1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) những đặc điểm cơ bản của hồi kí cách mạng việt nam

216 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Đặc Điểm Cơ Bản Của Hồi Ký Cách Mạng Việt Nam
Tác giả Lê Thị Nhiên
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Tp Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Ngôn Ngữ Và Văn Hóa Việt Nam
Thể loại Luận Án Tiến Sĩ
Năm xuất bản 2019
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 216
Dung lượng 285,97 KB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (6)
  • 2. Mục đích nghiên cứu (7)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (8)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (9)
  • 5. Đóng góp của luận án (0)
  • 6. Cấu trúc của luận án (10)
  • Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU HỒI KÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM (12)
    • 1.1. Tình hình nghiên cứu hồi kí cách mạng ở Việt Nam trước năm 1975 (0)
      • 1.1.1. Những nghiên cứu mang tính khái quát về hồi kí cách mạng (13)
      • 1.1.2. Những nghiên cứu về các tác giả, tác phẩm hồi kí cụ thể (22)
    • 1.2. Tình hình nghiên cứu hồi kí cách mạng ở Việt Nam từ 1975 đến nay (0)
      • 1.2.1. Những nghiên cứu mang tính khái quát về hồi kí cách mạng (28)
      • 1.2.2. Những nghiên cứu về tác giả, tác phẩm hồi kí cụ thể (36)
    • 1.3. Một số đánh giá về tình hình nghiên cứu hồi kí cách mạng ở Việt Nam trước và sau 1975 (44)
      • 1.3.1. Ưu điểm (44)
      • 1.3.2. Hạn chế (45)
  • Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỒI KÍ VÀ HỒI KÍ CÁCH MẠNG (48)
    • 2.1. Những vấn đề chung về hồi kí (48)
      • 2.1.1. Khái niệm hồi kí và sự phân định ranh giới giữa hồi kí với các thể loại tương cận (49)
      • 2.1.2. Đặc điểm hồi kí (55)
      • 2.1.3. Phân loại hồi kí (58)
    • 2.2. Những vấn đề chung về hồi kí cách mạng (64)
      • 2.2.1. Khái niệm (65)
      • 2.2.2. Một số đánh giá về hồi kí cách mạng (68)
  • Chương 3: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỒI KÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG (79)
    • 3.1. Hồi ức về bức tranh hiện thực mang khuynh hướng sử thi (79)
    • 3.2. Hồi ức về tầm vóc vĩ đại của nhân dân và chân dung tinh thần của người cách mạng (90)
      • 3.2.1. Tầm vóc vĩ đại của nhân dân (90)
      • 3.2.2. Chân dung tinh thần của người cách mạng (95)
    • 3.3. Nhận thức về những thủ đoạn của thực dân, đế quốc và thân phận của người Việt Nam (108)
      • 3.3.1. Thủ đoạn của bọn thực dân, đế quốc đối với dân tộc Việt Nam (109)
      • 3.3.2. Sự tàn khốc của chế độ nhà tù thực dân, đế quốc (111)
      • 3.3.3. Thân phận của người Việt Nam trong cảnh đời nô lệ (116)
    • 3.4. Giáo dục, đúc kết những bài học có ý nghĩa quan trọng (120)
      • 3.4.1. Giáo dục lí tưởng cách mạng và tình yêu quê hương đất nước (120)
      • 3.4.2. Những bài học kinh nghiệm trong hoạt động cách mạng (123)
  • Chương 4: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỒI KÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT (130)
    • 4.1. Nghệ thuật trần thuật trong hồi kí cách mạng Việt Nam ............................. 1 25 1. Chủ thể trần thuật trong hồi kí cách mạng Việt Nam ......................................... 1 26 2. Kết cấu trần thuật (130)
      • 4.1.3. Điểm nhìn trần thuật ............................................................................................................ 1 47 4.2. Nghệ thuật thể hiện hình tượng người cách mạng (152)
      • 4.2.1. Đặc tả về ngoại hình (162)
      • 4.2.2. Ấn tượng về ngôn ngữ và hành động (166)
      • 4.2.3. Khắc họa thế giới nội tâm (170)
    • 4.3. Giọng điệu nghệ thuật đa dạng ...................................................................................... 1 69 1. Giọng giãi bày, tâm tình ..................................................................................................... 1 70 2. Giọng ngợi ca, tuyên truyền ............................................................................................. 1 73 3. Giọng khôi hài, mỉa mai, châm biếm .......................................................................... 1 75 KẾT LUẬN (174)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................... 183 (188)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài

Hồi kí là một thể loại văn học có nhiều tiểu loại khác nhau Quá trình hình thành và phát triển của thể loại này khá phức tạp Điều đó gắn liền với sự đổi thay sinh động của hiện thực xã hội và nhu cầu sáng tạo của nghệ sĩ. Trong tiến trình văn học Việt Nam, hồi kí đạt nhiều thành tựu vào thập niên

60, tiếp tục phát triển ở những thập niên cuối của thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI Nội dung của hồi kí giai đoạn đầu là hồi ức của những người cách mạng, ghi lại những kỉ niệm sâu sắc về đồng đội, nhân dân trong những năm tháng hoạt động bí mật; ghi lại những sự kiện quan trọng trong lịch sử chống thực dân, đế quốc bằng nhận thức và ý thức cá nhân Từ thập niên 90 đến nay, nội dung hồi kí là sự hồi tưởng của những nhà văn về cuộc đời cầm bút và kí ức của những tướng lĩnh về một thời gắn bó với chiến trường, xông pha qua nhiều trận mạc Trong đó, hồi kí của người cách mạng là một mảng sáng tác có vị trí quan trọng đối với văn học Việt Nam Tuy nhiên, đây vẫn còn là mảnh đất chưa được khai vỡ kĩ càng và toàn diện, nhất là ở phương diện đặc trưng thể loại. Ở Việt Nam, cuộc cách mạng giải phóng dân tộc là nguồn cảm hứng bất tận cho sáng tạo nghệ thuật Văn học cách mạng đã đạt được nhiều thành tựu và có đóng góp quan trọng vào tiến trình văn học Việt Nam So với các thể loại văn học hư cấu, văn học phi hư cấu nói chung, hồi kí nói riêng đã phản ánh quá trình hoạt động, đấu tranh cũng như tâm tư, nguyện vọng của người viết một cách chân thực và sâu sắc bởi chính họ là những người trong cuộc Khi các cuộc vận động sáng tác về lực lượng vũ trang diễn ra vào thập niên 60 của thế kỷ XX, nhiều hồi kí cách mạng đã ra đời Đây là những sáng tác với đặc trưng chiếm lĩnh hiện thực đời sống của một giai đoạn lịch sử thông qua cảm quan nghệ thuật Những sự kiện lịch sử được thể hiện bằng cảm xúc giàu tính nghệ thuật, đậm chất trữ tình Hay nói đúng hơn, các tác giả đã dùng nghệ thuật ngôn từ để tái hiện lịch sử Cho nên, mối liên hệ giữa các chi tiết, sự kiện và chất nghệ thuật trong hồi kí cách mạng khá đặc biệt và độc đáo. Thành tựu của hồi kí cách mạng đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm Họ nêu lên những nhận xét về vai trò và ý nghĩa, đưa ra một số đặc điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật của hồi kí cách mạng Đó là tiền đề quan trọng để người viết ghi nhận giá trị và đóng góp của hồi kí cách mạng trong văn học Việt Nam.

Tuy nhiên, cho đến nay các công trình nghiên cứu về hồi kí cách mạng còn ít và còn những khoảng trống cần được khai thác sâu sắc, hệ thống hơn.

Vì lẽ đó, chúng tôi chọn đề tài Những đặc điểm cơ bản của hồi kí cách mạng

Việt Nam để nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện những đóng góp và khái quát những đặc điểm của hồi kí cách mạng.

Nhìn chung, hồi kí cách mạng Việt Nam đã có những thành tựu nhất định trong nền văn học Việt Nam hiện đại Việc nghiên cứu đề tài Những đặc điểm cơ bản của hồi kí cách mạng Việt Nam sẽ góp phần đưa ra cái nhìn khách quan, đúng đắn về giá trị cũng như những đặc trưng của tiểu loại văn học này.

Mục đích nghiên cứu

Đề tài luận án "Những đặc điểm cơ bản của hồi kí cách mạng Việt Nam" nhằm tìm hiểu về tiểu loại hồi kí cách mạng, xác định những đặc trưng nội dung và nghệ thuật, để làm rõ giá trị đóng góp của hồi kí cách mạng đối với văn học và lịch sử dân tộc.

Về nội dung, luận án hướng đến khái quát một số đặc điểm nổi bật của hồi kí cách mạng Việt Nam Hồi kí là sáng tác nhằm thông tin sự thật Trong phạm vi bao quát và chiếm lĩnh thực tại, tác giả hồi kí đã tái hiện quá khứ bằng cảm hứng và lí tưởng thẩm mĩ riêng gắn với thế giới quan và nhân sinh quan của người cách mạng Chính vì lẽ đó, hồi kí cách mạng là những trang tư liệu lịch sử về cách mạng và bức tranh hiện thực xã hội Việt Nam, khái quát hình tượng đẹp về con người Việt Nam; đồng thời, hồi kí cách mạng còn là sự đúc kết kinh nghiệm, khẳng định tư tưởng và có tính giáo dục đối với các thế hệ người đọc.

Về nghệ thuật, hồi kí nói chung và hồi kí cách mạng nói riêng có đặc trưng về nghệ thuật trần thuật đặc biệt là các phương diện chủ thể trần thuật,điểm nhìn trần thuật, cấu trúc trần thuật Bên cạnh đó, hồi kí cách mạng có thủ pháp riêng trong việc thể hiện hình tượng nhân vật, cụ thể là hình tượng người cách mạng Mặt khác, hồi kí cách mạng còn thể hiện sự đa dạng trong giọng điệu nghệ thuật Do sự tác động của một số phương diện như tính chuyên nghiệp của người sáng tác, hoàn cảnh và mục đích sáng tác… một số hồi kí cách mạng đôi khi chưa có sự sáng tạo độc đáo về nghệ thuật nhưng nhìn chung vẫn có những đóng góp đáng ghi nhận.

Phương pháp nghiên cứu

Thực hiện đề tài Những đặc điểm cơ bản của hồi kí cách mạng Việt Nam, người viết sử dụng một số phương pháp và thao tác cơ bản sau:

4.1 Phương pháp thống kê, phân loại là phương pháp cơ bản của hoạt động nghiên cứu Trước hết, người nghiên cứu tập hợp và thống kê số lượng tác phẩm hồi kí nhằm đánh giá quy mô của hồi kí cách mạng trong văn học Việt Nam Thứ hai, người nghiên cứu tiến hành thống kê, phân loại những nội dung cơ bản, thống kê những biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong từng tác phẩm và trong toàn bộ các hồi kí cách mạng, từ đó chỉ ra những nét riêng của từng tác phẩm và những nét chung của hồi kí cách mạng Việt Nam.

4.2 Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp thực chứng - lịch sử Với phương pháp này, người nghiên cứu đặt hồi kí cách mạng trong bối cảnh lịch sử xã hội để thấy được khả năng của thể hồi kí trong việc phản ánh sự thực, đồng thời, bằng phương pháp này, chúng ta thấy được những sáng tạo nghệ thuật đã được các tác giả sử dụng để tái hiện một bức tranh hiện thực sống động, chân thực về những chặng đường cách mạng Việt Nam.

4.3 Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng thường xuyên trong quá trình triển khai các nội dung nghiên cứu Việc so sánh hồi kí cách mạng với các tiểu loại trong thể hồi kí cũng như so sánh với các loại hình văn học khác cho thấy đặc điểm cơ bản ở phương diện thể loại của hồi kí cách mạng So sánh sự kiện trong hồi kí cách mạng với sự kiện trong lịch sử để thấy được “mặt sinh động”, mặt nghệ thuật của hồi kí cách mạng trong việc tái hiện sự thực theo yêu cầu của thể loại.

4.4 Phương pháp loại hình là một trong những phương pháp đặc trưng trong nghiên cứu văn học Bằng phương pháp loại hình, người viết làm rõ những đặc điểm chung, cơ bản trong các hồi kí cách mạng, từ đó, khu biệt được những đặc trưng của tiểu loại này trong hệ thống các thể loại văn học Việt Nam.

4.5 Phương pháp nghiên cứu tác phẩm từ góc độ thi pháp học được sử dụng kết hợp với phương pháp hình thức để làm rõ phương diện nghệ thuật của hồi kí cách mạng.

4.6 Phương pháp nghiên cứu liên ngành là phương pháp giúp chúng tôi nghiên cứu hồi kí cách mạng bằng nhiều hình thức, dựa trên dữ liệu của chuyên ngành văn học, lịch sử và cả văn hóa, xã hội để từ đó có những kiến giải nhất định về giá trị văn học của các sáng tác này.

Ngoài ra, người nghiên cứu còn sử dụng các thao tác như phân tích, chứng minh, bình luận nhằm biện giải vấn đề một cách cụ thể, rõ ràng hơn.

5 Đóng góp mới của luận án

Luận án Những đặc điểm cơ bản của hồi kí cách mạng Việt Nam sẽ có những đóng góp về mặt khoa học và thực tiễn, cụ thể là:

Về mặt lí luận: Đối tượng nghiên cứu của luận án là hồi kí của những người yêu nước, người cách mạng trong văn học Việt Nam Từ trước đến nay, các công trình nghiên cứu chú ý nhiều đến hồi kí của các nhà văn cho nên việc nghiên cứu hồi kí cách mạng của luận án đã góp phần lấp đầy những khoảng trống trong nghiên cứu hồi kí.

Luận án hệ thống được những nhìn nhận, đánh giá về hồi kí cách mạng Việt Nam của các nhà nghiên cứu Từ đó, chúng tôi đưa ra những nhận định, kiến giải thêm về giá trị của hồi kí cách mạng trong văn học Việt Nam hiện đại.

Nghiên cứu về đặc điểm của hồi kí cách mạng Việt Nam, luận án sẽ chỉ rõ những nét riêng của hồi kí cách mạng ở cả phương diện nội dung và nghệ thuật.

Về mặt thực tiễn: Luận án có thể là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy về văn học Việt Nam.

6 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án bao gồm 3 phần chính:

Mở đầu, Nội dung và Kết luận

Trong phần mở đầu, luận án trình bày tính cấp thiết của đề tài, xác định mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận án cũng nêu ra những phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng và những đóng góp mới của luận án về lí luận và thực tiễn.

Trong phần nội dung, người viết triển khai thành 4 chương, cụ thể:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu hồi kí cách mạng Việt Nam Luận án đã giới thiệu một cách cụ thể những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ở hai giai đoạn: trước và sau 1975 Từ đó, luận án đã đưa ra những đánh giá về tình hình nghiên cứu, nhằm tạo tiền đề cho việc nghiên cứu hồi kí cách mạng trong luận án.

Chương 2: Những vấn đề chung về hồi kí và hồi kí cách mạng Trong chương này, luận án nêu lên những vấn đề mang tính lí luận về thể loại hồi kí nói chung và hồi kí cách mạng nói riêng Đồng thời, luận án cũng khái quát được những đóng góp của hồi kí cách mạng trong tiến trình văn học Việt Nam hiện đại.

Chương 3: Những đặc điểm cơ bản của hồi kí cách mạng Việt Nam nhìn từ phương diện nội dung Chương này đi vào khái quát và phân tích những nội dung phản ánh trong hồi kí cách mạng, chẳng hạn như: bức tranh hiện thực xã hội, chân dung dân tộc anh hùng và những bài học được rút ra từ quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc.

Cấu trúc của luận án

Ngoài phần tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án bao gồm 3 phần chính:

Mở đầu, Nội dung và Kết luận

Trong phần mở đầu, luận án trình bày tính cấp thiết của đề tài, xác định mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận án cũng nêu ra những phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng và những đóng góp mới của luận án về lí luận và thực tiễn.

Trong phần nội dung, người viết triển khai thành 4 chương, cụ thể:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu hồi kí cách mạng Việt Nam Luận án đã giới thiệu một cách cụ thể những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ở hai giai đoạn: trước và sau 1975 Từ đó, luận án đã đưa ra những đánh giá về tình hình nghiên cứu, nhằm tạo tiền đề cho việc nghiên cứu hồi kí cách mạng trong luận án.

Chương 2: Những vấn đề chung về hồi kí và hồi kí cách mạng Trong chương này, luận án nêu lên những vấn đề mang tính lí luận về thể loại hồi kí nói chung và hồi kí cách mạng nói riêng Đồng thời, luận án cũng khái quát được những đóng góp của hồi kí cách mạng trong tiến trình văn học Việt Nam hiện đại.

Chương 3: Những đặc điểm cơ bản của hồi kí cách mạng Việt Nam nhìn từ phương diện nội dung Chương này đi vào khái quát và phân tích những nội dung phản ánh trong hồi kí cách mạng, chẳng hạn như: bức tranh hiện thực xã hội, chân dung dân tộc anh hùng và những bài học được rút ra từ quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc.

Chương 4: Những đặc điểm cơ bản của hồi kí cách mạng Việt Nam nhìn từ phương diện nghệ thuật Luận án tập trung là rõ những đặc điểm của hồi kí cách mạng về nghệ thuật trần thuật, nghệ thuật thể hiện hình tượng nhân vật và giọng điệu nghệ thuật.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU HỒI KÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM

Tình hình nghiên cứu hồi kí cách mạng ở Việt Nam từ 1975 đến nay

1.2 Tình hình nghiên cứu hồi kí cách mạng Việt Nam từ 1975 đến nay

Từ sau 1975, lĩnh vực phê bình, nghiên cứu văn học phát triển mạnh. Đây là tiền đề, cơ sở để hồi kí cách mạng được nghiên cứu từ nhiều khía cạnh.

Có những công trình nghiên cứu tổng quát đi từ thể loại hồi kí và những công trình, bài viết tập trung vào các tác phẩm cụ thể để làm nổi bật phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật của mảng sáng tác này.

1.2.1 Những nghiên cứu mang tính khái quát về hồi kí cách mạng

Sau 1975, sự phát triển mạnh mẽ của hồi kí do nhu cầu tái hiện quá khứ và khát vọng tự biểu hiện, tự bộc lộ của người viết đã được ghi nhận trong văn học Việt Nam Hồi kí không chỉ phong phú về số lượng, đa dạng về đề tài mà còn có những cách tân về nghệ thuật Trong thời gian này, nhiều công trình về lí luận văn học, nghiên cứu văn học ra đời đáp ứng nhu cầu nghiên cứu văn học chuyên sâu và hệ thống Những công trình này đã đưa thể kí vào làm đối tượng nghiên cứu, đồng thời, có sự so sánh, đánh giá về hồi kí trong quá trình phát triển Nhờ đó, hồi kí cách mạng tiếp tục được giới nghiên cứu quan tâm.

Trong bài viết Đọc hồi kí cách mạng nghĩ về vẻ đẹp của người chiến sĩ cộng sản Việt Nam (1977), Trần Hữu Tá đã đánh giá cao những đóng góp của hồi kí cách mạng đối với văn học Việt Nam:

Dòng hồi kí cách mạng đã chảy xiết thực sự góp phần đáng kể vào thành tựu chung của nền văn học cách mạng Việt Nam hiện đại, khiến nó xứng đáng trở thành bộ phận tiên phong của nền văn học chống đế quốc sôi nổi của loài người tiến bộ (Trần Hữu Tá, 1977, trang 17).

Trong bài viết này, tác giả đã khái quát thành tựu của hồi kí cách mạng và khái quát những biểu hiện về phương diện nội dung Hồi kí cách mạng đã tái hiện lại một mảng hiện thực đen tối “những ngày quê hương ta phải sống trong “cảnh cơ hàn trời đất tối tăm”” (Trần Hữu Tá, 1977, trang 19) để từ đó làm bật nổi tinh thần bất khuất, ý chí kiên cường của đông đảo nhân dân trên khắp mọi miền đất nước Tác giả bài viết đã chỉ ra những nét riêng của hồi kí cách mạng trong việc tái hiện bức tranh đời sống xã hội và hình tượng con người trong bối cảnh đặc biệt Tác giả cũng thừa nhận một số hạn chế của các sáng tác này: “một số tập còn ở dạng ghi chép thô sơ, dàn trải”, tuy nhiên

“nhìn chung những cố gắng ấy rất đáng khích lệ” (Trần Hữu Tá, 1977, trang 18)

Hà Minh Đức đã nghiên cứu một cách hệ thống và có chiều sâu về kí trong văn học Việt Nam trong công trình Kí viết về chiến tranh cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội (1980) Ông đã có cái nhìn khái quát về đóng góp của thể kí trong việc phản ánh quá trình cách mạng, quá trình đấu tranh bảo vệ

Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội Ông cũng nêu lên vai trò của thể kí, xác định đặc điểm của các thể loại trong kí văn học; chỉ ra những nguyên tắc cơ bản của thể kí, cho thấy được mối quan hệ giữa hiện thực cuộc sống và nghệ thuật trong văn học kí, thấy được vai trò và khả năng sáng tạo của cái tôi cá nhân trong quá trình viết kí cũng như khả năng phản ánh hiện thực của loại hình văn học này.

Riêng về hồi kí cách mạng, tác giả cho rằng:

Miêu tả cuộc sống khách quan với những bức tranh xã hội rộng rãi mà người viết có dịp chứng kiến, thể nghiệm Tác giả ít nói đến mình, cái tôi như lùi về bình diện thứ hai, nhân vật chính là cuộc đời chung, là quần chúng nhân dân (Hà Minh Đức, 1980, trang 78).

Và “Hồi kí cách mạng chủ yếu ghi lại những hoạt động của các chiến sĩ cách mạng trong các thời kì hoạt động dưới chế độ thực dân phong kiến” (Hà Minh Đức, 1980, trang 79) Như vậy, nhà nghiên cứu đã chỉ ra hồi kí cách mạng phải nặng về phản ánh khách quan trong khi hồi kí của các nhà văn (hồi kí văn học) thiên về phản ánh chủ quan “Hồi kí của các nhà văn cung cấp những kiến thức xoay quanh cuộc đời sáng tác của họ” (Hà Minh Đức, 1980, trang 81) Nói đúng hơn, hồi kí cách mạng không hiếm những bài viết về

“một người” nhưng lại cho người đọc thấy được “một thời”, không thiếu những bức tranh tâm trạng, những “nỗi niềm riêng tư” của một người nhưng là để nói thay, nói cùng với mọi người.

Bên cạnh những nhận định khái quát về đặc điểm của hồi kí cách mạng,

Hà Minh Đức còn nêu lên nhận định về giá trị của một số tác phẩm: “Những thiên hồi kí cách mạng có giá trị như Nhân dân ta rất anh hùng, Bác Hồ,

Uống nước nhớ nguồn, Đầu nguồn… đều là những tác phẩm có giá trị về mặt sử học, xã hội học và văn học” (Hà Minh Đức, 1980, trang 80) Riêng đối với tập hồi kí Những kỉ niệm sâu sắc trong đời bộ đội, tác giả nhấn mạnh “sự chọn lọc đến mức tối đa, gạt bỏ những chuyện thứ yếu, tập trung kể lại một kỉ niệm sâu sắc nhất nên trang viết dễ gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc” (Hà Minh Đức, 1980, trang 81) Đồng thời, “Trong thể loại hồi kí có những sáng tác được kể lại chân thực, sinh động cho đến từng chi tiết Người kể có ý thức nắm bắt vấn đề cụ thể, thời gian câu chuyện chưa xa như trường hợp Bất khuất của Nguyễn Đức Thuận” (Hà Minh Đức, 1980, trang 24) Đây là công trình nêu lên nhiều vấn đề quan trọng trong việc nghiên cứu thể loại kí Tuy nhiên, hồi kí cách mạng chỉ được nhắc tới như một hiện tượng chứ chưa có sự nhìn nhận thấu đáo, toàn diện.

Trong công trình Lí luận văn học (1997) do Hà Minh Đức chủ biên, các tác giả đã cho rằng hồi kí là một thể loại quan trọng trong kí tự sự Các nhà nghiên cứu đòi hỏi hồi kí cách mạng phải có tính chất cộng đồng, có ý nghĩa xã hội và phải khơi gợi những nhận thức đúng đắn có lợi ích chung cho nhiều người Công trình của Hà Minh Đức nghiên cứu phạm vi rộng các vấn đề liên quan đến lí luận văn học Riêng với kí, các thể loại như phóng sự, bút kí, tùy bút, nhật kí được khảo sát sâu và rộng hơn còn hồi kí cách mạng chỉ được điểm qua khi tác giả nhắc đến thể loại hồi kí Điều này xuất phát từ thực tiễn, so với các thể loại khác trong kí (bút kí, tùy bút), việc nghiên cứu hồi kí cách mạng có những giới hạn nhất định.

Năm 1997, trong công trình Nghệ thuật và phương pháp viết văn, tác giả

Tô Hoài đã nêu ra những vấn đề liên quan đến việc nghiên cứu hồi kí trong chương “Kí và truyện” và “Quan sát, ghi chép” Ông đã đứng trên lập trường của một người cầm bút để nêu lên những đánh giá về một thể loại mà chính ông đã từng trải nghiệm: kí Tô Hoài cho rằng:

Một số đánh giá về tình hình nghiên cứu hồi kí cách mạng ở Việt Nam trước và sau 1975

Qua thực tế khảo sát, phân tích tình hình nghiên cứu hồi kí cách mạng Việt Nam trong thời gian qua, chúng tôi nhận thấy rằng, hồi kí cách mạng là một đối tượng nghiên cứu được giới nghiên cứu văn chương quan tâm Hồi kí cách mạng được nghiên cứu qua nhiều giai đoạn và ở mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêng về đối tượng, phạm vi và khía cạnh được nghiên cứu.

Cùng với quá trình xuất hiện và đạt nhiều thành tựu của hồi kí cách mạng trong văn học Việt Nam, các công trình nghiên cứu cũng bắt đầu xuất hiện Điều này chứng tỏ rằng, hồi kí cách mạng có sức thu hút và hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu cũng như đông đảo độc giả Trải qua quá trình phát triển, hồi kí cách mạng vẫn được lật trở, nhìn nhận trên nhiều bình diện khác nhau và từ những hướng nghiên cứu mới mẻ.

Giai đoạn trước 1975, các nhà nghiên cứu đã quan tâm đến việc định hướng phương pháp sáng tác và tiếp nhận hồi kí cách mạng trong văn học Việt Nam Các công trình còn chú ý đến những sáng tác tiêu biểu, có tác dụng cổ vũ, khích lệ tinh thần đấu tranh của nhân dân trong xã hội lúc bấy giờ. Phương diện nội dung tư tưởng của tác phẩm được giới nghiên cứu khai thác và tiếp cận ở nhiều góc độ.

Từ năm 1975 trở đi, các công trình nghiên cứu về hồi ký cách mạng có sự phát triển mạnh mẽ và chuyên nghiệp hơn Các nhà nghiên cứu không những chú ý đến giá trị nội dung tư tưởng mà còn đặc biệt quan tâm đến phương diện nghệ thuật Thậm chí, nghệ thuật còn trở thành một khía cạnh quan trọng để đánh giá đóng góp của hồi ký cách mạng trong tiến trình văn học Việt Nam hiện đại.

Trước năm 1975, các nghiên cứu về hồi kí cách mạng chưa có tính tổng hợp và khái quát Các nhà nghiên cứu chỉ tập trung vào những tác phẩm tiêu biểu, nổi bật lúc bấy giờ, như hồi kí Bất khuất của Nguyễn Đức Thuận, hồi kí về Bác Hồ… Các tác phẩm này ra đời như một làn sóng trên mặt trận văn hóa nghệ thuật và mặt trận tư tưởng, do đó, các nhà nghiên cứu tập trung vào khai thác những đóng góp của chúng theo thị hiếu của công chúng về phương diện nội dung tư tưởng mà tác phẩm mang lại Bên cạnh đó, xuất hiện các công trình nghiên cứu mang tính định hướng cho quá trình sáng tác Các nhà nghiên cứu gần như thống nhất với quan niệm hồi kí cách mạng là một sáng tác văn học cho nên các nghiên cứu của họ tập trung vào vấn đề giá trị lịch sử được biểu hiện như thế nào thông qua các phương tiện nghệ thuật Trong giai đoạn này, chưa có các công trình nghiên cứu chuyên sâu và hệ thống về hồi kí cách mạng.

Các nhà nghiên cứu cũng chưa nghiên cứu hồi kí như một đối tượng độc lập và chưa có công trình nghiên cứu hoàn chỉnh, hệ thống Chẳng hạn, với công trình Kí viết về chiến tranh cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hà Minh Đức chỉ nghiên cứu về loại hình kí nói chung, trong đó, hồi kí cách mạng được nhắc đến với dung lượng khá khiêm tốn Những bài viết của Đỗ Hải Ninh, Lý Hoài Thu nghiên cứu chủ yếu hồi kí của các nhà văn Bên cạnh đó, một số nhà nghiên cứu không làm rõ ranh giới cụ thể giữa hồi kí cách mạng và hồi kí văn học, cho nên, việc xác định tiểu loại của các tác phẩm hồi kí chưa thật chính xác.

Vì hồi kí cách mạng chưa được nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống cho nên những khen chê còn mang tính phiến diện Bởi vì, còn nhiều khoảng trống cần được lấp đầy bằng những công trình cụ thể khác Ngoài ra, khi nhắc đến hồi kí cách mạng, vấn đề nội dung tư tưởng chiếm ưu thế trong các công trình nghiên cứu, còn về nghệ thuật các nhà nghiên cứu có đề cập đến nhưng xét cho cùng vẫn xem đó như một phương tiện để phục vụ cho mục đích ngợi ca, cổ vũ, tuyên truyền chứ chưa thật sự nhìn nhận từ góc độ thẩm mĩ.

Nhìn chung, từ trước đến nay, những công trình nghiên cứu về hồi kí cách mạng khá phong phú nhưng vẫn chưa tương xứng với thành tựu và đóng góp của nó cho tiến trình văn học Việt Nam hiện đại Hầu hết những ý kiến của các nhà nghiên cứu đều nhằm nhấn mạnh đặc điểm của hồi kí là tái hiện quá khứ bằng góc nhìn và cảm quan hiện tại, người viết có quyền tạo nên những hư cấu thông qua sự hồi cố của cá nhân, tuy nhiên, tính chân thực của sự kiện cần phải được đảm bảo Điều này tạo cho hồi kí tính chính xác, khả năng thuyết phục Đây cũng là đặc trưng quan trọng của hồi kí, đặc biệt là hồi kí cách mạng, thể loại mang sứ mệnh tái hiện lịch sử Mặc dù chưa nghiên cứu một cách chuyên sâu và toàn diện, nhưng những công trình nói trên có tính định hướng và tạo tiền đề để mở ra những hướng nghiên cứu mới mẻ, chuyên sâu về hồi kí cách mạng.

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỒI KÍ VÀ HỒI KÍ CÁCH MẠNG

Những vấn đề chung về hồi kí

Trên thế giới, hồi kí là một thể loại ra đời rất sớm và có nhiều thành tựu nổi bật Ở Việt Nam, hồi kí xuất hiện khá muộn, các tác phẩm bắt đầu xuất hiện từ thập niên 30, 40 và có nhiều sáng tác ở thập niên 60 của thế kỉ XX Từ thập niên 90 của thế kỉ XX đến nay, hồi kí lại tiếp tục có những bước tiến mới trên văn đàn, thu hút được sự quan tâm của bạn đọc và giới nghiên cứu Việc xác định khái niệm cũng như đưa ra những tiêu chí để phân chia các tiểu loại trong hồi kí là rất cần thiết để có cách nhìn nhận vừa khái quát vừa khu biệt.Đồng thời, sự phân chia này tạo nên cơ sở vững chắc để xác định đối tượng một cách đúng đắn, rõ ràng, tránh sự nhập nhằng trong quá trình tiếp nhận các tác phẩm Điều này làm cho những nhận xét, đánh giá được khách quan và sát hợp hơn.

2.1.1 Khái niệm hồi kí và sự phân định ranh giới giữa hồi kí với các thể loại tương cận

Cùng với sự hình thành và phát triển của thể loại hồi kí, khái niệm hồi kí cũng được nhìn nhận từ nhiều góc độ và phương diện khác nhau Tuy vậy, việc xác định khái niệm của thể loại văn học này vẫn chưa có sự thống nhất trong các công trình nghiên cứu Cũng vì thế, quan niệm về một thể loại phong phú và phức tạp như quá trình phát triển của chính nó Thực tế, trong nhiều công trình nghiên cứu, các tác giả cũng đã có những kiến giải nhất định về khái niệm hồi kí.

Memoir: a form of AUTOBIOGRAPHY that subordinates the AUTHOR’s personal life to the public events in which he or she has participated In some cases, as in Simone de Beauvoir’s Memoirs of a Dutiful Daughter

(1958), the public “event” is the representative character of the life – in de Beauvoir’s case, the degree to which her early life typified the upbringing of a younger in her time More usually, the form serves as a vehicle for a personal account of specific public events An example is Present at the

Creation (1978), the memoirs of Dean Acheson, the secretary of state during the establishment of the Uninted Nations and the conduct of the Korean War (Edward Quinn, 2006).

Khái niệm hồi kí được thể hiện trong các công trình từ điển văn học có những nét tương đồng Trong công trình Từ điển thuật ngữ văn học (2004),các nhà nghiên cứu nhận định: hồi kí là “một thể loại thuộc loại hình kí, kể lại những biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả là người tham dự hoặc chứng kiến” (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, 2004, trang 152). Lại Nguyên Ân, trong công trình 150 thuật ngữ văn học cũng cho rằng:

Hồi kí là một dạng trứ tác thuộc nhóm thể tài kí Tác phẩm hồi kí là một thiên trần thuật từ ngôi tác giả (“tôi” tác giả, không phải “tôi” hư cấu ở một số tiểu thuyết, truyện ngắn), kể về những sự kiện có thực trong quá khứ mà tác giả tham dự hoặc chứng kiến (Lại Nguyên Ân, 2004, trang 153).

Khái niệm hồi kí của Lại Nguyên Ân được sử dụng trong công trình Từ điển Văn học (bộ mới) Các nhà nghiên cứu đã nêu khái niệm hồi kí trong mối tương quan với loại hình kí, đồng thời, họ chủ yếu dựa trên các phương diện như tác giả, đối tượng phản ánh để xem xét Đồng thời, họ cũng nhấn mạnh vai trò nhân chứng của tác giả trong thể loại này.

Trong các công trình lí luận văn học, khái niệm hồi kí được xem xét ở nhiều phương diện và thể hiện trong tương quan với nhiều thể loại khác Hà Minh Đức cho rằng, hồi kí là thể loại “ghi lại những diễn biến của câu chuyện và nhân vật theo bước đi của thời gian qua sự hồi tưởng” (Hà Minh Đức,

Người viết hồi kí kể lại những điều mà mình có dịp quan sát hoặc nghe trực tiếp, những sự việc và con người để lại những ấn tượng sâu sắc, gắn bó với những kỉ niệm riêng, nhưng đồng thời lại có một nội dung xã hội phong phú Thời điểm câu chuyện xảy ra thuộc về quá khứ và có nhiều liên hệ với cuộc đời hiện tại (Hà Minh Đức, 1997, trang 230).

Hà Minh Đức chú trọng đến tính trình tự của trần thuật trong tác phẩm hồi kí và nhấn mạnh trình tự tuyến tính của các sự kiện Ngoài ra, tác giả hồi kí là người kể chuyện nhân chứng và những điều được kể phải là những kỉ niệm hoặc ấn tượng sâu sắc Tác giả đòi hỏi sự kiện trong hồi kí phải có ý nghĩa xã hội rộng lớn ở thời điểm diễn ra sự kiện và thời điểm hiện tại Chính vì vậy, khái niệm này còn thu hẹp trong phạm vi của một số hồi kí mang cảm hứng sử thi, phản ánh về những người, những việc trọng đại trong một giai đoạn lịch sử nhất định.

Trong công trình Lí luận văn học do Phương Lựu chủ biên, các tác giả cũng dựa vào yếu tố nhân vật trần thuật, kết cấu để xác định khái niệm hồi kí. Theo quan niệm của các nhà nghiên cứu này:

Loại hồi kí với đặc điểm là chủ thể trần thuật phải là người trong cuộc, kể lại những sự việc trong quá khứ Hồi kí có thể nặng về người hay việc, có thể theo dạng kết cấu – cốt truyện hoặc dạng kết cấu – liên tưởng (Phương Lựu, 1997, trang 436). Điểm chung trong quan niệm về hồi kí của các tác giả trong những công trình này là nhấn mạnh vai trò “người trong cuộc” của tác giả hồi kí Điều đó có nghĩa là, tác giả phải đặt mình ở bình diện thứ nhất, giữ vai trò là nhân vật trung tâm chi phối đến các nhân vật khác và hệ thống sự kiện, đồng thời phải

“chịu trách nhiệm” về những điều đã kể Bên cạnh đó, Phương Lựu còn chú ý đến phương diện nghệ thuật kết cấu trong hồi kí Tác giả hồi kí có thể sắp xếp sự kiện thành một cốt truyện hoàn chỉnh hoặc có thể kể theo trí nhớ, dựa vào mối quan hệ nào đó giữa các sự kiện được kể để tạo thành logic của sự liên tưởng.

Như vậy, hồi kí là thể loại thuộc kí tự sự Đối tượng chính là những người đã gặp, những chuyện đã xảy ra trong quá khứ được hồi tưởng lại thông qua kí ức của tác giả Người kể chuyện trong hồi kí đa phần là người kể chuyện ngôi thứ nhất với tư cách là nhân chứng, kể lại những điều mắt thấy tai nghe Đối với hồi kí, các nhà nghiên cứu cũng đặt ra yêu cầu về tính chính xác, chân thực trong việc tái hiện quá khứ nhưng cũng nhấn mạnh tính sáng tạo độc đáo.

2.1.1.2 Sự phân định ranh giới giữa hồi kí và các thể loại tương cận

Trong quan niệm về thể loại, ranh giới giữa hồi kí và một số thể loại gần đôi khi chưa được phân định rõ Điều này sẽ làm cho việc xác định nòng cốt thể loại, bản chất và đặc trưng của thể loại thiếu tính chính xác Từ đó, việc soi chiếu vào tác phẩm để lí giải cũng sẽ gặp phải những trở ngại nhất định.

Do đó, chúng ta cần xem xét hồi kí trong mối tương quan với các thể loại này nhằm có sự phân định cụ thể.

Những vấn đề chung về hồi kí cách mạng

Từ những cơ sở của việc phân loại hồi kí như đã trình bày, dựa vào các tiêu chí, người viết nhận thấy có thể phân chia hồi kí thành 3 tiểu loại: hồi kí của các nhà văn (hồi kí văn chương), hồi kí của các nhà cách mạng (hồi kí cách mạng), hồi kí của các tướng lĩnh (hồi kí chiến tranh) Trong quá trình nghiên cứu có thể nhận thấy, hồi kí cách mạng đã được chú ý đến bởi những tác động tích cực đối với đời sống văn học và đời sống xã hội Tuy nhiên, sự phân chia ranh giới và tính khu biệt trong hệ thống các sáng tác với mục đích làm rõ hơn những đóng góp của các tiểu loại Xét trong tiến trình văn học Việt Nam hiện đại, hồi kí cách mạng là những sáng tác đáng được nghiên cứu bởi có nhiều đóng góp và thành tựu.

2.2.1 Khái niệm hồi kí cách mạng

Vấn đề khái niệm hồi kí cách mạng chưa được đề cập trong các công trình lí luận văn học và cả trong các từ điển thuật ngữ văn học Chính vì vậy, để lí giải hồi kí cách mạng là gì, các nhà nghiên cứu nêu lên nhiều quan niệm khác nhau Họ thường xuất phát từ khái niệm hồi kí để làm cơ sở cho việc tìm hiểu hồi kí cách mạng Từ đó, trong quá trình nghiên cứu các tác phẩm cụ thể, các nhà nghiên cứu đã nêu lên một số khái niệm cơ bản về hồi kí của các nhà hoạt động cách mạng trong văn học Việt Nam.

Trong bài viết Vài cảm nghĩ nhân đọc mấy cuốn hồi kí, tác giả Nhị Ca đã quan niệm: “Hồi kí cách mạng là một thể loại văn học bao hàm yếu tố tái hiện sự kiện lịch sử bằng hồi tưởng và yếu tố truyền cảm bằng hình tượng, có tính chất phản ánh được bản chất cuộc sống” (Nhị Ca, 1963, trang 85) Nhị Ca xem xét tiểu loại này ở phương diện đối tượng được phản ánh và phương tiện phản ánh Mỗi tiểu loại trong hồi kí có đối tượng phản ánh riêng Đây là một trong những cơ sở để xác định khái niệm hồi kí cách mạng trong mối quan hệ với các tiểu loại khác.

Theo Hà Minh Đức: “Hồi kí cách mạng chủ yếu ghi lại những hoạt động của các chiến sĩ cách mạng trong các thời kì hoạt động dưới chế độ thực dân phong kiến” (Hà Minh Đức, 1997, trang 79) Khái niệm của Hà Minh Đức chỉ ra một cách cụ thể về nội dung và phạm vi phản ánh trong hồi kí cách mạng. Đó là hồi ức về những sự kiện trong thời kì vận động và phát triển của cách mạng mà các chiến sĩ trực tiếp chứng kiến hoặc tham gia Tuy nhiên, quan niệm này chưa nêu lên được một cách khái quát về hồi kí cách mạng bởi vì thể loại này vẫn tiếp tục phát triển và có nhiều thành tựu ở các giai đoạn sau.Theo Đỗ Hải Ninh:

Nếu như những cuốn hồi kí cách mạng trước đây thường chú trọng đến sự kiện lịch sử đặc biệt có tác động lớn đến quá trình phát triển xã hội và ý thức con người thì những cuốn hồi kí văn học thời đổi mới quan tâm hơn đến sự chiêm nghiệm lịch sử và số phận cá nhân trong lịch sử (Đỗ Hải Ninh, 2006, trang 74). Đỗ Hải Ninh không nêu rõ khái niệm hồi kí cách mạng là gì nhưng nhà nghiên cứu đã đưa ra sự phân biệt với hồi kí văn học để nhấn mạnh đối tượng phản ảnh trong hồi kí cách mạng là những sự kiện lịch sử quan trọng Bà đặt ra vấn đề khuynh hướng trong sáng tác hồi kí của hai giai đoạn: khuynh hướng hướng ngoại và khuynh hướng hướng nội trong phản ánh hiện thực.

Từ ý kiến của các nhà nghiên cứu, việc xác định khái niệm hồi kí cách mạng được thể hiện ở một số phương diện cụ thể sau:

Thứ nhất, trong hồi kí cách mạng, chủ thể trần thuật là những nhà cách mạng Họ viết để hồi tưởng về những kỉ niệm trong quá trình hoạt động gắn với đồng chí, đồng đội và quần chúng nhân dân; hồi tưởng về những sự kiện lịch sử trọng đại trong quá trình vận động và phát triển của cách mạng Việt Nam Đồng thời, họ là những người đã trải nghiệm đời sống cách mạng của dân tộc Do đó, họ thường yêu cầu người cách mạng chân chính phải gạt bỏ cái tôi, hòa cái tôi vào cộng đồng, sống và cống hiến vì sự tồn vong của quốc gia Sự thực là qua nhiều hồi kí cách mạng, đời sống riêng tư của người cách mạng ít được đề cập đến.

Thứ hai, dung lượng của các tác phẩm hồi kí cách mạng không giống nhau, có những tập hồi kí dày hàng mấy trăm trang, có những bài hồi kí vài trang Các yếu tố như đề tài, chủ đề, nhân vật, cốt truyện, kết cấu… được người viết “tổ chức” trong sự gắn bó, liên kết hài hòa Điều này đã làm tăng giá trị nghệ thuật của hồi kí cách mạng Việt Nam Nhiều hồi kí ra đời từ phong trào vận động sáng tác về kỉ niệm trong cuộc đời hoạt động cách mạng nên dung lượng thường không nhiều, tổ chức trần thuật có phần rời rạc, sự kiện được nhắc đến mờ nhạt, thế nhưng, “Những tác phẩm ngắn hơi này đã phản ánh đời sống bộ đội muôn màu muôn vẻ, mang tính chất hiện thực phong phú và sinh động” (Huỳnh Lý, Trần Văn Hối, 1962, trang 349).

Thứ ba, cảm hứng chủ đạo trong hồi kí cách mạng là cảm hứng ngợi ca gắn liền với khuynh hướng sử thi Hồi kí cách mạng thường không nhằm phản ánh cuộc đời riêng của một người mà luôn hướng đến những vấn đề mang tính xã hội rộng lớn, gắn liền với sự tồn vong của quốc gia, dân tộc Trong hồi kí cách mạng, ta ít bắt gặp nỗi buồn, sự bi lụy cho dù có đề cập đến hiện thực hi sinh, mất mát Các tác giả đã tạo nên âm hưởng bi tráng, tràn đầy lạc quan và niềm tin vào lí tưởng cộng sản, vào tương lai của đất nước Với mục đích cổ vũ, ngợi ca, hồi kí cách mạng cũng mang định hướng hướng ngoại, bộc lộ hơn là hướng nội, suy tư.

Thứ tư, đề tài, chủ đề của hồi kí cách mạng chủ yếu là cuộc vận động cách mạng vô sản trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể: hoạt động cách mạng trong thời kì bí mật ở Cao Bằng và cuộc vận động để gây dựng cơ sở cách mạng ở một số địa phương; hoạt động cách mạng của chính trị phạm trong nhà tù thực dân, đế quốc để tiếp tục giữ vững tinh thần, lập trường cộng sản, tuyên truyền cách mạng sâu rộng.

Nhìn chung, hồi kí cách mạng đã tái hiện lại chặng đường gian khổ, khó khăn nhưng oanh liệt, hào hùng với những con người kiên cường, bất khuất,một lòng với Đảng, xây dựng lực lượng và cơ sở cách mạng vững chắc làm nền tảng cho những chiến thắng thần kì của dân tộc trước kẻ thù hùng mạnh.Hồi kí cách mạng có thể được xem là những trang văn được viết bằng tâm huyết, bằng xương máu của cả một thế hệ Tác giả hồi kí đã kể lại sự kiện dựa trên thế giới quan và nhân sinh quan khoa học cách mạng Bằng sự hiểu biết,kinh nghiệm của mình, họ đã có kiến giải riêng về nhiều tình tiết, sự kiện lịch sử; đồng thời, có những đánh giá, không phụ thuộc vào xu thế đã được lịch sử hóa.

2.2.2 Một số đánh giá về hồi kí cách mạng

2.2.2.1 Số lượng tác phẩm phong phú, trải dài qua các giai đoạn phát triển của văn học hiện đại Việt Nam

Trong văn xuôi Việt Nam hiện đại hồi kí cách mạng đã đóng góp một số lượng lớn các tác phẩm Nhiều tác phẩm vừa giàu giá trị lịch sử vừa giàu giá trị nghệ thuật Điều đó cho thấy khả năng phản ánh và khả năng tái hiện chân thực, sinh động của hồi kí đối với một thời kì cách mạng đầy thử thách của dân tộc.

Năm 1938, Lê Văn Hiến nhận nhiệm vụ viết hồi kí Ngục Kon Tum Đây là tác phẩm ông sáng tác để tố cáo tội ác của bọn thực dân, hỗ trợ cho cuộc vận động Mặt trận dân chủ (1936) Tác phẩm này đã được dịch một phần sang tiếng Pháp và được tái bản nhiều lần Bằng hình thức phóng sự, điều tra, Lê Văn Hiến đã ghi lại hồi ức của chính mình và những người tù khổ sai ở nhà ngục Kon Tum Tác phẩm không chỉ tố cáo tội ác của thực dân mà còn khẳng định phẩm chất cao đẹp của những người cách mạng Trong thập niên 40, Trần Huy Liệu đã có hồi kí Nghĩa Lộ khởi nghĩa, Nghĩa Lộ vượt ngục (1946). Hồi kí này khái quát hoàn cảnh Việt Nam trước cuộc đảo chính 9-3, quá trình phát sinh cuộc bạo động ở Nghĩa Lộ, sự khủng bố của thực dân và quá trình đấu tranh, vượt ngục gian khổ của những người tham gia cách mạng Năm

1948, quyển hồi kí Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch của Trần Dân Tiên được xuất bản lần đầu tiên tại Trung Quốc Một năm sau, tác phẩm này được xuất bản tại Paris Quyển hồi kí đã tái hiện lại quá trình bôn ba tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh và khẳng định lập trường cộng sản vững chắc của người cách mạng.

Trong những năm 50, một vài hồi kí cách mạng tiếp tục xuất hiện như:

Vừa đi đường vừa kể chuyện (T.Lan), Hai lần vượt ngục (Trần Đăng Ninh), Ở chiến khu gặp Bác (Nguyễn Huy Tưởng), Những ngày vượt ngục (Trường

Sinh)… Tuy nhiên, hồi kí cách mạng phát triển mạnh vào thập niên 60 của thế kỷ XX Trong thời gian này, Tổng cục Chính trị đã mở ra cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật rộng rãi về đề tài lực lượng vũ trang cách mạng Đợt đầu của cuộc vận động hướng trọng tâm vào hồi kí Đây là nguyên nhân nhiều tác phẩm ra đời trong thời gian này Chẳng hạn như một số hồi kí của Trần Huy Liệu: Mặt trận dân chủ Đông Dương, Tiến trên đường nghĩa, Đi dự đại hội quốc dân ở Tân Trào, Tước ấn kiếm của hoàng đế Bảo Đại (1960), Dưới hầm Sơn La, Đảng Thanh niên (1961), Tự học trong tù (1969); tập hồi kí Người trước ngã người sau tiến (Nhiều tác giả - 1960), Nhân dân ta rất anh hùng (Nhiều tác giả - 1960), Bước đầu theo Đảng (Lưu Động - 1961), Nữ tự vệ chiến đấu (Hà Quế - 1964), Từ núi rừng Ba Tơ (Phạm Kiệt - 1964), Từ nhân dân mà ra (Võ Nguyên Giáp - 1964), Xuân nở trong tù (Trần Huy Liệu

- 1964), Người Hà Nội: hồi kí cách mạng và kháng chiến thủ đô (Nhiều tác giả - 1964), Bác Hồ ở Pác Bó (Nhiều tác giả - 1965), Dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng (Song Hào - 1965), Nhân dân với cách mạng (Nhiều tác giả

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỒI KÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG

Hồi ức về bức tranh hiện thực mang khuynh hướng sử thi

Các nhà lí luận văn học đã khẳng định rằng:

Văn nghệ là một hình thái ý thức, một hình thức của nhận thức, do đó, hiện thực là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng nghệ thuật và đồng thời cũng là cái chìa khóa giải thích được những hiện tượng phức tạp của nghệ thuật” (Phương Lựu, et al., 1997, trang 63).

Không thể phủ nhận những tác động của đời sống thực tại đối với việc hình thành tư duy nghệ thuật và việc sáng tạo hình tượng trong tác phẩm văn chương Trước những biến động, đổi thay không ngừng của thực tại, người sáng tác luôn phải nắm bắt hiện thực như giữ những cơ hội quan trọng để tạo nên thế giới nghệ thuật của riêng mình Thế giới ấy, ngược lại, bộc lộ được phẩm tính và thế giới quan của chính người sáng tác.

Không thoát khỏi quy luật tất yếu của quá trình phản ánh luận, hồi ức của những người cách mạng được khơi nguồn từ chính hiện thực sinh động của người Việt Nam trong giai đoạn đi tìm chân lí cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Xét về khả năng phản ánh, bức tranh hiện thực trong hồi kí cách mạng Việt Nam phong phú, rộng lớn và đa diện thông qua trải nghiệm riêng của những người trong cuộc Họ không viết về một hiện thực nên có mà viết về một hiện thực đã có bằng nhận thức của mình Điều đặc biệt là, hiện thực trong hồi kí cách mạng là hiện thực được lưu giữ trong tâm thức người kể, hiện thực được thử thách qua thời gian Những gì được phản ánh trong tác phẩm đều là sự chắt lọc của quá trình nhận thức và khát vọng được tái hiện. Đồng thời, bức tranh hiện thực trong hồi kí cách mạng không phải là bức tranh được thu nhỏ trong giới hạn của một hay một vài người mà là hiện thực mang đậm dấu ấn thời đại của dân tộc gắn liền với bối cảnh chung của thế giới.

3.1.1 Hồi tưởng về những sự kiện trọng đại trong đời sống cách mạng Việt Nam

Thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta là đích đến của một chặng đường dài Trong quá trình ấy, có biết bao khúc quanh, ngã rẽ đòi hỏi người cách mạng phải sáng suốt, vững vàng để cùng nhau lèo lái đất nước Chính vì lẽ đó, khi viết hồi kí, những người cách mạng đã chú ý đến việc tái hiện lại những nguyên nhân, điều kiện tác động đến những quyết định quan trọng của Đảng Trong nhận thức của các tác giả, tình hình chiến tranh thế giới và những sự kiện quan trọng diễn ra trong nước đã trở thành một mảng kí ức quan trọng trong cuộc đời của họ.

Hồi kí cách mạng đã thể hiện nhận thức của người viết về tính tất yếu của quá trình lịch sử Những điều họ tái hiện là những điều họ quan tâm khi tham gia cách mạng và có sự trải nghiệm nghiêm túc, để khi nhìn lại bằng sự chi phối của độ lùi nhất định về thời gian, họ vẫn thể hiện được ý nghĩa vốn có của các sự kiện khi đặt trong hoàn cảnh nó đã nảy sinh và diễn tiến Trong bài viết Tự sự và kí ức: phản tư lịch sử trong văn học Việt Nam đương đại, Đoàn Ánh Dương cho rằng:

Nên định hình lịch sử, sáng tạo truyền thống, trưng dụng kí ức trở thành nhu yếu để xác lập căn cước/ bản sắc cá nhân và quốc gia – dân tộc Tìm về/ kiến tạo lịch sử, do vậy, vừa phát xuất bởi tình cảm, vừa là thôi thúc của văn nghệ sĩ trí thức (Đoàn Ánh Dương, 2016, trang 51).

Một điều khác biệt trong việc tái hiện sự kiện lịch sử của hồi kí cách mạng so với các loại hồi kí khác là các tác giả gắn mở đầu hồi kí với sự khởi đầu của hành trình đi tìm lí tưởng của mình chứ không chú ý đến sự kiện mang tính tiểu sử Theo quan niệm của Phong Lê:

Hồi nhớ, việc đó ai mà chẳng có thể làm, nhưng lại không dễ và hiếm người chuyển được nó lên trang viết Bởi sống và khả năng ghi nhận sự sống là hai chuyện khác nhau […] Nghề phải đi kèm với tài năng để sao cho sự thật cuộc đời trở thành sự thật nghệ thuật Sự thật ấy có thể lạ hoặc quen; nếu là lạ thì phải biến thành quen; hoặc đã quen thì phải lạ hóa nó (Phong

Hiện thực rộng lớn với ngồn ngộn sự kiện đã được các nhà cách mạng lưu giữ như những kí ức quý giá không thể quên Đó là một phần tài sản vô giá về quãng đời sôi nổi, hào hùng của họ.

Hồi kí của người cách mạng thường tập trung kể về một sự kiện quan trọng, tiêu biểu nào đó mà tác giả đã trải qua Ở một số tác phẩm, tên sự kiện được đề cập ngay trong nhan đề Chẳng hạn như: hồi kí Đảng Thanh Niên của Trần Huy Liệu kể về sự kiện thành lập Đảng Thanh Niên năm 1925 – 1926; Hồi kí Dưới hầm Sơn La của Trần Huy Liệu kể về cuộc đấu tranh của chính trị phạm trong nhà tù Sơn La; Hồi kí Bác Hồ về nước, Bác Hồ ở Pác Bó của

Lê Quảng Ba kể lại sự kiện Bác trở về nước sau thời gian bôn ba ở nước ngoài, làm việc tại Cao Bằng Người viết tập trung làm nổi bật những tác động, ảnh hưởng của sự kiện đối với nhận thức của chính mình và những người cùng thời Trong bối cảnh văn học 1945 - 1975, những sáng tác này giúp cung cấp nhanh những sự kiện trong quá khứ, những quan niệm, nhận thức của người sáng tác và tác động lập tức đến người đọc Tuy nhiên, điều này làm cho sáng tác còn đơn giản và chưa có sự đầu tư nhất định về phương diện kết cấu, ngôn từ, hình ảnh

Tác giả Thành Duy từng nhận xét rằng: “Mỗi tác phẩm văn học là một tấm gương của thực tại nhưng đồng thời cũng là một biểu hiện của tâm hồn văn nghệ sĩ” (Thành Duy, 1965, trang 117) Khi nhắc đến những sự kiện, người viết hồi kí không kể tỉ mỉ về quá trình, sự diễn biến mà chủ yếu bày tỏ thái độ và cảm xúc Họ không làm công việc ghi chép lịch sử mà thể hiện sự nhận thức của chính mình và những người cùng thời Các tác giả hồi kí thường kể về hành trình “nhận đường” gian nan của người cách mạng Sự rối ren của hiện thực đã thức tỉnh họ, thôi thúc họ đi tìm một tổ chức chân chính cho mình Vì vậy, việc Nguyễn Ái Quốc hợp nhất các Đảng phái đã trở thành sự kiện có sức ảnh hưởng sâu rộng Sự kiện này được nhắc đến trong nhiều hồi kí: Câu chuyện Bác đã kể của T Lan, Bác Hồ ở Pác Bó của Lê Quảng Ba,

Rồi ba được vào Đảng của Chánh Thi, Từ nhân dân mà ra của Võ Nguyên

Giáp Từ những điều đã chứng kiến, người kể muốn khẳng định tầm quan trọng của Đảng trong việc phát triển nhận thức, củng cố niềm tin và nâng cao tinh thần cách mạng Sự kiện thành lập Đảng được nhắc đến nhiều trong thơ ca cách mạng, có thể kể đến Tố Hữu, Chế Lan Viên, Hoàng Trung Thông Trong bài thơ Ba mươi năm đời ta có Đảng, nhà thơ Tố Hữu đã khẳng định: Đảng ta, Mác – Lê-nin vĩ đạiLại hồi sinh, trả lại cho taTrời cao, đất rộng bao laBát cơm, tấm áo, hương hoa, hồn người

Các tác giả bày tỏ niềm vui, sự ngợi ca, thể hiện Đảng thành một biểu tượng kì vĩ và chú ý đến vai trò của Đảng đối với sự phát triển văn học dân tộc Các nhà viết sử khi đề cập đến sự kiện này thì nhấn mạnh quá trình hợp nhất các Đảng phái Tác giả hồi kí hướng đến khẳng định những tác động to lớn của sự kiện này đối với sự phát triển tư tưởng, nhận thức của các thế hệ Họ cho rằng, từ khi có Đảng, nhân dân ta đặc biệt là tầng lớp thanh niên đã xác định được đâu là lẽ sống đúng đắn trong cuộc đời mình Các tác giả đã cho thấy sự lớn mạnh không ngừng của tổ chức như việc thành lập Mặt trận Việt Minh (Nhật kí một chặng đường, Lê Tùng Sơn), sự kiện thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân “mở đầu truyền thống quyết chiến quyết thắng của quân đội ta” (Bác Hồ ở Pác Bó, Lê Quảng Ba) Mỗi tác giả với phạm vi hoạt động của mình đã kể về sự phát triển của các cơ sở cách mạng gắn liền với yêu cầu tất yếu của lịch sử Các sự kiện này là minh chứng cho quá trình phát triển và sự đúng đắn trong phương thức hoạt động của Đảng Ở đâu có người Việt Nam yêu nước là ở đó có tổ chức soi lối, dẫn đường; cơ sở này bị kẻ thù phá hoại cơ sở khác lập tức ra đời Sự đúng lúc, kịp thời đã tạo niềm tin vững chắc cho những nhà hoạt động cách mạng và quần chúng nhân dân yêu nước.

Những cao trào cách mạng, những cuộc khởi nghĩa cũng được các tác giả lưu giữ trong kí ức của mình Những cao trào 1930 – 1931, 1936 – 1939, khởi nghĩa Bắc Sơn được gợi nhắc trong Làng đỏ của Ứng Chiêm, Vài mẩu chuyện nông dân đấu tranh trong phong trào Xô Viết – Nghệ Tĩnh của Hồng

Hồi ức về tầm vóc vĩ đại của nhân dân và chân dung tinh thần của người cách mạng

Theo nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân “Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ, không thể bị đồng nhất với con người có thật, ngay khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất gần với nguyên mẫu có thật” (Lại Nguyên Ân, 1978, trang 250) Từ ý kiến này cho thấy, nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người. Nhà văn có thể mượn hình ảnh của con người ngoài đời thực để sáng tạo nên nhân vật của mình, riêng đối với thể loại phi hư cấu như hồi kí, thế giới nhân vật được lựa chọn từ những hình tượng tiêu biểu, có ý nghĩa xã hội Theo Hà Minh Đức: “Đối tượng miêu tả của hồi kí thường là những nhân vật xuất sắc trong lịch sử như cuộc đời của những nhà hoạt động chính trị, các anh hùng chiến sĩ với nhiều kì tích và công lao” (Hà Minh Đức, 1997, trang 230) Nhân vật trong hồi kí cách mạng là những “người thật” của quá trình cách mạng và đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam Đó là hình ảnh nhân dân Việt Nam trong quá trình tham gia cách mạng và đấu tranh bảo vệ tổ chức, bảo vệ người cách mạng Ngoài ra, tác giả còn thể hiện những bức chân dung tinh thần tự họa của người kể chuyện và chân dung đồng chí, đồng đội Qua đó, họ khẳng định vẻ đẹp và khí phách của người cách mạng trong gian khổ, hi sinh Trong đó, hình ảnh Hồ Chí Minh được thể hiện trong hồi kí bằng tất cả sự vĩ đại của một vị lãnh tụ và bằng ấn tượng, tình cảm sâu sắc của người kể.

3.2.1 Tầm vóc vĩ đại của nhân dân

Tác giả Trần Văn Hối cho rằng: “Trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng như cách mạng xã hội chủ nghĩa, quần chúng nhân dân được nghĩa yêu nước lành mạnh, miêu tả là lực lượng quyết định, có một vai trò vô cùng to lớn đối với sự phát triển của lịch sử” (Huỳnh Lý, Trần Văn Hối, 1962, trang 338) Như vậy, văn học cách mạng đã chú trọng và đề cao vai trò của quần chúng nhân dân Khi gây dựng cơ sở cách mạng, tìm mối liên lạc, kết nối để phong trào thêm lớn mạnh, vững chắc, người cách mạng đã cùng với nhân dân chung vai sát cánh. Qua quá trình này, người cách mạng đã phát hiện được vẻ đẹp tâm hồn và những phẩm chất đáng quý của dân tộc Họ đã từng phải cam chịu, sống những tháng ngày đau khổ trong kiếp nô lệ, nhờ sự giúp đỡ của người cách mạng, họ nhận thức đúng đắn về bản thân, về thời cuộc và đứng lên mạnh mẽ thành quần chúng cách mạng anh hùng.

Quần chúng cách mạng là đồng bào mà người kể đã từng gắn bó, tiếp xúc, cùng sinh hoạt, là đối tượng được người cán bộ dẫn dắt, giác ngộ trong thời gian hoạt động cách mạng Họ không phải là hình tượng nhân dân chung chung như trong văn học hư cấu mà họ là những cá nhân có tên tuổi, những tập thể có địa chỉ rõ ràng Đó là Đại Lâm, là chị Cả, là cô gái người Nùng quê ở Pác Bó được kể đến trong hồi kí Bác Hồ ở Pác Bó của Lê Quảng Ba; bà cụ Thuận Hưng Tường trong Nhật kí một chặng đường của Lê Tùng Sơn; mẹ Tơm ở làng Hanh Cù, ông lang Trường ở tổng Bái gần chợ Vực trong Nhớ lại một thời của Tố Hữu, mẹ đồng chí Hoan ở Nà Pản (Cao Bằng) trong Ánh sáng đây rồi của Nông Văn Lạc, cụ Triệu Hữu Hinh, chị Triệu Thị Tam ở làng Cây Thị trong

Chuyện làng Mười của Triệu Khánh Phương Khi nhắc lại quãng thời gian cùng nhân dân tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, Nguyễn Tạo khẳng định: “Ngót một trăm năm chính quyền thực dân Pháp áp đặt trên đất nước ta thì ngót một trăm năm không phút nào ngơi, nhân dân nơi này vùng dậy bị dập tắt, nơi khác lại nổi lên chống giặc” (Chúng tôi vượt ngục, Nguyễn Tạo) Tác giả muốn khẳng định sức mạnh của quần chúng nhân dân trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.Nhân dân là lực lượng chủ yếu bảo vệ cơ sở cách mạng, bảo vệ tính mạng của người cán bộ, góp phần quan trọng vào sự thắng lợi của cuộc kháng chiến giành độc lập.

Người kể đã nhận thức được vẻ đẹp của nhân dân và thấy được quá trình trưởng thành trong nhận thức của họ nhờ được ánh sáng cách mạng soi đường, dẫn lối: “Lần đầu tiên, người nông dân Việt Nam, được ánh sáng của Đảng chiếu rọi vào tâm hồn, đã lớn hẳn lên, tỏ rõ chính mình cũng là một sức mạnh làm nên lịch sử” (Chiến đấu dưới cờ Xô - Viết Nghệ - Tĩnh, Nguyễn

Duy Trinh) Lê Tùng Sơn cũng từng đau xót và căm phẫn khi chứng kiến cảnh sống lam lũ, cơ cực của đồng bào ta ở Vân Nam Ông đã đặt mình vào vị trí của nhân dân để thấu hiểu thân phận hèn mọn dưới sự cai trị của thực dân. Thế nên, sự chuyển biến trong tư tưởng, nhận thức và hành động của nhân dân đã để lại trong lòng ông ấn tượng sâu đậm: “Dưới sự lãnh đạo và giáo dục đúng đắn của Đảng Cộng sản Đông Dương, kiều bào ta thoát khỏi sự lừa gạt của những phần tử đầu cơ cách mạng và được giác ngộ về cách mạng vô sản” (Nhật kí một chặng đường, Lê Tùng Sơn) Từ đó, ông thấy được, chính những người dân yếu đuối đã làm chủ được hành động và tự ý thức được sứ mệnh của mình Nhân dân không chỉ là hậu phương vững chắc cho cách mạng mà còn là những người dám xông pha vào cuộc chiến đấu khi cách mạng cần. Nhân dân đã trở thành hình tượng tiêu biểu trong văn học dân tộc, sức mạnh và ý chí của họ đã được Nguyễn Đình Chiểu khẳng định trong Văn tế nghĩa sĩ

Cần Giuộc một cách chân thực từ những năm kháng Pháp cuối thế kỷ XIX.

Sang thế kỷ XX, hình ảnh nhân dân được phác họa trong các hồi kí cách mạng càng đầy đủ, rõ nét.

Nhân dân trong hồi ức của những người cách mạng mang vẻ đẹp kiên cường, bất khuất Những đòn tra tấn hung bạo, những thủ đoạn đàn áp đẫm máu của kẻ thù cũng không thể làm họ thay đổi tấm lòng đối với cách mạng. Triệu Khánh Phương không thể nào quên được hình ảnh chị Triệu Thị Tam:

“Chị nằm úp mình để che chở cho con – hai mắt trừng trừng nhìn bầy lang sói đang giáng những báng súng, những gót giày đinh vào ngực chị rức buốt, chị nghiến răng chịu đựng không hề khai một lời nào vì chị nghĩ khai ra thì cơ sở sẽ bị lộ, cơ sở bị lộ thì cách mạng không thành công” (Chuyện làng

Mười, Triệu Khánh Phương) Trong lúc này, chị đã quên bản thân mình đi, chỉ nghĩ đến tự do cho người Dao, chỉ nghĩ làm sao thắng kẻ thù để dân làng chị có thêm nhiều ruộng nương để cày cấy Người phụ nữ chấp nhận mọi đau đớn, lòng chỉ mong cán bộ cách mạng được an toàn Nhân dân ta lúc ấy dù không được trang bị vũ khí, không biết rõ phải đấu tranh như thế nào nhưng luôn nung nấu ý muốn chống trả bởi không chịu được những bất công Trong hồi kí Ánh sáng đây rồi, Nông Văn Lạc kể lại những lời của người dân Cao Bằng khi tính phương cách chống lại quân xâm lược: “Phải làm thế nào cả dân làng một bụng một dạ, thằng nào dám động chạm đến người trong thôn, bản mình, cả làng kéo đến chửi cho chúng một mẻ, cần thụi nhau cũng thụi, sợ gì, sợ gì, bỏ tù cả làng được à” (Ánh sáng đây rồi, Nông Văn Lạc) Họ đã muốn dùng mạng sống của mình để tạo áp lực, khiến cho kẻ thù phải e dè cho dù họ biết rằng hành động ấy chỉ là nhất thời có thể chưa đạt được thành quả gì nhưng họ vẫn không muốn bị kẻ thù xem thường, đè đầu cưỡi cổ Có thể thấy rằng, nhiều người chưa đứng vào hàng ngũ của Đảng, chưa chính thức trở thành người cộng sản nhưng tinh thần kiên cường, bất khuất của họ đã được hun đúc từ những mối tình cảm bình thường giản dị và trở thành một phần quan trọng trong truyền thống hào hùng của dân tộc.

Khi viết hồi kí, một lần nữa người cách mạng khẳng định, quần chúng nhân dân là lực lượng quan trọng giúp cho các hoạt động của tổ chức cách mạng thành công Dù cuộc sống gian khổ, thiếu trước hụt sau, họ vẫn chia sẻ bát cơm manh áo để cán bộ cách mạng yên tâm hoạt động; che chở cho cán bộ cách mạng không ngại hi sinh bản thân mình Rất nhiều cán bộ cách mạng ưu tú xuất thân từ quần chúng nhân dân Cho nên, không phải là sự ngẫu nhiên khi Võ Nguyên Giáp đã đặt nhan đề cho hồi kí đầu tiên của mình là Từ nhân dân mà ra Tố Hữu cũng dành hẳn một chương trong hồi kí với nhan đề

“Trong lòng dân” để hồi nhớ về tấm lòng của quần chúng nhân dân đối với cách mạng Tố Hữu nhớ đến mẹ Tơm “đã cưu mang cán bộ cách mạng trong những năm tháng cực kì gian khổ”; nhớ đến gia đình anh Cạy “Hai vợ chồng anh làm ruộng, bữa đói bữa no, thế mà cũng gắng sức nuôi giấu tôi rất chu đáo”; nhớ đến tấm lòng của một chị hàng xáo, cho dù trong nhà “hết cả gạo thóc, chỉ còn mấy lon ngô mà quyết để dành nuôi cán bộ, đành để cô con gái ăn củ chuối đến trương bụng mà chết” (Nhớ lại một thời, Tố Hữu) Nhắc lại những điều ấy, Tố Hữu vừa bày tỏ lòng biết ơn, vừa không khỏi xót xa, bùi ngùi Người dân đã hi sinh rất nhiều nhưng không lời than trách, không kể công lao Khi trở về với nhân dân, được nhân dân che chở, người cách mạng cảm nhận như được sống với tình yêu thương thật sự, cảm nhận được sự ấm áp của gia đình Khi viết hồi kí Bác Hồ ở Pác Bó, Lê Quảng Ba nhìn thấy:

“Quần chúng có ý thức bảo vệ cán bộ rất cao Có những lần anh em chúng tôi sơ suất để lại dấu chân trên đường, đồng bào tự động dùng cành cây có lá kéo lê trên đường làm cho mất vết tích Mỗi khi cán bộ chúng tôi đi qua là đồng bào đi theo sau xem có sơ hở gì không” (Bác Hồ ở Pác Bó, Lê Quảng

Ba) Nhân dân đã luôn dõi theo từng bước đi của người cách mạng Những hành động, những công việc của họ tuy thầm lặng nhưng đã góp phần không nhỏ vào sự thắng lợi của công cuộc cách mạng Nhân dân là lực lượng chủ yếu để người cách mạng tổ chức các phong trào, thực hiện các kế hoạch hoạt động Được sự ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân, niềm tin vào sự thắng lợi của cách mạng càng rõ ràng, vững chắc hơn.

Khi đánh giá về đặc điểm của văn học cách mạng Việt Nam, trong đó có sự đóng góp của hồi kí, Vũ Tuấn Anh cho rằng:

Lấy thể tài xã hội – lịch sử làm nội dung khai thác chủ yếu, lấy số phận của cộng đồng làm đối tượng thể hiện và phân tích, lấy cảm hứng anh hùng ca làm cảm hứng nền tảng, văn học 1945-1975 đã phản ánh được những chuyển động kì vĩ của lịch sử dân tộc, làm sáng lên những phẩm chất tinh thần cơ bản của cộng đồng (Vũ Tuấn Anh, 2001, trang 462-463).

Hồi kí mặc dù lấy quá khứ làm đối tượng phản ánh nhưng mục đích của người sáng tác vẫn hướng đến hiện thực kháng chiến sôi nổi trong cả nước đang diễn ra Chính vì lẽ đó, tầm vóc của nhân dân được thể hiện trong các tác phẩm vừa là kỉ niệm sâu sắc của người viết vừa là nhận thức về vai trò, sứ mệnh của nhân dân đối với những biến thiên của lịch sử.

3.2.2 Chân dung tinh thần của người cách mạng

Nhận thức về những thủ đoạn của thực dân, đế quốc và thân phận của người Việt Nam

Trải qua hàng trăm năm dưới sự đô hộ của thực dân Pháp, nhân dân ta phải chịu trăm đắng ngàn cay bởi chính sách cai trị hà khắc và thủ đoạn bóc lột, đàn áp tàn bạo của kẻ thù Đứng trên lập trường của dân tộc, nhân dân, các tác giả hồi kí cũng đã khẳng định: “Chính đế quốc Pháp mới là kẻ ăn cướp, giết người Đế quốc Pháp đã cướp nước Việt Nam, cấu kết với phong kiến lập nên một chế độ hà khắc, áp bức bóc lột nhân dân chúng tôi hết sức dã man tàn khốc” (Trước tòa “đại hình đặc biệt” Sài Gòn, Nhiều tác giả).

Nguyễn Quang Hưng cho rằng: “Với hồi kí, việc “ghi chép” hiện thực một thời lại diễn ra trong hồi ức, là hiện thực được lựa chọn, và gây ấn tượng sâu sắc với người kể nên nó luôn ám ảnh, buộc phải viết ra, phải giải tỏa” (Nguyễn Quang Hưng, 2016, trang 62-63) Cuộc đời người cách mạng và những gì họ đã chứng kiến được lưu giữ trong những trang viết giàu giá trị hiện thực Qua hồi kí, người cách mạng thể hiện sự nhận thức về bộ mặt tàn bạo, thâm hiểm của kẻ thù với những âm mưu xảo quyệt, đàn áp đẫm máu phong trào yêu nước và phơi bày những nỗi thống khổ mà nhân dân ta phải gánh chịu Những điều này là những kí ức sâu đậm ghi dấu trong thâm tâm họ trong suốt những năm họ sống và hoạt động cách mạng.

3.3.1 Thủ đoạn của bọn thực dân, đế quốc đối với dân tộc Việt Nam

Thế hệ người Việt Nam sinh ra và lớn lên ở giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đều không thể quên được những chính sách phản động, những luận điệu gian trá mà thực dân Pháp đã dùng để cai trị nhân dân ta Người cách mạng vừa là những nhân chứng vừa là minh chứng về tội ác của kẻ thù. Những vết thương trên thân thể họ còn vẹn nguyên dấu tích, những phần thân thể họ gửi lại trên mảnh đất quê hương và những nấm mồ liệt sĩ trên khắp mọi miền đã tố cáo tất cả sự tàn độc của kẻ thù Khi viết công trình Chế độ thực dân Pháp trên đất Nam kì 1859 – 1954, tập 1, tác giả Nguyễn Đình Tư đã nêu lên một thực tế, những thế hệ người hiện tại “đã hiểu một cách mơ hồ, thậm chí không đúng với bản chất của chế độ thực dân Pháp trong quá khứ” (Nguyễn Đình Tư, 2016, trang 6) Tái hiện về sự bạo tàn của kẻ thù cũng là nhu cầu của người cách mạng để người đọc nhận thức rõ hơn về hiện thực xã hội thời họ đã sống và chiến đấu.

Trong nhận thức của người cách mạng, bọn thực dân sử dụng chiêu bài những người đi khai hóa, là mẫu quốc mong muốn che chở cho nhân dân thuộc địa Đó chỉ là luận điệu gian trá nhằm che mắt người dân ở các nước thuộc địa Những ngón đòn dã man của chúng đã trở thành nỗi ám ảnh đối với nhân dân: “Hàng ngày nó đem bố ra tra tấn trước mặt con, kìm cặp con trước mặt bố Tiếng kêu rên của bố, tiếng thét của con nhiều lúc âm vang cả vách núi, khe rừng, đọng lại thành những âm thanh não nuột tràn lên cảnh đau thương của làng bản” (Chuyện làng Mười, Triệu Khánh Phương) Kẻ thù đã dùng mọi cách, từ dụ dỗ, dọa nạt, tra tấn cho đến việc đàn áp, khủng bố, đưa những người yêu nước lên máy chém hoặc hành hạ cho chết dần chết mòn vì bệnh tật, đói khổ Ghi lại trong hồi kí, những người cách mạng vẫn còn cảm thấy một nỗi khinh bỉ, bàng hoàng trước sự trơ trẽn của bọn người mang danh khai hóa, bảo hộ Không chỉ độc ác, bọn xâm lược và tay sai còn được tái hiện với sự ngang ngược, hách dịch Khi viết hồi kí Người trước ngã người sau tiến, Trường Sinh căm hận nhớ lại: “Bọn thống trị đang thẳng tay bóc lột, bòn rút xương tủy của nhân dân; chúng tịch thu vàng thật, tập trung tiền đồng, trưng thu lúa gạo làm cho đời sống nhân dân lâm vào cảnh bần cùng, bi đát” (Người trước ngã người sau tiến, Trường Sinh) Lưu Động đã vạch trần sự gian xảo của bè lũ cướp nước thông qua hình ảnh tên Gờ-ra-đi-en-lô – giám ngục ở Hỏa Lò: “Mồm hắn lúc nào cũng sẵn sàng cái câu “bố tiên sư mày” như là một câu chào hỏi Tay hắn không rời chiếc ba toong Mỗi lúc ngứa tay, hắn tìm ngay được một cớ để nện cái ba toong đó lên đầu chúng tôi Bất cứ là đầu xanh hay đầu bạc Con người hung hãn ấy lại hay làm ra vẻ tử tế, nhân hậu Lúc cần thiết hắn nói, giọng ngọt như mía lùi, hắn có những cử chỉ mơn trớn, vuốt ve dịu dàng như một người bố hiền nhìn con” (Bước đầu theo đảng, Lưu Động) Đứng trên lập trường của người cộng sản, người kể đã nhận thấy, mỗi tên thực dân trên đất nước thuộc địa đều mang nhiều bộ mặt và giả nhân giả nghĩa là kiểu ứng xử thường thấy của họ Sự tàn độc của họ xuất phát từ việc họ không xem người dân thuộc địa là người, muốn tạo ra uy quyền và chứng tỏ thế lực của mình trong mọi tình huống.

Thực hiện chính sách cai trị ở Việt Nam, thực dân Pháp đã dùng những luận điệu xảo trá, âm mưu quỷ quyệt để mong thôn tính đất nước ta, mua chuộc, lợi dụng lòng tin của nhân dân ta, gây ra những cảnh chia rẽ dân tộc. Người dân bao nhiêu năm qua đã cam chịu nỗi khốn khổ như là số phận Có than trách thì họ cũng chỉ biết trách tạo hóa và hi vọng vận may sẽ đến với mình Các tác giả đã lần lượt chỉ ra tất cả nỗi khổ ấy là do kẻ thù gây nên:

“Bọn cướp nước còn gây ác cảm và khinh miệt giữa các dân tộc Chúng lại dung túng cho một số tay chân đi cướp đường, cướp chợ rồi phao là cu li mỏ đấy, làm cho nông dân với công nhân xa cách, thù hằn nhau” (Ánh sáng đây rồi, Nông Văn Lạc) Các tác giả hồi kí đã vạch trần tội ác của kẻ thù, khơi gợi lòng căm thù giặc và ý thức cảnh giác trước âm mưu của kẻ thù, bảo vệ chính cuộc sống của mình, hướng đến cuộc sống tự do đích thực.

Trong bản Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh đã tổng kết: “Thế mà hơn

80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa” (Hồ Chí Minh, 1945, trang 39) Tội ác của kẻ thù không thể nào kể hết cũng như không làm sao xóa được mối căm hờn trong lòng của mỗi người dân Việt Nam Các tác giả muốn lấy điểm để chỉ diện nên dù khơi lại những chuyện riêng nhưng có sức tố cáo mạnh mẽ.

3.3.2 Sự tàn khốc của chế độ nhà tù thực dân, đế quốc

Khi bàn về nội dung phản ánh tội ác của thực dân, đế quốc ở nước ta, không thể không nhắc đến mảng hiện thực đen tối diễn ra trong các nhà tù. Trong tâm thức của người cách mạng, hiện thực về nhà tù là những mảng hiện thực không hề bị thời gian làm quên lãng, mờ nhạt Những câu chuyện diễn ra trong nhà tù là minh chứng hùng hồn cho sự thâm độc của kẻ thù trong khi thi hành chính sách xâm lược Ngoài ra, nhà tù chính là nơi thử thách và khẳng định sức mạnh tinh thần bất diệt và ý chí kiên định không gì lay chuyển được của người cách mạng Trong hồi kí Nhớ lại một thời, Tố Hữu nhắc lại những lời thơ trong bài Trăng trối: Đời cách mạng từ khi tôi đã hiểuDấn thân vô là phải chịu tù đày

Là gươm kề tận cổ súng kề tai

Là thân sống chỉ coi còn một nửa

Những trang viết về chế độ nhà tù là bản án đanh thép đối với kẻ thù bằng minh chứng là bao máu xương của những người Việt Nam yêu nước mà chúng không thể chối cãi.

Khi phản ánh chế độ nhà tù thực dân đế quốc, trong kí ức chung của những người cách mạng đã từng bị tù đày, nhà tù thực sự là “địa ngục trần gian” Trần Kim Giang sau khi bị bọn đế quốc đưa qua nhiều nhà lao, đã khái quát nên bối cảnh chung của nhà tù: “Qua thực tế, tôi nhận thấy các đồng chí bị bắt không mấy người thoát khỏi cùm kẹp, tra tấn Rất nhiều đồng chí đã bị bỏ mình vì chế độ hà khắc của nhà tù đế quốc: đói, rét, ốm lao đã giết rất nhiều cán bộ” (Trường quân chính trong nhà tù Sơn La, Trần Kim Giang).

Người cách mạng vốn yêu tự do, hăng hái hoạt động, nay phải bị giam cầm trong cảnh tối tăm Tố Hữu nhớ lại: “Chưa bao giờ tôi thấy ghê tởm như sống trong cảnh đi đày ở Lao Bảo: ở trong hầm ngột ngạt, hôi thối, lao lực, ăn đói, mặc rét, lại còn bị đánh đập rất tàn nhẫn” (Nhớ lại một thời, Tố Hữu) Ở mỗi nhà tù, bọn thực dân có phương thức khác nhau trong cách cư xử với tù nhân, đặc biệt là tù chính trị Và điều còn đọng lại trong tâm thức của họ là nỗi ám ảnh bởi sự tàn bạo, mất nhân tính của kẻ thù.

Nhà tù là nguyên nhân của bao cảnh tử biệt sinh li, cảnh mất mát hi sinh của đồng chí, đồng đội không gì có thể bù đắp được Trần Huy Liệu đã nêu lên một thực tế: “Quả nhiên, đoàn chính trị phạm đưa lên Sơn La năm 1933 chỉ trong sáu tháng đã chết gần 40 người Đây mới chỉ kể những người chết tại chỗ, vùi xác tại gốc ổi Sơn La, chớ chưa kể những người từ Sơn La tản đi với thân hình da bọc xương rồi sau đó không lâu, chết ở Hỏa Lò Hà Nội hay Côn Đảo” (Dưới hầm Sơn La, Trần Huy Liệu) Dù đã rèn luyện cho mình có một tinh thần thép, nhưng những cảnh chết chóc, sự hi sinh thương tâm của đồng chí đối với họ vẫn là sự dằn vặt, xót xa Sau khi nếm trải đủ mùi gian khổ trong tù, Nguyễn Đức Thuận nhớ lại mấy vần thơ nói lên tâm trạng của mình trong ngày đầu năm:

Lần này trở lại đảo Côn Lôn Chế độ giam cầm khủng khiếp hơn Cơm muối nửa lưng ăn xót ruột Quần đùi một mảnh lạnh ghê xương Ngày đêm đánh đập thân tàn phế

Bó gối co ro ngủ chập chờn…

Qua tác phẩm, các tác giả đã tái hiện một hiện thực bi thương, đưa độc giả trở về thời kỳ lịch sử đầy bi tráng, nơi những chiến công hiển hách phải đổi bằng xương máu Những chính trị phạm trong truyện chính là minh chứng, họ đã thấm thía giá trị của tự do sau bao năm chịu đựng cảnh tù đày, mất mát.

Kẻ thù đã cố tình tạo nên một cuộc sống thiếu thốn, kham khổ về vật chất để giết dần, giết mòn người cách mạng, hòng lung lạc tinh thần và ý chí chiến đấu của họ Trần Độ kể: “Lúc đó, bọn đế quốc cho chúng tôi ăn rất tệ hại: cơm thì nấu lẫn với vôi, nước suýt trâu pha nước lã, cá mà con luộc còn sống, rau muống già lẫn đỉa, rau cần lẫn trứng cóc, cá mắm có dòi, đậu phụ có cả thạch sùng nằm trong v.v” (Câu chuyện vượt khỏi nhà tù đế quốc, Trần Độ) Hoàng Quốc Việt nhớ lại những ngày đầu đến Côn Đảo: “Nước ngoài này gay go lắm, sáng rửa mặt thì mắt mờ, súc miệng thì răng long đấy […]. Ăn lại càng cực hơn nữa Rau muống dài hàng thước không rửa, cứ thế mà ném vào chảo” (Tinh thần Phạm Hồng Thái, Hoàng Quốc Việt) Dù họ chưa dùng súng, chưa dùng đến cực hình nhưng cuộc sống khốn khổ, bẩn thỉu trong lao ngục đã cướp đi sinh mạng của biết bao người Việt Nam yêu nước Tình cảnh ấy có thể làm cho người ta hãi hùng, kinh sợ đến mức chỉ muốn thoát thân và đó là mục đích của kẻ thù Chúng muốn nhà tù trở thành nỗi ám ảnh trong tâm thức của người cách mạng, để họ chùng chân, lo sợ, không dám trở lại với cuộc đấu tranh Nhưng thực tế, người tù đã lường trước mọi gian khổ và luôn trong tâm thế sẵn sàng đương đầu.

Giáo dục, đúc kết những bài học có ý nghĩa quan trọng

Hơn 40 năm nước nhà sạch bóng quân thù, nhân dân sống trong cảnh thanh bình, bốn bề lặng im tiếng súng, thế nhưng những chặng đường cách mạng đã đi qua chưa bao giờ phai nhòa trong tâm thức của dân tộc, đặc biệt là đối với những người trong cuộc Khi đọc các hồi kí viết về thời kì thành lập Đảng, vận động cách mạng trong thời gian hoạt động bí mật, chúng ta càng thấy rõ sự gửi gắm của người viết đối với các thế hệ độc giả Trong công trình

Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam tập 6 (1945 - 1960), nhà nghiên cứu

Huỳnh Lý và Trần Văn Hối cho rằng: “Đoạn đường cách mạng đã qua ấy sẽ soi sáng thêm cho con đường mà dân tộc ta đang tiến bước, nâng cao lòng tin tưởng ở ngày nay và ngày mai, bồi dưỡng ý chí quyết tâm phấn đấu cho sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo” (Huỳnh Lý, Trần Văn Hối, 1962, trang

307) Đây chính là một trong những giá trị căn bản mà các tập hồi kí cách mạng đem lại.

3.4.1 Giáo dục lí tưởng cách mạng và tình yêu quê hương đất nước

Hồi kí cách mạng chủ yếu được sáng tác sau gần 20 năm cách mạng tháng Tám thành công Lúc này, nhân dân ta đang phải đương đầu cùng đế quốc hùng mạnh với vũ khí tối tân và dã tâm muốn thôn tính triệt để nước ta. Bởi thế, những người cách mạng thấy cần phải trang bị cho nhân dân ta sự vững vàng về tư tưởng cũng như niềm tin và quyết tâm chiến đấu Trần Văn Giàu khẳng định:

Tình cảm và tư tưởng yêu nước là tình cảm và tư tưởng lớn nhất của nhân dân, của dân tộc Việt Nam" và “chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại Ở đây, bản chất Việt Nam biểu lộ đầy đủ và tập trung nhất, hơn bất cứ chỗ nào khác Yêu nước trở thành một triết lí xã hội và nhân sinh của người Việt Nam (Trần Văn Giàu,

Vì vậy, họ đã dùng chính cuộc đời tham gia cách mạng của mình cũng như khơi gợi lại quá khứ với những chiến thắng vang dội của công cuộc cách mạng để giáo dục, cổ vũ quân và dân ta.

Hồi kí cách mạng phản ánh quá trình vận động cách mạng, thay đổi nhận thức chính trị, xóa bỏ chế độ phong kiến hàng ngàn năm Chính vì lẽ đó, lòng yêu nước phải gắn liền với lí tưởng cách mạng Các tác giả hồi kí nêu lên một quan niệm mang tính định hướng cho dân tộc về lòng yêu nước trong công cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược Trong hồi kí, Lê Tùng Sơn đã chỉ ra đường hướng hoạt động, nhiệm vụ của chi bộ Vân Quý (chi bộ thành lập ở Trung Quốc) trong cuộc cách mạng chống Pháp trước đây: “mang lí luận cách mạng vô sản và chủ nghĩa yêu nước giáo dục cho đồng bào, tập hợp họ dưới ngọn cờ của Đảng” (Nhật kí một chặng đường, Lê Tùng Sơn).

Nhờ đó, nhân dân không còn hoang mang, không còn cảm thấy băn khoăn trước sự tuyên truyền của nhiều luồng tư tưởng khác nhau Người cách mạng còn nhắc đến một số hoạt động có ý nghĩa thiết thực mà họ đã được chứng kiến trong khi tham gia hoạt động ở các cơ sở, học tập ở các lớp huấn luyện. Trong đó, cách thức tuyên truyền, giáo dục cách mạng và tình yêu quê hương đất nước của đồng chí Văn (Võ Nguyên Giáp) đã gây ấn tượng mạnh mẽ đối với nhân dân ở Cao Bằng Điều này được Nông Văn Lạc nhắc lại: “Đặt bí danh cho người, cho địa phương như đặt tên là Trung Kì, Bắc Kì, Nam Kì sẽ làm cho quần chúng biết được giặc Pháp chia nước ta làm ba kì Đặt tên là Trưng Trắc, Trưng Nhị, Đề Thám, Quang Trung, Lê Lợi, Hưng Đạo, Việt Nam để giáo dục truyền thống đất nước có nhiều anh hùng dân tộc chống ngoại xâm” (Ánh sáng đây rồi, Nông Văn Lạc) Mỗi người cách mạng bằng kinh nghiệm thực tiễn của mình đã nêu lên những cách thức giúp cho việc giáo dục lí tưởng, giáo dục lòng yêu nước một cách thuận lợi và rộng rãi trong nhân dân.

Qua quá trình nhận thức lịch sử dân tộc, chiêm nghiệm thực tế cách mạng, tác giả hồi kí đã khẳng định: lòng yêu nước là mạch nguồn tự nhiên trong những mạch nguồn tình cảm của con người Việt Nam qua nhiều thế hệ.

Do đó, để giáo dục lòng yêu nước, những nhà cách mạng đã khơi gợi lại những tấm gương trong lịch sử dân tộc Tự bản thân họ nhận thấy rằng, lòng yêu nước ở họ cũng được hun đúc bằng những tấm gương, những câu chuyện kể trong lịch sử Lê Minh bày tỏ: “Những hành động lớn lao chống đối quân xâm lược đến cùng của những vị anh hùng dân tộc, đã phảng phất trong lòng cậu bé Thắng một ý thức yêu nước nung nấu” (Một số mẩu chuyện về bác Tôn, Lê Minh) Các tác giả hồi kí muốn nhắc nhở, chúng ta có quyền tự hào và có trách nhiệm làm cho ngọn lửa của lòng yêu nước bùng cháy mãnh liệt, nhất là khi đất nước có giặc ngoại xâm Trong hồi kí Ánh sáng đây rồi, Nông Văn Lạc nhớ lại lời của đồng chí Sơn Hùng nói trong cuộc mít-tinh: “Nhân dân ta rất anh hùng Từ xưa đã có những ông lãnh đạo nhân dân chống ngoại xâm như ông Lê Lợi, ông Hoàng Hoa Thám Phụ nữ có chị em bà Trưng Trắc, Trưng Nhị, bà Triệu Ấu” (Ánh sáng đây rồi, Nông Văn Lạc) Từ những trang sử hào hùng của dân tộc, những người cách mạng hướng đến giúp nhân dân vững tin vào khả năng của mình, củng cố tinh thần yêu nước. Để giáo dục lí tưởng cách mạng và lòng yêu nước, người kể đã cho thấy quá trình giải phóng dân tộc là một quá trình gian khổ, đòi hỏi sự quyết tâm,đoàn kết nhất trí của tập thể Họ đã đúc kết được rằng, cứu nước là trách nhiệm chung của tất cả mọi người, điều này giúp nhân dân ta nhận thức được vai trò, sứ mệnh trong việc bảo vệ đất nước cũng như bảo vệ cuộc sống của chính mình Trong kinh nghiệm của người kể, lí tưởng cách mạng là cơ sở vững chắc, là động lực mạnh mẽ của lòng yêu nước Khi chưa được giác ngộ,chưa nhận thức đúng đắn về lí tưởng cách mạng, lòng yêu nước và những định hướng thể hiện lòng yêu nước trong con người mơ hồ, thậm chí rơi vào không tưởng Lí tưởng cách mạng được những người lãnh đạo cụ thể hóa thành những đường lối, chủ trương, phương hướng hoạt động giúp cho nhiều thanh niên, trí thức, quần chúng hiểu thấu đáo về hoàn cảnh đất nước, tình hình trong nước và trên thế giới để biến lòng yêu nước thành hành động cụ thể, đúng đắn Những thanh niên được nhắc đến trong hồi kí Ánh sáng đây rồi của Nông Văn Lạc đã tỏ ra phấn khởi và vững tin vào con đường cách mạng khi được đồng chí Văn (Võ Nguyên Giáp) về huấn luyện tận địa phương: “Ai cũng thấy mình đã biết hướng đi như có cái gậy chống cho khỏi vấp váp”,

“Đã bỏ công đi tìm cách mạng nay thấy con đường đi rồi, tôi quyết đi làm cách mạng đến cùng” (Ánh sáng đây rồi, Nông Văn Lạc) Những lời tâm huyết của người cách mạng đã giúp cho nhân dân càng thêm tin tưởng vào tương lai của đất nước, để họ hăng hái trong hoạt động cách mạng cũng như tự học hỏi, phát triển bản thân Chính những người cách mạng là tấm gương để nhân dân soi rọi và tự điều chỉnh mình.

Có thể thấy rằng, các tác giả đã khẳng định tính đúng đắn của con đường cách mạng vô sản Chính vì vậy, việc kết hợp giáo dục lòng yêu nước với giáo dục lí tưởng cộng sản được thể hiện khá rõ nét Các tác giả đã minh chứng được điều đó từ những thắng lợi trong lịch sử cách mạng dân tộc Đồng thời, khi đến với người đọc, các tập hồi kí còn có ý nghĩa cổ vũ, động viên và định hướng cho cuộc chiến tranh vệ quốc đang diễn ra Cho đến hôm nay, những trang viết này vẫn có giá trị trong việc giáo dục lòng yêu nước và định hướng lí tưởng cho người Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ Lòng yêu nước, quyết tâm bảo vệ đất nước luôn luôn phải là tâm niệm có trong mỗi người Có như vậy, nhân dân ta mới nâng cao sự cảnh giác trước những âm mưu và toan tính của các thế lực kẻ thù.

3.4.2 Những bài học kinh nghiệm trong hoạt động cách mạng

Hồi kí cách mạng là nguồn tài liệu quý giá bởi nó được ghi nhận từ những nhân chứng sống của một giai đoạn lịch sử nhiều thử thách Họ không chỉ kể lại những kỉ niệm của mình, tái hiện lại những sự kiện lịch sử mà bản thân đã chứng kiến, tham gia, họ còn nêu lên những kinh nghiệm xương máu trong thời gian hoạt động cách mạng Những kinh nghiệm này sẽ là những bài học quý báu để bản thân họ và các thế hệ sau tiếp tục vận dụng vào những tình huống khác nhau của dân tộc, của đất nước.

Những người cách mạng đã phải vượt qua một hành trình khó khăn để đến được với lí tưởng cộng sản và tiến hành thành công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Nhớ lại khoảng thời gian ấy, các tác giả đã đúc kết và khẳng định, việc giữ gìn bí mật và cảnh giác là nguyên tắc quan trọng của người làm cách mạng Lê Quảng Ba khẳng định: “Nếu không cảnh giác và luôn luôn kiểm tra việc giữ gìn bí mật của mình cũng như của quần chúng, thì công tác cách mạng ở đó không khác nào “dã tràng xe cát”, không những không đảm bảo được phong trào tiến lên, đấu tranh thắng lợi mà nhất định sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không phải là bị địch “cất vó”” (Bác Hồ ở Pác Bó, Lê Quảng

Ba) Khi tổ chức Đảng chưa lớn mạnh, cơ sở cách mạng còn chưa vững vàng, người cách mạng đã cùng với nhân dân bảo vệ an toàn, bí mật cho cán bộ và cơ sở Đây là một trong những yếu tố giúp cho cơ sở cách mạng vững chắc, lan rộng trong nhân dân mà kẻ thù không thể nào ngờ được Trong khi gây dựng các phong trào ở địa phương, để đảm bảo bí mật, người cách mạng phải xóa bỏ tất cả mọi dấu vết liên quan đến hoạt động, liên quan đến tổ chức Khi kể những câu chuyện trong hồi kí Hai lần vượt ngục, Trần Đăng Ninh nhiều lần nhấn mạnh vấn đề này Lê Quảng Ba cũng kể: “Khi đi đường chúng tôi chú ý không làm nát cỏ cây ở ven đường, có quãng chúng tôi đi vòng vào rừng rồi lại đi ra đường mòn Có lúc chúng tôi không đi trên đường mà đi xuống lòng suối để tránh vết chân Chúng tôi tìm mọi cách để giữ gìn không để có những dấu vết mà địch có thể theo dõi được” (Bác Hồ ở Pác Bó, Lê

Quảng Ba) Nhờ như vậy, những người cách mạng đã sống với đồng bào, giữa sự bao vây, lùng bắt của địch mà vẫn an toàn Họ nhận thấy, nhân dân tin tưởng họ bởi sự cẩn trọng, chu đáo từ những việc nhỏ nhất, trong khi đó, kẻ thù ngày càng điên tiết, hoảng loạn trong trò chơi đuổi bắt với người cách mạng.

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỒI KÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT

Nghệ thuật trần thuật trong hồi kí cách mạng Việt Nam 1 25 1 Chủ thể trần thuật trong hồi kí cách mạng Việt Nam 1 26 2 Kết cấu trần thuật

Nghiên cứu nghệ thuật tự sự là một hướng tiếp cận tác phẩm văn học được định hình từ thập niên 60 – 70 của thế kỉ XX ở Pháp Mặc dù còn non trẻ nhưng ngành nghiên cứu này đã thu hút được sự quan tâm của các học giả và nhanh chóng mở rộng sang nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam Tự sự học nghiên cứu bao gồm cả hệ thống sự kiện, cách tổ chức các sự kiện đó, các mô típ truyện, sự phân loại, lịch sử vận động của tự sự Trong đó, nghệ thuật trần thuật được xem là một nhánh của Thi pháp học (hiểu theo nghĩa hẹp) và là một bộ phận của Tự sự học Cấu trúc của trần thuật bao gồm nhiều phương diện như người trần thuật, kết cấu trần thuật, điểm nhìn và giọng điệu trần thuật… Mỗi phương diện có những yêu cầu riêng trong sự hợp thành chỉnh thể của thể loại tự sự.

4.1.1 Chủ thể trần thuật trong hồi kí cách mạng Việt Nam

Lí thuyết tự sự học đã chỉ ra sự phức tạp trong khái niệm chủ thể trần thuật Đó có thể là một sự hóa thân của tác giả thành “tác giả hàm ẩn”, có thể là hóa thân của nhân vật nhưng cũng có khi không là ai cả, bởi vì, “người trần thuật là kẻ được sáng tạo ra để mang lời kể” (Trần Đình Sử, 2004, trang 17). Theo nhà nghiên cứu Đỗ Hải Phong: “Người kể chuyện là một trong những hình thức thể hiện quan điểm tác giả trong tác phẩm” (Đỗ Hải Phong, 2004, trang 119) Chủ thể trần thuật là nhân tố quan trọng trong nghệ thuật trần thuật, kiến tạo nên nội dung trần thuật trong tác phẩm.

Việc xác định dấu ấn của người trần thuật chủ yếu dựa vào ngôi trần thuật Khi xuất hiện ở ngôi kể thứ nhất, người trần thuật bộc lộ mình nhiều hơn, tham gia trực tiếp vào các quá trình của câu chuyện Người trần thuật ngôi thứ nhất thường xuất hiện trong các thể loại kí, tiểu thuyết – hồi kí, tiểu thuyết – tự truyện (thể loại tiểu thuyết trong đó nhân vật chính, cũng là người kể chuyện, nhớ và kể lại cuộc đời mình trong quá khứ) Trong khi đó, ngôi kể thứ ba làm cho người trần thuật gần như hoàn toàn ẩn thân, thậm chí là “vô nhân xưng”.

4.1.1.1 Chủ thể trần thuật ngôi thứ nhất – vai trò nhân chứng Đối với thể loại phi hư cấu nói chung, hồi kí cách mạng nói riêng, chủ thể trần thuật ngôi thứ nhất với vai trò nhân chứng chính là mã nghệ thuật khi xác định diễn ngôn thể loại Chủ thể trần thuật nhân chứng thường xuất hiện với vai trò người dẫn chuyện hoặc nhân vật xưng “tôi” Trong hồi kí, họ là người trực tiếp tham gia vào quá trình của các sự kiện, đồng thời là người chứng kiến và có sự am hiểu nhất định đối với người và sự kiện được nhắc đến trong quá trình hồi tưởng Chính vì vậy, chủ thể trần thuật nhân chứng là người có khả năng bao quát các vấn đề và soi chiếu các vấn đề trên nhiều phương diện.

Người kể chuyện nhân chứng là người kể chuyện trực tiếp chứng kiến, tham gia vào các sự kiện được kể Với vai trò này, chủ thể trần thuật là người chịu trách nhiệm trước người đọc về tính chân thực của những điều đã kể. Trong hồi kí Bất khuất, Nguyễn Đức Thuận là chủ thể trần thuật đồng thời cũng là người cách mạng trực tiếp tham gia quá trình đấu tranh Sau khi bị bắt, chính bản thân Nguyễn Đức Thuận phải chịu những trận đòn tra tấn, chịu đựng cuộc sống kham khổ, thiếu thốn Những ngày trong lao tù, Nguyễn Đức Thuận cũng đã chứng kiến sự gian khổ của đồng chí đồng đội và hơn hết là thấy được bản lĩnh chính trị vững vàng của người cách mạng Với vai trò là

“người trong cuộc”, Nguyễn Đức Thuận chính là nhân chứng của toàn bộ câu chuyện được kể và chịu trách nhiệm về những thông tin đã cung cấp Trong các hồi kí Nhật kí một chặng đường của Lê Tùng Sơn, Nhớ lại một thời của

Tố Hữu, Chúng tôi vượt ngục của Nguyễn Tạo, Bác Hồ ở Pác Bó của Lê Quảng Ba, Ánh sáng đây rồi của Nông Văn Lạc, các hồi kí của Trần Huy Liệu… chủ thể trần thuật đều là chủ thể trần thuật nhân chứng Bản thân người kể chuyện cũng có sự liên quan nhất định đến các sự kiện và con người được kể.

Chính vì chủ thể trần thuật xuất hiện với vai trò nhân chứng nên nhân vật và sự kiện trong hồi kí cách mạng được trần thuật một cách tương đối chính xác Hồi kí cách mạng được xem là thể loại kí tự sự trong đó, người kể lấy sự kiện lịch sử làm chất liệu Sự chân thực của sự kiện và nhân vật được bảo đảm từ phía họ Người trần thuật xuất hiện với tư cách nhân vật chính trong câu chuyện, kể lại những sự kiện xảy ra với mình, những người có liên quan đến mình Trong hồi kí Nhân dân ta rất anh hùng, Hoàng Quốc Việt kể:

“Trên ba chục người bãi khóa đến cùng, bỏ trường đi, trong số đó có anh Lương Khánh Thiện, anh Lưu Bá Kì và tôi” (Nhân dân ta rất anh hùng,

Hoàng Quốc Việt) Kể từ đó, ông kể về quá trình ông và các đồng chí tham gia đấu tranh mọi nơi, mọi lúc và bằng mọi hình thức có thể để duy trì và mở rộng phong trào yêu nước bằng tâm thế hứng khởi của một thành viên trong các phong trào Mở đầu hồi kí Bước qua đầu thù, Trần Hữu Dực kể: “Ngày 9-

9-1941, tôi bị địch bắt tại trại sông Quao, thuộc tỉnh Ninh Thuận, miền Nam Trung bộ Đây là lần thứ ba tôi sa vào tay giặc” (Bước qua đầu thù, Trần

Hữu Dực) Người kể chuyện trong hồi kí Bước đầu theo Đảng đã nêu rõ từ lời nói đầu: “Tôi có ý ghi lại trong tập hồi kí này tâm trạng của một thanh niên tiểu tư sản đi theo cách mạng khoảng 1938 -1945” (Bước đầu theo Đảng,

Lưu Động) Các chủ thể đã xác định tư cách nhân chứng của mình ngay khi bắt đầu kể lại những sự kiện và con người trong hồi kí.

Khi trần thuật với vai trò này, tính chính xác và độ tin cậy của thông tin được đảm bảo bởi chính “tôi” Chẳng hạn, tình hình trong và ngoài nước trong đại chiến thế giới lần thứ hai, những hoạt động diễn ra trong xà lim án chém… đều do chính chủ thể trần thuật là Phạm Hùng đã trải qua và hồi nhớ. Khi mới vào xà lim án chém, Phạm Hùng đã thật sự xúc động khi tận mắt chứng kiến những di vật của người anh hùng Lý Tự Trọng: “Anh Trọng đã ở đây ư? Góc xà lim có mấy tờ sách in khổ nhỏ, đã ngã màu vàng: mấy trang Kiều của Nguyễn Du mà anh Trọng để lại Nhà thơ lớn của dân tộc theo con người cộng sản vào tận xà lim án chém Anh Trọng đi, còn quyển Kiều đã rách trong xà lim án chém và tên ông Nhỏ trong lòng mấy người thường phạm bị tội tử hình” (Còn sống còn làm việc, Phạm Hùng) Đối với người kể, những gì anh Trọng để lại trong xà lim đã tạo nguồn động lực để những người tù chính trị tiếp tục vững vàng trong cuộc chiến đấu sắp tới Trong hồi kí

Nhân dân ta rất anh hùng, tác giả Hoàng Quốc Việt đã bày tỏ cảm xúc chân thành của mình: “Nhắc lại chuyện ngày xưa, tôi lại nhớ đến cả một thời nô lệ, tất cả bao nỗi cay đắng, nhục nhằn của một người dân mất nước, mối thâm thù quân cướp nước” (Nhân dân ta rất anh hùng, Hoàng Quốc Việt) Vụ

Phạm Hồng Thái ném bom ám sát toàn quyền Méc-lanh, vụ biểu tình, bãi khóa đòi thả Phan Bội Châu vẫn còn nguyên ấn tượng trong lòng người kể về khí thế sôi sục một thời Người trần thuật đã kể về câu chuyện của chính cuộc đời mình trong thời gian hoạt động cách mạng và những tấm gương đồng chí đồng đội bằng tình cảm vẹn nguyên và sâu đậm.

Giọng điệu nghệ thuật đa dạng 1 69 1 Giọng giãi bày, tâm tình 1 70 2 Giọng ngợi ca, tuyên truyền 1 73 3 Giọng khôi hài, mỉa mai, châm biếm 1 75 KẾT LUẬN

Trong bài viết Kể lại nội dung và viết nội dung, tác giả Hoàng Ngọc Hiến đã trích nêu lại vấn đề đã được trình bày trong bài viết Hai tác giả mới trong một nền văn xuôi đang đổi mới (Những vấn đề thời sự văn học) Ông cho rằng:

“Kể lại nội dung” chỉ quan tâm đến việc: kể cái gì, “viết nội dung” còn quan tâm đến mặt: kể như thế nào […] Trong văn xuôi “viết nội dung”, sự kết hợp “viết cái gì” và “viết như thế nào” tạo ra sức căng cho câu văn, mạch văn, làm cho câu văn có giọng, có hồn, không bị “bẹt”, bị ỉu xìu (Hoàng Ngọc Hiến, 2004, trang 97). Điều này có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu hồi kí cách mạng để thấy nghệ thuật tự sự góp phần quan trọng trong việc tái hiện hiện thực chứ không chỉ “kể lại” những gì đã xảy ra theo đúng tiến trình biên niên của lịch sử. Khác với các thể loại văn xuôi hư cấu như tiểu thuyết hay truyện ngắn, sự đa giọng thể hiện tính chất đối thoại trong quá trình trần thuật giữa các chủ thể khác nhau Trong hồi kí cách mạng, tính đa dạng trong giọng điệu trần thuật xuất phát từ một chủ thể trần thuật Sự đa giọng không phải tạo nên do tính đối thoại mà do sự chi phối của tình cảm, thái độ trong quá trình người trần thuật hồi tưởng và tái hiện quá khứ.

4.3.1 Giọng giãi bày, tâm tình

Khi dấn thân vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc, các chiến sĩ đã xác định, cả cuộc đời họ sống là để đấu tranh vì sự tự do cho bản thân, cho hạnh phúc gia đình, cho đồng bào đang lầm than và đất nước đang đắm chìm trong cảnh đời nô lệ Bằng sự sâu sắc, nhạy bén và dày dạn kinh nghiệm trong cuộc đời hoạt động, họ đã tỏ rõ lập trường của mình trong cuộc đấu tranh không khoan nhượng với kẻ thù trên mọi lĩnh vực Chính vì vậy, thái độ và lập trường chính trị của họ cũng thể hiện rất rõ qua những trang hồi kí Viết hồi kí chính là lúc họ đối diện với chính mình, trải lòng mình với mọi người, giãi bày những tâm sự trong lòng cả về những điều đã xảy ra trong quá khứ và trong cuộc sống hiện tại.

Khi kể chuyện, các tác giả khẳng định sự đúng đắn trong con đường đấu tranh giải phóng dân tộc, tuyên bố và tin tưởng mãnh liệt vào sự thắng lợi của cách mạng dân tộc dưới ánh sáng của Đảng cộng sản Đối với họ, đây không chỉ là lời tuyên bố mà còn là lời hứa xuất phát từ tận sâu tâm hồn mình sau khi đã trải qua nhiều biến cố Sau khi vượt ngục Sơn La không thành công, Trần Đăng Ninh bị bắt lại ở Hưng Yên rồi đưa về Hỏa Lò, trong hồi kí Hai lần vượt ngục, Trần Đăng Ninh đã kể lại lời của anh Hoàng Văn Thụ bằng giọng điệu cảm động và thể hiện sự quyết tâm chiến đấu: “Anh Hoàng Văn

Thụ cũng bị nhốt ngay xà lim bên cạnh, thỉnh thoảng lại đập tường ra hiệu hỏi tôi.

- Đã tỉnh chưa? Có việc gì không? Cố chịu đòn nhé Chết thì thôi chứ đừng quên Tổ quốc đấy!

Lời nói của anh Thụ tôi nghe lúc ấy thiêng liêng thấm thía như tiếng gọi của núi sông” (Hai lần vượt ngục, Trần Đăng Ninh).

Giọng kể của Trần Đăng Ninh như lắng vào trong tâm hồn mình, những xúc cảm mãnh liệt và những tác động của lời nói ấy như vẫn còn vẹn nguyên trong tâm thức của ông Cho đến khi kể lại câu chuyện này, lời khuyến khích của anh Thụ vẫn như có một sức mạnh giúp ông vượt qua sự tra tấn, tù đày, vượt qua những phút yếu đuối của bản thân trong ranh giới sự sống và cái chết Bên cạnh đó, trong hồi kí cách mạng, lập trường của người cách mạng còn được bộc lộ khi họ bày tỏ những chiêm nghiệm, suy ngẫm Trở về Hà Nội sau ngày độc lập, Hoàng Văn Thái nhìn lại quá trình cách mạng, hồi tưởng về những đồng chí đồng đội trong niềm suy tư: “Bao nhiêu năm đấu tranh gian khổ hi sinh của cả dân tộc Nhiều chiến sĩ Đảng viên đã ngã xuống ở chốn lao tù hoặc chốn rừng sâu Nay đất nước giành được độc lập tự do Lá cờ thấm máu của các liệt sĩ đã kiêu hãnh bay trên bầu trời của thủ đô Hà Nội Cuộc đấu tranh lâu dài bền bỉ ấy, đã cho tôi nhìn thấy những ước mơ đẹp đẽ của mình và của bao đồng chí hôm nay” (Trường quân chính kháng Nhật, Hoàng

Văn Thái) Niềm tin tưởng ấy Hoàng Văn Thái đã nói thay cho những đồng chí cùng thế hệ và cả những thế hệ sau Tác giả hồi kí đã quan sát, cảm nhận bằng chính sự trải nghiệm của mình và minh chứng là quá trình kháng chiến gian khổ và những thắng lợi vĩ đại.

Hồi kí cách mạng còn là những bản cáo trạng về tội ác của thực dân, đế quốc và tay sai để từ đó người kể bày tỏ sự xót xa không nguôi trước nỗi khốn khổ của thân phận người dân thuộc địa Các tác giả hồi kí thường chọn cách nói nửa đùa, nửa thật và đặt sự việc trong thế đối lập để phơi bày luận điệu gian xảo, giả dối của kẻ thù Trong hồi kí Bước đầu theo Đảng, Lưu Động viết: “Chung quanh bờ hồ, dưới rặng liễu xanh tốt và thướt tha bắt đầu dựng lên những hầm trú ẩn nổi, lộ thiên, nông choèn bằng đất bùn, dày chỉ độ gang tay Quan đốc lí Hà Nội vừa cho đăng báo, rằng nước Pháp bảo hộ hết sức chú ý đến sinh mạng của nhân dân thành phố, rằng những hầm ấy dành cho những người Việt, rằng những người Việt đã có những hầm “chu đáo” và

“an toàn” như thế rồi thì cấm chỉ không được lai vãng tới những hầm của người Âu khi lâm sự Bảng thông báo của quan đốc lí quên không ghi một chi tiết nhỏ là hầm của người Âu xây bằng bê tông, cốt sắt, có túi cát chấn chung quanh” (Bước đầu theo Đảng, Lưu Động) Đối với bọn thống trị, sinh mạng của nhân dân ta lúc ấy như bèo bọt Đó chính là nỗi day dứt không nguôi trong tâm trạng của những người cách mạng Các tác giả còn tự bộc bạch về những bất công mà họ phải gánh chịu trong hành trình dấn thân cứu nước. Tòa án là nơi thực thi công lí, nhưng tòa án của bọn thực dân mở ra là để đẩy người cách mạng vào những con đường cùng, không lối thoát: “Chúng tôi chỉ được trả lời “có” hay “không”; nếu trả lời “không”, thì hồ sơ giao lại cho mật thám, và dĩ nhiên bọn này lại tra tấn đánh đập dã man để lấy cho được lời cung khai theo ý đồ của chúng” (Trước tòa “đại hình đặc biệt” Sài Gòn,

Nhiều tác giả) Khi bị giam cầm, hành hạ trong nhà tù của thực dân, Trần Huy Liệu đã chứng kiến nhiều tội ác của chúng và thẳng thắn phơi bày: “Quả nhiên, đoàn chính trị phạm đưa lên Sơn La năm 1933 chỉ trong sáu tháng đã bị chết gần 40 người Đây mới chỉ kể những người chết tại chỗ, vùi xác tại gốc ổi Sơn La, chứ chưa kể những người từ Sơn La tản đi với thân hình da bọc xương rồi sau đó không lâu, chết ở Hỏa Lò Hà Nội hay Côn Đảo v.v…”

Những hồi ký từ hầm Sơn La của Trần Huy Liệu khắc họa rõ nét nỗi thống khổ của các tù nhân cách mạng dưới chế độ vô nhân đạo của kẻ thù Những lời kể về nỗi đau thể xác và tinh thần của các tù nhân không chỉ là lời kể lể mà còn là lời bộc bạch về ý chí kiên cường và quyết tâm đấu tranh của họ Thông qua hồi ký, các tác giả mong muốn bày tỏ tâm tư, lý tưởng của mình và đồng đội, khẳng định sức mạnh tinh thần của những chiến sĩ cách mạng dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất.

Bởi vì hồi kí là thể loại tự sự bằng cái nhìn hồi cố về những sự việc và con người trong quá khứ nên giọng điệu trần thuật hướng đến bộc lộ tâm tình và giàu xúc cảm Chính vì vậy, giọng điệu tâm tình, giãi bày được sử dụng với tần số cao trong nghệ thuật trần thuật Nhờ đó, hồi kí cách mạng không chỉ mang đến tư liệu lịch sử phong phú mà còn có tính thời đại, khơi gợi ý chí chiến đấu và lòng căm thù giặc trong lòng người đọc qua các thời kì.

4.3.2 Giọng ngợi ca, tuyên truyền

Bên cạnh cảm hứng tự bạch, khát vọng giãi bày, trong hồi kí cách mạng, giọng điệu nghệ thuật chính là giọng điệu ngợi ca Các tác giả đã tái hiện lại một thời kì hoạt động sôi nổi, hào hùng với những thắng lợi vĩ đại của cách mạng dân tộc thông qua những lối kể chuyện giản dị, chân thực Những con người, những sự việc được kể trong hồi kí như là những kỉ niệm, những kí ức đã in sâu trong tiềm thức của người kể Nhớ lại những năm tháng ấy, những người cách mạng luôn ngập tràn cảm xúc tự hào Giọng điệu nghệ thuật mang tính chất sử thi khá rõ nét bởi vì mục đích của chuyện kể là nêu gương, ngợi ca và tôn vinh những cái cao cả trong đời sống cách mạng.

Khi viết hồi kí cách mạng, các tác giả không hướng nội mà có xu hướng hướng tới cộng đồng rõ rệt Trước hết, quần chúng cách mạng là những đối tượng được người kể nhắc đến bằng niềm tự hào, niềm tin mãnh liệt Nói như tác giả Hồng Lam: “Lúc bình thường, người nông dân là những người hiền lành, cần cù, chất phác Quanh năm đầu tắt, mặt tối, hình như họ chỉ biết miếng đất, cái cày Nhưng không, bên cạnh những đức tính thường thấy đó, họ còn có những đức tính vô cùng đẹp đẽ, nhất là khi được lí luận cách mạng của giai cấp vô sản soi sáng […] Những người nông dân lầm lì ấy đã vùng lên đấu tranh tiêu diệt quân thù với một khí thế rất dũng cảm, với một đức độ rất cao cả; mặc cho súng bắn, bom rơi, không do dự, không suy tính thiệt hơn” (Vài mẩu chuyện nhân dân đấu tranh trong phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh, Hồng Lam) Trong các hồi kí Từ nhân dân mà ra (Võ Nguyên Giáp), Nhân dân ta rất anh hùng (Hoàng Quốc Việt), Nhờ dân nhờ Đảng mà trưởng thành (Nguyễn Lương Bằng), Ánh sáng đây rồi (Nông Văn Lạc)… người kể đã bắt đầu từ những cái bình thường của nhân dân để làm nổi bật sự phi thường bởi chính họ đã làm nên một thời kì lịch sử huy hoàng.

Ngoài ra, con người và sự kiện được lựa chọn, gợi nhắc trong hồi kí cách mạng thường mang tính cộng đồng, có tầm ảnh hưởng sâu rộng đối với quá trình cách mạng Điều này là cơ sở, là nền tảng cho giọng ngợi ca, tuyên truyền Trước những thủ đoạn của kẻ thù, người cách mạng đã thể hiện tinh thần đấu tranh kiên quyết, khẳng định bản lĩnh của người cách mạng Khi đứng trước tòa án của kẻ thù, đối mặt với tù đày, khổ sai và chết chóc, Hoàng Quốc Việt đã dõng dạc khẳng định: “Tôi vào Đảng cộng sản vì chủ nghĩa cộng sản là một chủ nghĩa đúng đắn […] Tôi vào Đảng cộng sản để đánh đuổi đế quốc Pháp ra khỏi đất nước và đánh đổ phong kiến Không phải chỉ có mình tôi, ai đã biết cầm bát cơm ăn cũng phải làm cách mạng Tôi không cần ai tuyên truyền cho tôi cả” (Nhân dân ta rất anh hùng, Hoàng Quốc

Việt) Những người tù chính trị trong hồi kí Trước tòa “đại hình đặc biệt”

Sài Gòn đã bất chấp tính mạng bị đe dọa, mượn tòa án của chúng để tố cáo tội ác của chúng cho quần chúng nhân dân nhận thức rõ, đồng thời, ngợi ca, tuyên truyền cho phong trào cách mạng ngày càng vững vàng, lớn mạnh và được nhân dân tin tưởng Khi tên quan tòa gán ghép tội giết người, tội gây rối cho các chính trị phạm, Ngô Gia Tự đã thẳng thắn đáp trả: “Các ông nói không đúng Đảng cộng sản là một chính Đảng cách mạng; những nguời cộng sản không phải ăn cướp, giết người Chính đế quốc Pháp mới là kẻ ăn cướp, giết người Đế quốc Pháp đã cướp nước Việt Nam, cấu kết với phong kiến lập nên một chế độ hà khắc, áp bức bóc lột nhân dân chúng tôi hết sức dã man tàn khốc Chính điều đó đã thúc đẩy chúng tôi đứng lên làm cách mạng để giành độc lập cho Tổ quốc, đem lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân chúng tôi…” (Trước tòa “đại hình đặc biệt” Sài Gòn, Nhiều tác giả) Dù đối mặt với nhiều thử thách nhưng người cách mạng không bỏ qua bất cứ cơ hội nào để có thể khẳng định sự đúng đắn và cao đẹp của lí tưởng cộng sản.

Ngày đăng: 24/11/2023, 15:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w