TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
“Trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập thực sự Quan điểm vậndụng tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay.”
Trang 2Ngày: 25/01/2024 Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà NộiNhóm: 01 Lớp: 4725 Khóa: 47 Khoa: Luật Thương mại quốc tếTổng số sinh viên của nhóm: 13
Tên bài tập: Đề bài số 04
Môn học: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiệnbài tập nhóm số 01 Kết quả như sau: 4 472504 Tô Quỳnh Anh 5 472505 Bùi Mai Phương 6 472506 Nguyễn Thị Việt Anh 7 472507 Mai Thủy Tiên
- Kết quả điểm bài viết: Hà Nội, ngày 25 tháng 01 năm 2024+ Giáo viên chấm thứ nhất: TRƯỞNG NHÓM
Trang 3- Giáo viên cho thuyết trình:
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1NỘI DUNG 11 Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập thực sự 1
1.1 Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, cơm no, áo ấm và hạnh phúc của nhân dân 11.2 Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thực sự, hoàn toàn và triệt để .31.3 Độc lập dân tộc phải gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ .42 Quan điểm vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập thực sự của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay 5
2.1 Độc lập, tự do, hạnh phúc của nhân dân là mục tiêu phấn đấu của Đảng ta 52.2 Đảng ta bảo đảm nền độc lập thực sự của Tổ quốc trên tất cả các lĩnh vực 62.3 Đảng ta kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc 8KẾT LUẬN 10DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hy sinh cả cuộc đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giành lại quyền độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam Trên cơ sở kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống dân tộc, tiếp thu các tư tưởng tiến bộ về quyền độc lập, tự do của dân tộc trên thế giới, Người đã xây dựng nên hệ thống quan điểm về quyền độc lập, tự do của dân tộc phản ánh quy luật tất yếu của cách mạng Việt Nam Dưới ánh sáng của tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam làm nên thắng lợi lịch sử của Cách mạng Tháng Tám 1945, mở ra kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc; tiếp đó là thắng lợi vĩ đại trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm lược, bảo vệ vững chắc quyền độc lập, tự do của dân tộc Bước vào thời kỳ đổi mới đất nước, những tư tưởng đó của Người vẫn tiếp tục là nền tảng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Trong bài tập nhóm lần này, chúng em đã vận dụng kiến thức của mình để phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập thực sự và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay.
Trang 5NỘI DUNG
1 Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập thực sự
Độc lập thực sự là độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, cơm no áo ấm và hạnh phúc của nhân dân; độc lập dân tộc phải là nền độc lập thực sự, hoàn toàn và triệt để; độc lập dân tộc phải gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
1.1 Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, cơm no, áo ấm và hạnh phúc của nhân dân
Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hồ Chí Minh
khẳng định: Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc… Điều đó được Người khái
quát thành chân lý sâu sắc: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là
làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do,đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”
Thứ nhất, độc lập dân tộc gắn liền với tự do của nhân dân:
Khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất vừa kết thúc, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã thay mặt những người dân An Nam gửi đến Hội nghị quốc tế ở Versailles, Pháp (năm 1919) Bản yêu sách 8 điểm đòi tự do độc lập cho thuộc địa, trong đó rất nhấn mạnh đến dân quyền “Độc lập” là giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ, tức là phải “tỉnh ngộ lên, đoàn kết lại, biết rằng thà chết được tự do hơn sống làm nô lệ, đồng tâm hiệp lực đánh đuổi tụi áp bức mình đi” “Độc lập” theo con đường cách mạng triệt để nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật, không phải tự do, bình đẳng giả dối Nhưng “Độc lập” không tách biệt với “Tự do” mà phải gắn liền một cách hữu cơ và biện chứng với nhau như những điều kiện và mục tiêu tối thượng
Thứ hai, độc lập dân tộc gắn liền với cơm no, áo ấm:
Phát biểu tại cuộc họp đầu tiên của Ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến
quốc (10/1/1946), Người lý giải: “Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà
Trang 6dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì Dân chỉ biết rõgiá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ”.
Sau Cách mạng Tháng Tám thành công năm 1945, đất nước bị tàn phá, những hậu quả của chế độ thực dân, phong kiến để lại quá nặng nề, nhân dân sống trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, cùng cực Trước hết, về việc thỏa mãn nhu cầu về đời sống vật chất, Người luôn quan tâm đến các các nhu cầu và lợi ích vật chất của nhân dân từ nhỏ đến lớn Trong thư gửi đồng bào cả nước đăng
trên Báo Cứu Quốc ngày 28/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Lúc chúng ta
nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng Vậytôi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hiện trước: Cứ 10 ngàynhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ba bữa Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứudân nghèo”1
Bên cạnh đời sống vật chất, theo Người, chăm lo cho con người còn phải chăm lo đến đời sống tinh thần của họ Bởi lẽ, nếu con người chỉ ăn no, mặc ấm mà không có đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh thì cũng không thể phát triển toàn diện Việc trước tiên nhằm thỏa mãn đời sống tinh thần của nhân dân là phải nâng cao trình độ dân trí, phải đảm bảo việc học hành cho mọi người dân Chủ trương đẩy mạnh phong trào “bình dân học vụ”, xây dựng “đời sống mới” đã lôi cuốn cả dân tộc vào mặt trận diệt “giặc dốt”, xóa bỏ hủ tục, nâng cao dân trí, phát triển trí lực của nhân dân Một khi trình độ dân trí được nâng lên sẽ tạo động lực cho sự phát triển xã hội, đó cũng chính là con đường để đời sống tinh thần của nhân dân được thỏa mãn.
Thứ ba, độc lập dân tộc gắn liền với hạnh phúc của nhân dân:
“Tự do” và “Hạnh phúc” là kết quả của “Độc lập” nhưng phải là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, bởi vì “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc” “Tự do” và “Hạnh
phúc” cơ bản nhất, tối thiểu nhất theo cách nói của Hồ Chí Minh là “đồng bào ai
1Chống giặc đói, GS Đặng Phong, Báo Tuổi Trẻ, 07/03/2005.
Trang 7cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”; người dân từ chỗ có ăn, có
mặc, được học hành đến chỗ ăn ngon, mặc đẹp, đời sống sung túc và cống hiến…
1.2 Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thực sự, hoàn toàn và triệt để
Trong Lời kêu gọi nhân ngày Tết Độc lập 02/09/1948, Hồ Chí Minh đã
khẳng định: “…Độc lập mà không có quân đội riêng, ngoại giao riêng, kinh tế
riêng Nhân dân Việt Nam quyết không thèm thứ thống nhất và độc lập giả hiệuấy”2.
Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải là độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để trên tất cả các lĩnh vực Người nhấn mạnh: độc lập mà người dân không có quyền tự quyết về ngoại giao, không có quân đội riêng, không có nền tài chính riêng…, thì độc lập đó chẳng có ý nghĩa gì
Thứ nhất, xét về ngoại giao riêng:
Trong quan hệ quốc tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Độc lập
nghĩa là chúng tôi điều khiển lấy mọi công việc của chúng tôi, không có sự can
ngoại giao riêng, kinh tế riêng Nhân dân Việt Nam quyết không thèm thứ thốngnhất và độc lập giả hiệu ấy” Như vậy, không chỉ dân tộc Việt Nam độc lập, tự
chủ, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, mà lĩnh vực ngoại giao, đối ngoại cũng phải độc lập, không bị bất kỳ thế lực, lực lượng nào chi phối.
Thứ hai, xét về quân đội riêng:
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, trong xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, phải quan tâm thích đáng đến tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường; bởi lẽ chỉ có tinh thần ấy mới có thể thực hiện được tư tưởng toàn dân đánh giặc, mới phát huy được sức mạnh của lòng dân để đánh đuổi mọi kẻ thù xâm lược, bảo vệ thành quả của cách mạng, bảo vệ nhân dân.
Thứ ba, xét về kinh tế riêng:
Quan điểm phát huy tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường, kết hợp với mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế luôn được Hồ Chí Minh quán triệt và kiên trì
2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.602.
3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t 5, tr 162, 602.
Trang 8thực hiện trong suốt quá trình Người cùng Trung ương Đảng lãnh đạo sự nghiệp cách mạng
Theo Người, độc lập của Việt Nam luôn luôn nhờ nơi lực lượng của Việt
Nam, "phương châm của ta hiện nay là: Tự lực cánh sinh là chính, việc các
nước bạn giúp ta là phụ Các nước bạn giúp ta cũng như thêm vốn cho ta Taphải khéo dùng cái vốn ấy để bồi bổ lực lượng của ta, phát triển khả năng củata Song nhân dân và cán bộ ta tuyệt đối chớ vì bạn ta giúp nhiều mà đâm ra ỷ
chính xác phép biện chứng về mối quan hệ giữa nhân tố bên trong và bên ngoài, giữa nội lực và ngoại lực trong xây dựng và phát triển kinh tế; nhân tố bên trong, nội lực là chính, là quyết định; còn nhân tố bên ngoài, ngoại lực là phụ, nhưng lại rất cần thiết và quan trọng Độc lập về chính trị chỉ có thể được củng cố vững vàng trên cơ sở một nền kinh tế độc lập tự chủ đáp ứng được các nhu cầu bên trong và đủ sức giao lưu với bên ngoài nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao đời sống của nhân dân
1.3 Độc lập dân tộc phải gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
Quyền độc lập, tự do của dân tộc theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh phải thể hiện trên góc độ là một quốc gia có chủ quyền, có sự thống nhất và toàn vẹn về lãnh thổ Chỉ khi đất nước được thống nhất, độc lập, người Việt Nam mới thực sự được sống tự do, ấm no, hạnh phúc
Ngay buổi đầu dựng nước, trong Hiến pháp 1946, tư tưởng Hồ Chí Minh
về hình thức một nhà nước thống nhất được cụ thể hóa đến từng chế định “Nước
Việt Nam là nước Dân chủ Cộng hòa Đất nước Việt Nam là một khối thốngnhất, Trung-Nam-Bắc không thể phân chia” Cách mạng Tháng Tám 1945 thành
công, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ vừa mới ra đời, ngày 23/9/1945, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Nam Bộ, âm mưu chia cắt Nam Bộ khỏi Việt Nam, tiến tới lập Nam Kỳ quốc, mở rộng chiến tranh, thôn tính toàn bộ đất nước ta Ngày 1/6/1946, trong Thư gửi đồng bào Nam Bộ, Chủ tịch
4 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tlđd, t.10, tr 56-57 Báo cáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại cuộc mít tinh ở Quảng trường Thụy Khê chào mừng Đoàn đại biểu của Chính phủ ta đi thăm Liên Xô và Trung Quốc trở về, 23-7-1955.
Trang 9Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam Sông
Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đang diễn ra khốc liệt, tại Đại hội lần thứ III của Đảng năm 1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp
tục nhấn mạnh: “Đại hội lần này sẽ soi sáng hơn nữa con đường đấu tranh cách
mạng của nhân dân ta nhằm hoà bình thống nhất đất nước Dân tộc ta là một,nước Việt Nam là một Nhân dân ta nhất định sẽ vượt tất cả mọi khó khăn và
2 Quan điểm vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập thực sự của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay
2.1 Độc lập, tự do, hạnh phúc của nhân dân là mục tiêu phấn đấu củaĐảng ta
Về độc lập dân tộc: Trong cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội là đường lối cơ bản, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam và cũng là điểmcốt yếu trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh” Mô hình chủ nghĩa xã
hội mà chúng ta đang xây dựng là xã hội do nhân dân lao động làm chủ; con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển…
Về tự do của nhân dân: Văn kiện Đại hội XIII của Đảng tiếp tục xác
định quán triệt sâu sắc quan điểm “dân là gốc”, thật sự tin tưởng, tôn trọng và
phát huy quyền làm chủ của nhân dân; kiên trì thực hiện phương châm “dân biết,
dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng” Nhân dân là trung tâm, là chủ
thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính
5 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t 4, tr 280.
6 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t 12, tr 647.
Trang 10sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền lợi và lợi ích chính đáng của nhân dân.
Về hạnh phúc của nhân dân: Để hướng tới bảo đảm hạnh phúc cho nhân
dân, Đại hội XIII xác định “Thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và
phúc lợi xã hội, an ninh con người, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý pháttriển xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; nâng cao chất lượng cuộcsống và hạnh phúc của nhân dân”
Nhìn lại nửa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng, thấy rằng, việc nhất quán mục tiêu chăm lo hạnh phúc và quyết liệt lãnh đạo nâng cao chất lượng cuộc sống người dân được thể hiện đậm nét và từng bước cụ thể hóa, hiện thực hóa thông qua các nghị quyết, kết luận của Đảng, các nghị quyết của Quốc hội, các chiến lược, kế hoạch, đề án, chương trình của Chính phủ và biểu hiện sinh động ở nhiều lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, bảo hiểm, việc làm, giảm nghèo Đất nước ta bắt tay vào thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trong điều kiện gặp muôn vàn khó khăn, thách thức, việc thực hiện nhiệm vụ “kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, vừa tập trung phát triển kinh tế là một thách thức không hề đơn giản.
2.2 Đảng ta bảo đảm nền độc lập thực sự của Tổ quốc trên tất cả các lĩnh vực
2.2.1 Ngoại giao
Đại hội XIII của Đảng (tháng 1/2021) xác định: “Thực hiện nhất quán
đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển,đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại Bảo đảm cao nhất lợi ích quốcgia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốcvà luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi Kết hợp sức mạnh dân tộcvới sức mạnh thời đại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâurộng” Điều này làm sáng tỏ hơn nhiệm vụ trọng yếu của công tác đối ngoại là
tiên phong trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại, đối ngoại để phát triển đất nước Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế,
Trang 11văn hóa - xã hội, quốc phòng – an ninh, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước trong khu vực và trên thế giới.
Đảng xác định: “ đổi mới nội dung, phương pháp, nâng cao hiệu quả
công tác tuyên truyền đối ngoại; chăm lo đào tạo, rèn luyện đội ngũ cán bộ làmcông tác đối ngoại; bồi dưỡng kiến thức đối ngoại cho cán bộ chủ chốt cáccấp”7 Như vậy, Đại hội XIII của Đảng đề cập việc xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại trên ba trụ cột là đổi mới đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân
2.2.2 Quân đội
Nhận thức rõ sự cần thiết phải xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, Đảng Cộng sản Việt Nam mà thường xuyên, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị luôn quan tâm chăm lo lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng bảo đảm cho Quân đội trong bất kỳ tình huống nào cũng luôn là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và Nhân dân; chắc tay súng, vững vàng về tư tưởng, không hoang mang, dao động trước sự chống phá của các thế lực thù địch và ảnh hưởng tiêu cực của xã hội Cùng với nhiệm vụ huấn luyện, sẵn
sàng chiến đấu, Quân đội luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ “chiến đấu trong
thời bình” vượt qua thách thức của an ninh phi truyền thống; chủ động đấu tranh
với các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
2.2.3 Kinh tế
Đại hội XIII của Đảng thể hiện tư duy mới cũng như nội hàm mới về xây
dựng nền kinh tế Việt Nam độc lập, tự chủ Đại hội XIII chỉ rõ: “Giữ vững độc
lập, tự chủ trong việc xác định chủ trương, đường lối, chiến lược phát triển kinhtế đất nước Phát triển doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh trở thành nòng cốt củakinh tế đất nước; giữ vững các cân đối lớn, chú trọng bảo đảm an ninh kinh tế;
7 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sdd, tr.156.
8 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t I, tr 135.