.

Kết thúc giai đoạn tăng trưởng thần kì về lượng khách quốc tế, năm 2020, du lịchViệt Nam phải gánh chịu những tổn thất vô cùng nặng nề do ảnh hưởng của dịch Covid-

19 Sau nhiều năm liên tục đạt mức tăng ấn tượng, năm 2020 Việt Nam lần đầu tiên ghinhận sự sụt giảm mạnh về lượng khách du lịch quốc tế do ảnh hưởng của dịch Covid-19với số lượng khách quốc tế đến nước ta chỉ đạt 3,8 triệu lượt người, giảm 78,7% so vớinăm 2019 Đến năm 2021, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 157.300 lượt, giảm95,9% so với năm trước Tới năm 2022, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã có dấuhiệu khởi sắc, tang cao gấp 23,3 lần so với năm trước nhờ việc nước ta đã mở cửa đónkhách du lịch quốc tế, các đường bay quốc tế được khôi phục trở lại cùng rất nhiều nỗ lực

để phục hồi ngành dịch vụ Tuy nhiên, lượng khách đến vẫn giảm 79,7% so với năm

2019, năm chưa xảy ra dịch COVID-19

2.2 Doanh thu từ hoạt động du lịch quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2022

Theo thống kê của UNWTO, năm 2019, du lịch và lữ hành toàn cầu đã đóng góp10,4% vào GDP toàn cầu và hơn 330 triệu việc làm Điều này chứng tỏ du lịch quốc tế đãđóng góp công sức không nhỏ vào sự phát triển toàn diện của nền kinh tế chung Soichiếu yếu tố này vào nền kinh tế Việt Nam, trong giai đoạn 2010 – 2022, doanh thu từkhách du lịch quốc tế cũng đã có sự biến động theo thời gian tương ứng với số lượng dukhách đã đề cập ở phần trước

Trang 16

20100 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2

Theo biểu đồ, doanh thu từ khách du lịch quốc tế tại Việt Nam giai đoạn 2010

-2019 luôn tăng dần theo các năm, từ 4,5 tỷ USD năm 2010 tăng lên 11,8 tỷ USD năm

2019, tăng gấp 2,6 lần sau 8 năm Con số kỷ lục ấy cho thấy giai đoạn tăng trưởng nhanhchóng và bền vững của Việt Nam đối với ngành du lịch lữ hành nói chung Không nhữngvậy, tỷ lệ đóng góp trực tiếp của du lịch vào GDP cũng ngày càng tăng Năm 2015 đạt6,3%, năm 2016: 6,9%; năm 2017: 7,9%; năm 2018: 8,3% và năm 2019: 9,2%

Nguyên nhân của những con số tăng trưởng tích cực trong giai đoạn này là nhờnhững chính sách, nghị quyết mở cửa đón khách du lịch quốc tế cùng với sự nỗ lực khôngngừng từ các địa phương trọng điểm du lịch trong việc tuyên truyền, quảng bá hình ảnh

du lịch cho bạn bè năm châu Với những nỗ lực không ngừng nâng cao chất lượng, ViệtNam đã trở thành điểm đến hấp dẫn trên thế giới, được các tổ chức, báo chí quốc tế uy tín

Trang 17

tôn vinh bằng những giải thưởng danh giá tầm khu vực và thế giới Một nguyên nhân nữa

có thể kể đến là hệ thống cơ sở lưu trú du lịch cả nước được đầu tư ngày càng mạnh mẽ,năm 1990 mới có 350 cơ sở với 16.700 buồng thì đến hết năm 2019 cả nước đã có 30.000

cơ sở lưu trú du lịch với 650.000 buồng Như vậy, sau hơn 30 năm đổi mới và mở cửa hộinhập với nền kinh tế thế giới, hệ thống cơ sở lưu trú du lịch của ngành Du lịch Việt Nam

đã tăng 85 lần về số cơ sở và tăng 39 lần về số buồng

Đội ngũ doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế ngày càng lớn mạnh, năm 2019

cả nước có 2.667 doanh nghiệp, so với năm 1990 chỉ có 4 doanh nghiệp, năm 1996 có 76doanh nghiệp, năm 2005 có 428 doanh nghiệp Tính đến hết năm 2019, cả nước có 27.683hướng dẫn viên du lịch, trong đó có 17.825 hướng dẫn viên du lịch quốc tế, 9.134 hướngdẫn viên du lịch nội địa và 724 hướng dẫn viên du lịch tại điểm

Giai đoạn 2020 – 2021, đây là 2 năm khó khăn nhất của du lịch lữ hành toàn cầukhi cả thế giới lâm vào đại cảnh COVID-19 khiến doanh thu từ khách du lịch quốc tếgiảm đáy vào năm 2021, chỉ còn 0,1 tỷ USD Trong năm 2022, Việt Nam đã cố gắng đểcải thiện ngành du lịch nước nhà với con số tăng trưởng 3,8 tỷ USD, đây là kết quả đángmong đợi và là dấu hiệu tốt từ khách du lịch quốc tế trong những năm tới

Trang 18

20.3 11.8 16.9 9.8

tế trên GDP cao nhất trong 10 năm trước dịch, đứng thứ tư trong Đông Nam Á Nhữngnăm còn lại, Việt Nam thường nằm top 5 hoặc 6 Thái Lan có doanh thu từ khách quốc tếgấp hơn 5 lần Việt Nam, điều đó chứng tỏ để vươn lên top hai, ba trong khu vực và thậmchí là top đầu, du lịch Việt Nam cần phát huy triệt để hơn nữa các thế mạnh cũng nhưkhắc phục điểm yếu

Theo Báo cáo chỉ số năng lực phát triển du lịch toàn cầu năm 2021 của Diễn đànKinh tế Thế giới (WEF) phát hành hồi tháng 5/2022 xếp du lịch Việt Nam đứng thứ 52trên 117 nền kinh tế Nếu xét trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng sau bốn nướcSingapore (9), Indonesia (32), Thái Lan (36), Malaysia (38) WEF không xếp hạngMyanmar, Timo Leste và Brunei

Trang 19

2.3 Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam

Nguồn: Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam ( https://vietnamtourism.gov.vn/cat/1316 )

Theo biểu đồ, chúng ta nhận thấy lượng khách du lịch quốc tế của Việt Nam chiếmphần lớn vẫn là khu vực Đông Á với các quốc giá như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản

và Đài Loan, khu vực này trong giai đoạn 2015 – 2022 luôn giữ vững ở khoảng trên 60%

so với tổng lượng khách quốc tế đặt chân tới Việt Nam Các khu vực Châu Âu và Châu

Mỹ chiếm tỷ trọng ít hơn nhiều, ở khoảng 12-16% khách Châu Âu và dưới 10% kháchChâu Mỹ

Nguyên nhân chính dẫn tới sự chênh lệch rõ rệt về tỷ trọng lượng khách phân theokhu vực là đặc điểm khách du lịch quốc tế có sự khác biệt về văn hoá, truyền thống Cácquốc gia đóng góp lượng khách quốc tế lớn cho Việt Nam qua hàng năm như Trung Quốc

và Hàn Quốc đều là các quốc gia trong khu vực Châu Á, người dân có sự tương đồng vềlối sống, ẩm thực cũng như tôn giáo Các khu vực xa hơn như Châu Mỹ hay Châu Âu,ngoài cản trở về khoảng cách địa lý, thời gian di chuyển, du khách ở những khu vực này

có những hoạt động vui chơi phóng khoáng hơn mà các địa điểm du lịch tại Việt Nam lại

Trang 20

chủ yếu tập trung vào khai thác cảnh đẹp thiên nhiên, chưa phát triển nhiều về các địađiểm giải trí hướng tới khách ở các khu vực này.

Theo dữ liệu từ Tổng cục Thống kê, 10 thị trường khách quốc tế lớn nhất Việt Namhiện nay gồm: Hàn Quốc, Trung Quốc đại lục, Mỹ, đảo Đài Loan, Nhật Bản, Thái Lan,Malaysia, Campuchia, Australia, Ấn Độ Trong 5 tháng đầu năm, Việt Nam đón gần 4,6triệu lượt khách quốc tế, tăng 13 lần so cùng kỳ năm ngoái và bằng 63% so 2019 Trong

đó 10 thị trường khách lớn nhất đạt hơn 3,3 triệu lượt, chiếm 71% tổng lượng khách

Trang 21

tế, chính trị bất ổn ở châu Âu sau khi xảy ra chiến sự Nga - Ukraine vào năm 2022 ảnhhưởng lớn đến việc đi du lịch của tệp khách hàng này.

Trước dịch, Trung Quốc là thị trường đông khách số một tại Việt Nam khi chiếmkhoảng 30% tổng lượng khách Năm 2019, Việt Nam đón 18 triệu lượt khách trong đóTrung Quốc đóng góp 5,8 triệu lượt Sau dịch, Hàn Quốc vươn lên là thị trường khách lớnnhất với 1,3 triệu lượt, Trung Quốc đứng thứ hai Tuy nhiên, khi các thị trường khác trongtop 10 ghi nhận sự sụt giảm khách trong tháng 5, kể cả Hàn Quốc, trong khách TrungQuốc đang tăng trưởng

Về đặc điểm, Hàn Quốc, một trong những thị trường khách hàng quan trọng, có dukhách quan tâm đến văn hóa, lịch sử và ẩm thực Việt Nam Trung Quốc đại lục, một thịtrường lớn, có sự đa dạng với du khách quan tâm đến cảnh quan thiên nhiên, di sản vănhóa và trải nghiệm mua sắm Mỹ, thị trường khách quốc tế quan trọng khác, thường có dukhách tìm kiếm trải nghiệm phiêu lưu và khám phá

Đảo Đài Loan, Nhật Bản và Thái Lan, các thị trường gần kề, đều có du khách quantâm đến văn hóa, cảnh quan thiên nhiên và ẩm thực của Việt Nam Tuy nhiên, các đặcđiểm khách hàng có thể khác nhau, ví dụ như du khách Nhật Bản thích trải nghiệm yêntĩnh và tìm hiểu văn hóa địa phương, trong khi du khách Thái Lan thường du lịch theonhóm và tìm kiếm chuyến đi nhanh chóng và tiết kiệm

Malaysia và Campuchia, các quốc gia láng giềng, có du khách quan tâm đến cảnhquan thiên nhiên, di sản văn hóa và trải nghiệm mua sắm Du khách từ Australia tìm kiếmcảnh quan thiên nhiên độc đáo và hoạt động ngoài trời, trong khi du khách từ Ấn Độ quantâm đến văn hóa, tôn giáo và di sản lịch sử của Việt Nam

Tuy nhiên, cần nhớ rằng đặc điểm khách du lịch có thể có sự biến đổi và không phảitất cả các du khách từ cùng một quốc gia đều có những quan tâm và sở thích giống nhau.Việc hiểu rõ về đặc điểm của từng thị trường khách du lịch sẽ giúp các doanh nghiệp dulịch tạo ra các sản phẩm và trải nghiệm phù hợp để thu hút và phục vụ du khách một cáchtốt nhất từ mỗi quốc gia

Trang 22

CHƯƠNG 3 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRỰC TUYẾN - DU LỊCH ONLINE Ở VIỆT NAM

Việt Nam được nhận định là quốc gia có dân số đông và trẻ, lượng người và mức độ

sử dụng mạng trong ngày cao hàng đầu thế giới Do đó, hoàn toàn có thể khẳng định ViệtNam là môi trường lý tưởng để phát triển du lịch trực tuyến

3.1 Khái niệm du lịch trực tuyến

Du lịch trực tuyến hay du lịch điện tử trong tiếng Anh được gọi là Online tourismhay E-tourism Du lịch trực tuyến là việc sử dụng công nghệ số trong tất cả các qui trình

và chuỗi giá trị trong du lịch, bao gồm lữ hành, khách sạn và phục vụ ăn uống, vậnchuyển để các đơn vị, tổ chức du lịch phát huy tối đa hiệu suất và hiệu quả hoạt động Khái niệm về du lịch trực tuyến là một hình thái du lịch có tính tương tác mạnh mẽgiữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với khách hàng và khách hàng vớikhách hàng, dựa trên phạm vi kĩ thuật số và nền tảng công nghệ là trang web du lịch

3.2 Thực trạng hoạt động du lịch trực tuyến tại Việt Nam

Hiện nay, trong cơ cấu doanh thu của các khu nghỉ, khách sạn, kênh OTA (OnlineTravel Agent - đại lý bán vé đặt phòng khách sạn qua internet) chiếm tỷ lệ cao hơn mứcước tính 35 - 40% Xu hướng đặt phòng qua internet nói chung đã có sự tăng trưởng quatừng năm và đóng góp đáng kể vào doanh thu của các cơ sở lưu trú Khảo sát ngành Dịch

vụ khách sạn 2016 của Grant Thornton Việt Nam cho thấy, so với năm 2014, tỷ trọngdoanh thu từ hình thức đặt phòng trực tiếp (direct booking) cũng như từ các công ty lữhành, công ty điều hành tour đều giảm khoảng 5% Một phần của biên độ giảm này đượcchuyển sang cho kênh đặt phòng trực tuyến Riêng doanh thu từ đặt phòng trực tuyếnchiếm 21,9% (còn lại là thông qua các kênh khác) Sự dịch chuyển doanh thu sang kênhđặt phòng trực tuyến có thể trở nên rõ rệt hơn trong những năm tới

Nghiên cứu của Google và Temasek về nền kinh tế internet Đông Nam Á cũng chothấy, du lịch trực tuyến (online travel) đứng thứ 3 về tốc độ tăng trưởng và đóng gópdoanh thu Theo đó, tốc độ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) từ 2015 - 2025 đạt15%/năm, tỷ lệ này với thương mại điện tử là 32% và với quảng cáo trực tuyến là 18%.Cũng theo nghiên cứu này, thị trường du lịch trực tuyến của Việt Nam (cả đặt phòng

Trang 23

khách sạn và vé máy bay) đạt 2,2 tỷ USD vào năm 2015 (cao hơn Philippines với 1,1 tỷUSD) và dự báo sẽ cán mốc 9 tỷ USD vào năm 2025 Điều này cho thấy, dư địa để kênhOTA phát triển là khá lớn

Thống kê của Hiệp hội Thương mại Điện tử cho thấy, các thương hiệu dịch vụ dulịch toàn cầu như Agoda.com booking.com Traveloka.com, , đang chiếm thị trường ViệtNam với 80% thị phần Hiện tại, các OTA ngoại vẫn khai thác khá hiệu quả thị trường dulịch trực tuyến ở Việt Nam, điển hình như "gã khổng lồ" Expedia và các trang đặt phòngtrực thuộc Tập đoàn Priceline (agoda.com, booking.com) Thị trường còn có sự tham giacủa Tripadvisor, Airbnb Trong khi đó, mới có khoảng 10 công ty Việt Nam có kinhdoanh du lịch trực tuyến như ivivu.com (thuộc Thiên Minh Group), gotadi.com (liên kếtgiữa HG Travel và nguyên TGĐ Jestar Pacific Lương Hoài Nam) hay chudu24.com

(Công ty CP Dịch vụ Chu Du Hai Bon)

Đối với các khu resort, khách sạn tại các điểm đến du lịch nổi tiếng như Nha Trang,

Đà Nẵng, khách gia đình và khách lẻ chiếm phần lớn nên lệ khách do các OTA đưa đếnchiếm đến 60%, chủ yếu là thông qua các kênh đặt phòng trực tuyến của nước ngoài, nhưagoda hay booking.com, một phần do các trang này có hạ tầng kỹ thuật khá tốt, từ thanhtoán, kiểm tra tình trạng phòng, so sánh giá cho đến việc xem xét bình luận của người sửdụng dịch vụ trước đó Đây được xem là lợi thế cạnh tranh của các kênh đặt phòng trựctuyến ngoại so với kênh trong nước Trong khi đó các kênh OTA nội có giao diện khôngtiện lợi, không thân thiện với di động, liên kết thanh toán còn ít là những hạn chế khiến dukhách phàn nàn khi sử dụng dịch vụ Ngoài ra, các kênh online chưa hỗ trợ nhiều ngônngữ, chủ yếu tiếng Việt và tiếng Anh, trong khi hơn 50% khách quốc tế đến Việt Nam đến

từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc - những nước ít nói tiếng Anh

Hầu hết các công ty lữ hành Việt Nam hiện nay đều có website cho nhiều chức năngnhư bán tour du lịch, cung cấp tin công ty về như giới thiệu công ty và địa chỉ liên hệ.Viettravel là đơn vị điển hình tiên phong tại Việt Nam, công ty mở bán tour du lịch trựctuyến từ 10 năm trước Mạng bán tour Travel.com.vn dẫn đầu về số lượng cập, với 220ngàn visit/tháng Đây cũng là website có thời gian người xem lưu lại trang lâu vượt trội,với trung bình 10.45 phút/visit so với trung bình là 3.6 phút/visit Nguồn visit đến websitechủ yếu từ trang tìm kiếm (34.7%) và website khác referral (48.6%) Điều này cho thấy

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w