1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xã hội học đại cương đề tài hành động xã hội học

14 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Một trong những lý thuyết quan trọng mà Weber để lại đó là ông xác định đối tượng nghiên cứu của xã hội học là hành động xã hội.a Định nghĩa- Trong xã hội học, hành động xã hội được hiểu

lOMoARcPSD|38896048 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TPHCM Môn : XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG Đề tài : HÀNH ĐỘNG XÃ HỘI HỌC Giảng viên : Nguyễn Hữu Bình Nhóm 2 : Thành viên - Phạm Hoàng Thùy Dương - Dương Thị Thùy Dương - Nguyễn Đạt Bảo Nhi - Kim Thị Mỹ Như - Hồ Bách Chi - Lương Bảo My - Mai Nguyễn Minh Hiếu - Huỳnh Thị Anh Thư - Nguyễn Thị Kim Thoa - Lê Nguyễn Hoàng Minh Anh - Ngô Thị Tú Trinh - Nguyễn Xuân Khuê Anh - Nguyễn Thị Quỳnh Như TpHCM, ngày 25 tháng 10 năm 2022 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 1 Mở đầu a) Nguồn gốc - Hành động xã hội được tạo ra bởi các phong trào xã hội, các tổ chức, các đảng phái chính trị, và đã được đề cập đến trong hàng loạt lý thuyết hành động xã hội gắn liền với tên tuổi của các nhà xã hội Pareto, nhất là Max Weber, sau này T.Parson phát triển thêm và du nhập vào Mỹ - V Pareto nhà xã hội học người Ý, là người đầu tiên đưa ra khái niệm hành động xã hội Khi ông phân biệt hai loại hành động xã hội của con người là hành động mang tính logic và hành động phi logic - Tuy nhiên, người có công lớn nhất trong lý thuyết hành động xã hội là Max Weber - một trong những nhà lý luận có ảnh hướng lớn nhất khi những tranh luận xung quanh luận điểm của ông chưa bao giờ chấm dứt Một trong những lý thuyết quan trọng mà Weber để lại đó là ông xác định đối tượng nghiên cứu của xã hội học là hành động xã hội a) Định nghĩa - Trong xã hội học, hành động xã hội được hiểu cụ thể hơn và thường gắn với các chủ thể hành động là cá nhân Định nghĩa về hành động xã hội của Max Weber được coi là hoàn chỉnh nhất Theo ông, hành động xã hội là một loại ứng xử mà chủ thể gắn cho nó ý nghĩa chủ quan nhất định Weber đã nhấn mạnh động cơ bên trong chủ thể như là nguyên nhân của hành động và ông cho rằng, chúng ta có thể nghiên cứu được các yếu tố chủ quan thúc đẩy hành động - Cùng một hành động, nhưng ta có thể đánh giá đó là hành động xã hội hay không tùy thuộc vào động cơ của hành động đó Chẳng hạn, do sơ ý ta bắn một người nào đó bị thương thì hành động đó không được gọi là hành động xã hội Hành động trên chỉ được coi Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 là xã hội nếu như ta cố tình bắn vào người đó vì mục đích, động cơ nào đó, có thể do thù hằn, do gây gổ - Trong xã hội, các cá nhân hành động là để thực hiện hoạt động sống của mình: ví dụ như ta trồng cây là để thu quả, chúng ta đến cơ quan làm việc là để có tiền lương nuôi sống bản thân và gia đình Muốn nâng cao trình độ học vấn ta phải học đại học, khi còn là sinh viên ta phải học tốt, có kết quả giỏi để tìm được chỗ làm tốt, lương cao… Như vậy, đời sống xã hội là một tập hợp phức tạp bao gồm các hành động xã hội liên quan tới nhau, quy định lẫn nhau hoặc có khi xung đột lẫn nhau - Tiến sĩ Trần Thị Kim Xuyến (2007) NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh Trang 94 - 95 b) Hành vi và hành động xã hội - Khái niệm hành vi xã hội rất dễ bị nhầm lẫn với khái niệm hành động xã hội Nếu hành động xã hội là một loại ứng xử mà chủ thể gắn cho nó ý nghĩa chủ quan nhất định thì hành vi xã hội là nghiên cứu những phản ứng quan sát được của hành vi cá nhân khi họ trả lời các kích thích - Vậy nên hành vi của con người hoàn toàn máy móc, cơ học và không có sự tham gia của ý thức hay một yếu tố nào khác - Ví dụ như: khi nhận được quà từ người khác->cảm thấy vui,khi bị điểm kém->buồn, Những cảm xúc vui buồn trên là những hành vi phản ứng máy móc quan sát được sau các tác nhân mà chúng ta không thể lý giải - Như vậy chúng ta có thể kết luận rằng theo cách hiểu của lý thuyết hành vi chính thống, hành vi của con người chỉ là những phản ứng quan sát được sau các kích thích,nếu không quan sát được phản ứng thì không thể xác định được hành vi( J.Watson) c) Hành động xã hội – Hành động vật lý-bản năng ● Hành động xã hội Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 - Hành động xã hội là sự trao đổi trực tiếp giữa các cá nhân cũng như các khuôn mẫu quan hệ được cấu trúc hóa bên trên các nhóm, tổ chức, thiết chế và xã hội Một thực tế có thể quan sát được trong mọi tình huống cá nhân và công cộng hàng ngày là hành động xã hội của con người diễn ra theo những quy tắc nhất định và trong những hình thái nhất định, những quy tắc và hình thái này có một sự bất biến tương đối Đối với các cá nhân, những điều trên là rõ ràng và hiển nhiên, dựa trên nhận thức và kinh nghiệm thực tiễn Nhưng xã hội học vượt qua nhận thức hàng ngày đó, đặt ra câu hỏi về cơ sở và điều kiện của những hành động như vậy (Bùi Thế Cường) - Ví dụ: hành động một đứa trẻ khóc một mình khi buồn, hành động này chủ thể hành động thực hiện một mình, không có sự chứng kiến của người khác, cùng không định hướng vào người khác, hành động này không được gọi là hành động xã hội, nhưng nếu đứa trẻ khóc ăn vạ bố mẹ đòi mua đồ chơi mình thích, nhưng bố mẹ không đồng ý và nó đã dùng hành động khóc với mong muốn bố mẹ mua đồ chơi cho Hành động này gọi là hành động xã hội vì định hướng tới bố mẹ, tác động tới bố mẹ bởi theo cách mà đứa trẻ nhận thức được nếu đòi bố mẹ không mua cứ khóc thật to, thật lâu là bổ mẹ sẽ mua cho (Nông Thị Thùy Linh ) ● Hành động vật lý - bản năng - Theo học thuyết bản năng của động lực (the instinct theory of motivation), tất cả các sinh vật sinh ra với một khuynh hướng sinh học bẩm sinh giúp chúng sinh tồn Học thuyết này cho rằng bản năng điều khiển tất cả các hành vi Bản năng là mục tiêu định hướng và các mô thức bản bẩm sinh, nó không phải là kết quả của việc học tập hay trải nghiệm Ví dụ, trẻ sơ sinh có phản xạ rooting giúp chúng tìm núm vú để bú và được nuôi dưỡng; trong khi đó chim thì có đòi hỏi bẩm sinh là xây tổ và đi di trú khi mùa đông tới Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 - Hành động vật lý bản năng là những hành động hầu như không có sự chi phối của ý thức Ta thường gọi những hành động đó là những phản xạ tự nhiên Trong khi hành động ta không suy nghĩ,không có đủ thời gian để đắn đo cân nhắc Chúng không có một động cơ thúc đẩy , chỉ là những phản ứng hết sức máy móc Biểu tượng điều chỉnh như hệ thống ngôn ngữ, giá trị cũng có nghĩa là các hành động xã hội bị điều chỉnh bởi hệ thống biểu tượng mà các cá nhân dùng trong các tương tác hằng ngày Nói cách khác nếu như hành động vật lý bản năng, sinh học được coi là một phản ứng trực tiếp với các tác nhân thì hành động xã hội là một phản ứng gián tiếp thông qua các biểu tượng Nhận định chủ quan của các cá nhân khi hành động có thể có những mức độ phù hợp khác nhau so với hoàn cảnh thực, ảnh hưởng đến các hành động được đưa ra Nếu như nhận định chủ quan của chúng ta không phù hợp với hồn cảnh thực thì phương án hành động có khi vô dụng (GS.TS Phạm Tất Dong) So sánh hành động vật lý-bản năng và hành động xã hội - Hành động xã hội phản ứng gián tiếp với các tác nhân thông qua các biểu tượng Hành động vật lý-bản năng phản ứng trực tiếp với các tác nhân - Hành động xã hội phụ thuộc vào các giá trị, chuẩn mực của xã hội Tức là cá nhân xem xét để quyết định hành động cho phù hợp với chuẩn mực xã hội Hành động bản năng, vật lý không có tính chuẩn mực, bất chấp các giá trị Hành động xã hội có tính duy lý của hành động: đó là ta phải xem xét, nhận định đúng đắn tình huống, hoàn cảnh để đưa một hành động cho phù hợp (http://vn.360plus.yahoo.com/k12-c/article?mid=6&fid=-1) d) Phân loại hành động xã hội ● Theo Max Weber, muốn nghiên cứu con người thì phải đặt mình vào hoàn cảnh của từng đối tượng và thâm nhập vào thế giới nội tâm của con người Vì con người không chỉ hành động như một phản xạ mà còn bị chi phối bởi thế giới nội tâm: tình cảm, tư Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 duy Vì vậy ông đưa ra một hệ thống mang tính chất khuôn mẫu bao gồm bốn kiểu hành động: - Hành động do cảm xúc (vì tình cảm) Weber cho rằng phần lớn hành động của con người thực hiện là do cảm xúc Tính tự phát của hành động theo tình cảm mang tính riêng biệt vì cũng một con người, cũng một hoàn cảnh nhưng có thể hành động khác nhau tùy theo cảm xúc cá nhân Loại hành động này không kiểm soát được và khó nghiên cứu nhất (vì chủ yếu xuất phát từ cảm xúc) - Hành động mang tính truyền thống: Tức là con người hành động theo một thói quen nhất định, xuất phát từ những gì được học (xã hội hóa) ngay từ nhỏ Con người có xu hướng tuân theo giá trị chuẩn mực của cộng đồng, lặp đi lặp thành thói quen hàng ngày Tuy nhiên các truyền thống này cũng rất khác nhau trong các nền văn hóa khác nhau - Hành động hợp lý về giá trị: Là hành động có tính định hướng giá trị, ngược lại với hành động truyền thống vì hành động theo truyền thống không phải suy nghĩ nhiều còn hành động theo giá trị phải tìm hiểu xem nó có giá trị hay không Những giá trị cũng được thể hiện qua các chuẩn mực khác nhau - Hành động hợp lý về mục đích: Ở hành động này, người hành động phải suy nghĩ và quyết định xem mình chọn mục đích nào và dùng phương tiện nào để đạt được mục đích đó Loại hành động này đến xã hội hiện đại mới được thực hiện đầy đủ ▪ Weber cho rằng bốn loại hành động này trong cuộc sống không thể tách rời nhau một cách rạch ròi được Nó đan xen với nhau, khi muốn hiểu con người thì phải hình dung ra bốn loại hành động đó trong trường hợp cụ thể Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 Phải xác định được giới hạn quan hệ giữa các hành động ấy trong từng nền văn hóa 2.Các thành phần của hành động xã hội a) Động cơ và mục đích - Động cơ là một từ ngữ diễn tả về sự hối thúc trong tâm trí con người khiến người đó phải hành động Động cơ là thứ phát sinh từ nhu cầu, kích thích hành động của con người và duy trì quá trình hành đó xảy ra Về mặt chủ quan, động cơ là một mặt phản ứng thể hiện tâm lý mong muốn, khát vọng hay một ý nghĩa, giá trị mà con người muốn đạt được Đồng thời động cơ được xem sẽ luôn luôn được gắn với mục đích - Mục đích của hành động là kết quả của động cơ, cũng được xem là thành quả thứ mà con người đã có được ở cuối cùng của hành động - Mục đích của hành động xã hội là mục đích xã hội mà ở đó nó được bắt nguồn từ chính xã hội của con người Ở đó cụ thể là con người, là tập thể sống, là một môi trường, khi những người lãnh đạo đặt ta một mục tiêu song cũng là mục đích cho những người lao động Đồng nghĩa để hoàn thành được mục tiêu ấy ta phải tìm ra những công cụ hay phương tiện để đạt được mục đích đặt ra - Ví dụ : Động cơ học chăm chỉ là để đạt được bằng giỏi trong kì học - Ví dụ : Động cơ của việc phát triển đất nước là để giúp dân có một cuộc sống ấm no b) Chủ thể hành động - Ta có thể hiểu “chủ thể hành động” là các cá nhân, tổ chức, nhóm, cộng đồng hay toàn thể xã hội Đây là chủ nhân của hành động xã hội, yếu tố trung tâm, quyết định hành động xã hội Nhìn chung, để có một hành động xã hội thì cần phải có tối thiểu là một chủ thể Chẳng hạn trong đời sống kinh tế, để hoạt động Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 sản xuất thì cần có đủ ba yếu tố cơ bản (đối tượng lao động, tư liệu lao động, sức lao động) → Tuy nhiên, sức lao động (con người) luôn là yếu tố cơ bản nhất, quyết định nhất - Một chủ thể, dù hành động một cách đơn lẻ thì hành động đó vẫn có thể được coi là hành động xã hội trong những tình huống xã hội xác định Dạng hành động xã hội này thường có tính duy ý chí cao – tức tính chủ quan cá nhân khi nhận định về hoàn cảnh - Tài liệu tham khảo: - [1] Các lý luận căn bản về hành động xã hội? Truy cập 20/10/2022, từ https://luatminhkhue.vn/cac-ly-luan-can-ban-ve- hanh-dong-xa-hoi - [2] Cấu trúc hành động xã hội Truy cập 20/10/2022, từ https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-thuong- mai/xa-hoi-hoc-dai-cuong/cau-truc-hanh-dong-xa- hoi/28577389 c) Hoàn cảnh và môi trường của hành động - Hoàn cảnh, mội trường của hành động có thể nói là những điều kiện về không gian hay thời gian, vật chất hay tinh thần của hành động Bất cứ hành động nào diễn ra cũng điều chịu tác động của hoàn cảnh, nơi mà diễn ra hành động ấy Sự tác động của hoàn cảnh hay môi trường lớn đến nổi các nhà xã hội học gọi đó là sự kiềm chế thực tế Hoàn cảnh diễn ra hành động còn phụ thuộc vào các yếu tố như văn hóa, chính trị xã hội, cái chuẩn mực xã hội của nhóm và cộng đồng - Giữa các yếu tố trong cấu trúc của hành động xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau được thể hiện rõ qua sơ đồ sau: Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 (Nguồn tài liệu: Hoàng Quốc Tuấn, Đặng Thị Minh Lý, Xã hội học Đại cương, 2011) 3.Các câu hỏi thêm về hành động xã hội ● Vì sao nói hành động xã hội bị ảnh hưởng bởi môi trường hay hoàn cảnh ? - Về tự nhiên ▪ Những năm đầu thế kỷ XX, nhiều nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu các đặc điểm sinh học trên cơ thể con người, bao gồm các đặc điểm hình thể và gen di truyền, nhằm tìm ra mối quan hệ giữa các đặc điểm đó với một số dạng hành vi nhất định Chẳng hạn theo: ▪ Cesare Lombroso (người Italia – 1911): Những người quai hàm bạnh, râu lởm chởm và ít có cảm giác đau thường rất dễ có các hành vi phạm tội ▪ William Seldom (người Mỹ): Những người có thân hình tròn, mềm mại có xu hướng là người thích giao du, dễ gần, vô tư và đam mê lạc thú ▪ Price (Scotland), Witkin: Những người đàn ông có thừa một nhiễm sắc thể Y (dạng XXY hoặc XYY) thường là những người có chiều cao quá trung bình, nhân cách bị biến thái, hay phạm các tội liên quan đến tài sản.… ▪ (Nguồn tài liệu: Hoàng Quốc Tuấn, Đặng Thị Minh Lý, Xã hội học Đại cương, 2011) - Về quá trình xã hội học và cơ cấu xã hội ▪ Con người không phải tự nhiên mang bản chất xã hội mà phải trải qua giai đoạn được dạy dỗ, học cách xử sự từ cha mẹ hoặc các mối quanh hệ xung quanh sau đó dần hình thành nhân cách, suy nghĩ riêng Quá trình đó là quá trình xã hội hóa Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 ▪ Xã hội hóa là quá trình con người nâng cao kiến thức, tư duy, tiếp thu văn hóa, chuẩn mực đạo đức thông qua tương tác xã hội ▪ Tương tác xã hội là sự tiếp xúc, giao tiếp, trao đổi bằng nhiều hình thức (lời nói, cử chỉ, ánh mắt, hành động, ) giữa cá nhân với cá nhân hay cá nhân với xã hội Quá trình tương tác này diễn ra suốt đời và chỉ kết thúc khi chúng ta mất đi ▪ Trong quá trình xã hội hóa, con người học được cách ứng xử phù hợp, tuân thủ quy tắc xã hội ▪ Ví dụ: Một người ở nhà có thói quen để mẹ dọn phòng nhưng khi chuyển vào KTX phải tự mình dọn phòng ▪ Berger và Luckmann là những nhà xã hội học đầu tiên đưa ra phân biệt giữa xã hội hóa cơ bản (hay sơ cấp) và xã hội hóa thứ cấp (hay thứ yếu) [1] Xã hội cơ bản là những thứ được học đầu tiên trải qua trong quá trình phát triển nhận thức, cung cấp kiến thức về thế giới xung quanh Xã hội thứ cấp là phát triển khả năng, học những quy tắc mới, nhằm đáp lại sự kì vọng của gia đình hay xã hội ▪ Cũng tương tự như trên, người ta thường còn phân biệt 3 giai đoạn xã hội hóa nơi cuộc sống con người [2] + Giai đoạn xã hội ban đầu của đứa trẻ trong gia đình [3] – theo Berger và Luckmann đây là giai đoạn quan trọng nhất đối với mỗi cá nhân ▪ Lúc này đứa trẻ sẽ học hỏi bằng cách quan sát hành động của người khác, cha mẹ sẽ là người đồng hành, cùng trải nghiệm và khuyên răn đứa trẻ o Ví dụ: đứa trẻ sắp xếp chén đũa ăn cơm không cần ai hướng dẫn là vì đã từng trực tiếp nhìn thấy chị gái thực hiện hành động sắp xếp chén đũa + Giai đoạn xã hội hóa diễn ra trong nhà trường [4] ▪ Trẻ em sẽ được làm quen trong môi trường học tập mới, tiếp xúc người lạ, rèn luyện kĩ năng o Ví dụ: Được dạy dỗ cách lễ phép với thầy cô, tôn trọng bạn bè, cách đối nhân xử thế Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 + Giai đoạn con người thực sự bước vào đời để đảm nhận vai trò mà 2 giai đoạn trước đã chuẩn bị đầy đủ [5] o Ví dụ: làm chồng, làm vợ ▪ Cơ cấu xã hội là mối liên hệ vững chắc của thành tố trong hệ thống xã hội Các cộng đồng xã hội (dân tộc, giai cấp, nhóm xã hội, ) là những thành tố cơ bản ▪ Yếu tố chủ yếu của cơ cấu xã hội + Địa vị xã hội của một cá nhân được xác định bởi kinh tế, sự ảnh hưởng, thứ bậc trong một nhóm hay xã hội o Ví dụ: giới thượng lưu, bác sĩ, giáo viên ▪ Mỗi cá nhân có thứ bậc địa vị khác nhau theo đó cách hành xử với cá nhân xung quanh hay với xã hội cũng khác nhau o Ví dụ: sếp giao việc cho nhân viên thì nhân viên phải hoàn thành mà không được cãi lại + Vai trò ▪ Vai trò và địa vị không tách rời Mỗi người đều có vai trò riêng, không thể có vai trò mà không có địa vị o Ví dụ: bác sĩ hành xử nhẹ nhàng, lắng nghe ý kiến bệnh nhân nói về bệnh tật của mình để đưa ra toa thuốc ▪ 1 Trần Hữu Quang, Nhập môn xã hội học, tr.29 ▪ 2 Trần Hữu Quang, Nhập môn xã hội học, tr.29 Trần Hữu Quang ▪ 3 TS Trần Thị Kim Xuyến (chủ biên), Ths Nguyễn Thị Hồng Xoan, Xã hội học nhập môn, tr.185 ▪ 4 TS Trần Thị Kim Xuyến (chủ biên), Ths Nguyễn Thị Hồng Xoan, Xã hội học nhập môn, tr.185 ▪ 5 TS Trần Thị Kim Xuyến (chủ biên), Ths Nguyễn Thị Hồng Xoan, Xã hội học nhập môn, tr Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 ▪ Tài liệu tham khảo ▪ TS Trần Thị Kim Xuyến (chủ biên), Ths Nguyễn Thị Hồng Xoan, Xã hội học nhập môn ▪ Trần Hữu Quang, Xã hội học nhập môn Truy cập từ 22/10/2022, từ https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-khoa-hoc-xa-hoi-va- nhan-van/xa-hoi-hoc/xhh-nhap-mon-tran-huu-quang/30300370 ▪ Thuyết học tập xã hội.Truy cập từ 21/10/2022, từ https://trangtamly.blog/2018/04/17/thuyet-hoc-tap-xa-hoi-social-learning- theory/ - Về sự tuân theo và phản ứng với xung quanh ▪ Sự tuân theo xảy ra trong một nhóm bởi vì các thành viên tin rằng hướng đi của nhóm là tốt nhất, như khi các cá nhân khi thấy hành động hay quan điểm của mình khác với số đông trong nhóm thì họ sẽ có xu hướng thay đổi theo số đông ▪ Sự phản ứng với xung quanh là cách mà một cá nhân đáp trả lại sự tác động của hoàn cảnh, môi trường sống (bằng hành động, thái độ, lời nói) Khi đứng trước những đối tượng, hoàn cảnh khác nhau, con người thường có những hành động xã hội rất khác nhau Chính thái độ, phản ứng của môi trường nói chung và người khác nói riêng sẽ ảnh hưởng đến cách mà chúng ta trả lời những phản ứng đó ●Vì sao nói môi trường lại tác động đến hành động xã hội ? ▪ Quá trình tác động từ môi trường đến hành động xã hội có rất nhiều yếu tố, điển hình như: Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 + Các yếu tô văn hóa - xã hội : là những giá trị,niềm tin,truyền thống và các chuẩn mực,hành vi được hình thành trong đời sống gia đình,tôn giáo,nơi làm việc ▪ Văn hóa là nguyên nhân cơ bản chi phối hành vi của con người trong xã hội + Các yêu tố mang tính cá nhân : tuổi tác,nghề nghiệp,kinh tế,lối sống,cá tính + Các yếu tố mang tính xã hội :các nhóm tham khảo o Tham khảo trực tiếp:gia đình,bạn bè,đồng nghiệp o Tham khảo gián tiếp:các tổ chức,đơn vị,các câu lạc bộ,hội nhóm o Tham khảo tán thành:là nhóm đồng ý với hành động xã hội o Tham khảo bất đồng:là nhóm không chấp nhận được hành vi của hành động xã + Các yếu tố mang tính tâm lý : động cơ, nhận thức, niềm tin và thái độ o Động cơ là động lực để thôi thúc con người thực hiện hành động xã hội, thõa mãn nhu cầu của bản thân o Nhận thức là quá trình con người tiếp nhận, sàn lọc, tuyển chọn các thông tin để đưa ra quyết định thực hiện hành động xã hội o Niềm tin và thái độ là thông qua sự nhận thức, chọn lọc con người có thể có được niềm tin và thái độ,dẫn đến quyết định thực hiện hành động xã ▪ Nguồn: TS Nguyễn Thượng Thái (Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa) ▪ Một ví dụ điển hình cho thấy yếu tố văn hóa chi phối đến hành động xã hội của con người: người dân tộc Chăm theo đạo Hồi chỉ được phép ăn mặn khi ở nhà của họ,khi chuyển đến công tác hay học tập ở nơi khác họ phải ăn những thức ăn chay.Hay văn hóa ăn mặc ở nơi làm việc ảnh hướng đến việc lựa chọn trang phục của con người,chẳng hạn như làm việc ở công sở con người sẽ lựa chọn trang phục một cách phù hợp với môi trường làm việc ●Vì sao nói hoàn cảnh lại là sự tác động đến hành động xã hội ? ▪ Hoàn cảnh là tất cả những yếu tố ngoại cảnh liên quan đến nhau có sự tương tác, tác động đến chủ thể trong mọi sinh hoạt với cường độ thường xuyên Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 ▪ Ví dụ minh hoạ cho sự ảnh hưởng của hoàn cảnh đến hành động xã hội: nghiên của Kurt Lewin về phong cách lãnh đạo ▪ Dựa trên thuyết hành động của Max Weber, ông cho rằng muốn nghiên cứu con người thì phải đặt vào hoàn cảnh của từng đối tượng Tức là, hoàn cảnh hay điều kiện sống sẽ tác động đến lối tư duy, cách hành động để đạt được mục đích của chủ thể Bên cạnh đó, thế giới nội tâm của chủ thể cũng được tác động từ hoàn cảnh, [“người ta không chỉ hành động khi có lợi mà còn vì cái mà người ta coi là có ý nghĩa” ] 1 ▪ Theo G.M.Mead,[ “Con người trở thành cá nhân trưởng thành trong xã hội như thế nào thông qua sự tương tác với cá nhân khác” ] 2 Sự tương tác xã hội cũng có thể được coi là một hoàn cảnh mà chủ thể được tác động đến Từ những tiếp xúc thông qua tương tác xã hội, chủ thể có khả năng sẽ thay đổi và trưởng thành hơn ▪ Hành động xã hội bị quy định bởi môi trường xã hội cụ thể, nó liên quan chặt chẽ đến bối cảnh xã hội, chịu sự kiểm soát của bối cảnh xã hội và sự kiềm chế của xã hội, cũng như sự cưỡng chế và nhận thức của chủ thể hành động Thông qua hoàn cảnh, hành động xã hội của mỗi chủ thể sẽ có sự thay đổi dù là tiêu cực hay tích cực ▪ 1.TS Trần Thị Kim Xuyến (chủ biên), Ths Nguyễn Thị Hồng Xoan, Xã hội học nhập môn, trang 101 ▪ 2 TS Trần Thị Kim Xuyến (chủ biên), Ths Nguyễn Thị Hồng Xoan, Xã hội học nhập môn, trang 103 HẾT Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com)

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:23

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN