1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu địa mạo môi trường phục vụ phát triển du lịch địa học dải ven biển tỉnh Bình Thuận

172 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Luận án tiến sĩ quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu địa mạo môi trường phục vụ phát triển du lịch địa học dải ven biển tỉnh Bình Thuận
Tác giả Hoàng Thị Thủy
Người hướng dẫn PGS.TS. Vũ Văn Phỏi, PGS.TS. Uông Đình Khanh
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản lý tài nguyên và môi trường
Thể loại luận án
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 172
Dung lượng 49,85 MB

Nội dung

Đề tài “Nghiên cứu địa mạo môi trường phục vụphát triển du lịch địa học dải ven biển tỉnh Bình Thuận ” nhằm phân tích, đánh giágiá trị của các tài nguyên địa mạo và các tai biến liên qua

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

TK 2 2K 2K 2 ok ok

HOANG THI THUY

LUAN AN TIEN Si QUAN LY TAI NGUYEN VA MOI TRUONG

HÀ NỘI - 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

TK 2 2K 2K 2 ok ok

HOANG THI THUY

Chuyên ngành: Quan lý Tài nguyên và Môi trường

Mã số: 9850101.01

LUẬN ÁN TIEN SĨ QUAN LY TÀI NGUYEN VÀ MOI TRƯỜNG

NGUOI HUONG DAN KHOA HOC:

1 PGS.TS Vũ Văn Phái

2 PGS.TS Uông Đình Khanh

HÀ NỘI - 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kếtquả trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, đã được công bố theo đúngquy định Kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ một

nghiên cứu nào khác.

Hà Nội, ngày thang năm 2022

Nghiên cứu sinh

Hoàng Thị Thúy

Trang 4

LOI CAM ON

Luận án được hoàn thành tai Khoa Dia lý, Trường Dai học Khoa hoc Tự

nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Vũ VănPhái và PGS.TS Uông Đình Khanh Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới haingười thầy hướng dẫn, là những người đã định hướng và đóng góp quan trọng cho

sự thành công của luận án.

Trong quá trình hoàn thành luận án tác giả luôn nhận được sự giúp đỡ của Bộ

môn Địa mao và Địa lý - Môi trường biển, các thầy cô và bạn bè đồng nghiệp trongKhoa Địa lý Tác giả cảm ơn sự hỗ trợ của đề tài “Nghién cứu, đánh giá các giá trịđịa chất - địa mạo nổi bật nhằm phát hiện và xác định các di sản địa chất địa mạo

ở dải ven biển Bình Thuận” mã sô VAST05.06/16-17, do TS Dinh Văn Huy chủnhiệm; đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước “Luận cứ khoa học cho việc thiếtlập và giải pháp quản lý hành lang bảo vệ bờ biển Việt Nam” thuộc Chương trình

KŒ.09/16-20, do PGS.TS Đặng Văn Bao chủ nhiệm.

Tác giả cũng nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của PGS.TS ĐặngVăn Bào, TS Ngô Văn Liêm, TS Đặng Kinh Bắc, cùng các thầy cô trong bộ mônĐịa mao và Dia lý - Môi trường biển, cũng như trong khoa Địa lý, các nhà khoa học

trong Viện Dia lý, Viện Dia chất, Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Viện Hải

dương học Nha Trang thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Tác giả cũng chân thành cảm ơn các cấp chính quyền và nhân dân sống ởvùng ven biên tỉnh Bình Thuận đã giúp đỡ tác giả trong thời gian thực dia

Nhân dịp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới các cơquan, các nhà khoa học nói trên cùng bạn bè đồng nghiệp và gia đình tạo điều kiện

dé tác giả hoàn thành bản luận án này

NCS Hoàng Thị Thúy

ii

Trang 5

TRUONG PHUC VU PHAT TRIEN DU LICH DIA HOC VA PHƯƠNG

IJ07.380016:51198909000021257 5

1.1 Tổng quan nghiên cứu dia mạo môi trường va du lịch địa học - 5

1.1.1 Trên thế giới ¿5c ¿ke E9EEEEE2E12E1211212171112111111211211111 1111 c0.5

1.1.2 Tại Việt Nam - 2c 1111221111110 111g 11kg kg re 14 1.1.3 Trong khu vực nghiÊn CỨU - 6 5+ + **x* vn nrhnrnr re 18

1.2 Co sở lý luận nghiên cứu dia mao môi trường phục vụ phat triển du lịch

ñi 822 -A.5LA1".L1 20

1.2.1 D) bu áo 0010 Ỏ 20

1.2.2 Du lich 0::18:19.0HHdi 27

1.3 Quan điểm tiếp cận, phương pháp nghiên cứu va quy trình nghiên cứu 40

1.3.1 Cách tiếp cận và quan điểm nghiên cứu -. -.: ¿©sz©5++c5++: 40

1.3.3 Quy trinh nghién CWU 0n 48

L.A Tiéu két Chu ong 8n 44 50CHƯƠNG 2: DIA MAO MOI TRUONG DAI VEN BIEN TINH BINH THUAN 51

2.1 VỊ trí dia lý khu vực nghiÊn CỨU - - c2 33211331 EESEErsrereerere 51

2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển địa hình khu vực 51

2.2.1 Các nhân tố tự nhiên -¿¿©++t+£+++t2£ExxvttEkttrtrkrrrrrtrrrrrtrrrrrtkk 5I

1H

Trang 6

2.2.2 Các hoạt động nhân sinh - ¿+ 3113311 E3 EESEEESersrieerevre 63

2.3 Đặc điểm môi tTƯỜng GIA TạO Án 211219 TH HH kg vn kh 65

2.3.1 Môi trường dia mạo bóc mòn tông hợp - 2 2s s+cx+zs+zszse2 66

2.3.2 Môi trường địa mạo dòng chảy trên mặt «-+«c+«c+ecesecee 68

2.3.3 Môi trường địa mạo hỒ 2: 5¿©2++2E+2EE+2EE2EEE2EE221E221 21x21 erkree 692.3.4 Môi trường địa mạo sông - biển hỗn hợp - 2-2 + + s+cs+zs+se2 69

2.3.6 Môi trường địa mạo bờ 0 702.4 Tài nguyên địa mạo dải ven biển tỉnh Bình Thuận - - + s+zx+se¿ 73

2.4.1 Da dạng địa hình trong thời ky ĐỆ tứ - -Ặc Series 73

2.4.2 Tài nguyên địa mạo dải ven biển tỉnh Binh Thuận +: 732.5 Tai biến địa mạo s2 tt HH re 83

2.5.1 Một số tai biến liên quan đến hoạt động của tự nhiên - 832.5.2 Tai biến liên quan đến hoạt động của con người s52 872.6 Tiểu kết chương 2 ooesecescecscsssesssesssssssesssessscssssssssssessecssecsssssecssecssecssssseessecsseesess 88CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐỊA MẠO PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG

PHÁT TRIEN DU LICH DIA HỌC DAI VEN BIEN TINH BÌNH THUẬN 89

3.1 Đánh giá tài nguyên dia mao cho phát triển du lich dia học dai ven biển

tỉnh Bình Thuận - - - 22 111116122111 11111162211 1111110021111 1 kg 1 ket 89

3.1.1 Lựa chon các di tích địa mạo nỗi bật trên dai ven biến tỉnh BinhThuận dé đánh giá - 2 + S2S22EE9EE£EEEEEE2E1E217171121122171711211 11111, 893.1.2 Các tiêu chí đánh giá giá trị các di tích địa mạo cho phát triển du lịch

địa học trên dai ven biên tỉnh Binh Thuận ¿2 - St x+E+EeEE+E+Eerxzxsrers 903.1.3 Kết quả đánh giá giá trị các di tích dia mạo trên dải ven biển tinh

Bình Thuận cho phát triển du lịch địa hỌC - - - ¿s s+ x+x+EvE+xeEerzxsxerez 1133.2 Đánh giá hiện trạng du lịch dải ven biển tỉnh Bình Thuận 118

3.2.1 Tiềm năng về thực trạng khai thác - - -c- +s tk Hư, 1183.2.2 Thực trang khách đến các điểm du lịch tinh Bình Thuận 121

3.2.3 Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch theo lãnh thô 123

1V

Trang 7

3.2.4 Phân tích các bản quy hoạch phát triển du lịch 2 +: 1243.3 Định hướng phát triển du lịch địa học trên cơ sở các đi tích địa mạo được

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CHU VIET TAT

TT | Thuật ngữ Tiếng Việt

1 DLDH Du lich dia hoc (Geotourism)

2 DSDM Di san dia mao (Geomorphological Heritage)

3 DTDH Di tich dia hoc (Geosite)

4 DTDM Di tich dia mao (Geomorphosite)

Đánh giá tác động môi trường

7 DIM (Environmental Impact Assessment)

6 | KT-XH-MT | Kinh tế - Xã hội - Môi trường

7 NCS Nghiên cứu sinh

8 TP Thanh phố

9 TX Thi xa

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc

10 | UNESCO | (United Nations Educational Scientific and Cultural

Organization)

vi

Trang 9

DANH MỤC CAC BANG

TT Tên bảng Trang Bảng 1.1 Các tiêu chí đánh giá theo Pralong (2005) - 5 + S5<*+<ssx+seecss 35

Bảng 1.2 Tiêu chí đánh giá theo Pereira và đồng nghiệp (2007) - 35Bang 1.3 Tiêu chí đánh giá theo Trần Tân Văn 2-2 2 2+cecxezxerxerersrxez 36

Bảng 1.4 Phương pháp đánh giá di tích địa mạo cho các mục dich du lich địa hoc 37

Bảng 1.5 Cơ sở xác định phân cấp di sản địa mạo cấp quốc gia và cấp địa phuong 47Bảng 1.6 Cơ sở xác định phân cấp di sản quốc tẾ .: -¿2©5¿2cx+2z++zs+ec+z 48Bảng 2.1: Lượng mưa tháng và năm (mm) tại trạm khí tượng Phan Thiết

NAM 2000-2019 000100888 58

Bang 2.2 Tần suất (P%) và tốc độ (Vm/s) gió các tháng trong năm tại trạm khí

tượng Phan ThiẾt + 52-52522222 EEEEEEEEEEEE211211211217111 1111 1xx 59

Bang 2.3 Đặc trưng hình thái các sông trong vùng nghiên cứu -‹- -«‹ 61

Bảng 3.1 Di tích địa mạo được lựa chọn đánh giá giá trị phục vụ phát triển du

Bảng 3.2 Đánh giá giá trị các di tích địa mạo cho mục đích phát triển du lịch địa học I 14

Bảng 3.3: Hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch Bình Thuận 118

Bảng 3.4: Số lượng khách du lịch nội địa nghỉ qua đêm và trong ngày 121Bảng 3.5: Bảng tổng hợp điểm theo % của các giá trị được đánh giá và đề xuất

xếp hạng các di tích theo các cấp -. ¿ -¿©c++cx++cxcsrxerreerseee 129Bảng 3.6: Phương án bảo tồn giá tri các di sản dia mạo phục vụ cho phát triển du

lịch địa học tại từng điỂm -:- 2 2+S2+E2EEEeEEeEEEEEErrrrrrkerkee 136

Vii

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

TT Tên hình Trang

Hình 1.1: Môi quan hệ giữa môi trường dia mạo vả con ñ8ười .- ‹- «++s+ 9

Hình 1.2: Một số di tích dia mạo đáng chú ý trên khắp thế giới . - 11

Hình 1.3: Phân bố dia lý các nghiên cứu về du lịch dia học trên thé giới 12

Hình 1.4: Chủ đề nghiên cứu về du lịch địa học phát triển theo thời gian 13

Hình 1.5: Mối quan hệ giữa địa mạo trường và du lịch dia học - - -‹- 21

Hình 1.6: Tương tác giữa con người, tài nguyên và tai biến ¿555 csccs+ s52 22 Hình 1.7: Sơ đồ logic dé xác định tinh bất ôn định địa mạo - 5: 52 52 23 Hình 1.8: Các di tích địa mạo ở thung lũng Blenio - s5 scseceeecee 39 Hình 1.9: Tài nguyên địa mạo tại chùa Cổ Thạch (a) và Suối Tiên (b) 43

Hình 1.10: Tai biến x6i lở (a) và tai biến liên quan đến hoạt động của con người tại Suối Tiên (Đ) - + 2x22 1SE1EE121211211211211211211 1121.211.111 43 Hình 1.11: Sơ đồ một trong những tuyến khảo sát thực địa dải ven biển tỉnh Bình Thuận tại thời điểm cuối tháng 12/2018 - 2-2 2 2 +xe£E+£++£zzszxe2 44 Hình 1.12: Bãi cuội Bảy Màu có độ dốc lớn ở Tuy Phong, Bình Thuận (a) và bãi cát có độ dốc nhỏ hơn mũi Kê Ga (Đ) 2 5S E2EE£EE2EE+EvzEerxerxerkd 46 Hình 1.13 Sơ đồ quy trình nghiên cứu - 2 ¿2++2+++£x++zx+zxxezx+erxezzxere 49 Hình 2.1: Sơ đồ vị trí khu vực nghiên Cứu - 2: ¿+2+++£++£E+E+Exerxerxezrxees 52 Hình 2.2 Bản đồ địa chất dải ven biển tỉnh Bình Thuận -. -5¿5¿55+ 53 Hình 2.3 Đá magma phức hệ Đèo Cả (a) và đá trầm tích phun trào hệ tầng Nha Trang (0a 54

Hình 2.4 Bản đồ địa mạo dải ven biển tỉnh Bình Thuận -¿-5¿-5 67 Hình 2.5: Bản đồ tài nguyên dia mao dai ven biên tinh Bình Thuận 75

Hình 2.6: Quá trình pediment trên đá rắn chắc ở Mũi Yến (a) và trên trầm tích gắn kết yếu ở Hòa Thắng (b) ¿- 2 2 £+k£SE£EE#EEEEE2EE2E121121121 7121212 xe 76 Hình 2.7: Vách xâm thực đa sắc màu tại Suối Tiên - - - + +x+x+xeE+x+xerrxsxee 77 Hình 2.8: Vách, sườn va đáy bồn thu thủy trên khối cát đỏ Phan Thiết ở 3 giai oan 80 i0 0 7 77

Vili

Trang 11

Hình 2.9 Hệ thống Bau Trắng - +- 25t 22Et2EEEEEEEE15E122121121121 1111111 xe 78Hình 2.10: Các cồn cát dang di chuyên ở khu vực Hòa Thang (a) (b), Đồi Hồng (c) 79Hình 2.11: Khối sót mài mòn hiện đại và cô tại Cổ Thạch (a), mũi Chê Ca (b) 80Hình 2.12: Vách biên cổ mặt cát điển hình cấp quốc gia tại Gành Son 80Hình 2.13: Điêu khắc cát ở Phan Thiét 0 c cccccccccsscssessssssessessessssssessessesssssseeseeseeseen 81Hình 2.14: Bãi biển Hon Rom (a) va Bãi cudi Bay Mau (b) -5-55c552 82Hình 2.15: Ban đồ tai biến địa mạo dai ven biển tinh Bình Thuận 84Hình 2.16: Xói lở phá hủy nhà cửa ở thị tran Liên Hương 2-2 5252552 85

Hình 2.17: Xói lở phá hủy nhà cửa ở phường Đức Long - - «s2 85

Hình 2.18: Hậu quả của dòng bùn - cát xảy ra trong thời gian từ 19 đến 23/5/2004

tại thôn Tiến Hòa, xã Tiến Thành, TP Phan Thiết - + 86Hình 2.19: Khai thác titan trong tang cát đỏ Phan ThiẾt 2 2-52 52x22 88Hình 3.1: Bề mặt sườn bóc mòn tổng hợp thể hiện cho quá trình tiến hóa sườn trên

trần tích gắn kết yếu - + 2 + +x+E++EE£EEEEEE2EE2E127171711211221 2121 xe, 92Hình 3.2: Vách x6i lở trên trầm tích bờ rời khu vực Gành ŠSon -«- 93Hình 3.3: Sườn và đáy bổn thu thủy phát triển trên cát đỏ thé hiện qua các giai

đoạn trẻ, trưởng thành và g1à - 6 6 x9 ng ngư 94

Hình 3.4: Thung lũng Suối Tiên được mở rộng ở thượng lưu và thu hẹp ở hạ lưu 96

Hình 3.5: Bãi cuội Bảy Mầu - 2G LH TH TH TH TH HH kg ky 97

Hình 3.6: Các nón tích tụ do dòng chảy nhỏ dọc bờ phải Suối Tiên - 99Hình 3.7: Dia hình karst Suối Tiên .-¿-55scctvttExttrrtktrrrtrtrrrrrrrrrrrrree 99Hình 3.8: Biểu thi các dang vi địa hình trên hệ thống các cồn cát dang di động 100Hình 3.9: Hình thái của các dun cát đang di động khu vực Hòa Thang 101Hình 3.10: Bau Trắng là thấu kính nước ngọt hiếm có ở trung tâm côn cát 102Hình 3.11: Bau Trang vào mùa sen, cả mặt hồ phủ kín sắc sen hồng thắm 103

Hình 3.12:Bãi cuội Bảy Mau dang bị ô nhiễm do du lịch :- 5: 5¿ 104

Hình 3.13: Bãi cuội Bay Mau bị xâm hại nghiêm trọng do san lap đất nông nghiệp 104Hình 3.14: Quá trình xâm thực đang ăn sâu vào phía bờ phải thay đổi hình thái của

1X

Trang 12

Hình 3.15: Các tác động của con người làm bê tông giả nhũ mat cảnh quan tự nhiên

(a) và hàng quán xây dựng làm thu hẹp diện tích dòng chảy (b) (c) 105 Hình 3.16: Tác động của con người vào địa hình vách xói lở: - 106

Hình 3.17: Bãi đá với nhiều hình dạng kỳ thú tại mũi Kê Ga 107Hình 3.18: Các khối sót mài mòn được nâng lên có các hình dang kỳ thú tại Cổ

'TThạch - - - << << 1 11111111 SS SH 0010 10 Hy 108

Hình 3.19: Rừng savan nhiệt đới phát triển trên sườn núi ở mũi Chê Ca 109Hình 3.20: Dun cát thay đổi liên tục tạo nên một nét hấp dẫn rất TIỀNE « 110Hình 3.21: Bãi biển Hòn Rơm - 2-2222 5ESE9SE2EE2EEEEEEEEE2EE2E1221EE2Ee2Excrkee 111Hình 3.22: Kiểu địa hình gia karst, va các vách phát triển du lịch mao hiểm 112

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết

Địa mạo học đa dạng về cả lý thuyết lẫn các khía cạnh ứng dụng Một trongnhững ứng dụng đó là địa mạo môi trường, được ra đời từ nửa cuối của thế kỷ XX

Theo Panizza [116], địa mạo môi trường là nghiên cứu các mối quan hệ giữa con

người và môi trường trên quan điểm địa mạo, và hàm chứa hai khía cạnh: tàinguyên địa mạo và tai biến địa mạo Dưới góc nhìn của du lịch thì tài nguyên địamạo là đối tượng của du lịch nói chung hay du lịch địa học nói riêng Còn tai biếntrở thành nhân tố tới han và quyết định mức độ an toàn cho phát triển du lịch địa

phương Bên cạnh đó, du lịch địa học (Geotourism) là du lịch dựa vào thiên nhiên

mà cụ thể là các giá trị địa chất, địa mạo góp phần phát triển du lịch bền vững củađịa phương Chính vì vậy, nghiên cứu địa mạo môi trường trở thành nhiệm vụ cốtlõi thúc day du lịch địa học phát triển ở nhiều cấp, quy mô khác nhau

Ở Việt Nam, du lịch đã trở thành lĩnh vực kinh tế quan trọng trong vài thậpniên trở lại đây, đang có xu hướng gia tăng trong thời gian tới dựa trên nguồn tàinguyên thiên nhiên và văn hóa phong phú, đa dang, trong đó du lịch biển - đảo (đặc

biệt tại các điểm di tích địa mạo nổi bật) chiếm tỷ trọng đáng kê Tuy nhiên, việc

tuyên truyền và quảng bá cho du lịch địa học đến nay hầu như chưa được quan tâm.Các sản phẩm du lịch vẫn đi theo truyền thống cũ, và mang tính tự phát, chưa cóquy hoạch cụ thể và thống nhất Do đó, còn nhiều xung đột với các ngành kinh tếkhác, ví dụ giữa du lịch và khai khoáng, giữa du lịch và phát triển công nghiệp, giữa

du lịch và giao thông, v.v , đặc biệt là giữa du lịch và bảo tồn thiên nhiên, trong đóbảo tồn phi sinh hoc hay còn gọi là bảo ton địa học (geoconservation) Điều này, đã

và đang xảy ra ở một số tỉnh ven biển có tiềm năng lớn về du lịch địa học, như

Quảng Ninh, Thanh Hóa, Quảng Bình, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, v.v

Bình Thuận là tỉnh duyên hải thuộc cực Nam Trung Bộ, là cửa ngõ giao lưu

kinh tế - văn hóa - xã hội giữa khu vực Đông Nam bộ, Nam Trung bộ và TâyNguyên rất thuận tiện cho phát triển kinh tế chung cũng như du lịch nói riêng Vớiđặc trưng khí hậu khô hạn và bán khô hạn, theo thống kê từ năm 2000 đến năm

2019, tổng lượng mưa trung bình năm khoảng trên dưới 1000mm/năm thấp nhất của

Việt Nam (thông thường có 6 tháng mùa khô với lượng mưa trung bình khoảng 10%

tổng lượng mưa cả năm) Đồng thời, địa hình phân hóa sâu sắc từ tây sang đông, từ

địa hình ven biển, đường bờ cho đến địa hình bờ và bãi biển Do vậy, đặc điểm địa

1

Trang 14

mạo nơi đây vô cùng độc đáo, có nhiều điểm lý thú cả về khoa học lẫn thực tiễnnhư: các đôi cát đang di động Hòa Thắng, hệ thống Bàu Trắng, bãi cuội Bảy Màu ở

La Gan, địa hình karst ở Suối Tiên, các bãi tắm đẹp nguyên sơ v.v Đây chính làcác tài nguyên địa mạo có vai trò quan trọng giúp Tỉnh từ những điều kiện khắc nhiệtcủa tự nhiên trở thành đặc thù về địa hình trong phát triển du lịch, tao dựng thương hiệutrên bản đô du lịch Việt Nam và tiến gần đến mục tiêu trở thành ngành kinh tế mũi

nhọn của Tỉnh.

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên thực trạng phát triển du

lịch, trên cơ sở khai thác các giá trị đặc thù của các dạng tài nguyên địa mạo, dải

ven bién tỉnh Bình Thuận còn ở mức khiêm tốn, chưa tương xứng với điều kiện,tài nguyên và lợi thế của Tỉnh Đề tài “Nghiên cứu địa mạo môi trường phục vụphát triển du lịch địa học dải ven biển tỉnh Bình Thuận ” nhằm phân tích, đánh giágiá trị của các tài nguyên địa mạo và các tai biến liên quan, tập trung cho các ditích địa mạo nỗi bật trên dai ven biên tỉnh Binh Thuận phục vụ cho phát triển du

lịch, đặc biệt là du lịch địa học.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Làm rõ sự đa dạng, tính đặc thù của các dạng tài nguyên địa mạo và tai biếnđịa mạo cho định hướng phát triển du lịch địa học dai ven biên tinh Bình Thuận

3 Nội dung nghiên cứu

- Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu địa mạo cho phát triển du

lịch địa học;

- Phân tích và đánh gia sự đa dang, tính đặc thu của tai nguyên dia mạo,

đánh giá giá trị di tích dia mạo nổi bật cũng như các tai biến liên quan, trên dai venbiển tỉnh Binh Thuận;

- Đề xuất định hướng phát triển du lịch địa học, trên cơ sở đánh giá di tíchđịa mạo nồi bật dải ven bién tinh Bình Thuận

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: địa hình dải ven bién tỉnh Bình Thuận

- Phạm vi khoa học: được NSC giới hạn trong luận án, phần tài nguyên địamạo là làm rõ giá trị các tài nguyên địa mạo, đặc biệt là các di tích địa mạo nồi bậtphân bố trên dai ven biển tinh Bình Thuận Phan tai biến giới han trong luận án, là cáctai biến chủ yêu liên quan đến tài nguyên địa mạo đặc biệt là các di tích địa mạo nồi bậttrên dải ven biển tình Bình Thuận

Trang 15

- Phạm vi không gian

Khu vực nghiên cứu của luận án, là dải ven biển tinh Bình Thuận được xác

định theo Khoản 1, Điều 22, Luật Tài nguyên Môi trường biển và hải đảo, về mặt

quản lý là các xã, thị tran, phường, giáp biển của tỉnh Bình Thuận Tuy nhiên, về

mặt khoa học do đặc thù nghiên cứu của luận án là các tài nguyên địa mạo trong

thành tạo Đệ tứ, tuổi từ Pleistocen sớm đến Holocen muộn Trong khi đó, TP PhanThiết và thị xã La Gi có địa hình kéo dai theo đường bờ biển, nằm sát biển, với diệntích không quá lớn, địa hình nằm hoàn toàn trong thành tạo Đệ tứ

Do vậy ranh giới cụ thể vùng nghiên cứu như sau: khu vực nghiên cứu củaluận án với diện tích là 1.393 km2, bao gồm thị xã La Gi, TP Phan Thiết và các xãven biên thuộc huyện Hàm Tâm, huyện Hàm Thuận Nam, huyện Bắc Bình, huyện

Tuy Phong (hình 2.1).

5 Điểm mới của luận án

- Đã xác định, phân loại 11 dạng tài nguyên địa mạo với 52 điểm di tích,thuộc 6 kiểu môi trường địa mạo trong đới khí hậu bán khô hạn của dai ven biểntinh Bình Thuận, được thé hiện trên bản đồ tài nguyên địa mao tỷ lệ 1:50.000

- Đã đánh giá 12 điểm di tích địa mạo điển hình và đề xuất được định hướngphát triển du lịch địa học với 4 cụm di sản, 3 vùng di sản, 4 tuyến du lịch địa họcliên cụm, 2 tuyến liên vùng ở dai ven biển tỉnh Bình Thuận

6 Luận điểm bảo vệ

Luận điểm 1: dải ven biển tỉnh Bình Thuận có nguồn tài nguyên địa mạophong phú, đa dạng, đặc thù cả về hình thái, thành phần vật chất, nguồn gốc và tuôiđược phân chia thành 11 dạng với 52 di tích địa mạo thuộc 6 kiểu môi trường địamạo khác nhau cùng ton tại trong đới khí hậu bán khô hạn điển hình ở Việt Nam

Luận điểm 2: 12 di tích địa mạo nỗi bật (trong đó có 6 di tích thuộc kiểu môi

trường bờ biển) đã được lựa chọn đề đánh giá bán định lượng theo các tiêu chí: giá trịkhoa học và nội tại, giá tri giáo dục, giá trị kinh tế, giá trị bảo ton và giá tri bô sunglàm cơ sở cho định hướng du lịch địa học với 4 cụm di sản, 3 vùng di sản, 4 tuyến dulịch địa học liên cụm và 2 tuyến liên vùng trên dải ven biển tỉnh Bình Thuận

Trang 16

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Ý nghĩa khoa học: góp phần làm phong phú thêm cho cơ sở lý thuyết của địa

mạo học nói chung và địa mạo ứng dụng nói riêng.

Ý nghĩa thực tiễn: đã chỉ ra tiềm năng to lớn của tài nguyên địa mạo cho pháttriển du lịch nói chung, du lịch địa học nói riêng ở dải ven biển tỉnh Bình Thuận

8 Cơ sở tài liệu

Nghiên cứu sử dụng nguồn dữ liệu bao gồm:

- Các tài liệu do chính nghiên cứu sinh thu thập, khảo sát, tại địa bàn nghiên cứu.

- Các tài liệu, số liệu, nghiên cứu sinh thu thập trong quá trình tham gia thựchiện, dé tài nghiên cứu khoa học các cấp: đề tài: “Nghién cứu biến động bờ biểntrong mối quan hệ với mực nước biển dâng phục vụ quy hoạch và quản lý môitrường đới bo biển các tỉnh cực Nam Trung Bộ - Đông Nam Bộ”, ma sốQGTD.10.08 do PGS.TS Vũ Văn Phái chủ nhiệm; đề tài “Nghiên cứu, đánh giácác giá trị địa chất - địa mạo nồi bật nhằm phát hiện và xác định các di sản địachất địa mạo ở dải ven biển Bình Thuận” mã số VAST05.06/16-17 do TS ĐịnhVăn Huy chủ nhiệm; đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước “Luận cứ khoa họccho việc thiết lập và giải pháp quản lý hành lang bảo vệ bờ biển Việt Nam” thuộc

chương trình KC.09/16-20, do PGS.TS Đặng Văn Bào chủ nhiệm.

- Ngoài ra, NCS còn tham khảo một số tài liệu đã xuất bản liên quan đến

luận án.

9 Cấu trúc luận án

Luận án gồm 3 chương nội dung cùng phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo:

- Chương 1: Cơ sở khoa học về nghiên cứu địa mạo môi trường phục vụphát triển du lịch địa học và phương pháp nghiên cứu

- Chương 2: Dia mạo môi trường dải ven biển tinh Bình Thuận

- Chương 3: Đánh giá tài nguyên địa mạo phục vụ định hướng phát triển dulịch địa học dải ven bién tỉnh Binh Thuận

Trang 17

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ KHOA HỌC VE NGHIÊN CỨU DIA MAO MOI TRƯỜNG PHUC

VỤ PHAT TRIEN DU LICH DIA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CUU

1.1 Tổng quan nghiên cứu địa mạo môi trường và du lịch địa học

1.1.1 Trên thế giới

1.1.1.1 Các hướng nghiên cứu liên quan đến địa mạo môi trường

Thuật ngữ “địa mạo môi trường” được Coates đưa ra vào năm 1971 Ôngđịnh nghĩa lĩnh vực này như sau: “Dia mạo môi trường là việc sử dụng kiến thứcđịa mạo trong thực tiễn để giải quyết các vấn dé khi con người muốn biến đổi hoặclàm thay đổi địa hình và các quá trình trên bê mặt Trái dat” [78] Sau này, Panizza

đã đưa ra định nghĩa một cách khái quát hơn “Địa mạo môi trường là lĩnh vực của

các khoa học về Trái dat, nghiên cứu các mỗi quan hệ giữa con người và môitrường trên quan điểm địa mạo” [116] Như vậy, cả hai định nghĩa trên đều chothấy mối liên hệ rất chặt chẽ giữa con người và địa hình nói riêng, và môi trường tựnhiên trên bề mặt Trái đất nói chung

Theo Panizza, Mói truong là “tập hợp các hợp phan vật lý và sinh học có ảnh

hưởng đến sự song, sự phat triển và các hoạt động của các sinh vật đang sống”.

Trong trường hợp này, môi trường được sử dụng theo hướng sinh thái Địa hình và

thành phần vật chất cấu tạo nên môi trường được xem là giá thể của hệ sinh thái,

còn các tác nhân địa mạo (như nước, gió, sóng, v.v ) và quá trình địa mạo (phong

hóa, phá hủy, vận chuyền và tích tụ vật liệu) đều được xem là các điều kiện vật lý

của hệ sinh thái [116] Con dia mạo trong quản lý môi trường hay là địa mạo môi

trường, có thé được chia thành hai khía cạnh: tdi nguyên địa mao va tai biến địamạo Quan niệm như vậy, cũng giống như Cục Môi trường của Vương Quốc Anhkhi đề cập đến quy hoạch và quản lý bờ biển [84] Trong công trình này, Cục Môitrường Vương Quốc Anh đã đưa ra hai mô hình nghiên cứu trong quản lý môi trường

bờ bién là: mô hình quản lý tai biến và mô hình quan lý tài nguyên ở bờ bién [84]

Các nội dung nghiên cứu cua địa mạo môi trường Tu định nghĩa nêu

trên, Coates năm 1971 cũng xem địa mạo môi trường nhằm giải quyết các nộidung sau: (1) nghiên cứu các quá trình địa mạo và địa hình ảnh hưởng đến con

Trang 18

người, như các hiện tượng tai biến (lũ lụt, trượt đất, v.v ); (2) phân tích các vấn đềkhi con người lập kế hoạch để làm xáo trộn hoặc làm suy thoái các hệ sinh thái đất -nước; (3) sử dụng các tác nhân hoặc sản phẩm địa mạo như là các nguồn tàinguyên, như nước, hoặc cát, sạn - sỏi; và (4) khoa học địa mạo có thể được sử dụngtrong quy hoạch và quản lý môi trường như thé nào [1 16].

Vào nửa cuối của thế ky XX, trên toàn thế giới nổi lên trào lưu về môi

trường và được gọi là “Phong trào Môi trường” (Environmental Movement) và đã

ra đời Ngày Môi trường Thế Giới là ngày 5 tháng 6 hằng năm (bắt nguồn từ ngày5/6/1972 là ngày Hội nghị Môi trường Toàn cầu lần thứ nhất ở thành phốStockholm, thủ đô của Thụy Điển) Điều này, cũng có đóng góp của các nhà khoahọc về Trái đất, trong đó có các nhà địa mạo

Sau khi quan niệm địa mạo môi trường ra đời, hướng nghiên cứu này đã được

ủng hộ rộng rãi ở các nước Phương Tây, đặc biệt ở các nước phát triển Đầu tiên làcông trình “Dia mạo trong quản lý môi trường” của Cook và Doornkamp được xuấtbản lần đầu vào năm 1974, lần thứ hai vào năm 1990 [79] và được tái bản vào cácnăm 1993, 1994 và 1997 Họ cũng làm rõ thêm về địa mạo môi trường, bao gồm mộtphạm vi rộng lớn các hoạt động được gắn liền với việc sử dụng đất đai, không khí,thực vật và nước, và có nhiều nhóm chuyên gia chịu trách nhiệm cho quy hoạch vàphát triển môi trường, gồm các nhà quy hoạch, các kỹ sư, các nhà kiến trúc cảnhquan, các chính trị gia, luật gia và nhiều nhà quản lý nghề nghiệp khác

Nhiều công trình về môi trường gắn với các hoạt động của con người, trong

đó đề cập đến sự đóng góp của khoa học địa mạo Trong cuốn sách có tiêu đề “Cac

hệ thong Môi trường” của White và đồng nghiệp có 4 phan lớn được chia thành 24chương, thì có tới 16 chương liên quan tới kiến thức địa chất và địa mạo [134] Điều

đó cho thấy rằng, toàn bộ địa hình mặt đất và các nhân tố hình thành và biến đổi

chúng (nước chảy trên mặt, nước ngầm, gió, băng, biến, sinh vật, con nguoi, V.V)

đều là những hợp phần của môi trường, thậm chí đều được xem là các nguồn tàinguyên [134] Hoặc cuốn sách “Môi trường: các nguyên lý và ứng dụng” của Parkđược xuất bản vào năm 1997 cũng có cấu trúc về cơ bản giống như những cuốnsách kinh điển về địa mạo hay địa mạo quá trình [1 14]

Trang 19

Nghiên cứu địa mạo môi trường được khẳng định vi trí của mình trong khoa

học địa mạo ứng dụng nói riêng, cũng như trong các khoa học về Trái đất nói chung

vào những năm 1990 của thế kỷ XX

Ngoài các công trình đã nêu, McGregor và Thompson (1995) tuyển tập cácnghiên cứu va được trình bày trong cuốn sách “Dia mạo và quản lý lãnh thổ trongmôi trường dang thay đổi” với nhiều bài báo khoa học có giá trị cả về lý luận và thựctiễn của khoa học địa mạo [103] Theo Graff , cơ sở khoa hoc dé địa mạo có thé đónggóp cho quản ly môi trường là “Dia mao là một khoa học tự nhiên có sự liên kếtchặt chẽ với quản lý tài nguyên môi trường và chính sách công cộng có một tâmquan trọng mới cho việc ứng dung lý thuyết đã được xác lập dé giải quyết các van dé

xã hội quan tâm ” [89] Trên cơ sở này, Downs và Booth đã đưa ra ba vai trò cụ thểcho địa mạo trong quan lý môi trường gồm: 1) tránh và và giảm thiêu tai biến thiênnhiên; 2) khôi phục và bảo tồn môi trường; và 3) phát triển bền vững các nguồn tài

nguyên thiên nhiên [85].

Đồng thời các tác giả này cũng đề xuất các loại dịch vụ địa mạo trong quản

lý môi trường, bao gồm: 1) định hướng dự án; 2) xác định các điều kiện hiện tại; 3)

điều tra các điều kiện trước đây; 4) dự đoán các điều kiện trong tương lai; 5) giảiquyết/thiết kế van dé; 6) kiểm soát và đánh giá sau dự án; và 7) tư van chuyên môn

Từ định nghĩa địa mạo môi trường của Panizza và phân tích bài viết “Địa mạo trongquản lý môi trường” của Downs và Booth ở trên, Dongre đã đưa ra hai khía cạnh về

sự kết hop địa mạo trong quản ly môi trường là: 1) về khoa học, địa mạo tiếp tụccung cấp các kỹ thuật chuyên môn và các công cụ, cho phép các nhà khoa học ápdung nó dé giải quyết các van dé môi trường tốt hơn; và 2) về xã hội, các nhà quản

lý môi trường và công chúng, đã dần dần thừa nhận sự liên quan của địa mạo tronggiải quyết vấn đề, dẫn đến số lượng các nhà địa mạo lớn hơn tương tác với chínhsách công; và đã đi đến kết luận rang “Chừng nào mà quy mô can thiệp của conngười không làm suy yếu các quá trình địa mạo (và đa dạng sinh học và các tàinguyên mà chúng hồ trợ), thì con người được hưởng lợi từ các hoạt động lành

mạnh của các quá trình dia mạo” [87].

Theo Cook và Doornkamp việc sử dụng địa mạo trong quan lý môi trường

đã bắt đầu thành công vì 4 lý do: 1) nghiên cứu các quá trình đương đại và những

Trang 20

thay đổi bề mặt Trái đất, đã đặt ra cho nghiên cứu dia mạo tiềm năng lớn nhất đốivới việc đánh giá tài nguyên và tai biến; 2) xu thế hướng tới sử dụng công cụ và

kỹ thuật hiện đại trong nghiên cứu các quá trình địa mạo; 3) chủ đề các vấn đề môitrường và đánh giá tài nguyên địa hình đã dần trở thành mối quan tâm quốc tế; và4) số lượng các nhà địa mạo tăng trưởng từ những năm 1960 cung cấp những nhucầu cho các nhà quản lý môi trường [79] Tooth và Viles đã đưa ra nhận xét rằng,trong nhiều trường hợp, những cân nhắc địa mạo là rất quan trọng cho khả năngtiếp cận toàn diện đối với điều tra môi trường và đạt được quản lý môi trường bền

vững [132].

Một nội dung khác trong quản lý môi trường là quan lý tai biến thiên nhiên

Như đã được trình bày ở trên, địa mạo môi trường xem xét hai khía cạnh: tài nguyên

và tai biến, do đó quản ly môi trường thực chat là quản lý việc sử dụng tài nguyên vàquan lý tai biến Đã có nhiều công trình nghiên cứu về van dé này, đặc biệt ở nhữngnăm dau thé kỷ 21 Chang hạn trong cuốn sách “Môi trường: Nguyên lý và ứng dung”của Park (1997) có cau trúc các chương giống như các sách giáo khoa về địa mạo,nhưng trong mỗi chương đều có phan tai biến và giải pháp quản lý [1 14]

Nhiều nhà nghiên cứu đều cho rằng, hầu hết các tai biến thiên nhiên (độngđất, núi lửa, lũ lụt, trượt đất, xói lở bờ bién, V.V ) đều liên quan chặt chẽ với địa mạo,

vì chúng là thành phần quan trọng về động lực bề mặt của Trái đất Theo Ayala,nghiên cứu địa mạo có thê cung cấp các cách tiếp cận lý thuyết và ứng dụng dé phòngngừa thiên tai dưới dạng nguồn gốc và động lực của các quá trình vật ly, và có théđưa ra những đóng góp quan trọng dựa trên sự hiéu biết về mối tương tác giữa các taibiến thiên nhiên và xã hội [69] Đến nay, nhiều nước trên thế giới đã công nhận địamạo thực sự có lợi ích cho lĩnh vực tai biến thiên nhiên Điều này đã được nêu trongtrong bài viết về “Vai trò của địa mạo trong quan lý tai biến thiên nhiên” củaHibbeler, với những đóng góp cụ thể gồm cách tiếp cận đa ngành, thiết lập rủi ro địamạo, phương pháp dự báo, và một lĩnh vực quốc tế tập trung [97]

Đề quản lý môi trường hiệu quả và bền vững, thi các nghiên cứu địa mao đã

có những đóng góp đáng ké cho đánh giá tác động môi trường (DTM) Thực chấtđánh giá tác động môi trường chính là đánh giá tác động của con người đến môi

trường Tuy nhiên, trước đây, vai trò của địa mạo trong đánh giá tác động môi

Trang 21

trường thường bi xem nhẹ, hoặc thậm chí còn bi bỏ qua Theo Cendrero va Panizza

có 3 lý do cho vấn dé này: 1) dia mạo thường không được coi là “quan trọng” hoặc

“nhạy cảm” với ảnh hưởng của con người, bởi cộng đồng khoa học không phải địamạo hoặc không phải khoa học về Trái đất, đây là lý do khách quan; 2) cộng đồngđịa mạo và cộng đồng khoa học về Trái đất, nói chung, theo truyền thống không thểhiện sự quan tâm mạnh mẽ đến các vấn đề môi trường, đây là nguyên nhân chủquan; và 3) phát triển hạn chế của các công cụ cho việc đánh giá các ảnh hưởng củacác hoạt động của con người đến các đặc điểm địa mạo, trong khung chung của

đánh giá tác động môi trường [74].

ĐTM cần được thực hiện đối với các dự án cụ thể, để đánh giá sự phù hợpcủa chúng đối với chất lượng môi trường Trên thực tế, mỗi hoạt động được lên kếhoạch có tác động đến các thành phần môi trường khác nhau Trong số này, thànhphần tự nhiên phải được kiểm tra về các tai biến địa mạo có thể gây nguy hiểm cho

dự án và các tài sản địa mạo (các yếu tố hình thành nên di sản văn hóa và giáo dụccủa cảnh quan), có thể bị hủy hoại ở nhiều mức độ khác nhau bởi các hoạt động củacon người Trên quan điểm địa mạo, sau khi đã đánh giá sự phù hợp của một điểmnhất định, chủ yếu là về hình thái và trắc lượng hình thái, phải xem xét các tai biếndia mạo của khu vực có thé đe doa dự án (rủi ro); các tài sản dia mạo có thé bị hưhỏng do cùng một dự án (tác động trực tiếp) gây ra phải được phân loại riêng.Chính từ quan niệm này, Panizza đã đưa ra các mối tương tác chung giữa các hoạt

động của con người vả môi trường địa mạo như được trình bày trong hình 1.1.

Hoạt động nhãn sinh

Tải nguyễn Khu vực

địa mạo tắn thương

Hình 1.1: Moi quan hệ giữa môi trường địa mạo và con người [116]

9

Trang 22

Trong mối quan hệ giữa môi trường địa mạo và con người thì “tác động” làcác kết quả hoạt động của con người đến tài nguyên địa mạo, và “rủi do” là các hậuquả của các tai biến địa mạo đến khả năng bị tôn thương của khu vực.

Tóm lại, địa mạo môi trường là một lĩnh vực nghiên cứu của địa mạo ứng

dụng, chứa đựng tài nguyên địa mạo (bao gồm cả các nguyên liệu thô và địa hình-cảloại có ích cho con người lẫn loại có thể trở nên có ích phụ thuộc vào hoàn cảnhkinh tế, xã hội và công nghệ) và tai biến địa mạo Biến đổi của địa hình, một là cóthé biến đồi do thiên nhiên (như biến đổi khí hậu, hoạt động kiến tạo, hoạt động củathế giới sinh vật v.v.), hai là biến đổi do con người (chuyên đổi sử dung đất, khaithác các nguồn tài nguyên sinh vật và không sinh vật, xây dựng công trình v.v.) Dovậy, địa mạo môi trường cũng bao gồm việc đánh giá tài nguyên địa mạo, về mặt sửdụng cụ thể của của tài nguyên địa mạo đó cho mục đích phát triển kinh tế - xã hộikhác nhau, cũng như các vấn đề tai biến liên quan đến mối quan hệ giữa tác động

của con người vả môi trường.

Trong nghiên cứu địa mạo môi trường phục vụ phát triển du lịch địa học,thực chất là nghiên cứu về các tài nguyên địa mạo là các dạng địa hình tự nhiên độcđáo, là các mô hình tiễn hóa dia mạo chân thực, sông động, có tiềm năng lớn chophát triển kinh tế du lịch đặc biệt là du lịch địa học, đồng thời cũng chỉ ra các taibiến tiềm ẩn tại các tài nguyên địa mạo đó Tài nguyên địa mạo gan voi du lich diahoc sẽ bảo tồn được các giá trị độc đáo, phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục môitrường và thúc đầy phát triển kinh tế

1.1.1.2 Các hướng nghiên cứu liên quan đến du lịch địa học

Từ những năm 1990, mối quan tâm trong nhiên cứu về di sản địa chất và địamạo ngày càng tăng ở một số nơi trên thế giới Trong bối cảnh này, trong hội nghịDia mao quéc tế lần thứ 5 được tô chức tai Tokyo vào năm 2001, hội Địa mạo quốc

tế đã quyết định thành lập nhóm nghiên cứu đặc biệt về các di tích địa mạo, với mụcdich cải thiện kiến thức và nghiên cứu khoa học về định nghĩa, đánh giá, lập ban đồ,

và bảo tồn di sản địa mạo [124]

10

Trang 23

Từ thời xa xưa, địa hình ngoạn mục đã hấp dẫn con người và rất nhiều trong

số đó đã được công nhận trở thành di sản thế giới Ví dụ, trong hình 1.2: ảnh A làmười hai sứ đồ (Twelve Apostles) (Australia), di tích địa mạo hoạt động trước sựsụp đồ của một trong những vách đá (anh Joyce); ảnh B là Tsingy of Madagascarđược phân loại là di sản thế giới (ảnh Coratza); ảnh C là băng hà của khối Mont-Blanc, tại Italy (anh Reynard); ảnh D là địa hình cau trúc dang thước ở Dolomites,Italy, được phân loại là di sản thế giới (ảnh Reynard); ảnh E là địa hình cấu trúc và

phong hóa ở thung lũng Dades, Morocco (ảnh Reynard); ảnh F là địa hình phong

hóa ven biển tại Mũi Bitou, Đài Loan, nằm trong một công viên địa học (ảnh

Reynard) [126].

Di tích địa mạo là một loại di tích địa học Di tích địa học có thé được coi làcác bộ phận của địa quyền (geosphere) có tầm quan trọng đặc biệt cho sự hiểu biết

về sự tiến hóa của Trái đất [123] Chúng là những bang chứng về thay đổi khí hậu

và môi trường, cũng như sự tiễn hóa kiến tạo và những thay đổi liên quan trong lịch

sử sự sống trên bề mặt Trái đất, và chúng cho phép khôi phục các quá trình cổ xưa(palaeoprocesses), cô khí hậu, cổ môi trường và quan sát các quá trình hiện tại vàcác đặc điểm địa chất Vì tất cả những lý do này, các di tích địa học được coi là mộtphần của di sản địa học, cần được bảo tồn cho các thế hệ tương lai Cayla (2009) đềxuất một sự khác biệt giữa di sản địa học tại chỗ (in-situ) và di sản địa học ngoại lai

11

Trang 24

(ex-situ) Các di tích địa học (di tích địa mạo) là di sản địa học tại chỗ (có thé nhìnthấy trên thực địa), trong khi các bộ sưu tập khoáng sản hoặc hóa thạch được lưu trữtrong bảo tàng là một phần của di sản địa học ngoại lai [80] Từ năm 2001, thuậtngữ “di tích địa mạo” được đề xuất bởi Panizza (2001) “Di tích dia mạo là mộtdạng địa hình có giá trị và trở thành một tài nguyên địa mạo, nếu nó duoc xã hội sửdụng” [117] là thuật ngữ được sử dụng nhiều nhất và được NCS sử dụng trongnghiên cứu của luận án Từ định nghĩa như vậy, có thê nhận thấy rằng, thực chất các

di tích địa học được xác định là các đối tượng địa chất hoặc địa mạo tồn tại mộtcách khách quan, có các giá trị khoa học, thâm mỹ, văn hóa/lịch sử, kinh tế - xã hội

và trụ cột của hệ sinh thái mà con người nhận thức được Khi các giá trị này được

sử dụng dé đáp ứng cho các nhu cầu cả về vật chất lần tinh thần của con người thìchúng được gọi là tài nguyên địa mạo và chúng có tiềm năng lớn cho phát triển kinh

tế du lịch đặc biệt là du lịch địa học

Hướng sử dụng phổ biến nhất của các đi tích địa mạo, di sản địa mạo (tài

nguyên địa mạo không lây được) đó là đối tượng cho phát triển du lịch và được gọi

là du lịch địa học (geotourism) Sự phổ biến của du lịch địa học đã tăng nhanh

chóng trong vải thập niên vừa qua Du lịch địa học là một dạng mới của du lịch,

đang được phát triển mạnh mẽ ở nhiều quốc gia Châu Âu, như: Hungary, Rumani,Italy, v.v và ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ Bắc Mỹ trong những năm gầnđây từ 2002 đến 2017 (hình 1.3)

Bim oe ẻ ai Số lượng nghiên cứu

% 26

Hình 1.3: Phân bố địa lý các nghiên cứu về du lịch địa học trên thé giới [111]

12

Trang 25

Du lịch là đến các khu vực có cảnh quan thiên nhiên nổi bật hoặc địa hình độc

đáo không phải là mới Tuy nhiên, quan niệm du lịch địa học mới đưa ra trong thời

gian gần đây, Hose (1995) là người đầu tiên định nghĩa du lịch địa học là: “Cung cấpcác cơ sở dịch vụ và giải thích để cho phép khách du lịch có được kiến thức và hiểubiết về địa chất và địa mạo của một địa điểm (bao gốm cả sự đóng góp cho sự phát

triển của khoa học Trái dat) vuot xa muc a6 danh gia vé mat tham my” [96].

Các lĩnh vực nghiên cứu về du lich dia học đã tăng trưởng đều đặn, đặc biệt

là sự gia tăng theo cấp số nhân từ năm 2002 đến năm 2017 (hình 1.4) Các chủ đềđược nghiên cứu phô biến nhất bao gồm mô tả, kiểm kê hoặc đánh giá di sản địahọc và tiềm năng du lịch địa học, các vấn đề liên quan đến quản lý di sản địa học và

du lịch địa học, hoặc các công cụ quảng bá di san địa học, các mô hình dé đánh giá

di tích địa học/di tích địa mạo Theo Pica và đồng nghiệp (2017), các nghiên cứu vatri thức về di sản địa học liên quan đến di tích địa học và di tích địa mạo trên toànthế giới có thể làm cơ sở cho phát triển du lịch địa học và bảo tồn địa học thànhcông, nhắn mạnh sự cần thiết trong phát triển nghiên cứu và xu hướng chính trong

san dia hoc

@ Du lịch địa hoc/ quản ly di sản địa học

ø Tiềm năng di sản địa học!

Hình 1.4: Chủ dé nghiên cứu về du lịch địa hoc phát triển theo thời gian [111]

Tính bền vững là một trong những mục tiêu chủ yếu của du lịch địa học Tínhbền vững đạt được, thông qua giáo dục địa học và giải thích địa học, băng cách nângcao nhận thức của khách du lịch và người dân về tam quan trọng của việc bảo tồn địahọc, để có thể hỗ trợ tốt hơn cho bảo tồn địa học đã có trong các nghiên cứu của

13

Trang 26

Newsome & Dowling (2006) [82] Nhiều nhà nghiên cứu [91, 104, 113] nhắn mạnhthêm tầm quan trọng của bảo tồn địa học đối với du lịch địa học, cho rằng hình thức

du lịch này không thé hoạt động mà không có sự quan lý di sản dia học bền vững.Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý, các điểm đến du lịch địa học gặp phải nhữngthách thức tương tự như các điểm đến du lịch khác, bao gồm quá đông và một loạtcác tác động tiêu cực đến di sản địa học, cũng như thực vật và động vật hoang dã củanhững điểm đến nay Như vậy, việc phát triển bền vững các điểm đến du lich địa học,chỉ có thể bằng cách quy hoạch và quản lý các điểm đến du lịch địa học một cách có hệ

thống Quản lý khách tham quan và hành vi của họ tại các điểm đến du lịch địa học nồi

tiếng là một nhiệm vụ khó khăn Kết luận này được Newsome và đồng nghiệp (2012)[110] ủng hộ chứng minh rằng, không phải tất cả các điểm du lịch địa học đều thànhcông trong việc bảo tồn di sản địa học của các vùng được đề cập

Tóm lại, qua các nghiên cứu trên, di tích địa mạo (di tích địa học) dựa trên

kết quả định giá của con người để có thé trở thành di sản dia mạo, nếu chúng được

coi là di sản, đó là bởi vì xã hội, đặc biệt là các nhà địa học, mà còn cả những nhà

bảo tồn hoặc những người trong lĩnh vực du lịch, cung cấp cho chúng một giá trị cóthê liên quan đến các lĩnh vực khác nhau như bảo tồn địa học, du lịch địa học và cácvấn đề về công viên địa học Các nghiên cứu về du lịch địa học ngày càng pháttriển, đặc biệt là từ năm 2002 đến nay Lĩnh vực nghiên cứu về giá trị di sản địamạo, trong đó có đánh giá giá trị tài nguyên địa mạo và các tai biến liên quan chophát triển du lịch địa học và bảo tồn địa học, ngày càng được các nhà khoa học trênthế giới quan tâm

1.1.2 Tại Việt Nam

1.1.2.1 Các hướng nghiên cứu liên quan đến địa mạo môi trường

Trước năm 1975, công tác nghiên cứu địa mạo chưa nhiều Một số kết quả đo

vẽ bản đồ địa chất đã được các nhà địa chất người Pháp thực hiện cho toàn lãnh thổĐông Dương, từ những năm 40 của thế kỷ XX Các kết quả này chỉ mang tính lịch

sử, chứ ít nội dung có thé rút ra được từ các công trình này Từ ngày đất nước thốngnhất, công tác nghiên cứu địa mạo được day mạnh hơn bao giờ hết ở cả lục địa cũng

như ở vùng biển ven bờ Trong quá trình này, việc nghiên cứu địa mạo và vẽ bản đồ

địa mạo, phục vụ cho công tác địa chất cũng được tiến hành và được công bố Công

14

Trang 27

tác điều tra cơ bản, trong đó có địa mạo và địa chất, tiếp tục được tiễn hành ở mức chỉ

tiết hơn cho nhiều vùng khác nhau ở Việt Nam Nhiều chương trình và phương án đo

vẽ bản đồ địa chất đã được tiễn hành cho cả nước, đặc biệt là các tỉnh ở phía nam, chotới nay, công tác hiệu đính bản đồ địa mạo tỷ lệ 1:500.000 và thành lập các bản đồ địamạo ở tỷ lệ 1:200.000 do Cục địa chất Việt Nam chủ trì đã được hoàn thành Nhiềuvùng lãnh thé đã được đo vẽ địa mao chỉ tiết đến ty lệ 1:50.000

Tiếp theo, các nghiên cứu về địa mạo bờ biển, thềm lục địa, các đảo trênkhông gian toàn lãnh thổ Việt Nam hay từng vùng cụ thể, phục vụ công tác điềutra tổng hợp, cũng như ứng dụng cho phát triển kinh tế - xã hội như của Lê Đức

An và nnk (1981) [2]; Trần Đức Thạnh và nnk (1997) [56] Ngoài ra, đặc điểm địamạo cũng được mô tả trong những tài liệu nghiên cứu chung cho toàn lãnh thô, cụthé như Thiên nhiên Việt Nam (Lê Bá Thao, 1977) Một trong những công trìnhnghiên cứu, có đề cập đến biến động bờ biển Việt Nam mang tính chất Nhà nướcquản ly dau tiên là đề tài “Hiện trang và nguyên nhân bồi xói dải bờ biển ViệtNam Dé xuất các biện pháp khoa học kỹ thuật bảo vệ và khai thác vùng đất venbiển” do Nguyễn Thanh Ngà chủ trì, có mã số KT-03-14 Tuy nhiên, các kết quảcủa dé tài này cũng chỉ tập trung chủ yếu vào các giải pháp công trình Từ một sốkết qua của đề tài này, Lê Xuân Hồng đã tập hợp và bé sung dé hoàn thiện luận ánPhó Tiến sĩ với đề tài “X6i lở bờ biển Việt Nam” vào năm 1997 [29] Ngoài ra, còn

có một vài bài báo viết về xói lở và bồi tụ bờ biển và biến đổi các cửa sông venbiển, cũng như đề xuất cách tiếp cận trong quan lý môi trường đới bờ biển [41,44] Trong quản lý môi trường vùng ven biển, luận án Tiến sĩ của Đặng Huy Ram(2002) “Nghiên cứu địa mạo trong quan ly môi trường vùng ven biển Đà Nang -Quang Ngấi” trong luận án cũng nhấn mạnh địa mạo môi trường là một lĩnh vựccủa địa mạo ứng dụng, nghiên cứu mối quan hệ giữa địa hình và các quá trình bềmặt với các van dé môi trường, đặc biệt luận án đã làm rõ các tai biến địa mạo liênqua đến tai biến xói lở bờ sông, xói lở bờ biển, tai biến cát đi động tại khu vực venbiển Da Nẵng - Quảng Ngãi, tìm ra nguyên nhân va đưa ra các biện pháp cụ thétrong quan lý môi trường bờ biển phù hợp [47]

Tài nguyên địa mạo Việt Nam, trong thập kỷ vừa qua đã được nghiên cứu

bước đầu từ nhiều góc độ khác nhau như địa lý, địa chất, môi trường, du lịch, bảo

15

Trang 28

tồn Các di sản địa mạo đã được đề cập và mô tả khá chi tiết trong đề tài “Điều tranghiên cứu các di sản dia chất và dé xuất xây dựng công viên địa chất ở miễn BắcViệt Nam ” của Trần Tân Văn (2010) [65]: trong chuyên khảo “Địa mạo Việt Nam:Cấu trúc - Tài nguyên và Môi trường” do Lê Đức An chủ biên (2012) [10]; “HàNội, địa chất, địa mạo và tài nguyên khoáng sản liên quan ” do Vũ Văn Phái chủ

biên (2011) [45].

Cho tới nay, đã có hàng trăm điểm di sản địa mạo được các nhà khoa học nhắctới và mô tả Với các giá trị độc đáo mà tải nguyên địa mạo mang lại, phát triển kinh

tế - xã hội của đất nước theo hướng bền vững Thật vậy, hai Di sản thiên nhiên thé

giới của Việt Nam đã được UNESCO công nhận (Hạ Long và Phong Nha - Kẻ

Bàng), cả hai đều là các DSDM karst nhiệt đới, kết hợp với các giá trị về địa chat,cảnh quan và hệ sinh thái Và đặc biệt gần đây (3/10/2010) cao nguyên đá Đồng Văn

(Hà Giang) đã được UNESCO công nhận là thành viên chính thức của mạng lưới

Công viên Địa chất Toàn cầu, cũng gồm chủ yếu những DSĐM quan trọng [10] Cụthể, trong hồ sơ trình về Công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn, các tác giả đãxác định nơi đây có 139 biểu hiện di sản địa chất, thì trong đó đã có đến 96 là DSĐM(70%) [65] Đối với toàn miền Bắc Việt Nam, cũng theo đánh giá của nhóm tác giảnày, có tông cộng 1168 di sản địa chat, trong đó riêng các DSDM chiếm tới 518, tứckhoảng 44%, là số lượng lớn nhất trong các kiểu di sản địa chất Như vậy, van déDSĐM ở Việt Nam dang đặt ra nhiều mối quan tâm cho các nhà địa lý - địa chất

trong tương lai Việc xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn của nghiên cứu địa mạo cho

phát triển du lịch địa học, trên cơ sở đánh giá giá trị các di tích địa mạo vẫn cần đượctiếp tục nghiên cứu và làm sáng rõ

Tóm lại, ở Việt Nam các công trình nêu trên là các nghiên cứu về địa mạocho hướng phát triển kinh tế và các tài nguyên địa mạo đặc biệt là các di sản địamạo phục vụ cho phát triển du lich, va các tai biến phục vụ cho quy hoạch sử dụng

hợp lý tài nguyên, hiện nay chưa cho công trình nghiên cứu địa mạo môi trường liên

quan đến du lịch địa học

1.1.2.2 Các hướng nghiên cứu liên quan đến du lịch địa học

Ở Việt Nam, nghiên cứu về du lịch mới được đề cập nhiều vào những năm

1990, khi hoạt động du lịch dần dần trở nên khởi sắc Một số đề tài khoa học, dự án

16

Trang 29

đề cập tới vấn đề này như: “Kế hoạch chỉ đạo phát triển du lịch Việt Nam”, 1991;

“Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam” (Vũ Tuan Cảnh & nnk, 1991) [22]; “Quyhoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam” (Tông cục du lịch, 1995); “Địa lý dulịch” (Nguyễn Minh Tuệ va nnk, 1996) phần “Tổ chức lãnh thổ du lịch và phânvùng du lịch”; hoặc “Đặc trưng các hệ sinh thái, cơ sở của phát triển du lịch sinhthái Việt Nam” (Nguyễn Ngọc Khánh, 1999).v.v Các dé tài này đều đã tiến hànhđánh giá tiềm năng tài nguyên du lich theo từng thành phan, hoặc đánh giá tổng hoptrên phạm vi cả nước (ở tỷ lệ nhỏ) Do tiễn hành đánh giá ở tỷ lệ nhỏ, trên phạm vilãnh thé lớn, nên các công trình này mới chỉ dừng lại ở mức khái quát, định tính vàcũng chưa tiễn hành xây dựng các hệ thông chỉ tiêu, cho điểm cụ thé

Trong đánh giá mức độ thuận lợi của các điều kiện tự nhiên, cho mục đích dulịch, hầu hết các tác giả dừng lại ở việc đánh giá cho mục đích du lịch nói chung.Công trình khoa học của Viện nghiên cứu phát triển du lịch về cơ sở khoa học vàgiải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam như: “Quy hoạch tông thé pháttriển du lịch vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ đến năm 2020”; của Bộ Văn hóa, Thêthao và Du lịch về “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìnđến năm 2030”, “Quy hoạch phát triển kinh tế đảo Việt Nam đến năm 2020”

Những công trình trên, đã đánh giá tổng hợp tài nguyên phục vụ du lich, dự báo nhu

cầu chiến lược phát triển du lịch, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của phát triển du

lịch, là những tài liệu quý giá.

Nghiên cứu về du lịch địa học hiện nay chưa nhiều, nhưng nghiên cứu giá tri

di tích địa mạo, di tích địa học, đa dạng địa học cho phát triển du lịch, trong lĩnhvực địa chất - địa mạo có một số nghiên cứu như của Trần Tân Văn (2010) “Điêutra nghiên cứu các di sản địa chất va dé xuất xây dựng công viên địa chất ở miễnBắc Việt Nam” và Trần Tân Văn và nnk (201 1), “Bảo ton di sản địa chất, phát triển

và quản lý mạng lưới công viên địa chat ở Việt Nam” [65, 66] Các di sản địa mao

đã được mô tả kha chi tiết trong chuyên khảo “Dia mạo Việt Nam: Cấu trúc - Tàinguyên và Môi trường” do Lê Đức An chủ biên (2012) [10]; “Hà Nội, địa chất, địa

mạo và tài nguyên khoáng sản liên quan ” do Vũ Văn Phái chủ biên (2011) [45].

17

Trang 30

1.13 Trong khu vực nghiên cứu

1.1.3.1 Các công trình nghiên cứu về dải ven biển tỉnh Bình Thuận liên quan đến

luận án

Trước năm 1975, các công trình nghiên cứu về địa chất, địa mạo khu vực dảiven biên tinh Binh Thuận chủ yếu được tiến hành bởi các nhà dia chất Pháp và nhàđịa chất Việt Nam của chế độ Việt Nam cộng hòa, gắn với điều tra thành lập bản đồđịa chất và tìm kiếm khoáng sản Vào năm 1937, Saurin cho xuất bản tờ Nha Trangthuộc bộ bản đồ địa chất Đông Dương tỷ lệ 1/500.000 kèm theo bản thuyết minh,các thành tạo Đệ tứ khu vực Nam Trung Bộ còn được ông đề cập trong công trìnhthành lập bản đồ địa chất cho toàn Đông Dương Còn có một số công trình nghiêncứu của các nhà địa chất Việt Nam đã đề cập tới cấu trúc địa chất của đồng bằngThuận Hải Mặc dù các nghiên cứu trong giai đoạn này còn sơ sài và có nhiều hạnchế, song các kết quả nghiên cứu là những tài liệu khoa học có giá trị làm cơ sởđịnh hướng cho những nghiên cứu ở giai đoạn tiếp theo

Sau năm 1975, ngay sau ngày Miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất,công tác đo vẽ địa chất, địa mạo ở các tỷ lệ khác nhau đã được triển khai nhanhchóng đã hoàn thành các bản đồ địa mạo tỷ lệ 1:200.000 và bản đồ địa chất thuỷ văn,địa chất công trình ở tỷ lệ 1/200.000 [34], các báo cáo tìm kiếm nước dưới dat ty lệ1/50.000 [21, 33, 40, 48]; các bản đỗ địa chất môi trường tỷ lệ 1/25.000 cho 2 khuvực đô thị Phan Thiết trong đó các tài liệu lỗ khoan sâu, đo địa vật lý rất cÓ giá tri chophép tìm hiểu cấu trúc địa chất, trật tự địa tang, bề dày trầm tích khu vực [49]

Bên cạnh đó còn có các công trình nghiên cứu tông hợp và các bài báo công

bố liên quan tới các vẫn đề địa mạo của khu vực cụ thê như trong các công trình của:Đào Đình Bắc [14] trên cơ sở các nghiên cứu của mình, đã cho rằng khu vực nghiêncứu thuộc vùng khí hậu bán khô hạn là nơi thuận lợi phát triển điển hình dang địahình pediment, hình thành theo cơ chế tiến hoá của sườn theo phương thức giật lùisong song; Lê Xuân Hồng nghiên cứu đặc điểm xói lở bờ biển Việt Nam, đã chothấy bờ biển Bình Thuận được xếp vào kiểu bờ mài mòn tích tụ vũng vịnh [29];Uông Đình Khanh, trong luận án tiến sĩ “Đặc điểm dia mao vùng đôi và đồng bằngven biển Ninh Thuận - Bình Thuận” đã đưa ra một số điềm mới như nghiên cứu,xác định các quá trình địa mạo và các dạng địa hình đặc trưng đối với vùng khí hậukhô hạn và bán khô hạn Ninh Thuận - Bình Thuận [32]; Vũ Văn Phái và đồng

18

Trang 31

nghiệp với đề tài “Nghiên cứu dia mạo đới bờ biển tỉnh Bình Thuận phục vụ quyhoạch và quản lý lãnh thổ” đã đưa ra các một số định hướng quy hoạch phát triển

bờ biển Bình Thuận nói chung, vùng cát đỏ Phan Thiết nói riêng [44]; Dinh XuânThành, trong luận án tiễn sĩ “7iến hóa trầm tích Pliocen - Dé tứ vùng thêm lục địa

từ Quảng Nam đến Bình Thuận ” đã đưa ra một số điềm mới như tiến hóa tram tíchPliocen - Đệ tứ vùng thêm lục địa từ Quảng Nam đến Bình Thuận được phân chiathành 8 tập tương ứng với 8 chu kỳ trầm tích [61]; Dương Thị Thanh Xuyến vớiluận án tiến sĩ “Đánh giá tài nguyên, kinh tế - xã hội và môi trường cho định hướngquy hoạch tổng thể đới bờ biển tỉnh Bình Thuận” đã đưa ra cơ sở khoa học cho định

hướng quy hoạch không gian đới bờ biên tinh Bình Thuận theo quan điểm phát triển

bên vững kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường [68]; Dinh Văn Huy và đồng nghiệpvới đề tài “Nghiên cứu, đánh giá các giá trị địa chất - địa mạo nổi bật nhằm pháthiện và xác định các di sản địa chất địa mạo ở dải ven biển Bình Thuận” đã phân ra

13 kiểu di sản địa địa chất địa mạo và đánh giá giá trị theo 13 kiểu di sản đó, dựaquan điểm của Tran Tân Văn [30] và các điểm geosite dé tài đưa ra trùng các điểmgeosite tác giả Hà Quang Hải và nnk [26] Tuy nhiên, vẫn còn hạn chế khi đánh giátheo kiểu di sản, không theo điểm di sản cụ thể, kết quả đánh giá chung của kiều disản đôi khi sẽ chưa làm nổi bật giá trị của những điểm di sản quan trọng và khácbiệt trong cùng một kiểu [30] Ngoài ra còn nhiều bài báo liên quan tới địa mạo khuvực dải ven biến tinh Bình Thuận có nội dung đề cập tới sự có mặt của các thềmbiển ở các bậc độ cao khác nhau và tuổi khác nhau cũng như tranh luận về nguồngốc cát đỏ của các tác giả Trần Nghi [36, 37], Nguyễn Hoàn [27], Lê Đức An [1, 3,

4, 5, 6]; Lại Huy Anh, Uông Dinh Khanh [13]; Nguyễn Dich Dy [24, 25]; Uông Đình

Khanh, Vũ Văn Phái [31]; Nguyễn Thế Tiệp [59]; Nguyễn Thế Thôn [58]

Địa mạo Nam Trung Bộ, còn được thé hiện trong các công trình nghiên cứu địa

lý tổng hợp như nghiên cứu tìm kiếm khoáng sản ngoại sinh [17, 18, 50] nghiên cứuđặc điểm địa hoá, vỏ phong hoá của đới khô hạn Ninh Thuận - Bình Thuận [11, 12, 19]cũng đã được đề cập khá chỉ tiết, làm phong phú thêm các kết quả nghiên cứu khu vực

Tóm lại, có thé thay răng cho đến nay những nét cơ bản về nguồn gốc và thànhphan vật chất của các thành tao địa mạo khu vực dai ven biên tỉnh Bình Thuận đã đượcxác định Tuy nhiên, những vẫn đề về đa dạng địa hình trong thành tạo Đệ tứ, các giá

trị tài nguyên địa mạo van cần được tiêp tục nghiên cứu làm sáng tỏ.

19

Trang 32

1.1.3.2 Các công trình nghiên cứu về du lịch trong khu vực nghiên cứu

Những công trình nghiên cứu về du lịch tỉnh Bình Thuận chưa nhiều Đángchú ý là một số công trình như: “Quy hoạch chỉ tiết cum du lịch Phan Thiết - MũiNé” của Viện nghiên cứu phát triển du lịch [67], “Dé án phát triển du lịch sinh tháitỉnh Bình Thuận”, “Nghiên cứu định hướng phát triển du lịch sinh thái tỉnh BìnhThuận và vùng Duyên hải cực Nam Trung Bộ đến năm 2020”, “Nghiên cứu, đánhgid tài nguyên nước và dé xuất giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môitrường nước vùng khô hạn Ninh Thuận - Bình Thuận”, “Quy hoạch tổng thể pháttriển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 tâm nhìn đến 2030” của sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch Bình Thuận [51, 52, 53] đây là những tài liệu bồ ích cho quá

trình nghiên cứu thực trạng tài nguyên du lịch tỉnh Bình Thuận.

Nghiên cứu đánh giá giá trị tài nguyên địa mạo nổi bật tại bờ biển tinh BinhThuận đáng chú ý của Vũ Văn Phái và đồng nghiệp với đề tài “Nghién cứu dia mạophục vụ du lịch ( lấy ví dụ vùng Phan Thiết, tinh Bình Thuận)” [41] và Vũ Văn Phái

và đồng nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu địa mạo đới bo biển tỉnh Bình Thuận phục vụquy hoạch và quản lý lãnh thé” [44] Dinh Văn Huy và đồng nghiệp với đề tài

“Nghiên cứu, đánh giá các giá trị địa chất - địa mạo nổi bật nhằm phát hiện và xácđịnh các di sản dia chất địa mao ở dai ven biển Bình Thuận” [30] Và có một sốnghiên cứu là một trong những tiền đề trong đánh giá giá trị các di tích địa mạo, đó làhướng quan tâm các tác giả nghiên cứu thành phan vật chất, cô sinh, các trầm tích Dé

tứ của lãnh thé Khu vực vùng đồi và đồng bằng ven biển Ninh Thuận - Bình Thuận

đã được đề cập đến trong các công trình của Đặng Văn Bào [16]; Định Ngọc Lựu, LêĐức An [35]; Trần Nghi [36, 37]

Đề đáp ứng xu hướng nghiên cứu về du lịch địa học đang phát triển hiện nay,

các tài liệu trên là một trong những cơ sở quan trọng, trong quá trình NCS phân tích

đánh giá giá trị của các di tích dia mao cho phát triển du lịch địa học dai ven biển

tỉnh Bình Thuận.

1.2 Cơ sở lý luận nghiên cứu địa mạo môi trường phục vụ phát triển du lịch địa học

1.2.1 Địa mạo môi trường

1.2.1.1 Mối quan hệ giữa địa mạo môi trường và du lịch địa học

Từ giữa thế kỷ XX đến nay, với sự đổi mới của khoa học về Trái đất nóiriêng, cũng như những tiến bộ trong công nghệ nói chung, khoa học địa mạo bắt đầuđược chia thành nhiều lĩnh vực khác nhau Đầu tiên, hai xu hướng lớn của địa mạođược làm nỗi bật là địa mạo lý thuyết và địa mạo ứng dụng (hình 1.5)

20

Trang 33

Địa mạo lý thuyết (theoretical geomorphology): được xây dựng trên nhữngquan niệm, về sự hình thành và tiến hóa địa hình trên bề mặt Trái đất Dia mao lýthuyết chia thành địa mạo cấu trúc, địa mạo khí hậu và địa mạo quá trình.

Địa mạo ứng dung (applied geomorphology): địa mạo - một khoa học nghiên

cứu về địa hình đã được sử dụng trong mọi mặt của đời sống xã hội

Trong địa mạo ứng dụng lại được phân thành địa mạo tìm kiếm, địa mạo côngtrình và địa mạo môi trường Ở các nước Phương Tây, hướng ứng dụng của địa mạochủ yếu tập trung cho những vấn đề về công trình theo yêu cầu của các kỹ sư Tuynhiên, từ cuối thế kỷ XX đến nay, ứng dụng của địa mạo ở các nước Phương Tây nóiriêng và hầu hết các quốc gia trên thế giới nói chung, đều tập trung cho địa mạo môitrường Có thể nói rằng, địa mạo môi trường là hướng nghiên cứu ứng dụng toàn diệnnhất của khoa học địa mạo suốt từ nửa cuối của thế kỷ XX đến nay và ngày càng pháttriển mạnh mẽ

Như đã phân tích trong phan tổng quan, các hướng nghiên cứu liên quan đến địamạo môi trường, NCS dựa trên quan điểm của tác giả Panizza (“Dia mao môi trường làlĩnh vực của các khoa học về Trái đất, nghiên cứu các mối quan hệ giữa con người vàmôi trường trên quan điển dia mạo” [116]) dé phục vụ trong nghiên cứu về du lịch địahọc Với định nghĩa trên của Panizza, địa mạo môi trường ứng dụng trong phát triển dulịch địa học nói chung và tại dải ven biển tinh Bình Thuận nói riêng, được NSC giớihạn trong luận án, phần tai nguyên dia mao là làm rõ giá trị các tài nguyên địa mạo, đặcbiệt là các di tích dia mạo nổi bật phân bố trên dai ven biển tỉnh Binh Thuận Phan tai

biến giới hạn trong luận án, là các tai biến chủ yếu liên quan đến tài nguyên địa mạo

đặc biệt là các di tích địa mạo nồi bật trên dải ven biển tình Binh Thuận (hình 1.5)

Địa mạo cau

[pia mao cong

Ung dung | trinh

21

Trang 34

1.2.1.2 Tài nguyên địa mạo

Quan niệm về tài nguyên thiên nhiên được Mitchell (1984) nhận xét “Tainguyên thiên nhiên được xác định bởi nhận thức, quan điểm, nhu câu, kỹ năngcông nghệ, tổ chức pháp luật, tài chính cũng như thói quen chính trị của conngười” [107] Tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sựphát triển kinh tế - xã hội của nhân loại Địa hình mặt đất là nơi con người tồn tại,phát triển, nơi xảy ra hầu hết các hoạt động của xã hội loài người, song việc coiđịa hình là một dạng tài nguyên chỉ mới được xem xét và đưa ra từ thế kỷ XX.Một trong những tác giả đầu tiên đưa ra thuật ngữ này là Panizza, được trình bàytrong cuốn sách “Dia mạo môi trường ” xuất bản năm 1996 Theo tác giả này, tàinguyên địa mạo định nghĩa như sau: “Tai nguyên địa mạo bao gom cả các nguyên

liệu thô (lién quan tới các qua trình địa mạo) và địa hình - cả loại có ích cho con

người lẫn loại có thể trở nên có ích phụ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế, xã hội và

công nghé” [116].

Panizza (1996), đã đưa ra một số giá tri cần được đánh giá cho địa hình cũng

như các qua trình địa mạo trước khi xem xét chúng là tài nguyên Các giá tri này

bao gồm: khoa học; văn hóa; kinh tế - xã hội và phong canh/canh vật Giá tri khoa

hoc được biểu thị ở 4 đặc tính là: 1) mô hình tiễn hóa địa mao; 2) được sử dụng chocác mục đích giáo dục; 3) ví dụ cô địa mao; và 4) trụ cột của hệ sinh thái Giá trivăn hóa có thê thuộc thế giới của nghệ thuật hoặc thuộc truyền thống văn hóa Giátrị kinh tế - xã hội, néu nó có thé được sử dụng cho mục đích du lịch hoặc thể thao.Giá tri phong cảnh thé hiện ở cảm giác ngoạn mục, lẫn sự hấp dẫn của nó [116]

Hiện nay, việc sử dụng tài nguyên không hợp lý và tùy tiện có thể dẫn đến giatăng các tai biến, ảnh hưởng đến chất lượng môi trường và kinh tế, cuộc sống của conngười Do đó, cần cân bằng giữa tài nguyên và tai biến trong quá trình phát triển kinh

tế trong hình 1.6

Khan hiém tài nguyên và giá cả

|

| Chất lượng môi trường giảm, tác động đến sức khỏe, v.v.

Hình 1.6: Tương tác giữa con người, tài nguyên và tai biến (sửa đổi từ Ch Park) [114]

22

Trang 35

Có thé thấy rằng, kể từ khi quan niệm về tài nguyên dia mạo ra đời, thì các

khía cạnh của địa mạo ứng dụng càng được mở rộng hơn, cả hình thức sử dụng, cả

trực tiếp và gián tiếp trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong phát triển du

lịch nói chung và du lịch địa học nói riêng.

1.2.1.3 Tai bién dia mạo

Tai biến địa mạo có thê được định nghĩa như là “khả năng có thể xảy ra mộthiện tượng bat ổn định địa mạo nào đó và với độ lớn dự kiến có thể xảy ra trongmột lãnh thé nào đó trong khoảng thời gian dự kiến” [116]

Quan niệm về tai biến địa mạo được xem xét trên các hiện tượng bat ồn định

địa mao (geomorphological instability) (hình 1.7) Định nghĩa của thuật ngữ dia

hình không bên vững (unstable landform) hoặc là “một dạng không cân bang vớimôi trường tự nhiên và có xu hướng tiễn tới tự cân bằng bởi sự tự điều chỉnh”, hoặc

“một dạng đã đạt tới cân bang, mặc dù dang duy trì trạng thai động đặc biệt”.

Chúng là tất cả địa hình, đang tiến hóa theo cách làm nhiễu động do các hoạt độngcủa con người: chăng hạn, trượt đất hoặc uốn khúc, gây ra những cải biến môi

trường còn được giữ lại ít nhiêu do các quá trình xói lở và tích tụ [116].

Phân tích Phan tích ảnh

nguyên mẫu hưởng

Bối cảnh tự Hoạt động nhân eee Động lực dia

nhiên sinh Lịch sử địa mạo mạo hiện đại

Hình 1.7: Sơ đô logic dé xác định tính bat ổn định địa mạo [116]

Trong số các nguyên nhân làm mat 6n định hoặc ngăn cản mat 6n định, có

thể đưa ra dưới đây: địa chất, thủy văn, địa hình, khí hậu và sử dụng đất Ngoài ra,

còn bao gôm cả các nguyên nhân tạo ra do con người, là toàn bộ các hoạt động của

23

Trang 36

con người như: vật nuôi - cây trồng, nông nghiệp, các công trình, v.v vì chúng đều

có thé làm biến đổi môi trường [116]

Nhóm các nguyên nhân địa chất, cùng lịch sử kiến tạo của chúng và trênlãnh thổ mà chúng lộ ra Ví dụ, các quá trình xói mòn do rửa trôi theo rãnh nhỏhoặc chuyên động khối gần bề mặt, đều bị khống chế bởi tốc độ và kiểu phonghóa đá và đất

Đối với các nguyên nhân địa chất thủy văn, vai trò của nước đối với sự bất

én định của sườn, được xem xét không thua kém đối với lực trọng lực các hiệntượng khác nhau, được kết hợp với hoạt động của nước, như: dòng chảy mặt và cácquá trình xuất phát của xói mòn trên mặt, theo rãnh nhỏ, theo khe rãnh, đất chảyliên quan tới thâm thấu, sụt lún, xâm thực do sông hoặc hóa lỏng cát và bột, khi vậtliệu cố kết kém đều là đối tượng cho các rung động địa chấn, v.v

Trong số các nguyên nhân địa hình, thì hướng khác nhau của dạng sườn baogồm: góc dốc của sườn, độ cao (năng lượng địa hình), chiều dài và hình dạng sườn,tất cả đều là các yếu tô hình thái, kiểm soát tính bất ôn định theo những cách khác

nhau và quy mô khác nhau.

Nguyên nhân khí hậu, một số lớn hiện tượng bất ôn định sườn xảy ra dưới

ảnh hưởng của mưa Ví dụ, trong một vài loại trượt đất (trượt thổ nhưỡng, dòng

mảnh vụn) trên lớp phủ gần bề mặt, các sự kiện mưa bất thường có cường độ caodẫn tới sự bất ôn định của sườn Van đề có thể trở nên phức tạp hơn khi chuyênđộng khối, bao gồm khối lượng lớn đất đá di chuyên, những trượt đất này thườngtác động đến bề day đáng ké của đá

Nguyên nhân sử dụng đất, được xác định chủ yêu bởi các hoạt động quản lýtrồng trọt, chăn thả và các hoạt động quản lý rừng Hoạt động này, có thể xảy ratheo các cách sau đây: băng việc làm giảm sự huy động và các quá trình vận chuyên

do tác động của trọng lực, gió, nước, v.v ; bằng việc giúp cho sự thấm qua củanước mưa, do vậy, làm hạn chế dòng chảy mặt; băng việc chặn một sé lượng lớn

nước mưa cho các hoạt động sinh học của chúng, v.v Đặc biệt, phân tích các loài

thực vật nên được thực hiện, cũng như việc chia nhỏ lãnh thổ phù hợp với mức độ

“kháng cự” của chúng, nghĩa là năng lượng bảo vệ thổ nhưỡng khỏi bị xói mòn.Ngoài ra, quản lý sườn và các kỹ thuật can thiệp nên được xem xét (chăng hạn, làmbậc thang hay các phương pháp trồng trọt khác) [116]

24

Trang 37

Tóm lại, khi nghiên cứu về các tai biến địa mạo, phục vụ cho phát triển dulịch địa học, là nghiên cứu về các hiện tượng bất ôn định địa mạo, đặc biệt là ảnhhưởng của các hiện tượng đó, tới các di tích địa mạo nôi bật phân bố trong khu vựcnghiên cứu Tìm ra nguyên nhân tai biến địa mạo và hậu quả của chúng, tác độngbiến đổi các di tích địa mạo như thế nào, đó là cơ sở đưa ra các biện pháp kế hoạch

cụ thể trong bảo ton di tích dia mạo

1.2.1.4 Kiểu môi trường địa mạo

Kiểu môi trường địa mạo là một khái niệm được sử dụng dé chỉ một hay vàinhân tố giữ vai trò chủ đạo trong quá trình hình thành và làm thay đổi địa hình.Chang hạn, kiểu môi trường địa mạo dòng chảy trên mặt, thì động lực dòng nướcchảy giữ vai trò chủ đạo trong quá trình hình thành và biến đổi địa hình; hay kiểumôi trường địa mạo bờ biển, thì các tác nhân động lực của biển (sóng, thủy triều,dòng chảy) giữ vai trò chủ đạo; hay kiểu môi trường địa mạo karst thì cả đá có khảnăng hòa tan và sự vận động của nước đều giữ vai trò chủ đạo dé tạo ra các dạng địahình karst cả trên mặt lẫn karst ngầm; v.v [106]

Do đó, trong mỗi kiểu môi trường thì sẽ có một tập hợp các dạng địa hìnhnhất định nào đó, nghĩa là các thành tạo địa hình và vật liệu tạo nên chúng đặctrưng cho môi trường đó, mà không thé tôn tại trong môi trường địa mạo khác Ví

dụ, các bậc thềm sông được phân bố dọc theo lòng sông, thường được cấu tạo bởihai tướng tram tích: tướng lòng sông có kích thước hạt thô hơn và tướng bãi bồi cókích thước hạt nhỏ hơn và đều có độ chọn lọc trung bình; hoặc các bãi biển trongđiều kiện tác động của sóng chiếm ưu thế thường có độ dốc tương đối lớn cau taobởi vật liệu thô hơn (thường là cát) và có độ mài tròn và chọn lọc tốt; hoặc cácđồng bằng châu thổ (delta) được thành tạo do sự kết hợp giữa động lực sông và

động lực biển, thường có diện tích đáng kế và được cấu tạo bởi cả các tram tích

nguồn gốc biến lẫn nguồn gốc sông: v.v

1.2.1.5 Kiểu môi trường địa mạo và mối quan hệ với nguồn sốc địa hình

Rõ ràng, từ định nghĩa về địa mạo môi trường, có thể nhận thấy rằng, địa

mạo môi trường, nghiên cứu mối tương tác giữa con người với các môi trường địamạo Xét trong phạm vi các khoa học về Trái đất, các kiểu môi trường địa mạo(geomorphological environments), cũng như các kiểu môi trường địa chất, đặc biệt

là các môi trường trầm tích (depositional environments), đều có những tác động

đáng kê, bao gôm cả các tác động tích cực và tiêu cực, đên cuộc sông xã hội.

25

Trang 38

Tuy nhiên, xét một cách cụ thé, thì kiểu môi trường địa mạo, còn bao hàm

rộng hơn môi trường tích tụ trầm tích Bởi vì môi trường tích tụ, hầu như chỉ hàm

chứa quá trình tích tụ và các thành tạo tích tụ được tạo nên Trong khi kiểu môi

trường địa mạo, lại bao hàm cả quá trình bóc mòn (phá hủy) và tích tụ (xây dựng) của các thành tạo địa hình do chúng tạo nên.

Vi vậy, trong kiểu môi trường địa mạo, có cả các dạng địa hình tích tụ và địa

hình bóc mòn Ví dụ, trên lục địa, trong môi trường dòng chảy sông (fluvial

environment), tác nhân gây vận chuyên quan trọng là nước chảy, thì môi trường tram

tích chỉ là các tích tụ với các vật liệu có kích thước hạt khác nhau (cuội, sỏi, cát, bột,

vật liệu hữu cơ), trong khi kiểu môi trường địa mạo lại bao gồm cả các dạng địa hìnhtích tụ (bãi bồi thấp, bãi bồi cao, bãi ven lòng, v.v ) và địa hình xâm thực (vách xâmthực, thác nước, thung lũng xuyên thủng, v.v ) Hoặc ở bién, trong kiểu môi trườngbãi biển (beach environment), tác nhân gây vận chuyền quan trọng là sóng và dòngchảy dọc bờ, thì môi trường trầm tích, cũng chỉ là cuội, sỏi - sạn, cát, trong khi kiểumôi trường địa mạo lại bao gồm các dạng tích tụ khác nhau (bãi biển, doi cát, doi cátnối đảo, cồn ngầm - bar, v.v ) và các dạng địa hình mài mòn (bãi mãi mòn, vách mạimòn, khối sót mài mòn, công td vo, V.V ) có ý nghĩa thực tiễn rất lớn đối với cuộcsống của con người (tắm biển, tham quan, nghiên cứu khoa học)

Xét trong bối cảnh của khoa học địa mạo, thì quan niệm kiểu môi trườngdia mao có thé gan tương dong với quan niệm về nguôn gốc địa hình Tuy nhiên,kiểu môi trường địa mạo mang ý nghĩa chỉ tiết và cụ thể hơn, đông thời dễ dàngnhận thức hơn đối với những người không chuyên sâu về lĩnh vực địa mạo TheoGuo và đồng nghiệp [91], kiểu môi trường địa mao là môi trường cơ bản nhất duytrì sự phát triển của xã hội loài người Các kết quả của nghiên cứu địa mạo môitrường, có thể được sử dụng để đánh giá tài nguyên, sử dụng đất đai, bảo vệ môitrường, giảm thiểu và phòng chống tai biến thiên nhiên, do đó, có thể phục vụ pháttriển bền vững một cách toàn diện Điều này, được thể hiện rõ trong công trình

“Các môi trường bờ bién và thay đổi toàn cầu” do Masselink và Gehrels chủ biên[105] và “Lập bản đồ các môi trường địa mạo” do Pavlopoulos, Evelpidou vàVassilopoulos chủ biên [115] Cụ thể, trong công trình “Các môi trường bờ biển

và thay đổi toàn cầu”, căn cứ vào những đặc trưng về sự phân bố không gian,

động lực, v.v , lại chia ra: bãi biên, côn cát ven biên, hệ thông côn chăn, bãi

26

Trang 39

triều, bờ rừng ngập mặn, châu thô, bờ đá, rạn san hô Đây thực chất là các môi

trường địa mạo, cụ thể ở bờ biên, trong khi nếu theo nguồn gốc, thì chỉ là địa hình

nguồn góc biển và sông biển hỗn hợp (đối với châu thổ) Còn khi thành lập ban đồmôi trường địa mạo bờ biển, thì tất cả các thành tạo địa hình được hình thành docác tác nhân động lực khác nhau đều phải thé hiện: vách biển (đang hoạt độnghoặc đã ngừng hoạt động), thềm biển (tích tụ hay mài mòn), bãi mài mòn (danghoạt động), hang biển, cồn chan, doi cát, bãi triều, đầm phá, v.v

1.2.2 Du lịch địa học

1.2.2.1 Quan niệm về du lịch địa học

Định nghĩa lần đầu tiên được công bố rộng rãi là của Hose (1995): “Cungcấp các cơ sở dịch vụ và giải thích dé cho phép khách du lịch có được kiến thức vàhiểu biết về địa chất và địa mạo của một địa điểm (bao gom ca sự đóng gop cho sự

phat triển của khoa hoc Trái đất) vượt xa mức độ đánh giá về mặt thẩm my” [96].

Sau đó Joyce (2007) đề xuất một định nghĩa làm việc về du lịch địa học: “Conngười đi đến một nơi dé xem xét và tìm hiểu về một hoặc nhiễu khía cạnh của địachất và địa mạo” [99] Trong khi các nhà nghiên cứu ở Vương quốc Anh vàAustralia [95, 96, 101], xác định địa chất và cảnh quan là các yếu tố trung tâm của

du lịch địa học, thì Địa lý quốc gia ở Hoa Kỳ áp dụng một cách tiếp cận rộng hơn,

xác định du lịch dia học là “sự duy tri hoặc hoặc nâng cao đặc trưng địa lý cua địa

điểm được viếng thăm, bao gom môi trường, văn hóa, thẩm mỹ, di sản và hạnh phúc

của cu dan cua no” Theo định nghĩa này, du lịch địa hoc là một nhánh của du lịch

bền vững, thay vì tập trung vào việc giảm thiểu tác động đến môi trường sinh thái,tìm kiếm dé bảo tồn tất cả các thuộc tính tự nhiên va con người đã tạo ra một vi trínhất định khác với các vi trí khác Sau đó, phối hợp với các tô chức địa phương, Dia

lý quốc gia đã xuất bản bản đồ du lịch địa lý, giới thiệu hơn hai mươi điểm du lịchtrên toàn thế giới và tìm cách thông báo cho du khách về các lựa chọn bền vững hơnđược cung cấp trong từng khu vực, từ đó giúp nâng cao đặc trưng địa lý của khu

vực va đóng góp cho hạnh phúc của người dân địa phương Boley và Nickerson

(2013) cho rằng những ấn phẩm của Địa lý quốc gia đã xuất ban góp phan đáng kể

vào việc phố biến du lịch địa học như một chiến lược phát triển du lịch bền vững.Đồng thời, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh tam quan trọng của việc thu hẹp địnhnghĩa du lịch địa học đối với địa chất và bảo tồn của du lịch địa học [91, 94, 110,

27

Trang 40

113] Theo Dowling và Newsome (2006), “du lịch địa hoc có thể được xem là mộtphân của du lịch vùng tự nhiên và du lịch sinh thái, nhưng là một dạng du lịch đặcbiệt, tập trung sự chủ ý cho các di tích địa hoc” [82] Đến năm 2010 Dowling vàNewsome đã tinh chỉnh và bổ sung định nghĩa như sau: “Du lịch địa học là du lịchbên vững, với sự tập trung chủ yếu vào việc trải nghiệm các đặc điểm địa chất, địamao cua Trái đất theo cách thúc day sự hiểu biết về môi trường và văn hóa, đánhgiá cao và bảo ton, và có lợi cho địa phương” Du lịch địa học có thé được mô tảtheo các nguyên tắc chính, chung cho các hình thức du lịch bền vững khác [83].

Tóm lại, có thể thấy rằng Du lịch địa học là du lịch với trọng tâm là các đặcđiểm địa chất, địa mạo của Trái đất, hay là các di tích địa mạo đó chính là sản phẩmcủa du lịch Du lịch địa học kết hợp với các nguyên tắc bền vững chú trọng về giátrị địa chất — địa mạo, giáo dục về môi trường và bồi dưỡng cho những lợi ích cộngđồng địa phương Mục tiêu của du lịch địa học là thúc đây các cơ hội phát triển dulịch, đồng thời đảm bảo việc bảo tồn và bảo vệ các thuộc tính của di tích địa học

1.2.2.2 Sứ dụng tài nguyên địa mạo cho phát triển du lịch địa học

- Ditich dia mạo

Đề cho các kết quả nghiên cứu địa mạo, ngày càng được ứng dụng trong thựctiễn phát triển kinh tế - xã hội nhiều hơn, vào đầu thế kỷ 21, Panizza [116] lại đưa raquan niệm về đi tích địa mạo Di tích địa mạo (geomorphosite), thuộc đại gia đình

các di tích dia học (geosites).

Theo Reynard (2004), di tích địa học được định nghĩa là “những vị trí của

địa quyền có tam quan trọng dé nhận thức về lịch sử Trái đất Chúng được phânđịnh về không gian và trên quan điểm khoa học, có sự khác biệt rõ rệt với Xung

quanh ” [123] Chính xác hơn, các di tích địa học được xác định là các đối tượng địa

chất hoặc địa mạo có được giá trị khoa học (ví dụ, kiểu địa tầng trầm tích, đại diện

băng tích sót của thời kỳ mở rộng băng hà), văn hóa/lịch sử (ví dụ, giá trị tôn giáo

hoặc thần bi), thâm mỹ (ví dụ, một số cảnh quan miền núi hoặc bờ biển), và hoặc xã

hội - kinh tế (ví dụ, các cảnh quan thẩm mỹ là điểm đến cho du lịch) do nhận thức

hoặc con người khai thác Di tích địa học có thể là những đối tượng riêng lẻ (ví dụ,

dòng dung nham) và các hệ thống lớn hơn (ví dụ, các hệ thống sông, trường băng

hà, cảnh quan bờ biển) Các di tích địa học tích cực cho phép hình dung được cácquá trình địa mạo (ví dụ, hệ thông sông, núi lửa hoạt động), trong khi các di chỉ địahọc thụ động lại biểu lộ các quá trình trước đây, trong trường hợp này, chúng có giá

28

Ngày đăng: 21/05/2024, 02:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.3: Phân bố địa lý các nghiên cứu về du lịch địa học trên thé giới [111] - Luận án tiến sĩ quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu địa mạo môi trường phục vụ phát triển du lịch địa học dải ven biển tỉnh Bình Thuận
Hình 1.3 Phân bố địa lý các nghiên cứu về du lịch địa học trên thé giới [111] (Trang 24)
Hình 1.4: Chủ dé nghiên cứu về du lịch địa hoc phát triển theo thời gian [111] - Luận án tiến sĩ quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu địa mạo môi trường phục vụ phát triển du lịch địa học dải ven biển tỉnh Bình Thuận
Hình 1.4 Chủ dé nghiên cứu về du lịch địa hoc phát triển theo thời gian [111] (Trang 25)
Hình 1.8: Các đi tích dia mao ở thung lũng Blenio [124] - Luận án tiến sĩ quản lý tài nguyên và môi trường: Nghiên cứu địa mạo môi trường phục vụ phát triển du lịch địa học dải ven biển tỉnh Bình Thuận
Hình 1.8 Các đi tích dia mao ở thung lũng Blenio [124] (Trang 51)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w