1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Chính sách phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong các trường đại học tại Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội)

191 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

MAI HOÀNG ANH

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIEN DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VACÔNG NGHỆ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM

(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI)

LUẬN ÁN TIỀN SĨ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

HÀ NOI - 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

MAI HOÀNG ANH

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIEN DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀCÔNG NGHỆ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM

(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ĐẠI HỌC QUÓC GIA HÀ NỘI)

Chuyên ngành: Quản lý khoa học và công nghệ

Mã số: 9340412.01

LUẬN ÁN TIỀN SĨ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

GS.TS Lê Quân

Hà Nội - 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, chưa được

công bé trong bat cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác Việc sử dụng kết

quả, trích dẫn tài liệu của người khác đảm bảo theo đúng các quy định Các nội dungtrích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin được đăng tải trên các tác

phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận án.TÁC GIÁ

Mai Hoàng Anh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới GS TS Lê Quân,

trong suốt qua trình hướng dẫn tôi thực hiện đề tài luận án với tất cả sự nhiệt tìnhvà tâm huyết.

Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và chuyên viên, giảng viên Đại họcQuốc Gia Hà Nội, các trường đại học và đơn vi trực thuộc DHQGHN, cũng như các

trường đại học tại Việt Nam vì sự hợp tác và những ý kiến đóng góp hữu ích trong

suốt quá trình thực hiện.

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các chuyên gia, lãnh đạo ĐHQGHN đã hỗ

trợ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hiện luận án.

Tôi xin cảm ơn tập thé giảng viên, cán bộ Trường Dai hoc Khoa học Xã hộivà Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô và cán bộ của KhoaKhoa học Quản lý của Nhà trường đã tạo điều kiện cho tôi được tham gia mộtchương trình dao tạo tiến sĩ chất lượng, một môi trường học tập chuyên nghiệp, thânthiện cho bản thân tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài luận án.

TÁC GIẢ

Mai Hoàng Anh

Trang 5

MỤC LỤC

1 Tính cấp thiết của đề tài ¿5+ 11212121 1 11 1111121211111 grre 8

2 Mục tiêu, nhiệm vu, đối tượng nghiÊn CỨU c3 10

3 Pham vi nghién 0u 00 114 Câu hỏi nghién CỨU Ăn TT 11

5 Giả thuyết nghiên UU c.ccceccccccccescscscescscscseescscseecscsesscscsesecscseseeseseseeecsees 126 Phương pháp nghiên CỨU 22222 1111111111111 1 ve 13

7 Đóng góp của luận án - - + kh 178 Bố cục của luận án :-¿ ¿+ 1S E11 E15111 11111111 1111110 1111101111111 11kg 17

CHUONG 1 TONG QUAN NGHIÊN CỨU VE DOANH NGHIỆP VA

CHÍNH SÁCH PHAT TRIEN DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VA CONG

NGHE TRONG TRƯỜNG ĐẠI HOC o0.0 ccccccccccccccccsssscsesecsesessesesesesseseseeess 18

1.1 Tổng quan các nghiên cứu về doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong081⁄90795851200:109/ n8 - d 4 18

1.1.1 Tổng quan về doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong trường đại học 18

1.1.2 Mô hình doanh nghiệp spin — off trong trường đại hỌcC «. <++ 221.1.3 Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệỆ 2-5 ©scs+cssrsss 32

1.1.4 Chính sách phát triển các doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong trường

,/78.,12/2 00777 331.2 Khoảng trống nghiên CỨU - 5:5: 522222 S22E2E2E£E£EEEEEEEEEEEEEEEErkrkererred 46Tiểu kết chương ¿2 2 +S+St+E9SE+EEEE2EEEE2EE2E2EE2123121511212121 21212 cxe 52

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE CHÍNH SÁCH PHÁT TRIEN DOANH

NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC 53

QL Dat DOC aaẠ ậ ậ ššP.:ta 53Q.LL Dinh nghia dai noc ccceccccccccccesscesecesceseeeseeeceesceesecesececeeeceseceseseeeeeeeseceeeeaeenaeees 532.1.2 Phân loại cơ sở giáo dục đại hỌC «chi re 53

2.2 Doanh nghiệp khoa học va công nghệ trong trường dai học 54

2.2.1 Khái niệm Doanh nghiệp khoa học và công nghỆ w.eccccccsccccessccesssseeesseeesstseees 542.2.2 Khái niệm Doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong trường dai học 552.2.3 Phan loai doanh nghiệp trong trường đại hỌC -.c«cS«cssssesssesseers 64

2.3 Chính sách phát triển doanh nghiệp khoa học va công nghệ trong trường

2.3.1 Khái niệm chính sách phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong

4712718211819 000n0nẺẼẺ858eA® 4 68

Trang 6

2.2.3 Cau phan của chính sách phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệtrong trường ACL HỌC cà cv TH HH TT HH TH rệt 702.4 Các yêu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển doanh nghiệp khoa học và

công nghệ trong trường đại hoc - Tnhh 76

2.5 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến chính sáchphát trién doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong trường đại hoc 80

2.5.1 Mô hình nghiÊH CUU .c- «cv HH TH HH HH, 80

2.5.2 Giả thuyết nghiÊH CUU ccescessessesssessessesssessecsessesssessessesssssseesecssssssiessecsesssesseeseees 812.5.3 Thang do nghiên cứu các yếu tô ảnh hưởng đến chính sách phát triển doanh

nghiệp khoa học và công 1g HỆ - «sgk 82

Tid két chwong 2 6 1 83CHUONG 3 THUC TRANG CHINH SACH PHAT TRIEN DOANH NGHIEP

KHOA HỌC VA CÔNG NGHỆ TRONG CAC TRUONG DAI HỌC TẠI VIET

NAM (NGHIÊN CUU TRUONG HOP ĐẠI HOC QUOC GIA HA NỘI) 84

3.1 Thực trạng doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong các trường dai hoc

tại Việt Nam - ccc HH H SH TH TT TH TT TH ng cv cty 84

3.2 Thực trạng chính sách phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ

trong trường đại học tại Việt Nam - 33111111 v1 1 vs, 89

3.2.1 Chinh stich vé SO Ritu tri 7a n n 90

3.2.2 Chimh SGch tat CHIN ceccccccccccccccesccescesseeseeeseeceeseeeseccesaeeeseceseseseeseeesessseeneenseens 91

3.2.3 Chính sách về hoạt động của các doanh nghiệp khoa học và công nghé 933.2.4 Chính sách về tài sản, nguồn lực dành cho Doanh nghiệp khoa học và công

N1GNE 2n -.4£+ 93

3.2.9 Chính sách tạo nguồn ươm doanh nghiệp khoa hoc và công nghệ 94

3.3 Mô hình và chính sách phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ tại Đại họcQuốc Gia Hà Nội E121 911121 511121 1111101 1111011010101 111010 E111 rệt 95

3.3.1 Tổng quan về Đại học Quốc gia Hà Nội -2-©52©52+Sec£etEezrsrssrxcres 95

3.3.2 Mô hình doanh nghiệp khoa học và công nghệ tại Đại học Quốc gia Hà

,/20 97

3.3.7 Thực trạng chính sách phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ tại Đạihọc Quốc 20:00 10001nẺ8® 993.3.4 Thực trạng yếu tổ ảnh hưởng đến chính sách phát triển doanh nghiệp khoa

học và công nghệ trong trường đại HỌC ch, 124

E6? 00) 032 ¡.89.))).)./ÍẼAaiiiiẳaẳa 1323.4.1 Uu điểm chính sách phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong

trường đại học tai VIỆt NGIH - 5 Gx kkSTHh H HH n HH 132

Trang 7

3.4.2 Hạn chế chính sách phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trongtrudng dai hoc tai Viet NAM 800 0n0n0nẺ88 133

3.4.3 Nguyên nhân, hạn ChE ceccccecccsscecsessessvessessessesssessessessessssssessessesssssessessessessseeees 135

Tidu két Chong cm 137

CHUONG 4 DINH HUONG PHAT TRIEN VA GIAI PHAP HOAN THIENCHÍNH SÁCH PHAT TRIEN DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VA CONG

NGHỆ TRONG CÁC TRUONG ĐẠI HỌC TAI VIET NAM 138

4.1 Bối cảnh và định hướng phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ

trong các trường đại học tại Việt Nam 22 vn 138

4.1.1 Chiến lược phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ - 1384.1.2 Chính sách phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ - 1384.1.3 Định hướng phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong các trườngAAi NOC tai Viet NAM EHdddddiiiddddaadadđadaÚÚiẢẢ 1434.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách phát triển doanh nghiệp khoa học va

công nghệ trong trường đại hỌC - - c1 S911 11v vn 1444.2.1 Hoàn chỉnh mô hình doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong trường đại[//zTsaaa 144

4.2.2 Nhóm giải pháp đối với tổ chức, quản lý các trường đại học (cơ quan chủ

/01./NEESNNS + 1474.2.3 Nhóm giải pháp hợp tác với công 'ghÄỆND -ccsskssieiieevee 151

4.2.4 Nhóm giải pháp với Đại học Quốc gia Hà NỘI -ĂĂSẰẰSiseeeeres 1524.3 Các kiến nghị với Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước - 154

4.3.1 Hoàn thiện chính sách và hệ thống quản lý -z©-s+cs+cee+e+xesrsee 154

4.3.2 Cải cách cơ chế quản lý các đại học: tăng tự do học thuật, phát triển chương

trình đào tạo và HghiÊH CUU - 5 xxx kvkSv KH HH ng hg 156

4.3.3 Tháo gỡ các rào cản pháp luật về thành lập doanh nghiệp trong các trường

đại NOC CONG ÏẬT) - Ác SH TH HH nếp 157

4.4 Hạn chế của luận án -:-©++xttxtExtE t2xttrterrrrrrtkrrkrrrrrrirrrirrrre 159Tiểu kết chương 4 - - S222 1S 232121 E121211121211111211111 01111111111 160KẾT LUẬN - S221 1 E22121512112121 11 1101211112121111121211 011121111 Eere 161DANH MUC CAC CONG TRINH KHOA HOC CUA TAC GIA LIEN

QUAN DEN LUẬN AN - 5-5 221 12 2121212121212112121211 0111211111 e 165TÀI LIEU THAM KHẢO - 2 52 2ES22E£EE2EEEEEEEEEE 2122111212121 cEee 166

Trang 8

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT

Cách mạng Công nghiệp

Cơ sở giáo dục đại học

Doanh nghiệp khoa học và công nghệ

Trang 9

DANH MỤC BANG

Bảng 1.1 Hoạt động thương mai hóa ở các trường đại hoc và bệnh viện Canada37/78:21780622 0502/0500 Ả =ÔỎ 35Bảng 1.2.Phát triển doanh nghiệp trong đại học tại Vương quốc Anh 38

Bảng 1.3.S6 lượng các công ty thuộc IRIS được thành lập qua các năm bởi các

đại học/viện khoa học và công nghệ ở Hàn Quốc giai đoạn 2013 — 2015 4IBảng 2.1 Một số định nghĩa về doanh nghiệp khoa hoc và công nghệ trong

759/01512/218,11S000nPnẼn8e - a.aằa 60Bang 2.2 Phân loại doanh nghiệp trong trường đại hỌC -cccsàSSSsiiissssess 64

