1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ USSH nghiên cứu nghệ thuật hát xẩm phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn hà nội (đào tạo thí điểm)

126 15 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Nghệ Thuật Hát Xẩm Phục Vụ Phát Triển Du Lịch Trên Địa Bàn Hà Nội
Tác giả Trần Thị Giang
Người hướng dẫn PGS.TS Triệu Thế Việt
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Du lịch
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 1,49 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do lựa chọn đề tài (10)
  • 2. Lịch sử nghiên cứu (12)
  • 3. Mục tiêu nghiên cứu (16)
  • 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu (16)
  • 5. Những vấn đề mới được nghiên cứu của luận văn (18)
  • 6. Phương pháp nghiên cứu (18)
  • 7. Bố cục luận văn (19)
  • Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGHỆ THUẬT HÁT XẨM TẠI HÀ NỘI (20)
    • 1.1. Khái niệm, đặc điểm khách du lịch, khách du lịch quốc tế (20)
      • 1.1.1. Khái niệm khách du lịch (20)
      • 1.1.2. Đặc điểm khách du lịch quốc tế (22)
      • 1.1.3. Đặc điểm tâm lý, thị hiếu, tiêu dùng khách du lịch quốc tế (25)
    • 1.2. Giá trị văn hóa truyền thống và những giá trị phi vật thể của các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống (26)
      • 1.2.1. Những giá trị văn hóa truyền thống (26)
        • 1.2.1.1. Văn hóa và bản sắc văn hóa truyền thống (26)
        • 1.2.1.2. Văn hóa truyền thống Việt Nam (0)
      • 1.2.2. Giá trị văn hóa phi vật thể của các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống Việt Nam (29)
        • 1.2.2.1. Văn hóa vật thể và phi vật thể (29)
        • 1.2.2.2. Văn hóa phi vật thể và những loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống Việt nam (30)
    • 1.3. Khái lược về sự hình thành và phát triển của nghệ thuật hát Xẩm (31)
      • 1.3.1. Nguồn gốc xuất xứ của hát Xẩm (31)
      • 1.3.2. Những bước thăng trầm của nghệ thuật hát Xẩm (33)
      • 1.4.1. Sự ra đời nghệ thuật hát Xẩm ở Hà Nội (34)
      • 1.4.2. Sự phát triển của hát Xẩm ở Hà Nội (37)
        • 1.4.2.1. Môi trường diễn xướng (38)
        • 1.4.2.2. Tổ chức dàn nhạc và nhạc cụ Xẩm (38)
        • 1.4.2.3. Hệ thống làn điệu và lời ca (42)
        • 1.4.2.4. Kỹ thuật trình diễn (45)
      • 1.4.3. Giá trị của nghệ thuật hát Xẩm đối với sự phát triển du lịch (46)
        • 1.4.3.1. Gía trị văn hóa – nghệ thuật (46)
        • 1.4.3.2. Giá trị của nghệ thuật hát Xẩm đối với sự phát triển du lịch Hà Nội (46)
  • Chương 2. THỰC TRẠNG KHAI THÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN TRUYỀN THỐNG HÁT XẨM HÀ NỘI TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH (50)
    • 2.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của du lịch Hà Nội (50)
      • 2.1.1. Khái quát về ngành du lịch Hà Nội (50)
      • 2.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch Hà Nội đến 2020 (53)
        • 2.1.2.1. Điểm mạnh (54)
        • 2.1.2.2. Điểm yếu cần khắc phục (55)
      • 2.1.3. Tình hình thị trường khách du lịch quốc tế đến Hà Nội giai đoạn 2011 – 2016 (56)
    • 2.2. Hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển du lịch và vấn đề gìn giữ bản sắc văn hóa, trong đó có việc giữ gìn các giá trị văn hóa phi vật thể (60)
      • 2.2.1. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống (60)
      • 2.2.2. Hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển du lịch và vấn đề gìn giữ các giá trị văn hoá phi vật thể (61)
    • 2.3. Thực trạng hoạt động biểu diễn truyền thống tại Hà Nội trong thời gian qua và hiện nay (62)
      • 2.3.1. Khái quát chung về thực trạng biểu diễn nghệ thuật truyền thống phục vụ du lịch (62)
      • 2.3.2. Thực trạng tổ chức hoạt động nghệ thuật Hát xẩm phục vụ phát triển du lịch tại Hà Nội (65)
        • 2.3.2.2. Những thuận lợi (74)
  • Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN TRUYỀN THỐNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ NỘI (79)
    • 3.1. Phương hướng mục tiêu của du lịch Hà Nội 2015 - 2020 (79)
    • 3.2. Phương pháp và quy trình khai thác thị trường khách du lịch quốc tế nhằm phát triển du lịch văn hóa, trong đó có loại hình Nghệ thuật biểu diễn truyền thống hát Xẩm Hà Nội (82)
      • 3.2.1. Phương pháp (82)
        • 3.2.1.1. Phương pháp tạo dựng thị trường thông qua mạng lưới bán sản phẩm rộng khắp (82)
        • 3.2.1.2. Tiếp thị trực tiếp thông qua đội ngũ nhân viên tiếp thị (83)
        • 3.2.1.3. Phương pháp khai thác triển khai thị trường du lịch quốc tế thông qua các mối quan hệ và hệ thống bạn hàng truyền thông (84)
        • 3.2.1.4. Phương pháp thu hút khách hàng bằng thương hiệu (84)
        • 3.2.1.5. Phương pháp khai thác thị trường bằng sản phẩm đa dạng và độc đáo (85)
        • 3.2.1.6. Phương pháp khai thác thị qua mạng (85)
      • 3.2.2. uy tr nh hai thác thị trường hách du ịch quốc tế trong phát triển loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống hát xẩm Hà Nội (86)
        • 3.2.2.1. ác định thị trường khách mục tiêu và nhu cầu của h (86)
        • 3.2.2.2. ây dựng chương tr nh tour du lịch có sản phẩm du lịch đ c trưng là các loại h nh nghệ thuật biểu diễn truyền thống theo mong muốn của khách (87)
        • 3.2.2.3. em xét khả năng đáp ứng của các nhà cung cấp dịch vụ biểu diễn truyền thống (87)
        • 3.2.2.4. Đánh giá lại chất lượng sản phẩm đ cung cấp cho khách sau khi kết thúc một chương (88)
      • 3.3.1. Đề xuất với các cấp quản lý (88)
      • 3.3.4. Đưa nghệ thuật hát Xẩm vào các chương tr nh tour du ịch (101)
      • 3.3.5. Liên kết với các khách sạn, nhà hàng đưa hát Xẩm đến với du lich một cách linh hoạt (103)
      • 3.3.6. Chuyên môn hóa các sản phẩm du lịch nghệ thuật biểu diễn trên địa bàn hiện nay (105)
      • 3.3.7. Quảng bá trong và nước ngoài về nghệ thuật hát Xẩm truyền thống (107)
  • KẾT LUẬN (110)
  • PHỤ LỤC (114)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (124)

Nội dung

Lý do lựa chọn đề tài

Những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, sự đổi mới về chính sách đối ngoại, với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, ngành du lịch Hà Nội cũng đã có những bước phát triển mạnh mẽ và ngày càng tác động tích cực hơn đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội Du lịch đã được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn trong phát triển kinh tế của đất nước và đang hội nhập với khu vực và trên thế giới Khách du lịch quốc tế đến với Hà Nội ngày một tăng

Trong những năm gần đây, du lịch Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu khả quan, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế để phát triển theo hướng bền vững, hiện đại, nâng cao vị thế trong khu vực và quốc tế Xác định vị trí quan trọng của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội và khai thác hợp lý tiềm năng du lịch phong phú

Những năm qua, du lịch Hà Nội đã tập trung khai thác các loại hình du lịch văn hóa phi vật thể, trong đó tập trung vào các lễ hội truyền thống, phát triển du lịch làng nghề và đặc biệt hơn nữa là khai thác các giá trị nghệ thuật biểu diễn truyền thống như múa rối nước, chèo, ca trù hay các giá trị văn hóa dân gian

Các loai hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống được tạo dựng trên nền tảng văn hóa dân tộc với bề dày hàng mấy nghìn năm Trong đó, có sự chắt lọc, tạo nên nét tinh túy của nghệ thuật biểu diễn truyền thống Chính vì vậy, việc khai thác đầy đủ và hợp lý các giá trị văn hóa phi vật thể với các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống sẽ góp phần thúc đẩy du lịch Việt Nam phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có, đồng thời bảo tồn, duy trì và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc

Bên cạnh đó, dù đã đạt được nhiều những thành quả khích lệ trong việc phát triển du lịch Hà Nội thông qua việc khai thác các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống như múa rối nước, ca trù, chèo, chầu văn,…, nhưng trên thực tế du lịch Hà Nội chưa khai thác được các lợi thế của mình đang có về các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống

Tất nhiên, trong mối quan hệ bảo tồn và phát huy có những mâu thuẫn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của nghệ thuật này Có những tác động tốt, nhưng cũng sẽ có những mặt trái làm ảnh hưởng đến phát triển bền vững di sản

Thực tế cho thấy, trong mối quan hệ với du lịch, hát xẩm, mặc dù đã và đang được trình lên UNESCO công nhận là di sản thế giới, nhưng vẫn chưa được các cấp, các ngành, các doanh nghiệp du lịch quan tâm đúng mức Hát xẩm vẫn là lựa chọn sau múa rối nước, quan họ, ca trù hay biểu diễn âm nhạc dân tộc trong các tour du lịch, trong các hoạt động giải trí, giao lưu văn hóa dân tộc, mà các công ty du lịch xây dựng để quảng bá và đón khách trong nước và quốc tế Bên cạnh đó, thực tế hoạt động của các CLB, giáo phường hát xẩm tại Hà Nội trong phạm vi nội, ngoại thành vẫn còn manh mún, chưa được quan tâm đầu tư bài bản, có định hướng phát triển rõ ràng

Nhìn chung, vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị di sản hát Xẩm và mối quan hệ của nó với sự biến đổi về văn hóa, nghệ thuật hát Xẩm ở mỗi cộng đồng làng, thôn, CLB, giáo phường tại Hà Nội hiện nay so với các giai đoạn trước đây, sẽ khiến cho chúng ta phải nghiên cứu để tìm ra lời giải cho một số câu hỏi

Hơn nữa, dù có nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống song việc sử dụng nó để phát triển du lịch vẫn còn nhiều hạn chế Ngoài múa rối nước, ca trù được coi là một trong những giá trị văn hóa tinh thần vô cùng quan trọng, độc đáo thì khách du lịch đến Việt Nam không biết thêm bất kì loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống nào khác

Do đó, luận văn xin đề cập đến khía cạnh văn hóa phi vật thể của Việt Nam nói chung và trong đó tâp trung khai khía cạnh nghệ thuật hát Xẩm, loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống ở Việt Nam nói riêng để đánh giá thực trạng, đề ra các giải pháp phát triển hợp lý, hiệu quả nhằm khai thác triệt để khía cạnh đấy trong quảng bá, khuếch trương cho các loại hình du lịch văn hóa ở Hà Nội nhằm thu hút khách du lịch.

Lịch sử nghiên cứu

Trong những năm gần đây, đã có nhiều nhà nghiên cứu có các bài viết nghiên cứu về hát xẩm nói chung, về ca từ, làn điệu Xẩm nói riêng Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu sâu sắc về hát Xẩm mà chỉ đề cập sơ qua, còn chủ yếu là nghiên cứu về các làn điệu Xẩm Tiêu biểu như các tác giả: nhạc sĩ Thao Giang, tác giả Khương Văn Cường (Nghệ thuật hát Xẩm, Xuất bản

2009), Trần Việt Ngữ ( Hát Xẩm, Nxb Âm nhạc Hà Nội, 2002), Bùi Đình Thảo (Hát Xẩm, Sở VHTT Ninh Bình, NB 1995), là những nghệ sĩ, tác giả đã dành nhiều tâm huyết với loại hình nghệ thuật này Hay một số các bài báo viết đăng trên các báo và tạp chí như : Hát Xẩm - “Nghệ thuật của cội nguồn dân gian”

(Phương Lan, baomoi.com), “Nghệ thuật hát Xẩm” (Thanh Ngoan, 2009, 12/3/2013), “Nghệ thuật hát Xẩm - di sản văn hoá Ninh Bình” (Trần Hữu Bình, ninhbinh.gov.vn, 12/6/2012)… và bài viết“Một số tương đồng và dị biệt giữa hát Xẩm và âm nhạc nhân thanh truyền thống Huế” (tạp chí sáng tác phê bình nghiên cứu văn học nghệ thuật - văn hoá, 27/08/2012), đặc biệt là sự ra mắt của album hát Xẩm mang phong cách Hà Nội chào đón đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội của 3 NSƯT Thanh Ngoan, Mai Tuyết Hoa và nhạc sĩ Nguyễn Quang Long Trong đó đáng chú ý nhất là hai công trình “Hát Xẩm,

1000 năm Âm nhạc Thăng Long - Hà Nội” (Nxb Âm nhạc, 2002) của tác giả Bùi Trọng Hiền và tác phẩm “Hát Xẩm” (Nxb Âm nhạc, 2002 ) của tác giả Trần Việt Ngữ Ngoài ra còn có tác phẩm “Nghệ thuật hát Xẩm” (Xb 2009) của tác giả Khương Văn Cường Trong cuốn “Hát Xẩm, 1000 năm Âm nhạc Thăng Long - Hà Nội” tác giả Bùi Trọng Hiền đã khái quát về lịch sử của hát Xẩm nói chung (từ lịch sử cho đến nội dung nghệ thuật ca từ trong hát Xẩm) Ông cũng có sự tìm tòi nghiên cứu các loại nhạc khí độc đáo được sử dụng trong loại hình nghệ thuật này Với tác phẩm “Hát Xẩm” của tác giả Trần Việt Ngữ Ngoài việc giới thiệu khái quát về hát Xẩm, tác giả còn đi sâu vào nghiên cứu về những làn điệu Xẩm cổ, trong đó tác giả có sưu tầm, trích dẫn rất nhiều lời của các bài hát Xẩm thuộc các làn điệu cổ theo các điệu Xẩm Ba bậc, Huê tình, Phồn huê, Thập ân như: “Dạt nước cánh bèo” (trích bài Xẩm theo điệu Hà Liễu

- lời cổ), “Công cha nghĩa mẹ sinh thành” (bài hát Xẩm theo điệu Thập ân - lời cổ ), “Nước chảy đôi dòng” (bài hát Xẩm theo điệu Huê tình trong Ca trù - lời cổ )… Ngoài còn một số nhạc sĩ rất nổi tiếng với nhiều lời nhận xét, đánh giá có giá trị về hát xẩm như nhạc sĩ Thao Giang, nhạc sĩ Quang Long… Trong đó, nghệ sĩ Quang Long được biết đến với cái tên “Người của “thế giới” Xẩm Hà Nội” Mặc dù mới ngoài 30 tuổi nhưng nhạc sĩ Nguyễn Quang Long đã là một trong những nhà nghiên cứu, lý luận âm nhạc trẻ được nhiều người biết đến

Nhiều bài viết về âm nhạc truyền thống của anh mang thiên hướng lý luận, nghiên cứu đã được đăng tải trên tạp chí và được độc giả đón nhận Những năm gần đây, anh còn được biết tới là một trong những nghệ sĩ góp công phục hồi nghệ thuật Xẩm và dòng Xẩm Hà Nội Một sự kiện đáng chú ý nhất trong thời gian gần đây là sự ra mắt công chúng bộ phim “Xẩm đỏ” - một bộ phim tài liệu tái dựng lại chân dung nghệ nhân Hà Thị Cầu cùng những thăng trầm của nghệ thuật hát Xẩm trong dòng chảy cuộc sống đương đại của Đạo diễn Lương Đình Dũng Phim lấy bối cảnh quay tại Yên Mô (Ninh Bình) với nhân vật chính là nghệ nhân hát Xẩm Hà Thị Cầu cùng cây đàn nhị truân chuyên đã gắn bó với bà hơn 60 năm Câu chuyện kể về cuộc đời long đong của lão nghệ nhân được ví là người hát xẩm cuối cùng của thế kỷ, là “báu vật sống” của loại hình di sản văn hoá dân gian này, được kể lại bằng những câu hát Xẩm ngân lên theo từng nhịp Sênh, tiếng Phách, xen lẫn đó là nỗi niềm trăn trở và luyến tiếc của người trong cuộc về một loại hình nghệ thuật truyền thống đang dần bị mai một Nhiều tư liệu chỉ đề cập chuyên biệt về thể cách, nghệ thuật hát Xẩm, trong khi mục đích nghiên cứu của học viên không đi sâu vào nghiên cứu hát Xẩm ở góc độ nghệ thuật mà là nghiên cứu vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị di sản hát Xẩm nhằm thu hút khách du lịch Ngoài những phần thuộc về biểu diễn, một số tư liệu cũng có trình bày những hiểu biết về âm nhạc hát Xẩm theo lối hiểu cổ truyền Những kiến thức như vậy là cứ liệu cho nhà nghiên cứu về âm nhạc đời sau tìm hiểu âm nhạc trong quá khứ Nhìn chung, đây là những công trình nghiên cứu kỹ lưỡng về nghệ thuật hát xẩm trên nhiều phương diện, từ nghệ thuật biểu diễn, giá trị văn học, văn hóa, đến đặc trưng vùng miền Đối với nhóm các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa di sản nói chung và du lịch riêng, có không nhiều các nghiên cứu mang tính hệ thống và chuyên sâu về mối liên hệ giữa văn hóa, di sản văn hóa và phát triển du lịch, đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể trong đó có các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống Đặc biệt, mối quan hệ giữa hát Xẩm và phát triển du lịch thì hầu như vắng bóng Đa số các công trình, hội thảo chỉ dừng lại ở một số quan điểm, bài báo, bài chuyên đề viết về vấn đề cảm nhận của du khách khi đi xem, nghe hát xẩm hay những cảm nhận chủ quan của du khách Trong một số các nghiên cứu về di sản, du lịch văn hóa hoặc các vấn đề có liên quan, các học giả trong và ngoài nước ít nhiều cũng đã có đề cập và xem xét đến mối quan hệ này nhưng chủ yếu là làm rõ các vấn đề như: tác động qua lại giữa hai ngành như các tác động tích cực và tiêu cực của du lịch lên cộng đồng, di sản, môi trường; tiềm năng di sản văn hóa trong phát triển du lịch; định hướng phát triển nhằm hạn chế các tác động của du lịch; Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu này đều chưa xem xét đến thực tế năng động và phức tạp của mối quan hệ này ở các điểm di sản của nước ta, khiến cho những nhận định khoa học và đề xuất chính sách quản lý trong các nghiên cứu này thiếu tính thuyết phục liên quan đến thực tế năng động của mối quan hệ này.

Mục tiêu nghiên cứu

- Thứ nhất: Xây dựng một công trình khoa học vừa có cơ sở lý luận, vừa có giá trị áp dụng vào thực tiễn, góp phần cùng các cấp, các ngành, các chuyên gia, các nghệ nhân, các CLB, giáo phường đưa ra những vấn đề trọng tâm cần bàn luận và hướng phát triển các giá trị di sản hát Xẩm một cách bền vững tại Hà Nội

- Thứ hai: Nghiên cứu thực trạng hoạt động khai thác nghê thuật hát Xẩm - loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống trong việc phát triển du lịch Hà Nội

Những tác động của việc khai thác này trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống

- Thứ ba: Đề ra các kiến nghị, giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch Hà Nội thông qua hát Xẩm Qua đó, đưa ra những giải pháp nhằm khai thác hiệu quả.

Những vấn đề mới được nghiên cứu của luận văn

- Phân tích rõ các đặc điểm của thị trường khách du lịch quốc tế trong việc thụ hưởng các giá trị văn hóa phi vật thể nói chung và các giá trị văn hóa phi vật thể nói chung và các giá trị văn hóa nghệ thuật biểu diễn truyền thống nói riêng

- Phân tích thực trạng các giá trị văn hóa phi vật thể nghệ thuật biểu diễn truyền thống trong việc phát triển du lịch Việt Nam

- Chỉ ra những thách thức từ việc hội nhập kinh tế quốc tế trong việc phát triển văn hóa và tác động của nó tới việc bảo tồn, giữ gìn các giá trị truyền thống

- Đề xuất các giải pháp nhằm năng cao hiệu quả khai thác phát triển loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống hát Xẩm, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển du lịch Hà Nội.

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập tài liệu

+ Tài liệu sơ cấp: Thu thập các tài liệu liên quan tới các nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, các tài liệu nghiên cứu về di sản, giá trị di sản hát Xẩm, văn hóa - nghệ thuật hát Xẩm, những vấn đề về CLB, giáo phường, quá trình bảo tồn, phát huy giá trị di sản và những biến đổi có liên quan…

+ Tài liệu thứ cấp: Thu thập các tài liệu, các công trình nghiên cứu ở nhiều cấp độ, góc độ về các hoạt động biểu diễn hát xẩm hiện nay, thu thập, điều tra đánh giá của du khách, nghệ nhân, chuyên gia, nhà quản lý,…

- Phương pháp phân tích và tổng hợp dữ liệu: Sau khi thu thập các tài liệu sơ cấp và thứ cấp liên quan đến luận án, sẽ thực hiện phương pháp tổng hợp tài liệu, dữ liệu đã có, đặc biệt đối với các dữ liệu quan trọng, liên quan trực tiếp đến luận án thì phải vừa tổng hợp vừa phân tích cho phù hợp

- Phương pháp tổng hợp phân tích số liệu: Kế thừa tài liệu, sách báo, tạp chí, internet, báo cáo hội thảo khoa học… nghiên cứu về hát Xẩm nói chung và các vấn đề khác như bảo tồn, phát huy giá trị di sản hát Xẩm, đánh giá của nghệ nhân, nhà quản lý, chính quyền địa phương, từ đó bổ sung, hoàn thiện nội dung luận văn

- Phương pháp khảo sát thực tế, quan sát tham dự: Do thời gian và khả năng của bản thân có hạn nên tập trung chủ yếu cho công tác khảo sát thực tế tại một số điểm biểu diễn hát xẩm nhằm phục vụ phát triển thu hút du khách trong phạm vi khu vực Hà Nội, trong đó tập trung chuyên sâu ở các CLB, giáo phường hát Xẩm tại nội thành Hà Nội để có cái nhìn tổng thể, có thể đưa ra được những đối chiếu, so sánh khách quan

- Phương pháp chuyên gia: Nghệ nhân, nghệ sĩ hát Xẩm, nhà quản lý CLB, giáo phường hát Xẩm; nhà nghiên cứu văn hóa và âm nhạc truyền thống, đại diện lãnh đạo quản lý nhà nước về văn hóa, du lịch,

- Phương pháp điều tra xã hội h c: Trong quá trình khảo sát thực tế, ngoài việc quan sát tác giả còn sử dụng phương pháp:

+ Phỏng vấn bằng bảng hỏi với các đối tượng khách: Khách du lịch quốc tế và trong nước (200 phiếu); Người Việt Nam (đối tượng đại diện là các sinh viên đang học tập tại Hà Nội: 300 phiếu);

Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương

Chương 1: Tổng quan nguồn gốc và sự phát triển của Nghệ thuật hát Xẩm Hà Nội

Chương 2: Thực trạng khai thác loại hình Nghệ thuật biểu diễn truyền thống hát Xẩm Hà Nội trong phát triển du lịch

Chương 3: Các giải pháp khai thác loại hình Nghệ thuật biểu diễn truyền thống hát Xẩm nhằm nâng cao hiệu quả phát triển du lịch Hà Nội.

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGHỆ THUẬT HÁT XẨM TẠI HÀ NỘI

Khái niệm, đặc điểm khách du lịch, khách du lịch quốc tế

1.1.1 Khái niệm khách du lịch

Về cơ bản, khách du lịch là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên trong một thời gian nhất định, sử dụng các dịch vụ du lịch và có khả năng thanh toán các khoản tiêu dùng đó Khách du lịch không phải là những người đi học tập, đi làm việc tại điểm đến du lịch với mục đích kiếm thu nhập cho cá nhân

Như vậy, để được coi là khách du lịch thì phải đạt được các yếu tố sau:

Rời khỏi nơi cư trú thường xuyên, có thể rời xa hàng nghìn km nhưng cũng có thể chỉ trong một phạm vi bán kính là vài chục km

Sử dụng các dịch vụ du lịch tại điểm đến du lịch mà khách định đến

Có khả năng thanh toán, chi trả cho các dịch vụ du lịch khách sử dụng trong chuyến du lịch

Không mưu cầu mục đích kiếm thu nhập cho cá nhân

Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế, trong đó, khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người trong một quốc gia định cư ở nước ngoài vào quốc gia đó du lịch; công dân của quốc gia đó, người nước ngoài thường trú tại đó ra nước ngoài du lịch Như vậy, khách du lịch quốc tế sẽ được chia thành hai đối tượng cơ bản:

- Khách là người nước ngoài, người trong nước định cư ở nước ngoài đi du lịch trong nước

- Khách là người trong nước, người nước ngoài định cư ở trong nước đi du lịch nước ngoài Ở Việt Nam, khách du lịch quốc tế được định nghĩa theo Luật Du lịch Việt Nam là: hách du ịch quốc tế à người nước ngoài, người iệt am định cư ở nước ngoài vào iệt am du ịch à người iệt am, người nước ngoài thường tr ở iệt am ra nước ngoài du ịch

Có thể thấy, định nghĩa trong Luật Du lịch của Việt Nam đã bao trùm được cả hai đối tượng khách quốc tế cơ bản, đó là khách quốc tế In-bound (khách quốc tế chủ động hay còn gọi là khách quốc tế vào du lịch tại Việt Nam và Out- bound (khách quốc tế bị động hay còn gọi là khách quốc tế đi ra ngoài Việt Nam du lịch)

Tuy vậy, ở nhiều quốc gia, đối tượng khách du lịch quốc tế đầu tiên luôn được khuyến khích phát triển tăng cả về lượng và chất Thu nhập xã hội từ du lịch tăng cao, xuất khẩu thu ngoại tệ tại chỗ là giải pháp tốt nhất Còn đối tượng khách thứ hai thì ít được khuyến khích bởi nếu như số lượng khách du lịch là người trong nước đi du lịch quá đông thì sẽ dẫn đến tình trạng chảy máu ngoại tệ

Trong khi đó, khách du lịch nội địa cũng luôn đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển du lịch của bất kỳ quốc gia nào Quốc gia nào càng phát triển, dân số đông và lượng khách du lịch nội địa đi du lịch có khả năng thanh toán chi trả cao thì quốc gia đó sẽ rất phát triển du lịch nội địa

Theo uật Du lịch Việt Nam thì khách du lịch nội địa được định nghĩa như sau: hách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi l nh thổ Việt Nam

Như vậy, khách du lịch nội địa nói chung sẽ là những người công dân của một quốc gia hay những người nước ngoài đang thường trú, công tác và làm việc tại quốc gia đó, đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ quốc gia Khách du lịch nội địa thường được coi là những khách du lịch có địa bàn di chuyển không lớn như khách du lịch quốc tế Tuy nhiên, nếu như quốc gia nào có diện tích rộng lớn như Canada, Mỹ, Trung Quốc, Nga, ấn Độ, thì việc di chuyển trong lãnh thổ quốc gia đó sẽ là một phạm vi lớn

1.1.2 Đặc điểm khách du lịch quốc tế

Khai thác thị trường khách du lịch quốc tế hoàn toàn không dễ dàng Nhiều công ty lữ hành quốc tế có kinh nghiệm gặp không ít khó khăn và lúng túng khi tham gia vào khai thác mảng thị trường này Nhiều công ty đã không đạt được kế quả như mong muốn Lý do là vì mảng thị trường khách du lịch quốc tế dù đã được khai thác từ lâu, trong đó chủ yếu là mảng du lịch In-bound, nhưng mỗi thị trường lại có những đặc thù riêng của nó, tính cạnh tranh trên thị trường lại rất lớn, đòi hỏi cả ở cấp độ vĩ mô quản lý Nhà nước về du lịch và vi mô ở cấp độ doanh nghiệp có cách tiếp cận riêng

Nhìn chung, khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế đều khá tương đồng nhau về mặt động cơ, mục đích, nhu cầu, mong muốn đi du lịch Cả hai đều rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình và đến một nơi khác với mong muốn được thưởng thức, thưởng lãm các danh lam thắng cảnh, các dịch vụ và các nét đặc trưng văn hoá của điểm đến Nhưng cả hai vẫn có những đặc điểm riêng mà khách du lịch quốc tế có những đặc điểm nổi bật như sau:

• Về phạm vi, khoảng cách, di chuyển và l nh thổ:

- Khách du lịch quốc tế di chuyển trong một phạm vi lãnh thổ lớn, ra khỏi quốc gia mình là công dân sinh sống

- Bán kính di chuyển thường rất rộng và có khi ở mức độ toàn cầu chứ không chỉ ở mức độ khu vực, châu lục

- Các phương tiện vận chuyển trong chuyến đi du lịch sẽ rất đang dạng và hiện đại, chủ yếu là di chuyển bằng máy bay

• Về đ c trưng tâm l , sở thích, tiêu d ng của khách du lịch quốc tế:

- Khách du lịch quốc tế ngoài việc thường có tâm lý đi du lịch theo mùa, vụ thì họ còn có thói quen đi du lịch trong bất kỳ thời điểm nào cho phép Ở đây là cho phép cả về thời gian lẫn tiền bạc Vào các dịp nghỉ hè, nghỉ đông, ngày lễ lớn của đất nước họ, khách du lịch quốc tế sẽ đi du lịch trong nước và rất nhiều người sẽ chọn cho mình các chuyến du lịch nước ngoài

- Khách nội quốc tế thích lựa chọn những loại hình du lịch đặc trưng là du lịch biển, du lịch nghỉ núi và du lịch văn hoá - tín ngưỡng – lễ hội để họ có thể khám phá một vùng đất mới thông qua phong tục tập quán, tín ngưỡng, văn hoá và cản quan của đất nước đó

- Khách du lịch quốc tế ở quốc gia có thu nhập bình quân đầu người GDP cao thì thường có khả năng chi trả cao và ngược lại Tuy vậy, đã là khách du lịch đi du lịch quốc tế thì mức độ chi trả cũng phải đạt được tiêu chuẩn và mức độ phù hợp khi đi du lịch nước ngoài

- Khách du lịch quốc tế thường phải mất nhiều thời gian cho việc chuẩn bị thủ tục, giấy tờ hợp lệ để đi du lịch Khách sẽ phải làm hộ chiếu, visa hay chuẩn bị đổi ngoại tệ, thẻ tín dụng quốc tế, hoá đơn thanh toán trả trước Voucher, ,

- Khách du lịch quốc tế khi đi du lịch thường chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết để đảm bảo cho chuyến du lịch của họ thành công nhất

• Về mục đích đi du lịch

Giá trị văn hóa truyền thống và những giá trị phi vật thể của các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống

1.2.1 Những giá trị văn hóa truyền thống 1.2.1.1 Văn hóa và bản sắc văn hóa truyền thống

Trong hoàn cảnh hiện nay của một thế giới mở cửa, của sự toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế, dẫn đến những tác động về nhiều mặt về văn hoá, xã hội, văn hoá truyền thống, cốt cách dân tộc được mọi người chú ý và đến đâu, ngừi ta cũng thấy tầm quan trọng của văn hoá được đặt lên hàng đầu UNESCO thừa nhận văn hoá là cội nguồn trực tiếp của phát triển xã hội, có vị trí trung tâm và đóng vai trò điều tiết xã hội Trong những nước tiên tiến, sự chi tiêu cho phục hưng, bảo tồn, duy trì và phát huy bản sắc văn hoá một dân tộc ngày càng cao

Vậy thì tại Việt Nam, văn hoá đã được đề cập như thế nào?

Gần đây, UNESCO đã đưa ra một định nghĩa chính thức về văn hoá: "Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát sống động m i m t của cuộc sống (của mỗi cá nhân và các cộng đ ng) đ diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đ cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó, từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình"

"Văn hoá là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc một cá nhân hay một tộc người với cái thế giới thực tại ít nhiều đ bị cá nhân này hay tộc người này mô hình hoá theo cái mô hình t n tại trong biểu tượng Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này, đó là văn hoá dưới hình thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành một kiểu lựa ch n riêng của cá nhân hay tộc người, khác với các kiểu lựa ch n của các cá nhân hay tộc người", định nghĩa về văn hoá của tác giả Phan Ngọc - Bản sắc văn hoá Việt Nam 2002

Trong khi đó, bản sắc văn hoá lại là sự nói đến cái mặt bất biến của văn hoá trong quá trình phát triển của lịch sử Văn hoá là một hệ thống các quan hệ, không phải là những vật cụ thể Các hệ thống quan hệ này mang những tên gọi riêng, có thể chưa đựng những cách lý giải khác nhau trong cách biểu hiện qua các thời đại Cái tạo thành tính bất biến của các mối quan hệ này là những nhu cầu tâm thức con người từng dân tộc

Nói đến bản sắc văn hoá Việt Nam là nói đến tính ổn định, bất biến trong văn hoá Việt Nam Nhưng cái phần ổn định này không nhìn thấy bắng mắt thường được do là sự đan xen, chống chéo của các quan hệ Văn hoá Việt Nam cũng vậy, nó có thể thay đổi theo nhiều cách mà ta khó đoán biết hết được, nhưng phải duy trì một mối quan hệ kiểu trọng tâm Duy trì bản sắc văn hoá, hiểu theo cách nhìn này không có nghĩa là đóng cửa lại, mà phải chấp nhận mọi tiếp xúc, mọi quan hệ Không có văn hoá tự lực cánh sinh, tự túc, mà phải biết gìn giữ, phát huy nhưng vẫn học tập, giao thoa để cùng tiến bộ

Như vậy, ngoài khái niệm văn hoá nói chung đưa ra được những vấn đề liên quan đến sự hình thành nên khái niệm đó thì bản sắc văn hoá mỗi dân tộc cũng được đề cập đến là cái mặt bất biến của văn hoá trong quá trình phát triển lịch sử Mỗi tộc người, mỗi dân tộc đều có mặt bất biến đó và dù quá trình phát triển lịch sử có tác động như thế nào chăng nữa thì nó vẫn mang bản sắc riêng

1.2.1.2 ăn hóa truyền thống Việt Nam

Với bề dày truyền thống hàng nghìn năm, với lịch sử gắn liền với nền văn minh lúa nước, văn minh Văn Lang, - Âu Lạc hay văn minh sông Hồng, văn hoá Việt Nam truyền thống là thứ văn hoá cội rễ xuất phát từ hoạt động của cư dân nông nghiệp lúa nước

Trong phạm vi hẹp, đất nước Việt Nam nằm trên địa bàn cư trú của người Bách Việt Có thể hình dung khu vực này như một hình tam giác với cạnh đáy là sông Dương Tử (Trung Quốc) và đỉnh là vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam ngày nay Ở phạm vi rộng hơn, văn hoá Việt Nam nằm trong khu vực cư trú của người Indonesia lục địa Có thể hình dung đây là một tam giác có cạnh đáy vẫn là sông Dương Tử, còn đỉnh đã đưcợ kéo dài tới tận đồng bằng sông Mê Kông

Như vậy, kể từ trước khi nhà Nguyễn mở đất phía Nam, vẽ lên bản đồ hình chữ

S hoàn chỉnh, thì văn hoá Việt Nam vcũng đã nằm trong khu vực tam giác có hình thù như trên Dù rộng hay hẹp thì đặc trưng địa lý cố hữu của khu vực này vẫn là nhiệt độ cao, độ ẩm cao (lượng mưa hàng năm lớn) và có gió mùa Điều kiện tự nhiên quy định cho khu vực này laọi hình văn hoá gắn với nông nghiệp với đặc trưng sau:

+ Trống lúa nước, khác với văn hoá khô mạch của Trung Quốc ở phía Bắc sông Dương Tử

+ Sống định cư và hoà hợp với thiên nhiên, khác với văn hoá du mục Đề cao vai trò của phụ nữ (một đặc trưng của văn hoá thực vật, nơi chế độ mẫu hệ dựa trên nền kinh tế hái lượm, trồng trọt là hình thái thống trị)

+ Sùng bái mùa màng, sinh nở - văn hoá phồn thực, nông nghiệp

Do nằm trong vùng địa lý này nên văn hoá Việt Nam có được đẩy đủ các đặc trưng nêu trên, sau đó cấu thành các yếu tố đặc thù (mang tính khu vực) trong nội dung văn hoá Việt Nam Bên cạnh đó, văn hoá Việt Nam cũng đã tạo nên sự khác biệt:

+ Ứng xử mềm dẻo, khả năng thích nghi và chịu đựng cao (ảnh hưởng của môi trường nước)

+ Tính dung chấp cao do là đầu mối giao thông đường bộ, đường thuỷ chính nên người dân thường xuyên giao lưu với các khu vực bên ngoài và tiếp thu nhiều kiến thức từ hoạt động giao lưu đó

+ Không có các công trình kiến trúc đồ sộ (ngoại trừ hệ thống đê điều và thuỷ lợi) do là vùng đất trẻ lấn dần ra biển nên không có kết cấu bền vững và cư dân của khu vực này thường phải sống chung với nước

+ Tồn tại nhiều loại hình nghệ thuật gắn với sông nước (chèo, rối nước, đua thuyền, làng nghề thủ công truyền thống ven các dòng sông, )

Văn hoá truyền thống Việt Nam là nền văn hoá thống nhất trong tính đa dạng Tính đa dạng của văn hoá là kết quả của sự đa dạng tộc người Do vậy, dù đa dạng, nhưng văn hoá Việt Nam vẫn hướng tâm vào văn hoá Việt

Tuy vậy, xét một cách toàn diện, dù chứa đựng tính hỗn dung lớn, nhưng do bản chất xuất phát từ nền văn minh lúa nước, nông nghiệp, nên văn hoá Việt Nam vẫn có bản sắc rất đặc trưng, mang dáng dấp riêng của văn hoá nông nghiệp lúa nước, điển hình là sự ra đời, tồn tại và phát triển của hàng loạt các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống, lễ hội nông nghiệp, các nghệ thuật thủ công nông nghiệp,

Khái lược về sự hình thành và phát triển của nghệ thuật hát Xẩm

1.3.1 Nguồn gốc xuất xứ của hát Xẩm

Trong dòng mạch nguồn âm nhạc dân gian, gắn liền với đời sống con người Việt Nam Đặc biệt là cuộc sống dân dã, thị thành và kẻ chợ, đó là hát xẩm

Xẩm là một loại hình dân ca của miền Bắc Việt Nam, phổ biến ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ "Xẩm" cũng còn được dùng để gọi những người hát xẩm - thường là người khiếm thị đi hát rong kiếm sống và do đó hát Xẩm còn có thể coi là một nghề

Theo các nghệ nhân, hát xẩm khởi phát vào khoảng thế kỷ thứ 14 Từ khi ra đời đến khoảng đầu thế kỷ 20, hát Xẩm được gọi với những tên gọi khách nhau như hát rong, hát dạo,…

Theo truyền thuyết, đời nhà Trần, vua cha Trần Thánh Tông có hai hoàng tử là Trần Quốc Toán và Trần Quốc Đĩnh Do tranh giành quyền lực nên Trần Quốc Đĩnh bị Trần Quốc Toán hãm hại, chọc mù mắt rồi đem bỏ giữa rừng sâu

Tỉnh dậy, hai mắt mù loà nên Trần Quốc Đĩnh chỉ biết than khóc rồi thiếp đi

Trong mơ bụt hiện ra dạy cho ông cách làm một cây đàn với dây đàn làm bằng dây rừng và gẩy bằng que nứa Tỉnh dậy, ông mò mẫm làm cây đàn và thật lạ kỳ, cây đàn vang lên những âm thanh rất hay khiến chim muông sà xuống nghe và mang hoa quả đến cho ông ăn Sau đó, những người đi rừng nghe tiếng đàn đã tìm thấy và đưa ông về Trần Quốc Đĩnh dạy đàn cho những người nghèo, người khiếm thị Tiếng đồn về những khúc nhạc của ông lan đến tận hoàng cung, vua vời ông vào hát và nhận ra con mình Trở lại đời sống cung đình nhưng Trần Quốc Đĩnh vẫn tiếp tục mang tiếng đàn, lời ca dạy cho người dân để họ có nghề kiếm sống.[1,76] Hát xẩm đã ra đời từ đó và Trần Quốc Đĩnh được suy tôn là ông tổ nghề hát xẩm nói riêng cũng như hát xướng dân gian Việt Nam nói chung Người dân lấy ngày 22 tháng 2 và 22 tháng 8 âm lịch làm ngày giỗ của ông Trung tâm Phát triển Nghệ thuật Âm nhạc Việt Nam thuộc Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã lập ra một giải thưởng mang tên Trần Quốc Đĩnh nhằm tôn vinh, hỗ trợ các nghệ nhân, nghệ sĩ, nhà sưu tầm, nghiên cứu, nhà báo có công lao, đóng góp cho lĩnh vực âm nhạc truyền thống và trao giải lần đầu tiên năm 2008

Theo chính sử thì vua Trần Thánh Tông không có hoàng tử tên Đĩnh hay Toán Thái tử con vua Thánh Tông tên là Khảm, sau lên ngôi là vua Nhân Tông; một người con nữa là Tả Thiên vương Vì vậy nguồn gốc hát Xẩm là dựa trên thánh tích chứ không truy được ra trong chính sử.[2]

1.3.2 Những bước thăng trầm của nghệ thuật hát Xẩm

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là thời gian thịnh đạt nhất của hát Xẩm

Lúc này, không còn đơn thuần là loại hình giải trí lúc nông nhàn, Xẩm đã phát triển thành một nghề kiếm sống của người nghèo nơi thành thị và được truyền dạy từ thế hệ này qua thế hệ khác

Trong quá trình phổ biến lối hát Xẩm, có những người mù hoặc nghèo khổ nhưng rất có năng khiếu về âm nhạc đã vận dụng hát Xẩm làm phương tiện kiếm sống, vô hình trung, đưa hát xẩm trở thành "đặc sản" của những người ăn xin Lượng người hát Xẩm đông nhất là thời kỳ Pháp thuộc và những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp

Có thể nói, một thời gian dài, hát Xẩm đã là món ăn tinh thần của quần chúng lao động Nó đề cập đến nhiều vấn đề ở mọi khía cạnh, trong mọi tình huống của cuộc sống, từ công cha nghĩa mẹ, tình yêu, tình vợ chồng, tình huynh đệ cho đến những tình cảm riêng tư của mỗi con người, hay những vấn đề mang tính thời sự cập nhật, đả kích và phê phán những thói hư tật xấu của xã hội đương thời… Không chỉ phục vụ cho đám đông ngoài xã hội, người nghệ sĩ xẩm còn sẵn sàng phục vụ theo yêu cầu như trong dịp cưới xin, ma chay, giỗ kỵ và thậm chí nhiều khi chỉ đơn giản là “nhờ bác xẩm đánh tiếng dùm” với cô nàng thôn nữ đang đứng bên đàng

Một trong những chức năng vô cùng độc đáo của nghệ thuật hát Xẩm là một kênh truyền thông bằng tiếng hát rất hữu hiệu Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và cả trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Xẩm địch vận đã xuất hiện và phát huy vai trò tích cực của mình Để động viên tinh thần đấu tranh anh dũng của các chiến sĩ trong trận tuyến quyết giữ mạch máu lưu thông cầu Hàm Rồng, nghệ nhân Xẩm Minh Sen (Thanh Hoá) đã ôm cây đàn nhị đi khắp mọi nơi trên mặt trận để mang những lời ca hóm hỉnh, mang lại tiếng cười sảng khoái cho các chiến sĩ Rồi nghệ nhân Xẩm đất Ninh Bình là bà Hà Thị Cầu, người được mệnh danh là người đàn bà hát Xẩm cuối cùng của thế kỷ XX, tuy không hề biết đến mặt chữ, nhưng cách đây hơn nửa thế kỷ đã sáng tác ra bài Xẩm “Theo Đảng trọn đời” theo điệu thập ân với những câu thơ: “Vững tâm theo Đảng nghe con/ Đạp bằng sóng gió sắt son lời thề” Hay nghệ nhân Vũ Ðức Sắc với bài “Tiễu trừ giặc dốt” hưởng ứng Phong trào Bình dân học vụ do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động

Tới giữa thế kỷ XX, nghề hát Xẩm vẫn còn với các tên tuổi nghệ nhân tài ba, như: Nguyễn Văn Nguyên - tức cụ Trùm Nguyên, Vũ Đức Sắc (Hà Nội); Thân Đức Chinh (Bắc Giang); Nguyễn Phong Sắc (Hải Dương), cụ Trùm Khoản (Sơn Tây), cụ Chánh Trương Mậu (Ninh Bình); cụ Đào Thị Mận (Hưng Yên); cụ Trần Thị Nhớn (Nam Định); Trần Thị Thìn, Nguyễn Văn Khôi (Hà Đông) và nhiều nghệ nhân khuyết danh khác Tuy nhiên, đến nay, nghệ nhân hát Xẩm chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, đặc biệt những người coi hát Xẩm như một nghề kiếm sống giờ chỉ còn duy nhất nghệ nhân Hà Thị Cầu (vợ út của ông Chánh Trương Mậu - trùm Xẩm đất Ninh Bình khi xưa)

Từ thập niên 60 trở lại đây, vì nhiều nguyên nhân khác nhau do điều kiện môi trường và xã hội, đặc biệt là do những quan niệm sai lầm nên các phường Xẩm dần tan rã và không hoạt động nữa Các nghệ nhân Xẩm tài danh bước dần vào tuổi xế chiều, rồi lần lượt ra đi, vĩnh viễn đem theo những giá trị nghệ thuật đặc sắc mà họ đã từng lưu giữ và thực hành Đời sống xã hội của nghệ sĩ Xẩm không còn, nghệ thuật hát Xẩm đã bị lãng quên, tưởng như đã thất truyền

1.4 Sự phát triển của nghệ thuật hát Xẩm ở Hà Nội

1.4.1 Sự ra đời nghệ thuật hát Xẩm ở Hà Nội

Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, trên lưu vực châu thổ sông Hồng thịnh hành một loại hình diễn xướng dân gian đặc sắc đó là hát Xẩm Với sự lan truyền mạnh mẽ, môi trường diễn xướng rộng rãi và đối tượng khán giả đa dạng, từ một loại hình giải trí lúc nông nhàn, hát xẩm đã phát triển thành một nghề kiếm sống của người nghèo nơi thành thị và được truyền dạy từ thế hệ này đến thế hệ khác Theo chân những nhà tiểu thương về đất kinh kỳ, Xẩm đã nhanh chóng thích nghi, và dần trở thành một loại hình văn hóa dân gian đặc sắc ở Hà Nội

Những năm đầu thế kỷ XX, giai đoạn thực dân nửa phong kiến, thời kỳ chiến tranh chống Pháp, những người hát Xẩm ở các vùng quê “đùm to, đùm nhỏ” cùng nhau lên chốn thị thành như Hà Nội để hành nghề kiếm sống Mùa màng thất bát, thời chiến loạn lạc, gánh Xẩm ở thôn làng xưa buộc phải tìm môi trường mới để sống và hát Những chuyến tàu điện hành trình ngắn, tiếng leng keng báo hiệu tàu đi tàu đến, đông đúc người qua lại và dễ dàng thu hút người xem đã là không gian diễn xướng lý tưởng cho loại hình nghệ thuật độc đáo này

Bến xe điện Bờ Hồ nằm ngay đầu đại lộ Francis Garnier ngày ấy (ngày nay là phố Đinh Tiên Hoàng ), đều đều chở khách ngược xuôi quanh Hà Nội, đã trở thành địa chỉ quen thuộc đặc trưng văn hóa của người dân Hà Thành Tàu điện là phương tiện giao thông công cộng được tầng lớp thị dân ưa chuộng vì giá vé rẻ và rất tiện dụng nên lúc nào cũng đông khách Dù chỉ tối đa có 3 toa, nhưng liên tục leng keng chuyến đi, chuyến về, khách lên, khách xuống và khách đi tàu bao giờ cũng có dăm ba xu lẻ trong túi, đó là cơ hội tốt để các nhóm hát Xẩm kiếm ăn Họ hát cho khách nghe trước khi tàu chuyển bánh, khi chuyến tàu đó chạy, họ lại chuyển sang chuyến khác, hát cho đến khi nhà tàu nghỉ Nhưng có khi đang hát thì tàu chạy nên cả nhóm không kịp xuống thế là đành theo và xuống bến gần nhất để lên tàu khác quay lại Bờ Hồ Song tại sao các nhóm hát Xẩm không chọn ga Hàng Cỏ cũng là bến tàu và còn đông đúc người đưa, kẻ đón hơn bến tàu điện? Ga Hàng Cỏ tuy đông nhưng lại không có chuyến đi chuyến về liên tục như tàu điện, hơn nữa khách xuống ga là họ về nhà hay đến ngay đến nơi cần đến Còn khách chờ tàu thì cũng chỉ có từng đấy, vả lại mua vé xong sợ mất cắp nên họ giấu tiền vào trong người, muốn cho họ lại phải móc hầu bao ra nên nhiều người ngại Người hát Xẩm hiểu điều ấy nên họ không ra bến tàu hỏa là vì thế Hát Xẩm thường đi theo nhóm, có khi là hai, có khi là ba người Một người kéo nhị, một người hát Có nhóm người vừa kéo nhị vừa hát còn người kia chìa nón Những bài họ hát chủ yếu ca ngợi Hà Nội, ít hát các bài về thân phận, nỗi khổ như ở bến đò, chợ quê

THỰC TRẠNG KHAI THÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN TRUYỀN THỐNG HÁT XẨM HÀ NỘI TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của du lịch Hà Nội

2.1.1 Khái quát về ngành du lịch Hà Nội

Du lịch Hà Nội là một ngành kinh tế quan trọng, với vai trò là trung tâm phát triển du lịch Việt Nam, đầu mối phân phối khách cho các tỉnh khu vực phía Bắc

Hà Nội là thủ đô hơn 1000 năm tuổi, có lịch sử lâu đời, truyền thống văn hóa đa dạng và giàu bản sắc, Hà Nội thực sự là một trung tâm du lịch lớn của Việt Nam Hà Nội luôn là một trong những địa điểm thu hút nhiều khách du lịch nội địa và quốc tế Hà Nội đứng đầu về số lượng di tích Việt Nam với 3840 di tích trên tổng số gần 40.000 di tích Việt Nam (trong đó có 1164 di tích cấp quốc gia); Hà Nội hiện là địa phương sở hữu nhiều danh hiệu UNESCO ở Việt Nam nhất Chính vì vậy mà Hà Nội có thế mạnh và đủ điều kiện để phát triển du lịch văn hóa, tâm linh và hội thảo

Trung tâm du lịch Hà Nội có vai trò hội tụ giao thông, nằm ở trọng tâm của tam giác du lịch Ninh Bình - Quảng Ninh - Lào Cai, có vai trò phân phối khách du lịch cho những vùng du lịch trọng điểm này và toàn miền Bắc Việt Nam

Nhiều di tích lịch sử nổi tiếng như: Thành cổ Hà Nội, Tháp Rùa nằm giữa

Hồ Hoàn Kiếm, Khu phố cổ Hà Nội, Ô Quan Chưởng, Thành Cổ Loa, Thăng long tứ trấn, Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Làng gốm cổ truyền Bát Tràng, Chợ Gốm làng cổ Bát Tràng, Hỏa Lò, Nhà 48 Hàng Ngang, Nhà 5D Hàm Long

Hà Nội có nhiều đền, chùa như: Chùa Một Cột, Chùa Quán Sứ, Chùa Trấn Quốc, chùa Non Nước, chùa Hương, Chùa Hoè Nhai, Chùa Láng, Chùa Liên Phái, Đền Ngọc Sơn, Đền Voi Phục, Đền Quán Thánh, Đình Bát Tràng, Đình Kim Liên, Chùa Tĩnh Lâu, Phủ Tây Hồ, Đền Bạch Mã, Chùa Hương,

Hà Nội cũng có nhiều Nhà thờ: Nhà thờ Lớn Hà Nội, Nhà thờ Cửa Bắc, Nhà thờ Hàm Long, Nhà thờ Giáp Bát, Nhà thờ Tin lành (Ngõ Trạm), Nhà thờ Hồi Giáo Thánh đường Jamia Al Noor (Thánh đường Ánh Sáng), Thánh thất Cao Đài Thủ Đô

Về ẩm thực, Người Hà Nội có truyền thống ẩm thực lâu đời, tổng hợp những tinh túy từ quê hương những người lên Hà Nội lập nghiệp mà mang theo cái hồn quê trong món ăn, đồ uống Sống qua nhiều thế hệ ở Hà Nội, họ góp phần hình thành một nền ẩm thực Hà Nội phong phú Một số món ăn đặc trưng của người

Hà Nội: Bánh cốm, Bánh cuốn Thanh Trì, Bánh tôm Hồ Tây, Bia hơi Hà Nội, Bún chả, Bún ốc, Bún thang, Chả cá Lã Vọng, Cốm làng Vòng, Phở Hà Nội

Hà Nội có nhiều lễ hội, tiêu biểu như: Lễ hội tiến xuân ngưu ở cửa ô Đông

Hà Phụ chú hội Làng Dàn, Hội Phú Xá (đêm 14.8), Hội Chèm (chính hội ngày 15.5), Hội Gióng đền Sóc (chính hội ngày 6.1), Hội Gióng đền Phù Đổng (chính hội ngày 9.4), Hội đền Đồng Cổ (chính hội ngày 4.4), Hội Đăm (chính hội ngày 10.3), Hội Láng (chính hội ngày 7.3), Hội Phú Thị (chính hội ngày 3.3), Hội Hồ Khẩu (chính hội ngày 13.2), Hội Nành (chính hội ngày 6.2), Hội đồng Nhân (chính hội ngày 5.2), Hội Nhội - Rước vua sống (chính hội ngày 12.1), Hội Triều Khúc (chính hội ngày 10.1), Hội thổi cơm thi Thị Cấm (chính hội ngày 8.1), Hội Cổ Loa (chính hội ngày 6.1), Lễ hội Chùa Láng, Lễ hội Ngãi Cầu (Chính hội ngày 8.1 âm lịch), Hội Chùa Hương (chính hội từ rằm tháng riêng cho tới 18.2 âm lịch)

Năm 2015, Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề chiếm gần 59% tổng số làng, trong đó 244 làng có nghề truyền thống Số làng có nghề phân bố không đều đa số tập trung chủ yếu ở các huyện: Phú Xuyên 124 làng, Thường Tín 125 làng, Chương Mỹ 174 làng, Ứng Hoà 113 làng, Thanh Oai 101 làng, Ba Vì 91 làng , trong đó có 198 làng nghề truyền thống được công nhận Hà Nội có nhiều làng nghề nổi tiếng như: Gốm Bát Tràng, Làng lụa Hà Đông, Tranh Hàng

Trống, Làng hoa Ngọc Hà, Đúc đồng Ngũ Xã, Rắn Lệ Mật, rèn Đa Sĩ, Miến Cự Đà

Du lịch giải trí, nghỉ dưỡng là loại hình du lịch phát triển khá mạnh sau khi

Hà Nội mở rộng Những lợi thế phát triển du lịch của hệ thống núi Ba Vì và nhiều hồ nước nhân tạo có diện tích mặt nước lớn như hồ Suối Hai, hồ Đồng

Mô, hồ Quan Sơn… trong những năm qua nhiều khu, điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cuối tuần được hình thành và phát triển như: Khu du lịch Thác Đa; Đầm Long - Bằng Tạ; suối khoáng Tản Đà; Asean; Ao Vua; Khoang Xanh - Suối Tiên; Thiên Sơn - Suối Ngà góp phần đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng cuối tuần, vui chơi giải trí, hoạt động thể thao cho khách du lịch

Hà Nội có nhiều không gian công cộng như: Hồ Hoàn Kiếm, Khu phố cổ Hà Nội, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Thành cổ Sơn Tây, Gò Đống Đa, Phủ Chủ tịch và khu di tích, Lăng Hồ Chí Minh, Nhà hát Lớn, Vườn quốc gia Ba Vì, Công viên Thống Nhất, Công viên Thủ Lệ, Vườn bách thảo, Ao Vua, Đồng Mô, Hồ Tây, Công viên Hồ Tây, Khoang Xanh, Hồ Thiền Quang, Hồ Trúc Bạch, Sông Hồng, Công viên Thiên Đường Bảo Sơn Nhiều bảo tàng lớn như: Bảo tàng Hà Nội, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Dân tộc học, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam Nhiều công trình lớn của quốc gia như: Sân bay quốc tế Nội Bài, Ga Hà Nội, Cầu Long Biên, Cầu Chương Dương, Cầu Thăng Long, Sân vận động Quốc gia

Mỹ Đình, Trung tâm Hội nghị Quốc gia Việt Nam, Khách sạn Sofitel Metropole, Hanoi Hilton Opera, Quảng trường Ba Đình, Quảng trường Cách mạng tháng Tám, Quảng trường Lao động, Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, Tràng Tiền Plaza, Vincom Center Bà Triệu

Với cơ sở vật chất hiện có, với kinh nghiệm tổ chức các hội nghị quốc tế lớn như Hội nghị Thượng đỉnh các nước nói tiếng Pháp, Hội nghị Thượng đỉnh các nước ASEAN, Hội nghị ASEM 5, Hội nghị APEC…, Hà Nội là thành phố hàng đầu Việt Nam để tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế lớn Các tiện nghi hội nghị, hội thảo của Hà Nội hiện nay có sức chứa tổng cộng khoảng trên 14.000 chỗ ngồi, có khả năng phục vụ các sự kiện từ vài trăm đến cả ngàn người/địa điểm Tổng số phòng họp hội nghị trong các khách sạn là 97 phòng/6939 chỗ ngồi Việc tổ chức các hội nghị với phòng họp có trang bị kỹ thuật, máy móc hiện đại, đồng bộ kết hợp với các tour du lịch ngắn ngày giúp khách dự hội nghị có thời gian thư giãn đang được các khách sạn từ 3 sao trở lên, các hãng lữ hành quốc tế và Tổng công ty hàng không Việt Nam phối hợp xây dựng và quảng bá

Hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển du lịch và vấn đề gìn giữ bản sắc văn hóa, trong đó có việc giữ gìn các giá trị văn hóa phi vật thể

2.2.1 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế tới hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống

Trong quá trình hội nhập “Quy hoạch phát triển nghệ thuật biểu diễn Việt Nam đến năm 2010” được Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2009 đã hết thời hiệu, cần một công cụ quản lý mới đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực quản lý nhà nước về Nghệ thuật biểu diễn truyền thống trong bối cảnh đất nước đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế Để đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế, nâng cao hơn chất lượng các hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống trong sự cạnh tranh ngày càng tăng của thị trường trong nước và quốc tế, bảo vệ quyền tác giả và các quyền có liên quan; thúc đẩy giao lưu, hợp tác quốc tế

Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa nghệ thuật biểu diễn thế giới trong bối cảnh các loại hình nghệ thuật biểu diễn đã và đang phát triển, đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức sản xuất và thương mại Đặt cơ sở cho đầu tư của nhà nước và các nguồn lực xã hội để nghệ thuật biểu diễn đáp ứng nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hóa ngày càng cao và đa dạng của công chúng; xây dựng, phát triển các đơn vị nghệ thuật; cải thiện điều kiện sáng tác, dàn dựng và phổ biến tác phẩm của các nghệ sỹ; phát triển các tài năng trình diễn

Cụ thể hóa Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020, nhấn mạnh đến những hạn chế và giải pháp khắc phục trong sự nghiệp phát triển văn học nghệ thuật nói riêng để từng bước thể chế hóa các Nghị quyết của Đảng, trong đó nghệ thuật biểu diễn có vị trí quan trọng, vừa là phương tiện biểu đạt, vừa là thành tố tạo nên bản sắc văn hoá Việt Nam; góp phần thúc đẩy nghệ thuật biểu diễn Việt Nam phát triển

2.2.2 Hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển du lịch và vấn đề gìn giữ các giá trị văn hoá phi vật thể

Toàn cầu hoá kinh tế và Hội nhập kinh tế quốc tế đã tác động không nhỏ tới mọi mặt trong đời sống kinh tế - văn hoá - xã hội Hội nhập kinh tế quốc tế cũng là vấn đề gây đau đầu cho những nhà quản lý ở tầm vĩ mô, trong đó có vấn đề văn hoá truyền thống bị tác động không nhỏ với mặt trái là sự xâm lăng của văn hoá ngoại lai gây nên những biến đổi không nhỏ trong văn hoá truyền thống dân tộc

Một bộ phận giới trẻ hiện nay không còn coi trọng văn hoá truyền thống

Không ít người dân chỉ hướng đến những văn hoá phương Tây, hiện đại mà bỏ qua những lễ nghĩa, phong cách ứng xử, phong tục tập quán, lối sống theo truyền thống Việt Nam

Phương tiện thông tin đại chúng, internet, các kỹ thuật hiện đại do kinh tế mở mang lại đã phần nào tác dụng ngược lên các công cụ truyền thống mà cha ông ta đã gìn giữ từ ngàn đời qua Các nhà hát sân khấu truyền thống vắng bóng khán giả, các loại hình nghệ thuật dân gian bị lãng quên bởi giới trẻ và bởi cuộc sống vồn vã của thời kỳ kinh tế mở hiện đại Các nhạc cụ truyền thống cũng không còn được biết tới nhiều mà thay vào đó là những loại hình nghệ thuật mang phong cách phương Tây, ngoại lai

Bên cạnh đó, sự phát triển du lịch chưa bền vững tại Việt Nam nói chung và

Hà Nội nói riêng cũng có tác động không nhỏ tới văn hoá truyền thống nơi đây

Du lịch phát triển kéo theo sự giao thoa văn hoá trong thời hiện đại Lối sống phương Tây đã và đang đan xen vào lối sống của giới trẻ Việt Nam, dẫn đến sự thờ ơ với văn hoá truyền thống dân tộc

Du khách quốc tế và một lượng Việt kiều không ít hàng năm đến với du lịch

Hà Nội đã giúp cho một số loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống có dịp được khoe sắc với bạn bè thế giới bởi giá trị đích thực mang đậm chất nghệ thuật truyền thống Việt Nam

Bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hoá phi vật thể là điều quan trọng nhất, làm thế nào để nó “sống” được trong lòng công chúng, trong lòng du khách, trong lòng cộng đồng, tức là phải phát huy được giá trị của di sản.

Thực trạng hoạt động biểu diễn truyền thống tại Hà Nội trong thời gian qua và hiện nay

2.3.1 Khái quát chung về thực trạng biểu diễn nghệ thuật truyền thống phục vụ du lịch

Có người đã nói vui rằng, nếu loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống nào tại Việt Nam cũng có được sức hấp dẫn lôi cuốn như Múa rối nước, ca trù,… thì sẽ không lo ế khách và tối đèn tại các nhà hát nghệ thuật Thực ra, nếu nhìn nhận trên một số khía cạnh cụ thể thì điều đó có phần đúng bởi tại các trung tâm biểu diễn múa rối nước, ca trù,… thì dù là ngày thường hay ngày thứ Bảy, Chủ nhật đều kín chỗ và đôi khi không có đủ chỗ cho khách vào mùa du lịch

Tuy vậy, có thể nhìn nhận một thực tế là bản thân các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác như quan họ, hát Xẩm, ca múa nhạc Việt Nam, cũng rất hấp dẫn du khách nhưng cách thức nhìn nhận vấn đề của những nhà làm kinh doanh du lịch lại không đi đúng vào thực tế đó

Nhiều công ty du lịch khi làm chương trình du lịch đón khách quốc tế luôn rập khuôn các chương tình tour đại loại giống nhau Ban ngày thì đi tham quan Lăng Bác, Văn Miếu Quốc Tử Giám, đền chùa, làng nghề, Sau đó buổi tối thì gần như chỉ có một loại hình được biết đến là múa rối nước, ca trù,… để có thể thưởng thức Vậy thì khách du lịch chỉ có thể được xem, nghe trong 1 buổi tối tại Hà Nội, còn các ngày khác thì sẽ làm gì?

Câu hỏi đó thực ra là khá đau đầu cho các nhà làm du lịch bởi như vậy, thì các buổi tối khác chỉ còn cách cho khách tự do mua sắm, thăm thú mà không hướng khách du lịch quốc tế đến với các loại hình nghệ thuật mà khách quan tâm

Qua khảo sát điều tra khách du lịch quốc tế đủ mọi quốc tịch, nhiều nhất là châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Mỹ, bằng bảng hỏi thì có tới 100% khách du lịch biết đến loại hình nghệ thuật múa rối nước vì theo họ thì tất cả khách đều được giới thiệu xem loại hình nghệ thuật ấy Tuy vậy, với các loại hình còn lại thì hầu như tỷ lệ khách biết đến là rất hạn chế Ca trù được UNESCO công nhận là Di sản thế giới nhưng chỉ có người được hỏi là biết đến và đã được giới thiệu đến một số trung tâm ca trù ở Hà Nội nghe

Không khó để nhận thấy hiện nay ở Hà Nội đang có được bao nhiêu điểm nghệ thuật biểu diễn văn hoá truyền thống Ngoài các điểm chính chuyên biểu diễn múa rối nước phục vụ du khách (chủ yếu là khách quốc tế, Việt kiều) như Trung tâm múa rối nước Thăng Long (khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội), Nhà hát múa rối nước trung ương (đường Trường Chinh - Ngã Tư Sở), thì tại

Hà Nội, số điểm biểu diễn các loại hình nghệ thuật khác rất hãn hữu Đạo quán Bích Câu trên phố Cát Linh cũng là tụ điểm nghe ca trù (ả đào) nổi tiếng với sự hiện diện của nhiều nghệ sĩ nổi danh CLB ca trù cũng được hoạt động tại đây với nhiều hình thức khác nhau nhưng cũng chỉ là chỗ để thành viên CLB và những người Việt yêu mến loại hình nghệ thuật này có điều kiện được giao lưu, học hỏi Tuy vậy, trên khía cạnh du lịch thì hoạt động ấy chưa tạo nên điểm nhấn để có thể thu hút khách

Chợ đêm Đồng Xuân - Hàng Ngang - Hàng Đào cũng chỉ có thể giúp du khách có được không gian thưởng thức các làn điệu hát xẩm mê hồn người trên tuyến phố đi bộvào tối thứ Bảy hàng tuần Trong khi khách du lịch quốc tế xem rất đông thì người Việt Nam, đặc biệt là một bộ phận công chúng là thanh thiếu niên trẻ tuổi lại khá thờ ơ Tại chợ đêm, cũng vào tối thứ 7 còn có tụ điểm hát ca trù khá thu hút khách du lịch quốc tế, nhưng với mô hình ấy thì đó chỉ là sự tuyên truyền cho du khách biết chứ chưa phải là một không gian thực sự để khách du lịch có thể hoà mình trong sự tĩnh lặng để nghe như trong rạp hát

Hàng ngày, cách thức biểu diễn ca múa nhạc dân tộc với đầy đủ các nhạc cụ, trang phục, âm nhạc và làn điệu dân ca Việt Nam truyền thống tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám cũng là một trong những điểm đến quan trọng cho du khách quốc tế được thưởng thức cái hay, cái lạ, cái hấp dẫn, nét độc đáo của nghệ thuật biểu diễn truyền thống Việt Nam Những làn điệu dân ca, những bài quan họ liền anh liền chị, những chiếc nón quai thao, những cô gái trẻ trung xinh đẹp hát ca những bài hát thuần Việt đã làm vui lòng du khách Hầu hết người nghe đều là du khách quốc tế và họ thực sự rất chăm chú để đến với âm nhạc Việt Nam truyền thống Họ thực sự cuốn vào tiếng đàn T'rưng, tiếng đàn bầu hay tiếng tỳ bà trầm lắng Mô hình tại Văn Miếu Quốc Tử Giám thực sự đáng được nhân rộng

Trong khi đó, số người biết đến các làn điệu truyền thống khác là rất ít và chỉ biết do nhớ được hướng dẫn viên đã từng giới thiệu chứ không được xem tận mắt Số người biết đến quan họ nhiều chỉ sau múa rối nước, nhưng cũng rất hạn chế Nói chung, các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống dù rất có giá trị nhưng trên thực tế, khách du lịch quốc tế lại biết đến rất ít và như vậy thì khó có thể khai thác để phát triển du lịch

Vấn đề lớn nhất của nghệ thuật biểu diễn truyền thống Hà Nội là làm thế nào để tìm ra giải pháp tốt nhất cho phát triển các loại hình này trong sự phát triển của du lịch Thủ đô Vì vậy, nếu đưa ra được các mô hình chuẩn để có thể nhân rộng thì đó là điều nên làm Những mô hình như ở Văn Miếu Quốc Tử Giám, chợ đêm Hàng Ngang - Hàng Đào, Bảo tàng dân tộc học, cần được mở rộng phạm vi và với số lượng lớn hơn bởi nhu cầu thực tế của du khách là rất lớn

2.3.2 Thực trạng tổ chức hoạt động nghệ thuật Hát xẩm phục vụ phát triển du lịch tại Hà Nội 2.3.2.1 Những khó khăn

 Các câu lạc bộ, trung tâm hát Xẩm ở Hà Nội

Hà Nội có rất ít CLB, phường hát Xẩm ở cả nội và ngoại thành

- Hoạt động hướng theo tổ nghề, để phần nào đạt được như phường xưa có các phường, CLB, phần nào đó là các CLB của các làng thôn hát Xẩm

- Hoạt động biểu diễn phục vụ du khách để phát huy giá trị di sản: Thời gian qua, tổ chức hoạt động thiên về biểu diễn phục vụ du khách

Như vậy, có thể nói, trong các CLB, phường hát Xẩm ở Hà Nội thì nhóm Xẩm Hà Thành chính thức hoạt động, bảo tồn, gìn giữ theo tổ nghề, phục dựng, truyền nghề, đào tạo bài bản, vừa khai thác, phát huy, biểu diễn, quảng bá giá trị di sản

Nhóm Xẩm Hà Thành cho rằng: “Điều kiện tiên quyết để Xẩm sống trong lòng mọi người đó là chúng ta bảo tồn nó, chúng ta có không gian diễn xướng cho Xẩm Và tất nhiên là không thể thiếu kinh phí cho các nghệ sĩ, nghệ nhân tiếp tục tập luyện để bảo tồn loại hình nghệ thuật này” Để Xẩm đến gần hơn với công chúng đương đại, nhóm Xẩm Hà Thành đã thử nghiệm nhiều cách tân mới mẻ Ngoài việc kết hợp Xẩm với các loại hình nghệ thuật hiện đại như hihop, beatbox, nhóm còn cho ra đời các tác phẩm mới mang hơi thở thời đại như “Xẩm Tiễu trừ cướp biển”, “Xẩm Trà đá” bàn chuyện thời sự, hay mới đây là “Xẩm Bốn mùa hoa Hà Nội”

CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN TRUYỀN THỐNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ NỘI

Phương hướng mục tiêu của du lịch Hà Nội 2015 - 2020

Trong thời gian qua, Thành uỷ Hà Nội đã chỉ đạo Sở Du lịch Hà Nội xây dựng các đề án, chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2015 và 2020 Trong đó, đề án phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020 đưa ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm quan trọng để phát triển du lịch Hà Nội, thật sự xứng đáng với vị thế của một Thủ đô lớn, có tốc độ phát triển kinh tế cao và đặc biệt là có bề dày

Xây dựng qui hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Nội năm 2020 và tầm nhìn 2030: đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất với qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội và vùng Thủ đô Sở Du lịch chủ trì thực hiện trong năm

Xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút các nguồn lực, các thành phần kinh tế; đẩy mạnh xã hội hoá; đơn giản các thủ tục hành chính, ưu đãi đối với các dự án du lịch trọng điểm

Rà soát và và đề xuất ý kiến nhằm hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về du lịch, tăng cường phân cấp quản lý cho các quận, huyện, phường, xã Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch với các sở, ngành Thành phố trong chỉ đạo phát triển du lịch Thủ đô

Tạo môi trường văn hóa du lịch trên địa bàn Hà Nội, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội, các hành vi trái với thuần phong mỹ tục và gây phiền hà với du khách

Rà soát các điểm di tích lịch sử văn hóa đã xếp hạng và có sức hấp hẫn với khách du lịch trên địa bàn Hà Nội để đưa vào đề xuất đầu tư, tu bổ tôn tạo nhằm khai thác phục vụ khách du lịch

Lập danh mục các lễ hội và các sự kiện văn hóa, thể thao hàng năm có sức hấp hẫn với khách du lịch trên địa bàn Hà Nội để tuyên truyền giới thiệu với khách du lịch

Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đa dạng hoá các loại hình và các hoạt động du lịch Trong đó tập trung nghiên cứu, hoàn thiện, nâng cao chất lượng các chương trình du lịch trong thành phố Hà Nội và các chương trình du lịch liên tỉnh, liên quốc gia Phát triển đồng bộ các loại hình du lịch, trong đó tập trung phát triển loại hình du lịch MICE (du lịch hội nghị, hội thảo, triển lãm, sự kiện)

Nghiên cứu phát triển các khu du lịch sinh thái Giai đoạn trước mắt tập trung vào các Quận huyện: Tây Hồ, Thanh Trì, Long Biên, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Từ Liêm, Long Biên

Giữ vững và phát triển thị trường du lịch trong nước, xác định rõ và đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các thị trường trọng điểm, mục tiêu trên thế giới

Tham gia các chương trình xúc tiến của các tổ chức, hiệp hội du lịch lớn trên thế giới và khu vực Tăng cường các kênh thông tin về thống kê du lịch Nghiên cứu áp dụng khoa học và công nghệ thông tin trong công tác quản lý và phát triển sản phẩm du lịch Ưu tiên quỹ đất để kêu gọi đầu tư vào các trung tâm biểu diễn nghệ thuật truyền thống, khu ẩm thực qui mô lớn, bán hàng lưu niệm … cho khách du lịch Đầu tư nâng cấp, phát triển hệ thống hạ tầng như giao thông, thoát nước, bãi đỗ xe, bến cảng, hệ thống điện, thông tin liên lạc, các tiện nghi công cộng phục vụ khách du lịch, khu vệ sinh công cộng tại các điểm du lịch, các di tích, danh thắng trên toàn Thành phố Tăng cường công tác đảm bảo vệ sinh môi trường tại các tuyến đường giao thông, khu vực có di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, khu tham quan Đẩy mạnh xã hội hóa kết hợp với tăng tỷ lệ đầu tư ngân sách nhà nước trong đào tạo nghề, đặc biệt là đào tạo nghề trong ngành du lịch Kêu gọi đầu tư xây dựng một số trường đào tạo nghề du lịch có trình độ quốc tế Khuyến khích doanh nghiệp đào tạo lao động tại chỗ đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, tập trung vào ngoại ngữ và chuyên môn nghiệp vụ

Có thể nói, nhìn vào đề án mục tiêu phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020 ở trên thì những vấn đề cốt lõi, quan trọng đã được định hướng và hướng tới với tầm nhìn xa Việc quy hoạch phát triển tổng thể du lịch Hà Nội, đẩy mạnh phối hợp liên ngành, liên vùng, quảng bá mạnh mẽ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, phát triển sản phẩm du lịch, nâng cấp sở sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng du lịch, cũng đã được xem xét và đưa vào đề án

Tuy vậy, một trong những mục tiêu quan trọng nhất của du lịch Hà Nội là phát triển mạnh mẽ hơn nữa du lịch văn hoá hay nói cách khác là xây dựng nên những sản phẩm du lịch văn hoá đặc trưng, hoàn chỉnh và có sức thu hút du khách lớn, thì lại chưa được đề cập một cách chính thống

Du lịch Hà Nội phải coi các loại hình du lịch văn hoá là thế mạnh rõ rệt so với nhiều địa phương khác bởi giá trị lịch sử lâu đời và tính chất của một Thủ đô hàng nghìn năm Sản phẩm du lịch văn hoá của Hà Nội không chỉ có bề dày ở các sản phẩm văn hoá vật thể như Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long, Chùa Trấn Quốc, Thăng Long tứ trấn, khu phố cổ, mà còn có nhiều sản phẩm du lịch văn hoá tinh thần, phi vật thể độc đáo, đặc trưng và có khả năng thu hút khách quốc tế rất lớn

Hà Nội có đầy đủ các điều kiện để phát triển du lịch văn hoá Bên cạnh đó,

Hà Nội còn là trung tâm văn hoá lớn nhất cả nước Với bề dày hơn 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, cùng với tài nguyên du lịch văn hoá sẵn có, du lịch Hà Nội đã biết tận dụng tối đa lợi thế để biến du lịch văn hoá tại Hà Nội thành một sản phẩm đặc trưng, nổi bật không chỉ tại Việt Nam mà cả khu vực Đông Nam Á

Phương pháp và quy trình khai thác thị trường khách du lịch quốc tế nhằm phát triển du lịch văn hóa, trong đó có loại hình Nghệ thuật biểu diễn truyền thống hát Xẩm Hà Nội

3.2.1 Phương pháp 3.2.1.1 Phương pháp tạo dựng thị trường thông qua mạng lưới bán sản phẩm rộng khắp

Có thể nói mạng lưới kênh bán hàng ( kênh phân phối sản phẩm) là cực kỳ quan trọng trong hoạt động khai thác thị trường Dù hiện nay, nhiều lý do, một số công ty chưa quan tâm đến việc hình thành mạng lưới bán hàng Song tương lại nếu không xa, nếu không có mạng lưới công ty đó sẽ ở vị thế không thuận lợi so với các đối thủ cạnh tranh khác Bởi vì:

- Mạng lưới bán hàng giúp cho công ty thâm nhập sâu hơn vào thị trường tiếp cận trực tiếp hơn với khách du lịch Công ty sẽ nắm bắt được nhu cầu của du khách khi chủ động đáp ứng

- Có mạng lưới bán hàng rộng khắp, công ty có điều kiện hình thành các đoàn khách theo lịch cố định Từ đó chủ động trong việc tổ chức đoàn, lựa chọn về đàm phán giá cả và dich vụ Chi phí cho đoàn sẽ giảm và có điều kiện hình thành giá bán cạnh tranh

- Mạng lưới bán hàng rộng khắp sẽ góp phần tạo dựng hình ảnh công ty trên thị trường khách

- Muốn triển khai mạng lưới bán hàng trước hết phải hình thành được một mạng lưới bạn hợp lý và rộng khắp Mạng lưới bán trước hết phải tạo dựng ở địa phương nơi có trụ sở chính của công ty Sau đó có thể mở rộng sang những địa bàn khác có nguồn khách hàng mà công ty nhắm tới Thông thường việc hình thành mạng lưới bán là có chủ định bao quát tốt nhất toàn bộ thị trường

Các điểm bán trong mạng lưới bán sản phẩm không nhất thiết phải do công ty tạo dựng nên Đó có thế là đại lý bán hưởng hoa hồng hoặc là sự liên kết với các công ty khách để gom khách

Tóm lại, mạng lưới kênh phân phối sẽ giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch quốc tế có được các thị trường chắc chắn để đưa sản phẩm của mình đến với khách hàng mục tiêu và qua đó, giới thiệu đậm nét các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống của Việt Nam để khách du lịch tìm hiều trước và khi đến Việt Nam, họ sẽ có nhu cầu mua tour có các chương trình biểu diễn truyền thống

3.2.1.2 Tiếp thị trực tiếp thông qua đội ngũ nhân viên tiếp thị

Trong hoạt động thị trường và chào bán sản phẩm các công ty du lịch thường sử dụng đôi ngũ nhân viên tiếp thị Phương pháp này có thể được mô tả như sau:

Thông thường trước mùa du lịch công ty sử dụng đôi ngũ nhân viên ( thường là cộng tác viên) đến các địa chỉ được lựa chọn tiến phân phát, chào bán các chương trình tour Cũng có thể là việc làm các nhân viên tiếp thị có mặt ở các hội chợ, sự kiện đông người,… chỉ làm nhiệm vụ phân phát các ấn phẩm của các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống cho khách du lịch quốc tế chưa từng xem loại hình đó

Có nhiều khách đã xem múa rối nước rồi, chưa xem các loại hình còn lại do chưa biết nhiều thông tin nên việc phát tài liệu, tờ rơi đến tận tay khách du lịch sẽ giúp cho họ có thông tin chắc chắn về sản phẩm du lịch ấy Đội ngũ nhân viên được bồi dưỡng cấp tốc về kiến thức sản phẩm của công ty, được trả một khoản thù lao cố định, không nhiều lắm và trong trường hợp bán được tour thì được hưởng một tỷ lệ phần trăm hoa hồng nhất định

Phương pháp trên được các công ty áp dụng trong giai đoạn đầu chưa có thương hiệu và hệ thống bán hàng Phương pháp này chỉ áp dụng vào thời điểm nhất định và ít khi mang lại hiệu quả tức thời Tuy nhiên, do dễ áp dụng, chi phí không nhiều nên được nhiều công ty áp dụng

3.2.1.3 Phương pháp khai thác triển khai thị trường du lịch quốc tế thông qua các mối quan hệ và hệ thống bạn hàng truyền thông Đây là phương pháp được các công ty vận dụng và đem lại hiệu quả cao

Không phải ngẫu nhiên một nhân viên tiếp thị mới học việc được phân công tìm kiếm đối tác là lục và tiếp cận trước hết với những mối quan hệ mình biết trước

Phương pháp này đặc biệt quan trọng vì do tính đặc thù của sản phẩm du lịch, do đặc điểm tâm lý khách hàng là thường gắn bó với một nơi cung cấp sản phẩm và trong bối cảnh số lượng khách du lịch cá nhân chưa nhiều

Muốn áp dụng phương pháp này công ty trước hết phải tạo dựng được các mối quan hệ với các đối tác trong nước và đặc biệt là quốc tế Đó có thể là các mối quan hệ cá nhân trực tiếp tiến tới quan hệ bạn hàng thông qua những mối quan hệ cá nhân để được giới thiệu với những đối tác khác

Tuy nhiên, quan hệ chỉ đóng vai trò tạo cơ hội xúc tiếp lúc ban đầu Kết quả bán sản phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác Và phương pháp này chỉ có thể phát huy tác dụng lâu dài nếu được hỗ trợ bởi hoạt động chăm sóc khách hàng hiệu quả đó hình thành cho công ty một hệ thống bạn hàng truyền thống, đảm bảo lượng khách du lịch ổn định cho công ty

3.2.1.4 Phương pháp thu hút khách hàng bằng thương hiệu

Ngày đăng: 07/12/2022, 10:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w