Tuy nhiên đơn vị datđai DVDD vẫn được xem là đối tượng, là đơn vị cơ bản nhất trong đánh giá dé chỉ ra sự thích hợp của các loại sử dụng đất SDĐ trong sản xuất nông nghiệp SXNN, màkhông
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
NGUYÊN TRỌNG ĐỢI
ĐÁNH GIÁ KINH TẺ SINH THÁI HỆ THÓNG SỬ DỤNG
DAT DAI CHO PHAT TRIEN NÔNG NGHIỆP
HUYỆN PHU MỸ, TiNH BÌNH ĐỊNH
LUẬN ÁN TIEN SĨ QUAN LY TÀI NGUYEN VÀ MOI TRUONG
Hà Nội, 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
NGUYEN TRỌNG DOI
ĐÁNH GIA KINH TE SINH THAI HE THONG SU DUNG
DAT DAI CHO PHAT TRIEN NONG NGHIEP
HUYỆN PHU MY, TỈNH BÌNH ĐỊNH
Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường
Mã số: 9850101.01LUẬN ÁN TIEN SĨ QUAN LÝ TÀI NGUYEN VÀ MOI TRƯỜNG
CHỦ TỊCH HỘI ĐÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 GS.TS Nguyễn Cao Huan
2 PGS.TS Tran Văn Tuấn
GS.TS Trương Quang Hải
Hà Nội, 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quảnghiên cứu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đã được công bồ theo
đúng quy định Kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng được công bé trong bat kỳ
một nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, ngày tháng 4 năm 2023
Tác giả
Nguyễn Trọng Đợi
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Luận án được hoàn thành tai Khoa Dia lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,
Đại học Quốc gia Hà Nội dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Nguyễn Cao Huan
và PGS.TS Tran Van Tuan Tác giả xin bày tỏ long biết ơn chân thành và sâu sắcnhất tới hai thầy hướng dẫn đã định hướng, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm nghiên
cứu, thường xuyên động viên, góp ý, sửa chữa đề tác giả hoàn thiện luận án này
Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Quy Nhơn, Ban Lãnh dao Khoa Dia lí - Dia chính, Ban Lãnh đạo Khoa Khoa học Tự nhiên, Bộ môn Dia lý
- Quản lý Tài nguyên Môi trường đã tạo điều kiện hỗ trợ nhiều mặt cho NCS trong
quá trình học tập và thực hiện hoàn thành luận án.
NCS xin gửi lời cảm ơn đến Ban Lãnh đạo Khoa Dia lý, Trường Đại học Khoa
học Tự nhiên, Bộ môn Dia mao va Dia lý - Môi trường biển, Bộ môn Sinh thái cảnhquan và Môi trường, Bộ môn Quản lý đất đai đã tạo điều kiện học tập, hoàn thành các
học phan trong chương trình đào tạo tiễn sĩ, hỗ trợ cơ sở vật chat và môi trường nghiên
cứu thực hiện luận án.
NCS chân thành cảm ơn Quy thay cô, các nhà khoa học và đồng nghiệp tại Trường
Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Quy Nhơn, Học viện Nông nghiệp Việt
Nam, Hội Khoa học đất Việt Nam, Tổng cục Quản lý đất đai, Viện Hàn Lâm Khoa học
và Công nghệ Việt Nam, đã chia sẻ kinh nghiệm và đóng góp ý kiến quý báu cho luận
án NCS xin cảm ơn các cơ quan, tổ chức, các viện nghiên cứu đã giúp đỡ và cung cấpcác dữ liệu bản đồ, tài liệu và số liệu trong quá trình thực hiện luận án
Xin chân thành cảm ơn đề tài “Nghiên cứu cảnh quan biển, đảo nhiệt đới ẩm,gió mùa ở Việt Nam phục vụ phát triển kinh tế biển xanh bên vững” do TS Trần Văn
Trường chủ trì đã hỗ trợ tác giả trong quá trình thực hiện luận án.
Xin gửi lời cảm ơn chân tình tới những người thân yêu nhất trong gia đình, anhchị em, bạn bẻ luôn động viên, chia sẻ và hỗ trợ NCS đề đạt được kết quả tốt nhất
Hà Nội, ngày tháng 4 năm 2023
Tác giả
Nguyễn Trọng Đợi
il
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM DOAN 22-52222221 2212211221127122112211211.211 1111111111111 1e iLOL CAM ON oie cescsssessssssesssesssesssessssssesssessssssessscsusssesssecsuessusssecssesssessesesecssecseeesecsses ii
MỤC LUC eeccsssssesssesssesssessssssecssessssssesssecssessusssssssecsuessusssesssesssessesssesssesssesseseseesses iii
DANH MỤC CÁC TU VIET TAT oeescsscssesssessessssssssessecsssssessecsessusssessessessussseeseess viM.9:0)/090/9:79) 61157 ‹dAđŒđŒ-ŒLFtB viiDANH MỤC HINH -2-© 2 2221 2E EE2E127171121121121171121121111 1121111 ix
II.) Ỷ 1
3 Nội dung nghiÊn CỨU - G1 11111911 91H HH ng 3 g0 ¿0i 3) 0u n 3
5 Những điểm mới của luận án -2- 2 2 £+E+SE#EE#EE2EE£EEEEEEEEEEEEEEkerkrrkrreee 4
6 Luận điểm bảo VỆ 2-2: 2252522 2EE2EE2EEE2E12212717171121121121 7121.2112 crxe 4
7 Ý nghĩa của luận án - ¿+ ©E+SESE+EE+EEEEEEEEEEEEEEEEE112112112111 1111111 5
8 Cơ sở tài liệu thực hiện luận án - 2-2 + £+£+EE+EE+EEt2EE2EEEEEerEerEerrkrrkrred 5
9, Cau tric Wan An nẽ ẽ 6CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VA PHƯƠNG PHAP NGHIÊN CỨU 71.1 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài -¿ s¿s+¿ 7
1.1.1 Nghiên cứu về đơn vi đất đai và hệ thong sử dụng đất đai 7
1.1.2 Tổng quan về đánh giá kinh tế sinh thái hệ thống sử dung dat cho phát
trién nông nghiệp bền vững -2- 2 2+S£2E£+E£EE£EE£EEEEEEEEEEE2E2EEEEEEerkrrree 11
1.1.3 Các công trình có liên quan đến đánh giá hệ thống sử dung dat cho phát
triển nông nghiệp huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định -¿- 5¿55z+: 191.1.4 Nhận xét từ tổng quan các công trình nghiên cứu về hệ thống sử dụng
1.2 Cơ sở lý luận đánh giá kinh tế sinh thái hệ thống sử dụng đất nông nghiệp 22
11
Trang 61.2.1 Đơn vị đất dai và hệ thống sử dụng đất nông nghiệp - 22
1.2.2 Đánh giá kinh tế sinh thái hệ thống sử dụng đất huyện ven biên phục vụphát triển nông nghiệp bền vững 2-22 +¿22++2+++EE+2Exzx+erxesrxrzrxeee 3l
1.2.3 Khung đánh giá kinh tế sinh thái hệ thống sử dụng đất nông nghiệp
huyện ven biỂn - + 2 2S S£+ÉEEEEE9EEEEE2E1211211217111711111211 111111111, 321.3 Quan điểm, phương pháp và các bước nghiên cứu -. :-:z=s+ 35
1.3.1 Quan điểm nghiên cứu ¿- 2 2 £+eEk£EEEEE+EE2EEEEEEEEEEEEEEEEErkerkrree 35
1.3.2 Phương pháp nghiên CỨU - - - 5 + 2% 11191 ng nh ng rưy 37
IESn© vu và 0u nan š§ẼŨŨŨD 48
TIỂU KET CHUONG l - 2-22 5£ E2E££EE£SEE£2EEEEEEEEEESEEEEEEeEEEerkrerkrrrrres 49
CHƯƠNG 2 DAC DIEM VÀ SỰ PHAN HÓA CÁC HỆ THONG SỬ DỤNG
DAT NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHU MỸ, TINH BÌNH ĐỊNH 502.1 Các nhân tô ảnh hưởng đến sự hình thành các hệ thống sử dụng dat đai 50
2.1.1 Các nhân tố tự nhiên 2- + +¿©5£+E++EE£EEtEEEEEESEEErkrkrrrrerxerkerree 502.1.2 Các nhân tố nhân tac - + 2 + + +E+E£+EE£EEtEEEEEESEEEEEEEErEkrrkerkerree 702.2 Đặc điểm các hệ thống sử dụng đất nông nghiệp . 2-5: 5252 76
2.2.1 Các đơn vị đất đai -s- 5c 5c 21 x2 2111112712112112111111211 11c 762.2.2 Các loại sử dung đất nông nghiệp -¿- 2-2 2+ 2+E£Eerkerxerxerxeree 832.2.3 Các hệ thống sử dụng đất nông nghiệp 2 -¿ 52 ©5++cs++cse2 872.2.4 Phân vùng hệ thống sử dung đất nông nghiệp - 2-5522 90TIỂU KET CHƯNG 2 - 2-2 +©E£+EE+EE+EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkerkeee 93
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ KINH TE SINH THÁI CÁC HE THONG SỬ DỤNGDAT NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHU MỸ, TINH BÌNH ĐỊNH VÀ ĐỊNH
HƯỚNG KHÔNG GIAN SỬ DỤNG DAT BEN VỮNG 5-©55-: 94
3.1 Đánh giá kinh tế sinh thái các hệ thống sử dụng đất nông nghiệp 94
3.1.1 Đánh giá thích nghi sinh thái các hệ thống sử dụng đất nông nghiệp 943.1.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế các hệ thống sử dụng đất nông nghiệp 1093.1.3 Đánh giá hiệu quả xã hội các hệ thống sử dung đất nông nghiệp 113
1V
Trang 73.1.4 Đánh giá hiệu quả môi trưỜng - «- + + £+sk+x+skEsvsesrskerkerkee 115
3.1.5 Phân tích tác động của tai biến thiên nhiên và biến đổi khí hậu tác độngđến sử dụng đất nông nghiệp -2- 22 ©5¿22+£2EEt£EESEESExerkrerkrsrkrrred 1213.2 Đánh giá tông hợp kinh tế sinh thái các hệ thống sử dụng đất 125
3.2.1 Phân tích các nhân tố tương quan :- ¿2 5¿++++z++zx++zx+z 125
3.2.2 Phân tích cụm thứ bậc - 2-2 + +s++£+E£EE+EEtEE2EEEEEeEErrkrrrrrrkees 127
3.3 Định hướng sử dụng đất bền vững huyện Phù Mỹ, tinh Bình Định 130
3.3.1 Mục tiêu, quan điểm định hướng sử dụng đất bền vững 130
3.3.2 Định hướng các không gian ưu tiên phát triển nông nghiệp theo tiêu
vùng hệ thông sử dụng đât 5c 32c S312 S9 rệt 131
TIỂU KET CHUONG 3 + 2£ + ©S£2E£+EE£EEEEE2EEEEEEEEEEEEEEEEEkerkrrrrerrrred 138KET LUẬN VÀ KIÊN NGHHỊ 2 2£ S2S£2E+2EE£EEEEEEEESEEerxerkrrrrerrrred 139DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HOC CUA TÁC GIẢ 142LIÊN QUAN DEN LUẬN ÁN - -225222t‡2E 2 2212217121121121 2121 re 142TÀI LIEU THAM KHẢO - 2-2 5£2S£+SE£EEEE2EEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrrrrrrrrred 143PHU LUC ioeeceeccsscssssssessesssessessessesssessessessussuessecsessussusssessessessuessessessnssvesseesessesaseess 151
Trang 8DANH MUC CAC TU VIET TAT
Phân tích thứ bac (Analytic Hierarchical Process)Biến đồi khí hậu
Bảo vệ thực vật Phân tích chi phí lợi ích (Cost Benefit Analysis) Cảnh quan nhân sinh
Đăng ký đất đai
Đơn vị đất đai
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (The Food
and Agriculture Organization of the United Nations) Phân tích cụm có thứ bac (Hierarchical Clustering Analysis) Khoa học và Công nghệ
Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả xã hội
Tiêu chuẩn Việt Nam
Thich nghi sinh thai
Ủy ban nhân dân
VI
Trang 9DANH MỤC BANG Bảng 1.1 Phân cấp đơn vị đất đai va chi tiêu xác định - 5c 5 s52 25 Bang 2.1 Một số đặc trưng khí hậu huyện Phù Mỹ ¿5-5 5scssz 61
Bảng 2.2 Kết quả phân tích mẫu đất Fs tai thôn Phú Nhiêu, xã Mỹ Phong 64
Bảng 2.3 Kết quả phân tích mẫu dat mặn tại thôn An Mỹ xã Mỹ Cát 65
Bảng 2.4 Kết quả phân tích mẫu đất mặn tai thôn Mỹ Phú Bắc, xã Mỹ Loi 65
Bảng 2.5 Kết quả phân tích mẫu đất xám - thôn Trung Thành 1, xã Mỹ Quang 67
Bảng 2.6 Kết quả phân tích mẫu đất phù sa tại thôn Trà Quang, TT Phù Mỹ 67
Bảng 2.7 Kết quả phân tích mẫu đất xói mòn trơ sỏi đá thôn Hoà Tân, Mỹ Đức 68 Bảng 2.8 Kết quả phân tích mẫu đất dốc tụ tại thôn Bình Tân Tây, Mỹ Hiệp 68
Bang 2.9 Dân số huyện Phù Mỹ và tỉnh Bình Dinh năm 2020 - 71
Bảng 2.10 Cơ cau GDP năm 2005, 2010, 2015 và 2020 (%) - 72
Bang 2.11 Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành nông - lâm - ngư nghiệp: 73
Bang 2.12 Diện tích, cơ cau nhóm đất nông nghiệp năm 2019 74
Bang 2.13 Diện tích, cơ cau nhóm đất phi nông nghiệp năm 2019 75
Bảng 2.14 Diện tích, co cấu nhóm đất phi nông nghiệp năm 2019 75
Bang 2.15 Phân cấp các chỉ tiêu đơn vị dat đai huyện Phù Mỹ 71
Bang 2.16: Chú giải bản đồ đơn vi đất đai cấp 3 huyện Phù Mỹ 82
Bảng 2.17 Các loại sử dung đất nông nghiệp huyện Phù Mỹ năm 2020 83
Bảng 2.18 Diện tích, sản lượng và năng suất lúa huyện Phù Mỹ qua các năm 85
Bang 3.1 Bang cơ sở phân cấp mức độ TNST các loại SDD NN huyện Phù Mỹ 96 Bảng 3.2 Tổng hợp so sánh và trọng số các chỉ tiêu cho loại SDD chuyên lúa 98 Bảng 3.3 Tổng hợp so sánh và trọng số các chỉ tiêu cho loại SDD lúa - mau 99
Bảng 3.4 Tổng hợp so sánh và trọng số các chỉ tiêu cho loại SDD hoa màu 99
Bảng 3.5 Tổng hợp so sánh và trọng số các chỉ tiêu cho loại SDD thuộc phụ kiêu SDD cây lâu năm (cây xoài, cây cam và điều) - ¿2 s s+c++c++ezxercees 100
VI
Trang 10Bảng 3.6 Tổng hợp so sánh và trọng số các chỉ tiêu cho loại SDĐ rừng sản xuất(CAY <0 101Bảng 3.7 Tổng hợp diện tích đánh giá TNST các HTSDĐ nông nghiệp 108Bảng 3.8 Bảng cơ sở phân cấp chỉ tiêu đánh giá HQKT của các HTSDĐ 109Bảng 3.9 Tổng hợp kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế các HTSDĐ nông nghiệp 111Bang 3.10 Thang điểm cơ sở đánh giá các chỉ tiêu HQXH các HTSDĐ 113Bang 3.11 Tổng hợp kết quả đánh giá hiệu quả xã hội các hệ thống sử dụng đất
nông nghiỆP - <6 1 1E 119011901 ng Tp 114
Bảng 3.15 Tổng hợp đánh giá hiệu quả môi trường các HTSDĐ nông nghiệp 121
Bang 3.16 Tổng hợp mức độ ngập các HTSDĐ nông nghiệp vào mùa mưa 123
Bang 3.15 Tổng hợp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu 124Bảng 3.17 Đặc điểm phân cụm thứ bậc các HTSDD từ phân tích MCA 128
Bảng 3.19 Chú thích định hướng các không gian phát triên nông nghiệp theo các
tiêu vùng HTSDĐ nông nghiệp huyện Phù Mỹ -2- 2-52 2 z+szxcced 137
Vili
Trang 11DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Cấu trúc hệ thống sử dụng đất theo Dent và Young, 1981 9Hình 1.2 Mô hình cấu trúc kinh tế - môi trường của hệ thống sử dụng đất theo
Hình 1.3 Cấu trúc cảnh quan nhân sinh theo Zonneveld -1995 - 11Hình 1.4 Sơ đồ quy trình đánh giá định lượng hệ thống sử dung đất l6Hình 1.5 Quy trình đánh giá sinh thái của HTSDĐ cho phát triển nông nghiệp
Hình 1.6 Mô hình khái niệm hệ thống sử dụng đắt - 2-5-5 5 sz szsz 28Hình 1.7 Mô hình cau trúc chức năng kinh tế sinh thái của HTSDĐ nông nghiệp 29Hình 1.8 Quy trình đánh giá kinh tế sinh thái HTSDĐ nông nghiệp tại khu vực
Hình 1.9 Phương pháp đánh giá tổng hợp kinh tế sinh thái các hệ thống sử dụngđất huyện ven biển Phù Mỹ -.¿ 2¿- 2: ©22+2E22EE2EE22EE2211221 2212211221221 41Hình 2.1: Vi trí địa lý huyện Phù Mỹ trên ban đồ hành chính tinh Bình Dinh 51Hình 2.2 Bản đồ phân bậc địa hình huyện Phù Mỹ 2 2-55: 53Hình 2.3 Bản đồ địa chất huyện Phù Mỹ - 2-2 52 ecEEeEEerErrkerkerreee 54Hình 2.4 Chú giải bản đồ địa chất huyện Phù MY -¿©ccc©ccce: 55Hình 2.5 Bản đồ địa mạo huyện Phù Mỹ - cv HH re, 60Hình 2.6 Biến trình mưa trạm Phù MY 2-2-2 52 ++ExerEezEzreerxerreee 61Hình 2.7 Bản đồ thé nhưỡng huyện Phù Mỹ 2- 2 2 2 secxe£xezsrrszez 66Hình 2.8 Bản đồ đơn vị đất đai cấp 3 huyện Phù Mỹ -c-¿©5-+: 81Hình 2.9 Bản đồ các loại sử dung đất nông nghiệp huyện Phù Mỹ 84Hình 2.10 Bản đồ hệ thống sử dụng đất huyện Phù Mỹ - 88Hình 2.11 Bản đồ phân vùng hệ thống sử dụng đất huyện Phù Mỹ 92Hình 3.1 Bản đồ phân hạng thích nghi sinh thái các hệ thống sử dụng đất nông
nghiệp huyện Phù MY sgk 105
Hình 3.2 Bản đồ các HTSDĐ thường xuyên bị ngập lụt vào mùa mưa lũ 122
1X
Trang 12Hình 3.3 Phạm vi nguy cơ ngập cao do nước biên dâng theo kịch ban RCP 8.5 123Hình 3.4 Độ sâu ngập lụt huyện Phù Mỹ (Kịch bản 1 - Bão cấp 16) 124Hình 3.5 Biéu đồ Scree (1) và biểu đồ phân bố các biến và đối tượng quan sát
Hình 3.6 Chuan đoán các thành phần của HTSDĐ và hiệu qua KTST 126
Hình 3.7 Phan tích cum thứ bac hiệu qua KTST các HTSDĐ - 128
Hình 3.8 Bản đồ định hướng không gian phát triển nông nghiệp theo các tiểu
Trang 13MO DAU
1 Tinh cấp thiết
Đất đai là tài nguyên có giá trị nhất của xã hội loài người, là nơi cưu mang của tất
cả các hệ sinh thái trên đất, là địa bàn phân bố mọi hoạt động sản xuất, định cư, cácdịch vụ xã hội, môi trường và quốc phòng an ninh Do đó, việc tác động vào đất đai,khai thác sử dụng các công năng của đất đai phải được nghiên cứu, đánh giá một cáchkhoa học dé sử dung đất đai hợp lý, hiệu quả, là cơ sở để Nhà nước quản lý chặt chẽquỹ đất đai, quy hoạch sử dụng đất đai đầy đủ, khoa học và phát triển bền vững (PTBV)
Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, đánh giá đất đai trên thế giới đã có sự pháttriển mạnh mẽ, thay đổi lớn về phương pháp, kỹ thuật đánh giá Tuy nhiên đơn vị datđai (DVDD) vẫn được xem là đối tượng, là đơn vị cơ bản nhất trong đánh giá dé chỉ ra
sự thích hợp của các loại sử dụng đất (SDĐ) trong sản xuất nông nghiệp (SXNN), màkhông có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu đánh giá hệ thống sử dụng đất(HTSDĐ) Việc đánh giá dựa trên DVDD chưa đánh giá tong hợp được các yếu tố sinhthái, kinh tế - xã hội (KT-XH) va môi trường, chưa làm nổi bật mỗi quan hệ giữa cácyêu tô cầu thành DVDD và loại SDD, mặt khác đánh giá đất đai truyền thống cũng
chưa giải quyết được bài toán đánh giá đa quy mô lãnh thổ, lãnh thổ có sự phân hóa
mạnh mẽ hoặc cơ cấu mùa vụ trong sản xuất HTSDD là địa tổng thé của các nhân tố
hữu cơ, vô cơ cau thành nên DVDD và các loại SDD gắn liền với DVDD đó Đánh giáđất đai, đánh giá HTSDĐ nhằm phục vụ công tác lập quy hoạch sử dụng dat (QHSDD),
quy hoạch nông nghiệp và các quy hoạch khác liên quan đến SDĐ Tuy nhiên, thựctiễn ở nước ta cho thấy trong những năm qua nội dung này ít được quan tâm, điều này
làm giảm chất lượng của các phương án quy hoạch, hiệu quả SDD không cao Do đó
nghiên cứu, đánh giá HTSDĐ trên cơ sở phân cap DVDD và phân loại SDD theo đánhgiá tổng hợp về sinh thái, KT-XH và môi trường gắn chặt với quy hoạch, định hướngSDD dai là hướng nghiên cứu rất phù hợp và có ý nghĩa thực tiễn
Sự xuất hiện của kinh tế sinh thái (KTST) với tư cách là một ngành khoa học
đang làm thay đổi các quan niệm truyền thống có tính định hướng “kinh tế môitrường” (thiên hướng kinh tế) dần chuyền sang giải quyết mối quan hệ kinh tế với
van dé tài nguyên - môi trường trên cơ sở tích hợp các nguyên tắc chi phối hoạt động
kinh tế từ nhóm yếu tố tự nhiên và nhân sinh (thiên hướng liên ngành) [100, 110] Xu
Trang 14thế đó có thê thấy rõ trong sự phát triển của các lý thuyết về định giá tài nguyên thiên
nhiên hay lượng giá dịch vụ môi trường, giá tri dịch vụ hệ sinh thái [S0] Điều nàylàm phá vỡ các quy phạm “gò bó” trước đây của lý thuyết kinh tế, khiến quá trình môhình hóa các hoạt động kinh tế với giới tự nhiên ngày càng trở nên hiệu quả và chínhxác hơn [73, 119] Do đó, câu hỏi “tim một cơ chế cân bằng và có tinh điều chỉnh
trong mối quan hệ kinh tế và sinh thai” dang được thay thé bằng “tim mô hình kinh
tế sinh thái hài hòa mục đích kinh tế và mục tiêu bảo vệ tài nguyên môi trường theo
từng đơn vị lãnh thổ” [99] Do đó đánh giá HTSDĐ đòi hỏi phải có cách tiếp cận đadạng từ các khoa học khác nhau, đặc biệt là từ góc nhìn địa lý học (phân bố khônggian) về các quy luật tự nhiên của đối tượng trên Trái Đất và mở rộng ra tới các lĩnhvực như xã hội học, kinh tế học [104] Hay nói cách khác, bài toán đặt ra tìm kiếmphương thức xác lập các nguyên tắc trong tô chức lãnh thổ sản xuất nhằm thỏa mãncác nhu cầu giữa các bên liên quan trong khi vẫn đảm bảo duy trì lâu dai nguồn lợitrong tương lai (mục tiêu PTBV) Đặc biệt trong bối cảnh “nhiễu động” thay đổi liêntục về tự nhiên (như biến đổi khí hậu, sự xuất hiện của các tai biến thiên nhiên, suythoái tài nguyên ) hay về mặt xã hội (như gia tăng dân sé, suy thoái kinh tế, 6 nhiễm
môi trường ) [92].
Phù Mỹ là một huyện ven biên nằm ở phía Đông Bắc của tinh Bình Dinh, cáchtrung tâm thành phố Quy Nhơn về phía Bắc khoảng 60 km, được giới hạn bởi dải đồinúi thấp phía Tây giáp với huyện Hoài Ân, sông La Tinh ở phía Nam giáp với huyệnPhù Cát và dai cồn cát ven biển ở phía Đông Trong phát triển kinh tế nông - lâm -thuỷ sản vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao, với động lực phát triển kinh tế thuần túy vàhiệu quả kinh tế (HQKT) chưa cao, van đề quy hoạch tô chức lãnh thé sản xuất trên
cơ sở đánh giá hiệu quả KTST HTSDĐ nông nghiệp và đề xuất định hướng PTBVtrở nên hết sức cấp thiết Xuất phát từ nhu cầu đó, nghiên cứu “Đánh giá kinh tế sinhthái hệ thong sử dụng dat dai cho phát triển nông nghiệp huyện Phù Mỹ, tinh Binh
Định ” được lựa chọn và triển khai
2 Mục tiêu nghiên cứu
Xác lập cơ sở khoa học cho sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất theo tiếp cận đánhgiá kinh tế sinh thái hệ thống sử dụng đất đai phục vụ phát triển nông nghiệp bền
vững huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.
Trang 153 Nội dung nghiên cứu
Đề đạt được mục tiêu của luận án, các nội dung nghiên cứu, bao gồm:
(1) Tổng quan các công trình nghiên cứu và xác lập cơ sở lý luận, phương phápluận về đánh giá kinh tế sinh thái hệ thong sử dụng đất nông nghiệp
(2) Phân tích các nhân tổ ảnh hưởng đến sự hình thành các hệ thống sử dụng đấtnông nghiệp và quá trình sử dụng đất trên các hệ thống sử dụng đất nông nghiệp
huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.
(3) Nghiên cứu các đặc điểm và sự phân hóa các đơn vi đất đai, loại sử dụng đất
và hệ thống sử dụng đất nông nghiệp; Phân vùng hệ thống sử dụng đất nông nghiệphuyện Phù Mỹ.
(4) Đánh giá và xác định mức độ hiệu quả kinh tế sinh thái các loại hệ thống sửdụng đất nông nghiệp huyện Phù Mỹ
(5) Phân tích ảnh hưởng của các tai biến thiên nhiên trong bối cảnh biến đổi khí
hậu (BĐKH) và nước biển dâng (NBD) đến các loại hệ thống sử dụng đất nông nghiệp
huyện Phù Mỹ.
(6) Định hướng không gian ưu tiên sử dụng đất hợp lý phục vụ phát triển nông
nghiệp (PTNN) bền vững theo các tiểu vùng hệ thống sử dụng đất nông nghiệp huyệnPhù Mỹ.
4 Pham vi nghiên cứu
- Đánh giá kinh tế sinh thái cho các loại hệ thống sử dụng đất nông nghiệp chính,
bao gồm: hệ thống sử dụng đất chuyên trồng lúa nước (LUC), lúa màu (LUK), hoa
màu (BHK), cây ăn quả lâu năm (LNQ), cây công nghiệp lâu năm (LNC) và rừng
trồng sản xuất (RST)
- Đánh giá kinh tế sinh thái các hệ thống sử dụng đất nông nghiệp về các mặtthích nghi sinh thái (TNST), hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường,phân tích tác động ảnh hưởng của tai biến thiên nhiên trong bối cảnh BĐKH và NBD
Trang 16- Đánh giá tổng hợp hiệu quả kinh tế sinh thái các hệ thống sử dụng đất nôngnghiệp dựa trên phân tích nhân tố tương quan (MCA) và phân tích cụm thứ bậc
(HCA); Đề xuất định hướng không gian sử dụng đất nông nghiệp hợp lý và bền vững.
5 Những điềm mới của luận án
Điểm mới 1: Đã xác lập được luận cứ tích hợp các tiêu chí phân cấp đơn vị đất
đai và loại sử dụng đất để xây dựng hệ thống phân loại các hệ thống sử dụng đất nôngnghiệp gồm kiểu - phụ kiểu - loại - phụ loại tương thích với phân cấp quy mô lãnhthé từ cấp vùng, liên vùng đến cấp xã, trong đó áp dụng cho lãnh thé cấp huyện làcấp loại hệ thống sử dụng đất
Diém mới 2: Đã phân tích được đặc điểm các đơn vị đất đai, loại sử dụng đất
và phân chia lãnh thổ huyện Phù Mỹ thành 33 kiều, 49 phụ kiểu và 89 loại hệ thống
sử dụng đất nông nghiệp thuộc 5 tiểu vùng hệ thống sử dụng đất làm cơ sở cho đánhgiá kinh tế sinh thái và định hướng phát triển nông nghiệp bền vững
Điểm mới 3: Đã đề xuất được định hướng không gian phát triển nông nghiệptrên các hệ thống sử dụng đất của các tiểu vùng hệ thong su dung dat theo tiép canđánh giá tổng hợp cau trúc, hiệu quả kinh tế sinh thái (thích nghỉ sinh thái, hiệu quakinh tế, xã hội, môi trường, khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biểndâng) huyện ven biên Phù Mỹ
6 Luận điềm bảo vệ
- Luận điểm 1: Sự kết hợp của các loại sử dụng đất nông nghiệp trên nền chungcủa các đơn vị dat đai đồi núi thấp ven biển đã hình thành nên các hệ thống sử dungđất nông nghiệp huyện ven biển Phù Mỹ với 89 loại thuộc 5 tiểu vùng hệ thống sửdụng đất nông nghiệp
- Luận diém 2: Tích hợp đánh giá cấu trúc, hiệu quả kinh tế sinh thái các hệ
thống sử dụng đất (thích nghi sinh thái, hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, khả năng
thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng) là cơ sở đề xuất định hướng cáckhông gian phát triển nông nghiệp với việc nâng cao hiệu quả kinh tế sinh thái các hệ
thống sử dụng đất theo tiêu vùng hệ thống sử dụng đất nông nghiệp huyện ven biển
Phù Mỹ.
Trang 177 Y nghĩa của luận án
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ phươngpháp luận về đánh giá đất đai, làm phong phú phương pháp nghiên cứu và đánh giákinh tế sinh thái hệ thống sử dụng đất nông nghiệp
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu là cơ sở đề xuất sử dụng đất đai hợp lý,bền vững huyện Phù Mỹ, tinh Bình Dinh và các địa phương khác có điều kiện tương
tự theo tiếp cận đánh giá kinh tế sinh thái trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
8 Cơ sở tài liệu thực hiện luận án
a) Tài liệu, số liệu trung ương và địa phương
Dé hoàn thành luận án, tác giả đã thu thập, tổng hợp, phân tích và tham khảocác tài liệu bản đồ và dữ liệu thống kê kinh tế xã hội, bao gồm:
- Báo cáo điều tra bé sung, chỉnh lý xây dựng ban đồ đất tinh Binh Dinh 2005(Kèm theo bản đồ đất tỷ lệ 1/100.000)
- Niên giám thống kê huyện Phù Mỹ từ năm 2015 - 2020 (Chi cục Thống kê
huyện Phù Mỹ - UBND huyện Phù Mỹ);
- Số liệu thống kê, kiểm kê đất đai và báo cáo thuyết minh các năm 2009, 2014
và 2019 (Văn phòng Đăng ký đất đai - Sở TN&MT tỉnh Bình Định);
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và báo cáo thuyết minh huyện Phù Mỹ các năm
2009, 2014, 2019 (Văn phòng Đăng ký đất đai - Sở TN&MT tỉnh Bình Định);
b) Các công trình nghiên cứu khoa học
Bao gồm các tài liệu, bài báo, các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến
các nội dung nghiên cứu của luận án và địa bàn huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.
c) Dữ liệu do dé tài thực hiện
- Kết quả các đợt khảo sát thực dia (5 đợt) trong quá trình thực hiện luận án từnăm 2014-2020 Khảo sát lay mẫu và gửi phân tích kết quả 14 mẫu đất tại Viện Dia
lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đề bổ sung, cập nhật thông tin
dữ liệu khi xây dựng bản đồ thổ nhưỡng huyện Phù Mỹ
- Kết quả điều tra 154 phiếu điều tra nông hộ về sử dụng đất nông nghiệp; Khảosát bằng bảng hỏi 10 chuyên gia trong lĩnh vực đánh giá đất đai, 25 cán bộ địa chính
nông nghiệp các xã, thị trân vê các chỉ tiêu xây dựng bản đô đơn vị đât đai và tâm
Trang 18quan trọng của các chỉ tiêu đó; Tham vấn, phỏng vấn sâu Ban lãnh đạo Trung tâm
dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Mỹ, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
huyện Phù Mỹ về thực trạng sản xuất nông nghiệp, quy hoạch nông nghiệp và chuyênđổi cơ cau cây trồng trên địa bàn huyện Phù Mỹ
9 Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận án được
trình bày trong 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
Chương 2 Đặc điểm và sự phân hóa các hệ thống sử dụng đất nông nghiệp
huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.
Chương 3 Đánh giá kinh tế sinh thái các hệ thống sử dụng đất nông nghiệphuyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định và định hướng không gian sử dụng đất bền vững
Trang 19CHUONG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CUU
1.1 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài
1.1.1 Nghiên cứu về don vị đất đai và hệ thống sử dụng đất dai
1.1.1.1 Đơn vị đất dai
Đơn vị đất đai là một khái niệm khoa học được đề cập trong các công trình của
các nhà khoa học nông nghiệp, lâm nghiệp, địa lý Trong khoa học nông nghiệp quan
niệm “PVDD là một khoanh đất vat đất được xác định trên bản đồ ĐVĐĐ hoặc trênthực địa dựa trên những đặc tính và tính chất cua đất đai” [85, 86] được xem là phôbiến nhất trong đánh giá đất đai.Theo đó, mỗi DVDD được cấu thành bởi các chỉ tiêu
có thé định lượng được như thé nhưỡng, độ dốc, lượng mưa là những yếu tố phản
ánh nhu cầu SDP va sự thích hợp của các loại SDĐ
Quan niệm về DVDD (and unit) được dé cap nhiéu trong các nghiên cứu vềHTSDĐ [17, 88, 89] và được xác định là một hợp phan tự nhiên quan trọng, là yếu
tố nền của HTSDĐ Các chỉ tiêu xác định DVDD được xem xét mang tính tổng hop
bao gồm: địa hình, thổ nhưỡng, nhiệt độ, điều kiện ánh sáng, khả năng tưới là những
chỉ tiêu tin cậy để chỉ ra sự phù hợp của các loại cây trồng và phục vụ cho quy hoạch,
SDD bền vững
Dưới góc độ dia lý, theo Zonneveld (1989), DVDD là một quan niệm cơ bản
trong sinh thái học cảnh quan và được định nghĩa là “một vùng đất đồng nhất về sinh
thái theo quy mô lãnh thổ” [137] Các yếu tố chính của DVDD bao gồm địa hình, thénhưỡng và thảm thực vật và những thay đôi của các yêu tố này do con người tác động
Cũng theo Zonneveld, thé nhưỡng là nhân tố chủ đạo khi lập bản đồ DVDD, việc xácđịnh ranh giới thé nhưỡng cần phải xem xét kỹ các yếu tố địa hình (trong đó nhấnmạnh vai trò của địa mạo), khí hậu và thảm thực vật trên đất
Trong các nghiên cứu về cảnh quan, phức hợp “địa mạo thé nhưỡng” - đơn vị
địa mạo - thé nhưỡng được cấu thành bởi những yếu tố tương tự với các thành phan
của DVDD [19], do đó khi nghiên cứu DVDD tập trung chính vào 2 chỉ tiêu chính
địa mạo và thé nhưỡng, thì DVDD còn được gọi là don vi dia mạo - thổ nhưỡng [25]
Trong nghiên cứu đánh giá về đất lâm nghiệp, quan niệm về “lập địa - site unit”
về ban chất đồng nghĩa với DVDD Các yếu tô của lập địa bao gồm khí hậu, địa hình,
Trang 20thô nhưỡng được phân cấp và đánh giá mức độ thích hợp cho các loại rừng trồng [17].
Ngoài ra còn có thuật ngữ “sinh thái cảnh” được tác giả Phạm Quang Anh (1985) sử
dụng trong công trình nghiên cứu “Hệ sinh thái cà phê Đắc Lắc” [1].
Qua phân tích các công trình nghiên cứu cho thay, quan niệm về DVDD khá đa
dạng, với các tên gọi khác nhau: “đơn vi đất đai”, “đơn vị địa mạo - thổ nhưỡng”,
“lập địa” hay “sinh thái cảnh” Các công trình nghiên cứu đều chỉ ra được các chỉ tiêu
cầu thành DVDD là những nhân tố hữu cơ và vô cơ gắn liền với quá trình hình thành
nên đất đai và cả những thay đôi do tác động của con người Tuy nhiên các công trìnhnghiên cứu chưa làm rõ được mối quan hệ của các chỉ tiêu, chưa phân cap DVDD vàchưa chỉ ra việc xác định số lượng các chỉ tiêu tương ứng với các cấp phục vụ thànhlập bản đồ DVDD theo đa quy mô lãnh thé và mục tiêu nghiên cứu
1.1.1.2 Hệ thống su dụng đất
* Về khái niệm và cấu trúc hệ thống sử dụng đất
Hệ thống sử dụng đất (HTSDĐ - Land use system) được nghiên cứu từ khá sớmbởi Cục Khoa học đất Hoàng gia Anh Cơ quan nay đã phân chia lãnh thé thành cáckhoanh vi có điều kiện, tính chất đồng nhất và đánh giá cho mục đích phát triển trồngtrọt, nông nghiệp Mặc dù vậy, DVDD và HTSDD chưa được định nghĩa cụ thể [103]
Năm 1976, FAO công bố “Khung đánh giá dat dai” [88] đã đánh dau bước tiễnmới trong đánh giá đất đai phục vụ SXNN Những tài liệu tiếp đó do FAO xuất bảnnhư “Đánh giá dat dai cho nông nghiệp nhờ mưa” (1983); “Đánh giá đất dai chonông nghiệp có tưới” (1985); “Đánh giá đất dai cho lâm nghiệp ” (1984); “Đánh giá
đất dai cho mục tiêu phát triển ” (1990); “Đánh giá dat dai và phân tích hệ thống nông
trại cho quy hoạch sử dụng dat” (1992); “Khung quốc tế dé đánh giá quản lý đất dai
bên vững ” (1993) [129] đã dần hoàn thiện thêm lý luận, phương pháp và quy trình
đánh giá đất cho các mục đích sử dụng và quản lý đất đai Năm 2007, FAO công bố
“Khung đánh giá dat dai sửa doi” nhằm thúc đây việc sử dụng đánh giá đất dai cho
bảo tồn đa dạng sinh học, giảm thiêu carbon, mô hình hóa nông nghiệp và môi trường,phân tích hệ sinh thái nông nghiệp và sự tham gia của các bên liên quan, đồng thờicũng tính đến giám sát tính bền vững của môi trường nông nghiệp [90]
HTSDD được đề cập lần đầu tiên trong công trình “Đánh giá dat dai cho pháttriển nông nghiệp” của K.J Beek (1978) [77], theo đó HTSDĐ được hình thành từ
Trang 21sự kết hợp giữa DVDD với loại SDD Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, đánh giá đấtđai dựa trên HTSDĐ được xem là cách tiếp cận đầy đủ hơn, cho phép ngoại suy dễdàng các kết quả đánh giá đất để nghiên cứu hệ thống canh tác và QHSDĐ Đây chính
là xuất phát điểm, là nền móng, tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo về HTSDĐ trên
thé giới
David Dent & Anthony Young (1981) trong công trình “Khảo sát thé nhưỡng
và đánh giá dat dai” đã đề xuất mô hình cấu trúc HTSDD thé hiện được mối quan hệ
tác động qua lại lẫn nhau giữa DVDD và loại SDD, cùng với các yêu tố đầu vào của
hệ thống như vốn, lao động, kỹ thuật Đầu ra của hệ HTSDĐ gồm năng suất, thu
nhập và chất lượng môi trường [84].
Loại sử dụng đất Đơn vị bản đồ đất đai (Land utilization type) (Land mapping unit)
Cai tao dat (Land improvement) Năng suất, thu nhập
m (Outputs)
Hình 1.1: Cấu trúc hệ thong sử dung dat theo Dent và Young, 1981Một khái niệm khác cho rằng “HTSDD là sự kết hợp của loại SDD với điều kiệnđất đai tạo thành hai hợp phần tác động lẫn nhau, từ tương tác này sẽ quyết định các
đặc trưng về mức độ và các loại chi phí đầu tư, mức độ và loại cải tạo đất đai và năng
suất, sản lượng của loại SDĐ”I85] HTSDD không phải là một HTSDD khép kín ma
là một hệ thống con của một hệ thống lớn hơn, thê hiện sự phân cấp của các HTSDĐkhác nhau theo cấu trúc và quy mô của HTSDĐ
Trang 22Đầu vào môi trường, ví dụ:
- Ô nhiễm dat và nước
- Mat đa dạng sinh hoc
- Sâu bệnh
Hình 1.2 Mô hình cấu trúc kinh tế - môi trường của hệ thống sử dụng đất theo
K.J Beek, K Bie va P.M Driessen - 1997
Nguồn: [85]
Trần Văn Tuấn, Nguyễn Cao Huan va Đỗ Thị Tài Thu (2015) [62] khang dinh
HTSDD là hệ thống tự nhiên - nhân tác bao gồm một hợp phan dat dai và một hợpphần SDĐ tác động qua lại lẫn nhau bởi dòng vật chất và năng lượng Hợp phần đấtđai như một phụ hệ thống tự nhiên là các đặc tính, tính chất đất của DVDD như thénhưỡng, độ dốc, thành phan cơ giới Hợp phần SDD của HTSDĐ như một phụ hệthống nhân tác là các loại SDĐ, mỗi loại hình có những thuộc tính, đặc điểm liênquan tới hoạt động sản xuất của con người Sự tương tác chặt chẽ giữa đặc tính đấtđai và loại SDĐ trong một HTSDĐ quyết định đến số lượng và chất lượng của sảnphẩm dau ra của hệ thông
Hệ thong su dung dat cũng được xem như một địa hệ tương đồng với “cảnh
quan nhân sinh” (CQNS) trong cảnh quan học, thậm chí theo quan điểm củaZonneveld (1995) cảnh quan” được coi đồng nghĩa với “dat đai” (land) theo khía cạnhphản ánh một hệ thống tự nhiên và nhân sinh tổng hợp (Hình 1.3) [137] với các thuộctính về tự nhiên (địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, hải văn, thổ nhưỡng, sinh vật)
và nhân sinh (lớp phủ SDĐ, hạ tầng cơ sở, các công trình kiến trúc của con người, ditích văn hóa, lịch sử ) Với cách tiếp cận lấy đất đai làm đối tượng trung tâm trongnghiên cứu sinh thái cảnh quan, Zonneveld (1995) đề xuất một hệ thống phân loại đất
đai gồm 4 cấp: sinh thái cảnh (ecotope) => diện dat dai (land facet) => hệ thong dat
10
Trang 23dai (land system) => cảnh quan tổng thể (main landscape) Do đó, cảnh quan có tính
ứng dụng cao trong công tác đánh giá và QHSDD.
ĐẶC TÍNH ĐẤT BAT KHÍ QUYỂN
THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT,
CON NGƯỜI
(= Sinh quyển & Trí quyển)
ĐỊA HÌNH THỔ NHƯỠNG
(Thổ quyển)
ĐÁ MẸ (Thạch quyển)
ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI SINH THÁI CẢNH
DIA MAO THO NHƯỠNG
.- HỆ THỐNG ĐẤT ĐAI
P CẢNH QUAN
Hình 1.3 Cau trúc cảnh quan nhân sinh theo Zonneveld -1995
Nguồn [137]Nguyễn Cao Huan & Trần Anh Tuấn (2002) đã phân loại CQNS gồm lớp, kiểu,phụ kiểu và loại Nguyễn Đăng Hội (2004) phân loại CQNS ở Kon Tum thành lóp,kiểu và loại Do đó, có thé vận dụng các phương pháp luận, chỉ tiêu, cấp phân loạitrong nghiên cứu CQNS dé xem xét mối quan hệ tương hỗ giữa các hợp phan trongHTSDĐ, giữa các HTSDD với nhau một cách hệ thống và toàn diện hơn
* Về nghiên cứu phân loại các HTSDĐCác công trình nghiên cứu về HTSDĐ nông nghiệp trên thế giới chủ yếu đề cậpđến mặt phân loại theo chế độ nước tưới trong canh tác (có tưới và nhờ mưa) hoặcphân cấp theo đối tượng loại SDD như trồng trọt, chăn nuôi [78] Trong nghiên cứu
“Đánh giá hệ thống sử dụng đất đai phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững huyệnQuốc Oai, thành phố Hà Nội” của tác giả Đỗ Thị Tài Thu (2019), đã phân loại DVDD
và phân loại HTSDĐ theo 4 cấp “Kiểu - Nhóm - Loại - Dạng” [51]
1.1.2 Tổng quan về đánh giá kinh tế sinh thái hệ thống sử dung dat cho phát triểnnông nghiệp bền vững
1.1.2.1 Đánh giá kinh tế sinh thái
11
Trang 24Kinh tế sinh thái (ecological economics) nghiên cứu sự tương tác và phát triển
của kinh tế và hệ sinh thái tự nhiên theo thời gian và không gian [136] Thuật ngữ
“kinh tế sinh thái” ra đời vào những năm 1980 và nhanh chóng được phát triển thành
một lĩnh vực nghiên cứu đối với nhiều đối tượng đánh giá [100]
Trên thế giới, đánh giá KTST nói chung đã được các nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu Tuy nhiên, hướng nghiên cứu này cũng chỉ mới xuất hiện và thu hút một
số nhà quy hoạch phương Tây Đánh giá KTST lần đầu được công bố bởi tác giảFresco (1992) trong nghiên cứu về “Bén vững sinh thái trong không gian và thờigian”, với nghiên cứu này, tác giả khăng định đánh giá KTST là một hình thức củaquy hoạch vùng, trực tiếp cho thấy việc sử dụng tốt nhất về đất đai trên quan điểmchấp nhận những mục tiêu và những cơ hội về môi trường, xã hội và những vấn đềhạn chế khác Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên thể hiện được tính bền vữngtrong SDD và hệ sinh thái trên bề mặt, là nền móng cho các nghiên cứu về SDD va
sử dụng hệ sinh thái bền vững sau này Vai trò của đánh giá KTST theo Dent (1988,1993) là phương tiện giúp cho nhà quản lý quyết định cách thức SDD thông qua đánhgiá có hệ thống mô hình SDĐ [83] Bản đánh giá KTST giúp cho nhà quản lý chútrọng đến tiến trình xây dựng quyết định hình thức quản lý cấp cao [106]
Từ những năm 70 của thế kỷ XX, nghiên cứu về địa lý sinh thái trong địa lý ứngdụng đã được xem xét Những nghiên cứu ban đầu theo hướng KTST chủ yếu là nghiêncứu theo từng hợp phần như đánh giá HQKT (Zvorưvkin K B., 1968); về HQKT và
những ảnh hưởng môi trường (Leopold, 1972; Hudson, 1984; Petermann T, 1996 );
đánh giá tính TNST (Mukhina, 1973); sau đó nghiên cứu được phát triển theo hướngtong hợp, toàn diện giữa các yếu tố tự nhiên, môi trường, kinh tế và xã hội (Shishenko,1988; Nguyễn Cao Huan, 2005)
1.1.2.2 Đánh giá kinh tế sinh thái các hệ thống sử dung dat cho phát triển nông
nghiệp bên vững
Cơ sở lý luận về đánh giá HTSDĐ ngày càng được các nhà khoa học tập trung
nghiên cứu theo nhiều hướng và mở rộng với nhiều đối tượng khác nhau theo hướngPTBV, tích hợp phân tích các yêu tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường [130]
Đánh giá KTST cũng được vận dụng trong đánh giá mức độ bền vững của hoạt
động SXNN với sự PTBV và ứng phó với BĐKH Ranjan Roy, Ngai Weng Chan
12
Trang 25[123] đã nghiên cứu đánh giá và đề xuất bộ chỉ số bền vững nông nghiệp ở Bangladesh
trong bối cảnh PTNN ứng pho BĐKH dựa trên các chỉ số được đề xuất trên thực tế
va được đưa vao áp dụng Cùng hướng nghiên cứu này, Stefan Sieber, Srijna Jha
(2015) đã nghiên cứu đánh giá mô hình nông nghiệp bền vững đề tăng khả năng thíchứng với BĐKH ở Morogoro, Tanzania Nghiên cứu này chỉ ra rằng trong bối cảnh
BĐKH hiện nay, xây dựng một xã hội nông nghiệp chống chịu BDKH là một yêu cầu
thiết yếu dé bảo vệ sinh kế của người dân Do đó, cần phải nhân rộng các mô hình
nông nghiệp bền vững thích ứng với BĐKH đã được chứng minh sang các khu vựclớn hơn [128] Việc thúc đây việc áp dụng rộng rãi các mô hình cần xem xét sự phùhợp về mặt xã hội, sinh thái, kinh tế và cơ chế quản lý trong các khu vực
Trong nông nghiệp, SDD bền vững nhắn mạnh đến khả năng nâng cao sản lượngnhưng vẫn đảm bảo bảo vệ môi trường tự nhiên và sinh kế của người dân địa phương[96] Với sự phát triển của công nghệ, SXNN được hiện đại hóa, góp phần nâng caonăng suất, giảm thiêu sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu [116] thông qua đó giảm thiểucác tác động của môi trường và cải thiện tình trạng xói mòn đất [131]
Đánh giá tính bền vững của SDĐ lúa, Daulay và cộng sự (2016) đã mô phỏng sựchuyền đổi thiếu kiểm soát của đất canh tác lúa sang vùng trồng cọ và cao su tại vùngĐông Tanjung Jabung (Indonesia) Nghiên cứu chỉ ra sự chuyển đổi co cấu cây trồngthiếu kiểm soát do sự chênh lệch về giá tri đất canh tác của các loại là nguyên nhân dẫn
de doa mục tiêu sử dụng bền vững đất lúa [82] Qi và cộng sự (2018) đã đánh giá sựrủi ro và mâu thuẫn nảy sinh trong PTNN, nghiên cứu định lượng các chỉ số áp lực môitrường đến an ninh lương thực và rủi ro môi trường là cơ sở dé xác lập mức độ bềnvững SDĐ nông nghiệp tại khu vực hồ Dongting (Trung Quốc) [121]
Năm 1992, P.M Driessen và cộng sự đã xuất bản công trình nghiên cứu “Phân
tích hệ thống sử dụng đất dai” [86], được coi là dau mốc quan trọng trong nghiên cứu
HTSDĐ trên thế giới Nghiên cứu này vẫn dựa trên Khung đánh giá đất đai của FAO
1976, khẳng định lại các khái niệm về đất đai, chất lượng đất đai, yêu cầu SDĐ, phân
cấp mức độ phù hợp Điểm mới của nghiên cứu này là đánh giá đầy đủ hơn sự phùhợp của đất đai cho SXNN dựa trên phân tích chức năng, đánh giá định tính và bánđịnh lượng sự phù hợp về mặt sinh thái của HTSDĐ cho sản xuất cây lương thực và
13
Trang 26cây lấy sợi hàng năm (Hình 1.4) Tuy nhiên phương pháp này có điểm yếu phụ thuộc
vào độ chính xác của dit liệu định lượng về đất đai va SDD
Cũng trong năm 1992, nhóm tác giả T J Stomph, L.O Fresco - Trường đại học
Nông nghiệp Wageningen và H van Keulen Viện nghiên cứu Hàng không Vũ trụ và
Khoa học Trái đất Ha Lan đã công bố công trình “Đánh giá hệ thong sử dụng đất:khái niệm và phương pháp” [130], được coi là nghiên cứu đầy đủ đầu tiên về mặt lý
luận đánh giá HTSDD Theo các tác giả, HTSDD được định nghĩa là “sự kết hợp của
một ĐVĐĐ và một loại SDP (với một nhóm các phương thức SDP) tạo thành một
HTSDD” Nghiên cứu này đã trình bay một khung đánh giá HTSDD ở các quy mô
lãnh thổ khác nhau (thế giới, vùng, quốc gia, tỉnh và huyện) dựa trên các phương phápphân tích định lượng về tác động của thực tiễn trồng trọt đối với sản xuất và môitrường, tích hợp định lượng các đánh giá về sản xuất sinh học và tính khả thi cũngnhư khả năng chấp nhận kinh tế, xã hội Nghiên cứu khăng định, HTSDĐ đơn lẻ là
hệ thống được sử dụng dé đánh giá cho một đối tượng sản xuất nhất định, còn HTSDĐ
phức hợp và HTSDĐ hỗn hợp là tập hợp của nhiều HTSDĐ đơn lẻ và được đánh giácho nhiều đối tượng sản xuất trên một đơn vị diện tích nhất định
- I Nadeau và nnk (1998) đã nghiên cứu phát trién HTSDD cây nhân sâm Mỹtrong rừng phong ở vùng Quebec, Canada [100] Trước đó, hầu hết nhân sâm đượcsản xuất trên các cánh đồng dưới các nhà che nắng nhân tạo, nông dân cần trồng nhânsâm với mật độ rất cao dé đạt được lợi nhuận Vì vậy dẫn đến mức độ bệnh cao, nhânsâm trồng trên đồng ruộng đòi hỏi phải sử dụng thuốc trừ sâu thường xuyên nên chất
lượng bị giảm Phương pháp thực nghiệm đã được thực hiện trong một khu rừng
phong dé đánh giá tác động của các chất dinh dưỡng đầu vào như vôi hoặc phân hữu
cơ đối với sự phát trién của nhân sâm Két quả nghiên cứu chỉ ra rằng trong hai nămđầu tiên của thí nghiệm, việc áp dụng bón vôi có tác động tích cực đáng kê đến sựphát triển của nhân sâm
- David E Rosenberg Travis và P Marcotte (2005) đã nghiên cứu Mô hình
HTSDĐ và phân tích chi phí sản xuất ca cao ở Belize [81] Việc nghiên cứu dựa trên
60 thử nghiệm để tính giá tri thu nhập ròng hiện tai (NPV) Các kịch bản khác đã thử
nghiệm các tương tác kết hợp giữa loại cây bóng mát gỗ cứng, mật độ trồng, thời gian
dé thu hoạch gỗ cứng, canh tác ca cao và sản lượng dự kiến Kết qua cho thay HQKT
14
Trang 27cao hơn, tiết kiệm lao động Từ kết quả nghiên cứu và thử nghiệm xác định chínhsách, lâm sinh và các lựa chọn cho thấy tiềm năng cải thiện thu nhập của các hộ sản
xuất nhỏ và khuyến khích áp dụng HTSDĐ này
- Arturo García-Romero, Oralia Oropeza-Orozco va Leopoldo
Galicia-Sarmiento (2004) đã nghiên cứu “Hệ thống sử dung dat va khả năng phục hồi của
rừng mưa nhiệt đới ở vùng đất phía đông bang Ternepepec, Mexico” [44]
Việc nghiên cứu dựa trên phân tích các kiêu che phủ đất dé xác định các HTSDĐ
và ảnh hưởng của chúng đối với khả năng phục hồi của rừng mưa nhiệt đới ởTehuantepec Isthmus, Mexico” Kết quả nghiên cứu xác định được 4 HTSDĐ (lâm
nghiệp, nông nghiệp rộng lớn, chăn nuôi gia súc rộng rãi và sử dụng thâm canh).
Đồng thời cũng chỉ ra chỉ có hệ thống lâm nghiệp, không bị phá rừng được coi là cókhả năng phục hồi cao (2 năm), so với nông nghiệp (2 đến 10 năm) Việc phân tíchcác HTSDĐ là rất cần thiết để hiểu được ý nghĩa của động lực che phủ SDĐ đối vớiviệc phục hồi rừng và suy thoái đất trong rừng mưa nhiệt đới
- Kiros M Hadgu và nnk (2009) đã nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả của các hệ
thống SDĐ lúa mạch dựa trên cây keo (loài họ đậu) ở quy mô đồng ruộng và quy môkhu vực ở vùng cao nguyên của Tigray, Bắc Ethiopia” [98] Công tác nghiên cứu tiếnhành dựa trên đánh giá 77 cánh đồng và 81 trang trại Kết quả nghiên cứu chi ra năngsuất lúa mạch và độ phì nhiêu của đất tăng lên khi các vị trí đồng ruộng gần với câykeo trong HTSDD Nghiên cứu này cho thấy các thành phan đa dang sinh học địaphương có thé làm tăng năng suất cây trồng và độ phì nhiêu của đất đáng kê khi cây
keo được trồng trong và xung quanh đất nông nghiệp Nghiên cứu này đóng góp vào
kiến thức về nâng cao năng suất nông nghiệp bang cách phát triên một cách tiếp cận
dé nhân rộng từ cấp độ trang trại đến cấp khu vực
Ranjan Roy, Ngai Weng Chan (2012) đã nghiên cứu Đánh giá các chỉ số bềnvững nông nghiệp ở Bangladesh: Đánh giá và tổng hop [123] Thuật ngữ “chỉ số”thường không rõ ràng, không đồng nhất, các đặc tính động của nó làm cho nó biếnđổi cao theo thời gian và không gian Dựa trên các đánh giá và tổng hợp, nghiên cứunày hình dung các hiện tượng và làm nổi bật xu hướng của các tiêu chí lựa chọn chỉ
số, phương pháp phát triển, chiến lược đánh giá xác nhận đề cải thiện Trong bối cảnhPTNN ứng phó BĐKH, các tác giả đã đề xuất một bộ chỉ số để đánh giá tính bền
15
Trang 28vững nông nghiệp ở Bangladesh dựa trên các chỉ số được đề xuất trên thực tế và được
đưa vào áp dụng Ngoài ra, nghiên cứu này đặt ra một số van đề về phát trién hệ thong
các chỉ số và nhắn mạnh nhiều bên tham gia đánh giá sự bền vững của nông nghiệp
Stefan Sieber, Srijna Jha (2015) đã nghiên cứu đánh giá tích hợp thực tiễn nông
nghiệp bền vững dé tăng cường khả năng phục hồi khí hậu ở Morogoro, Tanzania
Nghiên cứu này chỉ ra rằng trong bối cảnh hiện nay, xây dựng một xã hội nông nghiệpchống chịu BĐKH là một yêu cầu thiết yếu để bảo vệ sinh kế [128] Do đó, cần phải
truyền bá các thực tiễn nông nghiệp bền vững với BĐKH bang cách nhân rộng nhữngthực tiễn đã được chứng minh sang các khu vực lớn hơn (nhân rộng) Thúc đây việc
áp dụng rộng rãi các nghiên cứu như vậy cần xem xét sự phù hợp về mặt xã hội, sinhthái, kinh tế và cơ chế quản lý trong các khu vực Nghiên cứu này còn áp dụng mộtcông cụ miễn phí dựa trên ngôn ngữ lập trình Scala tạo ra thông tin về nhiều khíacạnh và đánh giá sự phù hợp cục bộ của các thực tiễn nông nghiệp bền vững vớiBĐKH trong vùng Sahara Trong nghiên cứu trường hợp đầu tiên, công cụ này được
sử dụng dé đánh giá sự phù hợp của nông lâm kết hợp, ứng dụng than sinh học và thunước mưa ở làng Fulwe ở Morogoro, Tanzania, để tăng cường khả năng phục hồi
Quy trình phan vùng sinh thái nông nghiệp của FAO đã Iva chọn HTSDD là
don vị đánh giá để phân vùng sinh thái nông nghiệp chứ không phải chỉ dựa trên cácloại cây trồng Cùng với các tính chất của DVDD, khí hậu nông nghiệp được xem xétrất kỹ lưỡng ở nhiều mức độ đề đánh giá sự phù hợp và là cơ sở để phân định vùng
sinh thái nông nghiệp.
Đất :
Côn trùng & bệnh ————-® Ị ————* Côn trùng & bệnh 1Ï _ : >
Vật liệu trong ——————* L Cây trông Sinh khối
Công lao động ˆ † 1 Công lao động Tiên — Lao động Tiền Tiền
Tư liệu sản xuất Hàng hóa
Hàng hóa
Thông tin —— Thông tin
Hình 1.4 Sơ đồ quy trình đánh giá định lượng hệ thong sử dụng đất
Nguồn: [86]
16
Trang 29HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT
ĐẤT ĐAI | Ls DUNG DAT
[Ƒ— —] rT —]
Dữ liệu dau vào Đất/ địa hình Khí hậu/Thời tiết Nhu câu cây trông Đầu vào
Bước 1: Cho điểm
Sinh khối thực thu
, Sản lượng tối đa
Năng suất cây trồng dự kiến
hướng tiếp cận đánh giá tổng hợp HTSDĐ được triển khai rộng rãi ở nhiều quy mô
và đối tượng sản xuất khác nhau Đánh giá đất đai từ đơn lẻ dần chuyên sang hướng
đánh giá tong hợp; mục đích của đánh giá đất đai từ một đối tượng cụ thé chuyển dần
sang đánh giá cho sự kết hợp của nhiều đối tượng, nhiều lĩnh vực như nông - lâm kết
Trang 30HTSDD là “Một kiểu SDD bố trí trên một điều kiện tự nhiên cụ thé, có thé là DVDD,
nó bao hàm cả vấn đề về đầu tư, thu nhập và cải tạo đất có thể” Nghiên cứu này đãthành lập được bản đồ DVDD vùng Đông Nam Bộ tỉ lệ 1:250.000 dựa trên các đặc
tính, tính nhất cơ bản như loại thổ nhưỡng, độ dốc, tầng dày, đá lộ đầu, nguồn nước
tưới và lượng mưa; đánh giá thích nghi tự nhiên cho các loại SDD chính của vùng,
và đánh giá HQKT cho các HTSDĐ theo các vùng thé nhưỡng
Một loại SDD nông nghiệp được coi là bền vững phải đạt được 3 yêu cầu: (1)Bén vững về mặt môi trường nghĩa là loại sử dung đó phải bảo vệ được dat đai, ngănchặn sự thoái hóa đất, không làm tôn hại đến môi trường tự nhiên (2) Bén vững vềmặt kinh tế: cây trồng cho HQKT cao, được thị trường chấp nhận (3) Bên vững vềmặt xã hội: thu hút được lao động, bảo đảm đời sống, xã hội được phát triển (Thái
Phiên và Nguyễn Tử Siêm, 1998).
Trong một số công trình của FAO khi đánh giá mức độ phù hợp của đất đai đốivới cây trồng đã nhắc đến vấn đề kinh tế và môi trường, tuy nhiên chưa khái quátmang tính tổng hợp các khía cạnh trên Từ lý luận và nghiên cứu thực tiễn các khíacạnh này được Nguyễn Cao Huan (2005) tổng hợp và mô hình hóa thành sơ đồ tôngquát đánh giá KTST với các nội dung đầy đủ hơn, bao gồm đánh giá TNST, đánh giá
HQKT, hiệu quả môi trường (HQMT) và hiệu quả xã hội Tuy nhiên trong công trình
này, vấn đề về khả năng thích nghi và ứng phó với nguy cơ bị tác động của BĐKH,NBD chưa được đề cập
Ở Việt Nam, theo Nguyễn Đình Bồng (1995, 2012), nông nghiệp bền vững là
sử dụng những đặc tính vốn có của cây trồng, vật nuôi, kết hợp với những đặc trưng
của cảnh quan và cấu trúc trên một diện tích đất thống nhất, nông nghiệp bền vững làmột hệ thống mà nhờ đó con người tồn tại được, sử dụng nguồn lương thực và tàinguyên phong phú của thiên nhiên mà không liên tục hủy diệt sự sống trên trái đất.Đạo đức của nông nghiệp bền vững gồm 3 phạm trù: chăm sóc trái đất, chăm sóc conngười và dành thời gian, vật lực vào các mục tiêu đó Trong SXNN, đất đai được coi
là sử dụng bền vững phải dựa trên cơ sở đảm bảo khả năng hoạt động sản xuất ônđịnh của cây trồng, chất lượng tài nguyên đất không bị suy giảm theo thời gian và
việc SDD không ảnh hưởng xâu tới con người và môi trường sinh thái.
18
Trang 31Tran Văn Tuấn, Nguyễn Cao Huan và Đỗ Thị Tài Thu (2015) đề xuất quy trình
đánh giá HTSDĐ phục vụ QHSDĐ bền vững trên cơ sở đánh giá được mức độ TNST,hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường cho các HTSDĐ và ứng dụng đánh giá
cho quy mô cấp huyện và cấp xã [62] Tiếp tục hướng nghiên cứu trên, năm 2017 tácgiả Đỗ Thị Tài Thu và Trần Văn Tuấn đã “Đánh giá HTSDĐ phục vụ phát triển nôngnghiệp bên vững huyện Quốc Oai, thành pho Hà Nội” Trong nghiên cứu này nội dung
đánh gia mức độ thích nghi được khẳng định là đánh giá TNST cho các HTSDD [52].
Trong nghiên cứu đánh giá HTSDD nông nghiệp, các nghiên cứu đã đánh gia
HQMT cho các HTSDD dựa trên mức độ sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, đánh
giá HQKTT cây lâu năm dựa trên phương pháp tính thu nhập ròng NPV, HỌKT, hiệu
quả xã hội các HTSDĐ có liên quan chặt chẽ với quyền sở hữu và sự BĐKH toàn cầutác động mạnh mẽ đến các HTSDĐ nông nghiệp
1.13 Các công trình có liên quan đến đánh giá hệ thống sử dụng đất cho pháttriển nông nghiệp huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định
Cho đến nay mới chỉ có rất ít các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển
các HTSDD nông nghiệp tại huyện Phù Mỹ.
Đặng Trung Thuận và Nguyễn Cao Huan (2000) khi “Wghiên cứu vùng đất ngậpnước dam Trà Ô nhằm khôi phục nguôn lợi thuỷ sản và phát triển bên vững vùng ven
”
dam” đã phân tích, đánh giá chi tiết điều kiện tự nhiên và hiện trang sử dung tài nguyên
lưu vực đầm Trà Ô, từ đó đã đề xuất định hướng PTNN, phát triển thủy sản, sử dụng
nước và sử dụng hợp lý tài nguyên cho PTBV khu vực đầm Trà Ô [54]
Nguyễn Cao Huan (2005) dựa trên tiếp cận KTST đã nghiên cứu “Đánh giákinh tế sinh thái các địa tổng thé cho quy hoạch phát triển cây công nghiệp dai concát Mỹ Thắng, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định” Nghiên cứu đã đánh giá mức độTNST, ảnh hưởng môi trường, HQKT và bền vững xã hội của cây điều làm cơ sở để
đề xuất SDĐ dải cồn cát ven biển huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định Các đơn vị địa tổng
thé được đề cập trong nghiên cứu này có sự tương đồng rất lớn với các HTSDD [30]
Dang Trung Thuận (2010) trong nghiên cứu “Xây dung kế hoạch hành động dadạng sinh học tính Bình Định Định năm 2010” đã phân vùng lãnh thổ tỉnh Bình Định
dựa trên các tiêu chí địa hình - địa mạo, khí hậu, thuỷ văn và thổ nhưỡng và phân
thành 4 vùng lãnh thé bao gồm: vùng đổi - núi thấp, vùng đồng bằng, vùng dam phá
19
Trang 32đất ngập nước ven biên, vùng cồn cát va hải đảo - biển khơi Cấp lãnh thé Bình Địnhdưới vùng là các tiểu vùng và don vị lãnh thổ.
La Đức Dũng (2012), đã nghiên cứu “Biểu hiện của biến đổi khí hậu và tác động
lên tài nguyên nước của tỉnh Bình Định”, và đã sử dụng bộ mô hình MIKE trong đánh gia tác động của BDKH lên tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Binh Định Trong đó,
số liệu về nhiệt độ va lượng mưa các kịch bản A2, B1, B2 được sử dụng làm đầu vàocho mô hình MIKE NAM dé đánh giá ảnh hưởng của BĐKH lên dòng chảy trên địabàn tỉnh, từ đó tiền đề dé đánh giá đến tài nguyên nước thông qua mô hình thủy lực
và cân bằng nước [16]
Võ Thanh Tịnh, Chế Đình Lý (2013), đã nghiên cứu “Đánh giá tính bên vữngcủa cộng đông khai thác, nuôi trồng thủy sản ven dam Đề Gi, tinh Binh Định” [55],nghiên cứu đã sử dụng công cu AHP dé đánh giá tính bền vững đới bờ cấp cộng đồngtrong khai thác và nuôi trồng thuỷ sản Bên cạnh đó, 2 tác giả này cũng nghiên cứu
“Đánh giá tinh bên vững đới bờ biển huyện Phù Mỹ, tinh Binh Định trong điều kiệnbiến đổi khí hậu ” [56], nghiên cứu tiếp tục sử dụng công cụ AHP và dựa trên điềukiện địa hình, địa mạo và thủy hải văn khu vực đới bờ huyện Phù Mỹ dé xây dựng bộchỉ thi với 5 chủ đề, 38 tiêu chí và 5 bậc bền vững phục vụ công tác đánh giá tính bềnvững vùng đới bờ có tính tới tác động của biến đổi khí hậu
Đề tài cấp nhà nước: “Luận cứ khoa học cho hoạch định không gian phát triểnkinh tế với sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đới bo Đà Nẵng — KhánhHoa” (Nguyễn Cao Huan và nnk, 2015) đã xây nghiên cứu và đưa ra những cơ sởkhoa học cho việc quy hoạch không gian phát triển KT-XH đới bờ biên các tỉnh duyênhải Nam Trung Bộ từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa, trong đó có huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình
Định [32].
Nguyễn Việt Cường (2018) đã “Nghiên cứu thiết lập và đánh giá chỉ số tonthương xã hội do ngập lụt trong bối cảnh biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Bình
Định” [15] Nghién cứu đã sử dung tư liệu viễn thám đa thời gian, cùng dữ liệu quan
trắc khí tượng và điều tra ngập lụt, từ đó thành lập bản đồ các khu vực thường xuyên
bị ngập cục bộ vào mùa mưa bão.
Van đề chuyên đổi cơ cấu cây trồng tại huyện Phù Mỹ cũng được Viện Khoa
học kỹ thuật Nam Trung Bộ (2018) thực hiện [67] Nghiên cứu đã triển khai xây dựng
20
Trang 33mô hình chuyên đổi đất lúa thiếu nước sang trồng lạc và ngô sinh khối tại xã Mỹ
Châu và Mỹ Lộc huyện Phù Mỹ Kết quả triển khai các mô hình chuyền đổi đã tiết
kiệm được từ 50-60% lượng nước so với canh tác cây lúa, rất phù hợp với bối cảnh
khu vực Nam Trung bộ thường xuyên bị hạn hán do ảnh hưởng BĐKH.
1.1.4 Nhận xét từ tong quan các công trình nghiên cứu về hệ thong sử dụng dat
* Về hệ thống sử dụng đất: các công trình nghiên cứu đều thống nhất về nộihàm của HTSDĐ và cho rằng HTSDĐ gồm hai bộ phận cấu thành là DVDD và loại
SDD tương tác lẫn nhau.
- Trong nghiên cứu đánh giá đất đai, đánh giá HTSDĐ, DVDD được áp dụngcho mọi quy mô lãnh thổ mà chưa có sự phân cấp cho phù hợp với phân loại củaSDD Do đó việc lựa chon và phân cấp các chỉ tiêu xây dựng bản đồ DVDD chưa
được nghiên cứu, gây khó khăn cho đánh giá đa tỉ lệ.
- Hệ thống phân loại DVDD, loại SDD và HTSDĐ chưa được thé hiện cụ thé,phù hợp với cho các lãnh thé nghiên cứu ở các quy mô khác nhau, hệ thống chỉ tiêuđánh giá chưa phan ánh hết được đặc điểm của các HTSDĐ
- Các công trình nghiên cứu về HTSDĐ trên thế giới tập trung nhiều ở châu Âu.Cac hướng nghiên cứu về HTSDD tập trung vào quy hoạch va SDD bên vững
* Về đánh giá hệ thong sử dụng dat: Đánh giá đất đai theo FAO mà được cácnhà khoa học nông nghiệp sử dụng chủ yếu quan tâm nhiều đến đánh giá mức độthích hợp (đánh giá thích nghi) của các DVDD đối với các loại SDD Cu thé, trongđánh giá thích hợp chủ yếu lấy đối tượng DVDD làm đơn vị cơ sở dé đánh giá tính
phù hợp đối với loại cây trồng cụ thé, mà ít có công trình đánh giá tinh phù hợp dựa
trên đánh giá tông hợp cho HTSDĐ Trong khi đó đánh giá kinh tế, ảnh hưởng môi
trường và xã hội cua SDD có được đề cập nhưng ít được nghiên cứu kỹ
Các công trình nghiên cứu khăng định đánh giá HTSDĐ mang tính toàn diện
hơn, phân tích được các mối quan hệ bên trong hệ thống, đồng thời thấy được mối
Trang 34* VỀ tình hình nghiên cứu tại Việt Nam và địa bàn nghiên cứu huyện Phù Mỹ:
Ở Việt Nam các nghiên cứu về HTSDĐ đang có xu hướng phát triển trong những
năm gần đây, tiếp tục kế thừa phát triển lý luận và thực tiễn mới về đánh giá HTSDĐ
Khu vực nghiên cứu - huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định chưa có các công trình nghiên
cứu về đánh giá đất đai và đánh giá HTSDĐ
1.2 Cơ sở lý luận đánh giá kinh tế sinh thái hệ thống sử dụng đất nông nghiệp1.2.1 Don vị đất đai và hệ thong sử dụng đất nông nghiệp
1.2.1.1 Don vị đất đai - hợp phan tự nhiên của hệ thong sử dụng đất nông nghiệp
a) Khái niệm đơn vị đất đaiTrên cơ sở phân tích các định nghĩa về DVDD và các don vị tương đồng trong
các ngành khoa học khác nhau, dưới góc độ hệ thống, khái niệm về DVDD trong luận
án được hiểu như là một bộ phận (phụ hệ thống) của HTSDD nói chung và HTSDDnông nghiệp nói riêng Do vậy, có thé hiểu “DVDD là một phức hợp của các yếu tổ vô
cơ tạo bởi các điều kiện tự nhiên (địa chất, địa hình, đất, nước, khí hậu) và điều kiệnnhân tác tương tác với nhau bởi dòng vật chất và năng lượng tạo nên môi trường cho
sự tôn tại và phát triển của các loại cây trong” Bat ky một khoanh vi DVDD cu thé
nào không phụ thuộc vào cấp độ (độ lớn) đều có thé xác định được trên thực dia vàđược phản ánh trên bản đồ ở từng tỷ lệ tương ứng DVDD được khái quát hóa dướidạng tổng quát:
DVDD = {Đá me, địa hình, khí hậu, nước, thổ nhưỡng, điều kiện nhân tác).tNhu vậy, khi bất kỳ có một yếu tố nào biến đối thì tính chất của DVDD đó bịbiến đồi theo Mức độ biến đổi mạnh, yếu tuỳ thuộc vào mức độ biến đồi của yếu tốthành phan đó Chang hạn khi thay đổi điều kiện nhiệt 4m thông qua tưới tiêu thì tinhchat của DVDD đó sẽ thay đổi Don vị đất đai là một khái niệm khoa học, tuy nhiêntrong thực tế được biéu hiện là những khoanh vi dat cụ thé lặp lại trong không giantheo một số chỉ tiêu xác định, nên coi đó là đơn vị phân kiểu
b) Phân cấp đơn vị đất đai và chỉ tiêu xác định
Mỗi vùng lãnh thổ khác nhau có những đặc trưng khác nhau về điều kiện tự
nhiên, quá trình hình thành và khai thác sử dụng lãnh thổ Quy mô lãnh thé, su đồng
nhất của các yếu tổ được xem xét khi xây dựng bản đồ DVDD và mục tiêu nghiêncứu là cơ sở dé lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu xây dựng bản DVDD phù hợp nhất
22
Trang 35Đồng thời là cơ sở dé phân cap DVDD phù hợp với mục tiêu đánh giá cho đa quy môlãnh thổ Xét ở khía cạnh bản đồ học, quy mô lãnh thé càng lớn tỉ lệ ban đồ càng nhỏ,mức độ khái quát hóa càng cao, do đó rất cần thiết phải phân cấp DVDD để xác định
tỷ lệ bản đồ DVDD phù hop cho lãnh thé cần đánh giá
Trên nền chung về điều kiện nhiệt âm (khí hậu) của một vùng lãnh thé cụ thé,
các DVDD được phân chia chủ yếu dựa vào tiêu chí về nền tang rắn va dinh dưỡng
đất (địa hình, địa mạo va thé nhưỡng), tiếp đó là yếu tố liên quan tới chế độ tưới tiêu
trong đó có sự tác động của con người.
Tùy thuộc vào quy mô lãnh thé hệ thống DVDD được phân chia thành 4 cấp:DVDD cấp 1 cho lãnh thé lớn cấp vùng, liên vùng, DVDD cấp 2 - cấp tỉnh, DVDD
cấp 3 - cấp huyện và DVDD cấp 4 - cấp xã và tương đương (cấp dự án) Mỗi một cấp
Đơn vị đất đai cấp 1: Thê hiện mức độ khái quát nhất về các yếu tô thành tạodon vị bản đồ dat đai là những yếu tố chính hình thành lãnh thé như khí hậu, địa hình,nhóm dat Phân cấp này sử dụng cho khảo sát đánh giá sơ bộ cho quy mô lãnh thélớn cấp vùng và cả nước, cho các đối tượng là các nhóm loại cây trồng chính nhưnhóm dat lâm nghiệp, đất SXNN và đất nuôi trồng thuỷ sản Xây dựng bản đồ DVDDcấp 1 bao gồm 5 chỉ tiêu, với các tiêu chí chính là khí hậu (nhiệt độ và lượng mưa),
tiêu chí địa chất - địa mạo (dạng địa hình, thạch học) và chỉ tiêu nhóm thổ nhưỡng
của tiêu chí đất và tính chất cơ lý đất Khi yếu tố khí hậu không có sự phân hóa, phâncấp DVDD cap 1 được xem như là “don vi dia mao - thổ nhưỡng” ở mức độ khái
lược Trong đó các chỉ tiêu của tiêu chí địa chất - địa mạo được xây dựng dựa trên
đặc điểm địa chất, hình thái địa hình và các quá trình địa mạo hình thành nên lãnhthổ ÐĐVĐĐ cap 1 giúp chỉ ra mối quan hệ cơ bản nhất của các yếu tố hình thành thổ
nhưỡng, đó là mối quan hệ giữa đá mẹ, dạng địa hình, khí hậu và thổ nhưỡng.
23
Trang 36Đơn vị dat dai cấp 2: Thé hiện mức độ chỉ tiết hơn ở chỉ tiêu về loại đất của tiêuchí đất và tính chất cơ lý đất, độ dốc và dạng địa hình là những chỉ tiêu về trắc lượnghình thái khá dễ nhận diện trên thực địa bang mắt thường, nên có thé dé dàng xác định
ranh giới các khoanh vi DVDD cấp 2 trên thực địa Do đó, các chỉ tiêu xây dựng ban
đồ DVDD cấp 2 được xác định gồm 6 chỉ tiêu, bao gồm 5 chỉ tiêu của bản đồ DVDD
cấp 1 (trong đó loại dat được chi tiết từ nhóm đất) và thêm chỉ tiêu độ dốc (Bảng 1.1)
Sự phân cấp này thê hiện kết quả phù hợp cho đánh giá đất đai ở quy mô lãnh thổ đã
có sự phân hóa về địa hình, khí hậu cho các nhóm loại cây trồng chính cần đánh giádựa trên đặc điểm sinh thái cơ bản Phân cấp này ứng dụng đánh giá quy mô lãnh thổ
ở cấp tỉnh, đánh giá cho đất cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất cây hàng năm
Đơn vị đất dai cấp 3: Thê hiện mức độ chi tiết hơn của các chỉ tiêu sinh thái cơbản của tự nhiên và các chỉ tiêu ảnh hưởng đến SDĐ Các chỉ tiêu sinh thái là nhữngchỉ tiêu cơ lý hóa gắn liền với quá trình thành tạo đất có thê định lượng được, cùngvới các chỉ tiêu ảnh hưởng như chế độ tưới, chế độ tiêu và ngập lụt đề đánh giá chỉ tiết
sự phù hợp các loại cây trồng cho đơn vị lãnh thé có quy mô ở cap huyện Ở quy môlãnh thé cấp huyện, nếu điều kiện khí hậu đồng nhất thì chỉ tiêu về lượng mưa và nhiệt
độ chỉ sử dụng trong mô tả, đánh giá chung Do đó, các chỉ tiêu DVDD cấp 3 nếukhông xét đến lượng mưa và nhiệt độ khi các yếu tố này đồng nhất trên toàn bộ lãnhthé sẽ bao gồm 7 chỉ tiêu chính là dạng địa hình, loại đất, độ dốc, tang dày, thành phan
cơ giới, chế độ tưới và chế độ tiêu (Bảng 1.1) Ngoài ra có thé xác định thêm chỉ tiêu
về đá lộ đầu, glây và một số chỉ tiêu tự nhiên khác tuỳ thuộc vào đặc điểm lãnh thécấp huyện cần nghiên cứu Sự phân cấp này phù hợp trong đánh giá các loại cây trồng
cụ thể như cây lúa nước, cây cam, cây hoa màu, cây keo, cây bạch đàn Đối vớihuyện Phù Mỹ, các yếu tố nhiệt độ và lượng mưa có sự phân hóa trong không giannên khi xác định các DVDD cấp 3 sử dụng cả 10 chỉ tiêu (Bảng 1.1)
Đơn vị dat dai cấp 4: Được xây dựng cho đánh giá sự phù hợp ở quy mô lãnh
thô cấp xã hoặc tương đương ở quy mô khu vực canh tác (hợp tác xã, nông trường,
lâm trường ) Do vậy, các chỉ tiêu được lựa chọn và phân cấp ở mức độ rất chỉ tiết
và có thêm các chỉ tiêu gắn với chất lượng đất ảnh hưởng đến sự phát triển, năng
suất, chất lượng cây trồng và hiệu quả canh tác Các chỉ tiêu xây dựng bản đồ DVDD
cấp 4 là những chỉ tiêu của DVDD cấp 3 và được xác định thêm các chỉ tiêu như
24
Trang 37pHxct, NI tơ, Lân, OM, CEC, ngập lụt, vi trí, khoảng cách so với cơ sở dịch vụ nông
nghiệp Sự phân cấp này phục vụ đánh giá chỉ tiết cây trồng ở mức độ chi tiết đếnmùa vụ, có ý nghĩa lớn cho quy hoạch chỉ tiết nông nghiệp hay thiết kế trang trại,
đông ruộng và quy hoạch chuyên đôi cơ câu cây trông.
Bang 1.1 Phân cap don vị đất dai và chỉ tiêu xác định
cơ lý đất - Loại đất X X X
- Độ dốc X x x
- Tang day X X
- Thành phần cơ giới X XChất lượng đất | -pH KCL x
- Ni tơ (dé tiéu/tong số) x
- P2Os (dé tiêu/tổng số) x
- CEC x
Nước - Chế độ tưới X(chế độ tưới tiêu) | - Chế độ tiêu x
Tổng chỉ tiêu | 5 6 10 14(*): Chỉ tiêu thạch học có thể không xem xét riêng biệt nhưng can thiết tích hợpvới dạng địa hình hoặc loại dat
1.2.1.2 Loại sử dung dat nông nghiệp
a) Khái niệm về loại sử dụng đất nông nghiệp
Sử dụng đất nông nghiệp là hành vi dùng đất kết hợp với sức lao động, vốn, để
sản xuất tạo ra sản phâm, lợi ích từ nông nghiệp Đặc điểm SDĐ nông nghiệp là phải
đặc biệt coi trọng bảo vệ độ phì nhiêu của đất (Trương Đức Túy, 1999)
Sử dụng đất nông nghiệp là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối
quan hệ người - đât trong tô hợp với nguôn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường,
25
Trang 38vốn dé SXNN tạo ra lợi ích, tùy vào mức độ phát triển kinh tế, xã hội, ý thức của loài
người về môi trường sinh thái được nâng cao, phạm vi SDD nông nghiệp được mởrộng trên các mặt sản xuất, sinh hoạt, sinh thái (Nguyễn Đình Bồng, 2012)
Sử dụng đất nông nghiệp là kết quả tác động của con người vào đất đai dựa trên
hiểu biết của mình để tạo ra các sản phâm và dịch vụ nông nghiệp nhằm thoả mãn
nhu cầu của xã hội Kết quả tác động của con người vào đất đai phụ thuộc vào trình
độ của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
b) Phân loại sử dụng đất nông nghiệp
* Các cấp đơn vị phân loại sử dụng đất nông nghiệpTrên cơ sở phân tích trên hệ thống đơn vị phân loại SDĐ nông nghiệp được sửdụng trong luận án bao gồm: kiểu - phụ kiểu - loại - phụ loại
+ Kiểu sử dụng đất: là đơn vị cao nhất của SDD nông nghiệp được phân chiadựa theo tiêu chí mục đích sử dụng chính, bao gồm: kiều SDD SXNN, kiểu SDD lâmnghiệp, kiêu SDD nuôi trồng thủy sản, kiểu SDD làm muối và kiều SDD nông nghiệpkhác Kiểu SDD giống như phân loại SDD theo mục đích trong thống kê, kiểm kê valập bản đồ hiện trạng SDD theo quy định của ngành tài nguyên và môi trường Phânloại này cùng cấp và tên gọi với “Kiểu sử dụng đất” theo phân loại SDĐ trong đánhgiá đất của FAO
+ Phụ kiểu sử dụng dat: là đơn vị thứ cấp của kiêu SDD được phân chia dựatheo thời gian sinh trưởng hoặc tính chat của kiều SDD, chăng hạn kiều SDD SXNNgồm phụ kiểu SDD cây hàng năm và phụ kiểu SDD cây lâu năm; Kiểu SDD lâmnghiệp gồm phụ kiểu đất rừng sản xuất, phụ kiểu đất rừng phòng hộ và phụ kiêu đất
rừng đặc dụng.
+ Loại sử dụng dat: là đơn vị SDD cơ bản của SDD nông nghiệp, được xác địnhdựa trên mức độ chỉ tiết của các dấu hiệu của phụ kiêu SDD nông nghiệp Chang hạn,phụ kiêu SDĐ cây hàng năm bao gồm: loại SDĐ chuyên trồng trồng lúa nước, loạiSDD hoa màu, loại SDD lúa màu; Phụ kiểu SDD cây lâu năm bao gồm: loại SDDcây công nghiệp lâu năm và loại SDD cây ăn quả lâu năm Phân loại này cùng cấp vàtên gọi với “Loại sử dụng đất” theo phân loại SDĐ trong đánh giá đất của FAO
+ Phụ loại sử dụng đất: là đơn vị cấp nhỏ nhỏ nhất của SDĐ nông nghiệp, được
xác định từ sự phân chia của loại SDĐ theo mùa vụ, loại cây trồng cụ thể hoặc kỹ
26
Trang 39thuật canh tác tùy thuộc vào dấu hiệu của từng loại SDĐ Chăng hạn, phụ loại sửdụng chuyên trồng lúa nước vụ Đông Xuân, phụ loại SDD trồng ngô vụ Xuân Hè,phụ loại SDD trồng keo lai
* Phân loại sử dụng đất nông nghiệp cấp huyện
Phân loại SDD nông nghiệp theo cơ sở phân loại SDD trên được xác định gồm
5 kiểu là kiểu SDD SXNN, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy san, đất làm muối và
đất nông nghiệp khác Từ kiểu SDD, phân chia thành các phụ kiểu, loại và phụ loại
SDD Kiểu SDD SXNN được chia thành 2 phụ kiểu là phụ kiểu SDD trồng cây hàngnăm và phụ kiều SDD trồng cây lâu năm, mỗi phụ kiểu loại phân chia thành các loạiSDD và chỉ tiết ở phụ loại Tổng hợp phân loại SDD nông nghiệp cho huyện Phù Mỹđược chỉ tiết ở Bảng 3.1, Phụ lục 3
1.2.1.3 Hệ thong sử dung đất dai và hệ thong sử dung đất nông nghiệp
a) Mô hình khái niệm về hệ thống sử dụng đất đai (Land Use System - LUS)
Xuất phát từ những ý tưởng khoa học về khái niệm “HTSDĐ là sự kết hợp củamột DVDD và một loại SDD gắn với các yêu cầu SDD của loại SDD đó hoặc một
HTSDĐ hỗn hợp gồm nhiều HTSDĐ đơn lẻ” và từ thực tiễn về loại SDĐ thể hiện trạngthái của HTSDĐ, định nghĩa HTSDĐ trong luận án được khái quát hóa theo quan điểm
hệ thống và tương tác tông hợp của nhiều yếu tố cau thành
HTSDD là một hệ thống tự nhiên hoặc tự nhiên nhân tác, gồm 2 bộ phận cấuthành DVDD và loại SDD tương tác với nhau bởi dòng vật chất và năng lượng phùhợp với một trình độ sản xuất nhất định Mỗi bộ phận cấu thành như các phụ hệ thống
có tương tác lẫn nhau và có nhu cầu đầu vào về tài nguyên, năng lượng tự nhiên vànhân tạo (bao gồm vốn, lao động, kỹ thuật, phân bón, nước tưới ) với sự sinh ra cácsản phẩm ở đầu ra (sản phẩm kinh tế, sinh thái môi trường, xã hội) tùy thuộc vàoHTSDD cụ thể (Hình 1.6)
Theo cách nhìn của khoa học cảnh quan, HTSDĐ tương đồng với cảnh quan nhânsinh (cảnh quan do con người tạo ra), trong đó phụ hệ thong DVDD dường như ít biếnđổi, còn phụ hệ thong loại SDD mang tính động cao phụ thuộc vào chính sách, chiến
lược phát trién KT-XH và khoa học công nghệ cùng với nhu cầu của xã hội về sản phẩm
ở đầu ra Phụ thuộc vào tính động và tính đa dạng của loại SDD nên HTSDD theo nội
dung cũng rất đa dang, chang hạn trên cùng một DVDD có thể tồn tại HTSDĐ rừng
trồng sản xuất, HTSDĐ cây lâu năm và HTSDĐ quan cư nông thôn
27
Trang 40Hé thong sir dung dat
(Land use system)
Hình 1.6 Mô hình khái niệm hệ thong sử dung datĐối với huyện Phù Mỹ trong khuôn khô của luận án, HTSDĐ nông nghiệp sẽđược đặc biệt quan tâm và được xem xét kỹ ở các nội dung tiếp theo
b Hệ thống sử dụng đất nông nghiệp
* Khái niệm hệ thống sử dụng đất nông nghiệp
Hệ thống sử dụng đất nông nghiệp là HTSDĐ mà các loại SDD là các loại SDDthuộc nhóm đất nông nghiệp với những yêu cầu SDD khác nhau được con người tổchức canh tác trên một DVDD cụ thé ở tại một thời điểm xác định Yêu cầu SDD lànhững đòi hỏi về đặc điểm và tính chất dat đai dé đảm bảo cho mỗi loại SDD PTBV
Do là yêu cau sinh trưởng, quản lý, chăm sóc, các yêu cầu bảo vệ đất và môi trường
(FAO, 1988).
Hệ thống canh tác nông nghiệp là các HTSDĐ đất nông nghiệp được giao chocác đối tượng sử dụng và quản lý theo đơn vị hành chính các cấp Trên phương diện
của sinh thái cảnh quan, HTSDĐ nông nghiệp chính là “cảnh quan nông nghiệp”
-kết quả có thê nhìn thấy được từ sự tương tác giữa nông nghiệp, tài nguyên thiên
nhiên và môi trường [135].
* Đặc điểm hệ thong sử dụng đất nông nghiệp
- Về đặc điểm cấu trúc hệ thống, HTSDĐ nông nghiệp mang đầy đủ các đặctính cau hệ thống của HTSDĐ Hop phần DVDD bao gồm các yếu tô cấu thành phảnánh đặc tinh, tính chat của đất đai được thé hiện ở mức độ chỉ tiết, hợp phần loại SDDvới những yêu cầu về sinh trưởng, quản lý và chăm sóc Cùng với những yếu tô đầuvào của hệ thống phản ánh được mức độ đầu tư và quy mô của HTSDĐ nông nghiệp
28