Bảng 2.3.Các giải pháp của PhhấpD kg ngu 72

Bảng 2.3.Các yếu t6 ảnh hưởng đến chính sách phát triển doanh nghiệp khoa

học và công nghệ trong trường đại hỌC cv ve ree 82

Bảng 3.1.Doanh nghiệp thành lập trong cơ sở giáo dục đại học công lập 84

Bảng 3.2.Các yếu tổ ảnh hưởng đến chính sách phát triển . 126

doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong trường đại học 126Bảng 3.3.Thống kê yếu to ảnh hưởng đến chính sách phát triển doanh nghiệp

khoa học và công nghệ tại DHOGHN TT ke 127Bảng 3.4 Độ tin cậy của thang AO cv nen 129

Bảng 3.6 Tương quan bién - 5: 5c SeSE‡E‡EEEEEEEEEEEEEEE 2111111511121 1xeU 131Bảng 3.7 Kiểm định giả thuyết nghién CU ceccccccccccccscsscscssessssesessesssesseseseseesesees 131

Trang 10

DANH MỤC HÌNH VE, BIEU DO

Hình 1 Quy trình nghiÊH CUU «sgk 14

Hình 1.1 Sơ đồ chuyển giao công nghệ giữa đại học Standford và các doanh3/7122 E777 25Hình 2.1 Mô hình các yếu tô ảnh hưởng đến chính sách phát triển 81

doanh nghiệp khoa hoc và công nghệ trong trường đại hỌC «««««- 81

Hình 3.1 Mối quan hệ của BK-holdings với Đại học Bách Khoa và đối tác 87

Trang 11

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Ké từ thập niên đầu của thé ky 21, khi nền kinh tế thé giới bước vào “kỷ nguyênsố” với sự phát triển của cuộc cách mạng 4.0, các đại học đã có sự chuyên dịch mạnhmẽ theo hướng đổi mới sáng tạo gắn với khởi nghiệp Mô hình đại học doanh nghiệp

được phát triển mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên thế giới như Anh, Đức, Hà Lan, Mỹ,

Canada, Brazil, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore và Việt Nam.

Một số hình thái của doanh nghiệp trong trường đại học là mô hình doanh

nghiệp spin-offs, viện nghiên cứu hoạt động theo mô hình doanh nghiệp hoặc mô hình

hợp tác đại học — doanh nghiệp (TAMA), mô hình TAMA được hỗ trợ và phát triển

bởi Sangaku Reinkei, mô hình doanh nghiệp do trường đại học điều hành

(University-run Enterprise (URE)) Trong đó, mô hình doanh nghiệp spin-off là mô hình đượcnhiều nước áp dụng và phát trién.

Bên cạnh đó, trong thời đại tri thức hiện nay, khoa học và công nghệ (KH&CN)

đã và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và là nhân tố quyết định năng lựccạnh tranh của từng quốc gia, mỗi quan hệ giữa doanh nghiệp công nghệ và giáo dụcđại học ngày càng gắn bó Mối liên kết giữa doanh nghiệp công nghệ và giáo dục làmối quan hệ biện chứng tồn tại khi cả hai bên đều có lợi Hợp tác đại học - doanh

nghiệp dưới nhiều hình thức, mức độ và được hiểu như sự tương tac, giao dịch giữa cơ

sở giáo dục đại học với các doanh nghiệp nhằm đáp ứng lợi ích cho các bên Bên cạnh

đó, chính phủ luôn đóng vai trò quan trọng trong tạo dựng môi trường pháp luật và các

chính sách, hình thành liên kết 3 bên: chính phủ - trường đại học - doanh nghiệp [Đinh

Văn Toàn, 2016; Nguyễn Đức Long, 2003] góp phần quan trong nâng cao chất lượng

dao tạo, đáp ứng nhu cau phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế Nghiên cứucủa Nguyễn Quân cho răng doanh nghiệp khoa học và công nghệ (DNKHCN) hiệnđang được xem như một lực lượng sản xuất mới, là nơi tiếp nhận và thích nghi côngnghệ tiên tiến ở nước ngoài, một kênh chuyển giao công nghệ, đồng thoi DNKHCN

còn tạo ra nhiều cơ hội việc làm cũng như tăng trưởng kinh tế [Nguyễn Quân, 2006].

8

Trang 12

Tại Việt Nam, phát triển DNKHCN là một trong những nhiệm vụ quan trọng

được Đảng và Nhà nước ta xác định mục tiêu và quyết tâm thực hiện Mặc dù trong

thời gian qua, Nhà nước đã ban hành các văn bản, chính sách tạo điều kiện cho cácDNKHCN phát triển, như: các ưu đãi liên quan đến thuế, phí, lệ phí, tin dụng, sử dung

các dịch vụ KH&CN nhưng đến nay, số lượng DNKHCN, vườn ươm DNKHCN của

chúng ta còn rất hạn chế, cả nước hiện có 538 DNKHCN [Thu Hang, 2021] Bén canh

đó, ngoài việc tập trung phát triển DNKHCN thì vai trò của trường đại hoc trong việcphát triển các doanh nghiệp cũng được nhân mạnh Trong đó, các trường đại học đóng

vai trò quan trọng trong việc xây dựng các vườn ươm- một trong những mô hình quan

trong trong việc phát trién DNKHCN Thực tế kinh nghiệm phát triển của mô hình

vườn ươm doanh nghiệp công nghệ tại các quốc gia trong khu vực như Trung Quốc,Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore đã chứng minh vai trò của vườn ươm doanh nghiệp

công nghệ đã giải quyết những van đề sau: (i) vườn ươm doanh nghiệp công nghệ tạođiều kiện, là chất xúc tác giúp các doanh nghiệp khởi sự thành công, phát triển tinhthần kinh doanh; (ii) đây là công cụ thúc đây sáng tạo, đôi mới, chuyền giao công nghệvà thương mại hoá thành công các ý tưởng công nghệ nhờ gắn kết chắt chẽ hơn mốiquan hệ trường đại học - viện nghiên cứu — doanh nghiệp; (11) vườn ươm doanh nghiệp

công nghệ có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế địa phương: (iv) mô hình nàytác động tích cực tới mối quan hệ Doanh nghiệp - Chính phủ, là nơi kiểm nghiệm sự

phù hợp, hiệu quả của các chính sách của chính phủ; (v) vườn ươm doanh nghiệp công

nghệ cung cấp quỹ hạt giống (sead funding) cho các doanh nghiệp khởi nghiệp hoặc

giúp đỡ các doanh nghiệp tìm kiếm, gia tăng nguồn vốn hạt giống; (vi) mô hình này kết

nối các doanh nghiệp khởi nghiệp với mạng lưới nguồn lực dé gia tăng cơ hội sống sót

và tăng trưởng Tuy nhiên, thực tế cho thấy mặc dù nhiều chính sách được ban hành để

khuyến khích các DNKHCN phát triển, đặc biệt là DNKHCN trong trường đại học,nhưng đến nay việc triển khai các chính sách còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là việcthực thi chính sách và triển khai chính sách áp dụng đối với các DNKHCN trong

trường đại hoc Rao cản kỹ thuật từ phía các trường đại học, vướng mắc/chồng chéo từ

Trang 13

các văn bản hướng dẫn triển khai, sự không tương thích và rào cản từ những quy địnhpháp lý khiến nhiều chính sách không phù hợp và triển khai áp dụng hiệu quả.

Đề nghiên cứu thực trạng chính sách phát trién DNKHCN tai các truong dai

học của Việt Nam, tác giả lựa chọn nghiên cứu điển hình tai Dai học Quốc gia Ha Nội

(ĐHQGHN) sau đó suy rộng ra các trường đại học khác Ly do lựa chọn DHQGHN, viđây là một trong hai đơn vi giáo dục được Dang va Nhà nước giao trọng trách pháttriển KH&CN, đào tạo và phát triển nhân lực chiến lược cho quốc gia Trong chiếnlược phát triển của DHQGHN tập trung phát triển và đào tạo nhân lực chất lượng cao,đây mạnh phát triên KH&CN đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế Mặt khác,DHQGHN là đại học đa ngành, đa lĩnh vực nên việc nghiên cứu điển hình tại đại họcnày mang tính bao quát chung cho các lĩnh vực đảo tạo, khoa học công nghệ nói riêng,mô hình các trường đại học nói chung.

Do vậy, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Chính sách phát triển doanh nghiệp

khoa học và công nghệ trong các trường đại học tại Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp

Đại học Quốc gia Hà Nội)” lam đề tài nghiên cứu Đề thực hiện được mục tiêu nghiên

cứu, luận án cần trả lời được câu hỏi: Chính sách phát trién DNKHCN trong các trường

đại học tại Việt Nam hiện nay như thé nào?

2 Mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Hoàn thiện các chính sách phát triển DNKHCN trong các trường đại học tại

Việt Nam.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

+ Tổng quan và phân tích các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài,

từ đó chỉ ra khoảng trống nghiên cứu của luận án.

+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chính sách phát triển DNKHCN trong

các trường đại học và các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển

DNKHCN tại dai học.

+ Đánh giá thực trạng chính sách phát triển KH & CN tại các trường đại học tại

Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp tại Đại học Quốc Gia Hà Nội).

10

Trang 14

+ Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới chính sách phát triển DNKHCN tại

+ Đề xuất các chính sách phát triển DNKHCN tai các trường đại học tại

Việt Nam.

2.3 Đối trợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là chính sách phát trién DNKHCN trong trường đại học.

- Phạm vi về thời gian: Dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua các báo cáo,

bài báo, nghiên cứu và các tài liệu khác nhằm phục vụ cho quá trình quá trìnhnghiên cứu, phân tích đánh giá chủ yếu từ năm 2005 đến nay Số liệu sơ cấp được

sử dụng dé phân tích trong luận án được thu thập trực tiếp từ các đối tượng được

khảo sát từ năm 2019 đến 2020

- Phạm vi về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng tại các

trường đại học tại Việt Nam, trong đó tập trung nghiên cứu trường hợp

ĐHQGHN, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển DNKHCNcủa các trường đại học công lập và kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan quản

lý nhằm hoàn thiện chính sách phát triển DNKHCN trong trường đại học.4 Cau hỏi nghiên cứu

4.1 Câu hỏi nghiên cứu chính

Chính sách phát trién DNKHCN trong DHQGHN nói riêng và các trường daihọc tại Việt Nam nói chung như thế nào?

4.2 Câu hỏi nghiên cứu bồ trợ

- _ Thực trạng sự phát triển của DNKHCN tại các trường đại học như thé nào?

- Nội dung của chính sách phát triển DNKHCN tại các trường đại học và

DHQGHN ra sao?

II

Trang 15

- _ Những nhân tố nao ảnh hưởng tới xây dựng và triển khai chính sách phát triển

DNKHCN trong DHQGHN?

- C6 giải pháp chính sách nao đề thúc day việc xây dựng và phát trién DNKHCN

trong các trường đại học tại Việt Nam?

5 Gia thuyết nghiên cứu

5.1 Giả thuyết nghiên cứu chính:

Chính sách phát triển DNKHCN tại ĐHQGHN và trong các trường đại học

tại Việt Nam còn mờ nhạt, chưa được chú trọng, chưa có khung pháp lý và các văn

bản, thể chế quy định về các chính sách phát triển doanh nghiệp KHCN Các trường

đại học chủ yếu tập trung vào chính sách phát triển khoa học và công nghệ.5.2 Giả thuyết nghiên cứu bổ trợ:

- Sự phát triển của DNKHCN tại ĐHQGHN và các trường đại học tập trung

chủ yếu vào các trường khối tự nhiên, kinh tế và chưa có một mô hình, các chính

sách hỗ trợ đặc thù dé phát triển mô hình này trong các trường đại học nói chung.

- Chính sách phát triển DNKHCN trong ĐHQGHN và các trường đại học:

Mục tiêu về thương mại hóa kết quả nghiên cứu đã được đưa vào tầm nhìn và địnhhướng chiến lược của các cơ sở đào tạo; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đượcphép sử dụng các nguồn lực của trường nhằm khuyến khích DNKHCN được thànhlập Tuy vậy, các văn bản quy phạm đều tập trung phát triển KHCN, chưa có khung

pháp lý và các văn bản quy định về các chính sách phát triển DNKHCN và cònnhiều rào cản về nguồn lực và từ các chính sách liên quan khác

- Một số nhân tố ảnh hưởng hưởng tới xây dựng và triển khai chính sách pháttrién DNKHCN trong DHQGHN như: người quan lý (người đứng đầu don vị), môi

trường hoạt động, công nghệ, quan điểm phát trién,

- Một số giải pháp chính sách dé thúc day việc xây dựng và phát trién DNKHCNtrong các trường đại học tại Việt Nam: xây dựng các chính sách, cơ chế và các quy

định về hình thức, nội dung, cơ chế hợp tác và đãi ngộ dé khuyến khích nhà khoahọc; chính sách hỗ trợ khởi nghiệp; chuyền đổi mô hình tổ chức và quản trị dé đảmbảo tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đại học; xây dựng chiến lược phát triển gan

12

Trang 16

với chiến lược NCKH của nhà trường, chủ động tiếp nhận kết quả dé thương maihóa, phát triển sản pham,

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Tiếp cận nghiên cứu

Từ tổng quan các nghiên cứu về DNKHCN và mô hình DNKHCN trong

trường đại học, chính sách phát triển DNKHCN trong trường đại học, trong phạm viluận án này tác giả tiếp cận chính sách phát triển DNKHCN trong trường đại học

dưới góc độ xem xét thực trạng và nội hàm của chính sách phát trién DNKHCN

trong trường đại hoc, không tiếp cận xem xét đưới góc độ quản lý theo quy trình.

Đề đánh giá về chính sách phát triển DNKHCN trong trường đại học, nghiên

cứu trường hợp ĐHQGHN, ngoài đánh giá thực trạng về chính sách phát triểnDNKHCN, luận án còn nghiên cứu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chính sáchphát trién DNKHCN trong trường đại học Trong đó, các tiêu chí đánh giá được kếthừa từ các nghiên cứu trước đó và các quy định của pháp luật dé xác lập danh sách

các tiêu chí cần thiết đối với chính sách phát trién DNKHCN, trong đó có các công

trình về chính sách phát trién DNKHCN trong trường đại học.

6.2 Quy trình và phương pháp nghiên cứu luận ún

Đề trả lời cho câu hỏi nghiên cứu, tác giả đã thiết kế quy trình nghiên cứu

của luận án gồm các bước sau (hình 1).

Bước 1, tổng quan các công trình nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận

về DNKHCN trong trường đại học, chính sách phát triển DNKHCN Tại bước 1, đềtài tong quan một số công trình nghiên cứu có liên quan đến dé tài ở trong nước và

quốc tế về DNKHCN trong trường đại học, các chính sách phát triển DNKHCN

trong trường đại học Thực trạng về chính sách phát trién DNKHCN ở các nước

trên thế giới, từ đó rút ra một số bài học liên quan đến chính sách phát triển

DNKHCN cho Việt Nam nói chung và khoảng trống nghiên cứu của luận án.

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm thu thập dữ liệu thứ cấp từ các tài

liệu, sách, báo, công trình nghiên cứu trong và ngoài nước và phỏng van chuyên gia.

Bước 2, thu thập dữ liệu thứ cấp liên quan đến những van đề nghiên cứu dé

hệ thống hóa cơ sở lý luận về chính sách phát trién DNKHCN tai đại học, từ đó đề

13

Trang 17

xuất được khung nghiên cứu Để có được cái nhìn tổng quan về chính sách pháttriên DNKHCN trong trường đại học, dé tài thu thập dữ liệu thứ cấp từ các cơ sở dữ

liệu có uy tín trên thế giới với các nhà khoa học, nhà nghiên cứu như hệ thông

EBSCO host, ScienceDirect với các bài báo, tạp chí uy tín trên thế giới thuộc lĩnh

vực KH&CN, DNKHCN trong trường đại học

Tổng quan các công trình nghiên cứu Khoảng trống nghiên cứu

có liên quan về chính sách phát triển

DNKHCN tai ĐH

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát Khung nghiên cứu về chính

trién DNKHCNtaiDH TT ”” *! sách phát trién DNKHCN tại

Dữ liệu thực trạng chính

¬ - „ị sách phát trién DNKHCN tai

Thu thập dir liệu thứ cấp và sơ cấp

Phân tích thực trạng chính sách Hạn chê và nguyên nhân

phat trién DNKHCN tại DH

Dé xuat các giải pháp và kiên nghị¬ » | Hoàn thiện các chính sách và

đê xuât điêu kiện thực hiện

Hình 1 Quy trình nghiên cứu

14

Trang 18

Bước 3, từ khung nghiên cứu, tác giả thu thập dữ liệu thứ cấp và sơ cấp Trêncơ sở dit liệu thu được, tác giả tiến hành phân tích Dữ liệu thứ cấp sử dụng các báo

cáo, đề án của DNKHCN trong trường đại học Đối với số liệu sơ cấp, thông tin vàsố liệu thu được qua điều tra bằng phỏng van sâu và bảng hỏi tại các trường đại học

tại Việt Nam và ĐHQGHN.

Bước 4, từ dữ liệu thu được, tiến hành phân tích thực trạng chính và yếu tố

ảnh hưởng đến sách phát triển DNKHCN tại ĐHQGHN, từ đó chỉ ra được nhữnghạn chế và nguyên nhân.

Bước 5, đề xuất các kiến nghị và giải pháp hoàn thiện chính sách phát triểnDNKHCN trong trường đại học Phương pháp phỏng van chuyên gia: Thực hiện các

phỏng vấn bán cấu trúc với hiệu trưởng nhà trường, phó Hiệu trưởng và các nhàquản lý cao cấp khác trong các trường đại học công lập về hoạt động của mô hình

DNKHCN trong trường đại học và các chính sách phát triển của DNKHCN tại cáctrường, chính sách khuyến khích tinh thần kinh doanh cũng như những khó khăn,hạn chế của mô hình DNKHCN trong trường đại học Phân tích tình huống thành

công, từ đó chỉ rõ điều kiện để áp dụng thành công.

6.3 Mẫu nghiên cứu

Đề nghiên cứu về chính sách phát triển DNKHCN trong trường đại học, tácgiả đi sâu vào phân tích chính sách phát triển DNKHCN trong các trường đại họctại Việt Nam Bên cạnh đó, tác giả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chính sáchphát triển DNKHCN trong trường đại học Dé tiến hành nghiên cứu, ngoài dữ liệu

thứ cấp thu thập được từ báo cáo, tài liệu và thông tin trên báo, trang mạng Nguồndữ liệu sơ cấp được tác giả thu thập thông qua phỏng vấn sâu với các chuyên gia,các nhà quản lý trường đại học, quản lý doanh nghiệp và dữ liệu điều tra khảo sát.

Đề thực hiện nghiên cứu, 30 chuyên gia là hiệu trưởng nhà trường, phó Hiệutrưởng và các nhà quản lý cao cấp khác trong các trường đại học, các chuyên giaphát triển kinh doanh trong trường đại học, lãnh đạo doanh nghiệp trong trường đại

học (lãnh đạo trường đại học công lập: 18; lãnh đạo trường đại học ngoài công lập:

hai; Số lãnh đạo các doanh nghiệp và chuyên gia phát triển kinh doanh trong đại

15

Trang 19

học đã phỏng vấn: 10), bảy chuyên gia nghiên cứu về chính sách phát triểnKH&CN cũng như chính sách phát triển DNKHCN tại trường Đại học Khoa học Xã

hội & Nhân văn và 481 thành viên là giảng viên, nghiên cứu viên và chuyên viên

của Câu lạc bộ Nhà khoa học DHQGHN qua sự giúp đỡ của Ban chủ nhiệm Câu lạcbộ và Thư ký Câu lạc bộ thông qua email.

6.4 Thiết kế bảng hỏi và phương pháp thu thập, xử lý dữ liệu6.4.1 Thiết kế bảng hỏi nghiên cứu

Bảng hỏi khảo sát được sử dụng dé đánh giá thực trạng chính sách phát triểnDNKHCN và các yếu tố ảnh hưởng đến DNKHCN trong trường đại học được thiếtkế gồm 4 phần: (¡) quan điểm nhận thức về DNKHCN và mô hình DNKHCN trong

trường đại học; (ii) quan điểm nhận thức về chính sách phát triển DNKHCN tạiDHQGHN; (ii) quan điểm về các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển

DNKHCN tại ĐHQGHN; (iv) thông tin đặc điểm của đối tượng khảo sát (về giớitính, độ tuổi, trình độ, nơi công tác, chức vụ) Bảng hỏi khảo sát được trình bày ở

Phụ lục 1.

6.4.2 Phương pháp thu thập va xử ly dữ liệu

- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Các dit liệu thứ cấp trong nghiêncứu được tổng hợp, thu thập từ những tài liệu như báo chí, tạp chí, công trình, đề tài

nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước về DNKHCN, chính sách phát triểnDNKHCN Dữ liệu chủ yếu được thu thập từ hệ thống thông tin nổi tiếng thế giới

như EBSCO host, ProQuest, ScienceDirect, và hệ thống thông tin của trung tâm

KH&CN thành phố HCM (CESTD), cổng thông tin của DHQGHN.

- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp được tác giả tiến hànhphỏng vấn sâu với các chuyên gia và phương pháp điều tra xã hội học với bảng hỏi

khảo sát tại các trường, trung tâm, don vi trực thuộc DHQGHN.

- Phương pháp xử lý dữ liệu: Thông kê mô tả được sử dụng đề mô tả đặc tínhcơ bản của dữ liệu thu thập từ nghiên cứu Phân tích thống kê tần số để mô tả các

thuộc tính của mẫu khảo sát Phần mềm SPSS 22.0 được sử dụng đề phân tích thống

kê và kiểm định hồi quy bội.

16

Trang 20

7 Đóng góp của luận án

Về mặt lý luận, luận án làm rõ khái nệm về DNKHCN trong trường đại học,cũng như khái niệm về chính sách phát trién DNKHCN trong trường đại học Xácđinh rõ nội hàm về chính sách phát triển DNKHCN tronng trường đại học, các yêutố ảnh hưởng đến chính sách phát trién DNKHCN trong trường dai hoc Đề xuất

được khung nghiên cứu về yếu té tác động đến chính sách phát triển DNKHCN

trong trường đại học tại Việt Nam.

Về mặt thực tiễn, luận án phân tích được thực trạng các chính sách phát triểnDNKHCN trong trường dai học tại Việt Nam và DHQGHN Đồng thời phân tích

được tác động của các yêu tô đến chính sách phát trién DNKHCN trong trường đại

học tại Việt Nam (nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà nội), từ đó đề xuất

các giải pháp và kiến nghị hoàn thiện chính sách phát triển DNKHCN trong các

trường đại học tại Việt Nam.

8 Bố cục của luận án

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được kết cấu thành 4 chương

bao gồm:

Chương 1 Tổng quan các nghiên cứu về doanh nghiệp và chính sách phát

trién DNKHCN trong trường đại học

Chương 2 Cở sở lý luận về chính sách phát triển DNKHCN trong các trường

đại học

Chương 3 Thực trạng chính sách phát trién DNKHCN trong trường đại học

tại Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội)

Chương 4 Định hướng phát triển và giải pháp hoàn thiện chính sách pháttriển DNKHCN trong các trường đại học tại Việt Nam.

17

Trang 21

CHƯƠNG 1

TONG QUAN NGHIÊN CỨU VE DOANH NGHIỆP VÀ CHÍNH SÁCH

PHÁT TRIEN DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VA CÔNG NGHỆTRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC

1.1 Tổng quan các nghiên cứu về doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong

trường đại học

1.1.1 Tổng quan về doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong trường đại học

Các doanh nghiệp mới được thành lập để khai thác nghiên cứu học thuật đãtrở thành một hiện tượng kinh tế quan trọng [Markman, Gianiodis, Phan, & Balkin,

2005] Trên thực tế, các DNKHCN ngày càng được coi là một nguồn phát triển kinhtế khu vực Viện Công nghệ Massachusetts là một trong những ví dụ cho các trường

đại học có thé đóng góp cho sự phát triển kinh tế Nhìn chung, việc thúc đây hìnhthành DNKHCN trong trường đại học hiện nay là cốt lõi của nhiều chính sách kinhtế quốc gia và địa phương [Rasmussen, 2006].

Nghiên cứu của Pirnay và cộng sự tập trung nghiên cứu va phân loại cácdoanh nghiệp trong trường đại học, theo nghiên cứu của Pirnay và cộng sự, spin-offlà một phạm trù khá chung, dùng để mô tả nhiều đối tượng khác nhau và doanhnghiệp spin-off trong trường đại học chỉ là một trường hợp cụ thể [Pirnay &Surlemont, 2003] Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả cũng định nghĩa rằng doanhnghiệp spin-off trong trường đại học là các công ty mới được tạo ra dé khai thácthương mại một số kiến thức, công nghệ hoặc kết quả nghiên cứu được phát triển

trong một trường đại học.

Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả cũng làm rõ quan điểm của các doanhnghiệp spin-off trong trường đại học với các doanh nghiệp khác qua các đặc điểmnhư đối tượng hữu quan với hoạt động thành lập doanh nghiệp và bản chất của tri

thức được chuyền giao từ trường đại học sang doanh nghiệp Theo các tiếp cận như

vậy, nhóm tác giả phân loại doanh nghiệp trong trường đại học thành doanh nghiệpstart-up, doanh nghiệp spin-off (hay spin-out), doanh nghiệp slip-out, doanh nghiệp

18

Trang 22

thương mai, dịch vụ và DNKHCN Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng phân loại doanh

nghiệp spin —off trong trường dai học thành spin-off học thuật (academic spin-offs)và spin-off sinh viên (student spin-offs).

Lautenschläger và các cộng sự nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sựthành lập của các DNKHCN trong trường đại học bằng việc phân tích 54 Văn

phòng chuyển giao công nghệ đại hoc (University Technology Transfer Offices UTTO) tai Đức [Lautenschlager, Haase, & Kratzer, 2014] Các tác gia chi ra rangmức độ không đồng nhất cao trong trình độ của nhân viên UTTO cũng như van détài trợ của các chương trình hiện có có liên quan cao đến sự hình thành cácDNKHCN trong trường đại học Tuy nhiên, dường như vẫn còn thiếu sự đồng thuận

-đối với tam quan trọng của DNKHCN trong trường đại học như một kênh hiệu quảdé kết quả nghiên cứu đem lại giá trị kinh tế.

Ismail và các cộng sự cho rằng thương mại hóa sở hữu trí tuệ (IP), đặc biệt làbang sáng chế trở nên quan trọng trong hau hết các trường đại học Bang sáng chếđược cấp phép thành lập công ty để đổi lấy tiền bản quyền được công nhận là

phương thức truyền thống dé thương mại hóa IP của trường đại học khi tài trợ của

chính phủ ngày càng bị thu hẹp [Ismail, Mason, & Cooper, 2010] Các tác giả

nghiên cứu trường hợp của một trường đại học ở Scotland với sáu bằng sáng chế

được chọn, được cấp phép cho các công ty spin-off Các nhà phát minh của 6 bằngsáng chế này đã được phỏng van sâu bang cách sử dụng bang câu hỏi bán cau trúc,

được ghi lại và sau đó được phiên mã Dữ liệu sau đó được phân tích tình huống

chéo với phần mềm Nvivo Nghiên cứu cho thấy việc ra quyết định tìm kiếm sự bảo

vệ bằng sáng chế được thực hiện bởi các nhà phát minh và Văn phòng chuyền giaocông nghệ (TTO) Mặt khác, quyết định thương mại hóa các bằng sáng chế thông

qua việc tạo ra các spin-off được khởi xướng bởi các nhà phát minh, chứ không

phải bởi TTO Các nhà phát minh có kinh nghiệm làm việc trong các công nghiệp

trước khi trở thành giáo sư tại trường đại học, đã có thé nhận ra các giá tri tiềm năng

của công nghệ của họ Yếu tố này được coi là có ý nghĩa nhất đã thúc day họ hình

thành các spin-off Kinh nghiệm của họ có nghĩa là họ có kiến thức tốt hơn về thị

19

Trang 23

trường tiềm năng, quy mô thị trường cũng như vị thế của công nghệ của họ trên thịtrường Các yếu tố quan trọng khác là vai trò và hỗ trợ của Văn phòng chuyền giaocông nghệ cũng như sự sẵn có của tài trợ Kết quả của nghiên cứu này có thê giúpcác nhà hoạch định chính sách trong các trường đại học xem xét: các đặc điểm của

phát minh và nhà phát minh, sự sẵn có của tài trợ cũng như vai trò của các văn

phòng chuyên giao công nghệ trong việc ra quyết định của họ.

Nghiên cứu của Caiazza và các cộng sự cho thấy quá trình phát triển của cácDNKHCN từ Hoa Kỳ cho đến các quốc gia khác trên thế giới ở Châu Âu và Châu Á[Caiazza, Audretsch, Volpe, & Singer, 2014] Bat dau tir những năm 1980, nhiều

quốc gia đã thực hiện một loạt cải cách nhằm khuyến khích hoạt động spin-off

thông qua sự tương tác giữa các Viện nghiên cứu công và các doanh nghiệp Ở cácnước phát triển, các chính sách nhằm thúc day và thương mại hóa nghiên cứu đã

dẫn đến việc tạo ra các cụm, vườn ươm và công viên khoa học Những chính sáchnay cũng đã cải cách hệ thống giáo dục và luật pháp điều chỉnh và thúc day chuyên

giao công nghệ Việc sử dụng nghiên cứu công cộng trong các doanh nghiệp đã cải

thiện chất lượng nghiên cứu bằng cách thiết lập các khuyến khích hiệu suất cho các

nhà nghiên cứu và cũng tăng cường hợp tác giữa các Viện nghiên cứu công và các

doanh nghiệp Ở châu Á, khả năng cải thiện đầu tư R&D để hỗ trợ các hoạt độngnghiên cứu các Viện nghiên cứu công và thương mại hóa kết quả nghiên cứu đangtrở nên quan trọng đối với khả năng cạnh tranh và tăng trưởng của một số khu vựcchâu Á Các chính phủ châu Á đang nỗ lực để đạt được các mục tiêu trung và đàihan dé phát triển và hợp tác nghiên cứu.

Giibeli và Doloreux (2005) nghiên cứu quy trình mà một doanh nghiệp mới

được tạo ra và hình thành từ một trường đại học bằng cách nghiên cứu ba trường

hợp từ trung tâm nghiên cứu tại Đại học Linkoping trong lĩnh vực trực quan hóa vàđồ họa máy tính từ các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc [Gibeli & Doloreux, 2005].

Kết quả cho thay tầm quan trọng của sự hợp tác giữa các trường đại học, với tổ

chức chủ quan và bên ngoài Tổ chức chủ quản đóng một vai trò quan trọng trong

quá trình hình thành DNKHCN trong trường đại học, đặc biệt là trong giai đoạn đầu

20

Trang 24

khi ý tưởng kinh doanh xuất hiện, bằng cách hỗ trợ cơ sở hạ tầng và chuyên môntrong một cố vấn cụ thé Đối với các trường đại học và các tô chức nghiên cứu

công, nên đóng vai trò tích cực hơn trong quá trình hình thành DNKHCN trong

trường đại học ngay từ giai đoạn ươm mầm.

Ndonzuau và cộng sự cho rang với vai trò xúc tác của các DNKHCN trongviệc sáng tạo và chuyên giao kiến thức, DNKHCN trong các trường đại học là một

trong những kênh hứa hẹn nhất để chuyển kết quả nghiên cứu từ học viện sangngành công nghiệp [Ndonzuau, Pirnay, & Surlemont, 2002] Họ góp phần thực hiệnnhanh chóng và trực tiếp kiến thức mới vào giá trị kinh tế thông qua sự xuất hiện

của các sản phẩm va dich vu sáng tạo Theo đó, ty lệ hình thành DNKHCN từ các

trường đại học thường được coi là một chỉ số chính cho chất lượng và hiệu suất củachuyên giao công nghệ và của các tô chức liên quan.

Feldman và Klofsten lập luận rằng trường đại học cung cấp nén tang chi phíthấp cho những người quản lý dé tích lũy kiến thức về thiết kế, khách hàng và ứng

dụng trực tiếp và là một nguồn R & D quan trọng với công nghệ tiên tiễn [Feldman

& Desrochers, 2003] Ngoài ra, Tesfaye (1997) giải thích rang spin-off có thê được

hưởng lợi từ mạng lưới địa phương của trường đại học, có thé được coi là một cửa

ngõ quan trọng cho các liên hệ bên ngoài, bao gồm văn phòng chính phủ, chuyên

gia, nhà đầu tư và khách hàng [Tesfaye, 1997].

Elfring và Hulsink cho rằng các DNKHCN trong trường đại học trở nên gắn

kết hơn trong các mối quan hệ xã hội và kinh tế đang diễn ra và phụ thuộc rất nhiềuvào chương trình hỗ trợ và dịch vụ ươm tạo được cung cấp bởi trường đại học nơi

doanh nghiệp được thành lập và môi trường địa phương [Elfring & Hulsink, 2003].

Pattnaik và Pandey tông quan các nghiên cứu trước đó, và cho rằng có 3 mô

hình tao ra spin-off ở các trường đại học dang được chấp nhận rộng rãi [Pattnaik &Pandey, 2014] Mô hình đầu tiên được phát triển bởi Ndonzuau, Pirnay, vàSurlemont (2002), mô hình xác định bốn giai đoạn quan trọng trong việc phát triển

các doanh nghiệp spin-off: i) tạo ra một ý tưởng kinh doanh khả thi, ii) chuyển ý

tưởng thành quy trình kinh doanh, iii) tạo ra một công ty và iv) đóng góp giá tri cho

21

Trang 25

khách hàng, nhân viên, nhà đầu tư và tất cả các bên liên quan khác (cả nội bộ và bênngoài) Mô hình thứ hai được phát triển bởi Shane bao gồm năm giai đoạn trong quátrình điển hình tạo ra doanh nghiệp spin-off [Shane, 2004] Giai đoạn đầu tiên hoàntoàn mang tính học thuật nhưng mô hình cũng cho phép các công nghệ có tiềm năng

tạo ra các sản phâm và dịch vụ mới Trong trường hợp nhà nghiên cứu tin rằng côngnghệ mới của họ có thé được thương mại hóa, sau đó họ tiết lộ nó cho văn phòng

cấp phép công nghệ của trường đại học Trong giai đoạn thứ ba, tiềm năng bảo vệsở hữu trí tuệ được đánh giá và một đơn xin cấp băng sáng chế có thể được thựchiện Dựa trên sự độc quyén hạn chế thông qua bang sáng chế, văn phòng chuyển

giao công nghệ có thê cấp phép công nghệ cho một công ty được thành lập hoặc nhànghiên cứu có thể thành lập một công ty spin-off Mô hình thứ ba được phát triểnbởi Vohora và cộng sự, mô hình này gồm năm giai đoạn Trong đó, bắt đầu từ sự

nhận diện cơ hội kinh doanh đến việc cam kết đem lại lợi nhuận bền vững [Vohora,

Wright, & Lockett, 2004].

1.1.2 Mô hình doanh nghiệp spin — off trong trong trường đại học

1.1.2.1 Mô hình doanh nghiệp spin — off trong trường đại học tại Hoa Ky

Caiazza va cộng sự đã nghiên cứu về các chính sách và thé chế nhằm phát

triển doanh nghiệp spin-off tai Hoa Kỳ Điều làm nên sự khác biệt của Bắc Mỹ vớiChâu Âu và Châu Á là mức độ hội nhập cao giữa các Viện nghiên cứu công HoaKỳ đã nhận ra tam quan trọng của việc sử dụng kết quả nghiên cứu công cộng déthương mại hóa [Calazza et al., 2014] Tu những năm 1980, các cuộc cải cách về

lập pháp, kinh tế và văn hóa đã hỗ trợ các Viện nghiên cứu công trong việc thương

mại hóa kiến thức khoa học, và điều này đã ảnh hưởng đến tinh thần kinh doanh vàtăng trưởng kinh tế Đạo luật Bayh-Dole cho phép các Viện nghiên cứu công nắm

giữ bằng sáng chế đối với các phát minh từ các nghiên cứu được tài trợ công, cũng

như các khoản thu từ các băng sáng chế này Đạo luật này khuyến khích các công ty

đầu tư vào việc phát triển các phát minh của Viện nghiên cứu công và bảo vệ quyền

sở hữu độc quyên của các phát minh Thu nhập từ các quyền này là động lực chocác Viện nghiên cứu công tạo điêu kiện cho sự lan tỏa kiên thức do các tô chức đó

22

Trang 26

tạo ra dé thương mại hóa, dẫn đến hoạt động đôi mới và cuối cùng là khả năng cạnhtranh và tăng trưởng kinh tế.

Vào những năm 1980, Đạo luật Đổi mới Công nghệ Stevenson-Wydler đãđược phát trién dé thúc day chuyển giao công nghệ bằng cách tài trợ cho các Việnnghiên cứu công khi họ chuyên kết quả nghiên cứu của họ vào hoạt động của cácdoanh nghiệp Trong cùng thập kỷ đó, Đạo luật Phát triển Đổi mới Doanh nghiệpNhỏ đã tạo ra Chương trình Nghiên cứu Đổi mới Doanh nghiệp Nhỏ (SBIR) vàChương trình Chuyên giao Công nghệ Doanh nghiệp Nhỏ (STTP) SBIR là chươngtrình yêu cầu tất cả các cơ quan thuê ngoài các hoạt động nghiên cứu trị giá hơn 100

triệu USD dé dành một phan cho các doanh nghiệp nhỏ, công nghệ cao Chương

trình SBIR nhắn mạnh vào việc thương mại hóa nghiên cứu và ý tưởng khoa học.

Đặc biệt, nó cung cấp một cầu nối cho các công ty mới và nhỏ vượt qua những hạn

chế tài chính trong giai đoạn đầu STTP hoạt động dé phát triển ý tưởng sáng tao từ

Viện nghiên cứu công thông qua sự tham gia của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Các cơ chế thúc day đổi mới quan trọng khác đã được tạo ra thông qua Dao

luật chuyên giao công nghệ liên bang năm 1986 đã thiết lập các Thỏa thuận pháttriển nghiên cứu hợp tác (CRADA), cho phép các Viện nghiên cứu công thực hiệncác sáng kiến nghiên cứu chung với các bên ngoài Đạo luật Omnibus thương mại

và cạnh tranh năm 1988 đã tạo điều kiện thuận lợi cho hai chương trình quan trọng:

Chương trình công nghệ tiên tiến (ATP) và Đối tác mở rộng sản xuất (MEP) ATPtài trợ cho một phạm vi rộng lớn các nghiên cứu rủi ro cao, đáp ứng nhu cầu chiến

lược của quốc gia MEP có ưu tiên chính sách dé thúc day hoạt động đổi mới của

các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các ngành công nghiệp truyền thống Tài trợ

được MEP cấp trên cơ sở nhu cầu của công ty cùng với triển vọng phổ biến các

thông lệ tốt nhất về sản xuất, công nghệ và thực tiễn quản lý.

Các cải cách pháp lý của những năm 1980 đã đơn giản hóa quá trình chuyêngiao công nghệ, thiết lập một chính sách bằng sáng chế thống nhất, loại bỏ các hạnchế trong việc bán giấy phép và tạo điều kiện cho quá trình rút ra khỏi các Việnnghiên cứu công Đây là một thành công lớn cho ngành công nghiệp và các Viện

23

Trang 27

nghiên cứu công, dẫn đến sự tiến bộ trong các ngành công nghệ cao ở nhiều khu

vực của Hoa Kỳ.

Mặc dù thực tế là những cải cách này đã tạo ra các thé chế định hướng đổimới ở Hoa Kỳ, nhưng sự khác biệt lớn trong hoạt động chuyển giao công nghệ đãxuất hiện trên khắp một số khu vực do sự đa dạng về cấu trúc và văn hóa Một sốViện nghiên cứu công của Hoa Kỳ đóng vai trò là chất xúc tác cho sự đôi mới với

các văn phòng chuyền giao công nghệ tạo điều kiện chuyên giao các phát minh từ

nghiên cứu khoa học sang công nghiệp Những sự thay đổi này đã ảnh hưởng đếnsự phát triển đổi mới của một số khu vực, như Massachusetts và California, dẫn đến

các hệ thông đổi mới toàn cầu của Route 128 và Thung lũng Silicon.

> Mô hình đại học spin-off Massachusetts

Bắc Mỹ đã là một chuẩn mực toàn cầu cho sự phát triển sáng tao trong các

khu vực như Route 128 gần Boston và Thung lũng Silicon ở California Boston đãcó một truyền thống công nghiệp lâu đời với các công ty chuyên về đệt may, ô tô,máy tính và hệ thống thông tin Trong khu vực này, Viện Công nghệ Massachusetts

(MIT) thành lập năm 1861, hoạt động như một tác nhân trong việc kích thích tinh

thần kinh doanh học thuật và chuyên giao công nghệ Các nhà khoa học và nhànghiên cứu được khuyến khích khai thác kết quả nghiên cứu cho các hoạt động

thương mại và tư vấn MIT luôn duy trì liên kết chặt chẽ với ngành công nghiệp,

đặc biệt là với các công ty lớn như General Electric, Eastman Kodak và DuPont.Năm 1918, chính phủ đã phát triển kế hoạch cung cấp nguồn lực cho nghiên cứu cơbản và ứng dụng Những quỹ này được tập trung vào sự phát triển của công nghệquân sự trong Thế chiến II, và trong thời gian này, MIT đã trở thành trung tâm

nghiên cứu hàng đầu của Hoa Kỳ Từ những năm 1920, khu vực này là nơi có nhiều

cấu trúc hỗ trợ cho sự đổi mới va tinh thần kinh doanh như đầu tư mạo hiểm va

phòng thí nghiệm nghiên cứu.

Đại học Stanford cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một nền văn

hóa định hướng rủi ro, thu hút sinh viên có khát khao học hỏi và áp dụng kiến thức

đó vào cuộc sông hàng ngày Văn hóa định hướng rủi ro dẫn đến sự ra đời của cộng

đồng công nghệ Thung lũng Silicon Trong thời gian đầu, Thung lũng Silicon cũng

24

Trang 28

có sự hỗ trợ của chính phủ cho nghiên cứu về siêu máy tính, chất bán dẫn và mạch

tích hợp Viện nghiên cứu Stanford (SRI) được thành lập năm 1946, sau đó là Khucông nghiệp Stanford năm 1951.

Các mô hình spin-offs ở Standford được hình thành như sau: các kết quảnghiên cứu sẽ được sử dung bởi các doanh nghiệp spin-offs hoặc các tập doan lớndé tạo ra sản phẩm mới cho thị trường Trong quá trình này, sẽ có sự trao đôi giữa

viện nghiên cứu và các doanh nghiệp dé có những điều chỉnh phù hợp Sau khi sản

phẩm đã tiếp cận được thì trường, các viện nghiên cứu sẽ có tiền đề để tiếp tục

nghiên cứu.

Kết quả Doanh nghiệp ——>} Thị trường

nghiên cứu § spinoffs/cac tập đoàn J

Hiện nay, tông doanh thu từ các doanh nghiệp spin-off của đại hoc Standford

chiếm khoảng một nửa doanh thu của thung lũng Silicon.

Avnimelech và Feldman nghiên cứu sự khác biệt trong hoạt động của các đại

học spin-off với mẫu nghiên cứu là giảng viên từ 124 tổ chức học thuật ở Hoa Kỳ,

sử dụng cơ sở dữ liệu về người quản lý của cả spin-off chính thức và không chính

thức [Avnimelech & Feldman, 2015] Theo đó, người quan lý bi ảnh hưởng tích cực

bởi chất lượng của tô chức và khoa, phòng liên quan, chi phí R&D của tổ chức và

sức mạnh của cụm nghiên cứu tại địa phương Ngoài ra, các tô chức có doanh thucao từ các bằng sáng chế cũng có nhiều spin-off hơn, chất lượng của các cục nghiên

cứu cao hơn và xác suất thất bại thấp hơn.

Sansone và các cộng sự nghiên cứu vai trò của các giáo dục khởi nghiệp

(Entrepreneurship Education — EE) trong việc tạo ra các spin-off trong trường đại

25

Trang 29

học bang cách sử dung bộ dữ liệu mới gồm khoảng 1262 khóa học EE được cung

cấp từ năm 2011 đến 2014 bởi 80 trường đại học Hoa Kỳ [Sansone, Battaglia,

Landoni, Paolucci, & Journal, 2019] Áp dụng mô hình hồi quy bảng Poisson, kếtquả cho thấy ngoài quy mô TTO và kinh phí dành cho nghiên cứu ở các trường đại

học, các khóa học EE góp phần tạo ra các Spin-off học thuật.

1.1.2.2 Mô hình doanh nghiệp spin —off trong trường đại học tại Trung Quốc

Trong những năm qua, chính phủ các nước châu Á đã đầu tư vào việc phát

triển các hệ thống đổi mới quốc gia Bất chấp sự khác biệt lịch sử giữa các quốc gia,

làn sóng toàn cầu hóa đã tạo ra mối quan tâm chung trong việc hỗ trợ phát triển đổi

mới nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững trong nền kinh tế toàn cầu ngày

càng cạnh tranh Các quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore và

Ấn Độ đã tận dụng các cơ hội phát sinh từ toàn cầu hóa và mở cửa cho thương mạiquốc tế đề bắt đầu cải cách dẫn đến tăng trưởng nhanh chóng Chính phủ các nướcchâu Á đã tăng đầu tư công vào R&D và khởi xướng các chính sách nhằm tạo ra các hệ

thống sáng tạo tai địa phương Sự phát triển của các hệ thống này dựa trên chính sáchcông với mục đích hỗ trợ mối quan hệ giữa Viện nghiên cứu công và doanh nghiệp.

Các chính sách này đã tập trung vào việc xác định rõ ràng tình trạng pháp lý của cáctrường đại học và giáo sư, loại bỏ các quy định ngăn giáo sư hợp tác với các doanhnghiệp, phát triển quyền sở hữu trí tuệ, thành lập văn phòng chuyền giao công nghệ va

tạo ra các chương trình tài trợ dé phát triển kết quả nghiên cứu đại học.

Trong khi Trung Quốc thực hiện các chính sách nhằm thiết lập một khuôn khổén định dé tạo thuận lợi cho sự hợp tác giữa các chủ thé đổi mới khác nhau, các quốcgia khác đã tuân theo một quy trình ít cấu trúc hơn Ở Trung Quốc, các khung này bao

gồm hai phan Đầu tiên, chính phủ đã đưa ra các quy định pháp luật, chỉ thị và hướngdẫn dé tạo ra một môi trường thê chế có khả năng hỗ trợ phát triển sáng tạo Phan thứhai của khung chiến lược quốc gia dựa trên các kế hoạch dé đạt được các mục tiêu cụthé trong một khoảng thời gian nhất định Trong nhiều trường hợp, các kế hoạch này làmột phan của các chiến lược phát triển kinh tế và thé hiện cam kết đối với sự phát triển

của các doanh nghiệp và Viện nghiên cứu công.

26

Trang 30

Chính phủ các nước Châu Á còn thiết lập các chương trình tài trợ để hỗ trợ cáctrường đại học, doanh nghiệp và sự hợp tác của họ Nhiều người đã cung cấp vốn và ưuđãi cho chuyền giao công nghệ và công nhận Viện nghiên cứu công là thực thé hànhchính độc lập Với điều này, Viện nghiên cứu công bắt đầu cung cấp cho doanh nghiệp

kiến thức khoa học và kỹ thuật Các công ty và Viện nghiên cứu công được khuyến

khích phát triển theo định hướng phát triển các sản phẩm sáng tạo có khả năng cạnhtranh ở cấp độ quốc tế.

Đề bảo hộ sở hữu trí tuệ, năm 1985, hệ thống KH&CN đã được Ủy ban Trungương Đảng Cộng sản Trung Quốc cải tô, đánh dau một bước ngoặt trong việc thúc đâycông nghiệp Thay đổi này cho phép các trường đại học đưa ra quyết định về cácchương trình nghiên cứu và phát triển và chuyền giao công nghệ với sự tự chủ hơn.

Đặc biệt, luật pháp thừa nhận thâm quyền pháp lý của các tổ chức công trong đầu tư và

thành lập công ty Ké từ cuối những năm 1990, chính quyền trung ương và tỉnh đã ápdụng một sé quy dinh nham kích thích đôi mới công nghệ và thỏa thuận giữa các viện

nghiên cứu công và doanh nghiệp.

Ở Trung Quốc, thúc đây các hoạt động đôi mới trong công nghệ truyền thống

được xác định là một trong những nhiệm vụ chính trong cải cách kinh tế Trong hoàn

cảnh như vậy, hầu hết các công ty công nghệ cao, đều được coi là một phương tiện

quan trọng để chuyền giao công nghệ từ các nhà nghiên cứu sang các doanh nghiệp nhànước lâu đời (SOE) Gần đây, các học viện, trường đại học và Viện Hàn lâm Khoa học

Trung Quốc (CAS), đã tích cực và trực tiếp tim cách tạo ra các spin-off, trong các lĩnh

vực như công nghệ sinh học, thông tin và công nghệ quang học.

Chính sách KH&CN là một trong những công cụ năng động nhất của khu

vực công dé thúc đây phát triển kinh tế ở hầu hết các nước phát triển Ở Trung

Quốc, chính sách của chính phủ thông qua các quy định, chăng hạn như Chươngtrình nghiên cứu và phát triển công nghệ cao quốc gia, ở cấp độ đổi mới, vàChương trình Ngọn đuốc Trung Quốc, ở cấp độ ươm tao, thương mại hóa và phố

biến Trong đó, đặc biệt thúc day mô hình doanh nghiệp spin-off Tại TrungQuốc, mô hình spin-off có thé được chia thành:

27

Trang 31

- Chế độ doanh nghiệp: chủ yếu được thành lập bởi giảng viên hoặc cựu sinh

viên; được quy cho chuyên môn của Khoa trong quá trình thương mại hóa

- Chế độ thể chế: được quản lý thông qua các tô chức; được thành lập theo quy

trình thương mại hóa chính thức trong các trường đại học.

- Chế độ truyền thống: thành lập giữa công nghiệp và trường đại học, hai bênchia sẻ kiến thức giữa các ngành.

Kroll và Liefner nghiên cứu lý thuyết về sự hình thành spin-off trong nềnkinh tế đang phát triển và chuyên đổi của Trung Quốc, và bằng cách trình baykết quả từ một nghiên cứu so sánh dựa trên dữ liệu từ 82 cuộc phỏng vấn với cácdoanh nghiệp spin-off trong ba khu vực đô thị ở Trung Quốc [Kroll & Liefner,

2008] Nghiên cứu cho thay rằng trong các điều kiện khuôn khổ ban đầu, sự hìnhthành spin-off do chính phủ điều hành đã thực sự chứng minh một giải pháp

thích hợp cho việc chuyển giao công nghệ tại các trường đại học Trung Quốc.Do đó, nhiều công ty được thành lập phải chịu các cau trúc khuyến khích khiếmkhuyết và hiệu suất thấp Do đó, ké từ khi đỡ bỏ hoặc nới lỏng các quy định hạnchế, mô hình độc đáo trước đây về sự hình thành spin-off Trung Quốc đã đượcbồ sung bởi sự gia tăng của sự hình thành doanh nghiệp spin-off.

Trong nghiên cứu Zhou và các cộng sự cho thấy, các doanh nghiệp spin-off của

Trung Quốc có tỷ lệ sống sót thấp và chỉ một phần trăm nhỏ trong số họ có thể pháttriển thành các doanh nghiệp bền vững [Zhou, Xu, Su, & Minshall, 2011] Dé khámphá ra lý do của thực trạng trên, một cuộc khảo sát được thực hiện ở Trung Quốc vàonăm 2009 trên 69 công viên khoa học đại học quốc gia Kết qua cho thay các van dé

quản trị doanh nghiệp, mối quan tâm về quản lý và thiếu hỗ trợ cơ sở hạ tầng là ba loại

rào cản chính cản trở sự phát triển của các doanh nghiệp spin-off trong trường đại họctại Trung Quốc.

Yang va các cộng sự nghiên cứu về các yếu tô có thé có thé ảnh hưởng đến cácDNKHCN trong trường đại học Trung Quốc [Yang, Wang, & Meng, 2007] Năm yếu

tố là: (1) khả năng KH&CN của một trường đại học, (2) lĩnh vực nghiên cứu của mộttrường đại học, (3) sỐ lượng và nguồn của quỹ nghiên cứu, (4) nơi đặt trường đại học,

28

Trang 32

(5) mối quan hệ giữa trường dai hoc và chính phủ Dựa trên phân tích dữ liệu của 111

trường đại học, nghiên cứu mối quan hệ giữa năm yếu tố trên và hoạt động của các

doanh nghiệp spin-off Kết quả nghiên cứu đã chứng minh được có những mối liên hệ

dang chú ý giữa hoạt động của các doanh nghiệp spin-off với bốn yếu tố trong số nămyếu tố trên, ngoại trừ yếu tố thứ 3: số lượng và nguồn của quỹ nghiên cứu.

1.1.2.3 Mô hình doanh nghiệp spin — off trong trường đại học tại Singapore

Theo O’Shea và cộng sự, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Anăm 1997 đã ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế Singapore [O’Shea, Fitzgerald, Chugh,& Allen, 2014] và một trong những nguyên nhân thúc đây quốc gia này đã phải đưa ra

quyết định hoặc liên tục dựa vào các công nghệ hiện có hoặc kết hợp các công nghệ

hiện có này với các ý tưởng mới dé tạo ra và thương mại hóa các sáng kiến Singaporesau đó quyết định làm việc trên lợi thế cạnh tranh công nghệ cao hơn và phát triển nền

kinh tế dựa trên tri thức, đổi mới và sáng tạo Singapore là một trong những quốc gianhỏ nhưng có tốc độ đổi mới nhanh trên thế giới Nhiều khuyến nghị chính sách củaUy ban Đánh giá Kinh tế (ERC) dé hỗ trợ các chiến lược đổi mới của Singapore đãđược chính phủ chấp nhận vào năm 2003 Trong đó có các chính sách dé thúc day quốc

gia trở sáng tạo và kinh doanh dựa trên việc hình thành doanh nghiệp mới khởi nghiệp

từ các ý tưởng mới và sáng tạo [Ủy ban đánh giá kinh tế, 2003].

Reyes nghiên cứu trường hợp của Đại học Quốc gia Singapore (NUS), kết quảnghiên cứu cho thấy thương mại hóa và thúc đây tư duy kinh doanh của sinh viên làcác hoạt động cốt lõi (kết nối với chương trình nghị sự quốc gia) [Reyes, 2016] Tuynhiên, hoạt động thương mại hóa chưa được chấp nhận ở một số ngành như khoa học

xã hội và nhân văn.

Wong và các cộng sự bằng phân tích thực nghiệm đã chỉ ra rằng đóng

góp của NUS cho phát triển kinh tế quốc gia đã thay đổi về chat trong giai đoạntrước va sau năm 2000, chuyên từ chủ yếu là nhà cung cấp nhân lực và ngườitạo ra tri thức để đảm nhận vai trò rõ ràng hơn trong thương mại hóa tri thức

thông qua việc tăng bằng sáng chế, cấp phép cho ngành công nghiệp tư nhân và

thành lập các doanh nghiệp spin-off [Wong, Ho, & Singh, 2007] NUS đã thiết

29

Trang 33

lập một chương trình tài trợ hạt giống để cung cấp tài trợ hạt giống ở giai đoạnrất sớm cho các công ty spin-off NUS đầy triển vọng.

1.1.2.4 Mô hình doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong trường đại học tạiViệt Nam

Tại Việt Nam, mô hình DNKHCN thực chất chưa được phát triển, một vàidoanh nghiệp hoạt động theo mô hình DNKHCN dé chuyên giao các sản phẩm nghiêncứu như BK holdings Tuy nhiên quy trình chuyền giao chưa rõ ràng và lợi ích lâu dàichưa được tính đến cho nhà nghiên cứu hay cơ sở nghiên cứu Nhiều sản phẩm nghiên

cứu bị bỏ qua vì không có tiền đầu tư làm thương mại hóa.

Cơ sở dé phát triển mô hình DN nay đòi hỏi phải đáp ứng các tiêu chí: (i) các

kết quả nghiên cứu KH phải có tính ứng dung; (ii) quyền sở hữu trí tuệ cần chặt ché dé

bảo vệ kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu; (iii) các Quỹ đầu tư khởi nghiệp,

các cơ quan quản lý cần ban hàng hệ thống pháp lý chặt chẽ, rõ ràng quy định về quyềnlợi các bên (nhà nghiên cứu, cơ quan sở hữu ), quy trình và cơ chế thông thoáng, thủtục hành chính thành lập DNKHCN gọn nhẹ; (iv) cơ cấu tổ chức DNKHCN độc lập

tách biệt khỏi hệ thống hành chính của các trường đại học, viện nghiên cứu, vận hành

theo cơ chế thị trường; (v) các văn bản quy định pháp luật về DNKHCN cần rõ ràng.

Các quy định về pháp luật về các DNKHCN trong trường đại học vẫn chưa

được thể hiện rõ trên các văn bản pháp luật của Việt Nam Cho đến nay, gần như chúngta không tìm thấy một điều luật nào trực tiếp quy định về DNKHCN trong trường ĐHmà chỉ có các quy định liên quan Cụ thé:

Trong Luật KH&CN, Luật Công nghệ cao, Luật Chuyên giao công nghé, và

các văn bản hướng dẫn thi hành đều nhân mạnh tạo hành lang pháp lý chung cho cáchoạt động KH&CN Đặc biệt gần đây, Nghị định số 13/2019/NĐ-CP về DNKHCN đã

chính thức ban hành và có hiệu lực từ ngày 20/3/2019, là văn bản đáng lưu ý nhất đưara những vấn đề pháp lý rõ nét về quá trình hình thành, hoạt động, phát triển củaDNKHCN Tuy nhiên, các văn bản trên đều không đề cập trực tiếp đến khái niệmDNKHCN trong trường đại học khiến loại hình này trở nên mơ hồ trên thực tế Điềunày lý giải tại sao các doanh nghiệp hình thành từ các trường đại học và viện nghiên

30

Trang 34

cứu mặc dù đã thành lập ngay sau khi có chính sách phát triển nhưng lại không có cơchế phù hợp và rõ ràng để hoạt động theo đúng bản chất của một DNKHCN.

Bên cạnh đó, các văn bản pháp hiện hành có đưa ra quy định về các mô hình hỗ

trợ DNKHCN như vườn ươm công nghệ hay không gian làm việc chung tại các trường

đại học Cũng như đã đề cập đến các chính sách hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiêncứu khoa học và phát triển công nghệ, ươm tạo và đôi mới công nghệ Cụ thé, Nghi

định số 99/2014/NĐ-CP quy định việc dau tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạtđộng KH&CN trong các cơ sở giáo dục đại học, yêu cầu ưu tiên đầu tư đối với trườngđại học có DNKHCN.

Luật Giáo dục đại học chỉnh sửa gần đây cũng quy định rõ cho phép các cơ sởgiáo dục đại học được liên doanh, liên kết, thành lập doanh nghiệp để thúc đây hoạt

động nghiên cứu, ứng dụng chuyên giao, phát triển dịch vụ đảo tạo Tuy nhiên, Luậtgiáo dục đại học chưa nêu rõ hành lanh pháp lý cho việc hình thành và vận hành của

các DNKHCN.

Nguyễn Thị Thúy Hằng khi nghiên cứu về các DNKHCN vận hành theo môhình doanh nghiệp spin-off chỉ ra rằng số lượng các doanh nghiệp không nhiều và cũngkhông hiệu quả Một trong những lý do dẫn đến thực trạng trên là do chưa xây dựngđược hành lang pháp lý phù hợp cho mô hình này, dẫn đến việc áp dụng khó khăn[Nguyễn Thị Thúy Hang, 2019] Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm hoànthiện khung pháp lý cho các doanh nghiệp spin-off như sau: Cần làm rõ khái niệmspin-off trong các văn bản pháp luật; cần thiết có một chương trong luật (hoặc thậmchí có riêng một Nghị định) điều chỉnh riêng về spin-off; cần chỉ ra sự khác biệt nhất

định giữa spin-off và một doanh nghiệp có đăng ký hoạt động KH&CN thông thường;

quyền sở hữu trí tuệ cũng cần được xem xét và hoàn thiện hơn.

Nguyễn Trung Dũng cho rằng một số trở ngại đối với các doanh nghiệp spin-offở Việt Nam đó là về tư duy, về sự nhận thức chưa đầy đủ tầm quan trọng của các hoạtđộng đổi mới sáng tạo và của doanh nghiệp spin-off [Nguyễn Trung Dũng, 2018] Mặtkhác, nguồn lực con người, đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp về đổi mới sáng tạo và

chuyên gia công nghệ hầu như chưa có Đa phần hầu hết các doanh nghiệp spin-off vẫn

31

Trang 35

sử dụng đội ngũ với tư duy han lâm dé điều hành doanh nghiệp, đây là một trongnhững lý do dẫn tới các thất bại của doanh nghiệp trong trường đại học Cơ chế hoạtđộng chưa rõ rang, dẫn đến việc huy động các nguồn lực tài chính (nguồn vốn đầu tư)

hạn chế, thiếu vốn là nguyên nhân dẫn đến that bại của các doanh nghiệp Bên cạnh

đó, các trường ĐH tại Việt Nam vẫn đang tập trung cho nhiệm vụ chính là các hoạt

động đào tạo, do đó với nguồn tài chính eo hẹp thì việc đầu tư cho doanh nghiệp

spin-off hầu như không có ngoài giá trị quy đối từ giá trị thương hiệu hoặc một số cơ sở vậtchất như nhà xưởng, máy móc đã qua sử dụng.

1.1.3 Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ

Là quốc gia đi sau về phát trién KH&CN, Việt Nam luôn nỗ lực với các chínhsách và hoạt động nhằm nhanh chóng tiệm cận với thế giới DNKHCN trong trườngđại học với mục đích thúc day thương mại hoá kết quả nghiên cứu đã và đang là chủ dé

quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong nước Các nghiên cứu trong nước thời giangần đây chính vì thế cũng ngày càng nhiều hơn với mong muốn đóng góp cho việc tiếptục hoàn thiện chính sách dé phát trién KH&CN cũng như doanh nghiệp KH&CN.

Trong bối cảnh nghiên cứu về các chính sách đổi mới, Hoàng Văn Tuyênnghiên cứu quá trình phát triển chính sách đổi mới - Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý cho

Việt Nam [Hoàng Văn Tuyên, 2005].

Đặng Duy Thịnh nghiên cứu xây dựng luận cứ khoa học cho việc thương mạihoá hoạt động KH&CN ở Việt Nam, đã làm rõ quan điểm lý luận, phạm trù, yếu tố vềvấn đề thương mại hoá kết quả hoạt động KH&CN [Đặng Duy Thịnh, 2000] Trong

quá trình phát triển kinh tế - xã hội, các trường đại học đã khang định được sứ mệnhcủa mình khi đóng vai trò dẫn dắt sự phát triển của các cuộc cách mạng công nghiệp.Mỗi quốc gia lại có những chính sách hỗ trợ khác nhau đề thúc đây sự ra đời của các

doanh nghiệp khoa học - công nghệ trong trường đại học Trước sức ép của sự phát

triển của KH&CN ở Việt Nam, việc hình thành và phát trién DNKHCN ngày càng có ý

nghĩa quan trọng Nguyễn Thị Minh Nga và cộng sự nghiên cứu khía cạnh pháp lý cho

DNKHCN đề cập đến các đặc trưng của DNKHCN [Nguyễn Thị Minh Nga & Hoàng

32

Trang 36

Văn Tuyên, 2006] Nghiên cứu này một lần nữa phân tích về vai trò và động cơ của

Bên cạnh một sé công trình trên, nhiều công trình, bài báo khoa học về van déđổi mới công nghệ trên cơ sở áp dụng kết qua nghiên cứu va triển khai, thực trang va

biện pháp thúc đây gắn kết hoạt động KH&CN với sản xuất đã được đề cập nghiên cứu

ở một số góc độ khác nhau Các nghiên cứu trên đây chủ yếu xem xét ở phạm vi lý

thuyết cơ bản hoặc ở khía cạnh pháp lý cụ thể, chính sách gắn kết nghiên cứu và triểnkhai với sản xuất nói chung Trong khi đó, vai trò của các doanh nghiệp này trong việctrực tiếp thúc đầy thương mại kết quả nghiên cứu, triển khai là rất quan trọng mà đòihỏi phải đề xuất trong giải pháp chính sách việc khuyến khích hoạt động và phát triển

loại hình doanh nghiệp KH&CN trong điều kiện nền kinh tế thị trường của Việt Nam.1.1.4 Chính sách phát triển các doanh nghiệp khoa học và công nghệ trongtrường đại học

1.1.4.1 Chính sách ở Hoa Kỳ

Mỹ là một quốc gia thành công với các chính sách thương mại hóa kết quả nghiên

cứu của mình, với các doanh nghiệp được thành lập từ các trường đại học nỗi tiếng như

Stanford, MIT Theo hiệp hội các nhà Quản lý công nghệ của Đại học Mỹ (Association

of University Technology Managers, viết tắt là AUTM) đã chỉ ra rằng trong vòng 20

năm (1980-1999) ké từ khi đạo luật Bayh-Dole về công ty spin-off được phê chuẩn,các công ty spin-off ở Mỹ đã đóng góp 33,5 tỉ USD cho nền kinh tế, tạo ra 280.000

việc làm và trung bình mỗi năm có hơn 200 công ty spin-off được đăng ký thành lập

trên tong số trên 132 trường đại học ở Mỹ [DeVol, Lee, & Ratnatunga, 2017] Từ năm

1982, Chính phủ nước này có một chương trình nghiên cứu hỗ trợ doanh nghiệp nhỏmang tên Small Business Innovative Research (SBIR) với sự tham gia hỗ trợ của 12 co

quan cấp bộ Năm 2004, chương trình SBIR đã giải ngân hơn 2 tỉ USD cho việc hỗ trợthành lập các doanh nghiệp spin-off và tới năm 2009 đã trao cho tổng số 112.500 côngty spin-off với tong đầu tu lên tới 26,9 ti USD [O'shea, Allen, Chevalier, & Roche,

2005] Các doanh nghiệp spin-off từ dai học Hoa Kỳ đã góp phan quan trọng trong việctạo nên sự thành công của thung lũng Silicon ở California Chang hạn như trường dai

33

Trang 37

học Stanford của Mỹ hiện có 1000 DNKHCN (spin-offs) Trung bình mỗi DNKHCN

của trường đại học Stanford có 20 nhân viên Tổng doanh thu của các DNKHCN là

100.000.000.000 USD, xấp xi một nửa số doanh thu của Thung lũng Silicon của Mỹ.

Hiện nay, việc hỗ trợ tài chính cho hoạt động nghiên cứu và thương mại hóa sản

phẩm nghiên cứu vẫn được chính phủ Hoa Kỳ đặc biệt quan tâm Quỹ Khoa học Quốc

gia Hoa Kỳ (NSF) có ngân sách hàng năm là 7,5 tỷ USD, và đây là nguồn tài trợ cho

khoảng 24% tông số nghiên cứu cơ bản do liên bang hỗ trợ do các trường cao dang vađại học của Hoa Ky thực hiện Trong nhiều lĩnh vực như toán học, khoa học máy tínhvà khoa học xã hội, NSF là nguồn hỗ trợ chính của liên bang [Đình Văn Khương,2019] Tính đến năm 2017, các chính phủ ở Hoa Kỳ (tiểu bang và liên bang) đã đầu tưchung 0,20% GDP cho nghiên cứu đại học, xếp thứ 28 trong số 39 quốc gia dẫn đầu về

đầu tư cho nghiên cứu của các trường đại học.

1.1.4.2 Chính sách ở Canada

Không giống với các quốc gia khác, Canada lại có những chính sách khá đặc thùdé thúc đây hoạt động phát triển doanh nghiệp So với các quốc gia khác, Canada có

truyền thống lâu đời về sự hỗ trợ từ chính phủ nhằm thúc đây việc tận dụng lợi ích kinh

tế từ các nghiên cứu khoa học [Fisher & Atkinson-Grosjean, 2002] Chính phủ Canadađã chi 3,2 ty CAD cho 178 sáng kiến trong lĩnh vực phát triển doanh nghiệp [Gault &

McDaniel, 2004] Tuy nhiên, sự can thiệp của chính phủ vào các hoạt động này cũngcó nhiều khó khăn do hệ thống giáo dục của nước này có mức độ phi tập trung hóa cao.Vì vậy, việc trién khai các hoạt động phát triển doanh nghiệp đều có sự phối hợp chặt

chẽ với các cơ sở giáo dục đại học tô chức nghiên cứu đề tác động đến đúng đối tượngcó nhu cầu Hơn nữa, Canada cũng là nước có thị trường nội địa quy mô nhỏ trong khikhu vực nghiên cứu lại rất lớn (giống đặc điểm của các nước Châu Âu) nên việc

thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu chủ yếu qua hình thức các công ty spin-offchứ không phải là cấp li-xăng Theo các số liệu thống kê của Canada năm 2003, cáctrường đại học và bệnh viện đã hợp tác thành lập thêm nhiều công ty spin-off chỉ riêng

trong năm đó và tính từ trước đó đến năm 2003 thì tổng số công ty spin-off là 876 (xem

bảng 1.1, một số nội dung không có thông tin được kí hiệu là N/A) Năm 2004, các

34

Trang 38

công ty spin-off đã tạo ra việc làm cho 29.900 người và đạt doanh số 6,1 tỷ CAD đồngthời có 93 công ty đã niêm yết trên sàn chứng khoán [Cooper, 2005].

Bảng 1.1 Hoạt động thương mại hóa ở các trường đại học và bệnh viện

Canada giai đoạn 1999 — 2003

Hoạt động 1999 2001 2003Sô trường DH và các bệnh viện liên quan 63 77 87

cùng điều hành quyên sở hữu trí tuệ

Công bồ các phát minh 893 1.105 1.133Giữ ban quyên 1.915 2.133 3.047Cung cap bản quyên 349 381 N/ACác ứng dụng bản quyên mới 656 932 1.252

Doanh thu từ cấp li-xăng (triệu CAD) 21 47 N/A

Số công ty spin-off (tính lũy kế) 471 680 876

Doanh thu từ công ty spin-off (triệu CAD) N/A 2.580 N/A

Số việc làm tạo ra từ các công ty spin-off N/A 19.243 N/A

Nguồn: Einar Rasmussen & Borch, 2010.

Sự hỗ trợ phát triển doanh nghiệp của chính phủ được thể hiện trong các hoạt

động như thiết lập các viện nghiên cứu cấp liên bang, tạo các cơ chế thông thoáng dé

thúc đây thương mại hóa kết quả nghiên cứu như hay chương trình hỗ trợ nghiên cứu

công nghiệp từ Ngân hàng Phát triển kinh doanh Canada (BDC) Ở cấp độ địa phương,một số thành phố đã rất năng động trong việc triển khai các chính sách và chương trình

hỗ trợ thương mại hóa theo các sáng kiến của chính phủ Tuy nhiên, cũng phải ghi

nhận một thực tế là không phải thành phố nao cũng có cam kết tuân thủ chặt chẽ cácsáng kiến phát triển doanh nghiệp của chính phủ Ngoài ra, ở Canada còn có các văn

phòng đại diện cho Bộ Công nghiệp ở từng địa phương và có thêm bốn cơ quan cấp

vùng về phát triển doanh nghiệp.

Canada gần đây đã thành lập tô chức trung gian mới chuyên phục vụ nhu cầucủa các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đó là chương trình tài trợ của Trung tâm Tiếp cận

Công nghệ Canada (TAC) tập trung vào việc nâng cao năng lực đổi mới của các doanh

35

Trang 39

nghiệp nhỏ và vừa thông qua việc hợp tác tiếp cận tài năng, chuyên môn, thiết bị vàcông nghệ chuyên biệt từ các trường cao dang Canada Chương trình cung cấp hỗ trợtài chính cho mạng lưới gồm 30 trung tâm TAC trên khắp đất nước, đây là những trung

tâm R&D ứng dụng chuyên biệt nhỏ được liên kết với một trường cao dang của

Canada nhận được khoản tài trợ có thé gia han trong 5 nam (Đổi mới, Khoa học và

Phát triển Kinh tế Canada, 2019).

Đối với các trường đại học ở Canada, một số chính sách cũng được áp dụngnhằm thúc đây quá trình thương mại hóa kết quả nghiên cứu.

Trường đại hoc Waterloo (UW) đã trở thành trường đại học nghiên cứu lớn nhấtCanada vào cuối những năm 1960 với 533 nhà nghiên cứu, khoảng một phan tư tôngsố nhà nghiên cứu tại các trường đại học Canada tại thời điểm đó Sự thành công của

các spin-off ở UW được hỗ trợ bởi Công ty Công nghệ Triangle Inc, một t6 chức đượcthành lập dé quảng cáo thế mạnh công nghệ của khu vực và giảm cạnh tranh giữa cácthành phố giữa các thành phố xung quanh Sáng kiến này hợp tác chặt chẽ vớiCommunitech, một tô chức kinh doanh đầu ngành được thành lập vào năm 1997 vớimục tiêu tăng cường nền tảng công nghệ của khu vực Cộng tác với các đối tác thông

qua các sáng kiến khác nhau với các tô chức công từ các cấp chính phủ, hiệp hội doanhnghiệp, tổ chức giáo dục và t6 chức công nghệ Được sự hỗ trợ của các tổ chức này,

UW đã thành lập một công viên nghiên cứu và trung tâm ươm tạo cho các dự án khởinghiệp Trung tâm Accelerator cung cấp cho các nhà nghiên cứu không gian, cơ sở hạ

tầng và sự cố van từ các doanh nhân công nghệ đã thành danh dé đây nhanh sự phát

triển của các công ty công nghệ mới Ngoài ra, UW còn có các chính sách liên quan rõràng đến các tô chức này trong việc khuyến khích tinh thần kinh doanh giữa sinh viên

và giảng viên và Trung tâm Kinh doanh, Doanh nhân.

Đại học Toronto là một trong những trường đại học nghiên cứu hàng đầu củaBắc Mỹ Khu vực Toronto từ lâu đã là trung tâm công nghiệp, thương mại và tài chính

của nền kinh tế Canada va gan đây đã tìm cách tạo ra các cụm tập trung nhiều tri thứctrong thành phó, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ sinh học và được phâm Từ 2008,

khu vực này có 56 tô chức nghiên cứu công và 44 công ty công nghệ sinh học tư nhân,

36

Trang 40

bao gồm nhiều công ty mới thành lập MaRS là một quỹ từ thiện được tổ chức dé hỗtrợ các công ty khởi nghiệp và sản xuất công nghệ cao trong thị trường phần mềm,

công nghệ sinh học và duoc phẩm Là một cơ sở ươm tạo, MaRS cung cấp cho các

doanh nhân không gian văn phòng và phòng thí nghiệm được trợ cấp cùng với lời

khuyên từ viết kế hoạch kinh doanh đến tiếp thị chiến lược Các dịch vụ này mở rộngđể giúp các công ty khởi nghiệp liên kết tìm được cả nguồn vốn và các giám đốc điều

hành khởi nghiệp chuyên biệt Một trong những chương trình lớn nhất của MaRS làkhóa học “Tinh thần Doanh nhân 101” được thiết kế dành riêng cho sinh viên Đại học

Toronto, loạt bài giảng tập trung vào các kỹ năng như luật sở hữu trí tuệ, xác định cơ

hội và huy động vốn đối với các công ty khởi nghiệp công nghệ cao.

Đại học Ohio State (OSU) là trường đại học nghiên cứu hàng đầu của Ohio.Trường đại học có ít thành công về thương mại hóa sản phâm nghiên cứu mặc dù số

lượng lớn các nghiên cứu được thực hiện ở đó Điều này một phần là do văn phòngchuyên giao công nghệ của trường đại học ưu tiên cấp phép bằng sáng chế cho cáccông ty hiện có, thay vì khuyến khích thành lập các công ty mới Bằng sáng chế được

cấp phép cho các công ty hiện tại đảm bảo một nguồn doanh thu có thể không lớnnhưng 6n định Ngược lại, các doanh nghiệp spin-off có thé tao ra doanh thu đáng kécho trường đại học, nhưng nếu thất bại, các trường đại học này sẽ không nhân được gì.

Vì việc cấp bằng sáng chế cho một sự đổi mới có thé rất tốn kém, nên văn phòngchuyên giao công nghệ của OSU muốn tập trung vào nguồn thu nhập đáng tin cậy hơn.

Số lượng spin-off tương đối thấp của OSU không chỉ là kết quả của việc thiếunguồn tài chính và hỗ trợ bên ngoài OSU, giống như đại học Tonroto, thiếu văn hóadoanh nhân Phan lớn các giảng viên có rat ít lý do dé thành lập và phát triển một côngty Rất ít bộ phận xem xét hoạt động cấp bằng sáng chế và chuyển nhượng trong quá

trình xem xét việc thăng chức Nếu không có những câu chuyện thành công nổi bật tạiđịa phương của các doanh nhân học thuật xuất sắc trong cả sự nghiệp học tập vàthương mại, thì giám đốc phòng thí nghiệm có rất ít động lực đề cho phép nhân viên

của mình xem xét việc câp băng sáng chê hoặc khởi nghiệp.

37

Ngày đăng: 09/06/2024, 23:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN