1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tóm tắt tiếng việt phát triển năng lực thích Ứng nghề nghiệp cho giáo viên mầm non Đáp Ứng yêu cầu Đổi mới giáo dục

25 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Năng Lực Thích Ứng Nghề Nghiệp Cho Giáo Viên Mầm Non Đáp Ứng Yêu Cầu Đổi Mới Giáo Dục
Tác giả Lê Thị Bích Ngọc
Người hướng dẫn PGS.TS Từ Đức Văn, TS. Nguyễn Nam Phương
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
Chuyên ngành Lý Luận Và Lịch Sử Giáo Dục
Thể loại luận án tiến sĩ giáo dục học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 173,95 KB

Nội dung

Đứng trước bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng và thay đổi của xã hội, cùng với yêu cầu đổimới giáo dục, giáo viên nói chung và giáo viên mầm non GVMN nói riêng cần có năng lực thíchứng

Trang 2

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

1 PGS.TS Từ Đức Văn

2 TS Nguyễn Nam Phương

Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Thuận

Viện KHGD Việt Nam

Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Thị Tình

Trường ĐHSP Hà Nội

Phản biện 3: PGS.TS Hà Thị Kim Linh

Trường ĐHSP - ĐH Thái Nguyên

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường

họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi giờ ngày tháng năm 2024

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:

Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nhân loại bước sang kỷ nguyên mới với nhiều biến đổi về khoa học, công nghệ, đặc biệt xu thếtoàn cầu hóa và hội nhập quốc tế Trong bối cảnh đó trí tuệ trở thành nguồn tài nguyên quý giá nhất,giáo dục và đào tạo luôn giữ vị trí ưu tiên hàng đầu trong sự phát triển của mỗi quốc gia Ngành Giáodục và Đào tạo (GD&ĐT) vì thế đảm nhận vai trò quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chođất nước Giáo dục trở thành yếu tố then chốt, là nhiệm vụ trọng tâm trong các chiến lược phát triển đấtnước của các quốc gia

Trong sự nghiệp GD&ĐT, nhà giáo đóng vai trò đặc biệt quan trọng, điều này được khẳng địnhtrong Điều 14, Luật giáo dục: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáodục” Chất lượng của đội ngũ nhà giáo có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của giáo dục và họ làlực lượng quyết định đến sự thành công của ngành giáo dục Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng “Về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứngyêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường Xã hội chủ nghĩa và hội nhậpquốc tế” cũng khẳng định “GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và củatoàn dân” Nghị quyết đề ra các nhiệm vụ, giải pháp, trong đó có giải pháp: “Phát triển đội ngũ nhàgiáo và cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&ĐT” (Ban Chấp hành Trung ương Đảng, 2013) Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tiếp tục khẳng định quan điểmxuyên suốt “GD&ĐT là quốc sách hàng đầu”, đồng thời đề chiến lược “Phát triển nguồn nhân lực,nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản

lý và các lĩnh vực then chốt trên cơ sở nâng cao, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, cơ bản vềchất lượng giáo dục, đào tạo gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ nhân tài ” Như vậy, pháttriển đội ngũ nhà giáo là nhiệm vụ cấp bách trong giai đoạn hiện nay (Ban Chấp hành Trung ươngĐảng, 2021)

Đứng trước bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng và thay đổi của xã hội, cùng với yêu cầu đổimới giáo dục, giáo viên nói chung và giáo viên mầm non (GVMN) nói riêng cần có năng lực thíchứng nghề nghiệp (NLTƯNN) để chủ động, sáng tạo, phát triển nghề nghiệp hiệu quả đáp ứng yêu cầucủa quá trình đổi mới giáo dục Nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng, NLTƯNN là năng lực quantrọng của thế kỷ XXI, đóng vai trò then chốt giúp một cá nhân phát triển sự nghiệp thành công, ứngphó tích cực với những thách thức trong công việc, đồng thời là yếu tố quyết định sự hài lòng và camkết gắn bó với nghề nghiệp

Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo với mục tiêu tạo nhằm tạo ra những chuyển biến mạnh

mẽ về chất lượng và hiệu quả giáo dục, đòi hỏi giáo viên phải không ngừng thay đổi và thích ứng,đồng thời đặt ra những yêu cầu thách thức mới trong hoạt động nghề nghiệp đối với giáo viên: Giáoviên phải tham gia vào việc học tập và bồi dưỡng chuyên môn do sự xuất hiện của nhiều nội dung,phương pháp mới; Giáo viên phải tìm tòi, nghiên cứu tư liệu, ứng dụng công nghệ để thực hiện cóhiệu quả chương trình giáo dục đổi mới; Giáo viên phải ứng phó với nhiều tình huống bất ngờ khó dựbáo trước trong thực tiễn giáo dục; Giáo viên phải tương tác có hiệu quả với đồng nghiệp, phụ huynh

và học sinh trong điều kiện chương trình thay đổi hoặc khi có sự thay đổi về vai trò; thay vì những nộidung chương trình giáo dục quen thuộc trong nhiều năm, đổi mới giáo dục đòi hỏi giáo viên phải thayđổi và điều chỉnh, phải tìm cách dung hòa giữa cái mới và cái cũ, nhất là giai đoạn đầu thực hiện.Tuy nhiên, trước thực tế của những thay đổi đó trong hoạt động nghề nghiệp đội ngũ GVMN đã

Trang 4

bộc lộ những hạn chế nhất định Nhận thức về những thay đổi trong Giáo dục mầm non (GDMN) vàtác động của quá trình đổi mới đối với công việc của GVMN chưa đồng đều, năng lực thích ứng củaGVMN trước các yêu cầu mới trong nghề nghiệp còn hạn chế, nhiều giáo viên gặp khó khăn trongviệc đáp ứng các yêu cầu chuyên môn mới “Tỉ lệ GVMN đạt chuẩn và trên chuẩn cao, nhưng nănglực chuyên môn chưa tương xứng với trình độ đào tạo, một bộ phận GVMN chậm đổi mới phươngpháp, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong hoạt động nuôi dưỡng,chăm sóc, giáo dục trẻ để đáp ứng yêu cầu thực hiện đổi mới trong GDMN” Năng lực thích ứng nghềnghiệp của GVMN còn nhiều hạn chế, hầu hết chưa có kĩ năng, thậm chí chưa sáng tỏ các mục tiêu,nội dung, cách thức phát triển NLTƯNN của bản thân, vì thế gặp rất nhiều khó khăn trong quá trìnhrèn luyện, một số giáo viên mầm non vẫn còn băn khoăn hoang mang với sự lựa chọn nghề nghiệpcủa bản thân Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT về đổi mới, phát triển GDMN đến năm 2030, tầm nhìnđến năm 2045 chỉ ra rằng, GVMN chiếm tỷ lệ cao nhất trong số giáo viên nghỉ việc những năm gầnđây Các nguyên nhân được lý giải là do khối lượng công việc nhiều, yêu cầu về năng lực nghề nghiệpngày càng cao, mức lương và chế độ đãi ngộ của Nhà nước chưa phù hợp dẫn đến áp lực công việclớn Thực tiễn trên đòi hỏi phải có các nghiên cứu cụ thể để đánh giá thực trạng, xây dựng được cácbiện pháp phát triển NLTƯNN cho GVMN đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Kết quả nghiên cứukhông chỉ góp phần làm phong phú thêm lý luận phát triển NLTƯNN cho GVMN mà còn giúp cácnhà quản lý giáo dục, GVMN lựa chọn và áp dụng các biện pháp hiệu quả nhằm phát triển NLTƯNNcho GVMN, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Xuất phát từ yêu cầu chiến lược của nền giáo dục hiện đại, từ thực tiễn giáo dục và vai trò đặc

biệt quan trọng của phát triển NLTƯNN cho GVMN, đề tài: "Phát triển năng lực thích ứng nghề

nghiệp cho giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục” được lựa chọn để nghiên cứu với

mong muốn tìm ra các biện pháp giúp GVMN thích ứng nghề nghiệp có hiệu quả đáp ứng yêu cầu đổimới giáo dục

2 Mục đích nghiên cứu

Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về phát triển NLTƯNN cho GVMN đáp ứng yêu cầu đổimới giáo dục, khảo sát thực trạng NLTƯNN của GVMN và phát triển NLTƯNN cho GVMN đáp ứngyêu cầu đổi mới giáo dục trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp phát triển NLTƯNN cho GVMN đápứng yêu cầu đổi mới giáo dục

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên mầm non

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Phát triển năng lực thích ứng nghề nghiệp cho giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mớigiáo dục

4 Giả thuyết khoa học

Trong bối cảnh đổi mới GDMN, phát triển NLTƯNN cho GVMN một nhiệm vụ quan trọng.Nếu làm sáng tỏ được cơ sở khoa học xác đáng về NLTƯNN và xây dựng được các biện pháp pháttriển NLTƯNN cho GVMN đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục thì NLTƯNN cho GVMN sẽ phát triểnmột cách bền vững Điều này giúp GVMN trở nên tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động nghềnghiệp, gắn bó với nghề, nâng cao hiệu quả công việc và góp phần cải thiện chất lượng giáo dục bậcmầm non

Trang 5

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về NLTƯNN, NLTƯNN của GVMN và phát triểnNLTƯNN cho GVMN đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

5.2 Đánh giá thực trạng phát triển NLTƯNN của GVMN và những vấn đề liên quan

5.3 Đề xuất các biện pháp phát triển NLTƯNN cho GVMN đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục5.4 Thực nghiệm các biện pháp phát triển NLTƯNN cho GVMN đáp ứng yêu cầu đổi mớigiáo dục

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

6.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu

Đổi mới giáo dục đã đặt ra những yêu cầu mới trong hoạt động nghề nghiệp của GVMN, đòi

hỏi người GVMN phải không ngừng thay đổi và thích ứng Vì vậy, phát triển NLTƯNN cho GVMNđáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục liên quan tới nhiều khía cạnh trong hoạt động nghề nghiệp củangười GVMN Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu, luận án chỉ tập trung nghiên cứu phát triển nănglực thích ứng với những thay đổi trong năng lực nghề nghiệp của GVMN đáp ứng yêu cầu đổi mớigiáo dục

6.2 Giới hạn về đối tượng khảo sát: Nghiên cứu trên đối tượng là GVMN ở các trường mầm

non công lập trên địa bàn các tỉnh Bắc Trung Bộ

6.3 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: Tại 6 tỉnh Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà

Tĩnh, Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế)

6.4 Giới hạn về thời gian nghiên cứu: Dữ liệu, số liệu sử dụng trong luận án được thu thập

trong giai đoạn 2022- 2024

7 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp luận: Luận án vận dụng các phương pháp luận bao gồm: Tiếp cận giá trị,

tiếp cận hoạt động, tiếp cận năng lực, tiếp cận phát triển, tiếp cận thực tiễn và tiếp cận liên ngành khoa học.

7.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu lí luận: Thu thập các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, phântích kết quả của các nghiên cứu đi trước, tổng hợp, khái quát hóa các thông tin thu thập được liênquan đến vấn đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở lí luận của luận án

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát sư phạm; phương pháp điều tra bằngphiếu hỏi, phương pháp phỏng vấn, phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động, phương phápchuyên gia, phương pháp thực nghiệm sư phạm

7.3 Phương pháp thống kê toán học

Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học: Sử dụng phần mềm SPSS 16 for Windows

là phần mềm máy tính chuyên ngành thống kê để xử lý số liệu thu thập được: phân tích số liệu theo tỉ

lệ %, tần số, điểm trung bình, phân tích tương quan, mức khác biệt ý nghĩa thông qua kiểm nghiệmchi trung bình để đảm bảo tính khoa học, khách quan và chính xác của dữ liệu thu thập được

8 Các luận điểm cần bảo vệ

8.1 Đổi mới GDMN tác động đến hoạt động nghề nghiệp của GVMN và đặt ra những yêu cầu mớitrong năng lực nghề nghiêp đòi hỏi GVMN phải thích ứng Năng lực này bao gồm các thành tố: Năng lựcnhận diện, phân tích những yêu cầu thay đổi trong năng lực nghề nghiệp của GVMN; Năng lực đánhgiá mức độ đáp ứng với những yêu cầu thay đổi trong năng lực nghề nghiệp của GVMN; Năng lựchành động để tạo ra sự thay đổi trong năng lực nghề nghiệp của GVMN nhằm đáp ứng yêu cầu đổi

Trang 6

mới giáo dục.

8.2 NLTƯNN của GVMN được phát triển thông qua hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng củaGVMN bằng một số biện pháp thích hợp được xây dựng theo hướng linh hoạt, phù hợp với tình hìnhthực tế ở trường mầm non và điều kiện công tác của GVMN, đồng thời tận dụng tối đa vốn hiểu biết

và kinh nghiệm của GVMN

8.3 Nghiên cứu, áp dụng các biện pháp phát triển NLTƯNN cho GVMN đáp ứng yêu cầu đổimới giáo dục được đề xuất trong luận án sẽ tạo ra sự thay đổi tích cực trong năng lực nghề nghiệp của

họ, góp phần nâng cao mức độ thich ứng nghề nghiệp của GVMN đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

9 Những điểm mới của luận án

9.1 Về lý luận

Luận án đã bổ sung lý luận NLTƯNN của GVMN, lý luận về phát triển NLTƯNN cho GVMNđáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển NLTƯNN cho GVMN đápứng yêu cầu đổi mới giáo dục và xây dựng công cụ đánh giá mức độ thích ứng nghề nghiệp củaGVMN đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

9.2 Về thực tiễn

Luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng phát triển NLTƯNN của GVMN đáp ứng yêu cầu đổimới giáo dục tại địa bàn nghiên cứu Trên cơ sở lý luận và thực trạng cũng như các căn cứ pháp lýliên quan, luận án đã xây dựng các biện pháp phát triển NLTƯNN cho GVMN đáp ứng yêu cầu đổimới giáo dục có tính cần thiết và khả thi trên địa bàn nghiên cứu

10 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận

án được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận về phát triển năng lực thích ứng nghề nghiệp cho giáo viên mầm nonđáp ứng yêu cầu cầu đổi mới giáo dục

Chương 2: Thực trạng phát triển năng lực thích ứng nghề nghiệp của giáo viên mầm non đápứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Chương 3: Biện pháp phát triển năng lực thích ứng nghề nghiệp cho giáo viên mầm non đápứng yêu cầu đổi mới giáo dục và thực nghiệm sư phạm

Trang 7

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THÍCH ỨNG NGHỀ NGHIỆP CHO GIÁO VIÊN MẦM NON ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các nghiên cứu về năng lực thích ứng nghề nghiệp

1.1.2 Các nghiên cứu về đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục của giáo viên mầm non

1.1.3 Các nghiên cứu về phát triển đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục cho giáo viên mầm nonđáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

1.1.4 Đánh giá các nghiên cứu đi trước và xác định nội dung nghiên cứu

Các nghiên cứu về NLTƯNN đã được các tác giả trên thế giới và Việt Nam quan tâm trênnhiều đối tượng: sinh viên, giáo viên các cấp và người lao động ở các lĩnh vực nghề nghiệp khácnhau Các nghiên cứu đều cho rằng thích ứng nghề nghiệp là vấn đề quan trọng giúp giáo viên nângcao nhận thức hiểu biết về nghề, những yêu cầu của nghề, hình thành và củng cố niềm tin, tình cảmvới nghề, sẵn sàng đương đầu với những khó khăn trong thực tế hoạt động nghề nghiệp nhiều biến đổikhó lường trước, từ đó phát triển các phẩm chất, năng lực để đáp ứng với các yêu cầu ngày càng caocủa nghề nghiệp Đặc biệt trong bối cảnh biến đổi xã hội của cách mạng công nghiệp 4.0 và yêu cầucủa đổi mới toàn diện Giáo dục và Đào tạo thì thích ứng nghề nghiệp lại càng quan trọng Do đó việcphát triển NLTƯNNcho giáo viên là rất cần thiết Tuy nhiên, trong nghiên cứu cũng như trong thựctiễn, các nghiên cứu NLTƯNN cho GVMN còn rất hạn chế, đặc biệt là nghiên cứu về phát triểnNLTƯNN cho GVMN đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục thì chưa được đề cập

Những vấn đề đặt ra cho luận án:

- Vận dụng thành tựu nghiên cứu lý luận về NLTƯNN và phát triển NLTƯNN vào việc làm rõcác khái niệm cơ bản như: NLTƯNN của GVMN, NLTƯNN của GVMN đáp ứng yêu cầu đổi mớigiáo dục Phân tích, làm rõ tác động của đổi mới giáo dục đến những thay đổi trong hoạt động nghềnghiệp của GVMN, từ đó xác định các cấu trúc và các thành phần trong cấu trúc NLTƯNN củaGVMN đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

- Thực tiễn phát triển NLTƯNN cho GVMN đã được đề cập trong một số ít các nghiên cứutrong và ngoài nước, tuy nhiên thực trạng các nội dung cụ thể trong phát triển NLTƯNN cho GVMNđáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục chưa được đánh giá cụ thể Do đó, luận án cần tập trung khảo sát,đánh giá để làm rõ thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân hạn chế, từ đó làm cơ sở đề xuất các biện pháp pháttriển NLTƯNN cho GVMN đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

- Đổi mới giáo dục đặt ra những yêu cầu mới trong năng lực nghề nghiệp cuả giáo viên mầmnon đòi hỏi cần có các biện pháp có tính khả thi trong phát triển NLTƯNN của giáo viên mầm nonđáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục giáo dục bởi đây là vấn đề then chốt giúp GVMN phát triển thànhcông sự nghiệp, ứng phó tích cực với những thách thức trong đổi mới giáo dục, đồng thời là yếu tốquyết định sự hài lòng với công việc và ảnh hưởng lớn đến quyết định gắn bó với công việc củaGVMN

1.2 Các khái niệm cơ bản

1.2.1 Năng lực thích ứng nghề nghiệp

1.2.1.1 Năng lực

Năng lực là kết quả của quá trình rèn luyện của cá nhân, thể hiện ở những kiến thức, kĩ năng

và thái độ phù hợp để cá nhân có thể tham gia hiệu quả vào một lĩnh vực hoạt động nhất định.

1.2.1.2 Năng lực thích ứng

Trang 8

Năng lực thích ứng là việc cá nhân tích cực, chủ động thay đổi nhận thức, thái độ, hành động

về để đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của một lĩnh vực hoạt động trong các điều kiện cụ thể.

1.2.1.3 Năng lực thích ứng nghề nghiệp

Năng lực thích ứng nghề nghiệp là việc cá nhân tích cực, chủ động thay đổi nhận thức, thái độ, hành động để đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp trong các điều kiện và bối cảnh cụ thể.

1.2.2 Năng lực thích ứng nghề nghiệp của giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Năng lực thích ứng nghề nghiệp của giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục là tổ hợp năng lực nhận thức về những thay đổi trong hoạt động nghề nghiệp, năng lực đánh giá mức độ đáp ứng với những yêu cầu thay đổi trong hoạt động nghề nghiệp và năng lực hành động để tạo ra những thay đổi cho phép cá nhân đáp ứng ngày càng cao những yêu cầu của nghề nghiệp trong trong thực tiễn đổi mới giáo dục.

1.2.3 Phát triển năng lực thích ứng nghề nghiệp của giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Phát triển NLTƯNN cho GVMN đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục là quá trình nâng cao mức

độ nhận thức, phát triển khả năng đánh giá và rèn luyện kỹ năng hành động nhằm tạo ra những thay đổi trong năng lực nghề nghiệp cho GVMN Quá trình này giúp GVMN đáp ứng hiệu quả với các yêu cầu nghề nghiệp trong thực tiễn đổi mới giáo dục

1.3 Lý luận về năng lực thích ứng nghề nghiệp của giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

1.3.1 Đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của giáo viên mầm non

Giáo viên mầm non là các giáo viên đang làm việc tại các cơ sở GDMN, thực hiện nhiệm vụnuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ dưới 6 tuổi

Lao động sư phạm của GVMN rất đa dạng, đó là sự kết hợp một cách khoa học và rất linh hoạtcủa nghề giáo, nghề bác sĩ, nghệ sĩ và nhà tâm lí lứa tuổi mầm non bởi họ không chỉ thực hiện nhiệm

vụ giáo dục trẻ mà còn chăm sóc, nuôi dưỡng, đảm bảo sự an toàn về thể chất và sự phát triển tâm lýcho trẻ Không gian lao động sư phạm của GVMN rộng rãi, không chỉ bó hẹp ở trong trường mầmnon mà còn cả môi trường giáo dục ở gia đình trẻ và xã hội Thời gian làm việc của GVMN gắn liềnvới việc thực hiện tất cả các hoạt động theo chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ mầm non, từ đón trẻđầu giờ sáng tới trả trẻ vào cuối giờ chiều Ngoài ra, để đảm bảo thực hiện có hiệu quả các hoạt độngnghề nghiệp, GVMN còn thường xuyên thực hiện các hoạt động phát triển chuyên môn và hỗ trợđồng nghiệp, tham gia các hoạt động của các hoạt động của các tổ chức chính trị, xã hội và các hoạtđộng phong trào và chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục mầm non theo quy định

1.3.2 Đổi mới giáo dục mầm non và những yêu cầu mới trong năng lực nghề nghiệp của giáo viên mầm non

Những năm gần đây, giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng diễn ra trong bối cảnhthế giới và khu vực có nhiều diễn biến mới, phức tạp, nhiều thách thức gay gắt, nặng nề hơn so với dựbáo Bên cạnh đó, đổi mới giáo dục và bối cảnh xã hội đã đặt ra những yêu cầu mới trong năng lực

nghề nghiệp của giáo viên mầm non, đòi hỏi giáo viên phải không ngừng thay đổi và thích ứng.

(1) Trình độ đào tạo, học tập, bồi dưỡng và phát triển chuyên môn của giáo viên mầm non;(2) Phát triển chương trình giáo dục mầm non;

(3) Nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ em;

(4) Giáo dục phát triển toàn diện trẻ em;

Trang 9

(5) Quan sát và đánh giá sự phát triển của trẻ;

(6) Quản lý nhóm, lớp;

(7) Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện;

(8) Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường;

(9) Phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng để nâng cao;

(10) Phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng để bảo vệ quyền trẻ em;(11) Sử dụng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) hoặc tiếng dân tộc của trẻ em;

(12) Ứng dụng công nghệ thông tin;

(13) Thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.Trong bối cảnh hiện nay, giáo viên mầm non cần có thêm các năng lực dự đoán về đối tượnggiáo dục, năng lực đáp ứng nhu cầu phát triển của đối tượng giáo dục, năng lực kiểm tra, đánh giá vàcác năng lực chuyên biệt khác để chủ động thích ứng với đổi mới giáo dục và sự biển đổi khó lườngtrước của xã hội

1.3.3 Cấu trúc năng lực thích ứng nghề nghiệp của giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Đổi mới giáo dục nói chung, GDMN nói riêng đặt ra những yêu cầu mới trong năng lực nghềnghiệp đòi hỏi GVMN phải thích ứng GVMN muốn làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mớigiáo dục gắn với bối cảnh biến đổi liên tục của xã hội cần phải có khả năng, nhận diện, phân tíchnhững yêu cầu thay đổi trong năng lực nghề nghiệp, từ đó đánh giá mức độ đáp ứng của bản thân vớicác yêu cầu mới trong năng lực nghề nghiệp và hành động để thích ứng với sự thay đổi trong năng lực

nghề nghiệp Theo đó, cấu trúc NLTƯNN của GVMN đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục:

Bảng 1.1 Cấu trúc NLTƯNN của GVMN

Năng lực hành động để tạo ra những thay đổi trong năng lực nghề nghiệp của GVMN nhằm đáp ứng yêu cầu mới giáo dục

Trang 10

Phát triển NLTƯNN cho GVMN đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phải dựa trên những cơ sởkhoa học nhất định bao gồm: Cơ sở triết học, cơ sở tâm lý học và cơ sở lý luận giáo dục hướngnghiệp

1.4.2 Mục tiêu phát triển năng lực thích ứng nghề nghiệp cho giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Phát triển NLTƯNN cho GVMN cần hướng nâng cao nhận thức về sự thay đổi và những yêu cầumới trong năng lực nghề nghiệp, giúp GVMN hiểu rõ những thách thức, yêu cầu mới trong công việc,bao gồm sự thay đổi của trẻ, sự thay đổi trong chương trình giáo dục, sự tác động từ công nghệ và cácphương pháp dạy học hiện đại Các mục tiêu cụ thể gồm:

- Trang bị cho GVMN hệ thống kiến thức về những đổi mới trong giáo dục mầm non;

- Duy trì và phát triển các năng lực nghề nghiệp để ứng phó linh hoạt và sáng tạo trước cácyêu cầu thay đổi trong năng lực nghề nghiệp;

- Hình thành và phát triển các năng lực nghề nghiệp mới theo yêu cầu đổi mới giáo dục;

- Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;

- Phát triển các kỹ năng bổ trợ cho hoạt động nghề nghiệp cho GVMN (KN nhận diện, điềuchỉnh bản thân; KN giải quyết xung đột; KN giao tiếp, ứng xử; KN tự học, tự nghiên cứu….) để thíchứng nghề nghiệp hiệu quả;

- Có thái độ thoải mái, tự tin và giám đương đầu với khó khăn trong những thay đổi của hoạtđộng nghề nghiệp, hài lòng và gắn bó với nghề nghiệp

1.4.3 Nội dung phát triển năng lực thích ứng nghề nghiệp cho giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Dựa vào cấu trúc năng lực thích ứng và những biểu hiện NLTƯNN của GVMN trước yêu cầuđổi mới giáo dục đã được trình bày ở trên, luận án xác định nội dung phát triển NLTƯNN cho GVMNđáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục gồm:

a) Phát triển năng lực thích ứng với các yêu cầu trình độ đào tạo, yêu cầu về học tập, bồi dưỡng

và phát triển chuyên môn của GVMN đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục;

b) Phát triển năng lực thích ứng với việc xây dựng kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ em theohướng phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục;

c) Phát triển năng lực thích ứng với hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ em đápứng yêu cầu đổi mới giáo dục;

d) Phát triển năng lực thích ứng với giáo dục phát triển toàn diện trẻ em đáp ứng yêu cầu đổimới giáo dục;

e) Phát triển năng lực thích ứng với việc sử dụng các phương pháp, hình thức đánh giá sự pháttriển của trẻ em đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục;

f) Phát triển năng lực thích ứng với việc quản lý lớp theo đúng quy định và phù hợp với điềukiện thực tiễn đổi mới giáo dục;

g) Phát triển năng lực thích ứng với việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh vàthân thiện đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục;

h) Phát triển năng lực thích ứng với việc thưc hiện quyền dân chủ trong nhà trường đáp ứng yêucầu đổi mới giáo dục;

i) Các nội dung phát triển năng lực phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộngđồng để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong bối cảnh mới;

Trang 11

k) Phát triển năng lực thích ứng với việc phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em vàcộng đồng để bảo vệ quyền trẻ em đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục;

l) Phát triển năng lực thích ứng với việc sử dụng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) hoặc tiếng dântộc của trẻ em cho GVMN đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục;

m) Phát triển năng lực thích ứng với ứng dụng CNTT trong GDMN đáp ứng yêu cầu đổi mớigiáo dục;

n) Phát triển năng lực thích ứng với việc áp dụng yếu tố nghệ thuật trong hoạt động nuôidưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

1.4.4 Cách thức phát triển năng lực thích ứng nghề nghiệp cho giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Căn cứ vào đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của GVMN, lý luận về bồi dưỡng giáo viên, luận ánxác định các cách thức phát triển NLTƯNN cho GVMN như sau:

a) Cá nhân giáo viên mầm non tự học, tự cập nhật thông tin và phát triển NLTƯNN của bản thân;b) Tham gia các khóa bồi dưỡng trực tuyến;

c) Mời báo cáo viên thực hiện bồi dưỡng;

d) Tham gia các khóa học tập trung;

e) Tích hợp vào hoạt động bồi dưỡng chuẩn hoá;

f) Tham gia bồi dưỡng thường xuyên;

g) Thực hiện sinh hoạt chuyên môn, hỗ trợ đồng nghiệp;

h) Tham gia các khóa bồi dưỡng theo chuyên đề

1.4.5 Các lực lượng phát triển năng lực thích ứng nghề nghiệp cho giáo viên mầm non đáp ứng

yêu cầu đổi mới giáo dục

a) Cán bộ quản lý các cấp bao gồm cấp Bộ, Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo và cấp trường - đâychính là lực lượng “thiết kế” và “điều khiển” quá trình phát triển vận hành theo đúng kế hoạch để đạtmục tiêu đề ra;

b) Các chuyên gia, giảng viên là lực lượng chính, truyền đạt và cập nhật các kiến thức, kỹ năngquan trọng cho giáo viên;

c) Giáo viên cốt cán, là những người có kinh nghiệm, có năng lực chuyên môn được lựa chọntrong tập thể sư phạm ở các cơ sở giáo dục mầm non, là lực lượng tham gia phát triển NLTƯNN choGVMN ở cơ sở giáo dục của mình;

d) Giáo viên mầm nom: Ngoài việc được chuyên gia, giảng viên truyền đạt, hướng dẫn các kiếnthức, kỹ năng cơ bản, đội ngũ giáo viên cần phải học tập dưới các hình thức đa dạng khác nhau, cũngnhư tự học, tự bồi dưỡng nhằm đáp ứng mục tiêu đề ra;

1.4.6 Điều kiện phát triển năng lực thích ứng nghề nghiệp cho giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầuđổi mới giáo dục

a) Tài liệu phục vụ phát triển NLTƯNN cho giáo viên mầm non;

b) Cơ sở vật chất (phòng học, phòng chức năng, trang thiết bị, thư viện, );

c) Nguồn lực tài chính phục vụ công tác phát triển NLTƯNN cho giáo viên mầm non;

d) Đội ngũ báo cáo viên tham gia phát triển NLTƯNN cho giáo viên mầm non;

e) Sự lãnh chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo, phòng Giáo dục và Đào tạo, và cán bộ quản lýnhà trường

Trang 12

1.4.7 Kiểm tra đánh giá phát triển năng lực thích ứng nghề nghiệp cho giáo viên mầm non đápứng yêu cầu đổi mới giáo dục

a) Đánh giá kết quả qua quá trình tham gia phát triển NLTƯNN cho giáo viên mầm non;

b) Kiểm tra mức độ tích cực của GVMN trong hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng qua sinhhoạt chuyên môn và hoạt động hỗ trợ đồng nghiệp để phát triển NLTƯNN;

c) Sử dụng nhiều hình thức đánh giá kết quả phát triển NLTƯNN cho GVMN qua bài kiểm traviết tự luận, bài thu hoạch, báo cáo chuyên đề, trả lời câu hỏi;

d) Đánh giá kết quả phát triển NLTƯNN cho GVMN thông qua lấy ý kiến phản hồi từ người học

về hoạt động bồi dưỡng thường xuyên;

e) Đánh giá kết quả phát triển NLTƯNN cho GVMN thông qua kết quả hoạt động thực tiễn

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực thích ứng nghề nghiệp cho giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

1.5.1 Bối cảnh hội nhập, xu thế phát triển của thời đại và những yêu cầu đổi mới GDMN

Các yếu tố thuộc về bối cảnh hội nhập và xu thế đổi mới giáo dục hiện nay:

(1) Bối cảnh hội nhập quốc tế;

(2) Bối cảnh đổi mới kinh tế xã hội - kinh tế thị trường;

(3) Sự bùng nổ kinh tế tri thức và phát triển của khoa học công nghệ trong giai đoạn hiện nay(4) Sự áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, phương tiện hiện đại vào dạy học và quản lý dạyhọc, quản lý nhà trường, quản lý nhân sự;

(5) Bối cảnh đổi mới toàn diện Giáo dục và Đào tạo

1.5 2 Cơ chế chính sách của Nhà nước, của Ngành Giáo dục và Đào tạo cho giáo viên mầm non(1) Chế độ chính sách của nhà nước về tuyển dụng, sử dụng, môi trường làm việc và cơ hộiphát triển nghề nghiệp của GVMN;

(2) Chính sách đãi ngộ đối với GVMN, người làm việc trực tiếp với trẻ hàng ngày với nhiều

áp lực công việc;

(3) Lương và phụ cấp đối với GVMN (phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên );

(4) Chế độ chính sách của Nhà nước về chuyên môn đối với GVMN (học tập, bồi dưỡngchuyên môn );

(5) Chế độ chính sách của Nhà nước về khen thưởng, động viên đối với GVMN

1.5.3 Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và điều kiện cơ sở vật chất, môitrường sư phạm của trường mầm non

(1) Không khí đổi mới giáo dục của tập thể sư phạm nhà trường;

(2) Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường;

(3) Môi trường tâm lý làm việc của giáo viên trong nhà trường;

(4) Sự phối kết hợp của nhà trường với gia đình và cộng đồng xã hội trong dạy học, giáo dục;(5) Môi trường văn hóa, phong tục tập quán, chính trị, kinh tế của địa phương

1.5.4 Các yếu tố thuộc về các nhà quản lý giáo dục các cấp

(1) Nhận thức của CBQL các cấp về tầm quan trọng của phát triển NLTƯNN cho GVMN;(2) Năng lực quản lý của các nhà quản lý các cấp trong tổ chức phát triển NLTƯNN cho GVMN;(3) Định hướng của CBQL các cấp trong phát triển triển NLTƯNN cho GVMN;

(4) Mối quan hệ, tầm ảnh hưởng của các cấp quản lý với các lực lượng khác trong xã hội

1.5.5 Các yếu tố thuộc về giáo viên mầm non

(1) Mức độ đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, năng lực nghề nghiệp của giáo viên;

(2) Trình độ nhận thức, năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng hiện đại vào dạy học;

(3) Năng động, thích nghi, tích cực thay đổi và sáng tạo;

Ngày đăng: 30/12/2024, 14:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Cấu trúc NLTƯNN của GVMN - Tóm tắt tiếng việt phát triển năng lực thích Ứng nghề nghiệp cho giáo viên mầm non Đáp Ứng yêu cầu Đổi mới giáo dục
Bảng 1.1. Cấu trúc NLTƯNN của GVMN (Trang 9)
Bảng 2.1: Tổng hợp thực trạng phát triển năng lực thích ứng nghề nghiệp cho giáo viên mầm non đáp - Tóm tắt tiếng việt phát triển năng lực thích Ứng nghề nghiệp cho giáo viên mầm non Đáp Ứng yêu cầu Đổi mới giáo dục
Bảng 2.1 Tổng hợp thực trạng phát triển năng lực thích ứng nghề nghiệp cho giáo viên mầm non đáp (Trang 14)
Bảng 2.2. Tổng hợp thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến phát triển năng lực thích ứng - Tóm tắt tiếng việt phát triển năng lực thích Ứng nghề nghiệp cho giáo viên mầm non Đáp Ứng yêu cầu Đổi mới giáo dục
Bảng 2.2. Tổng hợp thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến phát triển năng lực thích ứng (Trang 15)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w