1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tiểu luận môn xã hội học đại cương đề ảnh hưởng của dịch covid 19 tới hộ gia đình ở thành phố hồ chí minh và sự ứng phó

26 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 1,75 MB

Nội dung

HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNKHOA QUAN HỆ QUỐC TẾBÀI TIỂU LUẬNMÔN: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNGĐề : Ảnh hưởng của dịch Covid-19 tới hộ gia đình ở Thành phố Hồ ChíMinh và sự ứng

lOMoARcPSD|39108650 ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ BÀI TIỂU LUẬN MÔN: Xà HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG Đề : Ảnh hưởng của dịch Covid-19 tới hộ gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh và sự ứng phó Giảng viên: TS.Bùi Thị Minh Hà Sinh viên: Ngô Nguyên Đạt MSSV: 2157060029 Lớp: Quan hệ quốc tế Mã học phần: 2120SAI02102 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 2 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 Mục lục CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 4 1 Tên đề tài 4 2 Lý do chọn đề tài 4 3 Những cơ sở lý thuyết và thực tiễn của đề tài nghiên cứu .4 3.1 Khái niệm liên quan 5 3.2 Cơ sở lý luận của nghiên cứu 5 3.3 Cơ sở phương pháp, dữ liệu được vận dụng trong bài .5 CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6 1 Sơ lược về đại dịch Covid-19 6 1.1 Cơ chế lây lan của 2019-nCoV như thế nào? 6 1.2 Diễn biến của Đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới .6 1.3 Diễn biến của Đại dịch COVID-19 ở Việt Nam, đặc biệt ở thành phố Hồ Chí Minh 8 2 Thực trạng của đời sống kinh tế xã hội ở Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng trong giai đoạn dịch bệnh 11 3 Phân tích nguyên nhân hiện tượng, các yếu tố tác động đến trẻ em tại các hộ gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh .14 4 Bình luận về hiện tượng ảnh hưởng dịch Covid-19 đến trẻ em tại các hộ gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh 16 CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN 21 1 Đề xuất sự ứng phó 21 2 Kết luận 23 Tài liệu tham khảo 24 3 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1 Tên đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đối với sức khỏe tâm lý, mối quan hệ giữa các thành viên trong hộ gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh và sự ứng phó 2 Lý do chọn đề tài Đất nước ta đang thực hiện quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và tiến bộ khoa học công nghệ,tạo nên năng suất lao động xã hội cao Cùng với sự phát triển của xã hội,nhiều vấn đề mới nảy sinh, trong đó có vấn đề gia đình cũng có nhiều biến đổi phức tạp Gia đình ở nước ta, bên cạnh những bước phát triển mới, tiến bộ,thuận lợi cũng phải đối diện với rất nhiều thách thức và bước đầu có những dấu hiệu của sự khủng hoảng Những định hướng về xây dựng giá trị, chuẩn mực gia đình trong thời kỳ mới chưa rõ ràng và chưa trở thành học thuyết cho các gia đình noi theo Bởi vậy, nghiên cứu về gia đình nhằm xây dựng những luận cứ khoa học cho việc củng cố và phát triển gia đình là một trong những vấn đề quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam hiện nay Đặc biệt trong tình hình thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã và đang còn chịu ảnh hưởng của Covid-19 thì vấn đề về gia đình cũng trở thành một khía cạnh cần được đem ra bàn luận Bởi lẽ, chính thời gian giãn cách xã hội thì gia đình là nơi gắn bó với mỗi người trong giai đoạn ấy Trong giai đoạn Covid-19 diễn ra hết sức nguy hiểm tại Việt Nam, đặc biệt là ở Thành phố Hồ Chí Minh thì hầu hết tất cả các tầng lớp, lứa tuổi đều chịu ảnh hưởng bởi đại dịch này Đại dịch Covid-19 đã trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo và phát triển, đặc biệt đẩy các nhóm dễ bị tổn thương nhất – bao gồm phụ nữ làm việc trong các ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi đại dịch, người lao động không chính thức và trẻ em – rơi vào tình trạng thiếu thốn lâu dài và ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe tinh thần của họ Chúng ta vẫn thường hay nói “Trẻ em chính là tương lai của đất nước” Vì thế, việc bảo vệ sức khỏe của những mầm non này là điều cấp thiết, đặc biệt trong hoàn cảnh ảnh hưởng của đại dịch như thế này Xuất phát từ những suy nghĩ đó, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đối với trẻ em tại các hộ gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh và sự ứng phó” để giúp chúng ta hiểu rõ hơn những tác động bất lợi, sâu rộng, kể cả trực tiếp và gián tiếp mà đại dịch COVID - 19 đã gây ra đối với trẻ em sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh Từ đó, ta tìm ra những biện pháp để có thể giải quyết những vấn đề bất cập sẽ xảy ra đối với thế hệ trẻ em Đề tài nghiên cứu giữa giai đoạn trước giãn cách và trong giãn cách (từ tháng 5-tháng 10 năm 2022) 3 Những cơ sở lý thuyết và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 4 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 3.1 Khái niệm liên quan 3.1.1 Covid-19 là gì? COVID-19 (từ tiếng Anh: coronavirus disease 2019 nghĩa là bệnh virus corona 2019) là một bệnh đường hô hấp cấp tính truyền nhiễm gây ra bởi chủng virus corona SARS-CoV-2 và các biến thể của nó Đây là một loại virus mới phát hiện điều tra ổ dịch bắt nguồn từ khu chợ lớn chuyên bán hải sản và động vật ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc1 Virus gây viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người Ngoài chủng virus corona mới phát hiện này, đã có 6 chủng virus corona khác được biết tới ngày nay có khả năng lây nhiễm ở người sang người Bệnh được phát hiện lần đầu tiên trong đại dịch COVID-19 năm 2019–2020 3.1.2 Khái niệm về sức khỏe tâm thần Theo WHO, sức khỏe tâm thần là một phần không thể thiếu của sức khỏa và được định nghĩa là “Trạng thái lành mạnh mà trong đó, cá nhân nhận ra những năng lực của chính mình, có thể đương đầu với stress thông thường của cuộc sống, có thể làm việc năng suất và hiệu quả và có thể tạo ra những đóng gop cho chính cộng đồng của mình” 2(WHO, 2001,1) Theo từ điển tâm lý học, sức khỏe tâm thần là một trạng thái thoải mái, dễ chịu về tinh thần, không có các biểu hiện rối oạn về tâm thần, một trạng thái đảm bảo cho sự điều khiển hành vi, hoạt động phù hợp với môi trường” (Vũ Dũng, 208, tr719) Cách định nghĩa của Việt Nam cũng thống nhất với cách định nghĩa của WHO Theo nghĩa này, sức khỏe thể chất là nền tảng cho sự lành mạnh và hoạt động chức năng hiệu quả cho cá nhân và cộng đồng Nó không chỉ là việc vắng những bệnh tâm thần, về trạng thái và khả năng Sức khỏe tâm thần và sức khỏe thể chất không thể tồn tại một mình 3.2 Cơ sở lý luận của nghiên cứu - Lý thuyết đoàn kết xã hội và phân công lao động của E.Durkheim - Lý thuyết mâu thuẫn xã hội của C.Mác và Ph.Ăngghen - Lý thuyết tiếp cận văn hóa - Lý thuyết phân tầng xã hội 3.3 Cơ sở phương pháp, dữ liệu được vận dụng trong bài - Cơ sở phương pháp: + Phương pháp thu thập thông tin: sử dụng bảng khảo sát “Ảnh hưởng của dịch Covid-19 tới hộ gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh và sự ứng phó” +Phương pháp tổng quan tài liệu: sử dụng có minh chứng từ bài khảo sát “Ảnh hưởng của dịch Covid-19 tới hộ gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh 1 Coronavirus (2022) https://www.who.int/health-topics/coronavirus#tab=tab_1 2 Sức khỏe tâm thần ở Việt Nam (2022) https://www.who.int/vietnam/vi/health-topics/mental-health 5 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 và sự ứng phó” và các thông tin chính thống từ các nguồn, +Phương pháp phân tích tài liệu: nghiên cứu, phân tích, tìm ra đề tài từ bài khảo sát “Ảnh hưởng của dịch Covid-19 tới hộ gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh và sự ứng phó” và chọn lọc thông tin từ các nguồn, - Dữ liệu từ: + Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) + Khảo sát “Ảnh hưởng của dịch Covid-19 tới hộ gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh và sự ứng phó” môn Xã hội học từ sinh viên +Các bài báo: Báo Lao động, Báo Nhân dân, CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1 Sơ lược về đại dịch Covid-19 1.1 Cơ chế lây lan của 2019-nCoV như thế nào? Virus này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây lan từ người sang người Điều quan trọng cần lưu ý là sự lây lan từ người sang người có thể xảy ra liên tục Ở người, virus lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh.Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng virus, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến ngườixung quanh bị phơi nhiễm.Virus cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt họ Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh.3 1.2 Diễn biến của Đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính từng ngày 15/7/2022 trên thế giới đã có 556.897.312 ca nhiễm, trong đó đã có 6.356.812 ca ghi nhận đã tử vong vì dịch bệnh Covid4 3 Hỏi - đáp: COVID-19 lây truyền như thế nào? (2020) https://www.who.int/vietnam/vi/news/detail/14-07-2020-q- a-how-is-covid-19-transmitted 4 WHO Coronavirus (COVID-19) Dashboard (2022) https://covid19.who.int/ 6 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 Vào ngày 30/1/2020, WHO ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu (PHEIC) rồi sau xác nhận đây là "đại dịch toàn cầu" vào ngày 11/3/2020 Việc WHO công bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu sau 3 tháng kể từ khi căn bệnh này xuất hiện đã phản ánh khả năng virus lây lan trên diện rộng về mặt địa lý5 Mục đích của WHO là mong muốn tất cả các nước trên thế giới cần có hành động khẩn cấp và quyết liệt để kiểm soát tình hình và khống chế sự lây lan của virus Trước khi tuyên bố COVID-19 là đại dịch, WHO đã phải cân nhắc khá thận trọng bởi trong quá khứ đã có những tranh cãi về việc tuyên bố đại dịch cúm A/H1N1 năm 2009 gây ra tình trạng hoảng loạn không cần thiết, khiến các cơ sở cấp cứu quá tải và khiến nhiều nước phải bội chi để mua thuốc kháng virus Đến ngày 11/3/2021, tròn 1 năm WHO tuyên bố COVID-19 là "đại dịch toàn cầu", từ tâm dịch Vũ Hán, SARS-CoV-2 đã xuất hiện ở hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ với 118,5 triệu người mắc COVID-19, trong đó 2,63 triệu người tử vong6 Mỹ là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất với 540.585 người tử vong trong tổng số hơn 29,8 triệu ca mắc Tiếp đó là Ấn Độ với 158.123 ca tử vong trong tổng số gần 11,3 triệu ca mắc Brazil đứng thứ ba với tổng số hơn 11,1 triệu ca mắc.Tại khu vực châu Á, Malaysia ghi nhận 317.717 ca mắc, 1.191 trường hợp tử vong Indonesia có suýt soát 1,4 triệu ca mắc và 37.932 ca tử vong Philippines có 603.308 ca mắc Vượt qua được những thời gian khó khắn đó thì cuộc sống dần trở lại bình thường Ngày 24/11/2021, một biến thể mới của COVID-19 có ký hiệu B.1.1.529 đã được báo cáo lên WHO Biến thể mới này lần đầu tiên được phát hiện trong các mẫu xét nghiệm được thu thập ngày 11-11 tại Botswana và ngày 14-11 tại nước láng giềng Nam Phi Ngày 26/11, WHO đã đặt tên biến thể B.1.1.529 là Omicron và phân loại biến thể này là Biến thể đáng lo ngại (VOC).Đến ngày 9/2/2022, ông Abdi Mahamud, giám đốc quản lý sự cố của WHO, cho biết, 130 triệu ca mắc mới và 500.000 ca tử vong trên toàn thế giới đã được ghi nhận kể từ khi biến thể Omicron được tuyên bố là Biến thể đáng lo ngại vào cuối tháng 11 năm ngoái.7 Kể từ đó, Omicron đã vượt Delta trở thành biến thể chủ đạo trong đại dịch COVID-19 trên thế giới vì khả năng lây lan nhanh hơn cho dù có vẻ gây bệnh ít nghiêm trọng hơn.Biến thể mới đang khiến dịch COVID-19 lây lan nhanh Tuy nhiên, sau hơn 2 năm ứng phó, nhiều nước đang chủ động thích ứng tốt với làn sóng dịch mới này, giảm tỉ lệ ca chuyển nặng, tử vong và từng bước trở lại cuộc sống trước đại dịch 5 Thếế giới thay đổi hướng tiếếp cận trong ứng phó với dịch bệnh như thếế nào? (2022) https://www.baolaocai.vn/bai-viet/355384-the-gioi-thay-doi-huong-tiep-can-trong-ung-pho-voi-dich-benh-nhu-the- nao 6 Tròn 1 năm WHO tuyến bốế COVID-19 là "đại dịch toàn cầầu" (2021) https://www.baothaibinh.com.vn/news/24/123361/tron-1-nam-who-tuyen-bo-covid-19-la-dai-dich-toan-cau 7 Từ đại dịch tới “bệnh đặc hữu” – Bài 1: Hai năm, thế giới vượt “cú sốc COVID-19” (2022) https://rgl.mobi/hAREm 7 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 Liên minh châu Âu (EU) dỡ lệnh cấm du lịch, cho phép du khách đến từ các quốc gia ngoài khối nhập cảnh với điều kiện đã tiêm hai mũi vắc xin Tuy nhiên, mỗi nước thành viên vẫn có một số quy định phòng dịch riêng Từ 1/3/2022, du khách đã tiêm hai mũi vắc xin COVID-19 được vào châu Âu du lịch, mũi thứ hai cách ngày nhập cảnh ít nhất hai tuần, và không quá 270 ngày Những người đã tiêm quá chín tháng phải tiêm mũi tăng cường Người khỏi COVID-19 và phục hồi trong vòng 180 ngày cũng được chấp thuận.8 Pháp bỏ yêu cầu trình diện giấy chứng nhận âm tính COVID-19 với du khách đã tiêm đủ vắc xin kể từ tháng 2/2022 Việt Nam nằm trong danh sách vùng xanh Từ ngày 28/2/2022, du khách cũng không bắt buộc đeo khẩu trang khi vào nhà hàng, quán cà phê hay không gian trong nhà Áo yêu cầu mọi du khách nhập cảnh phải trình giấy chứng nhận tiêm đủ vắc xin (ít nhất hai mũi) hoặc chứng nhận khỏi bệnh; hoặc kết quả âm tính nếu xét nghiệm PCR trong 72 giờ hoặc test nhanh trong 24 giờ Các nhà hàng, quán bar, bảo tàng, rạp hát và cáp treo tại khu trượt tuyết chỉ chấp nhận chứng nhận tiêm chủng hoặc khỏi bệnh9 Bỉ quy định khách cần có kết quả âm tính nếu xét nghiệm PCR trong 72 giờ hoặc test nhanh trong 24 giờ, giấy chứng nhận tiêm chủng hoặc khỏi bệnh, và phải khai báo những nơi đã đến trong vòng sáu tháng Nếu du khách ở lại đây dưới 48 tiếng thì không cần khai báo Quy định đeo khẩu trang không bắt buộc ở ngoài trời, nhưng vẫn có hiệu lực trong các không gian kín, phương tiện công cộng Bên cạnh giấy chứng nhận tiêm chủng, du khách đến Albania, Bulgaria, Đan Mạch chỉ cần cung cấp thêm kết quả xét nghiệm âm tính PCR, có thời hạn trong vòng 72 giờ Hy Lạp, Ireland, Lithuania không yêu cầu khách xét nghiệm PCR trước khi nhập cảnh, nếu đã tiêm đủ Các địa điểm công cộng, du lịch đều mở cửa nhưng giới hạn công suất.10 Hành khách vẫn bị bắt buộc đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng Như vậy, dù các ca F0 vẫn tiếp tục tăng ở nhiều nơi trên thế giới, thậm chí tại một số khu vực dịch COVID-19 vẫn còn rất nóng, song bức tranh chung toàn cầu đã mang màu sắc tươi tắn hơn Đoàn kết chống kẻ thù chung, thế giới loài người đã vượt qua cú sốc "đại dịch" để trong thời gian tới sẽ nhìn nhận COVID-19 là bệnh đặc hữu Sống chung an toàn với SARS-CoV-2 không còn là khẩu hiệu mà đang dần trở thành hiện thực tại những quốc gia có tỉ lệ tiêm chủng cao, năng lực xét nghiệm khổng lồ và hạ tầng dữ liệu y tế mạnh 1.3 Diễn biến của Đại dịch COVID-19 ở Việt Nam, đặc biệt ở 8 Châu Âu đón khách du lịch nước ngoài từ 1/3 - VnExpress (2022) https://vnexpress.net/chau-au-don-khach-du- lich-nuoc-ngoai-tu-1-3-4432127.html 9 COVID 19 - Các biện pháp y tế được áp dụng tại Pháp và biên giới (cập nhật ngày 16 tháng 2 năm 2022) (2022) https://vn.ambafrance.org/COVID-19-Cac-bien-phap-y-te-duoc-ap-dung-tai-Phap-va-bien-gioi-cap-nhat-ngay-16 10 Hai năm đại dịch COVID-19: Nỗ lực đưa cuộc sống trở lại bình thường | Sức khỏe | Vietnam+ (VietnamPlus) (2022) https://www.vietnamplus.vn/hai-nam-dai-dich-covid19-no-luc-dua-cuoc-song-tro-lai-binh- thuong/777520.vnp 8 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 thành phố Hồ Chí Minh Cũng theo thông tin được cung cấp từ WHO thì Việt Nam chúng ta đã có tổng cộng 10.757.257 ca nhiễm (15/7/2022) và 43.090 ca tử vong.11 Ngày 1/3/2020, khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố COVID-19 là "đại dịch toàn cầu" thì Việt Nam mới chỉ ghi nhận 39 F0, chủ yếu liên quan chùm ca Vũ Hán và chùm ca từ chuyến bay Anh - Việt Nam đầu tháng 3-2020.Một năm sau, ngày 11/3/2021, chúng ta ghi nhận 2.533 bệnh nhân COVID-19, trong đó có 1.585 ca mắc do lây nhiễm trong nước Hai năm sau, tính đến sáng 11-3, Việt Nam có hơn 5,26 triệu ca nhiễm, đứng thứ 20/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, còn tính về số ca mắc trên 1 triệu dân thì nước ta đứng thứ 130 (bình quân cứ 1 triệu người có 53.253 ca mắc) Trải qua bốn đợt dịch với nhiều chủng virus: chủng Vũ Hán, chủng Alpha, chủng Delta, hiện là Omicron với các biến thể phụ BA.1, BA.2, BA.3, chiến lược phòng, chống dịch đã thay đổi từ "zero COVID-19" ở giai đoạn trước sang sống chung an toàn với dịch ở giai đoạn hiện nay Trong đó, chiến lược zero COVID thông 11 WHO Coronavirus (COVID-19) Dashboard (2022) https://covid19.who.int/ 9 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 qua truy vết để phát hiện sớm ca mới, ngăn chặn nguồn lây đã đạt được hiệu quả tốt ở 3 đợt dịch trước.Từ ngày 27/4/2021 khi đợt dịch thứ 4 bùng phát, tốc độ lây lan nhanh của chủng Delta khi đó đã khiến số mắc, số chuyển nặng và tử vong tăng rất nhanh, đặc biệt tại khu vực phía Nam.Thời điểm từ tháng 5 đến tháng 12/2021, dịch COVID-19 xoay vòng tại Bắc Giang, Bắc Ninh (miền Bắc), Đông và Tây Nam Bộ (miền Nam), đã có nhiều đợt giãn cách xã hội kéo dài, đặc biệt tại TP.HCM giãn cách xã hội các mức độ từ tháng 6 đến tháng 10, Hà Nội từ giữa tháng 7 đến tháng 10, nhiều hoạt động xã hội đã phải tạm ngưng, thậm chí đình trệ để chống dịch.12 Nhờ nhiều biện pháp tổng lực, dịch giảm tốc độ lây lan và giảm mức độ khốc liệt, giảm ca tử vong từ cuối tháng 9/2021, nhưng đầu tháng 11 lại tăng ở Tây Nam Bộ.Từ tháng 2/2022, do sự xuất hiện của chủng Omicron, số ca mắc tăng chưa từng thấy, mỗi ngày gần đây ghi nhận hơn 100.000 ca mắc mới Nhưng với các kinh nghiệm chống dịch và khả năng đáp ứng y tế sau 4 đợt dịch, mặc dù số mắc mới gần đây tăng cao nhưng số tử vong và chuyển nặng đều giảm nhiều Các hoạt động xã hội, kinh tế, giáo dục đã từng bước mở lại cùng với hiệu quả của hoạt động chống dịch và chiến lược "chung sống an toàn với COVID-19" áp dụng từ cuối tháng 10/2021.13 Đối với thành phố Hồ Chí Minh, dịch bệnh cũng diễn ra vô cùng phức tạp ở giai đoạn tháng 5 đến tháng 10 năm 2021 Ngày 29/4/2021, Thành phố ghi nhận ca nhiễm đầu tiên tại quận Bình Tân (từng tiếp xúc gần với trường hợp dương tính SARS-CoV-2 tại tỉnh Hà Nam) Đến ngày 18/5/2021, Thành phố phát hiện thêm 2 ca mắc cộng đồng tại Quận 7 và thành phố Thủ Đức, đều là nhân viên trong cùng một công ty, đều do biến chủng Delta Đến ngày 27/5/2021, Bệnh viện Nhân dân Gia Định phát hiện 3 trường hợp có triệu chứng đến khám tại bệnh viện và được tầm soát, chẩn đoán xác định nhiễm SARS-CoV-2 Từ 3 trường hợp này, Thành phố điều tra truy vết hàng loạt chùm ca nhiễm trong cộng đồng, điển hình là chùm ca liên quan điểm truyền giáo Phục Hưng tại Gò Vấp và nhiều trường hợp khác.14 Sau đó, tất cả các quận, huyện đều ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng Nếu như vào thời điểm đầu tháng 5/2021, số ca mắc chỉ lẻ tẻ ở một vài quận, huyện (tương đương dịch cấp độ 1) thì chỉ sau 4 tuần, chỉ số lây nhiễm đã chuyển sang cấp độ 2 (từ 20 ca đến dưới 50 ca mắc/100.000 dân/tuần) Số ca mắc trong tuần tiếp tục tăng nhanh từ 1.674 ca/tuần lên 3.317 ca/tuần Giai đoạn này, Thành phố 12 Mối lo từ XE và biến thể phụ Omicron mới phát hiện ở Trung Quốc (2022) https://laodong.vn/tu-lieu/moi-lo-tu- xe-va-bien-the-phu-omicron-moi-phat-hien-o-trung-quoc-1030717.ldo 13 (2022) https://moh.gov.vn/tin-lien-quan/-/asset_publisher/vjYyM7O9aWnX/content/so-ca-mac-covid-cao- benh-nhan-chuyen-nang-co-tang-khong- 14 ONLINE, T (2021) BV Gia Định tầầm soát hơn 2.000 nhần viến, bệnh nhần sau 3 ca nhiếmễ COVID-19 đếến khám https://tuoitre.vn/bv-gia-dinh-tam-soat-hon-2-000-nhan-vien-benh-nhan-sau-3-ca-nhiem-covid-19-den-kham- 20210527183452904.htm 10 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 Đại dịch COVID-19 đã khiến nhiều người dân, đặc biệt là những người ở khu vực nông thôn và dân tộc thiểu số rơi vào tình trạng nghèo đói do mất việc làm, thiếu việc làm và mất thu nhập Tới cuối tháng 6 năm 2020, ước tính khoảng 30.8 triệu người ở Việt Nam đã bị tác động tiêu cực bởi COVID-19 và 53.7 % người lao động phải đối mặt với việc giảm thu nhập17 Điều này thật sự đặt ra thách thức cho những nhóm người gặp bất ổn về tài chính, tiền nhà vượt quá khả năng chi trả, có nhu cầu cao về dịch vụ chăm sóc sức khỏe, người lao động thu nhập thấp và người có việc làm không chính thức11 Ví dụ, tỷ lệ nghèo trong số các hộ gia đình có người làm việc trong ngành may mặc có thể tăng gấp đôi từ 14% lên 28% do hậu quả của đại dịch Hơn nữa, việc mất 50% thu nhập có thể làm tăng gấp đôi tỷ lệ nghèo trong thời gian sáu tháng đối với các hộ gia đình làm việc trong ngành dệt may, may mặc và sản xuất hàng da Một nửa số hộ gia đình tại khu vực nông thôn được khảo sát bởi Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn cho biết thu nhập trung bình giảm 38,3% từ các hoạt động nông nghiệp; 73% hộ được khảo sát cho biết thu nhập của họ từ các hoạt động phi nông nghiệp giảm trung bình 46,8%.18 Sự bùng phát của dịch bệnh COVID-19 có thể dẫn tới tình trạng mất việc làm trên diện rộng, đặc biệt là đối với những việc làm không chính thức tại Việt Nam Nhiều người lao động từ “có việc làm” thành tạm thời bị cho nghỉ việc, thiếu việc làm hoặc thậm chí trở thành thất nghiệp trong đợt bùng phát đại dịch COVID- 19 Tính tới ngày 20/6/2020, tổng vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam đã giảm 15,1% so với cùng kỳ năm 2019 và Chỉ số Sức khỏe Doanh nghiệp do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đưa ra dự báo sẽ giảm từ 62,5% trong Quý I năm 2020 xuống 30,9% trong Quý II Khoảng 45,6% doanh nghiệp tư nhân và 25,8% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài báo cáo đạt được ít hơn 50% doanh thu so với kế hoạch đề ra trong Quý I năm 2020 Đến giữa tháng 4 năm 2020, khoảng 5 triệu người lao động mất việc làm do đại dịch, bao gồm 1,2 triệu (24%) người lao động trong ngành công nghiệp chế biến và sản xuất, 1,1 triệu người trong ngành bán buôn và bán lẻ (22%), và 740.000 người trong ngành Các phát hiện chính khách sạn (14,8%).19 Trong số 5 triệu người, 59% người bị tạm thời cho nghỉ việc, 28% bị cắt giảm hoặc luân chuyển công việc, 13% trở thành thất 17 Gần 31 triệu người mất việc, giảm thu nhập vì Covid-19 - VnExpress Kinh doanh https://vnexpress.net/gan-31- trieunguoi-mat-viec-giam-thu-nhap-vi-covid-19-4128450.html 18(2022).https://www.unicef.org/vietnam/media/9266/file/Ngh%C3%A8o%20%C4%91a%20chi%E1%BB%81u %20%E1%BB%9F%20tr%E1%BA%BB%20em%20Vi%E1%BB%87t%20Nam.pdf 19 Tác động của đại dịch COVID-19 đốếi với tình trạng sức khỏe tầm thầần kém ở trẻ em và thanh thiếuế niến, “bếầ nổi của tảng băng chìm” – UNICEF (2022) https://www.unicef.org/vietnam/vi/thống-cáo-báo-chí/tác-động-của- đại-dịch-covid-19-đốếi-với-tình-trạng-sức-khỏe-tầm-thầnầ -ở-trẻ-em 12 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 nghiệp Đến giữa năm 2020, Tổ chức Lao động Quốc tế ước tính 10,3 triệu người lao động đã mất việc làm hay bị giảm thu nhập do đại dịch COVID 1916 Một đánh giá do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tiến hành chỉ ra rằng trong số 46 tỉnh thành tham gia đánh giá, hơn 76% doanh nghiệp được khảo sát đã giảm giờ làm việc của nhân viên thông qua một loạt các lựa chọn từ áp dụng giờ làm việc linh hoạt đến cho nghỉ việc Đến giữa tháng Sáu năm 2020, số người được phê duyệt hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng 30% so với cùng kỳ năm 2019 Trong 5 tháng đầu năm 2020, 26.000 công ty đã dừng hoạt động, mức tăng 36% Phần lớn các hộ gia đình được khảo sát ở khu vực chưa phát triển tốt cho biết có thành viên là lao động nhập cư bị tạm thời mất việc làm hoặc bỏ việc do đại dịch COVID-19 Hầu hết các người chồng, người vợ tham gia phỏng vấn đều cho biết tình hình việc làm của họ (công việc chính và việc làm thêm) bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch do nhiều người bị tạm thời cho nghỉ việc hoặc mất việc làm hoàn toàn Cụ thể, 57,4% hiện không có việc làm và 25,7% làm công việc được trả lương thấp hơn trong giai đoạn đại dịch Tình trạng mất việc làm khiến thu nhập của nhiều người và gia đình tại Việt Nam giảm đáng kể Khoảng 44,2% người tham gia cho biết họ không có thu nhập, 40,8% có thu nhập ít hơn trong giai đoạn giãn cách xã hội Tình hình việc làm của những người tham gia nghiên cứu trong bối cảnh đại 13 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 dịch COVID-19 Tại thành phố Hồ Chí Minh, đại dịch đã gây ra những tác động không nhỏ đến những nhóm người trong xã hội Người lao động không chính thức là nhóm dễ bị tổn thương nhất trong thị trường lao động trong bối cảnh khủng hoảng bởi COVID-19 do thiếu chế độ bảo trợ xã hội cơ bản liên quan đến đảm bảo thu nhập, nghỉ ốm và bảo hiểm y tế so với những người lao động chính thức Trong khảo sát thì phần lớn họ thuộc nhóm gia đình từ trung bình trở lên, tuy có bị ảnh hưởng đến thu nhập nhưng không thay đổi quá nhiều hoặc chỉ giảm tầm 10-15% mức thu nhập.20 Bên cạnh đó, số còn lại là những lao động tự do (như lái xe ôm, bán hàng rong hoặc bán vé số) với các công việc bị ảnh hưởng nặng nề, dẫn đến giảm 50- 70% hoặc mất thu nhập Như vậy, những thiệt hại này lại càng tạo thêm áp lực lên nguồn thu nhập bất ổn định mà các gia đình trên đang dựa vào 3 Phân tích nguyên nhân hiện tượng, các yếu tố tác động đến trẻ em tại các hộ gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh Đại dịch dường như đã làm tăng thêm những khó khăn cho các hộ nghèo và cận nghèo Nhiều gia đình trở nên nghèo hơn Mặc dù đã kiểm soát được sự lây lan bệnh dịch trong cộng đồng và phục hồi một số hoạt động kinh tế, các tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 tới thu nhập hộ gia đình sẽ vẫn còn nặng nề và kéo dài trong vài tháng, dẫn đến những khó khăn đáng kể không chỉ đối với cuộc sống hàng ngày của gia đình mà còn ảnh hưởng tới cả trẻ em Đại dịch COVID-19 và các biện pháp giãn cách xã hội đã gây xáo trộn tới việc các gia đình có trẻ em tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em, trong khi một số cơ sở chăm sóc sức khỏe bị quá tải với việc kiểm soát lây truyền COVID-19 Ta có thể thấy rằng, trong giai đoạn giãn cách, những hộ gia đình nằm trong khu vực phong tỏa sẽ không thể đi đến các cơ sở ý tế, bệnh viện để thăm khám nếu con họ mắc những bệnh không liên quan đến COVID-19.21Trong khi các gia đình sống trong các khu vực không bị phong tỏa vẫn có thể đưa trẻ tới các cơ sở chăm sóc y tế công - tư nhân hoặc tự điều trị Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của những đứa trẻ khi chúng gặp phải trường hợp cần phải chữa bệnh từ những cơ sở y tế ở tuyến trên Hầu hết cha mẹ có con trong độ tuổi tiêm chủng cho biết đã lỡ các đợt tiêm chủng do đại dịch COVID-19; tuy nhiên, hậu quả có thể khác nhau giữa trẻ em 20 Hốễ trợ người yếếu thếế trong dịch Covid-19: Hướng tiếếp cận dưa vào năng lưc cộng đốnầ g (2022) https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/ho-tro-nguoi-yeu-the-trong-di%CC%A3ch-covid-19-huong-tiep-can-du%CC%A3a-vao- nang-lu%CC%A3c-co%CC%A3ng-do%CC%80ng-1491883395 21 Kích thích sư phát triển của trẻ trong đại dịch COVID-19 (2022) https://ncov.vnanet.vn/tin-tuc/kich-thich-su- phat-trien-cua-tre-trong-dai-dich-covid-19/c8bb4d60-5460-4e29-94ce-11cd0408dec0 14 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 sống bên ngoài và bên trong khu vực bị phong tỏa Do lo sợ lây nhiễm trong các cơ sở y tế, nhiều cha mẹ đã hoãn lịch tiêm chủng để bảo vệ con khỏi nguy cơ lây nhiễm chéo COVID-19 tại những nơi đông người Trong khi đó, những người sống trong khu vực bị phong tỏa lỡ lịch tiêm chủng do trạm y tế xã đã dừng hoạt động tiêm chủng để ngăn ngừa sự lây lan của đại dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế Hơn nữa, các cơ sở y tế tuyến đầu này phải ưu tiên phần lớn nguồn lực cho công tác phòng chống COVID-19 tại các khu vực bị phong tỏa.22 Về sức khỏe tâm thần và tâm lý của trẻ em, đại dịch làm gia tăng sự căng thẳng, lo âu, và trầm cảm ở trẻ em Đại dịch chưa từng có này đã dẫn đến nhiều thay đổi lớn đối với trẻ em trong các hoạt động xã hội Do hậu quả của việc giãn cách xã hội và đóng cửa trường học, cuộc sống hàng ngày của trẻ em bị xáo trộn nặng nề Với tình trạng bị hạn chế trong bốn bức tường, sự buồn chán, thiếu động lực, thất vọng, căng thẳng, lo âu và trầm cảm có thể dẫn tới khủng hoảng về sức khỏe tâm thần và tâm lý đối với trẻ em Những gia đình tham gia phỏng vấn họ nói rằng con của họ sợ hãi về sự bùng phát của đại dịch COVID-19 và các em sợ bị lây nhiễm Các em không chỉ lo bản thân mình, mà còn lo cho các thành viên trong gia đình.23 Qua cuộc phỏng vấn, một số cha mẹ cũng cho biết có nhận thấy sự lo sợ ở con cái Một số em trong độ tuổi thanh thiếu niên cũng cảm thấy lo lắng mỗi khi có những thông tin cập nhật về đại dịch, như số ca mắc mới trên các phương tiện truyền thông xã hội Có một em đã sợ đến nỗi không dám chạm vào tờ bài tập về nhà do cô giáo phát vì sợ bị lây nhiễm 22 Tiếm phòng định kỳ trong mùa COVID-19: Những điếuầ cha mẹ cầần biếết (2022) https://www.unicef.org/vietnam/vi/nh%E1%BB%AFng-c%C3%A2u-chuy%E1%BB%87n/ti%C3%AAm-ph%C3%B2ng- %C4%91%E1%BB%8Bnh-k%E1%BB%B3-trong-m%C3%B9a-covid-19-nh%E1%BB%AFng-%C4%91i%E1%BB%81u-cha- m%E1%BA%B9-c%E1%BA%A7n-bi%E1%BA%BFt 23 Gia tăng lo ngại vếầ sức khỏe tầm thầần của trẻ em sau đại dịch COVID-19 | Sức khỏe | Vietnam+ (VietnamPlus) (2022) https://www.vietnamplus.vn/gia-tang-lo-ngai-ve-suc-khoe-tam-than-cua-tre-em-sau-dai-dich- covid19/789340.vnp 15 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 Trẻ em và gia đình sống trong các khu vực bị phong tỏa hoặc khu cách ly tập trung lại càng bất an lo lắng Một người bố tham gia nghiên cứu đã từng có thời gian sống trong khu vực bị phong tỏa cho biết khi một ca mắc mới được phát hiện trong khu phố, con trai anh ấy đã lo lắng, hoảng sợ và điều này ảnh hưởng xấu đến cả giấc ngủ Một người mẹ khác trong cuộc khảo sát cho biết khi gia đình phải chuyển tới khu cách ly tập trung trong mười bốn ngày, con gái chị đã rất sợ hãi Cô con gái 10 tuổi của chị cảm thấy khu cách ly tập trung như “nhà tù”, không có không gian để vui chơi chạy nhảy, cô bé ấy đã có tâm lý rất bức bối và khó chịu Đến khi hết thời gian cách ly thì bé gái đó đã phải mất khoảng thời gian khá lâu để lấy lại tâm lý bình thường.24 Ngoài ra, trẻ em ở độ tuổi tiểu học trở lên có xu hướng đối mặt với nhiều thách thức về sức khỏe tâm thần và tâm lý hơn so với trẻ ở tuổi mẫu giáo do khác biệt về nhận thức về môi trường xung quanh 4 Bình luận về hiện tượng ảnh hưởng dịch Covid-19 đến trẻ em tại các hộ gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh Ảnh hưởng của việc giãn cách xã hội đến học tập của học sinh là một trong những vấn đề rất quan trọng Nếu như trước giãn cách, học sinh đều có thể đến trường tham gia học tập cùng thầy cô, bạn bè Mỗi ngày đều tiếp thu kiến thức trực tiếp, không được tương tác với các bạn cùng lớp Điều đó có thể dẫn đến việc ảnh hưởng tâm lý của những đứa trẻ ấy Những trẻ em dưới độ tuổi 10, tầm khoảng lứa tuổi từ mẫu giáo đến tiểu học hầu hết ít chịu ảnh hưởng hơn Tuy nhiên theo khảo sát thì phần lớn lứa tuổi vị thành niên, đặc biệt là học sinh lớp 12 bị tác động của dịch bệnh ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tinh thần Bởi vì giai đoạn dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung cũng trùng với giai đoạn học sinh cuối cấp chuẩn bị cho kỳ thi đại học quan trọng nhất của mình, tâm sự của một học sinh đã trải qua thời gian ôn thi đại học trong giai 24 Khảo sát “Ảnh hưởng của dịch Covid-19 tới hộ gia đình ở Thành phốế Hốầ Chí Minh và sư ứng phó” 16 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 đoạn giãn cách, có nói: “Em học lớp 12 và kỳ thi tuyển đại học đến rất gần Khi em nghe tin về lệnh cách ly xã hội, học sinh không được đến trường và phải ở nhà, em lo lắng và không biết phải ôn tập, luyện tập hay bù đắp lượng kiến thức cần thiết để thi đại học như thế nào chị ạ”Áp lực từ bài vở, từ điểm số, tương lai của mình cùng với áp lực với nguy cơ trở thành bệnh nhân của virus đã tạo nên căng thẳng cho phần lớn những học sinh ở lứa tuổi này Học online cũng đặt ra một vấn đề cho việc tiếp thu kiến thức của trẻ em Bởi lẻ, giáo viên khó có thể chắc chắn rằng học sinh của mình sẽ tiếp thu một cách tốt nhất kiến thức đã cung cấp trên lớp Vấn đề này về lâu về dài ảnh hưởng rất nhiều đến kiến thức của học sinh Đặc biệt, chúng ta phải nói đến những gia đình thuộc tầng lớp lao động, công nhân bình thường, sống trong khu nhà trọ hay những khu lao động thì việc họ sắm cho con mình một thiết bị phục vụ cho việc học là điều rất khó khắn Chị H sống tại khu tập thể lao động tại Thủ Đức chia sẻ: “Trong thời gian COVID-19, việc học của con trai chị bị ảnh hưởng rất nhiều Vì gia đình chị toàn là lao động tự do, thời gian dịch bệnh không thể đi làm kiếm tiền nên không có khả năng mua cho con các phương tiện để học trực tuyến, không có máy tính hay điện thoại, Internet, nên con không tham gia được, mặc dù nhà trường vẫn tổ chức các lớp học trực tuyến qua Zoom.”25 Chính những thiếu thốn trong đại dịch đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng tiếp thu kiến thức cho các em học sinh 25 Khảo sát “Ảnh hưởng của dịch Covid-19 tới hộ gia đình ở Thành phốế Hốầ Chí Minh và sư ứng phó” 17 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 Bên cạnh đó, việc học tập online cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc bảo mật thông tin cá nhân Các trẻ em, đặc biệt là những đứa trẻ trong lứa tuổi thích khám phá thì khi chúng tiếp xúc với các thiết bị điện tử sẽ dễ truy cập vào những trang web Việc học từ xa, thường dựa vào các nền tảng trực tuyến, có xu hướng đi kèm với khả năng trẻ tiếp xúc với những nội dung không phù hợp, làm tăng nguy cơ trẻ bị xâm hại và bóc lột trên môi trường mạng.26 Thanh thiếu niên, đặc biệt là các em gái, có thể là mục tiêu của xâm hại và bắt nạt trực tuyến Thậm chí đã có một cuộc thi sắc đẹp dành cho các bé gái 12-15 tuổi, và yêu cầu các em gửi bốn bức ảnh khỏa thân để tham gia Sau khi học trực tuyến xong, một số trẻ lướt Internet và vào những trang web không phù hợp với lứa tuổi Mặc dù đôi khi trẻ không có chủ ý, nhưng những trang web đen tự nhảy ra và trẻ vô tình nhấn vào Những mâu thuẫn và bắt nạt trên môi trường mạng đôi khi vẫn xảy ra 27 Với việc trẻ em có nguy cơ bị bắt nạt trên môi trường mạng, cha mẹ tham gia nghiên cứu cho biết đã cố gắng bảo vệ con cái khỏi những tiếp xúc không cần thiết trên môi trường mạng thông qua các biện pháp kiểm soát do cha mẹ thiết lập trên các trình duyệt, và cài đặt quyền riêng tư nghiêm ngặt trên các ứng dụng và game trực tuyến Các quy tắc cho trẻ khi sử dụng các thiết bị số được đưa ra để giữ an toàn các thông tin cá nhân Đại dịch đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của trẻ em đặc biệt là sức khỏe Tham gia khảo sát phần lớn các gia đình thuộc diện gia đình khá giả Những gia đình này có khả năng lo được cho sức khỏe con cái được tốt Tuy nhiên, phần còn lại là những người lao động, thu nhập hằng tháng của họ đã không thể xoay sở cho cuộc sống bình thường huống chi là trong thời gian giãn cách Chính vì thế, tiền để chi trả cho vấn đề về sức khỏe trong gia đoạn dịch bệnh là điều đáng lo ngại cho những gia đình tầm trung này Việc không có chi phí để tiếp cận đến những phương pháp y tế hay chế độ dinh dưỡng cho người thân trong gia đình nói chung hay cho trẻ em nói riêng là một thách thức lớn, ảnh hưởng đến con trẻ rất là nhiều Đây cũng là mối lo ngại không chỉ trong thời gian đại dịch mà còn là trong tương lai.28 26 Tăng nguy cơ trẻ em bị xầm hại trến mối trường mạng trong đại dịch COVID-19 toàn cầầu - UNICEF https://www unicef.org/vietnam/press-releases/children-increased-risk-harm-online-during-global-covid-19- pandemic-unicef 27 An toàn mạng trong học online của trẻ (2022) https://dangcongsan.vn/ban-doc/y-kien-ban-doc/an-toan- mang-trong-hoc-online-cua-tre-606236.html 28 Nhận diện và điếầu trị những vếết thương vố hình (2022) https://special.nhandan.vn/nhandienvetthuon 18 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 Do áp dụng lệnh cách ly xã hội và đóng cửa trường học, đã tạo điều kiện cho trẻ em có nhiều thời gian hơn cho các hoạt động trực tuyến nhưng lại ít tập thể dục Hơn nữa, các bậc cha mẹ dường như ít kiểm soát chặt chẽ thời gian trẻ sử dụng điện thoại và lên mạng Điều này đã làm tăng nguy cơ làm cho trẻ em lười hoạt động hơn, dẫn đến việc có thể mắc một số bệnh như là: đau mắt, cận thị, béo phì, Ngoài ra, chất lượng dinh dưỡng của mỗi bữa ăn gia đình đã bị giảm đáng kể, hạn chế về sự đa dạng và chất dinh dưỡng thiết yếu Điều này chủ yếu do giá thực phẩm tăng, đặc biệt là thịt Xu hướng này kết hợp với tình trạng nhiều cha mẹ bị mất việc làm và vật lộn để duy trì thu nhập đủ sống, đặc biệt đối với các cha mẹ là lao động tự do hoặc làm việc trong các khu công nghiệp Nhiều gia đình tham gia nghiên cứu cho biết họ đã phải cắt giảm chi tiêu so với giai đoạn trước giãn cách, họ phải sử dụng thực phẩm có chất lượng thấp hơn và giá cao hơn bình thường, nhiều cha mẹ mất việc làm hoặc giảm thu nhập vốn trước đây chỉ ở mức đủ sống Đặc biệt, giá thịt lợn tăng cũng làm gia tăng gánh nặng Các gia đình sống ở khu bị phong tỏa, nơi mà áp dụng lệnh hạn chế đi lại, có xu hướng tích trữ thực phẩm hoặc nhận hỗ trợ thực phẩm từ chính quyền địa phương như mì và trứng Hậu quả dẫn đến nhiều gia đình phải ứng phó với khó khăn bằng cách giảm sự đa dạng trong bữa ăn và giảm chất lượng thức ăn Điều này khiến trẻ em không được ăn uống đủ dinh dưỡng cần thiết để phát triển tốt cả về thể chất và nhận thức29 Việc chăm lo cho con cái cũng bị tác động phần nào bởi những ngành nghề của ba mẹ Bởi lẽ trong giai đoạn sẽ có những ngành nghề bị ngừng trệ hay chuyển sang làm việc tại nhà, cũng có những ngành nghề vẫn phải đi tới nơi làm việc để làm, đặc biệt là những ngành nghề hoạt động nơi tuyến đầu nguy hiểm như: các bác sĩ, y tế tuyến đầu, các công an, bộ đội, Những phụ huynh thuộc các ngành như thế, họ phải hy sinh đi thời gian bên gia đình, bên các con để thực hiện sứ mệnh thiêng liêng của mình Con phải xa ba mẹ trong đại dịch, đồng nghĩa với việc sẽ khó có thể cảm nhận được hơi ấm, tình yêu thương của các bậc phụ huynh trong thời gian khó khăn này Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của những đứa trẻ Còn đối với những gia đình có cha mẹ làm việc tại cũng có nguy cơ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ Lý do hàng đầu ở đây là vì thời gian gia đình ở cạnh nhau ngày càng 29 (2022) https://bvcmay.thuathienhue.gov.vn/kien-thuc-y-khoa/bi-quyet-dinh-duong-du-phong-lay-nhiem- covid19.html 19 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com) lOMoARcPSD|39108650 nhiều có thể dẫn đến nhiều dẫn đến những tranh cãi không đáng có giữa ba mẹ với nhau hay giữa ba mẹ với con cái Chính những sự cãi vã đó cũng ảnh hưởng đến tâm lý của con cái rất nhiều Đối với trường hợp chị Thu-nhân viên Pr, có chồng là nhân viên thiết kế đồ họa Trong thời gian giãn cách hai vợ chồng cũng chuyển sang công việc làm tại nhà, vì thế sự cãi vã, bực tức cũng xảy ra thường xuyên Theo như tâm sự của chị, chị Thu bảo rằng: “Khi ở nhà, chị dễ nổi nóng với con hơn trước Có những ngày, chị quát con thậm chí đánh con mà chị cũng không thể kiểm soát được bản thân mình.”30 Cuối cùng, cuộc khủng hoảng COVID-19 cũng là tăng rủi ro trẻ em phải chứng kiến hoặc trở thành nạn nhân của nạn bạo lực, bóc lột và xâm hại Trẻ em phải đối mặt với bạo lực thể xác và lời nói từ người lớn trong gia đình Có sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với trẻ em sống trong những khu vực bị phong tỏa hay có thành viên trong gia đình đang bị cách ly tập trung Theo lời tâm sự của một người có con bị kỳ thị, phân biệt vì có người phải cách ly: “Sau khi một người thân trong gia đình tôi vừa tiếp xúc với F0 và được đưa tới khu cách ly tập trung, hàng xóm của chúng tôi không muốn con cái họ chơi với con trai tôi Họ nói rằng chơi với con trai tôi sẽ khiến con cái họ bị lây nhiễm Con trai tôi đã khóc rất nhiều.” 31 Sự kỳ thị này có thể sẽ dẫn đến nỗi khủng hoảng tâm lý đối với trẻ những-những đứa trẻ trong gia đoạn dễ bị tổn thương nhất Chúng sẽ lo lắng vì không biết mình đã làm gì sai để nhận lại sựu sai lánh như vậy Tâm lý ấy sẽ tạo cho chúng và những người kỳ thị một khoảng cách vô hình trong mối quan hệ xã hội Vấn đề về lâu về dài còn tác động xấu đến sức khỏe tâm lý của trẻ nhỏ, gây ra các bệnh như: rối loạn cưỡng lực, trầm cảm, tự kỷ, 30 Khảo sát “Ảnh hưởng của dịch Covid-19 tới hộ gia đình ở Thành phốế Hốầ Chí Minh và sư ứng phó” 31 Khảo sát “Ảnh hưởng của dịch Covid-19 tới hộ gia đình ở Thành phốế Hốầ Chí Minh và sư ứng phó” 20 Downloaded by ANH LE (bachvan14@gmail.com)

Ngày đăng: 19/03/2024, 16:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w