1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường: Giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh

112 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hương
Người hướng dẫn PGS.TS. Ngô Thị Thanh Vân
Trường học Trường Đại học Thủy lợi
Chuyên ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2015
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 5,46 MB

Nội dung

Sử dụng các công trình, tài nguyên nước, tải nguyên đất đai trong phạm vi ih thủy lợi để công trình, các hành lang chỉ giới bảo vệ và khai thác công khai thác tổng hợp và kinh doanh đa m

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ đề tài “Giải pháp tăng cường công

tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV Thủy lợi

Nam Hà Tĩnh” là sản phâm nghiên cứu của tôi Luận văn được hoàn thành do

sự cố găng, nỗ lực của bản thân, dựa vào kiến thức đã học trong trường và tài liệu thực tế tại Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tinh.

Kết quả nghiên cứu trong luận văn đảm bảo trung thực và chưa được công bồ trong bat cứ một công trình khoa học nào trước đây.

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Hương

Trang 2

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện dé tai, tác giả đã nhậnđượcsự quan tâm, hướng dẫn tận tình của Cô giáo PGS.TS Ngô Thị ThanhYên, cùng nhiều ý kiến đóng góp của các thay cô Khoa Kinh tế và Quản lý

- Trưởng Đại học Thuy lợi

Với lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc, tác giả xin chân thành cảm

ơn cô giáo PGS.TS, Ngô Thị Thanh Van cùng các thầy cô phòng Quản lý

đào tạo Đại học và Sau đại học, các thầy cô Khoa Kinh tế và quản lý đã

giúp đỡ tác giá trong quá trình học tập tại Trường Đại học Thủy lợi cũng như quá trình nghiên cứu thực hiện dé tải luận văn.

“Tác giả xin chân thành cảm ơn Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam

Hà Tĩnh đã tạo đ

các nội dung của để tài.

liệu để tác giả hoàn thành

Do trình độ, kinh nghiệm và thời gian nghiên cứu hạn chế nên luận.

văn khó tránh khỏi những thiếu sót Tác giả rất mong nhận được sự đóng,

góp ý kiến của các thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn

Luận văn được hoàn thành tại Khoa Kinh tế và quản lý, Trường Đại

học Thủy lợi

"Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Hương

Trang 3

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE CHI PHI VÀ QUAN,

LÝ CHI PHÍ SAN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 11.1 Khái niệm, nội dung và sự cần thiết phải quản lý chi phí sản xuất trong

‘qui trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp 1

1.1.1 Khải niệm chi phí sản xuất, quản lý chi phí sản xuất kinh doanh ooo 1

1.1.2 Nội dung quản lý chỉ phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp 31.1.3 Sự cần thiết phải quản lý chỉ phí sản xuất trong quá trình hoạt động

sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp "11.2 Phân loại chỉ phí sản xuất kinh doanh 61.2.1 Theo tinh chất kinh tế (yêu tổ chỉ phi) wT

1.2.2 Theo công dung kinh tế chi phí (khoản mục chỉ phi) 7

1.2.3 Theo mỗi quan hệ giữa chỉ phí sản xuất và khối lượng sản xuất sản

phẩm 8 1.3 Phương pháp quan lý chi phi sin xuất kinh doanh trong doanh nghiệp 10

1.3.1 Lập ké hoạch chỉ phí sản xuất kinh doanh „10

1.3.2 Kiếm soát chi phí sản xuất 15

1.4, Các tiêu chi và chỉ tiêu đánh giá kết quả công tác quản lý chỉ phí sản xuất

kinh doanh : oe : 18

1 Nhóm chi tiêu tuyệt đối phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 18

2 Nhóm chỉ tiêu tương đối phản ảnh hiệu quả sản xuất kinh doanh: 19

Trang 4

1.6 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thủy lợi ảnh hưởng đến.công tác quản lý chỉ phí sản xuất kinh doanh ov oe 23.

Mộ 2

1 Hoạt động của các doanh nghiệp thủy lợi chịu ảnh hưởng lớn của di

tự nhiền

2, Hoạt động của các doanh nghiệp thủy lợi chịu ảnh hưởng bởi sự biến động,

của các yếu tổ kinh tế- xã hội 24

3 Hoạt động của doanh nghiập thủy lợi mang tính hệ thẳng cao 25

4, Hoạt động doanh nghiệp thủy lợi mang tinh xã hội hoá cao 26

5 Sản phẩm chủ yêu của doanh nghiệp thiy lợi là dịch vụ đặc biệt gắn liềnvới kết quả sản xuất nong nghiệp 7

6 Đối tượng phục vụ chủ yêu là nông dân, nông nghiệp 28Két luận chương 1 " : : 29Chương2 THỰC TRẠNG CÔNG TAC QUAN LY CHI PHÍ SANXUẤT KINH DOANH TẠI CONG TY TNHH MTV THUY LỢI NAM

HÀ TINH 30

2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Ha Tinh 30

2.1.1 Vài nét khái quất về công ty 30

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 32 2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của công ty _ 34

2.14 Cơ cấu tô chức của công ty 36

2.2 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây 423.2.1 Về cơ cấu vồn en 42

2.2.2 Về cơ cầu nguôn nhân lực 42.2.3 Về tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh 452.2.4 Về kết quả sản xuất kinh doanh ¬ —

Trang 5

2.3.2 Phân tích công tác quản lý chỉ phí sản xuất kính doanh của Công ty 512.4 Binh giá chung về quá trình quản lý chỉ phí sản xuất kinh đoanh của

Công ty 163 24.1, Những kết quả đạt được 6

2.4.2 Tân tai, hạn chế và nguyên nhân 65Kết luận chương 2 67Chương 3 GIẢI PHAP TANG CƯỜNG CÔNG TAC QUAN LY CHIPHi_SAN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV THUYLỢI NAM HÀ TĨNH "1,

3.1 Định hướng và mục tiêu phat triển sin xuất kinh doanh của Công ty 68

3.1.1 VỀ công tác quản lý chi phi sản xuất 683.1.2 Về công tác tổ chức : « „693.1.3 VỀ công tắc mở rộng thi trường : T0

314 Về vin 7I

3.2 Những cơ hội và thách thức trong công tác quản lý chỉ phí sản xuất kinh

doanh của Công ty oT

321 Cơ hội kì 3.2.2 Thách thức -.73

3.3 Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phi sản xuất kinh doanh

Trang 6

3.3.5 Đề ra mức khen thưởng cũng như mite xử phat đối với những trường

hop vi phạm các quy định của Công fY se 89

93 94 98

Kết luận chương 3

KET LUẬN VÀ KIỀN NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

Sơ d6 2.1: Sơ đồ tô chức bộ máy Công ty 38

Trang 8

Bảng 2.1: Số liệu thông ké kết quả tài chính

Bang 2.2: Cơ cấu lao động của Công ty tir năm 2012-2015

Bảng 23: Kết quả tưới phục vụ sin xuất nông nghiệp từ năm 2012- 2014 Bang 2.4: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty

Bảng 2.5: Chỉ phí sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 2012-2014Bang 2.6: Chỉ phí khẩu hao TSCD từ năm 2012-2014

Bảng 2.7: Chỉ phí tiền lương tử năm 2012-2014

Bảng 2.8: Chỉ phí điện năng từ năm 2012-2014.

Bảng 2.9: Chỉ phí sửa chữa thường xuyên từ năm 2012-2014.

Bảng 2.10: Chỉ phí nạo yết bùn cát từ năm 2012-2014.

Bảng 2.11: Chỉ phí quản lý doanh nghiệp từ năm 2012-2014

Bang 2.12: Chỉ phí tài chính từ năm 2012-2014

Bảng 2.13: Chỉ phí khác từ năm 2012-2014

Bảng 2.14: Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Biểu đồ 2.1: Chi phi san xuất kinh doanh của Công ty từ năm 2012-2014 Biểu đồ 2.2: Lợi nhuận của Công ty từ năm 2012-2014

Trang 9

Chữ viết tắt Chữviết đầy đủ

BHYT Bảo hiểm y tế

BHXH Bảo hiểm xã hội

CBCNV Cán bộ công nhân viên

'CNH- HĐH._ Công nghiệp hóa- hiện đại hóa crm ‘Cong trình thủy lợi

DNNN Doanh nghiệp nhà nước

ĐMDN Đổi mới doanh ngt

UBND Ủy ban nhân dân

SXKD Sản xuất kinh doanh

Trang 10

Kế từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội

chủ nghĩa, nén kinh tế nước ta di có những chuyển biển, tăng trưởng cao,kích thích phát huy nội lực của nền kinh tế Đối với các doanh nghiệp sảnxuất kinh doanh dù ở bắt kỳ loại hình nào, với sự cạnh tranh ngày cảng gaygit và khốc liệt đều cần phải quản lý tốt hoạt động sản xuất kinh doanh,không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn để tồn tại và phát triển được

trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

“Trong xu thể cạnh tranh ngày càng gay gắt cùng với sự khan hiểm cácnguồn lực trong nén kinh t nước ta hiện nay, chủ đề về chỉ phi sản xuất cùng

với chất lượng, giá thành sản phẩm là những vấn đề bức thiết của bắt cứ đơn

vị, tổ chức sản xuất kinh doanh nào Các doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân, nước ngoài hay liên doanh, hộ gia đình hay hợp tác xã đều coi đó là nhiệm vụ

chiến lược để tồn tại và phát triển cho dù mục đích của mỗi loại hình doanh

nghiệp là khác nhau, ngoài mục tiêu chung là thu được lợi nhuận.

Đối với doanh nghiệp nha nước, trước day trong thời kỳ bao cắp, hoàn

toàn sản xuất theo mệnh lệnh, kế hoạch nhà nước giao Sau đại hội VI của

Đăng (1986) và tiếp tục hoàn thiện, phát triển đường lỗi đổi mới trong các đại hội VII và VII, doanh nghiệp nhà nước ngày cảng được tự chủ hơn Do đó,

với các doanh nghiệp này, việc quản lý chỉ phí sản xuất kinh doanh khôngngoài mục đích tăng lợi nhuận đối với doanh nghiệp nhà nước sản xuất kinh

doanh; mang lại án phẩm rẻ, chất lượng tốt cho người sử dụng đối với doanh

nghiệp nhà nước công ích và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của quốc gia

Là một doanh nghiệp nhà nước, Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam

Ha Tĩnh với đặc thủ riêng chủ yêu cung cắp dich vụ công ích, cắp nước chosản xuất nông nghiệp và dan sinh, phòng, chống lụt, bão và giảm nhẹ thiên tai

Trang 11

kinh tế; điều tiết giảm 10, phòng, chống lụt, bão cho hạ du công trình; quan lý:

kinh tế hệ thống các công trình thủy lợi trong phạm vi phía Nam tinh Ha Tĩnh

Sử dụng các công trình, tài nguyên nước, tải nguyên đất đai trong phạm vi

ih thủy lợi để

công trình, các hành lang chỉ giới bảo vệ và khai thác công

khai thác tổng hợp và kinh doanh đa mục tiêu về các lĩnh vực, ngành nghề mapháp luật không cắm và không ảnh hưởng đến an toản công trình, nhằm phát

huy tối đa hiệu quả công trình, tạo việc làm và nâng cao đời sống vật chất,

tỉnh thần cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của

tỉnh

Các doanh nghiệp quản lý khai thác công trình thủy lợi có tính chấthoạt động khá phức tạp, vừa mang tính kinh tế lại phải vừa mang tính xã hội

Vige thực hiện nhiều chức năng khác nhau đồi hỏi công tác quản lý phải ngày

cảng được tăng cường và củng cố để nâng cao hiệu quả và dem lại lợi ích tốt

nhất cho Công ty Với lý do đó tác giả lựa chọn đề tài: "Giải pháp tang

cường công tác quản lý chỉ phí sản xuất kinh doanh của Công ty TVHHMTV Thấy lợi Nam Hà Tĩnh” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình Qua

đó hy vọng có thể đóng góp một chút kiến thức đã được học tập, nghiên cứu

vào quá trình quản lý của Công ty.

1 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa khoa học: Đề tài hệ thống cơ sở lý luận về chỉ phí sản xuất

kinh doanh, quản lý chỉ phi sản xuất kinh doanh và nhân tế ảnh hưởng đến

công tác này Các giải pháp được đề xuất nhằm tăng cường công tác quản lý

chỉ phi sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp dựa trên những luận cứ khoa

học và biện chứng nên có thé sử dụng làm tải liệu tham khảo cho công tác siảng day và học tập.

Trang 12

công tác quản lý chỉ phí sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV Thủy

lợi Nam Ha Tĩnh.

2 Mục đích của đề tài

Dựa vào những cơ sở lý luận về chỉ phí, quản lý chỉ phí và những tổngkết từ thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV.Thủy lợi Nam Hà Tĩnh, từ đó nghiên cứu dé xuất một số giải pháp nhằm tăng

cường hơn công tác quản lý chỉ phí sản xuất kinh doanh của Công ty, gópphần xây dựng doanh nghiệp ngày cảng phát triển

3 Phương pháp nghiên cứu

"ĐỂ thực hiện những nội dung nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương,

pháp nghiên cứu như: phương pháp điều tra thu thập và xử lý số liệu; phương

pháp tổng hợp; phương pháp hệ thống hóa; phương pháp phân tích so sánh và

một số phương pháp nghiên cứu kết hợp khác

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu của để tải là công tác quản lý chi phi sản xuất

kinh doanh của Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh.

Pham vi nghiên cứu của dé tài

~ Phạm vi nghiên cứu về nội dung và không gian: nội dung nghiên cứucủa dé tài tập trung nghiên cứu về thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến

ác chỉ phí

MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh.

án xuất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH

~ Phạm vi nghiên cứu thời gian: luận văn tập trung nghiên cứu, phân

tích hoạt động sản xuất của Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnhtrong một số năm vừa qua từ đó dé xuất các giải pháp cho thời gian tới

Trang 13

hưởng đến công tác quản lý chỉ phí sản xuất kinh doanh trong các doanh.

nghiệp nói chung, các doanh nghiệp quản lý khai thác công trình thủy lợi nói riêng

~ Thực trạng công tác quản lý chỉ phí sản xuất kinh doanh của Công ty

TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh trong quá trình xây dựng và phát triển,

đánh giá những hạn chế cần khắc phục, những kết quả đạt được cần phát huy

446 phát triển doanh nghiệp một cách bên vững

- Đề xuất giải pháp phủ hợp nhằm góp phẩn bổ sung, hoàn thiện, tăng

cường công tác quản lý chỉ phí sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Ha Tinh.

6 Nội dung luận văn

Ngoài phần mở dau, kết luận và kiến nghị, Luận văn gồm 3 chương

Chương 3: Giải pháp tăng cường công tác quản lý chỉ phí sản xuất kinh

doanh của Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh.

Trang 14

PHi SAN XUAT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIEP

th

1.1 Khái niệm, nội dung và sự phải quản lý chỉ phí sản xuấttrong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất, quản lý chỉ phí sản xuất kinh doanh:

1 Chỉ phí sản xuất kinh doanh

Chỉ phí là một trong những yếu tổ trung tâm của công tác quản lý hoại

động SXKD của doanh nghiệp Để phục vụ tốt hon cho việc quản lý chỉ phí ở

các doanh nghiệp và đưa ra các quyết định hợp lý, trước tiên cần có sư hiểubiết đây đủ, khoa học vẻ chỉ phí

Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ vật tư

tiêu ding, hao mòn tải sản cổ định, chỉ phí nhân công và các khoản chỉ tiêu

bằng tiền khác mà doanh nghiệp phải bỏ để sản xuất, kinh doanh trong mộtthời kì nhất định; hoặc chỉ phí là những phí tổn về nguồn lực, tài sản cụ thể và

dich vụ sử dụng trong hoạt động SXKD.

Trên góc độ của kế toán tải chính, chỉ phí được nhìn nhận như nhữngkhoản phi tổn thực tế phát sinh gắn liền với hoạt động SXKD, bao gồm các

chỉ phí phát sinh trong quá trình SXKD thông thường của doanh nghiệp và các chỉ phí khác để đạt được một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định, mục đích

cụ thể trong kinh doanh,

“Trên góc độ kế toán quản ti, chỉ phí là những phí tn thực tế phát sinh

trong hoạt động SXKD được tổng hợp theo từng bộ phận, từng trung tâm chỉ

phí cũng như xác định trị giá hàng tồn kho trong từng khâu của quá trình sản

xuất và tiêu thụ Chỉ phí cũng có thé là những phí ton ước tính hoặc dự kiến

trước để thực hiện một hoạt động SXKD Chỉ phí có thé gồm cả những phí

tốn thất do lựa chọn phương án này thay cho phương án khác

Trang 15

hưởng đến lợi nhuận Vì vậy, van đề quan trọng được đặt ra cho các nhà quản

trị doanh nghiệp là phải kiểm soát có hiệu quả và tiết kiệm chi phí SXKD của doanh nghiệp.

2 Quản lý chi phí sản xuất kinh doanh

Quản lý chỉ phí sản xuất kinh doanh là việc quản ly bằng tiền của tit cả

các chỉ phí bỏ ra trong quá trình SXKD như chỉ phí nguyên, nhiên liệu; chỉ

phi nhân công; khẩu hao tai sản cổ định Quản lý chi phi sản xuất kinh doanh

là phương pháp và cách thức của nha quản lý trong hoạch định kế hoạch dảihan, ngắn hạn và những quyết định mang tính chất quan lý để vừa làm tăng

giá trị đồng thời giảm giá thành sản phẩm, địch vụ

Trong quá trình thực hiện dự án, quản lý chỉ phí bao gồm lập kế

hoạch chung, thực hiện kế hoạch, báo cáo mọi chi phí cỏ liên quan đến đầu

tư, các quyết định lựa chọn hiệu quả của việc sử dụng đồng tiễn, quản lý

chỉ phí liên quan đến đầu tư và trong suốt quá trình thực hiện dự án

‘Quan lý chỉ phí sản xuất kinh doanh là yêu cầu cơ bản của công tác

quản lý doanh nghiệp Chỉ phí tiết kiệm, hợp lý làm cho lợi nhuận có cơ hội tăng lên, giá cả sản phẩm cạnh tranh hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển

1.1.2 Nội dụng quân lý chỉ phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp

1 Lập ké hoạch, dự toán chi phí

Để việc quản lý chi phí được chặt chẽ, có hiệu quả thì phải làm tốt tắt

cả các khâu của quản trị chỉ phí mà bước đầu tiên trong công tác đó là lập kế

hoạch

Me dich của các nhà quản lý trong điều hành và quản lý kinh doanh là

sử dụng những thông tin phù hợp dé đề ra những quyết định đúng đắn nhất

Trang 16

bước thục hiện để đạt được những mục tiêu đó, các kế hoạch này có thể daihạn hoặc ngắn hạn Kế hoạch mà nhà quản lý phải lập thường có dạng dựtoán, dự toán là sự liên kết các mục tiêu lại với nhau và chỉ rõ cách huy động

và sử dụng các nguồn lực sẵn có dé đạt được các mục tiêu

Hiện nay việc lập kế hoạch chỉ phí các nhà quản lý luôn có một giới

hạn trên là các chỉ phí phát sinh phải nằm dưới giá thành cho phép đang được

thị trường chấp nhận Việc lập kế hoạch SXKD có một ý nghĩa rit quan trong,

nó là một khâu trong quá trình hoạch định, kiếm soát và ra quyết định của nhà quản lý doanh nghiệp.

2 Tổ chức thực hiện chỉ phí

Nội dung này gắn liền với quản lý sản xuất giữa các bộ phận cụ thé Tổ

chức thực hiện chỉ phí là đưa chi phí vào SXKD Trong quá trình thực hiện,

nhà quản lý phải biết cách liên kết tốt nhất giữa các tổ chức, con người với

các nguồn lực lại với nhau sao cho kế hoạch được thực hiện có hiệu quả nhất

Căn cứ vào cấp bậc, vị trí khác nhau của từng người mà giao côngviệc nhiệm vụ cụ thé, chỉ tiết cho từng bộ phận phòng ban và đồng thời giámsát việc thực hiện của họ Tiến hành thực hiện chi đúng, chỉ đủ tránh tinhtrạng lãng phí, gây thất thoát nguồn lực vượt mức kế hoạch cho phép Trongquá trình thực hiện chỉ phí, nếu có những khoản chỉ phí phát sinh vượt mức kếhoạch thì nhà quản lý cần phải phản ứng linh hoạt để tiết kiệm chỉ phí đến

mức thấp nhất

Voi chức năng tổ chức thực hiện chi phi, nha quản lý phải biết cách liên

kết tốt nhất giữa tô chức con người với các nguồn lực lại với nhau sao cho kế.hoạch được thực hiện có hiệu quả nhất Để thực hiện tốt chức năng nảy nhaquản lý cũng có nhu cầu rất lớn đối với thông tin kế toán quản trị Nha quản

Trang 17

tiêu chung,

3 Kiểm tra đánh giá

Nhà quản lý sau khi đã lập kế hoạch day đủ và hợp lý, tổ chức thực

hiện di

dùng là so sánh số liệu kế hoạch hoặc dự toán vị

hỏi phải kiểm tra và đánh giá việc thực hiện nó Phương pháp thường

số liệu thực hiện, để từ đó.

nhận diện các sai biệt giữa kết quả dat được với kế hoạch dé ra, Kiểm tra và

anh giá nhằm phát hiện ra các sai sót, nhược điểm làm tăng chỉ phí để từ đó

tìm cách khắc phục hay hạn chế những nhược điểm đó nhằm đảm báo kết quả

đạt được phù hợp với mục tiêu và các chỉ phí được sử dụng một cách hiệu

quả.

Để làm được điều này, nha quản lý cần được các kế toán viên cung cấp

báo cáo thực hiện, có tác dụng như một bước phản hồi giúp nha quản lý nhận

diện ra những vấn đề còn tồn tại và cần có tác động của quản ly Kiểm tra và

‘anh giá là hai nội dung có liên quan chặt chẽ đến nhau.

4, Ra quyết định

Ra quyết định la một nội dung quan trọng, xuyên suốt các khâu quản lýdoanh nghiệp, từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện cho đến kiểm tra đánhgiá, chức năng quyết định được vận dụng liên tục trong suốt quá trình hoạt

động của doanh nghiệp.

“Trong quá trình hoạt động SXKD các doanh nghiệp phải luôn quan tâm

đến từng đồng chỉ phí bỏ vào hoạt động SXKD sao cho hợp lý, tiết kiệm déchỉ phí trên một đơn vị sản phẩm thấp nhất trong khả năng có thể, nhằm nângcao lợi nhuận cho doanh nghiệp Muốn đạt được kết quả đó thì nha quản lýphải lập kế hoạch có cơ sở khoa học và thực tiễn, kiểm tra đánh giá một cách

chính xác, khách quan Để thực hiện việc quản lý chỉ phí được đem lại

Trang 18

báo cáo, cung cí thiết cho lãnh đạo nhằm đưakịp thời những thông tin

ra các quyết định và phương án tối ưu nhất

Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý chỉ phí

1.1.3 Sự cần thiết phải quản lý chỉ phí sản xuất trong quá trình hoạt dongsản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp

“Trong công tác quản lý doanh nghiệp thì chỉ phí sản xuất là một trong những chỉ tiêu quan trọng luôn được các nhà doanh nghiệp đặc biệt quan tâm,

Qua đó, các nhà quản lý có thể biết được hoạt động và kết quả thực tế của.doanh nghiệp, từ đó dé ra các biện pháp có hiệu quả, kịp thời nhằm hạ thấp.chỉ phí sản xuất và giá thành sản phẩm, để ra các quyết định phù hợp cho kế.hoạch phát triển SXKD và yêu cầu quan trị doanh nghiệp

Quan lý chỉ phí là hợp lý hoá các khoản chỉ phí trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp Chỉ phí của doanh ngh p phát sinh khách quan

nhằm đảm bảo hoạt động SXKD được thường xuyên liên tục Như vậy

quản lý chỉ phí giúp tăng cường hiệu quả mỗi đồng chỉ phí bỏ ra hay chính

là việc nâng cao hiệu quả sử dung vốn.

Trang 19

ngạch Bởi muốn tổn tại trong môi trường cạnh tranh của thị trường,doanh nghiệp phải phấn đấu có mức chi phí cá biệt thấp hơn hoặc bằng.mức hao phí xã hội Để làm được điều này, doanh nghiệp phải thực hiện tốt

công tác quản lý chỉ phí

Quan lý chi phí sản xuất tốt dẫn đến việc hạ giá thành sản phẩm, có thể

giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất Khi cần thiết, quản lý chi phí theo

hướng cắt giảm là cách thức hợp lý và đơn giản dé diy mạnh lợi nhuận ngắn

hạn và tạo ra các lợi thé cạnh tranh Với cùng một lượng vốn bỏ ra, doanh nghiệp thu được nhiều kết quả hơn thông qua việc tăng quy mô sản xuất kinh doanh, và như vậy tiếp tục hạ được giá thành sản phẩm, thu hút sức mua

Đối với các doanh nghiệp nhà nước, tiết kiệm chỉ phí và hạ giá thành.sản phẩm không chỉ nhằm đạt được các mục đích như trên mà còn góp phầntiết kiệm các nguồn lực quốc gia, gìn giữ, bảo quản và phát triển nguồn von

nhà nước giao Có thể coi, quản lý chỉ phí sản xuất là khâu trung tâm trong kế

hoạch sản xuất kinh doanh nên luôn được các doanh nghiệp chú trọng

Chính vì vậy, việc quản lý chặt chế chỉ phí sản xuất trong quá trình

hoạt động sản xuất của doanh nghiệp là rét quan trọng và cần thiết

1⁄2 Phân loại chỉ phí sản xuất kinh doanh

“Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chỉ phí luôn gắn liền với các sự

kiện kinh tế ma ở đó các khoản thu nhập được sinh ta thường có nguồn

một khoản chi phí nhất định Tối thiểu hóa chi phí luôn là mục tiêu của phalớn các dự án đầu tư, các kế hoạch SXKD nhằm mang lại lợi nhuận cao hơn

Vi vậy, dé phục vụ cho việc quản lý chỉ phi và ra các quyết định kinh doanh

có lêu qua cần nhận diện chỉ phí trên nhiều góc độ khác nhau Mỗi cáchphân loại chỉ phí sẽ cung cấp những thông tin cần thiết phủ hợp với từng mục

dich nhất định.

Trang 20

= Chỉ phí nhân công: bao gồm toàn bộ chi phi trả cho người lao động,

sồm tiền lương, phụ cấp, phụ phí, BHYT, BHXH trong ky báo cáo

= Yếu t6 chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoản:

phản ánh phần BHYT, BHXH, kinh phí công đoàn trích theo tỷ lệ quy địnhtrên tng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả công nhân viên

~ _ Chỉ phí khấu hao tài sản cổ định: bao gồm chỉ phí khẩu hao toàn bộ tải sản cổ định của doanh nghiệp dung trong SXKD cả doanh nghiệp trong kỳ bio cáo như điện, nước, điện thoại, vệ sinh và các dich vụ khác,

-_ Yếu tổ chỉ phí dich vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ dich vụ mua ngoài

dung vào SXKD.

- Chỉ phí khác bằng tiền: bao gồm các chỉ phi SXKD chưa được phanánh ở các chỉ tiêu trên, đã chỉ bằng tiền trong kỳ báo cáo như hội họp, tiếp

khách, thuế, quảng cáo.

©_ Tác dụng phân loại chỉ phí sản xuất theo tính chất kinh tế là kiểm tra,

quản lý việc chi tiêu theo từng yéu tổ xem có hợp lý với hoạt động sản xuất,kinh doanh hay không Cách phân loại này phù hợp với hdu hết doanh nghiệp

sản xuất hoặc địch vụ

1.2.2 Theo công dụng kinh tế chỉ phí (khoản mục chỉ phí)

Phân loại theo công dụng kinh tế là việc phân loại căn cứ vào mục đích

Trang 21

= Chỉ phí vật tư trực tiếp: là tổng giá trị vật tư sử dụng trực tiẾp tạo ra sản

pham hang hóa, dich vụ.

~ Chỉ phí nhân công trực tiếp: là tổng số chỉ phi dé trả cho người laođộng trực tiếp sản xuất, kinh doanh

~_ Chi phí sản xuất chung: là tông số chỉ phí vật chat( vật tư, hao mòn taisản cố định, ), chi phí trả cho nhân viên phân xưởng sản xuất,

~ Chi phi bản hang: là tổng số chỉ phí ở khâu tiêu thụ sản phẩm như tiễn

lương, tiền công của nhân viên ban hang, chỉ phí vật chất và nhân viên liên

quan đến việc vận chuyên, đồng gói, bảo quản, ở khâu tiêu thy sản phẩm

~ Chi phí quản lý doanh nghiệp: là tổng chỉ phí ở bộ phận quản lý chung

của doanh nghiệp như tiền lương của nhân viên quản lý, vật tư tiêu dùng cho công tác quản lý, các khoản dự phòng rủi ro, công tắc phí

© Tác dụng của cách phân loại này là dé thuận tiện cho việc quản lý chỉ phí theo từng bộ phận phát sinh dựa trên các dink mức chỉ phi.

1.2.3 Theo mỗi quan hệ giữa chỉ phí sản xuất và khối lượng sản xuất sản

phẩm

Dựa theo mỗi quan hệ giữa chi phí sản xuất và khối lượng sản

phẩm có thé phân loại chỉ phí thành 2 loại: chi phí biến đổi và chi phí cổ định

~ Chi phí biển đổi: 18 những chỉ phi phát sinh tăng hoặc giảm cùng với

mức độ tăng hoặc giảm của khối lượng kinh doanh

~ Chỉ phí cổ định: là những chỉ phí phát sinh không lệ thuộc hoặc it lệ

thuộc vào khối lượng kinh doanh

© Tic dụng của cách phân loại này là để tan dụng những chỉ phí cổ định,

ha giá thành sản phẩm Giúp quản lý tốt hơn các chỉ phí biển đổi, mức tanggiảm chỉ phí không bắt hợp lý so với khối lượng kinh doanh,

Trang 22

1 Theo phạm vi hoạt động sẵn xuất kinh doanh

= Chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính

Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty thuỷ nông li các hoạt

động phục vụ công tác tưới, tiêu phục vụ nông nghiệp và các ngành dùng

nước khác Tắt cả các chỉ phí phục vụ cho việc thực hiện các nhiệm vụ nàynằm trong khoản mục chỉ phí cho sản xuất chính

= Chỉ phí cho hoạt động của sản xuất kinh doanh phụ

Ngoài nhiệm vụ chính, để tận dụng các nguồn lực, thời gian nhàn rỗi,tăng thêm thu nhập, cái thiện điều kiện sống cho cán bộ công nhân viên, các

công ty cồn tổ chức những hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài cơ bản

Những khoản chỉ phi và thu nhập này được hạch toán riêng Người ta gọi chỉ phí sản xuất trong trường hợp này là chỉ phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh phụ.

2 Theo kỳ nghiên cứu

= Chỉ phí sản xuất và giá thành sản phẩm ké hoạch

in cứ vào nhu cầu của sản xuấtTrước mỗi vụ, mỗi năm, các đơn vị

nông nghiệp và các ngành dùng nước, căn cứ vào các tài liệu dự báo về khí

tượng thuỷ văn, kinh tế xã hội và dựa trên khả năng tiềm lực về vốn, lao động.của đơn vị mình để lập các kế hoạch sản xuất chính trong đó có kế hoạch giá

Trang 23

thành sản phẩm Trong kỳ thực hiện chỉ tiêu giá thành sản phẩm sẽ được điềuchinh cho phù hợp với diễn biến của thực tế sản xuất, cũng như các yếu tố

liên quan khác.

~_ Chỉ phí sản xuất và giá thành sản phẩm hợp lý:

Chi phí sản xuất hợp lý là chỉ phí được tính đúng, tính đủ, đựa trên cơ

sở điều kiện năm thời tiết (năm tin suất),trình độ tỏ chức sản xuất xác định,

ngoài ra còn phải dựa vào những chính sách và quy định hiện hành của nhà nước, của ngành, của địa phương và các chỉ tiêu, các định mức kinh tế kỹ

thuật của chính đơn vị sản xuất,

‘Trung hợp chi phi sản xuất và giá thành sản phẩm kế hoạch của don

vi được tính đúng, tính đủ (không xét tới những bắt thường) thì được gọi là

chỉ phí sản xuất và giá thành sản phẩm hợp lý.

3 Theo phương pháp hạch toán từng hang mục chỉ phí sản xuất

Để tiện lợi cho việc tính toán theo đổi sự diễn biển của các thành phần chỉ phí, căn cứ vào tính chất phát sinh, điều kiện phụ thuộc, người ta

phân chỉ phí sản xuất hàng năm (O) của các công ty quản lý khai thác

CTTL ra như sau

Chi phí khấu hao tài sản cố định A

~ Chi phi điện năng nhiên liệu Os,

~ Chi phí tiễn lương Oy.

- Chi phí sửa chữa thường xuyên Ou.

= Chi phí nạo vết bùn cát Owy.

~ Chỉ phí hành chính sự nghiệp và chi khác O,.

1.3 Phương pháp quản lý chỉ phí sản xuất kinh doanh trong doanh

nghiệp

1.3.1 Lập kế hoạch chỉ phí sản xuất kinh doanh

Trang 24

Lập kế hoạch chỉ phí là việc xác định toàn bộ mọi chi phí doanh nghiệp,

chỉ ra dé sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của kỳ kế hoạch Căn cứ vào kế hoạch

SXKD được lập, doanh nghiệp có thể kiểm tra tinh hình sử dụng chỉ phí, phát

hiện khả năng tiết kiệm chỉ phí để thúc day cải tién biện pháp quản lý kinhdoanh Lập kế hoạch chỉ phí SXKD phục vụ đắc lực cho việc hoàn thành.nhiệm vụ tiết kiệm chỉ phí của doanh nghiệp Vì lập kế hoạch chỉ phí nghĩa làdoanh nghiệp đã xây dựng một mục tiêu để phắn đấu Khi SXKD mục tiêu.này luôn được doanh nghiệp có gắng thực hiện và đồng thời cũng được doanh

nghiệp tim tòi khai thác tiém năng hạ thấp chi phí và giá thành sản phẩm.

“Trong khâu lập kế hoạch, doanh nghiệp cin chú trọng tới việc dự toán

chỉ phí Dự toán có hợp lý sát sao thi doanh nghiệp mới có cơ sở để tiền hànhtheo dõi và phát hiện khả năng tiềm ting để tiết kiệm chỉ phi Việc kiểm tra

quá trình thực hiện, chấp hành kế hoạch dự toán cũng hi sức quan trong.

Kiểm tra thường xuyên, phân tích, đánh giá sự biến động của chỉ phí trong

từng thời kỳ, doanh nghiệp mới có cơ hội để tìm tỏi những biện pháp quản lý

cụ thể thích ứng với từng thời kỳ hoạt động của doanh nghiệp Có như vậy

các biện pháp này mới phát huy được hết tác dụng trong hạ thắp chỉ phí và giá

thành sản phẩm.

s# Xây dựng dự toán chỉ phí sản xuất

Việc xác định chỉ phí sản xuất nhằm xác định toàn bộ chỉ phí để sản

xuất một khối lượng sản xuất đã được xác định trước Phương pháp tổng quit

nhất để xác định chỉ phí sản xuất chính là xác định dựa trên các khoản mục

chỉ phí chính.

© Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Dy toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phản ánh tat cả chi phí nguyênvật liệu trực tiếp cần thiết dé đáp ứng yêu cầu sản xuất đã được thé hiện trên

dự toán khối lượng sin phẩm sản xuất Để lập dự toán nguyên vật liệu trựctiếp cần xác định:

Trang 25

~ Dinh mức tiêu hao nguyên vat liệu để sản xuất một sản phẩm

~ Don giá xuất nguyên vật liệu

~ Mức độ dự trữ nguyên vật liệu trực tiếp vào cuối kỳ dự toán được tính

toán trên cơ sở lý thuyết quản trị tổn kho

Dự toán lượng Số lượng sản

nguyên vậtliệu = haonguyênvật x phẩmsảnxuất (11)

sir dung liệu theo dự toán

Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xuất ding cho sản xuất sẽ là:

Dự toán chỉ phí Dự toán hi

„ V Gần emg Đơn giá xuất

nguyên vậtliệu = nguyên vậtệusử x

nguyên vật

trực tiếp dụng

“Trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng nhiều loại vật liệu có đơn giá

khác nhau để sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau thì công thức xác định

chỉ phí vật liệu như sau

cu ~Š'Š\6jw,0,

a (3)

Trong đó:

CPVL: là chỉ phí vật liệu

My: là mức hao phí vật liệu j để sản xuất một sản phẩm i;

Gy: là đơn giá vật liệu loại js

Q,: là số lượng sản phẩm i dự toán sản xuất

+ ˆ Dự toán chi phí nhân công trực tiếp

Dự toán chỉ phí nhân công trực tiếp được xây dựng từ dự toán sản xuất

Dy toán nay cung cấp những thông tin quan trọng liên quan đến quy mô của.lực lượng lao động cần thi cho ky dự toán Mục tiêu cơ bản của dự toán này

là duy trì lực lượng lao động vừa đủ để đáp ứng yêu cầu sản xuất, tránh tình

trạng lăng phí sử dụng lao động Dự toán lao động edn là cơ sở để doanh

nghiệp lập dự toán về đào tạo, tuyển dụng trong quá trình hoạt động sản xuất

Trang 26

Để lập dự toán chi phí này, doanh nghiệp phải dựa vào số lượng nhân

công, quỹ lương, cách phân phối lương và nhiệm vụ của doanh nghiệp.

Đổi với chỉ phí nhân công trực tiếp, dé lập dự toán doanh nghiệp can

'CPNCTT: là chỉ phí nhân công trực tiếp

Mụ; là mức hao phí lao động trực tiếp loại j để sản xuất một sản phẩm

G): là đơn giá lương của lao động loại j

Q¡: là số lượng sản phẩm i dự toán sản xuất

+ Dự toán chỉ phí sản xuất chung

Dự toán chỉ phí sản xuất chung phải tính đến ch ứng xử chỉ phí để xây dựng mức phí dự toán hợp lý trong kỳ Cũng có thể dự toán chỉ phí sản

xuất chung theo từng nội dung kinh tế cụ thé của chi phí Tuy nhiên cách làm.này khá phức tạp, tốn nhiều thời gian Do vậy ta chỉ quan tâm đến việc phân.biệt biến phí và định phi sản xuất chung trong dự toán

Biển phí sản xuất chung có thể được xây dựng theo từng yết

cho một đơn vị hoạt động Tuy nhiên thường cách làm này khá phức tạp, tốn

nhiề thời gian Do vậy khi dự toán chi phí này, người ta thường xác lập biến

Trang 27

phi sản xuất chung cho từng don vị hoạt động.

Dự toán biến phí

sản xuất chưng

Dy toán biển phí đơn vj Sản gg sin

sân xuất chung theo dự toần d6)

Dy toán định phí sản xuất chung cần thiết phải phân biệt định phí bắt

buộc và định phí tủy ý Đối với định phí bắt buộc, trên cơ sở định phí

chung cả năm chia đều cho 4 quý nếu là dự toán quý, hoặc chia đều cho 12

tháng néu là dự toán tháng Còn đối với định phí tùy ý thi phải căn cứ vào

kế hoạch của nhà quản trị trong ky dự toán Dự toán định phí hing năm có.thể được lập dựa vào mức độ tăng giảm liên quan đến việc trang bị, đầu tư

mới ở doanh nghiệp.

TY lệ % tăng (giảm).

định phí sản xuất —— (17) chung theo dự kiến

Dự toán định phí _ Định phi sản xuất chung

sản xuất chung - T —thye ty trade

* Dự toán chỉ phí bản hang

Dự toán chỉ phí bán bàng phản ánh các chỉ phí liên quan đến việc tiêuthụ sản phẩm dự tính của kỳ sau Dự toán này nhằm mục dich tính trước va

tập hop phương tiện chủ yếu trong quá trình bán hàng Khi xây dựng dự.

tính đến nội dung kinh tế của chi ph

toán cho các chỉ phí này ed

nh trong thành phần chỉ phí.

Dự loán định phi Dựtuánbiến

bán hàng bán hàng phí bán hàng

Dựtoinđịnh _ ĐhhpMibinhàm _ Tỷl%0mgGim —

Dựtoánbiến —_ Dựtoánbiếnphíđơn Sin lugng teu thy tim

phíbánhàng ~ vịbánhàng — Ì — theodytoán ‘

© Dự toán chi phi quản lý doanh nghiệp

Dy toán chi phí quản lý thường phụ thuộc vio cơ cấu tô chức của

Trang 28

doanh nghiệp Chi phí này liên quan đến toàn bộ doanh nghiệp, mà không liên

quan đến từng bộ phận hoạt động nào Tương tự như dự toán bán hàng, vi lập dự toán biến phí quản lý này thường dựa vào biến phí quản lý đơn vị nhân

với sản lượng tiêu thụ dự kiến

^ phí QLDN đơn vị QLDN theo dự toán

Định phí quản lý doanh nghiệp thường không thay đổi theo mức độ hoạt động Các thay đổi của loại chỉ phí này chủ

thêm cho bộ phậ

wu do việc trang bị quản lý của doanh nghỉ Lập dự toán bộ phận này cần căn cứ vio dự báo các nội dung cụ thé của từng yếu 16 chỉ phí để xác định chính xác định phí theo dự toán.

1.3.2 Kiểm soát chỉ phí sản xuất

Kiểm soát chỉ phí sản xuất là điều khiển việc hình thành chỉ phí sản

xuất sao cho không phá vi hạn mức đã được xác định trong từng giai đoạn, là

c làm thường xuyên, liên tục điều chỉnh những phát sinh trong suốt quátrình quản lý nhằm bao dam cho doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh tế cao

Kiểm soát chỉ phí là hoạt động thiết yếu cho bất kỳ doanh nghiệp nảo

Hiểu được các loại chỉ phí, các nhân tổ ảnh hưởng đến chi phi, chúng ta có thé kiểm soát được chi phi, từ đó có thé tiết kiệm chi phí, vấn dé chỉ tiêu sẽ hiệu quả hơn, và sau cùng là tăng lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp.

Kiểm soát chỉ phí sản xuất cũng giống như mọi hoạt động kiểm soát khác của đơn vị cần soát đó là kiểm soát tổ chức và t hop hai bộ phận kid

kiểm soát kế toán:

~_ Kiểm soát tổ chức là đưa ra các quy định, các tiêu chuẩn, bố tri nhân

sự, Vv Từ đó, đề ra cơ cau t6 chức hoạt động hiệu quả hơn Ngoài ra, kiểm.soát tổ chức đưa ra các quy định, hành động trách nhiệm, quyền hạn về công

việc dim trách

Trang 29

~_ Kiểm soát kế toán về chi phí sản xuất được thực hiện thông qua hệthống thông tin kế toán: chứng từ, số sách kế toán Chứng từ kế toán có chức.

năng thông tin và kiểm tra chỉ phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất

của đơn vị Số sách kể toán như số chỉ tiết, số tổng hợp và các báo cáo kể toán

thực hiện chức năng kiểm soát chỉ phí, quản trị chỉ phí.

Kiểm soát chỉ phí tốt sẽ loại trừ được lãng phí và các khoản sử dụng

không hiệu quả trong quá trình sản xuất, giúp sử dụng có hiệu quả tài sản,nâng cao năng suất và hiệu suất các hoạt động trong doanh nghiệp

+ Kiểm soát chỉ phí nguyên vật liệu trực tiếp

-_ Kiểm tra việc tuân thú các thú tục xuất kho nguyên liệu, vật liệu dé sir

dụng cho các phân xưởng sản xuất,

- Kiểm tra, xem xét việc thực hiện nguyên tắc bắt kiêm nhiệm giữa thủkho, người giao (nhận) nguyên vật liệu, kế toán chỉ phí: giữa người kiểm trachất lượng hàng xuất kho và và người nhận hang

~_ Xem xét quy trình lập kế hoạch, thực tế luân chuyển chứng từ, ghi sổ

kế toán chi phí ở bộ phận kế toán va việc đổi chiếu số liệu giữa bộ phận kế

toán và thủ kho.

+ Kiém soát chỉ phí nhân công trực tiếp

Tiền lương và các khoản trích theo lương là một khoản liên quan đếnthu nhập của người lao động cũng như một khoản liên quan trực tiếp tớiquyền lợi của người lao động Do đó nó không chỉ mang ý nghĩa về mặt kinh

tế đơn thuần mà còn mang ý nghĩa về mặt xã hội Kiểm soát chỉ phí tiền

lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất nhằm

quản lý chặt chẽ sự biển động s lượng nhân viên trong đơn vị, quản lý năng

suất lao động, phát hiện những trường hợp lãng phí hay sai phạm trong quản

lý và sử dụng lao động tiền lương va các khoản trích theo lương gây anhhưởng đến lợi ích của doanh nghiệp và người lao động Các nghiệp vụ liên

Trang 30

‘quan đến chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương phải được gh chépđầy đủ, tính toán chính xác và đúng thực tế.

> Kiểm soát chi phí sản xuất chung

Chỉ phí sản xuất chung của doanh nghiệp là khoản mục chỉ phí được.

tông hợp rất đa dạng, phức tạp bao gồm: tiền lương và các khoản trích theo.lương của nhân viên quản lý phần xưởng, công cụ, vật liệu xuất dùng chophân xưởng sản xuất, chỉ phí khấu hao TSCĐ, các khoản phí, lệ phí, chỉ phídịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tién, Do đó, để kiểm soát được chỉ

phí trước hết cần phân chia trách nhiệm, kiểm soát vật chất và kiểm soát trongkhâu hạch toán chỉ phí sản xuất chung

+ Kiểm soát chỉ phí bán hàng, chỉ phí quản lê

Chỉ phí bán hàng là những chỉ phí phục vụ cho công tác tiêu thụ, công tắc marketing của doanh nghiệp: còn chỉ phí quản lý doanh nghiệp là các chi phí quản lý hành chính và các chỉ phí chung khác của toàn doanh nghiệp.

“Tương tự kiểm soát chi phi sản xuất chung, biến động của chỉ phí bán hàng và

chi phí quan lý là do sự biến động của cả biến phi và định phí.

Đối với biến phí bán hàng và quan lý doanh nghiệp: để công tác kiểm

soát thực sự cô ý nghĩa thi việc kiểm soát loại chỉ phí nảy cần tiền hành theo từng khoản mục chỉ phí cụ thể, theo từng nơi phát sinh chỉ phí Điều này vừa

lầm rõ trách nhiệm của từng trung tâm chỉ phí có liên quan đến hoạt động bánhàng và quản lý, vừa làm rõ biến động cá biệt của mỗi loại phí đối với tổng.chỉ phí Cũng như các chỉ phí khác, biến phí bin hàng và biến phí quản lý

doanh nghiệp cũng được phân tích thành nhân tổ giá và nhân tổ lượng.

Đối với định phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp: kiểm soát định phí

‘ban hang và quản lý nhằm đánh gia năng lực sử dụng tài sản cố định và năng

lực quản lý trong quá trình bán hang và hoạt động quan lý nói chung Ky

Trang 31

thuật phân tích định phi bán hàng và quản lý doanh nghiệp cũng tương tự như

kỹ thuật áp dụng đối với định phí sản xuất chung

+ Kiểm soát chỉ phi tài chính

Nội dung kiểm soát chỉ phí tải chính cũng tương tự kiểm soát chỉ phí

‘ban hàng và quản lý doanh nghiệp, do vậy phải xem xét được các nhân tổ ảnhhưởng đến biến phí tai chính và định phí tài chính Các kết luận nay sẽ lam cơ

sở cho việc hoạch định các chính sách tài chính cũng như điều chỉnh trong hoạ động tài chính của doanh nghiệp.

1.4 Các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá kết quả công tác quản lý chỉ phísản xuất kinh doanh

Kết quả công tác quản lý chỉ phí sản xuất được thể hiện qua kết quả

kinh tế của doanh nghiệp Công tác quản lý chỉ phí sản x

hiệu quảcao Vậy nên có thể đánh giá kết quả công tác quản lý chi phi sản xuất kinh doanh thông qua các tiêu chí và chỉ tiéu đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp.

1 Nhóm chỉ tiêu tuyệt đối phan ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh

doanh

.#` Tổng doanh thu (TR)

TR =ŸQ, xP, (1.12)

Trong đó: TR : doanh thu bán hàng;

Q, : khối lượng sản pham i bán ra;

P, : giá bán sản phẩm i

Chỉ tiêu này phản ánh quy mô kết quả hoạt động SXKD của doanh

nghiệp, doanh thu cảng lớn thì lợi nhuận của doanh nghiệp cing cao.

Trang 32

tiêu này phản ánh toàn bộ chi phi phát sinh liên quan đến sự tồn tại

và hoạt động của doanh nghiệp,

Loi nhuận (LN)

LN = TR-TC (14)

Là sự chênh lệch giữa doanh thu va chi phí, phản ánh kết quả kinh tế

của mọi hoạt động SXKD của doanh nghiệp và là cơ sở để tinh toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu qua SXKD.

2 Nhóm chỉ tiêu tương đối phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh

4 Nhóm chi tiêu phản ánh hiệu quả sử dung vốn

«_ Hiệu suất sử sung vốn cố định:

Trong do; veo ; mức đảm nhiệm vốn cố định

Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đơn vị doanh thu thi cần chỉ phí bao

nhiêu đơn vị von cổ định

+ Mức doanh lợi vốn có định:

Neo = 2117)

Trong đó: _ "? ; mức doanh lợi vốn cố định

Trang 33

tiêu này phản ánh khi đầu tư vào SXKD một đợn vi vốn cổ định thi

thủ được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận.

` Chi tiêu phan ánh hiệu quả sứ dung lao động

+ Năng suất lao động:

1R

WoL (18) Trong dé: W: năng suất lao động

Chỉ tiêu cho biết một lao động tham gia vào quá trình SXKD có thể mang lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận.

* Doanh thu/ chi phí tiền lương

(120)

Trong đó: ` #4»; doanh thu chi phí tiền lương.

QL : tổng quỹ lương của doanh nghiệp Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị tiền lương sẽ tạo ra bao nhiều đơn vị doanh thu trong quá trình SXKD.

Trang 34

Chi tiêu này cho biết lợi nhuận thu được khi đầu tư một don vị tiên

lương vào SXKD.

Đối với các doanh nghiệp quản lý khai thác công trình thủy lợi, với tư

cách là doanh nghiệp công ích, ngoài đánh giá hiệu quả sản xi côn đánh giá

hiệu quả cả về mặt xã hội và môi trường

Mặc dù các doanh nghiệp khai thác quản lý công trình thủy lợi là doanh

nghiệp hoạt động công ich nhưng phải đảm bảo hiệu quả kinh tế, trong chỉ phíđầu tư, chỉ phí sản xuất, tiết kiệm tiêu dùng nước và sử dụng nước có hiệu quả

đối với cây trồng vật nuôi

+ Chi tiêu hiệu quả xã hội

Thông qua các hoạt động cung cấp nước cho nông nghiệp, công trình

thủy lợi góp phan tạo tăng nguồn nước ngằm và ổn định nguồn nước ngầm,ngoài ra còn cung cắp trực tiếp cho nhiều vùng dân cư về nước sinh hoạt cũng

như nước cho vật nuôi khác

Các CTTL phát triển, kết hợp tạo nên một mạng lưới giao thông thuận

lợi trong làng xã, góp phần tích cực trong việc xây dựng nông thôn mới

+ Hiệu quả môi trường

Ngoài hiệu quả kinh tế xã hội hoạt đông của công ty quản lý khai thác

công trình thủy lợi còn có hiệu quả về môi trường d6 là cải tạo đất, tạo thêmcác ving nước Ig, thay đổi khí hậu ở một số vùng Hạn chế được lũ lụt vàtham gia cắt lũ, khi có lũ lớn xảy ra trên các sông ngòi tự nhiên Góp phần.bảo vệ tai sản và đời sống nhân dân trong toàn bộ xã hội

Thông qua hoạt động của c công trình thủy lợi bảo vệ được môi

trường sinh thái: cải tạo đất, làm thay đổi khí hậu ở một số tiểu vùng, tạothêm các ving nước Ig, nước ngọt, khắc phục được tình trạng nước mặn

Cả ba loại hiệu quả sản xuất, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường có

liên quan mật thiết với nhau không thể xem nhẹ một loại hiệu quả nào Trong

Trang 35

điều kiện thời tiết diễn biến bình thường thi hiệu quả sản xuất, hiệu quả kinh

tế có vị tri hàng dau, trai lại khi gặp thiên tai thi lệc cấp nước, tiêu thoátnước cho dân sinh phải được coi trọng, wu tiên, nhưng không vi thé ma xemnhẹ hiệu quả kinh tế,

13 Gi

thủy lợi

1 Hình thức thứ nhất

u các loại hình doanh nghiệp quản lý khai thác công trình

Các cơ quan, công ty phụ trách quản lý tưới tiêu do nhà nước lập ra và

nhà nước quản lý trực tiếp hoạt động của công ty, doanh nghiệp này Loạihình này phổ biến ở các nước ng nghiệp, cũng như các nước đang phát

triển,

Ngân sách hoạt động của don vị từ các nguồn:

~ Dir chỉ ngân sách.

~ _ Tiền thu thuỷ lợi phí từ các diện tích tưới tiêu

~_ Khoản tiền thu được từ các ngành dùng nước

Xét cấp ngân sách cho hoạt động của công ty, bộ tải chính hoặc kho

bạc dura vào tính hợp lý của dự chỉ ngân sách, xem xét năng lực tưới của hệ

thống Nơi nào hoạt động tốt thì được cấp khá, ngược lại nơi nào hoạt động

‘Tu nhân đầu tư xây dựng và quan lý công trình, nhưng thường với quy

mô nhỏ và ở những nơi có nhu cầu cấp thiết, nhà nước không có khả năng với.tới Người sản xuất và người tiêu dùng thoả thuận được với nhau về cơ chế

mua bán theo hợp đồng

Trang 36

4 Hình thức thứ tw

Nha nước bỏ tiền dé xây dựng hoặc trợ cắp phần lớn vốn đầu tư và giúp

đỡ về kỹ thuật đẻ xây dựng các hệ thống thuỷ lợi rồi giao cho hiệp hội những

người tưới nước thu nhận, sử dụng.

"Nhà nước chỉ hỗ trợ khi có thiên tai hoặc viện trợ kỹ thuật khi cần

1⁄6 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thủy lợi ảnh.hưởng đến công tác quản lý chỉ phí sản xuất kinh doanh

Khác với các doanh nghiệp khác, doanh nghiệp thủy lợi mang những,

đặc điểm sản xuất kinh doanh riêng:

1 Hoạt động của các doanh nghiệp thủy lợi chịu ảnh hưởng lớn của

điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên không hoàn toàn thuận lợi cho sản xuất và đời sốngcủa con người Sự tổn tại va phát triển của xã hội loài người là quá trình đấu

tranh cải tạo tự nhiên, vận dụng các quy luật tự nhiên dé phục vụ cho đời sống con người Hoạt động khai thác CTTL là một trong những hoạt động vận

dụng các quy luật tự nhiên, cải tạo tự nhiên, khắc phục hậu quả do thiên nhiên

gây ra, do đó chịu sự chỉ phối ảnh hưởng rat lớn của điều kiện tự nhiên

“Trước hết ta thấy từ khi bắt đầu xây dựng CTTL đã phải căn cứ vàođiều kiện: khí hậu, địa hình, thủy văn ở từng vùng, từng địa phương để có cácgiải pháp công trình thích hợp, vùng miền núi lợi dụng độ cao dé xây dựng hồ

chứa nước đập dâng, ở miễn xuôi xây dựng các trạm bơm điện Các CTTL đa

xố nằm ở ngoài tồi, chịu ảnh hưởng trực p của môi trường mưa nắng, luôn

bị phá huy, xói mòn, hệ thống kênh mương đa số bằng đất Do đó việc ứng

dung các tién bộ khoa học kỹ thuật vào xây dựng cải tạo công trình là rất cầnthiết, việc tiền hành kiên cô hoá kênh mương (bằng bê tông hoặc gạch xây) valần lượt hiện đại hoá các máy móc thiết bị là nhằm nâng cao năng lực và kéo

dài tuổi thọ của công trình,

Trang 37

Chi phi sản xuất và số lượng sản phẩm của các doanh nghiệp thủy lợi

phụ thuộc vào năm thời tiết khí hậu Những năm mưa thuận gió hòa, chỉ phí

sản xuất thường nhỏ, lượng cần nước tiêu it, nhưng diện tích phục vụ lại lớnTrai lại, những năm thời tiết khắc nghiệt chỉ phí sản xu: lớn, lượng nước phải

tưới tiêu nhiều ma diện tích phục vụ trong thực tế thường nhỏ

Vi lẽ đó chỉ phí sản xuất của các năm điều kiện thoi tiết khác nhau là

rất khác biệt, trong tinh toán không thể lấy một năm nảo đó làm thước đo

chuẩn mực, mà phải tính bình quân cho nhiều năm Điều kiện địa hình, địa

chất, thé nhường cũng có ảnh hưởng lớn đến chỉ phi sản xuất Điều này théhiện rõ trong trường hợp các đơn vị sản xuất có quy mô, nhưng ở các vùng

khác nhau (miễn núi, trung du, đồng bing) thi chi phí sản phẩm cũng khônggiống nhau

2 Hoạt động của các doanh nghiệp thiy lợi chịu ảnh hưởng bởi xị

biển động của các yéu té kinh th xã hội

Việc thay đôi các chế độ chính sách kinh tế xã hội, biến động của giá cả

thị trường có ảnh hưởng trực tiếp tới tổ chức sản xuất, chỉ phí, doanh thu và

thu nhập của các doanh nghiệp thủy lợi

Vi dụ về chỉnh sách cấp bù thủy lợi phí, đối với các công ty quản lý và

khai thác CTTL đều tạo thuận lợi cho công ty không phải thu TLP nên giảm

được số lượng nhân công thu TLP; Chủ động được nguồn kinh phí hoạt động,

không còn tỉnh trạng nợ đọng kéo đài; Tạo hành lang pháp lý giúp công ty kiện toàn t6 chức bộ máy hoạt động tốt hơn; G im sự phụ thuộc vào chính quyền địa phương

Doanh nghiệp thủy lợi chịu ảnh hưởng của biến động về giá cả thị

thường mà ảnh hưởng điển hình tới một doanh nghiệp thủy lợi là giá điện vả

giá xăng Khi giá điện hay giá xăng tăng lên dẫn tới chỉ phí của đoanh nghiệp

tăng lên, làm giảm lợi nhuận thu được cho doanh nghiệp.

Trang 38

Hon nữa, sự bùng nỗ của nền kinh tế- xã hội hiện nay, CNH-HDH ngàycảng phát triển gây phá vỡ các hệ thống quy hoạch thủy lợi Các khu công.

nghiệp ngày cảng phát trién, tạo áp lực cho việc cap thoát nước của các doanh

nghiệp thay lợi phục vụ trong quá trình hiện tại và tương lai

Các công trình thủy lợi phần lớn đều được xây dựng từ lâu khi nền kinh

tế còn nhiều khó khăn, vốn đầu tư còn hạn chế vì vậy mà các thông số kythuật không đủ điều kiện hiện nay gây ảnh hưởng tới việc quản lý của các

doanh nghiệp thủy lợi

3 Hoạt động của doanh nghiệp thấy lợi mang tinh hệ thẳng cao

Hoạt động của các doanh nghiệp thủy lợi diễn ra trong phạm vi rộng docông trình mang tỉnh hệ thống, nó bao gồm nhiều loại công trình có liên hệ

mật thiết với nhau và yêu cẩu đồng bộ Một hệ thống công trình phải bao.gồm: công trình đầu mối (hồ, đập, tram bơm điện), kênh dẫn cấp I, cấp II, cấp

TH và kênh nội đồng, trên các tuyến kênh có các cổng lấy nước cửa đóngmở tuỳ khả năng nguồn nước của từng công trình đầu mối mà quy định

phạm vi phục vụ, có thể phục vụ cho 1 xã, 1 huyện hoặc liên huyện, liên tỉnh

Một yêu cầu có tính chất bắt buộc là không được chia cắt hệ thống, một côngtrình không thể do nhiều nơi quản lý khai thác vì nếu chia cắt như vậy sẽkhông thể điều hành được nên một doanh nghiệp độc lập quản lý ít nhất làmột hệ thống công trình

Tính hệ thống này chỉ phối đến việc tổ chức sắp xếp các doanh nghiệp

trong một địa phương, một vùng lãnh th, có thể thành lập công ty thủy nông huyện, liên huyện hoặc công ty thủy nông tỉnh, tuỳ thuộc điều kiện cụ thể về trình độ quan lý của cán bộ, đặc điểm công trình, tính hoàn chỉnh của công

trình để chọn mô hình tổ chức cho phù hợp song luôn luôn phải đảm bảo tính

hệ thống

Trong mỗi hệ thống vừa có đơn vị (bộ phận) đảm nhận sản xuất theo

Trang 39

dang khai thác nguồn nước, đó là công trình đầu mối, vừa có đơn vị chuyểntải sản phẩm đến nơi tiêu thụ theo hệ thống kênh, vừa có đơn vị đảm nhận tiêu.

thụ sản phẩm Day chính là các khâu trong tổ chức điều hành quản lý khai

thác của một doanh nghiệp quản lý khai thác công trình thủy lợi Muốn đạthiệu quả cao nhất phải chỉ đạo thực hiện tốt ở các khâu, muốn thu tốt thủy lợiphi phải tưới tiêu tốt hoặc tưới tiêu tốt để thu tốt

4 Hoạt động doanh nghiệp thủy lợi mang tinh xã hội hoá cao

Do đặc điểm của điều kiện tự nhiện, địa hình nguồn nước mà từ việc

quy hoạch thiết kế đến xây dựng CTTL phải đảm bảo tinh hệ thống, tính hệ

thống đó nhiều khi vượt khỏi ranh giới một vùng, một địa phương, một đơn vị

hành chính, đỏi hỏi sự đóng góp xây dựng của một tập thé khá lớn

Tinh xã hội hoá còn thể hiện trong việc sử dụng các hệ thong công.trình, tuỳ theo điều kiện kinh tế từng vùng mà mỗi hệ thống có thể đảm nhận

từng phần hay toàn bộ nhiệm vụ: phục vụ sản xuất nông nghiệp thủy điện,

thủy sản, giao thông thủy, cấp nước cho sản xuất công nghiệp, cắp nước cho

dan cư, chồng lũ lụt và bảo vệ nguồn nước khỏi nhiễm khuẩn Vì vậy mỗi hệthống dim nhận một lúc nhiều nhiệm vụ, mỗi nhiệm vụ phục vụ cho một

ngành kinh tế nhất định, do đó hoạt động của các doanh nghiệp thủy lợithường phục vụ cho nhiều mục tiêu, nhiều đối tượng khác nhau Ngoài ra

không chỉ đảm bảo tưới tiêu cho điện tích canh tác mã còn phục vụ cho cả

din tích phi canh tác mà diện tích phi canh tác thường mang tinh chất xã hội

“Tính xã hội còn thể hiện trong công tác bảo vệ công trình, vì CTL da

số nằm ngoài trời rải rác trong phạm vi rộng trong khi đó lực lượng công nhân

của doanh nghiệp chỉ ở mức độ nhất định nên phải có sự tham gia của toàncđân, ở đâu nhân dan có ý thức trách nhiệm cao, thực hiện tốt pháp lệnh bảo vệ

công trình thì ở đó CTTL được an toàn, chỉ phí trông coi bảo vệ của các

doanh nghiệp thắp và ngược lại

Trang 40

5 Sản phẩm chủ yéu của doanh nghiệp thiy lợi là dich vụ đặc biệt gắmliền với kết quả sản xuất nông nghiệp

Đối tượng phục vụ chủ yếu của các doanh nghiệp thủy lợi là nôngnghiệp mà chủ yếu là trồng trọt, việc cung ứng đủ nước cho cây trồng phát

triển theo thời vụ từng thời kỳ sinh trưởng (bao gồm cả tưới và tiêu) Sản phẩm "địch vụ nước" cũng là hàng hoá vì nó có 2 thuộc tính: giá tri và giá trị

sử dụng Về giá trị bao gồm 3 bộ phận: một là giá trị tư liệu sản xuất đã hao.phí, hai là giá trị quỹ lương dé trả cho công nhân trực tiếp và gián tiếp trong

doanh nghiệp, ba là giá trị thing du Về giá trị sử dụng nó cũng thoả man nhu

cầu cho người dùng nước vào sản xuất và sinh hoạt

"Dich vụ nước" là hàng hoá nhưng nó là hang hoá đặc biệt: Quá trình

sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thy, sản xuất đến đâu tiêu thụ đến diy

không tiêu thụ là bỏ phí vi loại dich vụ này không lưu kho tích trữ như các hàng hoá khác được "Dịch vụ nước" của các doanh nghiệp thủy lợi là duy

nhất không thể nhập ngoại và không có hàng thay thế, là hàng hoá nhưng đơn

vido đếm đến nay chưa được xác định thẳng nhất và chuẩn xác, hignnay dang

dùng đơn là ha đất gieo trồng diện tích tưới tiêu, tưới cho I ha thì có thể

tính được nhưng tiêu thì rất khó xác định vì lượng mưa hàng năm rất khác

nhau, đây là một khó khăn lớn trong việc xác định chỉ phí để xác định giá bán của doanh nghiệp,

Giá bán sản phẩm dịch vụ nước do Nhà nước quy định, quan hệ giữa

người mua và người bán bị ràng buộc bởi nhiều yếu tố như tính độc quyền

của sản phẩm, tính xã hội của sản phẩm, quan hệ cung cầu và giá cả ở đây không phản ánh đóng bản chất vận động của nó, người nông dân không có

quyền lựa chọn sản phẩm, người bán cũng không có quyền lựa chọn người

mua, quan hệ mua bán thiếu song phẳng, người mua không nộp thủy lợi phí

người bán vẫn phải phục vụ Sản phẩm thu được của các doanh nghiệp thủy

Ngày đăng: 25/04/2024, 01:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý chỉ phí - Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường: Giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh
Sơ đồ 1.1 Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý chỉ phí (Trang 18)
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty - Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường: Giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty (Trang 51)
Bảng 2.5: Chỉ phí sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 2012-2014 - Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường: Giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh
Bảng 2.5 Chỉ phí sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 2012-2014 (Trang 64)
Bảng 2.6: Chi phí khẩu hao TSCD từ năm 2012-2014 - Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường: Giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh
Bảng 2.6 Chi phí khẩu hao TSCD từ năm 2012-2014 (Trang 66)
Bảng 2.9: Chi phí sửa chữa thường xuyên từ năm 2012-2014 - Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường: Giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh
Bảng 2.9 Chi phí sửa chữa thường xuyên từ năm 2012-2014 (Trang 72)
Bảng 2.10: Chi phí nạo vét bùn cát từ năm 2012-2014 - Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường: Giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh
Bảng 2.10 Chi phí nạo vét bùn cát từ năm 2012-2014 (Trang 73)
Bảng 2.14: Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty - Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường: Giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh
Bảng 2.14 Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty (Trang 77)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w