Khái niệm, cấu trúc và mục đích của cảm thụ nghệ thuật a, Khái niệm cảm thụ Là ấn tượng của chủ thể về sự vật hiện tượng khi nó tác động vào các giác quan của con người nhằm khám phá,
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TW
KHOA GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN TÂM LÝ HỌC NGHỆ THUẬT
Đề tài: Cảm thụ nghệ thuật, biện pháp phát triển năng lực cảm thụ
nghệ thuật cho học sinh
Họ và Tên: Đoàn Thị Hường
Mã SV: 2152210070 Lớp học phần:06 Khoa/ Lớp: Sư Phạm Âm Nhạc/K16B Học buổi: Chiều T3 Ca 1
Số ĐT: 0332841036 Thời gian nộp: 9/05/2024
Trang 2Hà Nội , ngày 9 tháng 05 năm 2024
Tên đề tài
Đề 5: Cảm thụ nghệ thuật, biện pháp phát triển năng lực cảm thụ
nghệ thuật cho học sinh
Trang 3Mục lục
Chương 1: Cơ sở lý luận về cảm thụ nghệ thuật và biện pháp phát triể năng lực nghệ thuật cho học sinh(Tr 2-Tr 8)
1.1 Khái niệm, điều kiện của cảm thụ nghệ thuật
1.1.1 Khái niệm, cấu trúc và mục đích của cảm thụ nghệ thuật
1.1.2 Điều kiện của cảm thụ nghệ thuật
1.2 Các dạng cảm thụ nghệ thuật
1.2.1 Cảm thụ nghệ thuật trực tiếp (Người sáng tạo nghệ thuật)
1,2.2 Cảm thụ nghệ thuật gián tiếp (Người thụ hưởng nghệ thuật)
1.3 Biện pháp phát triển năng lực cảm thụ tác phẩm nghệ thuật cho học sinh.
1.3.1 Chuẩn bị tiều đề cho quá trình cảm thụ nghệ thuật
1.3.2 Kỹ năng phát hiện ra giá trị độc đáo trong tác phẩm nghệ
1.3.3 Bồi dưỡng tri thức thẩm mỹ, rung cảm thẩm mỹ và lý tưởng thẩm mỹ cho học sinh
2 Chương 2: Cơ sở thực tiễn về cảm thụ nghệ thuật và biện pháp phát triể năng lực nghệ thuật cho học sinh(Tr 8- Tr20)
2.1 Lựa chọn 1 số tác phẩm nghệ thuật và chỉ ra các bước để cảm thụ được tác phẩm nghệ thuật đó
2.2 Lựa chọn 1 số tác phẩm nghệ thuật trong chương trình phổ thông và chỉ racác bước giúp học sinh cảm thụ được tác phẩm đó
Trang 4A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nghệ thuật chính là chiếc cầu nối giúp con người đi đến thế giới của cái đẹp, của tình yêu và lòng nhân hậu Giáo dục thẩm mỹ là một trong những mục tiêu quan trọng, thể hiện quan điểm giáo dục toàn diện của Đảng và Nhà nước và Quốc hội Trong các nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT nêu rõ: “Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ” Vì vậy, việc đưa cảm thụ nghệ thuật vào chương trình học của học sinh là rất cần thiết Cảm thụ nghệ thuật chính là hình thức truyền cảm hứng sáng tạo cho học sinh và giúp học sinh có những góc nhìn mới mẻ, thú vị về thế giới đa màu sắc và có sự hiểu biết về nghề thuật, từ đó sinh viên được mở rộng tư duy và định hướng phát triển nhân cách toàn diện Ðã có không ít các nghiên cứu khoa học chứng minh những ích lợi khi mang trẻ đến với nghệ thuật Các nhà giáo dục cho rằng, văn chương - nghệ thuật không chỉ kiến tạo cho học sinh một nền tảng về hệ mỹ học với khả năng cảm thụ và trân trọng những cái đẹp vật thể và tinh thần, mà sẽ giúp trẻ phát triển sự tự tin, trí tuệ và sáng tạo Đồng thời, cảm thụ nghệ thuật sẽ giúp học sinh phát triển kỹ năng xã hội và kỹ năng giao tiếp, khả năng tự diễn đạt về con người và tính cách của bản thân khi được tham gia các hoạt động trong cộng đồng Thông qua đó,tạo cho học sinh những phẩm chất tốt, tích cực trong việc mở rộng các mối quan hệ, biết cảm thông với mọi người xung quanh góp phần giáo dục tình cảm, đạo đức, lý tưởng sống… và phát triển nhân cách toàn diện
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
* Phân tích khái niệm về cảm thụ, cảm thụ nghệ thuật
* Phân tích ví dụ về cảm thụ nghệ thuật
* Chỉ ra những biện pháp phát triển năng lực cảm thụ nghệ
thuật cho học sinh
* Lấy dẫn chứng bằng hình ảnh và phân tích ví dụ cụ thể
3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
Phương pháp hệ thống hóa lý thuyết
Phương pháp cụ thể hóa lý thuyết
Trang 5 Phương pháp giả thuyết
Phương pháp chứng minh
1 B.NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý luận về cảm thụ nghệ thuật và biện pháp phát triển năng lực nghệ thuật cho học sinh.
1.1 Khái niệm, điều kiện của cảm thụ nghệ thuật
1.1.1 Khái niệm, cấu trúc và mục đích của cảm thụ nghệ thuật
a, Khái niệm cảm thụ
Là ấn tượng của chủ thể về sự vật hiện tượng khi nó tác động vào các giác quan của con người nhằm khám phá, chiếm lĩnh bản chất thẩm mỹ của đối tượng
Cảm thụ là quá trình giác quan tiếp nhận sự kích thích của sự vật bên ngoài,
là ấn tượng do một sự vật nào đó dấy lên những tác động vào giác quan
chúng ta Khi các hình ảnh tâm lý được tạo nên từ các cảm giác bên trong và
ở các rung cảm thông thường này của bất kỳ một cá nhân nào để nhận biết
được các giá trị tinh tế trong tác phẩm nghệ thuật
Cảm thụ thực chất là quá trình nghệ sĩ tiếp nhận sự tác động của thế giới hiện thực một cách nhạy cảm và tinh tế nhất, đây chính là giai đoạn chuẩn bị chất liệu cho hoạt động sáng tạo nghệ thuật
b,Khái niệm cảm thụ nghệ thuật
Cảm thụ nghệ thuật là sự cảm nhận cái đẹp khách quan tạo hòa với cái đẹpchủ quan gây nên cảm xúc thẩm mỹ mãnh liệt làm nảy sinh nhu cầu biểu đạt cái đẹp
=> Cảm thụ nghệ thuật chính là hình thức truyền cảm hứng sáng tạo cho học sinh và giúp trẻ có những góc nhìn mới mẻ, thú vị về thế giới đa màu sắc và
có sự hiểu biết về nghề thuật, từ đó học sinh được mở rộng tư duy và định hướng phát triển nhân cách toàn diện
c, Cấu trúc của cảm thụ nghệ thuật: là sự đan xen phức tạp các yếu tố; tri giác; xúc cảm; lí giải; liên tưởng, tưởng tượng
d, Mục đích của cảm thụ nghệ thuật: Cảm nhận, phát hiện, khám phá, và chiếm lĩnh bản chất thẩm mỹ của tác phẩm nghệ thuật nhằm bồi dưỡng mĩ cảm phong phú, tinh tế cho độc giả
1.1.2 Điều kiện của cảm thụ nghệ thuật
• Phải có xúc cảm suy ngẫm tưởng tượng, thực sự gần gũi, “nhập thân” vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm nghệ thuật vì nói đến cảm thụ nghệ thuật trước hết là nói đến tác phẩm nghệ thuật và nghệ thuật chính là tiếng nói của
Trang 6cảm xúc những xúc cảm cùng với suy ngẫm tưởng tượng và để tạo ra một tác phẩm hay để lại ấn tượng khó quên trong lòng khán giả yêu nghệ thuật thì người nghệ sĩ phải thực sự hòa mình vào thế giới của nhân vật trong tác phẩmnghệ thuật một cách sâu sắc
• Cảm nhận được những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc tế nhị và đẹp đẽ nhất của văn học thể hiện trong tác phẩm hay một bộ phận của tác phẩm
2
Ví dụ như trong Truyện Kiều của Nguyễn Du giá trị nội dung của truyện đượcthể hiện qua giá trị hiện thực và nhân đạo Giá trị hiện thực của tác phẩm là phản ánh hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của giai cấp thống trị Sức mạnh của đồng tiền và số phận những con người bị áp bức, nạn nhân của đồng tiền, đặc biệt là người phụ nữ Phơi bày hiện thực xã hội phong kiến bất công.Phản ánh nỗi khổ đau, bất hạnh của con người, đặc biệt là người phụ
nữ
•Phương thức chiếm lĩnh đối tượng chủ yếu là bằng tình cảm, những xúc độngmang tính trực quan, trực cảm những liên tưởng suy luận Cũng giống như người nhạc sĩ khi sáng tác một ca khúc mang nội dung ý nghĩa khác nhau nhưng mấu chốt vẫn phải có xúc cảm có sự rung động những tưởng tượng phong phú trước vẻ đẹp của thiên nhiên hay tình yêu đất nước hoặc có thể là tình yêu đôi lứa
• Cảm thụ đặc biệt cần đến sự tinh tế, nhạy cảm, sự tinh tế của tâm hồn, cần đến vốn sống, vốn văn hóa và sự trải nghiệm của con người Nhà thơ lớn ĐứcGoethe có lần nói đại ý rằng, chính con người phải phán đoán, phân tích, cảm xúc tác phẩm vốn là “lời văn và con chữ” qua cuộc sống “tâm hồn và con tim” của mình
1.2 Các dạng cảm thụ nghệ thuật
Quá trình cảm thụ tác phẩm nghệ thuật không chỉ là nghe tiếng chim hót, mưa rơi hay thậm chí là những trận cuồng phong bão tố, sấm sét liên hồi, không chỉ là những cảnh vật của thiên nhiên mà cả những công trình sáng tạocủa con người cũng đem lại cho chúng ta những cảm xúc và nhận thức tương
tự, khi chúng ta xem một bức tranh, lật giờ từng trang thơ, một bộ tiểu thuyết, nghe một bản nhạc, xem những vở kịch, bộ phim nào hay trong khoảnh khắc
đi qua các công trình sáng tạo ấy ta như nối gót theo tác giả mà đi vào một thếgiới khác đó là một thế giới đầy thi vị của những trận chiến, lòng ta cũng hồi hộp lo âu cho nhân vật, tâm trạng cũng buồn khổ, thất vọng với nhân vật, tâm hồn chúng ta như lạc vào thế giới khác, dù là các công trình thiên nhiên hay tác phẩm nghệ thuật thì đó cũng gọi là cảm thụ Do đó quá trình cảm thụ nghệthuật được chia thành 2 dạng cơ bản sau đây:
1.2.1 Cảm thụ nghệ thuật trực tiếp (Người sáng tạo nghệ thuật)
Trang 7Tất cả những gì người nghệ sĩ miêu tả hay đúng hơn là được tái hiện đều là những điều đã được tái hiện một cách sinh động, đều là những điều đã được
cả người khác trải qua vô số lần rồi song chỉ một số ít người có khả năng truyền đạt sự thể nghiệm của mình như một hồi tưởng về một điều có thật, làm thỏa mãn được chúng ta bằng sự phác họa hình ảnh sâu sắc và trung thực,làm chúng ta cảm thấy cái điều được nghệ sĩ cảm thụ là một sự thật
Khả năng này ở người nghệ sĩ cần được đánh giá như một trong những đặc điểm cố hữu của tài năng, một trong những phẩm chất quý báu tạo thành bản thân tài năng nghệ sĩ.
3
Khi cảm thụ thẩm mỹ, người nghệ sĩ thường cảm nhận cái đẹp khách quan theo khuynh hướng bên trong sẵn có của mình, đồng thời những xúc cảm thẩm mỹ trong sự cảm thụ thường mãnh liệt và nồng cháy Chẳng hạn khi cảm nhận cái đẹp nhiều khi một tấm lưng còng của bà già lại gợi lên nhiều cảm hứng hơn cả hình thể của thiếu nữ Đối với người bình thường nhìn không cho là đẹp nhưng qua con mắt của người họa sĩ, đặt trong không gian nghệ thuật, đặt trong bối cảnh sáng tạo cái không đẹp đó trở thành cái đẹp trong nghệ thuật Họ cảm nhận cái đẹp theo cách riêng Từ cái nguồn vô số ấntượng nhiều màu vẻ và chưa có tính thống nhất, bộ máy bên trong sẽ gạn lọc
và giữ lại một chuỗi các hình ảnh gồm toàn những nét tiêu biểu nhất của sự việc ta đã sống qua; giữ lại một cách chính xác chỉ những gì có thể làm sống lại sự việc ấy sau này chứ không ghi chép theo kiểu số cộng; giữ lại toàn bộ bức tranh toàn vẹn bên trong và bên ngoài Vậy nên, một cảm thụ thụ động đơn giản hoàn toàn không đủ để có được một hình tượng nghệ thuật, và
những gì đi từ ngoài vào ý thức người nghệ sĩ đều trải qua sự thâm nhập và
cải biến đặc biệt
Người nghệ sĩ muốn có cảm thụ Cần có 3 yếu tố: Hiện thực khách quan, Não (Bình thường về cấu tạo và đầy đủ về chức năng); Hiện thực khách quan phải được phản ánh ở trong não tức là phải để lại “vết” nếu người nghệ sĩ không
có sự trải nghiệm thì làm sao phản ánh cuộc sống một cách chân thực
Như vậy, con người nhận thức thế giới bằng các giác quan của mình, nhưng khi đã có vốn sống vốn kinh nghiệm cá nhân rồi thì chúng lại chi phối rất mạnh vào hoạt động cảm giác, chuẩn nhận cảm của cá nhân về thế giới Mỗi người cảm nhận hiện thực khách quan theo cách riêng của mình, họ đưa vốn sống kinh nghiệm của nghề nghiệp của lứa tuổi, các đồ dung dụng cụ đồ vật thường ngày mà mỗi cá nhân sử dụng Như thế có nghĩa là vẫn một sự vật hiện tượng khách quan nhưng mỗi người đều cảm nhận một cách khác nhau Điều này cho thấy cần phải tôn trọng sự khác biệt của cá nhân về cảm nhận thế giới Rất có thể từ cảm nhận khác biệt này mà tạo ra những năng lực cá nhân sau này
Trang 81.2.2 Cảm thụ nghệ thuật gián tiếp (Người thụ hưởng nghệ thuật)
Trong sáng tạo và thụ cảm nghệ thuật không phải là những cảm xúc thuần thuý, mà là những cảm xúc mang tính trí tuệ, được nảy sinh trên cơ sở vốn tri thức, phông văn hoá của nghệ sĩ hoặc người thụ cảm Những người có phông tri thức, văn hoá rộng hẹp khác nhau sẽ có cảm xúc và cảm thụ nghệ thuật nóiriêng và thẩm mỹ nói chung một cách khác nhau Tri thức phong phú và sâu sắc, đặc biệt là tri thức trong lĩnh vực thẩm mỹ sẽ là một trong những nhân tố tạo nên sự tinh tế của thị hiếu
Cảm thụ tác phẩm nghệ thuật là hoạt động thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm bằng nhiều năng lực tinh thần: tri giác, xúc cảm, liên tưởng, tưởng tượng nhằm phát hiện, khám phá, chiếm lĩnh bản chất thẩm mĩ của tác phẩm, tạo được mối giao cảm đặc biệt giữa tác giả và người xem
4
- Cấu trúc của cảm thụ nghệ thuật: Là sự đan xen phức tạp các yếu tố: tri giác,
lí giải, xúc cảm, liên tưởng, tưởng tượng
- Mục đích của cảm thụ nghệ thuật: Cảm nhận, phát hiện, khám phá và chiếm lĩnh bản chất thẩm mĩ của tác phẩm nghệ thuật, nhằm bồi dưỡng mĩ cảm phong phú, tinh tế cho độc giả
- Yêu cầu của cảm thụ nghệ thuật:
+ Phải có xúc cảm, suy ngẫm, tưởng tượng, thực sự gần gũi, "nhập thân" vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm nghệ thuật
+ Cảm nhận được những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ nhất của văn học thể hiện trong tác phẩm hay một bộ phận của tác phẩm + Phương thức chiếm lĩnh đối tượng chủ yếu là bằng tình cảm, những xúc động mang tính trực quan, trực cảm, những liên tưởng, suy luận
+ Cảm thụ đặc biệt cần đến sự tinh tế, nhạy cảm, sâu sắc của tâm hồn, cần đếnvốn sống, vốn văn hoá, sự trải nghiệm của con người
Như vậy hiểu một cách đơn giản cảm thụ nghệ thuật là sự kết hợp hài hòa giữa việc hiểu và rung động trong quá trình cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị, tinh túy và đẹp đẽ nhất trong tác phẩm Khi xem một bức tranh, nghe một bản nhạc, đọc một bài thơ người đọc không những hiểu mà phải có xúc cảm, tưởng tượng và xúc động nhập thân với những điều
đó và tạo được mối giao cảm đặc biệt giữa tác giả với người tiếp nhận tác phẩm cũng như truyền thụ được cách hiểu đó cho người khác
1.3 BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CẢM THỤ NGHỆ THUẬT CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG.
Năng lực cảm thụ nghệ thuật gắn liền với nội dung giáo dục thẩm mỹ chohọc sinh, nói đến giáo dục thẩm mỹ là nói đến Giáo dục về cái đẹp, phạm trù cái đẹp, cái cao cả, giáo dục về chân giá trị của cuộc sống Chương trình giáo dục phổ thông quy định nội dung giáo dục nhằm hình thành và phát triển nănglực thẩm mỹ được thực hiện qua các môn học thuộc lĩnh vực giáo dục nghệ
Trang 9thuật (Âm nhạc và Mỹ thuật), môn Ngữ văn và hoạt động trải nghiệm, hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp.
Có thể nói, năng lực thẩm mỹ của học sinh bao gồm năng lực âm nhạc, năng lực mỹ thuật, năng lực văn học Mỗi năng lực được thể hiện qua các hoạt động: Nhận thức các yếu tố thẩm mỹ; Phân tích, đánh giá các yếu tố thẩm mỹ; Tái hiện, sáng tạo và ứng dụng các yếu tố thẩm mỹ Do đó việc bồi dưỡng, vun đắp và phát triển năng lực cảm thụ nghệ thuật cho học sinh phổ thông cần lưu ý một số điểm sau đây
1.3.1 Chuẩn bị những tiền đề của quá trình cảm thụ tác phầm nghệ thuật
a Tìm hiểu đặc trưng của thể loại tác phẩm nghệ thuật
Tác phẩm là nghệ thuật là đối tượng của quá trình cảm thụ nghệ thuật Mỗi tác phẩm nghệ thuật, dù là văn chương hội họa, hay âm nhạc…
5
đều có phẩm chất bên trong riêng của nó Vì vậy muốn nâng cao chất lượng
“cảm thụ” tác phẩm thì kiến thức đầu tiên cần trang bị là tìm hiểu đặc trưng thể loại của tác phẩm nghệ thuật, xem nó có gì khác so với tác phẩm khác Chẳng hạn tác phẩm hội họa là nghệ thuật của màu sắc, đường nét không gian và hình khối, chất liệu… Học sinh cần tìm hiểu về màu sắc: Nghệ sĩ đã
sử dụng những màu sắc nào? Chúng được tổ chức như thế nào? Chúng đã tạo
ra những hiệu ứng gì?
Hình dáng: Những loại hình dạng nào được tìm thấy trong hội họa và kiến trúc? Chúng là đường cong, đường thẳng, góc nhọn hay điểm? Những hiệu ứng mà chúng tạo ra? Dấu hiệu: Những loại dấu hiệu mà nghệ sĩ đã dùng? Chúng có hiệu ứng gì?
Bề mặt: Bề mặt nhìn giống cái gì? Loại kết cấu bề mặt bạn có thể quan sát? Những hiệu ứng mà chúng tạo ra?
Không gian: Những cảm giác và ảo giác của không gian hoặc chiều sâu tìm thấy trong tác phẩm?
Chất liệu: Tác phẩm được làm từ chất liệu gì? Chúng là chất liệu nghệ thuật truyền thống hay chất liệu bình thường có giá trị thẩm mỹ? Những sự kết hợp hay ý nghĩa hàm ẩn nào mà chất liệu đã mang tới?
Quá trình thực hiện tác phẩm: Tác phẩm được thực hiện như thế nào? Đặt trong bối cảnh nào của văn hóa, lịch sử? Giá trị độc đáo của tác phẩm trong giai đoạn lịch sử đó?,,,
Do đó cảm thụ tác phẩm phải bắt đầu từ ngôn ngữ đặc trưng của nó Nhờ đặc trưng của màu sắc, đường nét, hình khối trong mỹ thuật hay giai điệu, âm sắc,
ca từ trong âm nhạc mới tiếp nhận vẻ đẹp đặc trưng, các giá trị nghệ thuật vàcao hơn nữa là đánh giá được gái trị của những hình tượng nghệ thuật ấy trong việc biểu đạt nội dung tác phẩm
Trang 10b Tìm hiểu tính ước lệ của tác phẩm nghệ thuật
Nghệ thuật không là sự phản ánh sáng tạo hiện thực khách quan thông qua các hình tượng nghệ thuật Do đó cấu trúc của tác phẩm nghệ thuật vừa là thế giới đóng kín vừa là thế giới mở ngỏ, thế giới nghệ thuật Nó được tạo ra theocác nguyên tắc tư tưởng và nghệ thuật, khác với thế giới vật chất và tâm lý của con người Thế giới nghệ thuật có không gian, thời gian quy luật tâm lý riêng, thang bậc giá trị riêng, quan niệm đạo đức riêng… và xuất hiện ước lệ trong sáng tác nghệ thuật Đó là sự hiện thực hoá trong sáng tạo thẩm mĩ khả năng biểu đạt cùng một nội dung của nhiều hệ thống kí hiệu bằng những phương tiện cấu trúc khác nhau Ước lệ nghệ thuật là phương pháp mô tả đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật, tồn tại, bất biến trong từng loại hình, thể loại nghệthuật Ước lệ sẽ mất đi, hoặc bị phá bỏ một số ngôn ngữ khi nghệ thuật cổ phát triển trong thời đại mới bằng các hình thức cải biên, mô phỏng, cái biến những chuẩn mực lâu đời các loại hình nghệ thuật “Nguyên lý và mục đích của sự biểu trưng trong nghệ thuật hình khối, chú trọng gợi nhiều hơn tả, hướng sự chú ý của người xem vào nội dung tư tưởng hơn là hình thức đẹp
6
xấu đẹp đúng sai”, bằng những động thái có tính khái quát, chắt lọc điển hình,
đã đưa người xem thoát ra khỏi sự so sánh đối chiếu đúng sai, mà chú trọng đến thần thái, nét giá trị của nội dung
Do đó việc đánh giá và lý giải tác phẩm không thuần túy là sự đối chiếu giản đơn với thực tế đời sống mà phải là xem xét trong mối tương quan giữa tính chân thật của chỉnh thể tác phẩm so với chỉnh thể hiện thực
1.3.2 Kỹ năng phát hiện ra giá trị độc đáo trong tác phẩm nghệ thuật.
Để phát hiện ra giá trị độc đáo, chất “nghệ thuật” trong tác phẩm, học sinhcần trải qua quá trình từ tiếp nhận tác phẩm một cách có ý thức, nhận diện và đánh giá các yếu tố nghệ thuật độc đáo mà tác giả sử dụng đồng thời phải kháiquát được tư tưởng nghệ thuật trong tác phẩm đó
Tiếp nhận tác phẩm có ý thức khác với xem qua loa, hời hợt kiểu “đàn gẩy tai trâu” mà cần lĩnh hội đầy đủ nội dung thông báo của nó, sống với thế giới nghệ thuật mà tác phẩm gợi ra qua trí tưởng tượng vả cảm xúc của mình
Do đó liên tưởng và tưởng tượng vô cùng quan trọng là đầu mối của những rung động thẩm mỹ khi học sinh tiếp xúc với hình tượng nghệ thuật
Qua đó ta biết được người nghệ sĩ đã chắp ghép, liên hợp, nhấn mạnh, điểnhình hóa, mô phỏng… các chi tiết trong hiện thực để nhào nặn thành cái mới, cái độc đáo trong hình tượng nghệ thuật như thế nào Học sinh sẽ dùng khả năng liên tưởng và tưởng tượng của mình để bổ sung làm phong phú thêm hình tượng, mở ra khả năng đồng sáng tạo trong quá trình tiếp nhận Ngoài tưởng tượng, học sinh còn tiếp nhận tác phẩm bằng cảm xúc, cảm hứng và sự
xúc động nhập thân để thâm nhập vào thế giới nghệ thuật mà tác giả đã xây
dựng nên Nếu không có sự nhập thân, không tri giác trực tiếp ngôn ngữ tác
Trang 11phẩm thì rất khó kích thích những biểu tượng sẵn có trong vốn sống của mình, vì vậy sẽ khó lĩnh hội những điều sâu kín, ước lệ, tượng trưng của tác phẩm.
Phát hiện ra các hình ảnh và chi tiết có giá trị thẩm mỹ của chúng và xác lập mối quan hệ giữa chủ thể sáng tạo và chủ thể tiếp nhận
Hình ảnh và chi tiết có giá trị thẩm mỹ là những hình ảnh chi tiết gây xúc động cho độc giả, người xem, do đó câu hỏi thường được đặt ra trong quá trình phát hiện và suy ngẫm này thường dẫn dắt tư duy người đọc đi từ cụ thể đến trừu tượng: Ai? Cái gì? Như thế nào? Biện pháp nào? Tại sao? Có tác dụng gì? Có ý nghĩa gì? Hình ảnh và chi tiết thẩm mỹ có khả năng gây xúc động cho người nghe, người xem do đó nó được coi là tín hiệu thẩm mỹ, là điểm sáng trong quá trình cảm thụ
1.3.3 Bồi dưỡng tri thức thẩm mỹ, rung cảm thẩm mỹ và lý tưởng thẩm mỹ cho học sinh
Cần nâng cao tri thức thẩm mĩ của chủ thể cảm thụ nghệ thuật Thông qua
đó làm cho kiến thức thẩm mỹ - nghệ thuật của mỗi cá nhân ngày càng sâu, càng rộng để bản thân người đó có đủ sức cảm thụ tác phẩm nghệ thuật với
7
mọi góc cạnh phong phú đa dạng của nó trong quan hệ với nhiệm vụ, công việc cụ thể của mình, việc nâng cao trình độ văn hóa nghệ thuật của chủ thể thẩm mỹ phải đảm bảo tính toàn diện
+ Trước hết, nâng cao và mở rộng trình độ học vấn của mỗi cá nhân, làm cho chủ thể thẩm mỹ nghệ thuật ngày càng tiếp thu được nhiều kiến thức mà loài người và nhân dân ta đã sáng tạo ra, đủ sức làm cơ sở cho sự phát triển văn hóa nghệ thuật riêng của bản thân
Bởi vì, học vấn chính là tri thức nền tảng để con người tiếp thu các giá trị độcđáo của nghệ thuật
+ Hai là, nâng cao tri thức văn hóa nghệ thuật cho người cảm thụ nghệ thuật Một mặt, trang bị cho người cảm thụ những tri thức khoa học về nghệ thuật, biết vận dụng chúng vào quá trình cảm thụ, sáng tạo nghệ thuật và hoạt động sống; đồng thời có khả năng cảm nhận sâu sắc tác phẩm nghệ thuật trong quan hệ với những mảng hiện thực tương đồng trong cuộc sống Mặt khác, bồi dưỡng vốn thực tiễn văn hóa nghệ thuật sẽ mang lại cho người cảm thụ những giá trị, những hình mẫu, kinh nghiệm của nghệ thuật, lôi cuốn họ tham gia vào hoạt động nghệ thuật, cũng như vận dụng những phương thức sống điển hình trong nghệ thuật vào cuộc sống của bản thân mình, làm cho sinh hoạt văn hóa nghệ thuật ngày càng trở thành nhân tố quan trọng trong đờisống tinh thần của mỗi người
Đồng thời, cần trang bị vốn lý luận văn hóa nghệ thuật cho công chúng nghệ thuật để họ am hiểu được nét đặc thù của từng trường phái, loại hình,
Trang 12loại thể nghệ thuật với ngôn ngữ, bút pháp và kỹ xảo nghệ thuật, cũng như amhiểu lịch sử phát triển nghệ thuật của dân tộc ta và nhân loại Chính cái vốn này sẽ làm cho tác phẩm nghệ thuật được cảm thụ trong sự thống nhất văn hóa dân tộc và nhân loại; liên kết các hình tượng nghệ thuật lại với nhau, làm cho mỗi hình tượng trở thành chất men kết dính giữa quá khứ, hiện tại và tương lai; phát hiện được cái độc đáo của từng tác phẩm nghệ thuật, mở rộng phạm vi cảm thụ, chiếm lĩnh được những tác phẩm nghệ thuật có giá trị, hình thành được hình tượng điển hình cho bản thân, làm công cụ để nhận thức những vấn đề của cuộc sống trong tính đa dạng và vô cùng phức tạp của nó.
Chương 2: Cơ sở thực tiễn về cảm thụ nghệ thuật và biện pháp phát triển năng lực nghệ thuật cho học sinh.
2.1 Lựa chọn 1 số tác phẩm nghệ thuật và chỉ ra các bước để cảm thụ được tác
Trang 13violon và cũng là một người giáo viên đã địch thủa giáo dục con trai của ông
WA Mozart không phải cắp sách đến trường, thay vào đó cậu được học tại nhà với cha và chị gái của cậu với âm nhạc là môn học chính Tuy nhiên, cậu vẫn được học toán, đây là môn học yêu thích nhất của cậu và các môn khác như tiếng Latinh, tiếng Pháp, tiếng Ý và một ít tiếng Anh Cậu cũng đọc rất nhiều văn học kịch nghệ, đó chính là chất Điệu để cậu viết opera sau này Khác với những đứa trẻ bình thường, Wolfgang không thích chơi những trò có liên quan đến âm nhạc Nhờ sự chăm lo, dạy dỗ của người cha – một nghệ sĩ nổi tiếng của thánh Viên, đến năm 3 tuổi cậu đã nghe hiểu được âm nhạc, lên 4 tuổi đánh được đàn dương cầm và đàn organ Cậu bắt đầu soạn nhạc từ khi lên 5 tuổi, viết những bản hoà tấu khi lên 6 tuổi Những bản sonata cho violin được xuất bản khi cậu lên 8 tuổi Như vậy có thể nói rằng Mozart đã khởi nghiệp âm nhạc từ rất sớm cho đến khi qua đời Sự nghiệp âm nhạc của Mozart phát triển từ rất sớm nhưng thật sự nở rộ vào khoảng cuối năm 1769 Tuy chỉ mới lên 13 tuổi cậu đã bắt đầu sáng tác một cách nghiêm túc Với tài năng của mình, Mozart nhanh chóng được biết đến như 1 thần đồng âm nhạc, cậu được Đức
Tổng giám mục tại Salbung chấp nhận thu một nhạc trường bằng cách cấp cho cậu 1 khoản thu nhập Cũng vào năm này, 2 cha con Mozart đã thực hiện chuyến
đi sang Ý, họ được công nhân và gây chú ý Tại Milane, Mozart uỷ nhiệm viết opera và Maridats Sau đó, được chính Munat chi luy và được tán thưởng nồng nhiệt
9
Tìm hiểu đặc trưng của thể loại tác phẩm nghệ thuật để thấy được cái hay cáiđộc đáo mà tác giả đã sử dụng trong tác phẩm sáng tác của mình
Phong cách Thổ Nhĩ Kỳ có lẽ là phong cách phương Đông đầu tiên ảnh
hưởng mạnh mẽ đến âm nhạc phương Tây, xảy ra trước tiên ở các ban quân nhạc Ảnh hưởng này có lẽ được khởi nguồn vào năm 1699 khi để ăn mừng việc
ký kết thành công Hiệp ước Karlowitz, đoàn ngoại giao của đế chế Ottoman đã mang theo một ban nhạc vệ binh vua Thổ tới Vienna để trình diễn Những mô phỏng phong cách Thổ Nhĩ Kỳ xảy ra trước tiên ở các ban quân nhạc châu Âu Rồi nhiều nhà soạn nhạc cổ điển châu Âu ở thế kỉ 18 cũng bị hấp dẫn bởi phong cách này, đặc biệt là vai trò quan trọng được giao cho các nhạc cụ bộ đồng và bộ
gõ trong các ban quân nhạc Thổ Cuối thế kỷ 18, đầu thế kỉ 19, âm nhạc theo phong cách Thổ Nhĩ Kỳ phổ biến đến mức những nhà làm đàn piano đã chế tạo
ra những chiếc piano đặc biệt có “cần bấm Thổ” hay còn gọi là “cần bấm quân đội”, “cần bấm Janissary” Khi người chơi nhấn cần bấm này, một chiếc chuông
sẽ rung lên hoặc một búa có đệm lót sẽ đập vào bảng cộng hưởng để mô phỏng tiếng trống trầm Ở một số đàn piano, cả hai hiệu ứng này đều xảy ra khi sử