1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thảo luận xã hội học đại cương đề tài bất bình đẳng xã hội việt nam ngày nay

26 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

CHƯƠNG 2PHẦN 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẤT BÌNH ĐẲNG XÃ HỘI1.KHÁI NIỆM BẤT BÌNH ĐẲNG - Bất bình đẳng là sự không công bằng nhau về các cơ hội hoặc lợi ích đối với những

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA MARKETING THƯƠNG MẠI CLC

BÀI THẢO LUẬN

HỌC PHẦN: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

Đề Tài : Bất Bình Đẳng Xã Hội Việt Nam Ngày Nay

Mã Lớp Học Phần: RLCP0421 Nhóm: 6

Giảng Viên: Nguyễn Quỳnh Hương

Hà Nội - 2023

Trang 3

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 6

STT HỌ VÀ TÊN MSSV ĐÓNG GÓP 1 Phạm Thị Phương Thảo 23D122134 100% 2 Trần Thị Thùy 23D122135 100% 3 Bùi Thu Trang 23D122136 100% 4 Lê Thị Quỳnh Trang 23D122137 100% 5 Nguyễn Thu Trang 23D122138 100% 6 Nguyễn Thanh Tùng 23D122139 100% 7 Đào Thu Uyên 23D122140 100% 8 Lê Quang Vinh 23D122141 100% 9 Đinh Thị Thanh Xuân 23D122142 100%

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

Trang 4

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 3

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3

2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 3

3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 3

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

2.NHỮNG QUAN NIỆM KHÁC NHAU VỀ BẤT BÌNH ĐẲNG 5

2.1 Quan niệm dựa trên yếu tố sinh học cá nhân 5

2.2 Quan điểm dựa vào yếu tố kinh tế: 5

2.3 Quan điểm của nhà xã hội học Herbert Spencer 6

2.4 Quan điểm của nhà xã hội học Karl Marx 6

3 CƠ SỞ TẠO NÊN BẤT BÌNH ĐẲNG 7 Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 13

2 CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU BẤT BÌNH ĐẲNG VỀ GIỚI TÍNH 14

3 KHUYẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ BẤT BÌNH ĐẲNG TẠI VIỆT NAM 15

4 GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU BẤT BÌNH ĐẲNG DÂN TỘC 17

5 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ BẤT BÌNH ĐẲNG VỀ TIẾNG NÓI 18

Trang 5

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

Trong xu thế hội nhập toàn cầu, xã hội ngày càng tăng trưởng và phát triển với tốc độ nhanh, mức sống của con người cũng được nâng cao hơn và mức thu nhập bình quân đầu người cũng đang có xu hướng tăng lên Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn phải đương đầu với một thách thức lớn có ảnh hưởng sâu sắc và đa chiều đến công bằng xã hội, phát triển kinh tế và ổn định chính trị: Bất bình đẳng ở Việt Nam Chính phủ Việt Nam đã thực hiện một số chính sách và biện pháp nhằm giảm bất bình đẳng và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Bởi vậy, tình trạng bất bình đẳng có thể thay đổi theo thời gian với sự can thiệp của chính phủ và các tổ chức phi chính phủ Song, tác động của bất bình đẳng ở Việt Nam vẫn đang là vấn đề phức tạp và có sự ảnh hưởng rộng rãi Giống như nhiều quốc gia trên thế giới, bất bình đẳng trong xã hội Việt Nam được nhà nước ta cùng các ban ngành và toàn xã hội quan tâm sâu sắc bởi nó tồn tại ở nhiều lĩnh vực như bất bình đẳng về giới tính, thu nhập, độ tuổi, giáo dục, quyền lợi, Đối phó với bất bình đẳng đòi hỏi sự quan tâm và hành động cụ thể để tạo ra tạo nên một xã hội công bằng và bền vững hơn, cũng như thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ của quốc gia Mặc dù đây không phải là chủ đề mới mẻ nhưng rất đáng suy ngẫm và đưa ra thảo luận, vì vậy tác giả đã quyết định đi sâu vào nghiên cứu tình trạng “Bất bình đẳng xã hội ở Việt Nam hiện nay”.

Hiện nay, với sự phát triển và hòa nhập với kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc từ đời sống an sinh xã hội từng bước đi vào ổn định Tuy nhiên, bất bình đẳng vẫn tồn tại trong xã hội Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu khoa học về vấn đề này và từ đó xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau về bất bình đẳng xã hội ở đất nước Việt Nam Đối tượng nghiên cứu về bất bình đẳng ở Việt Nam có thể là cả cá nhân, cộng đồng, tầng lớp xã hội khác nhau và có thể được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan chính phủ để hiểu và giải quyết các vấn đề liên quan đến bất bình đẳng Với phần thảo luận của nhóm 6, người đọc sẽ được khám phá, tìm hiểu sâu hơn về nghiên cứu thực trạng, từ đó tìm ra nguyên nhân, hậu quả và giải pháp thích hợp nhằm hạn chế bất bình đẳng ở xã hội Việt Nam hiện nay

3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.

3

Trang 6

- Làm rõ khái niệm, phân loại, cơ sở hình thành của bất bình đẳng xã hội - Chỉ ra các dạng bất bình đẳng xã hội, kèm theo bảng dữ liệu, thống kê - Đưa ra các giải pháp phù hợp

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

- Phương pháp điều tra xã hội học.

- Phương pháp nghiên cứu, phân tích tài liệu - Phương pháp thu thập, xử lý thông tin - Phương pháp quan sát.

5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU.

- Đề tài nghiên cứu bất bình đẳng xã hội học Việt Nam hiện nay

6 KẾT CẤU NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI.

Chương 1: Phần mở đầu Chương 2:

Phần 1: Cơ sở lý luận những vấn đề cơ bản về bất bình đẳng xã hội Phần 2: Một số dạng bất bình đẳng xã hội và thực trạng bất bình đẳng xã hội ở Việt Nam.

Chương 3: Một số giải pháp hạn chế bất bình đẳng xã hội.

Trang 7

CHƯƠNG 2

PHẦN 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẤT BÌNH ĐẲNG XÃ HỘI

1.KHÁI NIỆM BẤT BÌNH ĐẲNG

- Bất bình đẳng là sự không công bằng nhau về các cơ hội hoặc lợi ích đối với những cá nhân khác nhau trong một nhóm hoặc nhiều nhóm trong xã hội - Bất bình đẳng xã hội không phải là hiện tượng tồn tại một cách ngẫu nhiên giữa các cá nhân ,các nhóm trong xã hội; bất bình đẳng xuất hiện khi một cá nhân, một nhóm tạo ra hay có đặc quyền đối với các cá nhân hoặc nhóm còn lại; những xã hội khác nhau tồn tại trong sự bất bình đẳng khác nhau.

2.NHỮNG QUAN NIỆM KHÁC NHAU VỀ BẤT BÌNH ĐẲNG

2.1 Quan niệm dựa trên yếu tố sinh học cá nhân

- Bất bình đẳng là một thực tế của xã hội, nó luôn hiện diện bởi sự khác biệt giữa các cá nhân Trong một xã hội mở và nếu con người có sự khác nhau về tài năng và nhu cầu thì điều đó tất yếu dẫn đến bất bình đẳng “Một số bất bình đẳng đến như là kết qủa không thể né tránh về bất bình đẳng sinh học của kỹ năng, thể chất, khả năng tinh thần và những khía cạnh của nhân cách.” - Ngay từ thời cổ đại, một số nhà triết học đã khẳng định những “khác biệt” mang tính tự nhiên giữa các cá nhân Trong thực tế, vẫn có những khác biệt trong kiểu phân chia giới như là kết quả không thể tránh được của bất bình đẳng.

- Aristotle (384 – 322 TCN) cho rằng: “Đàn ông bản chất là thống trị, đàn bà là bị trị, và đó là một luật lệ.” Ngay cả đến ngay nay, quan điểm này vẫn còn tồn tại khi gần đây Steven Goldberg nêu quan điểm: “Sự thống trị và sự thành đạt cao của nam giới là khả năng không thể đảo ngược, bởi có những khác biệt về sinh học giữa nam và nữ.” Một số các nhà lý luận khác đã cho rằng bất bình đẳng là không thể tránh được bởi nguyên nhân của nó là do xã hội có những nhiệm vụ cần thiết hơn những nhiệm vụ khác và khả năng thực hiện những

5

Trang 8

nhiệm vụ này khác nhau Những người này lập luận rằng bất bình đẳng xã hội về lợi ích giữa các cá nhân là cần thiết để thúc đẩy người giỏi nhất thực hiện những nhiệm vụ khó khăn nhất Trong điều kiện như vậy, không thể thủ tiêu bất bình đẳng vì bình đẳng có thể nguy hiểm cho xã hội.

- Thực ra những quan điểm hoàn toàn tương tự có thể được tìm thấy trong các xã hội khác Trong không ít các gia đình Việt Nam hiện đại, tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn tồn tại Người con trai luôn được dành cho những ưu tiên và cơ hội cả về mặt tinh thần và vật chất nhiều hơn người con gái và tất yếu điều này làm cho sự bất bình đẳng ngày một kéo dài và trầm trọng hơn

2.2 Quan điểm dựa vào yếu tố kinh tế:

- Khác hẳn với quan niệm trên, một số người cho rằng bất bình đẳng chủ yếu do cấu trúc hệ thống xã hội gây ra chứ không phải do sự khác biệt về tài năng, đặc điểm và nhu cầu cá nhân.

- Trong tác phẩm “Luận về nguồn gốc của sự bất bình đẳng” năm 1753, Jean-Jacques Rousseau đã vạch rõ nguồn gốc của sự bất bình đẳng trong xã hội là ở chế độ tư hữu tài sản Theo ông, bất bình đẳng không phải là một quy luật tự nhiên, mà là sản phẩm của xã hội loài người; nó tồn tại và phát triển từ khi xuất hiện chế độ tư hữu tài sản; rằng con người đã tạo ra sự bất bình đẳng thì con người cũng có thể xóa bỏ nói Những đặc điểm về kinh tế - chính trị và thị trường lao động tạo ra những khác biệt trong thu nhập và của cải Thực chất sự khác biệt về vị trí của các cá nhân trọng cơ cấu xã hội gây ra bất bình đẳng kinh tế Ông cũng đã phân biệt rõ hai loại bất bình đẳng giữa người và người Đó là bất bình đẳng tự nhiên và bất bình đẳng xã hội – bất bình đẳng do cơ chế xã hội tạo nên.

- Một số nhà xã hội học khác cho rằng bất bình đẳng là không thể tránh khỏi do xã hội có những nhiệm vụ này cần thiết hơn những nhiệm vụ khác và khả năng thực hiện những nhiệm vụ này khác nhau Họ lập luận rằng bất bình đẳng xã hội về lợi ích giữa các cá nhân là cần thiết để thúc đẩy người tài nhất thực hiện những nhiệm vụ khó khăn nhất Chính sự bất bình đẳng thúc đẩy các cá nhân lao động, học tập để mang lại cơ hội cho chính bản thân mình Do vậy không thể thủ tiêu bất bình đẳng, vì bình đẳng có thể nguy hiểm cho xã hội như nhà kinh tế học A Lechevalier phân tích: “Bình đẳng chung chung thậm chí còn đi ngược lại ý niệm về sự công bằng, không chỉ là công bằng về nỗ lực cá nhân, về nhu cầu, ham muốn mà cả những thiệt thòi”

Những quan điểm trên đây về bất bình đẳng hoặc quá nhấn mạnh đến những yếu tố sinh học của cá nhân, hoặc quá thiên về yếu tố kinh tế như là nguyên nhân gây nên bất bình đẳng xã hội.

2.3 Quan điểm của nhà xã hội học Herbert Spencer

Trang 9

- Herbert Spencer là một nhà xã hội học Anh, được coi là cha đẻ của chủ nghĩa tiến bộ hóa xã hội và chủ nghĩa tự do cá nhân Ông tin rằng bất bình đẳng xã hội là hiển nhiên và tất yếu, và phản đối bất kì nỗ lực nào để đạt được bình đẳng xã hội ,coi đó là can thiệp của chính phủ vào tự do cá nhân.

- Ông cho rằng ,trong một xã hội tự do ,mỗi người đều có thể theo đuổi những ước mơ và đạt được thành công riêng của mình, và điều này dẫn đến sự khác biệt trong tài sản, tài năng và thành tích Theo ông ,những người giàu có xứng đáng vì đã làm việc chăm chỉ và thông minh hơn Ngoài ra, Spencer cho rằng bất bình đẳng xã hội còn có lợi cho xã hội Sự khác biệt này là một động lực để đẩy mạnh sự phát triển kinh tế và công nghiệp, và tạo ra bộ phận tinh hoa thiết yếu cho sự cải tiến xã hội.

- Tóm lại, khái niệm về bất bình đẳng xã hội của Herbert Spencer là hoàn toàn chấp nhận được cho chủ nghĩa tự do cá nhân của ông ,nhưng lại bị phản đối mạnh mẽ bởi các nhà khoa học xã hội khác Họ cho rằng bất bình đẳng xã hội có mặt vì nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có sự kế thừa, giáo dục, và một số khả năng được xã hội và chính phủ cung cấp Việc chấp nhận bất bình đẳng xã hội như một hiển nhiên và tất yếu chỉ là một sự chấp nhận mù quáng cho sự thờ ơ và thiết thực trên một số vấn đề quan trọng nhất trong xã hội.

2.4 Quan điểm của nhà xã hội học Karl Marx

- Học thuyết của Marx chủ yếu dựa trên sự nghiên cứu các học thuyết kinh tế mà coi là nền tảng của cơ cấu giai cấp Mối quan hệ giai cấp là chìa khóa của mọi vấn đề trong đời sống xã hội Marx khẳng định: “ Những tư tưởng thốn trị của một thời đại bao giờ cũng là những tư tưởng của giai cấp thống trị và phục vụ cho giai cấp thống trị.”

- Những lí luận của Marx về hoạt động tổ chức sản xuất của cải vật chất cũng như sự phân công lao động trong xã hội cùng với những phân tích về cấu trúc xã hội đã vạch rõ tính chất giai cấp của xã hội và tính bất bình đẳng trong quan hệ xã hội Qua những phân tích về cấu trúc xã hội này, có thể rút ra hai kết luận quan trọng Một là, cần xóa bỏ và thay thế chế độ sở hữu tư nhân bằng chế độ sở hữu xã hội để xây dựng xã hội phát triển Hai là, xã hội học cần tập trung phân tích cấu trúc xã hội để chỉ ra ai là người có lợi và ai là người thiệt hại từ cách tổ chức xã hội và cơ cấu xã hội hiện có Nói cách khác ,cấu trúc xã hội ,phân tầng xã hội và bất bình đẳng xã hội phải là những chủ đề nghiên cứu cơ bản của xã hội học hiện đại.

3 CƠ SỞ TẠO NÊN BẤT BÌNH ĐẲNG

Bất bình đẳng xã hội xuất hiện và tồn tại lâu dài trong suốt lịch sử phát triển xã hội loài người Là sự không công bằng nhau về các cơ hội hoặc lợi ích giữa các cá nhân trong nhóm và nhiều nhóm, bất bình đẳng xã hội bắt nguồn từ

7

Trang 10

nhiều nguyên nhân gắn với các yếu tố tự nhiên ,địa vị xã hội, điều kiện kinh tế- xã hội- văn hóa về cơ bản gồm :

- Sự khác nhau về điều kiện tự nhiên:

Yếu tố tự nhiên (đất đai, thời tiết khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, ) trước hết là môi trường sống và bảo đảm phần quan trọng cơ hội sống cho con người Con người sinh ra và tồn tại trong điều kiện ,môi trường tự nhiên khác nhau sẽ có những cơ hội và được “mang đến” những lợi ích khác nhau Những người sinh ra trong điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ có cơ hội tốt cho sự tiến bộ, ngược lại với điều kiện tự nhiên khó khăn ,khắc nghiệt sẽ ít có cơ hội hơn.

Yếu tố tự nhiên còn tạo nên đặc điểm tự nhiên của con người ,của các cá hân như giới tính, thể lực, trí tuệ, tính cách, Đây là yếu tố tác động, ảnh hưởng lớn và có tính lâu bền đến bất bình đẳng xã hội Tuy nhiên xã hội càng phất triển , tiến bộ những khác biệt và phân biệt về các yếu tố tự nhiên ngày càng được khắc phục dần.

- Sự khác biệt về điều kiện kinh tế :

Sự khác biệt về điều kiện kinh tế cũng là một trong những yếu tố tạo ra sự khác biệt về cơ hội mà mỗi cá nhân hay mỗi nhóm được tiếp cận Khi cá nhân ( hay nhóm ) có điều kiện tốt hơn những cá nhân ( hay nhóm ) khác trong xã hội , chủ thể đó sẽ có nhiều cơ hội tốt hơn Ví dụ về tiếp cận dịch vụ giáo dục, y tế của các cá nhân trong xã hội.

- Sự khác nhau về địa vị xã hội :

Địa vị xã hội là vị trí then chốt của một cá nhân gắn liền với quyền hạn ,nghĩa vụ ,trách nhiệm trong một cơ cấu được xác định Địa vị xã hội thường gắn với nghề nghiệp, chức vụ của mỗi con người Những cá nhân ở địa vị xã hội khác nhau tạo ra sự khác biệt trong cơ hội mà họ có thể có Cá nhân ở địa vị cao trong xã hội có nhiều cơ hội và lợi ích hơn so với cá nhân ở địa vị thấp Ngoài ra, địa vị xã hội còn tạo ra những bất bình đẳng cho những người khác trong xã hội Khi cá nhân có địa vị cao trong xã hội, anh ta có thể lợi dụng quyền lực đó để tạo ra sự không công bằng cho những cá nhân, những nhóm khác nhau trong xã hội

- Sự khác nhau về ảnh hưởng chính trị :

Chính trị có thể tạo ra những quyền lực đặt biệt cho những cá nhân ,các nhóm trong xã hội Nếu cá nhân nắm giữ chức vụ nhất định trong hệ thống chính trị sẽ có những cơ hội thuận lợi hơn người khác Ví dụ, người làm công tác lãnh đạo, “có chân “ trong bộ máy chính quyền sẽ có cơ hội hơn để thăng tiến và có thu nhập cao hơn với người không nằm trong bộ máy quản lý.

- Sự khác nhau về văn hóa :

Trang 12

con trai nối dõi tông đường, con trai là người thừa kế tài sản, có người "chống gậy" nên phải tìm cách sinh con trai bằng mọi giá Trong môi trường làm việc, định kiến giới len lỏi ở thái độ cho rằng đàn ông mới là người lãnh đạo giỏi hơn vì phụ nữ giàu cảm xúc, dễ khóc…

2 Bất bình đẳng về giáo dục

- Định nghĩa: Sự bất bình đẳng trong giáo dục là sự phân chia một cách không công bằng về nhiều yếu tố, nguồn lực khác nhau trong học tập, ví dụ như công nghệ hỗ trợ, thiết bị, ngân sách hay giáo viên, đối với các nhóm khác nhau trong xã hội, hay còn được hiểu là cơ hội giáo dục của họ nhận được sẽ khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố (khu vực, kinh tế, ) Những yếu tố tác động đến việc tiếp cận giáo dục của người dân và tạo nên sự bất bình đẳng là: yếu tố tài chính , cơ hội giáo dục bị hạn chế, yếu tố khuyết tật, giới , nghèo đói, tín ngưỡng,

- Thực trạng:

Không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả các nước khác, bất bình đẳng trong giác dục là một vấn đề đáng để quan tâm, vì nó liên quan đến sự chuyển dịch xã hội, những động lực tạo ra thay đổi trong xã hội bắt nguồn từ ước mơ thay đổi cuộc đời của những người khởi đầu với nhiều hoàn cảnh không thuận lợi muốn cải thiện vị trí,giá trị của mình.

Bất bình đẳng về giáo dục giữa các vùng miền, giữa các dân tộc: sự bất bình đẳng giữa nông thôn và thành thị ở Việt Nam hiện nay: khu vực đô thị có mức chi tiêu cho giáo dục cao hơn nhiều lần so với khu vực nông thôn và mức chi này càng ngày càng gia tăng theo các bậc học từ thấp đến cao ở cả hai khu vực Tình trạng bất bình đẳng về giáo dục còn khá phổ biến về tỉ lệ biết đọc, biết viết và trình độ học vấn giữa các vùng miền, giữa các dân tộc thiểu số và dân tộc Kinh, giáo dục ở khu vực nông thôn còn tụt hậu so với khu vực thành thị

Bất bình đẳng giới trong giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số: Hiện tượng bất bình đẳng giới trong giáo dục còn tồn tại ở một số nhóm dân cư, vùng miền, tỉ lệ trẻ em nữ ở các vùng dân tộc thiểu số chưa bao giờ đi học cao hơn so với các vùng khác trong cả nước; tỉ lệ biết đọc, biết viết thấp nhất cả nước; tỉ lệ biết đọc, biết viết ở bậc tiểu học thấp hơn trẻ em trai tại tất cả các tỉnh trong cùng vùng; càng học cao trẻ em gái bỏ học càng nhiều hơn so với trẻ em trai.

Bất bình đẳng về giáo dục đối với nhóm người có thu nhập thấp: Nhiều nghiên cứu chỉ ra tỉ lệ thuận giữa thu nhập và cơ hội tiếp cận giáo dục Nghiên cứu của Lê Ngọc Hùng (2016) đưa ra những minh chứng cụ thể: Bất bình đẳng về tỉ lệ đi học đúng tuổi đại học giữa nhóm 20% giàu nhất và nhóm 20% nghèo nhất lên tới 88 lần: tỉ lệ nhập học đúng tuổi của nhóm giàu là 26,3% so với tỉ lệ nhập học đúng tuổi của nhóm nghèo là 0,3%

Trang 13

Điều này có nghĩa là cứ 1 người xuất thân từ nhóm 20% nghèo nhất có cơ hội đến trường đại học thì có 87-88 người đến trường đại học xuất thân từ nhóm 20% giàu nhất

3 Bất bình đẳng về thu nhập

- Định nghĩa : là sự chênh lệch về thu nhập giữa các cá nhân, các nhóm trong xã hội trong việc phân phối các tài sản , sự giàu có hay thu nhập Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin thì đây là loại bất bình đẳng quan trọng nhất trong mọi xã hội Cơ sở bất bình đẳng về thu nhập trước hết bắt nguồn từ sự phân biệt về quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất và các tài sản có thể sinh ra thu nhập Bất bình đẳng về thu nhập nói riêng hay về kinh tế nói chung là cội nguồn của sự phân chia xã hội về giai cấp trong xã hội.

- Thực trạng:

Trên thực tế tình trạng bất bình đẳng giới trong thu nhập xảy ra ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở các nước đang phát triển Nguyên nhân của tình trạng này trước hết bắt nguồn từ những quan điểm truyền thống và những tư tưởng định kiến trong các xã hội về sự trọng nam khinh nữ tại nhiều quốc gia Từ đó dẫn đến sự hạn chế trong các cơ hội để phụ nữ tiếp cận nền giáo dục và đào tạo, việc lựa chọn ngành nghề, cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn Sự phân bổ nam nữ lao động trong các ngành nghề khác nhau và sự sắp xếp lao động và vị trí công việc trong cùng một ngành nghề lĩnh vực cũng có những khác biệt rõ rệt ảnh hưởng lớn đến sự khác biệt trong thu nhập Ngoài ra, phụ nữ cũng có ít cơ hội tiếp cận hơn đối với các dịch vụ cũng như nguồn lực cơ bản khác như nước sạch, giao thông và thị trường, nguồn vốn , điều này cũng có ảnh hưởng nhất định đến việc cải thiện tình trạng và vị thế kinh tế của họ.

Báo cáo Triển vọng Xã hội và việc làm của thế giới trong năm 2018 cho thấy trên phạm vi toàn cầu, thu nhập trung bình của phụ nữ thấp hơn nam giới tới 23%.

Riêng tại khu vực châu Á, phụ nữ chỉ kiếm được bằng khoảng 70 - 90% so với nam giới Một trong những nguyên nhân lý giải thực tế này là do phụ nữ chủ yếu đảm nhận những công việc được trả lương thấp nhất và chủ yếu làm việc trong những khu vực không chính thức.

Tại Liên minh châu Âu, mức chênh lệch trong thu nhập giữa nam và nữ là khoảng 16% Cụ thể, nếu nam giới kiếm được 1 Euro trong một giờ làm việc thì con số này ở nữ giới chỉ được trung bình là 84 Cent.

Tỷ lệ bất bình đẳng thu nhập giữa hai giới tại Mỹ thậm chí còn cao hơn châu Âu, với lao động nữ được trả lương thấp hơn lao động nam tới 20%.

11

Ngày đăng: 13/04/2024, 22:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN