Là một thành viên trong gia đình em thấy mình cần phải có trách nhiệm gì để làm cho gia đình mình thực sự là một tế bào tốt của xã hội, một tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc và sự hài
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TÀO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO VÀ POHE
-⁕⁕⁕ -
BÀI TẬP LỚN
MÔN HỌC: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC ĐỀ BÀI: Phân tích vị trí của gia đình trong xã hội? Là một thành viên trong gia đình em thấy mình cần phải có trách nhiệm gì để làm cho gia đình mình thực sự là một tế bào tốt của xã hội, một tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc và sự hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên?
Người thực hiện: Vũ Hà Thu Lớp: Kinh doanh quốc tế CLC 63D Mã sinh viên: 11215559
Giảng viên: Nguyễn Thị Hào
Hà Nội - 2022
Trang 23 Tính độc lập tương đối của gia đình 6
4 Chức năng của gia đình 7
II Vận dụng 9
KẾT LUẬN 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
Trang 3MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, gia đình là môi trường sống đầu tiên và quan trọng nhất của mỗi con người Gia đình là một thiết chế xã hội và nó chịu sự tác động của hệ thống chính sách và những biến đổi của xã hội
Gia đình là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội Gia đình là nơi đầu tiên và cũng là nơi cuối cùng thực hiện chức năng về tình cảm và giáo dục đạo đức, lối sống cho con người
Với tư cách là tế bào của xã hội, gia đình tiếp nhận từ hệ giá trị văn hóa dân tộc đã được lưu giữ trong đời sống tâm hồn, tình cảm của mỗi con người Việt Nam từ khi chào đời cho đến khi nhắm mắt xuôi tay Với chức năng giáo dục, xã hội hóa, gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên và suốt đời tác động đến con người một cách trực tiếp và toàn diện nhất
Mong muốn tìm hiểu kĩ hơn, nắm rõ hơn tầm quan trọng của gia đình và vận dụng nó vào đời sống, em đã chọn đề tài “Phân tích vị trí của gia đình trong xã hội? Là một thành viên trong gia đình em thấy mình cần phải có trách nhiệm gì để làm cho gia đình mình thực sự là một tế bào tốt của xã hội, một tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc và sự hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên?” làm đề tài tiểu luận của mình
Trang 4NỘI DUNG
I Lý luận chung 1 Khái niệm gia đình
Gia đình là một cộng đồng người đặc biệt, có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của xã hội C.Mác và Ph.Ăngghen, khi đề cập đến gia đình nói rằng: “Quan hệ thứ ba tham dự ngay từ đầu vào quá trình phát triền lịch sử: hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sôi, nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình” Cơ sở hình thành gia đình là từ hai mối quan hệ cơ bản: quan hệ hôn nhân (vợ chồng) và quan hệ huyết thống (cha mẹ với con cái ) Những mối quan hệ này tồn tại trong sự gắn bó, liên kết, ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau, bởi nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người, được quy định bằng pháp lý hoặc đạo lý
Các quan hệ này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và biến đổi, phát triển phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và thể chế chính trị - xã hội
Như vậy, gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì và củng cố chủ yểu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình
2 Vị trí của gia đình
a Gia đình là tế bào của xã hội Gia đình có vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của xã hội Ph.Ăngghen đã nói rõ: “Theo quan điểm duy vật thì nhân tố quyết định trong lịch sử, quy cho đến cùng, là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp Nhưng bản thân sự sản xuất đó lại có hai loại Một mặt là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt: thực phẩm, quần áo, nhà ở và những công cụ cần thiết để sản xuất ra những thứ đó; mặt khác là sự sản xuất ra bản thân con người, là sự truyền nòi giống Những trật tự xã hội, trong đó những con người của một thời đại lịch sử nhất định và của một nước nhất định đang sống, là do hai loại sản xuất quyết định: một mặt là do trình độ phát triển của lao động và mặt khác là do trình độ phát triền của gia đình” Với việc sản xuất ra tư liệu tiêu dùng, tư liệu sản xuất, tái sản xuất ra con người, gia đình như một tế bào tự nhiên, là một đơn vị cơ sở để tạo nên cơ thể - xã hội
Trang 5Không có gia đình đề tái tạo ra con người thì xã hội không thể tồn tại và phát triển được Vì vậy, muốn có một xã hội phát triển lành mạnh thì phải quan tâm xây dựng tế bào gia đình tốt, như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt Hạt nhân của xã hội chính là gia đình”
Tuy nhiên, mức độ tác động của gia đình đối với xã hội lại phụ thuộc vào bản chất của từng chế độ xã hội, vào đường lối, chính sách của giai cấp cầm quyền, và phụ thuộc vào chính bản thân mô hình, kết cấu, đặc điểm của mỗi hình thức gia đình trong lịch sử Vì vậy, trong mỗi giai đoạn lịch sử, tác động của gia đình đối với xã hội là không hoàn toàn giống nhau
b Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá nhân mỗi thành viên
Từ khi còn nằm trong bụng mẹ, đến lúc lọt lòng và trong suốt cả cuộc đời, mỗi cá nhân đều gắn bó chặt chẽ với gia đình Gia đình là môi trường tốt nhất để mỗi cá nhân được yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc, trưởng thành, phát triền Sự yên ổn, hạnh phúc của mỗi gia đình là tiền đề, điều kiện quan trọng cho sự hình thành, phát triển nhân cách, thể lực, trí lực để trờ thành công dân tốt cho xã hội Chỉ trong môi trường yên ấm của gia đình, con người mới cảm thấy bình yên, hạnh phúc, có động lực để phấn đấu trở thành con người xã hội tốt Cho dù có đi đâu xa, họ vẫn mãi nghĩ về nhà, chỉ có ở nhà mới đem lại cảm giác thoải mái, thư giãn nhất, được mọi người trong gia đình ủng hộ, hậu thuẫn dù cho gặp phải khó khăn gì và chỉ có bố mẹ mới là người yêu thương con cái vô điều kiện
c Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên mà mỗi cá nhân sinh sống, có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của từng người Chỉ trong gia đình, mới thề hiện được quan hệ tình cảm thiêng liêng, sâu đậm giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái, anh chị em với nhau mà không cộng đồng nào có được và có thể thay thế
Tuy nhiên, mỗi người lại không thể chỉ sống trong quan hệ tình cảm gia đình, mà còn có nhu cầu quan hệ xã hội, quan hệ với những người khác, ngoài các thành viên trong gia đình Mỗi cá nhân không chỉ là thành viên của gia đình mà còn là thành viên của xã hội Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đồng thời cũng là quan hệ giừa các thành viên của xã hội Không có cá nhân bên ngoài gia đình,
Trang 6cũng không thề có cá nhân bên ngoài xã hội Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên đáp ứng nhu cầu quan hệ xã hội cùa mỗi cá nhân Gia đình cũng chính là môi trường đầu tiên mà mỗi cá nhân học được và thực hiện quan hệ xã hội
Ngược lại, gia đình cũng là một trong những cộng đồng để xã hội tác động tới cá nhân Nhiều thông tin, hiện tượng của xã hội thông qua lăng kính gia đình mà tác động tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triền của mỗi người về tư tưởng, đạo đức, lối sống, nhân cách v.v Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, để xây dựng một xã hội thật sự bình đẳng, con người được giải phóng, giai cấp công nhân chủ trương bảo vệ chế độ hôn nhân một vợ một chồng, thực hiện sự bình đẳng trong gia đình, giải phóng phụ nữ Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa” Vì vậy, quan hệ gia đình trong chủ nghĩa xã hội có đặc điểm khác về chất so với các chế độ xã hội trước đó
3 Tính độc lập tương đối của gia đình
Mặc dù, gia đình và xã hội có mối quan hệ biện chứng với nhau, nhưng gia đình vẫn có tính độc lập tương đối của nó Bởi vì gia đình và quan hệ gia đình còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác như tôn giáo, truyền thống, pháp luật Vì vậy cho nên, mặc dù xã hội có nhưng thay đổi nhưng một số gia đình vẫn lưu giữ được những truyền thống của gia đình mình
Một gia đình hạnh phúc được dựa trên các mối quan hệ bền chặt và chất lượng giữa các thành viên, mối quan hệ đó sẽ giúp bảo vệ gia đình vượt qua khó khăn, thách thức trong cuộc sống hiện đại nhiều sức ép như hiện nay Song, dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, cùng những ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình ngày càng lỏng lẻo, lối sống đề cao cá nhân, một số giá trị đạo đức như hiếu nghĩa, thủy chung xuống cấp Tình trạng này đã làm cho nhiều gia đình Việt Nam đứng trước nguy cơ bất ổn, tan vỡ Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng các mối quan hệ trong gia đình Việt Nam và hỗ trợ xây dựng gia đình Việt Nam hạnh phúc và bền vững là hết sức cần thiết
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự phát triển về tâm thần, thể chất và xã hội của trẻ em có liên hệ chặt chẽ với thời gian mà cha mẹ và những người chăm sóc trực tiếp khác dành cho chúng Một trong những nguyên nhân dẫn đến các thành viên
Trang 7trong gia đình mắc phải các tệ nạn xã hội là sự thiếu kiểm tra, giám sát, thiếu quan tâm chăm sóc lẫn nhau
Trên thực tế, nhiều ông bố, bà mẹ, vì không có thời gian cho con mình nên khiến trẻ bị tổn thương, nhiều em trở nên lầm lì, ít nói, rồi vùi đầu vào game, đua đòi theo bạn bè, rồi nghiện hút, trộm cắp, cướp giật,
4 Chức năng của gia đình
a Chức năng tái sản xuất ra con người Gia đình là một hình thức tổ chức đời sống chung của xã hội loài người mà trong đó diễn ra quá trình tái sản xuất sinh học nhằm duy trì và phát triển nòi giống Các quốc gia đều quan tâm đến việc điều tiết chức năng sinh đẻ của gia đình Việc khuyến khích hay hạn chế chức năng sinh đẻ của gia đình phụ thuộc vào yếu tố dân số, nguồn nhân lực và các điều kiện kinh tế - xã hội khác Ở Việt Nam, để hoạch định chính sách hợp lý cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Nhà nước đã có chính sách kế hoạch hóa gia đình: “Mỗi gia đình chỉ nên có từ một đến hai con để nuôi dạy cho tốt”
Ở Việt Nam, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con vừa đảm bảo được sức khỏe cho mẹ lại đảm bảo được chất lượng về cuộc sống cho gia đình và có điều kiện chăm sóc, dạy bảo các con
Ở Trung Quốc hiện nay tỉ lệ nam giới đang có sự chênh lệch lớn so với nữ giới, vì thế nên nhà nước đang thực hiện chính sách khuyến khích sinh con một bề là con gái Đến năm 2010, tại Trung Quốc, SRB đạt 118 bé trai/100 bé gái, giảm so với 121 (năm 2008), 119 (năm 2005), 121 (năm 2004) Mặc dù tính đến năm 2020 tỷ lệ nam nữ ở Trung Quốc đã về mức an toàn là 105,07:100, thay vì mức cao kỷ lục hơn 120:100 của năm 2004, nhưng theo kết quả điều tra dân số được Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố hồi đầu năm nay, nam giới ở nước này đang nhiều hơn phụ nữ 34,9 triệu Họ thuộc các nhóm tuổi khác nhau, trong đó có 17,52 triệu người trong độ tuổi kết hôn từ 20-40 tuổi
Cũng theo số liệu này, trong số 12 triệu trẻ em được sinh ra vào năm 2020 ở Trung Quốc, cứ 100 bé gái thì có 111,3 bé trai
b Chức năng nuôi dưỡng và giáo dục Chức năng này thể hiện tình cảm thiêng liêng, trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái, đồng thời thể hiện trách nhiệm của gia đình đối với xã hội Thực hiện
Trang 8chức năng này, gia đình có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự hình thành nhân cách, đạo đức, lối sống của mỗi người Vì vậy, gia đình là một môi trường văn hóa, giáo dục, trong môi trường này, mỗi thành viên đều là những chủ thể sáng tạo những giá trị văn hóa, chủ thể giáo dục đồng thời cũng là nhừng người thụ hưởng giá trị văn hóa, và là khách thể chịu sự giáo dục của các thành viên khác trong gia đình Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục có ảnh hưởng lâu dài và toàn diện đển cuộc đời của mỗi thành viên, từ lúc sinh ra cho đến khi trường thành và về già Vì vậy, giáo dục của gia đình gắn liền với giáo dục xã hội Nếu giáo dục của gia đình không gắn với giáo dục của xã hội, mỗi cá nhân sẽ khó khăn hòa nhập với xã hội, và ngược lại, giáo dục của xã hội sẽ không đạt được hiệu quả cao khi không kết hợp với giáo dục của gia đình, không lấy giáo dục của gia đình làm nền tảng Do vậy, cần tránh khuynh hướng coi trọng giáo dục gia đình mà hạ thấp giáo dục của xã hội hoặc ngược lại Bởi cả hai khuynh hướng ấy, mỗi cá nhân đều không phát triển toàn diện Thực hiện tốt chức năng nuôi dưỡng, giáo dục, đòi hỏi mỗi người làm cha, làm mẹ phải có kiến thức cơ bản, tương đối toàn diện về mọi mặt, văn hóa, học vấn, đặc biệt là phương pháp giáo dục
c Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng Đây là chức năng cơ bản quan trọng của gia đình nhằm tạo ra của cải, vật chất, và là chức năng đảm bảo sự sống còn của gia đình, đảm bảo cho gia đình được ấm no, giàu có, làm cho dân giàu, nước mạnh như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “dân có giàu thì nước mới mạnh “ Chức năng này bao quát về nhu cầu ăn, ở, tiện nghi, là sự hợp tác kinh tế giữa các thành viên trong gia đình nhằm thỏa mãn nhu cầu trong đời sống
Để có kinh tế của mỗi gia đình ngày càng được cải thiện và nâng cao, ngoài những thành viên đang còn ở độ tuổi trẻ em thì những thành viên đang ở độ tuổi lao động cần có một công việc, một mức thu nhập ổn định Ngoài ra còn cần có nguồn thu nhập thêm để có thêm nguồn thu chi trả cho những chi phí lặt vặt phát sinh hàng ngày
Ví dụ: giáo viên có thể đi dạy lớp học thêm, công nhân có thể nhận thêm sản phẩm làm ngoài giờ, tăng ca, những người nông dân thì có thể tăng gia sản xuất, chăn nuôi, tranh thủ buổi tối bện chổi rơm, đan giậu,… Mỗi gia đình cần luôn có ý thức phấn đấu làm giàu và làm giàu một cách chính đáng, đồng thời biết cách hài hòa giữa đời sống vật chất và tinh thần Bên cạnh đó xã hội cũng cần phải có trách
Trang 9nhiệm chăm lo chung cho mọi gia đình bằng cách phát triển kinh tế, văn hóa, có như vậy thì chức năng kinh tế của gia đình mới có thể hoàn thiện được
d Chức năng thỏa mãn tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình Đây là chức năng thường xuyên của gia đình, bao gồm việc thỏa mãn nhu cầu tình cảm, văn hóa, tinh thần cho các thành viên, đảm bảo sự cân bằng tâm lý, bảo vệ chăm sóc sức khỏe người ốm, người già, trẻ em Sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình vừa là nhu cầu tình cảm vừa là trách nhiệm, đạo lý, lương tâm của mỗi người Do vậy, gia đình là chỗ dựa tình cảm cho mỗi cá nhân, là nơi nương tựa về mặt tinh thần chứ không chỉ là nơi nương tựa về vật chất của con ngưòi Với việc duy trì tình cảm giữa các thành viên, gia đình có ý nghĩa quyết định đến sự ổn định và phát triên của xã hội Khi quan hệ tình cảm gia đình rạn nứt, quan hệ tình cảm trong xã hội cũng có nguy cơ bị phá vỡ
Ngoài những chức năng trên, gia đinh còn có chức năng văn hóa chức năng chính trị,
II Vận dụng Bởi con cái là niềm vui, niềm tự hào, là cầu nối và thành quả của bố mẹ, và là thế hệ tương lai, tin yêu sẽ làm nên thành công của mỗi gia đình, vậy nên là một thành viên của gia đình, để làm cho gia đình mình thực sự là một tế bào tốt của xã hội, một tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc và sự hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên, em cần phải:
Trước tiên, cần có sự quan tâm, chia sẻ với mọi người từ những hành động nhỏ nhất Một câu nói trao yêu thương, một cái ôm thật chặt cũng đủ nói lên tất cả Với chúng ta - những cô cậu sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường, đó đơn giản là chăm chỉ học tập thật tốt, vâng lời ông bà cha mẹ, giúp đỡ bố mẹ những việc nhỏ trong nhà, cư xử chừng mực với những người xung quanh, như thế cũng đủ để bố mẹ vui lòng Nói một cách cụ thể hơn, đối với ông bà, người cách ta cả hai thế hệ, thường xuyên nói chuyện về những chủ đề ngày xưa của ông bà và chủ động chia sẻ chuyện của bản thân sẽ giúp thu hẹp khoảng cách thế hệ, ông bà hiểu hơn các cháu, các cháu cảm thông đối với ông bà Đối với bố mẹ, ta nên dành thời gian để trò chuyện với bố mẹ, bởi bố mẹ không thể nào hiểu hết tâm tư tình cảm của con cái, chia sẻ những chuyện thường ngày về học tập trên lớp, mối quan hệ bên ngoài sẽ giúp không khí gia đình thêm gần gũi hơn Không chỉ vậy, cha mẹ
Trang 10còn là các bậc tiền bối, người đi trước, sẽ có thể đưa ra cho chúng ta những lời khuyên khách quan, đúng đắn Đối với anh chị em trong nhà, là cùng một thế hệ với nhau nên dễ dàng tâm sự, hàn huyên hơn, ta có thể làm tấm gương cho các em noi theo, đưa ra những lời khuyên hợp lý cho những chuyện đôi khi nói với người lớn khó khăn hơn do khoảng cách thế hệ Nếu có những cuộc họp gia đình, phải thẳng thắn chia sẻ quan điểm, đóng góp ý kiến, có thế, tình cảm gia đình mới ngày càng được củng cố và vững mạnh Mỗi người đều góp sức xây dựng sẽ tạo nên một gia đình hạnh phúc, yên vui và cần phải có trách nhiệm yêu thương chăm sóc người thân của mình đó vừa là quyền đồng thời cũng là nghĩa vụ
Bên cạnh đó, cũng cần xây dựng cho mình nếp sống văn minh, lịch sự, nói không với các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, trộm cướp, mê tín dị đoan, chấp hành tốt các quy định về bảo đảm an toàn vệ sinh môi trường, nội quy của các cơ quan đoàn thể, trường lớp, giúp đỡ bạn bè, không làm ảnh hưởng tới người khác, tuân thủ hiến pháp và pháp luật, hăng hái tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động tình nguyện để giúp đỡ cộng đồng, những người có hoàn cảnh khó khăn, người khuyết tật
Nói về tương lai xa sau này, khi cha mẹ già yếu phận làm con phải chăm sóc hiếu kính có như vậy mới đúng bổn phận và đạo làm con Trong xã hội hiện nay nhiều người con không chịu phụng dưỡng cha mẹ lúc ốm đau, già cả mà cho vào viện dưỡng lão, bất hiếu với cha mẹ, đùn đẩy trách nhiệm, không nhớ tới công lao cha mẹ nuôi dưỡng sinh thành vất vả, có người còn nhẫn tâm bỏ rơi bố mẹ Với những người như vậy cần phải phê phán, để làm gương cho những người khác trong xã hội
Các thành viên trong gia đình đều phải chung tay để có quan hệ ứng xử trong với cộng đồng cũng như nội bộ gia đình phù hợp với các tiêu chuẩn đạo đức xã hội (nếp sống lành mạnh, yêu thương lẫn nhau, không dính dáng tới tệ nạn,…) Có như vậy mới đạt được tiêu chuẩn gia đình văn hóa