1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Hoàn thiện chức năng nghiên cứu khoa học của các trường Đại học Quân đội nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ quân sự trong bối cảnh hội nhập quốc tế

219 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 219
Dung lượng 58,96 MB

Nội dung

Sau một thời gian học tập, nghiên cứu, tôi đã hoàn thành luận án với đề tài: “Hoàn thiện chức năng nghiên cứu khoa học của các trường đại học quân đội nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ng

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Nguyễn Thị Gam

HOÀN THIỆN CHỨC NĂNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUAN DOI NHẰM NANG CAO CHAT LƯỢNG

ĐÀO TẠO NGUON NHÂN LUC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

QUAN SỰ TRONG BOI CANH HỘI NHẬP QUOC TE

LUAN AN TIEN SI QUAN LY KHOA HOC VA CONG NGHE

Hà Nội - 2020

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Nguyễn Thị Gam

HOÀN THIỆN CHỨC NĂNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HOC QUAN DOI NHẰM NÂNG CAO CHAT LƯỢNG

ĐÀO TẠO NGUON NHÂN LUC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

QUAN SỰ TRONG BOI CANH HOI NHAP QUOC TE

Chuyên ngành: Quan lý Khoa học va Công nghệ

Mã số: Thí điểm LUẬN ÁN TIỀN SĨ QUẢN LÝ KH&CN

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC:

1 PGS.TS Phạm Huy Tiến

2 TS Nguyễn Như Quỳnh

Hà Nội - 2020

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của

PGS.TS Phạm Huy Tiến và TS Nguyễn Như Quỳnh

Các thông tin trích dẫn trong luận án đều có nguồn trích dẫn cụ thê, chính xác,

có thể kiểm chứng Các số liệu dẫn chứng là trung thực, khách quan, khoa học

Các kết quả nghiên cứu tài liệu, điều tra, phỏng vấn do tôi trực tiếp thực hiện

Hà Nội, ngày tháng năm 2020

Tác giả luận án

Nguyễn Thi Gam

Trang 4

LOI CAM ON

Tôi là Nguyễn Thi Gam, Nghiên cứu sinh khóa QH-2015-X, chuyên ngành Quản

lý Khoa học và Công nghệ Sau một thời gian học tập, nghiên cứu, tôi đã hoàn thành

luận án với đề tài: “Hoàn thiện chức năng nghiên cứu khoa học của các trường đại học

quân đội nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệquân sự trong bối cảnh hội nhập quốc tế” Luận án được thực hiện dưới sự hướng dẫn

trực tiếp của PGS.TS Phạm Huy Tiến và TS Nguyễn Như Quỳnh Trong quá trình họctập và làm luận án, tác giả đã luôn nhận được sự định hướng nghiên cứu đúng đắn, sựhướng dẫn tận tình của thầy, cô hướng dẫn và các nhà khoa học trong lĩnh vực Quản lýKhoa học và Công nghệ Tác giả xin được bày tỏ sự biết ơn chân thành và sâu sắc đếnPGS.TS Phạm Huy Tiến và TS Nguyễn Như Quỳnh, các thầy, cô giáo trong khoa Khoa

học Quản ly và các nhà khoa học chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ.

Tac gia xin chân thành cam ơn các đơn vị, các nhà quản lý, các nhà khoa học

trong Học viện Kỹ thuật Quân sự đã tạo điều kiện giúp đỡ và hỗ trợ tác giả thực hiệnkhảo sát thực tiễn và thu thập các đữ liệu phục vụ nghiên cứu.

Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã

hết lòng giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện trong quá trình học tập, nghiên cứu hoàn thành

luận an.

Xin trân trọng cảm on!

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Gam

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC 22-22222222222221122222211122222211112222111122220111222022222222 ae 1

DANH MUC CAC BANG c 132^À})4 Ô 7

DANH MỤC CAC BIÊU DO ©52 22s SE 2E13221127152211E 2711211 E.errree 9

DANH MỤC CÁC HÌNH VẾ 2- 222222 222127111221271127112711211271 11 eee 11

982700011077 -‹({đRäÃÄà.H), 12

1 Ly do Ji an hố 4ŒAgH) , 12

2 Mục tiêu nghiên CỨU - - ch HH Hiện 18

3 Đối tượng và phạm vi nghiên eứu -2- 2 22+++2Ex+t22Exretrxererrkrrrrkrcee 14

4 Câu hỏi nghiên cứu - St t2 St SH HH HH HH HH Hg 15

5 Giả thuyết nghiên cứu 2-©++22E+++2E+++2EEE+2EEA+EEEEE22EAEEEE.eEEkrrrkrree 15

6 Cách tiếp cận và Phương pháp nghiên cứu 2¿z+22z+2czx++tzxccee 15

7 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2-©2222czccsczrccee 19

8 Tính mới của Luận ánn - - tt TH TH HH HT HH Hiện 20

9 Kết cấu của Luận án - 22 +s£2E3EE11227112711211127 1711.111 E1 rere 20

Chương 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU - 2-55 22

1.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài - c5 sceseeeeeerre 23

1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước - -sccccscserseererererree 32

1.2.1 Các công trình nghiên cứu trong nước về nghiên cứu khoa học của các

UUONG MAL WOC Ea 32

1.2.2 Các công trình nghiên cứu về nghiên cứu khoa hoc của các trường đại

1.3 Tiểu kết chương 1 -2-©2++22E+++2E++tSEEE+EEEAEEEEEEEEELEEEEEErErrkrrrrkrree 45

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE SỰ TÁC ĐỘNG CUA CHỨC NĂNG NGHIÊN

CUU KHOA HỌC DEN CHAT LƯỢNG DAO TAO CUA CAC TRƯỜNG DAIHỌC QUẦN ic 3) 0) en 47

2.1 Một số khái niệm cơ bản dùng trong luận án -2- ¿+22 47

Trang 6

2.1.1 Nghiên ci KNOW HỌC SH HH Hit 47 PIN NNNV C 1 8 n ee aaa 47

PIN NL 06, ng h -.A 49

;mnn‹r na 51

2.1.2 CHỨC HĂH SH HH Hàng TH TH HH Hà Hà HT TH hà 52 2.1.3 Nhân lực khoa học và công nghé Quan sự ằằ-Ăằằeằeece 54

2.1.4 Hội nhập Quoc tẾ - +: 2+ ©5£+E EEEEEEEEE21111122121121121111111 2x re 57

2.1.5 Chính sách khoa học và công Nhe cà sssiiseeiesseresee 60

2.2 Chức năng nghiên cứu khoa hoc của các trường đại học quân đội 61

2.2.1 Chức năng nghiên cứu khoa học của trường đại học 61

2.2.2 Đặc điểm chức năng nghiên cứu khoa học của các trường đại học quân

PS 4ồÃỀẢ^56 - 66

2.3 Chất lượng đào tao của các trường đại học quân đội - 70

2.3.1 Khái niệm chất lượng đào tạo của trường đại học 70

2.3.2 Các yếu tô đo lường chất lượng đào tạo của trường đại học quân đội 75

2.4 Quan hệ giữa nghiên cứu khoa học và chất lượng đào tạo của các trường đạihọc quân đội trong bối cảnh hội nhập quốc tế -2-2¿++++2+zz+e 78

2.4.1 Nghiên cứu khoa học ảnh hướng tích cực đến giảng viên và hoạt động

2.4.2 Ảnh hưởng của nghiên cứu khoa học doi với chương trình đào tạo, giáo

/777/07/8/72/08/1.s41.000nn0nnẺẻẻẦẦẦaaa 80

2.4.3 Ảnh hưởng của nghiên cứu khoa học đối với sinh viên, học viên 81

2.5 Tiểu kết chương 2 2-©22++2Ext2EE222E112711127112711211271171112711.211 2 cee 84

Chương 3 THUC TRANG TÁC ĐỘNG CUA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DEN

CHÁT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGUÒN NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

QUAN SU CUA CÁC TRUONG ĐẠI HỌC QUAN DOI (NGHIÊN CỨU

TRƯỜNG HỢP HỌC VIEN KỸ THUAT QUAN SỤ) - 86

3.1 Một số nét cơ bản về chức năng nghiên cứu khoa học của các trường đại học

CE) 86

3.2 Thực trạng chức năng nghiên cứu khoa học của Học viện Kỹ thuật Quân sự

Trang 7

3.2.1 Tổng quan về Hoc viện Kỹ thuật Quân sựy -cccce- 95

3.2.2 Kết quả nghiên cứu khoa học của Học viện Kỹ thuật Quân sự 973.2.2.1 Số lượng dé tài nghiên cứu khoa học đã thực hiện 973.2.2.2 SO lượng bài báo đã CONG DO veceececcescsscesssssssseseeseesessessessessesesesseseeseees 1053.2.2.3 Sản phẩm nghiên cứu khoa học đăng ký sáng chế 109

3.2.2.4 Hoạt động dịch vụ khoa học và công nghệ của Học viện Kỹ thuật Quân sự

1ä 112

B.2.3.1 NWGI UC cee ee 112 3.2.3.2 L1 nố 116

3.2.3.3 Cơ sở hạ tầng phục vụ nghiên cứu khoa hỌC -~«-<<+<<+ 121

3.2.3.4 Hệ thong thông tin Khoa hoc và Công nghệ -5- 5555552 1223.3 Tác động của nghiên cứu khoa học đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực

khoa học va công nghệ quân sự của Học viện Kỹ thuật Quân sự 125

3.3.1 Nghiên cứu khoa học tác động đến giảng viên và hoạt động giảng dạy1253.3.2 Nghiên cứu khoa học tác động đến giáo trình, tài liệu, học cụ 127

3.3.3 Tác động của nghiên cứu khoa học đối với học viên - 131

3.4 Nhận xét về chức năng nghiên cứu khoa học của Học viện Kỹ thuật Quân sự

1 135

3.4.1 Những kết quả đã đạt được + 5cSccSccctEEerertrrtrrrrererrees 1353.4.2 Những hạn chế và nguyên nhâhH -5c S52 ScscceEerEerrrrrerkerrees 137

3.4.3 Phân tích SWOT đối với chức năng nghiên cứu khoa học của Học viện

Kp thuGt QUGN SU0 0800 nn0n878ẺỀẦẦÖ 138

3.5 Tiểu kết chương 3 oo cess cssssesssssesssssesosseesssessssesesssessssesessieessiessssesessieessseceaseees 140

Chương 4 GIẢI PHAP HOÀN THIEN CHỨC NANG NGHIÊN CUU KHOAHỌC NHẰM NANG CAO CHAT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGUON NHÂN LUCKHOA HỌC VA CÔNG NGHỆ QUẦN SU CUA CÁC TRUONG ĐẠI HỌCQUAN ĐỘI - 22-2 sT12221102TỰ 11H nàn nen H111 ca 141

4.1 Yêu cầu khách quan và các yếu tố chỉ phối việc hoàn thiện chức năng nghiên

cứu khoa học của các trường đại học quân đội - ¿5-5 s+cscss+ 141

Trang 8

4.1.1 Yêu cầu khách quan của việc hoàn thiện chức năng nghiên cứu khoa học

của các trường đại học quân đỘI cty 141

4.1.2 Các yếu tô chỉ phối việc hoàn thiện chức năng nghiên cứu khoa học của

các trường đại học QUAM đi - tet etete tence eeeeeeaseeaeseseeseeeeeneeees 144

4.2 Da dạng hóa hoạt động khoa học và công nghệ - -.c 147

4.3 Phát triển các nguồn lực phục vụ nghiên cứu khoa học 150

4.3.1 Giải pháp phát triển nhân lựcG 22©5<+cecctectcrEcsrerkerkerrrreee 150

4.3.1.1 Chính sách đào tạo, bôi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên,

HGhIÊH CỨU VỈÊN 4 cv KH HH HH HH HH HT 150

4.3.1.2 Chính sách thu hut và sử dụng nhân lực khoa hoc và công nghệ 153

4.3.2 Giải pháp về tài chính 25s SE +EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrrkrrree 156

4.3.2.1 Chính sách da dạng hóa nguôn tài chính dau tư cho hoạt động KH&CN

của các trường đại học quân AGT cà cành he 156

4.3.2.2 Chính sách hỗ trợ cho hoạt động khoa học và công nghệ của các trường

Adi NOC QUGN AOE 8P0000n0nẺ88 158

4.3.2.3 Đổi mới cơ chế quan lý tài chính doi với hoạt động khoa hoc và công nghệ

— Ả.Ả ÔỎ 160

4.3.3 Cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu khoa học - 160

4.3.4 Thông tin khoa học và công HghỆ - cành 163

4.4 Hình thành và phát triển các tổ chức khoa học và công nghệ trong trường

đại học quân đội - ¡ST HH HH HH HH HH 164

GAT KNOG, DG MON nố 164

4.4.2 Viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu trong trường dai học quân đội

ảẢảắảỎẢảẢỎẢaa3 165

4.4.3 Tổ chức Spin-Off - 55-5 5< E2 2E E2 5121121121211 167

4.4.4 Trung tâm giới thiệu và hỗ trợ chuyển giao công nghệ 168

4.4.5 Xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh, hoạt động hiệu quả 169

4.4.6 Xây dựng phòng thí nghiệm trọng điểm, liên ngành - 170

4.4.7 Đề xuất thay doi cơ cau tổ chức dé hoàn thiện chức năng nghiên cứu

khoa học của các trường dai học quân đội cccScssSsseeeereeers 171

Trang 9

4.5 Những điều kiện cần thiết để thực hiện các giải pháp hoàn thiện chức năngNCKH nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ

quân sự của các trường đại học quân đội - - ¿555cc c+ccscscsres 174

4.5.1 Xây dựng moi quan hệ chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu trong các

trường đại học quân AOI - ch HH kg ky 174

4.5.2 Xây dựng mối liên kết giữa các trường đại học quân đội với các việnnghiên cứu và các đơn Vi SAN XuẤT - 2+ eSEcctcESEEEeEErrrrkerkerree 1764.5.3 Xây dựng định hướng đổi mới sáng tạo trong các trường đại học quân đội

Trang 10

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VA CHU VIET TAT

NCKH: Nghiên cứu khoa học

KH&CN: Khoa học và công nghệ

R&D: Nghiên cứu và triển khai

CGCN: Chuyén giao công nghệ

HVKTQS: Học viện Kỹ thuật Quân sự

GDDH: Giao duc dai hoc

GD&DT: Giáo dục và Dao tạo

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG, HỘP

Bảng 2.1: So sánh chức năng NCKH giữa các trường đại học quân đội với các trường

đại học thuộc khối dân sự

Bảng 2.2 : Tiêu chí và các yếu tố đo lường sự tác động của NCKH đến chất lượng đào

tạo của các trường đại học quân đội

Bảng 3.1: Các loại hình nghiên cứu mà người được hỏi thực hiện

Bảng 3.2: Bảng thống kê phạm vi áp dụng của đề tài nghiên cứu (%)

Bảng 3.3: Tình trạng pháp lý các sáng chế đã nộp đơn đăng ký bảo hộ của HVKTQS

Bảng 3.4: Số lượng và giá trị hop đồng dịch vụ KH&CN của HVKTQS giai đoạn 2010 — 2019Bảng 3.5: Các đặc điểm của các nhóm nghiên cứu trong HVKTQS

Bảng 3.6 Kinh phí ngân sách thường xuyên cho NCKH của HVKTQS

Bảng 3.7: Số lượng đề tài và kinh phí thực hiện các nhiệm vụ KH&CN của HVKTQS

giai đoạn 201 1-2015

Bảng 3.8: So sánh kinh phí thực hiện nhiệm vụ KH&CN giai đoạn 2011-2015 của

HVKTQS và Đại học Bách khoa Hà Nội (triệu đồng)

Bảng 3.9: Định mức hỗ trợ kinh phí các công bố khoa học và văn bằng sở hữu trí tuệ

Bảng 3.10: Mức hỗ trợ công bố quốc tế của Đại học Quốc gia Hà Nội

Bảng 3.11 Cán bộ nghiên cứu tiếp cận các thông tin từ hệ thống thông tin KH&CN của

nhà trường

Bảng 3.12: Tình hình năm thông tin định hướng nghiên cứu của Nhà nước, Bộ Quốc

phòng và các cơ quan, đơn vi của giảng viên, cán bộ nghiên cứu tai HVKTQS

Bảng 3.13: Tỷ lệ nắm được định hướng nghiên cứu các cấp của người giữ chức vụ và

người không giữ chức vụ trong HVKTQS

Bảng 3.14: Các giảng viên, nghiên cứu viên ở HVKTQS sử dụng kết quả NCKH vào

công tác giảng dạy

Bảng 3.15: Số lượng học viên dao tạo cao học va dao tạo nghiên cứu sinh của HVKTQS

giai đoạn 2010-2019

Bảng 3.16: Tỷ lệ cán bộ, giảng viên chưa có sản phâm dao tạo gan với các dé tài nghiên cứu

Bảng 3.17: Số lượng công bố khoa học của nghiên cứu sinh tại HVKTQS trong giai

đoạn 2015-2018

Trang 12

Bảng 3.18: Xếp loại kỹ sư dân sự tốt nghiệp các ngành đào tạo của các đơn vị trong

HVKTQS giai đoạn 2014-2017 (%)

Bảng 3.19: Phân tích SWOT đối với chức năng NCKH của HVKTQS

Bảng 4.2: Số lượng viện nghiên cứu ở một số trường đại học nghiên cứu trên thế giới

Hộp 3.1 Kinh phí thấp gây khó khăn cho hoạt động nghiên cứu

Hộp 3.2 Định hướng nghiên cứu ảnh hưởng đến xét duyệt và thực hiện đề tài

Hộp 3.3 Nghiên cứu khoa học ảnh hưởng tích cực đến giảng dạy của giảng viên

Hộp 3.4 Đánh giá của học viên về vai trò của NCKH

Hộp 3.5 Đánh giá của học viên cao học và nghiên cứu sinh về vai trò của NCKH trong

đào tạo sau đại học

Hộp 4.1 Phát triển nhóm nghiên cứu mạnh, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế

Hộp 4.2 Đề xuất của các nhà khoa học về các tổ chức KH&CN trong trường đại học

quân đội

Hộp 4.3 Liên kết trường đại học quân đội, viện nghiên cứu và doanh nghiệp, nhà máy

quốc phòng dé hỗ trợ NCKH và dao tao

Hộp 4.4 Y kiến của lãnh đạo Cục Cán bộ, Tông cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam

Hộp 4.5 Ý kiến của lãnh đạo Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng

Hộp 4.6 Đề xuất của cán bộ quản lý, nhà nghiên cứu về hợp tác quốc tế

Hộp 4.7 Ý kiến của lãnh đạo Viện Chiến lược Quốc phòng

Trang 13

DANH MỤC CÁC BIEU DO

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học và trình độ tiễn sĩ của một số trường

đại học quân đội (%)

Biéu đồ 3.2: Số lượng đề tài, sáng kiến cấp Bộ Tổng tham mưu do các trường đại học

quân đội thực hiện trong giai đoạn 2011-2016

Biểu đồ 3.3: Số lượng dé tài nghiên cứu các cấp của HVKTOQS giai đoạn 2013-2019

Biểu đồ 3.4: Số lượng đề tài nghiên cứu các cấp từng năm của HVKTQS giai đoạn 2013-2019Biểu đồ 3.5: Lĩnh vực áp dụng kết quả NCKH của HVKTQS (%)

Biểu đồ 3.6: Số lượng các công trình nghiên cứu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội giai

đoạn 2010-2019

Biểu đồ 3.7: Số lượng đề tài nghiên cứu của các đơn vị trong HVKTQS giai đoạn 2013 - 2017

Biéu đồ 3.8: Số lượng đề tài nghiên cứu các cấp của các đơn vị trong HVKTQS năm 2016Biểu đồ 3.9: Số lượng bai báo khoa học của HVKTQS giai đoạn 2010-2019

Biểu đồ 3.10: Số lượng bài báo của HVKTQS đăng trên các Tạp chí ISI và SCOPUS

Biểu đồ 3.14: Kết quả đăng ký sáng chế của Học viện Kỹ thuật Quân sự

Biểu đồ 3.15: So sánh việc đăng ký sáng chế giữa HVKTQS và Học viện Quân y

Biéu đồ 3.16: Biểu đồ giá trị hợp đồng dịch vụ KH&CN của HVKTQS giai đoạn

2015 — 2019 (triệu đồng)

Biéu đồ 3.17: Trình độ cán bộ, giảng viên của HVKTQS (%)

Biểu đồ 3.18: Tỷ lệ cán bộ, giảng viên tham gia vào các nhóm nghiên cứu

Biểu đồ 3.19: Hệ thống cơ sở kỹ thuật phục vụ đào tạo, nghiên cứu

Biểu đồ 3.20: Đánh giá của cán bộ giảng dạy về sự cần thiết của việc liên kết chặt chẽ

Trang 14

giữa hoạt động nghiên cứu và hoạt động đào tạo trong các trường đại học quân đội

Biểu đồ 3.21: Tỷ lệ giảng viên, nghiên cứu viên của HVKTQS đã sử dụng kết quả nghiên

cứu vào giảng dạy

Biểu đồ 3.22: Các sản phẩm nghiên cứu của đội ngũ giảng viên HVKTQS giai

đoạn 2010-2019

Biểu đồ 3.23 Số lượng ngành đảo tạo, chuyên ngành đảo tạo, giáo trình, tài liệu, bài thí

nghiệm mới được biên soạn cho đảo tạo đại học trong giai đoạn 2010-2017

Biểu đồ 3.24: Sản phẩm dao tạo từ các công trình NCKH tính trung bình cho một giảng

viên HVKTQS

Biểu đồ 3.25: Số lượng đề tài NCKH của học viên HVKTQS giai đoạn 2010-2019

Biêu đồ 3.26: Xếp loại học lực của học viên quân sự HVKTQS giai đoạn 2010-2018(%)

10

Trang 15

DANH MỤC CÁC HÌNH VE

Hình 2.1 Mô hình chung về quá trình nghiên cứu

Hình 2.2 Khung phân tích chức năng NCKH của các trường đại học quân đội

Hình 2.3: Mô hình đánh giá hoạt động đảo tạo của trường Đại học

Hình 2.4: Sự tác động của chức năng NCKH tới chất lượng đảo tạo của các trường đại

học quân đội

Hình 4.1: Sơ đồ các yếu tô chi phối việc hoàn thiện chức năng NCKH của các trường

đại học quân đội

Hình 4.2: Mô hình cơ cau tổ chức của HVKTQS để thực hiện tốt các chức năng đảo tạo,

NCKH và phục vụ quân đội, xã hội

II

Trang 16

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là xu hướng tất yếu trong xã hội đương đại vàViệt Nam không nằm ngoài quy luật đó Trong những năm qua, Việt Nam đã tham giahội nhập ngày càng sâu và rộng trên nhiều lĩnh vực Trong quá trình này, Việt Nam đang

ở vào vị thế của một nước đi sau, đang phát triển, nỗ lực bước vào thời kì đổi mới toàn

diện, day mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước Dé hội nhập thành công,

GDDH và KH&CN Việt Nam phải di tiên phong trong việc thu hẹp khoảng cách tụt

hậu, tức là phải gấp rút đào tạo cho đất nước một đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệđạt trình độ cao, có đủ năng lực tiếp nhận thành tựu KH&CN tiên tiến, đồng thời có thé

sáng tạo ra những sản phẩm, công trình khoa học hiện đại, ngang tầm khu vực và trên

thế giới

Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thé của Tô quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ Xã hội

Chủ nghĩa trong mọi điều kiện Điều đó đặt ra yêu cầu phải xây dựng tiềm lực quốc

phòng-an ninh đủ sức bảo vệ các vùng (dat, biển, trời) cho toàn diện nhưng phải có trọng

tâm, trọng điểm, nhất là ở các địa ban xung yếu, dễ bị chia cắt chiến lược; trong đó, cần

ưu tiên vùng biên, vùng trời, nhằm đáp ứng yêu cầu chống chiến tranh bằng vũ khí công

nghệ cao; chủ động phòng, ngừa thiên tai khi môi trường có nhiều biến đổi khác thường.Tình hình thế giới hiện nay và sự phát triển của cuộc cách mạng KH&CN hiện đại đangđặt ra cho chúng ta nhiệm vụ quan trọng là phải đây mạnh phát triển KH&CN quân sự,

nâng cao tiềm lực quốc phòng, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa quân đội Từ đây, công tác

nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu KH&CN, đặc biệt là các lĩnh vực công nghệ mũi

nhọn cho quân sự gitt một vai trò, vi tri hết sức quan trọng Đề xây dựng tiềm lực quốcphòng vững mạnh cần có vai trò rất lớn của các trường đại học quân đội

Trong những năm qua, nhận thức được xu thế, yêu cầu của thời đại, các trường đạihọc trong quân đội đã quan tâm đến NCKH bên cạnh hoạt động đào tạo Tuy nhiên,NCKH trong các trường đại học quân đội cũng còn những mặt hạn chế, chưa phát huyhết năng lực nghiên cứu, cụ thể:

- Hoạt động nghiên cứu tập trung chủ yêu ở đội ngũ các giảng viên, nghiên cứu

12

Trang 17

viên lâu năm, các nhà khoa học đầu ngành trong các lĩnh vực;

- Các hướng nghiên cứu liên kết đa ngành, đa lĩnh vực còn ít;

- Còn hiện tượng giảng viên làm nghiên cứu vì nghĩa vụ, để phục vụ cho các tiêuchuẩn chức danh chứ chưa xuất phat từ niềm đam mê và nhu cầu giảng dạy, nhu cầu

thực tiễn;

- Các nghiên cứu liên kết, hợp tác quốc tế, đạt trình độ tiên tiến của thế giới

chưa nhiều;

- Các sản phâm nghiên cứu ứng dụng cho quân đội chưa nhiều

Những mặt hạn chế trên do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có cả mặt

khách quan và chủ quan Những quy định, những chính sách chưa thực sự phù hợp với hoạt động nghiên cứu, chưa tạo được động lực cho các giảng viên, nhà khoa học.

Đứng trước yêu cầu hiện đại hóa quân đội trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập

quốc tế, các trường đại học quân đội đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấpnguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao cho toàn quân cũng như nghiên cứu, chế tạocác trang thiết bị, vũ khí, công nghệ hiện đại cho quốc phòng, nghiên cứu các vấn đềchính trị, nghệ thuật quân sự phù hợp với yêu cầu mới Do đó, NCKH trong các trường

đại học quân đội cần phải được đây mạnh hơn nữa dé nang cao chat lượng đào tạo nguồn

nhân lực KH&CN quân sự và phục vụ tiềm lực quốc phòng Một nghiên cứu về những

hạn chế và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện chức năng NCKH của các trườngđại học quân đội hiện nay là cần thiết Đề tài: “Hoàn thiện chức năng NCKH của cáctrường đại học quân đội nhằm nắng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực KH&CN

quân sự trong boi cảnh hội nhập quốc tế” sẽ làm rõ hệ thông lý luận về chức năng

NCKH của các trường đại học nói chung và các trường đại học quân đội nói riêng, phân

tích những ảnh hưởng của NCKH đến chất lượng đào tạo của các trường đại học quân

đội Luận án cũng sẽ phân tích thực trạng chức năng NCKH của các trường đại học quân

đội (với nghiên cứu trường hợp là HVKTQS) và đề xuất các giải pháp hoàn thiện chức

năng NCKH của các trường đại học quân đội nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn

nhân lực KH&CN trong bối cảnh hội nhập quốc tế

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhăm phân tích chức năng NCKH của các trường

13

Trang 18

đại học quân đội, đánh giá tác động của NCKH đến chất lượng đảo tạo của các trườngđại học quân đội và đề xuất các giải pháp hoàn thiện chức năng NCKH trong các trường

đại học quân đội dé nang cao chat lượng đào tạo nguồn nhân lực KH&CN quân sự trong

xu thế hội nhập quốc tế

Đề thực hiện được mục tiêu trên, nghiên cứu cần làm những nhiệm vụ cụ thể sau:

- Làm rõ các chức năng của các trường đại học quân đội trong thời kì hội nhập

quốc tế;

- Phân tích chức năng NCKH của các trường đại học quân đội;

- Phân tích tác động của NCKH đối với chất lượng đào tạo nguồn nhân lực khoahọc và công nghệ quân sự trong xu thế hội nhập quốc tế;

- Phân tích, đánh giá khái quát thực trạng chức năng NCKH của trường đại học

quân đội;

- Khuyến nghị giải pháp để hoàn thiện chức năng NCKH của các trường đại học

quân đội.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối trợng nghiên cứu

Chức năng nghiên cứu khoa học của các trường đại học quân đội.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về chức năng NCKH của cáctrường đại học quân đội và những tác động của nó đối với chất lượng đảo tạo của các

trường đại học quân đội trong xu thế hội nhập quốc tế.

- Phạm vi về không gian: Luận án giới hạn trường hợp nghiên cứu tại Học viện Kỹthuật Quân sự (HVKTQS) HVKTQS là trường đại học trọng điểm của quân đội và củaNhà nước, đào tạo các chuyên ngành về kỹ thuật cho quân đội và xã hội, thực hiện các chứcnăng của trường đại học quân đội Trong những năm qua, HVKTQS đã thực hiện khá tốtchức năng NCKH và có nhiều sản phẩm phục vụ quân đội và phục vụ phát triển kinh tế, xã

hội Do đó, khảo sát tạ HVKTQS sẽ cho thấy được những đặc trưng của chức năng NCKHtrong trường đại học quân đội và những tác động của NCKH đến chất lượng đào tạo

- Phạm vi về thời gian: từ 2010 — 2019 Trong giai đoạn này, NCKH trong cáctrường đại học quân đội ngày càng được quan tâm và day mạnh thực hiện trong thực tế

14

Trang 19

Bên cạnh đó, hợp tác quốc tế cũng được đây mạnh trong các trường đại học quân đội

để đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa quân đội, hội nhập quốc tế

4 Cau hỏi nghiên cứu

Câu hỏi thứ nhất: Chức năng NCKH của các trường đại học quân đội là gì?

Câu hỏi thứ hai: Chức năng NCKH tác động như thế nào đến chất lượng đào tạo

của các trường đại học quân đội trong bối cảnh hội nhập quốc tế?

Câu hỏi thứ ba: Giải pháp nào dé hoàn thiện chức năng NCKH của các trường

đại học quân đội nhăm nâng cao chất lượng đảo tạo nguồn nhân lực KH&CN quân sự

trong bối cảnh hội nhập quốc tế?

5 Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết thứ nhất: Chức năng NCKH của các trường đại học quân đội là những

đóng góp về NCKH của các trường đại học quân đội đối với quân đội và xã hội, thể hiện

thông qua các nhiệm vụ, hoạt động nghiên cứu và những tác động của các hoạt động,

nhiệm vụ này đối với quân đội và xã hội

Giả thuyết thứ hai: NCKH tác động tích cực đến chất lượng đào tạo của các

trường đại học quân đội, thể hiện ở việc góp phần nâng cao trình độ, kỹ năng nghiên

cứu cho giảng viên; nâng cao chất lượng giáo trình, tài liệu tham khảo và nâng cao kiếnthức, kỹ năng nghiên cứu cho học viên, đáp ứng các tiêu chuẩn của hội nhập quốc tế

Giả thuyết thứ ba: Dé hoàn thiện chức năng NCKH thì các trường đại học quânđội cần phải tiến hành đa dạng hóa các hoạt động KH&CN, tăng cường các nguồn lựcphục vụ nghiên cứu và tái cấu trúc nhà trường theo hướng hoàn thiện chức năng NCKH

6 Cách tiếp cận và Phương pháp nghiên cứu

6.1 Cách tiếp cận

Đề tài nghiên cứu đã sử dụng các cách tiếp cận sau:

- Cách tiếp cận hệ thống: Day là cách tiếp cận phức hợp các yếu tô có liên quanvới nhau một cách nhân quả tạo ra chỉnh thé thong nhất, xem xét các yếu tố tác độngđến việc thực hiện chức năng nghiên cứu của trường đại học quân đội

- Cách tiếp cận phát triển: chức năng nghiên cứu của trường đại học quân đội

phải được xem xét trong sự chuyền đôi của xã hội Việt Nam, yêu cầu nhiệm vụ quốcphòng và bối cảnh hội nhập quốc tế, từ đó thấy được những mặt đã đạt được và những

15

Trang 20

mặt còn hạn chế, chưa phù hợp để có biện pháp điều chỉnh đề chức năng này ngảy cảngphát triển.

- Cách tiếp cận so sánh: Nghiên cứu tiễn hành phân tích và so sánh chức năngNCKH giữa một sỐ trường đại hoc quân đội, giữa trường đại học quân đội với các trường

đại học thuộc khu vực dân sự.

