1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

nguồn gốc bản chất đặc trưng chức năng của nhà nước và những đặc điểm cơ bản của nhà nước pháp quyền việt nam cần làm gì để xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Kết quả là xã hội chủ nghĩara đời, đặt tầng lớp lao động kiểm soát sản xuất và định hình một mô hình mới với sựquan tâm đến lợi ích chung và sự phát triển bền vững.2.2 Bản chất Nhà nước

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI: NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT, ĐẶC TRƯNG, CHỨC NĂNG CỦANHÀ NƯỚC VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP

QUYỀN VIỆT NAM CẦN LÀM GÌ ĐỂ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP

QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Giảng viên TS Bùi Xuân Thanh

Tên thành viên: … Chung

Lê Văn TrườngNguyễn Thị Ngọc NguyệtĐặng Bạch Huệ

…… Phương Thảo… Xuân Hậu

TP Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2023

Trang 2

Platon (Platôn) là một triết gia Hy Lạp cổ đại và đã có những quan điểm rất đặcbiệt về Nhà nước và chế độ chính trị Quan niệm về nhà nước của Platon được hìnhthành dựa trên sự phê phán của ông về nhà nước dân chủ ở Athens đặc biệt là vềnhững khía cạnh tiêu cực mà ông thấy trong chế độ này

Theo ông có thể có ba mô hình nhà nước: nhà nước quân chủ với sự cầmquyền của một người, nhà nước quý tộc với sự cầm quyền của một số người và nhànước dân chủ với quyền lực thuộc về đa số, thuộc về nhân dân Tuy nhiên, Nhà nướcquân chủ có hạn chế là sự chuyển chế và độc tài với nguy cơ lạm dụng quyền lực đểđạt được mục tiêu cá nhân Nhà nước dân chủ có thể dẫn đến tình trạng không ổnđịnh, vì quyền lực có khả năng rơi vào tay những người thiếu đạo đức và kiến thức.Dưới tình huống này, quá trình ra quyết định có thể bị ảnh hưởng bởi cảm xúc, lợi íchcá nhân hoặc dựa trên sự thỏa thuận chung, bị áp đảo bởi sự ưa thích của đa số thayvì dựa trên kiến thức chính xác Sự không hài lòng đối với quyết định chính trị và sựchia rẽ trong xã hội có khả năng đe dọa tính đoàn kết và ổn định của nhà nước, thậmchí có thể dẫn đến sự sụp đổ của nhà nước Do đó, Nhà nước lý tưởng của Plato,được gọi là "Nhà nước tri thức", là một xã hội công bằng với quyền lực ở tay nhữngngười có kiến thức và đạo đức để duy trì trật tự xã hội và đảm bảo lợi ích cho tất cảcông dân

Bên cạnh đó, Aristotle (Arixtốt) một nhà triết học người Hy Lạp cổ đại, khi nóivề mối quan hệ giữa nhà nước và cộng đồng trong triết học chính trị của mình, ôngtin rằng con người mang bản chất xã hội và có xu hướng tự nhiên sống chung vớinhau Cộng đồng không chỉ là một cơ hội cho con người tương tác và giao tiếp, màcòn là môi trường để họ phát triển đức hạnh và đạt được hạnh phúc Do đó, quanđiểm nguồn gốc nhà nước của Aristotle tập trung vào bản chất xã hội của con ngườivà tầm quan trọng của việc tổ chức nhà nước để bảo vệ và thúc đẩy lợi ích chung củacộng đồng

1.2 Thời Trung cổ

Nguồn gốc nhà nước thời Trung cổ liên quan chặt chẽ tới thuyết thần quyền,một quan niệm chính trị và xã hội quan trọng trong thời kỳ đó Thuyết thần quyền làmột triết lý cai trị cho rằng quyền lực tối cao (thường thì là của vị vua hoặc hoàng đế)

Trang 3

được cho là có nguồn gốc từ thần thánh và có nhiệm vụ thực hiện ý muốn củathượng đế trên trái đất bằng cách quản lý xã hội Những vị vua và hoàng đế thườngđược coi là đại diện của thượng đế trên trái đất và được tôn thờ, kính trọng tương tựnhư các thần thánh Thuyết thần quyền đã tác động mạnh mẽ đến cách cai trị và tổchức xã hội trong thời kỳ Trung cổ, đặc biệt tại châu Âu, nó góp phần xây dựng sựthống nhất và ổn định trong hệ thống chính trị và xã hội thời đó.

1.3 Thời Phục hưng

Thời Phục hưng đã đánh dấu sự phục hồi và phát triển của văn hóa, nghệ thuậtvà tri thức tại châu Âu Đồng thời cũng có tác động đáng kể đến các quan điểm vềquyền lực và cơ cấu nhà nước Trong thời kỳ này, một yếu tố quan trọng liên quanđến quyền lực là thuyết quyền lực

Thay vì chú trọng đến nguồn gốc thần thánh như thời Trung cổ, thuyết quyềnlực trong thời kỳ Phục hưng thường tập trung vào việc nghiên cứu và giải thích nguồngốc, phạm vi và cách thức thực hiện quyền lực trong xã hội và nhà nước Machiavelli,một triết gia chính trị người Italia, theo quan điểm của ông, nhà nước là chủ thể nắmgiữ quyền lực tối cao và có trách nhiệm duy trì và bảo vệ quyền lực này để đảm bảosự ổn định và tồn tại của chính nó Ông nghiên cứu cách thức mà người cai trị có thểduy trì và mở rộng quyền lực của họ, khuyến khích việc thực dụng và sử dụng mọiphương tiện để duy trì quyền lực, bao gồm cả việc sử dụng biện pháp tàn bạo, khôngđạo đức hoặc bất kỳ hình thức nào cần thiết để đạt được mục tiêu Mặc dù bị phêphán về việc khuyến khích sự tàn ác và bất đạo đức, nhưng ông đã đóng góp một gócnhìn thực tế và tập trung vào hiểu biết về xã hội và con người vào lãnh đạo chính trị

1.4 Thời cận đại

Lý thuyết khế ước xã hội là một khái niệm trong triết học chính trị và lý thuyếtxã hội, nó tương trợ cho quan điểm về nguồn gốc và cơ sở của xã hội, nhà nước vàquyền lực chính trị

Theo lý thuyết khế ước xã hội, nguồn gốc của nhà nước xuất phát từ việc conngười tự nguyện tham gia vào một hợp đồng xã hội Trong tình trạng tự nhiên banđầu, con người sống độc lập và tự do, nhưng để giải quyết các vấn đề về an ninh, bảovệ quyền tự do và quyền sở hữu, họ tạo ra một hiệp ước hay “khế ước” để hìnhthành tổ chức chỉnh trị - nhà nước Theo hiệp ước này, mỗi người tự nguyện chấpnhận nhượng một phần quyền tự nhiên của mình và đồng ý tuân theo các quy tắc vàquy định được xác định bởi nhà nước Nhà nước sau đó có trách nhiệm bảo vệ quyềnvà lợi ích chung của mọi người trong xã hội

1.5 Thời hiện đại

Nguồn gốc nhà nước thời hiện đại liên quan đến sự phát triển của các khíacạnh xã hội, chính trị và kinh tế trong thời đại ngày nay Thuyết nhà nước phúc lợichung là một phần của lý thuyết về chính trị và xã hội, tập trung vào vai trò của nhànước trong việc đảm bảo lợi ích, phúc lợi của toàn bộ xã hội và mỗi cá nhân

Theo quan điểm này, nhà nước không chỉ có trách nhiệm bảo vệ quyền cánhân và tự do của các cá nhân, mà còn phải đảm bảo rằng các dịch vụ cơ bản như ytế, giáo dục, an ninh xã hội và cơ hội kinh tế được cung cấp cho tất cả mọi người mộtcách bình đẳng Thuyết nhà nước phúc lợi chung thường tạo ra các chính sách và

Trang 4

chương trình xã hội nhằm giảm thiểu khoảng cách xã hội và tạo ra sự cân bằng trongxã hội.

2 Quan niệm về nhà nước của triết học Mac-Lenin2.1 Nguồn gốc

Theo quan điểm của Friedrich Engels (Ph.Ăngghen) trong giai đoạn xã hội cộngsản nguyên thủy không có sự phân hóa về giai cấp và không có sự hiện diện của nhànước; xã hội vẫn ở một trạng thái nguyên thủy, chưa phân chia các lớp xã hội hay giaicấp rõ rệt Mọi người cùng chia sẻ tài sản và phân công công việc - sự phân côngmang tính chất tự nhiên giữa các thành viên khác nhau, lúc này khái niệm về tư hữucá nhân hoặc gia đình riêng lẻ chưa được hình thành Tình trạng kinh tế trong giaiđoạn này còn thấp kém, khi mà nền kinh tế chủ yếu dựa vào thu thập, săn bắt và háilượm Do đó, không có nhu cầu thực sự cho nhà nước hoặc các hình thức tổ chứcphức tạp hơn Xã hội thường được tổ chức thành các thị tộc và bộ lạc Người đứngđầu trong các thị tộc (tộc trưởng) và bộ lạc (hệ thống quản lý gồm nhiều vị trí chứcnăng cụ thể), thường được chọn bằng cách bỏ phiếu hoặc thông qua sự tôn trọng củacộng đồng dựa vào đạo đức và uy tín của họ

Sự hình thành của nhà nước xuất phát từ một loạt các yếu tố như:- Dư thừa sản phẩm, sở hữu tư nhân và bóc lột người lao động: Vào giai đoạncuối của xã hội cộng sản nguyên thủy khi quá trình sản xuất phát triển và dẫn đến dưthừa sản phẩm, tạo điều kiện cho việc tích lũy tài sản Điều này thúc đẩy sự khát vọngchiếm đoạt sản phẩm lao động của nhân dân từ những người đứng đầu thị tộc hoặcbộ lạc hoặc những người có quyền lực Đồng thời, việc sở hữu tư nhân về tư liệu sảnxuất và sự tồn tại của cơ cấu xã hội trong chế độ người sở hữu tư nhân cho phép họbóc lột lao động của người khác để gia tăng tài sản và quyền lực của mình

- Phân hóa giai cấp và đối kháng giai cấp: Sự bóc lột người lao động và sự tập

trung quyền lực tạo ra sự phân hóa giai cấp trong xã hội Những giai cấp khác nhautrong xã hội chịu sự mâu thuẫn về lợi ích, dẫn đến các cuộc đối kháng xoay quanh tàisản, quyền lực và điều kiện sống

- Chiến tranh và quyền lực quân sự: Các cuộc chiến tranh giữa các thị tộc, bộ

lạc tạo điều kiện cho việc gia tăng quyền lực của các thủ lĩnh quân sự Quyền lực quânsự gia tăng đồng thời cũng tạo thêm mâu thuẫn và bất ổn trong xã hội

- Thay đổi trong tổ chức lãnh đạo: Những tổ chức lãnh đạo thị tộc ban đầu,

từng được xem là công cụ của nhân dân, dần dần thoát khỏi sự kiểm soát của dânchúng và trở thành lực lượng đối lập với lợi ích chứng của đại đa số

Bắt nguồn từ các yếu tố này, sự phát triển mâu thuẫn giai cấp trong xã hội đãgia tăng Sự chia rẽ giữa các tầng lớp và đấu tranh giữa chúng đã tạo ra nhu cầu chomột cơ quan quyền lực ra đời đó là nhà nước Nhà nước ra đời không phải để giảiquyết mâu thuẫn giai cấp, mà ngược lại nhà nước ra đời chính là do mâu thuẫn giaicấp ngày càng sâu sắc không thể điều hòa được Ở bất kỳ địa điểm nào và tại bất kỳthời điểm nào mà mâu thuẫn giai cấp không thể giải quyết, thì nhà nước xuất hiện,nhà nước có nhiệm vụ kiểm soát và duy trì mâu thuẫn cũng như bảo vệ sự tồn tại củacác giai cấp trong trật tự xã hội Nó là công cụ của giai cấp cầm quyền, được sử dụngđể duy trì sự bất bình đẳng giai cấp bằng cách thiết lập và áp đặt luật pháp và quy tắcvới mục tiêu chỉnh là bảo vệ lợi ích của tầng lớp nắm giữ tư liệu tài sản đối với tầnglớp lao động – đồng thời cũng là lợi ích của giai cấp cầm quyền

Trang 5

Tuy nhiên, việc mâu thuẫn giai cấp gia tăng đã thúc đẩy sự xuất hiện của tầnglớp lao động tự tổ chức các cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa để chống lại hệ thống tưbản Nhà nước trở thành công cụ của tầng lớp lao động, tạo điều kiện cho sự côngbằng xã hội và tập trung vào quyền lợi của toàn bộ xã hội Kết quả là xã hội chủ nghĩara đời, đặt tầng lớp lao động kiểm soát sản xuất và định hình một mô hình mới với sựquan tâm đến lợi ích chung và sự phát triển bền vững.

2.2 Bản chất

Nhà nước là một công cụ của giai cấp thống trị, thể hiện lợi ích của giai cấpthống trị Mặc dù nhà nước có vẻ như là một quyền lực công cộng của xã hội nhưngthực tế nó không phải là một tổ chức vô tư phục vụ lợi ích chung, mà thực chất là làbộ máy quyền lực của giai cấp thống trị dùng để bảo vệ và duy trì lợi ích của mình Nóđược sử dụng để thực hiện sự thống trị của giai cầm quyền đối với toàn xã hội, trấnáp các giai cấp khác bao gồm việc áp đặt các luật lệ, quy tắc và chính sách mà có thểảnh hưởng đến các lớp dưới

Nhà nước là công cụ để duy trì bất bình đẳng xã hội, có thể sử dụng bạo lực:Nhà nước không phải là lực lượng điều hòa mâu thuẫn xã hội, đặc biệt trong điềukiện xã hội có giai cấp đối kháng, nó có vai trò là một cơ quan kiểm soát, duy trì bấtbình đẳng xã hội, khống chế sự nổi dậy của các giai cấp bị áp đặt và đảm bảo rằng cáclớp dưới không thể thách thức hoặc đảo ngược thống trị của giai cấp tư sản Trongtrường hợp xảy ra phản kháng từ phía các giai cấp khác, nhà nước có thể sử dụng bạolực để đàn áp sự phản đối và duy trì trật tự theo ý muốn của giai cấp thống trị

Nhà nước thay đổi theo tình hình xã hội: Nhà nước không phải là một thực thểtĩnh, mà thay đổi theo tình hình xã hội và giai cấp thống trị Khi sự mâu thuẫn giatăng, nhà nước có thể phải thay đổi hoặc thậm chí bị thay thế bởi các hình thức mớiđể duy trì thống trị của giai cấp thống trị

ĐẶC TRƯNG, CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC1 Đặc trưng của Nhà nước

1.1 Một là, nhà nước là bộ máy tổ chức quyền lực thực hiện việc quản lý dâncư theo lãnh thổ quốc gia.

Một trong những đặc trưng cơ bản của nhà nước là có chủ quyền quốc gia Chủquyền quốc gia là khái niệm chỉ sự độc lập và quyền kiểm soát một lãnh thổ cụ thểcủa một quốc gia Điều này đồng nghĩa với việc nhà nước ta sở hữu và kiểm soát lãnhthổ của quốc gia mình Chủ quyền quốc gia cho phép nhà nước xác định và bảo vệranh giới, quyền tài phán và thực hiện chủ quyền trên lãnh thổ Nhà nước có quyềnđại diện cho quốc gia trong các hoạt động quốc tế và thực hiện quan hệ với các quốcgia khác Nhà nước có chủ quyền quốc gia khi nó có khả năng thực hiện các quyếtđịnh đối với lãnh thổ và dân cư của mình mà không bị can thiệp bởi bất kỳ quốc giahoặc thực thể nào khác Điều này bao gồm quyền thiết lập các luật lệ, đưa ra cácchính sách, quản lý tài nguyên và hậu cần, và duy trì quyền thực thi pháp luật trênlãnh thổ của mình

Các vùng lãnh thổ thường được xác định dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm địa lý,dân số, kinh tế, văn hóa và chính trị Nhà nước có thể chia dân cư thành các đơn vịhành chính như thành phố, tỉnh, huyện, xã hoặc các khu vực đặc biệt khác như khuvực kinh tế đặc biệt, khu công nghiệp, khu du lịch… Phân chia dân cư theo từng vùnglãnh thổ giúp nhà nước quản lý và cung cấp dịch vụ công cộng một cách hiệu quả,

Trang 6

đồng thời tạo điều kiện phát triển địa phương và tăng cường sự tham gia của côngdân trong việc quản lý và phát triển cộng đồng.

1.2 Hai là, nhà nước là một bộ máy tổ chức quyền lực đặc biệt, được đảm bảobằng các sức mạnh của những đội vũ trang chuyên nghiệp

Về nguyên tắc, quyền lực nhà nước có hiệu lực bắt buộc đối với mọi công dânsinh sống và hoạt động trên địa bàn lãnh thổ mà nó quản lý Nhà nước có quyền thiếtlập, duy trì và sử dụng quyền lực công cộng Quyền lực công cộng bao gồm các cơquan thi hành pháp luật, quân đội và lực lượng an ninh Những yếu tố này được sửdụng để bảo vệ lãnh thổ, quyền lợi cũng như sự an toàn của quốc gia Nhà nước cóquyền xác định và áp dụng quyền lực công cộng theo quy định của pháp luật với mụcđích duy trì trật tự và ổn định trong xã hội

Pháp luật là công cụ quan trọng của nhà nước để quản lý xã hội Nhà nướcthông qua các cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp luật để quy địnhcác nguyên tắc, chuẩn mực xử sự cho các thành phần trong xã hội Pháp luật có tácdụng bảo đảm trật tự, an ninh xã hội, và sự công bằng cho mọi người Pháp luật cũnggóp phần xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ, và phát triển

Pháp luật tạo ra các khung pháp lý để nhà nước thực hiện chức năng quản lýnhà nước, và để công dân thực hiện quyền con người và nghĩa vụ công dân Pháp luậtcũng thiết lập các cơ chế giám sát và giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật.Pháp luật là tiêu chuẩn đánh giá hành vi của mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội.Pháp luật là nền tảng của một xã hội dân chủ, pháp trị, và phúc lợi

1.3 Ba là, nhà nước xác lập thể chế độ thuế khóa

Thuế là một khoản phí mà nhà nước thu từ người dân và các đơn vị kinh tế đểbảo đảm hoạt động của nhà nước và cung cấp các dịch vụ công cộng Nhà nước xáclập thuế khóa để duy trì và tăng cường bộ máy duy trì của nó

Nhà nước có trách nhiệm ban hành các văn bản pháp luật về thuế, quy định cácnguyên tắc, phương thức và thủ tục thuế, quản lý và kiểm tra việc chấp hành thuếcủa người nộp thuế Nhà nước áp dụng nhiều loại thuế khác nhau để điều tiết hoạtđộng kinh tế và xã hội, như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuếgiá trị gia tăng (VAT), thuế nhập khẩu, thuế bất động sản và các loại thuế khác

Dưới góc độ thuế, nhà nước gắn chặt với xã hội và dân chứ không tách rời Cácloại thuế này có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến người nộp thuế, do đó cần có sựcân đối và công bằng trong việc xác định và thực hiện chính sách thuế, cần phải xâydựng một chính sách thuế đúng đắn, công bằng và hợp lý, đơn giản, tiện lợi

2 Chức năng của nhà nước

Chức năng của nhà nước là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước thểhiện bản chất nhà nước và nhằm thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra trướcnhà nước trong giai đoạn phát triển cụ thể

2.1 Chức năng chính trị và chức năng xã hội

Chức năng chính trị của nhà nước là chức năng bảo vệ và thực hiện lợi ích củagiai cấp thống trị

Chức năng xã hội là chức năng bảo vệ và thực hiện lợi ích chung của cộng đồngquốc gia trong đó có lợi ích của giai cấp thống trị, giúp xã hội duy trì sự ổn định vàphát triển bền vững Đây là một chức năng rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến địa vịthống trị của giai cấp cầm quyền, của lực lượng cầm quyền Chức năng xã hội của nhà

Trang 7

nước là một yếu tố khách quan, tất yếu, không thể thiếu Tuy nhiên, mức độ thựchiện chức năng này phụ thuộc vào tính chất tiến bộ hay lạc hậu của giai cấp cầmquyền “Các giai cấp thống trị ở thời điểm phát triển đi lên của mình, đã thực hiệnchức năng xã hội hoàn toàn xác định và chính nhờ điều đó họ mới trở thành giai cấpthống trị” Ngược lại, các giai cấp cầm quyền khi trở nên lỗi thời, phản động thìthường quá coi trọng chức năng giai cấp, coi nhẹ chức năng xã hội, không quan tâmđến đời sống của người dân, đẩy người dân đến cảnh khốn khổ, đó là thời điểm báohiệu địa vị thống trị bị lung lay và sắp sụp đổ, bởi “Sự thống trị giai cấp chỉ có thể tồntại với điều kiện là nó đảm bảo cho được những người bị áp bức không bị nghèo túngđến cùng cực” Khi “những người bị áp bức nghèo túng đến cùng cực” thì họ sẽ nổidậy đấu tranh nhằm lật đổ nhà nước hiện tồn, thiết lập một nhà nước mới, có thểthực hiện chức năng xã hội tốt hơn Do đó, thực hiện tốt chức năng xã hội có vai tròvô cùng quan trọng trong việc củng cố địa vị thống trị của giai cấp cầm quyền, của lựclượng cầm quyền Chính chức năng xã hội là cơ sở, điều kiện và phương thức thựchiện chức năng giai cấp như C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định: “Chức năng xã hộilà cơ sở của sự thống trị chính trị; và sự thống trị chính trị cũng chỉ kéo dài chừng nàocòn thực hiện chức năng xã hội đó của nó” Chức năng xã hội của nhà nước thể hiệnở hai nhóm nhiệm vụ cụ thể sau:

Một là, nhà nước phải chăm lo những công việc chung của toàn xã hội, tất cả cácgiai cấp trong xã hội đều được hưởng lợi khi nhà nước thực hiện những công việc đó,ví dụ như: nhà nước bảo đảm trật tự an toàn xã hội; chống ô nhiễm môi trường, sinhthái; phòng chống lây lan dịch bệnh; xây dựng các công trình phúc lợi, công cộng…

Hai là, nhà nước phải thỏa mãn ở mức độ nào đó nhu cầu của các giai cấp kháctrong xã hội, tức là phải thực hiện những chính sách đem lại lợi ích cho các giai cấp bịtrị ở mức độ nhất định, dù cho những chính sách đó có thể ảnh hưởng đến lợi íchtrước mắt của giai cấp cầm quyền Ví dụ như nhà nước phong kiến giảm tô, giảmthuế, mở kho lương cứu đói cho nông dân; nhà nước tư sản thực hiện chính sách“tăng lương giảm giờ làm” đối với giai cấp công nhân… Như vậy, chức năng xã hội làđáp ứng nhu cầu, lợi ích chính đáng của tất cả các thành phần trong xã hội ở mộtmức độ nhất định nào đó

* Hai chức năng này tồn tại trong mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau,trong đó chức năng chính trị quyết định tính chất, phạm vi, mức độ, hiệu quả thựchiện chức năng xã hội, nhưng chức năng xã hội của nhà nước giữ vai trò là cơ sở choviệc thực hiện chức năng chính trị, đảm bảo cho việc thực hiện chính trị một cách cóhiệu quả

2.2 Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại

Căn cứ vào phạm vi hoạt động của nhà nước, chức năng của nhà nước đượcphân thành các chức năng đối nội và các chức năng đối ngoại:

- Các chức năng đối nội là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trongquan hệ với các cá nhân, tổ chức trong nước, chẳng hạn chức năng kinh tế, chức năngxã hội, chức năng trấn áp, chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của công dân phù hợp với lợi ích giai cấp thống trị

- Các chức năng đối ngoại là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trongviệc bảo vệ biên giới lãnh thổ quốc gia và thực hiện các mối quan hệ với các quốc gia,dân tộc khác, chẳng hạn chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược, chức năng phòng

Trang 8

thủ, bảo vệ đất nước, chức năng thiết lập quan hệ ngoại giao, hợp tác kinh tế quốc tế,thực chất và cơ bản là thực hiện lợi ích giai cấp thống trị trong các mối quan hệ vớicác quốc gia khác.

Mối quan hệ thống nhất giữa 2 chức năng: Các chức năng đối nội và chức năngđối ngoại có mối liên hệ mật thiết với nhau Việc xác định và thực hiện các chức năngđối ngoại cần xuất phát dựa trên tình hình thực hiện các chức năng đối nội Đồngthời, kết quả của việc thực hiện các chức năng đối ngoại sẽ ảnh hưởng đến việc tiếnhành các chức năng đối nội Để thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại, nhànước sử dụng nhiều hình thức và phương pháp hoạt động khác nhau, trong đó có bahình thức hoạt động chính là: Xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảovệ pháp luật

3 Những đặc điểm cơ bản của nhà nước pháp quyền

Một là , Nhà nước pháp quyền là biểu hiện tập trung của chế độ dân chủ Dân chủvừa là bản chất của nhà nước pháp quyền vừa là điều kiện, tiền đề của chế độ nhànước

Tập trung dân chủ hay dân chủ tập trung đều bao hàm hai thành tố tập trung vàdân chủ Hai thành tố đó không hề đối lập nhau mà có mối quan hệ biện chứng vớinhau và cùng phát triển theo tỷ lệ thuận Tập trung càng cao thì dân chủ càng đượcmở rộng, và ngược lại Tập trung ở đây không phải là tập trung quan liêu, tập trungđộc đoán Dân chủ ở đây là dân chủ thực sự, chứ không phải dân chủ mang tính hìnhthức, hay dân chủ “không giới hạn”, dân chủ cực đoan, muốn làm gì thì làm Tậptrung trên cơ sở dân chủ thì tập trung sẽ thúc đẩy dân chủ rộng rãi và có chất lượngcao hơn Tập trung là đòi hỏi của chính bản thân dân chủ Ngược lại, dân chủ trên cơsở tập trung sẽ dễ dàng đạt tới sự thống nhất cao Lúc đó, dân chủ trở thành đòi hỏicủa chính bản thân tập trung Dân chủ mà không tập trung, về thực chất, là xóa bỏdân chủ Tập trung mà không dân chủ, về thực chất, cũng là xóa bỏ tập trung

Mục tiêu của nhà nước pháp quyền là xây dựng và thực thi một nền dân chủ,đảm bảo quyền lực chính trị thuộc về nhân dân Nhân dân thực hiện quyền dân chủcủa mình thông qua dân chủ trực tiếp; dân chủ đại diện

Hai là, Nhà nước pháp quyền được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiếnpháp và pháp luật

Hiến pháp và pháp luật luôn giữ vai trò điều chỉnh những mối quan hệ cơ bản đốivới toàn bộ hoạt động Nhà nước và hoạt động xã hội, quyết định tính hợp hiến vàhợp pháp của mọi tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Tuy nhiên không phảimọi chế độ lập Hiến, mọi hệ thống pháp luật đều có thể đưa lại khả năng xây dựngnhà nước pháp quyền, mà chỉ có Hiến pháp và hệ thống pháp luật dân chủ, công bằngmới có thể làm cơ sở cho chế độ pháp quyền trong nhà nước và xã hội

Ba là, Nhà nước pháp quyền tôn trọng, đề cao và đảm bảo quyền con người trongmọi lĩnh vực hoạt động của Nhà nước và xã hội

Trang 9

Quyền con người là tiêu chí đánh giá tính pháp quyền của chế độ nhà nước Mọihoạt động của Nhà nước đều phải xuất phát từ sự tôn trọng và đảm bảo quyền conngười, tạo mọi điều kiện cho công dân thực hiện quyền của mình theo đúng các quyđịnh của luật pháp.

PHẦN 2 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN1 Khái niệm nhà nước pháp quyền:

2 Đặc điểm nhà nước pháp quyền:PHẦN 3 CẦN PHẢI LÀM GÌ ĐỂ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘICHỦ NGHĨA VIỆT NAM {Trường}

1 Ở nước ta, Hiến Pháp năm 2013 khẳng định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dânmà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tríthức” Để đảm bảo thực thi quyền lực chính trị ở nước ta hiện nay, cần phải xây dựngnhà nước pháp quyền thật sự của dân, do dân và vì dân Hiến pháp xác định: “Nhànước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩacủa Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhândân là nhà nước mà ở đó mọi quyền lực Chính trị - quyền lực nhà nước thuộc về nhândân, được tổ chức tập trung thành Nhà nước và “nhân dân thực hiện quyền lực nhànước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồngnhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước” Quyền lực chính trị là doNhà nước nắm giữ, nhưng quyền lực ấy là của nhân dân giao cho Chính nhân dân làngười tổ chức ra nhà nước và trao quyền lực cho Nhà nước Nhà nước là công cụ củanhân dân, thay mặt nhân dân để thực thi quyền lực chính trị mà nhân dân giao cho.Muốn quản lý và điều hành tốt xã hội, Nhà nước phải thông qua nhân dân, tạo điềukiện để nhân dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội, kiểm tra, kiểm soát và giámsát hoạt động của Nhà nước Chính nhân dân là người quản lý nhà nước và xã hội,đồng thời, là người tổ chức và thực thi quyền lực chính trị - quyền lực nhà nước trêncác lĩnh vực của đời sống xã hội

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhândân là Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật, tôntrọng tính tối cao của Hiến pháp và các đạo luật trong việc điều chỉnh các quan hệ xãhội Hiến pháp quy định: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp vàpháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trungdân chủ” Theo đó, Nhà nước pháp quyền là công cụ quyền lực của nhân dân, donhân dân tổ chức ra, thay mặt nhân dân, thực thi quyền lực chính trị được nhân dân

Trang 10

giao cho Điều quan trọng, cốt yếu trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước phápquyền Việt Nam là phải đảm bảo tuân thủ đúng Hiến pháp và pháp luật, lấy pháp luậtlàm tiêu chí chung để kiểm soát, điều hành và quản lý xã hội và tăng cường pháp chếxã hội chủ nghĩa “Khẳng định bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩaViệt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; đổi mới phươngthức vận hành của Nhà nước theo hướng hoàn thiện thể chế, phát huy dân chủ, bảođảm quyền làm chủ của nhân dân; hoàn thiện mô hình tổ chức của Nhà nước, phâncông, phối hợp giữa các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, coi trọng kiểm soátquyền lực nhà nước; giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội,quan hệ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn xác định mục tiêu cao cảnhất là vì con người, mọi hoạt động của Nhà nước luôn hướng tới mục tiêu phục vụcon người - chủ thể sáng tạo xã hội Để đảm bảo thực thi đúng, đủ quyền lực mànhân dân giao, trong quản lý và điều hành xã hội, nhà nước thực hiện mở rộng dânchủ hóa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực của đời sống xã hội,gắn với kỷ luật, kỷ cương và tăng cường pháp chế, đảm bảo cho nhân dân được làmtất cả những gì mà pháp luật không cấm “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làmchủ của Nhân dân; công nh n, tôn trọng, bảo v và bảo đảm quyền con người, quyềnận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền ệ và bảo đảm quyền con người, quyềncông dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh,mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”.Từng bước tạo điều kiện cho nhân dân nắm bắt và làm chủ xã hội, trước hết là kinhtế, đến chính trị và thực sự trở thành chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước

Nhà nước pháp quyền phải đấu tranh, bảo vệ các quyền tự do, dân chủ và lợiích hợp pháp của nhân dân, giải quyết hài hòa, kịp thời những yêu cầu, kiến nghị hợppháp, chính đáng của nhân dân theo đúng quy định của pháp luật

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải do Đảng cộng sản ViệtNam lãnh đạo Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố cơ bản, quyếtđịnh tính định hướng chính trị của Nhà nước Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối vớiNhà nước là vấn đề cốt lõi quyết định sự tồn vong của Nhà nước - của chế độ chínhtrị xã hội ta Do đó, cần phải không ngừng đổi mới xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm choĐảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, thật sự là “đội tiên phong của giai cấp côngnhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đạibiểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc,… là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”

2 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của đảng xác định mục tiêu chunglà: “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ViệtNam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọngtâm của đổi mới hệ thống chính trị” Để thực hiện được mục tiêu này, Đại hội đại

Ngày đăng: 22/08/2024, 14:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w