1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Chính sách khoa học và công nghệ nhằm thúc đẩy phát triển các cụm ngành công nghiệp thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu Long (Nghiên cứu trường hợp cụm ngành công nghiệp cá tra)

272 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chính sách khoa học và công nghệ nhằm thúc đẩy phát triển các cụm ngành công nghiệp thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Nghiên cứu trường hợp cụm ngành công nghiệp cá tra)
Tác giả Phạm Ngọc Minh
Người hướng dẫn GS.TS. Nguyễn Văn Khánh, PGS.TS. Mai Hà
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 272
Dung lượng 67,92 MB

Nội dung

Xuất phát từ yêu cầu về mặt lý luận cũng như thực tiễn, dé nghiên cứu và déxuất chính sách KH&CN nhằm thúc đây phát triển các cụm ngành công nghiệp thủysản, nói chung, cụm ngành công ngh

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Phạm Ngọc Minh

CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NHẰM THÚC DAY

PHAT TRIEN CAC CUM NGANH CÔNG NGHIỆP THUY SAN

VUNG DONG BANG SONG CUU LONG

(NGHIEN CUU TRUONG HOP CUM NGANH CONG NGHIEP CA TRA)

Hà Nội - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Phạm Ngọc Minh

CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NHẰM THÚC DAY

PHÁT TRIEN CAC CUM NGANH CÔNG NGHIỆP THUY SAN

VUNG DONG BANG SONG CUU LONG

(NGHIEN CUU TRUONG HOP CUM NGANH CONG NGHIEP CA TRA)

Chuyén nganh: Quan ly Khoa hoc va Cong nghé

Mã số: 934 0412.01

NGUOI HUONG DAN KHOA HOC:

1 GS.TS Nguyén Van Khanh

2 PGS.TS Mai Ha

XAC NHAN NCS DA CHINH SUA THEO QUYET NGHI

CUA HOI DONG ĐÁNH GIÁ LUẬN ANNgười hướng dẫn khoa học Chủ tịch hội đồng đánh giá

Luận án Tiên sĩ

GS.TS Nguyễn Văn Khánh PGS.TS Đào Thanh Trường

Hà Nội - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên Phạm Ngọc Minh, nghiên cứu sinh tiến sĩ chuyên ngành Quản lý

Khoa học và Công nghệ, tác giả của luận án này, xin cam đoan đây là công trình do

chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS.TS Nguyễn Văn Khánh và PGS TS

Mai Hà Các kết quả nghiên cứu trong luận án này là do chính tôi thực hiện, trong

đó đã đến các doanh nghiệp, các ngành, tổ chức có liên quan dé khảo sát, nghiêncứu và phân tích một cách trung thực và khách quan Các tài liệu thứ cấp được tríchdẫn nguồn chính thống theo chuẩn mực khoa hoc

Hà Nội, tháng năm 2023

Tác giả luận án

Phạm Ngọc Minh

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

Tác giả xin bày tỏ sự cám ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TSNguyễn Văn Khánh và PGS.TS Mai Hà, hai người Thầy đã hướng dẫn tận tình, chuđáo và đóng góp ý kiến quý báu trong suốt quá trình nghiên cứu cũng như hoànthành luận án tiến sĩ này

Tác giả xin chân thành cám ơn đến PGS.TS Đào Thanh Trường, PGS.TS.Trần Văn Hải, PGS.TS Vũ Cao Dam và Quý Thay/C6 lãnh đạo và cán bộ Khoa

Khoa học Quản lý, Trường Dai học Khoa học Xã hội và Nhân văn (thuộc DH QG

Hà Nội) đã truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm bổ ích và giúp đỡ cho tác giảtrong quá trình học tập, nghiên cứu, hoàn thành bảo vệ các chuyên đề của luận án vàluận án tiến sĩ

Bên cạnh đó, tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn đến Quý lãnh đạo các cơquan Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp va Phát triển Nông thôn, Sở Côngthương các tỉnh, các doanh nghiệp thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu Long, Hiệphội Thủy sản VN (VASEP), Hiệp hội cá Tra VN (VINAPA), Trường Đại học CầnThơ, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2 (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển

Nông thôn) và các nhà khoa học, chuyên gia đã giúp đỡ cung cấp các thông tin, tài

liệu có liên quan và chia xẻ nhiều ý kiến bổ ích dé tác giả hoàn thành luận án này

Cuối cùng, tác giả dành sự biết ơn đến lãnh đạo Cục Công tác phía Nam -BộKhoa học và Công nghệ, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh và đồng nghiệp, bạn

bè, cùng với gia đình đã tạo điều kiện và động viên trong suốt quá trình học tập,

nghiên cứu của nghiên cứu sinh.

Mặc dù tác giả có rất nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn luận án không tránh

khỏi những thiếu sót nhất định Rất mong được sự hướng dẫn, đóng góp của QuýThay hướng dẫn và Thay/C6, đồng nghiệp cho luận án của mình

Hà Nội, tháng năm 2023

Tac giả luận án

Phạm Ngọc Minh

Trang 5

2 Ý nghĩa của nghiên CỨU - 2-2 +£+E£+EE+EE+EEEEE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEErEerrkrrrrred 11

3 Mục tiêu nghiÊn CỨU - c1 3211333139113 119 11911111 1 1111 TH ng nh Hy 12

4 Nhiém vu nghién CUU 011 313 5'- 12

5 Pham a¿08/13 ii 12

6 Cau 0i 0.4.0 1n 4 13

7 Giả thuyết nghiên cứu - 2-52 2 +SSE‡EEEEEEEEEEE2E12117171 711111111 1eckrk 14

8 Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận nghiên cứu - 2-52 14

9 Kết cấu của luận án 5c SE k‡EEEEEEEEEEEESEEEESEEEESEEEEEEEEEEELTEErkrkrrkrree 16

Chương 1 TONG QUAN NGHIÊN CUU VE CHÍNH SÁCH KHOA HỌC

VA CONG NGHE THUC DAY PHAT TRIEN CUM NGANH

®0)198)/9:110 0112122777 17

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về cụm ngành công nghiệp và các liên kết

hình thành cụm ngành công nghiỆP St kh ng riệi 17

1.1.1 Nghiên cứu về cụm ngành công nghiệp ở nước ngoài - 171.1.2 Nghiên cứu về cum ngành công nghiệp ở Việt Naim - 211.1.3 Các liên kết hình thành cụm ngành công Nghiép . -: -+: 231.2 Tổng quan nghiên cứu về chính sách khoa hoc và công nghệ thúc day

phát triển cụm ngành công ng hÌỆ) s H nHhHHkgkkrt 29

1.2.1, Nghiên cứu về chính sách khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển

cụm ngành công nghiỆD Ở NƯỚC H8OÀI ĂẶ SH HH nh ng ven 29

1.2.2 Nghiên cứu về chính sách khoa học và công nghệ có liên quan đến

cụm ngành công nghiệp ở Viet ÑGIHH SG x nH nHkg ng knrưt 33

Trang 6

1.2.3 Nhận xét chung về tổng quan nghiÊH CỨM -+©cz+ce+cssceereesrsreee 38

Tiểu kết Chwo ng 1 vsescsscsssessesvesssssssessessessessessesessesssssssessessesscsssssssssssssssessesscsscsssssssees 41

Chuong 2 CO SO LY LUAN VA THUC TIEN VE CHINH SACH KH&CN

THUC DAY PHÁT TRIEN CUM NGANH CONG NGHIỆP 422.1 Cơ sở lý luận về chính sách KH&CN thúc day phát triển CNCN 42

2.1.1 Cơ sở lý luận về chính sách khoa học và công nghệ -:- : 422.1.2 Cơ sở lý luận về cụm ngành công nghiệp và các liên kết hình thành

cụm ngành công '1ghiỆ|) - cv TH TH TH HH Hệ 50

2.1.3 Cơ sở lý luận về chính sách khoa hoc và công nghệ thúc dayphát triển cụm ngành công NNIEP cecceccececsesseesecsessessessessessesssessecsecsessessessesseseeseeseess 642.2 Kinh nghiệm thực tiễn về chính sách khoa học và công nghệ thúc day

phát triển cụm ngành công nghiỆp) +55 SE St‡Ek‡ESESEEEEEeEEEEEEEkEErrrrrrrrerkee 80

2.2.1 Chính sách KH&CN thúc day phát triển CNCN của nước ngoài 602.2.2 Chính sách KH&CN có liên quan đến hỗ trợ CNCN ở Việt Nam 92Tid Ket CHUOMG 2 cesecsvecsecsecseesvecsecsecsssssessessscssecsessssssessecsssascssceseeaeesssssceseeaeeasesseeneenes 96

Chương 3 THUC TRANG VE CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VA CONG

NGHE THUC DAY PHAT TRIEN CUM NGANH CONG NGHIEP THUY

SAN VUNG DONG BANG SONG CUU LONG (TRUONG HOP CUM

NGANH CÔNG NGHIỆP CA TRA) sccsssssssssssssecssecsssssscssesssessnsssccssecaneesesseeasees 100

3.1 Tong quan về ngành thủy sản vùng dong bằng sông Cửu Long - 100

3.1.1 Vài nét về vàng dong bằng sông Cửu LON -. -cs©5e5cs5sa 1003.1.2 Khái quát về ngành thủy sản vùng dong bằng sông Cửu Long 1023.2 Thực trạng chính sách KH&CN và hoạt động KH&CN thúc day phát triển cumngành công nghiệp thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu Long -: 105

3.2.1 Các chính sách KH&CN liên quan đến phát triển CNCN 1053.2.2 Chính sách KH&CN và các chính sách liên quan ho trợ phát triển

CNCN thủy sản vùng đồng bằng SONG CUU LOH cc- sSSSsskssekssves 110

3.2.3 Đánh giá tác động của chính sách KH&CN đến phát triển CNCN

thủy sản vùng dong bằng sông Cửu LONG cesecsssessesssesssesssessssssesssessssssesssesssecssessesess 1133.3 Tình hình và kết quả hoạt động KH&CN phục vụ phát triển ngành cá tra và

cụm ngành công nghiệp cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long - - 116

3.3.1 Những thành tựu khoa học và công ng hỆ cccc+S<ss+sseexsss 116

Trang 7

3.3.2 Những mặt nhược điểm và hạn chế -:-c+Ss sec E+E+ESErEvEsrrssrsrs 121

3.3.3 Những van dé đặt ra cho chính sách KH&CN nhằm thúc đẩy

phát triển CNCN cá tra vùng đông bằng sông Cửu Long -: csc5s: 123

3.4 Thực trạng hình thành va phát triển cụm ngành công nghiệp cá tra vùng Đồng

bằng sông Cửu LOng 2-2-5 +E2+EE+EEEEE2EESEEEEE211211271711211211 711.1 xe 12525

3.4.1 Các liên kết mang lưới hình thành và phát triển CNCN thủy sản 125

3.4.2 Hiện trạng ngành cá tra vùng dong bằng sông Cửu Long 134

3.4.3 Thực trạng hình thành và phát triển cụm ngành công nghiệp ngành

cá tra Vàng Đông bằng sông Cửu LON secescescsscssessessessessessessessesessessesseesessessessesseses 147Tid két ChWONG 0808000008886 nh e 164

Chương 4 GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

NHẰM THÚC DAY PHÁT TRIEN CAC CUM NGÀNH CÔNG NGHIỆP

THUY SAN VUNG DONG BANG SÔNG CUU LONG (TRUONG HỢP

CUM NGANH CONG NGHIỆP CA TIRA)) -s-ss©css©ssecsseessessee 167

4.1 Boi cảnh và định hướng chính sách KH&CN phục vụ phát triển cụm ngành

công nghiệp thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu Long -. -s- s+cz+cs+se¿ 167

an" 1674.1.2 Mục tiêu phát triển các CNCN thuỷ sản vùng ĐBSCL 1704.1.3 Định hướng chính sách KH&CN thúc đẩy phát triển cụm ngành

công nghiệp thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long -. -5- 5 5z+5s55s¿ 1724.2 Đề xuất hoàn thiện chính sách và các giải pháp thực hiện chính sách

khoa học và công nghệ thúc đây phát triển cụm ngành công nghiệp thủy sản

vùng đồng bằng sông Cửu Long (trường hợp cụm ngành công nghiệp cá tra) 173

4.2.1 Quan điển chính sách - St sSk‡EkEEEE+EEEEEEEEEEEEEEEEEkerkrkerkerrrkrree 173

4.2.2 Mục tiêu Chính sácCÌ - - + «<< SE EEEEEEEKKKKSKEEEEEEE5555555555 5111k ke 175 4.2.3 Nội dung Chính SáCỈ cv kg vn rrry 176

4.2.4 Dự kiến lộ trình thực hiện chính sách và dự báo tác động chính sách 188

KET LUẬN VÀ KHUYEN NGHỊ, - «5< s<ssesssevssezsseezsserssee 191DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIÁ

LIEN QUAN DEN LUẬN ÁN s-cscsscsecsseEsserseersersserssrrserssere 197DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2-25 sssesssessss 198

PHỤ LỤC

Trang 8

CÁC TỪ VIET TAT TRONG LUẬN AN

CB Chế biến

CNCN Cụm ngành công nghiệp

CP Cổ phan

CT Công ty

DBSCL Đồng bang sông Cửu Long

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)

FTA Hiệp định thương mai tự do (Free Trade Agreement)

IT Công nghệ thông tin (Informatics Technology)

KH&CN Khoa hoc và công nghệ

KCN Khu công nghiệp

NCS Nghiên cứu sinh

R&D Nghiên cứu va phát triển (Research and Development)

SMEs Các doanh nghiệp vừa va nhỏ (Small and Medium Enterprises)

TBT Rao can kỹ thuật trong thương mai (Technical Barriers to Trade)

TNHH Trach nhiệm hữu han

VASEP Hiệp hội Chế biến và Xuất khâu Thủy san VN

(Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers)

VINAPA Hiệp Hội Cá tra Việt Nam (Vietnam Pangasius Association)

XK Xuất khâu

Trang 9

Bảng 3.1:

Bảng 3.2:

Bảng 3.3:

Bảng 3.4:

Bảng 3.5:

Bảng 3.6:

Bảng 3.7:

Bảng 4.1:

DANH MỤC BANG

Tình hình nuôi cá tra các địa phương Vùng ĐBSCL năm 2019 138

Sản lượng nuôi, chế biến cá tra và XK ở vùng ĐBSCL (2017 - 2019) 139

Sản lượng nuôi, chế biến và xuất khâu cá tra tinh Đồng Tháp 141

San lượng nuôi, chế biến, xuất khẩu cá tra tinh An Giang(2017-2019)143 Sản lượng cá tra nuôi và chế biến tinh Bến Tre (2017 - 2019) 145

Top 10 DN xuất khẩu cá tra chế biến lớn nhất VN (2016-2017) 152

Top 5 DN xuất khẩu cá tra chế biến lớn nhất VN (2018-2019) 152

Phân tích SWOT về ngành cá tra vùng ĐBSCL - 169

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Chu trình vòng đời công nghệ 5 5 2223211 EEErrerssrrrsrres 44

Hình 2.2: Cấu trúc của chính sách -¿- - + t+k+E£EEE+EEEEEE+EeEEEErEeEeEerkekererxrxses 48

Hình 2.3: Chu trình của chính sách - - ¿+ 2 6 E21 +2 EE£#2EEEEsskEerseeres 49

Hình 2.4: Mô hình liên kết chính sách phát triển cụm ngành - +: 70Hình 2.5: Sơ đồ tổng quát về “thị trường kéo”” - 2 2+ +teckerxeExerxrrerrerrees 72Hình 2.6: Sơ đồ tông quát về “liên kết ba” (Triple heliX) - 2-2 2 z5: 74Hình 2.7: Hệ thống đổi mới - 2-22 +¿©2++2+++EE+2EEEEEE2EEESEEEEEEEEEESrkrrrrrrrvee 71Hình 2.8: Khung phân tích chính sách KH&CN thúc đây phát trién CNCN 78Hình 2.9: Khung PT tác động của chính sách KH&CN đến phát triển CNCN 80

Hình 3.1: Sơ đồ vùng đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam bộ) - 100

Hình 3.2: Sơ đồ chuỗi giá trị sản xuất thủy sản 25c csecx+cvrzrezez 127Hình 3.3: Các hình thức liên kết trong sản xuất thủy sản 2: z+s+ 132

Hình 3.4: Tỷ trọng diện tích nuôi các tra các tỉnh Vùng ĐBSCL - 136

Hình 3.5: Tỷ lệ diện tích nuôi cá tra doanh nghiệp tự đầu tư ở các địa phương

vùng đồng bằng sông Cửu Long -+- 22 +++2x+2E++EE+2EE2EEvEEEerkeerkrrrrrrkre 137

Hình 3.6: Nuôi và chế biến cá tra 2- 22 + ©2£2E£2EE2EEtEEEvEEeerxrrrxrrsreri 139

Hình 3.7: Xuất khẩu cá tra Việt Nam (2015-2019) ¿-¿ c+cs+cssrzrszreces 140Hình 3.8: Top 5 thị trường xuất khẩu cá tra Việt Nam (2015-2019) 140Hình 3.9: Vị trí và số lượng ao nuôi cá tra tại vùng ĐBSCLL - -«+ + 151Hình 3.10: Sơ đồ liên kết theo chuỗi giá trị ngành hàng cá tra - 157

Hình 3.11: Cụm ngành công nghiệp cá tra Vùng ĐBSCL : ©5555 s52 162

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Lý thuyết địa kinh tế mới cho rằng mức độ tập trung kinh tế ngày càng đóngvai trò quan trọng đối với sự phát triển của một vùng hay một quốc gia Sự phát

triển cum ngành công nghiệp (hay còn gọi là cụm công nghiệp, cụm liên kết ngành)

chính là cách thức dé gia tăng mức độ tập trung kinh tế của một vùng và từ đó làm

tăng năng lực cạnh tranh của vùng đó Theo Michael Porter, Đại học Harvard (Mỹ)

thì cum ngành công nghiệp (industrial cluster) là sự tập trung trên vị trí địa lý cua

các công ty trong cùng lĩnh vực và các thiết chế kèm theo tạo ra các mối liên kết

sản xuất công nghiệp với các thành phan quan trọng khác nhằm nâng cao năng lực

cạnh tranh [104].

Phát triển cụm ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thúc

đây liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, liên kết doanh nghiệp với tác tổ chức khoa

học- công nghệ và liên kết vùng về kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh ngành vànăng lực cạnh tranh quốc gia Nhiều nước trên thế giới, như nước phát triển (Mỹ,các nước EU, Nhật Bản, Hàn Quốc ) và các nước có nền kinh tế mới nồi (TrungQuốc, An Độ, Malaysia ) đã triển khai và gặt hái nhiều thành công trong phát triển

các cụm ngành công nghiệp, đóng góp có hiệu quả vào nâng cao năng suất, chất

lượng, hiệu quả kinh tế và năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp Điển

hình như cụm ngành công nghiệp điện tử-công nghệ thông tin ở Thung lũng Silicon

(Silicon Valley) ở Bang California (Mỹ); cụm ngành công nghệ sinh học ở Munich

- Rhineland va Rhine-Neckar Triangle, cụm ngành công nghiệp ô tô ở Munich, Hamburg va Dresden (Cộng hòa Liên bang Đức); cụm ngành y sinh Kobe BioMedical Innovation Cluster (Nhật Ban); cụm ngành công nghiệp thép ở Pohang,

cụm ngành công nghệ cao Seoul G-Valley (Hàn Quốc); Cụm ngành công nghiệpđiện tử viễn thông và công nghệ thông tin (TT) ở đặc khu kinh tế Thâm Quyến,Quảng Đông (Trung Quốc),v,v,

Mô hình cụm ngành công nghiệp đã và đang được nghiên cứu và áp dụng

thành công tại nhiều quốc gia khác nhau trên khắp thế giới Trên toàn thế giới, cụm

Trang 12

ngành công nghiệp đang là một công cụ quan trọng trợ giúp cho việc phát triển công nghiệp, trên nền tang phát triển công nghiệp hỗ trợ, giúp phát triển các doanh

nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) địa phương và phát triển bền vững trên cơ sở nâng cao

năng lực nội sinh cho các doanh nghiệp Cụm ngành công nghiệp còn là nhân té dégóp phan thúc day liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng nguyên vậtliệu với các doanh nghiệp chế biến, chế tạo và các doanh hỗ trợ và dịch vụ ở các địaphương trong vùng theo chuỗi giá trị, cùng hỗ trợ thúc đây nâng cao giá trị gia tăng

và thúc đây cùng phát triên

Việc nghiên cứu về cụm ngành công nghiệp (industrial cluster) và chính sáchphát triển cụm ngành công nghiệp, trong đó có chính sách khoa học và công nghệđược nhiều nước công nghiệp phát triển, các nước có nền kinh tế mới nồi và một sốnước đang phát triển quan tâm nghiên cứu Điền hình như Alfred Marshall được coi

là người khởi nguồn nghiên cứu về cụm ngành công nghiệp thông qua tác phẩmCác nguyên lý kinh tế học của ông được xuất bản đầu tiên vào năm 1890 Tiếp theo

là các nhà kinh tế học, như Lundval, Cooke, Morgan, Malmberg, và Maskell Đếnhai thập kỷ gần đây với xu thế toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học

và công nghệ, với sự chuyên môn hóa sản xuất và hình thành các doanh nghiệp theochuỗi cung ứng từ “đầu vào” đến “đầu ra” của sản phẩm, đã thúc day mạnh mẽ sựliên kết hình thành và phát triển các cụm ngành công nghiệp ở các vùng, địa phươngcủa các nước Trong giai đoạn này đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về cụmngành công nghiệp và các chính sách phát triển cụm ngành công nghiệp, trong đónồi bật là Michael Porter xem xét cum công nghiệp từ góc độ cạnh tranh Bên cạnh

đó, là các công trình nghiên cứu cúa các tác giả, như: Akifumi Kuchiki (Nhật Bản),

Dirt Dohse (Đức), Jerry Paytas và Robert Gradeck, Lena Andrews (Mỹ), và các tổ

chức quốc tế, như: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Ngân hàng Thế

giới (WB), Các nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn về cụm ngành công nghiệp vàchính sách phát triển cụm ngành công nghiệp của các tác giả nước ngoài tập trung

vào các ngành, như: điện, điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, y sinh,

hóa thực phẩm, cơ khí chế tạo máy, ô tô, đóng tàu, luyện thép, và một số ngànhnghề truyền thống, như: dệt may, da giày, thủy tinh, gốm sứ,

Trang 13

Đối với Việt Nam, việc tiếp cận và nghiên cứu về cụm ngành công nghiệp và

chính sách phát triển cụm ngành công nghiệp cũng chỉ trong khoảng 10 năm gần đây,điển hình là các công trình nghiên cứu của các tổ chức và các nhà nghiên cứu, như:

Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2009) đã triển khai Dự ánPhát triển cụm các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm lựa chọn và phát triển 3 cum

ngành công nghiệp trên một số lĩnh vực (các ngành dệt may, da giày và chế biếngo) tại Hà Nội, Hưng Yên, TP Hồ Chi Minh và Bình Dương; Lê Thế Giới (2009);

“Tiếp cận lý thuyết cụm công nghiệp và hệ sinh thái kinh doanh trong nghiên cứu

chính sách thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam”; Nguyễn Đình Tài(2014), “Hình thành và phát triển cụm ngành ở Việt Nam: Một sự lựa chọn chínhsách”; Nguyễn Ngọc Sơn (2015), “Phát triển cụm ngành công nghiệp ở Việt Namtrong điều kiện toàn câu hóa và hội nhập Quốc tế”, đã nghiên cứu các cụm ngành

điện tử, cơ khí, lap ráp ô tô, dét may ở miền Bắc (Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên,

Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hải Phong, ), cụm ngành công nghiệp 6 tô, chế biến gỗ

ở miền Trung (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, ), cụm ngành công nghiệp

điện tử, dệt may, công nghiệp nhựa ở miền Nam (TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai,

Bình Dương, Long An, ), và đề xuất một số chính sách phát triển cụm ngành

công nghiệp.

Từ các kết quả nghiên cứu của các tác giả nước ngoài và trong nước về lý

thuyết và thực tiễn về cụm ngành công nghiệp và chính sách phát triển cụm ngành

công nghiệp, trong đó có chính sách KH&CN phục vụ phát triển cụm ngành côngnghiệp, có thé đi đến nhận xét như sau:

Các nghiên cứu về chính sách phát triển cụm ngành công nghiệp của nước

ngoài mới tập trung vào các ngành: điện, điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ

sinh học, y sinh, hóa thực phẩm, cơ khí chế tạo máy, ô tô, đóng tàu, luyện thép, vàmột số ngành nghề truyền thống, như: dét may, da giày, thủy tinh, gốm sứ,, ỞViệt Nam, bước đầu cũng đã có một số công trình nghiên cứu về chính sách pháttriển cụm ngành công nghiệp, nhưng chủ yếu trong các ngành, như cơ khí, điện tử,công nghệ thông tin, dệt may, da giày, chế biến g6, Với các kết quả nghiên cứu

Trang 14

trên, có thé nói cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào về chính sách

KH&CN trên cơ sở liên kết phát triển tiềm lực KH&CN và hoạt động KH&CNphục vụ phát triển ngành công nghiệp thủy sản, nhăm nâng cao năng lực cạnh tranh

của ngành và đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội vùng, nhất là các vùng có

tiềm năng, thế mạnh về phát triển ngành thủy sản Đó cũng chính là khoảng trồngtrong nghiên cứu về cụm ngành công nghiệp và chính sách KH&CN thúc đây pháttriển cụm nganh công nghiệp, từ đó đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Đối với vùng đồng bang sông Cửu Long (ĐBSCL) hay còn gọi là vùng Tây

Nam Bộ, bao gồm 13 tỉnh/thành phố: Thành phố Cần Thơ, Long An, Tiền Giang,Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Hậu

Giang, Đồng Tháp và An Giang, với diện tích tự nhiên gần 40.000km”, dân số trên

18 triệu người Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có nhiều tiềm năng, thế mạnhphát triển ngành thủy sản, với diện tích chiếm 70% nuôi trồng thủy sản, sản lượngchiếm 58%, và đóng góp trên 60% kim ngạch xuất khâu thủy sản của cả nước, trong

đó cá tra (pangasius) và tôm là 2 mặt hàng chủ lực của ngành thủy sản, cả về diệntích và sản lượng nuôi, sản lượng chế biến và xuất khẩu Trong thời gian qua, Chínhphủ, các Bộ Ngành và chính quyền các tỉnh, thành phố trong vùng đồng bằng sông

Cửu Long đã ban hành và thực hiện nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế

- xã hội bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu, như: chính sách phát triển công

nghiệp, chính sách khoa học và công nghệ, chính sách liên kết vùng, dé phát triểnmột số cụm ngành kinh tế chủ lực của vùng, trong đó có cụm ngành thủy sản, vàbước đầu đã đạt được một số kết quả Với thành tựu phát triển ngành thủy sản vàcụm ngành công nghiệp thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian

qua có sự tác động của chính sách KH&CN và đóng góp quan trọng của hoạt động

KH&CN vào việc nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh

của ngành thủy sản Tuy nhiên, hoạt động KH&CN vẫn còn nhiều nhược điểm và

bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành thủy sản và

phát triển cụm ngành công nghiệp thủy sản vùng ĐBSCL Những mặt tồn tại và hạnchế trên do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân từ những bất

cập của chính sách khoa học và công nghệ hiện nay.

10

Trang 15

Xuất phát từ yêu cầu về mặt lý luận cũng như thực tiễn, dé nghiên cứu và dé

xuất chính sách KH&CN nhằm thúc đây phát triển các cụm ngành công nghiệp thủysản, nói chung, cụm ngành công nghiệp thủy sản của vùng đồng băng sông CửuLong, nói riêng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và năng lực cạnh tranh ngànhthủy sản của vùng và các địa phương trong vùng ĐBSCL, nghiên cứu sinh đề xuất

thực đề tài nghiên cứu: Chính sách khoa học và công nghệ nhằm thúc đẩy phát

triển các cụm ngành công nghiệp thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu Long (Nghiên

cứu trường hợp cụm ngành công nghiệp cá tra).

2 Ý nghĩa của nghiên cứu

- Về mặt khoa học

Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cung cấp cơ sở lý thuyết, kinh nghiệm

thực tiễn về chính sách khoa học và công nghệ nhằm phát triển cụm nganh công

nghiệp và đề xuất chính sách KH&CN thúc đây phát triển cụm ngành công nghiệpthủy sản vùng đồng bằng sông Cửu Long (trường hợp cụm ngành công nghiệp cá

tra) Dựa trên những đóng góp về mặt khoa học (các khái niệm, tiêu chí, các cáchtiếp cận, khung phân tích đánh giá chính sách, đề xuất chính sách KH&CN , ),luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy và các nghiên

cứu tiếp theo về chính sách KH&CN thúc day phát triển cụm ngành công nghiệp,

nói chung, cụm ngành công nghiệp thủy sản, nói riêng.

- Về mặt thực tiễnTrên cơ sở khảo sát, nghiên cứu, phân tích về thực trạng chính sách

KH&CN và các hoạt động KH&CN phục vụ phát triển các cụm ngành công nghiệpthủy sản vùng đồng băng sông Cửu Long, luận án đề xuất các quan điểm, mục tiêu

và nội dung chính sách KH&CN thúc đây phát triển cụm ngành công nghiệp thủysản vùng đồng bằng sông Cửu Long (trường hợp cụm ngành công nghiệp cá tra)mang tính thực tiễn, qua đó có thể giúp cho các bộ, ngành liên quan, chính quyềncác địa phương và các cơ quan chuyên môn tham khảo, nghiên cứu đề ban hành cácchính sách KH&CN, các chương trình và đưa ra giải pháp KH&CN nhằm thúc đâyphát triển các cụm ngành công nghiệp thủy sản (chủ lực là cá tra và tôm) vùngĐBSCL nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh,

tham gia vào chuỗi cung ứng toàn câu.

11

Trang 16

3 Mục tiêu nghiên cứu

a) Mục tiêu tong quát

Làm rõ cơ sở lý thuyết, cơ sở thực tiễn và đề xuất chính sách khoa học và công

nghệ thúc đây phát triển cụm ngành công nghiệp thủy sản vùng ĐBSCL (trường

hợp cụm ngành công nghiệp cá tra)

ngành công nghiệp ca tra);

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách khoa học và công nghệthúc đây phát triển cụm ngành công nghiệp thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu

Long (trường hợp cụm ngành công nghiệp cá tra).

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước về chính sách KH&CN thúcđây phát triển cụm ngành công nghiệp, nhằm tìm ra các “khoảng trống” trong cácnghiên cứu đã công bó, đề ra nhiệm vụ nghiên cứu của luận án;

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn ở nước ngoài và trong

nước về chính sách KH&CN thúc đây phát triển cụm ngành công nghiệp;

- Khảo sát và phân tích làm rõ thực trạng về cụm ngành công nghiệp thủysản và chính sách KH&CN hỗ trợ phát triển các cụm ngành công nghiệp thủy sản

vùng đồng bằng sông Cửu Long (trường hợp cụm ngành công nghiệp cá tra);

- Đề xuất các nội dung cơ bản của chính sách KH&CN trên cơ sở liên kếtphát triển tiềm lực KH&CN và các hoạt động KH&CN để thúc đây hình thành vàphát triển các cụm ngành công nghiệp thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu Long

(trường hợp cụm ngành công nghiệp cá tra).

5 Pham vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Chính sách khoa học và công nghệ nhằm thúc đây

phát triển cụm ngành công nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long (nghiên cứu

12

Trang 17

trường hợp cụm ngành công nghiệp cá tra); bao gồm: chính sách khoa học và công

nghệ quốc gia, chính sách KH&CN của Trung ương cho vùng đồng bằng sông Cửu

Long và chính sách KH&CN của các địa phương trong vùng nhằm cụ thể hóa chính

sách KH&CN quốc gia và chính sách của Trung ương cho vùng đồng bằng sôngCửu Long áp dụng trong điều kiện cụ thé của mỗi địa phương

Luận án tập trung nghiên cứu các nội dung chính sách Nhưng để đánh giá

đầy đủ hiệu lực và hiệu quả của chính sách, cần đi sâu đánh gia tình hình thực thi

chính sách và phân tích tác động của chính sách.

- Phạm vi không gian nghiên cứu: Vùng đồng bằng sông Cửu Long (vùngTây Nam bộ), chủ yếu là 5 địa phương chủ lực phát triển ngành cá tra, như: tinh AnGiang, Đồng Tháp, Bến Tre, Vĩnh Long và TP Cần Thơ

Đối tượng khảo sát, lay ý kiến:

+ Các doanh nghiệp chế biến cá tra, các ngành và tô chức có liên quan: Sở

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công thương,

Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học An Giang, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng

Thủy sản 2, Hiệp hội Thủy sản, Hiệp hội Cá tra;

+ Phỏng van, lay ý kiến các chuyên gia và nhà quản lý

- Thời gian nghiên cứu: Mốc thời gian thu thập số liệu khảo sát thực tế theo

đề cương nghiên cứu là trong 3 năm (2017- 2019) Nhưng do tình hình dịch bệnh

Covid 19 kéo dài từ năm 2020-2021 và do các nguyên nhân chủ quan và khách

quan khác, nên việc hoàn thành và bảo vệ luận án bị chậm so với kế hoạch (bảo vệluận án cấp cơ sở vào tháng 4/2022 và bảo vệ cấp Đại học Quốc gia vào tháng

9/2023) Tuy nhiên, để bảo đảm tính thời sự, nghiên cứu sinh đã cập nhật, phân tích

chính sách KH&CN và những tài liệu, báo cáo có liên quan đến năm 2022

+ Thời gian đề xuất giải pháp chính sách KH&CN là năm 2023 và thực hiệnđến năm 2030

6 Câu hỏi nghiên cứu

Chính sách khoa học và công nghệ cần có những nội dung cơ bản nao dé thúcđây phát triển các cụm ngành công nghiệp? (Nghiên cứu trường hợp cụm ngành côngnghiệp thủy sản - cụm ngành công nghiệp cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long)

13

Trang 18

7 Giả thuyết nghiên cứu

Chính sách khoa học và công nghệ cần có những nội dung liên kết phát triển

tiềm lực và các hoạt động khoa học và công nghệ dé thúc đây phát triển các cum

ngành công nghiệp (Nghiên cứu trường hợp cụm ngành công nghiệp thủy sản - cụm

ngành công nghiệp cá tra vùng đồng bang sông Cửu Long)

8 Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận nghiên cứu

8.1 Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu là:

- Nghiên cứu tài liệu: Thu thập các thông tin, tài liệu liên quan đến chủ đềnghiên cứu, gồm các các công trình nghiên cứu đã được công bố về cụm ngànhcông nghiệp và các liên kết hình thành cụm ngành công nghiệp, chính sáchKH&CN thúc đây phát triển cụm ngành công nghiệp của các nước trên thế giới vàViệt Nam Thu thập các văn bản pháp quy về KH&CN và có liên quan, các tài liệu,

báo cáo về ngành thủy sản, cụm ngành công nghiệp thủy sản, và kết quả hoạt động

KH&CN phục vụ phát triển thủy sản (tập trung ngành cá tra) vùng đồng bằng sông

Cửu Long.

Nghiên cứu tài liệu qua các bước: thu thập tài liệu, phân tích và tổng hợp,trích lược và trình bày tóm tắt nội dung tài liệu

- Nghiên cứu phi thực nghiệm: Điều tra, khảo sát các doanh nghiệp ngành cá

tra, các cơ quan quản lý nhà nước, các trường đại học, viện nghiên cứu và các hiệp

hội có liên quan bằng bảng hỏi (questionaire), phỏng van sâu (các mẫu phiếu khảosat 0 phan phụ lục của luận án) va quan sat, toa dam, cu thể:

+ Khảo sát các doanh nghiệp ngành cá tra: bằng phương pháp chọn mẫungẫu nhiên: Phối hợp với Hiệp hội Cá tra VN (VINAPA) để điều tra, khảo sát thuthập các thông tin định tính và định lượng bằng bảng hỏi (phương pháp chọn mẫu

và mẫu phiếu khảo sát ở phần phụ lục I của luận án)

+ Khảo sát các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan: bằng phương phápchọn mẫu đại diện: Khảo sát Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Khoa học

và Công nghệ, Sở Công thương của 5 địa phương chủ lực về ngành cá tra ở vùng

đồng bằng sông Cửu Long (tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Vĩnh Long và TP.Cần Thơ) bằng phương pháp chọn mẫu đại diện

14

Trang 19

+ Khảo sát các tổ chức nghiên cứu - triển khai (R&D): bằng phương pháp

chọn mẫu đại diện, gồm: Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học An Giang,

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 2;

+ Khảo sát các hiệp hội thủy sản: Hiệp hội Cá tra VN (VINAPA) và Hiệp hội Thủy sản (VASEP).

+ Phỏng vấn chuyên gia: Phỏng van sâu (in-depth interview) Mục đích thuthập thêm thông tin chỉ tiết, những ý kiến chuyên sâu, những phát hiện mới của vấn

dé nghiên cứu

- Phương pháp tổng hợp, phân tích SWOT: Qua kết quả thu thập thông tin,điều tra khảo sát sẽ được tổng hợp và phân tích, đánh giá và sử dụng các bảng phântích và các sơ đồ

- Tọa đàm: Lấy ý kiến các nhà khoa học có kinh nghiệm trong quản lý vànghiên cứu chính sách KH&CN liên quan đến chủ đề nghiên cứu

8.2 Cách tiếp cận nghiên cứu:

- Cách tiếp cận hệ thống: Việc nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm thựctiễn về chính sách khoa học và công nghệ đề thúc đây phát triển cụm ngành công

nghiệp nói chung, cụm ngành công nghiệp thủy sản, nói riêng, đòi hỏi phải nghiên

cứu, phân tích một cách có hệ thống, để trên cơ sở đó đưa ra các nhận định, đánh

giá một các khách quan và đề xuất được các giải pháp chính sách khoa học và công

nghệ có tính thực tiễn và khả thi cao, đáp ứng yêu cầu dé thúc day phát triển cụmngành công nghiệp thủy sản ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (trường hợp cụm

ngành công nghiệp cá tra).

- Cách tiếp cận kết hợp giữa phân tích tổng hợp và nghiên cứu tình hung: đề

tài đã tiếp cận phân tích tổng hợp về cơ sở lý luận và kinh nghiệm điển hình về

chính sách khoa học và công nghệ thúc đây phát triển cụm ngành công nghiệp của

các nước và VN dé đưa ra những kết luận, nhận định về lý luận và những bài học

kinh nghiệm thực tiễn Trên cơ sở đó, khảo sát đánh giá thực trạng hình thành và

phát triển cụm ngành công nghiệp thủy sản và chính sách KH&CN thúc đây pháttriển cụm ngành công nghiệp thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu Long, tập trung

nghiên cứu trường hợp cụm ngành công nghiệp cá tra.

15

Trang 20

- Cách tiếp cận phương pháp định tinh (qualitative research) và định lượng

(quantitive research): Do đề tài nghiên cứu về chính sách nên chủ yếu áp dụng

phương pháp thu thập các thông tin và dữ liệu dưới dạng “phi số” để có được các

thông tin định tính về đối tượng nghiên cứu, khảo sát nhằm phục vụ mục dich phântích, đánh giá chuyên sâu Bên cạnh đó, để nắm bắt các thông tin về tình hình sảnxuất kinh doanh của ngành thủy sản, các doanh nghiệp ngành cá tra, đòi hỏi ngườilàm luận án phải thu thập các thông tin về định lượng (sản lượng nuôi, sản lượngchế biến và tiêu thụ, sản phẩm chế biến, cơ cấu các sản phẩm chế biến, ), đồngthời phân tích, đánh giá các liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị của các doanhnghiệp Các thông tin này được thu thập thông qua khảo sát, phỏng vấn, chủ yếu sử

dụng câu hỏi mở.

9 Kết cấu của luận án

Cấu trúc bao gồm mở đầu và 4 chương nghiên cứu:

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về chính sách khoa học và côngnghệ thúc day phát triển cụm ngành công nghiệp

Chương 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách khoa học và công nghệthúc đây phát triển cụm ngành công nghiệp

Chương 3 Thực trạng chính sách khoa học và công nghệ thúc đây phát triểncụm ngành công nghiệp thủy sản vùng đồng băng sông Cửu Long (trường hợp cụm

ngành công nghiệp cá tra);

Chương 4 Giải pháp chính sách khoa hoc và công nghệ thúc day phát triểncụm ngành công nghiệp thủy sản vùng đồng băng sông Cửu Long (trường hợp cụm

ngành cá tra); và cuối cùng là phần kết luận và kiến nghị, được trình bày dưới đây

16

Trang 21

Chương 1: TONG QUAN NGHIÊN CỨU VE CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VA CÔNG NGHỆ THÚC DAY PHÁT TRIEN CUM NGÀNH CÔNG NGHIỆP

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về cụm ngành công nghiệp và các liên kết

hình thành cụm ngành công nghiệp

1.1.1 Nghiên cứu về cụm ngành công nghiệp ở nước ngoài

Cum công nghiệp (Industrial cluster) hay còn gọi là Cum ngành công nghiệp

là sự quy tụ của các doanh nghiệp trong một khu vực địa lý nhất định, là hiện tượngkinh tế được biết đến và thu hút sự quan tâm của các nhà kinh tế học từ cuối thế kỷ

19 Nhiều bài viết cho rằng Alfred Marshall là người khởi nguồn nghiên cứu vềcụm ngành công nghiệp thông qua tác pham Các nguyên lý kinh tế học của ông

được xuất bản đầu tiên vào năm 1890 Sau Marshall, nhiều học giả cũng đã nghiêncứu về cụm ngành công nghiệp với các cách tiếp cận khác nhau và có nhiều cách

giải thích khác nhau cho hiện tượng này.

Các nhà kinh tế học theo lý thuyết tập trung cô điển như Marshall, Weber,

Ohlin, và Hoover cho rằng các doanh nghiệp quy tụ tại một khu vực địa lý nhằm tậndụng lợi ích kinh tế theo quy mô nội ngành (external economies of scale) Đó chính

là sự dồi dao về lao động có kỹ năng, các yếu tô đầu vào, các dịch vụ chuyên biệt,

và sự lan tỏa công nghệ trong một phạm vi địa lý, giúp doanh nghiệp tiết kiệm đượcchi phí vận tải và chi phí xây dựng cơ sở hạ tang Điều này cho phép hình thành cácmối liên kết sản xuất, dịch vụ và marketing giữa các doanh nghiệp trong cụm

Từ những năm 1990 với sự trỗi dậy của kinh tế tri thức và sự phát triển mạnh

mẽ, lan tỏa của các cụm ngành công nghiệp (CNCN), nhất là các ngành công nghiệp

dựa trên các lĩnh vực công nghệ cao (công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công

nghệ vật liệu, tự động hóa, ) đòi hỏi phải nghiên cứu để giải thích sự tập trungcông nghiệp Có thể kế tên một số nhà kinh tế theo trường phái này như Lundval,Cooke, Morgan, Malmberg, và Maskell Các nhà kinh tế này cho rằng khả năng tiếpcận nền tảng tri thức chung được xem là yếu tố chủ yếu tạo ra lợi thế cạnh tranh củadoanh nghiệp nói riêng và của một vùng hay một quốc gia nói chung Vì vậy, cácdoanh nghiệp tập hợp lại với nhau thành cụm nhằm tăng cường khả năng tạo ra tri

thức từ việc học hỏi lần nhau Các quan điêm cho rang sự gân gũi vê mặt địa lý có

17

Trang 22

tác động rõ rệt đến sự đôi mới, chuyên giao tri thức, và tăng trưởng kinh tế càng có

tính thuyết phục hơn [65]

Khoảng gần hai thập ky gần đây, có nhiều nhà nghiên cứu mà nỗi bật là GS

Michael Porter, Đại học Harvard (Mỹ) xem xét cụm công nghiệp từ góc độ cạnh

tranh Khái niệm về cựm ngành công nghiệp (Industrial Cluster) đầu tiên đượcMichael Porter đưa ra xuất phát từ việc nghiên cứu nâng cao năng lực cạnh tranh

các ngành công nghiệp quốc gia và các khu vực trên thé giới Khá nhiều mô hình đã

được xây dựng nhằm phân tích sự cạnh tranh của một khu vực địa lý trên bản đồ

cạnh tranh toàn cầu Trong đó có 2 lý thuyết nỗi bật về phát triển công nghiệp là Ly

thuyết về cụm công nghiệp (industrial cluster) và lý thuyết về hệ sinh thái kinh

doanh (business ecosystem) Day là hai mô hình phản ánh hiện tượng hình thành và

phát triển cộng đồng doanh nghiệp có hiệu năng cao trong cùng một ngành, một

lĩnh vực.

Theo Michael Porter, cụm ngành công nghiệp là sự tập hợp về mặt không

gian của một nhóm các doanh nghiệp, các nhà cung cấp linh kiện, các nhà cung cấp

dịch vụ, các công ty trong các ngành liên quan và cả các tô chức có mối liên kết

chặt chẽ với các doanh nghiệp này như: các trường đại học, các viện nghiên cứu,

các công ty dau tư tài chinh, trong một ngành xác định, cạnh tranh với nhau nhưng

cùng nhau thực hiện các hoạt động chung [ 103].

Cụm ngành công nghiệp dựa trên 4 yếu tố: (1) Giới hạn về địa lý; (2) Sốlượng các ngành công nghiệp; (3) Múi liên hệ: và (4) Lợi thế cạnh tranh Ông cũng

đề xuất mô hình kim cương với 4 nhân tô quyết định lợi thế cạnh tranh quốc gia, là:() Các điều kiện cầu (demand conditions): là điều kiện cầu đối với sản phẩm vàdịch vụ ngành); (ii) ) Cac điều kiện nhân tố sản xuất (factor of production): là cácyếu tố đầu vào, như nhân lực, nguyên vật liệu, nguồn vốn, kiến thức, cơ sở hạtầng, );(ii) ngành công nghiệp liên quan và hỗ trợ (related and supportingindustries); và (iv) Chiến lược va sự cạnh tranh (strategies and competition): Chiénlược và môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến sự phát triển doanh nghiệp Với vaitrò của Chính phủ đối với lợi thế cạnh tranh quốc gia: định hướng phát triển thôngqua chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế; tạo môi trường

18

Trang 23

pháp lý và kinh tế cho các chủ thể kinh tế hoạt động và cạnh tranh lành mạnh; điều

tiết hoạt động và phân phối lợi ích một cách công bằng thông qua việc sử dụng các

công cụ ngân sách, thuế khóa, tín dụng và kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh

tế theo đúng pháp luật và chính sách đề ra [106], [107]

Akifumi Kuchiki (Nhật Bản) cho rang cụm ngành công nghiệp (CNCN) là sutập trung về mặt địa lý trong một quốc gia hoặc một vùng của các công ty liên kết

với nhau, các nhà cung cấp chuyên biệt, các nhà cung cấp dịch vụ và các tổ chức

liên quan thuộc một lĩnh vực cụ thé Nghiên cứu cua Akifumi Kuchiki vaMasatsugu Tsuji về “Cum ngành công nghiệp tai Châu A: phân tích cạnh tranh vàhợp tác giữa các cụm ngành” tập trung đánh giá sự hình thành và phát triển của cácCNCN, vai trò của cạnh tranh và phối hợp trong phát triển các cụm ngành ở cácnước Châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam Nghiên

cứu “Mô hình tiếp cận chính sách cụm ngành công nghiệp: cụm ngành công nghiệp

ô tô của Trung Quốc ” đề cập về cách tiếp cận mô hình chính sách CNCN và vậndụng vào phân tích CNCNô tô ở Quảng Châu (Trung Quốc) của Akifumi Kuchikicho thấy vai trò rất lớn của công ty Honda, Nissan, Toyota đối với tập trung kinh tế

ở Quảng Châu cộng với vai trò to lớn của chính quyền địa phương trong việc tạomôi trường thuận lợi và ưu đãi dé thực hiện chính sách tập trung kinh tế, hình thành

CNCN ô tô ngày càng lớn mạnh ở đây Trong nghiên cứu này Kuchiki cho rằng

chính sách CNCN là một phần của chính sách phát triển vùng Điều quan trọng làphải xác định rõ vai trò của chính quyền địa phương đối với sự hình thành CNCN[65] [102] Mặt khác, qua nghiên cứu về sự hình thành CNCN của các nước đangphát triển, nếu phát trién CNCN dựa trên 4 nhân tố theo mô hình kim cương của M.Porter thì khó đáp ứng được, nên theo Akifumi Kuchiki cho rằng phần lớn cácnước dang phát triển phát triển công nghiệp theo 2 bước, đó là: (i) Bước tập trung:Tập trung tích tụ công nghiệp bằng cách xây dựng các khu công nghiệp và xây dựngnăng lực (cơ sở hạ tầng, thể chế, nguồn nhân lực, điều kiện song) va thu hut cac

doanh nghiệp chủ dao và các doanh nghiệp có liên quan Sau đó, là (ii) Bước đổimới: Thu hút sự hợp tác các trường đại học, viện nghiên cứu; tiếp tục xây dựng và

phát triên năng lực (cơ sở hạ tâng, thê chê, nguôn nhân lực, điêu kiện sông) và có

19

Trang 24

vai trò có tính chất quyết định tạo thiết chế để hình thành cụm công nghiệp của

chính phủ, chính quyền các địa phương, các tập đoàn, tổng công ty chủ đạo trong

lĩnh vực sản xuất công nghiệp của cụm

Nghiên cứu của Tsukamoto (2005) về “Chính sách cụm ngành công nghiệpcủa Nhật Bản”, cho rằng để hình thành một CNCN, Bộ Kinh tế Thương mại vàCông nghiệp và Nhật Ban (METI) tiễn hành bốn bước: (i) phân tích đặc điểm củađịa phương, (ii) xác định mạng lưới có thé có, (iii) mở rộng phạm vi mạng lưới, và(v) thúc đây tập trung công nghiệp và đổi mới Ba nhóm chính sách mà METI thựchiện là (i) xây dựng mạng lưới, (1) hỗ trợ doanh nghiệp (R&D, phát triển thị trường,quản lý, dao tạo), và (iii) thúc đây liên kết (giữa t6 chức tài chính - công nghiệp - cơ

sở đảo tạo) [110].

Các nhà khoa học chia sẻ với nhau cách hiểu về cụm ngành công nghiệp(Industrial Cluster) là hình thức tập trung doanh nghiệp theo ngành sản xuất sảnphẩm trên một phạm vi địa lý nhất định, có sự liên kết lẫn nhau tạo nên sự thànhcông của tất cả các doanh nghiệp trong CNCN đó Có thể nói, sự liên kết giữa cácdoanh nghiệp trong CNCN là then chốt tạo nên giá trị lợi ích gia tăng và giảmthiểu chỉ phí cho các doanh nghiệp, tạo nên một chuỗi các hoạt động cộng thêmgiá trị và tạo ra một sản phâm hoàn chỉnh với chi phí hợp lý nhất Các CNCN nỗi

tiếng trên thế giới đã tạo thành thương hiệu cho cả các doanh nghiệp hoạt động

trong đó, ví dụ như Silicon Valley (Mỹ), Otaku (Nhật Bản), Bangalore (Ấn độ),Penang (Malaysia), Tuscany và Bologlia (Ý), Rhein (Đức), Gyeonggi (Hàn Quốc),Thâm Quyên (Trung Quốc),

Như vậy, có thể thấy răng, mô hình CNCN đã và đang được nghiên cứu và

áp dụng thành công tại nhiều quốc gia khác nhau trên khắp thế giới Hàng năm, hộinghị toàn cầu về chia sẻ kinh nghiệm phát triển CNCN vấn được tổ chức với hon

150 quốc gia và hàng ngàn đại biểu Trên toàn thế giới, CNCN đang là một công cụquan trọng trợ giúp cho việc phát triển công nghiệp, trên nền tảng phát triển côngnghiệp hỗ trợ, giúp phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) địa phương và

phát triển bền vững trên cơ sở nâng cao năng lực nội sinh cho các doanh nghiệp.CNCN còn là nhân tố dé góp phần thúc đây liên kết vùng về kinh tế, vì nó liên kết

20

Trang 25

giữa các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu với các doanh nghiệp chế

biến, chế tạo và các doanh hỗ trợ và dịch vụ ở các địa phương trong vùng theochuỗi giá trị, cùng hỗ trợ thúc day nâng cao giá trị gia tăng và thúc day cùng pháttriển Đồng thời, liên kết vùng về kinh tế cũng là một trong những điều kiện dé thúcđây hình thành cụm ngành công nghiệp

1.12 Nghiên cứu về cụm ngành công nghiệp ở Việt Nam

Lý thuyết cụm ngành công nghiệp đã được ứng dụng khá rộng rãi ở các nướccông nghiệp phát triển, các nước công nghiệp mới nổi cũng như nhiều nước đangphát triển như đã nêu trên Tuy nhiên, khái niệm cum ngành công nghiệp (industrialcluster) khá mới mẻ ở Việt Nam và được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như “cumcông nghiệp ” hoặc “cụm ngành công nghiệp ” hay còn gọi là “cum liên kết ngành ”.Trong nhiều trường hợp, cụm ngành công nghiệp vẫn thường bị hiểu lầm và đánhđồng với các khu, cụm công nghiệp mang ý nghĩa tập trung về mặt địa lý của một

số doanh nghiệp trong một một vùng hay khu công nghiệp chứ không có sự liên kết

giữa các doanh nghiệp [65].

Trong thời gian qua, đặc biệt là thời kỳ thu hút nhiều đầu tư nước ngoài pháttriển công nghiệp, đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài vàtrong nước nghiên cứu về cụm ngành công nghiệp ở Việt Nam

Lê Thế Giới (2009), trong bài viết “Tiếp cận lý thuyết cụm công nghiệp và hệsinh thái kinh doanh trong nghiên cứu chính sách thúc đẩy các ngành công nghiệp

hỗ trợ ở Việt Nam” trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng, (2009)

đã bàn về các luận điểm cơ bản của lý thuyết CNCN và lý thuyết hệ sinh thái ở cấp

độ quốc gia, vùng và địa phương Bài viết làm rõ mối quan hệ giữa công nghiệp hỗ

trợ với CNCN và hệ sinh thái kinh doanh cũng như đưa ra các khuyến nghị chính

sách dé thúc day các ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam Tác giả Lê Thế Giới

cho rằng chính sách CNCN có quan hệ với chính sách phát triển vùng do chính sách

CNCN tập trung sự hỗ trợ vào mạng lưới hơn là vào các doanh nghiệp riêng lẻ,

chính sách cụm nói chung có liên quan với các mạng lưới được lựa chọn và khi

chính sách cụm trở thành yếu tố đặc trưng của việc điều hành từ cấp độ quốc gia

đến cấp độ quốc tế, nó cũng sẽ được áp dụng cho các tổ chức ở cấp độ vùng [35]

21

Trang 26

Nghiên cứu của tác giả Trần Văn Tùng & Trần Anh Tài với bài viết “Một số

quan điểm lý thuyết về mạng lưới sản xuất toàn cau” (2008) đã đề cập đến sự hình

thành của CNCN và mạng lưới sản xuất toàn cầu và vai trò của nó đối với nâng cao

năng lực cạnh tranh quốc gia [74]

Nguyễn Thị Xuân Thúy và Vũ Hoàng Nam (2010), bài viết “Hiệu ứngCanon và gợi ý chính sách phát triển cum công nghiệp tại Ha Noi” (Kỷ yếu khoahọc “Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thủ đô”, 2010) Trong bàiviết này các tác giả tập hợp một số khái niệm, các chính sách phát triển CNCN khácnhau va phân tích “hiệu ứng Canon” dé từ đó đề xuất gợi ý chính sách phát triểnCNCN phù hợp với bối cảnh hiện nay của Hà Nội [72]

PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn (2011), bài viết “Phát triển cụm công nghiệptrên thé giới và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam” đăng trên tạp chí Kinh tế vàPhát triển (2011) đã đưa ra khái niệm về cụm công nghiệp (hay cụm ngành côngnghiệp), 5 đặc trưng cơ bản của CNCN, quá trình hình thành CNCN Bài viết cònđánh giá thực trang cũng như chính sách phát trién CNCN ở các nước trên thế giới

và đưa ra một số khuyến nghị về chính sách cho Việt Nam Để phát triển cácCNCN, cần tăng cường xây dựng năng lực và thiết lập mối liên kết giữa doanhnghiệp chủ đạo với các nhà cung cấp, các trường đại học/viện nghiên cứu Việcthiết lập va day mạnh các mối liên kết này phải được các cấp chính quyền Trungương cũng như địa phương chịu trách nhiệm và có chính sách dé thực hiện [65]

Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2009), công trìnhnghiên cứu “Phát triển cụm doanh nghiệp nhỏ và vừa một cách tiếp cận mới nhằm

nâng cao tính cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam ” đăng trên kỷ yêu

hội thảo “Phát triển cụm doanh nghiệp công nghiệp - Giải pháp nâng cao năng lực

cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” do UNIDO và Cục Phat triển Doanh

nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức (2009) Nghiên cứu này đưa ra một số tiêuchí lựa chọn chiến lược cụm và xác định các cụm ngành sẽ được lựa chọn dé ưu tiêntriển khai do UNIDO tài trợ, đó là các ngành dệt may, da giày và chế biến gỗ [26]

Bài viết của Nguyễn Thị Xuân Thúy và Vũ Hoàng Nam (2011) về “Hiện

trạng cụm công nghiệp và ý nghĩa chính sách phát triển cụm công nghiệp trong

22

Trang 27

phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam” điểm qua tình hình phát triển CNCN ởViệt Nam, tìm hiểu một số chính sách CNCN đang được thực hiện tại một số nước,trên cơ sở đó phân tích vai trò của CNCN trong việc phát triển công nghiệp hỗ trợcủa Việt Nam và đề xuất một số giải pháp chính sách CNCN trong phát triển ngành

công nghiệp [72].

Với các nghiên cứu về CNCN của nhiều tác giả nước ngoài, mà đứng đầu là

GS Michael Porter, Đại học Havard (Mỹ), cũng như các nghiên cứu về lý luận vàthực tiễn của các tác giả trong nước đều cho rằng điều kiện dé hình thành va pháttriển CNCN, đó là: (i) Điều kiện về mức độ tích tụ và tập trung công nghiệp, (ii)Điều kiện về mức độ liên kết vùng và liên kết giữa các địa phương trong vùng, (iii)Điều kiện về liên kết giữa các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị ngành hàng và cácđơn vi có liên quan (viện/trường, hiệp hội, các cơ quan nhà nước, ), (iv) Điều kiện

tham gia vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá tri toàn cầu, (v) Điều kiện về công

nghiệp hỗ trợ, (vi) Điều kiện về cơ chế chính sách phát triển CNCN (vi), và (vii)

Điều kiện về sự tham gia của chính phủ và chính quyền địa phương

Như vậy, về mặt lý luận cũng như thực tiễn, để hình thành và phát triểnCNCN phải có liên kết mạng lưới với các mối liên kết là: liên kết vùng, liên kếtgiữa các doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với các tổ chức có liên quan hình

thành hệ sinh thái, vừa hợp tác và cạnh tranh trong CNCN trên địa bàn (vùng, địa

phương) Các mối liên kết trên vừa là điều kiện để hình thành CNCN, vừa là đặc

trưng của CNCN.

Có nhiều công trình nghiên cứu của nước ngoài và trong nước về các liên kếtmạng lưới trong sự hình thành và phát triển cum ngành công nghiệp

1.13 Nghiên cứu về các liên kết hình thành cụm ngành công nghiệp

a) Nghiên cứu về liên kết vùng

Các nghiên cứu về CNCN đều cho thấy liên kết vùng (regional linkage) làmột trong những yếu tô quan trọng dé hình thành và phát triển CNCN

Khoa học vùng (Regional Science) và van đề liên kết phát triển vùng đã

được nghiên cứu trong những năm 50 của Thế kỷ 20 Trong khoa học vùng, vấn đề

liên kết nội vùng và liên vùng, hay gọi tắt là liên kết vùng được chú ý nghiên cứu

23

Trang 28

khá bài bản về lý thuyết cũng như ứng dụng thực tiễn, làm cơ sở để xây dựng các

quy hoạch phát triển vùng ở các nước trên thế giới Trong lý thuyết phát triển, thuật

ngữ liên kết vùng (regional linkage) được sử dụng đầu tiên trong các công trình của

Perroux (1955) trong tác phẩm “Những nguyên lý kinh tế học ”, ông đã luận chứng

về các liên kết theo cách tiếp cận tính lan tỏa dựa vào lý thuyết về “cực tăngtrưởng” Quan điểm của ông là thiết lập các vùng có các ngành với các doanh

nghiệp lớn có sức hút mạnh, tức là tập trung các hoạt động kinh tế Ở những khu vực

năng động nhất tạo nên “cực tang trudng” của vùng Các cực tăng trưởng này có

sức lan tỏa, và sức hút dòng hàng hóa nguyên liệu và lao động trong các khu vực

khác của vùng và ngoài vùng Sự tác động lan tỏa này sẽ thúc day hình thành khônggian liên kết kinh tế và mạng lưới buôn bán, và hình thành một tập hợp các liên kếtkinh tế giữa cực tăng trưởng và các vùng xung quanh Mỗi cực tăng trưởng như vậy

có một vai trò nhất định, dần dần sẽ phát triển và lan tỏa kéo theo các khu vực khác

theo dạng “vết dầu loang”, lan tỏa qua các kênh khác nhau với những hiệu ứng khácnhau đối với nền kinh té[47]

Jacques Raoul Boudeville (1966), trong tác phẩm “Problem of regional

Economic planing”, The Economic Journal, Oxford Academic, pp.192.30s đã phan

tích các van đề quy hoạch phát triển vùng dựa trên nguyên ly phân tích các lợi thé

phát triển và cực tăng trưởng trong các vùng cụ thé và chỉ ra được những lợi thé so

sánh trong việc định hình phát triển vùng là cần thiết trong việc hoạch định kếhoạch phát triển vùng Các liên kết sẽ được hình thành trong từng vùng với nhữnglợi thế khác nhau của các địa phương sẽ tạo nên phân công lao động Nó sẽ hình

thành các trung tâm phát triển Friedman (1966), trong tác phẩm “Regional

Development Policy- A case study of Venezuela”, Cambridge MIT Press, cách tiếpcận về liên kết không gian trong phát triển vùng tương đối giống lý thuyết cực tăngtrưởng là mô hình trung tâm-ngoại vi Trong đó, trung tâm là nơi tương đối đồi dao

về vốn và là nơi phát sinh đổi mới, do đó tạo ra động lực phát triển, còn các vùngngoại vi tương đối dư thừa lao động và phát triển của chúng hoàn toàn phụ thuộc

vào trung tâm, phải phục vụ cho các nhu cầu của trung tâm Hirschman (1958),trong tác phẩm “The strategy of economic development” khi đề cập đến liên kết

24

Trang 29

vùng ông đã dùng khái niệm liên kết ngược (backward likages, upstream linkage)

và liên kết xuôi (forward likage, downstream linkage) để nghiên cứu [47]

Ở Việt Nam cũng đã có nhiều tác giả nghiên cứu về phát triển vùng và liên

vùng, một số công trình nghiên cứu về liên kết vùng của các tác giả, như:

Nguyễn Văn Huân (2007), Liên kết vùng- Từ tư duy đến thực tiễn, đã phânđịnh vùng, nêu các quan điểm về liên kết vùng, nguyên tắc liên kết vùng, liên kết

một số vùng kinh tế của VN và các khuyến nghị chính sách Da nêu các nguyên tắc

liên kết vùng, bao gồm: (i) Dựa trên các lợi thế so sánh của vung; (1) Tối ưu hóacác nguồn lợi của vùng; (iii) Hiệu quả quy mô sản xuất của vùng (trên co sở giảmchi phí trên một don vi sản phẩm khi sản lượng gia tăng) Qua đó đã khuyến nghị

các chính sách:

- Đôi mới công tác kế hoạch hóa, xây dựng quy hoạch theo hướng sát thực,chất lượng và hiệu quả;

- Xây dựng hệ thống giám sát, đánh giá liên kết vùng trong quy hoạch, kế

hoạch phát triển kinh tế-xã hội địa phương;

- Xây dựng thé chế, cơ chế thực hiện liên kết vùng [47]

Vũ Thành Tự Anh & Phan Chánh Dưỡng và nhóm nghiên cứu (2012), báo

cáo tham luận “Đồng bằng sông Cửu Long liên kết để tăng cường năng lực cạnh

tranh va phát triển bên vững”, trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác Kinh tế vùng

đồng bằng sông Cửu Long (MDEC) Báo cáo đã dé cập đến thực trạng liên kết kinh

tế ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL): (i) Liên kết nhà nước trong nội bộvùng và ngoài vùng (phối hợp giữa các cơ quan Trung ương và chính quyền địa

phương, liên kết giữa các chính quyền địa phương trong vùng và vùng lân cận);

Liên kết thị trường trong nội vùng và ngoại vùng Và một số khuyến nghị chính

sách: Thành lập cơ quan điều phối liên kết vùng; Xây dựng cơ chế điều phối ving;

Triển khai các nội dung liên kết vùng; Cơ chế tài chính phục vụ liên kết vùng [3]

Trần Văn Hiệp, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ (2011), Liên kết vùng - Giải phápthiết thực trong nghiên cứu, ứng dụng KH&CN vùng ĐBSCL, báo cáo tham luận tạiHội thảo trong Diễn đàn hợp tác kinh tế vùng ĐBSCL (MDEC Cà Mau-2011) Bài

viết đã nêu nội dung các giải pháp liên kết vùng, trong đó tập trung liên kết vùng về

25

Trang 30

sản xuất và tiêu thụ lúa gạo, liên kết vùng về sản xuất và tiêu thụ thủy sản, và liên

kết vùng về sản xuất và tiêu thụ trái cây, hình thành các cụm ngành lúa gạo, thủy

sản và trái cây vùng ĐBSCL; kết luận và kiến nghị chính sách [41]

Phạm Ngọc Minh (2012), liên kết hoạt động khoa học và công nghệ vùng phục

vụ phát triển bên vững vùng Dong bằng sông Cửu Long, Tạp chí hoạt động khoa học,

số tháng 2/2012 Bài viết đã nêu lên thực trạng liên kết hoạt động KH&CN vùng

ĐBSCL và đề xuất các giải pháp về liên kết phát triển tiềm lực KH&CN, hoạt động

nghiên cứu và ứng dụng KH&CN, quản lý nhà nước về KH&CN [52]

Bùi Quang Tuấn, Hà Huy Ngọc (2018), bài viết “7c hiện chính sách liênkết vùng nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam bộ trong bối cảnh moi”,Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 7 (482), đã phân tích về các chính sách liên kết vùng

về ứng phó với biến đổi khí hậu vùng Tây Nam bộ và các khuyến nghị chính sách.Bùi Quang Tuấn và cộng sự (2019), Báo cáo tổng hợp đề tài cấp Nhà nước: “Cơchế, chính sách liên kết kinh tế nội vùng và liên kết vùng doi với vùng Tây Nam bộ”(Mã số KHCN-TNB/14-19) đã nêu về lý luận và thực tiễn liên kết vùng, thực trạngliên kết kinh tế, liên kết phát triển các cụm ngành và đề xuất cơ ché, giải pháp liênkết kinh tế vùng Tây Nam bộ Hệ các giải pháp thúc đây liên kết kinh tế nội vùng vàliên vùng theo hướng bền vững: (i) Xây dựng quy hoạch tích hợp tổng thé pháttriển bền vững vùng Tây Nam bộ; (ii) Phát triển cơ cấu hạ tang nội vùng và liên

vùng Tây Nam bộ; (iii) Thanh lập cơ quan điều phối vùng vùng Tây Nam bộ (các

cơ quan Trung ương và chính quyền các địa phương trong vùng) [77]

Nguyễn Văn Khánh (2017), bài viết “Liên kết vùng, tiểu vùng trong phát

triển du lịch vùng Tây Bắc: Từ lý luận đến thực tiễn ”, Tạp chí Nghiên cứu Chính

sách và Quan lý, Trường DH KHXH&NV, ĐHQG HN; số tháng 10/ 2017 ISSN

2588-1116 Bài viết nêu lên lý thuyết phát triển vùng nhằm cung cấp những luận cứ

khoa học cho quá trình hoạch định chính sách phát triển vùng và cụ thé hơn là liênkết vùng và tiểu vùng Dựa trên một số quan điểm về lý thuyết phát triển vùng, bàiviết tập trung phân tích những nguyên tắc trong phát triển du lịch dựa trên liên kết

vùng, tiêu vùng Tây Bắc hiện nay Qua đó, đề xuất các giải pháp liên kết vùng pháttriển du lịch vùng Tây Bắc, gồm: Tăng cường hơn nữa và trò của Ban Chỉ đạo Tây

26

Trang 31

Bắc; Vận dụng nguyên tắc phát triển du lịch dựa trên liên kết vùng (lý thuyết cực

tăng trưởng, lý thuyết vùng trung tâm, ) [49]

Nguyễn Mạnh Hùng (2020), Báo cáo tông hợp kết quả đề tài “Đẩy mạnh liênkết kinh tế vùng Tây Nguyên với các tỉnh Nam Trung Bộ giai đoạn đến năm 2030”,

mã số: TN17/X02, thuộc Chương trình KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hộivùng Tây Nguyên trong liên kết vùng và hội nhập quốc tế (Chương trình Tây

Nguyên 2016 - 2020) Báo cáo nêu những vấn đề chung về liên kết kinh tế liên

vùng, kinh nghiệm quốc tế về phát triển liên kết kinh tế liên vùng, chính sách vàthực trạng liên kết kinh tế vùng Tây Nguyên với các tỉnh Nam Trung Bộ, triển vọngcủa liên kết kinh tế vùng Tây Nguyên với các tỉnh Nam Trung Bộ đến năm 2030;Quan điểm, định hướng và đề xuất giải pháp thúc đây liên kết kinh tế vùng TâyNguyên với các tỉnh Nam Trung Bộ đến năm 2030, gồm: (i) Phát triển kết cấu hạ

tang giao thông quan trọng; (ii) Phát triển kinh tế vùng nhanh và bền vững, lay nông

lâm nghiệp là trọng tâm, phát triển công nghiệp chế biến, du lich; (iii) Hoàn thiện

thê chế, chính sách liên kết vùng: [48]

Nguyễn Ngọc Sơn (2015), Báo cáo đề tài cấp Nhà nước ”Phát triển cụmcông nghiệp ở Việt Nam trong điều kiện toàn cau hóa và hội nhập Quốc tế (mã số

KX 01.08/2011-2015), đã phân tích điều kiện dé hình thành và phát triển CNCN và

các khuyến nghị chính sách, phát triển CNCN, gồm: Chính sách phát triển công

nghiệp hỗ trợ; Chính sách khoa học và công nghệ; Chính sách phát triển nguồn

nhân lực công nghiệp; Chính sách liên kết vùng; Chính sách thu hút đầu tư nướcngoài; Chính sách liên kết FDI và doanh nghiệp nội địa [65]

b) Liên kết doanh nghiệp và liên kết giữa doanh nghiệp với viện/trường và

các tổ chức có liên quan để hình thành và phát trién CNCN

- Liên kết doanh nghiệp sản xuất theo chuỗi giá trị: Theo Michael Porter

(1998), lý thuyết cụm ngành công nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với việcnghiên cứu các mối liên kết giữa các doanh nghiệp nội ngành Liên kết giữa cácdoanh nghiệp nội ngành là hạt nhân cho sự hình thành các liên kết trong cụm

ngành và là tiền đề để nâng cao năng lực cạnh tranh của chính doanh nghiệp

Trong nghiên cứu của Michael Porter về “Cum ngành và cạnh tranh” (Clusters

27

Trang 32

and Competition) (1998) cho rằng CNCN bao gồm các doanh nghiệp trong toàn

bộ chuỗi giá trị ngành từ thượng nguồn đến hạ nguồn, các doanh nghiệp trong cácngành liên quan, các thể chế tài chính Sự liên kết với các cơ sở đào tạo, các việnnghiên cứu và các tổ chức liên quan đóng vai trò quan trọng trong quá trình hìnhthành và phát triển CNCN [103]

Akifumi Kuchiki (2004) cho rằng CNCN là sự tập trung về mặt địa lý trong

một quốc gia hoặc một vùng của các công ty liên kết với nhau, các nhà cung cấp

chuyên biệt, các nhà cung cấp dịch vụ và các tô chức liên quan thuộc một lĩnh vực

cụ thể (Khunichi A Tsuji M., 2004) Một trong những yếu tố thành công then chốt

dé phát triển CNCN chính là sự hiện diện của các mối quan hệ kinh doanh và sựphối hợp giữa các thành phần tham gia cụm, giữa doanh nghiệp chủ đạo với các nhàcung cấp, giữa các nhà cung cấp, giữa các doanh nghiệp sản xuất với các nhà cung

cấp dịch vụ tiện ích, với các trung tâm nghiên cứu, các cơ sở đảo tạo [102]

Giroud and Scott-Kennel (2006), các tác giả phân biệt hai loại liên kết: liênkết dọc (vertical linkages) và liên kết ngang (horizontal linkages) Trong đó liên kếtdọc là mối quan hệ trực tiếp giữa doanh nghiệp nước ngoài với các nhà cung cấp địaphương (liên kết ngược) và với người tiêu dùng đối với sản phẩm trung gian hoặccuối cùng (liên kết xuôi) Liên kết dọc dựa chủ yếu trên các quan hệ giao dịch

nhưng cũng bao gồm cả các trợ giúp tự nguyện hay chuyên giao nguồn lực và công

nghệ cho các đối tác địa phương Liên kết ngang liên quan đến các hoạt động hợp

tác giữa các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước dưới dạng các liên doanh và quan hệ mạng lưới giữa các doanh nghiệp [94].

- Liên kết doanh nghiệp với các vién/truong và các tổ chức liên quan: Có

nhiều tác giả trong nước đã nghiên cứu về liên kết doanh nghiệp và các t6 chức cóliên quan đến phát trién CNCN, như: Etzkowitz Henry (1993)! đề cập đến trong tácphẩm khoa học The Triple Helix: University - Industry - Government Innovation inAction, Mỗi quan hệ giữa trường dai hoc - doanh nghiệp - nhà nước trong hoạt

động đôi mới

' Etzkowit Henry (1993)! The Triple Helix: University-Industry-Government Innovation in Action (Ast

Edition), ISBN-13: 978-0415964517, ISBN-10: 0415964512

28

Trang 33

Nguyễn Ngọc Sơn (2015), Báo cáo đề tài cấp Nhà nước ”Phát triển cụm

công nghiệp ở Việt Nam trong điều kiện toàn câu hóa và hội nhập Quốc tế”, Bùi

Quang Tuấn va cộng sự (2019), Báo cáo tông hợp đề tài cấp Nhà nước: “Cơ ché,

chính sách liên kết kinh tế nội vùng và liên kết vùng đối với vùng Tây Nambộ”, Trong đó, có nội dung liên kết doanh nghiệp với các viện/trường và các tô

chức có liên quan trong phát triển cụm ngành công nghiệp; v.v

1⁄2 Tổng quan nghiên cứu về chính sách khoa học và công nghệ thúc dayphát triển cụm ngành công nghiệp

1.2.1 Nghiên cứu về chính sách khoa học và công nghệ thúc day phát triển cum

ngành công nghiệp ở nước ngoài

Cùng với những công trình nghiên cứu về cụm ngành công nghiệp (industrialcluster) của các nhà kinh tế, nhà hoạch định chính sách trên thé gidi, CÓ nhiều côngtrình nghiên cứu về chính sách cụm ngành công nghiệp (industrial cluster policy),trong đó có chính sách KH&CN thúc đây phát triển cụm ngành công nghiệp

Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO),

“Chính sách khoa học và công nghệ (Science and technology policy) la tap hợp các

biện pháp lập pháp và hành pháp được thực hiện để nâng cao, tổ chức và sử dụng

tiềm lực khoa học và công nghệ với mục tiêu đạt được mục dich quốc gia” [115]

Với định nghĩa này, chính sách KH&CN được hiểu là tập hợp các biện pháp

lập pháp và hành pháp, chính sách KH&CN không những chỉ là việc hoạch định,

ban hành các văn bản pháp luật về KH&CN, mà còn là việc thực thi các văn bảnpháp luật về KH&CN

Dé thúc đầy hình thành và phát triển các CNCN đòi hỏi phải có chính sáchKH&CN ở cấp độ vĩ mô (Nhà nước), cấp vùng, địa phương cũng như cấp độ vi mô(các cụm ngành công nghiệp) Một số điển hình về chính sách KH&CN thúc đây

phát trién cụm ngành công nghiệp thành công của các nước:

Ở Mỹ, có nhiều công trình nghiên cứu, phân tích sự thành công điển hình của

mô hình phát triển CNCN điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin 6 Thung lũngSilicon, các CNCN ở Boston Trong đó có vai trò của chính sách KH&CNở cấp liênbang và bang, như chính sách R&D, thu hút chuyển giao công nghệ, ươm tao công

nghệ (technology incubation), khởi nghiệp (start up) dựa trên công nghệ, thương mại

29

Trang 34

hóa công nghệ, liên kết giữa nhà nước - đơn vi khoa học - doanh nghiệp Trong đó, có

mô hình thương mại hóa theo mô hình Thung lũng Sillicon được nhiều nước học tập

và áp dụng Các công trình nghiên cứu của các tác giả như:

Stephan Ezell (2004), Quỹ Đổi mới và Công nghệ thông tin (InformationTechnology and Innovation Fundation) trong bài viết How the Silicon Valley

Innovation Ecosystem creates success đã phân tích những nhân tố đóng góp cho sự

thành công của hệ sinh thái đổi mới của Thung lũng Silicon (Mỹ), trong đó có chính

sách của Chính phủ Mỹ hỗ trợ cho R&D và thương mại hóa công nghệ, sự tham gia

của các trường đại học nghiên cứu hàng đầu của thế giới, như: Đại học Stanford,

Đại học Berkeley, Đại học San Francisco, Đại học Santa Cruz, ; các Phòng thí

nghiệm Quốc gia, các viện nghiên cứu cùng hợp tác với các công ty dé nghiên cứu,ươm tạo công nghệ, chuyền giao công nghệ và đầu tư sản xuất, hình thành hệ sinh

thái đối mới của Thung lũng Silicon [109]

Jerry Paytas, Robert Gradek và Lena Andrews (2004) đã phân tích sự tích hợp của Chính sách công nghệ (Technology Policy), Chính sách công nghiệp

(Industrial Policy) và Chính sách vùng (Regional Policy) trong phát triển các cụmcông nghiệp, trong đó đã nêu hoạt động chuyên giao công nghệ của các trường đạihọc, như: Đại hoc Florida, đại học Bắc lowa, đại học Tây Virginia, đại họcMichigan, đại học New Mexico, dong góp vào việc khởi nghiệp và phát triển các

doanh nghiệp trong cụm công nghiệp Trong đó, chính sách công nghệ (technology

policy) có vai trò thúc day sự phát triển và lan tỏa kiến thức và đổi mới, nhằm thúcđây phát triển các cụm ngành công nghiệp tại các vùng [100]

Roger R Stough, (2004), trong đó đã phân tích CNCN và các quyết địnhchính sách công nghệ, như: các chương trình phát triển công nghệ định hướng(Technology- oriented development Programs) của một số bang của Mỹ nhằm đầu

tư phát triển công nghệ trong các CNCN phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế của

các bang [108].

Jarinee Wonglimpijarat (2005), nghiên cứu và công bố công trình nghiên cứu

“The Boston Route 128 Model of Hich-Tech Industry development”, tháng 2/2005,

đã phân tích 128 mô hình phát triển các CNCN thuộc các lĩnh vực công nghệ cao,

như: viễn thông, công nghệ sinh học, thiết bị y tế, truyền thông và giải trí, máy tính

30

Trang 35

và thiết bị ngoại Vi, phần mềm, mạng và thiết bị, với sự tham gia nghiên cứu, ươm

tạo công nghệ cua các trường dai học, như: Học viện Công nghệ Massachusetts

(MIT), Đại học Harward, Đại học Boston, các công ty, với các chính sách hỗ trợ

của chính quyền bang Massachusetts cho ươm tạo công nghệ và thương mại hóacông nghệ, như: đầu tư cho công viên khoa học (Science Park), các vườn ươm

doanh nghiệp (Business Incubators) và chính sách tài chính hỗ trợ cho thương mại

hóa kết quả nghiên cứu và chuyên giao công nghệ từ các trường đại học [99]

Tổ chức OECD (2010), nghiên cứu chính sách cụm (cluster policy), trong đó

có chính sách thúc đây hợp tác nghiên cứu-phát triển (R&D) và thương mại hóa công

nghệ, như chính sách hỗ trợ các viện-trường đại học-doanh nghiệp thông qua các dự

án tài trợ của chính phủ, công viên khoa học (sclence park), vườn ươm

(incubator), hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu (hỗ trợ đăng ký bảo hộ sởhữu trí tuệ, dịch vụ chuyên giao công nghệ ) đã nghiên cứu chính sách dựa trên tiếp

cận cụm (cluster-base approach), trong đó có Chính sách vùng (Regional Policy),

Chính sách KH&CN và Đổi mới (S&T/Innovation policy) và Chính sách phát triểncông nghiệp/doanh nghiệp (Industrial/enterprise Policy) Chính sách cụm kết hợp vớichính sách vùng hướng đến những khu vực chậm phát triển, với chương trình hỗ trợ

đầu tư của các Quỹ xây dựng EU (EU Structural Funds); Chính sách KH&CN và Đổi

mới nhằm thúc đây hoạt động R&D cho phát triển kinh tế vùng, có nhiều chươngtrình hỗ trợ R&D thúc đây phát triển công nghệ tại các CNCN các vùng kinh tế; Cácchính sách công nghiệp và doanh nghiệp, với nhiều chương trình hỗ trợ phát triển cácCNCN hướng đến tăng trưởng kinh tế quốc gia, trên cơ sở tăng cường liên kết kinh tếcác vùng lãnh thổ; các chính sách công nghiệp và doanh nghiệp tập trung phát triển

nhiều hơn các cụm doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs clusters) Trong chính sách công

nghệ có nội dung hỗ trợ tài chính cho hợp tác tác nghiên cứu phát triển công nghệ va

thương mại hóa, chương trình hỗ trợ spin-offs và start-ups [1 12].

Các nghiên cứu trường hợp về chính sách KH&CN, các chương trình hỗ trợphát triển công nghệ công nghiệp vùng ở các nước trong Tổ chức OECD: Chương

trình The Pôles de competitivite (Pháp); Chương trình BioRio và InnoRio (Đúc);

Chương trình NRC Technology Cluster (Canada); Chương trình National Cluster

31

Trang 36

(Phần Lan); Chương trình MEXT Knowledge Clusters và METI Industry Clusters(Nhật Bản); Chương trình Technology Districts (Ý); Chương trình Arena Programme

(Na Uy); Chương trình Peaks in the Delta và Key Innovation Area (Ha Lan); Chương

trình VINNVAXT (Thụy Dién); Chương trình Georgia Research Alliance va Oregon

Clusters Industries, Oregon Cluster Network (Mỹ); v,v, [111].

Bai viết của Dirt Dohse (2007) về “Chính sách công nghệ dựa trên

cụm-Kinh nghiệm cua Đúc” (Cluster-based Techonlogy Policy- The Germany

Experience), đã phân tích CNCN vùng, cum đổi mới vùng va chính sách công nghệcủa Bộ Giáo dục và Nghiên cứu khoa học CHLB Đức (BMBF) dé thúc đây hìnhthành và phát triển các CNCN, BMBF đã có nhiều Chương trình khuyến khích và

hỗ trợ dé ươm tạo, thương mại hóa công nghệ, chuyền giao công nghệ, điển hình là

sự thành công của các các mô hình cụm công nghệ sinh học vùng (BioRegio) và

cụm đôi mới vùng (InnoRegio) ở các bang Berlin, Munich, Stuttgart, Hessen Sud,

Cologne, từ năm 1999 đến 2005 [90]

Bài viết của David W Edgington (2008), Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu

về Nhật Bản, DH British Colombia, Canada: “Các tiép cận của Nhật Bản về cumcông nghệ Khuyến nghị cho vùng British Combia (Cannada)”(Japanese

Approaches to Technology Clusters: Implications for Britist Columbia”), Feb.

2008, Canada Asia Commentary No.48 Trong đó có phân tích Dự án cụm công

nghiệp (Industry Cluster Project) của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật

Bản (METT và Dự án khởi sự Cụm Tri thức (Knowledge Cluster) của Bộ Giáo dục,

Văn hóa, Thé thao, Khoa học và Công nghệ (Ministry of Education, Culture, Sports,

Science and Technology) (MEXT), trong đó đã phân tích chính sách công nghệ và

chính sách công nghiệp quốc gia tăng cường liên kết các trường đại học với doanh

nghiệp trong liên kết vùng phát triển các CNCN [91].

Hiroyuki Okamuro và Junichi Nishimura (2015), với công trình nghiên cứu

của hai đồng tác giả: “Local Management of National Cluster Policies: Compare

case studies of Japanese, German, French Biotech Clustes” đã phan tích các chính

sách quốc gia về phat triên CNCN công nghệ sinh học của Nhật Bản, Đức, Pháp

dựa trên các điêu kiện của mỗi ving, năng lực công nghệ và chính sách ưu tiên của

32

Trang 37

mỗi nước, trong đó có phân tích chính sách KH&CN cho phát triển các cụm công

nghiệp công nghệ sinh học: (1) Kobe Biomedical Innovation Cluster (KBIC) và Fuji

Pharma Valley ở Shizuoka (Nhật Bản); (3) BioM Biotech và (4) Bio Region

Rhein-Nekar (BioRN) Cluster 6 Heidelberg (Đúc); (5) Alsace Bio Valley Cluster ở Strasburg va Lyon Biopole Clyster ở Lion (Pháp) [97].

Bên cạnh đó, có các nghiên cứu kiểm nghiệm dé đánh giá sự đúng sai, phù

hợp của lý thuyết của Michael Porter trên thế giới, như: Nghiên cứu của nhóm tác

giả Frank Mcdonald, Qihai Huang, Dimistrios Tsagdis & Henz Josef Tuseman (2007) Is There Evidence to Support Porter-type Cluster Policies? Regional

Studies Bai viết trình bay kết qua nghiên cứu các quan điểm do Michael Porter déxuất, rang các cụm ngành công nghiệp có mạng lưới kết nối sâu rộng và chuỗi cung

ứng tại chỗ phong phú sẽ có hiệu quả cao Dữ liệu từ nghiên cứu của Bộ Thương

mại và Công nghiệp Vương quốc Anh (DTI) về các cụm ngành công nghiệp, đãđánh giá tác động đến hiệu suất (tăng lượng công ăn việc làm và nâng cao khả năngcạnh tranh trên trường quốc tế), qua kết qua phân tích dit liệu DTI cho thay không

có nhiều minh chứng về hiệu quả của cụm ngành công nghiệp theo các quan điểmPorter về chính sách cụm ngành công nghiệp Mặc dù, nhiều CNCN vững mạnh đãtạo ra nhiều công ăn việc làm, nhưng các CNCN chuyên môn sâu lại không đóng

góp nhiều vào số lượng công ăn việc làm hoặc khả năng cạnh tranh quốc tế Lưu ý

là các CNCN trong lĩnh vực dịch vụ và truyền thông, tin học và công nghệ sinh họclại có nhiều khả năng hoạt động tốt hơn các CNCN sản xuất thông thường [ 92 ]

12.2 Nghiên cứu về chính sách khoa học và công nghệ có liên quan đến cum

ngành công nghiệp ở Việt Nam

Ở Việt Nam có nhiều tác giả nghiên cứu về chính sách KH&CN, nói chung,

cũng như các chính sách KH&CN liên quan đến phát triển cụm ngành công nghiệp

Vũ Cao Dam (2007, 2011, ), trong Tuyền tập các công trình đã công bó TậpIl: Nghiên cứu về chiến lược và chính sách Nxb Thế giới, và Giáo frình Khoa họcchính sách, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, đã nghiên cứu, phân tích về chiến lược

và chính sách, trong đó có chính sách KH&CN, đưa ra khái niệm về chính sách

KH&CN và nội hàm của chính sách KH&CN [33], [34].

33

Trang 38

Đào Thanh Trường (2015), chủ biên cuốn sách Hé thong Khoa học, Côngnghệ và Đổi mới ở Việt Nam trong xu thé hội nhập quốc tế, Nxb Thế Giới, 2015.

Trong đó, có nhiều bài viết của nhiều tác giả nghiên cứu về chính sách KH&CN

trong thời kỳ hội nhập thế giới, như: hệ thống khoa học, công nghệ và đổi mới; chínhsách phát triển khoa học và công nghệ; chính sách chuyển giao công nghệ; liên kếtgiữa viện - trường - doanh nghiệp trong mối quan hệ cung - cầu về đảo tạo, nghiên

cứu và sản xuất; hệ thống khoa học - công nghệ và đổi mới trong doanh nghiệp, các

trường dai học và viện nghiên cứu; có liên quan đến các yếu tố cấu thành trongchính sách KH&CN hỗ trợ hình thành và phát triển cụm ngành công nghiệp [73]

Mai Hà (2015), bài viết “Hội nhập quốc tế: Một định hướng quan trongtrong hoạt động khoa học và công nghệ” sách Hệ thống Khoa hoc, Công nghệ vaĐổi mới ở Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc té, Nxb Thế Giới, 2015 Trong đó,

đã đề ra các giải pháp chính sách: ưu tiên kêu gọi các doanh nghiệp nước ngoài đầu

tư vào VN (FDI) thành lập các trung tâm R&D hoặc trung tâm đổi mới công nghệtại VN; xây dựng các chương trình/kế hoạch vận động các nguồn tài chính từ ODA,các tô chức quốc tế có uy tín, các quỹ phát triển KH&CN quốc té, dé hỗ trợ nângcao năng lực hệ thống KH&CN, phát triển tiềm lực KH&CN, [36] Đó cũng lànhững giải pháp chính sách góp phan phát triển tiềm lực KH&CN phục vụ pháttriển công nghiệp và cụm ngành công nghiệp

Trần Văn Hải (2016), Nghiên cứu kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động

chuyển giao công nghệ của Australia, đề xuất mô hình tổ chức và hoạt độngchuyển giao công nghệ phù hợp cho Việt Nam trong bồi cảnh hội nhập quốc tế,

Đề tài cấp Nhà nước, Nghị định thư hợp tác với Australia [37] Trong đó, có nhiều

bài viết của các tác giả nghiên cứu về chính sách chuyên giao công nghệ; liên kết

giữa nhà nước - nhà nghiên cứu - doanh nghiệp trong việc ứng dụng và thương

mại hóa kết quả nghiên cứu; kinh nghiệm của Úc, các nước về chuyên giao côngnghệ và bài học kinh nghiệm cho VN; phát trién CNCN nhăm thúc đây hoạt động

chuyền giao công nghệ

Trần Hữu Xuyên (2021), sách: Quản lý sáng chế và công nghệ (Kiến tạo

chính sách phục vụ đổi mới sáng tạo), Nxb Khoa học và Kỹ thuật (2021) Trong

34

Trang 39

Phân 5 Đổi mới chính sách khoa học và công nghệ: Chỉ báo cho phát triển sáng

chế (trang 247-263), đã giới thiệu các khái niệm về chính sách KH&CN, tầm quan

trong của chính sách KH&CN, các yếu tô cau thành và tiêu chí đánh giá chính sách

KH&CN [81].

Nguyễn Thị Lệ Thuý & Vũ Hoàng Nam (2012), báo cáo kết quả đề tài:

“Hiện trạng cụm công nghiệp và ý nghĩa chính sách phát triển cụm công nghiệptrong phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam”, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà

Nội, đã nêu lên khái niệm về chính sách khoa học và công nghệ: “Chính sách khoa

học và công nghệ là hệ thống các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc chỉ đạo, địnhhướng phát triển, các thể chế và biện pháp thúc đầy việc tiếp thu, phát triển và sửdụng khoa học và công nghệ và các ngành khoa học hỗ trợ công nghệ dé thực hiệncác mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đông thời phát triển năng lực khoa học

công nghệ quốc gia trong từng thời kỳ” [72]

Bài viết về “Hình thành và phát triển cụm ngành ở Việt Nam: Một sự lựachọn chính sách ” của Nguyễn Đình Tài (2014), Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế-

xã hội và Quản trị doanh nghiệp, trên cơ sở lý thuyết về cụm ngành công nghiệp(industrial cluster) của Michael Porter và thực trạng phát triển công nghiệp ViệtNam, dé thu hút dau tư, chuyên giao công nghệ phát triển các CNCN trong nỗ lực

tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, đã tham khảo các chính sách phát trién CNCN

của các nước, trong đó có chính sách KH&CN, và khuyến nghị cho Việt Nam Nộidung bài viết đã phân tích chính sách KH&CN các một số nước, như:

- Nhật Bản: Đề đạt được những thành công như hiện nay trong một thời gian

dài Nhật Bản đã xây dựng và thực hiện Chính sách cụm ngành công nghiệp một

cách công phu Bộ Kinh tế, Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản (METI) đã banhành chính sách phát triển CNCN, gồm 3 nhóm giải pháp chính sách là: (1) Xây

dựng mạng lưới; (2) Hỗ trợ hoạt động R&D, thương mại hóa và đào tạo; (3) Thúc

đây liên kết giữa tổ chức tài chính, công nghiệp và cơ sở đào tạo

- Chính phủ Hàn Quốc có chính sách thúc đây phát trién mạnh mẽ các Cum

liên kết sáng tạo (Innovative Cluster) từ năm 2004, với sự tham gia triển khai cụ thể

hóa của chính quyền 16 tỉnh, thành phố Trong Chiến lược phát triển cân đối quốc

35

Trang 40

gia có nội dung Chuyển đổi các tổ hợp công nghiệp thành các cụm liên kết sáng

tạo Trong đó có nội dung xây dựng hạ tang cho nghiên cứu-triển khai (R&D) và cơ

chế hợp tác liên kết giữa các ngành- các trường đại học và thiết lập mạng lưới, hỗ

trợ xây dựng các cụm liên kết mẫu giữa các trường đại học và các doanh nghiệp dénâng cao năng lực sáng tạo thúc đây phát triển CNCN ở các vùng

- Ở Malaysia, CNCN được biết đến với tên gọi là Iskandar Malaysia Mục

đích của Iskandar Malaysia là nhằm phát triển một số vùng có sức cạnh tranh mạnh,

năng động và có tính toàn cầu Quá trình phát triển các CNCN bắt đầu từ kế hoạch 5năm lần thứ 9 của nước này, tập trung vào 3 lĩnh vực công nghiệp (Điện-điện tử,Hóa chất-hóa dầu và Chế biến lương thực-thực phẩm) và 6 lĩnh vực dịch vụ (Tư vantài chính, Tu van sở hữu trí tuệ va sáng tạo, Logistic, Du lịch, Giáo dục, Y tế)

- O Trung Quốc, đã và đang tập trung phát triển 3 loại hình CNCN là CNCN

công nghệ cao (công nghệ điện tử-viễn thông và công nghệ thông tin); CNCN thông thường, gồm những ngành thâm dụng vốn kết hợp với thâm dụng kỹ thuật (chế tạo

xe hơi); và CNCN truyền thống (da giày, dệt, may, ) [68]

Cục Phát trién doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2009), được tài trợ củaChính phủ Italy đã triển khai Dự án phát triển cụm các doanh nghiệp vừa và nhỏnhằm lựa chọn và phát triển 3 cụm ngành công nghiệp trên một số lĩnh vực (các

ngành Dệt may, Da giày và Chế biến gỗ) tại Hà Nội, Hưng Yên, TP Hồ Chí Minh

và Bình Dương để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu cùng với các doanhnghiệp của Italy Về chính sách, nhóm nghiên cứu đã kiến nghị các chính sách, như:Chính thu hút đầu tư, chính sách miễn giảm thué, ; các chính sách hỗ trợ phát triểnKH&CN phục vụ phát triển các CNCN, như: Quỹ phát triển KH&CN quốc gia,Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ Phát triển KH&CN các tỉnh, thành phố; Quỹphát triển KH&CN của doanh nghiệp: [26]

Bài viết của Lê Thế Giới (2009), trên cơ sở phân tích tiếp cận lý thuyếtCNCN và hệ sinh thái kinh doanh, với thực trạng và yêu cầu phát triển CNCN ởViệt Nam, đã có một số lưu ý khi hoạch định các chính sách phát triển CNCN ởViệt Nam, trong đó có nội dung về KH&CN như: “ Các chính sách thúc đây côngnghiệp hỗ trợ phải cân nhắc đầy đủ 4 vấn đề của công nghiệp hỗ trợ: các điều kiện

36

Ngày đăng: 05/06/2024, 15:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN