1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Xã hội học: Di động xã hội của cộng đồng khoa học (Nghiên cứu trường hợp cộng đồng khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội)

248 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Di động xã hội của cộng đồng khoa học (Nghiên cứu trường hợp cộng đồng khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội)
Tác giả Đào Thanh Trường
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Xã hội học
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2009
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 248
Dung lượng 53,32 MB

Nội dung

Sự di động xã hội của CDKH có những chiều hướng khác nhau, sự thăng tiến, giảm sút; việc đánh giá, sử dụng nhân lực, chất xám là những vấn đề còn nhiều bất cập, nó có tác động rất lớn đế

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐÀO THANH TRƯỜNG

DI ĐỘNG XÃ HỘI

CUA CONG DONG KHOA HỌC

KHOA HOC ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NỘI)

LUAN AN TIEN Si XA HOI HOC

Ha Nội - 2009

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐÀO THANH TRƯỜNG

DI ĐỘNG XÃ HỘI

CUA CỘNG DONG KHOA HỌC

(Nghiên cứu trường hop công đồng khoa hoc

Dai học Quốc gia Hà Nội)

CHUYEN NGANH: XÃ HOI HỌC

Mã số: 62 31 30 01

LUẬN ÁN TIẾN SỸ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội - 2009

Trang 3

CNH-HDH Công nghiệp hoá, hiện dai hoa

CNTT Công nghệ thông tin

DHQGHN Dai hoc Quốc gia Ha Nội

ĐHKHTN Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

DHKHXH&NV Trường Dai hoc Khoa hoc Xã hội & Nhân van DHCN Trường Dai học Công nghệ

ĐHNN Trường Đại học Ngoại ngữ

ĐHKT Trường Đại học Kinh tế

GD-ĐT Giáo dục và đào tạo

NCKH Nghiên cứu khoa học

NCS Nghiên cứu sinh

NCV Nghiên cứu viên

NNL Nguồn nhân luc

NSNN Ngân sách nhà nước

Trang 4

Nghiên cứu và triển khai

Sau đại học Sinh viên

Thạc sĩ

Tiến sĩ

Trung tâm

Xã hội chủ nghĩa

Trang 5

DANH MỤC CAC BANG

Bảng 2.1 Loại hình các cơ quan tham gia cộng tác của cộng đồng khoa học

ĐHQGHN SH HH HH HH ng TH Hàn TH TH TT HT TH HH Hà 78

Bảng 2.2 Mức độ liên quan đến chuyên môn của các công việc tham gia với các cơ quan ngoài trường của nhân lực khoa học ĐHQGHN (%) - ‹ 5555: 79 Bảng 2.3 Mối liên hệ giữa học vị chuyên môn và tình trạng tham gia cộng tác với các cơ quan ngoài Trường của nhân lực khoa học ĐHQGHN -.- - - 88 Bảng 2.4 Mối liên hệ giữa học vị chuyên môn và các công việc liên quan đến chuyên môn tham gia ngoài trường của cộng đồng khoa học ĐHQGHN 90

Bảng 2.5 Phân tích Anova về sự ảnh hưởng của học vị chuyên môn đến mức độ liên

quan đến chuyên môn của các công việc tham gia hợp tác ngoài trường 90 Bảng 2.6 Mối liên hệ giữa thâm niên công tác và khả năng di động xã hội của nhân

luc khoa hoc 20si9)/6050)062011777 94

Bang 2.7 Phan tích Anova về su tác động của chế độ làm việc hiện nay đến mức độ

liên quan giữa các công việc tham gia cộng tác ngoài và lĩnh vực chuyên môn 98 Bang 2.8 Mối liên hệ giữa chế độ làm việc và mức độ liên quan đến chuyên môn của

công việc tham gia cộng tác ngoài DHQGHN của nhân lực khoa học DHQGHN 99

Bảng 2.9 Mức thu nhập hàng tháng (kể cả các khoản thu ngoài lương) của cộng

đồng khoa học DHQGHN hiện nay - (2 S313 tEerrrerrrererrrrrrrke 105

Bảng 2.10 Mối liên hệ giữa độ tuổi và hình thức thay đổi địa vị nghề nghiệp của

CBKH DHQGHN hiện nay HT TT HT TH HT HT ng ng tr 112

Bảng 2.11 Phân tích Anova về ảnh hưởng của độ tuổi đến các hình thức thay đổi địa

vi trong cơ quan của nhân lực khoa học ĐHQGHN 5: 5 5<++cc+x+ec+x 113

Bảng 2.12 Mối liên hệ giữa thâm niên công tác và xu hướng thay đổi địa vị nghề

nghiệp của cộng đồng khoa học DHQGHN hiện nay 5-55-5555 5s s+2 113

Bảng 2.13 Mối liên hệ giữa học vị chuyên môn và xu hướng thay đổi địa vị nghề

nghiệp của nhân lực khoa học DHQGHN hiện nay 55 55+ + s+*++s+x 116 Bang 2.14 Đội ngũ cán bộ cơ hữu của DHQGHN giai đoạn 1996 - 2008 122 Bảng 2.15 Số lượng cán bộ được cử đi đào tạo giai đoạn 1993 - 2008 122

Trang 6

Bảng 2.16 Số lượng cán bộ đã hoàn thành chương trình đào tạo sau đại học 123

Bảng 2.17 Mối liên hệ giữa giới tính và hình thức thay đổi học vị khoa học của 127Bảng 2.18 Phân tích Anova về ảnh hưởng của độ tuổi đến các hình thức thay đổi địa

vị khoa học của cộng đồng khoa học ĐHQGHN ¿- 555 2555 + Sex sex 129

Bang 2.19 Thống kê hằng năm nhân lực khoa học ĐHQGHN theo học hàm, học vị130

Bảng 2.20 Thống kê số liệu nhân lực khoa học thuộc biên chế DHQGHN theo năm

(từ năm 2003-20) G111 9121 912110101 H11 TH HH TH TH TH HH ng 134

Bảng 2.21 Thống kê số lượng cán bộ về hưu của ĐHQGHN tính theo năm, theo

ngạch công chức và theo học hầm - + +2 +2 1+3 E1 E9 19v 911 vn 137

Bảng 2.22 Thống kê số liệu nhân lực khoa học ĐHQGHN theo năm, theo học hàm,

học vi và ngạch công chức (từ năm 2003-2008) - s6 5 x2 sssieskrsee 140

Bảng 2.23 Mối liên hệ giữa lĩnh vực chuyên môn được đào tạo và sự dịch chuyển

Tinh vurc ChUYEN MON 0111717177 166

Bang 2.24 Ty lệ các nha khoa học có lĩnh vực chuyên môn được dao tạo ở bậc cử nhân giống lĩnh vực chuyên môn ở học vi/hoc hàm cao nhất -. - 5 -‹ 168

Bảng 2.25 Mối liên hệ giữa nơi đào tao và sự dich chuyển lĩnh vực chuyên mon 174

Trang 7

DANH MỤC CÁC BIEU ĐỒ

Biểu 2.1 Thực trạng làm thêm của nhân lực khoa học ĐHQGHN 71Biểu 2.2 Ty lệ CBKH của DHQGHN tham gia cộng tác với các cơ quan bên ngoài

ICZj 75

Biểu 2.3 Loại hình công việc tham gia cộng tác với các cơ quan ngoài đơn vị công

tác của cộng đồng khoa học, DHQGHN hiện nay (%) - - 55 2c Sessxsxsxseree 75

Biểu 2.4 Mối liên hệ giữa học vị chuyên môn và mức độ liên quan đến chuyên môn

của công việc làm thêm của cộng đồng khoa học ĐHQGHN (%) .- 91

Biểu 2.5 Mối liên hệ giữa giới tính và tình trạng tham gia cộng tác ngoài đơn vị của

nhân lực khoa hoc DHQOGHN - - - c0 1012111111 11111 11111811111 8111118111 vế 92

Biểu 2.6 Mối liên hệ giữa ngạch công tác hiện nay và tình trạng tham gia cộng tác

với các cơ quan ngoài của nhân lực khoa học ĐHQGHN (%) -+ 100

Biểu 2.7 Mối liên hệ giữa giới tính và tình hình thay đổi địa vị, vị trí công việc của

cộng đồng khoa học DHQGHN (%) - c3 2321111111111 1ExEexerrkrrrrke 109

Biểu 2.8 Mối liên hệ giữa độ tuổi và xu hướng thay đổi địa vị nghề nghiệp của cộng

đồng khoa học DHQGHN hiện nay (%) (3 St 3 St EEvxetrrexerrerrrske 111

Biểu 2.9 Mối liên hệ giữa thâm niên công tác tại DHQGHN va hình thức thay đổi

địa vị nghề nghiệp của nhân lực khoa học DHQGHN hiện nay (%) 114

Biểu 2.10 Mối liên hệ giữa nơi tốt nghiệp và xu hướng thay đổi địa vị nghề nghiệp

của nhân lực khoa học DHQGHN hiện nay (%%6) à St S + ssrerreereerrrres 116

Biểu 2.11 Thực trạng thay đổi về học hàm, học vị của cộng đồng khoa học

DHQGHN trong những năm gần day - -¿- + x+everskeieereererke 121

Biểu 2.12 Tỷ lệ di động dọc về học vị chuyên môn của cộng đồng khoa học

Trang 8

Biểu 2.17 Đánh giá về tỷ lệ di động xã hội của nhân lực khoa học vào ĐHQGHN

lðI8014100891019.901086/200770707877 ` 160

Biểu 2.18 Đánh giá về khả năng chuyên môn để đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp

CNH-HĐH của nhân lực khoa học DHQGHN (%) - ¿5-5 555+c+<x++<xs+2 161

Biểu 2.19 Di động xã hội theo lĩnh vực chuyên môn - - + 2 25s2s+ce5+>+ 167Biểu 2.20 Thực trạng tham gia các công tác ngoài chuyên môn của cộng đồng khoa

học ĐHQGHN -. Là HH HH HH HH HH HH HT HH HH HH 177

Trang 9

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TẮTT 2° +°©EV+£££EE+#££2EEvvsseevevvxee 1

DANH MỤC CAC BANG oesesessssssssesssessssesssesssssssecsseccssesssecsssesaseessscssneesseessneeeseesseesssees 3

DANH MUC CAC BIEU DO 800007 - ,.Ả ÔỎ 5

MUC LUC 7

PHAN 1: 017100057 ).).))) 10

1 LY do Chon G6 0n 10

2 Ý nghĩa lý luận va thực tiễn của luận án ¿2 £©£+£2£++EE+EEeEEE+Eeerkrxerreree 12

2.1 Ý nghĩa lý luận -:- 2£ 2 SE SE9EE£+EEEEESEEEEEEEEEEEEEEEE121111E 11111111 12 2.2 Ý nghĩa thực tiễn 2-2 2 SESE9EEEEEEEE2EEEEEEEEEEEEE112117111E11.1E 1E E1x xe, 12

3 Mục đích và nhiệm vụ nghién CỨU - - 5 t3 133891891111 911 911 1 x1 1v nrkp 13

3.1 Mục đích nghiên COU - 2 G1189 9 1191 911111111 gi ng ng kt 13

3.2 Nhiệm vụ nghiên CỨU - -ó- 5 <6 + 1E E991 E191 91 g1 vn ng kưy 13

4 Đối tượng, khách thé và phạm vi nghiên CỨU - 25 +s+S+£+e+E+xervrereererers 13

4.1 DOi tong NGhiN na °` 13

4.2 Khách thể nghiên Cttu cccccccsssessssesessesesesessesessesessssesssseeseseseseeusseseseaneseaneass 13

4.3 Phạm vi nghién CỨU - <6 2s 1189311511931 1191 1 1 nh HH 14

4.3.1 Không gian nghiÊn CỨU - + E11 91 91 91910 9121 vn tr 14

4.3.2 Giới hạn nội dung nghiên CỨU << + E3 1+9 E#sEEEekeeeereseeeeeeee 14

b0 an 15

OI€.0000/8013400 i00 0n 15

7 Phuong phap nghién CUu 0 16

7.1 Chọn mẫU - - - G5 2221221211211 11211 11 11 11 1101101101 H1 H1 HH TH HH cư cư 16

7.2 Phỏng vấn bằng bảng hỏi 5-6 2222 S2E‡E+t 2E EEEEEkEEEkekekrrrrrereeree 16

Trang 10

7.7 Một số khó khan và thuận lợi trong thu thập thông tin - - + 18

8 Dong gop MOF CUA LAM AN 018 18

9, Khun Ly thuyét ccc 19

10 Kt C&u Cla LUA 0 da .A1 22

PHAN HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CUU uaccssssssccssssesssccsssesssccsssesseccessecseccesnecseccessesecs 23

CHUONG 1: CO SO LY LUAN NGHIEN CUU DI DONG XA HOI CUA

CONG DONG KHOA HOC DAI HOC QUOC GIA HÀ NỘI 241.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu ¿- + 2525 +++S+E+t+xeEeEeEtexexexererxrrererrre 24

1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngOàI - «+ sex ksxseetssererserke 24

1.1.2 Tình hình nghiên cứu trong ƯỚC - - + + + E*xE#EEeEeEererekreeeee 31

1.2 Cơ sở lý luận nghiên cứu di động xã hội của CDKH ĐHQGHN 32

1.2.1 Hệ khái niệm CONG CỤ - E123 191 20 9 1 Thư nrkt 32

1.2.1.1 Di động xã hội - - (5 s1 1119 v9 TH ng ng nhện 32

1.2.1.2 Cộng đồng khoa hỌC - + 5+ tt S St kg re reg 39 1.2.1.3 Di động xã hội của cộng đồng khoa học - 5+5 ++s++*+es+s+s+2 43

1.2.1.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến di động xã hội của CDKH DHQGHN 45

1.2.1.5 Dia vi xã hội trong khoa hỌC - -.- 5 +< k1 ng rit 49

1.2.2 Phương pháp luận nghiên cứu di động xã hội của cộng đồng khoa học 51

1.2.3 Một số lý thuyết van dung nghiên cứu di động xã hội của cộng đồng khoa

CHUONG 2: NHAN DIEN DI DONG XA HOI VA CAC YEU TO TAC DONG

TOI DI DONG XA HOI CUA CONG DONG KHOA HOC DAI HOC QUOC

9760:7060 )000^ˆ`ˆ`:4 Ô 65

2.1 Giới thiệu khái quát về ĐHQGHN - 2G 3 223232 *£t‡EeEeretererereresree 65

2.1.1 Sự hình thành và cơ cấu tổ ChỨC :- +: ¿+ +22 Sz z2 rkrrrrrrrerrree 65

Trang 11

2.1.1.1 Khái quát về sự hình thành ¿+ +sEsEsEekexsrersrererererereree 65

"Non nn ÔỎ 66 2.1.2 Sứ mệnh và mục tiêu phát triển của ĐHQGHN - 5555-52 67

2.1.2.1 Sứ mệnh của DHQGHN ee eceeecceeeseeeeseeeeseeeeseeeeeeceseeseseeaeeetaceesaeeeeaeeees 67

2.1.2.2 Mục tiêu phat trim ceseeeececcccesssscssesceseccsseeessesecsesessesessesnenesesnesesneeeeneesees 67

2.1.3 Khái quát về đội ngũ cán D6 wee ccsesessescseseseeseseseeeseeseseseeeeeeseseeseesesenees 68

2.1.3.1 Cán bộ khoa hoc (Giảng viên và Nghiên cứu viên) - 68

P9 0n 69

2.2 Nhận diện di động xã hội của cộng đồng khoa học Đại học Quốc gia Hà ) 00 ä 69

2.2.1 Di động xã hội không kèm di cư (hiện tượng đa vị thế-vai trò) của cộng đồng khoa học ĐHQGHN St S129 1121111111111 1.1 te 69 2.2.2 Di động dọc của cộng đồng khoa hoc DHQGHN - 106

2.2.2.1 Di động dọc trong khoa học và sự thăng tiến địa vị nghề nghiệp của cộng đồng khoa học ĐHQGHN - (2S S23 SE xEsEserresrrsrrrrexee 107 2.2.2.2 Di động dọc trong khoa học và sự thay đổi trình độ chuyên môn của cộng đồng khoa học ĐHQGHN - (S23 S23 3 +EESrEstsrrsxsrrerrerexee 119 2.2.3 Di động kèm di cư của cộng đồng khoa học ĐHQGHN 132

2.2.3.1 Hiện tượng di động xã hội ra khỏi ĐHQGHN của cộng đồng khoa ¡2 133

2.2.3.2 Hiện tượng di động xã hội vào DHQGHN của nhân lực khoa hoc 149

2.2.4 Di động ngang của cộng đồng khoa học DHQGHN 162

58410200777 178

PHAN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP CHÍNH SACH 181

sân ca n Ö 181 3.2 Khuyến nghị giải pháp chính sAch oo cccecesscssesscsssseesessecseesesessessessessesseeseeseees 185

DANH MỤC CÁC CONG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ -2 cceeccceeee 193

TÀI LIEU THAM KHHẢO -2- <2 ©Se2€©+ez£EE+sEvxesevvsseorsserrrsscre 194 PHU LLỤỤC <5 < << 5 SH 00090000000 200

Trang 12

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

“Di động xã hội” là một thuật ngữ xã hội học dùng dé chỉ sự thay đổi của mộthay nhiều cá thể giữa các đơn vị của hệ thống, tầng lớp xã hội Sự thay đổi đi lên hoặc

đi xuống giữa các nhóm khác nhau trong xã hội, những địa vị xã hội, sự chuyển dịch

từ một địa vị này đến một địa vị khác trong cơ cấu tổ chức

Chúng ta đang tiến bước vào thế kỷ mới với những đổi thay sâu sắc và phổ biếntrên phạm vi toàn thế giới Thế giới đã và đang chuyển mình từ nền kinh tế côngnghiệp sang nền kinh tế tri thức, trong đó tri thức, chất xám là nguồn lực hàng đầu đểtạo ra sự tăng trưởng Vốn con người là yếu tố then chốt để tạo ra giá trị kinh tế Vai

trò và vị thế của cộng đồng khoa học trong xã hội ngày càng được đề cao và theo đó

công tác quản lý và sử dụng nhân lực khoa học cũng đang đặt ra rất cấp thiết.

Ở Việt Nam, sự chuyển biến nền kinh tế từ cơ chế chỉ huy tập trung sang nên

kinh tế thị trường đã tạo ra sự thay đổi căn bản trong quá trình phát triển kinh tế - xãhội của đất nước, đồng thời thúc đẩy đổi mới tư duy, truớc hết là tư duy kinh tế vàcùng với nó là đổi mới tư duy trong mọi lĩnh vực Điều đó tất yếu dẫn đến hàng loạtcác biến đổi xã hội và tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

Cộng đồng khoa học, trong đó có nhân lực khoa học của các trường đại học

cũng không nằm ngoài sự biến động đó Vị thế của nhân lực khoa học trong các trường đại học ngày càng được đề cao và đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp GD-

ĐT nhân tài, nhân lực khoa học chất lượng cao cho đất nước Tuy nhiên, sự thay đổi

trong tư duy khoa học, trong nhận thức, phương thức làm việc v.v đã ảnh hưởng nhiều

tới khả năng thay đổi vị trí xã hội; địa vị xã hội của nhóm xã hội này Dưới tiếp cận

của xã hội học thì đây chính là những vấn đề thuộc phạm trù di động xã hội Sự di động xã hội của CDKH có những chiều hướng khác nhau, sự thăng tiến, giảm sút; việc đánh giá, sử dụng nhân lực, chất xám là những vấn đề còn nhiều bất cập, nó có tác

động rất lớn đến sự phát triển kinh tế-xã hội và đã trở thành một vấn dé mang tính

khoa học, cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc.

10

Trang 13

Vấn đề này càng đặt ra cấp bách hơn với Đại học Quốc gia Hà Nội, một đại học có truyền thống và uy tín hàng đầu Việt Nam và đang tích cực đầu tư từng bước

hoàn thiện mô hình tổ chức theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, kết hợp

chặt chẽ đào tạo, đặc biệt là đào tạo sau đại học với nghiên cứu khoa học, khẳng định

vị tri và vai trò trong hệ thống GDĐH của cả nước với không ít khó khăn, thách thức

trong quá trình xây dựng và phát triển Một trong những khó khăn phải quan tâm đầu

tiên là công tác quản lý nhân lực khoa học, phát triển đội ngũ cán bộ về quy mô, đặc

biệt là về trình độ và cơ cấu, sử dụng có hiệu quả nhân lực khoa học nhằm phát huythế mạnh vốn có của CDKH đông đảo và có trình độ chuyên môn cao, hạn chế sự lãng

phí “chất xám”, điều chỉnh các dòng “chảy chất xám” theo định hướng của chính sách

khoa học Dưới góc độ xã hội học, đặc biệt là xã hội học KH&CN thì đây chính là

những khía cạnh liên quan đến di động xã hội của CDKH và điều chỉnh di động xã hội

của CDKH DHQGHN.

DHQGHN được xây dựng với mục tiêu sẽ là nơi tập trung va thu hút nguồn

nhân lực khoa hoc chất lượng cao về công tác; CDKH DHQGHN sẽ là tập hợp những

nhóm nghiên cứu mạnh và sẽ được hoạt động khoa học trong những điều kiện lao động khoa học thuận lợi với một môi trường tự do và dân chủ trong khoa học; tạo điều

kiện thuận lợi cho các khả năng di động xã hội của nhân lực khoa học Với những mục tiêu như vậy, hiện tượng di động xã hội của CDKH ĐHQGHN tưởng chừng sẽ theo

các quy luật đơn thuần và dễ kiểm soát Tuy nhiên, trong những năm gần đây, hiện

tượng di động xã hội của CĐKH DHQGHN diễn ra rất đa dạng va phức tạp và dường

như mang tính chất tự phát, chưa có một sự định hướng rõ ràng để phân luồng cũng

như quản lý di động xã hội của nhóm xã hội đặc thù này Mâu thuẫn đó đã đặt ra hàng

loạt các câu hỏi như: Di động xã hội trong CDKH đang diễn ra như thế nào? Thực

trạng điều chỉnh di động xã hội, quản lý nhân luc của các tổ chức khoa học nói chung

và của ĐHQGHN nói riêng hiện nay ra sao? Và phải định hướng chính sách như thế

nào để để tạo ra sự phát triển hợp lý giữa các ngành khoa học, tránh lãng phí chất xám,

phát huy được tối đa sự sáng tạo và năng lực của nhân lực khoa học, tạo nguồn lực

khoa học để phát triển đất nước Những vấn đề đó ngày càng trở nên cấp thiết và đòi

hỏi phải được nghiên cứu một cách nghiêm túc Nghiên cứu về các chủ đề này không

lãi

Trang 14

phải chưa được tiến hành trong những năm gần đây, tuy nhiên, dưới tiếp cận xã hội

học thì không có nhiều hoặc chỉ dừng lại ở các nghiên cứu trường hợp hay tập trung nhiều vào nghiên cứu thực trạng mà chưa chú trọng nhiều vào các giải pháp chính

sách, định hướng các luồng di động xã hội.v.v

Ở cấp độ luận văn Thạc sỹ, tác giả đã tiến hành một nghiên cứu về di động xã hội

của CDKH Tuy nhiên, nghiên cứu đó mới chỉ dừng lại ở cấp độ nghiên cứu trường hợp tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tiếp nối các ý tưởng còn dang

đở trong đề tài luận văn Thạc sỹ và tiếp thu những ý kiến góp ý của Hội đồng chấmluận án Thạc sỹ, tác giả tiến hành đề tài: “Di động xã hội của cộng đồng khoa học(nghiên cứu trường hợp cộng đồng khoa học ĐHQGHN)”

2 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

2.1 Ý nghĩa lý luận

Luận án góp phần hoàn thiện hệ thống khái niệm của xã hội học nói chung và xã

hội học KH&CN nói riêng đồng thời cũng bổ sung thêm cơ sở lý luận về công tác

quản lý KH&CN, quản lý nhân lực khoa học, tạo luận cứ cho việc cải tiến và xây dựng một cơ chế quản lý hoạt động của nhân lực khoa học.

2.2 Ý nghĩa thực tiên

Luận án góp phần nhận diện các loại hình di động xã hội của CDKH hiện nay cũng

như các hiệu quả dương tính, âm tính và ngoại biên của các loại hình di động đó Từ

đó, sẽ giúp cho việc hoạch định chính sách đúng đắn để phát huy hiệu quả dương tính

và hạn chế tác động âm tính của di động xã hội, điều chỉnh các luồng di động xã hội

theo định hướng phát triển các ngành khoa học của từng tổ chức khoa học trong

DHQGHN nói riêng và của DHQGHN nói chung, hạn chế việc lãng phí chất xám, tao

một sự phát triển hợp lý giữa các ngành khoa học, bộ môn khoa học và góp phần vào

việc hoàn thiện chính sách quản lý nhân lực của ĐHQGHN, phục vụ cho việc phát

triển của ĐHQGHN và xã hội

Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc

giảng dạy và học tập các môn học như Xã hội học KH&CN; Nghiên cứu xã hội về

KH&CN; Quản lý nhân lực KH&CN v.v

12

Trang 15

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Trên co sở nhận diện và phân tích những yếu tố anh hưởng tới di động xã hội,

đánh giá tác động của di động xã hội, luận án khuyến nghị giải pháp chính sách định hướng, quan lý di động xã hội của CDKH DHQGHN hiện nay, góp phần vào việc

hoàn thiện cơ chế quan lý nhân sự của DHQGHN

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- _ Nghiên cứu cơ sở lý luận của hiện tượng di động xã hội của CDKH, bao gồm:

xác định nội dung các khái niệm công cụ; tìm hiểu một số lý thuyết, quan điểm vận

dụng vào nghiên cứu di động xã hội của CĐKH; các yếu tố ảnh hưởng đến di động xã hội của CDKH

- _ Nghiên cứu thực địa để nhận diện một cách chính xác về: thực trạng di động xã

hội của CDKH DHQGHN, phân tích động thái, nguyên nhân, và các yếu tố tác động tới di động xã hội của CĐKH ĐHQGHN.

- Phan tích tác động của di động xã hội tới sự phát triển khoa học và CDKH

ĐHQGHN; khuyến nghị giải pháp chính sách điều chỉnh, tạo “luồng” di động xã hội

thích hợp, tạo điều kiện phát triển CDKH DHQGHN

4 Đối tượng, khách thể và phạm vỉ nghiên cứu

4.1 Đối tuong nghiên cứu

Di động xã hội của cộng đồng khoa học ĐHQGHN

4.2 Khách thể nghiên cứu

Nhân lực khoa học của ĐHQGHN bao gồm: cán bộ giảng dạy; cán bộ nghiên cứu;

cán bộ phục vụ của các trường thành viên, các khoa, các viện và các trung tâm nghiên

cứu trực thuộc ĐHQGHN, cụ thể nhân lực khoa học thuộc:

- Truong Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, DHQGHN

- _ Trường Đại hoc Khoa học Tự nhiên, DHQGHN

13

Trang 16

- _ Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ, DHQGHN

- _ Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN

-_ Trường Dai học Kinh tế, DHQGHN

- Khoa Luật, DHQGHN

- Khoa Sư phạm, DHQGHN (Nay là Đại học Giáo dục, DHQGHN)

- Khoa Quốc tế, DHQGHN

- Cac viện nghiên cứu, DHQGHN

- Cac trung tâm nghiên cứu, ĐHQGHN

- _ Khối cơ quan DHQGHN

4.3 Pham vi nghiên cứu

4.3.1 Không gian nghiên cứu

- Dia điểm nghiên cứu: ĐHQGHN, 144 Xuân Thủy, Cau Giấy, Hà Nội; Trường

Dai học KHXH&NV, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội; Trường Đại học KHTN, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

- Thời gian nghiên cứu: Giới hạn thời gian nghiên cứu hiện tượng di động xã hội

của CDKH của DHQGHN trong 05 năm gần đây (Từ năm 2004 -2008)

- Thoi gian tiến hành nghiên cứu: 12/2005 -10/2008

4.3.2 Giới hạn nội dung nghiên cứu

Luận án giới hạn nghiên cứu: một số loại hình di động xã hội cơ bản nhằm đánhgiá khả năng di động phổ biến của nhân lực khoa học có trình độ từ đại học trở lêntrong các đơn vị thành viên của ĐHQGHN (giảng viên và nghiên cứu viên) mà trọng

tâm là di động xã hội nghề nghiệp.

Nội dung của luận án tập trung vào mục tiêu nhận diện và phân tích một số loại

hình di động sau: di dộng theo lĩnh vực hoạt động chuyên môn; hiện tượng đa vai

trò-vị thế việc làm, nghề nghiệp; di động theo chiều dọc và xu hướng thăng tiến cá nhân;

di động xã hội vào và ra khỏi DHQGHN (liên quan đến quá trình “chảy não”, “chảy

chất xám”); di động kèm di cư và di động không kèm di cư, di dộng ngành nghề đào

tạo giữa các bậc đào tạo.

Các nội dung nghiên cứu về dự báo và giải pháp chính sách đối với di động xã hội của CĐKH ĐHQGHN không phải là nội dung trọng tâm được đề cập trong luận án.

14

Trang 17

Do vậy, các nội dung về giải pháp chính sách chỉ được đề cập đến trong phần khuyến

nghị của luận án.

5 Vấn đề nghiên cứu

- Hiện tượng di động xã hội đang diễn ra như thế nào trong CDKH DHQGHN? Có

những loại hình di động xã hội nào? Loại hình di động xã hội nào là đặc thù của

CDKH DHQGHN? Hình thức biểu hiện của các loại hình di động xã hội đó ra sao? Diđộng xã hội có tác động như thế nào đối với sự phát triển khoa học và CDKH tại

DHQGHN?

- Nguyên nhân sâu xa của di động xã hội trong CDKH DHQGHN là gi? Di động

xã hội của CDKH DHQGHN chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào?

6 Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết 1: Di động xã hội của CĐKH DHQGHN dang diễn ra với nhiều hình

thức rất đa dạng và khó kiểm soát như di động xã hội kèm di cư và không kèm di cư;

đi động dọc có liên quan đến sự thay đổi trình độ chuyên môn và địa vị hành chính

trong khoa học; di động lĩnh vực chuyên môn Không giống như các CDKH thông

thường (hiện tượng di động xã hội kèm di cư là phổ biến), di động xã hội của CDKH

DHQGHN được đặc trưng bởi hình thức di động xã hội không kèm di cư (hiện tượng

đa vị thế nghề nghiệp) Các loại hình di động xã hội của CDKH DHQGHN có những

biểu hiện riêng biệt và có những tác động khác nhau đến sự phát triển khoa học và của

CDKH DHQGHN.

Gia thuyết 2: Nguyên nhân sâu xa của di động xã hội trong CDKH là sự không

đồng đều trong cơ hội tiếp cận nguồn lực và phần thưởng trong khoa học của người

làm khoa học Di động xã hội của CDKH ĐHQGHN chịu sự ảnh hưởng khác nhau

của nhiều yếu tố như: điều kiện kinh tế - xã hội, chính sách KH&CN; điều kiện khoa

học; vốn xã hội; vốn văn hóa và các yếu tố cá nhân như trình độ học vấn, chuyên môn

được đào tạo, giới tính, lứa tuổi, thâm niên công tác, uy tín khoa học, cơ may

15

Trang 18

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Chon mẫu

Dung lượng mẫu khảo sát là 415 đơn vi mẫu dành cho các đối tượng là CBQL, cán

bộ giảng dạy, chuyên viên, nghiên cứu viên đang công tác trong các đơn vị khoa học;

tổ chức khoa học tại ĐHQGHN

Nguyên tắc chọn mẫu: Dung lượng mẫu được xác định trên cơ sở phương pháp lấy

mẫu hệ thống (systematic sampling) Điều này cho phép vừa có thể phân tổ, vừa có thể

tổng hợp các kết quả thu được các đối tượng được khảo sát, sử dụng kỹ thuật phân tích

bảng chéo (cross- tabular và hồi quy đa biến (multivariate regression analysis) trong

quá trình phân tích (Xem phụ luc 1)

7.2 Phong vấn bang bảng hoi

Bảng hỏi được xây dựng nhằm làm rõ những thông tin cơ bản sau:

- _ Thực trạng di động xã hội của CDKH DHQGHN.

- _ Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng di động của CDKH ĐHQGHN

- Xu hướng di động xã hội của CĐKH DHQGHN trong thời gian tới.

- _ Giải pháp chính sách định hướng, điều chỉnh luồng di động xã hội của CDKH

DHQGHN (Xem phụ lục 2)

7.3 Phương pháp phỏng vấn sâu

Để thu thập thông tin định tính, tác giả luận án đã thực hiện 70 cuộc phỏng vấn sâu

với các đối tượng là CBQL của ĐHQGHN, lãnh đạo của các đơn vị thành viên thuộc DHQGHN và các cán bộ giảng dạy thuộc các Khoa, các bộ môn trực thuộc đại diện

cho các khu vực, lĩnh vực công tác, giới tính, độ tuổi, thâm niên chuyên môn khác

nhau.

» _ Yêu cầu của phỏng vấn sâu:

Mỗi cuộc phỏng vấn sâu đều có bảng hướng dẫn riêng dành cho từng đối tượng và

đã được xin ý kiến chuyên gia để thống nhất câu hỏi (Xem phụ lục 3.I, 3.2, 3.3)

Tác giả luận án và một số chuyên viên của Ban Tổ chức - Cán bộ, ĐHQGHN trực

tiếp phỏng vấn sâu.

16

Trang 19

7.4 Phương pháp phán tích tài liệu

- Phan tích tài liệu sơ cấp

Phân tích các nguồn tư liệu, tài liệu lý thuyết về xã hội học; Xã hội học KH&CN; Quản ly KH&CN, Quản lý nhân lực KH&CN va các nguồn số liệu san có về di động

xã hội của CĐKH DHQGHN đặc biệt là các nguồn số liệu thống kê về nhân lực

KH&CN tại DHQGHN của Ban Tổ chức cán bộ, DHQGHN

- Phan tích tài liệu thứ cấp

Sau khi số liệu đã thu thập bằng các phương pháp định lượng và định tính (số liệu

định lượng được xử lý qua chương trình SPSS 15.0), chúng tôi tiếp tục phân tích các tài

liệu đó.

Dùng kỹ thuật so sánh cùng hạng, ví dụ so sánh trong một nhóm có những dữ liệu

khẳng định, phủ định nào, tỷ lệ % của nó là bao nhiêu.

Dùng kỹ thuật so sánh khác nhóm với cùng một tiêu chí so sánh, ví dụ so sánh tỉ lệ

% CBKH tham gia cộng tác với cơ quan ngoài Nhà trường của nhóm nam so với nhóm

nữ

Các kỹ thuật khai thác, phân tích và kiểm định đữ liệu cũng được sử dụng trongquá trình phân tích của luận án như: kiểm định X’, phân tích tương quan chéo (cross

tab); anova Bên cạnh đó, các hệ số thống kê như hệ số phi; hệ số cramer’s V, Aprro

Sig cũng được sử dụng để kiểm định tính chính xác và mối liên hệ giữa các biến

7.5 Phương pháp quan sát

Phương pháp quan sát (tham dự và không tham dự, trong bối cảnh tự nhiên) được vận dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu Phương pháp chuyên gia được chú trọng đặc biệt trong quá trình thảo luận định tính và định lượng

7.6 Phương pháp chuyên gia

Tổ chức các hội nghị bàn tròn (Roundtable) để thảo luận, lấy ý kiến chuyên gia về

thực trạng, nguyên nhân, xu hướng hiện tượng di động xã hội của CDKH ĐHQGHN

Các kỹ thuật như Brain Storming được sử dụng kết hợp với phương pháp Delphi và

thảo luận nhóm tập trung (focus group disscussion) để lấy ý kiến chuyên gia về nhóm

các giải pháp quan lý, điều chỉnh di động xã hội của CĐKH DHQGHN.

17

Trang 20

7.7 Một số khó khăn và thuận lợi trong thu thập thông tin

¢ Kho khăn:

- Chủ dé nghiên cứu là một chu dé mới và các chỉ báo thao tác trong bang hỏi khá

nhạy cảm đối với người được hỏi Do vậy, quá trình thu thập thông tin gặp nhiều khó

khăn khi người được hỏi từ chối trả lời hay lang tránh không trả lời những câu hỏi liên quan đến việc làm thêm hay thu nhập

- Các số liệu thống kê số lượng và chất lượng cán bộ của ĐHQGHN chưa nhiều, công tác thống kê còn chưa mang tính kế thừa và nhiều số liệu chưa cập nhật nên cũng gây khó khăn ít nhiều cho việc tiến hành nghiên cứu

- Việc phỏng vấn sâu các nhà quản lý nhân lực tại các tổ chức khoa học thuộc

DHQGHN không tiến hành được thuận lợi như mong muốn Do đối tượng được phỏng

vấn có quá ít thời gian và nhiều câu hỏi nghiên cứu không dễ cho người trả lời

¢ Thuan lợi

- Su ủng hộ và tạo điều kiện của Ban Tổ chức -Cán bộ, DHQGHN Trong quá trìnhtriển khai thu thập số liệu của luận án, tác giả luận án đã được Ban Tổ chức - Cán bộ,ĐHQGHN tạo các điều kiện thuận lợi để thu thập thông tin (nhân lực ; vật lực ; tài lực;

tin lực) Một số thành viên của Ban đã tham gia quá trình thu thập thông tin định lượng

và định tính; thống kê số liệu cho luận án Bên cạnh đó, tác giả của luận án cũng được

tham gia một số nghiên cứu của Ban Tổ chức - Cán bộ, ĐHQGHN từ đó đã tích lũy

được nhiều luận cứ và kinh nghiệm phục vụ cho quá trình triển khai luận án

8 Đóng góp mới của luận án

Đây là nghiên cứu đầu tiên về di động xã hội được thực hiện đối với nhóm đối

tượng là nhân lực khoa học trong các trường đại học tại Hà Nội mà đại diện là

DHQGHN, một đại học đa ngành nghề, đa lĩnh vực đào tạo và đang trong quá trình

xây dựng và phát triển thành một đại học nghiên cứu

Lần đầu tiên lý thuyết xã hội học về di động xã hội được vận dụng để nghiên cứutạo lập luận cứ khoa học cho chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học của

ĐHQGHN.

18

Trang 21

(Giới tính; trình độ học vấn và chuyên môn được dao

tạo; lứa tuổi, thâm niên nghề nghiệp )

cứ) - (2) - — (3) (4) : (5)

DIEU KIEN SỰ TỊCH LUY LỢI CHINH SÁCH VÓN XÃ HỘI VÀ YEU TO

KHOA HOC THE TRONG KH KH&CN VON VAN HOA THI TRUO'NG (Điều kiện giảng (các công trình (Chính sáchcủa | (Số lượng và chất (Cạnh tranh, giá

dạy, NCKH, trang khoa học đã công DHQGHN, Chính lượng các quan hệ cả, công nghệ,

thiết bị phục vụ bố, sự thừa nhận | sách KH&CN của xã hội, các mạng nhân lực, thu giảng dạy, của đồng nghiệp, nhà nước ) lưới xã hội ) nhập )

NCKH ) hệ số trích dan )

1 1

DƯƠNG TÍNH ÂM TÍNH NGOẠI BIÊN

Tocca sss sss >] (Đối với sự phat | (Đối vớisự phat | (Đối với sự phát | 7777 TTT TT TTT TTT

triển KH&CN; triển KH&CN; triển KH&CN;

CĐKH ) CĐKH ) CĐKH )

if

19

Trang 22

Khung lý thuyết trên thể hiện mối liên hệ giữa các biến số trong nghiên cứu di động

xã hội của CDKH, dựa trên khung lý thuyết này các chỉ báo của nghiên cứu đã được

thao tác để triển khai thu thập và xử lý thông tin chứng minh cho giả thuyết nghiên cứu

» - Biến số độc lap

- Điều kiện kinh tế-xã hội của nước ta hiện nay được xác định là biến số độc lập

trong nghiên cứu Di động xã hội của CDKH chịu sự tác động mạnh mẽ từ các yếu tố

của điều kiện kinh tế - xã hội như: trình độ phát triển kinh tế; cơ sở vật chất; các

nguồn lực đầu tư cho khoa học; sự phát triển của thi trường công nghệ

- Yếu tố cá nhân của người làm khoa học

Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng các yếu tố các nhân như: Giới tính; tuổi;

học vấn và trình độ chuyên môn; thâm niên công tác; lĩnh vực chuyên môn; nơi đào

tạo; ngạch công tác như những biến số độc lập để xây dựng chỉ báo trong quá trìnhnghiên cứu di động xã hội của CDKH Những biến số này được sử dụng để trong

phân tích mối liên hệ/tương quan chéo (cross-tab) với từng loại hình di động xã hội của CDKH DHQGHN.

¢ Bién số can thiệp

Bên cạnh việc chịu tác động của biến số độc lập là điều kiện kinh tế - xã hội va

các yếu tố cá nhân của người làm khoa học thì di động xã hội của CDKH còn chịu

tác động của các biến số can thiệp như: điều kiện khoa học; sự tích lũy lợi thế trong

khoa học; chính sách KH&CN; vốn xã hội và vốn văn hóa.

- Điều kiện khoa học

Điều kiện khoa học tại các tổ chức khoa học là một trong những biến số can thiệp

ảnh hưởng đến sự di động xã hội của CDKH Điều kiện khoa học hiện đại giúp người làm khoa học có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận các nguồn lực khoa học từ đó tác động đến khả năng di động xã hội của người làm khoa học Điều kiện lao động

khoa học khác nhau trong các tổ chức khoa học cũng tạo lực hút hoặc lực đẩy khác

nhau đối với nhân lực khoa học.

- Sự tích lũy lợi thế trong khoa học

Thông thường nguồn lực trong khoa học chỉ tập trung vào một số ít các nhà khoa

học, một số ít các đơn vị, tổ chức khoa học Điều này là do sự chênh lệch về năng

20

Trang 23

lực, mức độ cống hiến và mặt khác là do sự khan hiếm phần thưởng: nguồn lực Phần thưởng và nguồn lực trong khoa học phát sinh từ quá trình tích luỹ lợi thế Quá trình

này hình thành nên sự phân bổ phần thưởng trong khoa học và dẫn đến sự phân hoá

ngày càng tăng giữa những người “có” và những người “không “có” trong suốt sự nghiệp của nhà khoa học Sự tích lũy lợi thế trong khoa học của người làm khoa học

và của tổ chức khoa học chịu tác động của hoàn cảnh kinh tế-xã hội nhưng lại là biến

số can thiệp tác động đến khả năng di động xã hội của cá nhân người làm khoa học.

- Chính sách KH&CN

Chính sách KH&CN của một quốc gia, một địa phương, tổ chức khoa học có ảnhhưởng rất lớn đến sự di động xã hội của CDKH của quốc gia; địa phương hay tổ chức

khoa học đó Những chủ trương, chính sách đúng đắn và tích cực, phù hợp với nhu

cầu, lợi ích, giá trị xã hội của CĐKH sẽ là động lực tạo ra các luồng di động xã hội

đi lên, kích thích lao động sáng tạo để KH&CN phát triển, tài năng được phát huy.Ngược lại, những chính sách không thích hợp sẽ là lực cản đối với hoạt động khoa

học, dẫn đến lãng phí, phân tán chất xám, cộng đồng khoa học di động đi xuống.

- Vốn xã hội và vốn văn hóa

Vốn xã hội mô tả chất lượng và số lượng của các mạng lưới xã hội và các mối

quan hệ nhóm của các cá nhân, các gia đình trong hệ thống xã hội.

Vốn văn hóa mô tả cách thức mà việc sở hữu các tài sản văn hóa, các giá trị tri thức

và kinh nghiệm văn hóa có thể chuyển đổi vị trí xã hội và có thể tạo điều kiện hay giới

hạn việc tiếp cận các nguồn lực (nhân lực; tài lực; vật lực; tin lực) của các nhóm xã hội.

Vốn xã hội và vốn văn hóa là những biến số can thiệp rất quan trọng ảnh hưởng đến

di động xã hội của CDKH đặc biệt là loại hình di động thế hệ trong CDKH Truyền

thống gia đình, trình độ học vấn của cha mẹ là những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến sự di động xã hội trong khoa hoc của cá nhân nhà nghiên cứu trong CDKH.

- _ Yếu tố thị trường

Các yếu tố thị trường gồm những yếu tố như: giá cả, công nghệ, sự cạnh tranh,

thu nhập, cung - cầu là những biến số can thiệp ảnh hưởng tới các luồng di đông

xã hội của cộng đồng khoa học cũng như sự nỗ lực tích lũy lợi thế trong khoa họccủa người làm khoa học.

21

Trang 24

¢ - Biến số phụ thuộc:

Các loại hình di động xã hội:

- Di động kèm di cư

Được đặc trưng bởi số lượng nhân lực khoa học di động ra khỏi hoặc di động đến

tổ chức khoa học Loại hình đi động xã hội này xác định sự thay đổi kèm với sự di cư

(thay đổi nơi làm việc) trong nghề nghiệp của nhân lực khoa học

- Di động không kèm dỉ cư

Hiện tượng đa vị thế-vai trò mà cá nhân người làm khoa học đảm nhận: biến số

này xác định mức độ đa dạng của vai trò nghề nghiệp; sự chuyển đổi nghề

nghiệp từ đó thấy được tính năng động nghề nghiệp va khả năng thích nghị, thích ứng trong điều kiện kiện kinh tế thị trường và xã hội thông tin.

- Di động theo chiều dọc

Xác định địa vị xã hội của cá nhân người làm khoa học cao hơn hay thấp hơn

trong hệ thống phân tầng xã hội trong khoa học Địa vị xã hội của người làm khoa

học được đo bằng một số chỉ báo: (1) quyền lực hành chính trong khoa học; (2) Ủy tín trong khoa hoc (sự tôn trọng của đồng nghiệp và sinh viên; số lượng các công

trình khoa học được công bố; hệ số trích dẫn các công trình khoa học)

- Di động theo chiều ngang

Xác định sự thay đổi vị trí xã hội của cá nhân người làm khoa học: (1) là sự thay

đổi về lĩnh vực chuyên môn; (2) sự thay đổi lĩnh vực công tác/nghề nghiệp

10 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, các trang bìa, mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh

mục các bảng, biểu, hình vẽ, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận án được trình

bày trong 2 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận nghiên cứu di động xã hội của cộng đồng khoa học Đại học

Quốc gia Hà Nội

Chương 2: Nhận diện di động xã hội và các yếu tố ảnh hưởng đến di động xã hội của

cộng đồng khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội.

22

Trang 25

PHAN HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CUUNội dung nghiên cứu chính của luận án chủ yếu đi tìm các luận cứ để minh chứng

cho các giả thuyết trên dựa trên cơ sở của các phương pháp nghiên cứu xã hội học và các lý thuyết xã hội học.

Trên cơ sở lý luận về di động xã hội, luận án sẽ tập trung đi vào nhận diện các hình thức di động xã hội của CDKH ĐHQGHN, cũng như xác định tầm vóc, mức độ

và đưa ra một số dự báo xu hướng của các hình thức di động đó Luận án sẽ tập trung

vào nghiên cứu các hiện tượng di động xã hội theo lĩnh vực hoạt động, hiện tượng đa

vị thế việc làm, nghề nghiệp, di động giữa các nganh/linh vực đào tạo, di động xã hội theo chiéu doc và sự phân tầng mức sống, di động xã hội vào DHQGHN và ra khỏi

DHQGHN (liên quan đến quá trình “chảy não”, “chảy chất xám”) Luận án cũng sé

tập trung đi vào phân tích các tác động dương tính, âm tính hay tác động ngoại biên

của từng loại hình di động xã hội và dưa vào các lý thuyết xã hội học để phân tích, lý

giải các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng di động xã hội trên.

Từ những phân tích về thực trạng và nguyên nhân của di động xã hội của CDKH

trên cơ sở của việc phân tích chính sách KH&CN, luận án sẽ khuyến nghị các giải

pháp quản lý, định hướng các “luồng” di động xã hội trong khoa học cho phù hợp

với định hướng của các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước và chủ trương

của ĐHQGHN nhằm góp phần phát triển KH&CN, tạo sự phát triển hợp lý giữa các

ngành khoa học, tránh lãng phí chất xám, tạo nguồn lực khoa học để phát triển đất

nước.

23

Trang 26

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU DI ĐỘNG XÃ HỘI CUA

CONG DONG KHOA HỌC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Trong xã hội học chủ đề di động xã hội đã được nhiều nhà khoa học quan tâm.

E.Durkheim với công trình nghiên cứu nổi tiếng của mình về hiện tượng tự tử đã coi di

động xã hội như là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tự tử, cả di động đi lên và di động đi xuống [70; tr 175] Sau này Warren Breed cũng quan tâm nghiên cứu mối liên hệ này.

Trong những năm đầu thế kỷ XX, nhà xã hội hoc Mỹ Sorokin đã bàn về di động xã hội khá hệ thống Sorokin cho rằng, không nên quá quan tâm đến việc cá nhân hay

nhóm đã đạt được địa vị lên-xuống như thế nào mà phải làm rõ xem phương tiện mà

họ sử dụng để đạt tới vị trí của mình trong trật tự xã hội Ông coi những nhân tố ảnh

hưởng đến sự di động xã hội là những nhân tố của quá trình sàng lọc, trong đó nền

tảng kinh tế-xã hội của nhóm, của cá nhân cũng như gia đình, học vấn bản thân chính

là những nhân tố thúc đẩy và tạo ra di động xã hội [51; tr 3]

Những quan tâm nghiên cứu di động xã hội của Fichter cũng có những nét tương

đồng với Sorokin Fichter nhấn mạnh rằng di động xã hội không phải là quá trình liên

tục mà được thực hiện theo từng giai đoạn, ít nhiều tương tự như sự di chuyển của

những người từ một nông trại qua một thành phố nhỏ, đến thành phố lớn rồi đi tới

vùng ngoại 6.

Khi nghiên cứu di động xã hội trong xã hội Mỹ, được trình bày trong cuốn “Xã hội

học”, LJ.Broom va P.Zelznick đã sử dung bốn tiêu chí để xác định tính chất của diđộng xã hội Cái mới được đưa vào nghiên cứu của hai ông là thdi quen, văn hoá, triển

vọng di chuyển của dân chúng là những yếu tố quan trọng tác động đến sự di động xã

hội.

Ngoài ra còn có nhiều tác giả đề cập đến di động xã hội như: Anthony Giddens

“Tính di động xã hộ” (trong Introductory Sociology); Elekxander Matejko: “Các điều

kiện tâm lý xã hội của lao động trong các nhóm khoa học”; Stuart S.Blume: “Sự phân

tang và các chuẩn mực khoa học” (trong Toward a political Sociology of Science) Cáctác giả và tác phẩm sau đây đều có dé cập đến di động xã hội ở những giác độ khác

24

Trang 27

nhau: Neil J.Smelser: “Sociology” (1988); Joel M.Charon: “Sociology Aconceptual

approach” (1989); The new introducing Sociology (1992); Harold R.Kerbo: “Social

Stratification and Inequality” (1996).

Các nghiên cứu về su di động xã hội của những tác giả nêu trên cho thấy có bốn

nhân tố rất quan trong tac động đến mức độ di động xã hội là: xã hội nghiên cứu là xế

hội mở hay đóng-tức là có nhiều cơ hội di chuyển hay không; nền tang kinh té giáo

dục và văn hóa của gia đình và nhóm.

Tuy nhiên, Tony Bilton lại tiếp cận vấn dé nghiên cứu với quan điểm khác ông cho

rằng, trong xã hội công nghiệp, các cá nhân có thể di động từ địa vị này sang địa vịkhác bằng nỗ lực cá nhân Trong xã hội đó, địa vị xã hội của cá nhân không nhất thiết

có quan hệ với địa vị xã hội của gia đình, nguồn gốc Cá nhân di động đi lên hay đi

xuống là nhờ vào tai năng [51; tr 3-4].

Stephen Aldridge, nhà xã hội học người Anh trong nghiên cứu về di động xã hội ở Anh đã đưa ra những rào cản của sự di động xã hội là:

¢ Trinh độ học vấn;

» Su nghèo đói thời thơ ấu, và mối liên quan giữa sự tiến bộ về tam lý và lối cư

XỬ;

* Gia đình va cách dạy dỗ con cái của các gia đình bao gồm tài chính, các vấn dé

về vốn văn hóa và xã hội Chúng không chỉ là tiền bạc mà còn lối cư xử, giá trị ảnh

hưởng tới các cơ hội sau này;

» Thai độ, kỳ vọng, khát vọng bao gồm cả việc tránh né rủi ro; và

* _ Các rào cản về kinh tế và các rào cản khác mà các nhóm thường dùng để “dànhdụm cơ hội” ví dụ như các hành động thiếu tính cạnh tranh như luật lệ để nhằm phân

biệt đối xử với các nhóm khác [Xem 77]

Nghiên cứu “Di động khoa học” (Scientific Mobility) của tác giả Sami Mahroum

tìm hiểu về vai trò của di động khoa học, cụ thể là trong việc mở rộng khoa học và

hình hành các “cực” của khoa học [Xem 76].

Trong nghiên cứu của minh, Sami Mahroum cho rằng di động là “sự di chuyển vật

lý và địa lý qua biên giới và sống trên đất nước khác trong khoảng thời gian không

dưới một năm” Theo ông, vấn đề di động gắn bó mật thiết với địa lý của tri thức và sự

25

Trang 28

di chuyển của khoa học Di động khoa học sẽ dẫn đến những thay đổi trong khoa học.

Ông dẫn ra ba kịch bản của Hoch và Platt về tác động của di động khoa học bao

gồm:

- Su đồng nhất đi cùng với các dạng tương tự như nhau trong đa dạng Theo kịch

bản này, các truyền thống khoa học của các quốc gia (hay truyền thống khoa học của các khu vực) sẽ gần tương tự nhau và trở nên tương tự với truyền thống khoa học của

các quốc gia khác.

- _ Hội tụ các truyền thống khoa học của các quốc gia đi cùng với sự mở rộng vượt

ra khỏi quốc gia của các ý tưởng riêng biệt của các cá nhân.

- _ Quyền lãnh đạo đi cùng với phân phối bình quân trong khoa học giữa các quốc

gia, khu vực.

Theo quan điểm này, ý nghĩa của di động khoa học phụ thuộc vào:

- Tai năng của các cá nhân tham gia di động,

- _ Sự khác biệt giữa các quốc gia, khu vực mà họ xuất phát.

Tài năng, và sự khác biệt càng lớn thì di động khoa học càng có ý nghĩa Mặt khác,

cũng đòi hỏi sự biến đổi tri thức để “hấp thụ” những tri thức mới khi được áp dụng vào

một quốc gia, khu vực.

Sami Hahroum cũng chỉ ra rằng di động khoa học không chỉ dẫn đến sự thay đổi

trong khoa học mà còn là tác nhân của sự mở rộng khoa học Sự mở rộng này diễn

ra như thế nào? Tác giả phân tích: di động khoa học thúc đẩy cơ hội để các cá nhânhay tổ chức trở thành điểm trung tâm có uy tín về khoa học trong khu vực hay ngành

Sau khi hình thành, những “cực” khoa học như vậy sẽ có uy tín, từ đó rút ngắn khônggian và thời gian cho việc giao tiếp trong khoa hoc.

Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng số lượng các nhà khoa học du nhập đến một địa

chỉ khoa học xác định tăng lên khi uy tín của địa chỉ đó tăng cao trong giới khoa học.

Như vậy, di động khoa học và uy tín của tổ chức phụ thuộc và củng cố lẫn nhau Thực

tế chỉ ra rằng uy tín - của cá nhân hay tổ chức - là nhân tố chính ẩn sau việc chuyển

giao tri thức với mức độ tin cậy lớn, thông qua thời gian và không gian Việc nhìn

nhận sự dịch chuyển của khoa học thông qua việc di động của các nhà khoa học là

cách tiếp cận có nhiều gợi ý cho sự xác định vị trí của các trung tâm khoa học trong

26

Trang 29

tương lai, chủ yếu thông qua tác động đến sự phân bố nhân sự chất lượng cao nói

chung và các nhà khoa học nói riêng.

Theo kết luận của nghiên cứu, việc hình thành các cực, các vệ tinh, các trung tâm, cũng như các vùng ngoại biên của khoa học trong một lĩnh vực khoa học nào đó, ở cấp

độ toàn cầu, đóng một vai trò quan trọng trong việc phân phối các nhà khoa học và các

học giả giữa các trung tâm và các vùng ngoại biên Sự hình thành các cực khoa học đôi

khi bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các chính sách công của các quốc gia khác nhau.

Chính sách nhập cư khuyến khích và hỗ trợ các nhà khoa học nước ngoài sẽ ảnh hưởng

tốt đến di động khoa học, kích thích sự lưu chuyển của các học giả và các nhà nghiên

cứu [Xem 76]

Trong nghiên cứu “Di động khoa học và phát triển: Hướng tới mô hình kinh tế xã

hội” (Scientific mobility and development: Toward a socioeconomic conceptual

framework), của tác giả Richard Woolly va Carolina Canibano tim hiểu về việc di

động nhân lực khoa học từ tiếp cận kinh tế [Xem 73].

Theo nhóm tác giả này, các hàng hóa thông thường có đầy đủ hai tính chất là: tính

“kinh địch” và tính “loại trừ”! còn hàng hóa công là hàng hóa “phi kình địch” và “philoại trừ” Tri thức khoa hoc được các nhà kinh tế học phát triển và các tài liệu khoa học

về kinh tế phân tích là có cả hai đặc tính của hàng hóa công.

Những nghiên cứu mới nhất về kinh tế của khoa học không nhìn nhận “tri thức

khoa học” là một loại hàng hóa thuần nhất Những nghiên cứu này phân loại tri thức khoa học thành hai dạng: tri thức “mã hóa” và tri thức “ngầm định” Theo đó, quá trình sản sinh và phân phối hai loại tri thức này cũng phải được xem xét khác nhau Tri thức được mã hóa, được xem như một dạng thông tin, có tính chất của hàng hóa công.

Trái lại, tri thức ngầm định (không thể mã hóa), nằm trong từng cá nhân (hay nhóm, tổ

chức ), là một dạng của “tri thức thực hành” (knowing by doing), không dễ dàng

truyền bá Việc chuyển giao tri thức ngầm định là một quá trình diễn ra thông qua thực

hành, chủ yếu là cùng học trong các hoạt động được sắp đặt Từ đó, nghiên cứu củanhóm tác giả phân tích và chỉ ra rang mặc dù tri thức khoa học được xem như có day

' Hàng hóa có tính “kinh địch” nghĩa là việc có thêm một người sử dụng đòi hỏi thêm chi phí để sản xuất hàng hóa đó Hàng hóa có tính “loại trừ” nghĩa là chi phí để ngăn cản một người nào đó sử dụng hàng hóa đó là rất

nhỏ.

27

Trang 30

đủ tính chất của một hàng hóa công (phi kình địch và phi loại trừ), tri thức này lại

không thể phân phối thông qua thị trường Nguồn nhân lực, nguồn lực những người

mang tri thức khoa học, lại có tính chất của hàng hóa tư (kình địch và loại trù).

Nhóm tác giả đã đưa ra những kết luận chính của nghiên cứu này như sau:

Cách tiếp cận từ việc phân bổ nguồn lực này có ý nghĩa quan trọng đối với quan

niệm của chúng ta về vai trò của di động trong các quá trình nâng cao năng lực Ví dụ

như, việc nhập cư của các nhà khoa học từ một hệ khoa học đang phát triển sang một

hệ khoa học đã phát triển cao (thường được gọi là chảy máu chất xám hay tri thức) cóthể làm ổn định hay tăng cường sự gia nhập của quốc gia đang phát triển vào các hìnhthức hợp nhất quốc tế, từ đó góp phần vào việc chuyển giao tri thức đa chiều và củng

cố hệ thống khoa học của quốc gia đang phát triển Tương tự như vậy, việc hồi hương

của một nhà nghiên cứu sau khi ra nước ngoài, nếu không được quản lý tốt, sẽ trở

thành tình trạng thua - thua, trong đó cả quê hương ban đầu và nước mà họ chuyển đếnđều không nắm bắt được giá trị ẩn trong vốn nhân lực khoa học đã tách rời khỏi bốicảnh mà tri thức mới xuất hiện và phát triển Do đó, có ý kiến tranh luận rằng cácchính sách được thiết kể để thu hút các nhà nghiên cứu hồi hương cần xem xét xem đểnguồn vốn nhân lực khoa học đó được sử dụng trong những mạng lưới tương đối nổi

bật hay mạng lưới kết hợp Từ phương diện này, vai trò của chính sách công không

nên là xây dựng “thị trường” để thu hút và giữ chân các nhà khoa học mà là để giúp

đỡ, hỗ trợ quá trình hình thành của các mạng lưới.

Cách tiếp cận kinh tế xã hội đối với di động trong CDKH mà nhóm tác giả đề xuất

cho rằng di động, giống như việc sản xuất tri thức, không tách rời khỏi bối cảnh Mỗinhà khoa hoc “sở hữu” những ki năng đặc trưng, phụ thuộc vào bối cảnh Những ki

năng đó giúp họ sáng tạo và đổi mới để tìm kiếm tri thức mới, đồng thời những kĩ

năng đó cũng là một phần của phương thức khoa học giúp họ tiếp nhận những kiến

thức khoa học được địa phương hóa như là một phần của năng lực khoa học.[Xem 73]

Trong nghiên cứu “Di động và sự nghiệp của nhà nghiên cứu trong khu vực

nghiên cứu Cháu Âu” [Xem 68], tác giả Kitty Fehringer phân tích việc di động xã hội

của nhà nghiên cứu là xuất phát từ thực tế thiếu cầu về người nghiên cứu ở các nước

Châu Âu Tăng cường, thúc đẩy “di động” được đưa ra như một chiến lược để phát

28

Trang 31

triển thị trường lao động trong lĩnh vực nghiên cứu Nội dung cơ bản của chiến lược

này bao gồm:

- Nỗ lực chung của cộng đồng châu Âu cùng các quốc gia thành viên để giải

quyết các rào cản đối với vấn đề di động của nhà nghiên cứu, tạo môi trường hấp dẫn

cho các nhà nghiên cứu ở Châu Âu.

- Cai thiện diéu kiện để nhà nghiên cứu từ các quốc gia mới nổi làm việc tại

Châu Âu.

- _ Cung cấp dịch vụ thông tin thuận tiện cho việc di động của các nhà nghiên cứu

trong Châu Âu, thông qua hai kênh là “Cổng thông tin di động” (The European

Researcher's Mobility Portal) và “Mạng lưới Trung tâm di động Châu Âu”

(ERA-MORE).

- “Céng thong tin di động”, ra đời năm 2003, cung cấp các dich vụ như thông tinquảng cáo tìm người của các tổ chức, thông tin tìm việc của các cá nhân (Xem phụ

lục 4)

- “Mạng lưới Trung tâm di động Châu Âu” (ERA-MORE) cung cấp cho nhà

nghiên cứu và gia đình của họ những thông tin day đủ va cập nhật, cùng với sự hỗ trợ

thích hợp với từng người về tất cả các vấn để liên quan đến sự nghiệp và đời sống

thường ngày như điều kiện gia nhập cộng đồng (yêu cầu về thị thực), cơ hội việc làm, mức lương và thuế, quy định về lương hưu và trợ cấp, chăm sóc sức khỏe, an ninh xã hội, nhà ở, trường học, ngôn ngữ, văn hóa của quốc gia sở tại, quy định về sở

hữu trí tuệ Mạng lưới của ERA-MORE bao gồm 200 trung tâm đặt tại 32 quốc gia

Châu Âu (Xem phụ lục 5).

Như vậy, “Chiến lược di động” được xem là một giải pháp quan trọng cho vấn đề

nhân lực khoa học hiện nay tại Châu Âu [Xem 65]

Các tác giả của nhóm STEP (Nhóm nghiên cứu về công nghệ, đổi mới và chính

sách kinh tế) đã tiến hành nghiên cứu về di động từ đầu những năm 90 Các nghiên

cứu của nhóm này chủ yếu tập trung vào tỷ lệ di động của các nhà nghiên cứu Ander

Ekeland, một nhà nghiên cứu của nhóm STEP, đã thay mặt trong nhóm nghiên cứu

công bố các kết quả nghiên cứu trong “Các chỉ báo về nguồn nhân lực và di động”

(Indicators for Human resoures and Mobility) [Xem 63], Kết quả nghiên cứu chính

29

Trang 32

của các nghiên cứu này được thể hiện ở phụ lục 6 về tỷ lệ di động của nhân lực từ năm

1995-1996 tại 3 nước Bắc Âu như Thụy Điển, Na Uy và Phần Lan (Xem phụ lục 6)

Cũng trong nghiên cứu “Các chỉ báo về nguồn nhân lực và di động” [Xem 63],tác giả Ander Ekeland tập trung tìm hiểu dòng nhân lực trình độ cao từ các việnR&D va các viện GDĐH; cụ thể là dong nhân lực phân bố ở ba khu vực: khu vực hành

chính công, khu vực sản xuất hàng hóa và khu vực tư nhân (Xem phụ lục 7).

Một kết quả quan trọng của nghiên cứu này là mức độ ổn định của lực lượng laođộng là một chỉ báo hữu ích cho việc xác định tổ chức [Xem 63]

Nghiên cứu “Tác động của di động theo ngành đến năng suất khoa học” [Xem

66] của Euiseok Kim đã đưa ra những phân tích về di động giữa các ngành củaCĐKH Tác giả điều tra những người có bằng cử nhân và bằng cấp cao hon của nhà

khoa học (đại diện cho mức di động theo ngành) và các tác công trình xuất bản của họ

(đại diện cho năng suất khoa học) Kết quả nghiên cứu cho thấy:

- Hơn một nửa trên tổng số (59.2%) các nhà khoa học có nhiều bằng cử nhân khác

nhau trong số các bằng cấp cao nhất của họ Khoa học tự nhiên có mức độ di động

theo ngành thấp nhất (19%) và khoa học đời sống có mức độ di động theo ngành cao

nhất (77%).

- Khoa học tự nhiên có tỷ lệ cao nhất (94%) các nhà khoa học có bằng cử nhân vàbằng cấp cao nhất của họ thuộc cùng một lĩnh vực Khoa học xã hội có ty lệ tương ứngthấp nhất (69%) Trong số các nhà khoa học tự nhiên, không ai có bằng cử nhân thuộc

lĩnh vực khoa học đời sống, khoa học xã hội và nhân văn.

- Mối quan hệ giữa di động theo ngành và năng suất khoa học:

¢ - Trong khoa học tự nhiên: mức độ di động theo ngành cao có ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất khoa học.

» = Trong khoa hoc ứng dụng: số lượng sự cộng tác, và các yếu tố khác, bất chấp

mức độ di động theo ngành của nhà khoa học, có ảnh hưởng tích cực đến năng suất khoa học của họ.

¢ - Trong khoa học đời sống: Mức di động theo ngành cao có ảnh hưởng tích cực đến năng suất khoa học.

30

Trang 33

* - Trong khoa học xã hội: các nhà khoa học có bằng cử nhân thuộc cùng lĩnh vựcvới bằng cấp cao hơn thường có năng suất cao hơn.

Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra những khuyến nghị đối với chính sách về

giáo dục đa ngành trong các trường đại học Sự thay đổi mô hình nghiên cứu hiện nay

sang nghiên cứu ứng dụng đã dẫn đến sự gia tăng về tính đa ngành trong GDĐH Câu

hỏi đặt ra là “kinh nghiệm học tập đa ngành có ảnh hưởng tích cực đến năng suất khoa

học hay không?” Nghiên cứu này cho thấy khoa học tự nhiên có tỷ lệ cao nhất về ảnh

hưởng tiêu cực của di động theo ngành đến năng suất khoa học Trái lại, với khoa học đời sống, di động theo ngành càng cao thì càng có ảnh hưởng tích cực đến năng suất

khoa học Từ quan điểm chính sách, sự khác biệt này có ý nghĩa rất quan trọng Tác

động của di động theo ngành đến năng suất khoa học có sự khác biệt giữa các ngành,

vì vậy, các cơ quan, tổ chức đưa ra quyết định nhân lực khoa học của mình cần dựatrên đặt điểm riêng biệt đặc thù của ngành mình [Xem 63]

1.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam, trong những năm gần đây một số nhà khoa học đã quan tâm nghiên

cứu về di động xã hội Trong cuốn “Nghiên cứu xã hội học” (Chủ biên: Chung

Á-Nguyễn Đình Tấn) đã đề cập ngắn gọn nhưng rất rõ về khái niệm, các loại hình di

động xã hội, những yếu tố ảnh hưởng đến di động xã hội Công trình nghiên cứu về

“Sự tác động của yếu tố kinh tế đến sự di động xã hội và cơ cấu dân cư (miền Bắc Việt

Nam)” (Nguyễn An Lịch chủ trì đã làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn sự tác động của

một số yếu tố kinh tế đến di động xã hội và cơ cấu dân cư ở miền Bắc Việt Nam những

năm đầu của thời kỳ đổi mới Trong “Khảo sát xã hội học về phân tang xã hội” TươngLai đã chú ý phân tích về “tính năng động xã hội” trong thời kỳ đổi mới gắn với phân

tầng xã hội Phạm Tất Dong trong các công trình nghiên cứu về tri thức đã chú ý phân

tích về các điều kiện để tri thức thăng tiến xã hội trong hoạt động KH&CN, những yếu

tố ảnh hưởng đến di động xã hội của trí thức nói chung Đặc biệt, trong lĩnh vực xã hội học khoa học Vũ Cao Đàm trong tập bài giảng “XZ hội học KH&CN” đã nghiên cứu

tổng hợp lý luận và các phân tích về “phân tầng xã hội trong khoa học” “giải thưởng

33 66

trong khoa học”, “sự phát triển và suy vong của khoa học”, “tri thức khoa học”, “phát

minh khoa học” đã cung cấp kiến thức cho việc phân tích sự di động xã hội của

31

Trang 34

CĐKH Đặng Cảnh Khanh với công trình: “Đẩy mạnh hơn nữa các nghiên cứu xã hộihọc về khoa học” nêu rõ một số vấn đề lý luận và sự cần thiết đẩy mạnh các nghiên

cứu xã hội học khoa học ở Việt Nam [51; tr.5-6].

Ngoài ra, ở nước ta bước đầu đã có những công trình nghiên cứu định lượng có liên

quan về di động xã hội Công trình quy mô có thể coi như là đầu tiên, đó là nghiên cứu

của Viện kinh tế thành phố Hồ Chí Minh năm 1992 [51; tr.5-6]

Nam 2001, tác gia Võ Tuấn Nhân đã tiến hành một nghiên cứu mang tính chínhthống va dat dấu ấn cho các nghiên cứu xã hội học về di động xã hội của CDKH ở khu

vực Da Nang, Quang Nam, Quảng Ngãi.

Trong luận án tiến sỹ chuyên ngành Xã hội hoc cua mình, tác giả Võ Tuấn Nhân

đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm xã hội để nhận diện một cách chân xác về: thực

trạng cơ cấu, di động xã hội của CDKH khu vực Da Nắng - Quảng Nam - Quảng Ngãi

theo các chiều hướng chủ yếu trong thời kỳ đổi mới Phân tích động thái, nguyênnhân, xu hướng của các hiện tượng di động xã hội cụ thể là:

- Di động xã hội theo lĩnh vực hoạt động, thành phần kinh tế;

- Hiện tượng đa vai trò-vị thế việc làm, nghề nghiệp;

- Di động xã hội giữa các thế hệ;

- Di động dọc và xu hướng thăng tiến cá nhân;

- Di động xã hội theo khu vực;

- Di động xã hội theo cấu trúc [Xem 51].

Có thể nói đây là một công trình nghiên cứu tiêu biểu trong lĩnh vực xã hội học

KH&CN Tuy nhiên, tác giả mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các vấn đề di động xã hội của cộng đồng KH&CN nói chung chứ chưa đề cập nhiều đến những đặc trưng

trong di động xã hội của từng nhóm nhỏ trong CDKH.

1.2 Cơ sở lý luận nghiên cứu di động xã hội của CĐKH DHQGHN

1.2.1 Hệ khái niệm công cụ

1.2.1.1 Di động xã hội

Trong xã hội học khi nói đến tính di động (mobility), người ta hiểu đó là sự thayđổi của một hay nhiều cá thể giữa các đơn vị được quy định của một hệ thống Bêncạnh tính di động của các cá thể, mang ý nghĩa xã hội học nhưng xa trọng tâm của các

32

Trang 35

khảo cứu là tính di động bắt nguồn từ các quyết định cá nhân hay tập thể, của nhữngđối tượng vật chất và không phải vật chất, như sự chuyển dịch của các xí nghiệp công

nghiệp hay dòng đi và dòng đến của tiền vốn.

Việc gắn khái niệm tính di động vào một quan điểm hệ thống nhấn mạnh tới đặc

tính phân tích của nó và lưu ý là các quá trình di động được quan sát phụ thuộc vào

việc lựa chọn các đơn vị bộ phận ở từng hệ thống làm cơ sở: Các đơn vị bộ phận càng

nhỏ chừng nào, thì tiềm năng về các trường hop di động quan sát được càng lớn bấy nhiêu và ngược lại Nhiều khi các đơn vị bộ phận được chọn lớn ở mức sao cho vẫn có

thể phân biệt được các quá trình vận động giữa chúng và các quá trình vận động trong

phạm vi các đơn vị bộ phận.

Định nghĩa theo định hướng hệ thống này về tính di động cũng khái quát hơn là

quan niệm về tính di động theo Sorokin (1927) như là sự thay đổi vị trí của các cá thể

trong một xã hội, trong đó ngay từ đầu đã diễn ra sự quy định về đơn vị nhỏ nhất có

thể; và với xã hội ngay từ đầu sự giới hạn về qui mô đã loại ngay ra các quá trình điđộng qui mô xã hội như di cư chẳng hạn Về nguyên tắc tính di động được đo trênbình diện cá thể, nhưng thông qua tính toán tỉ lệ di động cũng như với tư cách là đặcđiểm của các biến ở bình diện tổng hợp cao hơn cũng có những ứng dụng Như vậy

người ta không chỉ đề cập tới những cá nhân di động khác nhau mà cả tới các nhóm

hay các khu vực xã hội với tính di động ở mức độ khác nhau, hay tới các xã hội có tính

di động it hay nhiều Tổng số các thay đổi giữa hai đơn vị cũng như giữa một đơn vi và

tất cả các đơn vị khác trong phạm vi một khoảng thời gian được gọi là dòng đến và

dòng đi hoặc là thăng giáng Nếu người ta cân đối các đại lượng này, sẽ nhận được chênh lệch của từng loại di động được quan sát [Xem 38]

Thuật ngữ di động xã hội (social mobility), còn có nhiều cách gọi khác nhau như di

chuyển xã hội hay tính cơ động xã hội tuỳ từng học giả Tuy nhiên, chúng đều có

chung một nội hàm: Là sự vận động của cá nhân hay một nhóm từ vị thế xã hội này

đến vị thế xã hội khác; là sự di chuyển của một con người, một đoàn thể, một hạng từ

một địa vị, một tầng lớp xã hội hay một giai cấp này đến một địa vị, một tầng lớp hay

giai cấp khác [51; tr 12]

Theo Từ điển Xã hội học Tiếng Đức của G.Endruweit va G.Trommsdorff: Di động

về xã hội được hiểu như là sự thay đổi của một hay nhiều cá thể giữa các đơn vị của

33

Trang 36

một hệ thống tầng lớp xã hội Trong khi sự phân chia các đơn vị của những hệ thống

không gian và xí nghiệp cũng được sử dụng nhiều trong đời sống hàng ngày, thì các hệ

thống tầng lớp với toàn bộ các đơn vị của chúng thể hiện rõ hơn, các cấu trúc xã hội

học, từ các hệ thống hai hoặc ba lớp tới tận các thang bậc uy tín được phân chia vôcùng tinh vi, trong đó tuỳ theo chỉ số được chọn hầu như mỗi một phạm trù nghề

nghiệp, học vấn hay thu nhập đều chiếm một thứ bậc khác nhau Với sự chuyển đổi

giữa các đơn vị được đánh giá khác nhau sẽ xuất hiện tính di động theo trục đứng: ở

hình thức sự thăng tiến về xã hội, nếu so với trước đó người ta chiếm giữ một vị thế cao hơn, và ở dạng thụt lùi về xã hội, nếu người ta giữ một vị thế thấp hơn Ngược lại,

người ta nói tới tính di động theo chiều ngang, nếu những thay đổi của nghề nghiệp,

học vấn thu nhập không làm thay đổi vị thế Khái niệm này bat nguồn từ Sorokin

(1927) và theo cách hiểu của ông bao gồm cả mọi loại tính di động khác không liênquan tới sự thay đổi về tầng lớp Nhưng quan niệm rất rộng về tính di động theo chiều

ngang này lại gần như che khuất đi những khác biệt quan trọng giữa những loại tính di

động này.

Những thay đổi trong phân cấp tầng lớp hay vị thế không chỉ là qua những thay đổi

cá thể, mà còn bởi cách đánh giá thay đổi về các nghề và do các tiêu chuẩn về thành

phần khác Ở hiện tượng này còn có một dạng biến đổi về xã hội, tuy nhiên được coi là

tính di động xã hội tập thể, vì tất cả những người có đặc điểm tương ứng sẽ được phân

cấp lại.[Xem 38]

Trong tác phẩm “Xã hội học” (Sociology) của Roney Stark, tái bản lần thứ năm, tác

gia Roney Stark quan niệm: Sự khác nhau giữa các xã hội được đặc trưng bởi số lượng các tình trạng di động đi lên và đi xuống đi cùng với hệ thống phân tầng xã hội trong các xã hội đó Sự di động trong xã hội tuỳ thuộc vào hai yếu tố: (1) Các quy luật chi

phối cá nhân làm cách nào để giành được và giữ được vị thế của mình, sẽ ảnh hưởng

đến khả năng di động của cá nhân dễ dàng hay khó khăn; (2) Dù các quy luật có tác

động như thế nào hay bằng cách nào đi nữa, thì sự thay đổi cơ cấu xã hội cũng sẽ ảnh

hưởng đến khả năng di động xã hội.

Cũng theo Roney Stark có hai loại di động xã hội chính đó là: (1) Di động cấu trúc

(structural mobility) diễn ra khi có những thay đổi trong mối quan hệ vị trí giữa các

34

Trang 37

tầng lớp trên và tầng lớp dưới của xã hội; (2) Di động chuyển đổi (exchange mobility)

diễn ra khi có một số cá nhân bị giảm sút hay đi xuống về mặt vị thế/địa vị trong xã

hội và chính sự đi xuống của những cá nhân này đã tạo cơ hội và vị trí cho các cá nhân khác vươn tới chiếm lĩnh vị thế/địa vị của họ trong hệ thống phân tầng xã hội [Xem

74]

Stephen Aldridge - Nhà Xã hội học người Anh đã coi di động xã hội mô tả sự dịch

chuyển hoặc cơ hội dịch chuyển giữa các nhóm khác nhau trong xã hội, đánh giá ưu

điểm và nhược điểm theo các tiêu chí như thu nhập, khả năng có việc làm hay cơ hội

thăng tiến v.v

Stephen Aldridge đã đưa ra những quan điểm về tầm quan trọng của di động xã

hội Theo tác giả này di động xã hội quan trọng bởi lẽ:

- _ Công bằng trong cơ hội là khát vọng vươn tới của các thể chế chính trị Nếu

không có sự di động xã hội, điều đó có nghĩa là không có sự công bằng trong các cơ

hội;

- Hiệu quả kinh tế phụ thuộc vào sự toàn dụng các khả nang của mọi người;

- Su liên kết xã hội có thể dat được ở những nơi con người tin rằng họ có thé cảithiện được chất lượng cuộc sống và con cái của họ có thể sống tốt nhờ vào khả năng,

trình độ và nỗ lực của họ [Xem 77]

Di động vật chất hay còn gọi là di thực, là sự di chuyển của những con người từmột điểm địa lý này qua một điểm địa lý khác Trong xã hội ngày nay, hiện tượng này

thường xảy ra và gia tăng Tuy nhiên, chỉ thuần tuý di thực thì không phải là di động

xã hội, nếu như sự di thực ấy không đi kèm theo nó sự thay đổi về địa vị xã hội của cá

nhân (hay nhóm) Cần nhấn mạnh điều này bởi lẽ trong các nghiên cứu hiện nay ở nước ta dang còn thiếu những nghiên cứu chuyên biệt về di dong xã hội, mà chủ yếu nghiên cứu về di dân (di thực) cùng những vấn dé xã hội của nó [Xem 51].

* Các loại hình di động xã hội:

Trong nghiên cứu di động xã hội, các nhà xã hội học thường quan tâm đến các loại hình di động và tuỳ theo mục đích, đối tượng, hướng tiếp cận mà có sự phân loại khác

nhau.

Theo chiều hướng thay đổi dia vị, Fichter phân biệt: Sự di động xã hội theo chiều

đọc và sự di động xã hội theo chiều ngang Theo ông thì: “Sự di động theo chiều

35

Trang 38

ngang có nghĩa là một sự di chuyển lùi hay tiến trên cùng một bình điện xã hội, củamột đoàn thể hay tình trạng khác tương tự” Trên lý thuyết thì những người trong cùng

một giai cấp xã hội thường quan hệ với nhau, bởi lẽ họ cùng chia sẻ với nhau những

tiêu chuẩn vị thế như nhau Mở rộng định nghĩa của ông, trong những tập hợp dân cư

rộng lớn, thì những “hạng” xã hội khác nhau trên cùng một bình diện sẽ thường ít có

những tương quan xã hội với nhau Và sự di chuyển thường xuyên của một cá nhân

trong một “hạng” qua một “hạng” khác, đó chính là sự di động theo chiều ngang.

Còn sự di động theo chiều doc được Fichter định nghĩa là: “Sự di chuyển của một

người từ một vị thế xã hội này đến một vị thế xã hội khác, từ một giai cấp này đến một

giai cấp khác” Di động xã hội theo chiều dọc có thể được thể hiện hoặc lên cao hoặcxuống thấp Con người có thể lên một vị thế cao hơn hay tụt xuống một vị thế thấp

hơn Liên quan đến loại hình di động này các nhà xã hội học thường đưa ra khái niệm

thăng tiến xã hội và giảm sút xã hội Sự di động theo chiều dọc là một loại di chuyển

có ý nghĩa hơn và rộng hơn sự di chuyển theo chiều ngang Những yếu tố và điều kiệncủa sự di động theo chiều dọc có nhiều hơn và phức tạp hơn trường hợp di chuyển theo

chiều ngang.

Một loại hình di động xã hội rất có ý nghĩa trong nghiên cứu xã hội học đó là sự di

động vai trò Nhân cách xã hội được định nghĩa như là tổng số của tất cả những vai trò

xã hội mà một cá nhân đảm nhiệm Mọi cá nhân trong hoạt động xã hội của mình

thường cùng lúc phải đảm trách nhiều nhiệm vụ, nên nhất thiết phải có sự dịch chuyển

từ một vai trò này sang một vai trò khác.

Ficher phân tích loại di động vai trò trên ba bình diện (1) Bất cứ con người nào

cũng đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau, trong khi vẫn có một nhân cách toàn diện và

hội nhập Mỗi đoàn thể riêng biệt mà cá nhân tham dự đòi hỏi phải đóng một vai tròkhác nhau Trong suốt một ngày người chồng và người cha chuyển từ những vai trò giađình qua những vai trò kinh tế, giải trí và có thể là những vai trò chính trị và tôn giáo,

sau đó họ lại trở về với những vai trò gia đình của mình Loại hình di động này bình

thường đến nỗi người ta không để ý đến nó nữa, cho đến khi có cá nhân bị thất vọng

hoặc mặc cảm thua thiệt do những doi hỏi mâu thuẫn nhau của các vai trò này sinh ra.

(2) Một loại hình thứ hai có thể quan sát được trong sự đi động vai trò là sự đảm nhiệmnhững vai trò mới Trong tiến trình xã hội hoá suốt cuộc đời, cá nhân phát triển tuần tự

36

Trang 39

từ vai trò gia đình và giải trí, đến những khuôn mẫu chính thức về giáo dục và tôn

giáo, và sau này còn đảm nhiệm những nghĩa vụ của các vai trò kinh tế và chính trị Khi kết hôn và có con lại còn đảm nhiệm những vai trò mới Sự đảm nhiệm những vai

trò mới không có nghĩa là bỏ những vai trò trước đó Nhân cách xã hội bao gồm nhiều

vai trò, ở đây điều cần lưu ý là các vai trò xã hội chính đều được cá nhân lần lượt đảm

nhiệm chứ không phải ngay cùng một lúc (3) Một loại thay đổi vai trò thứ ba là loại di

động cá nhân, đặc điểm của một số xã hội đô thị và kỹ nghệ rộng lớn Sự di động của

vai trò này có hai hình thức chính: Sự di động đi lên do thăng tiến từ một nghề này qua một nghề khác và sự di động đi xuống do thất bại trong phạm vi một hệ thống kinh tế.

Do vai trò kinh tế là vai trò then chốt của cá nhân và vị thế xã hội của gia đình cá nhân

lại hay tuỳ thuộc vào vai trò đó, nên người ta chú ý tới nó coi như một phương tiện để

di động đi lên.

Di động nghề nghiệp cũng có thể theo chiều ngang Đó là sự dịch chuyển từ một

công việc này sang một công việc khác Một người thợ trong một xưởng máy trở thành

tài xế tắc xi, nữ y tá bỏ nghề để làm thư ký riêng Khi chúng ta nói đến sự phát triển

của một xã hội công nghệ, cần đến một số nhân công di động, chúng ta không những

nhắm vào khả năng di chuyển từ một nơi này qua nơi khác mà còn nói đến cả sự sắnsàng chuyển từ công việc này qua công việc khác [51; tr.14]

Tony Bilton và các cộng sự lại phân biệt di dộng xã hội trên hai khía cạnh:

Di động giữa các thế hệ: Có nghĩa là, con trai hay con gái có một địa vị khác biệt

(cao hay thấp) hơn địa vị của cha mẹ (chẳng hạn con gái của người thợ mỏ có thể học

tập đề trở thành cô giáo, con của nông dân trở thành kỹ sư, bác sĩ).

Di động trong thế hệ: ở đây chỉ một người thay đổi trình độ nghề nghiệp trong cuộc

đời lao động [4; tr.87]

Trong cuốn “Xã hội học”, hai tác giả L.Broom và P.Zelznick cũng phân biệt di

động xã hội theo hai loại: di động dọc và ngang Song điều muốn nói là hai tác giả đã

đưa ra một nhận xét đáng quan tâm: hiện nay có rất ít công trình nghiên cứu có hệ

thống về di động dựa trên phương pháp chủ quan, dựa trên quan niệm và sự nhận xét

của những người địa phương hay chính những người di chuyển Nhiều công trình

nghiên cứu về di động áp dụng phương pháp khách quan và thường xem nghề nghiệp

làm tiêu chuẩn duy nhất cho di động theo chiều dọc Họ có thể đo lường biến chuyển

37

Trang 40

trong địa vị nghề nghiệp giữa cha mẹ, con cái và đôi khi là cháu Đây gọi là di động xã

hội giữa các thế hệ Hay họ nghiên cứu biến chuyến trong địa vị nghề nghiệp trong

cuộc đời hoạt động của con người, tức là di động nghề nghiệp [Xem 50]

Khi nghiên cứu về “Bất bình đẳng, phân tầng và các tang lớp”, Neil J.Smelser đã

trình bày về di động xã hội theo hai loại: “Di động cá nhân” và “di động tập thể” TheoSmelser, di động cá nhân (Individual mobility) là sự thay đổi vi trí của một cá nhân

trong hệ thống phân tầng Nó có thể có được bằng sự di động dọc hoặc di động ngang trong quá khứ của mỗi cá nhân, bằng việc tổ chức lại cơ cấu (chẳng hạn, việc tạo ra một nghề mới), hay bằng sự bắt đầu của một hệ thống phân tầng mới (chẳng hạn một

cuộc cách mạng) Di động tập thé (collective mobility) là sự thay đổi vị trí của một

nhóm trong một hệ thống phân tầng Trong khi di động cá nhân thường xảy ra trong

những xã hội mà địa vị đạt được, thi di động tập thể lại xảy ra nhiều hon ở các xã hội

mà địa vị gan san [Xem 70]

Khi nghiên cứu về di động xã hội các nhà xã hội học còn phân biệt các tính chất

của di động xã hội Họ thường quan tâm tới di động không do ý chí (chẳng hạn do

thay đổi về tuổi tác) và di động do ý chí (bằng nỗ lực phấn đấu của cá nhân); phân biệt

giữa di động thô (chẳng hạn nó phát sinh từ thế hệ bố sang thế hệ con) và di động tỉnh

(phụ thuộc vào bản thân cá nhân, vào khả năng của chính họ).

Như vậy, khi nghiên cứu di động xã hội các nhà xã hội học thường xuất phát từ mục đích, nội dung, hướng tiếp cận khác nhau và có sự phân loại các loại hình di động

khác nhau, nhưng chung qui lại có sự phân biệt:

- Di động theo chiêu doc: La sự di động cá nhân “lên trên” hoặc “xuống dưới”

theo cấp bậc của đẳng cấp, giai cấp xã hội; là sự thay đổi vị trí của cá nhân mà kết quả

là địa vị xã hội của người đó cao hơn hay thấp hơn Di động dọc nhấn mạnh đến sự

vận động về chất của cá nhân trong nhóm xã hội, liên quan đến sự hăng tiến hoặc

giảm sút vị thế xã hội của một người.

- Dị động theo chiêu ngang: Là sự di chuyển mà không làm thay đổi đáng kể thứbậc của địa vị giai cấp xã hội; là một sự di chuyển thụt lùi hay tiến tới trên cùng một

bình diện xã hội Di động ngang chỉ sự vận động của các cá nhân, các nhóm xã hội tới

38

Ngày đăng: 21/06/2024, 02:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w