- Cách tiếp cận thực tiên: Hoàn thiện chức năng NCKH trong các trường đại học

quân đội đang là một yêu cầu thực tiễn đặt ra khi Việt Nam hội nhập quốc tế ngảy cảng

sâu và rộng Luận án nghiên cứu nhăm làm rõ thực trạng chức năng NCKH của cáctrường đại học quân đội và đề xuất giải pháp đề hoàn thiện chức năng NCKH của cáctrường đại học quân đội trong bối cảnh hội nhập quốc tế

6.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề khảo sát và phân tích tình hình thực hiện chức năng NCKH của các trường

đại học quân đội nói chung va của HVKTQS nói riêng, cũng như những tác động của

NCKH đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực KH&CN quân sự, tác giả đã sử dụngnhiều phương pháp khác nhau dé thu thập thông tin và xử lý số liệu Cụ thé là các phương

pháp sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

Phân tích tài liệu thứ cấp: Phân tích các nguồn tư liệu, số liệu sẵn có về chức

năng NCKH của trường đại học, NCKH trong các trường đại học quân đội, về nhân lựcKH&CN, về chính sách đối với NCKH trong các trường đại học quân đội

Phân tích tài liệu sơ cấp: Tác giả trực tiếp đi thu thập các số liệu, tài liệu sơ cấp

về nhân lực KH&CN, hoạt động KH&CN, chất lượng đào tạo của HVKTQS bằng

phương pháp định tính, phương pháp định lượng và phân tích các tài liệu, số liệu đó

- Phương pháp điều tra bằng bảng hoi: Dé phân tích sâu về chức năng NCKHcũng như những tác động của NCKH đối với chất lượng đào tạo của các trường đại họcquân đội, tác giả đã tiễn hành nghiên cứu thực tế tại HVKTQS Tác giả đã xây dựng

bảng hỏi để khảo sát về hoạt động NCKH của các giảng viên, nghiên cứu viên của

HVKTQS Bang hỏi tập trung tìm hiểu về 3 mảng nội dung chính:

Thứ nhất, tìm hiểu những thông tin cá nhân của các nhà khoa học: độ tuổi, số

năm công tac, học ham, học vi, chức vụ.

16

Trang 21

Thứ hai, tìm hiệu về hoạt động NCKH của các nhà khoa học: kết quả NCKH (số

dé tài đã thực hiện, số bài báo đã công bó, số sản phẩm NCKH đã được áp dụng) vànhững tác động của NCKH đối với công tác đảo tạo, giảng dạy của họ (kết quả nghiên

cứu được áp dụng vào các hoạt động đào tạo nao).

Thứ ba, tìm hiểu về những đánh giá và những đề xuất của họ đối với việc thực

hiện chức năng NCKH trong các trường đại học quân đội: những khó khăn mà các nhà

khoa học đang gặp phải trong quá trình làm nghiên cứu, thực trạng các nguồn lực phục

vụ hoạt động nghiên cứu của tô chức và những đề xuất, khuyến nghị liên quan đến hoạt

động nghiên cứu.

Khi tiến hành khảo sát, tác giả đã phát đi 110 phiếu Số phiếu thu về là 86 phiếu

Mẫu khảo sát cụ thể như sau:

Các tiêu chí Số lượng Tỷ lệ (%)

Độ tudi Dưới 35 16 18,6

Từ 35-45 54 62,8 Trén 45 16 18,6

Hoc ham, họcvị | GS 1 1,2

PGS 15 17,4 TS/TSKH 53 64,0 Ths 15 17,4 Dai hoc 2 2,4

Chức vụ quan ly | Giữ chức vu 42 48,8

Không giữ chức vụ 44 51,2 Don vị công tác Khoa 58 67,4

Vién, trung tam 21 24,5

nghiên cứu Phòng ban chức 7 8,1

nang

Phương pháp điều tra là phương pháp chon mau ngẫu nhiên Phiếu được phat

ngầu nhiên cho các giảng viên, nghiên cứu viên ở các Khoa, các Viện, Trung tâm nghiên

17

Trang 22

cứu va cán bộ quan lý ở các phòng ban chức năng trong HVKTQS, dam bảo tính đại

điện về đơn vị công tác, vi trí công tác, lĩnh vực nghiên cứu

(Phiếu điều tra được đính kèm ở phan phụ lục)

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Đề thu thập thông tin định tính và hiểu sâu hơn

về quá trình thực hiện chức năng NCKH cũng như những ảnh hưởng của nó đến chức

năng đào tao của HVKTQS, những khó khăn mà nhà khoa học đang gặp phải trong qua

trình tiến hành nghiên cứu và gắn kết nghiên cứu với dao tạo, tác giả đã tiền hành phỏngvan sâu 10 người Đối tượng phỏng vấn sâu là cán bộ quản lý ở các phòng ban chức

năng, chỉ huy các Khoa, Viện, Trung tâm nghiên cứu, chủ nhiệm Bộ môn, thành viên

nhóm nghiên cứu mạnh và các giảng viên, nghiên cứu viên, đảm bảo tính đại diện về Vịtrí, đơn vi công tác, chức vu quan lý, cán bộ nghiên cứu Cụ thé:

- Phỏng van cán bộ phòng Hợp tác quốc tế và quan lý lưu học sinh quân sự;

- Phỏng vấn cán bộ phòng Khoa học quân sự;

- Phỏng vấn chỉ huy khối Khoa, Viện, Trung tâm nghiên cứu;

- Phỏng vấn chủ nhiệm Bộ môn;

- Phỏng vấn trưởng nhóm nghiên cứu mạnh;

- Phỏng vấn các giảng viên, nghiên cứu viên

Bên cạnh đó, tác giả cũng đã tiễn hành phỏng vấn sâu 05 học viên ở các bậc đảotạo: đảo tạo đại học, cao học và nghiên cứu sinh dé thay rõ những ảnh hưởng của NCKH

đến quá trình hoc tập va chất lượng của học viên.

Yêu cầu của phỏng vấn sâu: Mỗi cuộc phỏng van sâu đều có bảng câu hỏi phát

trước cho từng đối tượng Tác giả trực tiếp phỏng vấn sâu

- Phương pháp hội nghị khoa học: Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, tác

giả đã tham dự một số hội thảo khoa học có chủ đề liên quan rat gần đến van đề nghiêncứu của luận án, nghe và ghi nhận các quan điểm và các ý kiến thảo luận của các nhà

khoa học, các chuyên gia và các nhà quản lý trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, quản lý

khoa học và công nghệ ở trong và ngoài quân đội về NCKH va dao tạo của các trườngđại học quân đội nói riêng và các trường đại học nói chung Cụ thé là:

- Hội thảo: “HVKTQS — 50 năm công tác đào tao và NCKH đáp ứng yêu cầuthực tiễn” do HVKTQS tổ chức, thang 9/2016

18

Trang 23

- Hội thảo: “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vấn đề đặt ra đối với hệthống Nhà trường quân đội”, do Cục Nhà trường — Bộ Tổng tham mưu tô chức, 12/2017.

- Hội thảo: “HVKTQS - 40 năm đào tạo tiến sĩ và 26 năm đào tạo sau đại học”,

do HVKTQS tổ chức, 12/2019

- Tọa đàm khoa học: “Chính sách khoa học và giáo dục của Việt Nam trong xu

thé hội nhập quốc tế” do Viện Chính sách và Quản lý — Trường Dai học KHXH&NV

và Viện Rosa Luxemburg Cộng hòa Liên bang Đức tô chức, 12/2016

- Phương pháp so sánh: Tác giả tiễn hành so sánh chức năng NCKH của cáctrường đại học quân đội với chức năng NCKH của các trường đại học dân sự dé thayđược nét đặc trưng và su khác biệt trong NCKH của các trường đại hoc quân đội Đồngthời, luận án cũng tiễn hành so sánh một số yếu tố trong NCKH của HVKTQS với cáctrường đại học khác ở trong và ngoài quân đội dé thay rõ được những đặc điểm của chức

năng NCKH của Nhà trường.

- Phương pháp xử ly số liệu bang phan mềm SPSS: Tác giả đã sử dung phanmềm SPSS dé phân tích các số liệu thu thập được bang bảng hỏi SPSS là phần mềm

được sử dụng phổ biến và rất hiệu quả trong phân tích thống kê trong khoa học xã hội

Khi sử dụng phần mềm này vào xử lý số liệu trong luận án, tác giả đã thống kê, phân

tích được thực trạng của từng yếu tố, từng biến liên quan đến hoạt động NCKH của các

giảng viên HVKTQS Bên cạnh đó, khi sử dụng phần mềm, tác giả còn phân tích đượcmỗi tương quan giữa các yếu tố, các biến, đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các yếu

tố với nhau Từ đó rút ra được những đặc điểm của chức năng NCKH của HVKTQS và

các trường đại học quân đội và có những căn cứ thực tiễn dé đề xuất các giải pháp nhằm

thúc đây chức năng NCKH của các trường đại học quân đội

- Ap dung kỹ thuật tin học trong việc mô tả, trình bay các thông tin, kết qua thu

được (lập bảng, biểu, vẽ biểu đồ, đồ thị ), nhằm chuyên tai đầy đủ và dé hiểu nhất kết

quả nghiên cứu tới người đọc.

7 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

7.1 Ý nghĩa lý luận

Luận án đã có những đóng góp vào hệ thống lý luận liên quan đến chức năng

NCKH của các trường dai học nói chung và các trường đại học quân đội nói riêng, những

19

Trang 24

ảnh hưởng của NCKH đến chất lượng đào tạo của các trường đại học quân đội và nội

dung hoàn thiện chức năng NCKH của các trường đại học quân đội.

7.2 Ý nghĩa thực tiễn

Luận án đã tiễn hành khảo sát thực tiễn tại HVKTQS, đưa ra những minh chứng

cụ thé về chức năng NCKH của Học viện, sự tác động của NCKH đến chất lượng daotạo của nhà trường, phân tích SWOT đối với chức năng NCKH của HVKTQS Luận án

cũng đã đề xuất những nội dung giải pháp và những chính sách dé hoàn thiện chức năng

NCKH của các trường đại học quân đội dé nâng cao chất lượng dao tạo của các trườngđại học quân đội, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế

8 Tính mới của luận án

Những điểm mới của Luận án:

- Đã thực hiện so sánh chức năng NCKH của các trường đại học quân đội với

chức năng NCKH của các trường đại học thuộc khối dân sự;

- Phân tích sự tác động của NCKH đến chất lượng đảo tạo của các trường đại học

quân đội với những tiêu chí cụ thé;

- Đề xuất hình thành và phát triển các tô chức khoa học va công nghệ trong trường

đại học quân đội đề hoàn thiện chức năng NCKH

9 Kết cấu của Luận án

Luận án gồm có Phần Mở đầu, Phần Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục và 4

chương nội dung chính của Luận án, cụ thé:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương này khảo sát, phân tích các công trình nghiên cứu đã thực hiện ở trong

va ngoài nước về: lý luận chức năng NCKH của các trường đại học; thực trạng thực hiệnchức năng NCKH và những giải pháp đã được nghiên cứu, đề xuất để các trường đạihọc dân sự và quân sự thực hiện tốt chức năng này Trên cơ sở đó, luận án rút ra nhữngkhoảng trống mà các nghiên cứu đi trước chưa đề cập đến dé xác định cụ thé những nội

dung mà luận án sẽ làm rõ.

Chương 2: Cơ sở lý luận về sự tác động của chức năng nghiên cứu khoa học

đến chất lượng đào tạo của các trường đại học quân đội

Chương này làm rõ cơ sở lý luận về chức năng NCKH của các trường đại học

20

Trang 25

quân đội, chất lượng đào tao của các trường đại học va mối quan hệ giữa NCKH với chất lượng đào tạo của các trường đại học quân đội với những tiêu chí cụ thể.

Chương 3: Thực trạng tác động của nghiên cứu khoa học đến chất lượngđào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ quân sự của các trường đại học

quân đội (Nghiên cứu trường hợp Học viện Kỹ thuật Quân sự)

Chương này tiễn hành khảo sát, phân tích thực trạng thực hiện chức năng NCKHcủa các trường đại học quân đội với mẫu khảo sát là HVKTQS Nội dung của chương

sẽ làm rõ thực trạng thực hiện chức năng NCKH của HVKTQS ở các điểm: các kết quả

đã đạt được trong hoạt động NCKH, các nguồn lực phục vụ NCKH và sự tác động củaNCKH đối với chất lượng đào tạo của HVKTQS

Chương 4: Giải pháp hoàn thiện chức năng nghiên cứu khoa học nhằm nângcao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ quân sự của các

trường đại học quân đội

Nội dung của chương sẽ đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chức năng NCKH

của các trường đại học quân đội dé nâng cao chất lượng dao tạo của nhà trường trongbối cảnh hội nhập quốc tế Các giải pháp sẽ tập trung vào 3 nhóm nội dung: đa dạng hóa

hoạt động KH&CN, phát triển các nguồn lực phục vụ NCKH và phát triển các t6 chức

KH&CN trong trường đại học.

21

Trang 26

Chương 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU

NCKH có vai trò rất quan trọng trong các trường đại học Điều này lại càng đượckhẳng định khi thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 Chứcnăng này cần phải được gắn bó chặt chẽ với chức năng đào tạo của các trường đại học

vì NCKH ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo của các trường đại học Thực tế, trên

thế giới đã chứng minh, các trường đại học được xếp thứ hạng cao, nôi tiếng trên thế

giới đều là những trường thực hiện NCKH tốt và gắn nghiên cứu với đào tạo

Các trường đại học của Việt Nam trong những năm gần đây đã chú trọng đếnchức năng nghiên cứu bên cạnh chức năng đào tạo Tuy nhiên, kết quả đạt được còn rấtkhiêm tốn NCKH của các trường đại học Việt Nam trong đó có các trường đại học quân

đội còn rất hạn chế cả về số lượng và chất lượng Các trường đại học trong quân đội có

những đặc điểm chung nhưng cũng có những đặc thù riêng so với các trường đại họcthuộc khối dân sự Vậy thì làm thế nào để hoàn thiện được chức năng NCKH của cáctrường đại học quân đội? Với mong muốn tìm câu trả lời cho câu hỏi đó, tác giả nghiên

cứu Luận án với tên đề tài: “Hodn thiện chức năng NCKH của các trường đại học quân

đội nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực KH&CN quân sự trong bối cảnh

hội nhập quốc te”

Đề thực hiện được nghiên cứu, tác giả tiến hành khảo sát tổng quan tình hìnhnghiên cứu trong và ngoài nước dé làm cơ sở cho việc xây dựng cơ sở lý luận và cơ sởthực tiễn của đề tài

Nghiên cứu Tổng quan tình hình nghiên cứu nhằm các mục tiêu sau đây:

- Phân tích các nghiên cứu đã công bố ở nước ngoài và trong nước liên quan đến

NCKH của các trường đại học nói chung và các trường đại học quân đội nói riêng;

- Đánh giá kết quả đạt được của các nghiên cứu đã công bố ở nước ngoài và trongnước liên quan đến NCKH của các trường đại học trong và ngoài quân đội;

- Phân tích những van đề mà các nghiên cứu đã công bố ở nước ngoài và trong nước

chưa đề cập đến nhằm hoàn thiện chức năng NCKH của các trường đại học quân đội;

- Chỉ ra những vân đê, nội dung mà Luận án cân giải quyêt.

22

Trang 27

1.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

NCKH đã trở thành chức năng quan trọng đối với các trường đại học trên thếgiới Đã có nhiều bài viết nghiên cứu về vấn đề này ở các nước tiên tiến trên thế giới.Hầu hết các trường đại học được xếp hạng cao và có uy tín trên thế giới là những trườngđại học có NCKH mạnh Ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước phương Tây, các trườngđại học chịu trách nhiệm cho hầu hết các hoạt động nghiên cứu cơ bản, các nghiên cứu lớn

Nghiên cứu của Sara Guri và cộng sự cũng chỉ ra rằng, trước những năm 1990,

các Viện Hàn lâm khoa học ở các nước Trung và Đông Âu có vai trò độc tôn đối với

hoạt động NCKH, trong khi các trường đại học chỉ tập trung vào hoạt động giảng dạy.

Tuy nhiên, hiện nay quan điểm này đã thay đổi cơ bản NCKH được yêu cầu như mộthoạt động không thé thiếu, một phần nhiệm vụ của trường đại học Các Viện Hàn lâm

khoa học vẫn tiếp tục là các tổ chức nghiên cứu độc lập với trường đại học Ngày nay

cũng có nhiều công ty đa quốc gia kết hợp với các tổ chức nghiên cứu dé tiến hành cácnghiên cứu liên quan đến nhu cầu của công ty Nhiều doanh nghiệp mạo hiểm cũng đượchình thành do sự kết hợp của khu vực doanh nghiệp và hàn lâm [Sara, 2004]

Nghiên cứu của Gibbon và cộng sự đã chỉ ra rằng các mẫu hình nghiên cứu đang

thay đối Sự thay đối này đang ảnh hưởng đến sự hợp tác của các trường đại học và cấu

trúc bên trong của các tổ chức nghiên cứu truyền thống, đặc biệt trong việc đảo tạo

nghiên cứu sinh Gibbon gọi hoạt động nghiên cứu truyền thống là mô hình 1 Mô hìnhnghiên cứu này là nền tảng của một cấu trúc chặt chẽ và dựa vào các quy ước nghiêncứu đã hình thành bởi cộng đồng hàn lâm khoa học Theo thời gian, hoạt động nghiên

cứu đã xuất hiện hình thức mới Gibbon và cộng sự gọi đó là mô hình 2 Trong mô hình

2, các quy định cho hoạt động nghiên cứu đã có những thay đôi, từ đó hình thành cácnhóm nghiên cứu Các nhóm nghiên cứu được hình thành dựa trên việc kết hợp cácthành viên từ rất nhiều tổ chức khác nhau gồm các trường đại học, các viện nghiên cứu

Các nhóm nghiên cứu sẽ giải tan khi nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành Các thành

viên của các nhóm có thé tham gia nhiều nhóm khác nhau, thực hiện các nhiệm vụ khác

nhau và ở các địa điểm khác nhau Mô hình 2 là mô hình nghiên cứu mà các trường đại

học trên thế giới đang hướng tới [Gibbon, 1995] Trong những thập kỷ qua, thực tế đãcho thấy khuynh hướng đang tăng lên của các hoạt động nghiên cứu trong nhiều lĩnh

23

Trang 28

vực khác nhau đã dẫn đến sự hợp tác của nhiều tô chức trong trường đại học cũng nhưngoài trường đại học Việc thay đổi mô hình nghiên cứu ảnh hưởng đến cơ sở hạ tangnghiên cứu của các trường đại học Cùng với việc xuất hiện các hướng nghiên cứu mới

trong khoa hoc kỹ thuật (công nghệ nano, công nghệ sinh học, ), trong khoa hoc xã hội,

các lĩnh vực khoa học khác đã thay đổi cấu trúc hành chính của các bộ môn, khoa/trườngđại học và ảnh hưởng đến thực tiễn hoạt động nghiên cứu và giảng dạy Ngoài ra, sự thay

đổi của thực tiễn nghiên cứu cũng dẫn đến những tranh luận cho con đường nao là hiệu quả

dé có thé có được các nhà nghiên cứu cho trường đại học trong tương lai

Nghiên cứu của các tác giả Brundenius, Lundvall và Sutz, cũng đã phân tích vai

trò của trường đại học trong hệ thống đổi mới quốc gia Các tác giả đã chỉ ra hai nhiệm

vụ quan trọng của trường đại học tại các nước đang phát triển: là nơi tiến hành giáo dụccấp đại học trở lên trong các hệ thống đổi mới và tiến hành các nghiên cứu Nghiên cứu

đã nhân mạnh NCKH của các trường đại học đóng vai trò quan trọng trong hệ thống đồimới của các quốc gia đang phát triển Nghiên cứu trong trường đại học nhận được nhiều

sự quan tâm vì dường như đây chính là cơ chế xây dựng những cây cầu nối đại học với

các ngành công nghiệp và xã hội Nghiên cứu cũng đã đề cập đến những thách thức đối

với các trường đại học tại các nước đang phát triển: thiếu nguồn tài chính, thiếu nguồn

lực, chảy máu chất xám, [ Brundenius, 2009]

Trong cuốn sách “Universities in Transition: the changing role and Challengesfor Academic Institutions” (Tạm dich: Các trường dai học trong quá trình chuyén đổi:

sự thay đổi vai trò và những thách thức đối với các cơ sở giáo dục hàn lâm), tác giảGoranson và Brundenius đã mô tả trường đại học trong quá trình chuyên đổi Công trìnhnày chủ yếu tập trung vào việc nhận dạng vai trò của trường đại học trong phát triển vàtăng trưởng kinh tế, vị trí của trường đại học trong hệ thống đổi mới - sáng tạo vùng,quốc gia, đóng góp của trường dai học cho đối mới và phát triển, phân tích liên kết giữatrường đại học và công nghiệp Công trình đã đề cập đến chuỗi xoắn kép ba thé hiện sự

tương tác giữa cơ sở GDĐH, ngành công nghiệp và Nhà nước trong việc thúc đây phát

triển kinh tế - xã hội [Goranson, 2011]

Trong cuốn sách “Research quality and the role of the University leadership”(Tam dịch: Chat lượng nghiên cứu va vai trò của lãnh đạo trường đại hoc) của tác giả

24

Trang 29

Hakan Carlsson và các cộng sự đã cho thay chất lượng nghiên cứu khoa học có ý nghĩarất lớn không chỉ đối với các trường đại học mà đối với cả chính phủ các quốc gia vàcác nhà dau tư trong việc xếp hạng trường dai học, phân bổ ngân sách va đầu tư chonghiên cứu Nghiên cứu đã đưa ra khái niệm nghiên cứu chất lượng cao và các yếu tốliên quan đến một nghiên cứu có chất lượng cao đó là môi trường bên trong các trườngđại học, vai trò của lãnh đạo, vai trò của trưởng nhóm nghiên cứu (lãnh đạo về học

thuật), kích thước nhóm, Và nghiên cứu cũng đã phân tích vai trò và những việc mà

lãnh đạo trường đại học cần phải làm dé có được những nghiên cứu chất lượng cao trong

ngôi trường của mình [Carlsson, 2014].

Nghiên cứu “Research-Based Academic Studies: Promotion of the Quality of Learning Outcomes in Higher Education?” (Tam dich: NCKH - dựa trên những nghiên

cứu han lâm: nâng cao chất lượng đầu ra của quá trình hoc tập trong giáo dục dai hoc)của các tác giả Dr.paed Andra Fernate và các cộng sự đã phân tích về cách học chuyênngành thông qua nghiên cứu khoa học sẽ nâng cao chất lượng đầu ra của GDĐH Nghiêncứu đã tiến hành thực nghiệm trên một nhóm học viên cao học học tập băng phương

pháp NCKH và kết quả thu được cho thấy, phương pháp này đem lại nhiều lợi ích chohọc viên như: thúc đây người học đưa ra các ý tưởng khoa học sáng tạo, khả năng giảiquyết vấn đề và sử dụng các chiến lược phân tích và công cụ kỹ thuật khác Điều đó sẽ

phát triển khả năng nghiên cứu khoa học của người học [Fernate, 2009]

Tác giả Michael Mintrom đã có bài viết rất bé ích về quan lý chức năng nghiêncứu của trường đại học Bài viết với nhan dé: “Managing the research function of the

university: pressures and dilemmas” (Tạm dịch: Quan ly chức năng nghiên cứu của trường đại học: sức ép và những khó khăn) Bài báo đã tập trung làm rõ những áp lực

và những khó khăn mà các nhà quản lý phải đối mặt khi họ tìm cách quản lý chức năngnghiên cứu của trường đại học hiệu quả hơn Bài báo đã cung cấp một mô hình chungcủa quá trình nghiên cứu và cách thức để nghiên cứu liên kết với các chức năng khác và

các nhu cầu của các bên liên quan của trường đại học Từ mô hình quá trình nghiên cứu,bài báo cũng đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả chức năng NCKH của các trường

đại học bao gồm: quản lý các nguồn lực đầu vào, quản lý quá trình nghiên cứu, quản lýsản phâm nghiên cứu, quản lý quá trình phát triển sản phẩm và dịch vụ [Mintrom, 2008]

25

Trang 30

Về chủ đề NCKH trong các trường đại học, các nhà nghiên cứu của nước Ngacũng đã có những công trình công bố Cụ thể như sau:

Luận án tiến sĩ “®opmupoeanue noòxoòo& K nospiiuenuio adqexmuenocmuynpaeleHUA UHHOBAYUOHHOU Ò@m€1pHocmpro ay3a ” (Tạm dịch “Đề xuất giải pháp nâng

cao hiệu quả quản lý đôi mới công nghệ của trường đại học”) do Bovkun A.S thực hiện

Nghiên cứu đã phân tích các vấn đề ảnh hưởng đến sự thành công của hoạt động quản

lý đổi mới công nghệ trong trường đại học và đề xuất giải pháp nhằm đạt được kết quacao nhất Những nội dung chủ yếu đề cập trong nghiên cứu:

- Đưa ra khái niệm về quản lý đôi mới công nghệ trong trường đại học;

- Phân tích hoạt động quản lý công nghệ trong các trường đại học ở các vùng khác nhau của Liên bang Nga;

- Phân tích quá trình quản lý công nghệ và đề xuất cơ chế tối ưu quản lý công

nghệ của trường đại học theo tiêu chí hiệu quả ứng dụng công nghệ;

- Xây dựng chương trình tự động hóa các quá trình bảo hộ và ứng dụng các kết

quả nghiên cứu tạo ra trong trường đại học;

- Đề xuất biện pháp thương mại hóa các kết quả nghiên cứu [Bovkun A.S, 2014]

Với chủ đề gắn kết đào tạo với NCKH, tác giả Appalonova N.A đã có bài nghiên

cứu “BY3 ở cucmeme unmeepayuu HAaÿWHOU u OOpaz0éamelbHOou OeAmenbuHocmu:

npo6ilembl u nepcnekmuéor” (Tam dich: Trường đại học trong hệ thống tích hợp đào tạo

và NCKH: các vấn đề và triển vọng) Bài báo đã khang dinh van dé nang cao tinh canh

tranh của đội ngũ cán bộ khoa hoc trong điều kiện nền kinh tế hiện đại là cấp thiết Bài

báo phân tích các nguyên nhân lạc hậu của nền khoa học Nga so với thế giới và đề xuất

các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu của giảng viên và sinh viên, trong

đó tập trung đến một số giải pháp:

- Nâng cao mức lương cho nhà khoa học;

- Tạo điều kiện dé giảng viên phát triển các chức danh khoa học;

- Đổi mới các trang thiết bị để phục vụ nghiên cứu;

- Khuyến khích các giảng viên trẻ và sinh viên tham gia NCKH thông qua cáchội nghị NCKH, hội thảo khoa học quốc tế, để họ am hiểu va đam mê nghiên cứu

[Appalonova N.A., 2012].

26

Trang 31

lusova V.V với nghiên cứu “Memodoi oyenku 2Q\Ù€KIIGHOCIHH

HAVWHO-ucciedo6amelbcKou OeAmMeNbHOCMU BbICUUX yuẴ€ØHĐix 3aeedeHuu”’ (Tam dich: Các

phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động nghiên cứu của các trường đại học) Nghiên

cứu đã tập trung vào nội dung đánh giá hiệu quả nghiên cứu của các trường đại học,

trong đó đề cập đến các vấn đề cơ bản sau:

- Tài chính cho hoạt động NCKH tại Nga và nước ngoài nửa cuối thế kỷ XX;

- Phương pháp đánh giá hiệu quả NCKH trong các trường đại học;

- Đưa ra các đề xuất về việc hoàn thiện các phương pháp đánh giá hiệu quả NCKH

[Iusova V.V., 2004].

Bên cạnh hệ thống các trường đại học dân sự, các nước trên thế gidi đều có cáctrường đại học quân sự NCKH trong các trường đại học quân sự cũng rất quan trọng và

cũng đã có những bài viết về vấn đề này Chúng ta có thể đề cập đến một số bài viết

nghiên cứu sau:

Học viện Quân sự của Mỹ tại West Point là một trong những trường dai học danh

tiếng của Mỹ NCKH đã trở thành chức năng trọng tâm của nhà trường Trong mục giới

thiệu về các trung tâm và hoạt động nghiên cứu: “Centers and Research activities”, Học

viện đã nhấn mạnh đến vai trò của NCKH đối với hoạt động của nhà trường NCKH

được thực hiện thông qua các trung tâm nghiên cứu Các trung tâm nghiên cứu sẽ đưa

nội dung nghiên cứu vào giảng dạy Các trung tâm này sẽ quyết định đến sự năng động

và tiên phong của các Khoa Các trung tâm nghiên cứu cũng là cây cầu kết nối nhàtrường với quân đội và quốc gia Các sinh viên và các nhà khoa học sẽ phát triển năng

lực và làm việc tốt nhất ở các trung tâm nghiên cứu [USMA]

Trong bài viết “Science in Military” (Tạm dich: Khoa học quân sự), tác gia RozPitcock đã đề cập đến những người làm công tác KH&CN trong quân đội Trong số hon

1,4 triệu người hoạt động trong quân đội Mỹ thì có hơn 200.000 người thực hiện vai trò

là nhà khoa học, kỹ thuật và công nghệ Họ có đặc điểm chung đó là: trước hết họ làquân nhân, thứ hai họ là nhà khoa học Bài báo cũng giới thiệu về hoạt động đào tạo của

một số trường đại học quân sự của Mỹ như Học viện Hải quân Hoa Kỳ, Học viện Quân

sự và Học viện Không quân Việc đảo tạo ở các trường đại học quân đội Mỹ sẽ cung

cap cho học viên khôi kiên thức và kỹ năng toan diện, giúp họ có thê đảm nhận nhiêu vi

27

Trang 32

trí công tác khác nhau sau khi ra trường [Pitcock, 2011].

Trong tác phẩm “The Army University White Paper” (Tạm dich: Sách trangtrường đại học Quân đội), Quân đội Mỹ đã trình bày về vai trò, sứ mệnh, tầm nhìn chiếnlược và cấu trúc trường đại học Quân đội Trường đại học quân đội sẽ hiện thực hóa triết

lý sứ mệnh của quân đội trong tổ chức giáo dục Đại học Quân đội sẽ trở thành một tổchức học tập hàng đầu cho quân đội, phát triển các nhà lãnh đạo cho quân sự và dân sự

dé giành chiến thắng trong môi trường an ninh trong tương lai Dé duy trì tính cạnh tranh

và phù hợp trong tương lai, Quân đội phải phát triển một tổ chức giáo dục kết hợp cácyêu tố hiệu quả nhất của các chương trình học tập hiện tại với cấu trúc và thực hành tốtnhất của các trường đại học hàng đầu của Mỹ Bộ Chỉ huy Huan luyện và Giáo dục Quânđội đang tô chức các chương trình giáo dục quân sự theo một cau trúc trường đại học

duy nhất Theo đó, Đại học Quân đội tích hợp tất cả các trường trực thuộc Bộ Chỉ huy

Huấn luyện và Giáo dục Quân đội thành một cau trúc giáo dục duy nhất được mô phỏngtheo nhiều hệ thống đại học quốc gia của nước Mỹ Cấu trúc này bao gồm tất cả cácnhân tô của hệ thống giáo dục sĩ quan, sĩ quan bảo đảm, hạ sĩ quan và hệ thông giáo dục

dân sự Các trường đại học quân đội chịu sự chỉ đạo, quan lý, giao nhiệm vụ trực tiếp từ

quân đội, có sự liên kết với nhau và cũng có sự hợp tác với các trường đại học dân sự

(công lập và tư thục) và các doanh nghiệp tư nhân [U.S.Army, 2015].

Về vai trò của nghiên cứu khoa học quân sự đã được phân tích trong nghiên cứu:

The Role of Scientific Research in Weapon Development: What is Military R&D and

How does It Work? (Tam dich: Vai trò của NCKH trong phat triển vũ khí: R&D quân

sự là gi và nó được thực hiện như thế nào?) Nghiên cứu đã phân tích vai trò quan trọng

của NCKH trong việc phát triển vũ khí của các quốc gia Ngày nay, chiến tranh côngnghệ cao dựa trên các thành tựu của KH&CN nên vai trò của các nhà khoa học tài năng rấtquan trọng đối với các quốc gia dé phát triển vũ khí tối tân, tạo dựng thé mạnh quân sự

Nghiên cứu cũng chỉ ra, nguồn lực tài chính đầu tư cho R&D quân sự của Hoa Kì tập trung

phần lớn cho công nghiệp quốc phòng, phần dành cho các trường đại học là ít nhất [FAS]

Nghiên cứu được công bố 1998: “Implications for the United States Military

Academy” về vai trò của Học viện quân sự Hoa Kỳ trong thế kỷ 21 Nghiên cứu đã đề

cập đên xu hướng cải cách giáo dục và cách mạng giáo dục, đông thời cũng đã đưa ra

28

Trang 33

những phân tích và khuyến nghị đối với vai trò của Học viện quân sự Hoa Kì trongtương lai Trong môi trường hội nhập quốc tế trong tương lai Các sĩ quan trẻ mà Họcviện quân su West Point dao tao và giáo dục phải hiểu đa dạng các nền văn hóa và sựkhác biệt ngôn ngữ Phát triển và giáo dục các sĩ quan trẻ trong các nhiệm vụ hội nhập

quốc tế đồng thời không được lơ là các nhiệm vụ chính Học viên tốt nghiệp Học viện

quân sự được kì vọng tham gia kinh doanh nhiều hon dé đáp ứng những thách thức tài

chính Các sĩ quan trong tương lai phải hiểu biết về sự tiến bộ công nghệ Các nhà lãnh

đạo quân sự tương lai phải nhuần nhuyễn nhiều kỹ năng chung, đồng thời phải nắmvững các lợi thế của các công nghệ mới [Whiteman, 1998]

Tác giả Steinbock với nghiên cứu: “The Challenges for America’s Defense

Innovation” đã chỉ ra, quan đội Mỹ vượt trội về ngân sách, sự tham gia toàn cầu và khả

năng công nghệ so với quân đội các quốc gia khác Tuy nhiên, đầu tư cho quốc phòng

của Mỹ trong những năm gần đây có sự suy giảm tương đối Việc cắt giảm hỗ trợ chophát triển công nghệ quốc phòng sẽ dẫn đến mat khả năng cạnh tranh dựa trên đổi mới

và làm xói mòn ưu thế quốc phòng của Hoa Kỳ Vì vậy, cần có một chiến lược sản xuất

và đối mới quốc phòng toàn diện dé giữ vững ưu thé của quân đội Mỹ về công nghệ va

khả năng cạnh tranh thương mại toan cầu của Hoa Kì [Steinbock, 2014]

Ky yếu hội thao quốc tế về Quản ly R&D an ninh và quốc phòng do Trường Đại

học Kinh tế quốc gia và thé giới, Bungaria công bố với chủ dé: “Security and Defence

R&D Management: Policy, Concepts and Models” (Tạm dịch: Quản lý R&D trong lĩnh

vực an ninh và quốc phòng: chính sách, quan điểm và mô hình) Kỷ yếu hội thảo đã tập

hợp nhiều bài viết của các nhà khoa học trên thế giới về vẫn đề quản lý R&D trong lĩnh

vực an ninh và quốc phòng Các nhà khoa học đã bàn về các vấn đề chính sau: các kháiniệm và các mô hình cho quan ly R&D an ninh và quốc phòng, các chính sách cho quan

lý R&D và thực tiễn hoạt động quản lý R&D trong lĩnh vực an ninh — quốc phòng củamột số quốc gia trên thế giới Các nghiên cứu đã tập trung đưa ra các giải pháp về môhình và các chính sách mới dé quản lý hiệu quả hơn R&D trong lĩnh vực quốc phòng,

an ninh cho phù hợp với những thay đổi của thực tiễn, như: xây dựng và phát triển phầnmềm cơ sở dit liệu trong R&D quốc phòng, gia tăng sản phẩm đổi mới và thương mạihóa trong công nghiệp quốc phòng, khung quản lý rủi ro cho các dự án và các phương

29

Trang 34

pháp Các bài nghiên cứu trong kỷ yếu đã cung cấp nhiều bài học kinh nghiệm của cácquốc gia trên thế giới cũng như các phương pháp và mô hình mới được đề xuất để quản

lý R&D trong lĩnh vực an ninh — quốc phòng được hiệu quả hon [University of National

and World Economy, 2009].

Nghiên cứu “The Impact of Military Research and Development Priorities on the

Evolution of the Civil Economy in Capitalist States” cua Barry Buzan and Gautam Sen

đã chỉ ra những ưu tiên R&D quân sự ảnh hưởng đến sự phat triển của các lĩnh vực chính

của nên kinh tế dân sự ở các nước tư bản Các ưu tiên quân sự chiếm một tỷ lệ đáng kếcác nguồn lực mà các xã hội tư bản dành cho R&D, ví dụ, đối với Hoa Kỳ trong giaiđoạn 1982 -1984, R&D quân sự chiếm tới 28,9% tổng chi phí trong nước cho R&D Các

ưu tiên quân sự thường ưu tiên phát triển công nghệ ở một số lĩnh vực so với các lĩnh

vực khác và khi các lĩnh vực này được mở ra cho mục đích quân sự, thường cũng có thể

xây dựng một ngành công nghiệp dân sự lớn dựa trên kết quả công nghệ đó, ví dụ như

năng lượng hạt nhân, hang không dân dụng, vệ tinh không gian và máy tính Do đó, một

số đỉnh cao của các nền kinh tế dân sự được định hình mạnh mẽ bởi các cơ hội được tạo

ra từ R&D quân sự Bài báo đã phác họa một cách rộng nhất sự phát triển sản phẩm từ

R&D quân sự vào khu vực dân sự [Buzan, 1990].

Tác giả Bates Gill and James Mulvenon đã có bài viết: “Chinese Military-RelatedThink Tanks and Research Institutions”, phân tích về mối liên kết giữa các tổ chứcnghiên cứu và các tô chức cố vấn cấp cao với quân đội Trung Quốc Sự phát triển vàchuyên nghiệp hóa của các tô chức cô van cấp cao Trung Quốc, kết hợp với mức độ

tương tác ngày càng mở rộng giữa các nhà nghiên cứu quân đội Trung Quốc và người

nước ngoài đưa ra một loạt thách thức và cơ hội mới cho nghiên cứu học thuật Bài viết

đã phân tích vai trò, nhiệm vụ và thành phần của các đơn vi trong hệ thống này, đánhgiá ảnh hưởng, quyền hạn và sự hữu ích của đầu ra từ các cơ quan này và đưa ra một sốhàm ý sơ bộ cho nghiên cứu phương Tây của quân đội Trung Quốc [Bates Gill, 2002]

Cách dao tạo nhân lực cho quân đội Anh đã được trình bay trong bài viết “The

university route into a career in the armed forces” Nhân lực quân đội Anh có thé duocdao tao trực tiép từ các trường đại học quân đội Anh hoặc cũng có thể được đào tạo từ

các trường đại học dân sự Sinh viên các trường đại học dân sự muôn làm việc trong

30

Trang 35

quân đội có thể đăng ký và trải qua cuộc tuyên chọn Khi đã được lựa chọn, sinh viên sẽ

được cung cấp, hỗ trợ về các kiến thức quân sự bên cạnh các kiến thức chuyên môn tại

trường đại học và được hỗ trợ tài chính trong quá trình học tập Người học phải cam kếtphục vụ quân đội sau khi tốt nghiệp đại học [Targetcareers]

Trong bài viết “Army University, CGSC! welcome new leader” (Tạm dich: Dai

hoc quan su, CGSC bồ nhiệm lãnh dao moi), Christopher Burnett đã viét vé những quan

điểm của Kirby Brown (phó tổng giám đốc Trung tâm vũ khí kết hợp) về vai trò củatrường đại học quân đội và những yêu cầu mới đối với trường đại học quân đội Mỹ Hệthống trường đại học quân đội là kênh chính dé dao tạo những người lính và dé pháttriển các chuyên gia quân sự và dân sự để đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ đương đại.Việc gia tăng sự khắt khe của các chương trình giáo dục của quân đội thông qua việccông nhận rộng rãi hơn, thúc đây hợp tác nhiều hơn với các trường đại học và cao danghàng đầu của quốc gia, và cải thiện hội nhập giữa các trường quân đội là rất quan trọngtrong điều kiện mới

Trong bài viết “Army Science and Technology” (Tạm dịch: KH&CN quân sự) đã

giới thiệu về vai trò của hoạt động KH&CN quân sự KH&CN quân sự cung cấp nhữngsáng tạo dé giữ vững sức mạnh quân đội và là chìa khóa dé phát triển các công nghệ vachiến lược giúp cho quân đội thần tốc, viễn chinh và lợi hại hơn Chương trình KH&CN

quân sự thực hiện một số vai trò cơ bản sau:

- Nghiên cứu cơ bản;

- Nghiên cứu công nghệ:

- Lựa chọn công nghệ đôi moi;

- Chế tạo vật mẫu thực nghiệm và hoàn thiện hệ thống hiện hành

Hiện nay, hoạt động nghiên cứu là tiêu chi quan trọng xác định vi trí thứ bậc của

trường đại học trong bất kì một hệ thống GDĐH của quốc gia và quốc tế Trong bảngtiêu chí xếp hạng trường đại học của các tổ chức xếp hạng đại học uy tín nhất trên thếgiới, NCKH là một yếu tố bắt buộc và chiếm một tỷ trọng cao trong bảng tiêu chí Ví

dụ, trong bộ tiêu chí của THE (Times Higher Education), NCKH chiếm trọng số 30%

[THE, 2017] Trong bộ tiêu chí đánh giá của QS (Quacquarelli Symonds), danh tiếng

! CGSC: the Command and General Staff College

31

Trang 36

học thuật (chất lượng giảng dạy và nghiên cứu) chiếm 40%, số trích dẫn khoa học trênmỗi giảng viên chiếm 20% [QS, 2018] Hay trong bộ tiêu chí của ARWU (ShanghaiAcademic Ranking of World Universities), tiêu chí nghiên cứu khoa học cũng chiếm trong

số 40% [ARWU, 2017] Do đó, các trường đại học uy tín và được xếp hạng cao trên thếgiới đều là trường đại học rất mạnh trong nghiên cứu và có các kết quả nghiên cứu tốt

Như vậy, qua phần tổng quan các công trình nghiên cứu được công bố ở nước

ngoài có liên quan đến đề tài luận án cho thấy, các nhà nghiên cứu ở nước ngoài đều

khăng định, NCKH là chức năng quan trọng trong các trường đại học NCKH là hoạtđộng bắt buộc và có quan hệ chặt chẽ với chức năng đảo tạo trong các trường đại học

và khẳng định vi trí của các trường đại học Các trường đại học thực hiện tốt NCKH sẽ

là những trường đại học có chất lượng đào tạo tốt và có danh tiếng, vi tri cao trong bảng

xếp hạng các trường đại học trên thế giới

Trong các công trình nghiên cứu của mình, các tác giả cũng đã đề xuất nhữnggiải pháp dé phát trién NCKH trong các trường đại học, trong đó có các biện pháp:

- Cung cấp các nguồn lực phục vụ cho nghiên cứu;

- Tạo điều kiện cho giáo viên và sinh viên, người học trong hoạt động nghiên cứu;

- Thương mại hóa các kết quả nghiên cứu;

- Bảo hộ các sản phẩm nghiên cứu được tạo ra trong trường đại học đặc biệt là

về mặt sở hữu trí tuệ:

- Hoàn thiện phương pháp đánh giá hiệu quả NCKH trong trường đại học.

Đây là những bài học tốt để Việt Nam có thê học hỏi, rút kinh nghiệm và vậndụng linh hoạt, phù hợp vào điều kiện đất nước mình

1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước

1.2.1 Các công trình nghiên cứu trong nước về nghiên cứu khoa học của các trường

đại học

Các tác giả Việt Nam cũng có nhiều công trình nghiên cứu về NCKH của các

trường đại học ở các nước trên thế giới cũng như các trường đại học của Việt Nam

Tác giả Đặng Văn Huấn trong bài viết “Giao đại học quyên tự chủ: Kinh nghiệm từHàn Quốc” đã chỉ rõ các giai đoạn cải cách GDĐH Hàn Quốc và những bài học kinh

nghiệm cho cải cách GDDH ở Việt Nam Một trong những cải cách đột pha trong GDDH

32

Trang 37

Hàn Quốc là trao quyền tự chủ cho các trường đại học và thay đôi cơ chế quản lý của Nhànước khi giao quyền tự chủ cho các trường quyết định chỉ tiêu tuyên sinh và quan lý trườngcũng như tạo hệ thong hỗ trợ đặc biệt cho NCKH Và cho đến nay, GDĐH Han Quốc đãđạt được nhiều thành tựu to lớn trong đó có thành tựu về NCKH [Đặng Văn Huan, 2011].

Tác giả Hoàng Xuân Long với bài viết: “Kinh nghiệm thé giới về dau tư choNCKH và phát triển công nghệ ” đã trình bày những kinh nghiệm đầu tư cho hoạt động

NCKH và phát triển công nghệ của các quốc gia tiên tiến trên thế giới Bài viết đã chỉ

ra lượng đầu tư tài chính cho hoạt động NCKH và phát triển công nghệ của các quốc giatrên thế gidi, các nguồn tài trợ, đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triểncông nghệ cũng như vai trò quan trọng của các doanh nghiệp trong việc đầu tư, pháttriển hoạt động nay [Hoàng Xuân Long, 2014]

Tác giả Phan Quốc Nguyên với bai viết “nô hình doanh nghiệp Spin-Off trongcác trường dai học trên thé giới” đã cho thay mô hình các doanh nghiệp hoạt động hiệuquả của một số trường đại học trên thế giới Tác giả cho rằng, việc xây dựng và pháttriển các doanh nghiệp KH&CN là một trong những hướng đi chính dé chuyền giao và

thương mại hóa các kết quả nghiên cứu từ các phòng thí nghiệm, trường đại học và viện

nghiên cứu vào hoạt động sản xuất kinh doanh mà spin — off là loại hình khá phổ biến

Theo mô hình chung, doanh nghiệp spin-off được hình thành do một nhóm nhà khoa

học có tỉnh thần và đầu óc kinh doanh rời khỏi tổ chức KH&CN (trường đại học, việnnghiên cứu, phòng thí nghiệm quốc gia hay thậm chí là một cơ sở R&D của doanhnghiệp) dé bắt đầu công việc kinh doanh mới, độc lập với tổ chức KH&CN tiền thân

Tổ chức KH&CN tiền thân sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp spin-off bằng cách chuyền giao

bí quyết công nghệ và hỗ trợ các phương tiện trực tiếp khác [Phan Quốc Nguyên, 2010]

Các công trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam về hoạt động NCKH trênthế giới đã cung cấp cho chúng ta những cách làm của các quốc gia trên thế giới để làm

cho hoạt động KH&CN của các trường đại học trở nên sôi động và hiệu quả Trong đó,

đặc biệt nhắn mạnh đến việc liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp trong hoạt động

nghiên cứu Đây cũng là những bài học để Việt Nam có thê học hỏi và áp dụng vào thựctiễn quản lý KH&CN của quốc gia nói chung cũng như các trường đại học nói riêng

NCKH trong các trường đại học ở Việt Nam có thé coi là van đề nóng, được thảo luận,

33

Trang 38

nghiên cứu khá nhiều trong thời gian vừa qua và đã có nhiều công trình, bài viết về vấn đề này.

Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế: “Chính sách nghiên cứu và đào tạo trong quátrình chuyển đổi ở Việt Nam” do trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn — Đạihọc Quốc gia Hà Nội tô chức với các báo cáo khoa học trình bày về hoạt động nghiên

cứu trong các trường đại học và hình thành mô hình đại học nghiên cứu ở Việt Nam.

Các báo cáo đã đề cập đến nhiều vấn đề như giải pháp nâng cao năng lực nghiên cứutrong trường đại học và chính sách gắn nghiên cứu với dao tạo, giải pháp xây dựng mô

hình đại học nghiên cứu, Các báo cáo đều hướng đến nhu cầu xây dựng những luận

cứ khoa học xác đáng cho việc đổi mới chính sách trong công tác đảo tạo và nghiên cứu

ở các trường đại học Việt Nam.

Cuốn sách: “Nghịch lý và lối thoát — Bàn về triết lý khoa học và giáo dục Việt

Nam” [Vũ Cao Đàm, 2014] là một cuốn sách rất hữu ích đối với các nhà hoạch định

chính sách, các nha quản lý giáo dục va khoa học, các nhà nghiên cứu, các nha giáo, nhà

khoa học Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đặc biệt nhắn mạnh đến mối quan

hệ hữu cơ, không thể tách rời giữa khoa học và giáo dục Tác giả cho rằng, sự phân ly

giữa hai hoạt động này là một khuyết tật trong hệ thống KH&CN, gây ra rất nhiều lãng

phí cho cộng đồng khoa học và giáo dục nói riêng cũng như cho xã hội nói chung Trong

biện pháp về tái cau trúc hệ thống khoa học và giáo dục, tác gia nhắn mạnh mô hình ấy

phải chấm dứt sự ngăn cách giữa đào tạo với nghiên cứu và sản xuất, cụ thể:

- Tái hội nhập nghiên cứu và đào tạo trong khuôn khô một loại hình tổ chức nhưtên gọi truyền thống là “University” (Đại học)

- Tái hội nhập nghiên cứu và sản xuất trong khuôn khổ các doanh nghiệp, trong đó,hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) thực sự đóng vai trò là một hoạt động thúc đâynăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Và một điều cực kì quan trọng là chúng ta cần hướngtới một thé ché “Nhà nước thực sự quản lý vĩ mô về khoa học và giáo duc”

Cuốn sách chuyên khảo “Tổ chức và hoạt động CGCN: Kinh nghiệm của

Australia và dé xuất cho Việt Nam” do tác giả Trần Văn Hải làm chủ biên đã đề cập đếnnhiều vấn đề về hoạt động CGCN trong đó có hoạt động CGCN trong các trường đại

học Công trình đã cho thấy, các trường đại học của Australia cũng như ở các quốc giaphát triển trên thế giới sở hữu số lượng bằng sáng chế khá lớn Các sáng chế này là kết

34

Trang 39

quả của hoạt động nghiên cứu trong các trường đại học và sau đó chúng sẽ được chuyểngiao vào áp dụng trong thực tiễn Vì vậy, các trường đại học ở các quốc gia phát triển

đóng vai trò quan trọng trong hoạt động CGCN của các nước này Bên cạnh đó, công

trình đã cung cấp những thông tin và kinh nghiệm về hoạt động CGCN của một số

trường đại học của Việt Nam như Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Thái Nguyên.

Nghiên cứu cũng đã đề xuất: tăng cường liên kết giữa trường đại học — viện nghiên cứu

— doanh nghiệp dé gia tăng khả năng CGCN cũng như việc áp dụng kết quả nghiên cứucủa các trường đại học của Việt Nam vào thực tiễn [Tran Van Hai, 2017]

Trong sách chuyên khảo “Kỹ năng đánh giá chính sách”, tac giả Trinh Ngoc

Thạch đã đề cập đến chính sách giáo dục của Mỹ và một số quốc gia khác trên thế giớinhằm phát triển NCKH và gắn với đào tạo trong các trường đại học, đặc biệt là đại họcnghiên cứu Các trường đại học nghiên cứu trên thế giới đều thực hiện đồng bộ ba chức

năng: đảo tạo, NCKH — CGCN và phục vu cộng đồng Đề thực hiện tốt các chức năng

này, mô hình cơ cau tổ chức của các trường đại học thường chú trọng đến ba hệ thống

có mối quan hệ hữu cơ, gắn bó với nhau là: đào tạo, nghiên cứu và dịch vụ [Trịnh Ngọc

Thạch, 2017] Mô hình này cũng được các tác giả nhắc tới trong cuốn “Mô hình đại họcdoanh nghiệp — Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý cho Việt Nam” Qua đó, tác giả cũng đãnêu những gợi mở cho chính sách phát triển nghiên cứu khoa học trong các trường đạihọc của Việt Nam, chú trọng tới chính sách trao quyền tự chủ và đầu tư tài chính choNCKH của các trường đại học [Trần Anh Tài, 2014]

Một nghiên cứu lớn về NCKH của các trường đại học cũng đã được thực hiện đó

là đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng và định hướng phát triển hoạt động NCKH và phát

triển công nghệ của các trường đại học phù hợp với xu hướng đổi mới quản lý hoạtđộng KH&CN của Việt Nam trong tiến trình hội nhập KH&CN quốc tế” do TS TrịnhNgọc Thạch làm chủ nhiệm đề tài Báo cáo tổng kết của đề tài đã đề cập đến nhiều vanđề: vai trò của trường đại học đối với sự phát triển khoa học, công nghệ và đôi mới sángtạo, kinh nghiệm về phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai trong các trường đạihọc, thực trạng hoạt động nghiên cứu và triển khai trong các trường đại học Việt Nam.

Đề tài này đã chỉ ra, hoạt động nghiên cứu ở các trường đại học của Việt Nam hiện naycòn nặng về nghiên cứu lý thuyết, khả năng áp dụng thấp Việc bảo hộ quyền sở hữu trí

35

Trang 40

tuệ đối với các kết quả nghiên cứu trong trường đại học cũng chưa được quan tâm, chútrọng Điều này được thê hiện bang việc số lượng bằng độc quyền sáng chế và giải pháphữu ích đến từ các trường đại học của Việt Nam rất thấp và chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trongtong số bang độc quyền sáng chế được cấp tại Việt Nam Đề tài cũng đã dé ra nhữnggiải pháp đề phát triển hoạt động nghiên cứu trong các trường đại học của Việt Nam nhưgiải pháp đối với kết quả nghiên cứu, giải pháp hành chính — tổ chức, giải pháp về tàichính và nhân lực [Trịnh Ngọc Thạch, 2017] Trong đề tài này, các tác giả chưa đề cậpđến mô hình cơ cấu tô chức cho các trường đại học của Việt Nam đề thực hiện tốt các

chức năng dao tao, NCKH và phục vụ xã hội.

Bên cạnh các đề tài nghiên cứu, các sách chuyên khảo, nhiều bài viết trên các tạpchí cũng đã đề cập đến NCKH của các trường đại học Việt Nam

Hiệu quả NCKH trong các trường đại học của Việt Nam hiện nay chưa cao là vấn

dé được tác giả Nguyễn Bích Thủy nhắc đến trong bài viết: “7c đẩy NCKH trong cáctrường đại học” Bài viết đã chỉ ra nguyên nhân của hiện tượng trên do các giảng viên của

các trường đại học của Việt Nam có một tỷ lệ lớn là các giảng viên trẻ, có trình độ đại học

và thạc sĩ, thời gian dành cho NCKH còn ít Chính điều này đã có ảnh hưởng không tíchcực đến chất lượng đào tạo đại học Muốn đảo tạo một đội ngũ cán bộ KH&CN tốt, cáctrường đại học cần chú trọng và ưu tiên cho công tác nghiên cứu [Nguyễn Bích Thủy, 2014]

Bài viết với nhan đề “NCKH — Yêu cau bắt buộc đối với đội ngũ giảng viên trongcác trường đại học” của tác giả Lê Hữu Ái, Lâm Bá Hòa đã chỉ ra NCKH của đội ngũgiảng viên là tiêu chí để đánh giá chất lượng đào tạo dai học Bai báo phác họa thực

trạng công tác NCKH của đội ngũ giảng viên trong các trường đại học ở Việt Nam hiện

nay và dé xuất một số giải pháp dé xây dựng dai học nghiên cứu ở Việt Nam như:

- Phát huy mạnh mẽ vai trò của đội ngũ cán bộ khoa học; tôn vĩnh cán bộ khoa

học bằng cả vật chất và tinh thần;

- Day mạnh hội nhập quốc tế trong lĩnh vực khoa học;

- Tạo dựng đội ngũ cán bộ khoa học đông đảo về số lượng nhưng phải gắn liềnvới chất lượng [Lê Hữu Ái, 2010]

Tác giả Nguyễn Binh với bài viết “NCKH góp phần nâng cao trình độ giảng viênđại học ” đã khăng định, NCKH và CGCN góp phần quan trọng vào việc nâng cao trình

36

Ngày đăng: 05/06/2024, 15:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN