1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Chính sách phát triển các doanh nghiệp spin-off nhằm thương mại hóa sản phẩm R&D trong các trường đại học (Nghiên cứu trường hợp Trường Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh)

233 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chính sách phát triển các doanh nghiệp spin-off nhằm thương mại hóa sản phẩm R&D trong các trường đại học (Nghiên cứu trường hợp Trường Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh)
Tác giả Nguyễn Đức Minh
Người hướng dẫn GS.TS. Trịnh Duy Luõn
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 233
Dung lượng 60,65 MB

Nội dung

kết quả nghiên cứu chưa đủ cơ sở khoa học dé đưa ra nhữngnhững nhân tố cần bé sung và hoàn thiện những chính sách nha nước có tác độngtới sự phát triển của DN spin-off tại các trường ĐH

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Nguyễn Đức Minh

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIEN CÁC DOANH NGHIỆP SPIN-OFF NHẰM THƯƠNG MẠI HOA SAN PHẨM R&D TRONG CÁC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HÒ CHÍ MINH)

Hà Nội - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VAN

Nguyễn Đức Minh

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIEN CÁC DOANH NGHIỆP SPIN-OFF NHẰM THUONG MẠI HOA SAN PHẨM R&D TRONG CÁC

TRUONG DAI HOC (NGHIEN CUU TRUONG HOP

TRUONG DAI HOC CONG NGHỆ TP HO CHÍ MINH)

Chuyén nganh: Quan ly Khoa hoc va Cong nghé

Mã số: 934 0412.01

NGUOI HUONG DAN KHOA HOC:

GS.TS Trinh Duy Luân

XAC NHAN NCS DA CHINH SUA THEO QUYET NGHI

CUA HOI DONG DANH GIA LUAN AN

Người hướng dẫn khoa học Chủ tịch hội đồng đánh giá

Luận án Tiên sĩ

GS.TS Trịnh Duy Luân PGS.TS Đào Thanh Trường

Hà Nội - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật.Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng luận án này do tôi tự thực hiện và không

vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật

Hà Nội, ngày tháng năm 2023

Tác giả luận án

Nguyễn Đức Minh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Luận án này là một công trình nghiên cứu độc lập, nghiêm túc với sự cô gắng

và nỗ lực của tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Khoa

học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN.

Đề hoàn thành được luận án này và có được kết quả như ngày hôm nay là do

bản thân tôi luôn luôn nhận được sự quan tâm, động viên, khích lệ, tạo điều kiệngiúp đỡ của gia đình, thầy cô, bạn bẻ, đồng nghiệp và tập thể sư phạm Trường Đạihọc Công nghệ (Hutech) TP.HCM nơi tôi đang công tác, đây là nguồn động lực lớngiúp tôi luôn cố gang nỗ lực dé hoàn thành luận án nay

Với tam lòng biết ơn vô hạn tôi xin được bày tỏ và gửi lời cảm ơn sâu sắc tới:GS.TS Trịnh Duy Luân là thầy hướng dẫn khoa học đã luôn luôn quan tâm, độngviên, tận tình chỉ bảo giúp đỡ, góp ý và chia sẻ những kiến thức chuyên môn bồ íchcho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề hoàn thành được luận án nay

Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn tới Lãnh đạo và tập thé sư phạm Ban Giám

hiệu Trường DHKHXH&NV - DHQGHN, Phòng Quản lý Sau Đại học, Khoa Khoa

học Quản lý, quý thầy cô Trường ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN luôn động viên,

quan tâm, khích lệ, tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trongsuốt quá trình học tập, nghiên cứu hoàn thành luận án tại Trường

Hà Nội, ngày tháng năm 2023

Tác giả luận án

Nguyễn Đức Minh

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

h0 1

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIET TAT -.s s-sccsscssess 5 DANH MỤC CAC BẢNG << se se SssESsEEsEEseEsSExsEEserserstsserserserssrse 6 DANH MỤC CÁC HINH VE, DO 'THỊ, 2° 2s se ss©ssessesserseessese 8 I9 Ỏ 9 1 Lý do chọn đề tài - ¿52 Ss SE 2 12E1E711211211211111211211 111121111110 9 2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiÊn CỨU -. óc 3313 1311 1 rrirrrrreeree 14 3 Cau hi nghién CU eee 15

4 Giả thuyết nghiên CUU o cecceccecesccsscssessessesscsscseesessessessessesscsessessessesscsseseasesveaes 15 5 Đối tượng nghiên cứu và mẫu khảo sát - 2-2 2 2 E£E+£E+EzEzEzrered 15 6 Pham vi nghién 0u 1 16

7 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu - - 5 2 s+s++£z+£zxzxd 17 §.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án - 2 255 2 z+s+x+czse2 21 9, Cấu trúc của luận án -¿- + +©x2E£+EE£EEEEEEEE2EEE21E71211211221 2121 rrkd 23 Chương 1 TONG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIEN QUAN DEN 90 0.0800.009 24

1.1 Các công trình nghiên cứu đã công bồ liên quan đến đề tài luận án 24

1.1.1 Các công trình nghiên cứu spin-off và doanh nghiệp spin-oƒƒ 24

1.1.2 Các công trình nghiên cứu thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu 28

1.1.3 Các công trình nghiên cứu chính sách phát triển doanh nhiệp J1⁄/1118742/1-814119⁄/1-82/18/11S000nẺaa 32

1.2 Đánh giá các nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài luận án 37

1.3 Những điểm mà luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết - 39

Tiểu kết Chương Ï - e- e<©cẻ©ce£teEke++EEEEkEEkEEEEEEEEEkETEEEEEErkrrkrrkrrerrerrerke 4I Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIEN DOANH NGHIỆP SPIN-OFF NHAM THƯƠNG MẠI HOA SAN PHAM R&D TRONG CÁC

TRƯỜNG ĐẠI HOC csssssssssesssssssssssscsoesssssssssessessnssssssesonssnssscsscesessucsncssesanessesssees 42

Trang 6

2.1 Các khái niệm cơ bản của dé tải -.-¿- Sex +ESEEEE+EEEEEEEESEEEEEESErEkrkrrrrerkea 42

PIN NV C T 2182 .gne ốốố 42 2.1.2 Khái niệm doanh nghiép SDIH-Oj[ƒ cà ST khhiikeiierirersee 43 2.1.3 Khai niệm doanh nghiệp spin-off trong trường đại học - 49

2.1.4 Khái niệm chính sách phát triển các doanh nghiệp spin-off - 58

2.1.5 Khái niệm về nghiên cứu và triển khai (R&D) cececcsccscescesvesvessesvesseseeseesee 632.1.6 Khái niệm thương mại hóa kết quả nghién CU -s- scz+ceccee: 642.2 Lý thuyết nghiên cứu chính sách phát triển doanh nghiệp spin-off trong

0/15 0:18:11 ' A 71

2.3.1 Chính sách khuyến khích tinh thân kinh thương, khởi nghiệp - 73

2.3.2 Chính sách quản ly sở hữu trí tuệ trường đại NOC -<c+c<<++ 74

2.3.3 Chính sách đâu tur tài NINN ceecsccsssessssessssssssessssesssessssesssussssesssucsssesssecesseessecs 762.3.4 Chính sách phát triển nguôn nhân UC cescccscescscesssessssesssesssesssessssesssesessecssees 78

2.3.5 Chính sách liên kết doanh nghiệp spin-Off vcccccccsscossscssscessseesssessssessseseseesssees 812.3.6 Chinh sach thuc thi quyền tự chịu trách nhiệm cho các trường đại hoc 83

2.3.7 Chính sách phát triển Khoa học và công nghệ đổi mới sảng tạo củaThành phố HO Chí Minhh +: + £+E£+EE+EE£EEEEEEEEEEESEEEEEEEEEEEEEE11127112111211 211 xe, 85

Chuong 3 THUC TRANG HOAT DONG VA CAC CHINH SACH

DOI VOI DOANH NGHIEP SPIN-OFF TRONG TRUONG DAI HOC

TẠI VIET NAM HIEN NAY 5-5-5 S99 1E 4 4 13 3103008050004” 87

3.1 Khái quát về trường đại học Việt Nam hiện nay s55 + *++s+ssssxss 87

3.1.1 Trường đại học CONG ÌẬP SG St kg kế 87 3.1.2 Trường dai hoc ngoài CONG AP eeccesccecccecceseeseeesceseteseeeseesseeeeesesnsenseeesees 88

Trang 7

3.2 Chính sách phát triển các doanh nghiệp spin-off trong trường đại học 89

3.2.1 Chính sách khuyến khích tinh than kinh thương, khởi nghiệp 69

3.2.2 Chính sách quản ly sở hữu trí tuệ trường đại hOC «««««<c<<s+2 91

3.2.3 Chính sách đâu tư tài CHInh coecceccecscsscessessessssssessessesssssssssessessssssessessessseeses 923.2.4 Chính sách phát triển nguôn nhân Ïực - 5c 5 s+ce+cs+x+Ezterxerxee 973.2.5 Chính sách liên kết doanh nghiệp spin-0ƒ[ - 5c 5sccs+csscssccea 100

3.2.6 Chính sách thực thi quyên tự chủ cho các trường đại học 102

3.2.7 Chính sách phát triển Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo củaThành pho Hô Chí ÌMiHLH - 5-5 SE SE‡EE‡EE‡EE*EEEEEEEEEEEEEEEEEE12112112111111111 1110 1033.3 Thực trạng chính sách của Nhà nước trong việc phát triển doanh nghiệp

spin-off trong trường đại học ở Việt Nam - c2 Sc 13213 vssreresserrsee 110

3.3.1 Thực trạng chính sách phát triển doanh nghiệp spin-off trong

trường đại học ở Việt Nam nói CÏHHE ch kh nrrikt 110

3.3.2 Thực trạng triển khai chính sách phát triển doanh nghiệp spin-off

tại một số trường đại học tại Thành phá Hà Chí Minh - 2 cs+e+xxs+e+zsrs2 112

3.4 Hoạt động của doanh nghiệp spin-off tại đại học Công nghệ Thành phố

3.6 Hoạt động của doanh nghiệp spin-off tại trường đại hoc FPT 151

3.7 Đánh giá chính sách phát triển doanh nghiệp spin-off tại các trường đại học

ViIEt ÌNaIm 2 1110112230511 81 119930111 111030 111g ng 1E rrr 157

3.7.1 Các vấn dé đặt ra đối với chính sách phát triển doanh nghiệp spin-off

tại các trường đại học hẲiỆH HTJ cv TH re 157

3.7.2 Thực thi chính sách phát triển doanh nhiép spin-off tại đại học

Hutech TP.HCM, đại học Bách Khoa TP.HCM va đại học FPT « «<< 159

Tid Két CHwong 0889000 n he ẽeaa 176

Trang 8

Chương 4 ĐÈ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH

PHÁT TRIEN DOANH NGHIỆP SPIN -OFF TRONG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM s s-ss©cssssevssersserseessersserssersee 177

4.1 Bôi cảnh quôc tê và trong nước đôi với việc hoàn thiện chính sách

nhà nước nhằm thúc đầy doanh nghiệp spin-off phát triển -. - 177

4.1.1 Bối cảnh QUOC ẨỂ -7c-52S£+EE+E+EEEEEEEEEEEEE11121121211111111211 1 xe 1774.1.2 Bối cảnh HONG HƯỚC -5c- 52-5 SE EtéEỀEEEkEEEE2121211121111.11 1e cxe 1784.2 Quan điểm của Nhà nước nhằm hoàn thiện chính sách thúc đây

doanh nghiệp spin-off phát triỂn 2-2 2£ ++E£+EE+EE£EEEE2EEEEEEEErEerErrrkerreei 179

4.3 Can cứ nang lực hoạt động mô hình spin-off tại đại học Công Nghệ

TP.HCM; đại học Bach Khoa TP.HCM, đại học FPT 55+ 5<<<<<<<<<sc<es 180

4.4 Giải pháp hoàn thiện chính sách nhà nước nhằm thúc đây doanh nghiệp

spin-off phát triỂn ¿- 2 ¿+ ESE‡2E£EEEEEEEE2E12E121121111111111111 111111111111 c1y 180

4.4.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý sở hữu trí tuệ 180

4.4.2 Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách dau tư tài chính - 182

4.4.3 Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực 184

4.4.4 Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách liên kết tổ chức hoạt động

của doanh nghiỆT SJDIH-O| cv kg HH rệt 185

4.5 Điều kiện dé thực hiện các giải pháp chính sách phát triển doanh nghiệp

U00 187

4.5.1 DibU KIN 7n 187

4.5.2 DiGU KiGN Att nan nen 190

Tiểu kết Chương 4( - + ©c<©ce+©se+keEkEEkEkeEkeEkerkerkerkerrrrkrrkrrkrrrerrkrrkrrerrkee 194

KET LUẬN VÀ KHUYEN NGHỊ, 2 2s ©ssssessesseessessssserssrsee 195

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIÁ

LIEN QUAN DEN LUẬN ÁN -s-csccsscescssErseEsetsstkserserssssssserserssre 199TÀI LIEU THAM KHẢO 2-2-5 5° ©5<Ss£ s£EssESs£SseEseEssessessersersee 200PHU LUC

Trang 9

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHU VIET TAT

STT | Từ viết tắt Nội dung

CGCN Chuyên giao công nghệ

ĐH Đại học

ĐHBK TP.HCM Đại học Bách khoa Thành phô H6 Chi Minh

ĐHCL Đại học Công lập DHDL Dai hoc dan lap DHNCL Đại học ngoài Công lập

ĐHQG TP.HCM Đại học Quốc Gia Thành phô Hồ Chí Minh

ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội

ĐHTT Đại học tư thục

DMST Đổi mới sáng tao

DN Doanh nghiệp GD&DT Giao duc va Dao tao GDDH Giao duc Dai hoc

GS, PGS Giáo sư, Phó giáo su KH&CN Khoa học và Công nghệ NCKH Nghiên cứu khoa học

PGS TS Phó giáo sư Tiến sĩ

SHTT Sở hữu trí tuệ TMH Thương mại hóa

TP.HCM Thành phố H6 Chi Minh

TSTT Tài sản trí tuệ

UBND Ủy ban Nhân dân

Trang 10

DANH MỤC CÁC BANG

Bảng 1.1 Khung lý thuyết nghiên cứu về chính sách nhằm phát triển

doanh nghiép SpITI-O ẨÏ 5 c5 1 33211835113 5E EEEEESEEEErserrrereree 40 Bảng 2.1 So sánh công ty (university spin-off) và các doanh nghiệp khởi nghiệp

1/7277.82///7242//21 7 00nn.ẦẦ 47

Bang 2.2 Dinh nghĩa doanh nghiệp khởi nghiệp spin-off «<< £>+ 48 Bang 2.3 Bảng đánh giá các tác động của chính sách - - 55 5-xssxc+vcseces 71 Bang 2.4 Hệ thống chính sách tac động đến doanh nghiệp spin-off trường DH 86

Bang 3.1 Công bố khoa học của DH Công nghệ TP.HCM 2016-2020 122

Bang 3.2 Hoạt động TMH, CGCN của DH Công nghệ TP.HCM 123

Bảng 3.3 Số bài báo công bố trong nước theo lĩnh vực của DH Công nghệ TP.HCM aẢ:.:£ẼÉ 125

Bang 3.4 Số bài báo công bố các tạp chi ISS, Scopus của DH Công nghệ ¡5:0 — Ô 126 Bang 3.5 Số lượng các TSTT thuộc quyền tác giả cấp Khoa qua 5 năm "0102/2000 127

Bang 3.6 Số lượng các TSTT thuộc quyền tác giả qua 5 năm - 128

Bảng 3.7 Thống kê số lượng giảng viên cơ hữu trường ĐH Công nghệ ¡05:90 — ^ :LA , 131

Bang 3.8 Tổ chức dao tao và nghiên cứu trường DH Công nghệ 132

Bang 3.9 Thống kê nguồn thu của Viện và Trung tâm 5 năm 2016-2020 135

Bang 3.10 Thống kê tông chi đầu tư cho NCKH, CGCN 5 năm 2016-2020 135

Bang 3.11 Các khó khăn trong hoạt động TMH KQNC R&D - 142

Bang 3.12 Hop tác TMH sản phẩm ¿2° 2 s9SEEE+E£+EE£EEEEEEEEEEeEkrrxrrerei 142 Bảng 3.13 Hoạt động CGCN Trường DH Bách Khoa TP.HCM - 145

Bảng 3.14 Số đề tài NCKH nghiệm thu trong năm (chưa tính đề tài Tỉnh/Thành phó) của Trường DH Bách Khoa TP.HCM 145

Bang 3.15 Công bố khoa học của trường DH Bách Khoa TP.HCM 145

Bảng 3.16 Đề tài liên kết với địa phương, doanh nghiệp và quốc tế của

Trường DH Bach Khoa TP.HCM - 5 5c SĂ se sssersereerske 146

Trang 11

Bảng 3.17 Thống kê số lượng giảng viên cơ hữu của Trường ĐH Bách Khoa

¡5.00 — 147

Bang 3.18 Hoạt động NCKH, SHTT giai đoạn 2016-2020 của DH FPT 154

Bang 3.19 Thống kê số lượng giảng viên cơ hữu của DH FPT 155

Bảng 3.20 Những nguyên nhân can trở hoạt động phát triển nguồn nhân lực 160

Bảng 3.21 Những nguyên nhân cản trở hoạt động SHTTT -‹+s-+2 166 Bang 3.22 Những nguyên nhân rào cản về đầu tư tài chính - 169

Bảng 3.23 Những nguyên nhân cản trở hoạt động liên kết doanh nghiệp Bảng 3.24 Tông hợp các giải pháp về SHTT, đầu tư tài chính, phát triển nguồn nhân lực và liên kết doanh nghiệp - 2 2 22 sz=se¿ 172 Bảng 4.1 Khung đề xuất hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển [1081340112900 0000007 Ố 193

Trang 12

Hình 3.2 Hoạt động TMH, CGCN của DH Công nghệ TP.HCM 124

Hình 3.3 Số bài báo KH&CN công bồ trong nước theo lĩnh vực của DH

Cong nghé TP.HCM 00010 125

Hình 3.4 Số bài báo công bồ các tạp chi ISS, Scopus DH Công nghệ TP.HCM 126

Hình 3.5 Số lượng các TSTT thuộc quyền tác giả qua 5 năm - 129

Hình 3.6 Tổ chức đào tạo và nghiên cứu trường DH Công nghệ 132

Trang 13

là đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN), và phục vụ cộng đồng.

Trong những thập ky gần đây chúng ta đã chứng kiến nhiều sự thay đổi mạnh

mẽ về hình thức và cách thức hoạt động của các trường DH, mối liên hệ của ĐH với

Chính phủ, khu vực tư nhân, khu vực công nghiệp, thị trường Hiện nay, có nhiềuhình thức tổ chức trong một trường DH như vườn ươm doanh nghiệp, các công ty

trong trường ĐH, các trung tâm thực hiện chức năng dịch vụ xã hội, trong đó không

thé không ké đến một loại hình tô chức trong trường DH đó là các doanh nghiệp off Trên thực tiễn, mô hình doanh nghiệp spin-off trong trường DH đã tồn tại từ lâutrên thế giới Đây là một mô hình hiện đại và có tính ưu việt rất lớn khi nó nằm trongmột trường DH, tuy nhiên dường như những ưu điểm của mô hình này chưa thật sự

spin-được phát huy trong các trường ĐH ở Việt Nam và chưa thật sự dành spin-được sự quan

tâm nhất định ở cả tầm vĩ mô (chính phủ) và vi mô (bản thân các trường DH)

Từ nhiều năm nay, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sáchquan trọng nhăm tăng cường các hoạt động KH&CN trong các trường ĐH Nhiềuvăn bản quy phạm pháp luật về chiến lược, kế hoạch, chương trình của cácngành, lĩnh vực được ban hành, trong đó có các văn bản liên quan đến lĩnh vực khoahọc, công nghệ và đổi mới sáng tạo (DMST) Quyết định số 324-CT ngày11/09/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức lại mạng lưới các cơ quanNCKH và phát triển công nghệ; Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005 củaChính phủ về "Đối mới cơ bản và toàn diện giáo dục ĐH Việt Nam giai đoạn 2006-2020” Trong đó, một trong những nhiệm vụ và giải pháp đổi mới được đưa ra là: ”

Nghiên cứu mô hình tổ chức và có kế hoạch cụ thể sáp nhập cơ sở giáo duc dao tao(GDĐT) với các cơ sở NCKH để tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo, NCKH vàsản xuất, kinh doanh" [46] Luật Chuyên giao công nghệ (CGCN), Luật thuế thu

Trang 14

nhập doanh nghiệp (DN), Nghị định 115/2005/NĐ-CP về tự chủ, tự chịu tráchnhiệm của các tổ chức KH&CN công lập, Chính phủ ban hành Nghị định96/2010/NĐ-CP sửa đôi Nghị định 115/2005/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ, tựchịu trách nhiệm của tô chức KH&CN công lập và nghị định 80/2007/NĐ-CP vềdoanh nghiệp KH&CN, Cục Sở hữu trí tuệ (2020) Chiến lược sở hữu trí tuệ(SHTT) đến năm 2030: Động lực phát triển SHTT

Ngày 01/12/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số

2133/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tông thé phát triển Viện KH&CN Việt Nam đến

năm 2020 và định hướng đến năm 2030, yêu cầu “Đẩy mạnh hoạt động ứng dụngkết quả NCKH và phát triển công nghệ vào sản xuất và đời sống xã hội; thương mại

hóa (TMH) các sản phẩm KH&CN thông qua thị trường KH&CN Khuyến khích hỗ

trợ các hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tao DN spin-off, thành lập và phát triểncác DN spin-off” Chính phủ cũng đưa ra mục tiêu đến năm 2020 sẽ phát triển 15

DN spin-off, định hướng đến năm 2030 sẽ đạt được con số 20 DN spin-off

Nam 2021 là năm đầu thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giaiđoạn 2021-2030 Đây cũng là năm mà nhiều văn bản quy phạm pháp luật về chiếnlược, kế hoạch, chương trình của các ngành, lĩnh vực được ban hành, trong đó cócác văn bản liên quan đến lĩnh vực KH&CN, và ĐMST Những mục tiêu, nhiệm vụ

và giải pháp của các chiến lược, kế hoạch, chương trình do Thủ tướng Chính phủban hành năm 2021 mà Bộ KH&CN chủ trì soạn thảo và tô chức thực hiện Quyếtđịnh số 36/QD-TTg ngày 11/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ: ng dung cácthành tựu mới của KH&CN, kết hợp với nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng nguồnnhân lực, phù hợp xu thế của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; triển khaicác nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia, hỗ trợ DN trong nghiên cứu, đổi mới, chuyểngiao và ứng dụng công nghệ dé nâng cao năng suất; Quyết định số 118/QĐ-TTgngày 25/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ: tao diéu kiện, hỗ trợ DN chuyển giao,đổi mới, hoàn thiện công nghệ, tạo ra các sản phẩm có chất lượng, thúc đẩy việcCGCN; đào tạo nhân lực KH&CN phục vụ chuyển giao, đổi mới, hoàn thiện côngnghệ Quyết định số 127/QĐ-TTg ngày 26/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ: daymạnh nghiên cứu, phát triển và ung dụng tri tuệ nhân tạo, đưa trí tuệ nhân tạo tro

thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Việt Nam trong cuộc Cách mạng công

10

Trang 15

nghiệp lan thứ tư Quyết định số 130/QĐ-TTg ngày 27/01/2021 của Thủ tướngChính phủ: nghiên cứu, làm chủ, phát triển công nghệ cao, ứng dụng hiệu quả côngnghệ cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, dam bảo quốc phòng - an ninh, bảo vệmôi trường, sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ; hình thành, phát triển một số

ngành công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các

DN hoạt động trong các lĩnh vực này Quyết định sô 157/QĐ-TTg ngày 01/02/2021

của Thủ tướng Chính phủ: nghiên cứu, ứng dung công nghệ tiên tiến, thành tựu của

Cuộc cách mang công nghiệp lan thứ tư vào sản xuất, phát triển các sản phẩm quốcgia nhằm tăng năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm quốcgia tại thị trường trong nước và quốc tế

Một trong 8 nhiệm vụ trọng tâm của Bộ KH&CN trong năm 2022, là thực

hiện các mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế đến năm 2025 nghiên cứu, đề xuất

cơ chế thí điểm phát triển loại hình DN KH&CN tai các trường DH theo mô hình

DN khởi nguồn (spin-off) Hợp tác giữa các trường ĐH/Viện nghiên cứu với khuvực công nghiệp, DN được tăng cường gắn kết để đây mạnh TMH kết quả nghiêncứu trong kinh doanh cũng như trong thực tiễn sản xuất

Tại các nước có thế mạnh về KH&CN, các công ty spin-off của trường ĐHrất quan trọng đối với việc phát triển kinh tế, TMH công nghệ của trường và giúp

các trường nâng cao sứ mệnh thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và giảng dạy của

mình, xúc tiến chuyển giao kiến thức và công nghệ của trường DH hiệu quả hơn vàđồng thời thúc đây động lực NCKH trong trường NCKH được xem là nhân tố quantrọng để đảm bảo chất lượng đào tạo, tạo lợi thế cạnh tranh và thúc đây quá trìnhhội nhập quốc tế Sản phẩm đầu ra của NCKH có thé đem triển khai ứng dụng trong

cuộc sông, đem lại lợi ích kinh tế cho xã hội

Ở Việt Nam, thực tế cho thấy, nhiều sản phẩm đầu ra của NCKH chưa được

áp dụng vào thực tiễn, mới dừng lại ở góc độ báo cáo hoặc cất gầm bàn Số lượngsản phẩm đầu ra của NCKH được chuyền giao và TMH trong những năm gần đâyrat ít, trong khi số lượng công trình NCKH thì rất nhiều Thúc day quá trình TMH

các sản phẩm trí tuệ từ NCKH và phát triển công nghệ là một nhu cầu cấp thiết

trong hoạt động của các trường DH ở Việt Nam hiện nay.

11

Trang 16

Đề thương mai hóa tài sản trí tuệ (TSTT) tại các trường DH thì việc lực chonthành lập DN spin-off là một giải pháp tối ưu nhất Spin-off trường ĐH giữ vai trò

là nhà tài trợ cho các dự án NCKH của trường và thúc day quá trình CGCN từ cáctrường ĐH tới thị trường nhanh hơn vì thế góp phần nâng cao năng lực cạnh tranhcủa đất nước trong lĩnh vực KH&CN Quan trọng hơn, spin-off trường ĐH tạo ra

việc làm cho nhân lực giỏi, góp phần ngăn chặn thất thoát và lãng phí nhân tải.

Chính vì những ý nghĩa đó, spin-off trường DH đang ngày càng được tích cực thúc

đây hình thành trong các trường DH

Tuy nhiên, chính sách nhà nước đối với việc phát triển spin-off trong trường

ĐH hiện nay nói riêng và trong hệ thống KH&CN nói chung, chính sách còn nhiều

khoảng trống trong cơ chế Hệ thống thiết chế, các quy định pháp luật chưa đồng

bộ, chưa khuyến khích và hỗ trợ, ưu đãi cán bộ giảng viên, DN, đặc biệt là vai trò,

vị trí của nhà khoa học đứng ra thành lập DN cũng như hướng đầu tư đối với kết

quả nghiên cứu KH&CN cao làm cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của DN

Với xu hướng ngày càng chú trọng tới mối liên kết giữa khoa học, công nghệ

với các spin-off trong trường DH đang chuyên từ vai trò truyền thống là nghiên cứu,

giảng dạy và phố biến kiến thức sang một vai trò nâng cao hơn là tạo ra các spin-off

và thúc day tinh thần kinh doanh trong trường DH Đặc biệt hơn, để giúp các cơ sởGDĐH ngoài công lập phát triển, huy động được nguồn lực rất lớn từ trong xã hội

cho GDĐH va khang định được lợi thé của mình so với giáo dục DH công lập, thì

việc thực thi chính sách trong việc bảo vệ bản quyền, SHTT đối với các TSTT đượctạo ra từ hoạt động NCKH càng có tính cấp thiết hơn

Spin-off không mới với thế giới và với giới học thuật tại Việt Nam nhưng

vẫn có tính thời sự trong thực tiễn tại các trường ĐH ngoài công lập của Việt Nam

nhất là trường DH trong nhóm ngành kỹ thuật Sự phát triển của các DN spin-off tạicác trường ĐH trong nhóm ngành kỹ thuật còn khó khăn dẫn đến việc TMH sản

phẩm R&D của các DN này còn hạn chế; và nguyên nhân chính là do những chính

sách liên quan còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa phù hợp với thực tiễn và chưa nhắmtrúng các yêu tố tác động chủ yếu dé kích thích sự phát triển của các DN spin-off.Những nhân tố như: quản lý sở SHTT, đầu tư, tài chính, phát triển nguồn nhân lực

12

Trang 17

và liên kết DN có tác động tới sự phát triển của DN spin-off tại các trường ĐHtrong nhóm ngành kỹ thuật, qua đó giúp thúc day TMH sản phẩm R&D của các DNnày Trường DH Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là trường DH

ngoai công lập, trong nhóm ngành kỹ thuật cũng gặp không ít khó khăn này.

Ở Việt Nam, các nghiên cứu về chủ đề này còn khá khiêm tốn, gần đây mới

xuất hiện một số nghiên cứu, tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu mới chỉ dừng ở việc

đánh giá thực trạng và phân tích các chính sách nhà nước về TMH kết quả nghiên

cứu ở các trường DH công lập Thực tế tại các trường DH ngoài công lập các tác giả

chưa tiến hành khảo kết quả nghiên cứu chưa đủ cơ sở khoa học dé đưa ra nhữngnhững nhân tố cần bé sung và hoàn thiện những chính sách nha nước có tác độngtới sự phát triển của DN spin-off tại các trường ĐH trong nhóm ngành kỹ thuật, quá

đó giúp thúc đây TMH sản phẩm R&D của các DN này

Về khía cạnh học thuật thì ở Việt Nam, không nhiều các công trình nghiêncứu mang tính hệ thống và đầy đủ về doanh nghiệp spin-off, có chăng chỉ đề cập ởmột hay những khía cạnh có liên quan đến mô hình này Các nghiên cứu lý luận vàphương pháp luận còn khuyết thiếu, chưa đưa ra được một cách hệ thống Có thểnói, những hạn chế trên cả hai bình diện lý thuyết và thực tế này xuất phát từ nhiềunguyên nhân ở cả vĩ mô và vi mô, khách quan và chủ quan Tuy nhiên điều quantrọng nhất là thiết chế, chính sách cho sự phát triển của các tổ chức đa dạng nhưSpin-off trong trường DH lại chưa hoàn thiện, chưa tao được động lực và khuyếnkhích cho sự phat triển

Từ những phân tích trên cho thấy rất cần có một nghiên cứu toàn diện về lýluận và thực tiễn về những chính sách của nhà nước đối với việc phát triển DN spin-off nhằm TMH các sản phẩm R&D tại các trường DH trong nhóm ngành kỹ thuậttại các trường ĐH Việt Nam Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Chính sách phát triển

các doanh nghiệp spin-off nhằm thương mại hóa sản phẩm R&D trong các

trường đại học (Nghiên cứu trường hợp Trường Đại Công nghệ Tp Hồ ChíMinh)” làm luận án tiến sĩ của mình là hết sức cần thiết, có ý nghĩa thiết thực đốivới các trường ĐH Việt Nam trong bối cảnh tự chủ và cách mạng công nghiệp lần

thứ tư như hiện nay.

13

Trang 18

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu, đánh giá chính sách phát triển DN spin-offtrong các trường ĐH kỹ thuật nhằm mục đích xác định thực trạng tác động tích cực

và hạn chế của chính sách đến việc phát triển các spin-off, TMH các sản phẩmR&D tại các trường ĐH ở Việt Nam Cũng từ đó, đề xuất giải pháp hoàn thiệnchính sách phát triển DN spin-off tại các trường DH trong bối cảnh cách mạngcông nghiệp lần thứ tư

(3) Xác định những nhân tố tác động tới sự phát triển của doanh nghiệp

spin-off tại các trường đại học, qua đó thúc day thương mại hóa sản phẩm R&D của các

doanh nghiệp này; đánh giá được tác động tích cực vả tiêu cực của chính sách phát

triển DN spin-off, thúc day TMH sản pham R&D

(4) Đề xuất một số chính sách tác động tới những nhân tố thúc đây sự pháttriển của doanh nghiệp spin-off tại các trường đại học, qua đó giúp thương mại hóasản phẩm R&D của các doanh nghiệp này

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

(1) Tóm tắt các thành tựu, các hạn chế và những nguyên nhân dẫn đến khóTMH sản pham R&D từ chính sách phát triển spin-off

Khảo sát về thực trạng chính sách phát triển TMH sản pham R&D trong DN

spin-off tại một số trường ĐH (tại các trường ĐH kỹ thuật và phân tích điển hình tại

Trường DH Công nghệ TP.HCM cùng với hai trường DH Bách Khoa TP.HCM và

Truong DH FPT);

(2) Tìm ra mối quan hệ giữa chính sách phát triển DN spin-off thúc dayTMH sản phẩm R&D trong trường ĐH và các yếu tố trong khung chính sách pháttriển DN spin-off;

14

Trang 19

(3) Đề xuất khung chính sách, giải pháp, lộ trình, môi trường thực hiện chínhsách, dự báo tính khả thi/tac động chính sách phát triển DN spin-off thúc đây TMHsản phẩm R&D trong trường DH.

3 Cau hỏi nghiên cứu

3.1 Câu hỏi nghiên cứu chủ đạo

Có những giải pháp chính sách nào dé phát triển các DN spin-off tại các

trường DH, và qua đó có thể TMH được các sản phẩm R&D?

3.2 Câu hỏi nghiên cứu bé trợ

- Thực trạng phát triển của các doanh nghiệp spin-off tại các trường đại họccủa Việt Nam, việc TMH sản phâm R&D của các doanh nghiệp này và những chính

sách có liên quan như thế nào?

- Những nhân tố nao tác động tới các chính sách phát triển DN spin-off tai

trường DH, qua đó giúp thúc day TMH sản phẩm R&D của các DN này?

4 Giả thuyết nghiên cứu

4.1 Giả thuyết chủ đạo:

Có những giải pháp chính sách tác động tới các yếu tố quản lý SHTT, đầu tưtài chính, phát triển nguồn nhân lực và liên kết DN spin-off thì sẽ giúp phát triểncác DN spin-off trong trường DH và từ đó các DN spin-off phát triển sẽ giúp thúc

đây TMH các sản phẩm R&D

4.2 Giả thuyết nghiên cứu bồ trợ:

- Sự phát triển của các DN spin-off tại các trường DH còn khó khăn; việcTMH sản phẩm R&D của các DN này còn nhiều hạn chế

- Hiện nay, những chính sách liên quan DN spin-off còn thiếu, còn chungchung, chưa đồng bộ và chưa hướng tới TMH sản phẩm R&D Đề tháo gỡ nhữngrào cản đối với hoạt động thương mại hóa kết các sản pham R&D tại trường DH cần

có cơ sở pháp lý, chính sách hỗ trợ phù hợp, giải pháp về quản lý SHTT; đầu tư tàichính; phát triển nguồn nhân lực và liên kết DN spin-off, phát triển các DN spin-offtại trường DH, qua đó giúp TMH được các sản phẩm R&D

5 Đối tượng nghiên cứu và mẫu khảo sát

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là chính sách của nhà nước đối với việc

phát triển DN spin-off trong trường DH ở Việt Nam

15

Trang 20

5.2 Mẫu khảo sát

Mẫu khảo sát là 150 người là các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu và giảng

vién/nha khoa học tại các trường DH tại TP.HCM (Trường DH Công nghệ TP.HCM cùng với hai trường DH Bach Khoa TP.HCM và Trường DH FPT).

Kết quả thu được 150 bảng câu hỏi được trả lời đầy đủ và phù hợp Ngoài racòn phỏng van sâu 15 nhà hoạch định chính sách quản lý trường DH

Việc chọn mẫu khảo sát dựa trên tiêu chí là những trường DH có DN spin-off

và kết quả nghiên cứu ứng dụng được vào thực tế

6 Phạm vỉ nghiên cứu

6.1 Pham vi nghiên cứu về thời gian

Dữ liệu và tư liệu nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn 2016 - 2020;

đánh giá các chính sách ảnh hưởng đến sự phát triển của spin-off và các giải phápđược đề xuất cho giai đoạn đến năm 2030

Đây là khoảng thời gian mà Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ

trương, chính sách rất quan trọng nhằm thúc đây phát triển hoạt động KH&CN,

CGCN và TMH kết quả nghiên cứu từ các trường DH vào ứng dụng thực tiễn nhưNghị quyết số 20/NQ-TW khóa XI, Luật KH&CN 2013 và Chiến lược phát triểnKH&CN Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 và định hướng đến năm 2030; Dự thảo/QD-TTg Phê duyệt Chiến lược phát trién khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

giai đoạn 2021 - 2030 của Thủ tướng Chính phủ.

6.2 Phạm vỉ nghiên cứu về không gian

- Về không gian:

Luận án khảo sát một số trường DH tiêu biểu tại TP.HCM va tập trung vào

nghiên cứu trường hợp Trường ĐH Công nghệ TP.HCM.

- Pham vi nghiên cứu về nội dung:

Luận án tập trung phân tích các chính sách phát triển DN spin-off nhằmTMH sản phẩm R&D tại các trường ĐH kỹ thuật và phân tích điển hình tại

Trường ĐH Công nghệ TP.HCM cùng với hai trường ĐH Bách Khoa TP.HCM và Trường DH FPT.

Luận án chọn 3 trường này vì 3 trường thành công trong lĩnh vực phát triểncông nghệ, có tính đại diện, tính điển hình và phân bố trên địa bàn TP.HCM

16

Trang 21

Nội dung luận án tập trung vào các lĩnh vực chính sách: mục tiêu phương

tiện, tác động tích cực va tiêu cực, phân tích điểm mạnh điểm yếu và những tháchthức, cản trở nào, đánh giá các chính sách hiện có đang tác động như thế nào tới pháttriển DN spin-off trong trường ĐH Từ đó đề xuất giải pháp về mặt chính sách tácđộng tới những yếu tố này phát triển doanh nghiệp spin-off, và qua đó đây mạnh

TMH sản phẩm R&D Cụ thé là chính sách quản lý SHTT; chính sách về dau tư tài

chính; chính sách phát triển nguồn nhân lực và chính sách hỗ trợ liên kết tổ chức

hoạt động cua DN spin-off trong các trường DH.

Luận án tiếp cận lý thuyết đổi mới thúc day quá trình TMH kết quả nghiên

cứu Kiến nghị chính sách phát triển DN spin-off tác động đến hoạt động TMH kếtquả NCKH trong trường DH Luận án không nghiên cứu van đề TMH các kết quả

nghiên cứu cơ bản ở trường đại học.

7 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

7.1 Cách tiếp cận nghiên cứu

Nhằm dé thực hiện được mục tiêu của dé tài là đề xuất giải pháp hoàn thiện

chính sách phát triển DN spin-off nhằm TMH sản pham R&D trong các trường DH;

luận án chọn cách tiếp cận xuyên suốt trong nghiên cứu như sau:

- Tiếp cận quản lý: Nhận diện những yếu té tác động chủ yếu tới sự phát triểncủa các spin-off tại các trường DH, xem xét mối liên hệ, sự tác động giữa sự pháttriển của các spin-off tại các trường ĐH với kết quả TMH sản phẩm R&D Đánh giá

các chính sách hiện có đang tác động như thế nào tới vấn đề này - đây được coi là

những tiền đề quan trọng cho việc đề xuất một số chính sách tác động tới nhữngnhân tô thúc đây sự phát triển của DN spin-off tại các trường DH, qua đó giúp TMHsản phẩm R&D của các DN này

- Tiép can tam ly hoc: Nhan dién tam ly cua cua giang vién/nha khoa hoc,

nghiên cứu viên, nhà quản ly KH&CN của trường DH dưới sự tác động cua những

nhân tố: SHTT, đầu tư, tài chính, phát triển nguồn nhân lực và liên kết DN spin-off

tác động tới su phát trién của DN spin-off tại các trường DH

- Tiếp cận nội quan và ngoại quan: Dựa trên các nhận xét đánh giá của từng

đối tượng khảo sát (chủ quan) và của Nhà nước, xã hội va nhà DN (khách quan) dé

17

Trang 22

đưa ra nhận định thực trạng tác động của những yếu tố chính sách tác động chủ yếutới sự phát triển của các spin-off tại các trường DH.

- Tiếp cận quan sát: Tác giả sử dụng cách tiếp cận nghiên cứu, tham dự với tưcách một là giảng viên của một trường ĐH, để tìm hiểu, phân tích thực trạng các DNspin-off trong các trường ĐH, việc TMH sản phẩm R&D của các DN này và nhữngchính sách có liên quan Xác định những nhân tố tác động tới sự phát triển của DNspin-off tại các trường DH, qua đó thúc day TMH sản pham R&D của các DN này

7.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề đạt được mục tiêu nghiên cứu đặt ra luận án sử dụng kết hợp cả phương

pháp nghiên cứu định tính và định lượng

Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua các kỹ thuật phỏng vấn sâucác chuyên gia dé phát triển và hiệu chỉnh các thang do sử dụng trong mô hìnhnghiên cứu, lựa chọn các nhân tố chính trong xây dựng mô hình nghiên cứu trongbối cảnh ở các nước đang phát triển như ở Việt Nam

Nghiên cứu định lượng được sử dung bằng các phương pháp phân tích dit

liệu và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Các kỹ thuật chính được sử dụng trong

nghiên cứu là thống kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá (EFA), kiểm định sự tincậy thang do bằng hệ số Cronbach Alpha, phân tích nhân tổ khang định (CFA),

phân tích tương quan và phân tích hồi quy logistics

Đề đạt được mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra, việc nghiên cứu đề tài được tiếnhành trên cơ sở sử dụng một số phương pháp sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu;

Phương pháp sử dụng bảng câu hỏi; phương pháp phỏng vấn sâu; phương phápthống kê và phương pháp so sánh

- Nghiên cứu tài liệu:

Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng phổ biến có vai trò quan trọng

trong việc tạo dựng cơ sở lý luận cũng như thực tiễn cho luận án, gồm các phươngpháp cụ thê sau:

Phương pháp thu thập và phân loại tai liệu: Căn cứ vào câu hỏi nghiên cứu,

mục tiêu nghiên cứu và xuất phát từ giả thuyết nghiên cứu của luận án, tác giả tiếnhành thu thập các tài liệu cần thiết để chứng minh giả thuyết nghiên cứu, được chia

làm hai nhóm tài liệu sau:

18

Trang 23

Nhóm tài liệu sơ cấp: gồm các văn bản pháp luật về quản lý SHTT, đầu tư,tài chính, phát triển nguồn nhân lực và liên kết DN có tác động tới sự phát triển của

DN spin-off tại các trường DH Báo cáo của các cơ quan quản lý nha nước như Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&DT), Bộ KH&CN, Sở KH&CN TP.HCM báo cáo của

các trường ĐH trước và sau khi áp dụng chính sách KH&CN phát triển spin-off;

Thông tin trên các trang website của Bộ KH&CN, Bộ GD&DT; và của các trường

DH được khảo sát; Các thông tin có được từ việc trưng cầu ý kiến bang bang hỏi,các thông tin thu thập từ phỏng van trực tiếp

Nhóm tài liệu thứ cấp: sử dụng nguồn dữ liệu thu thập qua các kênh như:Sách khoa học, sách chuyên khảo đề tài NCKH các cấp, sách tham khảo; luận án

tiến sĩ, các bài báo khoa học đã công bố trên tạp chí ở trong nước và nước ngoài

Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu: Tác giả tiễn hành phân tích vàtổng hợp các loại tài liệu từ những thông tin thu thập được bằng phương pháp thuthập và phân loại tài liệu Phân tích các văn bản pháp luật gồm: quản lý SHTT, đầu

tư, tài chính, phát triển nguồn nhân lực và liên kết DN Phân tích các báo cáo tổnghợp kết quả hoạt động KH&CN của trường DH trước và sau khi áp dụng chính sáchquản lý SHTT, đầu tư tài chính, phát triển nguồn nhân lực và liên kết DN dé đưa ranhững nhận định, đánh giá sự tác động của nhóm chính sách này đến có tác động tới

sự phát triển của DN spin-off trong trường ĐH như thế nào Phân tích các công

trình nghiên cứu (gồm đề tài NCKH các cấp; luận án tiến sĩ, bài báo khoa học) đã

công bé ở trong nước và nước ngoài nhằm chi ra những điểm chưa đề cập đến của

các công trình nghiên cứu đó và những điểm mà luận án cần tập trung giải quyết,

chứng minh hướng nghiên cứu của luận án là mới Phân tích tai liệu là sách chuyên

khảo; sách tham khảo, các loại từ điển dé làm rõ các thuật ngữ được sử dụng trongluận án và xây dựng khung cơ sở lý luận cho luận án Từ kết quả phân tích các loại

tài liệu sơ cấp và thứ cấp, tác giả tiến hành tổng hợp theo nội dung nghiên cứu cụ

thé nhằm làm sáng tỏ cả phần lý luận và thực tiễn của luận án

- Phương pháp sw dụng bang câu hoi

Đối tượng khảo sát: Với mục đích là đi tìm hiểu về những yếu tố tác động

chủ yếu tới sự phát triển của các spin-off tại các trường DH, và những chính sách có

19

Trang 24

liên quan, nên đối tượng khảo sát của luận án là những người làm công tác quản lý,người đang trực tiếp giảng day, lam NCKH; người phụ trách hoạt động KH&CN

trong các trường ĐH.

Phương pháp chọn mẫu: Luận án sử dụng phương pháp chọn mẫu chủ đích

có chú ý đến chức danh khoa học của đối tượng được khảo sát

Nội dung phiếu trưng cầu ý kiến: Các câu hỏi được xây dựng bao gồm cácvấn đề: Nhân lực của tổ chức nghiên cứu KH&CN; Kinh phí cho hoạt động nghiên

cứu KH&CN; kết quả nghiên cứu được ứng dụng, chuyển giao, TMH điền hình;Nhu cầu CGCN; Số lượng kết quả nghiên cứu được TMH; Phương thức mà đơn vị

thực hiện hoạt động TMH; Quyền SHTT; Bộ phận phụ trách hoạt động TMH kếtquả nghiên cứu; Các khó khăn trong hoạt động TMH kết quả nghiên cứu; Hợp tác

với bên ngoài dé TMH san phâm; Nhà nước cần hỗ trợ gì nhằm thúc day hoạt động

TMH kết quả nghiên cứu; Nhà nước cần điều chỉnh cơ chế chính sách như thế nào

dé phát triển DN spin-off thúc day hoạt động TMH sản phẩm R&D

Đề có một bức tranh cu thé thực trạng tác động của chính sách hiện có tớiphát triển spin-off trong trường đại học, tác giả đã tiễn hành trưng cầu ý kiến bang

bảng hỏi với 150 phiếu, được chia đều cho 3 trường, mỗi trường 50 phiếu, 150

phiếu trả lời hợp lệ đã tạo thành dữ liệu cơ sở trong toan luận án và được xử lý bangphan mém SPSS

- Phương pháp phóng van sâuPhương pháp phỏng van sâu nhằm thu thập những thông tin định tinh dé bổsung, giải thích cho các thông tin định lượng, đồng thời cung cấp những thông tinmới mà số liệu định lượng không thu được

Trong khuôn khô luận án, tác giả đã thực hiện 15 cuộc phỏng vấn sâu đối với

06 nhà quan lý (và 02 Hiệu trưởng, 03 Viện trưởng Viện nghiên cứu và | Phó Viện

trưởng); 07 cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý hoạt động KH&CN (01 Giám đốc

trung tâm, 03 Trưởng phòng Quản lý KH&CN và 03 Lãnh đạo phụ trách KH&CN

và SHTT); 01 nguyên Trưởng phòng SHTT, Sở KH&CN TP.HCM và 01 Giám đốcTrung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN TP.HCM

20

Trang 25

Nội dung phỏng van: Các chính sách hiện có đang tác động như thé nào tới sựphát triển của các spin-off tại các trường ĐH; những khó khăn, những rào cản gặpphải khi triển khai áp dụng cơ chế chính sách tác động tới sự phát triển của DNspin-off tại các trường DH, qua đó có thé TMH sản phẩm R&D Những ý kiến củachuyên gia giúp tác giả có những định hướng trong việc đề xuất các giải pháp chínhsách tác động đến phát triển các DN spin-off nhằm TMH sản phẩm R&D trong

trường ĐH ở Việt Nam.

- Phương pháp thống kêTác giả đã chọn ra các số liệu từ báo cáo tổng kết hoạt động KH&CN, báocáo tự đánh giá chất lượng của các trường ĐH làm mẫu khảo sát Việc tiến hànhthống kê các hoạt động TMH sản phâm R&D và những chính sách có liên quan là cầnthiết, giúp luận án có căn cứ thực tiễn dé so sánh, đánh giá thực trang phát triển của

DN spin-off trong trường ĐH.

- Phương pháp so sánh

Tác giả đã đi so sánh kết quả sự tác động của chính sách hiện có đang tác

động tới các yêu tố (quản lý SHTT, đầu tư, tài chính, phát triển nguồn nhân lực vàliên kết DN spin-off) trong trường ĐH Các chỉ số để xem xét kết quả, gồm: Sốlượng bai báo khoa học đã được công bồ trên các tạp chí trong nước và quốc tế; 6lượng đề tài dự án đã và đang thực hiện; sỐ lượng hợp đồng CGCN; số lượng hợpđồng liên kết,

8 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

8.1 Ý nghĩa lý thuyết của luận án

Thứ nhất, luận án đã làm nội hàm khái niệm nghiên cứu “nhóm nhân tố ràocản TMH” so với các nghiên cứu trước đây Cụ thé, đó là rào cản TMH sản phẩm

R&D từ chính sách pháp lý, tổ chức, hoạt động phát triển nguồn nhân lực và liên

kết DN spin-off TMH sản phẩm R&D

Thứ hai, luận án xác định những yếu tổ tác động chủ yếu tới sự phat triển của

các spin-off tại các trường DH; đo lường/đánh giá các yếu té này đối với sự phát

triển của các spin-off tại các trường ĐH; sự tác động của những yếu tố này đến kếtquả TMH sản phẩm R&D của các DN spin-off và đánh giá các chính sách hiện cóđang tác động như thế nào tới vấn đề này

21

Trang 26

Thứ ba, đề xuất giải pháp về mặt chính sách có tác động tới những yếu tố này

từ đó phát triển DN spin-off và day mạnh TMH sản phẩm R&D

8.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận án

Thứ nhất, luận án đã phân tích đánh giá một cách khoa học sự khác biệt giữaspin-off va startup, đặc biệt vé nguồn đầu tư tài chính cho 2 loại hình DN này; thựctrạng kết quả nghiên cứu có thé TMH theo nghĩa rộng cũng như những nguyên nhândẫn đến khó TMH kết quả nghiên cứu bắt nguồn từ chính sách, tô chức, hoạt động

của DN spin-off trường ĐH Việt Nam (nghiên cứu trường hop Trường DH Công

nghệ TP.HCM) Qua đó cũng cho thấy thực trạng tiềm lực phát triển KH&CN như:nguồn nhân lực nghiên cứu, cơ sở vật chất, tài chính và thực trạng thương mại kếtquả NCKH Kết quả phân tích cũng đã chỉ ra những thuận lợi, những khó khăn vàhạn chế của TMH sản phẩm nghiên cứu

Thứ hai, luận án cũng cho thay thực trang thực thi co chế chính sách củaQuốc gia, Bộ KH&CN, Bộ GD&DT và chính sách của TP.HCM đối với hoạt độngTMH sản pham R&D tại trường DH sẽ có spin-off; các yếu tố quan lý SHTT, đầu

tư, tài chính, phát triển nguồn nhân lực và liên kết DN spin-off

Thứ ba, thông qua phân tích đữ liệu thứ cấp và sơ cấp thu được từ 150 phiếu

trả lời của cán bộ giảng viên đang công tác tại 3 trường ĐH trên địa bàn TP.HCM,

luận án đã đưa ra giải pháp chính sách phát triển DN spin-off: quản lý SHTT, đầu

tư, tài chính, phát triển nguồn nhân lực và liên kết DN trong các trường DH với DNKH&CN, trường/ viện, trung tâm/ vườn ươm công nghệ Đồng thời đưa ra các kiếnnghị chính sách đối với Chính phủ, các bộ ngành có liên quan, các trường DH và

giảng viên /nhà nghiên cứu.

8.3 Tính mới của luận an

Luận án “Chính sách phát triển các DN spin-off nham TMH sản phẩm R&D

trong các trường ĐH” có những điểm mới sau:

Về mặt lý thuyết:

Một là: Tong hợp các cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trên thé giới về chính

sách phát triển DN spin-off thúc đây mạnh hoạt động TMH sản phẩm R&D ở

trường DH bao gồm chính sách quản lý SHTT, đầu tư tài chính, phát triển nguồn

nhân lực và liên kết tổ chức hoạt động của DN spin-off trong trường DH

22

Trang 27

Hai là: làm rõ vai trò của khung chính sách phát triển DN spin-off trongtrường DH, các thiết chế hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển loạihình DN này thật sự hữu ích nhằm TMH kết quả nghiên cứu Nó cũng giúp cho các

nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý khoa học, công nghệ và đôi mới, các

nhà nghiên cứu, các nhà sáng chế và những doanh nhân có tinh thần khoa học mang

lại có cách nhìn lạc quan về DN spin-off nhất là loại hình DN này trong các trường

ĐH ở Việt Nam nhằm TMH kết quả nghiên cứu trong thời gian tới

Ba là: Đánh giả tác động tích cực và tiêu cực của chính sách đến hoạt độngphát triển DN spin-off trong trường DH

Bốn là: Đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển DN spin-off thúcđây mạnh hoạt động thương mại sản phẩm R&D ở trường DH

Về mặt thực tiễn:

Luận án đã tổng hợp, so sánh, đánh giá những nguyên nhân, điểm mạnh

điểm yếu của chính sách tác động đến tô chức, hoạt động của DN spin-off dẫn đến

khó TMH pham R&D trong trường DH Trên cơ sở kinh nghiệm ở một số nước,lỗi từ chính sách hiện hành, tác giả đã đề xuất các nhóm chính sách, giải pháp, lộtrình, điều kiện môi trường thực hiện chính sách cũng như dự báo tính khả thi vàtác động của chính sách: đầu tư tài chính, SHTT, phát triển nguồn nhân lực, liênkết với DN của trường DH và các chính sách khác nhằm phát triển DN spin-off

trường ĐH trong giai đoạn hiện nay.

9 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo, luận

án được kết cầu thành 4 chương:

Chương 1 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

Chương 2 Co sở lý luận nghiên cứu chính sách phát triển doanh nghiệp

spin-off trong trường đại học

Chương 3 Thực trạng hoạt động và các chính sách đối với doanh nghiệp

spin-off trong trường đại học tại Việt Nam hiện nay

Chương 4 Đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển doanh nghiệp

spin-off trong trường đại học Việt Nam

23

Trang 28

Chương 1 TỎNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐÉN ĐÈ TÀI LUẬN ÁN

Trong chương này sẽ tập trung nghiên cứu, bàn luận các công trình nghiên

cứu đã được công bé ở trong nước va nước ngoài liên quan đến đề tài của luận án

Từ đó, đặt nhiệm vụ nghiên cứu cho luận án cả mặt lý thuyết cũng như thực tiễntrên cơ sở kế thừa những thành tựu của các công trình khoa học đó Các vấn đề về

DN spin-off và giải pháp chính sách phát triển DN spin-off đã thu hút được rấtnhiều học giả trong va ngoài nước quan tâm Qua đó xác định khoảng trồng mà cáccông trình đã công bố trong nước cũng như nước ngoài chưa đề cập cần được tiếp

tục nghiên cứu hoàn thiện.

1.1 Các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài luận án

Thương mại hóa kết quả nghiên cứu của giảng viên/nhà khoa học của cáctrường DH là một chủ dé khá phổ biến được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giớicũng như ở Việt Nam quan tâm vì những lợi ích của nó mang lại là hết sức to lớnđối với giảng viên, các trường ĐH, nhà nước và cho toàn xã hội Vấn đề này, đã cónhiều nghiên cứu và cách tiếp cận khác nhau Từ những vấn đề nghiên cứu đã đượcxác định, tác giả tiễn hành tổng hợp các hướng nghiên cứu quan trọng liên quan đến

TMH kết quả nghiên cứu trước đây của các tác giả trong và ngoài nước về vấn đề

này như sau:

1.1.1 Các công trình nghiên cứu spin-off và doanh nghiệp spin-off

- Startups và Spin-Off cua trường đại học, Tác giả Manuel Stagars, nhà xuất

ban Apress, Berkeley, CA, (2015) DOlhttps://doi.org/10.1007/978-1-4842-0623-2.

Nội dung sách nói về Startups va Spin-offs của trường DH day cho sinh viên DH,

nhà nghiên cứu và nha giáo dục các chiến lược và chiến thuật hiệu quả nhất dé khởi

động các công ty khởi nghiệp của riêng họ từ các nền tảng học thuật với sự hỗ trợcủa các chương trình trường học, tài trợ công cộng, vườn ươm, máy gia tốc hạtgiống và quan hệ đối tác tư nhân trong tất cả các phần của thế giới Sách chỉ ra thực

tế từ các khu vực tư nhân và học thuật cách tích hợp các công ty khởi nghiệp vào

kết cấu của trường ĐH, phát triển một hệ sinh thái khởi nghiệp thịnh vượng cho

24

Trang 29

sinh viên và nhà nghiên cứu, tận dụng các hiệu ứng mạng tiềm ẩn, xây dựng cầu nốigiữa NCKH và các ngành tìm kiếm giải pháp sáng tạo, nâng cao hình ảnh của

trường đại học [44,122].

- Luigi Fici và Michela Piccarozzi (2016), Thiết kế spin-off như một tổ chức:

Một cách tiếp cận phương pháp luận Michela Piccarozzi đại học nghiên cứu Quốc

gia trường đại học Kinh tế Moscow, RU, Nga Tập trung phân tích vào việc tạo ra

các mô hình spin-off như một trong những cách phổ biến nhất để đưa kết quảnghiên cứu ra thị trường, đồng thời cũng đại diện cho một công cụ mạnh mẽ trong

chiến lược quốc tế hóa đối với các trường ĐH Luigi Fici và Michela Piccarozzi đềxuất xem xét các tính chất chính của các trường ĐH và công nghiệp như các đơn vị

kinh doanh có hình thức tổ chức linh hoạt kết hợp chặt chẽ với cách tiếp cận môhình chính thức của spin-off Tiếp thị kết quả nghiên cứu được thực hiện trong các

tổ chức khoa học (trường DH, phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu, v.v.) đượccác nhà quản lý KH&CN coi là cơ sở bền vững dé phát triển và kích thích tăng

trưởng kinh doanh Các công ty là yếu tố kết nối nghiên cứu với môi trường kinh

doanh; quá trình sáng tạo của trường DH [42].

- Đinh Văn Toàn, Hoàng Văn Hải, Nguyễn Phương Mai, Đặng Thành Đạt,

Phùng Thế Vinh, Lê Thị Thảo (2019), Phát triển doanh nghiệp trong các cơ sở giáodục đại học từ kinh nghiệm quốc tế đến thực tiễn Việt Nam, (Sách chuyên khảo),

Nhà xuất bản đại học Quốc gia Hà Nội Đây cũng là một tài liệu tham khảo cho các

nhà quản lý, giảng dạy và nghiên cứu về kinh tế cũng như các nhà quản trị, điềuhành DH trong giai đoạn hội nhập hiện nay từ kinh nghiệm quốc tế đến thực tiễnViệt Nam được biên soạn nhằm đáp ứng nhu cầu tham khảo, học tập, nghiên cứucủa những người quan tâm tới giáo dục đại học (GDĐH) Cách tiếp cận của cuốnsách mang tính hệ thống từ khung lý thuyết về doanh nhân, DN, nền tảng phát triển

DN đến yêu cầu của quản trị ĐH và cập nhật các kinh nghiệm thực tiễn cơ sở

GDDH trong bối cảnh các quốc gia khác nhau [19]

- Bạch Tân Sinh và cộng sự (2003-2004), Viện chiến lược và chính sáchKH&CN, đề tài cấp Bộ: Nghiên cứu sự hình thành và phát triển DN KH&CN và sự

chuyền đổi một số tổ chức nghiên cứu và phát triển ở Việt Nam sang hoạt động theo

25

Trang 30

cơ chế DN Tông quan các nghiên cứu về DN KH&CN và chuyển đổi một số tôchức nghiên cứu và triển khai sang hoạt động theo cơ chế DN; Phân tích bản chấtcủa loại hình DN KH&CN; Xác định các điều kiện để hình thành DN KH&CN;Phân tích và đánh giá quá trình chuyên đổi của một số tổ chức nghiên cứu và triển

khai chuyển sang hoạt động theo cơ chế DN Phát hiện các thuận lợi và khó khăn

trong quá trình chuyên đổi của tổ chức nghiên cứu và triển khai sang hoạt động theo

cơ chế DN và DN KH&CN Bạch Tân Sinh và cộng sự, đã đề xuất những điều kiệnchuyên đổi thành DN KH&CN và chuyển đổi một số tô chức nghiên cứu và triển

khai sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp [2]

-Hoàng Xuân Long và cộng sự (2006), Viện chiến lược và chính sáchKH&CN, đề tài cấp Bộ: Nghiên cứu, phản tích một số mô hình liên kết viện nghiên

cứu, trường Đại học với doanh nghiệp để phát triển công nghệ mới Tác giả đã

nghiên cứu, phân tích, so sánh các tài liệu từ nhiều nguồn, từ việc khảo sát thực tế,

trao đối với các đối tượng nghiên cứu là viện, trường, DN, địa phương về nhữngnhân tố ảnh hưởng tới liên kết viện, trường với DN Tác giả đã đã chỉ ra mối quan

hệ liên kết giữa viện, trường với DN để phát triển công nghệ mới; phân tích, đánhgiá một số mô hình liên kết viện, trường với DN dé phát triển công nghệ mới đang

có ở Việt Nam; kiến nghị giải pháp tăng cường liên kết viện, trường với DN dé pháttriển công nghệ mới Hoạt động khảo sát và trao đổi trực tiếp đã diễn ra trên bốnthành phố lớn Thành phô Hà Nội, TP.HCM, Thành phó Hải Phòng, Thành phố Cần

Thơ và một số địa phương khác như: Lâm Đồng, Đồng Nai, Quảng Ninh, Tuyên

Quang, Lào Cai [32].

- Bành Quốc Tuan và Nguyễn Thị Thái Hà (2021), Doanh nghiệp spin-off:giải pháp cho TMH tài sản trí tuệ trong các trường đại học Bành Quốc Tuấn(trường đại học Thủ Dau Một) va N guyén Thi Thái Hà (trường đại học Công nghệTP.HCM) Tác giả tìm hiểu mô hình DN spin-off với tư cách là một giải pháp mới

để cải thiện hoạt động thương mại TSTT trong các trường ĐH ở nước ta hiện nay

Từ những thách thức do mô hình DN spin-off mang đến, bài viết đưa ra những đềxuất giúp mô hình DN spin-off trở thành một giải pháp hữu ích cho việc cải thiện

hoạt động thương mại TS TT tại các trường ĐH Trong tương lai, mô hình DN khởi

26

Trang 31

nguồn sáng tạo sẽ giúp các trường ĐH, nhà khoa học đóng góp to lớn vào tăngtrưởng và phát triển kinh tế, đồng thời là nguồn cung cấp công nghệ tiên tiến cho

các ngành công nghiệp [3].

- Đặng Thị Tố Tâm (2019), Nghiên cứu và chuyển giao KH&CN từ trường

đại học đến doanh nghiệp, Học viện Chính tri khu vực I Mối quan hệ giữa các

trường DH với DN luôn có sự gắn kết chặt chẽ với nhau từ các ý tưởng, sáng chếđến ứng dụng và ra sản phẩm Ở Việt Nam, mối quan hệ giữa các trường ĐH với

DN trên thực tế chưa rõ nét còn rất mờ nhạt Dù các trường ĐH có nhiều tiềm năng,nhiều công trình nghiên cứu nhưng ứng dụng vào thực tiễn còn rat ít [15, tr.86-88]

- Trần Văn Dũng (2008), Diéu kiện hình thành doanh nghiệp spin-off trong

các trường đại học ở Việt Nam (nghiên cứu trường đại học Khoa học Tự nhiên —

Việt Nam DHOGHN) Trinh bày một số khái niệm, quá trình, nguồn gốc và điềukiện hình thành DN spin-off Khảo sát hiện trạng hoạt động mô hình DN spin-off về

công nghệ và bản quyền; đội ngũ nhà khoa học; vốn đầu tư trong hoạt động

KH&CN ở trường ĐH Đưa ra kết luận và khuyến nghị cụ thể về phía Nhà nước,các trường DH và khuyến nghị cụ thé đối với trường hợp trường DH Khoa học Tự

nhiên dé tạo tiền đề cần thiết cho quá trình spin-off, day mạnh được việc phát triển

mô hình DN spin-off [77].

- Nguyễn Thị Thu Hang (2010), Moi quan hệ giữa doanh nghiệp với trường

đại học và viện nghiên cứu: Một nghiên cứu tại Việt Nam Luận án chỉ rõ mối quan

hệ giữa DN với Trường/viện nghiên cứu và nhân tố ảnh hưởng đến kết quả đạt đượckhi thực hiện mối liên kết này Qua các dữ liệu thực nghiệm từ thăm dò các DN trênđịa bàn TP.HCM, tác giả xây dựng mô hình lý thuyết và kiểm định các giả thuyết vềcác nhân tố ảnh hưởng đến liên kết giữa DN với trường DH/vién nghiên cứu khithực hiện liên kết [58]

- Hoàng Nguyên Phong (2010), đề tài: Xây dung mô hình kết hợp giữa

trường đại học Dược Hà Nội và công ty Dược phẩm dé nâng cao chat lượng hoat

động R&D Trình bày lý luận chung về mô hình và hoạt động R&D Qua đánh giá

thực trạng kết hợp hoạt động R&D giữa hai tô chức trường ĐH Dược Hà Nội và

Công ty Dược phẩm, tác giả xây dựng mô hình kết hợp, những yêu cầu liên kết, và

tác động của việc kết hợp để nâng cao chất lượng hoạt động R&D[28].

27

Trang 32

- Ngô Hữu Thống (2022), Thành lập doanh nghiệp spin-off: Góc nhìn từtrường ĐH Tác giả cho rằng để chuyên giao các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn,

mô hình DN khởi nguồn từ các viện nghiên cứu, trường DH (spin-off) đang ngàycàng được quan tâm Một số trường DH trong nước đã phát triển mô hình DN spin-

off, song còn kha “dé dat” và chưa dat được hiệu quả như mong đợi Dựa trên các

phân tích thực tế và kinh nghiệm từ các quốc gia khác, tác giả đưa ra nhận định các

rào can, rủi ro và những van dé cần quan tâm trong việc thành lập loại hình doanh

nghiệp này ở Việt Nam [47].

- Lavinia-Maria Cemescu, Dungan Luisa (2015), Spin-off Tổng quan về

phương pháp tiếp cận lý thuyết, Đại học Bách khoa Timisoara, Hội thảo quốc tế vềkhoa học kinh tế và quản trị kinh doanh, tập 2, số 1, 33-40 Trong một thế giới phảiđối mặt với những thách thức chưa từng có, các doanh nhân phải tập trung sự chú ývào những cơ hội mới dé cải tiến sản phẩm và dich vụ của mình nhằm đạt doanh thucao hơn Bài viết đã khang định đổi mới chính là chìa khóa giải quyết thách thứcnày Trong tài liệu học thuật, sự đổi mới có nhiều cách tiếp cận khác nhau dé kháiniệm hóa Đổi mới là làm lại một ý tưởng cũ hoặc chuyển giao va áp dụng các ýtưởng hiện có vào một bối cảnh mới Trọng tâm của bai viết là nhân mạnh các kháiniệm sau: đối mới, nghiên cứu trong trường đại học, chuyền giao công nghệ, sảnphẩm phụ, khởi nghiệp và sự khác biệt giữa hai khái niệm trên Dé hiéu làm thé nàocác công ty có thể cạnh tranh hơn, bài viết này tập trung chủ yếu vào tầm quantrọng của đôi mới, trong bối cảnh có liên quan rất chặt chẽ với các trường đại học

Các câu hỏi chính cần được khám phá là: spin-off là gì và vai trò của đổi mới sáng

tạo trong nền kinh tế là gì, con đường với trường đại học dừng lại ở đâu trong bốicảnh một xã hội không ngừng thay đôi?

1.1.2 Các công trình nghiên cứu thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu

- Farsi và cộng sự (2011) đã nghiên cứu về các yếu tố thể chế ảnh hưởng đếnTMH kết quả nghiên cứu Farsi và cộng sự nghiên cứu điên hình tại trường hợp của

ĐH Tehran Iran Dựa trên lý thuyết Kinh tế Thể chế của North (1990) dé nghiêncứu về các yếu tố của thé chế chính thức và thể chế không chính thức ảnh hưởng tớiTMH kết quả nghiên cứu ở các trường DH của Tehran Iran Băng phương pháp

28

Trang 33

nghiên cứu định tinh thông qua phỏng van trực tiếp những người có liên quan đếnTMH bao gồm các giáo sư giàu kinh nghiệm TMH, các giáo sư đã tham gia vào

TMH, các nhà quản lý và hoạch định chính sách Kết quả nghiên cứu định tính cho

thấy có hai nhóm nhân tổ là thé chế chính thức va thé chế không chính thức làm cảntrở đến TMH kết quả nghiên cứu, cụ thể:

Nhóm thé chế chính thức bao gồm các yếu tố: các quy tắc, cơ cấu và quan trị

của trường ĐH; các chương trình đào tạo kinh doanh; cơ cấu tổ chức của trường ĐH

về TMH kết quả nghiên cứu; chính sách của chính phủ và các quy định pháp luật về

SHTT; cơ cấu dao tạo và nghiên cứu của trường DH

Nhóm thể chế không chính thức bao gồm các yếu tố: phương pháp thực thi

các quy tắc; các cân nhắc chính trị; vai trò của các mô hình và hệ thống khen

thưởng học tập; thái độ của các nhà khoa học đối với TMH kết quả nghiên cứu cóảnh hưởng rất lớn đến TMH kết quả nghiên cứu cứu tại trường DH của Tehran Iran

Cũng trong một nghiên cứu khác của Farsi và các cộng sự (2011) những rao

cản và giải pháp TMH nghiên cứu ở các trường DH, nghiên cứu điền hình tại các

DN nhỏ thuộc trung tâm phát triển của ĐH Tehran Các tác giả cũng đã chỉ ra 8 yếu

tố chủ yếu là rào cản đến TMH kết quả nghiên cứu bao gồm: tổ chức, quan lý, môi

trường, công nghiệp, pháp lý, văn hóa, nguồn lực, tài chính

- Einar Rasmussen (2008), Các công cu của chính phú dé hỗ trợ TMH nghiên

cứu đại học: Bài học từ Canada Tac gia Einar Rasmussen, (2008), nhà xuất bảnKinh doanh Tác giả đã tóm tắt các nỗ lực được thực hiện ở hầu hết các nước công

nghiệp dé thúc đây TMH nghiên cứu của trường DH, thông qua việc hình thànhcông ty spin-off Nhiều nghiên cứu đã tìm hiểu các sáng kiến được thiết lập trongkhu vực ĐH nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu KH&CN, chănghạn như các văn phòng CGCN Tác giả đánh giá cấu trúc hỗ trợ của Canada TMH

các nghiên cứu được tài trợ công Chính phủ khuyến khích cách tiếp cận các sángchế từ bài học của Canada Điều này được thực hiện bằng cách cung cấp các nguồn

lực dé sử dụng trực tiếp trong các dự án thương mại hoặc dé phát triển chuyên mônnghiệp vụ CGCN trong khu vực DH, bằng cach thử nghiệm các sáng kiến mới và

cuối cùng bằng cách tạo điều kiện hợp tác giữa các tổ chức thương mại [21]

29

Trang 34

- Graham Richards (2009), Spin-offs: Tạo doanh nghiệp từ sở hữu trí tuệ đại

học, nhà xuất bản Harriman Một hướng dẫn và nguồn cảm hứng cho những ai đangnghĩ đến việc TMH TSTT và tạo ra một vòng quay- ngoài công ty Spin-off cungcấp cái nhìn sâu sắc về chỉ dẫn cần thận lộ trình đưa TSTT của một học giả từphòng thí nghiệm, đến một công ty mới thành lập và sau đó nỗi trên thị trường côngnghệ Cuốn sách cung cấp thông tin vô giá cho các trường ĐH, cho doanh nhânnhững suy nghĩ tao ra một công ty công nghệ cao: cam bay, van dé và những gi cầnthiết, cũng như chỉ ra những điền hình, hữu ích như thé nao đối với các học giả và

trường DH bắt tay vào TMH sản phẩm nghiên cứu [23]

- Kallaya Tantiyaswasdikul (2013), Chuyển giao Công nghệ để TMH ở đạihọc Nhật Bản, nhà xuất bản Khoa học chính trị (Political Science) Tác gia đã nêu

vai trò của các trường DH trong nền kinh tế dựa trên tri thức đã đa dạng hóa va baohàm sứ mệnh thứ ba đóng góp kinh tế ngoài việc giảng dạy và NCKH Cải cách hệthống nghiên cứu quốc gia nhằm tăng cường CGCN và thương mại nghiên cứu đại

học đã trở thành một chính sách quan trọng Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển

(OECD), bao gồm cả Nhật Bản, đã xem xét và thực hiện các chính sách khác nhau

để phục hồi hệ thống đổi mới quốc gia theo hướng tiếp cận dựa trên mạng lưới là

tăng cường và khuyến khích CGCN của trường đại học và hỗ trợ thương mại [36]

- Einar Rasmussen, Magnus Gulbrandsen, (2006), Các sáng kiến thúc dayTMH tri thức Dai học, nha xuất bản Kinh doanh - Công nghệ (Business —

Technovation) Nghiên cứu các sáng kiến thương mại và những thách thức liên

quan đến bốn trường DH châu Âu Những người khởi xướng bao gồm cải cách cơ

sở hạ tang, đổi mới thé chế dé thúc đây văn hóa doanh nhân, thành lập các cơ quancấp bằng và cấp bằng sáng chế cũng như các vườn ươm DN Các nghiên cứu điểnhình ĐH Công nghệ Chalmers ở Thụy Điển, ĐH KH&CN Na Uy ở Na Uy, DH

Oulu ở Phan Lan và Cao đẳng Trinity ở Ireland được sử dụng dé xác định các sángkiến Phong trào hướng tới các hoạt động TMH trường DH có thé được chia thành

hai làn sóng Vào những năm 1980, các công viên khoa học nhằm thu hút ngườitham gia đã được thành lập; sau đó, vào những năm 1990, trọng tâm chuyên sang

các hoạt động phụ và cấp băng sáng chế, cấp phép hơn là hợp tác trong ngành [22]

30

Trang 35

- Saheed A Gbadegeshin, (2017), Spin-off quá trình TMH công nghệ cao:

Một nghiên cứu đại học Phan Lan, Đại học Turku, Tạp chí Học viện doanh nhântập 23, số 2 Sử dụng phương pháp nghiên cứu điển hình, bằng cách quan sát mộttrường DH Phan Lan cho thấy rằng các yếu tô thương mại thành công từ spin-off.Những phát hiện này cung cấp kiến thức chuyên sâu cho các nhà thương mại, các

nhà giáo dục khởi nghiệp công nghệ, doanh nhân tiềm năng và DN kinh doanh Do

đó, điều này bài báo đóng góp không nhỏ spin-off, thương mại NCKH, CGCN vàhọc thuật; và khởi nghiệp ĐH [73] R Stankiewicz (1994), cho rằng spin-off nhưmột hình thức chuyển giao kiến thức và công nghệ từ các t6 chức nghiên cứu học

thuật hoặc khu vực công khác sang thị trường thương mại Điều này bao gồm mộtloạt các hoạt động mang lại cả chi phí và lợi ích cho toàn bộ hệ thống đôi mới

- Henry Bigne (2015), Một cái nhìn dựa trên nguôn lực về hoạt động spin-offcủa trường đại học: Bằng chứng mới từ Tây Ban Nha.Tác giả đề cập đến hoạt độngspin-off ảnh hưởng tích cực đến tinh thần kinh doanh của các trường DH Kết qua

này hỗ trợ các hoạt động tích lũy kiến thức trong quá khứ tạo ra lợi ích trong khả

năng tạo ra các sản phẩm phụ của trường ĐH trong tương lai Tác giả cũng cho

thấy rằng mối quan hệ giữa trường DH và ngành kích thích hoạt động spin-off, vì

các ngành có khả năng tiếp thị lớn hơn và số lượng nghiên cứu được tài trợ bởingành có liên quan tích cực đến việc sản xuất các sản phẩm phụ Đồng thời nghiên

cứu của tác giả cũng cung cấp bằng chứng cho thấy sự hiện diện của các dịch vụ

ươm tạo trong trường ĐH làm tăng hoạt động spin-off Các vườn ươm không chỉ

tạo điều kiện cho các công ty con có thé giảm chi phí quản lý và chi phí thuê macòn cung cấp cho họ một loạt các dịch vụ có giá trị Tác giả đã phát triển một môhình lý thuyết và kinh tế lượng để điều tra các yêu tố quyết định đến việc thành

lập các công ty kinh doanh tự do của các trường ĐH Tây Ban Nha Dựa trên lý

thuyết dựa trên nguồn lực của công ty, tác giả phân loại bốn loại nguồn lực: thể

chế, vốn nhân lực, tài chính và thương mại [24, tr 129-190]

- Tác giả Nguyễn Hữu Xuyên (2021), Quản lý sáng chế và công nghệ Cuỗnsách gồm 5 phần được kết cấu dưới dạng các chuyên đề, mỗi chuyên đề sẽ đề cập

và giải quyết một trong các nội dung quản lý sáng chế và công nghệ Nghiên cứu đề

31

Trang 36

cập tới khai thác, TMH sáng chế, giải mã, chuyển giao, đổi mới và quan lý côngnghệ, vị trí vai trò, thực trạng và các giải pháp thúc đây hoạt động quản lý sáng chế

và công nghệ phục vụ cho đôi mới sáng tạo của các cá nhân và doanh nghiệp, nhànghiên cứu, cơ quan quản lý nhà nước Sáng chế, công nghệ cần phải được khaithác, thương mại và quản lý dé thúc day đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình và mô

hình kinh doanh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cho DN, kích thích nền kinh

tế phát triển dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo [49]

- Hoàng Văn Hoa và cộng sự (2017) khi nghiên cứu thương mại kết quả hoạtđộng KH&CN tại các trường DH công lập thuộc Bộ GD&DT, đã chỉ ra những điều

kiện, sự cần thiết của thương mại sản phâm nghiên cứu, tong kết kinh nghiệm của

một số nước trên thế giới như Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc và rút ra bài học cho ViệtNam Tác giả phân tích đánh giá một cách tổng quát thực trạng đội ngũ nguồn nhânlực nghiên cứu, cơ sở vật chất, sản phẩm KH&CN và thương mại kết quả hoạt độngKH&CN Qua đó tác giả đã chỉ ra những kết quả đạt được, thuận lợi, khó khăn, hạn

chế của hoạt động này [29]

- Jan Hunady, Marta Orviska va Peter Pisar (2019), Diéu quan trong: Sự hìnhthành spin-off của các trường đại học ở Châu Âu, Tạp chí nghiên cứu hệ thống kinhdoanh (Business Systems Research Journal) Bài báo cũng tập trung chuyên giaokiến thức từ học thuật sang kinh doanh là một trong những vấn đề quan trọng để tạo

ra sự đổi mới So sánh các chỉ số được lựa chọn cho các cơ sở GDĐH ở các nước

Châu Âu và xem xét các yếu tố quyết định tiềm năng ảnh hưởng đến sự hình thànhdoanh nghiệp spin-off Và khang định rằng việc CGCN, TMH sản phẩm nghiên cứu

ở các trường đại học là rất cần thiết Và đóng một vai trò quan trọng trong chương

trình học, mức độ chuyên môn hóa, và thu hút người học trong và ngoài nước [34, tr.138-152].

1.1.3 Các công trình nghiên cứu chính sách phát triển doanh nhiép spin-off

trong trường đại học

- Vũ Cao Đàm (2014) Nghịch lý và lối thoát, bàn về triết lý phát triển khoahọc và giáo dục Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới Với tác dụng tích cực của chính

sách, sẽ góp phân vào việc cải cách nên Khoa học và Giáo dục Việt Nam nhăm mở

32

Trang 37

ra tương lai tốt đẹp hơn cho sự phôn vinh của đất nước Quyên sách bao gồm cácphần: Cơ sở lí luận triết lí Khoa học và Giáo dục; Những biến đổi triết lí Khoa học

và Giáo dục Việt Nam; Bàn về biện pháp cải cách; Phụ lục Tuyên ngôn Bologne

1999 (Bản tiếng Pháp; Báo cáo cua Jacques Delors, UNESCO) [87, tr.167-68].

-Mai Ha - Hoang Van Tuyén - Dao Thanh Truong (2015), Sach doanh

nghiệp KH&CN: Từ jý luận đến thực tién, được Nguyễn Quân Ủy viên Ban Chap

hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, Bộ trưởng Bộ KH&CN viết lời giớithiệu Sách đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau, cả lý luận và thực tiễn liên quanđến DN KH&CN được tổng hợp và phân tích khá toàn điện [43] Với nội dung tậptrung làm rõ nội hàm, vai trò của DN KH&CN, các thiết chế hỗ trợ, tạo điều kiện

cho việc hình thành và phát triển loại hình DN KH&CN thật sự hữu ích cho các nhà

hoạch định chính sách, các nhà quản lý KH&CN và đổi mới, các nhà nghiên cứu,các nhà công nghệ, các nhà sáng chế và những doanh nhân có tinh thần khoa học,

mang lại cách nhìn DN KH&CN Bên cạnh đó, tập thé tác giả đã phân tích kinh

nghiệm của nhiều nước trên thế giới trong việc hình thành và phát triển DNKH&CN Mô tả khách quan thực tiễn tại Việt Nam trên cả hai phương diện: các thêchế hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển loại hình DN này trước vàsau khi Chính phủ ban hành Nghị định DN KH&CN (Nghị định số 80/2007/NĐ-CP

ngày 19/5/2007), cũng như một số biện pháp, chính sách đề xuất cho phát triển loại

hình DN đặc thù này ở Việt Nam trong thời gian tới [43].

- Dante Di Gregorio (2003), Tai sao một số trường đại học tạo ra nhiều công

ty khởi nghiệp hơn những trường khác?, Chính sách nghiên cứu; tập 32, số 2 Kết

quả của nghiên cứu này cung cấp cái nhìn sâu sắc lý do tại sao một số trường đại

học tạo ra nhiều công ty mới dé khai thác TSTT của ho hơn những trường đại họckhác Định hướng thương mại của nghiên cứu và phát triển trường đại học; trí tuệ

sáng tạo; và các chính sách của trường đại học Kết quả cho thay sự nôi trội về trí

tuệ và các chính sách đầu tư vốn cổ phần vào các công ty khởi nghiệp và duy trì tỷ

lệ tiền bản quyền của các nhà nhà nghiên cứu làm tăng sự hình thành công ty mới

[16, tr 209-227].

33

Trang 38

- Hoàng Văn Tuyên (2006), với đề tài: Nghiên cứu các hình thức dau tư tài

chính cho DN KH&CN Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích kinh nghiệm nước ngoai

và tình hình thực tế ở Việt Nam, đề tài nhằm cung cấp luận cứ khoa học về hìnhthức đầu tư tài chính cho việc hình thành và phát triển cho DN KH&CN Đề tài nàytác giả tập trung chủ yếu vào nhận dạng DN KH&CN, vai trò của nó cũng như hìnhthức đầu tư tài chính phù hợp của loại hình DN này (trong hình thức đầu tư tài chính

để tải tập trung chủ yếu vào các nguồn tài chính) Khảo sát thực tế về hình thức đầu

tư tài chính DN KH&CN ở Việt Nam chi mang tinh thăm dò, minh chứng cho các

giả thuyết nghiên cứu.[30]

- Nguyễn Xuân Hướng (2012), Tăng cường hợp tác giữa trường đại học và

doanh nghiệp ở Hà Nội, Việt Nam Nghiên cứu trường hợp của Trường đại học Lao

động — Xã hội Mối quan hệ hợp tác với các DN có thể được thiết lập trong đào tạo,

dịch vụ và nghiên cứu Dé có thể hiện thực hóa các cơ hội tiềm năng thì các trườngcần thực hiện một hệ thống các chính sách, giải pháp phù hợp Những chính sáchnày cần đảm bảo lợi ích hài hòa cho DN theo hướng tạo ra mối quan hệ hợp tác

“bình đẳng và đôi bên cùng có lợi” và ghi nhận sự đóng góp/ hợp tác của DN Phần

lớn các lợi ích mà DN mong muốn thu được từ sự hợp tác với các trường đại học

đều ở dạng phi tài chính [60]

- Theo Mahbodi & Anatan (2010); Plewa (2004) các tác gia cũng đã chỉ rao

cản tô chức bao gồm các nhân tố làm cản trở đến TMH kết quả nghiên cứu nhưkhông hiệu quả ở bộ máy và quy trình TMH sản phẩm, thiếu kiến thức nền tảng,năng lực quản lý kém, hệ thống nhân lực yếu kém, thiếu cơ chế, chính sách khuyến

khích, hệ thống pháp luật về SHTT, chuẩn mực đạo đức, các yêu tố văn hóa.

- Siegel và công sự (2003) gồm 3 yếu tô về thé chế, tổ chức nội bộ và các tác

giả đã xây dựng một mô hình nghiên cứu mới, chia rào cản môi trường thành hai

yếu tô rào cản riêng biệt là rào cản môi trường và rào can thể chế, b6 sung thêm yếu

tố rào cản nhận thức quy chuẩn và rào cản nhận thức về văn hoá Thé chế chính

sách như hệ thống pháp luật về thực thi quyền SHTT đối với các TSTT, chuẩn mực

đạo đức, các yếu tố văn hóa, thé chế chính thức va thé chế không chính thức (Farsi

và các cộng sự, 2011).

34

Trang 39

- Dinh Văn Toàn (2021), Nghiên cứu doanh nghiệp học thuật spin-offs từ các

trường đại học trên thé gidi va nhitng van dé đặt ra đối với giáo dục đại học ViệtNam, Tạp chí Khoa học Thương mại, trường đại học Kinh tẾ - DHQGHN Bài báotập trung nghiên cứu các công ty spin-offs và các chính sách hỗ trợ phát triển DNnày từ các cơ sở GDĐH ở một số quốc gia trên thế giới Trên cơ sở tổng quan các

nghiên cứu học thuật đã công bố và kết quả nghiên cứu thực trạng tại các cơ sở

GDDH Việt Nam, các vấn đề cần quan tâm chính sách và cải cách thể chế đối vớiGDĐH VN trong bối cảnh hiện nay Bên cạnh yêu cầu cải cách thể chế và môitrường cho phát triển DN từ các trường DH thì tự chủ toàn điện cho các trường déđổi mới tô chức, khuyến khích khởi nghiệp và thúc đây hoạt động TMH 1a một van

đề cấp bách được đặt ra [20, tr.167-176]

- Nguyễn Thị Phổ và Mai Ngọc Khương (2021) liên kết DH - Công nghiệp làmột trong những yếu tố then chốt, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triểncủa các trường ĐH cũng như các DN Dé có thé day mạnh mối liên kết nay honnữa, các trường ĐH cần có những chính sách phù hợp nhằm tháo gỡ các rào cảnhiện hữu và góp phần gắn kết quan hệ giữa hai bên thông qua việc triển khai cáchoạt động hợp tác Với vai trò là một trong những trường ĐH kỹ thuật hàng đầu của

Việt Nam, Trường đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Thành phó Hồ Chí Minh

(ĐHQG TP.HCM) đã triển khai nhiều chính sách thiết thực và hiệu quả nhằm day

mạnh quan hệ hợp tác giữa nhà trường và các DN Bài nghiên cứu sẽ phân tích cụ

thé sự thành công của chính sách này thông qua kết quả thực tế đạt được và sự đánhgiá từ phía các DN đối tác Bên cạnh đó, các đề xuất, giải pháp thiết thực cũng sẽ

được nêu ra nhằm góp phần thúc đây hơn nữa mối liên kết hợp tác giữa các trường

đại học và khối công nghiệp [57]

Aidan Stennett (2011), R&D Policy, Performance and Barriers, Chính sách

R&D, Hiệu suất va Rao can, NIAR 281-11, Paper 23/12 Bai viết này cung cấpthông tin về: Chính sách và hiệu qua phat trién R&D Nó phác thao những phát triển

chính sách R&D được giới thiệu bởi Dự thảo Chương trình cho Chính phủ và Dự

thảo Chiến lược kinh tế, đồng thời cung cấp một tổng quan về dit liệu mới nhất về

35

Trang 40

hiệu suất R&D của Bắc Ireland Chiến lược R&D tại Châu Âu, Vương quốc Anh(Anh) và Bắc Ireland (NI) về: Các nguồn tài trợ và hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh

ở Bắc Ireland; Thông tin so sánh về chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển (R&D)trên khắp các khu vực của Vương quốc Anh và Cộng hòa Ireland (ROI); Rào cảnđối mới do doanh nghiệp xác định; và Thông tin về các công ty spin-off của trường

đại học và những rảo cản đối với sự phát triển của họ

Maria Neves, Mario Franco (2018), Sóng tao sản phẩm phụ mang tinh học

thuật: Rao can và cách vượt qua chung, R&D Management 48(5): 505-518, DOL10.1111/radm 12231 Mục dich của nghiên cứu này là phân tích quá trình hình

thành các sản phẩm spin-off học thuật, xác định những rao can đề đề xuất cách vượt

qua rào cản Với mục đích này, phương pháp nghiên cứu trường hợp được được

thông qua và làm công cụ thu thập dữ liệu, một số cuộc phỏng vấn sâu và tài liệuphân tích đã được sử dụng từ ba nghiên cứu học thuật Bằng chứng thực nghiệmphản ánh những quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu sáng lập về các sảnphẩm học thuật phụ, các nghiên cứu giảng viên bộ môn tạo sản phẩm spin-off vàngười quan lý công nghệ văn phòng chuyền giao tai trường đại học Bồ Dao Nha học

ở đây Kết quả cho thấy những nhận thức khác nhau về rào cản được cho là có thểgiải quyết được thông qua chiến lược nội bộ trong tổ chức trường đại học Các phát

hiện cũng cho thấy rằng nghiên cứu ứng dụng cần được coi trọng trong việc đánhgiá giảng viên, vì nó không chỉ góp phần vào mối liên kết với ngành công nghiệp

mà còn với khu vực phát triển mà còn góp phần vào sự bền vững của các trường đạihọc, khắc phục tình trạng thiếu hỗ trợ tài chính do cắt giảm ngân sách liên tục.Mạng lưới liên lạc từ các trường đại học liên kết với các bên liên quan khác nhau sẽmang lại lợi ích cho chính các công ty spin-off, tao điều kiện thuận lợi cho họ sốngsót trong những năm đầu thành lập

- Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra một số thách thức chính là rào cản đối

với TMH kết quả nghiên cứu của giảng viên/nhà khoa học của các trường DH, bao

gồm thực thi chính sách trong việc bảo vệ bản quyền, SHTT đối với các TSTT được

tạo ra từ hoạt động NCKH, thông tin thị trường và thực thi hợp đồng trong hoạtđộng TMH kết quả nghiên cứu (Nguyen, 2015; Nguyen, 2013; Tran, 2007)

36

Ngày đăng: 05/06/2024, 15:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN