1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Chính sách phát triển các tổ chức vệ tinh (spin-off) thành doanh nghiệp khởi nghiệp trong trường đại học ở Việt Nam (nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội)

223 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Nguyễn Thị Tuyết Mai

CHÍNH SÁCH PHAT TRIEN CAC TO CHỨC VỆ TINH

(SPIN-OFF) THÀNH DOANH NGHIỆP KHOI NGHIỆP

TRONG TRUONG ĐẠI HỌC Ở VIET NAM

(NGHIÊN CUU TRUONG HOP ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI)

Hà Nội - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Nguyễn Thị Tuyết Mai

CHÍNH SÁCH PHAT TRIEN CAC TO CHỨC VỆ TINH(SPIN-OFF) THANH DOANH NGHIEP KHOI NGHIEP

TRONG TRUONG DAI HỌC O VIET NAM

(NGHIÊN CUU TRUONG HOP ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI)

Chuyén nganh: Quan ly Khoa hoc va Cong nghé

Mã số: 9340412.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS.TS Trần Thị Minh Hòa

XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYÉT NGHỊ

CUA HỘI DONG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN

Người hướng dẫn khoa học Chủ tịch hội đồng đánh giá

Luận án Tiến sĩ

PGS.TS.Trần Thị Minh Hòa PGS.TS Đào Thanh Trường

Hà Nội - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Nguyễn Thị Tuyết Mai, nghiên cứu sinh chuyên ngành Quản lý Khoa

học và Công nghệ, khóa QH-2017-X, Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học

Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, xin cam đoan:

Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.

Trần Thị Minh Hòa Các thông tin thu được từ các kết quả nghiên cứu tài liệu, điềutra, phỏng vấn do tôi trực tiếp thực hiện Nghiên cứu trong Luận án không trùng lặp

với các đê tài nghiên cứu trước đây của các tác gia trong và ngoài nước.

Hà Nội ngày tháng năm 2023

Tác giả

Nguyễn Thị Tuyết Mai

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

Luận án với đề tài Chinh sách phát triển các tổ chức vệ tinh (spin-off) thành

doanh nghiệp khởi nghiệp trong trường dai học ở Việt Nam (nghiên cứu trường

hợp Đại học Quốc gia Hà Nội) là kết quả học tập, nghiên cứu của tác giả trong giai

đoạn 2017-2022, chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ, tại Trường Đại

học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được rất nhiềusự giúp đỡ từ các thầy cô giáo Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học Khoa họcXã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội - nơi đã tạo điều kiện cho tôi được

học tập và nghiên cứu trong môi trường học thuật chuyên nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Khoa học Công nghệ, Ban Tổ chức - Cán bộ,Ban Đảo tạo, Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội; Phòng

Quản lý Nghiên cứu khoa học, Phòng Dao tao, Phòng Tổ chức - Cán bộ, Phòng Kế

hoạch - Tài chính của các trường đại học thành viên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội

và đặc biệt là các nhà khoa học, các nhà quản lý của Đại học Quốc gia Hà Nội đã

tạo điều kiện cho tôi tiếp cận với thực tế giúp triển khai nghiên cứu của mình quanhiều nội dung từ điều tra số liệu, thu thập dit liệu, trao đổi ý kiến, phỏng van sâu

Tôi xin trân trọng cảm ơn sự ủng hộ và khích lệ của bạn bè, đồng nghiệp, gia

đình đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận án.

Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Trần Thị Minh Hòa

người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ và tao mọi điều kiện dé tôi nghiên

cứu và hoàn thành bản luận án này.

Tuy bản thân đã hết sức cố găng, song do kinh nghiệm thực tiễn, kiến thức cònhạn chế nên Luận án không thé tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế Tôi rat mongnhận được ý kiến đóng góp quý báu của quý Thay/C6 và bạn bè.

Xin trân trọng cảm ơn.

Tác giả

Nguyễn Thị Tuyết Mai

Trang 5

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghién CUWU cee eeseesseceseeceneeceeeesneceseeeeeeesaeessaeens 10

Chương 1 TONG QUAN NGHIÊN CỨU VE CHÍNH SÁCH PHÁT TRIENCÁC TỎ CHỨC VỆ TINH (SPIN-OFF) THÀNH DOANH NGHIỆP

KHOI NGHIEP 03 181.1 Các công trình đã công bố ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án 18

1.1.1 Các nghiên cứu đã công bồ ở nước ngoài về giáo dục khởi nghiệp

4//15874719/1<82/278/11SSPPPRRPn8886ẺRE.e 18

1.1.2 Các nghiên cứu về chính sách phát triển doanh nghiệp spin-off

trong hệ sinh thái khởi ng hiỆPD - sgk 23

1.1.3 Các nghiên cứu về khởi nghiệp trong trường đại học theo mô hình

đại học doanh 'IghẲỆPD ch nh TH HH HH HH 26

1.2 Các công trình đã công bố ở trong nước liên quan đến đề tài luận án 29

1.2.1 Các nghiên cứu đã công bố ở trong nước về giáo dục khởi nghiệp

trong các trường CAL HỌC cv HH HT HH HT HH rệt 29

Trang 6

1.2.2 Các nghiên cứu về chính sách phát triển doanh nghiệp spin-off

trong hệ sinh thái khởi ng hiỆPD ác tk HH Hiệp 32

1.2.3 Các nghiên cứu về chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 35

1.3 Kêt quả nghiên cứu của các công trình đã công bô và những vân đê luận án

tập trung giải QUYẾT -2s- 52s St2E119E11271271211211T1111111 211.1111.111 xe 411.3.1 Nhận xét các công trình khoa học đã công D6 veeccecescsscssvesvsscessesseseeseeseeses 4]1.3.2 Khoảng trồng nghién Cttt.ccccccccscsssssssssscesssssesvsssesesssessessssessessesesestesveseeses 4I1.3.3 Những vấn đề luận án tập trung giải quy! - 5-5ccc+cc+ccccsceercee 42

Tiểu kết Chương Ì e-e-©eẻ£©+e+E©+eEE++EESEE+EEEAEEEAEEEEEEEAEErkrrkerrrerrrkerrre 44Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE CHÍNH SÁCH PHÁT TRIEN TO CHỨC

VỆ TINH (SPIN-OFF) THÀNH DOANH NGHIỆP KHOI NGHIỆP

TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC - 2< sssss+Evss+rsseErseersserrssersssrrssrrs 462.1 Cơ sở lý luận về tô chức vệ tinh (spin-off) trong trường đại học 46

2.1.1 Khái niệm tổ chức vệ tinh (spin-@jfÏ) c- 5c 5e+ccckereEkererererrerkered 46

2.1.2 Đặc điểm tổ chức vệ tỉnh (Spin-ƒŸ) - +52 £+c+EeEeEeEeEerrrerrered 50

2.1.3 Chức năng của tổ chức vệ tỉnh (SDIH-OfŸ) SG ST Shhhhshiikrrseeerree 51

2.1.4 Phân loại các tổ chức vệ tỉnh (SDÏH-OJfŸ) 2S SSk Shin erie, 522.2 Cơ sở lý luận về doanh nghiệp khởi nghiệp trong trường đại học 33

2.2.1 Khái niệm doanh nghiệp khoa học và công nghỆ ‹ -<<- 532.2.2 Khái niệm doanh nghiệp khởi nghi€p - .ccẶẶẰẰĂSsssseiiseeeerreses 542.2.3 Khái niệm doanh nghiệp khởi nghiệp trong trường đại học 56

2.2.4 Moi quan hệ giữa tổ chức vệ tỉnh (spin-off) và doanh nghiệp

[7128/14/1120 0000n0n0n88 Ầ 58

2.3 Cơ sở lý luận về chính sách phát triển các tổ chức vệ tinh (spin-off) thành

doanh nghiệp khởi nghiệp trong trường đại HOC - 5+ 5< s+ssxsererrsererree 612.3.1 Khái niệm Chính $áCHh c1 E1111 1188811111911 111111901111 kg và 61

2.3.2 Khái niệm chính sách phát triển các tổ chức vệ tinh spin-off thành

doanh nghiệp khởi nghiệp trong trường đại hỌC ằằc se àscssiisiseiksrrsks 63

2.3.3 Vai trò của tổ chức vệ tinh spin-off trong phát triển thành

/1021/108/14/112⁄8.5/118/14/112/ 00088888 64

2.3.4 Tiêu chí đánh giá chính sách phát triển các tổ chức vệ tỉnh (spin-off)

thành doanh nghiệp khởi nghiệp trong trường đại hỌC - «<2 672

Trang 7

2.4 Khung lý thuyết chính sách phát triển các tổ chức vệ tinh (spin-off) thành

doanh nghiệp khởi nghiệp trong trường đại HOC - 5c 5+ St ssxsxsererrsrrerree 70

2.4.1 Triết lý và hệ quan điểm về chính sách phát triển tổ chức vệ tỉnh

(spin-off) thành doanh nghiệp khởi nghiệp trong trường đại hỌcC ««- 70

2.4.2 Khung lý thuyết chính sách phát triển tổ chức vệ tinh (spin-off) thành

doanh nghiệp khởi ng hẲỆ|) cv KH HH HH 71

Tiểu kết Chương 2eecssecsssecssssessssecsssscssssecssssesssssssssuecsssecsssuesssuecssssssssuessssecsssnecsaneessseesess 78Chương 3 THUC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHAT TRIEN TO CHỨC

VỆ TINH (SPIN-OFF) THÀNH DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP

TẠI ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘII 5-2-2 sscssesseesseesseessecse 803.1 Chính sách và thực tiễn phát triển tổ chức vệ tinh (spin-off) thành

doanh nghiệp khởi nghiệp trong trường đại học tại Việt Nam - - - 5+ s<+ 80

3.1.1 Chính sách phát triển tổ chức vệ tinh (spin-off) thành doanh nghiệp

khởi nghiệp trong trường đại HỌC - cv tk kg ghe 60

3.1.2 Thực tiễn phát triển các tổ chức vệ tinh (spin-off) thành doanh nghiệp

khởi nghiệp trong trường Adi NOC - ch HH nhiệt 68

3.2 Chính sách và thực tiễn phát triển tô chức vệ tinh (spin-off) thành

doanh nghiệp khởi nghiệp tại Đại học Quốc gia Hà NộỘI cSĂcccceeersee 99

3.2.1 Vài nét về Đại học Quốc gia Hà Nội -.- 2-5 cccceceEkEEeErrrrrrerkees 99

3.2.2 Chính sách phát triển khoa học và công nghệ thúc day tổ chức vệ tinh

(spin-off) thành doanh nghiệp khởi nghiệp tại Dai học Quốc gia Hà Nội 103

3.2.3 Thực tiễn phát triển khoa học và công nghệ thúc đẩy tổ chức vệ tỉnh

(spin-off) thành doanh nghiệp khởi nghiệp tại Đại học Quốc gia Hà Nội 1143.3 Danh gia két qua thuc thi chinh sach phat triển các tô chức vệ tinh tại Đại học

Quốc gia Hà Nội -2 22-22 S22 EEE2SE1122212271121112711711.2711211.T1E 11.11 ee 1393.3.1 Đánh giá kết quả thực thi chính sách -¿©-sz©cs+css+cx+zxescseẻ 139

3.3.2 Dim mm 1463.3.3 ĐIỂM VẾN 55c SE EE EEEEEE11212111211 2112110111112 147

“6 2a ha 148BBS a6 an 149

787.80) 80A nn6nnnn 149

Trang 8

Chương 4 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIEN

TO CHỨC VE TINH (SPIN-OFF) THÀNH DOANH NGHIỆP

KHOI NGHIỆP TẠI ĐẠI HOC QUOC GIA HÀ NỘII ° -° 1514.1 Căn cứ đề xuất giải pháp -¿- ¿5s sSE2EE E1 2E121121121111111.11 1xx 151

4.1.1 Chính sách phát triển khoa hoc va công nghệ, tổ chức vệ tinh

(Spin-Off) 37/01/28 2 — I51

4.1.2 Xu hướng chuyển đổi mô hình đại học ở Việt Nam ¿cc+ccc+ 1534.1.3 Định hướng phát triển khoa học và công nghệ tại Đại học Quốc gia

4.1.4 Kinh nghiệm quốc tế trong phát triển các tổ chức vệ tinh (spin-off) thành

doanh nghiệp khởi ng hẲỆ|) cv vn 157

4.2 Quan điểm định hướng, mục tiêu, nguyên tắc đề xuất bồ sung hoan thiện

chính sách phát triển tô chức vệ tinh (spin-off) thành doanh nghiệp khởi nghiệp

tại Đại học Quốc gia Hà Nội 2-2-5221 2EEEEEEE2E121121171111.11 1x1 cre 1684.2.1 Quan điểm định hướng dé xuất giải pháp bổ sung, hoàn thiện

CHIN SACK 0000808886 168

4.2.2 Mục tiêu dé xuất giải pháp bồ sung, hoàn thiện chính sách 1704.2.3 Nguyên tac dé xuất giải pháp bồ sung, hoàn thiện chính sách 171

4.3 Giải pháp phát triển tô chức vệ tinh (spin-off) thành doanh nghiệp

khởi nghiệp tại Đại học Quốc gia Hà jNỘI Gà HH nh Hy 1714.3.1 Khung phân tích chính sách và thị trường tác động đến tổ chức vệ tỉnh

(spin-off) thành doanh nghiệp khởi nghiệp tại Đại hoc Quốc gia Hà Nội T71

4.3.2 Các giải pháp cụ thể 55c 5t EEEtEEEEE E111 ke 175787.00) 7 0n nnnnnnn nen 185

KET LUẬN VÀ KHUYEN NGHỊ, 2< ssssesssezssevsseezsserssee 186DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIÁ

LIÊN QUAN DEN LUẬN ANisssssssssssssssssssssssssessssssssssssssssssssssssssesssssssssssssssssessseess 191

TÀI LIEU THAM KHAO ccssssssssssssssssssssessnecsssesssecssnecenecssnecaseessnecsseesonecsseessseesses 192

PHU LUC

Trang 9

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮTCGCN Chuyên giao công nghệ

ĐH Đại học

ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà NộiDMST Đổi mới sáng tao

EM Entrepreneurial marketing (tiếp thị doanh nhân)

GD&DT Gido duc va dao tao

IMBT Công ty Cổ phan Công nghệ vi sinh

KH&CN Khoa học và công nghệ

KH, CN&DMST Khoa hoc, công nghệ va đôi mới sáng tạo

MIT Massachusetts Institute of Technology

(Viện công nghệ Massachusetts)NCKH Nghiên cứu khoa học

NC&TK Nghiên cứu và triển khai

R&D Research and Development (nghiên cứu và triển khai)

TTO Technology Transfer Office

(Van phong chuyén giao cong nghé)

TNHH Trach nhiệm hữu han

Trang 10

DANH MỤC BANG

Bảng 2.1: Chức năng của doanh nghiệp khoa hoc và công nghỆ - - 51

Bang 2.2: Đặc điểm giữa doanh nghiệp spin-off và start-up . : - 59

Bang 3.1: Các doanh nghiệp được thành lập từ các trường đại học/viện nghiên cứuA120 077 90

Bảng 3.2: Hoạt động đào tạo tại Đại học Quốc gia Hà Nội -<5- 102Bảng 3.3: Hoạt động nghiên cứu khoa học tại Đại học Quốc gia Hà Nội 103

Bảng 3.4 : Các sản phẩm tiêu biểu trong hoạt động ươm tạo khởi nghiệp 113

Bang 3.5: Trình độ chuyên môn tham gia chủ trì dé tài các cấp (đơn vị tính %) 116

Bang 3.6: Số lượng đề tài, nhiệm vụ KH&CN các nhà khoa học đã từng chủ trì 117

Bảng 3.7: Số lượng đề tài, nhiệm vụ KH&CN các nhà khoa học đã từng làthành viên tham gia (đơn VỊ: 56), - G S- + vn TH ng ng Hiệp 120Bảng 3.8: Đánh giá mức độ cần thiết của việc chuyên giao, ứng dụng kết quảH20 5i0ài 0-43 125

Bảng 3.9: Những khó khăn trong quá trình tìm kiếm và chuyền giao 127

Bang 3.10: Lý do không chủ động tìm kiếm đối tac dé chuyên giao 129

Bang 3.11: Loại hình tổ chức mà các nhà khoa học chuyên giao kết quả 130

Bảng 3.12: Đánh giá vai trò của các tô chức vệ tinh (spin- off) trong ĐHQGHN 140Bang 3.13: Đánh giá vai trò các chính sách hỗ trợ của DHQGHN trong thúc đây

phát triển và nâng cao năng lực các tô chức khoa học . -5- scs+ss+s+¿ 141Bảng 3.14: Đánh giá các chính sách hỗ trợ cụ thê đối với việc phát triển

các doanh nghiệp vệ tinh (spin-off) tai ĐHQGHN - c 725 c2 142

Trang 11

DANH MỤC SƠ DO, BIEU DO, HÌNH

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơ cấu tô chức của Dai học Quốc gia Hà Nội 100Sơ đồ 3.2: Các bước tuyển chọn nhiệm vụ KH&CN - 5 -cc<<<<<<s52 105

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ thể hiện đề tài, nhiệm vụ KH&CN đã từng chủ trì 116Biểu đồ 3.2: Biéu đồ thé hiện đề tài, nhiệm vụ KH&CN đã từng là thành viên

020180750111 — 118

Biểu đồ 3.3: Biểu đồ thê hiện đề tài, nhiệm vụ KH&CN đã từng chủ trì

đã chuyên giao kết quả nghiên CỨu ¿- 2 ¿+ E£EE£EE+EE+EE£EEEEEEEEEEeEEerkrrerreree 122

Biểu đồ 3.4: Biéu đồ thể hiện đề tài, nhiệm vụ KH&CN đã từng tham gia đã

chuyền giao kết quả nghiên CỨU - 2 2 2 E+EE£+E£2EE+EE+EEZEEEEEEEEtEErrEerrkerxeee 124Biểu đồ 3.5: Sự chủ động tìm các đối tác dé chuyên giao các kết quả nghiên cứu 126

Biểu đồ 3.6: Đánh giá việc thành lập tô chức vệ tinh (spin-off) dé thương mại hóa

các sản phâm nghiên cứu từ các dé tài, nhiệm vụ KH&CN của các nhà khoa học 31Hình 2.1 Khung phân tích chính sách phát triển tô chức spin-off thành

doanh nghiệp trong trường đại hỌC - - - c2 311 219512111111 ng r nưy 69

Hình 2.2: Mô hình hệ thống ba nhà — The Triple Helix - 2-2-5: 72Hình 2.3: Lưới các bên liên quan theo quyền lực và lợi ích 2-2 z-: 75Hình 2.4: Sơ đồ công nghệ đây, thị trường kéo của Martin, Michael J.C 71Hình 4.1: Ma trận các bên liên quan trong phát triển và vận hành tô chức

vệ tinh (spin-off) tai ĐHQGHN -. Ác 3 12.112 39 1111111 1 re rep 172

Hình 4.2 : Khung phân tích chính sách và thị trường tác động đến các bên

liên quan tai ĐHQGHN - G1111 1 HH HH HH 175

Trang 12

MỞ ĐÀU1 Lý do chọn đề tài

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang làm thay đổi căn bản cách

sống, học tập, làm việc, tương tác và liên hệ của các cá nhân trong cộng đồng Công

nghệ mới và các mô hình kinh doanh tri thức mới đã trở thành một xu thế toàn cầu.Quá trình này một mặt phá vỡ các chuỗi giá trị hiện có, đồng thời tạo ra những cách

thức mới đáp ứng nhu cầu của con người Trong bối cảnh toàn cầu mới này, tài

năng con người dưới dang thức khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trở thành một nhântố có vai trò then chốt Điều này được Schwab (2015) khăng định“Quan trọng hơncả nguồn von tài chính, tài năng sẽ là nhân to mới đại diện trọng yếu của sản

xuất” Trong bối cảnh mới, với tư cách là nơi ươm tạo, phát triển tài năng, các

trường đại học phải tự làm mới chính mình Mô hình trường đại học truyền thốngvới nhiệm vụ đào tạo những sinh viên xuất sắc và công bố nhiều kết quả nghiên cứu

khoa học được coi là đã làm tròn sứ mệnh Với những thách thức mới, mô hình đại

học truyền thống sẽ không còn phù hợp Xu hướng chủ đạo trên thế giới hướng đếnmô hình đại học vận hành như các doanh nghiệp dé phát huy sự năng động trongbối cảnh thế giới biến đổi nhanh chóng Bên cạnh hai nhiệm vụ là giáo dục đào tạovà nghiên cứu khoa học, mô hình đại học mới hướng đến phục vụ cộng đồng VỚI

các dịch vụ đáp ứng nhu cau xã hội Cách thức chuyên đổi cơ bản là đây mạnh giáo

dục khởi nghiệp thông qua chương trình đào tạo, nghiên cứu và các chương trình hỗ

trợ nhằm tạo ra hệ sinh thái khởi nghiệp ngay trong trường đại học Hệ sinh thái nàysẽ thúc day và rút ngắn con đường đưa những sản phẩm tri thức đáp ứng nhu cầu

thực tiễn, hướng đến phục vụ cộng đồng.

Nhận thức được sự thay đổi của bối cảnh toàn cầu và vai trò của các trường

đại học, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chính sách hướng đến thay đôi,

thúc day giáo dục phát triển theo định hướng khởi nghiệp DMST Nghị quyết Đạihội đại biểu lần thứ X của Dang đã khẳng định: “Phát triển mạnh, kết hợp chặt chẽgiữa hoạt động khoa học và công nghệ với giáo dục và đào tạo dé thực sự phát huy

vai tro quéc sach hang dau, tao động lực đây nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

và phát triển kinh tế tri thức Thống nhất định hướng giữa phát triển KH&CN với

Trang 13

chan hưng GD&DT, phát huy quan hệ tương tác thúc đây lẫn nhau giữa hai lĩnh vựcquốc sách hàng đầu này” Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy của Ban Chấp hànhTrung ương Đảng khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ day mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng nhắn mạnh: “Tang cường hoạt động nghiêncứu khoa học và chuyên giao công nghệ Gắn đảo tạo đại học và sau đại học vớinghiên cứu khoa học, với sản xuất kinh doanh Xây dựng một số trường đại học

ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và thé giới Tạo điều kiện dé các trường

đại học, viện nghiên cứu hàng đầu của các nước phát triển đầu tư mở cơ sở đảotạo, nghiên cứu, chuyên giao công nghệ tại Việt Nam” Tinh thần đó tiếp tục đượcHội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI khăng định thông

qua Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,

đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Bên cạnh chủ trương của Đảng, nhiều văn bản chính sách mang tính thực thi

cũng được ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 4/5/2017 của Thủ tướng Chính

phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 về việc phê duyệt Dé án “Hỗ trợ hệ

sinh thái khởi nghiệp đôi mới sáng tạo đến năm 2025”; Quyết định số TTg ngày 30/10/2017 về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đồimới sáng tạo đến năm 2025”; Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ

1665/QD-quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đôi mới căn bản, toàn diện giáo

dục và đảo tạo giai đoạn 2019-2030; Chiến lược Phát triển tong thé giao duc dai hoc

giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2035, làm cơ sở cho đổi mới, phát triển toàn điện va

bền vững của hệ thống giáo dục đại học.

Những chính sách trên bước đầu đã phát huy tinh thần khởi nghiệp, đã được lan

tỏa giá trị khởi nghiệp tới cộng đồng, đặc biệt là trong các cơ sở giáo dục đào tạo đại

học với sự tham gia của các nhà nghiên cứu, các sinh viên với những ý tưởng sáng

tạo Từ những ý tưởng này đã tạo ra các doanh nghiệp mới, các sản phẩm/dịch vụméi , điều đó phần nào giúp nâng cao năng lực đổi mới, năng lực cạnh tranh và

đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của đất nước, tiếp tục khẳng định sự phát triển các

Trang 14

hoạt động khởi nghiệp, góp phần tạo thêm việc làm, giảm bớt tỉ lệ thất nghiệp Tronghệ sinh thái khởi nghiệp tại các trường đại học, các tô chức vệ tỉnh (spin-off) có vaitrò quan trọng Nó được coi là bước trung gian đề đi từ nghiên cứu đến thị trường Do

đó, các chính sách phát triển KH&CN cũng như GD&DT cần có sự chú ý đặc biệt

với loại hình doanh nghiệp đặc thù này Trên thực tế, các loại hình doanh nghiệp khởinghiệp có thé chuyển đổi thành tô chức vệ tinh (spin-off) Vì vậy, với tính thực tiễncủa luận án, nghiên cứu sinh tập trung vào nghiên cứu chính sách chuyên đổi từ môhình tô chức vệ tinh (spin-off) thành doanh nghiệp khởi nghiệp.

Từ thực tiễn các công trình nghiên cứu và thực hiện chủ trương của Đảng và

chính phủ với mong muốn làm rõ các chính sách và hiệu quả thực tiễn liên quan đếnphát triển tổ chức vệ tinh (spin-off) trong hoạt động nghiên cứu của các trường đại

học nói chung và trong một đại học nghiên cứu nói riêng, nghiên cứu sinh đã lựa

chọn vấn đề: “Chính sách phát triển tổ chức vệ tinh (spin-off) thành doanh nghiệp

khởi nghiệp trong trường đại học ở Việt Nam - nghiên cứu trường hợp Đại học

Quốc gia Ha Nội” dé làm đề tài luận án tiến sĩ, chuyên ngành quản lý khoa học.

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Luận án tập trung phân tích các chính sách và thực tiễn phát triển của các tổchức vệ tinh, quá trình chuyền đổi từ tô chức vệ tinh thành doanh nghiệp khởi nghiệptại Đại học Quốc gia Hà Nội Từ thực tiễn nghiên cứu, luận án sẽ khuyến nghị cho

các trường đại học tại Việt Nam va đề xuất đổi mới chính sách phát triển tổ chức vệ

tinh (spin-off) thành doanh nghiệp khởi nghiệp tại Đại học Quốc gia Hà Nội.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề đạt được mục tiêu trên, Luận án tập trung giải quyết một số nhiệm vụ

nghiên cứu sau:

- Tổng quan và phân tích các nghiên cứu ở trong và ngoài nước liên quan đếntổ chức vệ tinh, quá trình chuyên đổi tổ chức vệ tinh thành doanh nghiệp khoa họcvà công nghệ trên thế giới và Việt Nam;

- Phân tích cơ sở lý luận về chính sách phát triển các tô chức vệ tinh (spin-off)

thành doanh nghiệp khởi nghiệp trong trường đại học;10

Trang 15

- Phân tích, đánh giá thực trạng chính sách phát triển tô chức vệ tỉnh

(spin-off) thành doanh nghiệp khởi nghiệp tai DHQGHN;

- Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực tiễn, đề xuất hoàn thiện giải pháp chínhsách phát triển tổ chức vệ tinh (spin-off) thành doanh nghiệp khởi nghiệp tạiĐHQGHN trong giai đoạn mới đồng thời cũng đưa ra các khuyến nghị cho các

trường đại học ở Việt Nam.

3 Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi thứ nhất: Thực trạng năng lực nghiên cứu và chuyên giao công nghệtại ĐHQGHN đã có tác động như thế nào cho việc hình thành và phát triển các tổ

chức vệ tinh (spin-off) thành doanh nghiệp khởi nghiệp ?

Câu hỏi thứ hai: Thực trạng phát triển tô chức vệ tinh (spin-off) thành doanhnghiệp khởi nghiệp tại Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay như thế nào?

Câu hỏi thứ ba: Chính sách khoa học và công nghệ tại DHQHN cần bồ sung,hoàn thiện như thé nào dé thúc day phát triển tổ chức vệ tinh (spin-off) thành doanh

nghiệp khởi nghiệp?

4 Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết thứ nhất: Năng lực nghiên cứu và chuyển giao công nghệ tạiĐHQGNN là nén tảng góp phan hiệu quả trong việc hình thành và phát triển các tô

chức spin-off thành doanh nghiệp khởi nghiệp.

Gia thuyét thứ hai: Thực trạng phát triển tổ chức vệ tỉnh (spin-off) thànhdoanh nghiệp khởi nghiệp tại DHQGHN hiện nay vẫn còn có những hạn chế nhấtđịnh liên quan đến mục tiêu thực hiện, cách thức tổ chức hoạt động và lợi ích các

bên liên quan.

Giả thuyết thứ ba: Hiện nay, chính sách phát triển tổ chức vệ tinh (spin-off)tại ĐHQGHN cần được bé sung, hoàn thiện trên các phương diện như: chính sáchvề nguồn lực, hỗ trợ hoạt động và đầu tư, chuyên giao công nghệ và thương mại hóacác sản phẩm khoa học, tài sản trí tuệ.

5 Đối tượng nghiên cứu

Chính sách phát triển tổ chức vệ tinh/doanh nghiệp (spin-off) thành doanh

nghiệp khởi nghiệp tại trường đại học.

11

Trang 16

6 Pham vi nghiên cứu

Pham vi thời gian: Từ năm 2015 đến năm 2022.

Phạm vi không gian: Các trường, viện thuộc và trực thuộc DHQGHN.

Phạm vi nội dung: Phân tích, đánh giá thực trạng chính sách phat triển doanhnghiệp spin-off thành doanh nghiệp khởi nghiệp tại Đại học Quốc gia Hà Nội.

7 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu7.1 Cách tiếp cận

Tiếp cận quản lý: Nhận diện chính sách KH&CN trong việc thúc đây sự pháttriển doanh nghiệp vệ tinh (spin-off) thành doanh nghiệp trong trường dai học.

Tiếp cận tâm lý học: Nhận diện tâm lý, những thuận lợi, khó khăn của các nhàkhoa học, nhà quản lý trong Đại học Quốc gia Hà Nội về viéc chuyén giao khoa hoccông nghệ (KH&CN) và thương mai hóa sản phẩm KH&CN ra ngoài thị trường.

Tiếp cận phân tích hệ thống và cấu trúc: Đây là cách tiếp cận xuyên suốt trongnghiên cứu của luận án, bởi cách tiếp cận này cho thấy được mối quan hệ giữa nhà

nước, trường đại học và doanh nghiệp cũng như vai trò của từng thành viên trong

mối quan hệ này được đặt trong một hệ thống dưới cách tiếp cận lý thuyết hệ thống,

lợi ích các bên liên quan và khung phân tích về thị trường kéo, KH&CN đây.

Tiếp cận nội quan và ngoại quan: Dựa trên cơ sở phân tích định tính và định

lượng các ý kiến, quan điểm của người được khảo sát dé đưa ra nhận định về thực

trạng chuyền giao KH&CN và năng lực chuyên giao KH&CN của các nhà khoa họchọc Từ đó, đề xuất giải pháp về chính sách dé thúc day sự phát triển doanh nghiệp

vệ tinh (spin-off) thành doanh nghiệp khởi nghiệp trong trường đại học.

Tiếp cận quan sát: Tác giả sử dụng cách tiếp cận nghiên cứu có tham dự vớitư cách là một cán bộ của DHQGHN, dé phân tích thực trạng tác động của chínhsách KH&CN đến hoạt động KH&CN nói chung và phát triển doanh nghiệp vệ tinh

(spin-off) nói riêng.

7.2 Phương pháp nghiên cứu

7.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả đã tổng hợp, các công trình nghiên

cứu ở trong nước và quốc tế liên quan đến chính sách thúc đây khởi nghiệp, chính

12

Trang 17

sách phát triển các doanh nghiệp spin-off Bên cạnh đó, tác giả còn tiến hành xem

xét các văn bản chính sách KH&CN của nhà nước Việt Nam các văn bản chính sách

KH&CN của ĐHQGHN có liên quan Tác giả đã phân tích, kế thừa chọn lọc cácnguôn tài liệu khác như: các bài báo, tạp chí chuyên ngành, các bài báo cáo trong kỷyêu hội thảo, các công trình nghiên cứu, các tài liệu của những ngành khoa học

khác, các báo cáo hoạt động KH&CN của DHQGHN.

Các văn bản, tài liệu này được tác giả, sắp xếp tạo ra một hệ thống lý thuyếtđầy đủ về chủ đề nghiên cứu; các tài liệu cũng chia thành từng nội dung, từng nhómvan đề dé có thể hiểu một cách toàn diện Điều này giúp phát hiện ra những xu

hướng, những lĩnh vực nghiên cứu, qua đó lựa chọn những thông tin quan trọng

phục vụ cho đề tài nghiên cứu.

7.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu

Tác giả tiến hành phỏng vấn sâu 20 cán bộ quản lý, nhà khoa học thuộc cáclĩnh vực khác nhau từ cấp DHQGHN đến cấp trường thành viên Mẫu đối tượngđược lựa chọn phỏng van đảm bảo tính đại diện về lĩnh vực, độ tuổi, thâm niên công

tác và chuyên môn khác nhau, trong đó tập trung đến những nhà khoa học chủ trì

các nhiệm vụ KH&CN, trưởng các nhóm nghiên cứu mạnh, giám đốc phòng thínghiệm trọng điểm, giám đốc các doanh nghiệp KH&CN tại ĐHQGHN.

Bên cạnh đó, tác giả cũng đã tiến hành phỏng van 02 nhà khoa học Việt Namđang làm việc tại nước ngoài để có những góc nhìn toàn diện mang tính quốc tế, từ

đó so sánh với thực tiễn Việt Nam và đưa ra các giải pháp phù hợp.

Nội dung phỏng vấn tập trung làm rõ các vấn đề:

- Bản chất của các tổ chức vệ tinh (spin-off); Vai trò của các tô chức vệ tỉnh(spin-off) trong việc thúc day chuyền giao KH&CN; Chính sách thúc day phát triểntổ chức vệ tinh (spin-off) thành doanh nghiệp khởi nghiệp; điều kiện phát triển cáctô chức vệ tỉnh (spin-off) thành doanh nghiệp khởi nghiệp.

Những kết quả này là một căn cứ nhằm làm rõ những vấn đề của chính sách

KH&CN đã và đang tập trung cho phát triển tô chức vệ tinh (spin-off) Các phỏngvan sâu được gỡ băng và xử lý theo các nội dung cụ thé bằng phần mềm excel dé

tìm ra các vân đê chính trong các nội dung nghiên cứu của đê tài.13

Trang 18

7.2.3 Phương pháp điều tra bảng hỏi

Đề tài chọn mau theo công thức tính mẫu khi biết tông thé của Yamane Taro

Mẫu khảo sát cụ thể như sau:

Các tiêu chí Số lượng Tỷ lệ

Giới tính Nam 113 55.1%Nữ 92 41.9%

Độ tuổi Dưới 41 125 60,9%(độ tuổi trung bình | Từ 41- 55 62 30,3%

Khoa học y dược 20 9.8%Khoa học nông nghiệp 2 1%Khác 5 2.4%

14

Trang 19

7.2.4 Phương pháp thống kê

Tác giả sử dụng phương pháp thống kê toán học dé xử lý, phân tích, đánh giá

các kết quả thu thập được bằng phương pháp điều tra bảng hỏi nêu trên để tính tầnsuất, giá trị trung bình và phan trăm kết qua thu được Sử dụng thang điểm từ 1-5

cho các mức độ lựa chọn Được chia thành 5 mức điểm chênh lệch của mỗi mức độ

là 0.8 tính theo công thức n=(n-1)/n trong đó n là số thứ bậc của thang đo Mức

thang đo trên có giá trị nghiên cứu cho trường hợp ĐHQGHN:Mức độ quan trọng:

Rất quan trọng 5 điểm Mức độ 1 Rat quan trọng 4.2<DTBs<5

Quan trong 4 diém Mức độ 2 Quan trọng 3.4<DTB<4.2Binh thuong 3 diém Mức độ 3 Bình thường 2.6<ÐTB<3.4Không quan trọng 2 điểm Mức độ 4 Không quan trọng 1.8<DTB<2.6Rat không quan trọng 1 điểm Mức độ 5 Rat không quan trọng | 1<PTB<1.8

Mức độ can thiết:

Rất cần thiết 5 điểm Mức độ l | Rất cần thiết 4.2<DTB<5Cần thiết 4 điểm Mức độ 2 | Cần thiết 3.4<DTB<4.2Bình thường 3 điểm Mức độ 3 Bình thường 2.6<ÐTB<3.4Ít cần thiết 2 điểm Mức d64 | Ít cần thiết 1.8<DTB<2.6Không cần thiết 1 điểm Mức độ 5 _ | Không cần thiết 1<DTB<1.8

Mức độ hiệu qua:

Rat hiệu qua 5 diém Mức đội | Rat hiệu quả 4.2<ÐTB<5Hiệu quả 4 điểm Mức d62 | Hiệu quả 3.4<DTB<4.2Binh thường 3 diém Mức d63 | Binh thường 2.6<ÐTB<3.4Không hiệu quả 2 điểm Mức độ 4 Không hiệu quả 1.8<ÐTB<2.6Rat không hiệu quả | 1 điểm Mức độ5 | Rất không hiệu quả | 1<DTB<1.8

15

Trang 20

8 Ý nghĩa của nghiên cứu

8.1 Ý nghĩa khoa học

Làm rõ khái niệm doanh nghiệp vệ tinh (spin-off) và doanh nghiệp khởi

nghiệp là một loại hình doanh nghiệp KH&CN Trong bối cảnh có nhiều nhằm lẫnvề loại hình doanh nghiệp này, luận án góp phần làm rõ khái niệm để các nghiên

cứu sau có thể tham khảo, đối sánh.

Hướng tiếp cận liên ngành của luận án với việc sử dụng các lý thuyết như lýthuyết hệ thống, thị trường kéo — công nghệ đây, các bên liên quan cũng cung cấpcách thức tiếp cận đa dạng trong việc nghiên cứu chính sách nói chung và chínhsách phát triên KH&CN nói riêng Luận án sẽ cung cấp các góc nhìn lý thuyết vàluận cứ khoa học dé phục vụ cho chuyên ngành quản lý khoa học công nghệ nóiriêng và phát triển KH&CN tại các cơ sở đại học nói chung.

Khái quát hóa hệ thống chính sách liên quan đến phát triển các doanh nghiệpvệ tinh va so sánh với thực trạng và nhu cầu thực tế của các trường, viện và các nhàkhoa học, đồng thời chỉ ra mối quan tâm/lợi ích và quyền hạn/trách nhiệm của cácbên liên quan nhằm tao ra cách thức tiếp cận mới trong nghiên cứu các van đề về

khoa học và công nghệ.

8.2 Ý nghĩa thực tiễn

Phân tích thực trạng các chính sách KH&CN, năng lực nghiên cứu khoa

học và năng lực chuyển giao KH&CN tại DHQGHN Đồng thời phân tích các tácđộng của các yếu tố chính sách phát triển doanh nghiệp spin-off tại cơ sở dao tạo

này Những kết quả nghiên cứu góp phần khái quát, tổng kết và đưa ra các chính

sách thực tiễn dé xây dựng hệ sinh thái phát triển tổ chức vệ tinh (spin-off) thành

doanh nghiệp khởi nghiệp trong DHQGHN cũng như các cơ sở đào tạo dai hoctrong cả nước.

Kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn với những giải pháp cụ thé sẽ gópphan nâng cao năng lực nghiên cứu, đây mạnh thương mại hóa sản pham nghiên

cứu và phát triển các tô chức vệ tinh, doanh nghiệp KH&CN tại ĐHQGHN Đồngthời, các kết quả đó cũng gợi mở về sự phát triển các tô chức vệ tinh tại các cơ sở

giáo dục đại học khác trong bối cảnh Việt Nam.

16

Trang 21

Tính mới của luận án: Nghiên cứu vận dụng tiếp cận theo lý thuyết hệ thống,

lý thuyết các bên liên quan và khung phân tích thị trường kéo, KH&CN đây đề xuất

giải pháp về chính sách phát triển tổ chức vệ tinh (spin-off) thành doanh nghiệp khởi

nghiệp trong DHQGHN, một cơ sở đào tạo và nghiên cứu mang tính đại diện va có

khả năng dẫn dắt các cơ sở giáo dục đại học khác.9 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận ánđược kết cau thành 4 chương:

Chương 1 Tổng quan nghiên cứu về chính sách phát triển các tổ chức vệ

tinh (spin-off) thành doanh nghiệp khởi nghiệp.

Chương 2 Cơ sở lý luận về phát triển các tổ chức vệ tinh (spin-off) thành

doanh nghiệp khởi nghiệp trong trường đại học.

Chương 3 7c trạng chính sách phát triển tổ chức vệ tinh (spin-off) thànhdoanh nghiệp khởi nghiệp tại Đại học Quốc gia Hà Nội.

Chương 4 Giải pháp hoàn thiện chỉnh sách phát triển tổ chức vệ tinh off) thành doanh nghiệp khởi nghiệp tại Dai học Quốc gia Hà Nội.

(spin-17

Trang 22

Chương 1 TONG QUAN NGHIÊN CỨU VE CHÍNH SÁCHPHAT TRIEN CAC TO CHỨC VỆ TINH (SPIN-OFF)

THANH DOANH NGHIEP KHOI NGHIEP

1.1 Các công trình đã công bố ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án

1.1.1 Các nghiên cứu đã công bố ở nước ngoài về giáo dục khởi nghiệp trong

trường đại học

Các trường đại học được coi là một nguồn quan trọng của những đổi mới mới

và ngày càng được coi là nơi gieo mầm cho các dự án kinh doanh mới Các nhà

hoạch định chính sách đang khuyến khích các trường đại học dựa trên nghiên cứutăng tỷ lệ hình thành spin-off Tuy nhiên, dé tạo điều kiện thuận lợi cho các trườngđại học spIn-off, cần phải hiểu rõ hơn về quá trình dẫn đến sự xuất hiện và pháttriển của các trường đại hoc spin-off Bài báo này khám phá quá trình tao ra liên

doanh mới trong môi trường đại học từ góc độ quá trình kinh doanh Công ty

spin-off của trường đại hoc là kết quả của quá trình kinh doanh dựa trên việc khai tháccông nghệ của trường đại học Các định nghĩa về tinh thần kinh doanh thường baogồm (các) cá nhân, cơ hội, bối cảnh và quá trình theo thời gian Do đó, việc tạo ramột công ty con của trường đại học có thê được coi là một quá trình trong đó một ý

tưởng hoặc cơ hội dựa trên nghiên cứu, một người hoặc một nhóm doanh nhân và

bối cảnh tạo ra các thuộc tinh cần thiết cho một tổ chức mới xuất hiện Nghiên cứu

trước đây đã xác định các yếu tố liên quan đến công nghệ hoặc ý tưởng kinh doanh,

cá nhân và bối cảnh trường đại học ảnh hưởng đến sự hình thành spin-off, nhưngmột số nghiên cứu đã đề cập đến quá trình hình thành các công ty như vậy Điều

này đòi hỏi nỗ lực điều tra toàn bộ quá trình nhằm tiết lộ cách thức các công ty phụ

xuất hiện từ các trường đại học va để xác định những lĩnh vực cần nghiên cứu thêm.

Giáo dục khởi nghiệp trong trường đại học đã được các nhà nghiên cứu trên

thế giới quan tâm, bởi nó là một nền tảng cơ sở trang bị kiến thức cho sinh viênngay khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường Vì vậy, Antonina Bauman và Carol

Lucy (2019) trong nghiên cứu “Enhancing entrepreneurial education developing

competencies for success” đã chỉ ra trong bôi cảnh môi trường khởi nghiệp thay đôi

18

Trang 23

thì các nhà giáo dục phải liên tục điều chỉnh quy trình giáo dục và chương trình

giảng dạy để đảm bảo kết quả tốt nhất cho các doanh nhân tương lai Thị trường

cạnh tranh trong giáo dục đại học cung cấp một động lực để lôi kéo các doanh nhân

tham gia vào các chương trình giáo dục đại học và thông qua các chương trình có

liên quan, đảm bảo tốt nhất cho sự thành công kết hợp giữa nhà trường và doanh

nghiệp Vi vậy, khi môi trường khởi nghiệp đã thay đổi, thì các chương trình giáo

dục cũng phải thay đổi theo Ngoài ra, bài viết còn đánh giá, xác định một số năng

lực kinh doanh cần thiết để khởi nghiệp thành công và trình độ kỹ năng hiện tại của

sinh viên tốt nghiệp gần đây cho các chương trình kinh doanh và doanh nhân.

Nghiên cứu này còn đề xuất các phương pháp tiếp cận mới trong giảng dạy dé thíchứng với những điều chỉnh, thay đổi trong môi trường kinh doanh của Mỹ.

Audrey Gilmore và cộng sự (2020), trong nghiên cứu “Four questions ofentreprenerurial marketing education: Perspective of univeristy educators” đã xem

xét, phan ánh về thiết kế và cung cấp chương trình giáo dục tiếp thi doanh nhân(EM) trong các trường đại học Trong những thập kỷ gần đây, EM ngày càng nhậnđược sự quan tâm từ các nhà hoạch định chính sách, nhà giáo dục, tô chức và cánhân với mong muốn tăng cường tiềm năng tăng trưởng trong các nền kinh tế khuvực và quốc gia Các hoạt động và quy trình EM đã được nhiều doanh nghiệp kinh

doanh trong các ngành công nghiệp đa dạng như nông nghiệp, du lịch và kỹ thuật áp

dụng Tất cả những phát triển này đã tác động đến giáo dục EM Bốn câu hỏi chínhđối với một chương trình EM là: (i) những gì nên được day; (1) nên được dạy nhưthé nào; (iii) nơi cần được day; va (iv) ai nên dạy EM Bồn câu hỏi này đã được đặtra cho một diễn đàn quốc tế của các nhà giáo dục đại học EM, và câu trả lời của họđược đưa vào dé phản ánh bản chất của giáo dục EM ngày nay và những tác độngđối với các nhà giáo dục.

Badariah HJ Din, Abdul Rahim Anuar, Mana Usman (2016) trong nghiên cứu“The effectiveness of the Entrepreneurship Education Program in Upgrading

Entrepreneurial Skills among Public University Students” cho thay các chươngtrình giáo dục khởi nghiệp tao ra sự hài lòng cao trong công việc va nâng cao vi thếcủa người học Mức độ thành công của giáo dục khởi nghiệp cao hơn dẫn đến thu

19

Trang 24

nhập cao hơn và giảm tỷ lệ thất nghiệp Nhiều trường đại học trên thế giới đangtrong quá trình tăng cường các chương trình giáo dục khởi nghiệp để tạo ra nhiều

doanh nhân trẻ trong tương lai Chương trình giáo dục này luôn được xem xét phù

hợp với những thách thức của thế giới bên ngoài Mục đích của nghiên cứu là đểđánh giá hiệu quả của các chương trình giáo dục khởi nghiệp đối với sinh viên đại

học Malaysia Nghiên cứu đã khảo sát, đánh giá hiệu quả của chương trình giáo dục

khởi nghiệp tại một trường đại học công lập là Dai hoc Utara Malaysia Kết quả cho

thấy chương trình rất hiệu quả trong việc nâng cao kỹ năng kinh doanh của sinhviên và mối quan hệ chặt chẽ giữa kế hoạch kinh doanh, tư duy rủi ro và cả hiệu quảcủa chương trình Nghiên cứu đã gợi ý rằng, các kỹ năng và hoạt động kinh doanh

có thé được thúc day thông qua giáo dục và đào tạo doanh nhân trong một trườngđại học công lập Các kết quả nghiên cứu có ý nghĩa đối với Bộ Giáo dục nước này

trong việc củng cô văn hóa khởi nghiệp của giới trẻ Thúc day sự quan tâm về khởinghiệp của thế hệ trẻ là một thách thức mà Chính phủ sẽ phải đối mặt Nghiên cứunày hướng các nhà hoạch định chính sách về cách thực hiện các biện pháp phù hợp

liên quan đến xu hướng hiện tại của các chương trình giáo dục khởi nghiệp trong

các trường đại học công lập ở Malaysia.

Nghiên cứu “Entrepreneurship Education at University Level and Studenf s

Entrepreneurial Intentions Entrepreneurship Education at University Level andStudent’s Entrepreneurial Intentions” cua nhóm Merle Kuttim, Marianne Kallaste,

Urve Venesaar, Aino Kiis (2014) lai hướng đến xác định nội dung của giáo dục

khởi nghiệp ở trường đại học và tác động của nó đối với sinh viên có ý định khởi

nghiệp Mẫu nghiên cứu được sử dung bao gồm các sinh viên từ 17 quốc gia châuÂu được phân thành hai nhóm theo mục đích: nền kinh tế theo định hướng hiệu quảvà đổi mới Kết quả chỉ ra răng những gì được cung cấp như các hoạt động kết nốivà các huấn luyện bên ngoài được các sinh viên mong đợi nhiều hơn các bài giảnghay hội thảo Việc tham gia vào giáo dục khởi nghiệp có tác động tích cực đến ý

định khởi nghiệp.

Tariq Ahmed V.G.R., Chandran Jane E.Klobas và FranciscoLifian Panagiotis

Kokkalis (2020) trong nghién ctru “Entrepreneurship education programmes: How

20

Trang 25

learning, inspiration and resources affect intentions for new venture creation in a

developing economy” tập trung nghiên cứu trên 349 sinh viên tốt nghiệp 8 trường

đại học ở Pakistan về việc thử nghiệm một mô hình dao tạo theo hướng cho sinh

viên tham gia vào chương trình giáo dục khởi nghiệp (EEP) và ý định khởi nghiệp.

EEP là các chương trình cấp bằng được thiết kế để đào tạo có ba thành phần là (học

tập, cảm hứng và tài nguyên): các hoạt động học tập và truyền cảm hứng đều làmtăng nhận thức về doanh nhân Ngoài ra, khi truy cập vào các tài nguyên ươm tạocho ta thay khi tác động mạnh đến nhận thức thì thái độ tích cực cũng tăng lên vàkiểm soát nhận thức tốt lên Những phát hiện này cung cấp cái nhìn sâu sắc về kết

quả từ các nghiên cứu trước đây, cho thấy trải nghiệm tích cực của sinh viên qua

các thành phần khác nhau của chương trình khởi nghiệp có tác động tích cực đến ýđịnh khởi nghiệp của sinh viên như thế nào.

Liên quan đến start-up trong trường đại học, Thomas Astebro, Navid

Bazzazian, Serguey Braguinsky (2012) với nghiên cứu “Startups by recent

university graduates and their faculty: Implications for university entrepreneurship

policy” cho thay rằng những nghiên cứu trước đây về vai trò của các trường dai học

trong việc thúc đây sự phát triển kinh tế hầu như chỉ đề cập đến các spin-off của

giảng viên và cán bộ Thực tế thì tại Viện công nghệ Massachussett, Đại họcHalstad và Dai học Công nghệ Chalmers ở Mỹ, tong số tiền khởi nghiệp từ các sinhviên mới tốt nghiệp về khối ngành khoa học và kỹ thuật nhiều hơn so với các doanhnghiệp spin-off của các giảng viên Sinh viên mới tốt nghiệp có khả năng kiếm tiền

cao gấp đôi so với giảng viên trong vòng ba năm sau khi tốt nghiệp và các doanh

nghiệp spin-off của sinh viên mới tốt nghiệp chất lượng không hè thấp Nghiên cứuba trường hợp tại ba cơ sở này cho thấy các trường đại học thấy rằng có thể thúc

đây sinh viên học chuyên ngành khoa học và kỹ thuật, sinh viên mới tốt nghiệp cóthể khởi nghiệp và tạo ra những thương hiệu mới có chất lượng cao Nghiên cứu

cũng chỉ ra rằng, việc chuyền đôi mục đích và thực tiễn của trường đại học theo

hướng tăng khởi nghiệp đối với giảng viên có thể không phải là cách hiệu quả nhất

dé các trường đại học khuyến khích phát triển khởi nghiệp.

21

Trang 26

Bill Aulet trong cuốn sách“Disciplined Entrepreneurship — 24 steps to aSuccessful Startup” chỉ ra rang, sinh viên tốt nghiệp từ Viện công nghệMassachusetts (MIT) có tỉ lệ khởi nghiệp kinh doanh rất cao Cuốn sách này đã chothấy một bức tranh cụ thể rằng từ năm 2006 đã có 25.000 công ty đang hoạt động và

900 công ty được mở ra mỗi năm từ các sinh viên của MIT Những công ty này tạo

việc làm cho hơn 3 triệu người với tong doanh thu hàng năm khoảng 2.000 tỉ đôla.Vậy điều gì làm nên thành công của các sinh viên MIT khi khởi nghiệp? Tác giảcho rằng mọi người thường nghĩ đến là do sinh viên MIT cực kỳ xuất sắc Thực ra,

sinh viên MIT cũng không thông minh hơn sinh viên của những trường hàng đầu

khác trên thế giới như Caltech, Havard nhưng không một trường nào, ngoại trừ

Stanford, có được số lượng cựu sinh viên là doanh nhân khởi nghiệp nhiều như

MIT Ly do là sinh viên MIT có cơ hội tiếp cận những công nghệ hang đầu trong

phòng thí nghiệm nên việc khởi sự kinh doanh sẽ dễ dàng hơn Qua Văn phòng

Chuyển giao Công nghệ (Technology Licensing Office-TLO) của MIT, tác gianghiên cứu cũng cung cấp số liệu về số lượng công ty ra đời từ phòng thi nghiệmmỗi năm trong ngành công nghệ vì các công ty đó đều phải đăng ký giấy phép ở văn

phòng này Và con số đó là từ 20 đến 30 công ty mỗi năm, rất ấn tượng so với sốliệu ở các trường đại học khác nhưng so với con số 900 công ty ở MIT thì rất khiêm

tốn Dù các công ty khởi nghiệp với công nghệ được cấp phép ở MIT có tam quan

trọng chiến lược và có ảnh hưởng lớn (chăng hạn như Akamai)', các công ty đó

cũng chỉ là một phần nhỏ trong việc giải thích lý do tại sao cựu sinh viên MIT rấtthành công khi khởi nghiệp Thực tế, 90% công ty khởi nghiệp của cựu sinh viên

MIT không liên quan tới công nghệ được tạo ra trong phòng thí nghiệm của MIT.

Điều lý giải cho thành công trong khởi nghiệp của các cựu sinh viên MIT là sự kếthợp giữa tinh thần va kỹ năng khởi nghiệp Ở MIT có văn hóa khuyến khích mọingười khởi nghiệp mọi lúc, mọi nơi, cũng giống như ở Thung lũng Silicon, Isarel,Tech city của London và Berlin ngày nay Môi trường đầy tham vọng và hợp tácnày giúp các sinh viên phát triển các kỹ năng khởi nghiệp đến từ lớp học, từ các

cuộc thi, sự kiện ngoại khóa và các chương trình phát triên mạng lưới.

'Trich Những câu chuyện thành công (Success Stories) của Văn Phòng Chuyển giao Công nghệ MIT,

22

Trang 27

1.1.2 Các nghiên cứu về chính sách phát triển doanh nghiệp spin-off trong hệ

sinh thái khởi nghiệp

Về chính sách phát triển các spin-off thành các doanh nghiệp khởi nghiệp, đã

có các nghiên cứu như:

Einar Rasmussen (2006), “Spin-off venture creation in a university context-An

entrepreneurial process view” khang định các trường dai học được coi là một nguồn

quan trọng của những đổi mới và ngày càng được coi là nơi gieo mầm cho các dựán kinh doanh mới Các nhà hoạch định chính sách đang khuyến khích các trườngđại học dựa trên nghiên cứu tăng tỷ lệ hình thành spin-off Tuy nhiên, để tạo điềukiện thuận lợi cho các trường đại hoc spin-off, cần phải hiểu rõ hơn về quá trình dẫnđến sự xuất hiện và phát triển của các spin-off Bài báo này khám phá quá trình tạo

ra liên doanh mới trong môi trường đại học từ góc độ quá trình kinh doanh Công ty

spin-off của trường đại học là kết quả của quá trình kinh doanh dựa trên việc khaithác công nghệ của trường đại học Các định nghĩa về tinh thần kinh doanh thườngbao gồm (các) cá nhân, cơ hội, bối cảnh và quá trình theo thời gian Do đó, việc tạora một công ty con của trường đại học có thể được coi là một quá trình trong đó một

ý tưởng hoặc cơ hội dựa trên nghiên cứu, một người hoặc một nhóm doanh nhân và

bối cảnh tạo ra các thuộc tính cần thiết cho một tổ chức mới xuất hiện.

Nghiên cứu “Academic spin-offs, corporate spin-outs and company internalstart-ups as technology transfer approach” cua Gunter Festel (2012) chi ra rõ sự

cần thiết trong các chính sách chuyền giao công nghệ thông qua các spin-off trường

đại học Theo quy luật, tồn tại khoảng cách chuyên giao công nghệ giữa nghiên cứu

và phát triển và thương mại hóa các kết quả Bài viết này nghiên cứu vai trò của cácdự án mới đối với chuyên giao công nghệ từ các trường đại học và viện nghiên cứucũng như giữa hoặc trong các công ty dé thu hẹp khoảng cách này Dựa trên cácnghiên cứu điển hình ở Đức và Thụy Sĩ, các ví dụ khác nhau về cách tiếp cậnchuyên giao công nghệ nay đã được phân tích Các spin-off học thuật có thé giúp

chuyển giao công nghệ từ các trường đại học và tô chức nghiên cứu sang ngànhcông nghiệp, đặc biệt nếu có nhu cau tài trợ bổ sung dé phát triển công nghệ hon

nữa Các công ty con có thê được sử dụng đê chuyên giao công nghệ giữa các công

23

Trang 28

ty như một giải pháp thay thế cho việc đóng cửa các hoạt động nếu chúng khôngcòn phù hợp với tổ chức mẹ Khởi nghiệp nội bộ được xác định là một cách tiếp cậnmới dé chuyển giao công nghệ nội bộ của công ty từ bộ phận nghiên cứu sang cácđơn vị kinh doanh tập trung vào hoạt động thương mại để vượt qua các rao can đôi

mới trong công ty.

Elena Fuster, Antonio Padilla-Melendez, Nigel Lockett, Ana Rosa (2019)

trong nghiên cứu “The emering of university spin-off campanies in developing

regional entrepreneurial university ecosystems: The case of Andalusia” khang dinhrang các trường đại hoc đóng một vai trò chiến lược va là động lực của tăng trưởngkinh tế khu vực Một đóng góp lớn vào sự tăng trưởng kinh tế này là sự ra đời và hỗtrợ của các công ty spin-off trong trường dai học (USOs), như một cơ chế chuyền

giao kiến thức, do đó, góp phần tạo ra hệ sinh thái đại học khởi nghiệp Các tài liệu

gan đây chi ra răng đây là một lĩnh vực nghiên cứu mới và day triển vọng Các nhàhoạch định chính sách đang ngày càng đầu tư vào các trường đại học dé tạo điềukiện tăng trưởng kinh tế Điều này dựa một phần vào ý tưởng rằng một hệ sinh tháiđại học khởi nghiệp được thiết lập tốt hoặc thành công sẽ tự động dẫn đến sự xuấthiện của hệ sinh thái kinh doanh với những lợi ích tiếp theo cho khu vực Sử dụng

khái niệm lý thuyết lan tỏa kết hợp với cách tiếp cận mạng xã hội, tập trung vào hệ

sinh thái đại học kinh doanh với vai trò của USOs Bằng phương pháp tiếp cận hỗn

hợp, nghiên cứu này đã xác định được các tác nhân chính của hệ sinh thái đại họckhởi nghiệp Andalucia và tìm ra cách thức hệ sinh thái được hình thành, sử dụng

phương pháp mạng xã hội va cách hệ sinh thái thúc day hiệu ứng sóng mở rộng

giúp kiến thức có thể lan tỏa đến các doanh nghiệp ngoài hệ sinh thái đại học khởinghiệp Nghiên cứu này xác nhận bằng thực nghiệm rằng USOs là tác nhân chínhtrong hệ sinh thái đại học khởi nghiệp và tăng cường chuyền giao kiến thức, băngcách liên quan đến các doanh nghiệp khác ngoài hệ sinh thái này; mở rộng cách tiếpcận hệ sinh thái mới nỗi trong lĩnh vực khởi nghiệp.

Trong Hội thảo Sự tương tác của khoa học xã hội — con đường phát triển hiện

đại hóa và sáng tạo tại Uzbekistan (2020), tác giả Joanna Rudawsk trong nghiên cứu

“Innovative Enterprises at university: spin-off, spin-out and startup” đã làm nội bật

24

Trang 29

mỗi quan hệ mối quan hệ giữa spin-off, spin-out và startup trong trường đại học va

khẳng định các tổ chức giáo dục đại học đóng một vai trò quan trọng trong các hệ

sinh thái hỗ trợ đôi mới khu vực Vai trò của trường đại học, ngoài nhiệm vụ giáo dụcvà nghiên cứu, còn là chuyên giao kiến thức và công nghệ cho doanh nghiệp Việcchuyền giao này có thê diễn ra theo nhiều cách khác nhau, và một trong số đó là hỗtrợ sinh viên, nghiên cứu sinh và các học giả trong việc phát triển các doanh nghiệpđổi mới sáng tạo mà thị trường gọi là doanh nghiệp khởi nghiệp Các doanh nghiệpđược thành lập tại một trường đại học lần lượt được tách ra khỏi cấu trúc của nó dướihình thức spin-off hoặc spin-outs Họ có thé tự thực hiện hoạt động này hoặc thôngqua các cau trúc riêng biệt Bài viết này trình bay các định nghĩa khác nhau về doanhnghiệp đôi mới sáng tao đang hình thành ở trường đại học và chỉ ra một số điểm khácbiệt giữa doanh nghiệp đôi mới sáng tạo và doanh nghiệp khởi nghiệp cũng như một

số hình thức hỗ trợ doanh nghiệp đôi mới sáng tạo của các cơ sở giáo dục đại học.

Nghiên cứu “Endowing university spin-off pre - formation: EntrepreneurialCapabilities for scientist — entrepreneurs” của VJ Thomas, Martin Bliemel, Cynthia

Shippan, Elicia Maine (2020) khang định doanh nghiệp spin-off (tổ chức vệ tinh

trong trường dai hoc) là cơ chế quan trọng dé tao và nam bat giá trị từ các phát minhkhoa học Các nhà khoa học hàn lâm được định vị duy nhất đề định hình các cơ hội

trước khi thành lập trường đại học Nhưng dé một trường đại học thành công thìnghiên cứu đã chỉ ra 4 yếu tố khoa học quan trọng được khuyến nghị đưa ra đó là:các nhà khoa học - doanh nhân, nhà đầu tư, lãnh đạo trường đại học và các nha

hoạch định chính sách đôi mới.

Rolf Sternberg (2014) trong “Success factor of university - spin - offs: Region

government support programs versus regional environment” đã cho thay trongnhững năm gan đây, nghiên cứu về khởi nghiệp giải thích sự xuất hiện của các côngty mới mà người sáng lập ra nó thực sự gắn bó chặt chẽ với chính công ty của mình.Điều này rất đúng đối với các trường đại học Đã xuất hiện một loại hình công ty(spin-off), mang đến hy vọng lớn cho các nhà hoạch định chính sách và các tô chức

chuyển giao công nghệ Mục đích của bài viết này là phân tích các yếu tố ảnh

hưởng đến loại hình công ty này, cụ thé như: môi trường khu vực của người sáng

25

Trang 30

lập spin-off hoặc các chương trình cộng đồng dé hỗ trợ các spin-off trong trường đạihọc Nghiên cứu này dựa trên bộ dữ liệu thu thập trong 11 năm và tiếp cận nghiêncứu với hai chương trình hỗ trợ chính phủ khác nhau trong bối cảnh hai khu vực.Kết quả nghiên cứu cho thấy bối cảnh không gian khởi nghiệp có tác động rất lớnđến sự thành công của khởi nghiệp trong khi các hỗ trợ từ chính phủ là rất ít tácđộng Tóm lại, muốn khởi nghiệp thành công thì hệ sinh thái và bối cảnh của ngườisáng lập là yếu tố quyết định, còn sự hỗ trợ của các chương trình công cộng là gần

như không có.

1.1.3 Các nghiên cứu về khởi nghiệp trong trường đại học theo mô hình đại học

doanh nghiệp

Nghiên cứu của tác giả Clark (1998) nhắn mạnh khởi nghiệp trong các trường

đại học phải tích cực tìm cơ hội thương mại hóa các ý tưởng sáng tạo và tạo ra giá

trị kinh tế trong xã hội và điều đó hoàn toàn không đe dọa đến các giá trị hàn lâmkhoa học Là một trong những tác giả đi đầu trong các nghiên cứu về chính sáchphát triển mô hình đại học doanh nghiệp, Etzkowitz và cộng sự (2008) mô ta sự vậnđộng và phát triển của giáo dục đại học trong lịch sử như một quá trình trải qua 3

giai đoạn.

Giai đoạn 1: Tổ chức, lưu giữ và truyền thụ hệ thống tri thức đã được phát

triển bởi các học giả cô xưa.

Giai đoạn 2: Chuyên đổi sang mô hình trường đại học có chức năng sáng tạo

tri thức mới Hoạt động nghiên cứu khoa học của trường đại học đóng vai trò quan

trọng trong cộng đồng khoa học Giai đoạn này được coi là cuộc cách mạng hàn lâm

lần thứ nhất.

Giai đoạn 3: Giai đoạn này trường đại học không chỉ có năng lực sáng tạo và

truyền bá tri thức, mà còn tham gia tạo việc làm và tăng năng suất, tích hợp giữanhiệm vụ phát triển tri thức xã hội với phát triển kinh tế Đây được coi là cuộc cáchmạng hàn lâm lần thứ hai.

Bên cạnh đó, nghiên cứu của Etzkowitz (2004) với “The Evolution of The

Entrepreneurial university” cho răng muốn đây mạnh năng lực khởi nghiệp đổi mới

sáng tạo trong các trường đại học phải phát triển các chính sách như:

26

Trang 31

Chủ động và tích cực vốn hóa tài sản tri thức (capitalization of knowledge),đẹp bỏ ranh giới và thúc đây dòng chảy tri thức giữa mình và các tổ chức khác, cụthé là giới doanh nghiệp và cơ quan quản lý; Có tư duy cởi mở về định hướngdoanh nghiệp, theo đó, định hướng doanh nghiệp không đơn thuần chỉ là tạo ra mộthoạt động kinh doanh; Có một môi trường tích cực thúc đây phát triển các cơ hội, tưduy cũng như hành vi hướng tới tạo ra lợi ích kinh tế; Quản lý thành công mối quan

hệ phụ thuộc qua lại với giới doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước, trong khi

vẫn đảm bảo tính độc lập của mình.

Cuối cùng các tác giả khăng định rằng, lãnh đạo nhà trường phải quyết tâmmạnh mẽ hướng tới phát triển các năng lực khởi nghiệp trong toàn bộ sinh viên vàgiảng viên Điểm quan trọng cần nhắn mạnh trong nghiên cứu này là trường đại họctheo mô hình doanh nghiệp không theo đuổi mục tiêu kinh tế, mà mục tiêu pháttriển kinh tế được tích hợp cùng với mục tiêu phát triển tri thức khoa học, hướng tớitạo ra một giá tri cộng hưởng thiết thực và hiệu quả hơn của các trường đại học choxã hội hướng tới thúc đầy năng lực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho sinh viên.

Trong khi đó, Philpott và cộng sự (2011) cho răng để thúc đây hỗ trợ khởinghiệp đổi mới sáng tạo thông qua chính sách và mức độ tham gia trực tiếp củatrường vào việc tạo ra các giá trị kinh tế Theo nghiên cứu của tác giả, chuỗi các

hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp trong trường đại học được mô tả như sau:

Gan với mô hình đại học doanh nghi( Hình thành các công viên công nghệ

Thành lập công ty công nghệ khởi nghiệp trong trường

Kêu gọi tài trợ nghiên cứu khoa học

Công bó kết quả nghiên cứu khoa học

Pao tạo ra trường những sinh viên xuất sắc

(Nguôn: Philpott và cộng sự 2011)

27

Trang 32

Tác giả đã cho thấy trong mô hình trường đại học truyền thống, hoàn thànhnhiệm vụ đào tạo những sinh viên xuất sắc, công bố nhiều kết quả nghiên cứu khoa

học đã được coi là làm tròn st mệnh Còn trong mô hình trường dai học theo mô

hình doanh nghiệp, nhà trường cần nâng cao hơn sự chủ động và đóng góp củamình vào xã hội, bằng việc đưa những sản phẩm tri thức đáp ứng với nhu cầu thựctiễn và thúc day nhanh chong kha năng ứng dụng những sản pham đó Tổng hợpnhững nghiên cứu về spin-off và khởi nghiệp trong các trường đại học nói trên giúpcho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý thấy được vai trò quan trọng

của các trường đại học trong giáo dục khởi nghiệp, tỉnh thần khởi nghiệp cho sinh

viên, đồng thời hình thành và phát triển các doanh nghiệp ngay trong trường đại họclà một nội dung không thé thiếu trong việc thúc đây kinh tế một quốc gia phát triển.

Nội dung của các công trình nghiên cứu trên tập trung vào các vấn đề:

Thứ nhất, tăng hiểu biết về khởi nghiệp trong sinh viên thông qua các

chương trình giáo dục khởi nghiệp khuyến khích phát triển các kỹ năng cá nhân,

chăng hạn như sáng tạo, độc lập, mạo hiểm và trách nhiệm giải trình; Cung cấp kiếnthức ban đầu về kinh doanh và nâng cao hiểu biết về vai trò của các doanh nhân

trong cộng đồng; Nâng cao nhận thức của sinh viên về tự chủ làm doanh nghiệp như

một lựa chọn nghề nghiỆp;

Thứ hai, trang bị cho sinh viên về sự nghiệp tương lai của họ với tư cách làdoanh nhân bang cách đưa vào chương trình dao tạo giáo dục khởi nghiệp, từ đây

nâng cao năng lực kinh doanh ngay khi còn là sinh viên và có những thái độ cần

thiết dé quản lý các dự án thành công sau này.

Thứ ba, nghiên cứu trên cho thấy vai trò và tầm quan trọng của việc hình

thành và phát triển các doanh nghiệp spin-off trong trường đại học Doanh nghiệp

này là một đơn vi trung gian hội tụ các ý tưởng khoa học, ý tưởng sáng tạo từ các

giảng viên, sinh viên Từ đây thúc đây phát triển các spin-off thành doanh nghiệpkhởi nghiệp, là nơi hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp và tăng cường chuyên giaokiến thức, kết nối với các doanh nghiệp bên ngoài để mở rộng hệ sinh thái trong

lĩnh vực khởi nghiệp.

Thứ tư, mô hình đại học doanh nghiệp sé dan thay đổi mô hình đại họctruyền thống do sự thay đôi của nhu cầu xã hội.

28

Trang 33

1.2 Các công trình đã công bố ở trong nước liên quan đến dé tài luận án

Trong chiến lược phát triển khoa học và công nghệ của Việt Nam đến năm

2030, Bộ KH&CN đã xác định rõ mục tiêu là nâng cao đóng góp của khoa học,

công nghệ và đổi mới sáng tạo vào tăng trưởng kinh tế thông qua các hoạt độngnghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của các viện nghiên cứu và trường đại

học, hoạt động đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực quan trị, tổ chức trong doanh

nghiệp Vì vậy, nhiệm vụ cần thúc đây là truyền bá tri thức và công nghệ trong nềnkinh tế thông qua đây mạnh hợp tác liên kết giữa doanh nghiệp - các viện nghiên

cứu và các trường đại học, thực hiện thương mại hóa công nghệ, hình thành các

doanh nghiệp KH&CN gắn liền với xây dựng vườn ươm doanh nghiệp, phát triểnmạnh mẽ nguồn nhân lực và tinh thần doanh nhân trên cơ sở nuôi dưỡng và phát

huy năng lực đôi mới sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp của sinh viên.

1.2.1 Các nghiên cứu đã công bố ở trong nước về giáo dục khởi nghiệp trong các

trường đại học

Bùi Huỳnh Tuấn Duy, Lê Thị Lin, Đào Thị Xuân Duyên, Nguyễn Thu Hiền

trong “Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tổ tính cách cá nhân lên tiềm năng

khởi nghiệp của sinh viên ” hướng đến tìm hiểu các yếu tố tác động đến tiềm năng

khởi nghiệp thông qua áp dụng mô hình Entrepreneur Scan (E-Scan) được hai tác

giả Driessen và Zwart phát triển, và các công trình nghiên cứu về tiềm năng khởinghiệp khác liên quan Đối tượng nghiên cứu chính là sinh viên Trường Đại họcBách khoa Thành phố Hồ Chi Minh Kết qua cho thấy có 7 yếu tố tính cách cánhân ảnh hưởng đến tiềm năng khởi nghiệp của sinh viên, trong đó ba yếu tố cótác động đến tiềm năng khởi nghiệp là nhu cầu thành đạt, khả năng am hiểu thị

trường, khả năng thích ứng Bên cạnh đó, thông qua phân tích ANOVA giữa các

nhóm sinh viên thuộc khối kỹ thuật và kinh tẾ của các trường đại học, nhómnghiên cứu so sánh sự khác biệt về các đặc tính cá nhân và tiềm năng khởi nghiệp

giữa các nhóm sinh viên được đào tạo từ các môi trường và chương trình dao tao

khác nhau Nghiên cứu này đem lại cách nhìn cho các nhà quản lý giáo dục trong

việc xây dựng các chương trình nhằm khơi dậy và phát triển tiềm năng khởi

nghiệp trong sinh viên.

29

Trang 34

Lê Quân (2007) trong bài viết “Nghiên cứu quá trình quyết định khởinghiệp của doanh nhân trẻ Việt Nam” đã tìm hiểu tư duy doanh nhân của thanhniên Việt Nam trong từng giai đoạn ra quyết định khởi nghiệp và cho thấy giaiđoạn quyết định khởi nghiệp là một giai đoạn rất quan trọng Đề đi đến bước quyếtđịnh khởi nghiệp thì họ phải trải qua giai đoạn “yên tĩnh”- ít quan tâm đến khởinghiệp; giai đoạn “chuyền biến tích cực” - sau khi có nhận thức về khởi nghiệp.Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra răng thanh niên sẽ đi đến quyết định khởi nghiệp khihội tụ đủ ba nhóm yếu tố đó là: phẩm chất cá nhân, khả năng tiếp cận các nguồn

lực và cơ hội kinh doanh.

Nguyễn Thu Thủy còn có những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề khởinghiệp của sinh viên dưới nhiều góc nhìn như “Tiém năng khởi sự kinh doanh của

sinh viên khối kỹ thuật ở Việt Nam ”(2014), “Dao tạo đại học với khởi sự doanh

nghiệp xã hột" (2012), “Khởi sự kinh doanh, các mô hình by thuyết và định hướngnghiên cứu tương lai” (2012), “Thúc day tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh

viên qua đào tạo ở bậc đại học” (2013), “Các nhân t0 tác động tới tiềm năng khởisự kinh doanh của sinh viên đại học” (2014) Mỗi bài viết đều có cách tiếp cận

nghiên cứu khác nhau về khởi nghiệp của sinh viên nhưng tác giả chủ yếu nghiên

cứu về những vấn đề tiềm năng bên trong và cả những tác động từ bên ngoài với

nhu cầu hay động cơ khởi nghiệp.

Ngô Thanh Tiên, Cao Quốc Việt (2016) tập trung tổng quan các lý thuyết vềquyết định khởi nghiệp của sinh viên Nội dung của nghiên cứu này đề cập đến 3

van đề: Thứ nhất, tổng quan lý thuyết các nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng

đến ý định khởi nghiệp trước đây Thứ hai, phát hiện các khoảng trống nghiên cứuliên quan đến ý định khởi nghiệp Thứ ba, đề xuất khung lý thuyết về ý định khởinghiệp của sinh viên Việt Nam Kết quả tổng quan cho thấy các yêu tố ảnh hưởngđến ý định khởi nghiệp của sinh viên trong các nghiên cứu trước được phân loạithành các nhóm yếu tố: chương trình giáo dục khởi nghiệp, môi trường tác động,

động cơ, tính cách, tư duy, thái độ và giới tính.

Nhóm tác giả là sinh viên của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tham gia giải

thưởng Tài năng khoa học trẻ năm 2015 với đề tài nghiên cứu: “Khởi nghiệp của

30

Trang 35

sinh viên trên địa bàn Thành phố Hà Nội” Đề tài tập trung vào việc đánh giá thựctrạng khởi nghiệp, tìm ra và phân tích các yếu tố tác động đến kết quả khởi nghiệpcủa sinh viên trên địa bàn Thành phố Hà Nội Nghiên cứu này cung cấp những căncứ về mặt khoa học và thực tiễn cho việc đề xuất các kiến nghị, giải pháp đào tạo,nâng cao năng lực khởi nghiệp của sinh viên, cũng như các kiến nghị có liên quan

đến cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ, thúc đây và phát triển khởi nghiệp của sinh viên

ở Hà Nội nói riêng và giới trẻ Việt Nam nói chung.

Pham Hồng Quat, Phạm Thị Hồng Hạnh (2021) trong nghiên cứu về “Chínhsách thúc day đổi mới sáng tạo: Mô hình doanh nghiệp khoa học và công nghệ khởinguôn từ viện nghiên cứu, trường đại học ” đã đưa ra góc nhìn khái quát về mô hìnhdoanh nghiệp KH&CN, dạng khởi nguồn (spin-off) từ viện nghiên cứu, trường đại

học khá phố biến ở các nước phát triển Mô hình này được đánh giá là vừa cho phép

nhà sáng chế giữ được tài sản trí tuệ, làm giàu từ tài sản trí tuệ, vừa giúp các cơ sởnghiên cứu cũng như nhà nước hưởng lợi ích lâu dài Đồng thời, trong nghiên cứu,

hai tác giả đã phân tích lợi ích của mô hình spin-off cũng như trả lời câu hỏi tại sao ở

Việt Nam mô hình này chưa phát triển bởi những vướng mắc Thứ nhất, khó khăn

trong việc định giá kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ để thực hiện các thủ tục giao

quyền sở hữu, quyền sử dụng Thứ hai, việc phân chia lợi nhuận thu được từ thương

mại hóa cũng có những vướng mắc giữa nhà nước - nhà trường - nhà khoa học Thứba, về cơ chế quản lý viên chức tham gia thành lập doanh nghiệp trong các cơ sở

nghiên cứu bị bó chặt bởi Ludt Viên chức quy định viên chức trong viện nghiên cứu,

trường đại học công lập không được phép tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp.

Trong nghiên cứu “Dinh vị t6 chức trung gian của thị trường khoa học vàcông nghệ trong quản lý nhà nước về đổi mới sáng tạo ” của Phạm Đức Nghiệm, TạBá Hưng, Nguyễn Hữu Xuyên năm 2021, các tác giả khang định vai trò của tô chứctrung gian khi đưa hàng hóa KH&CN từ bên cung tới bên cầu (các tổ chức trunggian như: môi giới chuyên giao công nghệ, tư vấn chuyền giao công nghệ, đánh giácông nghệ, thâm định đánh giá công nghệ, giám định công nghệ, xúc tiến chuyển

giao công nghệ) Bài viết làm rõ sự cần thiết phải khang định vi tri, tam quan trọng

của tô chức trung gian của thị trường KH&CN trong bối cảnh Đảng, Nhà nước Việt

31

Trang 36

Nam đang đây nhanh việc hoàn thiện chức năng, phương thức quản lý nhà nước vềđổi mới sáng tạo, theo hướng chuyên hóa “tri thức” thành “giá trị kinh tế” thay vìtập trung nhiều vào quá trình tạo ra tri thức và lan tỏa tri thức như hiện nay.

1.2.2 Các nghiên cứu về chính sách phát triển doanh nghiệp spin-off trong hệ

sinh thái khởi nghiệp

Tại Việt Nam, nghiên cứu về chính sách phát triển các doanh nghiệp spin offcũng được nhiều tác giả quan tâm Vũ Thùy Liên (2008), trong luận văn thạc sĩ

“Hình thành doanh nghiệp spin-off trong các tổ chức nghiên cứu và triển khai gópphan thúc day thương mại hóa các kết quả nghiên cứu (nghiên cứu ngành dược) ”chuyên ngành Chính sách Khoa học và Công nghệ đã phân tích được cơ chế hìnhthành, phát triển và hoạt động loại hình doanh nghiệp spin-off trong các tổ chứcnghiên cứu và triển khai cũng như tác động của nó đối với việc thương mại hóa kếtquả nghiên cứu Cụ thé nghiên cứu đã phân tích được vai trò của doanh nghiệp spin-off theo quan điểm của chính sách đổi mới: doanh nghiệp spin-off bộ phận hợp thành

của cơ sở hạ tầng hệ thống đổi mới quốc gia Đồng thời, nghiên cứu quá trình thươngmại hóa kết quả nghiên cứu và triển khai, tác động thúc đây của doanh nghiệp spin-

off trong quá trình này Luận văn đã đề xuất các giải pháp thúc đầy hình thành vàphát triển loại hình doanh nghiệp spin-off trong điều kiện của Việt Nam.

Nguyễn Thị Nguyên (2014): “Phá: triển vườn wom công nghệ trong cáctrường đại học ở Việt Nam”, luận văn tập trung nghiên cứu về vườn ươm đoanhnghiệp trong các trường đại học Tác giả khảo sát, đánh giá thực trạng về tác động

của các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với việc phát triển các vườn ươm doanh

nghiệp công nghệ trong các trường đại học tại Việt Nam thông qua việc nghiên cứu

cụ thé thực trạng, khó khăn và nguyên nhân mà các vườn ươm doanh nghiệp thuộcTrường Đại học Bách khoa Hà Nội và Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ

Chi Minh gặp phai.

Trong “Chính sách đổi mới thúc day thương mại hóa kết quả nghiên cứu từ

trường đại học và doanh nghiệp ” Nguyễn Thị Kha (2014) đã làm rõ cơ sở lý luận

và thực tiễn của đổi mới, chính sách đổi mới và hoạt động thương mại hóa kết quả

nghiên cứu ở Việt Nam, đồng thời đánh giá thực trạng hệ thống pháp luật về hoạt

32

Trang 37

động thương mại hóa kết quả nghiên cứu đó, đánh giá thực trạng thương mại hóakết quả nghiên cứu từ trường đại học vào doanh nghiệp nói chung và từ Trường Đạihọc Bách khoa Hà Nội vào doanh nghiệp nói riêng trong những năm gần đây Tácgiả cũng đưa ra đề xuất một số chính sách đổi mới, lấy doanh nghiệp là trung tâmnhằm thúc đây thương mại hóa kết quả nghiên cứu từ trường đại học vào doanh

nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới.

Trong khi đó, Nguyễn Anh Tuấn (2017) trong “Xây dung chính sách ươmtạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Đại học Quốc gia Hà Nội ” đã tập trunggiải quyết một số nhiệm vụ cơ bản về hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản vềchính sách hỗ trợ và phát triển hoạt động ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp đôimới sáng tạo; đánh giá thực trạng chính sách phát triển hoạt động ươm tạo doanhnghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Dai học Quốc gia Hà Nội; đề xuất giảipháp về chính sách phát triển hoạt động ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp đổi

mới sáng tao tai DHQGHN.

Nguyễn Văn Trưởng (2018): “Thuc hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi

nghiệp sang tao tai Viét Nam hiện nay, thực trạng và giải pháp ” trong luận văn thạc

sĩ, trên cơ sở đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp

khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam, tác giả đi sâu phân tích tác động củanhững chính sách hiện có đối với sự phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp đôimới sáng tạo Luận văn còn đề xuất một số phương hướng, giải pháp cho vấn đề

nghiên cứu như: chính sách tai chính, đây mạnh hoạt động tư vấn, hướng nghiệp,

giáo dục tinh thần khởi nghiệp và phát triển các kỹ năng giúp phát triển hơn nữacác doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tếquốc tế và làn sóng cách mạng Công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ.

Trong luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh, Nguyễn Thu Thủy(2016) với tiêu đề “Nghiên cứu các nhân tô ảnh hưởng đến tiềm năng khởi sự củasinh viên đại học”, đã đưa ra những luận giải VỀ CƠ SỞ lý luận của khởi sự kinh

doanh và tiềm năng khởi sự kinh doanh, xây dựng và kiểm định mô hình lý thuyếtvà giả thuyết về mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường và trải nghiệm cá nhân với

tiêm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học Từ kêt quả nghiên cứu, luận án

33

Trang 38

đưa ra một số giải pháp cho các trường đại học và cơ quan quản lý vĩ mô trong việc

thúc đây tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học ở Việt Nam.

Doan Thi Thu Trang (2018) trong luận án “Đánh giá những yếu to ảnh

hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam: nghiên cứu trường hợp sinh

viên khối ngành kỹ thuật” đã áp dụng lý thuyết hành vi có kế hoạch dé đánh giá ảnh

hưởng các yếu tố bao gồm: giá trị mong đợi của cá nhân, niềm tin về chuẩn mực xã

hội, cảm nhận năng lực bản thân, cảm nhận may mắn, chương trình đào tạo khởi

nghiệp và đặc trưng nhân khâu học tới ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngànhkỹ thuật tại Việt Nam Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, trong các yêu tô có anhhưởng trực tiếp tới ý định khởi nghiệp của sinh viên ngành kỹ thuật thì thái độ đốivới việc khởi nghiệp và nhận thức kiêm soát hành vi là có tác động mạnh nhất Tuynhiên, đề tài mới chỉ tập trung nghiên cứu vào nhóm sinh viên chuyên ngành kỹthuật mà chưa chú ý tới nhóm sinh viên chuyên ngành kinh tế và quản trị kinh

doanh hay các ngành khoa học xã hội Ngoài ra, luận án mới chỉ tập trung làm rõ

các yếu tố nội sinh mà chưa chú y tới các yếu tố ngoại sinh, như sự hỗ trợ về cơ chế

chính sách, vốn quan hệ xã hội và môi trường đào tạo đại học tới dự định khởi sự

kinh doanh của sinh viên.

Luận án của Dương Công Doanh (2019) với tiêu đề “Ứng dụng lý thuyếthành vi có kế hoạch trong nghiên cứu các yếu tô ảnh hưởng tới dự định khởi sựkinh doanh của sinh viên đại học tại Việt Nam ” tập trung nghiên cứu vào cơ chế tácđộng của các nhân tố môi trường và bối cảnh (vốn quan hệ xã hội, môi trường đào

tạo đại học, cơ chế chính sách của chính phủ và quan niệm của xã hội) tới các yếu

tố thuộc thái độ cá nhân (sự tự tin vào năng lực khởi sự, thái độ đối với khởi sự kinhdoanh, chuẩn chủ quan và cảm nhận khả năng kiểm soat) cũng như dự định khởi sựkinh doanh của sinh viên đại học tại Việt Nam Nghiên cứu này nhằm khám phá cơchế tác động của các yếu tô thuộc môi trường và bối cảnh tới quá trình tư duy vềkhởi sự kinh doanh (các yếu tô thuộc lý thuyết hành vi có kế hoạch) của sinh viên

tại Việt Nam.

Nguyễn Anh Tuấn (2019) trong luận án “Các yếu tổ tác động đến khởi sự kinh

doanh của thanh niên Việt Nam” chuyên ngành Khoa học Quản lý, Trường Đại học

34

Trang 39

Kinh tế Quốc dân đã xây dựng cơ sở lý thuyết về các nhân tô ảnh hưởng đến dự địnhkhởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam Tác giả xác định rõ các yếu t6 tác độngđến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất giảipháp và khuyến nghị nham thúc đây thanh niên Việt Nam khởi sự kinh doanh, cụ thêđã đưa ra một khung chính sách cho phát triển khởi sự kinh doanh với đối tượng là

thanh niên Qua đó, giúp các nhà hoạch định chính sách, các ban bộ ngành liên quan

và các doanh nghiệp có cơ sở dé ban hành các chính sách và giải pháp hợp lý dé đây

mạnh hoạt động khởi sự kinh doanh từ đối tượng tiềm năng này.

1.2.3 Các nghiên cứu về chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tao

Chính sách về hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là sự cụ thé hóa đường

lối, chủ trương của nhà nước đối với hoạt động ứng dụng thành tựu KH&CN vàohoạt động kinh tế- xã hội Nhiều tác giả tập trung phân tích thực trạng thực hiện các

chính sách và đưa ra các đề xuất nâng cao hiệu quả của chính sách.

Dang Ngọc Dinh (2018) có bài viết “Thuc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng taomột số đánh giá và đề xuất chính sách” tập trung phân tích hiện trạng chính sáchthúc đây khởi nghiệp DMST của Việt Nam và những bắt cập và thách thức; đề xuấtmột số giải pháp nhằm thúc đây hoạt động khởi nghiệp DMST, đặc biệt, cần thiếtxây dựng một bộ tiêu chí đánh giá chính sách thúc đây khởi nghiệp DMST và suynghĩ về một giải pháp mang tính đột phá nhằm khai thác, kinh doanh trí tuệ tại các

trường đại học.

Nghiên cứu “Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” của Nguyễn Anh

Tuan và cộng sự (2018) trong dé tài nghiên cứu cấp Bộ mã số ĐT.KXĐTN 17-04

cho thấy, những rào cản trong quá trình khởi nghiệp của thanh niên hiện nay chủyếu do hạn chế về năng lực bản thân gồm các yếu tố về tri thức, kinh nghiệm vànguồn tài chính Ngoài ra, chính sách hỗ trợ về khởi nghiệp trong thanh niên cũng làyếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến quá trình khởi nghiệp của thanh niên hiện nay.

Có từ 37,7% đến 55,4% ý kiến cho rằng các chính sách hỗ trợ cho hoạt động khởi

nghiệp ở Việt Nam hiện nay còn kém hiệu quả Kết quả mô tả xu hướng đánh giá

của thanh niên về mức độ tác động của một số chính sách trong lĩnh vực nghề

nghiệp, việc làm cũng cho thấy các chính sách được đánh giá ở mức độ trung bình

35

Trang 40

thấp Các chính sách liên quan nhằm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp chưa được thanhniên đánh giá cao về mức độ triển khai cũng như hiệu quả đạt được, nhất là trongviệc đáp ứng nhu cầu khởi nghiệp của thanh niên Hai nội dung được đánh giá làhạn chế trong việc triển khai chính sách hỗ trợ khởi nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất sốngười tham gia khảo sát đồng tình đó là: động lực của chính sách (53%) và hiệu quảtriển khai chính sách (51,7%) Các nội dung đánh giá hiện nay “thiếu chính sách ”hoặc “chính sách đưa ra chưa cụ thé” chiếm khoảng 43% ý kiến đồng tình.

Phạm Thị Ly (2016) trong bài viết “Vai trò của trường đại học trong xây

dựng môi trường sang tạo khởi nghiệp” tại Hội thảo Mạng lưới Xây dựng Tinh

thần Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo do Bộ Khoa học và Công nghệ chi rõ vai

trò của trường đại học trong xã hội ngày nay sẽ khác vai trò của một trường đại

học trước đây Trường đại học đã từng là trụ cột tinh thần của xã hội, đã từng là

ngọn nguồn sáng tạo tri thức mới và dẫn đầu các cuộc cách mạng khoa học côngnghệ bằng hoạt động nghiên cứu và đào tạo tang lớp tinh hoa Ngày nay, côngnghệ thông tin và truyền thông đã làm thay đôi vai trò của các trường đại học một

cách sâu sắc Nhiều trường đã không nhận thức đầy đủ và chuyên biến phù hợp

với sự thay đôi Khoảng cách giữa các trường đại học và nhu cầu của cuộc sống

dường như đang giãn rộng Thực tế cho thấy rằng các trường đại học đang theo

đuổi những hoạt động nghiên cứu khoa học chủ yếu nhằm công bố trên các tập sankhoa học và chạy theo những thành tích xếp hạng Có rất ít nghiên cứu gắn vớihoạt động chuyền giao công nghệ và khởi nghiệp bên ngoài nhà trường Chính vi

vậy, các trường đại học tại Việt Nam vẫn tiếp tục ton tai theo lối tháp ngà chang

khac nao cach day vai thap ky.

Duong Ngọc Hồng (2018) trong nghiên cứu “7ực trạng khởi nghiệp doi mới

sáng tạo tại Việt Nam: Khó khăn và giải pháp ” tập trung phân tích hiện trạng thúc

đây khởi nghiệp DMST tại Việt Nam, đồng thời chi ra những bat cập cũng như tháchthức hiện nay, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đây hoạt động khởi nghiệpĐMST như: cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh; xây dựng các chương trình

hỗ trợ, khuyến khích phát triển khởi nghiệp đôi mới sáng tạo; cải thiện hệ sinh thái

khởi nghiệp đề thúc đây phong trào khởi nghiệp và phát triển kinh doanh.

36

Ngày đăng: 05/06/2024, 15:37

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w