Quản trị học đại cương đề tài lý thuyết tâm lý – xã hội

13 1 0
Quản trị học đại cương đề tài lý thuyết tâm lý – xã hội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 5 PHẦN II: NỘI DUNGLý thuyết Tâm lý – Xã hội1.Hoàn cảnh ra đời:Những năm 1920 đến những năm 1930, các nước công nghiệp phát triển, mứcsống người dân được cải thiện, năng suất lao đ

lOMoARcPSD|38842354 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  Khoa : Lưu trữ học- Quản trị văn phòng Môn: Quản trị học đại cương Đề tài: Lý thuyết Tâm lý – Xã hội Giáo viên: ThS Trần Bá Hùng Lớp: K21-Lưu trữ học Nhóm: 3 1 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 Mục lục Mục lục Giới thiệu: 3 PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU 4 PHẦN II: NỘI DUNG 5 1.Hoàn cảnh ra đời: .5 2.Các đại diện tiêu biểu: 5 2.1 Robert Owen ( 1771 – 1858 ): 5 2.2 Hugo Munsterberg ( 1863 – 1916 ): 5 2.3 Elton Mayo ( 1880 – 1949 ): 6 2.4 Abraham Maslow ( 1908 – 1970 ): 7 2.5 Mary Parker Follett ( 1863 – 1933 ): 7 2.6 D.Mc Gregor ( 1906 – 1964 ): 8 3 Nội dung: 8 4 Đánh giá: 9 4.1 Ưu điểm: 9 4.2 Nhược điểm: 10 5 Vận dụng: 10 PHẦN III: KẾT LUẬN .12 PHẦN IV:Danh mục tài liệu tham khảo 12 Danh sách từ viết tắc: 13 2 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 Giới thiệu Thành viên: Trần Thu Hà – 2156240039 Cao Nhật Vy – 2156240022 Nguyễn Hà An Thy – 2156240089 Võ Quang Anh – 2156240029 Nguyễn Văn Hoàng – 2156240046 Đặng Văn Cường – 2156240031 Lê Ngọc Hân – 2156240041 Nguyễn Thi Diễm Quỳnh – 2156240071 Nguyễn Hoài Dư – 2156240034 Nguyễn Thị Thanh Hằng – 2156240040 Phan Hữu Lộc – 2156240057 3 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU Lời mở đầu Việc quản trị có hiệu quả phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như kỹ thuật, môi trường, kinh tế, Bên cạnh đó cũng có một yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động quản trị và tổ chức đó chính là yếu tố tâm lý xã hội và yếu tố con người Nhưng các nhà khoa học quản trị cổ điển dường như không nhận ra điều đó, họ chú trọng đến năng suất của công việc và tổ chức mà không chú trọng yếu tố con người, vai trò của con người chỉ là một bộ phận nhỏ bé trong tổ chức Nhưng họ cũng có giới hạn, sẽ có lúc thấy mệt mỏi và chán nản dẫn đến bỏ việc Nhận ra điều này, các nhà khoa học quản trị đã tìm tòi, nghiên cứu và từ đây Lý thuyết Tâm lý Xã hội ra đời, lý thuyết này nhấn mạnh hiệu quả quản trị do năng suất lao động quyết định nhưng năng suất lao động lại bị tác động bởi các yếu tố tâm lý xã hội và tinh thần của con người Các đại diện tiêu biểu cho lý thuyết này bao gồm Robert Owen – người đầu tiên nói đến nhân lực trong tổ chức, Hugo Munsterberg – cha đẻ của ngành tâm lý học công nghiệp, Elton Mayo và D.Mc Gregor là hai người đã góp phần quan trọng trong công tác quản lý, Abraham Maslow – cha đẻ của tháp nhu cầu Họ điều là những người đã đóng góp công lao to lớn cho các phương pháp quản trị, mà cho đến nay các tác phẩm, nghiên cứu của họ vẫn còn được các nhà khoa học quản trị hiện đại nhắc nhở và sử dụng rộng rãi 4 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 PHẦN II: NỘI DUNG Lý thuyết Tâm lý – Xã hội 1.Hoàn cảnh ra đời: Những năm 1920 đến những năm 1930, các nước công nghiệp phát triển, mức sống người dân được cải thiện, năng suất lao động tăng, số giờ làm việc giảm xuống 50 giờ / tuần, sự can thiệp chính phủ vào các tổ chức, sự phát triển của các nghiệp đoàn lao động của công nhân, lý thuyết quản trị cổ điển không còn phù hợp, từ đó xuất hiện lý thuyết Tác Phong thuyết nhấn mạnh đến nhu cầu và nguyện vọng các thành viên, mối quan hệ con người Lý thuyết Tâm lý Xã hội bắt đầu xuất hiện ở Mỹ trong thập niên 30, được các nhà tâm lý học phát triển mạnh trong thập niên 60 Ngày nay, nhiều nước vẫn còn được nghiên cứu nhằm tìm ra những hiểu biết đầy đủ về tâm lý phức tạp của con người – một yếu tố quan trọng để quản trị 2.Các đại diện tiêu biểu: 2.1 Robert Owen ( 1771 – 1858 ): Kỹ nghệ gia người Anh – người đặt nền móng cho các nghiên cứu quản trị, là người đầu tiên nói đến nhân lực trong tổ chức Ông chỉ trích các nhà công nghiệp bỏ tiền ra phát triển máy móc nhưng lại không cải tiến được số phận của những “máy móc người” 2.2 Hugo Munsterberg ( 1863 – 1916 ): Ông nghiên cứu tâm lý ứng dụng trong môi trường tổ chức và được coi là cha đẻ của tâm lý học công nghiệp Cuốn sách nổi tiếng của ông “Tâm lý học và hiệu quả trong công nghiệp” xuất bản năm 1913, nhấn mạnh sự cần thiết phải nghiên cứu hành vi của con người một cách khoa học để tìm ra mẫu mực chung và giải thích những sự khác biệt của chúng Ông cho rằng nếu công việc được giao phó cho người lao dộng được nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng, phù hợp với kỹ năng và tâm lý của họ thì năng suất lao động sẽ cao hơn 5 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 2.3 Elton Mayo ( 1880 – 1949 ): Ông cho rằng sự thoả mãn các nhu cầu tâm lý của con người như muốn được người khác quan tâm, kính trọng, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp chung, muốn làm việc chung bầu không khí thân thiện giữa các đồng nghiệp vv Có ảnh hưởng đến năng suất và thành quả lao động của con người Phong cách cá nhân sẽ bị ảnh hưởng rất quan trọng bởi tập thể Nhà quản trị nên tìm cách thoả mãn tâm lý và tinh thần nhân viên để họ cảm thấy thoải mái và thân thiện khi làm việc, tạo cơ hội cho nhân viên nhận ra giá trị của mình trong tổ chức và không xem họ là “cổ máy” nữa Thí nghiệm tại nhà máy Hawthorne : Bối cảnh : Cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20, vào năm 1895 – 1905 Đây là giai đoạn có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các công ty cung cấp khí đốt và những công ty cung cấp điện Các công ty điện lực đã thắng thế, họ bắt đầu đẩy mạnh các chiến lược quảng cáo sản phẩm ( điện ) để bán trên thị trường Họ nói rằng nếu các nhà máy, doanh nghiệp lắp đặt bóng đèn chiếu sáng nhiều hơn thì năng suất lao động sẽ tăng Để tăng tính thuyết phục họ đã làm thí nghiệm, tại Hawthorne, nhà máy của Western Electric Company nhằm xem việc tăng giảm cường độ sáng có ảnh hưởng đến năng suất lao động hay không Và kết quả là không Năm 1927, Elton Mayo – giáo sư giảng dạy và nghiên cứu kỹ nghệ khởi công nghiên cứu tại nhà máy Western Electric’s Hawthorne Work để tìm hiểu động cơ nào thúc đẩy công nhân tại nhà máy này đạt thành tích cao Thực hiện thí nghiệm, công nhân được chọn được chia thành 2 nhóm:  Một nhóm được thí nghiệm thay đổi ánh sáng trong lúc làm việc  Nhóm đối chứng: ánh sáng được giữ nguyên Kết quả thí nghiệm: Năng suất lao động 2 nhóm đều tăng Sau đó cả 2 nhóm đều làm việc dưới điều kiện ánh sáng tự nhiên như trước khi thí nghiệm và năng suất vẫn tăng Cuối cùng người ta vẫn thấy rằng năng suất của nhóm thí nghiệm luôn luôn tăng, mặc dù ánh sáng giảm xuống Để đi đến kết luận, ông thử nghiệm với 20.000 công nhân và kết quả vẫn không đổi → Mayo kết luận rằng “sự gia tăng năng suất không phụ thuộc vào các nguyên nhân vật chất mà do một tập hợp những phản ứng tâm lý rất phức tạp “ Cả 2 nhóm nhân viên điều được quan tâm, động viên từ cấp trên một cách tận tình, đồng thời họ biết mình đang được chú ý, được quan sát và kết quả năng suất lao động của họ sẽ được so sánh với các nhóm khác Vì thế các công nhân đã đoàn kết, hỗ trợ, an ủi nhau 6 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 cùng làm việc có hiệu quả Đây mới chính là nguyên nhân chính làm tăng năng suất lao động chứ không phải cường độ ánh sáng Điều đó đã dẫn Mayo đến khám phá quan trọng đầu tiên: “khi công nhân được chú ý đặc biệt thì năng suất tăng lên” Tâm lý, quan hệ giữa người với người có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động 2.4 Abraham Maslow ( 1908 – 1970 ): Ông được biết đến với tháp nhu cầu, chủ trương việc động viên phải dựa vào nhu cầu Có 5 bậc nhu cầu của con người: + Bậc 1 Nhu cầu thiết yếu ( cơ bản nhất ) : thở, thức ăn, nước uống, tình dục, nghỉ ngơi + Bậc 2 Nhu cầu an toàn : cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khoẻ, tài sản được đảm bảo + Bậc 3 Được hoà hợp : muốn được trong 1 nhóm cộng đồng nào đó, muốn gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy + Bậc 4 Được tôn trọng : cần cảm giác được tôn trọng, kính mến, tin tưởng + Bậc 5 Thể hiện bản thân : muốn sáng tạo, được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình → Các nhà quản trị làm hết sức mình để đáp ứng nhu cầu của người lao động Sức thoả mãn tăng lên thì năng suất lao động cũng tăng gần như tương đương 2.5 Mary Parker Follett ( 1863 – 1933 ): Từ những năm 20, bà là nhà nghiên cứu quản trị và đã chú ý đến tâm lý trong quản trị, có nhiều đóng góp có giá trị về quan hệ xã hội trong quản trị và nhóm lao động Mary Parker Follett được xem là “mẹ đẻ của khoa học quản trị hiện đại” + Trong quá trình giải quyết vấn đề nhà quản trị phải quan tâm đến những người lao động Chú ý đến toàn bộ đời sống của công nhân bao gồm cả yếu tố kinh tế, tinh thần và tình cảm + Nhà quản trị phải năng động thay vì áp dụng nguyên tắc cứng nhắc Trong quá trình giải quyết vấn đề họ cần có sự phối hợp và sự phối hợp sẽ giữ vai trò quyết định đối với các hoạt động quản trị Bà đưa ra các cách thức phối hợp như sau : 7 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 • Sự phối hợp sẽ được thực hiện nhịp nhàng nhất khi NQT ra quyết định có sự tiếp xúc trực tiếp • Sự phối hợp giữ vai trò rất quan trọng suốt giai đoạn đầu quá trình hoạch định • Sự phối hợp phải nhắm đến các yếu tố trong mỗi tình huống cụ thể • Sự phối hợp được tiến hành liên tục 2.6 D.Mc Gregor ( 1906 – 1964 ): Đưa ra lý thuyết về bản chất con người và ngụ ý rằng động viên phải dựa vào bản chất đó + Thuyết X: ( lười biếng, không muốn nhận trách nhiệm, làm việc do người khác bắt buộc) bằng vật chất, giao việc cụ thể & kiểm tra đôn đốc + Thuyết Y: (siêng năng, chấp nhận trách nhiệm, sáng tạo trong công việc) bằng cách dành cho họ nhiều quyết định trong công việc, tôn trọng sáng kiến, tạo điều kiện để họ chứng tỏ năng lực 3 Nội dung: Tâm lý Xã hội ( thuyết Tác phong, thuyết Hành vi ) là những quan điểm quản trị nhấn mạnh đến vai trò của yếu tố tâm lý, tình cảm, quan hệ xã hội của con người trong công việc Lý thuyết này cho rằng hiệu quả của quản trị do năng suất lao động quyết định, nhưng năng suất lao động không chỉ do các yếu tố vật chất quyết định mà còn do sự thoả mãn các nhu cầu tâm lý xã hội của con người Quan điểm cơ bản của lý thuyết Tâm lý Xã hội là sự quản trị hữu hiệu tùy thuộc vào năng suất lao động của con người làm việc trong tập thể và lý thuyết này cho rằng yếu tố tinh thần có ảnh hưởng mạnh đối với năng suất của lao động Từ nhận thức đó, các nhà lý thuyết Tâm lý quản trị cho rằng các nhà quản trị nên thay đổi quan niệm về công nhân Họ không phải là những con người thụ động, thích được chỉ huy, thích được giao việc cụ thể Trái lại, họ sẽ làm việc tốt hơn, năng suất cao hơn, phát huy sáng kiến nhiều hơn, nếu được đối xử như những con người trưởng thành, được tự chủ động trong công việc Ngoài ra, các nhà quản trị phải cải thiện các mối quan hệ con người trong tổ chức, từ mối quan hệ giữa thủ trưởng với nhân viên, đến mối quan hệ giữa các đồng sự ngang hàng, vì con người sẽ làm tốt hơn trong một môi trường quan hệ thân thiện 8 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 4 Đánh giá: 4.1 Ưu điểm: Lý thuyết Tâm lý Xã hội đã bổ sung được những thiếu sót trong quan điểm quản trị của các nhà quản trị trước đó, cụ thể như sau: - Động viên không chỉ bằng yếu tố vật chất mà còn cả yếu tố tâm lý xã hội: yếu tố vật chất thường là lương bổng, phần thưởng, các ngày nghỉ trong tuần Nhu cầu xã hội là nhu cầu được gắn kết, mở rộng mối quan hệ trong tổ chức Ví dụ: Tết đến thì công ty tổ chức tất niên, giúp nhân viên giải tỏa căng thẳng và làm gần gũi hơn mối quan hệ giữa cấp trên - cấp dưới, đồng nghiệp – đồng nghiệp - Xem tổ chức, doanh nghiệp là một hệ thống xã hội: là tập hợp những người có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, là mạng lưới liên kết với nhau, tác động, hỗ trợ lẫn nhau từ đó NSLĐ tăng lên - Nhấn mạnh đến yếu tố con người trong công việc điều hành tổ chức: việc quản trị có hiệu quả hay không, không chỉ phụ thuộc vào yếu tố vật chất, kỹ thuật, Mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như yếu tố con người Vì trong một tổ chức bao giờ cũng có con người trong đó, có người lãnh đạo, có nhân viên Vậy nên cần nhấn mạnh, chú ý đến yếu tố con người, cần nhận ra tầm quan trọng của yếu tố này và biết được sự ảnh hưởng của nó đối với tổ chức - Chú trọng đến việc thoả mãn tinh thần công nhân ( điều mà các lý thuyết, quan điểm quản trị trước đó không có, họ cho rằng muốn tăng NSLĐ chỉ cần cải tiến máy móc – kỹ thuật, tăng cường kỉ luật, hình phạt công nhân, vv ) Các NQT của lý thuyết Tâm lý Xã hội đã phát hiện và chỉ ra được việc cần thoả mãn nhu cầu tinh thần của công nhân, vì nó cũng có mối liên hệ với NSLĐ Khi được thoả mãn các nhu cầu tâm lý, tình cảm, cảm xúc => tinh thần thoải mái => làm việc có năng suất => tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, kết quả lao động tốt Và ngược lại nếu có những bất mãn, ức chế, sự tác động tiêu cực => ảnh hưởng đến quá trình làm việc ( mất tập trung, buồn bã, áp lực, lo âu, căng thẳng, vv ) => NSLĐ thấp, kết quả lao động kém - Thừa nhận tập thể ảnh hưởng tới tác phong của mỗi cá nhân (Tinh thần, thái độ, kết quả lao động): khi được làm việc trong môi trường có cấp trên hướng dẫn tận tình, động viên, có kỉ luật, đồng nghiệp đoàn kết, chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình làm việc thì tác phong của cá nhân sẽ tốt Và ngược lại, trong một môi trường cấp trên không thông cảm, hay chỉ trích, la mắng, đồng nghiệp ghen ghét lẫn nhau, mất đoàn kết Cũng làm tác phong của cá nhân bị ảnh hưởng - Chỉ ra năng suất lao động không chỉ nằm ở yếu tố kỹ thuật, mà còn là sự thoả mãn đến các nhu cầu xã hội của nhân viên: hiệu quả quản trị phụ thuộc vào năng suất lao động, nhưng để NSLĐ tăng NQT không nên chỉ tập trung vào cải tiến kỹ thuật mà quên mất nhân viên của mình, NQT nên kết nối, hỗ trợ nhân viên Không nên xem họ là những cái máy 9 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 4.2 Nhược điểm: - Quá chú ý đến yếu tố xã hội mà chưa xem xét đến yếu tố kinh tế của con người Khái niệm “con người xã hội” chỉ có thể bổ sung cho khái niệm “con người kinh tế” chứ không thể thay thế: Chỉ tập trung vào giải quyết, thỏa mãn những nhu cầu của nhân viên, đây là điều không nên, NQT cần phải rèn luyện, kiểm tra về chuyên môn của nhân viên, không việc gì cũng chiều theo ý muốn của họ - Lý thuyết này coi con người là phần tử trong hệ thống khép kín mà không quan tâm đến yếu tố bên ngoài ( bỏ qua mọi sự tác động của yếu tố bên ngoài như chính trị, kinh tế, xã hội ) Quan hệ của con người trong tổ chức không hoàn toàn phụ thuộc vào tương quan nội bộ trong tổ chức, mà còn chịu sự chi phối của yếu tố bên ngoài và các yếu tố này thường nằm ngoài khả năng kiểm soát của NQT 5 Vận dụng: Lý thuyết Tâm lý Xã hội ra đời như đã thổi một làn gió mới vào quan điểm và hoạt động quản trị, từ đó đã có những đóng góp to lớn cho ngành Quản Trị và vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay - Vận dụng được Tháp nhu cầu của Maslow vào việc quản lý: Maslow cho rằng động viên nên dựa theo nhu cầu, vì nhu cầu, nguyện vọng của con người có liên hệ mật thiết với NSLĐ, nếu nhu cầu được đáp ứng, được thoả mãn => NSLĐ tăng Tháp nhu cầu ông tạo ra gồm có 5 bậc: Bậc 1: Nhu cầu thiết yếu ( nhu cầu thấp nhất và cơ bản nhất của mỗi người ) như: ăn, uống, ngủ, nghỉ, thở, tình dục, vv Bậc 2: Nhu cầu an toàn: có sức khoẻ tốt, gia đình khoẻ mạnh hạnh phúc, sống trong môi trường an ninh trật tự, vv Bậc 3: Nhu cầu hoà hợp: Được kết bạn, giao lưu với người xung quanh, bạn bè thân thiết, gia đình tin cậy, vv Bậc 4: Nhu cầu được tôn trọng: Được nêu ý kiến, được tôn trọng, được lắng nghe, vv Bậc 5: Nhu cầu thể hiện bản thân: Sáng tạo, thành đạt, được thể hiện mình, được ngưỡng mộ, được khen, vv Mỗi người đều có những bậc nhu cầu riêng, dựa vào nhu cầu nhưng không phải với ai cũng áp dụng một giải pháp như nhau Maslow cho rằng NQT nên tìm cách tìm hiểu nhu cầu cùa nhân viên ( tâm sự, an ủi, động viên, sử dụng các bảng hỏi, vv ) để biết được nhu cầu của nhân viên đang ở mức nào, từ đó đưa ra giải pháp quản lý phù hợp Ví dụ: Đối với nhân viên có nhu cầu thiết yếu ( chỉ cần đủ ăn đủ mặc ) => NQT sẽ có giải pháp tăng lương, tiền thưởng để thúc đẩy tăng NSLĐ Còn nhân viên có nhu cầu hoà hợp thì tổ chức các buổi tiệc, các chuyến đi chơi để giúp mọi người có thể giải toả căng thẳng và quan trọng là làm gần gũi hơn mối quan hệ giữa mọi người trong công ty 10 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 - Từ Lý thuyết Tâm lý Xã hội NQT đã điều chỉnh cách cư xử với nhân viên, NQT biết thông cảm cho nhân viên hơn không bóc lột, ép họ làm việc quá sức Khen thưởng và phạt cũng tinh tế hơn, khen thưởng trước tập thể, khiển trách cá nhân, việc khen chê cũng trở nên nghệ thuật hơn ( không như lúc trước đề cao phải phạt trước tập thể, đưa ra các hình phạt nặng ) - Nhà quản trị cần phải biết tạo động lực làm việc cho nhân viên bằng cách khen thưởng Nếu như các khoản thưởng tạo ra động lực tài chính thì khen tạo ra động lực tinh thần thúc đẩy tinh thần làm việc hăng say hơn, sáng tạo hơn , tạo thêm động lực cho nhân viên làm việc có hiệu quả hơn - Nhà quản trị phải biết lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ với nhân viên Lắng nghe nhưng phải thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng và chia sẽ những khó khăn, niềm vui, nỗi buồn của nhân viên sẽ mang đến sự trung thành, cống hiến hết mình với công việc Việc lắng nghe những ý kiến, quan điểm và những đóng góp đến từ chính nhân viên của mình sẽ giúp cho nhân viên có thêm sự hăng say, thoải mái trong công việc ( có tính năng động, sáng tạo hơn ) Từ đó kết quả lao động sẽ cao hơn - Nhà quản trị phải tin tưởng, đặt kỳ vọng vào nhân viên Kỳ vọng từ nhà lãnh đạo cũng là một trong những động lực khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên vô cùng hiệu quả Khi bạn trao đi một kỳ vọng vào một người nào đó sẽ tự định ngh椃̀a rằng đây chính là mục tiêu mà họ phải đạt được Bởi chẳng ai muốn làm mất đi sự công nhận từ người khác Họ sẽ tự động phấn đấu để có thể hoàn thành theo đúng với kỳ vọng mà bạn đặt ra - Nhà quản trị biết công nhận công sức và thành quả lao động của nhân viên, khen họ khi họ làm tốt bởi vì khi nhân viên đã cố gắng để hoàn thành công việc, nhưng NQT lại khiển trách, bác bỏ thì dần dần họ sẽ mất đi động lực để cố gắng, dần trở nên chán nản, máy móc và có thể dẫn đến bỏ việc - NQT cần cố gắng và nhìn xa hơn những giới hạn mô tả công việc của từng nhân viên Xác định những l椃̀nh vực nào để nhân viên của bạn phát huy năng lực cá nhân Bạn cần lưu ý nhận viên nổi trội mặt nào, những gì làm cho nhân viên hứng thú tham gia và tìm hiểu những cách thức thúc đẩy sự gắn bó Vì mọi nhân viên đều mong muốn được thể hiện bản thân vào những l椃̀nh vực mà họ nổi bật hoặc yêu thích Nhưng chú ý giao việc không chỉ theo năng lực và chuyên môn, mà còn phải chú ý đến sở thích ( người nhân viên có thích làm hay không? ) vì không phải ai giỏi việc gì cũng sẽ thích làm việc đó, khi giao việc không theo sở thích họ sẽ làm việc với sự chán nản => NSLĐ giảm - W.L.Gore & Associates và ý tưởng “dân chủ doanh nghiệp” ( ứng dụng học thuyết của Gregor) + Từ tay không, nay tập đoàn W.L.Gore đã có 8000 nhân viên, 45 nhà máy tại Mỹ, Anh, Đức, Nhật, Trung Quốc… với doanh số hàng năm hơn 2 tỷ USD Từ lúc thành lập đến nay, công ty chưa bao giờ thô lỗ dù trải qua nhiều cuộc khủng hoảng Tạp chí Fortune đã đưa tạp đoàn này vào top của các tập đoàn được nhân viên yêu mến và gắn bó nhất 11 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 + Mặc dù cái tên của công ty hơi khó nhớ, nhưng môi trường làm việc ở đây thật lý tưởng Gore thành lập năm 1960 là hãng sản xuất mọi thứ từ vải chịu thời tiết cho tới lưới phẩu thuật Công ty này đã dám thực hiện ý tưởng “dân chủ doanh nghiệp” của Doughlas Mc.Gregor + Tất cả nhân viên của Gore đều được coi như nhau, từ người mới cho tới người đã làm ở đây vài chục năm Thay cho ông chủ, họ có những nhóm trưởng, những người có tài năng và được mọi người noi gương + “Chúng tôi không cần theo các thứ bậc thông thường Chúng tôi có thể tới gặp trực tiếp người nào có thể giúp chúng tôi về một dự án hay quyết định nào đó”, Jenny Maher, thành viên nhóm truyền thông, cho hay - Từ lý thuyết Tâm lý Xã hội cho thấy họ khuyến khích NQT nên quản lý theo phong cách lãnh đạo dân chủ và phong cách lãnh đạo độc đoán chuyên quyền Họ phân chia quyền lực của mình, lấy ý kiến cấp dưới, cho phép nhân viên được ra quyết định, đóng góp ý kiến và sẽ chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước cấp trên - Những cấp trên và cả người lao động nên tạo bầu không khí cởi mở, đoàn kết lẫn nhau, thân thiện giữa mọi người với nhau để người lao động có tâm lí thoải mái khi làm việc - NQT nên giải quyết mâu thuận hoặc những xung đột giữa các nhân viên công bằng để họ cảm thấy được tôn trọng và an toàn khi làm việc PHẦN III: KẾT LUẬN Lý thuyết Tâm lý Xã hội đã mang lại những phương pháp quản trị có hiệu quả, vẫn được áp dụng cho đến ngày nay góp phần không nhỏ trong việc hoàn thiện sự thiếu sót cho các phương pháp quản trị khác Với quan điểm tiến bộ hơn, họ chú trọng đến tâm lý xã hội, nhu cầu, tinh thần của con người, đề cao vai trò con người và sự thoả mãn các nhu cầu sẽ giúp tăng NSLĐ, xem con người là yếu tố quan trọng trong hiệu quả quản trị Đồng thời giúp các NQT nhận ra tầm quan trọng của mình và rèn luyện tác phong chuyên nghiệp hơn Biết cách động viên, an ủi và gắn kết mọi người trong tổ chức với nhau, tạo ra hiệu quả cao trong quản trị PHẦN IV:Danh mục tài liệu tham khảo 1 Giáo trình Quản trị học - Trường Đại học Kinh tế Tài chính - Biên soạn: TS Trương Quang Dũng 2 Giáo trình Quản trị học cơ bản - Biên tập: Tiến Trương Chí 3 Giáo trình Quản trị học – Biên soạn : TS Nguyễn Thanh Hội và TS Phan Thăng – Nhà xuất bản Thống kê 4 Bài giảng Quản trị học – Trường Đại học Phạm Văn Đồng – Biên soạn : ThS Cao Anh Thảo 12 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 5 Sách Quản trị học – Khoa Quản trị kinh doanh – Trường Đại học Tài chính- Marketing 6 Giáo trình Quản trị học Đại cương – Đại học Bách Khoa Hà Nội – Nguyễn Quang Chương 7 https://m.facebook.com/nt/screen/?params=%7B%22note_id %22%3A2719115998352445%7D&path=%2Fnotes%2Fnote %2F&refsrc=deprecated&_rdr Danh sách từ viết tắc: 1 NQT: Nhà quản trị 2 NSLĐ: Năng suất lao động 13 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com)

Ngày đăng: 19/03/2024, 16:05

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan