1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Học phần xã hội học đại cương đề bài biến đổi xã hội

20 12 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNKHOA THÔNG TIN THƯ VIỆN

 BÀI TẬP NHÓM 10

Học phần: Xã hội học đại cươngĐề bài: Biến đổi xã hội

Giảng viên :GV.ThS Phạm Thị Minh TâmThực hiện :Mai Thị Khánh Huyền

Trang 3

MỤC LỤC

I.Định nghĩa 3

II Đặc điểm của biến đổi xã hội: 4

III Nguyên nhân dẫn đến biến đổi xã hội 7

1.Biến đổi tự nhiên 7

2.Sự thay đổi dân số 7

3.Sáng chế, phát minh, phát hiện 8

4.Xung đột xã hội 8

5.Tư tưởng, giá trị văn hóa 9

IV Hiện đại hóa 9

1.Khái quát hiện đại hóa 9

2.Luận giải của các nhà xã hội học 10

3. Các đặc điểm của hiện đại hóa theo Berger (1977): 10

4. Các đặc điểm của hiện đại hóa theo Samuel Huntington (1971): 13

V Toàn cầu hóa 15

1.Khái niệm toàn cầu hóa 15

2 Luận giải của các nhà khoa học 15

3.Quan điểm của Thomas L Friedman về toàn cầu hóa: 16

4.Quan điểm của Anthony Giddens về toàn cầu hóa: 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 4

I.Định nghĩa

- Biến đổi xã hội là khái niệm phản ánh bất cứ sự thay đổi nào của cấu trúc xã hội hoặc của thiết chế xã hội.

- Biến đổi xã hội là quá trình thay đổi liên tục của các thành tố cấu trúc xã hội, bao gồm giá trị, chuẩn mực, thiết chế, quan hệ xã hội và hệ thống phân tầng xã hội theo thời gian Ví dụ: Sự biến đổi xã hội trong sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông.

 Công nghệ giúp kết nối con người dễ dàng hơn, bất chấp khoảng cách địa lý, tạo ra các mối quan hệ mới và thúc đẩy cộng đồng trực tuyến, dẫn đến sự cởi mở và đa dạng trong xã hội Nổi bật là sự bùng nổ của mạng xã hội: Facebook, Instagram, TikTok….

 Sự phát triển của thương mại điện tử, mua sắm trực tuyến ngày càng phổ biến, thay đổi thói quen mua sắm truyền thống.

Khi nói đến biến đổi xã hội chúng ta cần làm rõ hai vấn đề bao gồm: Khía cạnh cụ thể được xem xét và mốc thời gian đặt ra để xem xét Từ đó tiến hành so sánh xem các khía cạnh thay đổi thế nào qua thời gian.

- Biến đổi xã hội là đặc trưng chung của mọi xã hội, xảy ra trong quá trình vận động và phát triển (hoặc suy thoái) của xã hội Biến đổi xã hội không chỉ xảy ra trong những giai đoạn phát triển mạnh mẽ mà còn có thể xảy ra trong quá trình suy thoái của xã hội Ví dụ: Tác động của suy thoái kinh tế đối với việc mất việc làm và gia tăng căng thẳng xã hội

 Tăng cường Tình trạng Thất nghiệp và Sự Bất ổn Kinh tế: Sự suy thoái kinh tế thường dẫn đến tăng cường tình trạng thất nghiệp do các doanh nghiệp giảm thu nhập, giảm sản xuất và cắt giảm chi phí Điều này gây ra sự lo lắng và bất ổn kinh tế trong xã hội, làm suy yếu hệ thống an sinh xã hội và gây ra căng thẳng tinh thần  Tăng cường Bất Bình Đẳng Xã Hội: Người nghèo và tầng lớp trung lưu thường chịu

áp lực lớn từ tình trạng thất nghiệp và giảm thu nhập.

 Tăng cường Xung Đột Xã Hội: Diễn ra biểu tình xã hội, hoặc thậm chí các vụ bạo loạn và phản đối chính phủ.

- Về cơ bản, sự biến đổi xã hội thường diễn ra thông qua hai quá trình chính: quá trình kiến tạo và quá trình truyền bá.

a) Kiến tạo: sự kết hợp hai hay nhiều nhân tố đang tồn tại và vận động thành các quy tắc sử dụng mới Kiến tạo bao gồm cả vật chất, tinh thần, văn hóa và cấu trúc xã hội.

Trang 5

- Ví dụ điển hình về kiến tạo vật chất sự phát minh ra Internet Internet là sự kết hợp của nhiều công nghệ khác nhau, bao gồm điện thoại, máy tính và mạng truyền thông Nó đã thay đổi hoàn toàn cách con người giao tiếp, học tập, làm việc và giải trí.

b) Truyền bá: sự lan tỏa của các quy tắc mới trong xã hội: Sự thay đổi trong các chuẩn mực xã hội:

- Ví dụ như quan niệm về hôn nhân, gia đình, vai trò giới Các chuẩn mực xã hội thay đổi theo thời gian và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm giáo dục, truyền thông, và chính sách.

- Biến đổi xã hội là quá trình thay đổi toàn diện về cả mặt kinh tế, xã hội, văn hoá và chính trị trong một cộng đồng Đây là quá trình phức tạp và kéo dài, được tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau như công nghệ, chính trị, văn hoá, và xã hội Nhà xã hội học T.Parsons giải thích biến đổi xã hội xuất phát từ hai nguồn gốc: có thể do tác động từ bên ngoài hệ thống xã hội cũng có thể do sự căng thẳng từ chính bên trong hệ thống Trong khi đó theo Karl Marx, "Biến đổi xã hội không phải là một quá trình tự nhiên mà là kết quả của sự va chạm giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất" Ông cho rằng biến đổi xã hội chủ yếu được thúc đẩy bởi sự mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản trong xã hội tư bản.

Từ những quan điểm của những nhà xã hội học và triết học trên, ta hiểu được rằng biến đổi xã hội là một quá trình phức tạp và đa chiều, được tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau như kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội.

II.Đặc điểm của biến đổi xã hội:

Theo quan điểm của John Macionis biến đổi xã hội có bốn đặc điểm sau đây:

1) Đầu tiên, biến đổi xã hội diễn ra liên tục Các khía cạnh khác nhau của thiết chế xã hội và cấu trúc xã hội không ngừng thay đổi theo thời gian.

Ví dụ: Trong quá khứ, nhiều xã hội trên thế giới đã trải qua sự chênh lệch và phân biệt đối xử dựa trên giới tính Tuy nhiên, trong thời đại hiện đại, có sự chuyển biến lớn trong

Trang 6

việc nhấn mạnh và thúc đẩy quyền bình đẳng giới, đồng thời chấp nhận và tôn trọng sự đa dạng giới tính.

2) Thứ hai, biến đổi xã hội có thể được đặt kế hoạch trước, cũng có thể không có dự tính trước Chẳng hạn những chương trình phát triển kinh tế - xã hội được đặt ra và những và được thực thi tạo nên những biến đổi của các khía cạnh cấu trúc xã hội và thiết chế xã hội có thể dự tính trước Tuy nhiên những biến đổi không dự tính được cũng xuất hiện vô vàn trong cuộc sống của chúng ta, khi tạo ra mạng internet chắc tác giả của nó cũng chẳng dự đoán được những thay đổi trên hầu hết các khía cạnh của cuộc sống mạng internet đã mang lại cho con người.

Ví dụ: các tiến bộ công nghệ cũng làm thay đổi nhanh chóng cách chúng ta tiếp cận thông tin, mua sắm, giải trí và làm việc Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI), Internet of Things (IoT), blockchain và nhiều công nghệ khác đã tạo ra những biến đổi không lường trước trong xã hội và cuộc sống của chúng ta.

3) Thứ ba, biến đổi xã hội thường gây ra tranh cãi Những tranh cãi về biến đổi xã hội thường xuất hiện rất phổ biến đến từ sự thay đổi cấu trúc xã hội đến sự thay đổi cách ăn mặc luôn có những ý kiến trái ngược nhau.

Ví dụ: Trong một số cộng đồng, việc mặc áo dài nam được coi là biểu tượng của truyền thống và phong cách lịch sự Tuy nhiên, có một số người cho rằng áo dài nam không phải là trang phục phù hợp cho môi trường công sở hiện đại và cuộc sống hàng ngày.

Do đó, xảy ra tranh cãi giữa các quan điểm về việc áo dài nam có nên được duy trì và phát triển hay không Một số người ủng hộ việc duy trì truyền thống và giữ gìn giá trị của áo dài nam, trong khi một số khác cho rằng việc thích nghi với thời trang hiện đại và thoải mái hơn trong các hoàn cảnh hàng ngày là cần thiết.

4) Thứ tư, có những biến đổi xã hội có ý nghĩa lớn hơn những biến đổi khác Nếu việc thay đổi mốt thời trang của một nhóm người nào đó chỉ là một biến đổi xã hội mang ý nghĩa không lớn thì việc tạo ra máy tính và mạng internet làm thay đổi toàn bộ thế giới.

Từ đó có thể nhận ra rằng biến đổi xã hội khác nhau ở các xã hội khác nhau, mỗi xã hội đều có trình độ phát triển, đặc điểm văn hóa, hệ thống tư tưởng chuẩn mực khác nhau.

Trang 7

Nhưng đặc điểm của một xã hội luôn không ngừng vận động, phát triển theo xu hướng riêng của nó; Biến đổi xã hội xảy ra ở thời gian, địa điểm khác nhau, tùy vào điều kiện, hoàn cảnh của từng xã hội và tác nhân tác động đến biến đổi xã hội mà ở từng xã hội khác nhau, biến đổi xã hội sẽ xảy ra ở thời gian, địa điểm khác nhau; Biến đổi xã hội có tính kế hoạch và phi kế hoạch: có những biến đổi xảy ra do con người lên kế hoạch và dự tính được những thay đổi của nó như việc hoạch định những dự án phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng các đô thị Cũng có những biến đổi xảy ra mà không được lên kế hoạch, dự đoán từ trước như những biến đổi xã hội do tự nhiên, biến đổi do sáng tạo ra mạng internet,

Khi bàn về biến đổi xã hội các tác giả Laurence A.Basirico, Barbara G.Cashion và J Ross Eshleman đã điểm lại các lý thuyết:

- Thứ nhất: Lý thuyết tiến hoá về sự biến đổi

Lý thuyết này cho rằng các xã hội tiến hoá từ những xã hội đơn giản, nguyên sơ thành những xã hội phức tạp, tiến bộ

- Thứ hai: Lý thuyết xung đột về biến đổi xã hội

Dưới góc nhìn của lý thuyết này biến đổi xã hội bắt nguồn từ sự đấu tranh của những nhóm bị áp bức để thay đổi số phận của họ nhưng nói chung là mang lại sự tiến bộ hơn trong xã hội

Thứ ba: Lý thuyết chu kỳ về biến đổi xã hội

Spengler cho rằng xã hội hình thành, phát triển, suy tàn và diệt vong Ví dụ đế quốc Roman đã phát triển rồi sụp đổ

Spengler nhấn mạnh: biến đổi xã hội có thể dẫn tới tiến bộ hoặc suy tàn nhưng không có xã hội nào tồn tại mãi mãi

-Thứ tư: tiếp cận cấu trúc chức năng về biến đổi xã hội

Một hệ thống cân bằng của các thiết chế, mỗi thiết chế trong đó có những chức năng giúp duy trì xã hội

5) Thứ năm: Lý thuyết tích hợp về biến đổi xã hội

Lý thuyết khẳng định các xã hội biến đổi, nhưng biến đổi xã hội không tất yếu là tốt hoặc xấu

Trang 8

III.Nguyên nhân dẫn đến biến đổi xã hội

1 Biến đổi tự nhiên

 Biến đổi tự nhiên là một trong những nguyên nhân quan trọng tạo nên biến đổi xã hội Thảm họa tự nhiên như động đất, núi lửa phun trào, hay lũ lụt thường tạo nên những biến đổi sâu sắc (Popenoe 1986: 556)

 Ví dụ: Lũ lụt tại Kerala năm 2018 Bang Kerala thuộc miền nam Ấn Độ đã hứng chịu trận lũ lụt tồi tệ khi mưa lớn xối xả kéo dài suốt 9 ngày làm ngập lụt toàn bộ khu vực này vào tháng 8/2018 Khoảng 324 người thiệt mạng và hơn 220.000 người mất nhà cửa Đây là trận lũ tồi tệ nhất trong gần một thế kỷ qua, khiến 10.000 km đường bị ngập hoặc chôn vùi do lở đất, hệ thống mạng di động ngừng hoạt động và sân bay quốc tế Cochin phải đóng cửa đến ngày 26/8/2018.

mạng, gần 18 nghìn người mất tích, hơn 370.000 người bị thương và hơn 46 triệu người bị ảnh hưởng Trận động đất đã ảnh hưởng đến hơn một nửa diện tích Trung Quốc, cùng nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Á Ngoài Trung Quốc, các nước như Thái Lan, Việt Nam, Philippines và Nhật Bản cũng cảm nhận được rung chấn.

2.Sự thay đổi dân số

quốc gia lo ngại sự suy giảm dân số của đất nước họ, mối lo chính hiện nay của nhân loại là sự gia tăng dân số.

 Theo số liệu do Cục điều tra dân số Mỹ, dân số thế giới đã tăng 75 triệu người trong năm 2023 và vào ngày đầu năm mới 2024 sẽ đạt hơn 8 tỷ người Dân số thế giới đạt mốc 8 tỷ người vào ngày đầu năm mới 2024.

 Sự gia tăng dân số thế giới phản ánh những biến đổi lớn lao trong nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội như tuổi thọ, sức khỏe con người…Tuy nhiên sự gia tăng dân số tạo nên thách thức trong việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ hiện tại và tương lai Một trong những thách thức lớn nhất là 1,2 tỷ người đang sống trong tình trạng nghèo khổ và hơn 1 tỷ người trưởng thành mù chữ (UNFPA 2011).

Trang 9

 Cùng với tăng và giảm dân số, việc di cư cũng là một nhân tố để tạo nên biến đổi xã hội Những dòng di cư từ nông thôn ra đô thị, từ thành phố này đến thành phố khác, từ vùng này qua vùng khác, đang tạo nên những biến đổi xã hội ở nhiều mặt Đó là sự mở rộng nhiều thành phố, sự thay đổi cấu trúc dân cư của các cộng đồng nông thôn (Macionis 2008: 636).

3.Sáng chế, phát minh, phát hiện

 Với các sáng chế, con người tạo ra những vật mới, ý tưởng mới và khuôn mẫu xã hội mới chưa tồn tại trước đó (Macionis 2008: 635).

 Ví dụ: những sáng chế đã thay đổi nhân loại có thể kể đến như Vaccine Cách đây gần ba trăm năm, hai bác sĩ người Anh Thomas Dimsdale và Edward Jenner đã nảy ra một ý tưởng điên rồ nhưng lại khiến cả nền y học thế giới phải thay đổi Edward Jenner đã khẳng định hiệu quả của vaccine trong phòng chống bệnh đậu mùa cho nhân loại trước khi thế giới biết đến sự tồn tại của virus và vi khuẩn Lịch sử y học thế giới ghi nhận Edward Jenner có công lao to lớn trong việc thiết lập ra "đế chế" vaccine giúp bảo vệ hàng tỷ người khắp hoàn cầu.

4.Xung đột xã hội

 Karl Marx từng coi rằng xung đột giữa các giai cấp là nguồn gốc tạo nên sự chuyển đổi xã hội từ giai đoạn lịch sử này sang giai đoạn lịch sử khác (Macionis 2008: 634- 635)

 Thực tế, có 3 loại xung đột đã tạo nên biến đổi xã hội:

 Xung đột giai cấp: cuộc đấu tranh giữa các giai cấp đối lập trong những giai đoạn lịch sử xã hội cụ thể có thể dẫn đến những cuộc cách mạng và dẫn đến sự chuyển đổi xã hội sang giai đoạn lịch sử mới.

 Xung đột chủng tộc và xung đột tộc người: nhiều cuộc chiến tranh, cách mạng bắt nguồn từ xung đột chủng tộc.

 Xung đột giới: những cuộc đấu tranh giành quyền bình đẳng cho phụ nữ dẫn đến thay đổi xã hội ở nhiều khía cạnh khác nhau.

5.Tư tưởng, giá trị văn hóa

 Việc hình thành nên một nền văn hóa mới cũng có thể tạo nên sự biến đổi xã hội.

Trang 10

 Một trong những nhà xã hội học nhấn mạnh đến giá trị văn hóa như là nhân tố tạo nên biến đổi xã hội là Marx Weber qua công trình nghiên cứu nổi tiếng: Đạo đức Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản Weber cho rằng những tư tưởng, giá trị mới của đạo Tin Lành về lao động, tiết kiệm và sự thịnh vượng đã khuyến khích sự phát triển của Chủ nghĩa tư bản ở châu Âu (Popenoe 1986: 557)

 Ví dụ: Triết lý của Khổng Tử đã có một vai trò quan trọng trong việc hình thành và duy trì các giá trị truyền thống của xã hội Việt Nam, như lòng hiếu thảo, tôn trọng gia trưởng, và sự tôn kính đối với cộng đồng Trong lịch sử của Việt Nam, nó đã ảnh hưởng sâu rộng vào các lĩnh vực như giáo dục, hành chính và đạo đức cá nhân Các giá trị của triết lý này đã thường được áp dụng trong việc xây dựng và quản lý các tổ chức, cũng như trong các quan hệ gia đình và xã hội Sự ảnh hưởng của triết lý đã tạo ra một nền văn hóa ổn định và phát triển, đồng thời cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các hình thức kinh tế truyền thống, như thương mại và nông nghiệp.

1.Khái quát hiện đại hóa

Một trong những vấn đề trọng tâm khi bàn đến biến đổi xã hội là hiện đại hóa Sự hiện đại là những khuôn mẫu xã hội do công nghiệp hóa mang lại Còn hiện đại hóa hóa là một quá

trình biến đổi xã hội khởi đầu bằng công nghiệp hóa (Macionis 2008: 636) Theo quan niệm của Laurence A Basirico, Barbara G Cashion, và J Ross Eshleman (2012) thì hiện đại hóa là quá trình các nước tiền công nghiệp chuyển thành các xã hội đô thị với tỷ lệ sinh thấp, nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn, chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng tốt hơn, nhà cửa được cải thiện và một chừng mực nào đó có các loại hàng xa xỉ phẩm (Basirico, Cashion, Eshleman 2012: 649) Dưới một góc nhìn khác, trên cơ sở nhìn lại quan điểm của nhiều học giả, Samuel Huntington (1971: 286) nhấn mạnh rằng điểm cốt lõi khác biệt giữa xã hội truyền thống và xã hội hiện đại là sự kiểm soát lớn hơn, mạnh hơn của con người đối với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội trên cơ sở mở rộng tri thức khoa học và công nghệ

2 Luận giải của các nhà xã hội học

Trang 11

Khi bàn về hiện đại hóa, các nhà xã hội học như Tonnies, Durkheim, Weber, đã có những luận giải khác nhau Tonnies cho rằng hiện đại hóa là quá trình mất đi các cộng đồng truyền thống đi liền với sự tăng trưởng dân số, phát triển các đô thị và gia tăng tương tác xã hội ít mang tính cảm xúc cá nhân Mặc dù vậy, xã hội hiện đại với thế giới những người xa lạ, các quan hệ bạn bè hiện đại vẫn có thể mạnh mẽ và lâu dài Khác với Tonnies, Durkheim cho rằng hiện đại hóa được xác định bởi sự gia tăng sự phân công lao động, hay các hoạt động kinh tế được chuyên môn hóa Nếu trong xã hội truyền thống các cá nhân thực hiện những hành động tương tự nhau thì trong xã hội hiện đại các cá nhân thực hiện những vai trò rất khác nhau Dưới một góc nhìn khác, Weber lại cho rằng hiện đại có nghĩa là thay đổi thế giới quan truyền thống bằng tư duy duy lý Nếu trong xã hội truyền thống người ta quan niệm “chân lý” là “điều vốn đã như thể" thì trong xã hội hiện đại “chân lý” là kết quả của sự tính toán duy lý Lý do là trong xã hội hiện đại con người coi trọng hiệu quả và mà ít sùng kính quá khứ Con người trong xã hội hiện đại thực hiện những khuôn mẫu xã hội nào mà giúp họ đạt được mục đích của mình (Trích lại từ Macionis 2008: 636-640)

3 Các đặc điểm của hiện đại hóa theo Berger (1977):

Sau các bậc tiền bối Tonnies, Durkheim và Weber, Berger (1977) cũng đã bàn về các đặc điểm của hiện đại hóa Theo Berger (1977) hiện đại hóa có bốn đặc điểm chính sau đây:

a) Thứ nhất, là sự suy tàn của các cộng đồng nhỏ mang tính truyền thống Trong công

trình “Facing Up to Modernity: Excursions in Society, Politics, and Religion”, Berger đã cho rằng sự hiện đại hóa làm suy yếu, nếu không muốn nói là phá hủy các cộng đồng có tính cố kết tương đối mà qua những cộng đồng này con người đã tìm thấy sự đoàn kết ý nghĩa trong suốt chiều dài lịch sử (Berger 1977: 72) Thực tế ở Việt Nam, trong hàng nghìn năm lịch sử, làng là một cộng đồng tụ cư quan trọng Đó là nơi mỗi người dân có thể sống trọn cả cuộc đời mình bởi làng có đầy đủ các cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục văn hóa, tín ngưỡng để đảm bảo cho cuộc sống của mỗi cư dân Trần Đình Hượu nhận xét rằng cư dân làng có thể dựa vào thiết chế làng, tinh thần cộng đồng làng, tình cảm làng để sống mà không phải vươn ra ngoài ranh giới của làng (Trần Đình Hượu 1996: 297).

Ví dụ:

Làng xã Việt Nam:

Ngày đăng: 29/03/2024, 22:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w