1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Xã hội học Đại cương Đề bài quyền lực, bất bình Đẳng xã hội, phân tầng xã hội và di Động xã hội

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quyền lực, bất bình đẳng xã hội, phân tầng xã hội và di động xã hội
Tác giả Trương Thùy Dương, Bùi Thế Vinh, Nguyễn Lê Sơn, Nguyễn Kim Hà, Nguyễn Tuấn Kiệt, Nguyễn Thị Thu Thảo, Trương Thành Trung
Người hướng dẫn TS. Phạm Diệu Linh
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Xã hội học
Thể loại Đề bài
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 357,94 KB

Nội dung

MỞ ĐẦUQuá trình toàn cầu hóa đã tạo ra nhiều cơ hội về phát triển kinh tế và giảm nghèo ởcác nước đang phát triển, nhưng cũng đem đến những thách thức trong việc tạo nênquyền lực và gia

Trang 1

Giảng viên: TS Phạm Diệu Linh

NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN : NHÓM 8

Hà Nội, 2024

Trang 2

DANH SÁCH NHÓM

Trang 3

MỤC LỤC

DANH SÁCH NHÓM 2

MỞ ĐẦU 4

NỘI DUNG 5

I QUYỀN LỰC 5

1 Cơ sở lí luận 5

2 Khái niệm 5

3 Những quan niệm khác nhau về quyền lực 6

4 Tổng kết 7

II BẤT BÌNH ĐẲNG 8

1 Cơ sở lí luận 8

2 Khái niệm 9

3 Những quan điểm khác nhau về bất bình đẳng xã hội 10

4 Tổng kết 11

III PHÂN TẦNG XÃ HỘI 12

1 Cơ sở lí luận 12

2 Khái niệm 12

3 Đặc điểm 13

4 Tổng kết 16

IV DI ĐỘNG XÃ HỘI 16

1 Cơ sở lí luận 16

2 Khái niệm 17

3 Nguyên nhân dẫn đến Di động xã hội 17

4 Những quan niệm khác nhau về di động xã hội 19

5 Tổng kết 19

V TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC KHÁI NIỆM 20

1 Quyền lực và Bất bình đẳng xã hội 20

2 Phân tầng xã hội và Di động xã hội 20

Trang 4

MỞ ĐẦU

Quá trình toàn cầu hóa đã tạo ra nhiều cơ hội về phát triển kinh tế và giảm nghèo ởcác nước đang phát triển, nhưng cũng đem đến những thách thức trong việc tạo nênquyền lực và gia tăng bất bình đẳng xã hội giữa các nhóm dân cư Bên cạnh đó, quátrình công nghiệp hóa và đô thị hóa làm cho cơ cấu xã hội, cơ cấu kinh tế có nhiềubiến chuyển Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy sự biến đổi cơ chế kinh

tế dẫn đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội đã làm cho xu hướng phân tầng

xã hội ngày càng mạnh mẽ hơn, và ảnh hưởng đến di động xã hội của người lao động

Quyền lực, bất bình đẳng, phân tầng xã hội và di động xã hội là những khái niệm phổbiến, được sử dụng rất nhiều trong xã hội hiện nay Tuy nhiên để thực sự hiểu và chỉ

ra được sự khác nhau, những đặc điểm cũng như mối quan hệ của những khái niệmnày, ta cần phải nghiên cứu chúng dưới góc nhìn xã hội học

Trang 5

Tuy nhiên, đến thế kỷ XX quyền lực đã trở thành vấn đề được tập trungcao độ và toàn diện trong các trước tác của các nhà chính trị học, luật học,triết học, xã hội học, tâm lý học, xuất hiện cả một dòng khoa học nghiên cứu

về quyền lực

Quyền lực là một trong những chủ đề quan trọng của xã hội học Quyềnlực là khái niệm quan trọng trong phân tích xã hội học, vì nó ảnh hưởng sâusắc đến mọi khía cạnh của cuộc sống xã hội, từ các mối quan hệ cá nhân đếncác cấu trúc xã hội lớn hơn

2 Khái niệm

Max Weber (1864-1920) đã đưa ra định nghĩa về quyền lực là " Khả

năng mà một kẻ hành động trong mối quan hệ xã hội sẽ có một vị trí để thực hiện ý chí mong muốn của mình bất chấp sự chống đối”

Bên cạnh đó, việc xem xét quyền lực phải được đặt trong bối cảnh toàn

xã hội nói chung, chứ không thể đặt trong mối quan hệ giữa hai bên cá nhân

Theo Talcott Parsons (1902-1979) định nghĩa quyền lực là "Năng lực của một

xã hội động viên những nguồn lực của nó để đạt được mục đích" và là "Năng

Trang 6

lực tạo ra những quyết định, những sự ngăn chặn mà mọi người phải tuân theo" Như vậy, theo Parsons, thì quyền lực là các nguồn lực (tiền bạc), đồng

thời cũng là năng lực của xã hội trong việc thông qua luật pháp để giữ gìn anninh, quốc phòng, chống lại kẻ thù

=> Quyền lực là khả năng của cá nhân hoặc nhóm thay đổi thái độ,

quan điểm, hành vi của cá nhân khác Quyền lực là khả năng của cá nhân hoặc nhóm trong việc tác động lên sự kiện, sự việc nhằm thay đổi sự kiện/sự việc theo cách nào đó.

3 Những quan niệm khác nhau về quyền lực

3.1 Max Weber

Tác giả này cho rằng quyền lực xã hội không phải là một sự vật, mà làmột quan hệ Đó là quan hệ giữa những người tham gia vào hành động chung.Nói cách khác, quyền lực không phải là thứ để cầm trong tay, hay bỏ trongtúi; mà là thứ mà có thể đạt được trong quan hệ giữa các bên tham gia vàohành động chung

Định nghĩa của Weber cũng cho thấy hai đặc điểm quan trọng củaquyền lực: Thứ nhất, quyền lực để cập đến khả năng, chứ không phải sự chắcchắn Thứ hai, quyển lực phản ánh tiềm năng, tức là năng lực thực hiện điều

gì đó

Theo Weber thì có ba loại nguồn gốc tạo ra của quyền lực: Nguồn gốc

có tính truyền thống (Traditional), nguồn gốc có tính lôi cuốn (Charismatic),

và nguồn gốc có tính duy lý mang tính pháp lý (Rational - legal)

Quyền lực truyền thống (traditional authority): là loại quyền lực

được hợp pháp hóa thông qua sự tôn trọng những khuôn màu văn hóa đượcthiết lập lâu đời Max Weber đưa ra ví dụ về loại quyền lực này là tầng lớpquý tộc cha truyền con nối ở châu Âu thời Trung cổ

Trang 7

Quyền lực lôi cuốn (charismatic authority): là loại quyền lực bắt

nguồn từ những đặc điểm cá nhân Đây là loại quyền lực do sự ngưỡng mộ,tôn sung đối với một cá nhân nào đó Như Adolf Hitler là một điển hình của

cá nhân có quyền lực lôi cuốn

Quyền lực duy lý: Mang tính pháp lý đây là loại quyền lực được hợp

pháp hóa thông qua những luật lệ và quy định chính thức về mặt pháp lý.Weber cho rằng trong xã hội hiện đại thì loại quyền lực này ngày càng phổbiến, và nó thay thế dân quyền lực truyền thông và quyền lực lôi cuốn Nhiềutác gia theo quan niệm của M Weber đã phân chia quyền lực thành hai loại:Quyền lực mang tính cưỡng bức (Coercive) và Quyền uy (Authority)

3.2 Steven Lukes

Tác giả này đưa ra quan niệm được gọi là góc nhìn ba chiều về quyềnlực (three-dimensional view of power) Để đi đến góc nhìn ba chiều về quyềnlực thì cần bàn đến quyền lực một chiều và quyền lực hai chiều

Trước hết là quyền lực một chiều: Quyền lực một chiều đề cập đến

hành vi của những người tham gia đưa ra quyết định phản ánh sự mong muốncủa chính họ Lukes cho rằng đây là cách nhìn khá giới hạn về quyền lực

Thứ hai là quan điểm hai chiều về quyền lực: Về quan điểm này,

Lukes nhấn mạnh rằng các cá nhân/nhóm có quyền lực có thể đưa ra quyếtđịnh mang lại quyền lợi cho chính họ, đồng thời giới hạn lựa chọn của ngườikhác

Lukes cho rằng từ hai quan điểm trên đây có thể xây dựng quan điểm

ba chiều về quan hệ quyền lực Đây là quan điểm mang tính cấp tiến Lukeslưu ý đây không phải là việc vận dụng quyền lực tột bậc đề làm cho ngườikhác có mong muốn như mình mong muốn, mà chính là việc tìm kiếm sựđồng thuận của người khác thông qua việc hướng dẫn mong muốn và suy nghĩcủa họ

Trang 8

3.3 Michel Foucault

Michel Foucault cho rằng quyền lực không tập trung vào một thiết chế,chẳng hạn như nhà nước, hay là được nắm giữ bởi một cá nhân hay nhóm.Ông cho rằng quyền lực có ở mọi cấp độ của tương tác xã hội, trong tất cả cácthiết chế, bởi tất cả mọi người Foucault cho rằng quyền lực và kiến thức cómối liên hệ gần gũi với nhau, và củng cố cho nhau Quan niệm của Foucault

về quyền lực đã phá vỡ cách nhìn đơn giản về quyền lực cưỡng bức và quyềnlực mang tính thẩm quyền

Quyền lực theo quan niệm của Foucault là thứ có thể tìm thấy trongmọi quan hệ xã hội, chú không phải là thứ được sử dụng bởi các nhóm chiphối trong xã hội

4 Tổng kết

Nhìn một cách tổng thể, các nhà xã hội học uy tín rên thế giới đã cónhững quan niệm không giống nhau quyền lực Sự khác nhau này xuất phát từgóc nhìn của từng người đối với vấn đề quyền lực Nếu Max Weber nhấnmạnh quyền lực liên quan đến quan hệ xã hội và hành động xã hội thì Lukeslại quan tâm đến góc nhìn quyền lực ba chiều, được hiểu là việc tạo nên sựđồng thuận từ người khác thông qua thay đổi suy nghĩ và mong muốn củangười khác Trong khi đó, Michel Foucault chú ý đến quyền lực từ mọi cấp độcủa tương tác xã hội, từ cá nhân, nhóm, thiết chế xã hội đến nhà nước Dướimỗi góc nhìn nhất định, các tác gia đã bổ sung cho nhau tạo nên sự đa dạngtrong quan niệm, lý giải về quyền lực

Từ những góc nhìn và sự tổng hợp về khái niệm đó đã lí giải một cách

rõ nét, đa chiều nhất về quyền lực Những quan niệm này đều đến từ nhữnggóc nhìn trên thực tế, vận dụng sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn

II BẤT BÌNH ĐẲNG

Trang 9

1 Cơ sở lí luận

Bất bình đẳng được hình thành trong đời sống xã hội, nhất là trong lĩnhvực sản xuất vật chất Nó gắn liền với phân công lao động xã hội Do đó, bấtbình đẳng diễn ra không giống nhau ở các xã hội khác nhau Đặc biệt, ởnhững xã hội có quy mô lớn và hoàn thiện, nền sản xuất xã hội phát triển cao,

sự phân công lao động càng đa dạng, phức tạp và bất bình đẳng xã hội càngtrở nên gay gắt

Những nguyên nhân tạo ra bất bình đẳng vô cùng đa dạng và khác nhau(1) Những cơ hội trong cuộc sống là những thuận lợi vật chất có thể cảithiện chất lượng cuộc sống như của cải, tài sản, thu nhập, công việc, lợi íchchăm sóc sức khỏe hay đảm bảo an ninh xã hội Trong xã hội, một nhómngười có thể có những cơ hội, trong khi các nhóm khác lại không Đây là cơ

sở khách quan của bất bình đẳng

(2) Sự khác nhau về địa vị xã hội, tức là sự khác nhau về uy tín hay vịthế do quan niệm và sự đánh giá của các thành viên khác trong xã hội và đượcxác định bởi một loạt đặc điểm kinh tế, nghề nghiệp, sắc tộc

(3) Bất bình đẳng do ảnh hưởng chính trị là khả năng của một nhóm xãhội thống trị những nhóm khác hay có ảnh hưởng mạnh mẽ trong việc raquyết định cũng như việc thu được nguồn lợi từ các quyết định Có được từ

ưu thế vật chất hay địa vị cao Bản thân chức vụ chính trị có thể tạo ra cơ sở

để đạt được địa vị và những cơ hội trong cuộc sống, đặc biệt đối với các cánhân giữ chức vụ chính trị cao

2 Khái niệm

David Popenoe cho rằng “Bất bình đẳng là tình trạng không ngang bằng nhau giữa các cá nhân hay các nhóm đối tượng đối với việc tiếp cận những điều đáng ao ước trong xã hội” Ý kiến này nhấn mạnh rằng bất bình

Trang 10

đẳng không chỉ liên quan đến sự khác biệt về tài chính hay kinh tế mà còn baogồm sự chênh lệch trong việc tiếp cận các nguồn lực, cơ hội, quyền lợi, vànhững giá trị khác trong xã hội.

Theo Từ điển Xã hội học do Turner chủ biên được xuất bản bởi Nhà

xuất bản Đại học Cambridge thì “Bất bình đẳng là sự phân bố không đồng đều cơ hội, phần thưởng và quyền lực giữa các cá nhân, hộ gia đình, nhóm xã hội.” Định nghĩa này nhấn mạnh sự chênh lệch trong các yếu tố quan trọng

như cơ hội, phần thưởng và quyền lực, ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vàthụ hưởng các nguồn lực trong xã hội của các cá nhân và nhóm khác nhau

Laurence A Basirico, Barbara G Cashion, và J Ross Eshleman chorằng bất bình đẳng là sự khác biệt giữa các nhóm về của cải, uy tín, quyền lực.Quan điểm này nhấn mạnh rằng bất bình đẳng không chỉ dừng lại ở sự chênhlệch về tài sản mà còn bao gồm cả uy tín và quyền lực, những yếu tố quyếtđịnh vị thế và ảnh hưởng của các nhóm trong xã hội

=> Bất bình đẳng xã hội là sự không ngang bằng nhau về cơ hội xã hội giữa các cá nhân, các nhóm trong xã hội, sự không ngang bằng nhau về cơ hội xã hội liên quan chặt chẽ đến sự không ngang bằng nhau về của cải, uy tín, quyền lực giữa các cá nhân, các nhóm

và sự cống hiến, đóng góp thực tế của mỗi cá nhân cho xã hội

Trang 11

- Bất công bằng xã hội là sự bất bình đẳng bất hợp lý, bất hợp pháp,không dựa trên sự khác biệt tự nhiên giữa các cá nhân mà dựa vàonhững hành vi trái pháp luật, tham nhũng, lừa gạt, trộm cắp, buôn bánphi pháp đề trở nên giàu có, luồn lọt, xu nịnh, để có vị trí cao trong xãhội hoặc lười biếng, ỷ lại để rơi vào sự nghèo khổ, hèn kém.

=> Bất bình đẳng xã hội mang theo cả mặt tích cực và tiêu cực Mộtmặt, đó là động lực thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội, góp phần ổn định và tạo ra

bộ mặt xã hội Nhưng mặt khác đây cũng là nguyên nhân gây tích tụ bất bình

xã hội, cản trở sự phát triển chung của cộng đồng

3 Những quan điểm khác nhau về bất bình đẳng xã hội

3.1 Bryan S Tuner

Từ điển xã hội học nhấn mạnh rằng những chuyên ngành cụ thể khácnhau của bất bình đẳng Xã hội học văn hóa thì bàn về sự phân phối khôngđồng đều vốn văn hóa, xã hội học chính trị lại quan tâm đến bất bình đẳng vềquyền lực

Ông cũng phân biệt rõ giữa hai khía cạnh của bất bình đẳng: bất bình đẳng về

cơ hội và bất bình đẳng về kết quả Hai khía cạnh này có thể được xem xét trên bốncấp độ: cá nhân, nhóm, tổ chức, và thiết chế Turner chú ý đến hệ quả của bất bìnhđẳng, cách thức bất bình đẳng được tái tạo và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác

Một trong những mối quan tâm chính của các nhà xã hội học khinghiên cứu bất bình đẳng là sự phân phối không đồng đều thu nhập và sự giàu

có, vì chúng phản ánh mức sống của mỗi người và khả năng tiếp cận hàng hóa

và dịch vụ Thu nhập có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau như việc làm, đầu

tư, sở hữu tài sản hoặc doanh nghiệp, hỗ trợ từ chính phủ, gia đình, bạn bè,hay thậm chí thu nhập bất hợp pháp

Trang 12

Sự khác biệt về nguồn thu nhập cũng quan trọng Những người chỉ dựavào việc làm hoặc trợ giúp từ chính phủ có thu nhập và sự ổn định thu nhậpthấp hơn so với những người có nhiều nguồn thu nhập khác nhau Đặc biệt,thu nhập thường gắn liền với nghề nghiệp và giai cấp, và nghề nghiệp của một

cá nhân thường là yếu tố quan trọng để dự đoán mức thu nhập của họ

3.2 Theo Giddens

Ông quan tâm đến bất bình đẳng trên phạm vi toàn cầu, nhấn mạnhrằng những nước thu nhập cao có mức sống tốt hơn những nước có thu nhậpthấp (Cụ thể là cư dân những nước có thu nhập cao có nhiều thực phẩm hơn,

ít phải chịu đói kém hay suy dinh dưỡng, và sống lâu hơn Những người sống

ở các nước có thu nhập cao được học hành tốt hơn, do đó họ có kỹ năng tốthơn và công việc được trả lương cao hơn.) Thêm nữa, quy mô-gia đình củacông dân ở các nước thu nhập cao thường nhỏ hơn và con cái ít bị chết ở tuổi

ấu thơ do suy dinh dưỡng hay dịch bệnh

Nhìn lại quan điểm của các nhà xã hội học đã được đề cập đến ở trênchúng ta thấy sự đa chiều của bất bình đẳng xã hội, từ bất bình đẳng kinh tếđến văn hóa, quyền lực Thêm nữa, bất bình đẳng còn diễn ra trên nhiều cấp

độ khác nhau như cá nhân, nhóm, tổ chức, thiết chế Đặc biệt là, trong bốicảnh xã hội hiện tại, bất bình đẳng toàn cầu là vấn đề rất đáng chú ý

4 Tổng kết

Ở phương diện cá nhân, nghiên cứu bất bình đẳng xã hội cho ta thấyđược điểm xuất phát của mỗi cá nhân, từ đó đánh giá tương đối chính xác quátrình phấn đấu vươn lên của mỗi người Ngoài ra, nghiên cứu về bất bình đẳng

xã hội còn cho thấy giá trị đích thực của cá nhân trong cuộc sống

Ở phương diện xã hội, nghiên cứu về bất bình đẳng tạo ra cơ sở lý luận,tiền đề để các nhà quản lý đưa ra hệ thống chính sách phù hợp, đúng đắn

Trang 13

nhằm giảm bất công xã hội, thúc đẩy công bằng và nền tảng phát triển chung,hướng đến việc xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

III PHÂN TẦNG XÃ HỘI

1 Cơ sở lí luận

Xuất phát từ quá trình biến đổi xã hội đi từ công hữu nguyên thủy sang

tư hữu khi kĩ thuật phát triển, tài sản dồi dào, giai câp được hình thành chuyển

từ lao động tập thể sang lao động cá nhân và cá nhân chi phối tập thể, dẫn đếnmâu thuẫn giai cấp và càng đẩy nhanh quá trình phân tầng xã hội

Nhà nước ra đời đòi hỏi phải có bộ máy quản lý và luật pháp, hoặc tôngiáo nhằm kiểm soát quốc gia, phục vụ cho giai cấp thống trị

Phù hợp với lãnh đạo, tính chất từng thời kì lịch sử, mỗi chế độ lại cómột đặc điểm khác nhau, vì thế phân tầng xã hội cũng khác nhằm phù hợp vớihoạt động của thể chế nhà nước

2 Khái niệm

2.1 Quan điểm từ các nhà khoa học

David Popenoe: Phân tầng xã hội là khuôn mẫu phân chia con ngườithành những tầng lớp khác nhau theo vị trí xã hội, dựa trên việc họ tiếp cậnnhững điều đáng mong muốn

Anthony Gidden: Các nhà xã hội học sử dụng khái niệm phân tầng xãhội để mô tả sự bất bình đẳng tồn tại giữa các cá nhân, các nhóm trong xã hội.Phân tầng được hiểu một cách đơn giản là bất bình đẳng mang tính cấu trúcgiữa các nhóm xã hội khác nhau

Ngày đăng: 18/11/2024, 15:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w