Mục đích nghiên cứuNghiên cứu biện pháp để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh tiểu họctrong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội và nâng cao kết quả học tập, góp phần đáp ứng y
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
THÁI THỊ ĐÀO
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TRONG DẠY HỌC
MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học Tiểu học
Mã số: 9.14.01.10
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI – 2024
Trang 2Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS.TS Nguyễn Thị Thấn
2 PGS TS Nguyễn Thị Hường
Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Thị Tuyết Nga
Viện KHGD Việt Nam
Phản biện 2: PGS.TS Lê Thị Phượng
Trường Đại học giáo dục – ĐHQG Hà Nội
Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Hữu Hậu
Trường Đại học Hồng Đức
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi … giờ … ngày … tháng… năm 2024
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc Gia, Hà Nội
- Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trang 31 Thái Thị Đào (2024), Thực trạng năng lực giải quyết vấn đề của học sinh
tiểu học trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội: Nghiên cứu tại tỉnh Nghệ
An, Tạp chí Giáo dục, 24(số đặc biệt 5), 190- 194.
2 Nguyen Thi Chau Giang, Nguyen Thi Quynh Anh, Thai Thi Dao, Phan
Anh Tuan, Che Thi Hai Linh, Pham Thi Hai Chau (2024), A Systematic
Review of Problem-Solving Skill Development for Students in STEM Education, International Journal of Learning, Teaching and Educational
Research, Vol 23, No 5, pp 1-20.
3 Nguyen Thi Chau Giang, Thai Thi Dao, Phan Anh Tuan, Nguyen Thi Huong
(2023), The Perceptions of Elementary School Children Toward
Problem-Solving Abilities, FWU Journal of Social Sciences, Vol 17 No 2.
4 Nguyen Thi Chau Giang, Thai Thi Dao (2023), Integrated teaching in
primary schools: a scoping evaluation of current practices, barriers, and future developments, Journal of Evaluation and Research in Education,
Vol 05, No 4, 2023, 2053-2062.
5 Thái Thị Đào, Phan Anh Tuấn (2023), Phát triển năng lực giải quyết vấn
đề cho học sinh tiểu học thông qua việc sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học Tự nhiên và Xã hội, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học
quốc gia, NXB Đại học Vinh, 251- 261.
6 Nguyen Thi Hong Chuyen, Thai Thi Dao, Pham Thi Thu Trang (2022),
Factors Affecting the Learning Attitude of Natural and Social Subjects of Primary School Students in Vietnam, International Journal of Social
Science and Human Research, No 05, 3472-3477.
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện theo Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trungương hướng đến mục tiêu phát triển toàn diện cả về phẩm chất, năng lực học sinh và thựchiện Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới Chương trình và sách giáo khoa phổ thôngtheo tiếp cận năng lực
Năng lực giải quyết vấn đề là một trong những năng lực quan trọng của học sinh phổthông, giúp các em vượt qua mọi khó khăn, thách thức, có kỹ năng thích ứng tốt với mọihoàn cảnh diễn ra trong thực tiễn cuộc sống Chương trình phổ thông 2018 đã xác định nănglực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp hợp tác, năng lực tự chủ tự học là cácnăng lực chung cần hình thành và phát triển cho học sinh phổ thông Việt Nam Mục đíchcuối cùng của việc học là các em lĩnh hội tri thức một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vàhình thành ở HS khả năng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả và có thể áp dụng các kiếnthức đã học tập được ở nhà trường vào những tình huống, những hoạt động gắn với thựctiễn cuộc sống, làm cho bài học thiết thực hơn, hữu ích hơn
Môn Tự nhiên và Xã hội có nhiều lợi thế để phát triển năng lực giải quyết vấn đề.Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội 2018 trang bị cho học sinh một số hiểu biết cơ bảnban đầu về con người, thế giới tự nhiên, xã hội về các mối quan hệ trong tự nhiên, xã hộixung quanh Qua đó các em được trang bị tốt cả về kiến thức và kĩ năng để giải quyết vấn
đề trong học tập cũng như trong cuộc sống Các kỹ năng để giải quyết vấn đề như như kĩnăng quan sát, kĩ năng nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, tìm hiểu thông tin, xử lí thôngtin cũng được hình thành cho học sinh Ngoài ra khi học môn Tự nhiên và Xã hội các emvận dụng được các kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết vấn đề thực tiễn giúp học sinhphát triển tốt năng lực giải quyết vấn đề
Thực tiễn dạy học cho thấy việc theo hướng tiếp cận năng lực, trong đó có năng lựcgiải quyết vấn đề, vẫn còn nhiều khó khăn đối với giáo viên Nhiều giáo viên còn lúng túngtrong sử dụng phương pháp dạy học cũng như kiểm tra đánh giá Các biện pháp mà giáoviên sử dụng để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh chưa đồng bộ và hiệuquả Các cấp quản lý giáo dục hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể để phát triển năng lực nàycho học sinh trong dạy học Môi trường cơ sở vật chất chưa đáp ứng tốt việc phát triển nănglực giải quyết vấn đề cho học sinh Ngoài ra, do Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội 2018mới được triển khai trong vài năm gần đây nên chưa có nhiều công trình nghiên cứu để pháttriển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh tiểu học
Vì vậy tác giả luận án lựa chọn đề tài: “Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh tiểu học trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội” để nghiên cứu.
Trang 52 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu biện pháp để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh tiểu họctrong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội và nâng cao kết quả học tập, góp phần đáp ứng yêucầu đổi mới Giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở cấp tiểu học.
3.2 Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp phát triển Năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
tiểu học trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội
4 Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trongdạy học môn Tự nhiên và Xã hội đảm bảo những nguyên tắc nhất định, phù hợp với mụctiêu, nội dung, PP dạy học môn học theo hướng xây dựng quy trình phát triển; lựa chọn, sửdụng phương pháp dạy học phù hợp; xây dựng tiêu chí và công cụ đánh giá thì sẽ phát triểnnăng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh tiểuhọc trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinhtrong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở Tiểu học
- Đề xuất biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh tiểu học trongdạy học môn Tự nhiên và Xã hội
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các quy trình đề xuất
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1 Phạm vi nội dung nghiên cứu: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong
dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2,3 ở tiểu học
6.2 Địa bàn nghiên cứu: Các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Nghệ An: Vinh, Cửa Lò,
Nghi Lộc, Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Châu, Quế Phong
6.3 Thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu thực trạng và thực nghiệm năm học 2022
-2023 và học kỳ 1 năm học 2023 -2024
Trang 67 Các cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
7.1 Các cách tiếp cận: Tiếp cận thực tiễn, tiếp cân năng lực, tiếp cận hệ thống, tiếp cận phát triển 7.2 Phương pháp nghiên cứu: Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận, nhóm phương pháp
nghiên cứu thực tiễn và phương pháp thống kê, xử lí số liệu
8 Những luận điểm cần bảo vệ
.- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề là một quá trình được thực hiện từ thấp đếncao, từ đơn giản đến phức tạp phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trongdạy học môn Tự nhiên và Xã hội cần thực hiện phát triển các thành tố phát hiện, làm rõvấn đề, đề xuất và lựa chọn cách giải quyết vấn đề, thực hiện giải quyết vấn đề và đánhgiá giải quyết vấn đề Sự phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạyhọc môn Tự nhiên và Xã hội chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố giáo viên, học sinh vàmôi trường học tập
- Thực trạng phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học môn Tự nhiên và Xãhội cho học sinh tiểu học hiện nay còn nhiều hạn chế Vì vậy, mức độ năng lực giải quyếtvấn đề của học sinh trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội hiện nay chưa cao
- Các biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh tiểu học trong dạyhọc môn Tự nhiên và Xã hội đề xuất trong luận án có khả thi và hiệu quả
9 Những đóng góp mới của luận án
9.1 Về lý luận
- Luận án đã góp phần làm rõ thêm một số vấn đề luận về năng lực giải quyết vấn đề,phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội,đánh giá năng lực giải quyết vấn đề, các tiêu chí đánh giá, mức độ đánh giá năng lực giảiquyết vấn đề của học sinh trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội
- Đã đề xuất được một số biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề, phát triểnnăng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội Đây là kếtquả quan trọng của nghiên cứu và có giá trị đối với giáo viên tiểu học trong quá trình dạyhọc môn Tự nhiên và Xã hội
9.2 Về thực tiễn
- Phân tích được thực trạng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trongdạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất biện phápphát triển năng lực giải quyết vấn đề trong luận án
- Kết quả nghiên cứu luận án có ý nghĩa tham khảo đối với các trường tiểu học trong
Trang 7việc điều chỉnh chương trình nhà trường, nội dung, phương pháp dạy học môn Tự nhiên và
Xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu chương trình phổ thông 2018
10 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dungchính của luận án được cấu trúc thành 4 chương:
Chương 1 Cơ sở lí luận của phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh tiểu học trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội
Chương 2 Thực trạng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh tiểu học trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội
Chương 3 Biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh tiểu học trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội
Chương 4 Thực nghiệm sư phạm
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TRONG dạy học MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
1.1.Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
1.1.1 Các nghiên cứu về năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học
*) Nghiên cứu về vai trò của năng lực giải quyết vấn đề: Nhiều công trình công trình
nghiên cứu ở trên thế giới và Việt Nam cho rằng năng lực giải quyết vấn đề là năng lựcquan trọng, cốt lõi của học sinh phổ thông Nghiên cứu của Ergen (2020) đã chỉ ra rằngnhững học sinh có kĩ năng giải quyết vấn đề giữa các cá nhân ngay từ thời thơ ấu có thểthiết lập tốt các mối quan hệ trong cuộc sống và HS thành thạo kĩ năng giải quyết vấn đề sẽgiải quyết các vấn đề trong học tập và cuộc sống hàng ngày một cách dễ dàng hơn
*) Nghiên cứu về khái niệm năng lực, năng lực giải quyết vấn đề: có nhiều công trình
nghiên cứu về năng lực, năng lực giải quyết vấn đề Tiểu biểu có các công trình Các côngtrình nghiên cứu về năng lực tiếp cận theo nhiều hướng nhưng cơ bản về năng lực có 3hướng tiếp cận: nhóm thư nhất lấy dấu hiệu tố chất tâm lí để định nghĩa, nhóm thứ 2 dựavào thành phần cấu trúc năng lực để định nghĩa., nhóm thứ 3 dựa vào nguòn gốc hình thànhnăng lực đế định nghĩa
*) Nghiên cứu về cấu trúc cấu trúc năng lực giải quyết vấn đề: Về cấu trúc xét trên góc
Trang 8độ phát triển thì năng lực được cấu thành từ các kiến thức, kĩ năng, thái độ để hiện trong bốicảnh nhất định Tác giả Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường mô tả cấu trúc chung của nănglực là sự kết hợp của 4 năng lực thành phần là: năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể Chương trình phổ thông đưa ra cấu trúc năng lực theo môhình tảng băng gồm tầng làm, tầng suy nghĩ và tầng mong muốn Các tác giả Nguyễn NgọcDuy, Nguyễn Thị Lan Phương, Phan Khắc Nghệ, Chu Văn Tiềm đều xác định cấu trúc nănglực gồm ba thành phần chính sau đây: Hợp phần; Thành tố; Hành vi Về cấu trúc năng lựcgiải quyết vấn đề các tác giả bao gồm các thành tố: Tìm hiểu vấn đề, thiết lập không gianvấn đề, lập kế hoạch và thực hiện giải pháp đánh giá, phán ánh giải pháp, các nghiên cứucũng đã đưa ra các chỉ bảo hành vi cho mỗi thành tố của năng lực.
1.1.2 Các nghiên cứu về phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học các môn học
*) Nghiên cứu về sự cần thiết phát triển năng lực giải quyết vấn đề: Nhiều công trình
nghiên cứu trong nước và quốc tế đều khẳng định năng lực giải quyết vấn đề là năng lực cầnhình thành và phát triển cho học sinh phổ thông
*) Nghiên cứu về phương, pháp hình thức dạy học để phát triển năng lực giải quyết vấn đề: Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước đã chỉ ra rằng phương pháp DH
dự án; phương pháp DH giải quyết vấn đề, phương pháp Bàn tay nặn bột, phương pháp đóngvai, DH theo theo định hướng giáo dục STEM, DH trải nghiệm phát triển NLGQVD cho HS
*) Nghiên cứu về biện pháp phát triển: Có rất nhiều tác nghiên cứu đề xuất các biện
pháp để phát triển năng lực giải quyết vấn đề Các nghiên cứu chủ yếu đề xuất biện pháp pháttriển năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học các môn học cụ thể như toán học, vật lí, hóahọc, sinh học, lịch sử và địa lí, rất ít công trình nghiên cứu nào về biện pháp phát triển năng
lực giải quyết vấn đề trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội
*) Nghiên cứu về các bước phát triển năng lực giải quyết vấn đề: Các tác giả chỉ rõ
năng lực giải quyết vấn đề có thể được xem xét độc lập hoặc kết hợp với năng lực sáng tạo.Trong các nghiên cứu của Phan Khắc Nghệ, Nguyễn Trọng Đức, Nguyễn Thị Bích Ngọc đềukhẳng định năng lực giải quyết vấn đề của học sinh phát triển theo tiến trình từ thấp đến cao,theo một trình tự nhất định Nguyễn Trọng Đức đề xuất quy trình dạy học phát triển năng lựcgiải quyết vấn đề theo 5 bước: Nghiên cứu chương trình tổng thế, Nghiên cứu chương trình
và bộ sách giáo khoa phân môn Địa lí nhà trường lựa chọn, Lựa chọn không gian dạy học,Xây dựng kế hoạch bài dạy, Tổ chức dạy học Hiện nay chưa có công trình nghiên nàonghiên cứu về cách thức phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh tiểu học
* Nghiên cứu về đánh giá sự phát triển năng lực giải quyết vấn đề: Các nghiên cứu đã
trình bày về khái niệm, vai trò, các hình thức đánh giá năng lực, công cụ đánh giá năng lực.Nghiên cứu về đánh giá năng lực giải quyết vấn đề có các tác giả Lê Thu Phương, Phan Anh
Trang 9Tài, Nguyễn Thị Lan Phương, Trần Ngọc Thắng Các nghiên cứu tập trung về phương pháp,công cụ, mức độ, tiêu chí đánh giá đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong cácmôn học khác nhau.
* Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển năng lực giải quyết vấn đề: Khi
nghiên cứu về ảnh các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển năng lực giải quyết vấn đề hiện naychưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, trọn vẹn Chỉ có một số ít các công trình đề cập vàphân tích sâu sắc tác động của từng loại hình nhân tố đến năng lực giải quyết vấn đề, ví dụnhư: môi trường học tập; ngôn ngữ; đặc điểm nhận thức; kinh nghiệm học tập; công nghệgiáo dục và tài liệu học tập; thái độ học tập Tuy nhiên, những nghiên cứu về sự tồn tại và mốitương quan giữa các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực giải quyết vấn đề nói chung là rất ít ỏi,đặc biệt là ở cấp tiểu học
1.1.3 Đánh giá chung: Đã có nhiều công trình nghiên cứu về năng giải quyết vấn đề và phát
triển năng lực giải quyết vấn đề Các nghiên cứu tuy tiếp cận ở những phương diện khác nhaucủa việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề nhưng đều có những điểm chung nổi bật sau:nghiên cứu khái niệm năng lực, năng lực giải quyết vấn đề; Xác định được cấu trúc năng lựcgiải quyết vấn đề các môn học ở trường phổ thông; Đề xuất các biện pháp để phát triển nănglực; Áp dụng và kiểm chứng các phương pháp, biện pháp cụ thể trong dạy học ở phổ thông đểphát triển năng lực giải quyết vấn đề gồm: dạy học giải quyết vấn đề, dạy học dự án, Bàn taynặn bột dạy, dạy học theo hướng trải nghiệm, dạy học theo hướng giáo dục stem để phát triểnnăng lực giải quyết vấn đề; Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề ở trường phổ thông Cáccông trình tập trung nghiên cứu nhiều môn học khác nhau Hiện nay các công trình nghiêncứu tập trung nhiều ở việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh các môn học củatrung học phổ, có rất ít công trình nghiên cứu sâu về các môn học tiểu học, đặc biệt là môn Tựnhiên và Xã hội
1.2 Lí luận về năng lực giải quyết vấn đề của học sinh tiểu học
1.2.1 Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề
1.2.1.1 Khái niệm năng lực
Theo chương trình giáo duc phổ thông 2018 “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,… thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể”.
1.2.1.2 Khái niệm vấn đề: Vấn đề là một nhiệm vụ đặt ra cho chủ thể trong đó có chứa đựng
những thách thức mà họ khó có thể vượt qua một cách ngay lập tức
Trang 101.2.1.3 Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề: là khả năng cá nhân huy động kiến thức, kỹ
năng, kinh nghiệm để giải quyết các vấn đề về TNXH trong bối cảnh cụ thể mà ở đó chưa cóphương án giải quyết ngay lập tức
1.2.2 Đặc điểm năng lực giải quyết vấn đề của học sinh đầu cấp tiểu học
Về tư duy, ở lứa tuổi tiểu học, hệ thần kinh cấp cao đang hoàn thiện về mặt chức năng,
do vậy tư duy của các em chuyển dần từ trực quan cụ thể sang tư duy trừu tượng, khái quát
Do đó, các em rất hứng thú với các kiến thức mới, các kiến thức khoa học; các em tò mò, hamhọc hỏi Dựa vào đặc điểm này mà khi phát triển năng lực giải quyết vấn đề, cần xây dựngđược các hoạt động khơi gợi nhu cầu khám phá, phát hiện hiện vấn đề của các em
Khả năng tri giác của học sinh đầu cấp tiểu học thường đậm màu sắc xúc cảm Cái trựcquan, rực rỡ sinh động được tri giác rõ ràng hơn những hình ảnh tượng trưng và sơ lược Ởcác lớp đầu tiểu học, tri giác của các em thường gắn với hành động và hoạt động thực tiễn củatrẻ Từ đó, khi phát triển lực giải quyết vấn đề cho học sinh cần chú ý xây dựng các hoạt độnggắn với thực tiễn của học sinh tạo điều kiện cho các em có cơ hội được trải nghiệm để giảiquyết vấn
1.2.3 Cấu trúc năng lực giải quyết vấn đề của học sinh tiểu học
Cấu trúc năng lực giải quyết vấn đề đã có nhiều tác giải nghiên cứu, tùy vào đặc trưngtừng môn học và cách tiếp cận mà mỗi tác giả đưa ra cấu trúc năng lực giải quyết vấn đề củahọc sinh trong mỗi môn học là khác nhau Căn cứ chương trình môn Tự nhiên và Xã hội 2018
và tham vấn ý kiến chuyên gia, tác giả luận án đề xuất cấu trúc năng lực giải quyết vấn đềtrong dạy học môn Tự nhiên và xã hội gồm 4 thành tố và 8 biểu hiện hành vi gồm: Phát hiệnvấn đề về Tự nhiên và Xã hội cần giải quyết (Đặt câu hỏi về nhiệm vụ cần giải quyết liênquan đến Tự nhiên và Xã hội, Phát hiện vấn đề về sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong Tựnhiên và Xã hội xung quanh và nhiệm vụ cần thực hiện để giải quyết vấn đề; Đề xuất cáchgiải quyết vấn đề liên quan đến Tự nhiên và Xã hội (Đề xuất các phương án giải quyết vấn đề
về sự vật, hiện tượng Tự nhiên và Xã hội xung quanh, Lựa chọn phương án giải quyết vấn đềliên quan đến tự nhiên và xã hội tối ưu); Thực hiện giải quyết vấn đề liên quan đến Tự nhiên
và Xã hội (Nêu trình tự thực hiện giải quyết vấn đề về về sự vật, hiện tượng, mối quan hệtrong Tự nhiên và Xã hội xung quanh bằng lời nói hoặc viết, Thực hiện hành động, lời nói,việc làm để giải quyết vấn đề liên quan đến tự nhiên và xã hội); Nhận xét, đánh giá cách giảiquyết vấn đề liên quan đến Tự nhiên và Xã hội (Nhận xét, đánh giá cách giải quyết vấn đềliên quan đến Tự nhiên và Xã hội, Nêu kết luận vấn đề hoặc bài học kinh nghiệm để giảiquyết vấn đề về sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong Tự nhiên và Xã hội xung quanh)
1.3 Khái quát về môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học
1.3.1 Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học: môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu
Trang 11học xây dựng là chương trình phát triển năng lực nên đặc điểm chương trình, mục tiêu, yêucầu cần đạt, nội dung dạy học, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá đều hướng đến sựphát triển năng lực cho học sinh.
1.3.2 Lợi thế của chương trình môn Tự nhiên và Xã hội đối với phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh tiểu học
Thứ nhất, mục tiêu dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học hướng đến việc phát
triển năng lực và và phẩm chất cho học sinh năng lực giải quyết vấn đề là năng lực chung,quan trọng trong chương trình môn Tự nhiên và Xã hội cần hình thành và phát triển cho học
sinh Thứ hai, môn Tự nhiên và Xã hội tạo cơ hội được tìm tòi, khám phá về thế giới Tự nhiên
và Xã hội và vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn nên thuận lợi cho việc phát triển các
thành tố của phát triển năng lực giải quyết vấn đề Thứ ba, nội dung kiến thức trong các chủ
đề của môn Tự nhiên và Xã hội gắn liền với thực tiễn cuộc sống của học sinh như kĩ năng ứng
xử trong gia đình, nhà trường và kĩ năngsử dụng an toàn các đồ dùng trong nhà, phòng tránhngộ độc, phòng tránh hỏa hoạn, giữ vệ sinh, kĩ năng chăm sóc sức khỏe bản thân Nên họcsinh thường xuyên đối mặt với những vấn đề quen thuộc trong cuộc sống và giải quyết vấn đề
đó, từ đó năng lực giải quyết vấn đề có cơ hội hình thành và phát triển Thứ tư, kiến thức môn
Tự nhiên và Xã hội có liên quan mật thiết đến kiến thức một số môn học khác nên học sinh có
cơ hội vận dụng tổng hợp kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề mang tính phức hợp
trong thực tiễn nên năng lực giải quyết vấn đề có cơ hội được hình thành và phát triển Thứ
năm, môn Tự nhiên và Xã hội khuyến khích tổ chức dạy học trải nghiệm, học sinh được trực
tiếp tìm hiểu, khám phá kiến thức qua quan sát, thảo luận, thực hành, làm dự án nên HS cónhiều cơ hội để phát triển năng lực giải quyết vấn đề
1.4 Lí luận về phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội
1.4.1 Khái niệm phát triển năng lực giải quyết vấn đề
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề là quá trình năng lực giải quyết vấn đề được cảithiện và nâng cao thông qua việc huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và sự
nỗ lực, hợp tác để giải quyết các vấn đề trong học tập của học sinh
1.4.2 Mục tiêu phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội
Mục tiêu chung phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh là giúp học sinh pháttriển khả năng tư duy, suy nghĩ sáng tạo; phát triển khả năng thích ứng với cuộc sống; tích
Trang 12cực, chủ động dễ dàng vượt qua mọi khó khăn trong học tập môn Tự nhiên và Xã hội.
Mục tiêu cụ thể phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học môn Tự nhiên và Xãhội ở tiểu học là góp phần hình thành và phát triển ở học sinh khả năng tìm hiểu, thu thậpthông tin để phát hiện, làm rõ các vấn đề; khả năng đề xuất các giải pháp và lựa chọn đượcgiải pháp đúng để thực hiện giải quyết vấn đề, đánh giá giải quyết vấn đề hiệu quả
1.4.3 Nội dung phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội
(+) Phát triển năng lực phát hiện, làm rõ vấn đề về đến Tự nhiên và xã hội:
- Học sinh nhận ra các vấn đề về kĩ năng ứng xử trong gia đình; vấn đề phòng tránhngộ độc, vấn đề phòng cháy; đảm bảo an toàn và giữ vệ sinh ở nhà, ở trường, bảo vệ môitrường và các vấn đề về chăm sóc sức khỏe bản thân, bảo vệ thực vật, động vật
- Tìm hiểu, thu thập các thông tin về các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hộixung quanh học sinh
(+)Phát triển năng lực đề xuất cách giải quyết vấn đề liên quan đến Tự nhiên và xã hội:
Đề xuất cách giải quyết đơn giản các vấn đề về về kĩ năng ứng xử trong gia đình; vấn đềphòng tránh ngộ độc, vấn đề phòng cháy; đảm bảo an toàn và giữ vệ sinh ở nhà, ở trường, bảo
vệ môi trường và các vấn đề về chăm sóc sức khỏe bản thân, bảo vệ thực vật, động vật
(+) Phát triển năng lực thực hiện giải quyết vấn đề liên quan đến Tự nhiên và xã hội:
Thực hiện các hành động của bản thân để giải quyết các vấn đề về về kĩ năng ứng xử tronggia đình; vấn đề phòng tránh ngộ độc, vấn đề phòng cháy; đảm bảo an toàn và giữ vệ sinh ởnhà, ở trường, bảo vệ môi trường và các vấn đề về chăm sóc sức khỏe bản thân, bảo vệ thựcvật, động vật
(+) Phát triển năng lực đánh giá giải quyết vấn đề liên quan đến Tự nhiên và xã hội:
Nhận xét, bình luận về cách ứng xử trong gia đình; cách phòng tránh ngộ độc, cách phòngcháy; đảm bảo an toàn và giữ vệ sinh ở nhà, ở trường, bảo vệ môi trường và các vấn đề vềchăm sóc sức khỏe bản thân, bảo vệ thực vật, động vật
1.4.4 Phương pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh tiểu học trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội
Có nhiều phương pháp và hình thức dạy học thuận lợi để phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội như: thảo luận, đóng vai, điều tra, dạy học tình
Trang 13huống, Bàn tay nặn bột, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học dự án, dạy học trải nghiệm, dạy học theo định hướng giáo dục STEM, … Trong phạm vi nghiên cứu luận án này tác giả chỉ tìm hiểu sâu một số phương pháp dạy học đặc trưng cho việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội như: dạy học giải quyết vấn đề, dạy học dự án, Bàn tay nặn bột, phương pháp đóng vai.
1.4.5 Các bước phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội
Bước 1: Lập kế hoạch phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học môn Tự nhiên
và Xã hội Bước 2: Xác định quy trình và thiết kế các công cụ để phát triển năng lực giảiquyết vấn đề Bước 3: Tổ chức rèn luyện để phát triển các năng lực thành tố của năng lực giảiquyết vấn đề Bước 4: Đánh giá sự phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh
1.4.6 Đánh giá sự phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học môn
Tự nhiên và Xã hội
* Mục đích đánh giá: Giám sát sự tiến bộ của HS, nhận biết hành vi đã thực hiện tốt,
những hành vi được thực hiện chưa tốt để giáo viên kịp thời điều chỉnh về cách dạy, học sinhkịp thời điều chỉnh về cách học để đạt kết quả cao trong quá trình dạy học môn Tự nhiên và
Xã hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
* Nội dung đánh giá: Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và mực độ hình thành và phát
triển theo bốn năng lực thành phần: năng lực phát hiện làm rõ vấn đề, năng lực đề xuất lựachọn cách giải quyết vấn đề, năng lực thực hiện giải quyết vấn đề, năng lực đánh giá giảiquyết vấn đề Đánh giá tập trung vào đánh giá mức độ phát triểnn năng lực giải quyết vấn đềcủa học sinh trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội
* Phương pháp đánh giá: Thực hiện đánh giá theo tiêu chí và sử dụng đa dạng các
phương pháp đánh giá như đánh giá bằng vấn đáp, đánh giá qua hồ sơ học tập, đánh giá quaquan sát, đánh giá qua sản phẩm học tập và đánh giá qua bài kiểm tra
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội
1.5.1 Nhận thức và năng lực của giáo viên:Giáo viên am hiểu kiến thức chuyên môn sẽ xây
dựng được các tình huống/ vấn đề chất lượng, bám sát thực tiễn, vừa sức và phù hợp với nhậnthức của HS; sử dụng các phương pháp thích hợp và nội dung đa dạng, phong phú để kíchthích động lực học tập bên trong của học sinh, từ đó kích thích thái độ học tập tích cực chocác em
Trang 141.5.2 Đặc điểm nhận thức và động cơ, thái độ học tập của học sinh: Thái độ học tập đã ảnh
hưởng tích cực trực tiếp đến năng lực giải quyết vấn đề của học sinh tiểu học, động lực họctập có tác động tích cực đến thái độ học tập khi đứng trước nhiệm vụ giải quyết vấn đề củahọc sinh tiểu học
1.5.3 Môi trường: Schoenfeld khẳng định rằng môi trường học tập dựa trên giải quyết vấn đề
cho phép học sinh có kiến thức sâu rộng và tạo điều kiện cho các em theo đuổi niềm say mêhọc tập của riêng mình Annable cũng đã tiết lộ rằng các chiến lược giải quyết vấn đề đượcnhấn mạnh trong môi trường học tập và các học sinh được thảo luận với nhau nhằm góp phần
phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề của họ
Kết luận chương 1
Năng lực giải quyết vấn đề là năng lực quan trọng cần chú trọng phát triển cho họcsinh trong quá trình dạy học ở tiểu học Qua phân tích cấu trúc của năng lực giải quyết vấn đề,luận án xác định được 4 thành tố của năng lực giải quyết vấn đề để phát triển cho học sinh:phát hiện vấn đề về Tự nhiên và Xã hội cần giải quyết; Đề xuất cách giải quyết vấn đề liênquan đến Tự nhiên và Xã hội; Thực hiện giải quyết vấn đề liên đến Tự nhiên và Xã hội, Đánhgiá giải quyết vấn đề liên quan đến Tự nhiên và Xã hội
Ngoài ra việc tìm hiểu kỹ cấu trúc, nội dung chương trình và những lợi thế để tổ chứcdạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểuhọc có vai trò đặc biệt quan trọng, giúp giáo viên có thể xác định được những tình huống cóvấn đề trong việc phát triển năng lực cho học sinh Hiểu biết về đặc điểm tâm lí và khả năngnhận thức của học sinh tiểu học là định hướng quan trọng để giáo viên đề xuất các biện pháp
để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
Trang 15CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TRONG DẠY HỌC
MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 2.1 Khái quát về khảo sát thực trạng
2.1.1 Mục đích khảo sát: Đánh giá thực trạng năng lực giải quyết vấn đề của học sinh và
thực trạng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh tiểu học trong dạy học môn Tựnhiên và Xã hội ở trường tiểu học để làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất biện pháp phát triểnnăng lực giải quyết vấn đề cho học sinh tiểu học trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội hợp
lí, có hiệu quả
2.1.2 Nội dung khảo sát
Để tìm hiểu thực trạng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh tiểu học trongdạy học môn Tự nhiên và Xã hội, Luận án tiến hành khảo sát 04 nội dung sau đây:
+ Thực trạng năng lực giải quyết vấn đề của học sinh tiểu học
+ Thực trạng nhận thức của giáo viênTH về năng lực giải quyết vấn đề và phát triểnnăng lực giải quyết vấn đề
+ Thực trạng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh tiểu học trong dạy họcmôn Tự nhiên và Xã hội
+ Đánh giá về những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển phát triển năng lực giảiquyết vấn đề cho học sinh tiểu học trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội
2.1.3 Đối tượng, thời gian, địa bàn khảo sát
2.1.3.1 Đối tượng, địa bàn khảo sát
- 52 cán bộ quản lí là chuyên viên phòng Giáo dục, hiệu trưởng, hiệu phó, tổ trưởngchuyên môn trên địa bàn Nghệ An
- 318 giáo viên ở 32 trường tiểu học ở tỉnh Nghệ An với các điều kiện dạy học khác nhau
- 572 học sinh lớp 2,3 ở các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Trang 162.1.3.2 Thời gian khảo sát: Trong năm học 2022 - 2023.
2.1.4 Phương pháp khảo sát: Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi; Phương pháp quan sát;
Phương pháp phỏng vấn sâu; Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động; Phương pháp lấy ýkiến chuyên gia; Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
2.1.5 Tiêu chí và công cụ đo năng lực giải quyết vấn đề của học sinh tiểu học
Tiêu chí đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh gồm 8 tiêu chí, mỗi tiêu chínày đều bám sát vào biểu hiện hành vi của năng lực giải quyết vấn đề Mỗi tiêu chí đánh giátheo 3 mức độ: Mức 1: Chưa thực hiện được (1 điểm); Mức 2: Thực hiện được (2 điểm); Mức3: Thực hiện tốt (3 điểm); sử dụng công cụ phiếu đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của giáoviên và phiếu tự đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh
quan trọng và rất quan trọng với học sinh tiểu học
2.2.1.2 Nhận thức của giáo viên tiểu học về đặc trưng của năng lực giải quyết vấn để: chỉ có
4,8% giáo viên được hỏi chựa chọn sai về đặc trưng của năng lực giải quyết vấn đề
2.2.1.3 Nhận thức của giáo viên tiểu học về cấu trúc năng lực giải quyết vấn để: 312 giáo
viên được hỏi thì có 48,7 % giáo viên xác định đúng cấu trúc năng lực giải quyết vấn đề Số
giáo viên chưa xác định được cấu trúc năng lực chiếm tỷ lệ khá cao 51,3% Đây là trở ngạitrong việc năng lực giải quyết vấn đề của học sinh tiểu học trong dạy học môn Tự nhiên và
Xã hội
2.2.2 Thực trạng năng lực giải quyết vấn đề của học sinh tiểu học trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội
2.2.2.1 Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho các biến trong toàn bộ thang
đo năng lực giải quyết vấn đề: Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,919 ≥ 0,8 nên thang đo lường
sử dụng rất tốt
2.2.2.2 Thống kê mô tả điểm trung bình năng lực giải quyết vấn đề xét theo tiêu chí