Để điều hành một doanh nghiệp hoặc tổ chức một cách có hiệuquả thì đòi hỏi phải có phương pháp đúng đắn và phù hợp: một nguồn lực dồi dào, có trìnhđộ khoa học kĩ thuật và chuyên môn cao
lOMoARcPSD|38842354 Thuyết quản lý hành chính ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA LƯU TRỮ HỌC – QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG CHUYÊN NGÀNH LƯU TRỮ HỌC TIỂU LUẬN MÔN HỌC: QUẢN TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG Đề tài: THUYẾT QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH Giảng viên hướng dẫn: Th.S Trần Bá Hùng Nhóm thực hiện: Nhóm 5 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 Thuyết quản lý hành chính Lớp: Lưu trữ học K21 MỤC LỤC DANH SÁCH NHÓM 2 LỜI MỞ ĐẦU 3 PHẦN NỘI DUNG 3 I HOÀN CẢNH RA ĐỜI 3 II CÁC ĐẠI DIỆN TIÊU BIỂU 3 1 Henry Fayol (1841 -1925) 4 2 Maximilian Karl Emil Weber (1864 - 1920) 5 3 Chester Barnard (1886 - 1961) .6 III NỘI DUNG .6 1 Quan niệm và cách tiếp cận 6 2 14 nguyên tắc quản lý hành chính 9 IV ĐÁNH GIÁ ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM 11 1 Ưu điểm 11 2 Nhược điểm 12 V VẬN DỤNG 13 1 Ứng dụng vào hoạt động quản trị .13 2 Để vận dụng tốt lý thuyết này nào quản trị hiện nay 14 3 Kết luận 14 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 Thuyết quản lý hành chính DANH SÁCH NHÓM NHÓM 5 Phạm Tú Anh 2156240028 Nguyễn Thị Thùy Dung 2156240033 Nguyễn Thị Hiền 2156240042 Phạm Thị Út My 2156240059 Đặng Khánh Nhi 2156240066 Dương Mai Quỳnh 2156240069 Nguyễn Thị Như Quỳnh 2156240072 Trần Thị Thuỷ Thương 2156240088 Lê Thị Huyền Trang 2156240090 Nguyễn Thanh Uyên 2156240095 Võ Thanh Vy 2156240098 Lê Thị Tú Oanh 2156240103 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 Thuyết quản lý hành chính LỜI MỞ ĐẦU Xã hội ngày càng phát triển trong mọi lĩnh vực, nền công nghiệp thế giới đã bước lên một tầm cao mới, kéo theo đó là sự xuất hiện của rất nhiều doanh nghiệp (nhà nước hoặc tư nhân) hay tổ chức xã hội Để điều hành một doanh nghiệp hoặc tổ chức một cách có hiệu quả thì đòi hỏi phải có phương pháp đúng đắn và phù hợp: một nguồn lực dồi dào, có trình độ khoa học kĩ thuật và chuyên môn cao cùng với phẩm chất nhân cách “chuẩn” trong thời đại mới, đặt biệt là phương pháp tổ chức, quản lí Vì vậy, thuyết quản trị đã ra đời để đáp ứng nhu cầu ấy Theo Giáo Sư Vũ Thế Phú: “Quản trị là một tiến trình làm việc với con người và thông qua con người để hoàn thành mục tiêu của một tổ chức trong một môi trường luôn thay đổi Trọng tâm của tiến trình này là sử dụng hiệu quả những nguồn tài nguyên có hạn” Vậy làm thế nào để quá trình quản trị diễn ra có hiệu quả và năng suất làm việc của doanh nghiệp hoặc tổ chức đạt được tối ưu nhất? Nhà quản trị phải dựa trên những yếu tố nào để hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp hoặc tổ chức đã đề ra? Thấy được tầm quan trọng của vấn đề này, nhóm đã quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Thuyết quản lý hành chính” với đại diện tiêu biểu là Fayol PHẦN NỘI DUNG I HOÀN CẢNH RA ĐỜI Trong bối cảnh xã hội Châu Âu mà nhất là ở đất nước Pháp, nền Công nghiệp phát triển rất mạnh mẽ, công xưởng, máy móc, và công nhân tăng nhanh chóng Tuy nhiên đi cùng với phát triển đó thì nhiều cuộc nổi dậy của công nhân cũng đã diễn ra và được hưởng ứng rất đông đảo, điển hình như là cuộc khởi nghĩa của công nhân Li ông và nhiều phong trào tiêu biểu khác Trước tình hình đó ở trong lĩnh vực khoa học quản lý, thuyết quản lý hành chính đã được đưa ra bởi Henry Fayol Với hoàn cảnh trước đó là thuyết quản lý theo khoa học của Taylo đã được truyền bá và sử dụng rộng rãi ở trong các công trường công nghiệp, nhưng trong quá trình áp dụng đã bộc lộ ra được những điểm hạn chế và từ đó với sự ra đời của thuyết quản lý hành chính của Henry Faylo cũng đã khắc phục được những điểm hạn chế đó của thuyết quản lý theo khoa học trước đó II CÁC ĐẠI DIỆN TIÊU BIỂU Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 Thuyết quản lý hành chính 1 Henry Fayol (1841 -1925) Nhà quản trị tiêu biểu Henry Faylor (Pháp) và các công sự đã đặt nền móng cho quản trị hành chính Henry Fayor (1841 -1925) sinh ra trong một gia đình tư sản Pháp Ông từng tốt nghiệp tại Học viện Khai thác mỏ Quốc gia ở Xanh- Ê Chiêng năm 1860 và cùng thời gian đó ông cũng bắt đầu với công việc của mình tại công ty khai thác mỏ “CFD” Nhiều năm sau đó ông trở thành giám đốc điều hành và giữ vị trí đó hơn 30 năm Với công việc và chức vụ của mình, ông tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong quản lý hành chính Cho đến năm 1918 ông ngừng hoạt động tại công ty và giành thời gian cho nghiên cứu Hình 2.1: Henri Fayol năm 1900 quản lý hành chính Năm 1916, ông xuất bản tác phẩm nổi tiếng Nguồn: slideshare.net “Quản trị công nghiệp và quản trị tổng quát” Administration Inductrielle et Generale) với tác phẩm này Fayor được xem là nhà sáng lập khoa học quản lý hiện đại Khác với Taylor, ông cho rằng sự sắp xếp tổ chức của nhà quản trị ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả làm việc, ông nhấn mạnh đến tầm quan trọng của nguyên tắc quản trị Ông là người đầu tiên trong lịch sử coi nguyên tắc quản trị là phương hướng của hoạt động quản trị Fayor cũng nhấn mạnh rằng một tổ chức muốn hoạt động có hiệu quả thì nhà quản trị cần tuân thủ đúng 14 nguyên tắc quản trị tổng quát Với thuyết quản lý hành chính Henry Fayor được coi là người đặt nền móng cho trị luận quản trị cổ điển, là “Taylor của châu Âu” [ CITATION TST \l 1033 ] và là “cha đẻ của thuyết quản lý hiện đại” [ CITATION HàV111 \l 2057 ] 2 Maximilian Karl Emil Weber (1864 - 1920) Max Weber (1864 - 1920) là một nhà xã hội học nổi tiếng người Đức, ông sinh ra trong một gia đình công chức Năm 1882, ông theo học và tốt nghiệp khoa Luật của trường Đại học Berlin vào năm 1889 Ông đã có Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 Thuyết quản lý hành chính rất nhiều đóng góp trong lĩnh vực khoa học khác nhau, trong đó phải kể đến thuyết quản lý thông qua việc phát triển một tổ chức quan liêu “bàn giấy” đây là phương thức hợp lý để tổ chức một công ty phức tạp [CITATION TSN01 \l 2057 ] Năm 1904, ông bắt đầu xuất bản một số sách trong những nghiên cứu của ông đăng lên tạp chí này, quan trọng nhất là Hình 2.2: Max Weber năm 1918 luận văn “ Nền đạo Đức Tin Lành và tinh thần Nguồn: amazon.com của chủ nghĩa tư bản” đây là tác phẩm nổi tiếng nhất của Weber, được coi là một văn bản sáng lập trong xã hội học hiện đại trong đó, ông nêu ra thuyết “Tổ chức hành chính lý tưởng” Ông được coi là “người cha của lý luận về tổ chức”[ CITATION Web08 \l 2057 ] 3 Chester Barnard (1886 - 1961) Chester Barnard (1886 - 1961) là nhà điều Hình 2.3: Chester Barnard hành doanh nghiệp người Mỹ Ông tốt nghiệp Đại Nguồn: https://fr.findagrave.com học Harvard và bắt đầu làm việc tại một Công ty Điện thoại Hoa Kì năm 1909 Sau nhiều năm hăng say cống hiến thì ông đã chính thức trở thành Chủ tịch Công ty New Jarsey Bell (1927) và giữ vị trí đó trong suốt 40 năm Nhiều năm với cương vị công tác của mình, ông đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm Để rồi vào năm 1938, ông đã cho ra đời tác phẩm “Các chức năng của Quản trị” (The functions of the executive) và đã trở thành một trong những tác phẩm kinh điển về quản trị học cho đến ngày nay III NỘI DUNG 1 Quan niệm và cách tiếp cận Theo Fayol, bất kỳ một tổ chức nào có hoạt động, mục tiêu nhất định nào đều có 6 hoạt động cơ bản, đó là: 1 Hoạt động chuyên môn 2 Hoạt động huy động vốn Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 Thuyết quản lý hành chính 3 Hoạt động thương mại 4 Hoạt động an ninh 5 Hoạt động kế toán – hạch toán 6 Hoạt động quản lý và trong tổ chức luôn có nhà quản lý, đối tượng quản lý Nhà quản lý cần có khả năng quản lý, chỉ đạo, vận hành, hoạt động hành chính còn đối tượng quản lý chủ yếu cần kiến thức chuyên môn Theo quan điểm của Fayol thì: “Quản lý hành chính là dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp và kiểm tra” Các mục tiêu chính của quản lý hành chính là: dự báo, hoạch định, tổ chức, biên chế và kiểm soát Quản lý hành chính là quá trình quản lý và phối hợp các hoạt động như lập kế hoạch, tổ chức, biên chế, lãnh đạo và kiểm soát Điều quan trọng cần đề cập là nhánh quản lý này tập trung vào các chức năng hành chính và tổ chức là quản lý và điều phối một tổ chức và không bao gồm sản xuất hoặc bán hàng Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 Thuyết quản lý hành chính 1: Dự đoán và lập kế hoạch: Đây là chức năng cơ bản của nhà quản lý Nhà quản lý phải có khả năng phán đoán chính xác, tầm nhìn chiến lược, kinh nghiệm và biết cách dùng người để có thể lập kế hoạch thích hợp tránh những rủi ro không cần thiết Thế nhưng, dự đoán và thực tế luôn có sự khác biệt và nhà quản lý phải khiến cho sự khác biệt đó không ảnh hưởng quá nhiều đến hoạt động của tổ chức Hình 3.1: Nhà quản lý cần biết dự đoán và lập kế hoạch Nguồn: https://timviec365.com VÍ DỤ: Dự đoán xây dựng cơ sở chế biến thủy sản bằng điện cho nhu cầu hấp sấy cá khô, không khói, bảo vệ môi trường, chi phí khoảng 300 triệu trong vòng 1 tháng Lập kế hoạch thời gian hoàn thành cơ sở mới, năng suất sản phẩm làm ra mỗi tháng và chi phí chi trả cho người công nhân 2: Tổ chức: Tổ chức tức là khả năng phân phối nguồn nhân lực, vật lực hợp lý, phù hợp với kế hoạch đã đưa ra để hoạt động có thể diễn ra một cách chính xác Một công ty phải được tổ chức để thành công trong tất cả các khía cạnh khác như tài chính hoặc sản xuất Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 Thuyết quản lý hành chính VÍ DỤ: Nhà quản trị là chủ cơ sở có trách nhiệm tổ chức, phân phối công việc theo từng công đoạn cho người công nhân và đảm bảo đủ thiết bị trong xưởng để hoạt động chế biến thủy sản không bị gián đoạn 3: Điều khiển (điều hành) Điều khiển là khả năng khống chế, thiết lập, vận hành tổ chức hoạt động đúng với mục tiêu đã đề ra Để làm được điều này nhà quản lý phải gương mẫu, chuẩn mực và có kiến thức phù hợp với tổ chức VÍ DỤ: Nhà quản trị điều hành công nhân trong việc chế biến thuỷ sản để đảm bảo đủ chỉ tiêu Và nhà quản trị phải có được sự tin tưởng của người công nhân để không xuất hiện xích mích trong nội bộ 4: Phối hợp Hình thức phối hợp là việc hợp tác, kết nối giữa người với người Với chức năng này nhà quản lý cần kết nối, thúc đẩy, điều hòa được mối quan hệ giữa các thành phần trong tổ chức Và đảm bảo sự cân bằng giữa các nhóm, phòng ban trong tổ chức Hình 3.2: Phối hợp trong công việc Nguồn: 1office.vn Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 Thuyết quản lý hành chính VÍ DỤ: Nhà quản trị giúp các công nhân phối hợp công việc với nhau để hoàn thành quá trình chế biến theo chuyền Và đảm bảo các chuyền cân bằng và hòa thuận với nhau 5: Kiểm tra Nhà quản lý cần nhận ra, phát hiện được những nhược điểm, khuyết điểm tiềm ẩn trong hoạt động của tổ chức Từ đó thay đổi, thích ứng với môi trường xã hội nhiều biến động để những thất bại không xảy ra và lặp lại Việc kinh doanh càng phức tạp càng trở nên quan trọng hơn là phải có cách quản lý hiệu quả VÍ DỤ: Nhà quản trị sẽ kiểm tra chất lượng sản phẩm xem có đạt yêu cầu hay không sau đó sẽ đóng gói và đem ra thị trường Hoặc thay đổi sản phẩm nhằm phù hợp với nhu cầu của thị trường 2 14 nguyên tắc quản lý hành chính 1: Chuyên môn hóa lao động: phân công lao động sao cho mỗi nhân viên chỉ nhận một hoặc một số công việc nhất định Đảm bảo quá trình lao động diễn ra hợp lý và chất lượng 2: Quyền hạn tương xứng với trách nhiệm: trách nhiệm và quyền hạn phải tương xứng với nhau Nếu yêu cầu một người trách nhiệm mà không đưa họ quyền hạn sẽ khiến họ khó hoàn thành công việc Còn một người có quyền hạn nhưng luôn đùn đẩy trách nhiệm sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn 3: Kỷ luật: là tuân theo những quy định của tổ chức, mang tính thống nhất và chuẩn mực nhằm đảm bảo chất lượng môi trường làm việc và hiệu quả trong hoạt động 4: Thống nhất chỉ huy: nghĩa là nhân viên chỉ được nhận mệnh lệnh từ một cấp trên 5: Thống nhất chỉ đạo: nghĩa là bất kì một hoạt động gì đều phải có người đứng đầu để thống nhất điều khiển, chỉ huy tổ chức 6: Lợi ích cá nhân phục tùng lợi ích tập thể: nguyên tắc này đã tự nói rõ Tuy nhiên, theo Fayol khi lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể mâu thuẫn cần phải giải quyết hài hòa, tránh trường hợp mâu thuẫn lợi ích Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 Thuyết quản lý hành chính 7: Trả công cho công nhân viên: khi trả công cần sự công bằng, hợp lý và đồng thời phải mang lại sự thỏa mãn cho cả chủ và nhân viên 8: Tập trung: quyền lực chỉ nên tập trung ở một nhóm người nhất định Tránh sự phân hóa quyền lực quá nhiều ảnh hưởng đến việc ra quyết định 9: Hệ thống cấp bậc: mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên là từ trên xuống dưới, mỗi thành phần trong hệ thống cấp bậc phải nhận rõ đúng vai trò, vị trí của mình và đảm bảo được các nguyên tắc được đặt ra 10: Trật tự: các nhân viên có bổn phận, công việc, trách nhiệm khác nhau và tuân theo đúng quy tắc tương xứng của tổ chức 11: Công bằng: cấp trên phải đối xử công bằng với cấp dưới đảm bảo sự hài hòa trong tổ chức 12: Ổn định trong bố trí, sắp xếp nhân lực: đảm bảo có mục tiêu rõ ràng, chuẩn bị chu đáo để hoàn thành công việc tốt hơn 13: Tinh thần sáng tạo: luôn sáng tạo trong mọi công việc Nhà quản trị nên chấp thuận và ủng hộ sáng kiến của cấp dưới trong công việc Điều này sẽ giúp hoạt động của tổ chức tốt hơn 14: Tinh thần đồng đội: trong tập thể cần sự đoàn kết hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau để có một kết quả tốt hơn Đoàn kết là sức mạnh IV ĐÁNH GIÁ ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM 1 Ưu điểm - Có cơ cấu rõ ràng: + Quản lí từ trên xuống dưới +Tập trung vào bộ máy lãnh đạo đảm bảo nguyên tắc (14 nguyên tắc) [ CITATION htt3 \l 2057 ] - Dễ thực hiện và làm cho người đọc dễ nhận biết công việc và thời gian thực hiện của các công tác Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 Thuyết quản lý hành chính - Tạo được 1 kỉ cương trong 1 tổ chức, thiết lập thành 1 hệ thống hoàn chỉnh (mọi thành viên phải chấp hành các nguyên tắc của tổ chức) Đảm bảo năng suất làm việc Hình 4.1: Tổ chức quản lý Nguồn: Luatvanquantri.com - Đánh giá cao vai trò của mỗi cá nhân trong tổ chức, chú ý đến mặt tinh thần và khuyến khích tài năng, tính sáng tạo, chủ động của họ VÍ DỤ: Người quản trị đối xử công bằng và thân thiện với cấp dưới của mình - Có sự công bằng, bình đẳng trong công việc… 2 Nhược điểm - Chưa chú trọng, đẩy mạnh phân cấp phân quyền giữa Trung ương với địa phương - Ban hành văn bản còn chậm so với nhu cầu thực tế - Thẩm quyền quản lý bộ ngành giữa Trung ương và địa phương còn chồng chéo mâu thuẫn - Nhu cầu hiện đại hóa áp dụng công nghệ còn chậm - Hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh - Tạo ra nhiều áp lực, gây sức ép tâm lý làm giảm khả năng sáng tạo trong công việc Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 Thuyết quản lý hành chính - Tình trạng tham nhũng “vặt” còn diễn ra (chính sách, giờ giấc, ) vì cơ chế thưởng phạt chưa rõ ràng VÍ DỤ: Không thực hiện đúng với chính sách đề ra, kỹ năng quản lý thời gian kém dẫn tới tình trạng đi làm muộn về nhà sớm, … Hình 4.2: Đi làm rễ vì không có kế hoạch quản lý Nguồn: UNICA Tóm lại, trong thực tiễn thì quản lý hành chính không thể hoàn thiện một cách tuyệt đối mà phải có quan điểm tổng hợp, phải biết kết hợp nhịp nhàng và linh hoạt các phương pháp quản lý với nhau để nâng cao hiệu quả quản lý chặt chẽ, bởi lẽ: (1) Đối tượng quản lý là những hệ thống phức tạp bao gồm nhiều yếu tố và nhiều mối quan hệ tồn tại và phát triển trong môi trường luôn biến động; (2) Tất cả các phương pháp quản lý đều hướng về con người mà bản chất con người là tổng hợp các mối quan hệ xã hội, con người hoạt động vì nhiều động cơ nên phải vận dụng tổng hợp các phương pháp; (3) Mỗi phương pháp quản lý đều có ưu nhược điểm riêng cần kết hợp lại để bổ sung cho nhau Tuy nhiên, nhà quản lý cần nghiên cứu và chọn một phương pháp quản lý chủ đạo làm tư tưởng quản lý để phù hợp với đối tượng quản lý, phát huy tốt nhất nội lực của từng cá nhân để tạo thành công cho đơn vị nói riêng và bộ máy nhà nước nói chung V VẬN DỤNG Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 Thuyết quản lý hành chính Theo kinh nghiệm cá nhân của Herry Fayol đã cho ra học thuyết quản lý hành chính Herry Fayol để ứng dụng quản lý trên phạm vi toàn cầu Theo các chức năng mà ông đã đưa ra như: lên kế hoạch, tổ chức, điều phối, chỉ đạo, kiểm soát cũng như các nguyên lý quản trị như: phân công công việc, thẩm quyền và trách nhiệm, kỷ luật, thống nhất sự chỉ huy, thống nhất về phương hướng, giảm bớt tầm quan trọng, trả công, tập trung và phân cấp, chuỗi vô hướng, mệnh lệnh, công bằng, ổn định về nhân sự, sự sáng tạo, tinh thần động đội đều có thể vận dụng vào quản lý.Vì vậy người quản lý có thể vận dụng thuyết này vào hoạt động quản trị hiện nay để đạt được mục tiêu chung, dẫn dắt sự phát triển của doanh nghiệp 1 Ứng dụng vào hoạt động quản trị Phân công lao động: nhằm chuyên môn hóa người lao động, tạo điều kiện để cho họ trở thành người sản suất lao động cao Phân công phải phù hợp,rõ ràng và tạo sự liên kết Quyền hạn: người quản lý phải có quyền hạn chính thức để ra quyết định, đồng thời phải có uy tín cá nhân (năng lực, kinh nghiệm và phong cách) Kỷ luật: công nhân phải tự nguyện tuân thủ nội qui của doanh nghiệp Kỷ luật tốt là nhờ tổ chức quản lý, điều hành có hiệu lực, nhờ thực hiện công bằng hợp lý trong đãi ngộ và nhờ thưởng phạt công minh Chỉ huy thống nhất: mỗi cấp dưới chỉ thực hiện một mệnh lệnh tõ mét cấp trên (tránh can thiệp vượt cấp với mệnh lệnh trái ngược) Chỉ đạo nhất quán: mỗi hoạt động phải được chỉ đạo theo mét kế hoạch tác nghiệp duy nhất của một cơ quan chức năng Hài hòa lợi ích: cá nhân phục tùng lợi ích chung, bộ phận phục tùng lợi ích toàn doanh nghiệp, xử lý hài hòa khi xung đột Thù lao hợp lý: trả lương thỏa đáng, sòng phẳng, công bằng Tập trung quyền lực: có hệ thống quyền lực thông suốt từ cao nhất đến thấp nhất Ổn định chức trách: hạn chế việc thuyên chuyển, đổi việc, tạo điều kiện học tập và tích lũy công việc Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 Thuyết quản lý hành chính Tinh thần đồng đội: tăng cương ý thức tập thể, đoàn kết hỗ trợ trong người lao động 2 Để vận dụng tốt lý thuyết này nào quản trị hiện nay - Người quản lý phải có năng lực thực sự, có hiểu biết về tâm lý, nhu cầu của các cá nhân trong tổ chức Cần phải có quy trình đào tạo người quản lý một cách bài bản, chân dung của người quản trị hiện đại phải có tầm nhìn, khả năng ngôn ngữ, biết áp dụng khoa học công nghệ có khả năng tư duy, có cái nhìn đa chiều - Mỗi tổ chức phải có những kỷ luật, nguyên tắc, đảm bảo chúng được thực hiện nghiêm túc cho mọi thành viên trong tổ chức để đảm bảo tổ chức hoạt động ổn định - Các cá nhân không phải lúc nào cũng nhận thức đúng năng lực của mình Vì vậy, cần phải tạo phương tiện để phát triển năng lực , đánh giá đúng năng lực của mỗi người trong công việc Khích lệ, động viên tinh thần, sự nhiệt huyết và trách nhiệm của họ trong công việc 3 Kết luận Vậy, chúng ta khẳng định rằng việc sử dụng các phương pháp hành chính trong quản lý doanh nghiệp là điều rất cần thiết và không thể thiếu Bởi lẽ nếu phương pháp kinh tế sử dụng những lợi ích vật chất để khuyến khích lao động làm việc năng suất sáng tạo và phương pháp giáo dục đánh vào tâm lý, tình cảm của công nhân nhằm thúc đẩy tính tự giác làm việc họ Thì ở phương pháp hành chính lại đưa người lao động vào quy củ, nề nếp, nâng cao tính kỷ luật và sự tuân lệnh thông qua những điều lệ, quy định, quy chế của doanh nghiệp Tuy vậy các phương pháp hành chính vẫn còn những điểm yếu: sự điều khiển của cấp trên còn mang nặng tính cưỡng chế thi hành đối với cấp dưới, do vậy mà họ thực hiện nhiệm vụ một cách bị động, không phát huy được tính sáng tạo, chủ động, lòng say mê nghề nghiệp của nhân viên đồng thời không duy trì được bầu không khí hợp tác gắn bó, thoải mái giữa người điều hành và cấp dưới Quản lý hành chính còn máy móc, cứng nhắc, dập khuôn nên dễ rơi vào kiểu quản lý quan liêu, chủ quan Tuy vậy không thể phủ nhận rằng quản lý hành chính là sự tổng hợp của các nhân tố quản lý để tạo thành sức mạnh trong doanh nghiệp Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 Thuyết quản lý hành chính PHẦN KẾT LUẬN Tóm lại, theo Fayol muốn tăng năng suất lao động điều kiện tiên quyết là tổ chức phải được sắp xếp một cách hợp lý, không phải tùy thuộc vào người lao động mà là ở người quản trị của tổ chức Điều này trái ngược hoàn toàn với học thuyết của Taylor và những người trước đã đưa ra Đồng thời thuyết "Quản trị một cách khoa học" và thuyết "Quản trị hành chính" cũng có chung quan điểm là muốn tổ chức vận hành một cách hiệu quả thì phải thông qua việc tăng năng suất lao động Có thể ở thời điểm đó, thuyết của Fayor đã dấy lên nhiều tranh cãi cũng như nghi ngờ về giá trị thực tế mà nó mang lại nhưng hiện tại không ai có thể phủ nhận được tầm quan trọng, lợi ích, và những giá trị đích thực mà nó đã đóng góp ở cả hai mặt lý thuyết và thực tế DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] T T Q Dũng, in Quản trị học, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH, p 110 [2] T V Đ Hà Việt Tùng, 02 11 2011 [Online] Available: https://tailieu.vn/doc/thuyet- quan-ly-hanh-chinh-866067.html [3] T N T H & T P Thăng, in Quản trị học, Nxb Thống Kê Hà Nội, 2001, p 51 [4] M Weber, “Dịch giả: Bùi Văn Nam Sơn, Nguyễn Nghị, Nguyễn Tùng, Trần Hữu Quang,” in Nền đạo đức Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản, Nxb Tri Thức Hà Nội, 2008 [5] [Online] Available: https://sg.docworkspace.com/d/sIG7Tr4eJAZ2u_IwG Th.S Cao Anh Thảo -Quản trị học - Trường ĐH Phạm Văn Đồng, Khoa Kinh tế -2018 https://dainganxanh.wordpress.com/2013/06/13/noi-dung-chu-yeu-dac-diem-uu- diem-va-han-che-cua-cac-phuong-phap-quan-ly/ https://khotrithucso.com/doc/p/van-dung-cac-phuong-phap-hanh-chinh-trong-quan- ly-kinh/90237? fbclid=IwAR33tN0G5AgP1Iif9tRdJHNf1elx88wd380zf22ttpxQFbHHWM4-K7G17 https://nhaquanlytuonglai.wordpress.com/2013/06/02/thuyet-quan-ly-hanh-chinh/ Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 Thuyết quản lý hành chính Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com)