1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Vận dụng quy luật di động xã hội trong chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế. (Nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội)

260 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vận dụng quy luật di động xã hội trong chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Anh
Người hướng dẫn GS.TS. Trịnh Duy Luõn
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 260
Dung lượng 62,22 MB

Nội dung

Các thông tin thu được từ các đề tài do Tôiđược tham gia có nội dung liên quan đến luận án được trích dẫn đầy đủ và được sự cho phép của Chủ nhiệm đề tài "Chính sách quản lý di động xã h

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Nguyễn Thị Quỳnh Anh

VAN DỤNG QUY LUẬT DI DONG XÃ HỘI TRONG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIEN NGUON NHÂN LỰC

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CHÁT LƯỢNG CAO

TRONG BOI CANH HỘI NHẬP QUOC TE

LUAN AN TIEN SI QUAN LY KHOA HOC VA CONG NGHE

Hà Nội - 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Nguyễn Thị Quỳnh Anh

Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ

Mã số: 9340412.01LUẬN ÁN TIỀN SĨ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC:

GS.TS Trịnh Duy Luân

Hà Nội - 2021

Trang 3

LOI CAM DOAN

Tôi là Nguyễn Thị Quynh Anh, nghiên cứu sinh chuyên ngành Quản lý Khoa

học và Công nghệ, khóa QH-2016-X, Khoa Khoa học quản lý, Trường ĐH Khoa

học Xã hội và Nhân văn, DHQGHN, xin cam đoan:

Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của GS.TS.

Trịnh Duy Luân Các thông tin thu được từ các kết quả nghiên cứu tài liệu, điều tra,phỏng vấn do tôi trực tiếp thực hiện Các thông tin thu được từ các đề tài do Tôiđược tham gia có nội dung liên quan đến luận án được trích dẫn đầy đủ và được sự

cho phép của Chủ nhiệm đề tài "Chính sách quản lý di động xã hội đối với nguôn

nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao của Việt Nam trong bối cảnh hộinhập quốc tế" (Mã số đề tài: KX01.01/16-20) giai đoạn 2016-2018, thuộc Chươngtrình KH&CN trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020: "Nghiên cứu nhữngvan đề trọng yếu về khoa học xã hội và nhân văn phục vụ phát triển kinh tế - xãhội (KX01/16-20).

Nghiên cứu trong Luận án không trùng lặp với các đề tài nghiên cứu trước

đây của các tác giả trong và ngoài nước.

Hà Noi, ngày tháng năm 2021

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Quỳnh Anh

Trang 4

LOI CAM ON

Luận án với đề tai “Vận dung quy luật di động xã hội trong chính sách pháttriển nguôn nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao trong bồi cảnh hội

nhập quốc tế” (Nghiên cứu trường họp Đại học Quốc gia Hà Noi) là kết quả học

tập và nghiên cứu của tác giả trong giai đoạn 2016 — 2021, chuyên ngành Quản lý

Khoa học và Công nghệ, tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại

học Quốc gia Hà Nội (DHQGHN)

Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến GS.TS Trịnh Duy Luân, người trực

tiếp hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án Tácgiả cũng xin được bày tỏ sự biết on chân thành đến PGS.TS Dao Thanh Trường —người đã giúp tác giả định hướng van đề nghiên cứu chuyên sâu này và tạo điều

kiện dé tác giả có cơ hội tham gia các hoạt động nghiên cứu, khảo sát của Dé tài cấp

Nhà nước: "Chính sách quản lý DĐXH doi với NNL KH&CN CLC của Việt Namtrong bối cảnh hội nhập quốc tế" (Mã số đề tài: KX01.01/16-20) giai đoạn 2016-

2018, thuộc Chương trình KH&CN trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020:

"Nghiên cứu những vấn đề trọng yếu về khoa học xã hội và nhân văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”(KX01/16-20) Sự tận tình chỉ bảo của hai thầy đã giúp cho tác

giả có điều kiện hoàn thành luận án.

Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các Thầy, Cô thuộc Khoa Khoahọc Quản lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, DHQGHN, đặc biệt làngười thầy đáng kính - Thày Vũ Cao Đàm đã truyền đạt những kiến thức và kinhnghiệm bồ ích cho tác giả trong quá trình học tập tại và thực hiện luận án Cuốicùng, Tác giả cũng gửi lời cảm ơn đến gia đình, đồng nghiệp tại Viện Chính sách vàQuản lý , bạn bè đã hết lòng giúp đỡ, động viên tạo mọi điều kiện trong quá trìnhhọc tập, nghiên cứu hoàn thành luận án Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng chắc chắnluận án không tránh khỏi những thiếu sót Tác giả xin trân trọng mọi ý kiến góp ý,

bồ sung của Quy thầy, cô, bạn bè và đồng nghiệp cho luận án của mình

Xin trân trọng cảm ơn

NCS Nguyễn Thị Quỳnh Anh

Trang 5

2 Ý nghĩa của Luận ánn s-s- << s£©s£©s£ESs£Es£Es£EsExEEstrserstsstrsrrserssrse 12

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận áñ s- <5 «sssesse 13

4 Phạm vi nghién CỨU d 6 9< 9 5 9 9 99 99.99.000.000 809 9ø 13

5 Đối tượng nghiên €ỨU s- << 5° s° s£ sSsEssEssEssEseEseEseEsesseseessesserserserserse 14

6 Mẫu khảo SAt «s9 eESE4.E774E7744 7784078409409 0n9seprrde 14

7 Câu hỏi nghiÊn CỨU - <5 << << 0.0 9080800640868 906 14

8 Giả thuyết nghiên €ứu se «se +se++£+s+©vseEvseExetrseetserkssraserssrrssre 14

9, Phương pháp nghién CỨU s- 5G 9% 9 9998489999 55 9596596584 86 15

10 Kết cấu của luận án s- << s£©s£©ss©ss£EsEseSssExseEsersetsstsserserssrssse 18

3:98 19)80)0160755 20

CHUONG 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VE CHÍNH SÁCH THU HUT NGUON NHAN LUC KHOA HOC VA CONG NGHE CHAT LƯỢNG CAO TAI TRƯỜNG DAI HỌC TRONG BOI CANH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LAN THU TƯ 2° 2£ << s£©ss£©ss£Essesssessezssessee 20

1.1 Tổng quan nghiên cứu về di động xã hội va thu hút nguồn nhân lực khoahọc và công nghệ chất lượng CAO 5-s- << 5< se se se sEssessesesseesersersersese 211.1.1 Nghiên cứu về van đề thu hút nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chat

LUD ING COO casesscssscsssccscsscceccscccsecssccssccsecsscccsccsscssocssccssccsscesesssccssessessscssscsscessssscsssessoesees 21

1.1.2 Nghiên cứu về hoạch định và thực thi chính sách thu hút nhân lực khoa

học và công NGHE Chất WONG CŒO co << 0 TH 00000906 31

Trang 6

1.2 Tổng quan nghiên cứu về tác động của Cách mang công nghiệp lần thứ tưđến chính sách thu hút nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao đến các

CHUONG 2 CO SỞ LÝ LUẬN VE CHÍNH SÁCH THU HUT NGUON NHÂN

LỰC KH&CN CHAT LƯỢNG CAO TẠI TRUONG DAI HỌC VAN DUNG

QUY LUAT DI DONG XA HOI TRONG BOI CANH CACH MANG CONG

NGHIỆP LAN THU TƯ 5< 22s s2 ss£Ss£Es£EssES££xstvseEseEsersserszrssrssrse 56

2.1 Các khái niệm CO Đảin - 5 << 2 9 9 9 9.99 99694 091 99906 04.0 56

2.1.1 Khái niệm nguôn nhân lực khoa học và công nghệ . -s «: 56

2.1.2 Nguồn nhân lực khoa hoc và công nghệ chất lượng €q0 -se- 572.2 Di động xã hội và quy luật di động xã hội của nguồn nhân lực khoa học vàcông nghệ chất lượng cao trong trường đại học -s s-ss<csecsecsessess 612.2.1 Khái niệm và phân loại di động Xã hội ả -.o sen gen, 61

2.2.2 Quy luật di động xã hội của nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chất

2.2.3 Tác nhân thúc day di động xã hội của nguồn nhân lực khoa học và côngnghệ chất lượng cao trong trường đại học -eecesccecceceeseesceereertesrssreerse 65

2.3 Thu hút nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao trong

trường đại HỌC - 0< 5< sọ Họ 0.00 000000000009 9ø 67 2.3.1 Khái HIỆH thu Nit ú o << << HH KH HH 4004080808080 01080000 806 67

Trang 7

2.3.2 Những đặc điểm của thu hút nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chất

lượng cao trong trường đại học thích ứng với Cách mang công nghiệp lần thứ tw69

2.4 Quy luật di động xã hội vận dụng trong xây dựng khung chính sách thu hút nguôn nhân lực khoa học và công nghệ chât lượng cao đôi với các trường

2.4.1 Quy luật di động xã hội trước và trong bối cảnh Cách mạng công nghiệplẦH tH C00 sesssssssssssssssesssssssssssssssessssssssssssssssssssssesssssssesssssssesssssssssssssssesssssssesssssnsesesssnes 72

2.4.2 Phát triển các vùng tring trong thu hút nguôn nhân lực khoa hoc và côngnghệ chất lượng cao đến trường đại học trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp

LẦN ttt C00 sesssssssssssssssssssssssssssssssessssssssssssssesssssssesssssssesssssssesssssssesssssssesssssssesssssssesssssnes 752.5 Chính sách thu hút trong phat triển nguồn nhân lực khoa học và công

NGhE ChAt IWONY CAO NNNẽ"" 78

2.5.1 Khái HIỆH CHINN SỐCÌH ả o 5© S0 9 TH 00000 000800896 78

2.5.2 Thu hút trong chính sách phát triển nguôn nhân lực khoa học và côngnghệ chất lượng cao trong trường đại NOC e«-csecesccecceeeeseesreersertssrssrssree 802.5.2.1 Chính sách dự HguỖH - 55s cSEE SE 2 22121121 11211211 1ckkrree 80

2.5.2.2 Chính sách tht Niit ccscscrcsscesosscssessessssssssscsscescescsscssssssssssssssssssssssessessnees $1

2.5.2.3 Chính sách Sử dung ú so << sọ Họ lọ TT 000090004 06001 06 83 2.5.2.4 Chính sách: dG ÍQO << << Họ HH HH 0606808 8 0e 832.5.2.5 Chính sách liên kết hợp tác . -e-escescceeeestssteertestssteereertertssrssrsee 842.5.2.6 Chính sách hỗ trợ liên qua khác . -scce<cesccseeeeesscseeseeteerssrssesee 84

2.6 Khung phân tÍCÌh d << << 9 499994 5894.9894999499958949899499488998894889899486996 85

Ti Ket CHUONG 2111088 88

CHUONG 3 CHÍNH SÁCH THU HUT NGUON NHÂN LUC KHOA HOC

VÀ CÔNG NGHỆ CHAT LƯỢNG CAO TẠI ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NỘI:

THUC TRẠNG, TÁC DONG VA RÀO CẢN sc-sccsscesecsserssersse 893.1 Một vài tong quan về vấn đề thu hút nguồn nhân lực khoa học va công

nghệ chat lượng cao tai VIỆT ÏNam - 5-5 <5 s9 090 050084 84 60 90

Trang 8

3.2 Các yếu tố thu hút nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng caotại DHQGHN trong bối cảnh Cách mang công nghiệp lần thứ tư 943.2.1 Lịch sử phát triỂn và tam ANIN -scs se se csecsessesseseEsersersersersesee 95

3.2.2 Xu hướng tự Chủ tự CHỊU rach HÌÏHÏỆHH Go Hinh 0 g0 98

3.2.3 Xu hướng phát triển mô hình quản trị đại NOC e es-esccseceecsecssesee 993.2.4 Hệ thong các tổ chức KHK&CÌN eosccscesceseeeetssreereertstrssrssrssssee 1013.2.5 Liên kết giảng dạy — nghiên cứu — sản xuất — thương mại hóa 101

3.3 Thực trạng chính sách thu ÏhÚ ( - s5 5% 955.99 5999 558969845 103

3.3.1 Chit trương tht TIÚÍ << << HH HH 000068808 608 103

3.3.2 Các chính sách tạo luÔng đẾn - .-e-ce-cesces©csvcescseeeseteetssrsesesresre 1053.3.3 Chính sách tạo ludng di động tại Chỗ -e csccsccsecsscsseeseesersessesssse 122

3.3.4 Một số chính sách liên quan dén công cụ thu hút khác « 1253.4 Đánh giá tác động của chính sách thu hút nguồn nhân lực khoa học vàcông nghệ chat lượng cao tại Dai học Quốc gia Hà Nội - 1333.4.1 Tác động đến hoạt động nghién cứu - -s-cescceeceecsscsseseeesscsee 133

3.4.2 Tác động dén hoạt động đào tẠO ee-cescceccesceseeseeeerseteereeerssrseresrssre 1383.4.3 Tác động dén hoạt động hop tác trong nước và QUOC Ế -.« -«- 140

3.5 Một số hạn chế và rào cản trong chính sách thu hút nguồn nhân lực khoa

học và công nghệ chất lượng cao tại Dai học Quốc Gia Hà Nội 145

3.5.1 MGt SO NAN CHE 7n nh naaaấa 1463.5.2 MOt 56 1QO CON sesvecsesssssssssesseessessessesnssasesnesneenseasesnesncenseaucsuesaceaeauesaeeseeaseaseeses 150

Trang 9

4.2 Khung chính sách thu hút nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao đến trường đại hỌc - 2s cscssssssevserssrssrssrrserssrssrssesse 159 4.2.1 Khung chính sách thu ÏUÚ( co << << S9 1.999 09006089 6884 18956 159 4.2.2 Xây dựng Ma trận tạo luồng di động trong thu hút nguồn nhân lực khoa

học và công nghệ chất lượng cao đến trường đại học trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 1AM thie tif e-ce- se ©es©eecsEee+esEEsEEsEEseEteExetrsereetsettserssresrkssrssrsee 162 4.3 Nhóm chính sách tăng cường các loại hình di động đến các trường đại học

trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư .s ° s2 5° se< 168 4.3.1 Thu hút nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao đến làm

việc, chuyển giao tri thức theo dự GN/dé tài -e esccsccsecescsseeeeessesseseeseersssse 168 4.3.2 Thiết lập mang lưới chuyÊn gÌ4 escsce<ceecsseeseeeeesesseeeeetsersesssrssse 175 4.4 Nhóm giải pháp ưu tiên thu hút các luồng di động của nguồn nhân lực

khoa học và công nghệ chất lượng cao thông qua nền tang số hóa 179

4.4.1 Tuyển dụng và cung ứng sử dụng nên tảng blockchain .« 179

4.4.2 Phát triển các mô hình tổ chức tinh gọn, thông MINN «- 187

4.4.3 Xây dựng và phát triển các công thông tin di động cia NNL KH&CN 188

4.5 Điều kiện thực hiện các giải pháp -s-s° sscs=ssessessesserssessesse 190 4.5.1 Điều kiện can: Tăng cường các chính sách tạo động lực cho nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao di động đến ĐHQGHIN 190

4.5.2 Điều kiện đủ: Xây dựng và phát triển mô hình dai học thông mỉnh 194

0 )8{ 7010 198

00090007 199

DANH MỤC CONG TRINH KHOA HỌC CUA TÁC GIA LIEN QUAN DEN 0/9009 IO 201

TÀI LIEU THAM KHAO << ©s£ssss+s£EsseEsserseEssersserseessersee 202

PHU LLỤCC 55 < 5< < 5< 5< SH II 0000808 000086 214

Trang 10

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT

Trang 11

DANH MỤC BANG

Bảng 2.1 Một số loại hình di động xã hội của nguồn nhân lực khoa học và công

Bang 2.2 So sánh khái niệm thu hút nhân tài và tuyển dụng . -5 68

Bang 2.3 Một số công cụ thu hút nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng

Bảng 2.4 So sánh di động xã hội của nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chấtlượng cao trước và trong Cách mạng công nghiệp lần thứ tư - 74

Bảng 2.5 Ma trận đánh giá tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến di

động xã hội và chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đến các trường

Bảng 2.6 Các vùng trũng trong trường đại hỌcC - - + s + ssetrssreereerrs 76

Bảng 2.7 Yếu tố thu hút nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao đếntrường đại hoc - -.- cv 91T TH TH TH HH HH TH HH HH 85

Bảng 2.8 Một số đối tượng nhân lực cần thu hút trong trường đại học Loại hình Cụ

Bang 3.1 Một số đề án chính sách trong thu hút nhân lực KH&CN CLC 106Bảng 3.2 Số lượng cán bộ khoa học, tỷ lệ CBKH có trình độ tiến sĩ, TSKH, tỷ lệgiáo sư, phó giáo sư; tỷ lệ CBKH có bài báo công trình khoa học giai đoạn 2016-

"01 108

Bảng 3.3 Một số kết quả thu hút NNL KH&CN của ĐHQGHN giai đoạn

2016-"01 108 Bảng 3.4 Thời gian công tac của chuyên gia nước ngoài tại ĐHQGHN năm 2018 (N = “5ö 111

Bảng 3.5 Số lượng cán bộ là người nước ngoài làm việc tại DHQGHN 119

Bảng 3.5 Số PTN (PTN), TTNC (TTNC), số doanh nghiệp, vườn ươm khoa họccông nghệ của DHQGHN giai đoạn 2016-20119 5c csSvstsrirrrrrerrrses 124

Trang 12

Bảng 3.6 Đối chiếu hiệu quả sau đầu tư khai thác hệ thống trang thiết bị ở một sốđơn vị giai đoạn 2005-2015 - - - c1 11111101111 1111111011 11 ng ng ng nrệp 132Bảng 3.7 Số lượng phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích; tư vấn chính sách củaDHQGHN giai doan 2016-2019 2010757 137

Bang 3.7 Ly do nguồn nhân khoa học va công nghệ chất lượng cao không trở về

Bảng 3.8 Nguyên nhân để nhân lực KH&CN CLC quay lại làm việc tại Việt Nam

Bang 3.9 Nguyên nhân quay trở lại/ở lại nước ngoài làm việc va học tập (%) 148

Bảng 3.10 Bảng tương quan học hàm học vị và việc đi làm thêm tại ĐHQGHN

Bảng 3.11 Mối liên hệ giữa loại hình công việc tham gia cộng tác với các cơ quan

ngoài đơn vị công tác và đơn vị công tác của nhân khoa học và công nghệ chât

lượng cao DHQGHN (9) - Ghi krh 150 Bảng 3.12 Đánh giá rào cản trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách quản

lý di động xã hội của nhân lực KH&CN CLC tại 04 đơn vi (%) - 153Bảng 3.13 Nhận định về các rào cản theo chức vụ tại ĐHQGHN (tỷ lệ %) 153Bảng 3.14 Nhận định về các rào cản theo lĩnh vực chuyên môn tại ĐHQGHN (tỷ

ID 154

Bảng 4.1 Khung mẫu của chính sách thu hút NNL KH&CN CLC vận dụng lý

thuyết về DĐXH trong bối cảnh CMCN lần thứ tư .¿ -¿©2¿55e+csz5cs2 159

Bang 4.2 Ma trận tạo luồng đến đối với NNL KH&CN CLC đến trường DH vận

dụng lý thuyết DĐXH -¿- 2525222 EEEEEE121121121121121211111 111111 re 163Bang 4.3 Ma trận tạo luồng đi đối với NNL KH&CN CLC vận dung lý thuyết diAGN XA NGL ee = 167

Bang 4.4 Ma trận vai trò của các bên trong phát triểnnguồn nhân khoa học và công

nghệ chat lượng cao đến Việt Nam làm việc - 2-2222 s+xezxzzre+rxrred 178Bảng 4.5 Phân tích SWOT UBER nhân lực R&D tại Việt Nam 186

Trang 13

DANH MỤC HÌNH VE

Hình 2.1 Khái niệm nhân lực khoa học và công nghệ và đổi mới - -cs¿ 60

dưới tiếp cận lý thuyết di động xã hộii 2 2 2 E+EE2EE2EESEEEEEEEEEEEerkrrkrrer 60

Hình 2.2 Chỉ số năng lực cạnh tranh tài năng toàn cầu - ¿55+ 69

Hình 2.3 Các chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học và 80

công nghệ chat lượng cao trong trường đại học từ tiếp cận di động xã hội 80

Hình 4.1 Khung định hướng chính sách thu hút nguồn nhân lực - 158

Hình 4.2 Sử dụng blockchain trong xác minh cấp băng đại học - 180

Hình 4.3 Sơ đồ Hệ thống quản lý tuyên dụng dựa trên Blockchain và 182

Hệ thống quản lý NNL dựa trên blockchain - 2-2 522522 £+£++£x£zEzz£z+cseẻ 182 Hình 4.4 Thành phần tham gia UBER nhân lực NC&TK 2-2-5: 184 Hình 4.5 Quản lý dữ liệu nghiên CỨU 5 5 E23 1E 91119112 11311 sskksekre 197

Trang 14

Biểu đồ 3.3 Số lượng cán bộ nghiên cứu — giảng viên quốc tế và tỷ lệ phân bố ở các

đơn vi tại ĐHQGHN năm 2016 - . (G2 3121111211114 118111811 1181118211181 kE 113

Biểu đồ 3.4 Số sinh viên nước ngoài đến ĐHQGHN Giai đoạn 2016-2019 120

Biểu đồ 3.5 Số sinh viên trao đổi nước ngoài của ĐHQGHN - - 121

bì 0:1i02010206 071757 121

Biểu đồ 3.6 Số lượng các bài báo khoa học của ĐHQGHN được xuất bản giai đoạn

“0h 0n 135Biểu đồ 3.7 Số lượng bài báo ISI và/hoặc Scopus của các đơn vị năm 2018 136Biểu đồ 3.8 Số cán bộ của ĐHQGHN đi nghiên cứu và giảng dạy tại nước

ngoài(đơn Vi: lƯỢT IBƯỜI) c2 119119 SH HH TH HH nh 146Biểu đồ 3.9 Tỷ lệ nhân khoa học và công nghệ chất lượng cao 149

tại DHQGHN tham gia cộng tác với bên ngoài (%) Nguồn: Số liệu khảo sát của Dé

tài KX01.01/16-20 năm 2) Ïổ - 5 5< + kg TT re 149Biểu đồ 3.10 Động cơ liên quan đên công việc thúc đây sự di động của nguồn nhânkhoa học và công nghệ chất lượng cao ở nước ngoai về làm việc (%) - 152

10

Trang 15

MO DAU

1 Ly do chọn dé tai

Hội nhập quốc tế, đặc biệt là Cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tu

đã tạo nên những cú hích lớn về sự phát triển của công nghệ, thúc đây các quốc giatìm kiếm các giải pháp quản trị thông minh trên mọi lĩnh vực Điều này cũng mang

đến những cơ hội và những thách thức trong thu hút và sử dụng nguồn nhân lực khoa

học và công nghệ chất lượng cao (NNL KH&CN CLC) với các tổ chức, các quốc giahiện nay trong cuộc cạnh tranh toàn cầu Theo Klaus Schwab — người đưa ra thuậtngữ CMCN lần thứ tư, tài năng, hơn cả vốn, sẽ đại diện cho yếu tố sản xuất

Theo lý thuyết về di động xã hội (DĐXH) - (social mobility), NNL KH&CNCLC là một lực lượng đặc biệt có khả năng di động dé tìm kiếm cơ hội phát trién.Trong suốt những thé kỷ trước, DDXH của NNL KH&CN CLC gắn liền với quátrình di cư giữa các quốc gia Đối với các trường đại học, DĐXH đã tạo nền tảngcho sự ra đời và phát triển, sự tích hợp và lan tỏa của các ngành khoa học liênngành, liên bộ môn và hơn hết là sự ra đời của các loại hình tổ chức mới, các mạnglưới làm việc ảo hoàn toàn khác biệt với các hình thức làm việc trước đây Dướitác động của CMCN lần thứ tư, đi động của NNL KH&CN ở các trường đại họctrở nên đa dạng hơn, làm thay đổi các thiết chế quản trị và các triết lý trong thu hútnguồn lực của loại hình tổ chức đặc biệt này Điều này đòi hỏi cần có một triết lý mới

trong thu hút NNL KH&CN CLC Việc vận dụng lý thuyết DĐXH trong hình thành

một khung chính sách thu hút NNL đặc biệt này ở các trường DH thích ứng với bốicảnh hội nhập quốc tế và cuộc CMCN lần thứ tư có lẽ là thích hợp và hữu ích

Đại học Quốc gia Ha Nội (DHQGHN) là một trong những đơn vi dao tạohàng đầu của Việt Nam với NNL KH&CN CLC chiếm tỷ lệ cao Trước những tác

động của hội nhập quốc tế và CMCN lần thứ tư, NNL KH&CN CLC tại

ĐHQGHN có xu hướng di động ngày càng mạnh, đặc biệt là di động không kèm di

cư Bối cảnh Cách mạng mới này cũng tạo ra nhưng yêu cầu thay đổi trong triết lýphát triển NNL KH&CN CLC nói chung, và tại các trường đại học nói riêng

Trước sự cạnh tranh về NNL và yêu cầu thích ứng với bối cảnh hội nhập quốc tế

và CMCN lần thứ tư, ĐHQGHN cần có những điều chỉnh, những giải pháp để thuhút NNL KH&CN CLC Từ những phân tích trên, NCS dé xuất hướng nghiên cứu

11

Trang 16

về vận dụng quy luật di động xã hội trong chính sách phát triển NNL KH&CN

CLC trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Nghiên cứu trường hợp ĐHQGHN)

Tu nghiên cứu trường hợp tai DHQGHN, luận án sẽ tập trung phân tích khungchính sách và các giải pháp dé thu hút NNL KH&CN CLC đến các trường đại họctrong bối cảnh hội nhập quốc tế và CMCN lần thứ tư hiện nay

2 Ý nghĩa của Luận án

2.1 Ý nghĩa lý thuyết của luận án

Luận án góp phần xây dựng lý thuyết DĐXH trong phát triển nguồn nhân lựcKH&CN, cụ thé là trong thu hút nhân lực và chính sách thu hút NNL KH&CN CLC

ở các trường đại học trong bối cảnh hội nhập quốc tế và thích ứng với cuộc CMCNlần thứ tư:

- Lam rõ nội ham của khung chính sách thu hút NNL KH&CN CLC trong

trường đại học.

- Nhận diện những tác động của CMCN lần thứ tư với quy luật di động xã

hội của NNL KH&CN CLC.

- Vận dụng quy luật DĐXH trong nghiên cứu về khung chính sách thu hút

NNL KH&CN CLC ở trường đại học.

2.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận án

Luận án mong muốn đóng góp cho việc cung cấp các luận cứ cho quá trìnhhoạch định chính sách thu hit NNL KH&CN CLC tại các trường đại học trong bốicảnh hội nhập quốc tế và CMCN lần thứ tư:

- Phân tích sự cần thiết của việc vận dụng quy luật DĐXH trong việc xây

dựng khung chính sách thu hút NNL KH&CN CLC tại các trường đại học trong bối

cảnh hội nhập quốc tế và CMCN lần thứ tư

- Nhận diện những nội dung trong khung chính sách thu hút NNL KH&CN

CLC tại các trường DH trong bối cảnh hội nhập quốc tế và CMCN lần thứ tư

2.3 Tính mới của luận án

Tính mới của luận án thé hiện qua hai nội dung: (1) Vận dụng quy luật vềDĐXH để phân tích các vấn đề thu hút NNL KH&CN CLC ở các trường ĐH màbối cảnh hội nhập quốc tế và CMCN lần thứ tư đặt ra; (2) Xây dựng khung chính

12

Trang 17

sách thu hút NNL KH&CN CLC ở các trường đại học thích ứng với bối cảnh hộinhập quốc tế và CMCN lần thứ tư.

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

- Đề xuất vận dụng quy luật DĐXH trong xây dựng khung chính sách thu hútNNL KH&CN CLC đến trường đại học thích ứng với bối cảnh CMCN lần thứ tư

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Y Phân tích cơ sở lý luận về chính sách thu hút NNL KH&CN CLC ở

trường đại học trong bối cảnh CMCN lần thứ tư;

Vv Phân tích quy luật DĐXH và việc vận dụng trong chính sách về thu hút

NNL KH&CN CLC trong bối cảnh CMCN lần thứ tư;

vx Phân tích thực trạng và tác động của chính sách thu hút NNL KH&CN

CLC tai DHQGHN và đánh giá các rào can;

VY Đề xuất khung chính sách thu hút NNL KH&CN CLC tại trường đại học

trong bối cảnh CMCN lần thứ tư

4 Phạm vỉ nghiên cứu

Y Pham vi thời gian: 2016-2020 Day là giai đoạn DHQGHN có nhiều

chính sách trong phát triển nguồn nhân lực KH&CN CLC và dần tiếpcận với những tác động của CMCN lần thứ tư đến quản trị đại học

v¥ Pham vi không gian: DHQGHN

* Phạm vi nội dung:

Do giới hạn về nguồn lực thực hiện nghiên cứu, luận án chỉ tập trung vào

một số phạm vi nội dung cụ thể như sau:

+ Phân tích việc vận dụng quy luật di động xã hội trong chính sách thu hútNNL KH&CN CLC, gan với chu trình chính sách phát triển NNL KH&CN CLC.Trong chu trình phát triển NNL KH&CN CLC, thu hút là khâu quan trọng nhất vậndụng quy luật di động xã hội Việc vận dụng quy luật di động xã hội trong việc xâydựng khung chính sách thu hút nhân lực KH&CN chất lượng cao đến “các vùngtrũng” tại trường đại học thích ứng với bối cảnh hội nhập là cuộc Cách mạng côngnghiệp lần thứ tư là vấn đề nội dung trọng tâm trong nghiên cứu này

+ Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả tập trung phân tích vấn đề

13

Trang 18

nghiên cứu đặt trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư Việc thích

ứng và hội nhập với bối cảnh Cách mạng mới đặt các trường đại học trong việc

chuyên đổi số và chuyên đổi các phương thức quản trị mới, có tính hệ thống vàliên kết với các thành tố của hệ sinh thái đổi mới Điều này dẫn đến những nhucầu hội nhập mới của trường đại học với các xu hướng phát triển nguồn nhân lựcchất lượng cao trong khu vực và trên thế giới hiện nay

5 Đối tượng nghiên cứu

- Chính sách thu hút NNL KH&CN CLC tại trường đại học vận dụng quy

luật di động xã hội.

6 Mẫu khảo sát

- Nhân lực KH&CN CLC tai DHQGHN.

- Chính sách thu hút NNL KH&CN CLC của DHQGHN.

7 Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu chủ đạo:

(1) Vận dụng quy luật di động xã hội như thế nào trong chính sách thu hútNNL KH&CN CLC đến các trường đại học trong bối cảnh cuộc CMCN lần thứ tư?

Câu hỏi nghiên cứu phụ:

(1) CMCN lần thứ tư tác động như thế nào đến di động xã hội và chính sáchthu hút NNL KH&CN CLC đến trường đại hoc?

(2) Thực trạng chính sách thu hút NNL KH&CN CLC tại DHQGHN hiện nay

và những rào cản?

(3) Đặt trong mục tiêu phát triển NNL KH&CN CLC tại trường đại học, chínhsách thu hút NNL KH&CN CLC của trường đại học trong bối cảnh CMCN lần thứ

tư cần có những nội dung nào?

8 Giả thuyết nghiên cứu

- Giả thuyết chu đạo: Van dụng quy luật về di động xã hội của nhân lực

KH&CN chất lượng cao, đại học cần chủ động tạo ra “các vùng trũng” dé nham thuhút nhân lực KH&CN chat lượng cao trong bối cảnh CMCN lần thứ tư gắn với các

chức năng của trường đại học Chính sách thu hút NNL KH&CN CLC của trường

đại học cần tạo ra các luồng di động đến, luồn di động đi và chủ động tạo ra cácluồng di động đi quay trở lại làm việc nhằm đảm bảo tuần hoàn chất xám

14

Trang 19

- Giả thuyết phụ:

(1) CMCN lần thứ tư tạo ra các phương tiện thúc day các loại hình di động

xã hội của nhân lực KH&CN chất lượng cao, đặc biệt là di động không kèm di cư.Chính sách thu hút NNL KH&CN CLC trong CMCN lần thứ tư thay đổi từ triết lý

“giữ chân nhân lực” sang triết lý “tuần hoàn chất xám”, gắn phát triển NNLKH&CN CLC với chuyển đổi số và việc phát triển các “vùng tring” trong trườngđại học.

(2) Chính sách thu hút nhân lực KH&CN CLC/nhân tài là một ưu tiên củaĐHQGHN Tuy nhiên, các chính sách vẫn chủ yếu tập trung vào việc thu hút từngloại đối tượng nhân lực, chưa thực sự đảm bảo được các luồng di động nhằm đảmbảo tuần hoàn chất xám Tình trạng chảy chất xám, hiện tượng đa vị thế nghềnghiệp vẫn còn diễn ra khá phổ biến

(3) Về cơ cấu, chính sách thu hút NNL KH&CN CLC trên cơ sở vận dụngquy luật DĐXH dành cho hai đối tượng thu hút: “nhân lực theo hợp đồng côngviệc” và “nhân lực tạm thời” Trong quá trình thích ứng với CMCN lần thứ tư, việclựa chon các nền tảng công nghệ 4.0 trong quản lý nhân lực và thu hút theo dự án là

các giải pháp bước đầu trong quá trình các trường đại học dần hình thành các vùngtrũng dé đảm bảo tuần hoàn chất xám

9 Phương pháp nghiên cứu

9.1 Cách tiếp cận

* Tiếp cận xã hội học

DĐXH là một khái niệm xã hội học Một số lý thuyết xã hội học có thể sử

dụng trong phân tích DĐXH của NNL KH&CN CLC (Thuyết xung đột, Thuyết phát

triển) Trong thuyết xung đột chỉ ra rằng, khi tự do cá nhân của mỗi người bị tước bỏthì sẽ mất đi nguồn động lực của sự phát triển xã hội, sự thăng tiễn xã hội của con

người sẽ bị triệt tiêu Như vậy, khi nghiên cứu về DĐXH của cộng đồng khoa học

cần chú ý xem xét các điều kiện kinh tế - xã hội có tạo ra sự tự do, bình đăng trongviệc lựa chọn cơ hội để thăng tiến cho mỗi cá nhân và cộng đồng khoa học haykhông Thuyết xung đột xã hội giải thích sự DĐXH bắt nguồn từ những biến đổicủa xã hội Lý thuyết phát triển cho phép chúng ta xem xét sự DĐXH của cộng

đông khoa học trong sự chuyên đôi, phát triên của xã hội, tránh được cách nhìn

15

Trang 20

tĩnh tại Trên cơ sở đó có được các dự báo về xu hướng DĐXH Dựa trên nguyên

lý của sự phát triển các nhà nghiên cứu có được cách nhìn biện chứng từ trong quá

trình đổi mới với hàng loạt nhân tố ảnh hưởng tới sự DĐXH của cộng đồng khoahọc và cũng có nhiều hệ quả kinh tế - xã hội của DĐXH để lại Một số học giảcũng cho răng, những hoạt động tinh thần của con người đối với sự phát triển của

xã hội là không thể phủ nhận được Những hoạt động này, đứng ở vị trí hàng đầu

trong những nhân tố phi kinh tế đã rất đáng được nghiên cứu và phân tích không

chỉ trong sự lệ thuộc mà còn ở dạng độc lập tương đối của nó đối với hoạt độngkinh tế thuần túy Vì vậy, cần nhìn nhận việc thu hút NNL KH&CN CLC khôngchỉ dựa vào công cụ về vật chất mà còn xem xét nhu cầu của cá nhân họ về mộtmôi trường phi vật chất

* Tiếp cận chính sách

Theo tác giả Vũ Cao Đàm (2011), chính sách là một thiết chế xã hội, quyđịnh việc đối xử với các thành viên của cộng đồng xã hội, để họ hành động theomục dich mà chủ thé chính sách đặt ra cho sự nghiệp phát triển xã hội Mục đích cơbản của chính sách, trước hết, là tác động vào từng cá nhân, nhằm tao ra sự biến đôi

của họ phù hợp với mục tiêu phát triển mà hệ thống đang hướng tới Trước khi đưa

ra một chính sách thực thi trong thực tế, cần đưa ra một khung chính sách với đầy

đủ các dự báo về tác động của chính sách, hệ quả/hệ lụy, kết quả của chính sách,

phân hóa xã hội của chính sách Từ tiếp cận chính sách, luận án sẽ nhận diện sự

thay đổi trong triết lý thu hút NNL KH&CN CLC trước và sau khi CMCN lần thứ

tư ra đời Từ đó, xây dựng khung chính sách thu hút NNL KH&CN CLC đến các

trường DH thích ứng với những tác động của CMCN lần thứ tư.

* Tiếp cận từ Lý thuyết hệ thống

Theo lý thuyết hệ thống, triết lý là tư tưởng cốt lõi chi phối “khung mẫu”(paradigma)' của hệ thống Triết lý có thé định nghĩa là một tư tưởng cốt lõi củamục đích, một tín nhiệm (believe) hoặc hệ tín nhiệm (system of believe) bao trùm,điều khiển hoặc chi phối mọi hành vi của hệ thống.[Vũ Cao Đàm, 2016] Triết lý

tạo dựng hệ quan điểm, hệ chuẩn mực của hệ thống, hệ khái niệm Khi thay đổi triết

! Khung mẫu (paradigma) là khái niệm trong lĩnh vực triết học về khoa học, nói về khung mẫu của một lý thuyết khoa học, do Thomas Kuhn đưa ra trong công trình nôi tiếng “The structure of scientific revolutions” Nguồn: Vũ Cao Đàm, 2016 Bài giảng

Lý thuyet hệ thong, Trang 33.

16

Trang 21

lý của hệ thống quan lý KH&CN, chủ thé điều khiển tác động đầu vào (inputs) của

hệ thông nhằm thay đôi hành vi của đối tượng điều khiến, từ đó dẫn đến những thayđổi cả đầu ra (outputs) thực hiện mục tiêu, trong quá trình này, chủ thể điều khiệnnhận các phản hồi đề từ đó tiếp tục đưa ra các lệnh điều khiển phù hợp hơn Tiếpcận hệ thống này được sử dụng trong luận án khi phân tích khái nệm NNLKH&CN CLC.

Từ tiếp cận hệ thống có thé phân tích hệ thống KH&CN luôn vận động và

phát triển dưới sự tác động của môi trường: môi trường bên trong nội tại của hệthống (sự thay đổi từ chính các phần tử của hệ thống, tương tác giữa các phần từnày với nhau) và môi trường bên ngoài (tương tác giữa hệ thống với các tác động từmôi trường bên ngoài, với các hệ thống khác)

* Tiếp cận về quản lý khoa học, công nghệ và đổi mới

Theo tiếp cận này, khoa học ngày nay đã trở thành một hoạt động nghềnghiệp của một cộng đồng xã hội Đây là một dạng hoạt động xã hội đặc biệt, định

hướng theo các mục đích cơ bản như sau: Phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận

thức về thế giới khách quan; sáng tao các sự vật mới, phát triển các phương tiện cải

tạo thế giới khách quan Hàng loạt khái niệm ra đời gắn với ý nghĩa này, trong đó

có khái nệm NNL KH&CN CLC Nghiên cứu xã hội về khoa học và công nghệcũng chỉ ra những hiện tượng trong cộng đồng khoa học như hành chính hóa khoa

học, đẳng cấp hành chính trong tổ chức khoa học và các thuật ngữ liên quan nhưchuẩn mực, triết lý của chính sách phát triển hoạt động KH&CN [Vũ Cao Đàm,

2009] Cần xem xét, phân tích đặc điểm của hoạt động KH&CN trong khu vực các

tổ chức KH&CN hàn lâm, trong trường đại học dé từ đó tìm ra những rào cản, tháchthức trong việc thu hút NNL KH&CN CLC.

9.2 Phương pháp

a Nghiên cứu tai liệu

Phân tích các nguồn tư liệu, số liệu có liên quan trong và ngoài nước - deskstudy (thu thập tài liệu, phân tích tài liệu, tổng hợp tài liệu) từ các nguồn OECD,World Bank, EU, tạp chí trong nước và quốc tế về tác động của CMCN lần thứ tưvới việc thu hút nhân lực KH&CN CLC trong các trường DH Căn cứ các tài liệuthu thập, tác giả sẽ phân tích, đánh giá, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến việc

17

Trang 22

hình thành khung chính sách thu hút NNL KH&CN CLC đến trường DH vận dụngquy luật DĐXH trong bối cảnh CMCN lần thứ tư.

b Điêu tra bảng hỏi

Tác giả là một thành viên tham gia Đề tài “Chính sách quản lý DĐXH đổi

với NNL KH&CN CLC của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế" (Mã số dé

tài: KX01.01/16-20) thuộc Chương trình KH&CN trọng điểm cấp quốc gia giai

đoạn 2016-2020: "Nghiên cứu những vấn đề trọng yếu về khoa học xã hội và

nhân văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”(KX01/16-20) Nghiên cứu này kế

thừa và chọn lọc số liệu điều tra để phân tích, đánh giá một chiều cạnh khác của

Bộ số liệu điều tra khảo sát — đó là chính sách thu hút NNL KH&CN CLC của 1

trong số đơn vị khảo sát là ĐHQGHN

- Dung lượng mẫu khảo sát: 261 cán bộ của DHQGHN và 11 phiếu khảo sátcác tô chức (ĐHQGHN, Viện Việt Nam học và KHPT, DH Kinh tế, ĐH Côngnghệ, DH Giáo dục, DH KHTN, DH Việt Nhat, ĐHKHXHNV, DH Ngoại ngữ,Viện Trần Nhân Tông, Viện Vi sinh và Công nghệ sinh học) Nhóm nhân lựcKH&CN CLC tại DHQGHN có học vị tiến sỹ trở lên

- Nguyên tắc chọn mau: Phương pháp chọn mẫu mở rộng dan (chọn mẫu Qua

bóng tuyết snowball sampling) Các thông tin do nhóm mẫu đầu tiên cung cấp có thêgiúp tiếp tục mở rộng các nhóm phỏng van tiếp theo, có thé do nhóm thứ nhất giới

thiệu hoặc là các nhóm liên quan.

c Phỏng vấn sâu: Các cán bộ quản lý; Nhóm các chuyên gia nghiên cứu

(trong các lĩnh vực như chính sách, quản lý KH&CN, xã hội học), nhân lực KH&CN, nghiên cứu viên người nước ngoài đã/đang cộng tác/làm việc trong

ĐHQGHN Do hạn chế về kinh phí và thời gian thực hiện nghiên cứu, tác giả thựchiện được phỏng vấn sâu với 10 người

10 Kết cau của luận án

911995 s96 Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về chính sách thu hút nguồn nhân

lực khoa học và công nghệ chất lượng cao tại trường đại học trong bối cảnh Cách

mạng công nghiệp lần thứ tư

18

Trang 23

Chương 2 Co sở lý luận về chính sách thu hút nguồn nhân lực khoa học và công nghệ

chất lượng cao tại trường đại học vận dụng quy luật di động xã hội trong bối cảnh Cách

mạng công nghiệp lần thứ tư

Chương 3 Chính sách thu hút nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chất lượngcao tại Đại học Quốc gia Hà Nội: thực trạng, tác động và rào cản

Chương 4 Khung chính sách thu hút nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chấtlượng cao đối với trường đại học trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lầnthứ tư

11 Hạn chế của luận án

- Do giới hạn về nguồn lực thực hiện nên luận án chỉ tập trung vào phân tíchviệc vận dụng quy luật di động xã hội trong chính sách thu hút NNL KH&CN CLCđến trường đại học; thích ứng và hội nhập với những yêu cầu mới của CMCN lần

- Do nghiên cứu trường hợp tại ĐHQGHN nên các chính sách thu hút sẽ

khai thác sâu hơn các đặc điểm của đại học công lập Trong nghiên cứu, chưa tiến

hành so sánh được các chính sách của đại học tư thục hay đại học của các tập đoàn/doanh nghiệp lớn, cũng như những chính sách chung của Bộ GD-ĐT.

- Luận án cũng chưa đề cập sâu đến bối cảnh Đại dịch Covid-19 và những

tác động đến việc thu hút nguồn nhân lực KH&CN CLC tại trường đại hoc

Từ những hạn chế trên, NCS mong muốn tiếp tục phát triển các vấn đề

nghiên cứu ở các cap độ nghiên cứu tiép theo.

19

Trang 24

PHẢN NỘI DUNG

CHUONG 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VE CHÍNH SÁCHTHU HUT NGUON NHAN LUC KHOA HOC VA CONG NGHE CHAT

LƯỢNG CAO TAI TRUONG ĐẠI HỌC TRONG BOI CANH

CÁCH MẠNG CONG NGHIỆP LÀN THỨ TƯ

Trong Chương 1, luận án sẽ tập trung phân tích tổng quan nghiên cứu vềchính sách thu hút NNL KH&CN CLC, di động xã hội và thu hút NNL KH&CNCLC, tác động của CMCN lần thứ tư đến chính sách thu hút NNL KH&CN CLCđến các trường đại học

Hoàn toàn có thé thấy rang, CMCN lần thứ tư đã và đang tạo ra những tác

động mạnh mẽ đến thị trường lao động nói chung cũng như tạo ra những tháchthức khiến các quốc gia, các tổ chức, các cá nhân đều phải có sự chuẩn bị déthích nghi với những biến đổi trong phương thức sản xuất, quản lý NNL mangtính hệ thống Bối cảnh CMCN lần thứ tư với sự cạnh tranh về nhân tài và công

nghệ sẽ là tiền đề dé các quốc gia ngày càng quan tâm và có những chính sách hỗ

trợ, tạo luồng di động đến va đi nhằm đảm bảo gia tăng hàm lương chất xám

Với các chức năng dao tạo — nghiên cứu và dịch vụ, trường đại hoc sẽ là nơi thu

hút chất xám và diễn ra các loại hình DĐXH ngày càng đa dạng Đã có nhiều cácnghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về di động xã hội, CMCN lần thứ tư

và thu hút NNL KH&CN CLC Chương 1 là kết quả của việc nghiên cứu các côngtrình khoa học đã công bố liên quan đến van đề nghiên cứu của luận án nhằm:

- Phân tích thành tựu, các kết quả nghiên cứu trước đó dé tiếp tục kế thừa vaphát triển các vấn đề nghiên cứu liên quan;

- Nhận diện những điểm mà công trình chưa đề cập đến để xác định nhữngkhoảng trống trong nghiên cứu;

- Đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu (về lý luận và thực tiễn)

20

Trang 25

1.1 Tổng quan nghiên cứu về di động xã hội và thu hút nguồn nhân lựckhoa học và công nghệ chất lượng cao

1.1.1 Nghiên cứu về vấn dé thu hút nguồn nhân lực khoa học và côngnghệ chất lượng cao

* Các nghiên cứu về nguồn nhân lực KH&CN CLC

Khái niệm NNL KH&CN CLC có nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng đềuhàm chỉ đội ngũ lao động có trình độ tay nghề trở lên có tham gia vào hoạt độngKH&CN, thuật ngữ này đôi khi tương đồng với thuật ngữ nhân lực KH&CN NNLKH&CN CLC là lực lượng lao động đặc biệt mang tư duy đôi mới và năng lực sáng

tạo dé tạo ra những sản phim KH&CN đóng góp cho quá trình phát triển của tổ

chức, của các quốc gia

Thuật ngữ NNL KH&CN CLC được xem xét trên cả hai phương diện: trình

độ chuyên môn và kỹ năng tay nghề (cao) Theo "Cam nang Canberra"!, Nhân lực

KH&CN có thể được chia thành hai loại chính: Nhân lực KH&CN cấp độ ĐH vàNhân lực KH&CN cấp kỹ thuật viên Hướng dẫn "Canberra Manual" được dựa trên

cả khái niệm về trình độ hoc van và nghề nghiệp, liên quan đến giáo dục đại họchoặc một nghề nghiệp trong một lĩnh vực KH&CN Theo đó, khái nệm NNLKH&CN tập trung chủ yếu đến trình độ của nhân lực, cho dù trình độ có đượcthông qua đào tạo chính quy, hay qua công việc (nghề thuộc chuyên ngànhKH&CN) Hướng nghiên cứu này chỉ ra các danh mục vi trí và bậc nghé, tuy nhiênhạn chế của tiếp cận này là không kịp thích ứng với nhưng loại hình nhân lựcKH&CN mới hoặc các thang bậc có thể bị lạc hậu so với điều kiện thực tế Nhânlực KH&CN được nhận diện chất lượng thông qua bằng cấp hay chứng chỉ học,

nghề cụ thé mà họ đã có.

Theo Hồ Ngọc Luật, NNL KH&CN của Việt Nam bao gồm những người cótrình độ từ cao dang trở lên và những người tuy chưa được cấp bằng cao đăng chínhquy nhưng làm một nghề thuộc chuyên ngành KH&CN đòi hỏi trình độ tươngđương cao đăng trở lên NNL KH&CN CLC Ia lực lượng lao động KH&CN có hoc

' Một khuôn khổ khái niệm quốc tế đã được đồng ý đã được cùng phát triển bởi OECD và Eurostat để đo lường được cái

gọi là nguôn nhân lực dành cho khoa hoc và công nghệ (HRST) Nó được gọi là "Cam nang Canberra".

21

Trang 26

vấn, có trình độ chuyên môn từ ĐH trở lên, nhất là có khả năng đáp ứng các yêucâu phức tạp và luôn thay đổi của công việc để tạo ra năng suất và hiệu quả cao,đóng góp cho sự tăng trưởng và phát triển của mỗi đơn vị nói riêng và toàn xã hộinói chung.

Một hướng nghiên cứu khác khá phổ biến hiện nay là thuật ngữ NNLKH&CN CLC gắn liền với tiếp cận đổi mới Theo OECD, NNL KH&CN (HRST) lànhững chủ thé chính trong khoa học, công nghệ và đổi mới (science, technology andinnovation) NNL KH&CN bao gồm cả những người tiém tang/ tiềm nang chứkhông chỉ là những người đang tham gia hoạt động KH&CN, dé khi cần thiết có théhuy động những những đối tượng này tham gia trực tiếp vào hoạt động KH&CN.Khái niệm “chất lượng cao” theo quan điểm này đồng nghĩa với khái niệm talentgan với đổi mới (innovation) - NNL cho đổi mới - được xác định bởi kiến thức, kỹnăng, năng lực và các thuộc tính tạo thuận lợi cho việc tạo ra phúc lợi cá nhân, xãhội và kinh tế - đó là một đầu vào thiết yếu cho sự đổi mới [OECD, 2012]

Theo nghiên cứu của David G Collings, Kamel Mellahi, Wayne F Cascio

trong cuốn sách The Oxford Handbook of Talent Management (2017), khái niệmTalent: được hiểu là những người thực hiện các công việc chiến lược, trong đó hiệu

suất cá nhân điển hình góp phần vào lợi thé cạnh tranh của một tổ chức Theo nhómtác giả, Talent management là quá trình mà thông qua đó các tô chức đáp ứng đượcnhu cầu của họ đối với tài năng trong các công việc chiến lược [David G Collings,Kamel Mellahi, Wayne F Cascio, 2017, tr.24] Thuật ngữ "quản ly tài nang" thườnggắn liền với quản lý dựa trên năng lực (competency-based management) Như đãphân tích ở trên khái niệm talent, những năng lực mà nhóm nhân lực này có có thể(1) do vốn sẵn có không cần đào tạo, (2) do năng lực sẵn có được phát triển qua quátrình dao tạo, học hỏi.

Như vậy, có thé thay dé đánh giá nhân tài trong lĩnh vực KH&CN có thé

qua (1) những thành tựu họ đạt được (trình độ, bằng cấp, đóng góp ) và (2) tác

động của thành tực đó được mọi người đánh giá Khoa học mang tính mới, công nghệ mang tính chính xác Năng lực của nhân lực KH&CN không chỉ đánh giá qua

22

Trang 27

các tiêu chí chủ quan hay định lượng băng trình độ, bằng cấp mà còn qua đánh giákhách quan của CỘNG ĐÔNG thông qua giá trị, sự đóng góp và tác động của cácthành tựu nghiên cứu của nhân lực đó Trường hợp những nhà bác học, các nhàkhoa học như Newton, Ensteins mặc dù có thé có hay không có bang cấp chứngminh năng lực thì CỘNG ĐÔNG vẫn thừa nhận họ là các nhân tài Sự khác biệt làtrong lĩnh vực KH&CN, ý tưởng và năng lực biến ý tưởng thành sản phâm nghiên

cứu được coi là một tiêu chí đánh giá năng lực Theo An Ran; Meng Jie; Zhang

Xiaojing (2017), nhân lực KH&CN là chìa khóa mục tiêu cho đôi mới quốc gia Tại

Mỹ, quản lý tài năng trong lĩnh vực KH&CN thông qua việc (1) nhấn mạnh việc

dao tạo nhân tài về đổi mới, (2) giới thiệu và duy trì mạng lưới nhân tài nước ngoài

và các tài năng đổi mới công nghệ, (3) Thiết lập chế độ dao tạo tai năng [An Ran;Meng Jie; Zhang Xiaojing, 2017, tr 418-421].

Tại Việt Nam, từ các cách tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu trongnước sử dụng các định nghĩa khác nhau dé cùng nói đến một đối tượng lực lượnglao động đặc biệt: “nhân lực CLC”, “nhân lực tài năng”, “nhân tai” với nhiều quan

điểm khác nhau, tiêu chí khác nhau và gắn với đặc thù của từng ngành, lĩnh vựckhoa học Trong các văn bản chính sách, khái niệm “CLC” khi nói đến NNL còn

khá chung chung Khái niệm về “nhân lực CLC” và “nhân tai/tai năng” được sửdụng nhiều và được dùng thay thế lẫn nhau nhưng cũng có sự khác biệt nhất định

Trong Luật KH&CN 2013, Điều 3 đề cập khái niệm Cá nhân hoạt độngKH&CN là người thực hiện hoạt động KH&CN Tại Việt Nam, từ các cách tiếp cậnkhác nhau, các nhà nghiên cứu trong nước sử dụng các định nghĩa cụ thể như:

“nhân lực CLC”, “nhân lực tài năng”, “nhân tai” với nhiều quan điểm khác nhau,tiêu chí khác nhau và gắn với đặc thù của từng ngành, lĩnh vực khoa học

Thuật ngữ NNL KH&CN CLC theo tiếp cận về lý thuyết hệ thống Theonghiên cứu gan đây nhất của Dé tài KX.01.01/16-20 về Chính sách quản lý DĐXHdoi với NNL KH&CN CLC trong bối cảnh hội nhập quốc tế, có thé hiểu khái niệm

nhân lực KH&CN CLC từ tiếp cận DĐXH, không chỉ xem xét chất lượng nhân lực

qua địa vi xã hội mà nhân lực đó có Bởi lẽ chất lượng nhân lực thể hiện qua bang

23

Trang 28

cấp trước khi nhân lực làm việc cho tổ chức chỉ được coi là một yếu tố điều kiệnđầu vào (inputs) của tô chức, cũng giống như các tiêu chí như thé lực, văn hóa mànhiều nhà nghiên cứu đề cập tới.

Trong phạm vi của luận án, tác giả lựa chọn phân tích các đặc điểm củanhân lực KH&CN trong các trường đại học — với vai trò của một thành tố của hệthống đổi mới (innovation) Cộng đồng KH&CN trong trường ĐH có lẽ là một

trong những cộng đồng có nhiều nét đặc thù nhất Đó là một cộng đồng luôn hướng

tới sự tìm tòi, khám phá băng lao động trí tuệ và đóng góp cho nhân loại những sảnphẩm của lao động trí tuệ Vì vậy, nghiên cứu các khía cạnh xã hội của cộng đồngnày là một việc làm cần thiết mang nhiều ý nghĩa Chất lượng của NNL này khôngchỉ được đánh giá qua băng cấp mà còn dựa vào kinh nghiệm DĐXH và các nănglực ở dạng tiềm năng

* Các nghiên cứu về DĐXH và van dé chảy chất xám, tuần hoàn chất xámTheo tiếp cận xã hội học, khái niệm di động (mobility) được hiểu là sự thay đôi

của một hay nhiều cá thé giữa các đơn vị được quy định của một hệ thống Khái

niệm DĐXH được hình thành trong quá trình hình thành các lý thuyết cơ bản trong

xã hội học, là nền tảng cho việc vận dụng nghiên cứu về DĐXH

Bàn về DĐXH và cách mạng kỹ thuật, năm 1939, học gia người Anh J D.Bernal đã giới thiệu khái niệm "Cách mạng khoa học - kỹ thuật" trong tác phẩm

"The Social Function of Science" (Chức năng xã hội của khoa học) dé mô tả vai tròmới của khoa học - kỹ thuật trong tiến trình phát triển của xã hội Các cuộc cách

mạng khoa học và cách mạng khoa học kỹ thuật từ cuối thế ky XVII dén thé ky XX

không chi dẫn đến sự biến đôi các khung mau xã hội (paradigma) mà còn tao ra tiền

dé dé các nhà khoa học có điều kiện và môi trường nghiên cứu và ngược lại Đây làmột trong những nghiên cứu đã chỉ ra phân tích tính di động của NNL khoa học

tách bạch với các luồng di cư và gắn với các thành tựu từ cuộc Cánh mạng khoa học

kỹ thuật.

Bên cạnh đó, còn có nhiều nghiên cứu tập trung vào phát triển lý thuyết về

DĐXH như: Anthony Giddens “Tinh DDXH” (trong Introductory Sociology);

24

Trang 29

Elekxander Matejko: “Các điểu kiện tâm lý xã hội của lao động trong các nhómkhoa học”; Stuart S.Blume: “Siw phán tang và các chuẩn mực khoa hoc” (trongToward a political Sociology of Science) Các tac giả và tác pham sau đây đều có đềcập đến DĐXH ở những giác độ khác nhau: Neil J.Smelser: “Sociology” (1988);

Joel M.Charon: “Sociology Aconceptual approach” (1989); The new introducing Sociology (1992); Harold R.Kerbo: “Social Stratification and Inequality” (1996).

Các nghiên cứu về sự DĐXH của những tác giả nêu trên cho thấy: xã hội nghiên

cứu là xã hội mở hay đóng — tức là có nhiều cơ hội di chuyên hay không: nền tảngkinh tế giáo dục và văn hóa của gia đình và nhóm là các nhân tô rất quan trọng tác

động đến mức độ DĐXH Sau sự kiện Chiến tranh Lạnh kết thúc, một thời kỳ mới

trong lịch sử mới đã được mở ra: thời kỳ toàn cầu hoá, khu vực hóa phát triển mạnh

mẽ Cũng từ thời điểm đó, nhiều cơ hội và điều kiện mới đã xuất hiện dồn dập hơnnữa, kết hợp với những nguyên nhân cơ bản để thúc đây hiện tượng DĐXH củanhân lực KH&CN lên một mức độ cao chưa từng có tiền lệ trong lịch sử loài người

Có nhiều nhà khoa học và tổ chức đã tìm hiểu và phân tích các nguyên nhân này

như Annamária Inzelt trong nghiên cứu “Analysis of Researchers ”Mobility in the

Context of the European Research Area” hay các nghiên cứu của OECD như “The

Global Competition for Talent Mobility of the Highly Skilled”, cuỗn “InternationalMobility of the Highly Skilled”, “Innovative People: Mobility of Skilled Personnel

in National Innovation Systems ” Những yêu tố thúc đây hiện tượng DĐXH củanhân lực KH&CN được các nhà nghiên cứu phân tích có thể được tóm tắt như sau:

Toàn cầu hóa thị trường lao động: Sự chênh lệch quốc tế trong khoảng cách thu

nhập và phát triển; Những động cơ phi tiền tệ; Nhu cầu vốn và nhân tài; Công nghệ

và nhu cầu đối với nhân tải

Một hướng nghiên cứu khá phô biến hiện này là gắn DĐXH với mục tiêu

phát triển của các loại hình tổ chức (trường đại học, viện nghiên cứu) hay các cộngđồng khoa học (các trung tâm học thuật lớn), mục tiêu quốc gia, mục tiêu nhómquốc gia (cộng đồng các quốc gia như OECD, ASEAN ) hay mục tiêu khu vực và

định hình rõ bản đồ các luồng DĐXH trên thế giới Các nghiên cứu này tập trung

25

Trang 30

phân tích thực trạng di động và các tác động liên quan Trong phạm vi các trường

DH, di động học thuật (academic mobility) hay di động khoa hoc (scientificmobility) là một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và được xem xét trên

những tác động chủ yếu như: phát triển các ngành, lĩnh vực mới, phát trién NNL vàcác hoạt động hợp tác của các trường đại hoc.’

Đề cập tới các yếu tố tác động tới DĐXH của nhân lực KH&CN,

Ann-Kathrine Ejsing, Ulrich Kaiser, Hans Christian Kongsted và Keld Laursen (2013),

dựa trên mối liên hệ giữa KH&CN, nghiên cứu về vai trò di động của các nhà khoahọc đến từ trường ĐH đối với đổi mới công nghiệp và nhận thấy sự khác biệt vềthâm niên làm việc và xuất thân của người nghiên cứu đối với hoạt động đổi mới:(1) Những người mới đến làm việc đóng góp nhiều hon cho hoạt động đổi mới củacông ty hơn là những lao động đã làm lâu đài; (2) Trong cùng một đợt tuyên dụng,những nhà nghiên cứu đến từ trường đại học đóng góp nhiều hơn những người đến

từ các công ty, doanh nghiệp [Ann- Kathrine Ejsing, Ulrich Kaiser, Hans Christian Kongsted va Keld Laursen, 2013].

Ở Việt Nam, đã có rat nhiều nghiên cứu về DĐXH, phân tang xã hội va cácvấn đề lý thuyết xã hội học liên quan Trong cuốn “Xã hội học đại cương” của tácgiả Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng, các tác giả trình bày về khái niệm, các loạihình và những yếu tố ảnh hưởng tới DĐXH [Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng,2010] Năm 2005, trước những thực trạng về di động kèm di cư ở Việt Nam tronggiai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Tống Văn Chung đã sử dụng một số lýthuyết dé giải thích van dé này trong bài viết “Vận dung lý thuyết DĐXH và nghiên

cứu chuyển cư” Tác giả nhận định, hiện tượng di động kèm di cư là hiện tượng

phổ biến và tat yếu trong moi xã hội Năm 2018, tác giả Đỗ Thiên Kính trong sách

về Phân tang xã hội và DĐXH ở Việt Nam hiện nay đã trình bày những nội dung lýthuyết và thực nghiệm phân tầng xã hội, DĐXH trong cả nước theo hướng hộinhập với quốc tế trong hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam [Đỗ Thiên Kính, 2018] Đã

! Khái niệm này được phát triển ở Châu Âu đặc biệt gắn với Chương trình Erasmus (Chương trình hành động cộng đồng của

Châu Âu vì sự di động của sinh viên đại học) là một chương trình trao đôi sinh viên của Liên minh châu Âu (EU) được thành lập vào năm 1987 Erasmus +, hay Erasmus Plus, là chương trình mới kết hợp tat cả các chương trình giáo dục, đào tạo, thanh thiếu

niên va thé thao hiện hành của EU, được bắt đầu vào tháng 1 năm 2014.

26

Trang 31

có nhiều nghiên cứu về DĐXH trong đội ngũ nhân lực KH&CN ở Việt Nam Vũ

33c

Cao Đàm đưa những khái niệm “DDXH của cộng đồng khoa học”, “phân tang xãhội trong khoa học”, “phần thưởng trong khoa học”, “chuẩn mực khoa học”, “lệchchuẩn khoa học” trong các bài giảng về quản lý KH&CN [Vũ Cao Đàm, 201 1]

Trinh bày về những nguyên nhân của sự dịch chuyền, theo tiếp cận của tâm lý

học, tác giả Lã Thu Thủy (2005) nêu một số hiện tượng của chảy chất xám- một

hình thức DĐXH trong giới tri thức nói chung như: di động kèm di cư, đa vị thénghề nghiệp, di động ngang về lĩnh vực chuyên môn Nghiên cứu đưa nhữngnguyên nhân dẫn tới tình trạng trên: sự chênh lệch về thu nhập, cơ hội được đào tạo,phát triển chuyên môn [Lã Thu Thủy, 2005, tr.21-25]

Các nghiên cứu trên tập trung nghiên cứu về DĐXH của nhân lực KH&CN

từ phạm vi vĩ mô của một khu vực dia lý (khu vực Da Nẵng, Quảng Nam, Quảng

Ngãi), tới vi mô của một tổ chức như một cơ quan quản lý hành chính nhà nước (sởKH&CN tỉnh Nghệ An) [Thái Thị Nhuong, 2010], trường DH (DHQGHN), việnnghiên cứu (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu vềDĐXH của nhân lực KH&CN tại tổ chức KH&CN gắn kết chặt chẽ hoạt độngnghiên cứu, triển khai với sản xuất kinh doanh Trong nghiên cứu của Võ TuấnNhân về “Một số động thái DĐXH của cộng đồng khoa hoc ở Đà Nẵng — QuangNam — Quảng Ngãi” năm 2001, DĐXH được hiểu với nội hàm: "Là sự vận độngcủa cá nhân hay một nhóm từ vị thế xã hội này đến vị thế xã hội khác; là sự di

chuyển của một con người, một đoàn thể, một hang từ một địa vi, một tầng lớp xã

hội hay một giai cấp này đến một địa vị, một tầng lớp hay giai cấp khác” [Võ TuấnNhân, 2001, tr.12].

Trong luận án tiễn sỹ “DPXH của cộng đồng khoa học (nghiên cứu trườnghợp cộng đông khoa học ĐHQGHN)” của tác giả Dao Thanh Trường, tác giả không

chỉ đề cập đến sự quan trọng của giáo dục mà tác giả có cách tiếp cận vấn đề từ góc

nhìn của xã hội học, chỉ ra điều còn thiếu trong chính sách về nhân lực KH&CNcũng như chính sách quản lý di động trong cộng đồng khoa học hiện nay thông quanghiên cứu trường hợp thực trạng DĐXH của cộng đồng khoa học tại ĐHQGHN

27

Trang 32

Tác giả nhận định rằng hiện tượng DĐXH của nhân lực khoa học xảy ra do sựkhông đồng đều về cơ hội trong khoa học Chính sách tao ra cơ hội cho nhân lựcKH&CN chính là điểm mau chốt giải quyết các vấn đề cháy máu chất xám và thuhút được NNL KH&CN có trình độ đóng góp cho quá trình phát triển của các quốc

gia Tác giả cũng đưa ra một số nguyên nhân để có thé đề xuất chính sách điều

chỉnh cho phù hợp.

Năm 2015, luận văn của tác giả Nguyễn Thành Nam về đề tài Chính sách

quan lý DĐXH về nhân lực KH&CN trong các quốc gia Asean đã tìm hiểu các lýthuyết về nguồn nhân lực khoa học công nghệ, cơ sở lý luận về DĐXH NNLkhoa học công nghệ, các loại hình DĐXH trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giớicũng như thực trạng DĐXH nguồn nhân lực khoa học công nghệ chất lượng trongcác quốc gia Asean Từ đó phân tích, nhận diện các loại hình DDXH NNL CLCtrong các quốc gia ASEAN, những tác động của DDXH NNL, những chính sáchảnh hưởng đến DĐXH ở trong các quốc gia ASEAN và đề xuất giải pháp quản lý

hiện tượng DĐXH đó [Nguyễn Thành Nam, 2015].

Nghiên cứu mới nhất của tác giả Đào Thanh Trường trong cuốn sách

“DĐXH của nhân lực KH&CN trong bối cảnh hội nhập quốc tế: Ly luận và thực

tiễn ” đã đưa ra các khuyến nghị, đề xuất xây dựng chính sách quản lý DĐXH củanhân lực KH&CN phù hợp và có định hướng rõ ràng Cũng theo tác giả, việc phânloại DĐXH sẽ bao gồm các loại hình : di động dọc, di động ngang, di động kèm di

cư, di động không kèm di cư, di động cấu trúc, di động thế hệ

Một nghiên cứu khác về giải pháp thu hút nhân lực KH&CN trong việnnghiên cứu của Đỗ Thị Minh Hạnh (2016) về việc đề xuất cổng thông tin mạng lướicho Viện Nghiên cứu Dầu khí Việt Nam theo tiếp cận DĐXH Cổng thông tin Mạng

lưới gồm hai phần: Hệ thong cơ sở dt liệu thông tin (co sở dir liệu về hoạt động đào

tạo- đời sống và cơ sở đữ liệu về thông tin khoa học- chính sách), Hệ thống CƠ SỞ

dữ liệu việc làm So với Uber về cách thức quản lý người lao động, Viện vẫn thực

hiện hình thức ký hợp đồng xác định thời hạn Hệ thống phần mềm quản lý thông

tin nay sẽ thông nhat, đông bộ quản tri nhân lực, tri thức và tô chức của nội bộ Viện

28

Trang 33

cũng như hình thành mạng lưới liên kết với các đơn vị khác toàn ngành [Đỗ MinhHạnh, 2016].

Như vậy, đã có rất nhiều hướng nghiên cứu về DĐXH gắn với thu hút nhânlực KH&CN CLC Điều này đòi hỏi cần có các nghiên cứu chuyên sâu về chính

sách quản lý DĐXH của NNL KH&CN CLC Đặc biệt là tại các DH quốc gia — nơi

dao tạo va tập trung một lực lượng lớn nhân lực khoa học thì chính sách này càng trở

nên quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết Đồng thời, theo quan điểm của tác giả,

cần có cái nhìn khách quan hơn về hệ lụy chảy chất xám khi những bất cập trongchính sách phát triên NNL KH&CN đã đang tạo ra những bất bình đăng về CƠ HỘI,khiến nhân lực KH&CN có xu hướng tìm kiếm môi trường làm việc tốt hơn

* Các nghiên cứu về thu hút chất xám, chảy máu chất xám, tuần hoàn chấtxám của nhân lực KH&CN CLC/nhân tài từ tiếp cận DDXH

Thu hút chất xám (brain gain), chảy chất xám (brain drain hay human capitalflight) và tuần hoàn chất xám (brain circulation) là các thuật ngữ có liên quan đếnDĐXH của NNL Đã có rất nhiều nghiên cứu về chảy chất xám đặc biệt là gan với

bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, cụ thé như:

Trong nghiên cứu của Boucher, Stark và Taylor, Chảy chất xám hay thu hútchất xám? Minh chứng từ khu vực nông thôn Mexico về Kinh tế mới về chảy máuchất xám” — “A Gain with a Drain? Evidence from Rural Mexico on the NewEconomics of the Brain Drain” nam 2005 va Ottaviano va Peri trong “Phdn tich

các lợi ich từ di dân: Ly thuyết và các minh chứng từ trường hop Hoa Kỳ”

(Rethinking the Gains From Immigration: Theory and Evidence From the U.S.)năm 2005 đã bồ sung thêm hai loại chính sách đối với van đề chảy máu chất xám

là “sáng tạo” và “mạng lưới xã hội”: Về mặt “sáng tạo” thì các nước giàu phải đầu

tư nhiều hơn dé gây dựng chất xám cho công dân họ Về phía các nước nghéo, với

tiên đoán răng người có học lực càng cao thì càng nhiều khả năng đi học ở nướcngoài càng cao, chính phủ nên bắt buộc các người này phải đóng góp nhiều hơn để

trang trải phí tốn đào tao, giáo dục họ Các nước dang phát triển cũng phải nâng

29

Trang 34

cấp nền giáo dục bởi vì chính hệ thống giáo dục yếu kém đã khiến các nhà giáodục tài ba rời đi nước ngoài.

Trong nghiên cứu “Chảy chất xám, trao đổi chất xám và tuân hoàn chất

xám: Trường hợp của Ý nhìn từ góc độ toàn cầu” (Brain drain, brain exchange

and brain circulation: The case of Italy viewed from a Global perspective) của

Simona Milio và các cộng sự đã dé cập đến các chính sách chống chảy chat xámcủa quốc gia này Chính phủ Thụy Si đã thành lập Quỹ khoa học quốc gia (The

Swiss National Science Foundation — SNSF) với mục tiêu thúc đây nghiên cứukhoa học, chống chảy chất xám và thu hút các nhà khoa học thế giới Với nhiệm

vụ chống chảy chất xám thì hang năm SNSF hỗ trợ 7 200 nhà khoa học (80% có

độ tuổi dưới 35 tuổi), cung cấp gói học bổng và trợ cấp cho nghiên cứu R&D với

ngân sách hàng năm của quỹ khoảng 700 triệu franc Thụy Sĩ SNSF hỗ trợ cho

các nhà nghiên cứu phát triển sự nghiệp, đặc biệt là những nhà nghiên cứu trẻ.Ngoài ra SNSF còn hỗ trợ một số tô chức, chương trình nghiên cứu liên kết đaphương và duy trì mối quan hệ với các nhà tài trợ trên toàn thé giới như học bồng cho

các nhà nghiên cứu ở nước ngoài, tài trợ cho nhà nghiên cứu trở thành giáo sư và tài

trợ cho các chuyến công tác ngắn ngày ở nước ngoài trong các hội thảo quốc tế

Bài báo của nhóm tác giả Đào Thanh Trường, Nguyễn Thị Ngọc Anh (2078)

về “Chay chất xám tại chỗ trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0: Một số van dé đặt ra”

đã phân tích các cấp độ chảy chất xám, so sánh quan điểm về chảy chất xám, xem

xét các biểu hiện của chảy chất xám trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 và đưa ra

những vấn đề về chảy chất xám tại chỗ ở Việt Nam hiện nay Theo đó, chảy chất

xám không chỉ là sự di chuyên về mặt địa lý một cách cơ học của nhân lực khoahọc nữa mà nó đã trở thành sự chuyển dịch riêng của dòng chất xám Dưới khíacạnh các tác động dương tính, có thé thay hiện tượng chảy chất xám tại chỗ sẽ tạo

ra một sự thăng bang về mat lực lượng nhân lực khoa học, bù dap duoc su thiéuhut nhan luc khoa hoc trong cac linh vuc kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước.Nhóm tác giả nhắn mạnh công nghệ thông tin, hội nhập và toàn cầu hóa cũng nhưviệc lãng phí chất xám sẽ là các yếu tố góp phần tạo nên hiện tượng “chảy chất

30

Trang 35

xám” Điều này đòi hỏi Việt Nam cần có các chính sách đa chiều nhìn nhận chảychất xám như một vấn đề tất yếu, khai thác các tác động của chảy chất xám nóiriêng nhằm đảm bảo tuần hoàn chất xám nói chung [Đào Thanh Trường, NguyễnThị Ngọc Anh, 2018, tr.1-7] Quan điểm này tiếp tục được tác giả Đào Thanh

Trường trong bài viết “Thúc đây DĐXH NNL CLC đảm bảo tuần hoàn chất xám”

khi nhắn mạnh triết lý quản lý lao động tại chỗ cũng không còn phù hợp, có thé

xem xét triết lý “Thúc đây DĐXH đảm bảo tuần hoàn chất xám” trong quá trình

hoạch định chính sách quản lý DDXH của NNL KH&CN CLC, dé có thé tao ranhững biến đồi sâu sắc không chi trong cộng đồng khoa học, mà còn góp phan tái

cau trúc các mô hình tô chức KH&CN[ Đào Thanh Trường, 2020]

1.12 Nghiên cứu về hoạch định và thực thi chính sách thu hút nhân lựckhoa học và công nghệ chất lượng cao

Thu hút nhân luc CLC là một trong những mục tiêu của tô chức trong việctập hợp các nguồn lực phát triển Đã có rất nhiều các nghiên cứu về vấn đền này,bên cạnh những quy luật chung về công cụ/phương tiện thu hút, chính sách thu hút,

biện pháp thu hút thì các nghiên cứu cũng chỉ ra những sự khác biệt trong việc thu

hút đối tượng nhân lực và chính sách của từng loại hình tô chức khác nhau

Trên thé giới, những nghiên cứu trong đầu thế ky XX đã chỉ ra xu hướng và sựphát triển của các luồng di động từ các quốc gia trong đó phân ra hai nhóm: quốc gianguồn và quốc gia tiếp nhận Có rất nhiều các nghiên cứu cho rằng ở những quốc gianguồn, sự di động của nhân lực KH&CN có thê làm giảm nguồn vốn nhân lực của họ

Đối với các quốc gia đang phát triển, sự di động các doanh nhân, các nhà khoa học, các

chuyên gia công nghệ, các bác sĩ sẽ gây cản trở và ảnh hưởng đến tiềm năng pháttriển của các quốc gia này Ngược lại, đối với các quốc gia tiếp nhận sẽ được hưởng lợi

từ một dòng chảy chất xám làm tăng cơ sở NNL có chuyên môn mà họ đang thiếu

Dựa vào nguồn vốn nhân lực tiếp nhận được, các quốc gia tiếp nhận tích luỹ được lợi

thế trong lĩnh vực khoa học, y tế và văn hóa Trong bối cảnh toàn cầu hoá, DĐXH của

nhân lực KH&CN sẽ kéo theo sự di động quốc tế của các ý tưởng khoa học, công nghệ

31

Trang 36

và chuyên môn Sự đi động này tất yếu sẽ dẫn đến sự phân bố không đồng đều về lợiích giữa các quốc gia “bị chảy chất xám” và các quốc gia tiếp nhận.

Đến những năm đầu thế kỷ XXI, sự bùng nỗ của công nghệ thông tin và sự rađời của các mạng xã hội, xu thế “thuê ngoài — outsourcing” đã chứng minh DĐXHkhông chỉ mang lại sự thiếu hụt nhân lực của các quốc gia nguồn, mà còn giúp nângcao năng lực cho nhân lực KH&CN va rút ngắn khoảng cách hội nhập cho chính

các quốc gia này Bởi vậy, người ta không còn e sợ sự di động của NNL KH&CN

CLC mà có chính sách giúp tuần hoàn chất xám cùng việc thực hiện các chính sáchhồi hương dé kêu gọi các nhà khoa học trở về đóng góp cho quốc gia bản địa Nhiềunhà khoa học còn tạo ra các mạng lưới nghiên cứu giúp truyền bá và tăng cường cácthành tựu tri thức sau quá trình hồi hương Dién hình trong các nghiên cứu củaKevin O’Neil, tổ chức nghiên cứu độc lập Manpower, Institut Montaigne, AnaDelicado, Fernando Lozano-Ascencio, Luciana Gandini, v v đã đưa ra các số liệu

cụ thé phác họa rõ nét bức tranh toàn cảnh về DĐXH ở các nước trên thế giới Cùngvới chảy chất xám thì thu hút chất xám cũng là một vấn đề được các quốc gia coi

trong và đây không phải van dé dé dàng cho các quốc gia bởi không chỉ chống chảy

và đưa ra các biện pháp, chính sách thu hút mà còn là việc xây dựng và thực hiện

các biện pháp giữ chân nhân lực KH&CN CLC.

Năm 2002, Tổ chức Lao động quốc tế (International Labor Office) công bỗbáo cáo “Báo cáo tổng hợp lao động di cư” (Labour Migration Department

Synthesis Report), Lovvell và Findlay đã đưa ra mô hình 6R dé xây dựng các chínhsách khai thác lợi ích của tuần hoàn chất xám (Return — Trở về, Restriction — Han

chế, Recruitment “Tuyển dụng, Reparation — Bu dap mat mát, Resourcing — Thuêngoài, Retention — Giữ chân) Nghiên cứu nay cũng đưa ra một yếu tố quan trọng làviệc thu hút trở về với nhân luc CLC

Năm 2005, Schiff và Ozden đã nghiên cứu về chính sách quan lý chảy chấtxám trong bài viết “Di cw quốc tế, kiểu hoi và chảy chất xám” (International

Migration, Remittances and the Brain Drain) và trong nghiên cứu của Kapur vaMcHale: Trao cho bạn những điều tốt nhất và sáng giá nhất — “Give Us Your Best

32

Trang 37

and Brightest” năm 2015 và, đã phân chia các chính sách đối với van đề chảy chatxám xếp làm hai loại: “hạn chế”, “đền bù” Về hạn chế, nhiều tác giả cho rằng mộtchính sách di cư cân đối (giữa các ngành nghề, từ các quốc gia khác nhau) sẽ làcông bình và tốt cho phát trién chung (Hiện nay các nước giàu thu hút chất xámtrình độ cao, thậm chí chỉ trong một số ngành nghề nhất định, và không hồ hởi với

các loại hang lao động khác) Các nước giàu phải cương quyết không “câu” nhữngchất xám mà sự ra đi của họ sẽ gây thiệt hại vô cùng cho các quốc gia mà mức độ

phát triển đang là thấp nhất Về đền bù, nếu không hạn chế được sự thất thoát chấtxám thì cũng phải có cách đền bù cho những người ở lại Có trách nhiệm đền bù

có thể là chính phủ các nước giàu, các công ty những nước giàu đang dùng chất

xám, hoặc do chính người có chất xám sau khi đã ra nước ngoài

Trong cuốn sách: “The OECD’s The Global Competition for Talent:Mobility of the Highly Skilled — Cuộc cạnh tranh nhân tài toàn câu đối với cácnước OECD: sự di động của nhân lực tay nghề cao” (năm 2008) của OECD đãphân tích thực trạng di chuyên và chính sách của 15 quốc gia dé thu hút được các

nhóm này Trong đó, Đức và một số nước trong EU như Pháp, Áo, Thụy Điền,thậm chí cả Anh cũng áp dụng chính sách di dân tiện lợi để thu hút nhân lực

KH&CN có trình độ kỹ thuật cao, đặc biệt là các chuyên gia về công nghệ thôngtin Điều đáng quan tâm nhất vào tháng 10-2007, EU ban hành “Thẻ Xanh” décạnh tranh với Thẻ cư trú vô thời hạn “Thẻ Xanh” của Hoa Ky, tạo điều kiện thuậnlợi cho các nhân lực KH&CN CLC nhập cư vào EU Hau hết các nước OECD đều

tập trung hỗ trợ tài chính cho nhân lực KH&CN như giảm thuế Tuy nhiên cũng

có một số trường hợp, các nước này họ hỗ trợ tài chính thông qua các hình thứckhác Điển hình là Úc, Hàn Quốc và New Zealand đưa ra chính sách tài chính tậptrung vào học bổng, trong khi Phần Lan và Thụy Sĩ đã tập trung nỗ lực áp dụngmột số chương trình hỗ trợ tài chính Như vậy có thể thấy được các quốc gia

OECD đã có những chiến lược nhằm tăng lợi thế từ việc di động dòng nhân lựcKH&CN CLC và chủ yếu là tập trung ở dòng thu hút

33

Trang 38

Trong cuốn sách “WNL trong KH&CN ở An Độ và di động quốc tế của nhânlực CLC An Độ” (Human Resources in Science and Technology in India and theInternational Mobility of Highly Skilled Indians) năm 2004 của OECD đã chỉ ra tai

An Độ, sự nỗ lực của chính phủ Ấn Độ đưa ra nhiều chính sách tốt tạo môi trườngphát triển thuận lợi cho đội ngũ học giả đang làm việc ở nước ngoài về nước làm việc.Chính phủ An Độ đã xây dựng nhiều trung tâm kỹ thuật cao ở các thành phố mới nỗi,

như Bengaluru, Hyderabad và khuyến khích đội ngũ nhân tài có trình độ kỹ thuật cao

về nước làm việc Hiện nay, không ít nhân tài An Độ sang trung tâm công nghệ caoSillicon Valley (Mỹ) làm việc và mang theo vốn cũng như kỹ thuật quản lý hiện đại

từ Mỹ về các trung tâm kỹ thuật cao của Ấn Độ đề đầu tư, đem lại nguồn sinh lực mới

cho ngành công nghệ thông tin của quốc gia này Bắt đầu từ năm 2003, mỗi nămChính phủ An Độ tổ chức “Ngày người An Độ ở nước ngoài” với quy mô lớn nhằmkêu gọi, thu hút người Ấn Độ ở nước ngoài góp tiền, góp sức cho công cuộc xây dựngđất nước Nghiên cứu này đã chỉ ra sự nỗ lực của chính phủ An Độ đưa ra nhiều chínhsách tốt tạo môi trường phát triển thuận lợi cho đội ngũ học giả đang làm việc ở nước

ngoài về nước làm việc Chính phủ Ấn Độ đã xây dựng nhiều trung tâm kỹ thuật cao

ở các thành phố mới nổi, như Bengaluru, Hyderabad và khuyến khích đội ngũ nhân

tai có trình độ kỹ thuật cao về nước làm việc

Tại Malaysia và Thái Lan, trong cuốn sách của United Nation về “Báo cáo đi

cư quốc tế 2013” (International Migration Report 2013), Chương trình thu nhận cácnhà khoa học Malaysia và ngoại quốc được triển khai từ năm 1995 Các chính sách

của chương này gồm: (1) Giảm thuế thu nhập đối với lượng kiều hối chuyên về nước

trong vòng 2 năm ké từ ngày nhập cư; (2) Giảm thuế nhập khau cho tat cả đồ dùng cánhân mang về nước gồm cả 2 xe ôtô cho mỗi gia đình; (3) Phê chuân chế độ Cư trúThường xuyên cho vo/chéng, con cái trong vòng 6 tháng sau khi về nước Chính sách

này đã đem lại hiệu quả khả quan, cụ thể: đến tháng 9 năm 2001 đã có 361 đơn đăng

ký, trong đó 287 đơn đã vào làm việc trong các lĩnh vực công nghiệp; tài chính kế

toán; y học và các ngành khác Bên cạnh đó, Chính phủ Malaysia cũng đưa ra chính

sách đặc biệt dé lôi kéo nhân tài như áp dụng mức thuế cá nhân 15% trong 5 năm cho

34

Trang 39

người trở về Malaysia làm việc và được miễn thuế đối với tất cả tài sản mang theo.Chính phủ Thái Lan đưa ra dự án “đảo dòng chất xám” năm 1996 và phối hợp vớicác hiệp hội chuyên gia Thái Lan ở hải ngoại với việc cung cấp tài chính để thu hút

các chuyên gia người Thái Lan ở Bắc Hoa Kỳ, châu Âu và Nhật Bản chuyên hắn

hay tạm thời về Thái Lan Singapore thành lập Ủy ban Tuyển dung tài năng va 4

trung tâm hỗ trợ NNL nước ngoài định cư: Trung tâm tìm người tài; Trung tâm giúp

sinh viên có kỹ năng làm việc và tích lũy kinh nghiệm; Trung tâm gắn kết vớidoanh nghiệp và giáo dục và Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năng Cùng với đó làchính sách hỗ trợ học bổng cho sinh viên tài năng của các nước trong khu vực Saukhi tốt nghiệp, các sinh viên này phải cam kết ở lại làm việc ít nhất 6 năm

Trong bối cảnh toàn cầu hoá, DĐXH của nhân lực KH&CN sẽ kéo theo sự diđộng quốc tế của các ý tưởng khoa học, công nghệ và chuyên môn Sự di động nàytất yếu sẽ dẫn đến sự phân bố không đồng đều về lợi ích giữa các quốc gia “bị chảychất xám” và các quốc gia tiếp nhận Điều này đòi hỏi việc chuyên đổi các triết lý

trong thu hút nhân lực KH&CN CLC, khi không chỉ tập trung vào các chính sách

thu hút nhân lực kèm di cư.

* Các nghiên cứu về chính sách thu hút nhân lực KH&CN CLC đến các

trường đại học

Trong báo cáo của UNESCO (UNESCO Science Report toward 2030), vaitrò của khoa học đã được nhấn mạnh trên phương diện toàn cầu: xã hội phải đốimặt bởi một tập hợp toàn cầu của hội tụ lớn môi trường, kinh tế xã hội, các vấn đề

chính trị và văn hoá khoa học sẽ giúp giải quyết nhanh chóng song vẫn đảm bảo

tính bền vững Trong khi nhiều ngành của xã hội sẽ cần phải tham gia vào quátrình này, cộng đồng khoa học sẽ có một vai trò đặc biệt trong việc phô biến rộng

rãi một loạt thành tựu công nghệ, liên kết chặt chẽ để chuyển đổi công

nghệ Những thực tế toàn cầu phức tạp tạo ra sự bắt buộc mạnh mẽ dé thúc đâynhững thay đổi sâu sắc trong khoa học, đóng góp các luận cứu cho quá trình hoạchđịnh chính sách công và thực tiễn [Heide Hackmann, Geoffrey Boulton, 2015,

tr.12] Vai trò của KH&CN được nhấn mạnh như yếu tổ tiên quyết cho quá trình

35

Trang 40

phát triển và tăng cường năng lực cạnh tranh của quốc gia Bản thân KH&CNkhông tạo ra thành tựu mà đó là sản pham của NNL KH&CN Những nghiên cứunhắn mạnh vai trò của KH&CN, NNL KH&CN đã tạo ra xu hướng nghiên cứu gắnviệc phát trién NNL KH&CN gan với hoạt động đổi mới (innovation)'.

Nghiên cứu vé các CÔng Cụ, yếu tổ, điều kiện dé thu hút nhân lực trong bối cảnhtoàn cầu hóa và hội nhập quốc tế Theo nghiên cứu của OECD (2015), Whichfactors influence the international mobility of research scientists? Các yéu tố như tiền

lương tương đối, thăng tiến nghề nghiệp và cơ hội nghiên cứu, môi trường, cơ hội để

làm việc với các đồng nghiệp quan trọng và trong các tô chức có uy tín, tăng quyền tựchu, tự do tranh luận và thực hiện nghiên cứu được coi là động lực mạnh mẽ của sự diđộng học thuật Các yếu tố này xuất hiện cùng với các chính sách hỗ trợ thân nhân về

di cư Chiến lược đổi mới của OECD năm 2010 tuyên bố rằng các chính sách về di

động nên nhằm mục đích hỗ trợ các luồng kiến thức và việc tạo ra các mối liên kết vàmạng lưới bền vững giữa các quốc gia, cho phép di chuyển trong thời gian ngăn hoặc

có sự ràng buộc Hợp tác khoa học quốc tế là một cơ chế đã được chứng minh dé thúcđây sự xuất sắc trong nghiên cứu khoa học Các nhà khoa học hợp tác xuyên biên giới

vì nhiều ly do: dé tập hợp các nguồn lực trí tuệ, công nghệ và tài chính, và giải quyết

hiệu quả các câu hỏi khoa học vượt qua ranh giới địa lý và chính trị Nghiên cứu đã

gợi mở về các yếu tố thúc đây thu hút di động học thuật [OECD, 2015]

Theo nghiên cứu Global mobility of research scientists: the economics of who

goes where and why (2015), thu hit NNL KH&CN CLC tai các trường DH gắn liềnvới các luồng di động học thuật (academic mobility) Kế từ khi các trường DH bắtđầu phát triển ở Châu Âu thời trung cổ, các học giả đã di chuyền qua các tô chức, tiếp

thu kiến thức mới và kết nối xã hội và mang lại và phố biến kiến thức của họ cho các

đồng nghiệp và sinh viên mới Trong những năm gần đây, các nhà khoa học tính diđộng đã tăng lên đáng ké và có liên quan đến ba khía cạnh chính: quốc tế hóa, tăngcường hợp tác giao nhau, và đa dạng hóa vai trò công việc và công việc Di động học

thuật và sự hap dẫn của các hệ thống giáo dục DH ngày càng gan liền với sự xuất sac,

! Việt Nam gọi là đổi mới/sáng tạo

36

Ngày đăng: 05/06/2024, 15:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN