Lý do chọn đề tài Phát triển nhân lực khoa học và công nghệ trong lĩnh vực khoa học lịch sử quân sự của Quân đội nhân dân Việt Nam là một nhân t6 có ý nghĩa quan trọng, trực tiếp quyết đ
Trang 1NGUYEN VĂN DIEN
CHÍNH SÁCH PHAT TRIEN NHAN LUC KHOA HOC VA CONG NGHE
TRONG LINH VUC KHOA HOC LICH SU QUAN SU
CUA QUAN DOI NHÂN DAN VIỆT NAM
TREN CO SO KHUNG NANG LUC
LUẬN AN TIEN SĨ QUAN LY KHOA HOC VA CONG NGHE
Hà Nội - 2021
Trang 2NGUYEN VĂN DIEN
CHINH SACH PHAT TRIEN
NHAN LUC KHOA HOC VA CONG NGHE TRONG LINH VUC KHOA HOC LICH SU QUAN SU
CUA QUAN DOI NHÂN DAN VIET NAM
TREN CO SO KHUNG NANG LUC
Chuyên ngành: Quan lý Khoa học và Công nghệ
Mã số: 9340412.01
—_ LUẬN AN TIEN SĨ
QUAN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, công trình này là kết quả nghiên cứu độc lập củabản thân tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu được thu thập từ kết quả điềutra, khảo sát, phỏng vấn, nghiên cứu tài liệu là trung thực Luận án khôngtrùng lặp với các công trình, đề tài đã nghiên cứu, công bố của các tác giả
trong và ngoai nước./.
Hà Nội, ngày 25 thang 10 năm 2021
NGHIÊN CUU SINH
Nguyễn Văn Điền
Trang 4LOI CAM ON
Tôi xin chân thành cảm ơn Thu trưởng Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng
Viện Lich sử quân sự Việt Nam; Ban Giám hiệu, Phong Đào tạo, Khoa Khoa học Quản lý, các cơ quan thuộc Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội và đặc biệt là hai cán bộ khoa học: PGS TS Nguyễn Hiệu và TS Nguyễn Kiều Oanh đã tạo điều kiện, tận tình giúp đỡ, cho ý kiến và động viên tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện luận án.
Trân trọng cám ơn các thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học, các chuyêngia, các cơ quan khoa học quân sự trong toàn quân; cán bộ, nhân viên, chiến sĩ
Viện Lịch sử quân sự Việt Nam đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn nghiên cứu sinh
trong quá trình học tập, nghiên cứu, hoàn thành luận án Xin cảm ơn các thư viện, trung tâm lưu trữ tư liệu trong và ngoải Quân đội đã giúp tôi trong quá trình
sưu tầm, tiếp cận các tư liệu quý phục vụ cho công tác học tập, nghiên cứu.
Xin dành lời tri ân, biết ơn vô hạn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và
những người thân đã bên tôi động viên, khích lệ, chia sẻ, thông cảm, hỗ trợ tôi
trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án
Xin trân trọng cảm ơn!
Ha Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2021
NGHIÊN CỨU SINH
Nguyễn Văn Điền
Trang 52 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu -©22222222222222222222222255222252252:22
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.12222221211020
4 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 2222222212222 22 re
5 Phương pháp nghiên cứu -2222222222222222222251111122222221111222222221.221
6.Y nghĩa khoa học và thực tiễn của Ce
7 Tính mới khoa học của luận án - 5222522122111 re
8 Cấu trúc của luận án -:222222222251211221.21222 21222 Ere eo
Chương 1 TONG QUAN NGHIÊN CỨU VE CHÍNH SÁCH PHÁT TRIÊN
NHÂN LUC KHOA HỌC VA CÔNG NGHỆ TRONG LĨNH VỰC KHOA
HOC LICH SỬ QUAN SỰ CUA QUAN BOI NHÂN DAN VIET NAM
1.1 Các công trình khoa hoc nghiên cứu về nguồn nhân lực khoa học
và công nghệ; phát triển nhân lực khoa học và công nghệ; năng lực và
khung năng lực; chính sách phát triển nhân lực khoa học và công nghé
1.2 Các công trình khoa học nghiên cứu về nhân lực khoa học và côngnghệ; chính sách phát triển nhân lực khoa học và công nghệ trong Quân
đội nhân dân Việt Nam -2 S2 2E212121112211222112211 0211222221211 222eeeeree
1.3 Những nội dung luận án tiếp tục nghiên cứu -.2s.122222 2 Tiểu kết Chương l - 22 22222222022221 1e rrrredeeerreeChương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE CHÍNH SÁCH PHÁT TRIEN NHÂN LUC
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG LĨNH VUC KHOA HOC LICH SỬ
QUAN SU CUA QUAN BOI NHÂN DAN VIỆT NAM TREN CƠ SỞ KHUNG
2.1 Một số khái niệm cơ bản -2 2222225522152 2e
2.1.1 Khải niệm nhân lực khoa học và công 2.1.2 Khung năng lực của nhân lực khoa hoc va công nghệ
nghệ - -2.1.3 Chính sách và chính sách phát triển nhân lực khoa học và
công nghệ trong lĩnh vực khoa học lịch sử quân sự 255:5555sccsc2sscc2
10 11 II 12 15
Trang 62.2 Nhân lực khoa học và công nghệ trong lĩnh vực khoa học lịch sử quân
sự và sự cân thiệt phat triên nhân lực khoa hoc và công nghệ trong lĩnh vực
khoa hoc lịch sử quân sự trên cơ sở khung năng lực -¿2222222222222Z 222cc,
2.2.1 Nhân lực khoa học và công nghệ trong lĩnh vực khoa học lịch
SỬ QUÂN SUE 5 22522222221211222211 12222 1222112 re
2.2.2 Khung năng lực của nhân lực khoa học và công nghệ trong lĩnh vực khoa học lịch sử QUÂN SUC 55-22225222 222255122222111 2221222111221 e6
2.2.3 Phát triển nhân lực khoa học và công nghệ trong lĩnh vực
khoa học lich sử quân sự trên cơ sở khung năng lực -555sssc2
2.2.4 Sự cần thiết phát triển nhân lực khoa học và công nghệ trong
lĩnh vực khoa hoc lịch sử quan sự trên cơ sở khung năng
lực -2.3 Chính sách phát trién nhân lực khoa học và công nghệ trong lĩnh vực
khoa học lịch sử quân sự của Quân đội nhân dân Việt Nam trên cơ sở khung
năng lực và những yếu tố tác động 21 1122222212121121222 22 ve
2.3.1 Khai niệm chính sách phát triển nhân lực khoa học và công
nghệ trong lĩnh vực khoa học lịch sử quân sự trên cơ sở khung năng lực
2.3.2 Nội dung cơ bản của chính sách phát triển nhân lực khoa học và
công nghệ trong lĩnh vực khoa học lịch sử quân sự trên cơ sở khung năng lực
2.3.3 Tiêu chí đánh giá chính sách phát triển nhân lực khoa học và
công nghệ trong lĩnh vực khoa học lịch sử quân sự trên cơ sở khung năng lực
2.3.4 Những yếu to tác động đến chính sách phát triển nhân lực khoa học và công nghệ trong lĩnh vực khoa học lịch sử quân sự của Quân
AOL nNGin AGN Viet NAN PRRRERERRERERERERE.=
Tiểu kết Chương 2oocccccscsscssssesusvtsetssesusetsetntestsetvienestvuntnanvetseeeneseeee
Chương 3 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIÊN NHÂN LỰC KHOA
HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC LICH SỬ QUAN
SỰ CUA QUAN BOI NHÂN DÂN VIỆT NAM -22222122 re
3.1 Nhiệm vụ, hệ thống tô chức và cơ chế lãnh đạo, quản lý công tác
nghiên cứu khoa học lịch sử quân sự trong Quân đội nhân dân Việt Nam
3.1.1 Nhiệm vụ của khoa hoc lịch sử Quan SU - -:
3.1.2 Hệ thống tổ chức nghiên cứu khoa học lich sứ quán sự
3.1.3 Cơ chế lãnh đạo, quản lý công tác nghiên cứu khoa học lịch}JJg//7/21/8108nẺddảảỶÝỶÝỶÝỶŸẲẮÕỀÕÁẼÃỶ
3.2 Khảo sát đánh giá thực trạng chính sách phát triển nhân lực khoa
học và công nghệ trong lĩnh vực khoa học lịch sử quân sự của Quân đội
nhân dân Việt Nam 22-25 2 1222112221122 22 122 222 te rerere
58 58 60 65 67
69 69
Trang 73.2.1 Kết quả khảo sát thực trạng chính sách phát triển nhân lực
khoa học và công nghệ trong lĩnh vực khoa hoc lịch sử quân sự
3.2.2 Một 86 nhận xét - 22H223.3 Một số van dé đặt ra đối với tiếp tục hoàn thiện và thực hiện chính
sách phát triên nhân lực khoa học và công nghệ trong lĩnh vực khoa học lịch
sử quân sự của Quân đội nhân dân Việt Nam trên cơ sở khung năng lực
3.3.1 Tạo sự chuyển biến trong nhận thức của các chủ thể, trước
hết là chủ thé lãnh đạo, quản lý về sự cân thiết của chính sách phát triển
nhân lực khoa học và công nghệ trong lĩnh vực khoa học lịch sử quân sự
trên cơ sở khung năng lựC -25252522222211122211122221111 221112 22 2e
3.3.2 Hoàn thiện và thực hiện quy chế, quy định về quy hoạch, tuyển dung, đào tạo, bôi dưỡng, bo trí, sử dụng, đánh giá nhân lực khoa
học và công nghệ trong lĩnh vực khoa học lịch sử quân sự theo hướng tiếp
cận khung năng HựC - :2525:: 2 222211112211111222211 22211 1221 211 2e
3.3.3 Củng cố, kiện toàn tô chức, hoàn thiện cơ chế quản lý nhân
lực khoa học và công nghệ trong lĩnh vực khoa hoc lịch sử quân sự
3.3.4 Tiếp tục nghiên cứu bồ sung, hoàn thiện các chính sách đãi
ngộ về vật chat và tinh than doi với cán bộ trực tiép quản ly, nghiên cứu
khoa học lịch sử quân sự ở các cơ quan, đơn vị trong toàn quán
Tiểu kết Chương 3 2 2 1222211212212 2121212102 11.1221Chương 4 ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN CHÍNH
SẠCH PHÁT TRIEN NHÂN LỤC KHOA HỌC VÀ CONG NGHE _TRONG
LINH VỰC KHOA HỌC LỊCH SƯ QUAN SỰ CUA QUAN DOI NHÂN DAN
VIET NAM TREN CƠ SO KHUNG NANG LỰC - 2222222222222 ca
4.1 Định hướng tiếp tục hoàn thiện chính sách phát triển nhân lực khoa
học và công nghệ trong lĩnh vực khoa học lịch sử quân sự của Quân đội
nhân dân Việt Nam trên cơ sở khung năng lực -22222:-s2->22z2
4.1.1 Giữ vững định hướng chính trị trong quá trình hoàn thiện và thực thi chính sách 5s 2112112212222 2n eeryu
4.1.2 Chính sách hoàn thiện phải phù hợp với nhiệm vụ, đặc điểm
tô chức, hoạt động của Ngành khoa học lịch su quân sự trong Quân đội
4.1.3 Hoàn thiện chính sách phải kế thừa và phát huy truyền thong,
kinh nghiệm xây dựng, phái triên lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam
4.1.4 Luôn bám sát thực tiễn, kịp thời giải quyết những van dé nay sinh, bảo đảm tinh thiết thực, hiệu quả toi wu của chính sách
4.2 Giải pháp tiếp tục hoàn thiện và thực hiện chính sách phát triển nhân
lực khoa học và công nghệ trong lĩnh vực khoa học lịch sử quân sự của
100 116
127
127
128 129
130
133
134
134 134
136
137 139
140
Trang 8Quân đội nhân dân Việt Nam trên co sở khung năng lực -2
4.2.1 Nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện tiêu chuẩn nhân lực khoa học
và công nghệ trong lĩnh vực khoa học lịch sử quân sự trên cơ sở khung
757/0
4.2.2 Tiếp tục nghiên cứu bồ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách
phát triên nhân lực khoa học và công nghệ trong lĩnh vực khoa học lịch sử
quân sự trên cơ sở khung năng LUC -s:222252:2222223112212231112221151112 xe.
4.2.3 Tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách phát triển nhân lực
khoa học và công nghệ trong lĩnh vực khoa học lịch sử quân sự trong
Quân đội nhân dân Việt Nam trên cơ sở khung năng lực
4.2.4 Day mạnh tuyên truyền, giáo duc nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chủ thể và phát huy vai tro của các tô chức, lực lượng dé hoàn
thiện, thực thi chính sách phát triển nhân lực khoa học và công nghệ trong
lĩnh vực khoa học lịch sử quân sự trên cơ sở khung năng lực
8< 19.7 11
KET LUẬN VÀ KIEN NGHỊ - 2222251211111111122221112222222222222 82222 222 xe
DANH MỤC CONG TRINH KHOA HOC CUA TÁC GIA LIÊN QUAN DEN
Trang 9DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TATBQP:
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Chủ nghĩa xã hội
Công tác dang, công tác chính tri Đảng Cộng sản Việt Nam
Khoa học và công nghệ Khoa học quân sự
Khoa học lịch sử quân sự Khung năng lực
Quân đội nhân dân Việt Nam
Quân ủy Trung ươngQuốc phòng toàn dân
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH, HỘP, BIEU DO, BANG
1 Danh mục hình, hộp
Hình 2.1: Một số trường phái quan niệm cơ bản về nhân lực KH&CN
Hình 2.2: Tông hợp quan niệm về nhân lực KH&CN ở Việt Nam hiện nay
Hộp 2.1: Mô tả tiêu chuẩn cụ thé chức danh Viện trưởng Viện LSQSVN
Hộp 2.2: Mô tả tiêu chuẩn cụ thể chức danh Trưởng phòng Kế hoạch,
quản lý khoa hoc và dao tạo, Viện LSQSVN ccccee
Hộp 2.3: Mô tả tiêu chuẩn cụ thé chức danh cán bộ (trợ lý) nghiên cứu
thuộc Viện LSQSVN - 2222222212221 re
Hộp 3.1: Y kiến của người chỉ huy đơn vị về việc điều động, bố trí, sử
dụng cán bộ KHLSQS 222222 22222221222111 1111222111212 re
Hộp 3.2: Y kiến của cán bộ làm công tác KHLSQS ss
Hộp 4.1: Y kiến của người chỉ huy về sự cần thiết phải nghiên cứu, bổ
sung, hoàn thiện chính sách đôi với cán bộ làm công tác KHLSQS
Hộp 4.2: Ý kiến của chuyên gia về sự cần thiết và tinh khả thi của các
nhóm giải pháp -:2::::22222222111222222111111122221m.1110222 11 2.1 re
Hộp 4.3: Ý kiến của người chỉ huy về sự cần thiết và tính khả thi của
ìL)0U()SEiiiâaaiảaŸẻŸÝẼẼỶẢ
2 Danh mục biểu đồ
Biểu đô 3.1: Xây dựng tiêu chuẩn, chức danh, chức vụ cán bộ
Biểu đô 3.2: Đánh giá cán bộ ò0 222222212222 eeee
Biểu đô 3.3: Tuyên dụng cán bộ 3 2222212222222 erree
Biểu do 3.4: Sử dụng, đề bạt, b6 nhiệm cán bộ 2.21 21 seg
Biểu đồ 3.5: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ 2222222 2222222222221 222EExe
Biểu đồ 3.6: Đỗi mới, ban hành chính sách cán bộ s s2
Biểu đô 3.7: Cơ câu nhân lực KH&CN có học hàm, học vị trong lĩnh
vực KHLSQS ở các đơn vỊ 222 222112222222 22222 re
Biểu đô 3.8: Chất lượng và cơ cau độ tuôi đội ngũ nhân lực KH&CN
trong lĩnh vực KHLSQS của QÐĐNDVN 2222222 cee
Biểu đồ 3.9: Chất lượng và cơ cấu độ tuổi đội ngũ cán bộ Viện
LSQSVN 2 2 ae
49 51 61
63
64
122 124
147
157
Trang 11Biểu đô 3.10: Câu trúc nhân lực KH&CN trong lĩnh vực KHLSQS có
trình độ GS, PGS theo lĩnh vực đào tạo - 255 222222211222 22 re
Biểu đô 3.11: Cau trúc nhân lực KH&CN trong lĩnh vực KHLSQS có
trình độ tiên sĩ theo lĩnh vực đào tạo 5s 2g 2822 22a
Biểu đồ 3.12: Câu trúc nhân lực KH&CN trong lĩnh vực KHLSQS có
trình độ thạc sĩ theo lĩnh vực đào tạo 55-22222222 E22 2e
Biểu đồ 3.13: Cau trúc nhân lực KH&CN trong lĩnh vực KHLSQS có
trình độ đại học theo lĩnh vực đào tạo - 5s 2212222212 are
Biểu đô 3.14: Nhận thức của cán bộ về ứng dụng KNL vào phát triển
nhân lực KH&CN trong lĩnh vực
Bảng 4.5: Tổng hợp đánh giá về sự cần thiết và tính khả thi của giải
pháp về nghiên cứu bồ sung, hoàn thiện chính sách -s
Bảng 4.6: Tổng hợp đánh giá về sự cần cần thiết và tính khả thi của
giải pháp vê Tô chức thực hiện chính sách -22222222222222222222222 22
Bảng 4.7: Tổng hợp ý kiến của cán bộ LD, QL và cán bộ trực tiếp QL,
NCKHLSQS về giải pháp Đây mạnh tuyên truyền s2 22222
Bang 4.8: Tông hop két qua danh gia về sự cần thiết và tính khả thi của
nhóm giải pháp Đây mạnh tuyên truyên, giáo dục nâng cao nhận thức,
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Phát triển nhân lực khoa học và công nghệ trong lĩnh vực khoa học lịch
sử quân sự của Quân đội nhân dân Việt Nam là một nhân t6 có ý nghĩa quan
trọng, trực tiếp quyết định đến chất lượng, hiệu quả công tác nghiên cứu LSQS,tổng kết chiến tranh Qua đó, góp phần cung cấp luận cứ và cơ sở khoa học phục
vụ Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng: cấp ủy, chỉ huy các
cơ quan, đơn vị quân đội; chính quyền địa phương các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác nghiên cứu, hoạch định đường lối, chủ trương về xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa trong tình hình mới.
Trước sự phát triển của tình hình thực tiễn xây dựng quân đội, củng cố
quốc phòng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình
hình mới, nhiệm vụ của khoa học lịch sử quân sự không chỉ nghiên cứu, làm rõ
những vấn dé về lich sử quân sự trong quá trình dựng nước và giữ nước của
dân tộc, mà còn phải tập trung nghiên cứu tổng kết những vấn đề về công tác quân sự, quốc phòng trong thời kỳ đất nước thống nhất, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và hội nhập quốc tế Qua tổng kết, đúc rút những bai học kinh nghiệm, những van dé có tính quy luật, cung cấp những luận cứ khoa học cho
Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng hoạch định đường lối,
chủ trương, chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từ “sớm”, từ “xa” Thực tế
đó, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác quản lý, nghiên cứu lịch sử
quân sự có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu, hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao.
Nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển khoa học lich sử quân sự của Quân đội
nhân dân Việt Nam đòi hỏi đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; cán bộ, nhân viên
khoa học và công nghệ có phẩm chất đạo đức, năng lực và phong cách công tác
Trang 13ngang tầm nhiệm vụ Những năm đất nước đôi mới, Dang, Nha nước và Quân
đội đã nghiên cứu xây dựng, ban hành một số chính sách về phát triển nhân lực
khoa học và công nghệ, trong đó có lĩnh vực khoa học lịch sử quân sự Với
đường lối chủ trương, chính sách đúng đắn, nhân lực khoa học và công nghệ
trong lĩnh vực khoa học lịch sử quân sự của Quân đội nhân dân Việt Nam có sự
phát triển cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng, góp phan quan trong vao việc
phát huy vai trò của ngành lịch sử quân sự trong sự nghiệp xây dựng nền quốc
phòng toàn dân, xây dựng quân đội nhân dân, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Nhiều công trình, đề tài, bộ sách lịch sử quân sự của dân
tộc, của quân đội va các cơ quan, đơn vi trong toàn quân được hoàn thành va
xuất bản đã góp phần cung cấp cơ sở lịch sử để giải quyết các vấn đề thực tiễn
quân sự, quốc phòng: đồng thời, làm sáng tỏ nhiều van dé lịch sử, bảo vệ chân
ly, dau tranh chồng những luận điệu sai trái, tăng cường trao đổi và hiểu biết lịch
sử, bồi dưỡng tư duy chính trị, quân sự, nâng cao năng lực chỉ huy, khả năng
chiến dau của cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân Khoa học lich sử quân sự đã góp
phần tái hiện lịch sử xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam Qua đó tiếp tục làm rõ, khang định và phát huy bản chat, truyền thong tốt đẹp Quân đội anh hùng của dân tộc Việt Nam anh hùng.
Trong khi đó, bên cạnh những thành tựu, việc xây dựng và thực hiện
chính sách phát triển nhân lực khoa học và công nghệ trong lĩnh vực khoa họclịch sử quân sự còn không ít hạn chế, bất cập; chưa được nghiên cứu, tô chứcxây dựng, hoàn thiện và thực hiện một cách thấu đáo, bài bản, chưa tiếp cậnday đủ khoa học quan lý hiện đại vào quản trị nguồn nhân lực Vì thế, chưa
thực sự thu hút, khuyến khích, động viên và sử dụng người tài, người giỏi,
người có năng lực và tâm huyết tham gia vào lĩnh vực khoa học lịch sử quân
sự; một bộ phận nhân lực khoa học và công nghệ làm công tác khoa học lịch
sử quân sự còn hạn chê vê trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực công tác,
Trang 14thiếu tâm huyết và gắn bó với ngành, thậm chí còn có những yếu kém về phẩm chất chính tri, đạo đức, lỗi sống, tác phong công tác đã tác động trực tiếp đến
nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trong lĩnh vực khoa học lịch sử quân
sự còn bất cập cả về cơ cấu, số lượng và chất lượng.
Trước tình hình trên, Quân ủy Trung ương yêu cầu phải “Bồ trí, sử dụng
hợp lý nguồn nhân lực hiện có; có giải pháp tạo nguồn, tuyển dụng, đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, tập trung xây dựng đội ngũ các nhà khoa học, chuyên gia đầungành đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cả trước mắt và lâu dài; nghiên cứu đề xuất cơchế, chính sách phù hợp dé thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao”[71]
Đề khắc phục được thực trạng nói trên, đồng thời thực hiện có hiệu quả chủ trương của Quân ủy Trung ương, đòi hỏi phải nghiên cứu, bồ sung, hoàn
thiện chính sách phát triển nhân lực khoa học và công nghệ trong lĩnh vực
khoa học lịch sử quân sự trên những tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể, tiếp cận trên
cơ sở khung năng lực.
Xuất phát từ những ly do trên, nghiên cứu sinh chon van đề “Chính sách
phát triển nhân lực khoa học và công nghệ trong lĩnh vực khoa học lịch sử
quân sự của Quân đội nhân dân Việt Nam trên cơ sở khung năng lực” làm đề
tài luận án tiến sĩ, chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Luận giải làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về chính sách pháttriển nhân lực KH&CN trong lĩnh vực KHLSQS và đề xuất giải pháp tiếp tụchoàn thiện chính sách phát triển nhân lực KH&CN trong lĩnh vực KHLSQS
của QDNDVN trên cơ sở KNL.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu về chính sách phát triển nhân lực
KH&CN trong lĩnh vực KHLSQS của QDNDVN;
- Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về chính sách phát triển nhân lực
KH&CN trong lĩnh vực KHLSQS của QDNDVN trên cơ sở KNL;
10
Trang 15- Khảo sát, đánh giá được thực trạng chính sách phát triển nhân lực
KH&CN trong lĩnh vực KHLSQS;
- Đề xuất định hướng và những giải pháp cơ bản dé tiếp tục hoàn thiện
chính sách phát triển nhân lực KH&CN trong lĩnh vực KHLSQS của
KH&CN trong lĩnh vực KHLSQS; Khung năng lực của nhân lực KH&CN
trong lĩnh vực KHLSQS; Chính sách phát triển nhân lực KH&CN trong lĩnh
vực KHLSQS của QDNDVN trên cơ sở KNL Khảo cứu, đánh giá thực trạng
chính sách phát triển nhân lực KH&CN trong lĩnh vực KHLSQS ở các đơn vi
đầu mối trực thuộc BQP, trọng tâm từ năm 2016 đến năm 2020 Những giải pháp luận án đề xuất được ứng dụng, thực hiện phát triển nhân lực KH&CNtrong lĩnh vực KHLSQS trên cơ sở KNL ở các đơn vi thuộc BỌP.
4 Câu hồi và giả thuyết nghiên cứu
4.I Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi thứ nhất: Chính sách phát triển nhân lực KH&CN trong lĩnhvực KHLSQS trên cơ sở KNL được biểu hiện như thế nào? để đánh giáviệc hoàn thiện chính sách phát triển một cách khách quan, khoa học cần
dựa vào những tiêu chí nào?
Cau hoi thứ hai: Thực trạng chính sách phát triển nhân lực KH&CN
trong lĩnh vực KHLSQS ra sao và những van dé gi đặt ra cần tập giải quyết?
11
Trang 16Câu hỏi thứ ba: Lam thé nào dé hoàn thiện chính sách phát triển nhân
lực KH&CN trong lĩnh vực KHLSQS trên cơ sở KNL?
4.2 Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết thứ nhất: Chính sách phát triển nhân lực KH&CN trong lĩnhvực KHLSQS trên cơ sở KNL là hệ thống những tác động để thu hút, bồ trí,
sử dụng, đánh giá, phát triển nhân lực KH&CN trong lĩnh vực KHLSQS có
đủ số lượng, cơ cau hợp lý và chất lượng ngày càng nâng cao Việc hoàn thiện chính sách phải bảo đảm tiêu chuẩn về kiến thức, kỹ năng, thái độ tương ứng, phù hợp với từng vị trí việc làm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác LSQStrong QDNDVN.
Giả thuyết thứ hai: Chính sách phát triển nhân lực KH&CN trong lĩnh
vực KHLSQS hiện nay đã phát huy tác dụng, mang lại hiệu quả, tạo tiền đềcho sự phát triển nhân lực KH&CN trong lĩnh vực KHLSQS Tuy nhiên, bêncạnh những tác động tích cực, vẫn còn những hạn chế nhất định, liên quanđến việc ban hành và thực hiện chính sách, ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng,
chất lượng, cơ cấu nhân lực KH&CN Những yếu tổ tác động đến việc hoàn
thiện chính sách phát triển nhân lực KH&CN trong lĩnh vực KHLSQS trên cơ
sở KNL cần có cơ chế khắc phục kip thời.
Giá thuyết thứ ba: Việc hoàn thiện chính sách phát triển nhân lực
KH&CN trong lĩnh vực KHLSQS trên cơ sở KNL hiện nay, cần có định
hướng đúng và nghiên cứu đề xuất được các giải pháp cả về nhận thức và tổ
chức thực hiện một cách đồng bộ, chặt chẽ, khoa học
5 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận và quan điểm tiếp cận của khoa học luận
và các phương pháp nghiên cứu của khoa học quản lý trong nghiên cứu về
chính sách phát triển nhân lực KH&CN, luận án vận dụng tổng hợp cácphương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu thu thập dữ liệu để thực
12
Trang 17hiện luận án từ nhiều nguồn khác nhau; trong đó, bao gồm cả nguồn dữ liệu
thứ cấp được nghiên cứu, thu thập từ các tài liệu chính thống, có căn cứ khoa
học và đữ liệu sơ cấp được thu thập từ khảo sát đánh giá và phương phápphỏng vấn chuyên gia (phỏng vấn sâu)
5.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Trên cơ sở nền tảng tư tưởng
Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng, Nhà nước, Quân đội về KH&CN;khai thác, phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu khoa học trong và ngoài
nước về năng lực, phát triển nhân lực KH&CN, về chính sách phát triển nhân
lực KH&CN trong lĩnh vực KHLSQS.
Tài liệu của luận án được nghiên cứu thu thập từ: Các công trình khoa
học đã công bố; các chỉ thị, nghị quyết, báo cáo của QUTW, BỌP và các cơ
quan, don vi trong toàn quân về chính sách phát triển nhân lực KH&CN trong
Quân đội; báo cáo tổng kết công tác KHQS hàng năm của các đơn vị và BQP Qua đó, thấy được nội dung đánh giá liên quan đến nhân lực và chính sách
phát triển nhân lực KH&CN trong lĩnh vực KHLSQS, với các số liệu cụ thể
để minh chứng cho những luận điểm của luận án về ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra về chính sách phát triển nhân lực KH&CN trong
lĩnh vực KHLSQS.
5.2 Phương pháp khảo sát thực tiễn
* Mục đích khảo sát: Thu thập dữ liệu thực tế, khách quan về thực trạngchính sách phát triển nhân lực KH&CN trong lĩnh vực KHLSQS của QĐNDVN
dựa trên cơ sở KNL.
* Nội dung khảo sát
- Khảo sát thực trạng (những ưu điểm, hạn chế) của chính sách phát
triển nhân lực KH&CN trong lĩnh vực KHLSQS trên cơ sở KNL
- Những vấn đề đặt ra cần giải quyết của chính sách phát triển nhân lực
KH&CN trong lĩnh vực KHLSQS trên cơ sở KNL.
13
Trang 18* Đối tượng khảo sát Tiến hành khảo sát 350 phiếu đối với các lực lượng liên quan trực tiếp
đến công tác lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu KHLSQS trong toàn quân
* Thời gian tiễn hành khảo sát: Từ thang 02/2019 đến tháng 08/2020
* Các phương pháp nghiên cứu thực trạng
Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động của các đơn vị nhằmthu thập tích lũy thêm tư liệu, tài liệu về thực trạng chính sách phát triển
KH&CN trong lĩnh vực KHLSQS trên cơ sở KNL.
Phương pháp trưng câu ÿ kiến bằng bảng hỏi: Căn cử vào nội dung nghiên cứu về nhân lực và chính sách phát triển nhân lực KH&CN trong lĩnh vực KHLSQS trên cơ sở KNL, tác giả luận án dự kiến các câu hỏi và xác định
các phương án trả lời Trong mỗi câu hỏi xác định, có từ ba dấu hiệu trở lên.Sau khi thu thập phiếu hỏi tiến hành làm sạch phiếu và xử lý thông tin
Phương pháp toa đàm, trao đổi: Căn cứ vào khái niệm nhân lựcKH&CN và chính sách phát triển nhân lực KH&CN trong lĩnh vực KHLSQS
trên cơ sở KNL, luận án xây dựng hệ thong các vấn dé cần trao déi tọa đàm, tập trung vào các vấn đề: Nhận thức, những ưu điểm, hạn chế; nguyên nhân, kinh nghiệm; những vấn đề đặt ra và những giải pháp, đề xuất, kiến nghị xung quanh vấn đề chính sách phát triển nhân lực KH&CN trong lĩnh vực
KHLSQS trên cơ sở KNL.
5.3 Phương pháp phỏng vẫn chuyên gia (phỏng vấn sâu): Nghiên cứu
sinh đã tiến hành phỏng vấn một số chuyên gia, tập trung vào các thành phan:Can bộ lãnh đạo, chỉ huy một SỐ CƠ quan, đơn vi; can bộ ở các co quan trực tiếp
làm công tác QL, NCKHLSQS trong quân đội; một SỐ chuyên gia, nhà khoa học chuyên sâu về chính sách phát triển nhân lực trong lĩnh vực KH&CN nói chung, KHLSQS nói riêng tại Hội nghị Tổng kết Công tác LSQS, Hội nghị Tổng kết Công tác KHQS hằng năm của Bộ Quốc phòng và các lớp tập huấn nghiệp vụ
14
Trang 19công tác LSQS toàn quân hằng năm; tại các cuộc hội thảo khoa học và các đợt
kiểm tra công tác LSQS tại các đơn vị trong toàn quân
Mục đích nhằm khang định những van dé lý luận và nhận định đánh giá
trong khảo cứu thực trạng cũng như xác định các giải pháp hoàn thiện chính
sách phát triển nhân lực KH&CN trong lĩnh vực KHLSQS trên cơ sở KNL, tácgiả luận án xin ý kiến các nhà khoa học trong và ngoài quân đội, các cán bộ đã
có thâm niên, kinh nghiệm LD, QL công tác LSQS Nội dung xin ý kiến
chuyên gia bao gồm các van dé: Phương pháp luận và phương pháp tiếp cận
vấn đề nghiên cứu; các khái nệm cơ bản cua đề tài luận án; các nhận định đánh giá; sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp hoàn thiện chính sách phát
triển nhân lực KH&CN trong lĩnh vực KHLSQS trên cơ sở KNL
5.4 Phương pháp xử lý số liệu bang thong kê toán học: Xử lý kết quả khảo sát bằng phần mềm SPSS với các tham số: Tính phần trăm, trung bình cộng; phương sai; độ lệch chuẩn; tần suất; khoảng biến thiên; sai số trung
bình mẫu Tính hệ số tương quan để đưa ra những nhận định đánh giá bảo
đảm tính khách quan, khoa học và phù hợp.
Ngoài các phương pháp nghiên cứu cơ bản như trên, luận án đã sử dụng
kết hợp với một số phương pháp như: Phân tích, tổng hợp; lịch sử, lôgic; tổngkết kinh nghiệm; phương pháp thống kê: hệ thống hóa các văn bản, báo cáotổng kết ở các đơn vị về công tác KHLSQS
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1 Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phan làm rõ, bổ sung, phát triển
lý luận về chính sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN trong lĩnh vực
KHLSQS trên cơ sở KNL - Một hoạt động mới trong công tác xây dựng nhân lực KH&CN của Quân đội hiện nay.
15
Trang 206.2 Ý nghĩa thực tiễn Luận án góp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho các chủ thé LD,
QL công tác KHLSQS trong nghiên cứu, hoạch định chính sách và kế hoạchphát triển nhân lực trên cơ sở KNL; trong các khâu, các nội dung của phát triển
nhân lực KH&CN trong lĩnh vực KHLSQS của QDNDVN.
Luận án có thê làm tài liệu tham khảo để phát triển đội ngũ cán bộ
thuộc các lĩnh vực khác trong quân đội trên cơ sở KNL; vận dụng vào giảng dạy, NCKH, quản lý KH&CN, quản lý công, chính sách công, LSQS., Đồng thời, cung cấp cơ sở dé đội ngũ cán bộ, nhân viên ngành KHLSQS phan đấu, rèn luyện, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
7 Tinh mới khoa học của luận án
Luận án đã xác lập được cơ sở khoa học cả về mặt lý luận và thực tiễncho việc đề xuất chính sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN trong lĩnh vựcKHLSQS trên cơ sở KNL nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội theohướng: Tinh, gọn, mạnh, tiến lên hiện đại Đồng thời, đề xuất được các giải
pháp cơ bản để tiếp tục hoàn thiện chính sách phát triển nhân lực KH&CN
trong lĩnh vực KHLSQS của QDNDVN hiện nay trên cơ sở KNL.
8 Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị; danh mục các công trình
khoa học của tác giả liên quan đến luận án; tài liệu tham khảo; phụ lục; nộidung chính của luận án gồm 4 chương:
Chương 1 Tổng quan nghiên cứu về chính sách phát triển nhân lựckhoa học và công nghệ trong lĩnh vực khoa học lịch sử quân sự của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Chương 2 Cơ sở lý luận về chính sách phát triển nhân lực khoa học và
công nghệ trong lĩnh vực khoa học lịch sử quân sự của Quân đội nhân dân Việt Nam trên cơ sở khung năng lực.
16
Trang 21Chương 3 Thực trạng chính sách phát triển nhân lực khoa học và công
nghệ trong lĩnh vực khoa học lịch sử quân sự của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Chương 4 Định hướng, giải pháp tiếp tục hoàn thiện chính sách pháttriển nhân lực khoa học và công nghệ trong lĩnh vực khoa học lịch sử quân sự
của Quân đội nhân dân Việt Nam trên cơ sở khung năng lực.
17
Trang 22Chương 1
TONG QUAN NGHIÊN CỨU VE CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIEN NHÂN LUC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC LỊCH SỬ QUẦN SỰ
CỦA QUẦN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
Tổng quan kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan đếnChính sách phát triển nhân lực KH&CN trong lĩnh vực KHLSOS của
OPNDVN sẽ giúp NCS nhận thức day đủ, sâu sắc giá trị của các công trình khoa học đối với quá trình thực hiện đề tài luận án của NCS Đồng thời, giúp NCS xác định và giới hạn rõ vấn đề lựa chọn cần tập trung nghiên cứu, giải quyết mà các công trình trước đây chưa đặt ra, hoặc chưa có điều kiện để
nghiên cứu, hoặc do đối tượng, phạm vi nghiên cứu mà chưa đề cập đến
1.1 Các công trình khoa học nghiên cứu về nguồn nhân lực khoa học
và công nghệ; phát triển nhân lực khoa học và công nghệ; năng lực vàkhung năng lực; chính sách phát triển nhân lực khoa học và công nghệ
* Các công trình khoa học nghiên cứu về nguồn nhân lực khoa học
và công nghệ; phát triển nhân lực khoa học và công nghệ
Các tác giả Mare Effron, Robert Gandossy trong tác pham: “Human resourses in the 21" century” (Nguồn luc trong thé ky XXI), USA, John Wiley,
2003 [114], đã tập trung trình bay những dong góp tu tưởng của các nhà lãnh
dao: David Ulrich, Rosabelth Moss Kanter về chiến lược phat trién nguồn lực con người, về khoa học quản lý và sử dụng nguồn lực con người đạt hiệu quả
cao trong hoạt động sản xuất vật chất Các tác giả cho rằng: ngày nay, bất cứ
quốc gia nào trên thế giới cũng đều nhận thức rõ nguồn lực con người là rất
quan trọng, có tính quyết định đến sự phát triển KT - XH của mỗi quốc gia
Bàn về chính sách nguồn nhân lực KH&CN cũng được Tổ chức Hợptác phát triển kinh tế (OECD), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của
18
Trang 23Liên Hợp quốc (UNESCO), Liên minh Châu Âu và nhiều học giả nghiên cứu.
Năm 2007, tác giả Sami Mahroum trong bài viết “Assessing human
resources for science and technology: the 3D framework” (Đánh giá nguồn nhânlực KH&CN: khuôn khổ không gian 3 chiều”, Oxford University Press, Vol.34,No.7 [116], đã chỉ ra 3 yếu tố tạo nên thành công về mặt chính sách phát triểnnguồn nhân lực KH&CN của một quốc gia, đó là: Phát triển tài năng thông qua
các chính sách về giáo dục - dao tao; trién khai nguồn nhân lực thé hiện năng lực
sử dụng tối ưu hóa nguồn nhân lực KH&CN của quốc gia; tạo ra những tài năng
về KH&CN thông qua việc thu hút nhân tài không chỉ ở trong nước mà còn cả trên thế giới, từ cấp độ sinh viên cử nhân đến các nhà khoa học.
Nguyễn Thị Quỳnh Giang thuộc Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước [41],khi nghiên cứu về nhân lực KH&CN ở một số nước trên thế giới, đã cho rằng:
1 Ở Nhật Bản nhân lực KH&CN được quan niệm là những người tốtnghiệp đại học đã được tuyển dụng vào một nghề khoa học và kỹ thuật, đòihỏi ở mức cao về trình độ và tiềm năng sáng tạo Nhân lực KH&CN ở Nhật
Bản bao gồm ba nhóm: Cán bộ nghiên cứu (nhà khoa học, kỹ sư nghiên cứu), nhân viên kỹ thuật, nhân viên phụ trợ trực tiếp trong nghiên cứu phát triển.
2 Ở Thái Lan, nhân lực KH&CN được xác định là tổng số nhân lực có trình độ, hoặc số nhân lực có trình độ hiện đang làm việc, hoặc trực tiếp tham
gia vào các hoạt động khoa học và kỹ thuật trong một tổ chức và được trả
lương theo quy định cho các dịch vụ của họ Nhân lực KH&CN ở Thái Lan
gồm ba nhóm: Các nhà khoa học và kỹ sư, kỹ thuật viên và nhân viên phụ trợ.
3.Ở Singapore, quan niệm về nhân lực KH&CN có sự mở rộng hơn, đó
là không phân biệt nhân lực KH&CN là công dân của quốc gia hay người
nước ngoài, chỉ cần những người này làm việc phục vụ các mục tiêu phát triển của đất nước, được Chính phủ Singapore chỉ trả lương thì họ là nguồn
nhân lực KH&CN của Singapore Đội ngũ nhân lực KH&CN của Singapore
19
Trang 24gồm những nhà nghiên cứu, kỹ thuật viên và công nhân kỹ thuật Chính phủ
Singapore đã xác định chiến lược phát triển nguồn lực này từ thể chế, chính
sách, đến các chương trình học bồng, cơ chế tài chính, chế độ lương, đầu tư
cơ sở vật chất phục vụ việc xây dựng và thu hút nhân lực KH&CN, đặc biệt
chú trọng thu hút nhân tài trong các lĩnh vực KH&CN mũi nhọn của quốc gia
Theo công trình “KH&CN Việt Nam 2003” và “Cẩm nang về do lườngnguồn nhân lực KH&CN” của Tô chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD),thì nhân lực KH&CN bao gồm những người đáp ứng được một trong những
điều kiện sau đây: 1) Đã tốt nghiệp đại học và cao dang, làm việc trong một ngành KH&CN; 2) Đã tốt nghiệp đại học và cao đăng, nhưng không làm việc trong một ngành KH&CN nào; 3) Chưa tốt nghiệp đại học và cao đăng,
nhưng làm một công việc trong một lĩnh vực KH&CN đòi hỏi trình độ tương đương Đây chính là khái niệm nhân lực KH&CN theo nghĩa rộng Theo đó,
có thê hiểu nhân lực KH&CN bao gồm cả những người đã tốt nghiệp đại học
nhưng không làm việc trong lĩnh vực KH&CN Khái niệm này dường như
quá rộng dé thé hiện nguồn nhân lực hoạt động KH&CN của một quốc gia.
Do vậy, các nước thường sử dụng khái niệm nhân lực nghiên cứu phát
triển (NCPT), hay còn gọi là R&D (research and development), dé thé hiện
lực lượng lao động KH&CN của mình.
Theo cuốn “Cam nang FRASCATI - Hướng dẫn thống kê nghiên cứu
phát triển của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ” [92], nhân lựcnghiên cứu phát triển bao gồm những người trực tiếp tham gia vào hoạt độngnghiên cứu phát triển hoặc trực tiếp hỗ trợ hoạt động nghiên cứu phát triển.Nhân lực nghiên cứu phát triển được chia thành ba nhóm:
Nhóm 1: Các nhà nghiên cứu khoa học (nhà nghiên cứu/nhà khoa học/kỹ sư nghiên cứu) Đây là những người nghiên cứu chuyên nghiệp có trình độ cao đăng, đại học, thạc sĩ, tiên sĩ hoặc không có văn băng chính thức,
20
Trang 25song họ vẫn thường xuyên làm các công việc tương đương như nhà nghiên
cứu, nhà khoa học, trực tiếp tham gia vào quá trình sáng tạo, phát triển tri
thức, sản phẩm và quy trình mới, phương pháp và hệ thống mới
Nhóm 2: Nhân viên kỹ thuật và tương đương Nhóm nay bao gồmnhững người thực hiện các công việc đòi hỏi phải có kinh nghiệm và hiểu biết
kỹ thuật trong những lĩnh vực của KH&CN Họ tham gia vào nghiên cứu phát
triển băng việc thực hiện những nhiệm vụ khoa học và kỹ thuật có áp dụng
những khái niệm và phương pháp vận hành dưới sự giám sát của các nhà nghiên cứu khoa học nhóm một như đã nêu trên.
Nhóm 3: Nhân viên phụ trợ trực tiếp nghiên cứu phát triển Bao gồm
những người có hoặc không có kỹ năng, nhân viên hành chính văn phòng
tham gia vào các dự án nghiên cứu phát triển Trong nhóm này có cả nhữngngười làm việc liên quan đến nhân sự, tài chính và hành chính trực tiếp phục
vụ công việc nghiên cứu phát triển của các tô chức nghiên cứu phát trién
Trên cơ sở phân tích những quan niệm về nhân lực KH&CN của các tổ
chức, cá nhân, trong công trình: “Di động xã hội cua nhân lực KH&CN trong
bồi cảnh hội nhập quốc tế: Ly luận và thực tiền ”, (2016), Đào Thanh Trường
[95] đã quan niệm: “Nhân lực KH&CN là tập hợp những nhóm người tham
gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với các
chức năng: nghiên cứu sáng tạo, giảng dạy, quản lý, khai thác, sử dụng và tác
nghiệp, góp phan tạo ra tiễn bộ của KH&CN, của sự phát triển sản xuất và xãhội” Theo đó, nhân lực KH&CN sẽ bao gồm:
- Lực lượng nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp;
- Lực lượng giảng dạy được dao tạo bậc cao;
- Lực lượng quản lý khoa học ở các loại hình cơ quan khoa học.
Nghiên cứu về nhân lực KH&CN, năm 2016 đề tài khoa học cấp Nhà
nước: “Nghiên cứu chính sách phát triên nguôn nhân lực khoa học và công
21
Trang 26nghệ của Việt Nam dé tích cực chủ động tham gia vào các tổ chức quốc tế trong một số lĩnh vực ưu tiên”, do Trịnh Ngọc Thạch làm Chủ nhiệm [84] đã
cho rằng: Hiện nay, tại Việt Nam chưa chính thức đưa ra một định nghĩa
thống nhất về nhân lực KH&CN Trong các tài liệu thống kê về nhân lựcKH&CN hiện nay có sự không thống nhất Một số nghiên cứu, bài viết trên
báo/tạp chí đề cập đến nhân lực KH&CN, trong khi một số khác lại đề cập đến nhân lực research and development (R&D) hay nhân lực mang tính chất
“tiềm năng” Vậy nên hiểu như thế nào cho thống nhất về những thuật ngữ
này? Theo đó, tác giả đã đưa ra một số khái niệm về nhân lực KH&CN của các nhà khoa học, các tổ chức trong nước và trên thế giới Đây là một trong
những cơ sở quan trọng dé NCS tham khảo hoàn thành luận án của mình
Vũ Văn Phúc và Nguyễn Duy Hùng (2012), đã nghiên cứu, công bốcông trình: “Phat triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cau CNH, HDH và hộinhập quốc tế” [67] Các tác giả đã tập trung làm sáng tỏ những tư tưởng, quan
điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta về phát triển nguồn nhân lực; giới thiệu những kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số nước, vùng
lãnh thổ trên thế giới; phân tích thực trạng, những bat cập, thách thức va đề
xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực nói chung của nước ta hiện nay.
Bản về vai trò nguồn lực trí tuệ, Nguyễn Văn Khánh, Lại Quốc Khánh,
Trương Bích Hạnh, Đặng Anh Dũng, Lưu Tùng Trúc (2013), đã nghiên cứu,
công bố công trình: “Xây đựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục
vụ sự nghiệp chan hưng dat nước ” [57] Công trình đã tập trung làm rõ một
số nội dung chính, bao gồm: Những vấn đề lý luận chung về trí tuệ và nguồn
lực trí tuệ; nguồn lực trí tuệ Việt Nam trong lịch sử và hiện tại; xây dựng và
phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước.
Dưới góc độ nghiên cứu về nguồn lực trí tuệ, các tác giả Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Vũ Hảo, Lâm Bá Nam, Hoàng Thu Hương và Lại Quốc
22
Trang 27Khánh (2012), trong công trình: “Nguồn luc trí tuệ Việt Nam: Lịch su, hiện
trạng và triển vọng” [56] đã phân tích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận
chung và phương pháp tiếp cận nghiên cứu về trí tuệ, nguồn lực trí tuệ, xâydựng và phát huy nguồn lực trí tuệ; Những kinh nghiệm xây dựng và pháttriển nguồn lực trí tuệ trong lịch sử Việt Nam và trên thế giới; Phân tích thựctrạng nguồn lực trí tuệ Việt Nam trong các lĩnh vực của đời sống xã hội; Đềxuất những giải pháp xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục
vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước
Tác gia Trần Khánh Đức (2010) trong công trình “Giáo duc và phát triển nguôn nhân lực trong thé kỷ XXI” [44] đã đưa ra những khái niệm cơ bản về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực
cùng những tiêu chí đánh giá Cái sâu sắc của công trình chính là phươngpháp tiếp cận mới, hiện đại về nguồn nhân lực trong bối cảnh mới
Trong công trình “Nguồn nhân lực và nhân tài cho phát triển xã hội và
quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới” [68] của Nguyễn Ngọc Phú (2010) đã luận giải những vấn đề lý luận chung về nguồn nhân lực và đề xuất những quan điểm, giải pháp phát triển Tuy nhiên, công
trình chưa đề cập tới nguồn nhân lực, nhân tài trong lĩnh vực quân sự Mặc
dù, lực lượng này không chỉ có vai trò to lớn trong lĩnh vực quốc phòng mà
trong cả nhiệm vụ phát triển KT-XH và quản lý, phát triển xã hội ở Việt Nam
* Các công trình khoa học nghiên cứu về nang lực và khung năng lực Năng lực là vấn đê đã được nghiên cứu từ nhiều phương diện, góc độ, cách tiếp cận khác nhau ở nước ngoài và trong nước.
Theo tài liệu của Tổ chức lao động quốc tế và Tổ chức phát triển quốc
tế Đức trình bầy M.E.S mô đun kĩ năng hành nghề: Năng lực là sự vận dung các kỹ năng, kiến thức và thái độ để thực hiện các nhiệm vụ theo tiêu chuẩn
công nghiệp và thương mại dưới các điêu kiện hiện hành.
23
Trang 28Bộ Giáo dục Canada, trong cuốn “Công nghệ giáo dục ky thuật và dạy nghề” (nguyên bản tiếng Pháp đã được dịch sang tiếng Việt), định nghĩa năng
lực là: “khả năng thực hiện một nhiệm vụ trọn vẹn, đạt chuẩn kỹ năng tương
ứng với ngưỡng quy định khi bước vào thị trường lao động” [130].
Dưới góc độ kinh tế học, trong Hội nghị chuyên đề về những năng lực
cơ bản của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - Organization for Economic Cooperation and Development), F.E.Weinert cho răng “Năng lực
được thể hiện như một hệ thong kha năng, sự thành thạo hoặc những ki năng
thiết yếu, có thể giúp con người đủ điều kiện vươn tới một mục đích cụ thể”.Cũng tại diễn đàn này, J.Coolahan quan niệm: Năng lực là “những khả năng
cơ bản dựa trên cơ sở tri thức, kinh nghiệm, các gia trị và thiên hướng cua
một con người được phát triển thông qua thực hành giáo dục” [127]
ASEAN hiện nay đã và đang xây dựng tiêu chuẩn năng lực chung
(ASEAN Common Competency Standards - ACCS) cho các ngành dịch vụ
khu vực với định nghĩa năng lực cho từng lĩnh vực “bao gồm 3 loại năng lựctheo phân công lao động: năng lực cốt lõi, năng lực chung và năng lực chứcnăng/chuyên môn; biểu hiện các loại năng lực này đều thông qua kiến thức,
kỹ năng và thai độ/hành vi” [125].
McLagan cho rằng “Năng lực được hiểu là một tập hợp các kiến thức,thái độ, và kỹ năng hoặc cách chiến lược tư duy mà tập hợp này là cốt lõi và
quan trọng cho việc tao ra những sản phẩm dau ra quan trọng” [124].
Năng lực của con người là vấn đề đã được bàn nhiều trong nghiên cứu
khoa học và trong thực tiễn cuộc sống Đây là vấn đề phức tạp, đòi hỏi khi
xem xét năng lực phải dựa trên cơ sở phương pháp luận Mác-xít và kế thừa
những thành tựu nghiên cứu của các môn khoa học khác.
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau khi xây dựng quan niệm năng lực
như theo nội dung công tác, theo từng mặt công tác, theo cương vi chức trách
được giao, hoặc theo hệ thống các yếu tố cấu thành năng lực (tri thức, kỹ
24
Trang 29năng, kỹ xảo) Mỗi cách tiếp cận có góc độ riêng Do đó, tổng hợp các cáchtiếp cận sẽ cho bức tranh toàn diện về năng lực của con người Song dù quanniệm thé nào thì năng lực của một con người cũng gan chặt với ban chất, chức
năng lĩnh vực công tác và với chức trách, nhiệm vụ được giao.
Triết học Mác xit coi năng lực của con người là khả năng thé hiện mình
trong một bối cảnh nhất định, là thuộc tính bản chất con người Các Mác khang
định: Chúng tôi hiểu sức lao động, hay năng lực lao động là toàn bộ những
năng lực thé chat va tinh than tồn tại trong một con người đang sống va đượcngười đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một gia tri sử dụng nào đó
Tâm lý học Mác xít cho răng năng lực của con người là tổng hợp cácphẩm chất, thuộc tính bảo đảm cho mỗi cá nhân có đủ khả năng thực hiện có
hiệu quả một công việc nào đó: Năng lực là phẩm chat tâm lý và sinh lý của
cá nhân đáp ứng với những yêu cầu hoạt động nhất định, bảo đảm cho hoạt
động nhanh chóng thành thạo và đạt kết quả cao
Dưới góc độ giáo dục học, năng lực là “khả năng được hình thành và
phát triển cho phép con người đạt được thành công trong một hoạt động thểlực, trí lực hoặc nghề nghiệp Năng lực được thé hiện ở khả năng thi hành một
hoạt động, thực thi một nhiệm vụ” [99] Lý luận dạy học hiện đại quan niệm
năng lực là “điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, kinh
nghiệm, sự sẵn sảng hành động và trách nhiệm đạo đức” [27] Trong khoa học
về xây dựng và phát triển Chương trình giáo duc [131], “Năng lực có thé địnhnghĩa như là một khả năng hành động hiệu quả bằng sự cố gắng dựa trên nhiềunguồn lực Những kha năng nay được sử dụng một cách phù hợp, bao gồm tat
cả những gì học được từ nhà trường cũng như những kinh nghiệm; những kĩ
năng, thái độ và sự hứng thú; ngoài ra còn có những nguồn bên ngoài ” Đó là
“một khả năng hành động hiệu quả hoặc là sự phản ứng thích đáng trong các
tình huống phức tạp nao đó”; “là những kiến thức (knowledge), kĩ năng (skills)
và các giá tri (values) được phản ánh trong thói quen suy nghĩ và hành động
25
Trang 30của mỗi cá nhân Thói quen tư duy và hành động kiên trì, liên tục có thê giúp
một người trở nên có năng lực, với ý nghĩa làm một việc gì đó trên cơ sở có
kiến thức, kĩ năng và các giá trị cơ bản”
Theo Từ điển Tiếng Việt, do Hoàng Phê chủ biên năm 2019, định nghĩanăng lực là: (1) “khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có dé thựchiện một hoạt động nao đó; (2) Phẩm chat tâm lý và sinh lý tạo cho con người
khả năng hoàn thành một loại hoạt động nao đó với chất lượng cao” [66].
Nguyễn Quang Uan, Nguyễn Văn Lũy, Dinh Văn Vang Giáo trình Tâm
lý học đại cương, đã định nghĩa năng lực là “một mức độ nhất định của khả
năng con người, biểu thị ở việc hoàn thành có kết quả một hoạt động nào đó”;
đó là “tô hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu
của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả tốt Năng
lực vừa là tiền đề, vừa là kết quả của hoạt động Năng lực vừa là điều kiện cho hoạt động đạt kết quả nhưng đồng thời năng lực cũng phát triển ngay trong chính hoạt động ấy” [100].
Theo Đặng Thành Hưng: “Năng lực là thuộc tính cá nhân cho phép cá
nhân thực hiện thành công các hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốntrong điều kiện cụ thé “tổ hợp những hành động vật chat và tinh thần tương
ứng với dạng hoạt động nhất định dựa vào những thuộc tính cá nhân (sinh học, tâm lý và giá trị xã hội) được thực hiện tự giác và dẫn đến kết quả phù hợp với trình độ thực tế của hoạt động” Trong định nghĩa này, tác giả đã đưa
vào yếu tô rất quan trong làm rõ những thuộc tính cá nhân - đó là sinh học,tâm lý và giá trị xã hội Đồng thời, tác giả còn cho rằng: “Năng lực là thuộctính cá nhân cho phép cá nhân thực hiện thành công các hoạt động nhất định,đạt kết quả mong muốn trong điều kiện cụ thể” [54]
Nguyễn Đức Tri, trong các công trình nghiên cứu về dao tạo theo năng
lực như Gido duc nghề nghiệp - Mot số vấn dé ly luận và thực tiễn, Nxb Khoa
26
Trang 31học và Kỹ thuật, 2010; Giáo trinh Quan lý quá trình dao tạo trong nha
trưởng, Nxb Khoa hoc và Kỹ thuật, 2010; 7 iép cận dao tao nghé dua trén
năng lực thực hiện và việc xây dựng tiêu chuẩn nghề, đều nhấn mạnh đến ý
nghĩa “thực hiện/thực hành”, đã định nghĩa nang lực thực hành là “kha
năng thực hiện được các nhiệm vụ, công việc trong nghề theo các tiêu chuẩnđặt ra đối với từng nhiệm vụ, công việc do”
Khung năng lực cũng là một trong những van dé rất mới ở Việt Nam,
nhưng cũng đã được bàn luận trong một số công trình khoa học tiêu biểu:
Trong tài liệu hướng dẫn xây dựng KNL của Sở Nội vụ Bắc Kạn đã tổng quan nghiên cứu của một số quốc gia trên thế giới về KNL: Pháp có
“Cam nang KNL”; Anh và Malaysia có “KNL khu vực công”; Canada có
“KNL lãnh đạo Canada” Theo đó:
Trong “Cam nang KNL” của Pháp đã đề ra các tiêu chí: 1/ Tầm nhìn vàđịnh hướng; 2/ Quan tri sự thay đôi; 3/ Gây ảnh hưởng; 4/ Giao tiếp; 5/ Ra
quyết định; 6/ Ngoại ngữ.
Trong “KNL khu vực công của Anh”, các tiêu chí đó là: 1/ Xác định rõ
mục đích và định hướng tô chức theo mục đích; 2/ Gây ảnh hưởng và thể hiện qua lãnh đạo làm gương: 3/ Tư duy chiến lược; 4/ Khuyến khích và hỗ trợ
người khác; 5/ Học tập và phát triển; 6/ Hướng đích
Trong “KNL lãnh đạo khu vực công của Canada”, bao gồm: 1/ Nhómnăng lực đạo đức và chuẩn mực; 2/ Nhóm năng lực chiến lược; 3/ Nhóm năng
lực cam kết và trách nhiệm; 4/ Nhóm năng lực thực thi.
Cùng là “KNL công” nhưng “KNL công của Malaysia” gồm 03 nhóm: 1/Nhóm năng lực cốt lõi liên quan tới pham chat, thái độ và hành vi của công
chức; 2/ Nhóm năng lực chuyên môn là tập hợp kiến thức va kỹ năng cơ bản dé
làm việc chuyên nghiệp; 3/ Nhóm năng lực đặc thù theo vị trí công việc Mỗi
công chức tại Malaysia được bồi dưỡng hàng năm dé đạt chuẩn theo KNL [129].
27
Trang 32Trong chuyên khảo (01-2013): Competency framework of the USmilitary (Khung nang lực cơ ban của Quân đội Mỹ), cua Thiếu tá Richard
E.Dunning thuộc Trường Nghiên cứu Quân sự cấp cao Chỉ huy và Tham mưuQuân đội Hoa Kỳ Fort Leavenworth, Kansas đã cho rằng: vào tháng 10 năm
2011, Quân đội Hoa Kỳ đã công bố học thuyết tán thành các năng lực cốt lõimới nhất: Diễn tập vũ trang phối hợp (CAM) và An ninh diện rộng(WAS) Việc sử dụng thuật ngữ năng lực cốt lõi của Quân đội đã đặt ra các
van đề về giá trị vì Quân đội không cung cấp sự hiểu biết chung về các thuật ngữ, phương pháp xác định năng lực hoặc khả năng ứng dụng trong lập kế
hoạch hoặc hoạt động dựa trên năng lực Quân đội hiện đang tán thành năng
lực cốt lõi không dựa trên lý thuyết kinh doanh này và do đó không cung cấp
giá trị tương đồng mà các doanh nghiệp nhận thấy Việc xác định năng lực cốtlõi không đúng cách khiến Quân đội có nguy cơ tiêu tốn nguồn lực và thờigian vào các tài sản và chiến lược sai lầm Đặt năng lực cốt lõi trong họcthuyết hoạt động của Quân đội chỉ làm trầm trọng thêm sự thích ứng kém của
thuyết kinh doanh Sự khó khăn của Quân đội trong việc xác định năng lực cốt lõi cho thấy nhu cầu phát triển lý thuyết bao gồm các định nghĩa và phương pháp xác định Nếu Quân đội có thể xác định chính xác năng lực cốt lõi, nó có thé quản lý tốt hơn các kha năng trong môi trường hạn chế về nguồn
lực và tạo ra các chiến lược và phương pháp tiếp cận tận dụng thế mạnh của
tổ chức Theo bài báo, năng lực cốt lõi trong Quân đội Mỹ, bao gồm: Phương
pháp tiếp cận từ bên trong; Nền tảng của năng lực cốt lõi; Điều khoản và Đặcđiểm của năng lực; Phương pháp xác định năng lực cốt lõi; Cạm bẫy/nhữngkhó khăn không lường; Các tắm gương kinh doanh thành công [113]
Nghiên cứu sâu về KNL của một lĩnh vực cụ thể, năm 2016, Lê Quân (chủ biên), Hồ Như Hải, Tạ Huy Hùng, Phan Chí Anh, Mai Thanh Lan, Trương Việt Hà đã nghiên cứu và công bố công trình: “Khung năng lực lãnh
28
Trang 33dao, quan ly khu vực hành chính công” [80] Trên cơ sở phân tích một số quan niệm điển hình về năng lực của các nhà khoa học trên thé giới; nghiên
cứu, khảo sát việc xây dựng và ứng dụng KNL lãnh đạo, quản lý khu vực
hành chính công tại một số quốc gia, các tác giả đã đề xuất xây dựng KNLlãnh đạo, quản lý khu vực hành chính công của Việt Nam gồm 06 nhóm, với
42 năng lực: 1 Dao đức công vụ (gồm 4 năng lực); 2 Am hiểu địa phương
(gồm 3 năng lực); 3 Chuyên môn (gồm 04 năng lực); 4 Quản lý, điều hành (gồm 9 năng lực); 5 Quản trị nhân sự (gồm 6 năng lực); 6 Quản trị bản thân (gồm 16 năng lực) Trong đó:
Nhóm 1: Dao đức công vu, gồm 04 năng lực là: Thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí Thực hành chí công vô tư Tắm gương về thực hiện pháp luật
của Nhà nước, quy định của Đảng và kỷ luật của tô chức Tắm gương về thái
độ và trách nhiệm phục vụ nhân dân.
Nhóm 2: Am hiểu địa phương, gồm 03 năng lực: Am hiểu địa chính trị,
văn hóa địa phương Am hiểu chiến lược, chính sách phát triển địa phương.
Am hiểu ngôn ngữ vùng miền địa phương.
Nhóm 3: Chuyên môn, gồm 04 năng lực: Am hiểu lĩnh vực hành chính
công Hiểu tổ chức và nhiệm vụ tô chức Tham mưu hoạch định chính sách
trong lĩnh vực quản lý Xây dựng các văn bản quản lý, điều hành
Nhóm 4: Quản lý diéu hành, gồm 09 năng lực: Xác định tầm nhìn và
giá trỊ cốt lõi Quan tri sự thay đôi Quản trị thông tin nội bộ Quản trị nguồn
nhân lực của tổ chức Lập kế hoạch và tổ chức công việc Xây dựng văn hóa
tổ chức Phân cấp, phân quyền Ra quyết định Quản lý đề án, dự án.
Nhóm 5: Quản trị nhân sự, gồm 06 năng lực: Bồ trí và sử dụng nhân
sự Tạo dựng đội ngũ Gây dựng niềm tin Tạo động lực cho cấp dưới Đào
tạo và phát triển cấp dưới Kiểm tra, giám sát cấp dưới.
Nhóm 6: Quản trị bản thân, gồm 16 năng lực: Tư duy đổi mới Phân tích và giải quyết van đề Quản trị áp lực trong công việc Quản lý thời gian.
29
Trang 34Tạo dựng quan hệ Giao tiếp Phân tích, tổng hợp báo cáo Làm việc nhóm.
Học hỏi không ngừng Tư duy phân tích Thuyết phục Chú trọng chất lượng.Định hướng kết quả Thực thi công vụ Ngoại ngữ Tin học
Đồng thời, các tác giả cũng luận giải những chủ trương, chỉ ra những hạnchế trong phát triển đội ngũ lãnh đạo, quản lý khu vực hành chính công Việt
Nam; qua đó đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ lãnh đạo, quản lý khu vực hành
chính công Việt Nam theo tiếp cận KNL Dựa trên những vấn đề chung đó, cáctác giả tập trung nghiên cứu làm rõ thực trạng mức độ đáp ứng chuẩn năng lực
theo chức danh và đề xuất giải pháp nhằm phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo,
quản lý khu vực hành chính công vùng Tây Bắc dựa trên cách tiếp cận KNL
Trên Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 199 (8-2012), Tran Thị Hương Huế đã
công bố công trình: “Khung năng lực - Các nguyên tắc và quy trình xây dựng” [53] Trên cơ sở phân tích vi trí, vai trò, tầm quan trọng của KNL đối với từng vị trí việc làm trong xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, tác giả chỉ ra 3 nguyên tắc
và 4 bước xây dựng KNL cho từng vị trí việc làm dé góp phan hiện thực hóa Chương trình tông thé cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 - 2020.
Cùng bàn về KNL, năm 2013, Phạm Thị Quỳnh Hoa đã công bố côngtrình: “Quan lý và phát triển nguồn nhân lực dựa trên KNL”, trên Tạp chí Tôchức Nhà nước, số 12 (2012) [50] Trên cơ sở phân tích khái niệm KNL vàKNL trong quản lý và phát triển nguồn nhân lực; làm rõ vai trò của KNL
trong các nhiệm vụ: hoạch định kế hoạch nhân sự và phát triển đội ngũ kế cận; tuyển dụng và “giữ chân” nhân viên; đào tạo và phát triển nhân viên; đánh giá nhân viên; quản lý chức nghiệp Qua đó, tác giả đề xuất một số yêu cầu xây dựng và áp dụng KNL trong quản lý và phát triển nguồn nhân lực ở
Việt Nam.
Năm 2012, trên Tạp chí Cộng sản, số 840, Phùng Xuân Nhạ và Lê Quân
đã công bố công trình: “Áp dung quản trị theo KNL và nâng cao chất lượng
30
Trang 35lãnh đạo, quản lý khu vực công” [65] Các tác giả cho rằng ứng dụng những lý thuyết quản trị nguồn nhân lực hiện đại vào phát triển chất lượng lãnh đạo khu
vực công là xu hướng phô biến trên thế giới Trong đó ứng dụng KNL vào xây
dựng chuẩn và tuyên dụng, quy hoạch, dao tạo, bồi dưỡng, đánh giá và đãi ngộ
lãnh đạo khu vực công là nội dung quan trọng nhất Vì vậy, các tác gia đã đưa
ra một số nhận xét ban đầu về ứng dụng KNL; xây dựng chuẩn và đào tạo đạtchuẩn lãnh đạo khu vực công tại Việt Nam
Năm 2015, trên Tạp chí Khoa học DHQGHN: Nghiên cứu Chính sách
và Quan lý, Tập 31, số 1, Lê Quân, Ta Huy Hùng, Mai Hoàng Anh, đã công
bố công trình: “Nghiên cứu ứng dụng KNL và phát triển nhân lực lãnh đạo, quản lý khu vực hành chính công vùng Tây Bac” [79] Trên cơ sở nghiên cứu
thực tiễn của một số quốc gia trên thế giới đang sử dụng KNL làm nền tảngquản trị nguồn nhân lực khu vực hành chính công và tham khảo ý kiến một số
chuyên gia, các tác giả đã nghiên cứu xây dựng, đưa ra một KNL dành cho
đội ngũ nhân lực lãnh đạo, quản lý hành chính công gắn với điều kiện đặc thù
vùng Tây Bắc KNL dé xuất nhân mạnh đến các năng lực am hiểu các yếu tố
địa chính trị, văn hóa và kinh tế vùng Tây Bắc và chú trọng các năng lực lãnh
đạo, quản lý, điều hành khu vực hành chính công
Bàn về năng lực và KNL, Ngô Thành Can và Hoàng Vĩnh Giang, đã
công bồ công trình: “Năng luc và xây dựng KNL cho các vị trí việc làm trong
khu vực công ”, trên Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 242 (6/2016) [18] Các tác
giả cho rằng: KNL cho từng vị trí việc làm của đội ngũ công chức là một vẫn
đề cần được quan tâm và là một giải pháp trong việc nâng cao chất lượngnguồn nhân lực trong khu vực công Vì vậy, các tác giả đã nghiên cứu các
quan niệm về năng lực và KNL của một số quốc gia trên thế giới dé tìm ra
những điểm chung, ưu việt nhất vận dụng vào Việt Nam trong việc xác định
năng lực và KNL cho các vi trí việc làm trong khu vực công hiện nay.
31
Trang 36Năm 2018, Lê Văn Chiến, đã công bố trên Tạp chi Cộng sản, số 136,công trình: “KNL cho can bộ lãnh đạo cấp chiến lược nước ta trong diéu kiệnmoi” [26] Tác giả cho rang, mỗi vị trí công việc khác nhau đòi hỏi nhữngnăng lực khác nhau, nhưng đều biểu hiện thông qua các năng lực cần thiếtnhư: năng lực chung, trình độ chuyên môn, kiến thức, kỹ năng, phẩm chất đạo
đức, Và theo tác giả, KNL của cán bộ lãnh đạo cấp chiến lược nước ta hiện nay có thé tiếp cận theo các tiêu chí: Tâm - Tầm - Tài - Chí - Đức dé tuyển
dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bồ trí, sử dụng và đánh giá cán bộ.
* Các công trình khoa học nghiên cứu vê chính sách phát triển nhân
lực KH&CN
Hoàng Văn Tuyên và Nguyễn Thị Minh Nga, thuộc Viện Chiến lược va
Chính sách Khoa học Công nghệ, Bộ KH&CN, trong bài Chính sách lưu
chuyển nhân lực KH&CN ở một số quốc gia [97], đã giới thiệu tổng quát chính sách của một số quốc gia trên thế giới (Thụy Dién, Anh, Tây Ban Nha, Pháp, Bi, Áo, Canada, Séc, Nhật Bản, New Zealand, Na Uy, Hà Lan, Hàn
Quốc, Úc, Canada, Thụy Sỹ) trong việc lưu chuyền nhân lực KH&CN, đặc
biệt là lưu chuyển nhân lực giữa khu vực khoa học và khu vực công nghiệp
Các loại chính sách này gồm cả lưu chuyền nhân lực KH&CN trong nước và lưu chuyên nhân lực KH&CN quốc tế, tập trung vào các chính sách kinh tế,
phi kinh tế, ở hai hướng: (a) khuyến khích, hỗ trợ về kinh tế; (b) tạo điều kiệnthuận lợi cho lưu chuyền nhân lực KH&CN
Cũng ở góc độ chính sách phát triển nguồn nhân lực, năm 2002, Viện
Phát triển Giáo dục đã nghiên cứu, công bố công trình: “Tir chiến lược phát
triển giáo dục đến chính sách phát triển nguôn nhân lực” [102] Công trình
đã tập hợp kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học và các nhà quản lý ở
nhiêu lĩnh vực khoa học khác nhau với mục tiêu thông nhât quan điêm và
32
Trang 37chính sách về phát triển nguồn nhân lực; đồng thời, đề xuất một khung chínhsách phát triển nguồn nhân lực nhằm triển khai thành công các mục tiêu đề ratrong chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo.
Năm 2004, kết quả nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đổi mới cơ chế,chính sách quản lý nhân lực KH&CN trong các tổ chức nghiên cứu và phát
triển ” của Hoàng Xuân Long [61], đã góp phần làm rõ thêm về mặt lý luận và
thực tiễn đặc thù của quản lý nhân lực KH&CN khác với quản lý nhân sự của
các cơ quan quản lý hành chính nhà nước hay doanh nghiệp Đề tài cũng phân tích, đưa ra lý do, nguyên tắc và đề xuất đổi mới cơ chế quản lý nhân lựcKH&CN ở Việt Nam.
Năm 2014, Đỗ Phú Hải với công trình: “Chính sách phát triển nguồn
nhân lực KH&CN ở Việt Nam hiện nay”, đăng trên Tạp chí Khoa học xã hội
Việt Nam, số 1 (74) [47] Trên cơ sở đánh giá thực trạng nguồn nhân lực KH&CN ở Việt Nam hiện nay, tác giả đã đề xuất hệ thống chính sách bao gồm các van đề về phát hiện, thu hút tài năng, điều kiện làm việc, đào tạo bôi
dưỡng, tôn vinh, trọng dụng, đãi ngộ nhân tài
Năm 2017, Vũ Cao Đàm đã nghiên cứu, biên soạn công trình: “Kỹ năng
đánh giá chính sách ” [40] Theo tác giả, chính sách là một thiết chế xã hội, quy định việc đối xử với các thành viên của cộng đồng xã hội, để họ hành động
theo một mục đích mà chủ thé chính sách đặt ra cho sự nghiệp phát triển xãhội Chính sách cần thiết cho mọi xã hội, bat ké xã hội đó phát triển theo triết lýnào Theo tác giả, dé chính sách với tư cách luôn là công cụ phục vụ mục đíchphát triển xã hội, thì chính sách phải luôn được phân tích, đánh giá, để chủ thểchính sách có biện pháp điều chỉnh, tạo ra động lực thúc đây xã hội phát triển
Với những người chuyên nghiên cứu về chính sách, năm 2000, Nguyễn
Thị Anh Thu đã nghiên cứu va công bố công trình: “Đổi mới chính sách sử
33
Trang 382 A
dung nhân lực KH&CN trong co quan nghiên cứu - phat trién” [89] Theo tac
giả, nhân lực KH&CN trong co quan nghiêu cứu - phat triển gồm những cán
bộ khoa học, kỹ thuật viên Dé phát huy vai trò của đội ngũ này, tác giả chorằng, cần đổi mới chính sách sử dung theo hướng gắn đảo tạo với sử dụng, sửdụng đúng người, đúng việc, đúng năng lực, đúng sở trường; đồng thời có
chính sách động viên, khen thưởng, tôn vinh những người có thành tích xuất sắc, sáng tao trong nghiên cứu khoa học, bảo đảm tính ôn định và chuyền tiếp vững chắc nhân lực KH&CN trong cơ quan nghiên cứu - phát triển.
Năm 2005, Phạm Văn Quý đã nghiên cứu và bảo vệ thành công Luận án
Tiến sĩ Kinh tế với đề tài: “Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân
lực khoa hoc công nghệ phục vụ sự nghiệp CNH, HPH” [81] Luận án đã đánh
giá thực trạng nguồn nhân lực KH&CN ở Việt Nam hiện nay, đề xuất phương
hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực KH&CN đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đây mạnh CNH, HĐH đất nước Một trong những giải pháp mà tác giả luận án đề xuất là bỗ sung, hoàn thiện chính sách xã hội nhăm
phát triển nguồn nhân lực KH&CN phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
Bàn về giải pháp xây dựng nguồn nhân lực KH&CN, Nguyễn Quang
Tạo, đã công bố công trình: “Đổi mới hoàn thiện chính sách thu hút, trọng dụng nhân lực KH&CN quân sự theo tư tưởng Hồ Chi Minh”, trên Tạp chí Khoa học quân sự, số 5 [83] Trên cơ sở nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về
nhân tài và tam gương của Người trong trọng dụng nhân tai, tác giả cho rằng:hiện nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng Công nghiệp lầnthứ Tư thì nguồn nhân lực KH&CN quân sự chất lượng cao cần phải được đặcbiệt quan tâm, cần phải có những thay đôi căn bản về mặt nhận thức, dé có
những chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài quân sự đặc thù, mới đáp ứng
được yêu cầu xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng trong tình hình mới.
34
Trang 391.2 Các công trình khoa học nghiên cứu về nhân lực khoa học vàcông nghệ; chính sách phát triển nhân lực khoa học và công nghệ trong
Quân đội nhân dân Việt Nam
* Các công trình khoa học bàn về nhân lực và nhân lực KH&CNtrong QDNDVN
Luận án tiễn sĩ Triết học: “Phat huy vai tro nguon luc trí thức khoa hoc
xã hội và nhân văn trong QĐNDVN”, của Nguyễn Dinh Minh (2003) [63], đã
nghiên cứu làm rõ nguồn lực trí thức khoa học xã hội và nhân văn trong
QĐNDVN, bao gồm nguôn lực hiện hữu và nguồn lực tiềm năng Khái quát va phân tích làm rõ vai trò nguồn lực trí thức khoa học xã hội và nhân văn trong Quân đội Luận án đã đề xuất những giải pháp phát huy vai trò nguồn lực trí thức
khoa học xã hội và nhân văn trong QDNDVN hiện nay Trong đó, việc hoàn
thiện chính sách đãi ngộ của Đảng, Nhà nước, Quân đội đối với đội ngũ cán bộ
khoa học được xác định là một trong những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy
vai trò nguồn lực trí thức khoa học xã hội và nhân văn trong QĐNDVN
Bàn về nguồn lực và phát huy nguồn lực cán bộ khoa học kỹ thuật quân
SU, Nguyễn Minh Thắng (2006) đã hoàn thành luận án tiễn sĩ Triết học với đề
tài: “Phát huy nguồn lực cán bộ khoa học kỹ thuật quân sự trẻ trong xây dựng OĐNDVN hiện nay ”[§6] Luận án đã phân tích làm rõ những van dé cơ bản về
lý luận, thực tiễn phát huy nguồn lực cán bộ khoa học kỹ thuật quân sự trẻtrong xây dựng QDNDVN; chi ra những dấu hiệu, đặc điểm của nguồn lực cán
bộ khoa học kỹ thuật quân sự trẻ Qua đó, đề xuất các giải pháp nhằm phát huy nguồn lực cán bộ khoa học kỹ thuật quân sự trẻ trong xây dựng QDNDVN hiện nay Việc đôi mới công tác tuyển chọn, thu hút nhân tai, đào tạo, bồi dưỡng,
nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực trí tuệ, trình độ nghiệp vụ chuyên môn
được luận án xác định là một giải pháp quan trọng để phát huy có hiệu quả
nguồn lực cán bộ khoa hoc kỹ thuật quân sự trẻ trong xây dung QDNDVN.
35
Trang 40Cùng bàn về nguồn nhân lực, luận án tiến sĩ Kinh tế chính trị của Đỗ
Văn Dạo (2014), với đề tài: “Phát triển nguồn nhân lực quân sự chất lượng
cao đáp ứng yêu cau hiện đại hoá QĐNDVN”[28], đã dựa trên cơ sở lý luậnchủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm củaĐảng về phát triển con người trong lĩnh vực quân sự; từ kinh nghiệm thực tiễntrong và ngoài nước, luận án đề cập thực trạng phát triển nguồn nhân lực quân
sự chất lượng cao ở Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất những quan điểm cơ bản
và giải pháp chủ yếu phát triển nguồn nhân lực quân sự chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá QDNDVN; một trong những giải pháp quan trọng
mà tác giả đề xuất là làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Trong đó, tác giả xác định cán bộ KH&CN là một thành phần quan trọng của nguồn
nhân lực chất lượng cao
Năm 2016, tác giả Phạm Lâm Hong, đã công bố công trình: “Phdt trién
KHOS Việt Nam trong tình hình mới ”[52] Trong đó, tac gia tập trung làm rõ
những vấn đề cơ bản về KHQS Việt Nam; quá trình hình thành, phát triển của KHQS Việt Nam; khang định vai trò của KHQS Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Trên cơ sở phân tích, đánh giá những yếu tổ tác động, tác gia đề ra yêu cầu và các giải pháp cơ bản dé phát trién KHQS Việt Nam Theo tác giả, một trong những giải pháp đó là cần đổi mới cơ chế, chính
sách trọng dụng, đãi ngộ, tôn vinh đối với lao động KHQS là một trong những
nội dung, biện pháp đặc biệt quan trọng dé tạo động lực, nhiệt huyết, huy
động và phát huy tài năng, trí tuệ của những người nghiên cứu trong lĩnh vực
KHQS tham gia nghiên cứu, cống hiến cho sự phát triển của KHQS
Luận giải về nguồn nhân lực, Đề tài khoa học cấp Bộ Quốc phòng (2016)
“Phát triển nguon nhân lực văn hóa nghệ thuật quân đội thoi ky moi” [12] do
Nguyễn Đức Trịnh làm Chủ nhiệm cùng tập thê tác giả, đã làm rõ những vấn đề
lý luận và thực tiên vê nguôn nhân lực văn hóa nghệ thuật của Quân đội; qua đó
36