1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Xây dựng khung đánh giá chính sách thúc đẩy khởi nghiệp (startup) ở Việt Nam

254 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HOANG THỊ HAI YEN

LUAN AN TIEN SI QUAN LY KHOA HQC VA CONG NGHE

Hà Nội - 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HOÀNG THI HAI YEN

Chuyên ngành: Quản lý Khoa học va Công nghệ

Mã số: 9340412.01

LUẬN ÁN TIEN SĨ QUAN LY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 PGS.TS Dang Ngoc Dinh2 TS Pham Phi Anh

Hà Nội - 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi, tác giả luận án này, xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính

tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đặng Ngọc Dinh và TS Phạm Phi

Anh Các kết quả nghiên cứu trong luận án là do chính bản thân tác giả thực hiện,được phân tích một cách khách quan, trung thực Các số liệu và tư liệu thứ cấp đượctrích dẫn từ những nguồn chính thống theo chuân mực khoa học.

Hà Nội, thang năm 2021

Tác giả luận án

Hoàng Thị Hải Yến

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS Đặng Ngọc

Dinh và TS Phạm Phi Anh, hai người Thầy đã hướng dẫn tận tình và chu đáo cũng như

đóng góp những ý kiến bồ ích dé tác giả hoàn thành luận án tiến sĩ của mình.

Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các Thay, Cô thuộc Khoa Khoa họcQuản lý (Trường Dai học Khoa học Xã hội và Nhân văn — Dai học Quốc gia HàNội), đặc biệt là Thầy PGS.TS.Vũ Cao Đàm, PGS.TS Trần Văn Hải và PGS.TS.

Đào Thanh Trường đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm bồ ích cho tác giả

trong quá trình học tập tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn — Đại học

Quốc gia Hà Nội.

Lời cảm ơn của tác giả xin được gửi tới các các chuyên gia trong lĩnh vực

khởi nghiệp, các cán bộ quản lý vườn ươm và các startup trên địa bàn Hà Nội và

Tp Hồ Chí Minh đã rất thiện chí tham gia, dành nhiều thời gian và cung cấp cho tác

giả nhiều số liệu, tư liệu cũng như những ý tưởng bổ ích (thông qua các cuộc toađàm, trao đôi ý kiến) trong quá trình thực hiện luận án.

Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến sự giúp đỡ của các cán bộ Cục Phát triển

thị trường và doanh nghiệp Khoa học công nghệ thuộc Bộ KH&CN, đặc biệt là TS.

Phạm Hong Quat, ThS Phan Hoàng Lan, TS Từ Minh Hiệu cùng một số bạn bẻ,

đồng nghiệp khác giúp tác giả có nhiều thông tin về các chính sách thúc đây khởinghiệp ở Việt Nam và các gợi ý giải pháp cho việc triển khai luận án.

Lời cảm ơn cuối cùng của tác giả xin đành cho gia đình đã có nhiều giúp đỡ,tạo điều cả về vật chất và tinh thần trong suốt quá trình thực hiện luận án này.

Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng chắc chăn luận án không tránh khỏi nhữngthiếu sót Tác giả xin trân trọng mọi ý kiến góp ý, bổ sung của Quý thay, cô, bạn bè

và đồng nghiệp cho luận án của mình.

Hà Nội, tháng năm 2021

Tác giả luận án

Hoàng Thị Hải Yến

Trang 5

S0 vài2)0/13401i9i0ải 01 6

4 Phạm vi và đối tượng nghiên CỨU -¿- 2 ¿+ ++SE£EE£EE2EE2EE2EEEEEEEEEEEkerkrrkrrrrei 75 Van đề nghiên cứu -: + ©5+2+k+SE9EE29E127121121127112711211.211211 1111111111 xe 76 Giả thuyết nghiên cứu c2 ©+&©E*9EE9EE2EEE2E1211271127112111211111 11111111 1x xe 77 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu - 22 ©++++£+2xe+cxztcrxeerreerree 78 Kết cấu của nghiên Cứu ¿- 2¿2++2+++2E2SEE+2EX2231221127112112112711271211 21.21 + 10CHUONG 1 TONG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VE XÂY DUNGKHUNG ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH THUC DAY KHOI NGHIỆP 12

1.1 Các công trình nghiên cứu đã công bố ở nước ngoài liên quan đến đề tài

PUAN AML ad 4 12

1.1.1 Ban chất của khởi nghiệp (startup) và các yếu tố thúc day khởi nghiệp L21.1.2 Chính sách thúc đẩy khởi nghiỆp c- StEeEEEEEEEEEEEEEekekekererres 281.1.3 Khung đánh giá chính sách thúc đẩy khởi nghiệp - c5 ccccscssss2 311.2 Các công trình nghiên cứu đã công bố trong nước liên quan đến đề tài luận án 361.2.1 Ban chất của khởi nghiệp (startup) và các yếu tô thúc day khởi nghiệp 361.2.2 Chính sách thúc đầy khởi nghiỆp s5: Set St St tEEEtEkexErrekerrrrrkres 411.2.3 Khung đánh giá chính sách thúc đầy khởi nghiệp -5-5:5c5sc5+ 42

1.3 Nhận xét các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài luận án 451.3.1 Về khởi nghiệp và các yếu tô thúc đẩy khởi nghiệp - c5 cccccscs52 451.3.2 Về chính sách và đánh giá chính sách thúc đẩy khởi nghiệp - 411.3.3 “Khoảng trồng” trong các nghiên cứu đã công bỖ :-5-5-5: 48TIEU 95009:10/9) co ẻ 49

Trang 6

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE XÂY DỰNG KHUNG ĐÁNH GIÁ CHÍNH

SÁCH THUC DAY KHOI NGHIỆP 2-2 ©522E22EE£EEtEEEEEEEEerErrrrrrrree 502.1 Tổng quan về chính sách và đánh giá chính sách 2- 5z 5e5c+¿ 50

2.1.1 Khái niệm Chính sách SH nen kết 50

2.1.2 Khái niệm Đảnh giá CHINN sáCh ket 51

2.2 Khởi nghiệp và chính sách thúc day khởi nghiệp 2- 525555254

2.2.1 Khái niệm Khởi nghiép (Startup) ng kh 54

2.2.2 Đặc trưng của khởi nghiép (SÍATÍMP) kg kh 56

2.2.3 Các yếu tổ tác động thúc day khởi nghiệp (SartMD) 5: 55 cc5c: 582.3 Khung đánh giá chính sách thúc day khởi nghiệp ¿5 65

2.3.1 Khung đánh giá chỉnh sách tổng quát - Bộ tiêu chí đánh giá - 65

2.3.2 Cơ sở cho việc hình thành khung đánh giá chỉnh sách thúc day khởi nghiệp 68

2.3.3 Bộ tiêu chí đánh giá chính sách thúc đẩy khởi nghiệp - 84

TIỂU KET CHƯƠNG 2 ::+cccc 2222222222222 reo 89CHƯƠNG 3 THUC TIEN XÂY DỰNG KHUNG ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCHTHUC DAY KHOI NGHIỆP Ở VIỆT NAM 2-2 ©5c2c2cxczxerxcersee 913.1 Tong quan hoạt động khéi nghiệp ở Việt Nam hiện nay 91

B.D TONG QUAN occccccccccsesescsssssssesesesesssescscsssssesesssesestesessscscsessssstititiceecscscscscscsees 913.1.2 Các nguồn lực cho khởi nghiệp ở Việt NAM c.ccccccccscsescscssescevssesescsssescsssees 933.2 Thực trang chính sách thúc đấy khởi nghiệp ở Việt Nam 105

3.2.1 Quan điểm phát triển kinh doanh dựa trên tri thức 2 s 5s sec: 1053.2.2 Tổng quan về chính sách thúc day khởi nghiệp ở Việt Nam 107

3.3 Thực trạng đánh giá chính sách thúc day khởi nghiệp ở Việt Nam 112

3.3.1 TOMY qU@H1 5S ST EE 1323251515 1E EEE11111111111111112TẸ111011111211101 1o 1123.3.2 Đánh giá chính sách phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp 115

3.3.3 Đánh giá chính sách hỗ trợ thành lập quỹ phi lợi nhuận dau tư cho khởi nghiệp 1163.3.4 Đánh giá chính sách gọi vốn cộng đồng cho khởi nghiệp - 118

3.3.5 Đánh giá chính sách hỗ trợ dau tư thiên than cho khởi nghiệp 121

3.3.6 Đánh giá chính sách dau tư mao hiểm cho khởi nghiệp - 122

3.3.7 Đánh giá chỉnh sách về sở hữu trí tuệ cho góp vốn khởi nghiệp 123

Trang 7

3.4 Kinh nghiệm đánh giá chính sách thúc day khởi nghiệp trên thé giới 124TIỂU KET CHUONG 3 55: 225ct 22th He 131CHƯƠNG 4 XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG KHUNG ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCHTHUC DAY KHOI NGHIỆP Ở VIỆT NAM -2- 5c ©5c2c2+Eerxcrresrseree 1324.1 Khung đánh giá chính sách thúc day khởi nghiệp và cách thức áp dụng 1324.1.1 Khung đánh giá chính sách thúc đẩy khởi nghiệp - 55552 132

4.1.2 Cách thức áp dụng khung đánh giá Ăn ket 1394.2 Áp dụng khung đánh giá dé xem xét chính sách thúc day khởi nghiệp ở

VIỆC ÏNaIm GG G5 G5 TH 0 000.00 0001.00006 143

4.2.1 Nhóm chính sách khích lệ sáng tạo và tinh than kinh thương - 1444.2.2 Nhóm chính sách hỗ tro Startup ceccccccccccccscscscsssesesescsssesssesesesvsesesesesesesesees 1544.2.3 Chính sách tạo dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp 1744.2.4 Các cải cách thủ tục hành chính đối với staFfMp 5:5:5c+c+cscscsss 1764.2.5 Chính sách thúc đầy hội nhập thị trường quốc tế cho khởi nghiệp 177

4.3 Đánh giá chung - - Ác tt vn TH HH Thọ TH TH HH Họ Thu nh HH Hit 180

4.4 Khuyến nghị hoàn thiện khung đánh giá chính sách thúc đấy khởi nghiệp ở

MS NA eee -”ỐẢ 184

4.4.1 Giải pháp nhằm khích lệ sáng tạo — tinh thần kinh thương - 1854.4.2 Giải pháp nhằm nâng cao khả năng hỗ trợ sfqrfMD -:©s5c55s5+: 1874.4.3 Giải pháp nhằm thúc đây liên kết các thành phan trong hệ sinh thái khởi nghiệp 1904.4.4 Giải pháp nhằm xóa bỏ các rào cản pháp lý và hành chính 1924.4.5 Giải pháp nhằm nâng cao khả năng hội nhập thị trường toàn cẩu 193TIỂU KET CHUONG 4 252:2222tt 22222 t2 tt 195KET LUẬN VÀ KHUYEN NGHHỊ, 2-2-5 E2EEEEEEEEEE2EEEEEEEErErrrrrrrer 196DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIÁ LIÊN QUANDEN LUẬN ÁN - 52 2s 2k E211211211211111211 112111121101 011 111.1 E1rye 201TÀI LIEU THAM KHHẢO 2-52 9S2EE 1E EEEE12112111111121111 11111 re 202

PHU 800 S 217

Trang 8

nay theo khung đánh 14 - - c1 391111910111 1119111 9111191 11H HH ng nếp 182

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Chu trình chính sách — ROAMEF - - LH Hiện 52

Hình 2.2 Vòng đời phát triển của startup :¿-©5¿22x+2z+czxterxerxerrrerkrerkree 55

Hình 2.3 Hệ sinh thái khởi nghiệp (Startup Ecosystem) s-css+sssccss 63

Hình 2.4 Cơ chế tác động của chính sách tới startup - 2 2s x+cx+zs+zszse2 68

Hình 2.5 Mô hình xây dựng các doanh nghiệp dựa trên SEÏT' - - 70

Hình 2.6 Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu về startup - ¿5+ 5z scs+£s2 s2 75

Hình 2.7 Mô hình vòng đời hệ sinh thái khởi nghiỆp 5: 5 555 5<£+s<++++ 77

Hình 2.8 Nhu cầu cua startup qua các giai đoạn phát triển - ©5552 83Hình 2.9 Năm tiêu chí cốt lõi đánh giá chính sách thúc day khởi nghiệp 83Hình 3.1 Vốn và số thương vụ đầu tư vào các công ty khởi nghiệp công nghệ Việt

00434008: P1 Ề 100Hình 3.2 Hệ sinh thai khởi nghiệp Việt Nam V2.0 - 25-25 + ssserseree 104Hình 3.3 Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam năm 201 7 5525 <++<<+++ 114

Hình 3.4 Khung OECD/EUROSTAT cho các chỉ số về tinh thần kinh doanh 124Hình 3.5 Khung OECD/EUROSTAT cho các chỉ số tinh thần kinh doanh 125Hình 4.1 Sơ đồ đánh giá tổng quát hệ thống chính sách thúc day startup theo nhóm

THOU CAL eee 35 142Hình 4.2 Sơ đồ đánh giá chính sách thúc đây startup theo từng chính sách 142

Hình 4.3 Sơ đồ đánh giá chính sách thúc đây startup so sánh giữa hai địa phương 143

Trang 9

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Kinh doanh trí tuệ hay khởi nghiệp sáng tao là những chủ đề nổi cộm của nềnkinh tế tri thức trong mấy chục năm trở lại đây Các doanh nghiệp khởi nghiệp(startup) đã và đang ngày càng phát triển với tốc độ nhanh và quy mô toàn cầu, kéotheo đó là sự xuất hiện của các hệ sinh thái khởi nghiệp (startup ecosystem) ở các cấpđộ địa phương, quốc gia, khu vực và toàn cầu Bên cạnh đóng góp về gia tăng số

lượng việc làm thì hàm lượng khoa học, công nghệ và đổi mới mà các startup này

đem lại có tác động rất lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và khu vực,do đó, tạo lập được một hệ sinh thái khởi nghiệp thành công, có khả năng thúc đâykhởi nghiệp dựa trên các chính sách vĩ mô cũng là vấn đề mà các quốc gia đang quantâm theo đuổi Nhiều nghiên cứu và thực tiễn tại các quốc gia đã chứng minh thànhcông của khởi nghiệp dem lại phôn thịnh, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các quốcgia và thực sự là một trong những nhân tố quan trọng thúc đây đổi mới sáng tạo toàncầu như thung lũng Silicon của Hoa Ky hay “quốc gia khởi nghiệp” Israel, Dé đạtđược các kết quả đáng khích lệ như hiện nay trong hoạt động thúc đây khởi nghiệp,không thể không ké tới một tác nhân rất lớn, đó là các chính sách, các chương trình

hành động của các chính phủ.

Là một thành tố không thể tách rời khởi hệ sinh thái quốc tế, Việt Nam cũngđang có những chuyền biến trong các chính sách thúc day khởi nghiệp va đã datđược một số tác động tích cực tới hoạt động này Làn sóng khởi nghiệp ở Việt Namđược các chuyên gia đánh giá chung là dang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt khi năm2016 được chọn là năm khởi nghiệp của Việt Nam Ké từ năm 2016, một loạt chínhsách quan trọng ra đời như Nghị quyết 35 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp tớinăm 2020 (trong đó có startup), Dé án hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạoquốc gia đến năm 2025 (Đề án 844), Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (trong đócó hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp) góp phần thúc đây hoạt động khởi

nghiệp ở Việt Nam.

Đề đáp ứng yêu cầu phát triển lành mạnh của hệ sinh thái khởi nghiệp và mụctiêu thành công của startup, các chính sách liên quan đến hoạt động startup cần đượcthường xuyên đánh giá, nhằm thâm định chính sách, hoặc rà soát hiệu quả của chính

sách trong quá trình thực thi Tuy nhiên, việc đánh giá chính sách hiện nay mới chỉ

Trang 10

dùng lại dưới dạng các hoạt động tổng kết, báo cáo kết quả đạt được của chươngtrình/dự án hay thông qua các đánh giá về môi trường kinh doanh, hệ sinh thái khởinghiệp Nhìn chung, cả về lý luận và thực tiễn, Việt Nam cũng như các quốc gia trênthế giới chưa tồn tại một khung đánh giá cụ thé đối với các chính sách thúc đây khởinghiệp Việc làm rõ bản chất và nhu cầu của khởi nghiệp từ đó chỉ ra các yêu cầu đối

với chính sách thúc đây khởi nghiệp dé hình thành được một khung đánh giá là điều

quan trọng, có khả năng hỗ trợ đắc lực cho quá trình hoạch định các chính sách thúcđây hoạt động này.

Chính vì lẽ đó, tác giả lựa chọn nghiên cứu “Xây dựng khung đánh giá chính

sách thúc day khởi nghiệp (startup) ở Việt Nam” cho luận án của mình nhằm đề xuấtđược cơ sở lý luận cho việc đánh giá và gợi ý hoàn thiện chính sách thúc đây khởi

nghiệp tại Việt Nam hiện nay.

2 Ý nghĩa của nghiên cứu

Về mặt lý luận, nghiên cứu cung cấp khung cơ sở lý thuyết để đánh giá chínhsách thúc đây khởi nghiệp Kết quả nghiên cứu nay có thé làm tài liệu tham khảo chocác nghiên cứu tiếp theo cũng như cho các nhà hoạch định chính sách sử dụng làmcơ sở lý luận trong xây dựng chính sách.

Về mặt thực tiễn, nghiên cứu đưa ra bức tranh toàn cảnh về hoạt động khởi

nghiệp và các chính sách thúc đây khởi nghiệp tại Việt Nam hiện nay và cách thứcáp dụng khung đánh giá vào đánh giá các chính sách này Dựa trên khung đánh giá

và kết quả đánh giá từ việc áp dụng khung đánh giá này, các nhà quản lý, các nhàhoạch định chính sách có thể điều chỉnh, hoàn thiện chính sách thúc day khởi nghiệptại Việt Nam.

Tính mới của luận án, nghiên cứu áp dụng tiếp cận đôi mới và tiếp cận hệthống trong nghiên cứu chính sách thúc đây khởi nghiệp, từ đó đề xuất được khungđánh giá chính sách thúc đây khởi nghiệp.

3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: Xây dựng được một khung đánh giá tông quát chính sáchthúc đây khởi nghiệp, bao gồm hệ tiêu chí và các chỉ báo nhăm xem xét, đánh giá và đềxuất khuyến nghị hoàn thiện hệ thống chính sách thúc đây khởi nghiệp của Việt Nam.

Muc tiêu cu thể:

- Làm rõ bản chất của khởi nghiệp (startup), đặc biệt là các nhu cầu khác biệtcủa đối tượng khởi nghiệp, các thành phần và đặc điểm của hệ sinh thái khởi nghiệp;

Trang 11

- Làm rõ cách tiếp cận xây dựng khung đánh giá chính sách thúc đây khởi nghiệp;- Xem xét và học hỏi kinh nghiệm trong đánh giá chính sách thúc đây khởinghiệp tại một SỐ quốc gia;

- Đề xuất bộ tiêu chí và các chỉ báo đánh giá chính sách thúc đây khởi nghiệp;- Áp dụng khung đánh giá chính sách đã được đề xuất đề tiến hành đánh giámột số chính sách thúc đây khởi nghiệp ở Việt Nam nhăm gợi suy khuyến nghị choquá trình hoàn thiện chính sách thúc đây khởi nghiệp ở Việt Nam.

4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

4.1 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Việt Nam

- Phạm vi thời gian: từ năm 2015 đến 2019

- Phạm vi nội dung: Xây dựng được một khung đánh giá tổng quát chính sáchthúc đây khởi nghiệp, bao gồm hệ tiêu chí và các chỉ báo nhằm xem xét, đánh giá và đềxuất khuyến nghị hoàn thiện hệ thống chính sách thúc đây khởi nghiệp của Việt Nam.

4.2 Đối tượng nghiên cứu

- Các lý thuyết tác động tới việc xây dựng khung đánh giá chính sách thúc đây

khởi nghiệp;

- Hệ tiêu chí và chỉ báo của khung đánh giá chính sách thúc đây khởi nghiệp

- Cách thức áp dụng khung đánh giá chính sách thúc đây khởi nghiệp vào

đánh giá chính sách trong thực tiễn.

5 Vấn đề nghiên cứu

Khung đánh giá chính sách thúc đây khởi nghiệp ở Việt Nam cần được xâydựng theo các tiêu chí cốt lõi nào?

6 Giả thuyết nghiên cứu

Khung đánh giá chính sách thúc đây khởi nghiệp ở Việt Nam cần được xâydựng dựa trên các nhu cầu và vai trò khác biệt của đối tượng tác động bởi chính sáchlà khởi nghiệp (startup), theo đó, năm tiêu chí cốt lõi cần xác định của khung đánhgiá chính sách thúc đây khởi nghiệp là: Khich lệ sáng tạo và tinh than kinh thương,hỗ trợ startup, thúc day liên kết trong hệ sinh thái khởi nghiệp, không tạo ra các ràocản pháp lý và hành chính cho khởi nghiệp và thúc day hội nhập thị trường quốc tế.7 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

7.1 Cách tiếp cận

Luận án sử dung cách tiép cận sau đây:

Trang 12

- Tiếp cận quan sát: tác giả sử dụng cách tiếp cận quan sát không tham dự,như một phan tử nằm ngoài hệ thống dé quan sát cấu trúc, trang thái và động thái củahệ thống chính sách thúc đây khởi nghiệp ở Việt Nam dé đề xuất việc xây dựngkhung đánh giá chính sách này (Luận án trình bày chỉ tiết tại mục Phương pháp quan

cứu khác liên quan;

- Tiếp cận hệ thống: áp dụng lý thuyết hệ thống vào việc nghiên cứu và phântích thực tiễn ban hành và thực thi hệ thong chính sách thúc day khởi nghiệp ở ViệtNam dé đề xuất việc xây dựng khung đánh giá chính sách này;

- Tiếp cận khoa học hành vi: trên cơ sở lý thuyết hành vi, Luận án nghiên cứucác hành vi của nhà đầu tư thiên thần, thành viên cá nhân tham gia quỹ đầu tư mạohiểm, hành vi của họ không hoàn toan nhằm mục đích lợi nhuận mà hướng tới mụcđích nhanh chóng đưa kết quả nghiên cứu KH&CN áp dụng trong thực tiễn sảnxuất/kinh doanh, dé giải thích hiện tượng rủi ro cao trong đầu tư khởi nghiệp.

7.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: dé có được thông tin về lich sử nghiên cứucũng như cơ sở lý luận (về khởi nghiệp, chính sách thúc đây khởi nghiệp, khungđánh giá chính sách thúc day khởi nghiệp) và cơ sở thực tiễn (số liệu về thực tiễnchính sách và đánh giá chính sách thúc đây khởi nghiệp tại Việt Nam và một số quốcgia), tác giả đã tông hợp, nghiên cứu các công trình đã công bố trong nước và quốctế, các văn bản chính sách và các báo cáo có liên quan Cụ thể là:

+ Tổng hợp và phân tích các tài liệu về bản chất của khởi nghiệp, nhu cầu củakhỏi nghiệp, hệ sinh thái khởi nghiệp;

+ Tổng hợp và phân tích các tài liệu về kỹ năng đánh giá chính sách, cách

thức xây dựng khung đánh giá trong đánh giá chính sách;

+ Tổng hợp và phân tích các chính sách có liên quan tới thúc đây khởi nghiệp

ở Việt Nam và một sô quôc gia trên thê giới;

Trang 13

+ Tông hop và phân tích các báo cáo và các nghiên cứu liên quan về tông kêt,

đánh giá chính sách thúc đây khởi nghiệp ở Việt Nam;

+ Tổng hợp và phân tích các bài học kinh nghiệm về đánh giá chính sách thúcđây khởi nghiệp tại một số quốc gia;

- Phương pháp quan sát không tham dự: quan sát trong bôi cảnh tự nhiênđược áp dụng xuyên suốt quá trình nghiên cứu nhằm phát hiện các biểu hiện của hoạt

động khởi nghiệp đang diễn ra tại Việt Nam cũng như các tác động của chính sách

tới các bên liên quan trong hệ sinh thái khởi nghiệp như các vườn ươm, các trườngđại học (sinh viên, giảng viên, các nhà quản lý giáo dục), viện nghiên cứu (các nha

nghiên cứu), các nhà đầu tư, các tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ như các co-workingspace, các trung tâm chuyên giao công nghé, Phương pháp quan sát kết hợp phươngpháp chuyên gia được chú trọng trong quá trình thảo luận các vấn đề nghiên cứu.

- Phương pháp phỏng van sâu: dé thu thập thông tin định tính, tac giả đã thựchiện 20 phỏng vấn sâu với các đối tượng là chuyên gia về khởi nghiệp; các chuyên

gia trong lĩnh vực nghiên cứu và đánh giá chính sách; các cán bộ quản lý tại cácvườn ươm, các trường đại học, các viện nghiên cứu; các cá nhân/tổ chức khởi nghiệpở Việt Nam Nội dung phỏng vấn sâu tập trung làm rõ các vấn đề sau:

+ Bản chất của khởi nghiệp (startup);

+ Vai trò của khung đánh giá trong đánh giá chính sách;

+ Các yêu cầu đối với chính sách thúc đây khởi nghiệp;+ Đánh giá chính sách thúc day khởi nghiệp ở Việt Nam;

+ Kinh nghiệm quốc tế trong đánh giá chính sách thúc đây khởi nghiệp;

+ Các nội dung cần có của khung đánh giá chính sách thúc đây khởi nghiệp;

+ Cách thức áp dụng khung đánh giá chính sách thúc day khởi nghiệp trong

thực tiễn.

Công cụ và kỹ thuật được sử dụng trong phỏng vấn sâu:+ Bảng hỏi phỏng vấn sâu (xem phụ lục)

+ Công cụ hỗ trợ: máy ghi âm, bút viết, giấy A4, máy tính.

+ Kỹ thuật áp dụng: dẫn dắt, lắng nghe, ghi chép, các kỹ thuật thăm do.

+ Tác giả tuyệt đối đảm bảo nguyên tắc tôn trọng người được phỏng vấn sâu

trong việc ghi âm, gỡ băng và trích dẫn.

Trang 14

- Phương pháp thảo luận nhóm chuyên gia: TỔ chức các hội nghị bàn tròn(Roundtable) dé thảo luận, lấy ý kiến chuyên gia về một số van dé thực tiễn, kinhnghiệm đánh giá chính sách thúc đây khởi nghiệp, những ý kiến về khung đánh giáva các nhóm giải pháp nhăm hoàn thiện chính sách thúc day khởi nghiệp ở Việt

Nam Trên cơ sở các thông tin định tính trong thảo luận nhóm chuyên gia, tác giả

sàng lọc, phân loại và hoàn thiện giải pháp đề xuất trong luận án.Cách thức tiến hành:

+ Lên danh sách các chuyên gia (dựa trên chuyên môn, kinh nghiệm của

chuyên gia và nội dung thảo luận) và lên lịch thảo luận nhóm;

+ Tổ chức thảo luận lay ý kiến chuyên gia;

+ Tổng hop, sang lọc và tiếp thu ý kiến chuyên gia.

Công cu và kỹ thuật được sử dụng trong thảo luận nhóm chuyên gia:

+ Công cụ hỗ trợ: máy ghi âm, bút viết, giấy A4, máy tính.

+ Kỹ thuật áp dụng: dẫn dắt, lắng nghe, ghi chép, các kỹ thuật thăm dò.

+ Tác giả tuyệt đối đảm bảo nguyên tắc tôn trọng người được tham gia thảo

luận nhóm trong việc ghi âm, gỡ băng và trích dẫn.

8 Kết cấu của nghiên cứu

Ngoài Phan mở đầu (trình bày về các vấn dé logic của nghiên cứu: lý do chọnđề tài, ý nghĩa của nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, vấn đề vàgiả thuyết nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu) và Phần kết luận, nội dung luận ánđược cấu trúc thành các chương chủ yếu sau:

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về xây dựng khung đánh giáchính sách thúc day khởi nghiệp

Chương này tổng quan các tài liệu trong nước và quốc tế đã có cho đến nayliên quan đến khởi nghiệp, chính sách thúc đây khởi nghiệp và xây dựng khung đánh

giá chính sách thúc đây khởi nghiệp.

Chương 2 Cơ sở lý luận về xây dựng khung đánh giá chính sách thúc day

khởi nghiệp

Chương này di sâu làm rõ các khái niệm khởi nghiệp, đánh gia chính sách va

khung đánh giá chính sách thúc day khởi nghiệp cũng như các yêu cầu đối với khungđánh giá chính sách thúc đây khởi nghiệp.

10

Trang 15

Chương 3 Thực tiễn xây dựng khung đánh giá chính sách thúc day khởi

nghiệp ở Việt Nam

Chương này tổng quan hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam, thực tiễn chínhsách thúc đây khởi nghiệp và hoạt động xây dựng khung đánh giá chính sách thúcđây khởi nghiệp ở Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới.

Chương 4 Đề xuất và áp dụng khung đánh giá chính sách thúc day khởi

nghiệp ở Việt Nam

Chương này đề xuất khung đánh giá chính sách thúc day khởi nghiệp và cách

thức áp dụng khung trong đánh giá chính sách Trên cơ sở đó, tác giả áp dụng khung

đánh giá này dé đánh giá các chính sách thúc đây khởi nghiệp của Việt Nam đã nêu

trong chương 3.

II

Trang 16

CHƯƠNG 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VE XÂY DUNG

KHUNG ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH THUC DAY KHOI NGHIỆP

1.1 Các công trình nghiên cứu đã công bố ở nước ngoài liên quan đến đề tàiluận án

1.1.1 Bản chất của khởi nghiệp (startup) và các yếu tô thúc day khởi nghiệp

Các nhà nghiên cứu trên thé giới sớm quan tâm tới một loại hình kinh doanhrất đặc biệt — kinh doanh trí tuệ Các nghiên cứu đã đặt ra van đề liệu có kết hợpđược khoa học và kinh doanh hay có thể tạo ra các doanh nghiệp dựa trên các kết

quả của nghiên cứu khoa học?

Kinh doanh trí tuệ được hiểu là một loại hình kinh doanh các kết quả của hoạtđộng sáng tạo trí tuệ của con người Từ những năm 1990, khái niệm “nén kinh tế trithức” (The knowledge-based economy) đã được nhiều nghiên cứu bàn tới, được xemnhư học thuyết phát triển mới (OECD, 1999a) Theo đó, các vấn đề liên quan nhưlàm thế nào để tạo ra sự phát triển kinh tế - xã hội dựa trên tri thức là van đề cácnghiên cứu quan tâm Mối liên kết khoa học — kinh doanh đã không còn là chủ đề

mới (Gary P Pisano, 2010) Các doanh nghiệp dựa trên khoa học (Science-based

entrepreneurial firms - SBEFs) như là một phương thức để thương mại hóa tri thứcvà sáng chế từ các trường đại học và các viện nghiên cứu (Rasmussen và cộng sự

2008; Wright và cộng sự, 2007) và các nhà nghiên cứu sớm quan tâm tới loại hình

doanh nghiệp mới này ma theo Einar Rasmussen va cộng sự (2012), tác động lớn

nhất của SBEFs là tác động tới chuyên giao công nghệ và mang lại các lợi ích xã hộihơn là tác động trực tiếp tới nền kinh tế ở cấp độ doanh nghiệp Nghiên cứu củaEinar Rasmussen và cộng sự (2012) cũng đồng thời đặt ra câu hỏi “có những liên kếtnào giữa các điều kiện khởi nghiệp và hình thức thể hiện tiếp theo với các tác độngđược tạo ra từ các SBEFs?”' mở đầu cho những nghiên cứu tiếp theo về hình thức

doanh nghiệp dựa trên KH&CN.

Các nghiên cứu về startup đều cho răng đây là một loại hình về bản chất làkinh doanh tri thức Cac startup có đặc thù là hướng đến việc tao ra lợi nhuận từ

những hoạt động sáng tạo (Carland và cộng sự, 1984) Bollinger, Hope và Utterback

(1983) cũng nhấn mạnh mục đích lớn nhất của việc thành lập nên tô chức/doanh

' “What are the links between the start-up conditions and the subsequent performance and impacts generated

by SBEFs?”

12

Trang 17

nghiệp mới này là để khai thác một ý tưởng sáng tạo Chính vì lẽ đó, như một đặcđiểm tat yếu của sáng tạo, mô hình kinh doanh này luôn tiềm tàng các rủi ro hay nóicách khác là thành công không chắc chắn (Eric Ries, 2011).

Tùy thuộc vào vấn đề mà startup giải quyết, hàm lượng sáng tạo sẽ được thê

hiện khác nhau Gal Nachum (2015) đã phan chia startup thành 4 loại dựa trên các

van dé/nhu cầu mà startup giải quyết Thực tế có 3 loại vấn dé/nhu cầu cơ bản, đó là:nhu cau nhân lực, nhu câu kinh doanh và nhu cau công nghệ Các loại doanh nghiệpkhác nhau sẽ cần tới các yếu tố dẫn dắt sáng tạo khác nhau Theo đó, các startup loại1: Nhu cầu nhân lực (Human need) không cần người dẫn dắt cũng như không cần độtphá gì về công nghệ Startup loại 2: Nhu cầu kinh doanh (Business need) đa phan là

startup “kinh doanh — kinh doanh” B2B (Business to Business Startup) đòi hỏi một

chuyên gia kinh doanh Các loại startup đáp ứng nhu cầu công nghệ thì luôn đòi hỏicó nhà khoa hoc/nha sang chế Đặc biệt, startup loại 4: Nhu cầu công nghệ trong thịtrường mới (Tech need in new market) là một thách thức bởi nó đòi hỏi nhiều ngườidẫn dắt, gồm cả nhà khoa học/nhà sáng chế, doanh nghiệp và chuyên gia kinh doanh.

Các nghiên cứu cũng tập trung làm rõ vai trò của startup khác biệt với các

doanh nghiệp khác, trong đó, hai vai trò nổi bật được nhắc tới là: thiic đẩy đổi mới vàgiải quyết những vấn đề lớn của xã hội (con người).

> Vai trò quan trọng trong thúc day doi mới

Không phải là startup thông thường ma phải là startup dựa trên KH&CN mới

là yếu tố thực sự đáng quan tâm trong quá trình đổi mới (Peter Thiel, Blake Masters,2014) Trong tác phẩm Zero to One: Notes on Startups or How to Build the Futurecủa minh, các tác giả bắt đầu bang nhận định rang công nghệ thông tin đã phat triểnrất nhanh chóng và đó là lý do không có một giới hạn nào cho quá trình đổi mới nàyđối với ngành máy tinh, thí dụ tại thung lũng Silicon Quá trình này có thé đạt đượctrong bat kỳ nền công nghiệp hay khu vực kinh doanh nào Tuy nhiên, các tác giả chỉra rằng nêu làm cái mà ai đó đã biết, như việc từ 1 tới n thì đơn giản giống như tạo ranhững cái tương tự, thách thức ở đây là phải tạo ra cái mới từ 0 tới 1 Do đó, cuốnsách Zero to One cung cấp một cái nhìn lạc quan về tương lai ở Hoa Ky và một cáchtư duy mới về đổi mới, đó là: đổi mới bắt dau từ việc nghĩ về van dé giá trị nào màbạn đang muốn tìm kiếm ở những nơi không mong đợi Đây chính là cách mà các tácgiả muốn khuyến nghị đối với những ai đang muốn khởi nghiệp và phải khởi nghiệp

dựa trên sang tạo, đôi mới.

13

Trang 18

Jongtaik Lee và đồng nghiệp (2016) đã làm rõ hơn vai trò của các startup nhưmột thành tố chính trong quá trình thương mại hóa công nghệ Startup được tác giảgọi là một trung tâm đổi mới (“Innovation Center”) cùng với các tổ chức chuyêngiao công nghệ (7LO), các vườn ươm doanh nghiệp/doanh nghiệp gia tốc(Incubator/Accelerator) và các nhà đầu tư cho đổi mới (Investor) Đáng lưu ý,nghiên cứu đã đưa ra được một sơ đồ cho sự tương tác và các dòng chuyền hóa trithức, công nghệ giữa các thành tố thành khi tham gia hệ sinh thái đổi mới

(Tnnovation Ecosystem).

> Vai trò quan trọng trong giải quyết các van đề lớn của xã hội

Samir Rath, Teodora Georgieva (2014) đã đưa ra nhận định rằng hệ sinh tháiđối mới đã trở nên phố biến trên khắp thế giới và trong xã hội đang xuất hiện quánhiều vấn đề như thành phố ô nhiễm, sự béo phì, chăm sóc sức khỏe, tiếp cận giáodục, cung ứng nước sạch, nhưng đáng buồn là số lượng các công nghệ được tạo ratrong các hệ sinh thái khởi nghiệp dẫn đầu trên thế giới mới chỉ là dừng lại ở tầmnhìn ngăn hạn và tập trung vào các vấn đề lợi nhuận hơn là giải quyết những vấn đềlớn và cơ bản như vậy Các tác giả kêu gọi việc tập trung vào đổi mới đối với các vanđề thực sự đang tồn tại xung quanh mà con người và xã hội đang phải đối mặt trênkhắp thế giới Nghiên cứu chỉ ra một cách tiếp cận hệ thống trong việc xây dựng giaiđoạn đầu của những công ty công nghệ Nghiên cứu cũng cung cấp một tập hợp cáckhung quyết định mang tính kinh nghiệm từ việc thiết kế ý tưởng, tiến hành nghiêncứu, chiến lược kinh doanh và kinh tế vi mô Cuốn sách thực sự đem tới những ýnghĩ mang tầm triết học về vai trò của các doanh nghiệp trong hệ thống kinh tế và sựthúc đây của các startup dựa trên công nghệ.

Startup đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tếtri thức hiện nay nên nhiều nghiên cứu nước ngoài đã sớm tập trung vào việc tìm racác yếu tô thúc day loại hình kinh doanh này Tổng quan các nghiên cứu cho thay cóhai nhóm yếu tố thúc day khởi nghiệp, bao gồm nhóm yếu tố bên trong và nhóm yếutố bên ngoài.

1) Nhóm yếu tố bên trong

Thông qua khảo sát, nghiên cứu thực tiễn các startup, các nghiên cứu đã khái

quát thành các yêu t6 mà một startup muốn thành công cần có, trong đó đặc biệt nhấnmạnh tới vai tro của người sang lập (tài năng và văn hóa khởi nghiệp của họ) và ýtưởng sáng tạo hay các sáng chế.

14

Trang 19

Trước hết, có thé ké tới nghiên cứu “High Tech Start Up, Revised and

Updated: The Complete Handbook For Creating Successful New High TechCompanies” cua John L Nesheim (2000) hay “Success factors in technology — based

entrepreneurship” của John T Preston (2001) Theo đó các yếu tố thành công trongviệc xây dựng các startup công nghệ cao được đúc rút là: 1) ý /ưởng sang tạo, 2) tàinăng quản lý, 3) các sáng chế (dong vai trò chính trong việc xây dựng các lợi thévững chắc cho các startup nhỏ, công nghệ cao), 4) hành vi nhiệt huyết giữa các nhânviên, 5) vai trò cua các nhà dau tư, 6) địa điểm — nơi bắt đầu công việc kinh doanh.

Marmer và cộng sự (2011) đã tiến hành một nghiên cứu chuyên sâu nhằm tìmcâu trả lời Điêu gì khiến cho các startup ở Thung lũng Silicon thành công? với khảosát hơn 650 startup về công nghệ thông tin ở Mỹ Kết quả nghiên cứu cho thấy cónhiều loại startup khác nhau, có quá trình phát triển riêng biệt, mỗi giai đoạn có théđược đo băng các mốc và ngưỡng cụ thể với các yếu tố tác động thành công như:Người sáng lập (Founders), Nhà đầu tu (Investors), Công nghệ (Technology), Cac

đối tac (Partners), Tài san trí tuệ (Intellectual Property).2) Nhóm yếu tố bên ngoài

Các nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố tác động (kìm hãm hoặc thúc đây) hoạtđộng này bao gồm 5 nhóm yếu tổ chính: wom tao, tài chính cho khởi nghiệp, liên kếtviện/Irường đại học với nên công nghiệp, vai trò của chính phủ, hệ sinh thái khởinghiệp Cụ thê như sau:

Theo thời gian, các hình thức “ấp trứng” cũng trở nên đa đạng trong thực tiễnnhằm đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của startup và hiệu quả hơn với phương án đầu tư.Qua các nghiên cứu, có 03 loại hình thức “ấp trứng” được đề cập chủ yếu là: Vwởn ươm(Incubator), Doanh nghiệp tăng toc (Accelerator) và Dau tư thiên than (Angel Investor).

15

Trang 20

Các nghiên cứu chỉ ra rằng các startup có thê lựa chọn hình thức “ấp trứng”thông qua vườm ươm doanh nghiệp hay doanh nghiệp tăng tốc (Incubator orAccelerator) để có thé có được các hỗ tro (không gian làm việc, cơ sở vật chất,

vốn, ) và các cơ hội tiếp cận các nguồn lực cũng như các đối tác kinh doanh

(OECD, 2010b; Diane A Isabelle, 2013).

Hình thức vườn ươm doanh nghiệp (Incubafor hay Business Incubator) được

ra đời sớm hơn và đã chứng minh được vai trò của nó tác động tới thành công củastartup cả về lý luận và thực tiễn tại các quốc gia Các nghiên cứu đã đưa ra các bằngchứng về việc startup xuất phát từ các vườn ươm doanh nghiệp có tỷ lệ thành cônghơn (Scillitoe va Chakrabarti, 2010).

Trong khi đó, vai năm trở lai đây xuất hiện một hình thức mới cung cấp cáchỗ trợ cho các doanh nghiệp này là doanh nghiệp tăng tốc (Accelerator), chủ yêucung cấp vốn môi hay đầu tư mạo hiểm Thực tế không có một định nghĩa nào rõràng về Accelerator mà nó thường được mô tả như là một dạng vườn ươm tập trungvào việc tăng tốc phát triển của các doanh nghiệp hơn là một vườn ươm doanhnghiệp thông thường (Bosma và Stam, 2012) Accelerator đầu tiên được biết tới là YCombinator vào năm 2005 bởi Paul Graham — một nhà dau tư thiên thần Ké từ đó YCombinator đã tai trợ cho hon 450 startup” như Loopt, Reddit, Scribd, Dropbox,

Heroku, Posterous, Airbnb, Hipmunk,

Su khác biệt giữa Incubator va Accelerator đã được các nghiên cứu quan tam

dé có thé đưa ra những gợi ý tốt nhất cho lựa chọn của các startup Diane A Isabelle(2013) đã đưa ra 5 yếu tố cần được xem xét giúp doanh nghiệp khởi sáng tạo có thélựa chọn Incubator hay Accelerator được kể tới như giai đoạn phát triển, sự phùhợp/tương thích giữa nhu câu của doanh nghiệp với sứ mệnh, mục tiêu và lĩnh vực

mà incubator/accelerator hướng tới, các chính sách đã được lựa chọn, các dich vụ

được cung ứng, mạng lưới và đối tác Bên cạnh những khác biệt về cách thức lựachon startup dé hé tro, thoi gian tiến hành, vốn và các van đề khác như quyền sở hữu

trí tuệ, tạo lập mạng lưới, nghiên cứu của Scott Dempwolf và cộng sự (2014) còn

cho thấy giữa hai hình thức này có sự giao thoa chính là đều cung cấp các hướngdẫn, hỗ trợ đào tạo cũng như cung cấp vốn môi — các yếu tố vô cùng quan trọng đốivới startup trong giai đoạn đầu của phát trién.

? Theo http://www.ycombinator.com

16

Trang 21

Ở góc độ tham gia đầu tư cho khởi nghiệp, có sự khác biệt giữa Doanh nghiệptăng tốc, Vườn ươm doanh nghiệp và Các nhà dau tư thiên than (Susan L Cohen,2013) Khác biệt quan trọng nhất là khác biệt về thời gian của các hình thức này Cácdoanh nghiệp trong các Incubators tồn tại không xác định thời gian và việc gia nhập

hay rút khỏi vườn ươm giữa các doanh nghiệp này mang tính độc lập (Rothaermel &Thursby, 2005) Các doanh nghiệp trong các Accelerators thường được xác định thời

gian và việc nhập hay xuất theo nhóm Các mô hình kinh doanh giữa Incubators andAccelerators cũng khác biệt Incubators trả chi phí cho không gian và không có đầu

tư cho chính nó (Hackett & Dilts, 2004) Các doanh nghiệp trong các Incubators

được gọi là “Tenants” (người thuê), ngược lại, các Accelerators thường tạo ra cácđầu tư vốn cho các doanh nghiệp tham gia Các đầu tư này của Accelerators dànhcho các doanh nghiệp gần giống như các đầu tư mạo hiểm Incubators có thé trì hoãnsự phát triển hay bi giải tan nếu kết quả lợi nhuận từ việc thuê mướn của doanhnghiệp giảm đi nhưng Accelerators muốn sự phát triển có được từ các ưu điểm hiện

có Các doanh nghiệp trong các Accelerators được ví như “portfolio companies” (các

doanh nghiệp được niêm yết) Cuối cùng, các Incubator yêu cầu sự hướng dẫn cógiới hạn — thông thường doanh nghiệp sẽ bị yêu cầu trả một khoản phí cho các dịchvụ tư vẫn như luật sư, kế toán Doanh nghiệp hầu như hiếm khi có được đầy đủ cáclời khuyên Trong khi đó, tư vấn lại là nền tảng của các chương trình Accelerator vàđó chính là lý do chính mà các doanh nghiệp muốn tham gia.

Accelerators cũng không giống như các nhà dau tư thiên than (Angels hayAngel investors) Các nhà đầu tư thiên thần có thể có những quyết định đầu tư mangtính cá nhân nhưng các Accelerator xử lý việc đầu tư theo nhóm và chấp nhận đầu tưthông qua quy trình xét đơn rất cạnh tranh của các doanh nghiệp Các nhà đầu tưthiên thần tự hướng dẫn các doanh nghiệp trong khi các Accelerators trực tiếp làmviệc với các doanh nghiệp tham gia và kết nối họ với các chuyên gia, bao gồm cácnhà đầu tư hay các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp thành công.

2) Tài chính cho khởi nghiệp

Nghiên cứu của OECD (2004b) đã chỉ ra rằng sự không chắc chắn và thôngtin bất đối xứng đặc trưng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) sáng tạođược khuếch đại khiến cho các doanh nghiệp này khó khăn hơn trong việc tiếp cậptài chính thông qua các phương tiện truyền thống Đầu tiên, lợi nhuận từ các hoạt

17

Trang 22

động sáng tạo thường bị sai lệch và rất không chắc chắn Đồi mới có thé đòi hỏi liêntục phát triển sản phâm mới và sử dụng các quy trình mới tại các thị trường chưađược kiểm tra Do đó, nó trở nên khó khăn cho các tổ chức tài chính và các nhà đầutư dé đánh giá đặc điểm rủi ro và xác suất mặc định Thứ hai, doanh nghiệp có thể cóthêm thông tin về tính chất và đặc điểm của sản phẩm và quá trình của họ hơn tiềm

năng tài chính Sự tồn tại khả năng của bat đối xứng thông tin đáng kế giữa DNNVVsáng tao và đầu tu tao khó khăn dé đi đến một hợp đồng tài chính chung tốt Thứ ba,hoạt động sáng tạo thường vô hình do đó làm cho việc đánh giá các giá trị tiền tệ củahọ khó khăn trước khi họ thành công thương mai Hơn nữa, sự đôi mới có rất ít giátrị cứu hộ trong trường hợp thất bại thương mại Vì vậy, hoạt động đôi mới đã hạnchế giá trị tài sản thế chấp trong việc có được một khoản vay hoặc vốn cô phần.Ngoài ra, chu kỳ đổi mới là một quá trình phức tạp thường liên quan đến một conđường phi tuyến tính Thường là bắt đầu với một ý tưởng về một sản phẩm Sau đónó đi qua phát triển nguyên mẫu và thử nghiệm Sản xuất ban đầu với cải tiến hơnnữa cùng với một thử nghiệm thị trường được thực hiện tiếp theo sau Các nguồn tàichính của chu kỳ này cần một loạt các lần tăng vốn dé tài trợ đầy đủ và một phan củachu kỳ có thé khiến doanh nghiệp thất bại Điều này tự nó cũng có xu hướng gia tăngrủi ro đối với bất kỳ nhà đầu tư duy nhất Tóm lại, vấn đề tài chính các DNVVN sángtạo là rủi ro và không chắc chắn Do đó, các DNVVN sảng tạo đối mặt với các khiếmkhuyết / không hiệu quả trong việc sử dung và tiếp cập các nguồn tài chính Điều nàyđã dẫn đến một sự gia tăng của các chương trình của chính phủ dé thu hẹp khoảngcách tài chính mà các DNNVV sáng tạo phải đối mặt.

Do đó, các nghiên cứu đã đi tìm kiếm nguồn tài chính mới chấp nhận rủi ronhư đầu tư mạo hiểm, đầu tư thiên thần, và đặt ra câu hỏi liệu rằng nguồn tài chínhđó có tác động tích cực đến sự phát triển, hiệu suất và sự sống còn của các doanh

nghiệp mà họ tài trợ hay không.

Vì là loại hình doanh nghiệp liên quan tới đổi mới, sáng tạo với độ rủi ronhiều nên vốn đầu tư mạo hiểm (Venture capital) là một giải pháp quan trọng Thựctế, ngay từ nửa sau của thế kỉ XX, trên thế giới đã có nhiều bài phân tích về vai tròcủa các quỹ đầu tư mạo hiểm, đặc biệt là đối với lĩnh vực KH&CN Năm 1999, tácgiả Paul A Gompers và Josh Lerner đã xuất bản cuốn “The venture capital cycle”(tam dich: Chu ki dau tu mạo hiểm) Cũng vào năm nay, Michael Lewis đã công bố

18

Trang 23

tác phẩm của mình với tựa đề “The new new thing: A Silicon Valley Story” (tạmdịch: Câu chuyện cực mới về TI hung lũng S/Iicon), Đến tận thời điểm hiện nay, vẫncó rất nhiều cuốn sách về đầu tư mạo hiểm nói chung và đầu tư mạo hiểm choKH&CN nói riêng được xuất bản.

OECD (1997) đã chỉ ra và phân tích vai trò của vốn đầu tư mạo hiểm trongvòng đời của doanh nghiệp (bắt đầu — phát triển và trưởng thành), nhất là các startup.Các chương trình đầu tư mạo hiểm của chính phủ được thiết kế để giúp các doanhnghiệp, đặc biệt trong giai đoạn đầu phát triển Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hầu hếtcác startup cần hỗ trợ và đầu tư tài chính ở giai đoạn đầu tiên Các hình thức của đầutư mạo hiểm có thê là: Đầu tư mạo hiểm trực tiếp: các khoản đầu tư vốn của chính

phủ (Government equity investments) và các khoản cho vay từ chính phủ

(Government loans) và Khuyên khích tài chính: hỗ trợ thuế (Tax incentives), bảolãnh khoản vay (Loan guarantees), bảo lãnh vốn (Equity guarantees) Nghiên cứucũng dẫn chứng nhiều chương trình đầu tư mạo hiểm thực tế của các quốc gia OECD

trong những năm 1990.

Gil Avnimelech va Morris Teubal (2004) trong nghiên cứu về thành công củacác cụm công nghệ cao của Israel đã đặc biệt nhắn mạnh vai trò của vốn đầu tư mạohiểm va startup trong đổi mới công nghệ và vai trò của vốn đầu tư mạo hiểm dé hỗtrợ các startup vượt qua các rào cản Nghiên cứu đã chỉ ra và phân tích các tac độngcủa đầu tư mạo hiểm đối với sự phát triển thần kỳ của startup ở Israel những năm1990, đáng lưu ý là các chương trình như Inbal (1991) và Yozma (1992) cung cấpđầu tư mạo hiểm dành cho các startup công nghệ cao, trẻ (young Israel high techstartups) kéo dai từ 1993 tới 1997 Trong nghiên cứu tiếp theo (Gil Avnimelech vàMorris Teubal, 2006), các tác giả tiếp tục trình bày về kinh nghiệm thành công của“quốc gia khởi nghiệp” Israel với sự phân tích vòng đời của các kiểu đầu tư mạohiểm dành cho startup tại quốc gia này Đặc biệt, nghiên cứu chỉ ra sự khác biệt —chính là nguyên nhân thành công và thất bại của hai chương trình đầu tư mạo hiểmcủa Israel là Inbal (chương trình thất bại) và Yozma (chương trình thành công).

The World Bank (2010a) trong công trình nghiên cứu Innovation Policy: A

Guide for Developing Countries đã đê cập tới vai trò của các nguôn von dau tư mạo

19

Trang 24

hiểm đối với các startup và chỉ dẫn loại đầu tư này như một trong những yếu tố quantrọng mà các quốc gia đang phát triển phải đặc biệt quan tâm nếu muốn phát triểncộng đồng khởi nghiệp mang tính đôi mới, sáng tạo.

Thập kỷ qua đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng và sâu sắc của các loạihình tài trợ cho các công ty mới thành lập tại Hoa Kỳ và trên toàn thế giới Đặc biệt,chúng ta đã thay một vai trò ngày cảng tăng của các nhóm thiên thần và nhiều lựachọn tài trợ “cá nhân” khác dành cho các startup, chăng hạn như siêu thiên thần hoặccác nguồn tài trợ từ công chúng khác (Josh Lerner và đồng nghiệp, 2015) Nghiêncứu cũng đã chứng minh được về bản chất và thực tiễn rằng các nhà đầu tư thiên thầnnâng cao kết quả và hiệu suất của các startup ho đầu tư vào Thậm chí nhiều hon làcung cấp kinh phí cho các doanh nghiệp, đầu tư mạo hiểm đã trở thành một tổ chứctrung tâm trong một số cụm doanh nghiệp sáng tạo, năng động nhất trên thế giới.

Bên cạnh đó, nhiều các nghiên cứu đã cô gắng phân tích các loại đầu tư tàichính theo vòng đời phát triển của các startup để mở rộng hơn các hình thức gọi vốnphù hợp Theo Cvijanovié, Marovié và Sruk (2008) tài chính cho sự phát triển củacác startup có thé được thé hiện theo từng giai đoạn của quá trình phát triển Các tácgiả chia thành 5 giai đoạn, cụ thé là: 7 Tử nghiệm hay Môi, 2 Khởi nghiệp, 3 Mởrộng, 4 Tái dau từ và 5 Bán ra — Mua cổ phần của công ty Trong giai đoạn thử

nghiệm, các startup thường sử dụng tài chính của bản thân hoặc tai chính từ gia đìnhhay bạn bè Trong giai đoạn đầu của phát triển, các nguồn tài chính khả thi có thé tớitừ: các nguồn vay ngân hàng (/oans), các thiên thần kinh doanh (business angels) vàcác nguồn đầu tư mạo hiểm (venture capital funds) Trong giai đoạn mở rộng, cácnguồn tài chính thường là đầu tư mạo hiểm và nguồn vay Ở giai đoạn bán ra, các cổphan tư nhân đóng một vai trò quan trọng.

Nghiên cứu “Analysis of financing sources for startup companies” của Marina

Klašmer Calopa, Jelena Horvat, Maja Lalié (2014) đã phân tích các vòng đời củastartup và các loại hình đầu tư tài chính dành cho loại doanh nghiệp này Theo cáctác giả, các phương thức truyền thống đối với tài chính của startup là:

- Bank loans - Các khoản vay ngân hàng

- 3F (Friends, Family and Fools) — Ban bè, gia đình và những người khở dai

- Seed investments - Các dau tư vốn môi

- Business angels - Các thiên than kinh doanh

20

Trang 25

- Venture Capital investments - Các đâu tư mao hiểm

Nghiên cứu cũng chỉ ra các phương thức hiện đại đối với tài chính của startup

ở Mỹ hiện nay như: Y Combinator, TechStars; CRV QuickStart - Charles RiverVentures QuickStart; Seedcamp; Start-up bootcamp; Fundable.

3) Liên kết viện/trường dai học — nền công nghiệp

Các doanh nghiệp dựa trên công nghệ hay dựa trên tri thức khoa học tân tiếnđã được các nghiên cứu từ khoảng giữa thế kỷ 19 chỉ ra rằng loại doanh nghiệp nàycó một mối quan hệ mật thiết với các trường đại học (Nelson, 1959) Các nghiên cứutương tự của Roberts (1968) đã xem xét các quá trình kết nối giữa trường đại học vàkinh doanh thông qua việc xem xét quá trình spin-off từ MIT tới Boston’s Route 128,Cooper (1971) đã nghiên cứu các spin-off ở thung lũng Silicon Các nghiên cứu tiếptheo của Audretsch và Lehmann (2005) tiếp tục cho thấy việc đầu tư mạo hiểm vàocông nghệ cao có thé kiếm lợi thông qua việc chuyền hóa tri thức từ hai nhiệm vụthường xuyên của các trường đại học là nghiên cứu khoa học và tạo ra vốn conngười Tuy nhiên phải tới cuối những năm 1960 khi nền công nghiệp công nghệthông tin mới phát triển thì giới học giả cũng mới bắt đầu nghiên cứu các cách thứcchuyền giao công nghệ có thé dẫn dắt thương mại hóa nghiên cứu của các trường đại

học thông qua hình thức doanh nghiệp (Landstrom, 2005).

Các doanh nghiệp spin-off (university spin-offs) hay doanh nghiệp spin-out(university spin-outs) hay mô hình kinh doanh khởi nghiệp dựa trên nghiên cứu

(research related start-up ventures) đã được biết tới như những tác nhân chính đốivới sự thay đôi và phát triển của nền kinh tế (Bercovitz và Feldman, 2006) Điều nayđược biết đến đầu tiên Bắc Mỹ nhưng ngày nay phần lớn các nền kinh tế phát triểnđều thúc day sự phát triển kinh tế thông qua việc khai thác các nghiên cứu với cácspin-off Nghiên cứu của Clarysse và đồng nghiệp (2005) đã chứng minh điều nàytrong nghiên cứu của mình về hình thức kinh doanh mới này ở Châu Âu KazuyukiMotohashi (2005) đã tiến hành đánh giá vai trò của các doanh nghiệp dựa trên côngnghệ mới (new technology-based firms) trong các hoạt động liên kết các trường đạihoc với nền công nghiệp ở Nhật bản (wniversity/industry collaboration) (gọi tắt làUIC) Các hoạt động này đang được khuếch tán rộng trong các startup nhỏ trongvòng 5 năm trở lại đây (tính đến 2005) theo điều tra của UIC Trong nghiên củamình, tác giả đã chứng minh rằng các doanh nghiệp nhỏ đạt được hiệu xuất cao hơn

21

Trang 26

so với các doanh nghiệp lớn thông qua UIC Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy cáchoạt động hợp tác đại học — nền công nghiệp đang trên đà thể hiện vai trò to lớn của

mình trong việc giảm thiểu sự phụ thuộc của hệ thống đổi mới Nhat Bản vào các

hoạt động R&D trong phòng thí nghiệm của các doanh nghiệp lớn.

Tuy nhiên, cũng cần nhân mạnh rang có sự khác biệt giữa startup với loại hình

doanh nghiệp dựa trên sáng tạo thuộc các trường đại học được gọi là doanh nghiệp

khởi nguồn (spin-off) Doanh nghiệp khởi nguồn là một doanh nghiệp mới, được táchra từ một tô chức lớn hơn và có hai đặc điểm chính: (1) do những cá nhân đã từnglàm việc trong tổ chức “mẹ” thành lập và (2) có sự chuyển giao công nghệ từ tổchức “mẹ” Các tô chức “mẹ” này thường là các trường đại học hoặc các tô chức

nghiên cứu (Dorf, R.C., 1998).

Điểm chung giữa startup và doanh nghiệp khởi nguồn (spin-off) thuộc trườngđại học có thể nhận thấy về bản chất đều là các doanh nghiệp mới thành lập dựa trên

công nghệ, tài sản trí tuệ, mô hình kinh doanh mới Tuy nhiên, dù cùng là hình thức

giúp thương mại hóa kết quả nghiên cứu nhưng có sự khác biệt giữa chúng(Djokovic và Souitaris, 2008) Đầu tiên, khác với các hình thức cùng loại như

startup, các spin-off thường được thành lập từ môi trường phi thương mai Các quá

trình biến đổi một ý tưởng khoa học thành một sản phẩm thị trường đã sẵn sàng hayđổi mới quy trình đòi hỏi các nguồn lực và kỹ năng mà hau hết các trường đại học vàcác doanh nghiệp học tập thiếu Thứ hai, không giống như trong khu vực tư nhân,các mục tiêu của nhiều các bên liên quan tham gia trong giai đoạn đầu của một spin-off, chăng hạn như các trường đại học, các nhà sáng chế, các lý đội ngũ quản lý vàcác nhà đầu tư mạo hiểm, có thể được dẫn hướng bởi các động cơ khác nhau, trongđó - trong trường hợp xấu nhất - có thé là xung đột (Boardman và Ponomariov,2009), do đó hạn chế cơ hội mà các doanh nghiệp này sẽ thành công trước khi tới

giai đoạn khởi nghiệp (McAdam và McAdam, 2008) Hơn nữa, các doanh nghiệpspin-off cũng gặp phải những trở ngại trong việc đạt được độ tin cậy và trách nhiệm

giải trình — điều có thé cản trở hợp pháp trên thị trường (Pries va Guild, 2007) Sựhợp tác giữa các spin-off thường được biết tới thông qua các tổ chức mẹ và danhtiếng của họ Tạo ra hình thức kinh doanh mới thông qua con đường này có thể cungcấp cho các spin-off uy tín vượt quá khả năng thực tế của nó Trong thực tế, nhiều

spin-off ban đâu phải dựa vào danh tiêng của trường dai học me và có lẽ hô sơ của

22

Trang 27

các trường đại học này đã tạo ra thành công cho các spin-off Cac startup dựa trên

trường đại học được xem như một loại doanh nghiệp spin-off không phụ thuộc/có thêtồn tại ngoài trường đại học (unsponsored spin-offs), phát triển ý tưởng mang tinhtập trung (Harald Bathelt và đồng nghiệp, 2010) Các doanh nghiệp này kiếm được

lợi nhuận với đội ngũ nhân viên kỹ thuật có năng lực nghiên cứu và trình độ giáo dụctiên tiên trong việc đưa ra các sản phâm sáng tạo.

Có thể phân biệt giữa startup và spin-off theo bảng so sánh dưới đây:

Bảng 1.1 Sự khác biệt giữa spin-off và startup

(Nguôn: Tác giả tổng hop từ các nghiên cứu liên quan)

(Doanh nghiệp khởi nguồn)

Có thê từ các cá nhân (sinh viên,

giảng viên) trong trường đại học,

nhưng có thể từ các chủ thể bên

ngoài trường đại học, viện nghiên

cứu, công ty công nghệ

2 Công nghệ Sở hữu bởi trường đại học, | Mua li-xăng công nghệviện nghiên cứu, công ty|hoặc tự mình làm ra các

công nghệ công nghệ đó

3 Von dau tư Truong đại học, viện Bên ngoài trường đại học,

nghiên cứu, công ty công |lviện nghin cứu, công tynghệ công nghệ

4 Quản lý Các nhà nghiên cứu của Các đối tượng ngoài trường

trường đại học, viện |đại học, viện nghiên cứu,

nghiên cứu, nhân sự của | công ty công nghệcông ty công nghệ

Bên cạnh đó, tiêp tục nhân mạnh vai trò quan trọng của việc hợp tác giữa

trường đại học và nền công nghiệp trong việc thúc day đổi mới và phát triển kinh tế

(thung lũng Silicon là một vi dụ lớn) nhưng ở khía cạnh ngược lại, Gail Edmondson

(2012) cũng đã cho thấy mối quan hệ này cũng có tác động lớn tới sự thay đổi củacác trường đại học Tác giả chứng minh trong vòng 5 thập kỷ trở lại đây, sự kết hợpnày đã đem lại nhiêu công nghệ mới và những nên công nghiệp biên đôi cùng với sự

23

Trang 28

đổi mới vai trò của các trường đại học Quan hệ hợp tác đó tác động tới việc dạy và

học ở các trường đại học: Các giáo sư tham gia các dự án bên trong các doanh nghiệp

và các nhà nghiên cứu tham gia giảng day, làm giàu có bai giảng của minh thông qua

những hoạt động hợp tác đó Nghiên cứu đã đưa ra nhiều nghiên cứu trường hợp

như: Microsoft — Cisco — Intel - Đại học Melbourne, Đại học Aalto: Chương trình

quản lý Kinh doanh Thiết kế Quốc tế, Viện Năng lượng Sinh học BP, Đại học

California, Berkeley Viện Ingolstadt của Audi ở Munich, viện Karolinska, trong đó

có những hợp tác mang tính chiến lược như IBM-ETH Zurich, SKF-Imperial College

London, IBM-Imperial College London, GE Global Research Munich, Siemens-TU

Berlin, MIT, Nokia-Aalto University, UC Berkeley Các trường dai học có thé pháttriển các tài trợ nghiên cứu từ cộng đồng thông qua việc xem lại mô hình chuyêngiao công nghệ (TTO) truyền thống trong việc tìm kiếm các công nghệ mới tiềmnăng và cơ hội thương mại hóa chúng.

Ngoài ra vai trò kết nối với trường đại học còn đặc biệt quan trọng trong giaiđoạn tiền ươm tao (Business pre-incubator) (Riga, 2012) Các nguồn lực của trườngđại học và các công viên công nghệ có thé được sử dụng dé phát triển các ý tưởngkinh doanh cũng như tạo mẫu sản phẩm và dịch vụ, giảm thiểu giá thành và rủi rocho các nhà cung cấp dịch vụ tiền ươm tạo cũng như bản thân các vườn ươm.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng đã đề tập tới vai trò của thể chế trong việcthúc đây nghiên cứu liên quan tới vấn đề kinh doanh gắn với trường đại học và sự

phát triển dựa trên công nghệ Đơn cử như nghiên cứu của Rothaermel và cộng sự(2007) đã bàn tới vai trò của đạo luật Bayh-Dole (Bayh-Dole Act) trong việc tạo ra

những di động nhân lực và sự chuyền hóa hướng tới các mô hình sản xuất và đầu tưmạo hiểm mềm dẻo hơn ở Mỹ vào cuối những năm 1980.

4) Vai trò của chính phủ

Startup không khởi sắc trong chân không Họ cần thị trường, thể chế và cácmạng lưới dé xuất hiện và mở rộng Do đó, các nghiên cứu đều thừa nhận rằng chínhphủ có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của startup Các chínhsách của chính phủ có thể tác động kìm hãm hay thúc đây phát triển hoạt động này.Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh toàn cầu, chưa có nghiên cứu nào chỉ rõ về liên chínhphủ trong việc cùng tạo lập môi trường cho loại hình doanh nghiệp nay phát triển.

Nghiên cứu của OECD (2016) về các chính sách thúc đây khởi nghiệp ở

Chile, Colombia, Mexico và Peru đã đặt vấn đề rằng: Tại sao các chính phủ nên hỗ

24

Trang 29

trợ thành lập các startup và làm thế nào họ có thể làm như vậy? Theo nghiên cứu,“nhiều quốc gia đã chỉ ra rằng chính quyên quốc gia và địa phương, hợp tác với khuvực tư nhân có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết lập môi trường phùhợp cho sự đổi mới và tinh than kinh doanh Chính sách công có thể hỗ trợ khởinghiệp cả trực tiếp và gián tiếp Các biện pháp gián tiếp là rat can thiết bởi vì chúngđịnh hình môi trường kinh tế xã hội trong đó startup hoạt động Chúng bao gém cácchỉnh sách liên quan đến khoa học, công nghệ và đổi mới, giáo duc, phát triển sanxuất và cơ sở hạ tang vật chất và kỹ thuật số Các chính sách trực tiếp đề hỗ trợ khởinghiệp làm giảm các rào cản chính cản trở việc thành lập và tăng trưởng khởi

nghiệp Chính sách này cũng có lợi cho các tổ chức trung gian, trường đại học vàcác bên liên quan trong hệ thong tài chính” (OECD (2016), tr4).

Nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu thương mại quốc tế về công nghệ,Viện Ngoại thương Ấn Độ (2007) bên cạnh việc chỉ ra xu hướng phát triển loại hìnhstartup mang tính toàn cầu với tốc độ nhanh, nghiên cứu còn nhấn mạnh nếu cácchính phủ không có các chiến lược thích hợp cho sự tồn tại của doanh nghiệp tronglâu dai và những hỗ trợ cần thiết thì loại hình này cũng có thé nhanh chóng bị phasản bởi “việc đổi mới trì thức phát triển nhanh chóng, tỷ lệ lỗi thời của các côngnghệ cũng gia tăng nhanh chóng và cuối cùng là, tỷ lệ các startup bị phá sản cũnggia tang” Theo nghiên cứu, ngay cả ở Mỹ chỉ có khoảng một nửa số doanh nghiệp

mới tồn tại 4 năm trở lên và phá sản xảy ra trong gần 60% của các startup dựa trên

SET Trong nền công nghiệp về nông nghiệp và lương thực ở Ghana cũng xuất hiệnnhững cơ hội tương tự Thực tế, Ghana có nhiều chính sách và chương trình hỗ trợđổi mới trong lĩnh vực nông nghiệp và lương thực và nhiều chính sách đã tạo ra hiệu

25

Trang 30

quả rõ ràng trong đổi mới Dưới góc nhìn thúc đây đổi mới, nghiên cứu đã đưa ra 03khía cạnh cần được xem xét đối với các chính sách này: (i) Môi trường phát triểnkinh doanh và doanh nghiệp; (ii) Phát triển nhân lực công nghệ; và (iii) Nhữngkhích lệ R&D và đổi mới trong nén công nghiệp nông nghiệp Đáng lưu ý khi bàn vềSET, nghiên cứu đã nhẫn mạnh tam quan trọng của các trung tâm đổi mới(Innovation Center) trong việc tạo ra các sản pham và quy trình mới hướng tớithương mại hóa Các trung tâm đổi mới này thường hợp tác với các trường đại học và

được thành lập bên cạnh các vườn ươm kinh doanh bởi các doanh nghiệp tư nhân,

các startup, các doanh nghiệp nhỏ và vừa,

Tiếp tục nhấn mạnh vai trò của các chính phủ trong việc thúc đây đổi mớitoàn cầu, nghiên cứu của OECD (2015) chỉ ra rằng các nhà hoạch định chính sáchcần phải kết hợp các chính sách cho đổi mới - trong khi đổi mới sẽ thay đổi tùythuộc vào bối cảnh Nghiên cứu khuyến nghị các chính phủ nên tập trung chính sáchvào năm van dé cụ thé như sau dé hành động, giúp chính phủ thúc day sáng tạo hơn,năng suất và thịnh vượng xã hội, gia tăng phúc lợi và thúc day nền kinh tế toàn cau:Các chiến lược kỹ năng hiệu quả, Một môi trường kinh doanh mở và cạnh tranh,Đâu tư công được duy trì trong một hệ thống có hiệu quả tạo ra tri thức và truyền

bá, Tăng cường tiếp cận và tham gia vào nên kinh tế số và Quản trị và thực hiện.5) Hệ sinh thái khởi nghiệp

Cuối cùng, để khởi nghiệp thành công, các nhà nghiên cứu đều cho rằng tạolập được một hệ sinh thái khởi nghiệp (Startup Ecosystem) là điều quan trong Kháiniệm về một hệ sinh thái khởi nghiệp được mô tả như một sự tương tác diễn ra giữacác bên liên quan và các cá nhân, nhằm thúc day tinh thần kinh doanh, đôi mới vàtăng trưởng doanh nghiệp (Daniel J Isenberg, 2010) Tuy nhiên, hầu hết tài liệu vềcác hệ sinh thái khởi nghiệp đối xử khái niệm “place” như một khái niệm về khônggian trừu tượng hơn là một vi tri với cụ thể các thuộc tính chất lượng và tính năngcủa chương trình (Annet Jantien Smit và cộng sự, 2014) Nghiên cứu đã chỉ ra rằng“Hệ sinh thái khởi nghiệp” là một khái niệm tương đối mới nhắn mạnh bối cảnh kinhtế - xã hội của việc chia sẻ kiến thức ngầm, trong đó các thành phần của một hệ sinhthái khởi nghiệp tương tác với nhau (ví dụ như các startup và các doanh nghiệp

26

Trang 31

trưởng thành, các nhà đầu tư mạo hiểm, các nhà đầu tư thiên thần, có vấn, giáo sư đại

học và sinh viên) và các sự kiện nơi tương tác của họ diễn ra (ví dụ các cuộc gặp gỡ,

các hackaton”, các tuần lễ khởi nghiệp, các cà phê mở, các chương trình tăng téc, ).Tiếp đó, Brad Feld (2012) đã bàn tới chủ đề “Jam thé nào dé xây dựng một hệsinh thái khởi nghiệp thành công?” Tác giả cho rằng cộng đồng khởi nghiệp đang ởkhắp nơi, từ thành thị của Hoa Kỳ như Boulder, Boston, New York, Seattle, Omahatới các quốc gia như Iceland và các hệ sinh thái này đang thúc day đổi mới Cộng

đồng khởi nghiệp nhận thức rằng: chiến lược, sách lược, các động lực và tầm nhìn

dài hạn đối với việc xây dựng một cộng đồng các doanh nghiệp có thé nuôi dưỡng tài

năng, sự sáng tạo và hỗ trợ họ Chính vì vậy theo tác giả của nghiên cứu nảy, thung

lũng Silicon không phải là nơi duy nhất bắt đầu những mạo hiểm Ngày nay, các ýtưởng kinh doanh lớn có thê tới từ bất cứ đâu và một cuốn sách như thế này là mộtthức tỉnh thông minh đáng được chờ đợi Cuốn sách như một hướng dẫn thực hànhchỉ ra cho người đọc biết làm thế nào dé xây dựng một cộng đồng khởi nghiệp.

Trong nghiên cứu của mình, Scott Dempwolf và cộng sự (2014) đã sơ đồ hóacác bên tham gia hỗ trợ các startup đem tới hình dung rõ hơn về các bên tham gia hệsinh thái khởi nghiệp, bao gồm: các tác nhân gia tốc khởi nghiệp (InnovationAccelerafors) tới từ khu vực công, các trường đại học, các trung tâm đổi mới(Innovation center); các vườn ươm doanh nghiệp (Incubators) và các tô chức pháttriển kinh doanh (Venture Developments Organizations) O các nghiên cứu liên quankhác, các yếu tố như công viên khoa học (Science Park), môi trường học tập củatrường đại học (Campus), cting đã được đề cập như những thành phan quan trọngcủa một hệ sinh thái khởi nghiệp.

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã mô tả cụ thể hệ sinh thái khởi nghiệp tạiquốc gia mình như một kinh nghiệm hay một nghiên cứu trường hợp chia sẻ đối vớicác quốc gia khác vi dụ như nghiên cứu: Egypt’s Innovation Ecosystem của Eng.Marwa Alaa El-Din và đồng nghiệp (2012), Start-up Ecosystem in Singapore của

TAN Chiew Seng Sean (2015), The 2016 Startup Nation Scoreboard: HowEuropean Union Countries are Improving Policy Frameworks and DevelopingPowerful Ecosystems for Entrepreneurs cua David Osimo va the Startup Manifesto

3 Hackathon là một sự kiện mà các lập trình viên, cùng những người liên quan trong ngành phát triển phan

mềm như các nhà thiết kế đồ họa, thiết kế giao diện, quản lý dự án sẽ hợp tác với nhau trong thời gian ngắn dé

hoàn thành một dự án phân mêm

27

Trang 32

Policy Tracker (2016), Các nghiên cứu này mang tới những bức tranh tổng thé vềhệ sinh thái khởi nghiệp tại các quốc gia Sự tham gia hệ sinh thái của các thành tốkhông hoàn toàn giống nhau mà có những đặc điểm riêng của từng quốc gia, tuynhiên đều có những thành phần cốt lõi của hệ sinh thái như: các startup, chính phủ,các trường đại học, viện nghiên cứu và các tô chức thúc đây kinh doanh (nhà đầu tư,tổ chức cung cấp dịch vụ, ) Các hệ sinh thái này cũng cho thay sự tham gia của cácthành tố từ bên ngoài quốc gia như các nhà đầu tư nước ngoài, các nhóm khởi nghiệp,các doanh nghiệp lớn bên ngoài lãnh thổ quốc gia Đây là đặc điểm tất yếu khi tất cảcác hệ sinh thái đều được hình thành và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa.

1.L2 Chính sách thúc đẩy khởi nghiệp

1.1.2.1 Vai trò của chính sách tới việc thúc đẩy khởi nghệp

Nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu thương mại quốc tế về công nghệ,Viện Ngoại thương Ấn Độ (2007) đã chỉ ra rằng chính sách của chính phủ được xemlà vấn đề lớn nhất mà các startup ở Ấn Độ phải đối mặt Từ đó, nghiên cứu cũng chỉra rằng môi trường kinh doanh cần được xem xét và cải tiến quy định, khuôn khổpháp lý dé khuyến khích sự tăng trưởng và khả năng cạnh tranh của các startup.Chính vì vậy, Chính phủ nên tiến hành các cải cách phù hợp, hiệu qua, cấp thiết dé hỗtrợ doanh nghiệp cả về nhận thức, vốn, kha năng hợp tác và tiếp cận công nghệ Thayđổi về các thiết chế của chính phủ cũng như nhân viên chính phủ đáp ứng nhu cầu thiếtyêu của doanh nghiệp dựa trên công nghệ là điều đang được kỳ vọng.

Ngay từ sớm, các nghiên cứu về hoạt động đổi mới (trong đó có nhắc cáccông ty khởi nghiệp công nghệ cao) đã tìm kiếm các cách tiếp cận chính sáchKH&CN trong việc thúc day hoạt động sáng tạo Nghiên cứu của trường Dai họcBắc Carolina (1999) đã đúc kết bài học từ thực tiễn tại năm quốc gia Utah, Georgia,Pennsylvania, Singapore và Israel cho thay chính sách đối với các hoạt động đổi mớidựa trên 4 cách tiếp cận sau đây: ï) Hỗ trợ các công ty công nghệ cao và tao điềukiện cho các hoạt động R&D, 2) Tao điều kiện hợp tác và thương mại hóa trườngđại học, 3) Pau tư vào nguồn nhân lực và 4) Khai thác công nghệ thông tin.

Theo World Bank (2010a), chương trình nghị sự đổi mới tại các quốc gia pháttriển và các quốc gia dang phát triển sẽ khác nhau đáng kể Các tác nhân thúc đây đôimới tại các quốc gia phát triển tập trung vào có thêm (hiệu suất và năng suất) với ít(cơ sở vật chất, tài chính, nhân lực) để có thêm (lợi nhuận, giá trị cho các cô đông).

28

Trang 33

Ngược lại, các tác nhân thúc day tại các quốc gia dang phát triển muốn có thêm (hiệusuất, năng suất) với ít (chi phí) cho càng nhiều (người) Ưu tiên đổi mới quan trọngcho các nước dang phát triển là dé tiếp thu va sử dụng kiến thức đã tồn tại, đó là ittốn kém và ít rủi ro hơn so với việc tạo kiến thức mới Trong khi một số kiến thứcnày được bảo vệ bởi quyền sở hữu trí tuệ và do đó sẽ phải được mua với một số tiềnkhông lồ Do đó, chính sách tạo điều kiện tiếp cận với tri thức toàn cầu là rất quantrọng Làm thé nào cũng nước đang phát triển sử dụng hình thức này đổi mới sẽ phụthuộc không chỉ vào các chính sách của họ mà còn vào sự hỗ trợ của các tô chức

trong nước và hiệu quả của các tô chức quốc tế.

Sarfraz A Mian (2011) đã cung cấp một khảo sát mang tính toàn cầu về cácchính sách và chương trình xây dựng các hệ sinh thái khu vực và quốc gia cho pháttriển doanh nghiệp dựa trên KH&CN Nghiên cứu đưa tới một phân tích đồng nhấtvề các ưu thế trong các chính sách của 19 quốc gia quan tâm và được chia làm 3nhóm: ø0ớm các quốc gia phát triển mạnh: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Italia,Hàn Quốc; nhóm các quốc gia phát triển kém hơn: Thụy Sỹ, Phần Lan, Úc,Singapore, Đài Loan, Irsael, nhóm các quốc gia có nên kinh tế mới nổi: Trung Quốc,Brazil, Ấn Độ, Pakistan và Nam Phi Tổng quát lại, nghiên cứu đưa ra các chỉ dẫn rõràng răng đang tồn tại một xu hướng mở rộng các chính sách và chương trình dànhcho các doanh nghiệp dựa trên KH&CN, tập trung cho công nghệ, trí tuệ, vốn, cơ sởvật chat dé đôi mới và các van đề văn hóa doanh nghiệp — các yếu tô được xem làthiết yêu đối với sự phát triển dựa trên tri thức Các hình thức mới trong hợp tác giữa

khu vực nhà nước và khu vực tư nhân và khu vực học thuật đang tạo ra môi trường

liên kết mạnh cho các cơ hội đối với các doanh nghiệp dựa trên KH&CN, thông quaviệc thiết kế các chính sách đổi mới, các công cụ và phương thức thực thi chính sách.

Bên cạnh đó, cũng tồn tại nhiều nghiên cứu đưa ra kinh nghiệm thực tiễn tạicác quốc gia trong hoạch định và thực thi các chính sách thúc đây khởi nghiệp Cóthể kể tới các nghiên cứu tiêu biéu như:

Nghiên cứu của World Bank (2010a) đã đề cập các sáng kiến chính sách trong

việc hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ, sáng tao (Small, Innovative Firms) tại một loạt

quốc gia trên thế giới như Anh, Pháp, Hà Lan, Hàn Quốc, Ở Anh quốc, mục tiêuchính của chính sách đổi mới là giúp đỡ các startup và tồn tại Thông qua các hoạt

động dao tạo, huấn luyện, tư vẫn miễn phí và hướng dẫn, mục tiêu này hướng tới gia

29

Trang 34

tăng số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp mới với những người có đam mêkhởi nghiệp và giúp đỡ họ vượt qua các rào cản họ phải đối mặt Chính sách này tậptrung vào các DNNVV mang tính đổi mới, có tuổi đời từ 1 tới 5 năm Trung tâmSáng kiến nghiên cứu kinh doanh nhỏ của Anh quốc (The United Kingdom s SmallBusiness Research Initiative) được thành lập nhăm gia tăng năng suất và đổi mới

kinh doanh thông qua việc cung cấp các hợp đồng R&D cho các hoạt động kinhdoanh nhỏ dựa trên công nghệ Nước Pháp có chính sách giảm thiểu thuế và cáckhoản phí xã hội cho các doanh nghiệp nhỏ mang tinh sáng tạo có tuổi đời dưới 8năm và dành 15% chi phí cho R&D Hàn Quốc hiện vẫn dang mở rộng các hỗ trợ tàichính và kỹ thuật cho các DNNVV, các startup, thông qua các chính sách mới vềviệc chấp nhận các công nghệ như là một thế chấp (tài sản trí tuệ) trong vay vốnngân hàng, cung cấp các khoản trợ cấp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc

việc thuê nhân lực R&D, cung ứng các thông tin công nghệ và dịch vụ công nghệ

cho các DNNVV Từ năm 1999, Trung Quốc đã cung cấp các khoản trợ cấp dànhcho các doanh nghiệp nhỏ dựa trên công nghệ (small technology-based firms) ỞBrazil, chính phủ liên bang đã tạo ra nhiều chương trình mới tập trung cho cácDNNVV vào cuối những năm 1990 trong việc đổi mới và chuyên giao công nghệthông qua hoạt động cho vay và dao tạo, đặc biệt điều này càng được củng cố trongluật về đôi mới năm 2004 Malaysia cũng thông qua cách tiếp cận tích hợp trong việcthúc đây năng lực công nghệ và khả năng cạnh tranh toàn cầu của các DNNVV địaphương Kế hoạch phát triển DNNVV giai đoạn 2001-2005 (SME Development Plan(2001—05)) của nước này tập trung vào việc đây mạnh các dịch vụ tư vấn, tạo lậpdoanh nghiệp mới và điều chỉnh tỉnh tế các chương trình nước ngoài sẵn có.

Darrell M West và Jack Karsten (2015) trong nghiên cứu Start-Up Chile: A

“start-up for start-ups” in Chilecon Valley cung cấp thông tin về Chương trình thúc

đây khởi nghiệp “Start-Up Chile”.

Cuốn sách “Quốc gia khởi nghiệp” xuất bản lần đầu năm 2009, tái bản năm2013 của tác giả Dan Senor và Saul Singer đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thếgiới, trong đó có tiếng Việt, đã mô tả câu chuyện thần kỳ của Isarel, nơi chính sáchvề đầu tư của Nhà nước cho doanh nghiệp KH&CN khởi nghiệp và tinh thần quốcgia về khởi nghiệp chính là chìa khóa khiến một quốc gia nhỏ bé, thiếu nguồn tài

30

Trang 35

nguyên và luôn phải đối mặt với nhiều thách thức về ngoại giao, đã vươn lên mạnhmẽ về kinh tế như ngày nay.

Cédric Schneider and Reinhilde Veugelers (2008) đã mô ta cụ thé hơn vềchương trình Tekes và cách thức hỗ trợ của Phần Lan dành cho “Các doanh nghiệp

trẻ sang tạo” (Young Innovative Companies).

Marianne Kulicke (2013) cung cấp kinh nghiệm của Đức thông qua việc đúc

rút kinh nghiệm 15 năm triển khai chương trình EXIST thúc đây các startup của quốc

tính sáng tạo Nayanee Gupta, David W Healey, Aliza M Stein, Stephanie S Shipp

(2013) trong nghiên cứu “Jnnovation Policies of South Korea” đã nhân mạnh hon tớisự quan tâm của chính phủ Hàn Quốc đối với đổi mới, sáng tạo, đặc biệt là chính

ra các bài học kinh nghiệm trong hoạch định chính sách Theo nghiên cứu của tác giả

chưa thấy nghiên cứu nao phân tích và so sánh từ tiếp cận của khoa học chính sách.Do đó, các nội dung cần có của một chính sách thúc đây khởi nghiệp cũng chưa đượcđưa ra bàn thảo một cách cụ thể.

1.1.3 Khung đánh giá chính sách thúc day khỏi nghiệp

Hoạt động đánh giá chính sách là hoạt động sớm được các nhà hoạt động thực

tiễn cũng như các nhà nghiên cứu chính sách quan tâm Các loại đánh giá và quy

trình đánh giá về cơ bản đã được các nghiên cứu chỉ rõ trong các nghiên cứu, trongđó, đặc biệt là loại đánh giá tác động đối với chính sách đặc biệt được các nghiên cứunước ngoài quan tâm Trong đánh giá chính sách, các tiêu chí đánh giá hay khung

đánh giá cũng được đề cập như là những công cụ không thé thiếu.

3l

Trang 36

Nghiên cứu của Goran Forbici về khung đánh giá chính sách (Policyevaluation framework) đề cập tới đánh giá chính sách theo chu trình hoạt động củachính sách gồm: Đầu vào (input) > Quá trình (process) > Đầu ra (output) Hiệuquả (outcome) > Tác động (impact), do đó, các loại đánh giá bao gồm 2 loại chính:Đánh giá kế hoạch (evaluation of planning) và Đánh giá thực hiện (evaluation ofimplementation) (trong đó có đánh giá kết quả, hiệu qua và tác động).

Trong cuốn “Cẩm nang đánh giá tác động — các phương pháp định lượng vàthực hành” do World Bank xuất bản năm 2010 (The World Bank, 2010b), đã đượcdịch ra tiếng Việt, các phương pháp đánh giá tác động gồm: Phương pháp chọn mẫungẫu nhiên (Randomization), Phương pháp so sánh điểm xu hướng (Propensity

Score Matching - PSM), Phương pháp sai biệt kép (Double Difference - DD),Phương pháp biến công cu (Instrumental Variables), Phương pháp Gián đoạn hồiquy (Regression Discontinuity), Xác định hiệu quả phân bổ chương trình (MeasuringDistributional Program Effects), Phương pháp Sử dụng Mô hình Kinh tế trong đánhgiá chính sách Ngoài các phương pháp định lượng nêu trên, cũng có thể sử dụng một

số phương pháp định tinh trong đánh giá tác động như: Phương pháp chuyên gia: layý kiến đánh giá của chuyên gia, người hưởng lợi chính sách về tác động của chínhsách; Phương pháp có sự tham gia: trao đổi với nhóm chuyên gia, nhóm dân cư,nhóm hưởng lợi chính sách về tác động của chính sách và quan hệ nhân quả của tác

động chính sách, Phương pháp thông kê mô ta: so sánh các chỉ tiêu phản ánh tác

động của chính sách giữa các nhóm đối tượng, giữa các thời điểm.

Các kinh nghiệm thế giới về đánh giá tác động chính sách được tổng hợp quakết quả nghiên cứu cua Koen Carels (2005); OECD (2009), Ida J.Terluin và Pim Roza

(2010): Từ kinh nghiệm các nước có thé thay rang: 1) Đánh gia tac động chính sách

là công việc khó khăn đòi hỏi nguồn lực lớn; ii) Đánh giá tác động có thé sử dụngnhiều phương pháp khác nhau, phụ thuộc nhiều vào nguồn lực và số liệu có thé thuthập, trong đó phương pháp định lượng là chủ yếu; iii) Các đánh giá tác động chínhsách cần được thiết kế ngay từ đầu triển khai chính sách, dự án.

Jean-Pierre Cling và cộng sự (2008) chỉ ra các thách thức và phương pháp

đánh giá chính sách Ba loại đánh giá mà nghiên cứu đề cập: đánh giá nhu cầu, đánhgiá quy trình và đánh giá tác động Hai thời điểm mà nghiên cứu đưa ra rất quan

trọng trong đánh giá chính sách là đánh giá trước (ex ante) và đánh giá sau (ex post).

32

Trang 37

Theo nghiên cứu, “việc xảy dựng các chính sách mới dựa một phan vào kết quả đánhgiá chính sách sau” các chính sách triển khai trước đó Hoạt động đánh giá phê bình

này đòi hỏi phải dé cao những tiêu chí chuẩn tắc mới (hiệu quả của khu vực tư nhân,giảm tình trạng nghèo khổ ) và dé xuất ra các chính sách được cho là sẽ cải thiện

những tiêu chi này Khi đó ta bước chân vào lĩnh vực khó khăn là đánh giá trước ”(Jean-Pierre Cling và đồng nghiệp (2008), tr36).

Tiêu chí, chỉ tiêu, chỉ số hay chỉ báo là những thuật ngữ thường được nhắc tới

trong các nghiên cứu đánh giá chính sách như là các công cụ đo lường trong đánh giá

chính sách Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu về đánh giá chính sách trong và ngoainước không đưa ra cơ sở lý luận cụ thé cho việc hình thành các tiêu chi, chỉ tiêu, chỉsố hay chỉ báo trong đánh giá.

Nghiên cứu của The World Bank (2010b) có nhấn mạnh việc xác định các

mục tiêu và chi bảo là nội dung trọng tam của hoạt động giảm sát và đánh giá, trong

đó, một thách thức lớn là xác định các chỉ bảo chính (key indicators) có thể được sửdụng dé theo dõi tiến trình thực hiện các mục tiêu của chính sách Với việc đưa ra

mô hình khung giám sát và đánh giá (Monitoring and Evaluation Framework),

nghiên cứu chỉ ra có hai loại chỉ báo để giám sát và đánh giá gồm: loại chỉ báo cuối

cùng (final indicators) đo hiệu qua (outcomes) va tác động (impacts) và loại chỉ báo

trung gian (intermediate indicators) đo đầu vào và đầu ra của chính sách/dựán/chương trình Các chỉ báo trung gian thường thay đổi nhiều hơn, nhanh hơn cácchỉ báo cuối cùng, phản ứng nhanh hơn với các can thiệp, có thể đo lường dễ dànghơn và một cách kip thời hơn Với nhận định rằng các chỉ báo hiệu quả chính“thường không được xác định rõ” và do đó “không được theo dõi day du” (thông qua

các nghiên cứu trường hợp) (The World Bank (2010b), tr12), tuy nhiên nghiên cứu

nay của World Bank cũng không đưa ra các hướng dẫn cụ thé hơn trong việc xácđịnh các chỉ báo dé giám sát và đánh giá.

Nghiên cứu của EU (2009) đã chỉ ra mối liên hệ giữa các tiêu chí đánh giá(criterions) và các chi bao (indicators), trong đó các chỉ báo rat cân thiệt cho việc

4 Đánh giá sau là việc tìm cách kiểm nghiệm lại xem liệu các mục tiêu của một chính sách có đạt được hay

không thông qua phương pháp thực chứng

° Đánh giá trước là việc đánh giá tác động tiềm tang của một chính sách trước khi triển khai nhằm mục đích sosánh các chính sách, đòi hỏi phải sử dụng một mô hình kinh tế vĩ mô: mô hình kinh tế lượng và mô hình cânbằng tổng thé

33

Trang 38

đánh giá chính sách theo các tiêu chí đã xác định vì chúng là các công cụ chính détính toán, cung cấp một thước đo rõ ràng, có thể so sánh về tác động của chính sách.

Chi phi và Hiệu quả, 6) Cập nhật, 7) Có khả năng đo lường, 8) Dự phòng, 9) Liên

quan, 10) Nhạy cảm (có khả năng phản ánh các thay đổi nhỏ/xu hướng thay đổi).

Một loạt các nghiên cứu của EU cho thêm ví dụ về cách hình thành tiêu chí vàcác loại chỉ báo (chi báo dau vào, chỉ báo dau ra, chỉ báo kết quả, chỉ báo hiệu quảvà chi báo tác động) đánh giá cho từng chính sách, chương trình cụ thé Đơn cử như:

Handbook on Common Monitoring and Evaluation Framework- Guidance documentRural Development 2007-2013 (European Commission, 2010), EU FUSIONSDefinitional Framework for Food Waste (EU FUSIONS, 2014),

Trong khi đó, phần lớn các nghiên cứu về chính sách thúc day khởi nghiệphiện nay tập trung vào việc mô tả và chỉ ra các điểm tạo thành công hay thất bạitrong thực thi chính sách thúc đây khởi nghiệp tại các quốc gia (như phan 1.1.2 đãchi ra) hon là việc cung cấp một khung đánh giá cụ thé với các cơ sở lý luận thuyết

phục cho việc đánh giá này.

Ngoài ra, với tiếp cận chính sách được xem như một công cụ tạo môi trườngthúc day hay kim him khởi nghiệp, việc đánh giá chính sách thúc đây khởi nghiệpđược lồng ghép vào trong các nghiên cứu quốc tế hiện nay với hai xu hướng đánh

giá: đánh giá hệ sinh thai khởi nghiệp và đánh giá môi trường kinh doanh.

1) Đánh giá hệ sinh thái khởi nghiệp (trong đó có đánh giá thực thi chính

sách liên quan tới khởi nghiệp): Trong các nghiên cứu này phải ké tới các nghiên cứucủa Startup Genome - một tổ chức chuyên cung cấp các đánh giá về hệ sinh thái khởi

34

Trang 39

nghiệp Global startup Ecosystem Report là một ân phẩm thường niên của nhómnghiên cứu này Với các dữ liệu khảo sát cùng với các nghiên cứu thứ cấp và đữ liệutừ các địa phương, các đối tác, báo cáo này giúp tạo ra những đánh giá mang tínhtoàn diện nhất về khởi nghiệp tại các địa phương (chủ yếu là các hệ sinh thái gắn vớicác thành phố lớn trên khắp thế giới) Nghiên cứu đem tới các gợi ý quan trọng đốivới các nhà lãnh đạo khởi nghiệp, nhà đầu tư và các bên liên quan trong việc đưa racác quyết định chiến lược và hướng dẫn hành động để giảm thiêu các điểm yếu củahệ sinh thái Thông qua việc phơi bày các đánh giá, so sánh về các hệ sinh thái,nghiên cứu đồng thời giúp các nhà lãnh đạo địa phương và các thành viên nắm bắt vàđánh giá hiệu quả thực thi các chính sách và giúp đỡ họ học hỏi lẫn nhau về những gì

chưa có và những gì không hoạt động trong hệ sinh thái khởi nghiệp của họ.

Xuất phát từ đặc trưng của các startup là xu hướng kỳ vọng toàn cầu hóa, dođó, xếp hạng các hệ sinh thái khởi nghiệp chủ yếu được điều khiển bởi một câu hỏi:trong đó các hệ sinh thái khởi nghiệp ở giai đoạn đầu có đem tới cơ hội tốt nhất giúpcác startup thành công toàn cầu? Mô hình đánh giá thành công của hệ sinh thái trongcác nghiên cứu của Startup Genome dựa trên xem xét 2 nhóm yếu tố chính (Startup

2) Đánh giá môi trường kinh doanh: Báo cáo GEM - viết tắt của GlobalEntrepreneurship Monitor, là báo cáo thường niên nghiên cứu về Chi số khởi nghiệptoàn cầu, bắt đầu triển khai từ năm 1999, là một nỗ lực lớn nhằm mô tả và phân tíchcác quá trình kinh doanh trong một phạm vi rộng của các nước thông qua việc theo

dõi các doanh nhân trong nhiều giai đoạn và đánh giá các đặc điểm, động lực vatham vọng của các doanh nhân, và thái độ của xã hội có đối với hoạt động này.Babson College’ là một tổ chức sáng lập và tài trợ của nghiên cứu nay.

Báo cáo GEM bao gồm các kết quả dựa trên số liệu các nền kinh tế hoànthành việc điều tra dân số người lớn (APS) và đánh giá của các chuyên gia khảo sát

5 Trụ sở tại 'Wellesley, Massachusetts, Hoa Kỳ

35

Trang 40

quốc gia (NES) Chất lượng của các điều kiện thúc day tinh thần kinh doanh, tăngtrưởng kinh tế và đổi mới được dựa trên giá trị trung bình từ đánh giá của các chuyêngia, sử dụng thang đo Likert từ 1 (rất không đủ) đến 9 (rất đủ), cho các tiêu chí sau

(GEM, 2017/2018):

l) Tài chính cho kinh doanh

2) Chính sách của chỉnh phủ: Hỗ trợ và sự liên quan

3) Chính sách của chỉnh phú: Thuế và Thể chế quan liêu4) Các chương trình hỗ trợ doanh nhân của chính phủ

5) Hoc vấn của doanh nhân (giáo dục kinh doanh bậc phổ thông và bậc sauphổ thông)

6) Chuyển giao công nghệ

7) Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh

&) Các động lực bên trong của thị tường (hay gọi là Độ mở của thị trường nộiđịa); Các ganh nặng của thị trường (hay gọi la Năng động của thị trường nội dia)

9) Cơ sở hạ tang

10) Văn hóa và chuẩn mực xã hội

Một số nghiên cứu khác đánh giá trực tiếp kết quả thực thi chính sách thúcđây khởi nghiệp tại một quốc gia như Marianne Kulicke (2013) đã có công trìnhnghiên cứu đúc rút kinh nghiệm 15 năm triển khai chương trình EXIST của Đức —chương trình được xem là một chính sách lớn của quốc gia thúc đây các startup đôimới, sáng tạo; Darrell M West và Jack Karsten (2015) cung cấp thông tin đánh giávề chương trình Start-Up Chile trong vòng 5 năm triển khai, Tuy nhiên các nghiêncứu này mang tính chất tông kết các chương trình/chính sách của các chính phủ thayvì đánh giá dựa trên các tiêu chí đánh giá đặt ra ngay từ đầu.

1.2 Các công trình nghiên cứu đã công bồ trong nước liên quan đến đề tài luận án1.2.1 Ban chất của khởi nghiệp (startup) và các yếu to thúc đẩy khởi nghiệp

Các nghiên cứu về khởi nghiệp ở Việt Nam đến nay chủ yếu mới dừng lại ởnhững bai báo mang tính chất cung cấp thông tin, phổ biến kiến thức, còn rất ít

những công trình nghiên cứu khoa học Các khái niệm liên quan tới khởi nghiệp chủ

yếu đề cập dưới dạng kế thừa (chủ yếu là dịch) từ các tài liệu nước ngoài liên quannhưng cũng chưa có sự thống nhất về nội hàm cũng như cách sử dụng thuật ngữ này

36

Ngày đăng: 05/06/2024, 15:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN