1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận trình bày tư tưởng hồ chí minh về xây dựng nhà nước trongsạch vững mạnh vận dụng tư tưởng hồ chí minh trong việc làm sạch bộmáy nhà nước ở việt nam hiện nay

23 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc làm sạch bộ máy Nhà nước ở Việt Nam hiện nay
Tác giả Lương Thị Quỳnh Nga, Vũ Xuân Mai, Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Thị Xuân, Đỗ Thế Tài, Hoàng Thị Thu Hiền, Bùi Bích Nga, Chu Thị Linh Chi, Đỗ Thị Thảo, Ngô Hoàng Lan
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 1,71 MB

Nội dung

Khái niệm về tiêu cực trong Nhà nước...82.2.Biểu hiện về tiêu cực trong Nhà nước...82.3.Những giải pháp phòng, chống tiêu cực trong Nhà nước...9II.VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO VIỆC

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

-BÀI TẬP NHÓM

MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

NHÓM: 05 LỚP 4728 – KHOA NGÔN NGỮ ANH

Đề bài 14: Trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc làm sạch bộ

máy Nhà nước ở Việt Nam hiện nay.

Hà Nội, 2023

Trang 2

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Ngày: 11/10/ 2023

Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội

Nhóm: 05

Lớp: 4728

Khoa: Ngôn Ngữ Anh

Tổng số sinh viên của nhóm: 10

2

Trang 3

Kết quả như sau:

Đánh giá của SV

SV ký tên

Đánh giá của GV

A B C

Điể m (số)

Điểm (chữ)

GV

ký tên

1 472845 Lương Thị Quỳnh Nga X

6 472850 Hoàng Thị Thu Hiền X

- Kết quả điểm bài viết:

+ Giáo viên chấm thứ nhất:

+ Giáo viên chấm thứ hai:

- Kết quả điểm thuyết trình:

- Giáo viên cho thuyết trình:

- Điểm kết luận cuối cùng:

Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2023

Trưởng nhóm

Trang 4

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 5

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 5

I TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH 5

1 Kiểm soát quyền lực Nhà nước 5

2 Phòng, chống tiêu cực trong Nhà nước 8

2.1 Khái niệm về tiêu cực trong Nhà nước 8

2.2.Biểu hiện về tiêu cực trong Nhà nước 8

2.3.Những giải pháp phòng, chống tiêu cực trong Nhà nước 9

II VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO VIỆC LÀM SẠCH BỘ MÁY NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 12

1 Thành tựu nổi bật của Nhà nước khi vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc làm sạch bộ máy Nhà nước ở Việt Nam hiện nay 12

2 Những hạn chế còn tồn tại trong việc làm trong sạch bộ máy Nhà nước ở Việt Nam hiện nay 14

3 Định hướng một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong việc làm trong sạch bộ máy Nhà nước ở Việt Nam hiện nay 15

KẾT LUẬN 20

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

4

Too long to read on your phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trải qua hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước, thấu hiểu nỗi khổ đau khi mất nước thì “độc lập, tự do” đã trở thành khát vọng cháy bỏng của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như nhân dân Việt Nam Và ước muốn tột cùng nhất của Người là hướng tới mục đích cao cả “quyền lợi Tổ quốc và hạnh phúc của quốc dân” Để đạtđược mong ước ấy thì phải xây dựng được Nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân Từ khi sáng lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Người luôn cố gắng dốc hết tâm huyết cho Nhà nước Việt Nam kiểu mới – Nhà nước trong sạch, vững mạnh hiệu quả Có như vậy Nhà nước mới thực sự trở thành bến đỗ để nhân dân tintưởng, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân Đến nay, dưới ánh sáng của đường lối đổi mới và yêu cầu phải xây dựng Nhà nước pháp quyền; bộ máy công bằng, liêm chính, chí công vô tư, gắn bó “máu thịt” với nhân dân thì việc tìm hiểu, nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh lại càng có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cấp thiết Vì vậy, nhóm em chọn đề bài “Trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước trong sạch, vững mạnh Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong làm sạch bộ máy Nhà nước Việt Nam hiện nay” cho bài tiểu luận của mình

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH

1 Kiểm soát quyền lực Nhà nước

Để giữ vững bản chất của Nhà nước, đảm bảo cho Nhà nước hoạt động có hiệu quả, phòng chống thoái hóa, biến chất trong đội ngũ cán bộ Nhà nước, Hồ Chí Minh rất chú trọng vấn đề kiểm soát quyền lực Nhà nước Theo quan điểm của

Trang 6

Hồ Chí Minh, kiểm soát quyền lực Nhà nước là tất yếu, kiểm soát quyền lực để bảođảm quyền làm chủ của người dân Theo Hồ Chí Minh, dân chủ được hiểu là mọi quyền lực của Nhà nước đều là của dân, xuất phát từ nhân dân Quyền lực mà Nhà nước có được là do nhân dân giao phó, ủy thác Vì vậy, Chính phủ phải làm việc vì lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, không có đặc quyền đặc lợi Cơ sở để kiểm soát quyền lực, theo Hồ Chí Minh, đó là luật pháp Luật pháp phải thể hiện ý chí của dân mới trở thành công cụ hữu hiệu để kiểm soát quyền lực Người viết: “Phép luật là phép luật của nhân dân, dùng để ngăn cản những hành động có hại cho nhân dân, để bảo vệ lợi ích chung của đại đa số nhân dân” Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh đến công tác kiểm tra, kiểm soát để khắc phục tình trạng lạm dụng quyền lực.Người thấy rõ nguy cơ của quyền lực làm tha hóa những kẻ nắm quyền và từng nhiều lần phê phán rất nghiêm khắc tình trạng lạm dụng quyền lực của một số cán

bộ, Đảng viên và chỉ ra những căn bệnh hay lỗi lầm của Chính phủ, của những

“ông quan” này là: trái phép, cậy thế, hủ hóa, tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo, công thần,quan liêu, biến quyền lực của dân thành quyền lực của một số ít người Người chỉ rõ: “Có kiểm tra mới huy động được tinh thần tích cực và lực lượng to tát của nhân dân, mới biết rõ năng lực và khuyết điểm của cán bộ, mới sửa chữa và giúp đỡ kịp thời” Hồ Chí Minh coi trọng công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực thi quyền lực của các cơ quan Nhà nước và khuyến khích nhân dân thực hiện công việc này Người viết: “Chính phủ ta là Chính phủ của nhân dân, chỉ có một mục đích là ra sức phụng sự lợi ích của nhân dân Chính phủ rất mong đồng bào giúp đỡ, đôn đốc,kiểm soát và phê bình để làm trọn nhiệm vụ của mình là: “người đầy tớ trung thànhtận tụy của nhân dân”

Về hình thức kiểm soát quyền lực Nhà nước, theo Hồ Chí Minh, trước hết cần phải phát huy vai trò, trách nhiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam Đảng là đội tiên

phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc, là Đảng cầmquyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội Chính vì vậy, Đảng có quyền và có trách

6

Trang 7

nhiệm kiểm soát quyền lực Nhà nước Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Công việc của Đảngngày càng nhiều Muốn hoàn thành tốt mọi việc, thì đoàn thể Đảng viên và cán bộphải chấp hành nghiêm chỉnh đường lối chính sách của Đảng Và muốn như vậy,thì các cấp ủy Đảng phải tăng cường công tác kiểm tra Vì kiểm tra có tác dụngthúc đẩy và giáo dục Đảng viên và cán bộ làm trọn nhiệm vụ đối với Nhà nước,làm gương mẫu tốt cho nhân dân Viê yc Đảng kiểm tra, giám sát, làm trong sạch

đô yi ngũ đảng viên đang giữ những vị trí chủ chốt của các cơ quan QLNN tức làĐảng đã thực hiê yn sự kiểm soát QLNN Điều đó cho thấy, nếu Đảng có tính tổchức kz luâ yt càng cao thì viê yc kiểm soát của Đảng đối với các Đảng viên trong các

cơ quan của bô y máy Nhà nước càng có hiê yu quả Chính vì điều đó mà Hồ Chíườngxuyên quan tâm đến chất lượng sinh hoạt Đảng, bảo đảm nguyên tắc tổ chức vàsinh hoạt của Đảng Người nhấn mạnh: “phải tổ chức sự kiểm soát, mà muốn kiểmsoát đúng thì cũng phải có quần chúng giúp mới được” Người còn nêu ra rõ haicách kiểm soát đó là kết hợp cách kiểm tra từ dưới lên và kiểm tra từ trên xuống

`Người phân tích sự cần thiết phải kết hợp cả hai phương pháp kiểm tra vì mỗi mộtcách kiểm tra đều có hạn chế Trong đó, Người nhấn mạnh phải “khéo kiểm soát”

Về việc kiểm soát quyền lực Nhà nước dựa trên cách thức tổ chức bộ máy Nhà nước và việc phân công, phân nhiệm giữa các cơ quan thực thi quyền lực Nhà nước bước đầu cũng đã được Hồ Chí Minh đề cập. Ở bản Hiến pháp năm 1946,Người đã đưa ra ý tưởng ban đầu về sự phân công và có sự kiểm soát giữa các cơquan cao nhất của quyền lực Nhà nước Trong bản Hiến pháp này, Hồ Chí Minh đã

áp dụng những nguyên lý cơ bản của thuyết phân quyền ở khía cạnh k} thuâ yt trongviê yc tổ chức thực hiê yn quyền lực Nhà nước Trong cơ cấu quyền lực gồm cácquyền: Lâ yp pháp, hành pháp và tư pháp; mỗi nhánh quyền lực do mô yt loại thiết chếNhà nước thực hiê yn Từ những quy định này ta có thể nhâ yn thấy, Nhà nước đã bảođảm được tính đô yc lâ yp của quyền lâ yp pháp, hành pháp và tư pháp; đã kh~ng định cótính nguyên tắc là các cơ quan Quốc hô yi, Chính phủ và Tòa án đều là những cơ

Trang 8

quan cao nhất của quyền lực Nhà nước, mỗi cơ quan Nhà nước nắm mô yt bô y phâ ynquyền lực Nhà nước Chính những quy định này đã thể hiê yn sự phân công lao đô yngquyền lực giữa các cơ quan cao nhất của quyền lực Nhà nước khá rạch ròi, đồngthời bảo đảm được sự kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan đó.

2 Phòng, chống tiêu cực trong Nhà nước

Xuyên suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho vấn đề phòng chống tiêu cực trong Nhà nước Người coi đó là thứ giặc “nội xâm”, là thứ xấu xa nhất của xã hội cũ, là “kẻ thù khánguy hiểm … Nó phá hoại đạo đức cách mạng của ta là cần, kiệm, liêm, chính”

2.1 Khái niệm về tiêu cực trong Nhà nước

Trước tiên, ta cần hiểu “tiêu cực trong Nhà nước” là những biểu hiện nói về những hành vi không đúng mực của cán bộ, Đảng viên, công chức, viên chức

Thông qua khái niệm trên và thực tiễn, tiêu cực trong cán bộ, Đảng viên, công chức, viên chức là những biểu hiện trái với chính sách của Nhà nước và đường lối, chủ trương của Đảng; các chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của Nhà nước

2.2.Biểu hiện về tiêu cực trong Nhà nước

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra biểu hiện tiêu cực cho thấy sự suy thoái về đạo đức, lối sống như là đặc quyền, đặc lợi Bản chất của đặc quyền, đặc lợi là thóicậy mình là người trong cơ quan chính quyền để cửa quyền, hách dịch với dân, lạmquyền để mưu cầu lợi ích cho mình mà không màng đến lợi ích của Đảng, và của nhân dân Làm như thế tức là đã sa vào chủ nghĩa cá nhân Biểu hiện suy thoái rõ nhất về đạo đức, lối sống đó là tham ô, lãng phí, quan liêu

Tham ô là hành vi lợi dụng chức vụ và quyền hạn ăn cắp của công làm của tư; đục khoét của nhân dân; ăn bớt của bộ đội; tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung của Chính phủ để làm qu} riêng cho địa phương mình, đơn vị mình Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Tham ô là hành động xấu xa nhất, tội lỗi, đê tiện nhất

8

Trang 9

trong xã hội Tham ô là trộm cắp của công, chiếm của công làm của tư Nó làm hại đến sự nghiệp xây dựng nước nhà; hại đến công việc cải thiện đời sống của nhân dân; hại đến đạo đức cách mạng của người cán bộ và công nhân”

Lãng phí là một trong những tệ điển hình làm tổn thất không nhỏ công sức và tài sản của nhân dân Hồ Chí Minh không chỉ hay nói về tiết kiệm mà còn là một tấm gương sáng về thực hành tiết kiệm vì vậy Người phê phán rất nhiều dạng lãng phí bao gồm lãng phí sức lao động, lãng phí thời gian, lãng phí tiền của Điển hình

là tình trạng đầu tư dàn trải làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, nợ trong xây dựng cơ bản còn lớn; hiện tượng thông đồng trong đấu thầu các dự án công trình để giảm giá nhận thầu còn xảy ra Chỉ tính một số dự án lớn về đường sắt như đường sắt CátLinh - Hà Đông chậm đi vào hoạt động đã đội vốn, gây tổn thất, lãng phí, hao mòn

vô hình, ảnh hưởng tới kế hoạch vận hành giao thông Lãng phí tuy không lấy của công đút túi, song kết quả cũng rất tai hại cho nhân dân, cho Chính phủ Có khi tai hại hơn nạn tham ô

Theo tư tưởng của Người, tham ô, lãng phí, quan liêu là thứ “giặc ở trong lòng”, là “kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của Chính phủ” Hồ Chí Minh chỉ rõ:

“Trộm cắp tiền bạc của Nhân dân, tổn hại kinh tế của Chính phủ, cũng là mật thám,phản quốc, nếu không phải là tệ hơn nữa” Do đó, ngay tại khoản 2, Điều 8 Hiến

pháp năm 2013 chỉ rõ: “Các cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải… kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền”.

2.3 Những giải pháp phòng, chống tiêu cực trong Nhà nước

Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là cuộc đấu tranh hàng ngày ngay trong chính bản thân mỗi con người, trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương mình Điều quan trọng nhất theo Người là “Chúng ta không sợ sai lầm, nhưng đã nhận biết sai lầm thì phải ra sức sửa chữa” để ngày càng tiến bộ, đem trí tài, sức lực

phục vụ nhân dân, đất nước Và muốn làm được như vậy mỗi cán bộ cần phải:

Trang 10

Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục dân chủ, vì đó là nền tảng của sự phát triển bền vững và đối phó với tiêu cực Tuyên truyền và giáo dục

về dân chủ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát triển và duy trì một

xã hội dân chủ, công bằng và phát triển bền vững Bằng cách tạo hiểu biết và nhận thức, tuyên truyền và giáo dục giúp mọi người nắm rõ quyền và trách nhiệm của họtrong hệ thống chính trị, tạo ra cơ hội cho họ tham gia một cách tích cực trong việc

ra quyết định quan trọng và trong việc đánh giá các quyết định chính trị Khi mọi người hiểu rõ quyền và trách nhiệm của họ, họ trở nên nhạy bén hơn trong việc nhận biết và báo cáo các hành vi tiêu cực trong chính quyền Chúng giúp thúc đẩy

sự minh bạch và đối thoại giữa chính quyền và người dân, giúp ngăn chặn tiêu cực bởi vì trong một môi trường dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân sẽ được bảo vệ

và sự kiểm soát xã hội trở nên công bằng và minh bạch.

Thứ hai, tính nghiêm minh của pháp luật và kỷ luật trong các tổ chức Nhà nước là quan trọng Cần thiết phải có quy trình kiểm tra thường xuyên để đảm bảo

tuân thủ và thực thi pháp luật Cán bộ và Đảng viên cần phải tuân thủ pháp luật và

kz luật, và không được miễn trách nhiệm vì vị trí hay chức vụ của họ Trong trườnghợp tiêu cực, phải thực hiện "th~ng tay trừng trị" với phương châm “không có vùngcấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai” Nhiều vụ án tham nhũng và vi phạmpháp luật quan trọng đã được điều tra và xử lý một cách công bằng và nghiêm minh

Thứ ba việc áp dụng hình phạt cần được thực hiện một cách công bằng và ,

hiệu quả Hình phạt phải có vai trò răn đe, đảm bảo tính công bằng và tôn trọng

luật pháp, nó gửi đi thông điệp rằng hành vi vi phạm luật không thể bị bất kỳ ai miễn trách nhiệm, bất kể vị trí hay chức vụ của họ Tuy nhiên, việc chỉ dựa vào hình phạt để xử lý tiêu cực có thể không loại bỏ triệt hạng nguyên nhân gốc của vấn

đề Kết hợp giáo dục và cảm hóa vào quá trình xử lý tiêu cực là quan trọng để loại

bỏ nguyên nhân và ngăn chặn lặp lại hành vi tiêu cực Giáo dục đạo đức giúp người

10

Trang 11

dân hiểu về giá trị đạo đức và cách đánh giá hành vi của họ Cảm hóa tạo cơ hội cho những người vi phạm hiểu lý do tại sao hành vi của họ là không đúng đạo đức

và cách để sửa chữa nó

Thứ tư, cán bộ cần làm gương và nêu gương đạo đức Những người đứng đầu,

đặc biệt là những người có ảnh hưởng lớn, phải là nguồn động viên và minh bạch cho nhân dân và đội ngũ làm việc dưới quyền họ Sự quyết tâm đối phó với tiêu cực và tham nhũng của họ góp phần vào việc xây dựng sự đồng thuận và tập trung trong tổ chức Cán bộ làm gương còn tạo niềm tin và lòng tin từ nhân dân Khi họ thể hiện tính công bằng và đúng đạo đức trong công việc, nhân dân tin tưởng rằng

họ đang làm việc vì lợi ích chung và không bị ảnh hưởng bởi tiêu cực hay tham nhũng Đồng thời, cán bộ làm gương cung cấp cảm hứng cho người khác Khi họ thể hiện sự tận tâm và đạo đức trong công việc, người khác lấy họ làm gương mẫu

và theo đuổi những giá trị tương tự Cuối cùng, vai trò của cán bộ làm gương giúp xây dựng đạo đức ổn định trong xã hội, khi họ tuân thủ đạo đức và đưa ra quyết định dựa trên lợi ích chung, xã hội trở nên đoàn kết và phát triển bền vững

Cuối cùng, chúng ta phải huy động sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước trong cuộc chiến chống tiêu cực Tình yêu quê hương không chỉ kích thích sự tự hào và

đoàn kết trong xã hội mà còn góp phần tạo nền nhân thức đạo đức mạnh mẽ Khi mọi người yêiu quê hương, họ thường cam kết hết lòng mình để đảm bảo rằng quê hương và dân tộc được phát triển mạnh mẽ và công bằng Tình yêu quê hương cũngthúc đẩy trách nhiệm cá nhân, khi mọi người nhận thấy rằng họ đóng góp quan trọng trong việc bảo vệ và xây dựng quê hương Tóm lại, tình yêu quê hương không chỉ là cảm xúc cá nhân mà còn là một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy đạo đức, trách nhiệm cá nhân, và sự đoàn kết trong cuộc chiến chống tiêu cực và tham nhũng

Ngày đăng: 04/05/2024, 08:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w