Hai trường phái của an ninh phi truyền thống Tại Việt Nam, có thể chia thành 2 trường phái: - Trường phái thứ nhất: Quan niệm an ninh phi truyền thống là an ninh tổng hợp bao gồm an nin
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
TRUNG TÂM GIÁO DỤC QP & AN
BÀI THUYẾT TRÌNH – HP2
Anh (chị) làm rõ những nội dung để nhận diện và những đặc điểm an ninh phi truyền thống? Liên hệ trách nhiệm của sinh viên trong phòng
ngừa, ứng phó với an ninh phi truyền thống hiện nay.
Tiểu đội 3 - Đại đội 7 – GDQPAN- HSU GVHD: Đại tá, ThS Trương Quang Tùng
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 1 năm 2024
Trang 2Danh sách các thành viên trong tiểu đội STT HỌ VÀ TÊN SINH
VIÊN
1 Nguyễn Võ Thuỳ Linh 22113934 Soạn nội dung
4 Diệp Thị Khánh Ngân 22114027 Thuyết trình
5 Nguyễn Hoàng Lộc 22114359 Thiết kế PowerPoint
6 Vũ Thị Khánh Linh 22114678 Soạn nội dung
7 Nguyễn Thị Ngọc Linh 22113934 Soạn nội dung
8 Trần Nguyễn Bảo Ngọc 22114466 Thiết kế Word
10 Lưu Ngọc Quỳnh Như 22304074 Soạn nội dung
Trang 3I KHÁI QUÁT CHUNG
1 Khái niệm về an ninh truyền thống
An ninh truyền thống là khái niệm đã có từ thời chiến tranh, đồng nghĩa với khái niệm an ninh quốc gia, đề cập tới an ninh quốc gia cũng chính là an ninh truyền thống
Nội dung cơ bản của an ninh quốc gia chính là bảo vệ lợi ích của quốc gia, loại trừ những mối uy hiếp đối với lợi ích cơ bản đó
2 Khái niệm về an ninh phi truyền thống
An ninh phi truyền thống là một loại hình an ninh xuyên quốc gia do những yếu tố phi chính trị và phi quân sự gây ra, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định, phát triển và an ninh của mỗi nước, cả khu vực và cả toàn cầu
An ninh phi truyền thống là khái niệm xuất hiện khá lâu sau an ninh truyền thống, là một khái niệm về một trạng thái an ninh khác với an ninh truyền thống, nó phản ánh sự thay đổi nhận thức của con người về an ninh và sự mở rộng nội hàm khái niệm an ninh truyền thống
Trên thế giới hiện nay có khá nhiều cách hiểu, quan niệm về an ninh phi truyền thống, chưa thống nhất mà tùy thuộc vào cách nhìn nhận, góc độ, lĩnh vực tiếp cận, hoàn cảnh cụ thể mà từng nhà nghiên cứu đưa quan niệm khác nhau về an ninh phi truyền thống
3 Hai trường phái của an ninh phi truyền thống
Tại Việt Nam, có thể chia thành 2 trường phái:
- Trường phái thứ nhất: Quan niệm an ninh phi truyền thống là
an ninh tổng hợp bao gồm an ninh quân sự, chính trị, kinh tế,
xã hội, môi trường Nó không đối lập với an ninh truyền thống
mà là mở rộng nội hàm của khái niệm an ninh truyền thống
- Trường phải thứ hai: Hiện nay ở nước ta quan niệm an ninh phi truyền thống đối lập với an ninh truyền thống, không bao hàm
an ninh quân sự Quan niệm này xuất phát từ mối tương quan,
so sánh với an ninh truyền thống, rõ ràng hơn về mặt ngữ
nghĩa, nhưng cũng thừa nhận, các vấn đề an ninh phi truyền thống có thể dẫn tới xung đột, chiến tranh
An ninh phi truyền thống không chỉ bó hẹp trong bảo vệ chủ quyền quốc gia mà còn bao gồm bảo vệ con người, môi trường sống, kinh tế, văn hóa Mang tính xuyên quốc gia do những mối uy hiếp, đe dọa của các nhân tố bên trong và bên ngoài đối với môi trường sinh
Trang 4tồn và phát triển của cộng đồng xã hội mỗi quốc gia trong mối quan
hệ chặt chẽ với khu vực và thế giới
Tại Đại hội XII của Đảng, chủ đề về phương hướng đặt ra rằng cần "Sẵn sàng đối mặt với các thách thức an ninh, bao gồm cả những nguy cơ truyền thống và phi truyền thống." Ngoài những vấn đề an ninh truyền thống, cần chú ý đến thách thức toàn cầu như an ninh tài chính, năng lượng, nguồn nước, lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, an ninh mạng, xung đột sắc tộc, tôn giáo, và khủng bố Đồng thời, cần lưu ý đến "các hình thái chiến tranh kiểu mới" có khả năng chuyển hóa giữa an ninh truyền thống và phi
truyền thống."
II NHẬN DIỆN AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG
1 Các nhóm an ninh phi truyền thống
Thứ nhất, các rủi ro an ninh như bảo vệ môi trường, phát triển tài nguyên, môi trường sinh thái toàn cầu, phòng chống dịch bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững Đây là những mối đe dọa an ninh phi truyền thống phát sinh từ các tranh chấp về tài nguyên, năng lượng, tài nguyên nước cũng như các mối đe dọa do thảm họa môi trường, biến đổi khí hậu An ninh môi trường Môi trường xuyên quốc gia rất phức tạp và quan trọng và đòi hỏi các quốc gia phải hợp tác, chia sẻ và tham gia giải quyết các mối đe dọa này Thứ hai, an ninh kinh tế - xã hội, nhân quyền và người tị nạn đang gặp rủi ro, ảnh hưởng đến sự ổn định khu vực và quốc tế Đây
là những mối đe dọa an ninh phi truyền thống do rủi ro thị trường (như an ninh tài chính) gây ra và cần được chủ động xử lý, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và tái
cơ cấu chức năng nhà nước mới có thể giảm thiểu tác động tiêu cực khi thị trường rơi vào khủng hoảng Trong cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu năm 2008, hàng chục nghìn doanh nghiệp ở Việt Nam phá sản, trong đó có các tập đoàn kinh tế lớn của nhà nước thua lỗ, nhiều doanh nhân vướng vào vòng lao lý, nhiều người lao động mất việc làm an ninh kinh tế của Việt Nam bị ảnh hưởng và đã
có tác động tiêu cực đến quá trình phát triển bền vững của Việt Nam
Di cư trái phép dưới nhiều hình thức, điển hình như vụ việc nhập cư trái phép vào Anh gần đây khiến 39 người thiệt mạng đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng tiềm ẩn những nguy cơ khủng hoảng về mặt
xã hội, chính trị và kinh tế
Trang 5Thứ ba, là nguy cơ về an ninh quốc gia như buôn người, buôn bán ma túy xuyên quốc gia Đây là những mối đe dọa an ninh phi truyền thống phát sinh từ những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa (khủng bố, buôn bán ma túy, buôn bán phụ nữ và trẻ em) Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện có khoảng 50 triệu người nghiện ma túy, trong đó có 6 triệu người nghiện cocaine, 5 triệu người nghiện thuốc phiện, 30 triệu người nghiện cần sa và 9 triệu người thường xuyên sử dụng thuốc ngủ và thuốc an thần Mỹ Latinh là nguồn cung cấp chính - 70%; Tam giác vàng Đông Nam Á là "trung tâm kinh tế thuốc phiện" lớn nhất thế giới, với sản lượng hàng năm là 2.000 tấn Thứ tư, nguy cơ về tổ chức tồn tại ngoài nhà nước (phi quốc gia) ảnh hưởng đến trật tự quốc tế và các mối đe dọa của khủng bố quốc tế
Thông qua một số hoạt động kinh tế, các nhà đầu tư hoặc các thương lái nước ngoài cũng có những thủ đoạn, hành vi nhằm phá hoại môi trường của một số quốc gia khác Ví dụ như ở Việt Nam, việc thu mua đỉa, ốc bươu vàng, móng trâu, lá cây hạt điều, hoặc việc đưa hóa chất độc hại thông qua thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng để gây ô nhiễm môi trường gây hại lâu dài tới sức khỏe, suy thoái nòi giống đời sau Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài thông qua các công trình công nghiệp lớn nhà máy thép, nhà máy nhiệt điện, nhà máy hoá chất với trình độ công nghệ lạc hậu, gây hại cho môi trường và gây xung đột môi trường với cộng đồng dân cư
Thứ năm, các nguy cơ gây ra bởi sự phát triển công nghệ và toàn cầu hóa, như an ninh mạng, an ninh thông tin, rủi ro hạt nhân, ô nhiễm phóng xạ và an ninh kỹ thuật di truyền Đây là các mối đe dọa
an ninh phi truyền thống phát sinh từ mặt trái sử dụng thành tựu khoa học công nghệ như: An ninh mạng, một số dịch bệnh Tội phạm công nghệ cao ngày càng gia tăng và phương thức thực hiện tinh vi hơn là thách thức an ninh phi truyền thống nổi bật trong bối cảnh bùng nổ công nghệ cao trên toàn thế giới Rủi ro hạt nhân như thảm họa hạt nhân Chernobyl xảy ra vào năm 1986 ở Ukraine cùng với nguy cơ ô nhiễm phóng xạ từ các nhà máy điện hạt nhân được xây dựng gần các quốc gia khác là thách thức lớn cần phải được quan tâm, chú trọng
2 Đặc điểm an ninh phi truyền thống
Trang 6Dù còn nhiều quan niệm rất đa dạng, song có thể định dạng một số đặc điểm chủ yếu sau của an ninh phi truyền thống
Các vấn đề an ninh phi truyền thống diễn ra ảnh hưởng trên phạm vi khu vực hoặc toàn cầu, mang tính xuyên quốc gia Nó
có thể phát sinh từ một quốc gia này nhưng có khả năng lan tỏa với tốc độ nhanh, phạm vi rộng đến quốc gia khác
Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống thường do các tác nhân tự nhiên hoặc do các tổ chức ngoài nhà nước, nhóm người hoặc cá nhân tiến hành; còn an ninh truyền thống là xung đột giữa quân đội các nhà nước
Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống uy hiếp trực tiếp đến
cá nhân con người hoặc cộng đồng, rồi quốc gia dân tộc, còn
an ninh truyền thống uy hiếp trực tiếp đến chủ quyền lãnh thổ quốc gia dân tộc, uy hiếp an ninh quốc gia
Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống có cả những vấn đề mang tính phi bạo lực, (kinh tế, văn hóa, môi trường, an ninh mạng, dịch bệnh, ) và những vấn đề mang tính bạo lực,
nhưng đó là bạo lực Phi quân đội (khủng bố, tội phạm có tổ chức )
Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống hủy hoại an ninh quốc gia dần dần và lâu dài, vì nó tác động đến yếu tố mang tính hạt nhân hoặc để đỡ cho ổn định và phát triển (cá nhân con người, cộng đồng xã hội, hệ thống thể chế, hạ tầng kĩ thuật chiến lược và môi trường sống)
Giải quyết an ninh phi truyền thống nhấn mạnh đến hợp tác, sử dụng biện pháp ngoại giao, kể cả ngoại giao giữa quân đội các nước Còn an ninh truyền thống thường lấy biện pháp vũ trang quân sự là chính, còn ngoại giao là hỗ trợ Khó khăn nhất của việc giải quyết các vấn đề của an ninh phi truyền thông toàn cầu chính là việc đồng thuận giữa các quốc gia trong việc đóng góp những chi phí khắc phục
III Liên hệ trách nhiệm của sinh viên trong việc phòng ngừa, ứng phó với an ninh phi truyền thống hiện nay?
1 Nhận thức của sinh viên trong việc phòng ngừa, ứng phó với an ninh phi truyền thống.
Những thách thức từ an ninh phi truyền thống trong các thập niên đầu của thế kỷ XXI được biểu hiện rất phong phú, đa dạng Xung quanh vấn đề này còn nhiều quan điểm khác
Trang 7nhau Nhận thức của sinh viên về an ninh phi truyền thống đang ngày càng được nhấn mạnh và quan tâm Sinh viên hiểu rằng an ninh không chỉ liên quan đến việc bảo vệ khỏi các mối đe dọa truyền thống như tội phạm hay chiến tranh,
mà còn bao gồm các mối đe dọa mới như an ninh mạng, an ninh năng lượng, an ninh môi trường và an ninh thông tin
Sinh viên nhận thức về trách nhiệm cá nhân trong việc bảo
vệ an ninh phi truyền thống Họ hiểu rằng việc tuân thủ các quy định, chia sẻ thông tin một cách an toàn và thực hiện các biện pháp bảo mật là cách quan trọng để đóng góp vào việc duy trì an ninh
Sinh viên cũng nhận thức rằng những hành vi hàng ngày của
họ có thể ảnh hưởng đến an ninh phi truyền thống Ví dụ, việc bảo vệ thông tin cá nhân, không tham gia vào các hoạt động phạm pháp, và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường đều đóng góp vào việc duy trì an ninh
Hơn nữa, sinh viên hiểu rằng việc hợp tác và chia sẻ thông tin là cách quan trọng để đối phó với an ninh phi truyền thống Họ nhận thức về tầm quan trọng của việc cùng nhau giám sát và báo cáo các hoạt động đáng ngờ, cũng như chia
sẻ thông tin về các biện pháp bảo mật hiệu quả
2 Hành động của sinh viên
Một, nâng cao nhận thức về các mỗi đe dọa an ninh phi truyền thống đối với an ninh con người, an ninh cộng đồng, an ninh quốc gia
và an ninh nhân loại:
Quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng về an ninh phi truyền thống
Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục cho cả hệ thống chính trị, các chủ thể chịu trách nhiệm quản trị an ninh phi truyền thống, cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể nhân dân
Phát huy trách nhiệm mỗi chủ thể trong việc chủ động phòng ngừa và ứng phó với thách thức an ninh phi truyền thống
Nâng cao nhận thức cho các thành phần trong xã hội về mối đe dọa an ninh phi truyền thống có thể bằng nhiều con đường, cách thức khác nhau
Trang 8Hai, chủ động, tích cực phòng ngừa, ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống:
Chủ động và tích cực đầu tư phát triển bền vững, không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, chăm lo bảo vệ môi trường sinh thái
Phân loại từng lĩnh vực an ninh phi truyền thống với đặc điểm khác nhau để xác định những cơ chế, phương thức quản trị an ninh phi truyền thống phù hợp
Hoàn thiện hệ thống thể chế quản trị an ninh phi truyền thống, nâng cao tính tương thích giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế trên từng lĩnh vực
Xây dựng lực lượng, đầu tư nguồn lực cho quản trị an ninh phi truyền thống ở từng lĩnh vực, từng địa bàn, từng nội dung cụ thể; thường xuyên diễn tập để tránh rơi vào thế bị động khi xảy
ra tình huống bất thường
Giữ vững an ninh chính trị, xử lý các vấn đề dân tộc và tôn giáo khéo léo, giải tỏa các xung đột xã hội phù hợp, phòng ngừa và ngăn chặn khả năng chuyển hóa của xung đột
Thúc đẩy hợp tác quốc tế trong phòng ngừa và ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Ba, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn
xã hội trong quản trị và kiểm soát các mối đe dọa an ninh phi truyền thống:
Tăng cường vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng các cấp đối với hoạt động quản trị an ninh phi truyền thống
Hoàn thiện quản lý Nhà nước về an ninh phi truyền thống, tự xây dựng, hệ thống thể chế đến tổ chức bộ máy, đội ngũ cán
bộ, công chức và chế độ công vụ chuyên nghiệp
Phát huy vai trò của:
Trang 9 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị – xã hội, các tổ chức xã hội trong phòng ngừa và ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Cộng đồng doanh nghiệp trong phòng ngừa và ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống Sự tham gia của
người dân trong phòng ngừa và ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống
3.Đấu tranh chống các quan điểm, tư tưởng, hành động sai trái
Nhận diện để đấu tranh
Nhận diện rõ những âm mưu, thủ đoạn, các quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động tấn công vào nền tảng tư tưởng, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước là nhiệm vụ đầu tiên để nhận diện rõ để từ đó, chúng ta có đối sách, phương pháp đấu tranh phù hợp, đạt hiệu quả cao
Thứ nhất, các thế lực thù địch, phản động tấn công trực diện vào nền tảng tư tưởng của Đảng nhằm bác bỏ, phủ nhận Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, hệ thống quan điểm, đường lối của Đảng
Thứ hai, các thế lực thù địch, phản động phủ nhận, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng và thể chế chính trị XHCN bằng các luận điệu xuyên tạc như: Đảng tự cho mình đứng trên tất cả; Đảng cầm quyền phi chính danh, không còn mang bản chất cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc
Thứ ba, các thế lực thù địch, phản động xuyên tạc tình hình đất nước, rêu rao cái gọi là “khủng hoảng toàn diện”, “tình thế hiểm nghèo”, khoét sâu các vấn đề xã hội, tôn giáo, dân tộc, nhân quyền, đất đai, dịch Covid-19 nhằm phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Trang 10 Thứ tư, lợi dụng thông tin về những mặt hạn chế, bất cập của đất nước, các thế lực thù địch, phản động khoét sâu vào những điểm yếu kém trong thực thi công vụ của một số cơ quan, cán
bộ lãnh đạo, quản lý, hòng chia rẽ Đảng, Nhà nước với nhân dân, âm mưu cô lập, tách các tổ chức đảng, đảng viên ra khỏi quần chúng, quy kết những biểu hiện cá biệt, những khuyết điểm của một số tổ chức đảng và cá nhân đảng viên thành bản chất của Đảng cầm quyền, từ đó kích động đối lập Đảng với nhân dân, tạo sự xa cách, oán thán, thù ghét, tẩy trừ cán bộ, đảng viên
Trong thời gian tới, để tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, tiếp tục đấu tranh có hiệu quả, làm thất bại mọi
âm mưu, thủ đoạn, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận, chúng ta cần chú trọng thực hiện tốt một số giải pháp như sau:
Một là, quán triệt sâu sắc tầm quan trọng của công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, tiếp tục kiên quyết, kiên trì thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu mà Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị đã đề ra, nhận thức rõ đây là nhiệm vụ chính trị vừa cấp bách, vừa thường xuyên và lâu dài, không chỉ
là công việc của các cơ quan Đảng, Nhà nước mà là của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm của mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân
Hai là, đặc biệt coi trọng việc kết hợp hài hòa giữa “xây” và
“chống”, trong đó “xây” là cơ bản, “chống” phải quyết liệt, hiệu quả Đa dạng hóa nội dung, phương thức, hình thức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch ở nhiều cấp độ, phù hợp với từng đối tượng, từng lĩnh vực và mỗi tầng lớp nhân dân Khẩn trương hoàn thiện các quy định pháp lý về quản lý các hoạt động trên không gian mạng, tạo căn cứ để cảnh báo, răn đe và xử lý các trường hợp
vi phạm