1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận trình bày quan điểm hồ chí minh về mục tiêu của chủ nghĩaxã hội sự vận dụng của đảng cộng sản việt nam trong xâydựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,89 MB

Nội dung

Đảng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta hiện nay...51.. Để đi sâu vào nghiên cứu chủ đề này, nhóm em đã lựa chọn đề số 5 để làm rõ quan điểm của Hồ

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI



BÀI TẬP NHÓM

Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh

ĐỀ BÀI: 05

Trình bày quan điểm Hồ Chí Minh về mục tiêu của chủ nghĩa

xã hội Sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt nam trong xây

dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay

Hà nội, ngày 20 tháng 3 năm 2023

1

Trang 2

BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM

Ngày: 20/03/2023 Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội

Nhóm: 02 Lớp: 4633 – TL1

Tổng số sinh viên của nhóm: 05

+ Có mặt:

+ Vắng mặt: Có lý do: Không lý do:

Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm

Kết quả như sau:

S

T

T

MSSV Họ và tên

Đánh giá

ký tên

Đánh giá của giáo viên

(số)

Điểm (chữ)

GV ký tên

2 463312 Nguyễn Ngọc Khánh Huyền X

3 463313 Nguyễn Tuấn Minh Khôi X

4 463315 Cao Nguyễn Khánh Linh X

- Kết quả điểm bài viết:

+ Giáo viên chấm thứ nhất:

+ Giáo viên chấm thứ hai:

- Kết quả điểm thuyết trình:

- Giáo viên cho thuyết trình:

- Điểm kết luận cuối cùng Giáo viên đánh giá cuối cùng:

Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 2023

Trưởng nhóm

2

Nguyễn Khánh Ly

Trang 3

Mục lục

Lời mở đầu 1

I Tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 1

1 Về chế đô X chính trị 2

2 Về kinh tế 3

3 Về văn hóa 3

4 Về quan hê X xã hô Xi và mục tiêu xây dựng con người 4

II Đảng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta hiện nay 5

1 Sự vận dụng của Đảng trong mục tiêu chính trị 5

2 Đảng vận dụng vào thực tiễn xây dựng mục tiêu kinh tế 6

3 Sự vận dụng của Đảng trong lĩnh vực văn hóa 7

4 Sự vận dụng của Đảng trong mục tiêu con người 8

5 Sự vận dụng của Đảng trong lĩnh vực quan hệ xã hội 9

III Kết luận 11

Nguồn tham khảo 12

3

Trang 4

Too long to read on

your phone? Save

to read later on

your computer

Save to a Studylist

Trang 5

Lời mở đầu

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là độc lập tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân, mọi người đều được ấm no và hạnh phúc, đều có quyền được học hành, có quyền hưởng tự do, dân chủ, công bằng và bình đẳng Người đã khẳng định rằng: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết,

ấm no trên quả đất, việc làm cho con người và vì con người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc” Để đi sâu vào nghiên cứu chủ đề này, nhóm em đã lựa chọn đề số 5 để làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về mục tiêu của chủ nghĩa xã hội và những vận dụng của Đảng ta về mục tiêu chủ nghĩa xã hội trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội

ở nước ta hiện nay

I Tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Trong quá trình nghiên cứu, lịch sử phát triển của các nước láng giềng, Hồ Chí Minh nhận thấy tùy vào bối cảnh của từng nước mà thời gian, phương thức tiến lên chủ nghĩa sẽ diễn ra một cách khác nhau Khi tiếp cận từ những lĩnh vực lớn của xã hội,

Hồ Chí Minh rút ra xã hội chủ nghĩa là xã hội do dân, vì dân và nhân dân chính là lực lượng chính quyết định thành công trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Vận dụng vào bối cảnh xã hội ở Việt Nam, hàng nghìn năm dưới ách thống trị tàn bạo của chế độ phong kiến, thực dân, dù đã xuất hiện nhiều khuynh hướng cứu dân cứu nước nhưng đều không mang lại kết quả nhân dân mong đợi sau thử nghiệm Hồ Chí Minh nhận thấy, nếu có sự lãnh đạo của Đảng, của giai cấp công nhân, được chủ nghĩa Mác-Lênin soi sáng dẫn đường và nhận được sự giúp đỡ của các lực lượng tiến

bộ trên thế giới, Việt Nam có thể bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa mà đi lên thẳng chủ nghĩa xã hội Từ đó, Hồ Chí Minh kết luận, đối với nước ta, chủ nghĩa

xã hội là con đường duy nhất vừa đáp ứng được khát vọng của người dân bị áp bức, bóc lột vừa giúp nhân dân tiến bộ trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc Người

đã đề ra những mục tiêu về chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong từng lĩnh vực lớn: chính trị, kinh tế, văn hóa, các quan hệ xã hội và xây dựng con người

1

Trang 6

1 Về chế đô R chính trị

Theo Người, cần phải xây dựng chế độ chính trị do nhân dân lao đô Xng làm chủ

“Nhà nước của ta là nhà nước dân chủ nhân dân dựa trên nền tảng liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo” Nghĩa là quyền lực nhà nước là thuộc về nhân dân, phục vụ nhân dân Người cho rằng, đại biểu do dân bầu ra không những phải có năng lực mà còn cần có mối liên hệ thường xuyên với nhân dân thì mới hoàn thành được trọng trách của mình, xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân Vì vậy, người cán bộ, đại biểu phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, “phải trung thành, tận tụy, cần kiệm liêm chính , là người lãnh đạo thì phải có trí tuệ hơn người, sáng suốt, nhìn xa trông rộng, gần gũi với dân, trọng dụng hiền tài ”, chí công vô tư Đặc biệt phải đề cập tới là tình trạng tình trạng tham ô, kéo bè kéo cánh

vì mục đích tư lợi, căn bệnh “giặc nội xâm”, phải thường xuyên chống đặc quyền, đặc lợi, khắc phục những tiêu cực trong bộ máy nhà nước

Ngoài ra, trong nhà nước Việt Nam kiểu mới, tất cả mọi người đều có quyền công dân và bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ Nhà nước không còn là công cụ thống trị, không tồn tại sự bất công, bất bình đẳng, không còn mâu thuẫn giai cấp, xóa bỏ mọi sự cách biệt

Song song với việc nhân dân làm chủ đất nước, thông qua cơ chế dân chủ thực thi quyền lực, người dân đồng thời cũng có nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ đất nước Mọi người đều có nghĩa vụ lao động, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, tôn trọng và chấp hành pháp luật, tôn trọng và bảo vệ của công, đồng thời có nghĩa vụ học tập, nâng cao trình

độ học vấn Người viết: “Đã là người chủ Nhà nước thì phải chăm lo viê Xc nước như chăm lo viê Xc nhà,… “Xây dựng chủ nghĩa xã hô Xi tức là xây dựng đời sống ấm no và hạnh phúc cho nhân dân” Như vâ Xy, có thể thấy rằng Hồ Chí Minh rất coi trọng viê Xc

để nhân dân tham gia vào công viê Xc quản lí đất nước, vì không gì khách quan và hiê Xu quả hơn khi để chính nhân dân quan tâm tới lợi ích của mình

2

Trang 7

2 Về kinh tế

Theo Hồ Chí Minh, chế đô X chính trị của chủ nghĩa xã hô Xi chỉ được đảm bảo và đứng vững trên cơ sở mô Xt nền kinh tế vững mạnh Người khẳng định: “cần xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến” Kế thừa từ quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin rằng chủ nghĩa xã

hô Xi chỉ có thể thắng chủ nghĩa tư bản khi chính nó tạo ra được mô Xt nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của khoa học, công nghê X hiê Xn đại và ngày càng cải thiê Xn đời sống vâ Xt chất và tinh thần của nhân dân

Ngoài ra, cần xóa bỏ chế độ tư hữu, thiết lập chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản

xuất và dần dần thực hiện giải phóng sức sản xuất xã hội Bởi tư hữu là mầm mống của sự bóc lột, của bất bình đẳng và của những mâu thuẫn trong xã hội Trong khi đó,

xã hội chủ nghĩa là một xã hội nhân đạo và dân chủ nhất thì nhất thiết phải xóa bỏ tư hữu và thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất Vâ Xn dụng sáng tạo vào thời kì quá đô X nước ta còn tồn tại nhiều thành phần, thay vì “Mô Xt ít tư liê Xu sản xuất thuô Xc sở hữu của nhà tư bản’’, kinh tế quốc doanh thuô Xc sở hữu toàn dân phải được nhà nước đảm bảo và phát triển ưu tiên Một trong lý do thời kỳ quá độ ở nước ta là một tất yếu khách quan không thể bỏ qua, bởi chế độ công hữu không thể thiết lập ngay lập tức

mà nó cần được thiết lập dần dần trải qua nhiều bước, đặc biệt ở thời kỳ quá độ Viê Xc coi kinh tế quốc doanh là chủ đạo và tồn tại song song với các hình thức sở hữu khác giúp chúng ta vừa có thể thực hiê Xn được mục tiêu kinh tế mà vẫn giữ nguyên được yêu cầu về chính trị

Mặt khác, đặc trưng của chủ nghĩa xã hội là một nền công nghiệp, nông nghiệp hiện đại với trình độ khoa học kĩ thuật cao Do vậy chỉ có con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa mới có thể giải quyết được mâu thuẫn này, mới có thể đưa nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước có nền công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học – kỹ thuật tiên tiến

3 Về văn hóa

3

Trang 8

Hồ Chí Minh cho rằng, văn hóa – tư tưởng không phụ thuộc vào máy móc vào điều kiện sinh hoạt vật chất, vào mức sống, mà có khi nó phải đi trước một bước để dọn đường cho cách mạng công nghiệp, là động lực thúc đẩy sự phát triển của dân tộc Trong nhận thức của Người, "Văn hóa Việt Nam chứa đựng sự kỳ diệu giữa cái ổn định và cái linh hoạt” bởi lẽ nền văn hóa này có sợi dây liên hệ bền chặt với cuộc sống Mọi hoạt động văn hóa phải thực sự hòa quyện, thâm nhập vào cuộc sống muôn màu, muôn vẻ của đông đảo quần chúng nhân dân với đầy đủ những mảng tối sáng đầy góc cạnh của nó làm đối tượng phản ánh và phục vụ Cần phải xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Nền văn hóa đó vừa phải tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của văn hóa nhân loại, đồng thời phải giữ gìn được những nét riêng, những gì là bản sắc, kết hợp được bản sắc dân tộc và tinh hoa thời đại để làm giàu thêm, phong phú thêm nền văn hóa của chúng ta Đồng thời, nền văn hóa mà Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng là một nền văn hóa “lấy hạnh phúc của đồng bào, của dân tộc làm cơ sở”, văn hóa phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ”,

“phải làm cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do” Tóm lại, “để phục vụ sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa thì văn hóa phải xã hội chủ nghĩa về nội dung và dân tộc về hình thức”, kết hợp với tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của nhân loại

4 Về quan hê R xã hô R i và mục tiêu xây dựng con người

Trong quan hệ xã hội, cần xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ; có quan hệ tốt đẹp giữa người với người, những chính sách xã hội được quan tâm thực hiện; đạo đức – lối sống xã hội phát triển lành mạnh Một xã hội mà trong đó không còn bất công, phân hóa giàu nghèo, sang hèn, mọi khoảng cách đều không còn Nếu không có những con người xã hội chủ nghĩa thì không có chủ nghĩa xã hội được Con người mới xã hội chủ nghĩa, theo Hồ Chí Minh, phải là những người tha thiết với lý tưởng

xã hội chủ nghĩa, có tinh thần và năng lực làm chủ; có đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; có kiến thức khoa học, kỹ thuật, nhạy bén với cái mới; có tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm,…Phấn đấu vì lý tưởng của dân tộc, ý chí quyết tâm

đi lên chủ nghĩa xã hội, tinh thần vượt khó Người đánh giá rất cao vai trò của phụ nữ

4

Trang 9

trong đấu tranh cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội Theo Người, muốn có nhiều sức lao động thì cần phải đồng thời giải phóng sức lao động của phụ nữ Nếu không giải phóng phụ nữ thì xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa

II Đảng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta hiện nay

1 Sự vận dụng của Đảng trong mục tiêu chính trị

Qua các kỳ Đại hô Xi, Đảng không chỉ khẳng định mà còn bổ sung, phat triển cụ thể hơn quan điểm dân chủ là bản chất quan trọng của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Cụ thể, trong Văn kiê Xn Đại hô Xi lần thứ XIII, Đảng không chỉ tiếp tục nhấn mạnh và bổ sung, phát triển thêm những luận điểm mới trong việc thực hành và phát huy dân chủ XHCN

Thứ nhất, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta nhấn mạnh yêu cầu tăng cường, đề cao “quyền làm chủ trực tiếp và vai trò tự quản của nhân dân” Luận điểm này nhằm phát huy hiệu quả tích cực, thực tế vai trò là chủ và làm

chủ của người dân trong đời sống xã hội

Thứ hai, Đảng ta bổ sung thêm nội dung, phương châm thực hiện dân chủ Trước đây,

Đảng mới chỉ nói: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” nhưng đến Đại hôi lầnX thứ XIII, Đảng đã bổ sung: “dân giám sát, dân thụ hưởng” Đây là sự phát triển tư duy lý luận, hoàn thiện chủ trương của Đảng về dân chủ Thực tiễn cho thấy, việc thực hiện phương châm này đã đạt được những kết quả tích cực trong những năm vừa qua

Thứ ba, Đảng xác định rõ hơn vai trò “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt trận

Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội làm nòng cốt” để nhân dân làm chủ thành

các văn bản pháp luật và chỉ đạo tổ chức thực hiện

Thứ tư, Đảng nêu rõ yêu cầu: “Cấp ủy, tổ chức đảng, các tổ chức trong hệ thống chính trị, đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức nêu gương thực hành dân chủ, tuân thủ pháp luật, đề cao đạo đức xã hội” trong thực hành dân chủ, trong thực

hiện các nhiệm vụ chính trị Phát huy dân chủ XHCN phụ thuộc rất lớn vào sự gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, của thành viên trong tất cả

5

Trang 10

các tổ chức của hệ thống chính trị Việc nêu gương góp phần ngăn chặn hiện tượng quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng

Bên cạnh những ưu điểm, việc áp dụng quan điểm Hồ Chí Minh trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập Công tác chính trị, tư tưởng chưa thật sự sắc bén, còn thiếu sức thuyết phục, chưa linh hoạt và sâu sát thực tế Việc sắp xếp tổ chức, bộ máy ở một số cơ quan, đơn vị các cấp còn chậm; đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trên một số lĩnh vực còn thiếu hụt; việc bổ nhiệm, luân chuyển, điều động cán bộ có trường hợp chưa bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn

Những giải pháp để phát huy

Phát huy vai trò của chính quyền trong việc thực hiện chính sách đại đoàn kết

toàn dân tộc; lấy việc phục vụ nhân dân là trên hết, giải quyết đúng đắn, kịp thời những vấn đề liên quan đến đời sống của nhân dân Cụ thể: Thực hiện tốt việc công khai, minh bạch các chính sách của Nhà nước, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính; Tăng cường đổi mới công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

2 Đảng vận dụng vào thực tiễn xây dựng mục tiêu kinh tế

Đảng kế thừa, vận dụng và phát triển tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vào thực tiễn xây dựng chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam Trước yêu cầu và bối cảnh mới trong thời gian hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng làm rõ hơn vị trí, vai trò và chính sách phát triển đối với các thành phần kinh tế Thứ nhất, trong Đại hội XIII, Đảng tiếp tục nhấn mạnh yêu cầu phát triển khoa học

- công nghệ và đổi mới sáng tạo, coi đó là một trong những đột phá chiến lược của đất nước trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay Trên cơ sở đó, Đại hội XIII của Đảng

nêu rõ chủ trương: “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên nền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”

6

Trang 11

Thứ hai, cải thiện và thúc đẩy tăng năng suất lao động là một trong những vấn đề

cốt lõi đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay Từ đó giải quyết tình trạng thu nhập trung bình, nâng cao năng lực nội tại và sức chống chịu của nền kinh tế Cụ thể, tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08/01/2022, Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu

tư nghiên cứu, xây dựng và triển khai Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động

Thứ ba, vấn đề cơ cấu lại nền kinh tế cũng được Đảng chú trọng Hiện nay, Đảng ta

đang tiếp tục đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng chú trọng hơn chất lượng và tăng tính bền vững với các khâu đột phá là: Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển nguồn nhân lực, trước hết là nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội

Thứ tư, Đảng ta đã xử lý hài hòa mối quan hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập, tự

chủ gắn với hội nhập quốc tế để hội nhập quốc tế thực sự hiệu quả, cùng hướng tới một mục tiêu chung là đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững Kết quả cho thấy những chuyển biến rõ rệt, hết sức sâu sắc và tích cực ở Việt Nam: Kinh tế phát triển, lực lượng sản xuất được tăng cường; tỷ lệ hộ nghèo đói giảm nhanh; đời sống nhân dân được cải thiện, nhiều vấn đề xã hội được giải quyết; đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng được mở rộng; thế và lực của quốc gia được tăng cường; niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng được củng cố

Tuy nhiên, về kinh tế, chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh còn thấp, thiếu bền vững; kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ; công tác quản lý, điều tiết thị trường còn nhiều bất cập Trong khi đó, sự cạnh tranh đang diễn ra ngày càng quyết liệt trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế

Những giải pháp để phát huy

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao cho các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế

7

Ngày đăng: 04/05/2024, 08:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w