1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận xã hội học Đại cương Đề tài vai trò của gia Đình trong xã hội việt nam hiện Đại

16 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai trò của gia đình trong xã hội Việt Nam hiện đại
Tác giả Trịnh Lan Anh, Nguyễn Ngọc Diệp, Nguyễn Lê Trúc Quỳnh
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Võ Huyền Dung
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Xã hội học
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 197,5 KB

Nội dung

Gia đình V iệt Nam, với những giá trị tốt đẹp đã đóng góp to lớn cho sự phát triển của cả dân tộc, luô n là trụ cột và hạt nhân quan trọng trong xã hội.. Những bài học cơ bản mà mỗi ngườ

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

-□□&□□ -TIỂU LUẬN

XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

Đề tài : Vai trò của gia đình trong xã hội Việt Nam hiện đại.

Nhóm : 3

Sinh viên thực hiện : Trịnh Lan Anh

Nguyễn Ngọc Diệp Nguyễn Lê Trúc Quỳnh

Lớp : 22CNĐPHCLC01

Khoa : Quốc tế học

Giáo viên hướng dẫn : ThS Nguyễn Võ Huyền Dung

Trang 2

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2024

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

-□□&□□ -TIỂU LUẬN

XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

Đề tài : Vai trò của gia đình trong xã hội Việt Nam hiện đại.

Nhóm : 3

Sinh viên thực hiện : Trịnh Lan Anh

Nguyễn Ngọc Diệp Nguyễn Lê Trúc Quỳnh

Lớp : 22CNĐPHCLC01

Khoa : Quốc tế học

Giáo viên hướng dẫn : ThS Nguyễn Võ Huyền Dung

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2024

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

TRANG BÌA

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 5

TÓM TẮT 6

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 7

1.1 Cơ sở lý luận 7

1.2 Cơ sở thực tiễn 8

CHƯƠNG 2: VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA GIA ĐÌNH TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 9

2.1 Gia đình là nơi nuôi dưỡng và giáo dục con cái: 9

2.2 Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc 9

2.3 Góp phần xây dựng xã hội văn minh 10

2.4 Hỗ trợ các thành viên trong gia đình 10

2.5 Góp phần thúc đẩy và phát triển kinh tế 11

CHƯƠNG 3: NHỮNG THÁCH THỨC ĐÁNG BÁO ĐỘNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI XÃ HỘI VIỆT NAM 12

3.1 Những thách thức mà gia đình Việt Nam đang phải đối mặt 12

3.2 Một số giải pháp về gia đình đối với xã hội Việt Nam hiện đại 13

Trang 4

KẾT LUẬN 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

LỜI CẢM ƠN

Trang 5

Nghiên cứu cũng được hoàn thành dựa trên sự tham khảo, học tập kinh nghiệ

m từ các kết quả nghiên cứu liên quan, các sách, báo chuyên ngành của nhiều tác giả ở cá

c trường Đại học, các tổ chức nghiên cứu,…Đặc biệt hơn nữa là sự hướng dẫn, sự giúp đ

ỡ, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần từ phía cán bộ giáo viên trong trường

Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm để tài cũng như những hạn chế về kiến thứ

c, trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được

sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía cô Nguyễn Võ Huyền Dung để bài tiểu luậ

n được hoàn thiện hơn

Trong đề tài nghiên cứu này không tránh khỏi những thiếu sót Chúng em kính mong Quý thầy cô, các chuyên gia, những người quan tâm đến đề tài tiếp tục có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn

Một lần nữa chúng em xin chân thành cám ơn cô Nguyễn Võ Huyền Dung !

TÓM TẮT

Gia đình từ lâu đã đóng vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội Việt Nam, và vai t

rò này càng trở nên nổi bật trong xã hội hiện đại ngày nay Gia đình là tế bào của xã hội,

Trang 6

nơi duy trì nòi giống, môi trường lưu giữ, giáo dục, trao truyền các giá trị văn hóa dân tộc cho các thành viên trong gia đình Xây dựng gia đình hạnh phúc chính là tạo nền tảng để xây dựng xã hội hạnh phúc, là vấn đề hết sức hệ trọng của dân tộc ta Công tác xây dựng gia đình vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển bền vững đất nước Gia đình V iệt Nam, với những giá trị tốt đẹp đã đóng góp to lớn cho sự phát triển của cả dân tộc, luô

n là trụ cột và hạt nhân quan trọng trong xã hội Do vậy sức mạnh trường tồn của quốc gi

a, dân tộc phụ thuộc rất nhiều vào sự tồn tại và phát triển của gia đình Đối với sự phát tri

ển của xã hội trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào, sự vững vàng bền bỉ của nền tảng gia đình cũng sẽ là yếu tố quyết định đến sự giàu mạnh, thịnh vượng của đất nước Cho nên, việc quan tâm coi trọng đến yếu tố gia đình chính là hướng đi đúng đắn cho việc tạo dựng một xã hội phát triển ổn định và bền vững Điều này càng thấy rõ khi chúng ta nhìn nhận đầy đủ vị trí, vai trò, chức năng của gia đình trong xã hội hiện nay

Từ khoá: gia đình Việt Nam, xã hội hiện đại, văn hoá dân tộc

ABSTRACT

Family has long played an extremely important role in Vietnamese society, and this role has become even more prominent in today's modern society The family is the cell of society, the place to maintain the race, the environment to store, educate, and transmit national cultural values to family members Building a happy family is creating the foundation for building a happy society, which is a very important issue for our nation Family building is both a goal and a driving force for sustainable development of the country The Vietnamese family, with its good values, has contributed greatly to the development of the entire nation, and is always an important pillar and nucleus in society Therefore, the lasting strength of the nation and nation depends greatly on the existence and development of the family For the development of society in any stage of

development, the stability and steadfastness of the family foundation will also be a

decisive factor in the wealth and prosperity of the country Therefore, paying close

attention to family factors is the right direction for creating a stable and sustainable development society This is even more evident when we fully recognize the position, role, and function of the family in today's society

Keywords: Vietnamese family, modern society, national culture

PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn:

1.1 Cơ sở lý luận:

Trang 7

Như đã nói thì gia đình là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng mạnh nhất đến quá trình trưởng thành, nhận thức và hành vi của mỗi cá nhân Con người được sinh ra

và lớn lên trong mái ấm gia đình, được chăm sóc, nuôi dưỡng và quan trọng hơn

là được học những bài học đầu tiên về xã hội từ cuộc sống gia đình Vậy thì, vai trò quan trọng của gia đình trong xã hội Việt Nam hiện đại được khẳng định dựa trên nhiều cơ sở lý luận vững chắc như: quan điểm về duy vật lịch sử, chức năng

xã hội của gia đình, giá trị văn hoá truyền thống và cuối cùng là phân tích thực tiễn Nhiều nhà tâm lý học đã cho rằng, sự hình thành nhân cách con người từ giáo dục gia đình là những dấu ấn kiến thức đầu tiên không dễ phai mờ đối với con người Những bài học cơ bản mà mỗi người tiếp thu được trong gia đình sẽ giống như những vết mực đầu tiên trên trang vở trắng, tạo thành những nguyên tắc sống cho một nhân cách trong suốt cuộc đời họ[CITATION Bùi23 \l 1033 ].Trong giai đoạn đầu của lịch sử nhân loại, gia đình đã là đơn vị đầu tiên và duy nhất đảm nhiệm vai trò của giáo dục Ông bà, cha mẹ chính là người thầy của trẻ cả về nghĩa đen và nghĩa bóng Có thể nói, gia giáo là bước đầu tiên của quá trình xã hội hóa giáo dục trong xã hội Bắt đầu từ nền tảng của gia giáo mà các thiết chế giáo dục đã hình thành và phát triển trong xã hội, tạo thành muôn vàn những nguyên tắc và phương thức giáo dục phức tạp như ngày nay Vậy thì xét theo quan điểm duy vật lịch sử, gia đình là sản phẩm của sự phát triển xã hội, là tế bào cơ bản của

xã hội Nó hình thành và phát triển theo quy luật lịch sử, chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, của xã hội Trong xã hội hiện đại, vai trò của gia đình càng trở nên quan trọng hơn do những thay đổi về kinh tế, xã hội và văn hóa Gia đình là một tổ chức xã hội có nhiều chức năng quan trọng, bao gồm: chức năng sinh sản, chức năng giáo dục, chức năng kinh tế, chức năng chăm sóc sức khoẻ, chức năng văn hoá, chức năng vui chơi giải trí,… Trong xã hội Việt Nam truyền thống, chức năng chăm sóc, giáo dục trẻ em trước hết và bao giờ cũng thuộc về gia đình Gia đình là trung tâm của việc chăm sóc, giáo dục trẻ em Trẻ

em hư hỏng, vi phạm pháp luật và đạo đức, cha mẹ đều phải chịu trách nhiệm Từ gia đình và xoay quanh gia đình là họ tộc và cộng đồng, người Việt Nam đã tạo nên một cơ chế chung chăm sóc, dạy dỗ, bồi dưỡng những định hướng cuộc sống lành mạnh, tốt đẹp cho trẻ em Trong văn hoá truyền thống Việt Nam, gia đình luôn được coi trọng và đề cao Là nơi lưu giữ và truyền tải những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc như lòng hiếu thảo, sự trung thực, lòng nhân ái,

… Gia đình hạnh phúc là nền tảng cho một xã hội văn minh, phát triển

1.2 Cơ sở thực tiễn:

Qua thực tiễn, vai trò quan trọng của gia đình trong xã hội Việt Nam hiện đại đã được khẳng định Gia đình đóng góp vào sự phát triển của cá nhân, gia đình

và xã hội trên nhiều lĩnh vực như giáo dục, kinh tế, văn hóa, Gia đình là nơi che chở cho các thành viên, là nguồn động lực giúp các thành viên vượt qua khó khăn

và thử thách trong cuộc sống Trải qua nhiều thế hệ, Gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp góp phần xây dựng bản

Trang 8

sắc văn hóa dân tộc Việt Nam Những giá trị truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù sáng tạo trong lao động, bất khuất, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách đã được Gia đình Việt Nam giữ gìn, vun đắp và phát huy trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước Qua nhiều thời kỳ phát triển, cấu trúc và quan hệ trong gia đình Việt Nam có những thay đổi, hoàn thiện, với chức năng cơ bản của gia đình vẫn tồn tại và gia đình vẫn là một nhân tố quan trọng, không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước [CITATION ĐỗH23 \l 1033 ]

Gia đình là nơi cung cấp nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay ngày càng đòi hỏi trình độ và yêu cầu cao, đó phải là những người “giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân; có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi; sống có văn hóa, nghĩa tình; có tinh thần quốc tế chân chính” Gia đình chính “là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách” để hình thành nên những phẩm chất tốt đẹp của mỗi cá nhân, mỗi con người, góp phần đắc lực vào chiến lược phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Gia đình là nơi nuôi dưỡng, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp, góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc Những giá trị truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù và sáng tạo trong lao động, bất khuất kiên cường vượt qua mọi khó khăn thử thách đã được gia đình Việt Nam gìn giữ, vun đắp trong suốt quá trình lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc và phát huy trong giai đoạn hiện nay

Có thể thấy rằng, trong sự phát triển chung của xã hội hiện nay, gia đình luôn đóng một vai trò quan trọng Không thể có một xã hội giàu mạnh, văn minh nếu như không dựa trên cơ sở xây dựng những gia đình ấm no, hạnh phúc, tiến bộ

Vì vậy, xây dựng và phát triển gia đình với những giá trị tốt đẹp trong xã hội hiện đại là một trong những yếu tố cốt lõi trong mục tiêu chung của xây dựng nền văn hóa mới Xã hội Chủ Nghĩa

Căn cứ vào những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, có thể khẳng định rằng gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội Việt Nam hiện đại Gia đình là nơi nuôi dưỡng và giáo dục con cái, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, hỗ trợ các thành viên, góp phần xây dựng xã hội văn minh và thúc đẩy phát triển kinh tế Do đó, cần có những chính sách hỗ trợ gia đình, đồng thời mỗi

cá nhân cũng cần ý thức được vai trò và trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc

Trang 9

Chương 2: Vai trò quan trọng của gia đình trong xã hội Việt Nam hiện đại:

2.1 Gia đình là nơi nuôi dưỡng và giáo dục con cái:

Gia đình là môi trường đầu tiên mà trẻ em tiếp xúc và hình thành nhân cách Cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục con cái về đạo đức, lối sống, giá trị văn hóa và kỹ năng sống Gia đình cũng là nơi cung cấp cho trẻ em tình yêu thương, sự che chở và hỗ trợ, giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ

Trong gia đình, mỗi cá nhân được đùm bọc về mặt vật chất và giáo dục về tâm hồn; trẻ thơ có điều kiện được an toàn và khôn lớn, người già có nơi nương tựa, người lao động có điều kiện để phục hồi sức khỏe và thoải mái tinh thần…Ở

đó, hàng ngày diễn ra các mối quan hệ thiêng liêng giữa vợ – chồng, cha – con, anh – em,…những người đồng tâm, đồng cảm, nâng đỡ nhau suốt cả cuộc đời Khi

đó, gia đình thực sự là một tổ ấm thực sự của mỗi con người

2.2 Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc:

Để mỗi người dân hiểu biết về truyền thống văn hóa, chúng ta phải giáo dục

truyền thống văn hóa từ trong gia đình Có thể khẳng định rằng điều cốt lõi để tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam là nhân cách của con người Nhân cách là sự đánh giá của nhiều người về một người nào đó do quan hệ đối xử của người đó với mọi người mang lại, không phụ thuộc vào của cải, vật chất, chức vụ, học vấn

Đối với người Việt Nam, quan hệ giữa người và người là tất cả, quan hệ ấy được hình thành và phát triển từ trong gia đình Người Việt Nam coi gia đình là nền tảng của xã hội, gia đình là yếu tố đầu tiên để xã hội đánh giá nhân cách của một người nào đó Con người của gia đình Việt Nam ngay từ bé đã có nhiều quan

hệ và phải học cách đối xử với nhau; trẻ thì phải học cách đối xử với ông bà, cha

mẹ, anh em, chú bác họ hàng, kính trên nhường dưới; vợ chồng tình nghĩa thủy chung, anh em trên thuận dưới hòa Người trên cũng phải học cách để đối xử với người dưới sao cho gia đình đầm ấm, hòa thuận Đạo lý uống nước nhớ nguồn, tôn kính biết ơn, thờ cúng tổ tiên ông bà, cha mẹ cũng được lưu truyền từ đời này sang đời khác và được gia đình quan tâm Trước khi tiếp thu sự giáo dục của xã hội, con người đã được dạy dỗ từ gia đình, đã hình thành nền móng cơ bản về nhân cách từ gia đình

Giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam là sự kết tinh của văn hóa gia đình và văn hóa dân tộc, chi phối nhận thức và hành vi của mỗi thành viên, đặt nền móng cho sự phát triển của gia đình trong hiện tại và tương lai Kho tàng tục ngữ,

ca dao, dân ca của dân tộc có nhiều câu đúc rút giá trị truyền thống gia đình:

Trang 10

"Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"; "Giấy rách phải giữ lấy lề";

"Ðói cho sạch, rách cho thơm" Ngoài ra, xã hội Việt Nam hiện đại vẫn đang gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù và sáng tạo trong lao động, bất khuất, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách

đã được gia đình Việt Nam gìn giữ, vun đắp trong suốt quá trình lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc và phát huy trong giai đoạn hiện nay Lịch sử đã chứng minh, một khi có sự đoàn kết từ trong gia đình, dòng họ đến rộng hơn là toàn dân, thì một dân tộc dù nhỏ yếu hơn vẫn chiến thắng giặc ngoại xâm cường bạo

2.3 Góp phần xây dựng xã hội văn minh:

Gia đình hạnh phúc là nền tảng cho một xã hội văn minh, là nơi giáo dục con cái trở thành những công dân có ích cho xã hội Khi các thành viên trong gia đình yêu thương, tôn trọng và quan tâm lẫn nhau, họ sẽ có xu hướng ứng xử tích cực với những người xung quanh Đấy là những yếu tố làm nên sự gắn kết bền vững những thành viên trong gia đình và họ hàng, gia tộc Các bậc làm cha làm mẹ luôn thương yêu và hết lòng vì con cái, luôn quan tâm dạy dỗ và xứng đáng là tấm gương sáng về tình nghĩa vợ chồng, về tư cách và đạo đức, cho con cái noi theo Ngược lại, làm phận cháu con luôn biết tỏ bày lòng kính trọng, hiếu thảo để đền đáp công ơn sinh thành và dưỡng dục của ông bà, cha mẹ

Xây dựng gia đình văn hóa ngày nay tuy có ý nghĩa rộng lớn hơn xây dựng gia phong xưa kia, nhưng trước hết vẫn phải dựa trên nền tảng của đạo lý truyền thống dân tộc, làm nên bản sắc riêng của gia đình Việt Nam trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng Vì vậy mà trong thời điểm hiện nay, khi những biểu hiện lệch lạc trong văn hoá gia đình đang có chiều hướng gia tăng,

đe doạ trực tiếp đến sự ổn định và phát triển bền vững của xã hội, xây dựng văn hoá gia đình là vấn đề vừa cấp thiết vừa mang tầm chiến lược lâu dài; là một bộ phận của phong trào “Toàn dân doàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và cũng chính là xây dựng một xã hội văn minh

2.4 Hỗ trợ các thành viên trong gia đình:

Gia đình Việt Nam truyền thống được hình thành và phát triển, gắn kết một cách bền chặt là do tình nghĩa và trách nhiệm giữa các thành viên; với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp như: Kính trên nhường dưới, hòa thuận, thủy chung, nghĩa tình, hy sinh cho con, tôn trọng, hiếu đễ với ông bà, cha mẹ, anh em, yêu

Ngày đăng: 01/10/2024, 18:13

w