Nếu như cảnh quan học lànên tảng khoa học được ứng dụng rộng rãi trong hoạt động quy hoạch lãnh thé nhăm théhiện sự tương tác phức tạp của các mối quan hệ có cấu trúc của các yếu tố cau
Trang 1Vương Hồng Nhật
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ĐẶC DIEM SINH THÁI CANH QUAN
PHUC VỤ ĐỊNH HUONG SỬ DUNG DAT BEN VUNG
DAI VEN BIEN TINH NAM DINH
LUAN AN TIEN SI QUAN LY TAI NGUYEN VA MOI TRUONG
Hà Nội — 2021
Trang 2Vương Hồng Nhật
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIA ĐẶC DIEM SINH THÁI CANH QUAN
PHUC VỤ ĐỊNH HUONG SỬ DUNG DAT BEN VUNG
DAI VEN BIEN TINH NAM DINH
Quan lý tài nguyên và môi trường
Mã số: 9850101.01
LUẬN ÁN TIEN SĨ QUAN LÝ TÀI NGUYEN VÀ MOI TRƯỜNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 PGS.TS Nguyễn Hiệu
2 PGS.TS Đặng Xuân Phong
Hà Nội - 2021
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự hướng dẫn khoa
học của PGS.TS Nguyễn Hiệu và PGS.TS Đặng Xuân Phong Các kết quả nêu trong
Luận án là trung thực và chưa từng được công bồ trong bất kỳ công trình nào khác
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Nghiên cứu sinh
Vương Hồng Nhật
Trang 4LOI CAM ON
Tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc nhất tới PGS TS Nguyễn Hiệu va PGS TS DangXuân Phong — những người thầy hướng dẫn tận tụy và trách nhiệm trong suốt thời gianhoàn thành Luận án Đồng thời, trong quá trình thực hiện Luận án, tôi cảm ơn những
đóng góp quý báu, những lời động viên chân thành của GS.TS Nguyễn Cao Huan,
GS.TS Trương Quang Hải, PGS.TS Đặng Văn Bào, PGS.TS Phạm Quang Tuan cùngcác thầy cô trong Khoa Địa lý, các cán bộ của Phòng Sau đại học (Trường Đại học Khoahọc Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội), đồng nghiệp va các chuyên gia của Viện Dia
lý (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) Những sự giúp đỡ hết sức quýbáu này là hành trang quan trọng để tôi tiếp tục nuôi đưỡng và phát triển sự nghiệp khoa
học của bản thân.
Tôi cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Lại Vĩnh Cam,
GS.TSKH Phạm Hoàng Hải và các chuyên gia trong lĩnh vực Sinh thái cảnh quan, Quản
lý tài nguyên và môi trường, Sinh học và Sinh thái học đã động viên và đóng góp nhiều
ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thiện Luận án
Nhân dịp này, tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới các đồng nghiệp ở phòng Sinh
thái Cảnh quan và các phòng chuyên môn khác trong Viện Dia lý đã thường xuyên động viên và giup đỡ trong quá trình thực hiện Luận án.
Cuối cùng, tôi muốn bày tỏ lòng tri ân và kính trọng đến bố, mẹ và những người
thân trong gia đình đã luôn ủng hộ, động viên, chia sẻ và giúp đỡ cả về vật chat lẫn tinhthần trong suốt quá trình học tập và thực hiện Luận án
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Nghiên cứu sinh
Vương Hồng Nhật
1
Trang 51 TINH CAP THIET CUA DE TÀI 222222+++2224121412121111222277272772721202 cc.e 1
2 MỤC TIÊU VA NOI DUNG NGHIÊN CỨU -+++++++++++++++++++++++22221122212 3
3 PHAM VI NGHIÊN CỨU +++++2EEEEEEEEEEEEEEEE++++EEEE1111112727111111112222e.rcrre 3
4 Ý NGHĨA CUA NGHIÊN CỨU ++++++++++22EEEEEEEEEEEEA2++++tEtEEEEEEEE22221211122e xe, 3
5 LUẬN DIEM BAO VE wivseessssssssssssssssssssssssssssvsscssssecescessesssssssssssnssssessesessesssssssssnsnssesesessessesesests 4
6 DIEM (0000.9591 4
7 CƠ SỞ TÀI LIỆU -EEEEE+EE+++++++++++111121112111111111111111111.112111117111111111111x re 5
8 CẤU TRÚC LUẬN ÁN -.22222222++++t192122111111111111112117.212111217171111111112 re 5CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 6
1.1 TONG QUAN CÁC NGHIÊN CUU CÓ LIEN QUAN -:+z+zzzz2 6
1.1.1 Tổng quan về cảnh quan và nghiên cứu cảnh quan tiếp cận sinh thái học 61.1.2 Nghiên cứu cơ sở lý luận về đánh giá đặc điểm sinh thái cảnh quan 141.1.3 Nghiên cứu sử dụng đất bền vững bằng tiếp cận sinh thái học trong cảnh quan 24
1.1.4 Các công trình nghiên cứu liên quan tới nội dung luận án được thực hiện ở dải
ven biển tỉnh Nam Định ££+2EEEE++++++2EEEE+++++12EE211112212272111122122271112 eeree 27
1.2 CƠ SỞ KHOA HOC VE NGHIÊN CUU CẢNH QUAN THEO TIẾP CAN SINH
THAI PHUC VU ĐỊNH HƯỚNG SỬ DUNG DAT BEN VỮNG 29
1.2.1 Hệ thống phân vị và phân vùng cảnh qua sssssssssssssssssssssssssssssssssssssssessscccceeeeees 291.2.2 Phân tích cau trúc cảnh quan trên cơ sở tích hợp độ đo cảnh quan 33
1.2.3 Đánh giá mâu thuẫn trong sử dụng tài nguyên - ¿+ 37
1.3 QUAN DIEM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -:++++++ccs2 39
1.3.1 Quan điểm nghiên cứu -Vv2v+vv+vvv+2222++++rrrrrrtrttrrtttrrrrrrrrre 39
1.3.2 Phương pháp nghiên CỨU +5 5+ 52222 +t‡EtEEtExertrkertrrrkrrersrkrrerrkrrrrsrke 41 1.3.3 Các bước nghiÊn CỨU ¿+ ++2++x+k+x*rt+k+xertrkextrtrkrxerrrkrkrrrkrrerrkrrrrkrkrrrrsree 46
TIỂU KET CHƯNG l - 22 V©££22EE+£+9EEEEEESEEEEEEEEEEEEE12221111227111212711221211 49
CHƯƠNG 2: DAC DIEM CẢNH QUAN DAI VEN BIEN NAM ĐỊNH 50
2.1 DAC DIEM CAC HOP PHAN VA YEU TO THÀNH TẠO CANH QUAN 50
2.1.2 Đặc điểm địa Chat cccccccccsscssssssssssssssssssssseeesssssssessesssssssseseesssssssessesssssssseeesssssssessess 502.1.3 Đặc điểm địa mạo -222+++92EEE222221222111111112271111111 217111111 1 1 re 512.1.4 Đặc điểm khí hậu - ++°+2EEEE+++++EEEEE11111112211111111222111111122200111x re 53
11
Trang 62.1.5 Đặc điểm thủy - hải văn 222¿+22EEEE22EeEEEE1111122122711111222 1111xeeree 582.1.6 Đặc điểm thổ nhưỡng 2 -©222£+22EEEE++++tEEEEEEEE2212222111222222211122eeree 60
2.1.7 Đặc điểm thực vật và các hệ sinh thái -2¿©22+++2EE++tEEEEEt2EEEErtErxerrrrreree 66
2.1.8 Tai biến thiên nhiên - +£©2EEE+++++9EEEEE111122211111111121211111212211111 672.1.9 Đặc điểm các hợp phan va yếu tố nhân sinh - c+£++2cc+z+e 69
2.1.10 Đặc điểm hiện trạng sử dụng đất dải ven biển tỉnh Nam Định 72
2.2 ĐẶC DIEM CẢNH QUAN DAI BIEN TINH NAM ĐỊNH c2 76
2.2.1 Quy trình thành lập bản đồ cảnh quan - ¿+22 762.2.2 Đặc điểm cảnh quan dai ven biên tinh Nam Định - +: 83
2.3 ĐẶC DIEM CÁC TIEU VUNG CẢNH QUAN DAI VEN BIEN TINH NAM ĐỊNH
svsssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssesssstssssssissssssssssssssisssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssissssstsssssessssessssseneeees 90
TIEU KET CHUONG 2.ceecccescsssssssssssssssssssssccsssvssssuecssssecssssscssusesssuscsssssessssessssecsssueessssessseeess 93
CHƯƠNG 3: DANH GIA CANH QUAN VA ĐỊNH HƯỚNG SỬ DUNG DAT BEN
VUNG DAI VEN BIEN TINH NAM DINH esssesssssesssssesssseesssseessssessssecsssecssssessssseessseees 94
3.1 ĐÁNH GIÁ DAC DIEM CẤU TRÚC CANH QUAN THEO ĐỘ ĐO 94
3.1.1 Xác định các độ do cảnh Quan eeececessesessesssessesesesseseseseesesesesecesseseseseeseseeeeseneeeees 94
3.2.2 Phân tích độ đo cảnh quan trên các tiêu vùng cảnh quan - 98
3.2 XÁC ĐỊNH CAC MAU THUAN TRONG SỬ DỤNG DAT THEO CÁC TIEU VUNG
3.3.2 Định hướng sử dụng cảnh quan phục vụ giảm thiểu mâu thuẫn sử dụng đất 124
TIEU KET CHUONG 3 22- 22 ©SE+£+2EEE9EE15922112711112111017111027111271127111 1E 134KET LUẬN VÀ KHUYEN NGHỊ 22c ©©+++9EE+E£EEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrrrkkrrrrked 135TÀI LIEU THAM KHẢO 2- 2£ ©+¿2EEE£9EEEEEEEEE27111211111711127111271122111 1.11 137DANH MỤC CÁC CONG TRÌNH CONG BO CUA TAC GIẢ - 146
PHỤ LỤC
1V
Trang 7DANH MỤC CHU VIET TAT
AIC Akaike information criterion
Tiêu chuẩn thông tin AkaikeBDKH Biến đổi khí hậu
BVMT Bảo vệ môi trường
CAP Tỷ lệ % diện tích
COHESION | Mức độ tập trung
CQ Canh quan
CTA The Technical Centre for Agricultural and Rural Cooperation
-Trung tam Kỹ thuật Hop tác nông nghiệp và nông thôn
DLTN Địa lý tự nhiên
ECLAI The European Landscape Character Initiative
Sáng kiến đánh giá đặc điển cảnh quan Châu Au
ELC The European Landscape Convention
Công ước cảnh quan Châu Au
GIS Geographic information system
Hệ thống thông tin dia lý
GRDP Gross regional domestic product
Tổng sản phẩm trên địa bàn
HST Hệ sinh thái
IBSRAM The International Board for Soil Research and Management
Tổ chức quốc tế về nghiên cứu và quản lý đất
ICRAF The World Agroforestry Centre
Trung tâm Nghiên cứu Nông lâm nghiệp Thế giớiKT-XH Kinh tế - xã hội
LCA Landscape Character Assessment
Đánh giá đặc điểm cảnh quan
LCP Land Cover Parcels
Khoanh vi dat
LDU Landscape Description Units
Don vị đặc ta cảnh quan
LPI Largest Patch Index
Chi sô mảnh roi rac lớn nhất
Trang 8LTP Landscape taxonomic pyramid
Ma trận phân loại cảnh quan
LSI Landscape Shape
Chỉ số hình dạng cảnh quan
MPA Mean Patch Area
Diện tích mảnh rời rạc trung bình
MPI Mean proximity index
Chi so lân cận trung bình
MPS Mean patch s1ze
Kích thước mảnh trung bình
NP Number of patch
Số lượng mảnh
PD Patch Density
Mat độ mảnh roi rac
PSR Pressure - State — Response
Phân tích doi tượng liên quan
SCIPA The Landscape Information System of Andalusia
Hệ thống thông tin cảnh quan AndalusiaSDD Sử dung dat
SHAPE Tỷ số chu vi và diện tích
STCỌ Sinh thái cảnh quan
TECI Total Edge Contrast Index
Tương phản về biên
TBN Tây Ban Nha
TNTN Tài nguyên thiên nhiên
TSBF The Tropical Soil Biology and Fertility
Viện Nghiên cứu Độ phi và Sinh hoc đất Nhiệt đới
UN United Nations
Liên Hợp quốc
WRDC Western Rural Development Centre
Trung tâm phát triển nông thôn miễn Tây
VI
Trang 9DANH MỤC BANG
Bang 1.1 Bảng phân loại cảnh quan của A.G IxatsenkO - «5+ sxssrsrseeeree 17
Bảng 1.2 Ưu và nhược điềm của 2 hệ thống phân loại cảnh quan -. -: 23
Bang 1.3 Các độ đo cảnh quan được sử dụng trong nghiên cỨu - - <s<scs s2 35
Bảng 1.4 Thi dụ về bang ma trận mâu thuẫn - 22 2¿+£2£EE+£2E++£+EE++e+Evxzerrred 38
Bảng 2.1 Nhiệt độ không khí trung bình thang và năm c5 S+ sex 57 Bang 2.2 Lượng mưa tháng năm tại trạm Nam Định - - c5 55+ +ss+x+essc+x 57
Bang 2.3 Mực nước trung bình tháng, năm trên các sông se zszvesssesx 59
Bang 2.4 Dién tich, dan số và mật độ dân số các huyện nghiên cứu năm 2019 70Bang 2.5 Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu thời kỳ 2010 - 2019 ¿z2 70Bảng 2.6 Diện tích, cơ cau đất đai khu vực nghiên cứu năm 2019 - 72Bang 2.7 Hiện trang sử dụng đất nông nghiệp dai ven biên tỉnh Nam Định năm 2019 73
Bang 2.8 Dữ liệu phân tích Cụm - + 5s + + +*E#k+EEE+kEekekskkekekkekekerrkekrkrkrkrerrke 80
Bảng 3.1 Kết quả định lượng các độ đo cảnh quan từ các đối tượng sử dụng đất chính chotoda BG Ltr 0N ốỐŠŠẲẺ ỐốỐẮỐẺỐẺỐỐỐẲỐỐỐẮỐốỐẮỐẮỐốố 96Bảng 3.2 Kết quả định lượng độ đo cảnh quan cho từng tiểu vùng CQ 98Bang 3.3 Thống kê số lượng phiếu điều tra ngoài thực địa -¿- c5: 104Bảng 3.4 Ma trận mâu thuẫn giữa các hoạt động sử dụng đất tại khu vực nghiên cứu I05Bảng 3.5 Đánh giá và xếp hạng mức độ mâu thuẫn giữa cặp đối tượng sử dụng đất ngư
0 4019)00Eìii80i14:)1 00007 106
Bảng 3.6 Đánh giá và xếp hạng mức độ mâu thuẫn giữa cặp đối tượng sử dụng đất ngư
"30501281405 PB - 106
Bảng 3.7 Đánh giá và xếp hạng mức độ mâu thuẫn giữa cặp đối tượng sử dụng đất nông
nghiép - CONG NGHISP PP - 107
Bang 3.8 Đánh giá và xếp hang mức độ mâu thuẫn giữa cặp đối tượng sử dung đất du lịch
Bảng 3.13 Kết quả định hướng phát triển ưu tiên trong giảm thiểu mâu thuẫn sử dụng đất
Khu vurc NgHIEN CUU 0 116
Bảng 3.14 Bảng mục tiêu định hướng ưu tiên cho hoạt động sử dụng đất và bảo vệ môi
truOng Cho CAC CAMA QUAN 0000187 121
Vil
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Một số cách tiếp cận đánh giá đặc điểm STCQ trong quy hoạch và tổ chức lãnh
thổ tại Châu Âu -22+£22EEV++2+E2EE22112122221111122221111122221111122711111 0210111 cv 12 Hình 1.2 Một số hệ thống phân cấp các đơn vị cảnh quan theo phương pháp và quan điểm
phan loai P1900 -.(d:-{1 22
Hình 1.3 Tháp phân vi cảnh quan đa tỷ lệ theo ElUC - 5s ++s++++s+s>+e+exsxeezereee+s 30 Hình 1.4 Sơ đồ tuyến và điểm khảo sát lay mẫu trong quá trình thực hiện luận án 43
Hình 1.5 Sơ đồ quy trình nghiên cứu -. - 2£ ©+£+2E++£+EE++£+EE+££E++etrExeerrrkerrrred 41 Hình 2.1: Ban đồ hành chính dải ven biên tỉnh Nam Định 2-2 s++s++zx++zve2 54 Hình 2.2: Bản đồ dia chất dai ven biển tinh Nam Dinh cc ccccccsssseesessssesscsssesesssseesessseess 55 Hình 2.3: Bản đồ địa mạo dai ven biển tinh Nam Định -¿¿cz+cc5sccee 56 Hình 2.4: Ban đồ thé nhưỡng dải ven biên tỉnh Nam Định cc¿¿£22sce+ 63 Hình 2.5 Bản đồ các hệ sinh thái dai ven biển tinh Nam Định -+¿ 68
Hình 2.6 Bản đồ hiện trang sử dụng đất năm 2015 dai ven biển tinh Nam Định 75
Hình 2.7 Các bước xây dựng bản đồ cảnh quan dai ven biển Nam Định theo ELC 77
Hình 2.8 Các lớp thông tin đầu vào phục vụ xây dung ban đồ cảnh quan 78
Hình 2.9 Phân tích hiệu ứng "gấp khúc" trong phân tích cụm . :- 80
Hình 2.10 Sự biến thiên AIC trong cụm khi k thay đổi -¿-©5ccz+22cscez 82 Hình 2.11 Sơ đồ cảnh quan với các phân cụm khác nhau .-2- ¿22 83 Hình 2.12: Bản đồ cảnh quan dai ven biên tỉnh Nam Định -¿£©sc++ 88 Hình 2.13: Bản đồ phân vùng cảnh quan dai ven biên tinh Nam Định 92 Hình 3.1.Giao diện phần mềm FRAGSTATS 2¿-©©¿22EE++£+2EEEEet£EEEeerrrrsecre 94 Hình 3.2 Hệ thong bản đồ độ đo cảnh quan theo 35 clusfer c¿£©s+ 96 Hình 3.4: Bản đồ định hướng không gian ưu tiên phục vụ định hướng sử dụng đất bền vững dải ven biển tinh Nam Định 2 ©2£©E++£+9EEE+E+#EEEEEEEEEEEEEEEEEEEECEEEE1EEEEEL.rrrrrved 123
vill
Trang 11MỞ ĐÀU
1 TÍNH CÁP THIẾT CỦA ĐÈ TÀI
Tại các quốc gia đang phát triển, vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên là một trongnhững trọng tâm lớn trong tiến trình phát triển kinh tế-xã hội, là yếu tố quyết định tớimục tiêu phát triển bền vững (PTBV) của lãnh thổ trong tương lai Đặc biệt là khu vựcđồng bằng ven biên (nơi tập trung hon 50% dân số toàn cau, cung cấp tài nguyên thiênnhiên và lợi thế từ biển như điểm cung cấp tài nguyên, vận tải hàng hải, sinh kế ngườidân ven bién, [51, 122]), những mâu thuẫn nội tại phát sinh trong quá trình sử dụngtài nguyên có diễn biến hết sức phức tạp [106] Theo thời gian, quá trình gia tăng dân số
và đô thị hóa tại khu vực ven biển đã tạo nên những biến đồi tiêu cực tác động tới hiệntrạng tài nguyên thiên nhiên (TNTN) và làm thay đổi các hệ sinh thái (HST) ven bờ[108] Điều này trở thành tác nhân chính thúc đầy quá trình ô nhiễm môi trường, gia
tăng tần suất, quy mô và mức độ ảnh hưởng của thiên tai lên lãnh thổ Hậu qua tat yếu
của quá trình này làm thay đổi chức năng của các HST, suy giảm chất lượng đất đai và
gây sức ép mạnh mẽ tới vấn đề an ninh lương thực [64], đe dọa và làm mất tính cân bằng
giữa “loi ích về kinh tế, xã hội và môi trường trong hiện tại và tương lai” [123] Xuấtphát từ tương tác nguyên nhân-hậu quả, nhu cầu quản lý và khai thác một cách hiệu quảtài nguyên của lãnh thé trên cơ sở định hướng sử dụng đất bền vững một cách khoa học
trở nên hêt sức cap thiết.
Dé giải quyết van dé này, cảnh quan học nói chung và sinh thái cảnh quan nóiriêng xuất hiện với vai trò là cách tiếp cận tổng hợp theo quan điểm phát sinh đa phươngdiện và liên ngành cao của các lĩnh vực khoa học tự nhiên Nếu như cảnh quan học lànên tảng khoa học được ứng dụng rộng rãi trong hoạt động quy hoạch lãnh thé nhăm théhiện sự tương tác phức tạp của các mối quan hệ có cấu trúc của các yếu tố cau thành
trong không gian, thì nghiên cứu về đặc điểm sinh thái cảnh quan lại trở thành một
phương thức đánh giá tối ưu, hình thành trong nỗ lực lồng ghép các mối quan tâm vềkhông gian trong địa lý học với mối quan tâm về thời gian trong sinh thái học Đây làcấu nối quan trọng trong quản lý TNTN và quy hoạch sử dụng đất (quy hoạch cảnhquan); hoạch định chiến lược sử dụng đất (phân vùng sinh thái) hay đề xuất chính sáchphát triển (ra quyết định sử dụng cảnh quan) [61] Hơn nữa, với sự phát triển của sinh
thái cảnh quan, các đánh giá đặc tính bat đồng nhất của lãnh thổ đã được định lượng hóa
[67] trở thành bằng chứng tin cậy hỗ trợ đắc lực quá trình khôi phục các cảnh quan bị
Trang 12suy thoái; phản ánh trực tiếp những biến đổi của cảnh quan thông qua tích hợp nền tảngcủa hệ thống thông tin địa lý (GIS) và mô hình hóa không gian [94] Như vậy, với cáchtiếp cận này, cau trúc-chức năng-động lực của lãnh thổ được phản ánh đầy đủ và toàn
diện trong giải quyết bài toán liên quan tới khai thác sử dụng TNTN và BVMT, phục vụ
định hướng quy hoạch phát triển tông thể lãnh thé [38]
Khu vực nghiên cứu được lựa chọn là lãnh thé hành chính các huyện ven biển tỉnhNam Định, thuộc khu vực châu thổ sông Hồng - nơi có tốc độ tăng trưởng GDP ở mức
cao (>5%/nam) và là cửa ngõ thông thương của khu vực Đông Dương với các nước Châu
A Thai Bình Dương bang đường biển; có đường bờ biển dai 72 km với 4 cửa sông: BaLạt, Đáy, Lạch Giang, Hà Lạn; bao gồm các huyện: Giao Thủy, Hải Hậu và Nghĩa Hưng:
có mật độ dân số cao, nguồn TNTN đa dạng và phong phú Đây cũng là khu vực có diệntích rừng ngập mặn khá lớn, trong đó, Vườn Quốc gia Xuân Thủy là vùng lõi của Khu dựtrữ sinh quyên Đồng băng sông Hồng, phát triển tiếp giáp với các hoạt động nuôi trồngthủy hải sản theo quy mô lớn, kết hợp với các dich vụ du lịch biển có giá trị kinh tế cao
Có thé thay răng, khu vực đồng bằng ven biển nói chung, khu vực nghiên cứu của Luận
án nói riêng, là nơi chứa đựng nhiều nét đặc thù về điều kiện địa chất, chế độ thuỷ triều,chế độ khí hậu, HST vùng ngập mặn và hoạt động của con người trong quá trình khaithác tài nguyên Tuy nhiên, với tốc độ thay đổi nhanh chóng về kinh tế-xã hội (đô thị hóa,gia tăng dân só, ), đây cũng là nơi đang phải đối mặt với những hoạt động có ảnh hưởngtiêu cực tới tự nhiên, làm thay đổi cấu trúc và chức năng của cảnh quan Và tất yếu, nhữngthay đổi này thúc đây sự biến đổi của mục dich sử dụng đất bên trong lãnh thé một cáchtùy tiện, không theo quy hoạch Cùng với đó, các tai biến thiên nhiên (xói lở, bồi tụ bờ
biển, xâm nhập mặn) có xu hướng gia tăng về cường độ và tần suất, gây hậu quả khó
lường Điều này làm tăng tính chất phức tạp vốn có của cấu trúc động lực-hình thái cảnhquan của lãnh thổ, gây khó khăn trong việc nhận diện cũng như phân loại các đối tượngcảnh quan cho mục tiêu định hướng sử dụng đất bền vững
Xuất phát từ mục tiêu trên, dé tài “Nghién cứu đánh giá đặc điểm sinh thái
cảnh quan phục vụ định hướng sử dung đất bền vững dải ven biển tỉnh Nam Dinh”
được lựa chọn và triển khai nhằm tìm ra những giải pháp góp phần hiệu quả cho việc
định hướng sử dụng đất bền vững khu vực đồng bằng ven biên
Trang 132 MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
a Mục tiêu
Xác định đặc điểm cảnh quan theo tiếp cận sinh thái va phân tích đánh giá cau
trúc cảnh quan, mâu thuẫn trong sử dụng tài nguyên phục vụ định hướng sử dụng đất
bên vững dải ven biên tỉnh Nam Định.
b Nội dung
- Tổng quan các công trình nghiên cứu và xác lập cơ sở lý luận;
- Phân tích các yếu tố thành tạo CQ dải ven biển tỉnh Nam Định;
- Phân loại, xây dựng bản đồ CQ và phân vùng CQ khu vực nghiên cứu;
- Phân tích, đánh giá đặc điểm cấu trúc CQ theo độ đo và mâu thuẫn trong sử
đánh giá cảnh quan.
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi hành chính 03
huyện ven biển của tỉnh Nam Định (Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng) Ranh giới phía
biển được xác định theo đường mép nước biên thấp nhất trung bình trong nhiều năm theo
Quyết định số 1790/QD-BTNMT ngày 06/06/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
4 Ý NGHĨA CUA NGHIÊN CỨU
- Ý nghĩa khoa học: Góp phần bỗ sung phát triển lý luận và phương pháp nghiêncứu đánh giá đặc điểm STCQ phục vụ định hướng sử dụng đất bền vững cho các lãnh
thô ven biên.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài là những luận cứ khoa học có
giá tri, làm tư liệu quan trọng trong lựa chọn và dé xuất các loại hình sử dụng đất bền
Trang 14vững dải ven biển tỉnh Nam Định, giúp địa phương khai thác có hiệu quả, sử dụng hợp
lý và bền vững các nguồn tài nguyên
5 LUẬN DIEM BẢO VE
- Luận điểm 1: Theo hướng tiếp cận sinh thái, các nhân tố tự nhiên và nhân sinhvới hệ thống phân loại cảnh quan theo Công ước cảnh quan Châu Âu được lựa chọncùng công nghệ GIS kết hợp phương pháp phân tích đa biến thành lập bản đồ cảnh quandải ven biến tinh Nam Định tỷ lệ 1:25.000 thể hiện 45 đơn vị cảnh quan phân bố trong
9 tiểu vùng cảnh quan
- Luận điểm 2: Tích hợp kết quả đánh giá cấu trúc cảnh quan theo độ đo và phân
tích mâu thuẫn trong sử dụng tài nguyên là cơ sở cho định hướng sử dụng đất bền vữngdải ven biển tỉnh Nam Định
6 DIEM MỚI CUA LUẬN ÁN
- Lam rõ được đặc trưng và sự phân hóa cảnh quan dai ven biển tỉnh Nam Địnhvới 45 đơn vị cảnh quan thuộc 9 tiểu vùng cảnh quan theo tiếp cận nghiên cứu định lượng;
- Xây dựng được bản đồ cảnh quan dải ven biển tỉnh Nam Định tỷ lệ 1/25.000
trên cơ sở ứng dụng công nghệ GIS và phân tích đa biến;
- Đã đề xuất được định hướng sử dụng đất bền vững ven biển tỉnh Nam Định trên
cơ sở đánh giá đặc điểm cấu trúc cảnh quan theo độ đo và phân tích mâu thuẫn trong sử
dụng tài nguyên.
Trang 157 CƠ SỞ TÀI LIỆU
Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của Luận án NCS đã sử dụng một số tai
liệu như sau:
- Dữ liệu bản đồ nền địa hình tinh Nam Định ty lệ 1: 25.000 nguồn do Cục Do đạc ban
đồ và thông tin địa lý Việt Nam cấp Bản đồ địa chat tỷ lệ 1:50.000 khu vực tỉnh NamĐịnh do Cục địa chất khoáng sản cung cấp Bản đồ đất tỉnh Nam Định tỷ lệ 1:50.000 doViện Nông hóa thé nhưỡng cấp, bản đồ hiện trạng sử dụng đất tinh Nam Định năm 2015
do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định cung cấp Các số liệu về dân cư,
KT-XH tỉnh Nam Định, nguồn niên giám thống kê qua các năm từ 2015 đến 2020;
- Hệ thống số liệu, tài liệu của đề tài cấp Viện Hàn lâm mã số VAST.05.02/18-19 và đềtài cấp tinh Nam Định mã số 02/2019/HD-KHCN do NCS làm chủ nhiệm;
- Cac tư liệu, tài liệu phiêu điêu tra, mau phân tích và ảnh chụp các chuyên thực địa của
NCS trong thời gian thực hiện luận án.
8 CÁU TRÚC LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận án gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
Chương 2: Đặc điểm cảnh quan dải ven biên tinh Nam Định
Chương 3: Đánh giá cảnh quan và định hướng sử dụng đất bền vững dải ven biển
tỉnh Nam Định.
Trang 16CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1 TONG QUAN CÁC NGHIÊN CUU CÓ LIÊN QUAN
1.1.1 Tổng quan về cảnh quan và nghiên cứu cảnh quan tiếp cận sinh thái học
1.1.1.1 Khái niệm về cảnh quan và tiếp cận sinh thái học
Cảnh quan trong tiếng Nga là từ Landhaft và bắt nguồn từ Landschaft ở trongtiếng Đức và có nghĩa giống nhau Các nhà khoa học tự nhiên người Đức sử dụng thuậtngữ này bắt nguồn từ những khái niệm của Alexander von Humboldt Siegfried Passarge
là một trong những người sáng lập địa lý cảnh quan Đức (Landschaftskunde) đã định nghĩa cảnh quan như sau: “Cảnh quan tự nhiên là khoanh vi tái hiện cho một đơn vị theo
khí hậu, lớp phủ thực vật, mô hình hóa bê mặt, cấu trúc địa chất và thổ nhưỡng Nhìn
chung, tất cả các đặc điển này không trùng khóp với nhau; nhưng một số phải có tínhthống nhất, và cảnh quan là kết quả của quá trình dé” [T2] Các công trình của Passarge
về cảnh quan dau thế kỷ XX nhân mạnh phân tích cảnh quan vô sinh và hữu sinh (1908),địa lý cảnh quan (1913), ý tưởng về các loại cảnh quan và phân loại cảnh quan quy môtoàn cầu, tập trung vào thảm thực vật tự nhiên (1921, 1929), Từ đó đến nay đã có rấtnhiều các hệ thông phân loại cảnh quan đã được các nhà khoa học ở nhiều quốc gia phát
triển xây dựng.
Cùng tư tưởng với Passarge theo Lev Semenovich Berg (1876-1950) - người góp
công sức lớn cho khoa học cảnh quan tại Liên Xô, tạo điều kiện cho sự ra đời học thuyếtcủa V.V Docutraev về các đới tự nhiên cho rằng: cảnh quan là hệ thống liên kết giữacác đặc điểm vô cơ và hữu cơ, trong đó sự thay đổi ở một đặc điểm dẫn đến sự thay đổitrong tất cả các đặc điểm khác
Cảnh quan có thể được chia nhỏ thành các “cá thê địa lý” hay các vùng cảnhquan Quan niệm này sau đó cũng được nhiều nhà khoa học Liên Xô ủng hộ như N.A.Xoltsev, A.G Ixatrenko, với cách tiếp cận phát sinh trở thành tiền đề để ứng dụngtrong nhiều lĩnh vực khác nhau; đặc biệt là trong lĩnh vực quy hoạch sử dụng đất [61].Khi đó, các đối tượng không chỉ được nghiên cứu như một hiện tượng, thành phan riêngbiệt mà còn phải xem xét tới mối liên hệ giữa chúng (sự mối liên kết nội sinh và ngoạisinh tạo bởi các động lực biến đổi, giữa các đối tượng hay hiện tượng, giữa các thành
phân hữu cơ và vô cơ ) [56] Ngoài ra, cảnh quan còn được hiệu là một khái niệm chung
Trang 17và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, khi nói đến sự phân hóa của một lãnhthé, được hiểu như tổng hợp thé tự nhiên lãnh thé ở các cấp khác nhau, tiêu biểu là
Armand và Minkov.
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và tự động hóa trong quản lý cơ
sở dữ liệu phục vụ các nhiệm vụ thực tiễn đã thúc đây cho sự ra đời các khái niệm cảnh
quan khác nhau tại Châu Âu Xu hướng nghiên cứu cảnh quan phục vụ tìm hiểu mốitương tác giữa các yêu tố thành tạo dan nhường chỗ cho các nghiên cứu ứng dụng khi
mà thời gian biến đổi của các yếu tô thành tạo không đồng nhất, trong khi, mục đích sửdụng lãnh thé thay đổi liên tục Sự phát triển về cách tiếp cận cảnh quan của Châu Âunhư là một lẽ tất yêu sau sự gia tăng các hoạt động nhân sinh qua nhiều thế kỷ, làm xáotrộn mối quan hệ con người - HST bền vững vốn có Điều này đã thúc day cho sự ra đờikhái niệm cảnh quan do Hội đồng Châu Âu thông qua năm 2000 trong Công ước Cảnhquan Châu Âu (ELC): “ là một khu vực được nhận biết bởi con người, có các đặctrưng là kết quả của hoạt động và tương tác giữa các nhân tô tự nhiên và/hoặc conngười ” [50] Nhằm ưu tiên khả năng thống nhất và tích hợp thông tin ở nhiều hệ thốngphân loại và độ phân giải của các nước Châu Âu, Công ước Cảnh quan Châu Âu (ELC)năm 2007 cũng nêu rõ: “Đặc điển cảnh quan là một biểu hiện của mô hình, kết quả từ
sự kết hợp đặc biệt của các yếu t6 tự nhiên và văn hoá làm cho một nơi khác biệt vớicác nơi khác, tốt hơn hoặc tệ hơn" Từ đó đến nay, các nghiên cứu tích hợp quan điểmcủa ELC cho các mục đích thực tiễn dần trở nên phô biến hơn
Khởi đầu với ý tưởng của Carl Troll (1939), nghiên cứu sinh thái cảnh quan tập
trung vào mối quan hệ giữa thảm thực vật và khí hậu ở quy mô toàn cầu, khu vực và địa
phương với góc nhìn đa chiều [78] Năm 1984, Risser đã đưa ra khái niệm về sinh tháicảnh quan “ la mét khoa học nghiên cứu cầu trúc, đặc điểm phát triển và động lựccủa không gian bat đồng nhất, tương tác không gian và thời gian, sự trao đổi trong cảnhquan, ảnh hưởng của không gian không đông nhất đến các quá trình vô sinh và hữusinh, quản lý không gian không đồng nhất” Trong đó, STCQ “ là một chuyên ngành
của sinh thái học hiện đại nghiên cứu moi quan hệ giữa con người với các cảnh quan
tự nhiên và cảnh quan kỹ thuật” [104, 109] Forman và Godron (1986) đã đưa ra khái
niệm STCQ là ngành “khoa học nghiên cứu cấu trúc, chức năng và những biến đổitrong một không gian bat đông nhất mà trong đó tôn tại sự tương tác giữa các HST”[67] Trong đó, STCQ tồn tại mối quan hệ và sự tương tác giữa các lớp phủ rừng trên
toàn bộ cảnh quan, và với những ảnh hưởng từ nhiễu động tự nhiên và nhân sinh đối
Trang 18với cảnh quan Khi yếu tô nhân sinh trở thành động lực sinh học chính, hau hết cáckhía cạnh nghiên cứu của STCQ đều tập trung khai thác sự tương tác giữa con người
và sinh quyền Với cách tiếp cận như vậy, cảnh quan được phân loại theo quan điểmcủa Richard Forman (1987) là “ một không gian bat dong nhất bao gồm một nhómcác HST có tính tương tác mà chúng được lặp lại với cấu trúc tương đồng” Như vay,các HST được xác định làm trung tâm trong các nghiên cứu về cảnh quan Sự tương
tác qua lại bên trong các HST thông qua dòng chảy năng lượng, dinh dưỡng, được
công nhận rộng rãi trong các nghiên cứu tại Bắc My, đặc biệt là dưới dạng các đánh
giá tác động của cảnh quan công - nông nghiệp tới môi trường sinh thái phục vụ quy
hoạch sử dụng đất Xu hướng này tập trung nghiên cứu các mảnh rời rac (patch) - là
khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp mà không xem xét hoạt động nhân sinh trên toàn bộcảnh quan [70] Hiệu quả của cách tích hợp này đã khắc phục triệt để những khuyết điểmcủa hệ thống cảnh quan Châu Âu Với quan niệm này, đánh giá đặc điểm STCQ dầnphát triển thành hướng nghiên cứu được chấp nhận rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế
giới và ứng dụng chủ yếu trong công tác đánh giá, bảo tồn, quy hoạch, thiết kế và quản
lý cảnh quan Tại đây, gud trình vận dụng các nguyên lý của cảnh quan học kết hợp vớinhững đánh giá định lượng của các đặc điểm sinh thái cảnh quan trở thành cơ sở khoa
học thích hợp cho hoạt động sử dụng đất, bdo ton, khai thác tài nguyên và cải tạo đất
dai một cách bên vững.
Ở Việt Nam, quan niệm về STCQ được tiếp cận từ nhiều phương diện, góc nhìn
khác nhau nhưng cơ bản có chung một số đặc điểm được đúc kết bởi tác giả Phạm
Hoàng Hải (1992): “STCQ là một hướng nghiên cứu cảnh quan ứng dụng, trong đó
đã có sự chú trọng đặc biệt đến khía cạnh các đặc trung sinh thái của các dia tổngthể Đối tượng nghiên cứu là các đơn vị cảnh quan-sinh thái cụ thể, có nguyên tắc,
phương pháp nghiên cứu riêng và đặc biệt có quy luật phân hóa các đối tượng đó theokhông gian lãnh tho” [7]
1.1.1.2 Các nghiên cứu đánh giá đặc điểm cảnh quan theo cách tiếp cận sinh thái
Cảnh quan học, với tư cách của một khoa học, đã dần trở thành một lĩnh vực cótính liên kết đa chiều trong ngành khoa học tự nhiên nói chung và địa lý tự nhiên nóiriêng Cách tiếp cận phát sinh của cảnh quan học trở thành tiền đề để ứng dụng trong
nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực quy hoạch sử dụng đất [61] Khi đó,các đối tượng không chỉ được nghiên cứu như một hiện tượng, thành phan riêng biệt ma
còn phải xem xét tới môi liên hệ giữa chúng (môi liên kêt giữa nội sinh và ngoại sinh
Trang 19tạo bởi các động lực biến đổi, giữa các đối tượng hay hiện tượng, giữa các thành phầnhữu cơ và vô cơ, ) [56] Theo thời gian, sự tiếp thu các thành tựu của sinh thái học, tiếpcận CQ dan hình thành thêm những đóng góp mới cũng như [135] hỗ trợ đắc lực cho quátrình quan trắc những thay đổi về mối tương quan giữa đa dạng sinh học và động lực cảnhquan [58] Điều nay được khang định thông qua xu thế đánh giá tác động của con ngườitới cấu trúc và chức năng của cảnh quan [67] trên nhiều phương diện khác nhau: chức
năng của cảnh quan [54], cau trúc và chức năng của cảnh quan [131], giá trị sử dụng của
cảnh quan [99], mô hình hóa sự biến đổi cảnh quan phục vụ định hướng BVMT [116,
121].
Cùng với sự phát triển của lý luận, các nghiên cứu ứng dụng STCQ ngày nay cũngtrở nên hết sức phong phú và đa dạng Năm 2002, John A Wiens đã đưa ra nhận định
“bảo tôn các yếu t6 sinh học cần một nên tảng khoa học khắt khe và STCO có thể Cung
cấp được điêu dé” Cảnh quan ven sông lần đầu tiên được tích hợp các nguyên lý STCQ
dé phân tích đối tượng ở môi trường nước nhăm đánh giá các hậu quả sinh thái trong
không gian thông qua đặc điểm của các đối tượng xung quanh theo quy mô không gian
và thời gian Khác với cách tiếp cận truyền thống, nghiên cứu này đã phác họa được tínhbất đồng nhất tại các HST ven sông - không gian thích hợp cho việc phát triển và thửnghiệm các mô hình STCQ [137] Với cách tiếp cận này, STCQ tiếp tục được ứng dụngtrong nhiều lĩnh vực như: quản lý HST nông nghiệp [116], quản lý hoạt động bảo tồn [66],
phân tích không gian trong xác định giới hạn phân tán của sinh vật cần bảo tồn [107],
phân tích mối quan hệ giữa cảnh quan và dịch vụ sinh thái [79], phân tích đặc trưng bất
đồng nhất của cảnh quan như một “bộ lọc” các đặc điểm sinh thái của sinh vật [60] Nhìn
chung, tuy quá trình nghiên cứu và thành lập các bản đồ STCQ ở các nước khác nhau cónhững đặc thù riêng về chỉ tiêu, phân vị nhưng phan lớn đều thống nhất ở chỗ “cảnh quan
sinh thái là nghiên cứu cảnh quan trên quan điêm sinh thai”.
Ngoài ra, STCQ còn trở thành cách tiếp cận định lượng hữu hiệu trong lĩnh vực
khai thác tài nguyên và BVMT Năm 2016, Hugh S Robinson và Byron Weckworth đã
tiến hành nghiên cứu về khả năng kết nối các độ đo cảnh quan với các quá trình sinhthái của STCQ Bằng các phân tích định lượng, nghiên cứu đã chỉ ra sự cần thiết khi tích
hợp các quan điểm cảnh quan va HST trong xác định quá trình hình thành nền tảng duytrì sự sống của các sinh vật Kết quả của nghiên cứu trở thành tiền đề cho các đánh giáquy hoạch bảo tồn các loài sinh vật ở quy mô cảnh quan [114] Cũng trong năm này,Santos và cộng sự đã ứng dụng STCQ trong lựa chọn các mảnh rừng thích hợp để thu
Trang 20lượm hạt giống cho mục đích bảo tồn tại Brazil Căn cứ vào quá trình phân tích STCQrừng và những biến động trong giai đoạn 1985-2013, nghiên cứu đã xác định các khu vựctiềm năng với mức độ đa dạng sinh học cao với sự trợ giúp của phương thức đánh giá đachỉ tiêu Kết quả của nghiên cứu cho phép tiến hành quy hoạch, ra quyết định sử dụng chocác khoanh vi có đặc điểm môi trường khác biệt trong không gian [57].
Về cách tiếp cận, các ứng dụng trong nghiên cứu cảnh quan thông qua đánh giá
đặc điểm sinh thái học khá đa dạng Điển hình là tại Mỹ, cách tiếp cận của cảnh quanhọc trong quy hoạch lãnh thổ tuy kế thừa nền tảng giá trị ban đầu của Châu Âu nhưnglại đạt được khá nhiều bước tiến mạnh trong ứng dụng sau giai đoạn 1990 [37] Nềntảng lý thuyết hiện đại tai Mỹ được xây dựng từ (i) nguồn sốc và khái niệm sinh tháicảnh quan của Forman & Godron (1986) [67], (ii) nguyên tắc tổng hợp theo cách tiếp
cận của Schreiber kế thừa từ cảnh quan nước Duc (1990) [120], (iii) hệ thống phân loại
và định lượng hóa theo tiếp cận của Forman (1990) [69], (iv) van dé và phương thức
ứng dụng sinh thái cảnh quan cua Wiens (2009) [138] Trên cơ sở đó, các hoạt động
liên quan tới quy hoạch sử dụng đất được thực hiện thông qua: đánh giá cấu trúc, mô
hình và tỷ lệ của các đối tượng trong cảnh quan tự nhiên sơ khai [39, 102, 139] Điển
hình cho xu thé này là: nghiên cứu cấu trúc cảnh quan trong mối quan hệ giữa biến đồi
sử dụng đất và quá trình đô thị hóa [53], đánh giá quá trình biến đổi của cấu trúc cảnhquan theo không gian và thời gian thông qua xác định biến chi phối [65], hay phân tíchđịnh lượng về hoạt động sử dụng đất gây nên hiện tượng phân mảnh trong các khu bảotồn thiên nhiên [81]
Đối với Châu Âu, các nghiên cứu không chỉ cho phép đánh giá, phân tích mối quan
hệ của các quá trình sinh thái trên quy mô cảnh quan, mà còn tạo dựng tiền dé dé ứngdụng cho nhiều lĩnh vực khác Ở Tiệp Khắc (cũ), trong khoảng 25 năm trở lại đây đã soạn
thảo phương pháp quy hoạch cảnh quan sinh thái LANDEP phục vu cho công tác quy
hoạch và thiết kế lãnh thé Phương pháp này tập trung vào việc sử dụng tối ưu các đặcđiểm cảnh quan sinh thái trên quan điểm sinh thái học nhăm thiết lập các điều kiện hòa
hợp giữa các hoạt động kinh tế của con người và môi trường Đây là tài liệu quan trọngcho các dot tập huấn các nhà địa lý trẻ của khối SEV (Hội đồng tương trợ kinh tế các nước
XHCN vào những năm 80 của thế kỷ trước) Một số sơ đồ nghiên cứu liên quan tới hoạtđộng quy hoạch, tái tạo và khôi phục cảnh quan sinh thái được thé hiện trong Hình 1.1.Sau khi Công ước cảnh quan Châu Âu được triển khai nhằm đối phó với xu thế thay đôi
và suy giảm chất lượng cảnh quan trên các khu vực tự nhiên, nông thôn, thành thị và
10
Trang 21ven đô; hai nguyên tắc chính trong tiếp cận cảnh quan được xác định là: (¡) quá trìnhđánh giá cảnh quan là bằng chứng về các tác động của cảnh quan một cách đa dạng lênchất lượng sống của con người; (ii) các cá nhân địa phương được tạo cơ hội dé tham giacác quyết định về chính cảnh quan của họ [52] Điều này giúp mở rộng tùy chọn trong
ra quyết định quy hoạch cảnh quan ở quy mô lớn hơn hoặc tạo ra các đối tượng quyhoạch đặc thù ngay trong khu vực được bảo tồn Điển hình như hướng tiếp cận xây dựngkhông gian cảnh quan văn hóa trong xây dựng tầm nhìn thống nhất về ứng dụng [55],
xây dựng chiến lược cảnh quan nhằm tích hợp chính sách và sự tham gia của các bênliên quan [86], xây dựng các kịch bản từ sự biến động cảnh quan và chế độ cháy trong
quản lý rủi ro cháy rừng [101]
II
Trang 22FT Các cảnh quan sinh thái nguyên sinh
i Xác định mục tiêu: Nhu cầu quyền lợi
và ranh giới lãnh thô và lãnh thô xã hội Diễn thé tự nhiên- Diễn thé nhân tác |
Y Phân tích sinh thái Các tính chất sinh thái
F—‡ Thay đổi các thành phần cảnh quan lãnh thô cảnh quan
[ ị
Thay đồi câu trúc, chức năng Tổng hợp Diễn giải tính chất
sinh thái cảnh quan sinh thái của cảnh quan
2 Ỷ |
&
° Hiện trạng cảnh quan sinh thái R 7 R
= Nhu cau Tổng hợp từng phan
= Ỷ quyền lợi và Lãnh thé-Ving sinh thái
= F weap , anh tho XH
& Danh gia thich hop CQ cho muc dich
» x
5 Đề xuất biên phan tá R Nee ee Đánh giá cơ sở sinh thái
Ê xuât biện pháp tái tạo CQS quyen lợi và (Tính chất của cảnh quan, chức năng cảnh quan và
1 ãnh thô XH độ hữu ích LET với thành phần chức năng)
Phân chia lãnh thổ có mục đích x |Nhu cau —
† Ì quyền lợi và Dé xuât phương diện sinh thái v anh thé XH (Các đề xuất bảo vệ và t6 chức môi trường theo
Tái tạo, khôi phục môi trường phân chia lãnh thổ có mục đích)
a) Sơ đồ quy hoạch, tái tạo, khôi phục các cảnh quan - sinh b) Các thành phan chính của LANDEP
thái của Ruzihla & Miklas, 1988 [20] (Quy hoach canh quan sinh thai)
Hình 1.1 Một số cách tiếp cận đánh giá đặc điểm STCQ trong quy hoạch và tô chức lãnh thé tại Châu Au
12
Trang 23Sự phát triển về lý luận của STCQ nói riêng và cảnh quan học nói chung đã thúcđây quá trình ứng dụng các nguyên lý này trong hoạt động quy hoạch sử dụng đất bềnvững tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ Tại Việt Nam, các nghiên cứu tiếp thu lýluận về cảnh quan nói chung và STCQ nói riêng được ứng dụng khá rộng rãi Khởi
đầu với “Cảnh quan dia lí miễn Bắc Việt Nam” của Vũ Tự Lập (1976) [14], các nghiên
cứu sau đó tập trung xây dựng và hoàn thiện hướng tiếp cận cảnh quan học thông qua
một số công trình: “Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lý nguồn TNTN, BVMT
lãnh thổ Việt Nam” [7]; hay công trình nghiên cứu của Nguyễn Cao Huan về “Đánh
giá cảnh quan theo tiếp cận kinh tế sinh thái” [12] Nhìn chung, các nghiên cứu đã
xác định cụ thể vai trò của các hợp phần tự nhiên cũng như quan điểm tổng thể, hệ
thống trong hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên Trên nền tảng này, nhiều nghiêncứu ứng dụng nguyên lý của STCQ được tiến hành Điền hình là nghiên cứu “Hệ sinhthái cà phê Đắk Lắk” [1], tập trung khai thác mục tiêu bảo tồn sinh thái, sử dụng tài
nguyên phục vụ phát triển kinh tế khu vực Năm 2003, Phạm Quang Tuấn đã tiến hành
“nghiên cứu, đánh giá điều kiện STCO phục vụ định hướng phát triển cây lâu năm vàcây ăn quả khu vực Hữu Ling - tỉnh Lạng Sơn” [30] Nghién cứu đã mô tả đặc điểmcác nhân tố hình thành và sự phân hóa cảnh quan phục vụ phát triển cây lâu năm vàcây ăn quả trong định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ Hữu Lũng Từ đây, quá trìnhđánh giá thích nghỉ sinh thái trở thành tiền đề quan trọng trong lựa chọn đối tượng sửdụng đất thích hợp ở khu vực miền núi Ngoài ra, STCQ trở thành căn cứ khoa họcphục vụ PTBV và sử dụng hợp lý lãnh thổ: nghiên cứu xây dựng bản đồ cảnh quan các
ty lệ khác nhau trên lãnh thé Việt Nam [15], dai ven biển đồng bang Bắc Bộ [34];
PTBV nông lâm nghiệp huyện Sa Pa, tỉnh Lao Cai [25],
Có thé thấy răng, cảnh quan học và nghiên cứu đặc điểm STCQ đã phát triển nhanh
chóng không chỉ về lý luận mà còn trong khả năng ứng dụng thực tiễn Trên cơ sở tiếp thu
sự phát triển của sinh thái cảnh quan thế giới, các nghiên cứu tại Việt Nam đã bắt kịp vớicác xu hướng tích hợp đánh giá định lượng trong phân tích cấu trúc, chức năng và động lực
của cảnh quan hiện đại, nhằm phục vụ giải quyết các vấn đề sử dụng hợp lý TNTN, PTBV
KT-XH và BVMT cho lãnh thổ.
Trong khuôn khô nghiên cứu của Luận án, nghiên cứu sinh lựa chọn thực hiện
đánh giá đặc điểm STCQ của dai ven biên tỉnh Nam Định dựa trên nền tang các học thuyết
13
Trang 24chung về cảnh quan, nhưng tiếp cận theo một phương thức định lượng đơn giản hơn, trong
đó chú trọng khía cạnh sinh thái của cảnh quan thông qua đặc trưng bất đồng nhất của các
đơn vị CQ; và tích hợp với kết quả đánh giá mâu thuẫn của các hoạt động nhân sinh làm
phá vỡ hệ thống tự nhiên như là điều kiện tiên quyết dé định hướng sử dụng dat đai bền
vững trong tương lai.
1.1.2 Nghiên cứu cơ sở lý luận về đánh giá đặc điểm sinh thái cảnh quan
1.1.2.1 Đặc trưng cơ bản về tiếp cận sinh thái học trong đánh giá cảnh quan
Đánh giá đặc điểm sinh thái cảnh quan của lãnh thé thé hiện nỗ lực lồng ghép các
nội dung nghiên cứu sự tương tác của địa lý học và sinh thái (tiếp cận sinh thái học trongđánh giá đặc điểm của cảnh quan) Trong đó, trên cơ sở lồng ghép cấu trúc của các đơn
vị cảnh quan, các cum don vị nhỏ hơn (một tập hợp các đơn vi nhỏ) tập hợp lại để đạtmức đơn vị lớn hơn, hình thành nên cấp phân vị thích hợp “Cảnh quan” khi đó khôngcòn là một đơn vị định lượng chính xác về mặt địa lý, mà chúng phụ thuộc vào nhậnthức của con người về lãnh thé (thông qua mục đích và nhu cầu ứng dụng các nguyên
tắc của sinh thái cảnh quan) Đồng thời, quá trình xác định dấu hiệu và quy mô về mặt
sinh thái là một trong những bước đầu tiên trong phân tích đặc điểm cảnh quan [96].Như vậy, tiếp cận sinh thái học trong đánh giá đặc điểm cảnh quan của lãnh thổ mang
những đặc trưng cơ bản sau:
(i) Đặc trưng thời gian và không gian: Về đặc điểm sinh thái cảnh quan, lớp thảmthực vật là các hệ sinh thái có tính kết nói theo không gian và thời gian trong cảnh quan
Quan điểm cơ bản của sinh thái cảnh quan cho rang các ảnh hưởng tong thé gây ra nhiễu
động bên trong cảnh quan có thé có chu kỳ vượt ra khỏi mùa, năm hay một thập kỷ.Trong khi, bat cứ sự xáo trộn tại vi trí nào cũng phản ánh sự biến động của toàn bộ cảnhquan đối với sự sống trong các hệ sinh thái Những ảnh hưởng này có thê suy giảm theothời gian hay khoảng cách, nhưng không thé biến mat hay xóa bỏ Do đó, sinh thái cảnhquan phù hợp cho mục tiêu bảo tồn các hệ sinh thái cũng như thích hợp với quan điểm
“phát triển bền vững” [68, 105] Tương quan không gian và thời gian trong sinh tháicảnh quan được phản ánh như sau: “ hầu hết các cảnh quan đều bao gồm các thànhphan khác nhau, gồm rừng, suối, đồng cỏ, nông trai, Cảnh quan mang những đặctrưng bat đồng nhất (các đối tượng có đặc điểm hoặc thành phan không giống nhau, có
tính đa dạng) Cảnh quan không chỉ bất đồng nhất về không gian, mà còn bắt đồng nhất
”
về thời gian ” [113] Như vậy, các quá trình sinh thái hoạt động tại không gian và thời
14
Trang 25gian khác nhau, được kết hợp lại để hình thành và hoạt động như một hệ thống Chính
ý tưởng này đã hình thành nên sinh thái cảnh quan, cung cấp các hiểu biết về mối liên
quan giữa các xung đột/thách thức theo không gian và thời gian của cảnh quan.
(ii) Đặc trưng bat đồng nhất: Đặc trưng cơ bản thứ hai của sinh thái cảnh quan
là tính bất đồng nhất Chính sự đa dang của loại hình sinh thái (biến đổi theo sự thay đôicủa độ 4m, độ dốc, độ cao, thé nhưỡng, ) đã thúc đây các quá trình sinh thái diễn ra,đảm bảo các bộ phận trong hệ sinh thái có thể hoạt động Đây là điều kiện quan trọngnhằm đảm bao sự tồn tại của nhiều loài sinh vật Và bằng chứng là “nhiều loài sinh vậtđòi hỏi nhiều hơn một hệ sinh thái hoặc một khoanh vi đề tồn tại và phát triển” Sự đadạng trong các hệ sinh thái cũng góp phần tạo ra “sự dư thừa” Khi mà khả năng duy trì
các chức năng quan trọng vượt quá khả năng hiện tại, đặc trưng đa dạng khi đó hình
thành tình trạng “thiếu tính an toàn” và tồn tại “sự căng thăng” bên trong hệ sinh thái[41, 70] Đồng thời, sự đa dạng tồn tại với nhiều phạm vi khác nhau [113] Kích thướchay phạm vi môi trường sống thích hợp của mỗi loài đều khác nhau Chính điều này tồntại mỗi quan hệ giữa quy mô va mức độ phong phú trong quan xã sinh vật Sinh vật lớnđòi hỏi không gian sinh tồn ở mức lớn hơn dé tìm kiếm thức ăn [77] Khi đó, cảnh quanthích hợp phải đảm bảo về phạm vi và mức độ đa dạng dé đảm bảo hỗ trợ tất cả các loàiphụ thuộc vào cảnh quan đó Đặc trưng bất đồng nhất của cảnh quan làm gia tăng mức
độ kiểm soát sinh học của động vật [110, 119], giảm sự lan truyền của các đám cháy
rừng [68], Bởi vậy, đặc trưng bất đồng nhất trở thành một yếu tố mang tính tích cực
trong cảnh quan (cung cấp môi trường sống đa dạng, nhiều nguồn tài nguyên và hìnhthành xu hướng 6n định trong cảnh quan) Nhưng khi đặc trưng bất đồng nhất ở mứccao, môi trường sông của các sinh vật trong cảnh quan trở nên suy giảm; gây ra các hiệuứng tiêu cực Do đó, nghiên cứu đặc trưng bất đồng nhất trở thành tiền đề dé xác địnhmức độ cân bằng sinh thái trong cảnh quan
(iii) Đặc trưng kết noi (connectivity): Tính kết nối là khái niệm quan trọng thứ batrong nghiên cứu đặc điểm sinh thái cảnh quan Sự đa dạng môi trường sống (đa dạngcác kiêu mảnh rời rac) cho nhiều loại thực vật, động vật và vi sinh vật giúp duy trì sựtồn tại của hệ sinh thái Tuy nhiên, các mảnh này chỉ có giá trị nếu giữa chúng tồn tại sự
kết nối theo một cách nào đó Đặc điểm của tính kết nối trong cảnh quan thường tạo ra
các hành lang di chuyền, thường là khu vực ven dòng chảy (sông, suối, hồ, đầm lầy) nơi tạo ra chất dinh dưỡng va năng lượng Đây là nơi chứa đựng các tuyến phân tán thựcvật, vận chuyển dinh dưỡng kết nối từ thung lũng, sườn núi cho tới đồng bằng trong
-15
Trang 26cảnh quan Tính hệ thông của cảnh quan khiến các tác động tới bất kỳ phần nào của cảnh
quan cũng ảnh hưởng đến tất cả các bộ phận khác tại một thời điểm nào đó Các tácđộng này làm giảm thiểu hoặc phá vỡ các kết nối bên trong cảnh quan tự nhiên, ảnh
hưởng trực tiếp đến động thực vật, năng lượng, dinh dưỡng và nguồn nước [68] Ngoài
ra, do tính kết nối của cảnh quan, những biến đổi một phan hay toàn bộ cảnh quan sẽ
ảnh hưởng tới quá trình sinh thái của khu vực với quy mô vượt khỏi ranh giới không
gian và thời gian xảy ra biến đổi đó (ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ) [41]
Ngoài ra, với mục tiêu định hướng sử dụng đất bền vững, nghiên cứu đặc điểmsinh thái cảnh quan phải được thực hiện trên cơ sở đặc trưng “tổng thé” của cảnh quan.Đặc biệt là tại các khu vực ven biển, nơi có sự đa dạng và phong phú về mặt cảnh quan,những thuộc tính về di sản văn hóa và tự nhiên của lãnh thé đã tạo nên tính độc đáoriêng, là kết quả của quá trình hội tụ của nhiều dong chảy địa sinh thái Sự thay đổi củacác đới khí hậu trên các nền địa hình chuyên tiếp liên tục cũng khiến mục đích sử dụngđất của con người trở nên đa dạng và phong phú hơn bao giờ hết Sự thay đổi theo thời
gian của các giá trị nội tại bên trong cảnh quan không chỉ tạo ra sự phong phú trong
tương tác tự nhiên-nhân sinh mà còn đòi hỏi những nỗ lực bảo vệ (hoặc khôi phục) các
giá trị đó trong bối cảnh động lực biến đổi cảnh quan ngày càng diễn ra nhanh chóng.Điều này thé hiện ở sự thay đổi chính sách sử dung dat hay xu hướng thay đổi về dân số[98] Từ những động lực này, những thay đôi này dần hình thành van đề mang tính toàncầu (ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, v.v ) Những áp lực lên các giá trị cảnh
quan là nguyên nhân chính hình thành nên xung đột trong quá trình khai thác và sử dụng
lãnh thổ Do đó, nhìn nhận lãnh thé dưới góc nhìn “tổng thể” cho phép các đánh giá đặcđiểm cảnh quan trở nên toàn diện hơn trong giải quyết bài toán sử dụng đất bền vững
1.1.2.2 Hệ thống phân loại cảnh quan
a Hệ thống phân loại theo trường phái Liên Xô (citi)
Xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan là một trong các nội dung quan trọngcủa quá trình đánh giá sự phân hóa cảnh quan cho từng lãnh thổ Tuy nhiên, mỗi lãnhthổ cụ thé lại có một hệ thống phân loại cảnh quan riêng sao cho phù hợp với điềukiện, hoàn cảnh của lãnh thé đó Day là bước đệm cho quá trình thành lập bản đồ cảnhquan Cho tới nay, nhiều hệ thống phân loại cảnh quan truyền thống chủ yếu tới từ các
tác giả Liên Xô như hệ thống phân loại của Ixatrenko (1961) đưa ra 8 đơn vị là nhóm
16
Trang 27kiểu, kiểu, phụ kiểu, lớp, phụ lớp, loại, phụ loại và thể loại (Bảng 1.1); hệ thống phânloại của Gvozdexki (1961); hệ thống phân loại cảnh quan của Nikolaev (1966),
Bảng 1.1 Bảng phân loại cảnh quan của A.G Ixatsenko
STT| Donvi Dấu hiệu
I | Nhóm kiểu | Có những nét địa đới tương tự các cảnh quan trong phạm vi địa
ô và lục địa khác nhau
2 | Kiéu Co cung điều kiện thủy nhiệt, cùng đặc điểm về cau trúc, đồng
nhất về quá trình di động của các nguyên tố hóa học, các quá trình ngoại sinh hình thành thổ nhưỡng, thành phần và cấu trúc
các quân thê sinh vật
3 | Phụ kiểu Có những khác nhau theo tính địa đới bậc thứ và những dấu hiệu
chuyên tiếp trong cấu trúc
4 |Lớp Mức độ tác động điển hình cao các nhân tổ kiến tạo sơn văn, cau
trúc đới của các cảnh quan
5 | Phụ lớp Ở miền núi sự phát trién đầy đủ của dãy vòng đai theo chiều cao
điên hình
6 | Loại Cùng chung nguồn gốc, kiểu địa hình, đá me và cấu trúc hình thé
7 |Phụloại | Có một vai đặc điểm vé bối cảnh
8 | Biến chủng | Những đặc điểm theo khí hậu địa phương
(thé loại)
Hệ thống phân loại cảnh quan theo Nicolaev (1966) bao gồm 11 cấp đơn vị: thống
-hệ - phụ -hệ - lớp - phụ lớp - nhóm - kiểu - phụ kiểu - hạng - phụ hạng - loại cảnh quan.Trong đó, hệ cảnh quan dựa vào cân bang nhiệt âm, mang tính vành đai, phụ hệ CQ phụthuộc vào sự tương tác địa hình - hoàn lưu khí quyền trong phạm vi của hệ, phụ hệ, kiểucảnh quan được xếp dưới phụ lớp, dựa vào điều kiện sinh khí hậu - thé nhưỡng Còn hệthống phân loại cảnh quan của N.A Gvozdexki (1961), gồm 5 bậc: Lớp, kiểu, phụ kiều,nhóm, loại Ở Việt Nam, trong công trình nghiên cứu của mình, một số tác giả cũng đưa ra
hệ thống phân loại cảnh quan, như: Vũ Tự Lập (1976), Nguyễn Thành Long và nnk (1983),Phạm Hoàng Hải (1997) Điểm chung giữa các nghiên cứu này là sự tương đối thống nhất
về hệ thong các don vi phân loại cảnh quan Việt Nam: Hệ (phụ hệ cảnh quan) > Lớp (phụlớp cảnh quan) > Kiểu (phụ kiểu cảnh quan) > Hạng cảnh quan > Loại cảnh quan
Có thé thấy, các hệ thống phân loại cảnh quan theo trường phái của Liên Xô (cũ)
tập trung thé hiện tính chất phát sinh của cảnh quan theo hệ thống chỉ tiêu chặt chẽ về
các hợp phần cảnh quan Do đó, tiếp cận nghiên cứu cảnh quan theo trường phái Liên
17
Trang 28Xô phù hợp với các vùng lãnh thé lớn, thể hiện quy luật của hợp phan tự nhiên một cách
khái quát Đối với các cảnh quan chịu tác động lớn của con người, tiếp cận này sẽ khócập nhật các biến động của cảnh quan bởi hệ thống chỉ tiêu có định và chặt chẽ
b Hệ thong phân loại tiếp cận theo Công ước Cảnh quan Châu Au (ELC)
Công ước Cảnh quan Châu Âu (ELC) hay còn gọi là công ước Florence, là hiệp
ước Quốc tế đầu tiên được dành riêng cho tat cả các van đề liên quan đến cảnh quan ởchâu Âu Công ước hướng tới mục đích bảo vệ, quản lý và quy hoạch tất cả các cảnh quan
và nâng cao nhận thức về giá trị cảnh quan tại châu Âu Công ước ELC cho thấy các hệthống phân loại cảnh quan có sự khác nhau tại các quốc gia và từng vùng lãnh thé do pháttriển trên các cách tiếp cận, nguồn dit liệu và phương pháp thành lập khác nhau, nên không
thé tiến hành so sánh [84] Cũng theo Công ước, hệ thống phân loại cô điển thường dựatrên các phân vùng địa lý, mang tính tông thé và khái quát cao về bản chat, điển hình là
nghiên cứu cảnh quan của Estonia của Granö (1929), hay các khu vực địa lý của Bỉ [42]
và các khu vực cảnh quan của Bi [47] Phan lớn tiến trình được thực hiện thông qua
phương pháp chồng xếp bản đồ, phân tích thống kê hay sử dụng phân tích không gian đểxác định các loại cảnh quan [91, 103] Điều này dẫn tới cảnh quan chỉ thê hiện được cácđặc trưng mang tính hình học hoặc thé hiện thuộc tính mô tả cho các đơn vi không gian
CƠ SỞ.
Phương pháp đánh giá đặc điểm cảnh quan (Landscape Character Assessment
-LCA) là một kỹ thuật được sử dụng để phân loại, mô tả và định hình các đặc điểm về tựnhiên, sinh thái, văn hoá của một cảnh quan, được phát triển ở Anh vào đầu những năm
1990 và được sử dụng rộng rãi sau khi Công ước Cảnh quan Châu Âu được kí kết TheoLCA, việc đánh giá đặc điểm cảnh quan được định nghĩa “là quá trình xác định và mô tả
sự biến đồi trong đặc điểm của cảnh quan Nó tìm cách xác định và giải thích sự kết hợpđộc đáo của các yếu tố và tính năng làm cho cảnh quan trở nên đặc biệt, tạo nên đặc trưngcảnh quan.” [132], từ đó giúp các nhà hoạch định phát triển các ưu thế riêng của địa
phương nao đó, đảm bảo sự thay đổi theo hướng tích cực cho CQ; hướng tới xu thế chung
phát trién bền vững; và là công cụ hỗ trợ cho việc lập kế hoạch, thiết kế, quản lý CQ Mộttrong những nghiên cứu điển hình về hệ thống phân loại cảnh quan tiếp cận theo đánh
giá đặc điểm cảnh quan được thực thi ở Tây Ban Nha trong khuôn khổ chương trình Hệ
thống thông tin cảnh quan ở Andalusia (SCIPA)-là khu vực vốn có nhiều yếu tố văn hóa
- sinh thái và cảnh quan xen kẽ Cảnh quan tại đây chịu nhiều áp lực lãnh thổ (đô thịhóa, phát triển cơ sở hạ tầng, giảm dân số vùng nông thôn, cháy rừng) trong khi vẫn
18
Trang 29chứa đụng nhiều giá trị môi trường và văn hóa quan trọng Mỗi đơn vị cảnh quan trong
hệ thống phân loại cảnh quan được xác lập dựa trên thuộc tính mô tả các đặc tính quan
tâm, như: sử dụng đất, đặc điểm quang cảnh hoặc đặc điểm văn hóa hoặc lịch sử Các
loại cảnh quan được xác định bởi các mối quan hệ giữa thành phần tự nhiên (như địachất, đất, hình thái, độ che phủ đất) và thành phần nhân sinh (như khu định cư và môhình canh tác, sử dụng đất, kiêu xây dựng và canh tác) Các loại cảnh quan có tính chấtchung chung có thé có ở các khu vực khác nhau và trong các bối cảnh địa lý khác nhau[93] Chúng thường phản ánh một lịch sử cảnh quan cụ thể hoặc được hình thành bởi
các quy trình cụ thé Một số cảnh quan quan trong được xác lập, như: cảnh quan ngoàitrời và cảnh quan kín (bocage), cảnh quan đồng quê, dat lan biển, vùng đất hoang, và
cảnh quan đa văn hóa Địa Trung Hải [97, 111].
Sự phân bố của các loại cảnh quan khác nhau sẽ tạo thành các tổ hợp không gianđộc đáo với một bản sắc riêng biệt Chúng thường là duy nhất, được phản ánh bởi mộttên thích hợp đặt cho khu vực Phân bố cảnh quan là một phần của các khu vực địa lý
xác định Nó là một phân loại không gian phân cấp ở các cấp độ quy mô khác nhau.
Trong đánh giá đất cô điển, kiểu hình và sự phân bố cảnh quan thường được kết hợp
[100, 136, 145].
Về mặt phương pháp, quá trình đánh giá và phân cấp cảnh quan theo ELC có théđược thực hiện theo cả chiều từ trên xuống và từ dưới lên: phương pháp tông thể vàphương pháp tham số:
(i) Phương pháp tổng thể được tiễn hành từ sự phân chia theo thời gian của một
khu vực theo thứ bậc Cách tiếp cận này phát triển mạnh mẽ với việc sử dụng các bức
ảnh hàng không, được giới thiệu trong nghiên cứu cảnh quan cua Troll (1939) [130],
cung cấp chỉ tiết và cách nhìn bao quát về cảnh quan giống như được quan sát từ mắtcủa một con chim Quy trình này rất giống với giải đoán ảnh tương tự và dựa trên cáckhả năng Gestalt về nhận thức của chúng ta trong việc diễn giải các mẫu phức tạp (Định
luật Gestalt là một tập hợp các nguyên tắc tâm lý học, lý giải cách thức não người tiếp
nhận một hình ảnh nào đó) Phương pháp tổng thé bat đầu bằng việc xây dựng mộtkhung không gian dan được lấp đầy khi có các thông tin chi tiết hơn (Hình 1.2a)
(ii) Phương pháp tham số được tiễn hành theo cách chồng xếp một tập hợp cácbản đồ chuyên đề dé tạo thành một bản đồ tổng hợp mà trong đó các đa giác lớp phủ xác
19
Trang 30định các đơn vị cảnh quan (Hình 1.2b) [100] Kỹ thuật này trở nên rất phô biến khi công
nghệ GIS và bản đồ số phát triển
Sự lựa chọn giữa hai phương pháp chủ yếu phụ thuộc vào bản chất của các tập
dữ liệu được sử dụng Phương pháp tổng thé được dùng cho các cảnh quan có mối liên
hệ không gian rõ ràng giữa các thành phan, như giữa sử dụng dat, điều kiện thé nhưỡng
và địa hình, được thể hiện rõ trên hình ảnh hoặc bản đồ Cách tiếp cận tham số đượcphát huy hiệu quả khi có bản đồ kỹ thuật số chất lượng cao Đây là một kỹ thuật bán tựđộng trong GIS, trong đó kết quả phụ thuộc nhiều vào các thuộc tính bản đồ, chang hạnnhư chú giải, tỷ lệ và chất lượng Một vấn đề gặp phải khi sử dụng phương pháp này làphải xử lý các đa giác vụn được hình thành nên từ việc chồng xếp các lớp bản đồ chuyên
đề Thông thường, bản đồ kỹ thuật số đủ chỉ tiết thường chỉ có sẵn cho độ cao (mô hình
số độ cao) và lớp phủ mặt đất, nên một số thuộc tính quan trọng khác có thé bị loại trừkhỏi quá trình phân loại Bởi vậy, cần phải sử dụng một số lượng lớn các bản đồ chuyên
dé dé bồ sung cho việc phân tích dữ liệu thống kê, phân cụm và khái quát hoá khi xác
lập các đơn vi cảnh quan.
Trong hệ thong phân cấp không gian dựa trên việc đánh giá đặc điển cảnh quanLCA, có nhiều tùy biến khác nhau được đưa ra Tại Anh và Scotland, cảnh quan đượcphân cấp từ quy mô quốc gia đến quy mô địa phương Theo đó, quốc gia được phân chia
thành các vùng cảnh quan; mỗi vùng cảnh quan được chia thành các loại cảnh quan; mỗi
loại cảnh quan lại chia thành các tiêu vùng cảnh quan; còn tiểu vùng cảnh quan thì baogồm các loại cảnh quan nhỏ hơn (Hình 1.2c) Ngoài ra, còn một quan điểm khác của
Jess Allen and Jane Patton (2012) là phân chia cảnh quan thành 4 cấp: Vùng CQ, Loại
CQ, Don vị đặc tả CQ (LDU- Landscape Description Units), Khoanh vi dat (LCP- Land
Cover Parcels) [83, 124] (Hinh 1.2d).
c Nhận xét chung về hệ thông phân loại cảnh quan
Xem xét từ góc độ xây dựng cơ sở khoa học cho đánh giá mâu thuẫn sử dụng
đất phục vụ sử dụng đất bền vững, có thé thay hai trường phái/ hệ thống phân loại cảnhquan nêu trên đều chứa đựng những ưu và nhược điểm riêng (Bảng 1.2)
Mục tiêu và các nội dung nghiên cứu này đặt ra yêu cầu: (¡) phải đánh giá được
những thay đổi của cảnh quan một cách nhanh chong; (ii) đơn giản và hiệu quả trongtriển khai; (iii) kết qua có tính khách quan và mang tính định lượng cao Thêm nữa,theo quan điểm cảnh quan học truyền thông thì một lãnh thổ tự nhiên được nhìn nhận
20
Trang 31trên 03 phương diện: địa hóa cảnh quan, địa vật lý cảnh quan và sinh thái cảnh quan.
Nếu xem xét định hướng sử dụng đất bền vững trên khía cạnh sinh thái học của cảnhquan sẽ thấy có sự đồng nhất tương đối với hệ thống của ELC do cả hai đều chứa đựng
tính hệ thống và tổng hợp (dù mức độ có phần khác biệt) và đều chứa đựng các thôngtin để phục vụ cho việc đánh giá sau đó Tuy nhiên, xu thế chuyên đổi của lớp phủ tựnhiên sang các lớp phủ sử dụng đất đã thúc đây xu hướng nhìn nhận các đối tượng cơbản nhất của cảnh quan chứa đựng đặc trưng sinh thái tồn tại trong mối quan hệ giữa đốitượng thể khảm tương ứng với các khoanh vi sử dụng đất Hệ thống ELC thẻ hiện rõ sự
ưu việt về điều này
Nhận xét: Có thê thay, ELC tuy chưa “hoàn hảo” về tính hệ thống, sự tường minhtrong thé hiện sự phân hoá tự nhiên của lãnh thé như hệ thống phân loại truyền thống,nhưng vẫn đảm bảo duy trì những đặc tính cốt lõi của một hệ thống cảnh quan và phùhợp hơn với nghiên cứu phục vụ quy hoạch sử dụng đất Bởi vậy, nghiên cứu sinh lựachọn hệ thống phân loại theo ELC với một số tùy biến nhỏ trong phương pháp tham
số cho phù hợp với điều kiện của khu vực nghiên cứu dé thực hiện các nội dung của
đê tài luận án.
21
Trang 32"Phân cắp không gian các đơn vi cảnh quan
ĐỒI NÚI GRANIT DARTMOOR BODMIN MOOR
THUNG LONG SÔNG.
g Jvoncca [_ sioovecomae (CHUDLEIGH
b): Phân cắp các don vị cảnh quan theo phương pháp tham số
Vang cảnh quan quan
Loại cảnh quan k⁄i
d): Phân cấp các đơn vị cảnh quan
theo Jess Allen and Jane Patton [83]
Hình 1.2 Một số hệ thống phân cấp các đơn vi cảnh quan theo phương pháp va quan điểm phân loại tai Châu Au
2
Trang 33Bang 1.2 Ưu và nhược điểm của 2 hệ thống phân loại cảnh quan
Hệ thong phân loại
cảnh quan Liên Xô và Nga
Hệ thông phân loại
cảnh quan Chau Au - ELC
- Quá trình phân vùng tường minh
bởi một số đơn vị bậc cao phản ánh sự
phân hóa lãnh thé một cách tối ưu.
- Đảm bảo tính tổng thể và khái quát cao về bản chất cảnh quan.
- Xác định cấp độ câu trúc theo tỷ lệ khu vực
nghiên cứu.
- Hệ thống phân loại mỗi cấp đơn giản: gồm loại và một đơn vi trên cấp loại.
- Khả năng tích hợp cao các nên tảng thông
tin ở các vùng hay quốc gia khác nhau.
- Phát triển trên cơ sở phương pháp đánh
giá đặc trưng cảnh quan LCA trên mọi tỷ lệ khác nhau.
- Tích hợp các phương pháp định lượng với
kết quả mang tính khách quan cao.
- Ranh giới có tính “mờ” tốt hơn khi có sự
tham gia của các bên trong quá trình phân định ranh giới cũng như môi trường biến thiên của các yếu tố cau thành.
- Số lượng đơn vị phụ thuộc vào một số điều
kiện kiểm định của phương pháp phân tích thống kê đa biến.
2
Nhược điểm
- Mỗi điều kiện thực tế khác nhau của lãnh thé (vùng lãnh thỏ) sẽ ảnh hưởng
tới quá trình xây dựng hệ thống phân
loại ở cấp loại (trở xuống)
- Khó cập nhật đối với sự thay đổi của của biến động cảnh quan khi các yếu
tố cảnh quan có mức độ thay đôi
không đồng đều.
- Khó kiểm soát về mặt số lượng các đơn vi (ty lệ với mức độ chi tiét/kha năng hiền thi và mức độ hiéu biết của chuyên gia với từng hợp phần CQ).
- Phương pháp chồng xếp, hoặc phân
tích không gian thường chỉ đảm bảo
đặc trưng về mặt hình học hay các
thông tin mô tả của đơn vị cơ sở.
- Kiểm soát đặc trưng bất đồng nhất của các đơn vi cùng thuộc tính trong không gian đòi hỏi lý luận kèm theo.
- Quá trình phân vùng đòi hỏi xây dựng
nguyên tắc/mục đích cho khu vực và đánh
giá trong điều kiện tối ưu thì mới đem lại kết
quả cao.
- Chiu sự ảnh hưởng của kiến thức chuyên
gia trong quá trình biện luận số lượng tối ưu.
- Nhận diện các yếu tố xã hội tham gia quá
trình nhận diện cảnh quan thường mang tính
chủ quan, có sự tùy biến theo từng khu vực nhất định.
- Tổ hợp các thông tin tạo thành tên của cảnh quan (dưới dạng các ký tự) thường khó thé
hiện được thông tin tính trạng của từng don vi,
khó phân biệt giữa các đối tượng lân cận nhau.
- Nhạy cảm với những biến thiên phức tạp của các hop phần cảnh quan (ở một sô cấp độ).
- Khó minh giải ảnh hưởng của một số biến
có tính phụ thuộc cao lên sự hình thành bản
đồ cảnh quan nếu gắn chúng với các biến có
tính độc lập cao (khí hậu, địa chất).
- Tích hợp công nghệ cho nhu cầu tự động hóa.
23
Trang 341.1.3 Nghiên cứu sử dung dat bền vững bang tiếp cận sinh thái hoc trong
cảnh quan
Cho mục tiêu sử dụng đất bền vững, số lượng các nghiên cứu ngày nay sử dụng cáchtiếp cận STCQ và cảnh quan học là rất lớn Năm 2000, O Bastian đã xây dựng hệ thốngphân loại cảnh quan phục vụ hoạt động quy hoạch tổng thê lãnh thé tại Đức Từ những đánhgiá thích nghi của các đơn vị cảnh quan đối với các hoạt động nhân sinh, chức năng cânbằng và sức chứa của chúng, các kết quả nghiên cứu trở thành tiền đề xây dựng mục tiêuquy hoạch và quản lý cảnh quan cho từng khu vực Dựa trên những đánh giá về chức năng,
su trao đôi qua lại giữa tự nhiên và con người, và các mục tiêu môi trường; nghiên cứu trở
thành một cách tiếp cận toàn diện trong đánh giá STCQ phục vụ quy hoạch phát triển tổngthé lãnh thé [38] Hoạt động quy hoạch tiếp cận STCQ tai Nga được thực hiện từ khá sớm,trong công trình “Quy hoạch quản lý đất vùng Baikal” Vào năm 1994 nhiều công trình theocách tiếp cận này được thực hiện, gồm: phương pháp quy hoạch cảnh quan cho công tácBVMT tại LB Nga [36], bản đồ và hệ thống Luật BVMT khu vực hồ Baikal [35] Nhìnchung, các nghiên cứu này đều hướng tới quy hoạch vùng phát triển kinh tế long ghép các
bối cảnh bảo vệ thiên nhiên [59]
Tiếp đó là nghiên cứu của R Schlaepfer và nhóm nghiên cứu của mình (2002) vềcách tiếp cận mới trên cơ sở HST nhằm đánh giá đa mục tiêu sử dụng tài nguyên rừng
Từ các kết quả đánh giá tầm quan trọng của các cảnh quan, nghiên cứu tiến hành xácđịnh mức độ thích hợp nhăm duy trì chất lượng và tiềm năng sản xuất của rừng Đồngthời, quá trình tích hợp các mục tiêu sinh thái và kinh tế xã hội tạo điều kiện cho việc
quy hoạch sản xuất và khai thác theo nhiều mục đích sử dụng [118] Năm 2005, M
Fujihara và T Kikuchi chi ra mối quan tâm tới sự thay đổi cấu trúc cảnh quan lưu vực
sông Nagara, Nhật Bản Trên cơ sở tái cau trúc kết hợp với việc phân tích ban đồ thành
phan, nghiên cứu đã chỉ ra những thay đổi về sử dụng dat tại lưu vực Đây là cơ sở déquy hoạch bảo ton và duy trì đa dạng sinh học cho quan lí lưu vực nay [71]
Năm 2006, Krnášová và Hrnšiarová đã xác định hoạt động quy hoạch STCQ như
một công cụ tô chức sinh thái và phát triển của khu vực Đây được coi là một phần khôngthể thiếu của hoạt động quy hoạch không gian Nghiên cứu đã chỉ ra rang hoạt động quyhoạch STCQ thực chất nhằm đề xuất cách thức tổ chức tối ưu về không gian sinh thái
và chức năng sử dụng đất Từ quan điểm này, nghiên cứu cho răng các giới hạn về sinhhọc, sinh thái và phương thức tô chức không gian tối ưu cho sử dụng đất nông nghiệp làgiải pháp hiệu qua để giảm thiểu sự ton hại về chất lượng môi trường [88] J.W
24
Trang 35Termorshuizen và nnk (2007) đã chứng minh tinh quan trong của các hợp phan sinh
thái trong hoạt động quy hoạch cảnh quan theo các nguyên tắc PTBV Nghiên cứu đã
tiễn hành xác định mức độ “cảnh quan bền vững về mặt sinh thái”, và tích hợp kết quả
này vào hoạt động quy hoạch cảnh quan Khi đó, tính bền vững sẽ đạt được nếu thỏamãn những yêu cau về chất lượng, diện tích và thay đôi của HST nhằm đảm bảo các loàicần bảo tồn có thé tồn tại được Trên cơ sở tích hợp hai bộ chỉ tiêu sinh thái: (i) chỉ tiêunhận thức của đối tượng khi xem xét các nguyên tắc sinh thái đối với mục tiêu quy hoạchbên vững (ii) hiệu quả áp dụng các nguyên tắc này trong xây dựng mô hình HST bền
vững; nghiên cứu đã cho phép xác định mức độ quan trọng của các đối tượng không
gian, làm tiền đề để xây dựng phương pháp đánh giá mức độ bền vững sinh thái cho
hoạt động quy hoạch không gian [126].
Năm 2012, Zita Izakoviéova đã xác định hoạt động nhân sinh là tác nhân anh
hưởng tới thành phần, cấu trúc của cảnh quan; và không phải lúc nào các hoạt động đócũng phù hợp tiềm năng và tài nguyên lãnh thổ Chính từ những mâu thuẫn này gây racác vấn đề về môi trường Do đó, hoạt động quy hoạch cảnh quan trên cơ sở quy địnhcác chính sách phát triển kinh tế-xã hội trở thành công cụ thiết yếu nhằm sử dụng đất
bền vững Quá trình ra quyết định sử dụng tối ưu STCQ của lãnh thổ giúp hoạt động
quy hoạch xác định tính phù hợp của lãnh thổ, cũng như sự hài hòa về nguồn lực vớinhu cầu của cộng đồng cho phát triển [82] Năm 2015, X Cen và cộng sự đã công bốcác kết quả nghiên cứu nhằm phân tích mối quan hệ giữa hoạt động sử dụng đất thâmcanh và vấn đề STCQ của đô thị của thành phố Hàng Châu, Trung Quốc Trên cơ sởphân tích các dữ liệu kinh tế xã hội và ma trận không gian, nghiên cứu đã chỉ ra mối liên
hệ giữa hệ thống sử dụng đất thâm canh và hệ thống an ninh STCQ Các giá trị đạt được
từ quá trình đánh giá PSR (Pressure - State - Response) cung cấp một hệ thống kết nối
nhằm duy trì điều kiện ôn định và các giá trị ngưỡng phát triển Kết quả của nghiên cứu
cung cấp quan điểm liên ngành cho sự hình thành hệ thống sinh thái - xã hội của đô thịbền vững [44]
Các nghiên cứu ứng dụng dữ liệu GIS và chỉ số cảnh quan trong hoạt động quyhoạch sử dụng đất bền vững được thực hiện rất phong phú Năm 2002, A.B Leitão và
J Ahern đã tiễn hành ứng dụng các khái niệm và độ đo STCQ cho mục đích quy hoạchcảnh quan bền vững Nghiên cứu đã tiến hành đề xuất một khung khái niệm về quyhoạch cảnh quan bên vững; áp dụng các khái niệm STCQ và xác định vai trò tiềm năngcủa các chỉ số cảnh quan trong quy hoạch sinh thái Với phương thức tiếp cận này,
25
Trang 36nghiên cứu cho phép giải quyết bài toán quy hoạch sử dụng đất theo cả hai chiều ngang
và dọc [89] Năm 2004, V.E Veerle và M Antrop đã đưa ra những so sánh về sự biếnđổi cảnh quan tại miền nam nước Pháp Dựa trên những tính toán về chỉ số hình dạng
và cầu trúc của cảnh quan, nghiên cứu đã đánh giá được những thay đổi trong động lựcbiến đổi của khu vực (đô thị hóa, thay đồi diện tích đất nông nghiệp ) Từ đây, nghiêncứu đã chứng minh sự thay đổi về hình thái và cấu trúc là tiền đề cho sự thay đổi vềchức năng của cảnh quan Điều này thực sự có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động điềuchỉnh và đề xuất quy hoạch của vùng [134] Nhìn chung, hầu hết các nghiên cứu tập
trung tới hướng quy hoạch sử dụng đất bền vững đều hướng tới phân tích và đánh giánhững thay đôi trên cơ sở dữ liệu viễn thám [133] Kết quả phân tích không gian thường
phụ thuộc rất nhiều vào phương thức phân loại và độ phân giải của ảnh Và phần nhiềucác kết quả đều chỉ ra sự gia tăng quá trình phân mảnh của cảnh quan; chỉ một số ít cótính đồng nhất do đất bị suy thoái hay đô thị hóa [73, 112] Các mục tiêu chính khi ápdụng phương pháp này hướng tới đánh giá ảnh hưởng các khu vực cần bảo tồn [62], xácđịnh các biến động của cảnh quan [92], hay cho mục tiêu quy hoạch vùng theo mức độphân mảnh của cảnh quan [74] Đặc biệt là quá trình đô thị hóa, các chỉ số cảnh quangiúp phân tích xu thé thay đổi sử dụng đất của khu vực, hỗ trợ đắc lực cho công tác quyhoạch [144] Ngoài ra, hoạt động quản lý tài nguyên cũng trở thành nền tảng nhằm giámsát những thay đổi và hỗ trợ cho hoạt động quy hoạch [63, 117] Không chỉ có vậy, các
chỉ số cảnh quan được sử dụng cho hoạt động xây dựng chính sách quy hoạch cảnh quan
nông nghiệp thông qua đánh giá những biến đổi bất thường [40, 49] Như vậy, các chỉ
số cảnh quan được xác định trên cơ sở dữ liệu GIS là một cách tiếp cận hiệu quả phục
vụ công tác quy hoạch sử dụng đất bền vững
Hoạt động quy hoạch lãnh thô phục vụ phát triển kinh tế thường cấu thành từ 04loại chính, bao gồm quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch quản lý tài nguyên nước, quy hoạch
và quản lý rừng, và quy hoạch mạng lưới giao thông vận tải, [59] Mỗi loại hình quy
hoạch chỉ giải quyết từng nhiệm vụ riêng nên chưa có sự kết nối và kiếm soát tương tácgiữa chúng Các mục tiêu và phương pháp quy hoạch dựa trên cách tiếp cận STCQ tuy cóthé tích hợp đa yêu cầu của lãnh thé (mục tiêu BVMT, bảo ton thiên nhiên, ) song chưađược công nhận một cách rộng rãi Điều này xuất phát từ quá trình vận dụng các họcthuyết của STCQ chưa đảm bảo tính bền vững trong thực tiễn, nên phần lớn các quy hoạchlãnh thổ phải xây dựng trên các phương án sử dụng đất Trên cơ sở này, quy hoạch có thể
loại trừ các không gian cần được bảo vệ Đồng thời, do các xung đột có thé thay đổi theo
26
Trang 37thời gian trong quá trình phát triển của lãnh thé, quá trình phân tích xung đột sử dung đất
cần được đánh giá trong tiến trình thực hiện quy hoạch
1.1.4 Các công trình nghiên cứu liên quan tới nội dung luận án được thực
hiện ở dải ven bién tỉnh Nam Định
Các nghiên cứu về đải ven biển Nam Định tập trung theo hai hướng chính: (¡)
nghiên cứu các điều kiện hợp phan thành tạo cảnh quan; (ii) nghiên cứu tổng hợp cácđiều kiện tự nhiên phục vụ các mục tiêu khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường
(BVMT).
Đối với các nghiên cứu cơ bản về điều kiện hợp phan thành tạo cảnh quan, các
nghiên cứu đầu tiên được đề cập trong các khảo sát địa chất, địa vật ly giai đoạn 1970.Cấu trúc địa chất của miền Bắc Việt Nam liên quan đến việc đánh giá triển vọng dầukhí; cấu trúc địa chất sâu bên dưới lớp phủ trầm tích Đệ Tứ của vùng trũng Hà Nội lầnđầu tiên được nghiên cứu [6] Năm 1990, Nguyễn Chu Hồi và đồng nghiệp đã tiến hành
nghiên cứu các đặc trưng về động lực hình thành, xu thé tiến hoá bãi triều, đặc trưng các
hệ sinh thái tại khu vực ven bờ miền Bắc Việt Nam đã được đề cập một cách tổng quát.Các tư liệu trên cạn và dưới nước đã được khớp nối một cách có hệ thống [9] hay giaiđoạn sau này có công trình nghiên cứu của Vũ Văn Phái về thành lập bản đồ địa mạoBiển Đông ven bờ Việt Nam ở tỷ lệ 1:500.000 [17] Ngoài ra tại khu vực ven biển NamĐịnh còn có các công trình nghiên cứu về đặc điểm dia mao và bién động địa hình của
Vũ Văn Phái và Nguyễn Hiệu năm 2002 về “Tiến hoá Địa mạo vùng cửa sông Ba Lạttrong thời gian gần đây” [18] cho tới năm 2004 công nghệ Viễn thám và GIS đã đượctác giả Nguyễn Hiệu sử dụng dé đánh giá biến động đường bờ tại khu vực cửa Ba Lat
và phụ cận [8].
Bên cạnh đó các nghiên cứu về thạch học, trầm tích, cổ sinh (vi cô sinh, bào tửphan hoa ) nhằm tìm hiểu các đặc trưng cơ bản về sinh thái đã cũng được triển khai ở
khu vực này Đặc điểm địa hình khu vực không có sự phân hóa rõ rệt nên điều kiện khí
hậu tương đối đồng nhất và ít được quan tâm nghiên cứu Công trình “Khi hậu Việt
Nam” [28] “Phân kiểu sinh khí hậu ” [2] và “Điều kiện sinh khí hậu dai ven biển ViệtNam” [27] trở thành căn cứ khoa học đối với các đặc điểm khí hậu khi nghiên cứu khuvực này Đối với hợp phan thé nhưỡng, Tran Duy Tứ (1994) đã tiến hành nghiên cứu
“ Đánh giá tài nguyên đất dải ven biển dong bằng sông Hồng”, trở thành căn cứ dé Việnquy hoạch thiết kế nông nghiệp (2003) thống kê mô tả và thành lập ban đồ thé nhưỡng
27
Trang 38cho khu vực tỉnh Nam Dinh ở tỷ lệ 1:50.000 [29, 32] Đối với đặc điểm sinh thái, các
công trình “Sinh thái thảm thực vật rừng ngập mặn Việt Nam” [10]; “Rừng ngập mặn
Việt Nam” [11]; “HST vùng triều miền Bắc Việt Nam” [9] trở thành những nghiêncứu tiêu biểu
Đối với các nghiên cứu tổng hợp các điều kiện tự nhiên phục vụ quy hoạch khaithác tài nguyên và BVMT, công trình “Điều tra tổng hợp vùng cửa sông ven bién châuthô Bắc bộ” (1981-1985, chủ nhiệm Vũ Trung Tang) không chỉ là nghiên cứu tiếp cậntheo sinh thái học hệ thống mà còn là tiền dé dé các nghiên cứu khác có thê tiếp tục triểnkhai: “Quản lý da dạng sinh hoc và nguồn lợi sinh vật của vùng cửa sông thuộc châuthé Bắc Bộ cho sự PTBV (lấy cửa Ba Lạt làm ví du)” [23], Chương trình “Quy hoạchđịnh hướng cho một số HST đất ngập nước ven biển Bắc Bộ phục vụ cho PTBV” [24].Ngoài ra, Phạm Thế Vĩnh (2004) tiến hành nghiên cứu cảnh quan sinh thái đải ven biểnđồng băng Bắc Bộ Nghiên cứu đã thành lập bản đồ cảnh quan với tỷ lệ 1:100.000 và đềxuất định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ [34] Sau này, trên cơ sở phân tích dữ liệu GIS,một số công trình thực hiện tại dải ven biên Nam Định với hướng ứng dụng khá đa dạng
như: thành lập bản đồ cảnh quan dải ven biển Việt Nam ty lệ 1:250.000 [33], quan lý
tổng hợp tài nguyên và môi trường ở vùng ven biển và hai đảo [22]; nghiên cứu sử dụngđất nông nghiệp bền vững [19], Tới năm 2019, Hoàng Quốc Lâm trong “nghién cứuđiều kiện địa lý phục vụ định hướng quy hoạch tổng hợp không gian ven biển huyện HảiHậu-Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định” đã xác lập luận cứ khoa học đối với các điều kiệnđịa lý liên quan tới quá trình xây dựng bộ tiêu chí tổng hợp trong quy hoạch không gianbiển Cách tiếp cận đánh giá thang điểm kết hợp với giá trị đa chức năng đã tạo điềukiện cho quá trình phân tích định lượng chồng lắn quy hoạch, xung đột môi trường cùngnhững xếp hạng ưu tiên sử dụng tài nguyên tại khu vực nghiên cứu Đây là căn cứ quantrọng đảm bảo sự thống nhất của hoạt động quy hoạch lên quá trình sử dụng tài nguyên,nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững tại khu vực này [13]
Trên cơ sở các công trình có giá trị về mặt lý luận và thực tiễn tại khu vực, một số
đặc điểm nghiên cứu hệ thống được khái quát như sau: (i) Các công trình nghiên cứu về
từng hợp phan riêng lẻ được thực hiện trên quy mô lớn Tuy nhiên, đây là tư liệu quý cho
ứng dụng STCQ phục vụ định hướng sử dụng đất bền vững tại khu vực; (ii) Một số công
trình mang tính tông hợp trong khai thác và sử dụng tài nguyên có thé trở thành điều kiện
cơ bản tiến hành giải quyết mâu thuẫn trong hoạt động sử dụng dat tại khu vực
28
Trang 391.2 CƠ SO KHOA HOC VE NGHIÊN CỨU CANH QUAN THEO TIẾP CAN
SINH THAI PHUC VU DINH HUONG SU DUNG DAT BEN VUNG
Nghiên cứu tổng quan cho thay, hướng nghiên cứu về cảnh quan tiếp cận sinhthái học là một cách tiếp cận nghiên cứu tổng hợp, phản ánh được mối quan hệ giữa cấutrúc của cảnh quan với các quá trình sinh thái; được quan tâm và ứng dụng nhiều trongnhững thập kỷ gần đây cho các nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường
và quy hoạch lãnh thổ Trong luận án này, nghiên cứu sinh áp dụng cách đánh giá đặcđiểm cảnh quan (LCA) dé nghiên cứu các yếu tố sinh thái trong phạm vi cảnh quan, đơn
vị cảnh quan làm cơ sở cho phân loại cảnh quan theo Công ước Cảnh quan Châu Âu(ELC) - hệ thống phân loại phù hợp đối với những lãnh thô đã và đang được con ngườikhai thác với mức độ lớn như những vùng đồng bằng, các dải ven biển tập trung đôngdân cư - phục vụ cho định hướng sử dụng đất bền vững ở dải ven biến tinh Nam Định
1.2.1 Hệ thống phân vị và phân vùng cảnh quan1.2.1.1 Hệ thống phân vị cảnh quan
Trong nghiên cứu cảnh quan hiện đại, các đặc trưng cảnh quan theo tỷ lệ khác
nhau là cơ sở cho phương pháp luận phân loại lãnh thổ, cũng như là yếu tô căn bản dé
ra các quyết định quy hoạch hoặc phản biện xã hội Hệ thống phân loại cảnh quan theoCông ước Cảnh quan Châu Âu (ELC) phân loại cảnh quan dưới dạng cau trúc đa tầngtheo các cấp độ hành chính hoặc lãnh thé (Hình 1.3)
Hệ thống phân vi theo tầng cho phép thé hiện sự phân hóa lãnh thô dưới dang cácthé kham và ban chất chồng lớp của cảnh quan, song chi trong những điều kiện tối ưu
thì việc mô tả đa tầng mới đạt hiệu quả Tuỳ thuộc vào điều kiện, bối cảnh nghiên cứu
mà những phiên bản rút gọn của Tháp phân vị được xây dựng dé phù hợp với thực tế và
mục tiêu nghiên cứu.
Tháp đầy đủ của hệ thống phân vị được chia thành 5 cấp Trong đó, quá trìnhphân tích đa biến giúp phân chia các đơn vị cấp Loại (ở mức chỉ tiết hơn - TYPE) và các
đơn vị cấp Khu (ở mức khái quát hơn - AREA):
29
Trang 40Cấp độ
Cáckiếu biến Cách tiếp cận Các biến quan trọng và lớp trong hệ thống phân loại Quy mô tham khảo hành chính
f VO % f ay OF 4)
9
PHÂN TÍCH = AREA A4 2 &
PHAN TICH XETHỢP CỦA CÍCTHUOCTRH \TYpPE T4 4 &
ĐA BIỂN CHÍNH THÚC vi CHỨC NĂNG - e
iS Oe eo =—i==k=SĂNdtiitizi41010030100140310413483035318301300120084210i03g<,0eestluessl le
PHAN TÍCH AREA A3 ø| | =
ca CACDONTICOLIENQUANTOI ` ĐÔITƯỢNG la = $ é
tg led DAC TRUNG DIA HÌNH THACHHOC, ` SUDUNGDAT TYPE _T3 a š HIR
ĐỀ HIER KHIHAU, TƯƠNG TÁC THỰC VAT-THO NHƯỜNG SAN PHM KHOANG SAN ‘S|
-PHAN TÍCH Cic ban mine CHIN, ĐANTỊYÙNGTÓNTAMTÙLiUĐỜI \ ABEA,_ A2 3
CHUYÊN GIA HAY RANH GIỚI ĐƯỢC QUY ĐỊNH BỞI NGÔN NGỮ SU DỤNG x ỹ = 2
AM” O THỌ, 0| 2 el i
anny THIHAU.DUHINE THACHHOC vino = PANHMUCKIEVBOITUONG = \TYPE_T2 : §
ĐA BIEN SUDUNG DAT TONG HOP
PHAN TÍCH Ệ EN Giới j ÌNH CHỈ AREA _A1 5
CHUVEN GA BIEN GIỚI RANH GIOI VE MAT HANH CHÍNH HOẶC CHÍNH TRI š <
ø ø
ÂN TÍ page _ DANH MỤC KIEU1041ĐÓI TƯỢNG 2
PHAN TCH KHÍ HẬU Vd CẤU TRÚC BÌNH THAT ° an > TYPE T1 xỡĐA BIỂN SU DUNG DATO QUYMOLON fod
an 9
PHAN TÍCH i a 3 rở š
CÁCĐƠNVỊĐỊI LÝ TỰ NHIÊN OQUY MO.LON :
CHUYÊN GIA AREA _A0 sl|s
7 ¬
EINk-PHAN TICH f° ceuratic HiNH THATO QUY MO LON Vi Cic MIEN DLA SINE VAT Kas CẠNH VĂN HOA VÀ ĐẶC TRUNG CÓ TINHBIEU TUONG VIPO_TO | ở
ĐA BIEN bì
( Nguồn: José Gómez-Zotano và nnk [75 ])
- Cấp 0: sử dụng ở quy mô quốc gia, phân chia lãnh thổ thành các đơn vị cảnhquan với diện tích lớn TIPO_ T0 là cấp độ phân loại cảnh quan lớn nhất (1/1.000.000),
liên quan đến diện tích bề mặt lớn được xác định tự động thông qua phân tích đa biến
các câu trúc của những yêu tô vô cơ tương đôi độc lập và ôn định (câu trúc hình thái ở
quy mô lớn và đặc trưng địa sinh học) Cấp độ này phù hợp với các quy hoạch chung có
sự tham gia cộng đồng ở mức thấp AREA_AO: có danh pháp được cau trúc từ quá trìnhhải văn hoặc thủy văn với các thông số kinh tế, văn hóa có thể thay thế một số đặc trưng
về mặt tự nhiên Ở cấp độ này cho phép xác định nhiều đặc điểm tự nhiên cơ bản (đạikhí hậu) hay những yếu tố lịch sử hình thành nên tên địa danh của lãnh thổ
- Cap 1: ở quy mô vùng hay dưới phân cấp của một quốc gia Trong đó, TYPE _T1
ở quy mô khu vực (1/200.000), là kết quả của phân tích đa biến về cấu trúc hình thái
(thạch học, địa hình) và khí hậu Các yêu tố vô cơ thường là các biến độc lập được liên
kết với nhau, có tính ôn định cao và chứa môi quan hệ với quá trình sử dụng dat ở quy
30