1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận giữa kì môn xã hội học đại cương đề tài đối sánh văn hóa giao tiếp hàn canada

23 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 346,81 KB

Nội dung

Trong thời đại hội nhập quốc tế, giao tiếp liên văn hoá là một hoạt động tất yếu phải diễn ra và bí quyết để thành công trong quá trình giao tiếp đó là sự thấu hiểu văn hoá của nhau.. Kh

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA: HÀN QUỐC HỌC

- -BÀI TIỂU LUẬN GIỮA KÌMÔN: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ TÀI: ĐỐI SÁNH VĂN HÓA GIAO TIẾP HÀN – CANADA

1 Nguyễn Đỗ Yến Nhi 2256200093

Trang 2

A MỞ ĐẦU

1 ĐẶT VẤN ĐỀ:

Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, các quốc gia luôn có nhu cầu phát triển về mọi mặt Một trong những cách thức giúp đất nước có thể phát triển hiệu quả là tăng cường giao lưu với nước ngoài Ngày càng có nhiều nước phát triển ở phương Tây sang tìm kiếm các đối tác tiềm năng ở khu vực Đông Nam Á Đặc biệt là từ sau sự khủng hoảng kinh tế do đại dịch Covid - 19 gây ra, Việt Nam đã và đang khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế khi đạt mức tăng trưởng kinh tế vượt trội hơn so với nhiều quốc gia khác Trong thời đại hội nhập quốc tế, giao tiếp liên văn hoá là một hoạt động tất yếu phải diễn ra và bí quyết để thành công trong quá trình giao tiếp đó là sự thấu hiểu văn hoá của nhau Khi đã có sự chuẩn bị về kiến thức và tiếp thu được văn hoá của đối phương, ta có thể tránh được các tình huống giao tiếp vô cùng xấu hổ hay thậm chí là dẫn đến xung đột không mong muốn.

Hơn nữa, chúng tôi là nhóm sinh viên đến từ khoa Hàn Quốc học nên sẽ không tránh khỏi việc phải giao lưu văn hoá giữa các nước Trong tương lai, chúng tôi không chỉ gặp gỡ những đối tác có quan hệ hay muốn hợp tác với Việt Nam mà còn có cả các đối tác của Hàn Quốc - một đất nước được cho là có nền kinh tế phát triển một cách năng động hiện nay.

Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đã chọn ra hai quốc gia có nền kinh tế phát triển là Hàn Quốc và Canada để đối sánh về điểm giống và khác nhau trong văn hoá và văn hoá giao tiếp nói riêng theo sáu chiều kích giá trị văn hoá của Hofstede Hai nước này có sự khác biệt khá lớn trong các chỉ số văn hoá giao tiếp Vì thế, đây là đối tượng khá phù hợp để tiến hành nghiên cứu nhằm nhấn mạnh đến điểm khác nhau trong văn hoá và văn hoá giao tiếp để mọi người có thể lưu ý và rút ra bài học cho mình khi áp dụng vào các tình huống giao tiếp liên văn hoá.

Từ những lý do trên, nhóm chúng tôi xin chọn đề tài nghiên cứu về "Hội nhập văn hoá Hàn Quốc - Canada" để phân tích và từ đó tìm ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề hội nhập văn hoá giữa các nước.

2 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

Hiện nay, Canada là đối tác thương mại thứ 3 của Việt Nam tại thị trường châu Mỹ và ngược lại, Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Canada trong khối

Trang 3

ASEAN (Đài tiếng nói Việt Nam, 2019) Bên cạnh đó, Hàn Quốc dẫn đầu về số vốn FDI vào Việt Nam trong năm qua (Báo Chính phủ Điện tử Việt Nam, 2023) Gần đây nhất, cả Canada (2017) và Hàn Quốc (2022) đã thiết lập quan hệ là đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam Có thể nói, văn hóa giữ vị trí đặc biệt và có vai trò quan trọng trọng trong sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội (Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa, 2022) Hàn Quốc và Canada có những nền văn hóa khác nhau ảnh hưởng đến hợp tác song phương Việt - Hàn, Việt - Canada Sự khác biệt về tín ngưỡng, chuẩn mực và tập quán thể hiện rõ ở chỗ các doanh nghiệp Việt Nam phải làm quen với các nền văn hóa trước để có thể giao tiếp, hợp tác với các đối tác là người Hàn hay Canada

Về vấn đề hội nhập văn hóa Việt - Hàn, đã có khá nhiều công trình trong và ngoài nghiên cứu về vấn đề này Có thể kể đến nghiên cứu của Tạ Thị Lan Khanh (2019), tập trung phân tích các chiến lược hội nhập quan hệ toàn cầu hóa, chiến lược sử dụng sản phẩm Hallyu ở các quốc gia mà Hàn Quốc thành công Qua đó rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong lộ trình xây dựng chiến lược toàn cầu hóa qua công nghiệp văn hóa Tác giả đề cập đến việc Hàn Quốc đã sử dụng yếu tố Hàn lưu

(Hallyu) như một sản phẩm chiến lược đưa văn hóa Hàn Quốc đến thế giới “Hallyu

chính là phương tiện ngoại giao và là sản phẩm chính thương hiệu quốc gia (tài sảnvô hình)” (Tạ Thị Lan Khanh, 2019) Có thể nói, Hallyu còn mang lại giá trị thị trường

và giá trị kinh tế to lớn cho Hàn Quốc Chỉ riêng một bộ phim Hậu duệ Mặt trời đã

mang lại doanh thu gần 6 nghìn tỷ VND (chưa kể lợi nhuận từ quảng cáo) và giúp tập đoàn ô tô Hyundai mở rộng thêm 10% thị trường tại Trung Quốc (VOV, 2016)

Thực tế cho thấy trong nhiều năm qua văn hóa Hàn Quốc đã du nhập vào Việt Nam một cách mạnh mẽ Điều này được thể hiện rõ qua hành vi tiêu dùng của người Việt hiện nay, đặc biệt là giới trẻ Có nhiều bài nghiên cứu đã phân tích và tìm hiểu sâu về những ảnh hưởng của làn sóng văn hóa Hàn Quốc tới giới trẻ như tác giả Phan

Thị Oanh với bài “Ảnh hưởng của Làn sóng văn hóa Hàn Quốc tới văn hóa tiêu dùng

của giới trẻ Việt Nam” (2013), “Quyền lực mềm của văn hóa Hàn Quốc - Hanllyu ởViệt Nam và ảnh hưởng của nó” (Lê Đình Chỉnh, 2015).

Về các nghiên cứu ngoài nước, Choong Y Lee và cộng sự (2012) với bài

“Korean Culture And Its Influence on Business Practice in South Korea” đã cho thấy

tác động mạnh mẽ của văn hóa Hàn Quốc trong môi trường làm việc và cách thức tổ

Trang 4

chức, quản lý doanh nghiệp dựa vào kết quả đối sánh văn hóa Hàn Quốc và Mỹ trên cơ sở lý thuyết 6 chiều kích văn hóa của khung Hofstede.

Tuy nhiên, về phía hội nhập văn hóa Canada, thì trong nước chưa thực sự có nghiên cứu sâu về vấn đề này trong khi ở nước ngoài lại có khá nhiều công trình nghiên cứu, đặc biệt là trong lĩnh vực văn hóa doanh nghiệp

Công trình của Peng (2022) chủ yếu nghiên cứu về sự khác biệt văn hóa doanh nghiệp giữa Canada và Trung Quốc Đối với Canada, bình đẳng, đa dạng và công bằng là những giá trị tiêu biểu trong môi trường kinh doanh (Peng Sun, 2022) Văn hóa kinh doanh của Canada còn chịu ảnh hưởng toàn diện bởi các yếu tố văn hóa của Hoa Kỳ, Anh và Pháp nên chủ nghĩa nhân văn (humanism) đón nhận tinh thần đổi mới là đặc điểm cơ bản của văn hóa Canada Tác giả Adel Ismail Al-Alawi với bài nghiên cứu

“Cross - cultural Differences in Managing Businesses: Applying Hofstede Cultural

Analysis in Germany, Canada, South Korea and Morocco” (2016) đã sử dụng phương

pháp phân tích dữ liệu thứ cấp, sử dụng khung phân tích văn hóa của Hofstede áp dụng cho bốn quốc gia bao gồm: Đức, Canada, Hàn Quốc và Morocco.

3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Hiểu rõ hơn về hai nền văn hóa Hàn Quốc và Canada - đại diện cho hai nền văn hóa Đông - Tây.

Phân biệt được điểm khác biệt và tương đồng giữa hai nền văn hóa của Hàn Quốc và Canada, hiểu rõ sự tương tác và giao lưu văn hóa giữa hai quốc gia này.

Đề xuất các biện pháp thúc đẩy và tối ưu hóa quá trình hội nhập văn hóa, từ đó tạo ra môi trường giao tiếp, ứng xử thuận lợi cho việc giao lưu văn hóa, tăng cường sự hiểu biết và tôn trọng đa dạng văn hóa.

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1.Phương pháp nghiên cứu tư liệu, tài liệu

Phương pháp này nhóm chúng tôi sử dụng để tìm hiểu và phân tích khái quát các công trình nghiên cứu trước đó ở trong và ngoài nước về đối sánh văn hóa Hàn Quốc -Canada Tập trung vào việc nghiên cứu các tài liệu văn hoá như sách, báo chí, phim ảnh, âm nhạc và các tác phẩm nghệ thuật Từ đó hiểu rõ các yếu tố văn hoá được thể hiện trong các bài nghiên cứu, các tác phẩm và sự phát triển của văn hoá Hàn Quốc và Canada qua thời gian.

Trang 5

4.2.Phương pháp phân tích so sánh

Phương pháp này tập trung vào việc so sánh các yếu tố văn hoá của hai quốc gia dựa vào 6 chiều kích giá trị văn hoá của giáo sư G Hofstede Từ đó giúp hiểu rõ các điểm tương đồng và khác biệt giữa văn hoá Hàn Quốc và Canada.

B NỘI DUNG NGHIÊN CỨU1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.Các lý thuyết của Hofstede

1.1.1 Khái quát về Hofstede

Geert Hofstede là một nhà tâm lý học xã hội người Hà Lan, Giáo sư Nhân chủng học và Quản trị quốc tế tại Đại học Maastricht, Hà Lan Ông nổi tiếng với nghiên cứu tiên phong về Văn hoá tổ chức (Organizational Culture), Giao tiếp, Quản trị liên/ đa văn hóa

1.1.2 Đóng góp của Hofstede

"Lý thuyết văn hóa đa chiều của Hofstede được coi là khuôn khổ cho sự giao tiếp đa quốc gia Bằng việc phân tích nhân tố, mô hình Hofstede miêu tả sự ảnh hưởng của văn hóa xã hội lên các thành viên trong xã hội và làm thế nào mà các giá trị này liên quan đến hành vi của họ." (Blessing F Adeoye & Lawrence Tomei, 2014).

1.1.3 Kích giá trị (Văn hoá nhận thức)

Trang 6

a) Khoảng cách quyền lực (Power Distance)

"Khoảng cách quyền lực là mức độ mà những thành viên ít quyền lực của các tổ chức hoặc đơn vị trong một quốc gia hy vọng và chấp nhận sự bất bình đẳng trong phân chia quyền lực” [Geert Hofstede, 2013: 95]

b) Chủ nghĩa cá nhân (Individualism) - Chủ nghĩa cộng đồng (Collectivism)

“Chủ nghĩa cá nhân gắn với xã hội có ít sự kết nối giữa các cá nhân với nhau: một người chỉ chăm sóc cho bản thân và gia đình trực hệ của mình Ngược lại, chủ nghĩa cộng đồng gắn với xã hội có những cá nhân ngay từ lúc sinh ra đã gắn bó trung thành với một tập thể mạnh mẽ, đoàn kết và suốt đời bảo vệ lợi ích của bản thân họ” [Geert Hofstede, 2013: 132]

c) Nam tính (Masculinity) - Nữ tính (Femininity)

“Một xã hội được gọi là nam tính khi các vai trò giới trên phương diện tình cảm được phân biệt rõ ràng: nam giới thường có tính quyết đoán, cứng rắn và chú trọng đến thành công về mặt vật chất Trong khi đó, nữ giới thường khiêm tốn, dịu dàng và quan tâm đến chất lượng cuộc sống nhiều hơn Một xã hội được gọi là nữ tính khi vai trò giới tính trên phương diện tình cảm không phân tách rõ ràng: cả nam giới và nữ giới đều có thể có đức tính khiêm tốn, dịu dàng và quan tâm đến chất lượng cuộc sống.” [Geert Hofstede, 2013: 189].

d) Tránh sự bất định (Uncertainty Avoidance)

Tâm lý tránh sự bất định có thể được định nghĩa là phạm vi mà các thành viên của một nền văn hóa cảm thấy bị đe dọa trong những tình huống mập mờ hoặc không quen thuộc” [Geert Hofstede, 2013: 252]

e) Định hướng dài hạn (Long Term Orientation) - Định hướng ngắn hạn (ShortTerm Orientation)

“Định hướng dài hạn biểu thị cho bồi dưỡng đạo đức hướng tới những phần thưởng trong tương lai, đặc biệt là sự thích nghi, kiên nhẫn và tiết kiệm Định hướng ngắn hạn biểu thị cho sự bồi dưỡng đạo đức liên quan tới quá khứ và hiện tại, đặc biệt đối với sự tôn trọng truyền thống, lòng tự trọng và thực hiện các nghĩa vụ xã hội” [Geert Hofstede, 2013: 309]

f) Thoải mái/Hưởng thụ (Indulgence) - Kiềm chế/Khắc kỷ (Restraint)

Trang 7

“Thái độ thoải mái/hành vi hưởng thụ đại diện cho xu hướng cho phép tự do, hài lòng với những khao khát con người tự nhiên và bản năng về mặt tận hưởng cuộc sống và vui chơi Trái lại, Thái độ Kiềm chế/ Khắc kỷ, phản ánh ý thức cho rằng sự hài lòng đó cần phải kiềm chế và là nơi mọi người cảm thấy ít có khả năng tận hưởng cuộc sống của họ” [Geert Hofstede, 2013: 363].

1.2 Giao tiếp;

Định nghĩa: Giao tiếp là một chuỗi các hoạt động trao đổi thông tin có mục đích qua các thông điệp giữa ít nhất 2 chủ thể giao tiếp.

- Thông điệp được biểu hiện ở 2 dạng là Ngôn từ và Phi ngôn từ.

Giao tiếp Ngôn từ: Là quá trình giao tiếp mà trong đó sử dụng ngôn từ làm phương thức biểu đạt suy nghĩ, truyền tải hoặc tiếp nhận nội dung thông điệp được cá nhân diễn đạt thành lời nói (bài diễn thuyết, câu nói, ) hoặc văn bản (bài báo cáo, bức thư, tin nhắn, )

• Người đưa thông điệp: nói + viết • Người nhận thông điệp: nghe + đọc

Giao tiếp Phi ngôn từ: Là cách gửi và nhận thông điệp từ những gì mà chúng ta thể hiện ra bên ngoài trong quá trình giao tiếp Nó bao gồm tất cả những thao tác của từng bộ phận trên cơ thể như cử chỉ, biểu cảm khuôn mặt, ánh mắt, nụ cười, giọng điệu, dáng đứng,

→ Theo nghiên cứu cho thấy, quá trình giao tiếp gồm 3 yếu tố chính là ngôn từ, cường độ giọng nói và phi ngôn từ Trong đó, ngôn từ góp phần nhỏ nhất với 7% tác động đến người nghe, 38% là cường điệu giọng nói và phi ngôn từ trở nên quan trọng nhất khi chiếm tới 55% (A Mehrabian, 1972)

Cần có sự phối hợp giữa ngôn từ và phi ngôn từ trong giao tiếp:

- Ngôn từ và Phi ngôn từ là 2 phương tiện vô cùng cần thiết và hiệu quả trong việc giao tiếp Tuy nhiên, ngôn ngữ cơ thể vẫn chiếm ưu thế hơn trong việc truyền đạt thông tin.

- Để giao tiếp thành công, chúng ta cần phải có sự kết hợp giữa ngôn từ và phi ngôn từ để có thể diễn đạt thông tin một cách chính xác, hấp dẫn và tinh tế nhất trong nhiều hoàn cảnh giao tiếp khác nhau.

Trang 8

2 SO SÁNH THEO KHUNG NGHIÊN CỨU G HOFSTEDE2.1.Khoảng cách quyền lực

Với số điểm là 39 trong phần này, văn hóa Canada cho thấy sự độc lập của người dân và sự quan tâm đến chủ nghĩa quân bình (chủ nghĩa quân bình là một quan điểm triết học nhấn mạnh sự bình đẳng và đối xử bình đẳng giữa giới tính, tôn giáo, địa vị kinh tế và niềm tin chính trị) Số điểm này cũng được phản ánh được rằng người dân Canada hiếm khi phân biệt địa vị hoặc giai cấp trong xã hội Canada Hệ thống cấp bậc ở các tổ chức Canada được thành lập vì sự thuận tiện, những người cấp cao thường dễ tiếp cận và quá trình quản lý của các công ty phụ thuộc vào từng cá thể nhân viên hoặc các nhóm nhân viên do các kiến thức chuyên môn của những nhân viên ấy

Người Canada thể hiện việc họ không coi trọng khoảng cách quyền lực rất rõ ràng Trong văn hóa Canada, người dân có xu hướng cho rằng mỗi cá thể là bình đẳng Tiền bạc, địa vị, danh vọng, không thể dùng để định nghĩa một con người Trong môi trường công sở, những cấp dưới người Canada cho rằng bản thân phải nhường nhịn hay nhìn sắc mặt của người quản lý Khi họ tự tin rằng mình mới là người có chuyên môn hay cấp trên có sai sót gì thì họ sẽ luôn sẵn sàng đứng lên, thách thức cấp trên của mình

Với điểm trung bình là 60, Hàn Quốc là một xã hội có phân cấp Điều này thể hiện rằng người dân Hàn Quốc chấp nhận các trật tự đã được phân cấp mà trong đó mọi người đều có một vị trí cố định, không cần chỉnh sửa gì thêm Hệ thống phân cấp trong một tổ chức phản ánh sự bất bình đẳng, sự tập quyền được xuất hiện phổ biến, cấp dưới mong đợi được giao việc và hướng dẫn chi tiết Ông chủ lý tưởng của họ là một nhà độc tài nhân từ.

Trang 9

Khác với Canada, Hàn Quốc là một đất nước coi trọng khoảng cách quyền lực Dù cấp trên trong công ty của họ có đưa ra một lời đánh giá sai lầm về họ thì họ vẫn sẽ nhường nhịn, không to tiếng hay cãi vã với cấp trên Họ có xu hướng “vĩ hòa di quý” với cấp trên của mình

2.2.Chủ nghĩa cộng đồng

Canada chiếm 72 điểm ở phần này nên được coi là một nền văn hóa theo chủ nghĩa cá nhân Con người ở đất nước này chỉ sẵn sàng quan tâm chăm sóc bản thân họ và gia đình họ Giống như trong giới làm ăn, những người cầm quyền sẽ thường là độc lập và thường đưa ra những sáng kiến mới Không chỉ vậy, trong thế giới công việc dựa trên thay đổi, việc thuê và quyết định thăng cấp dựa trên sự xứng đáng hoặc điều mà ai đó đã làm hoặc có thể làm.

Đối với những quốc gia theo chủ nghĩa cá nhân như Canada, các cá thể trong xã hội sẽ có xu hướng bảo vệ quyền riêng tư của bản thân Trong các môi trường công sở, người Canada chỉ thường coi trọng các cá nhân nổi bật có chuyên môn cao, mang lại nhiều giá trị Người Canada coi trọng lợi ích của cá nhân mình cũng như sẵn sàng tự gánh vác trách nhiệm khi có sai sót xảy ra

Hàn Quốc, với số điểm 18 được coi là một xã theo chủ nghĩa cộng đồng Điều này được thể hiện trong cam kết lâu dài chặt chẽ với các nhóm thành viên, có thể là gia đình, họ hàng hoặc các mối quan hệ khác Lòng trung thành trong một nền văn hóa tập thể là cực kỳ quan trọng và ghi đè lên hầu hết các quy tắc, quy định xã hội khác Xã hội thúc đẩy các mối quan hệ mạnh mẽ, nơi mọi người đều có trách nhiệm với các thành viên trong nhóm của họ Trong các xã hội tập thể như Hàn Quốc, mối quan hệ

Trang 10

giữa người sử dụng lao động và nhân viên có sự liên kết về mặt đạo đức (như liên kết gia đình), các quyết định tuyển dụng và thăng tiến phụ thuộc nhiều vào các nhóm quản lý hoặc cấp trên.

2.3.Nam tính và nữ tính

Dựa theo khung so sánh Hofstede, động lực hướng tới thành tựu và thành công, đạt số điểm 39 Hàn Quốc là xã hội mang nữ tính Ở các quốc gia nữ quyền, trọng tâm là làm việc để sống, các nhà quản lý nỗ lực để đạt được sự đồng thuận, mọi người coi trọng sự bình đẳng, đoàn kết và chất lượng cuộc sống Khi có xung đột, xã hội mang tính nữ giải quyết bằng sự thỏa hiệp và đàm phán Các ưu đãi như thời gian rảnh và tính linh hoạt được ưa chuộng Mọi người tập trung và hướng tới hạnh phúc và đối với họ một người quản lý hỗ trợ và việc đưa ra đạt được thông qua sự thỏa thuận

Canada đạt số điểm 52, có thể đánh giá là một xã hội nam tính vừa phải Trong khi người Canada cố gắng đạt được tiêu chuẩn cao về thành tích trong cả công việc và vui chơi (thể thao), tuy nhiên nét văn hóa tổng thể vẫn khá nhẹ nhàng về thành tích, thành công và chiến thắng Người Canada cũng có xu hướng cân bằng giữa công việc và cuộc sống, họ dành thời gian để tận hưởng những mục tiêu cá nhân, họp mặt gia đình và tận hưởng cuộc sống nói chung Điều này không có nghĩa là người Canada không phải là những người làm việc chăm chỉ Theo nguyên tắc chung, người Canada cố gắng đạt được tiêu chuẩn cao về hiệu suất.

2.4.Tránh sự không chắc chắn

Trang 11

Ở điểm 85, Hàn Quốc là một trong những quốc gia né tránh sự bất ổn nhất trên thế giới Các quốc gia có mức độ tránh sự không chắc chắn cao duy trì các quy tắc tín ngưỡng và hành vi cứng nhắc và không khoan dung với những hành vi và ý tưởng không chính thống Trong những nền văn hóa này, nhu cầu về mặt cảm xúc đối với các quy tắc thời gian là tiền bạc, con người có sự thôi thúc bên trong là phải bận rộn và làm việc chăm chỉ, tính chính xác và đúng giờ là tiêu chuẩn, sự đổi mới có thể bị cản trở, an ninh là một yếu tố quan trọng trong động lực cá nhân.

Điểm của Canada ở khía cạnh này là 48 và văn hóa Canada “chấp nhận sự không chắc chắn” hơn Điều này cho thấy sự dễ dàng chấp nhận những ý tưởng mới, sản phẩm đổi mới và sẵn sàng thử những điều mới mẻ hoặc khác biệt Người Canada cũng khoan dung với những ý tưởng hoặc ý kiến của bất kỳ ai và cho phép tự do ngôn luận Đồng thời, văn hóa Canada không hướng tới quy tắc và người Canada có xu hướng ít thể hiện cảm xúc hơn so với các nền văn hóa đạt điểm cao hơn ở khía cạnh này.

2.5.Định hướng dài hạn

Ngày đăng: 29/04/2024, 06:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w