1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận cuối kì môn xã hội học đề tài bất bình đẳng xã hội

32 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trong một môi trường mà phụ nữ và nam giới có những thành tựu tương đương, phụ nữ thường nhận được nhiều sự công nhận và sự chú ý hơn từ xã hội.. Khái niệm về “ Bất bình đẳng giới” : Bất

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG – TRUYỀN THÔNG   

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ MÔN XÃ HỘI HỌC ĐỀ TÀI: BẤT BÌNH ĐẲNG XÃ HỘI

Lớp: 232_71SOCI20252_14 Sinh viên thực hiện: Nhóm 4 Giảng viên hướng dẫn: Kiều Văn Tú

TP.Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2024

Trang 2

d) Ví dụ về nữ doanh nhân vướng bê bối và thất bại trên thương trường: 9

2 Nguyên nhân của bất bình đẳng giới 10

3 Hậu quả của bất bình đẳng giới 12

a) Khái niệm giới và định kiến giới 12

b) Từ định kiến về giới đến bất bình đẳng giới hiện nay 13

4 Ánh hào quang và tai tiếng 16

a) Khái niệm ánh hào quang 16

b) Ví dụ ánh hào quang 16

c) Tai tiếng 17

d) Ví dụ về tai tiếng 18

III Liên hệ thực tiễn 23

5 Ánh sáng hào quang của phụ nữ : 23

a) Xây dựng lòng tự tin : 24

b) Thể hiện sức mạnh và sự lãnh đạo: 24

c) Xây dựng mối quan hệ tích cực : 25

d) Khả năng giao tiếp và ảnh hưởng trong cộng đồng 26

Trang 3

e) Tư duy sáng tạo và sáng tạo trong kinh doanh 27

f) Sự ủng hộ và khích lệ trong mối quan hệ cá nhân 28

6 TAI TIẾNG CỦA PHỤ NỮ : 28

a) Phân biệt đối xử : 28

b) Định kiến về vai trò giới tính : 29

c) Giao tiếp và tự tin : 29

d) Kiểm soát hình ảnh và giới hạn 30

e) Thách thức và phản kháng 30

IV KẾT LUẬN 31

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, nhóm em xin gửi lời cảm ơn đến khoa Quan Hệ Công Chúng trường Đại học Văn Lang đã đưa môn Xã hội học vào giảng dạy Đây là một môn học rất hay và cho chúng em nhiều kiến thức bổ ích Đặc biệt, nhóm em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy Kiều Văn Tu - người đã trực tiếp hướng dẫn chúng em hoàn thành bài tiểu luận này Trong quá tình học môn học này, chúng em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, hướng dẫn tận tình của thầy

Cả nhóm đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã học được và tìm tòi thêm nhiều thông tin để hoàn thành bài tiểu luận này Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế và không có nhiều kinh nghiệm trên thực tiễn nên khó tránh khỏi những thiếu sót trong bài làm Rất kính mong cô góp ý để bài tiểu luận của nhóm em được hoàn thiện hơn

CHÚNG EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!

Trang 5

BẢNG PHÂN CÔNG NHÓM 4

GÓP 1 NGUYỄN NHƯ SANG 23732010801335 Nhóm trưởng, nội

2 NGÔ NGỌC KHÁNH

4 NGUYỄN DUY NAM 2373201080823 Nội dung 100%

6 VÕ TRÚC MINH CHÂU 2373201080193 Word, thiết kế 100%

7 TRẦN THỊ YẾN MY 2373201080817 Nội dung 100%

8 NGUYỄN NGỌC HẢI YẾN

2373201081998 Nội dung 100%

9 TRẦN HIỂU HÂN 2373201080423 Nội dung 100%

Trang 6

I TRÌNH BÀY ĐỀ TÀI VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Bất bình đẳng giới là một tình trạng phổ biến và một vấn đề nhức nhói trong xã hội cần quan tâm hiện nay Những người phụ nữ đều không xứng đáng nhận được sự đối đãi bất công Theo đánh giá của Liên Hợp Quốc, việc thúc đẩy bình đẳng giới không đạt được tiến bộ trong những năm qua, thế giới khó có thể đạt được mục tiêu về Bình đẳng giới vào năm 2030 Chương trình khảo sát thế giới đã thu nhập dữ liệu từ năm 2017 đến năm 2022 tại nhiều quốc giá và các lãnh thổ khác nhau chiếm 85% dân số toàn cầu Kết quả khảo sát cho thấy, gần 9 trên 10 người gồm nam giới và nx giới có thành kiến cơ bản với phụ nữ Gần 50% dân số trên thế giới cho rằng nam giới lãnh đạo chính trị tốt hơn và 43% cho rằng nam giới lãnh đạo doanh nghiệp tốt hơn Ở một số quốc gia, dù phụ nữ có trình độ học vấn tốt hơn nam giới thì họ vẫn có mức thu nhập ở mức 39% Qua các dữ liệu trên, ta có thể thấy sự đối đãi bất công của xã hội đối với những người phụ nữ Để bảo vệ và đẩy lùi vấn nạn bất bình đẳng giới, nhóm em đã chọn đề tài “ Vận dụng kiến thức Bất bình đẳng xã hội để phân tính, lý giải vấn đề: “Phụ nữ phải trả giá mọi thứ Đúng họ nhận được nhiều ánh hào quang hơn đàn ông cho những thành tựu tương đương, nhưng họ cũng phải chịu nhiều tai tiếng hơn khi trượt ngã” để làm đề tài nghiên cứu và phân tích

II PHÂN TÍCH:

“ Phụ nữ phải trả giá mọi thứ Đúng họ nhận được nhiều ánh hào quang hơn đàn ông cho những thành tựu tương đương, nhưng họ cũng phải chịu nhiều tai tiếng hơn khi trượt ngã” Câu trích của danh ngôn Amelia Earhart nói về sự đối xử khác biệt giữa nam và nữ trong xã hội Trong một môi trường mà phụ nữ và nam giới có những thành tựu tương đương, phụ nữ thường nhận được nhiều sự công nhận và sự chú ý hơn từ xã hội Tuy nhiên, đi kèm với điều này là áp lực và kỳ vọng cao hơn cũng như việc phải đối mặt với nhiều áp lực và chỉ trích hơn khi họ gặp thất bại hoặc trượt ngã Điều này thể hiện một sự bất bình đẳng giới tính trong cách xã hội đánh giá và đối xử với nam và nữ Khi một người phụ nữ thất bại, họ chịu sự áp lực từ nhiều phía như áp lực từ xã hội hay áp lực cá nhân Xã hội thường đặt nhiều sự kì vọng và đặt ra nhiều tiêu chuẩn khắt khe đối với người phụ nữ, họ thường tự áp đặt cho người phụ nữ những vị trí quan trọng và ảnh hưởng Và ngược lại, khi họ thất bại họ phải đối mặt với nhiều sự chỉ trích từ cộng đồng xã hội và phải chịu sự phê phán Họ còn phải chịu sự áp lực từ chính bản thân mình, họ tự đặt nặng bản thân và ép bản thân phải làm nhiều thứ để phù hợp với thứ gọi là “chuẩn mực xã hội” Họ có thể cảm thấy phải chịu trách nhiệm với nhiều vai trò khác nhau như vợ, mẹ, người làm việc, và sự thất bại có thể ảnh hưởng đến tất cả các vai trò này Khái niệm về “ Bất bình đẳng giới” : Bất bình đẳng giới là sự đối xử khác biệt giữa nam giới và nữ giới, tạo nên những cơ hội khá nhau, sự tiếp cận nguồn lực khác nhau, sự hưởng thụ khác nhau giữa nam và nữ trong nhiều lĩnh vực Quan niệm bất bình đẳng giới thường theo xu hướng mang lại nhiều

Trang 7

ưu ái cho nam giới và tạo sự không công bằng đối với phụ nữ Bất bình đẳng giới gây áp lực cho cả phụ nữ và nam giới, và là nguyên nhân gốc rễ của bạo hành giới

1 Thành công và thất bại của phụ nữ a) Những thách thức và áp lực

Phụ nữ ngày nay gặt hái được nhiều thành công trong nhiều lĩnh vực, từ chính trị, kinh doanh đến khoa học và nghệ thuật Tuy nhiên, họ vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức và rào cản khiến họ khó có thể đạt được mục tiêu và phát huy hết tiềm năng của mình

b) Phân biệt đối xử

Phụ nữ thường xuyên gặp phải sự phân biệt đối xử trong nhiều khía cạnh của cuộc sống, bao gồm:

Lương bổng: Phụ nữ thường được trả lương thấp hơn nam giới cho cùng một công

Cơ hội thăng tiến: Phụ nữ ít có cơ hội thăng tiến hơn nam giới trong công việc.

Quấy rối: Phụ nữ thường xuyên bị quấy rối tình dục và phân biệt đối xử tại nơi làm

Bạo lực: Phụ nữ có nguy cơ cao bị bạo lực gia đình và bạo lực tình dục.

Trang 8

ví dụ về Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016:

Donald Trump (Cộng hòa) đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử với 304 phiếu

đại cử tri so với 227 phiếu của Hillary Clinton (Dân chủ).

● Trump nhận được 46,1% số phiếu phổ thông, trong khi Clinton nhận được 48,2%.

=> Kết quả bầu cử là một bất ngờ lớn đối với nhiều người, vì hầu hết các cuộc thăm dò ý kiến đều dự đoán Clinton sẽ chiến thắng

c) Khi phụ nữ thất bại

Phụ nữ ngày nay gặt hái được nhiều thành công trong nhiều lĩnh vực, tuy nhiên, bên cạnh đó cũng không ít người phải đối mặt với thất bại Thất bại là một phần tất yếu trong cuộc sống, nhưng đối với phụ nữ, nó có thể mang theo nhiều áp lực và chỉ trích hơn so với nam giới

Áp lực từ nhiều phía:

Gia đình và xã hội: Phụ nữ thường phải chịu nhiều áp lực từ gia đình và xã hội về

việc phải thành công, đặc biệt trong vai trò người vợ, người mẹ Khi thất bại, họ có thể cảm thấy bế tắc, thất vọng và lo lắng về sự thất vọng của gia đình và những người xung quanh.

Bản thân: Phụ nữ cũng có thể tự tạo áp lực cho bản thân, do mong muốn hoàn hảo

và đạt được mọi thứ Khi thất bại, họ có thể cảm thấy xấu hổ, tự ti và nghi ngờ khả năng của bản thân.

Truyền thông: Hình ảnh phụ nữ thành công thường được tô vẽ một cách hoàn hảo

trên truyền thông, khiến cho những phụ nữ thất bại cảm thấy mình càng thêm thua kém và bất lực.

Trang 9

Chỉ trích và phán xét:

Phụ nữ khi thất bại thường phải đối mặt với nhiều lời chỉ trích và phán xét từ xã hội Họ có thể bị đánh giá là yếu đuối, kém cỏi, không đủ năng lực Những lời chỉ trích này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến lòng tự trọng và sự tự tin của phụ nữ, khiến họ càng khó khăn hơn trong việc đứng dậy sau thất bại

● Hệ lụy đối với gia đình và vợ con:

Thất bại của phụ nữ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến gia đình và vợ con Khi người phụ nữ gặp khó khăn, bầu không khí trong gia đình có thể trở nên căng thẳng và nặng nề Con cái cũng có thể bị ảnh hưởng bởi những lo lắng và buồn phiền của mẹ, dẫn đến học tập sa sút và các vấn đề tâm lý

● Cân bằng giữa gia đình và sự nghiệp: Phụ nữ thường phải hy sinh nhiều thứ để

cân bằng giữa công việc và gia đình Khi họ thất bại trong một lĩnh vực nào đó, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến lĩnh vực còn lại

Ví dụ về phụ nữ thất bại:

Doanh nhân: Elizabeth Holmes, nhà sáng lập Theranos, công ty khởi nghiệp công

nghệ y tế bị cáo buộc gian lận.

Chính trị gia: Margaret Thatcher, Thủ tướng Anh, người từ chức sau một loạt các

thất bại chính trị.

Nghệ sĩ: Britney Spears, ca sĩ nổi tiếng, người đã phải trải qua nhiều biến cố trong

cuộc sống cá nhân và sự nghiệp

Doanh nhân nổi tiếng vướng bê bối: Gần đây, có nhiều nữ doanh nhân nổi tiếng vướng

vào các vụ bê bối như tham nhũng, lừa đảo, v.v Những vụ bê bối này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh tiếng và sự nghiệp của họ, đồng thời cũng tạo ra những định kiến tiêu cực về phụ nữ trong kinh doanh

Nữ doanh nhân thất bại trên thương trường: Có rất nhiều nữ doanh nhân khởi nghiệp

thành công, nhưng cũng có không ít người thất bại Lý do thất bại có thể do nhiều yếu tố như thiếu kinh nghiệm, thiếu vốn, quản lý kém hiệu quả Khi thất bại, các nữ doanh nhân này thường phải đối mặt với những khó khăn về tài chính và tinh thần, đồng thời đánh mất niềm tin vào bản thân

d) Ví dụ về nữ doanh nhân vướng bê bối và thất bại trên thương trường: Elizabeth Holmes:

Mất danh tiếng và uy tín: Holmes bị tước bỏ danh hiệu "tỷ phú tự thân trẻ nhất thế

giới" và đối mặt với sự phẫn nộ của dư luận.

Trang 10

Phá sản công ty: Theranos sụp đổ và Holmes phải bán tháo tài sản cá nhân để bồi

thường cho các nhà đầu tư.

Áp lực pháp lý: Holmes đang phải đối mặt với các cáo buộc hình sự và có thể phải

ngồi tù nhiều năm.

Stewart:

Mất danh tiếng và uy tín: Stewart bị mất vị trí dẫn chương trình truyền hình và

thương hiệu cá nhân của bà bị ảnh hưởng nặng nề.

Phá sản công ty: Công ty Martha Stewart Living Omnimedia của bà phải đối mặt

với khủng hoảng tài chính và buộc phải sa thải nhân viên.

Áp lực pháp lý: Stewart phải trả khoản tiền phạt lớn và đối mặt với án tù.2 Nguyên nhân của bất bình đẳng giới

Định kiến phân biệt rõ ràng giữa “ phái mạnh” và “ phái yếu”

Ví dụ: Hiện nay vẫn còn rất nhiều hộ gia đình bắt buộc và tạo sức ép cho người phụ nữ trong nhà phải từ bỏ công việc bên ngoài mà lui về sau lưng người chồng để lo cho gia đình, hay thậm chí là không được ăn chung mâm lớn với khách và người chồng trong gia đình mà phải ăn mâm riêng hoặc đợi sau khi mọi người ăn xong phải dọn dẹp sau đó mới được dùng bữa

Trang 11

Ví dụ: Còn rất nhiều những tình trạng bạo lực gia đình, bạo lực tình dục, áp bức bốc lột trong xã hội đang diễn ra nhưng vô tình nạn nhân là phụ nữ luôn chiếm tỉ lệ cao hơn với giới tính khác, cũng có rất nhiều vụ án pháp luật chưa thể can thiệp giải quyết ổn thõa cho phụ nữ mà thay vào đó phụ nữ phải là người tự bảo vệ chính bản thân mình

Hạn chế tiếp cận giáo dục, đặc biệt ở vùng sâu vùng xa, phụ nữ ít được học hành, ít được phát triển bản thân

Ví dụ: Nạn mù chữ ở Việt Nam đã được khắc phục và giảm thiểu rất nhiều so với các thế hệ trước nhưng đâu đó ở Việt Nam vẫn còn những người phụ nữ ở thế hệ trước chỉ biết được 1 vài con số1 vài con chữ, hay là những người phụ nữ vì hạnh phúc của gia đình mà phải gác lại việc học cao lên như thạc sĩ, tiến sĩ Kể cả trong môi trường làm việc của những người phụ nữ luôn phải chật vật khó khăn hơn đàn ông để có thể lên chức hay tăng lương Vì quan niệm của xã hội vẫn còn đặt niềm tin ở đàn ông sẽ làm được việc hơn là phụ nữ nên tỉ lệ thất nghiệp ở phụ nữ trong xã hội vẫn còn cao

Lấy ví dụ là hoa hậu H’Hen Niê từng chia sẻ ở vùng dân tộc Ê Đê năm cô 14 tuổi đã bị gia đình ép đi cưới chồng vì những người bạn xung quanh cô hay những người phụ nữ

Trang 12

trong vùng đều phải lập gia đình ở độ tuổi này Điều này làm cản bước cơ hội học tập và phát triển rất lớn đối với phụ nữ trong xã hội

d) Bạo lực giới

Bạo lực thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với phụ nữ

Mâu thuẫn giới trong gia đình, phân biệt đối xử, quấy rối tình dục Thiếu sự hỗ trợ, bảo vệ cho nạn nhân bạo lực giới

Ví dụ: Bạo lực luôn xảy ra với tất cả mọi người, phụ nữ vẫn luôn là nạn nhân, “ con mồi” để những mối nguy này áp đặt và hành động lên chính họ Có thể thấy ngay từ chính những người của công chúng cũng không thể tránh được tình trạng này,ca sĩ Du Uyên cho biết, cô nhiều lần bị Đạt G ( người yêu cũ của cô) chửi mắng, đánh đập trước mặt bạn bè và gia đình.Vì những áp lực trong cuộc sống không đáng có của Đạt G mà người chịu đựng và lãnh nhận phải là cô Những lần dọanát, phát tháo, đánh đập, thậm chí là bỏ trốn vì quá sợ hãi Câu hỏi đặt ra ở đây là vì anh không tìm được ai để trút giận hay vì cô là phụ nữ ?

e) Nhận thức và hành vi

Thiếu nhận thức về bình đẳng giới, cả nam và nữ đều có định kiến giới Hành vi phân biệt đối xử, thiếu tôn trọng đối với phụ nữ

Thiếu sự tham gia của nam giới trong việc chia sẻ công việc nhà và chăm sóc con cái

3 Hậu quả của bất bình đẳng giới a) Khái niệm giới và định kiến giới

Trang 13

- Khái niệm Giới là thuật ngữ xã hội học đề cập các mối quan hệ và tương quan về

địa vị, tiếng nói, công việc của phụ nữ và nam giới trong gia đình và xã hội Đây là đặc điểm mà phụ nữ và nam giới có thể hoán đổi cho nhau theo thời gian và những

biến đổi của xã hội Theo Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, bất bình đẳng giới là sự

phân biệt đối xử với nam, nữ về vị thế, điều kiện, cơ hội bất lợi cho nam, nữ trong việc thực hiện quyền con người, đóng góp và hưởng lợi từ sự phát triển của gia đình, của đất nước Nói cách khác, bất bình đẳng giới là sự đối xử khác biệt với nam

giới và nữ giới tạo nên những cơ hội khác nhau, sự tiếp cận các nguồn lực khác nhau, sự thụ hưởng khác nhau giữa nam và nữ trên các lĩnh vực đời sống xã hội

- Định kiến giới là suy nghĩ của mọi người về những gì mà phụ nữ và nam giới có

khả năng làm và loại công việc mà họ có thể làm và nên làm mà một số người nào đó gán cho là thuộc tính của nam giới hay nữ giới (Hội liên hiệp phụ nữ, n.d.) Định

kiến giới thường có xu hướng đánh giá tiêu cực, không phản ánh đúng khả năng thực tế điều mà cá nhân nam hoặc nữ có thể làm và nên làm (ví dụ: nữ giới là tổng thống, thủ tướng, phi công lái máy bay …; nam giới nấu bếp, làm hoa…)

b) Từ định kiến về giới đến bất bình đẳng giới hiện nay

“Women enjoy just two-thirds of the legal rights that men enjoy”

“Phụ nữ chỉ được hưởng 2/3 các quyền hợp pháp mà nam giới được hưởng” – Câu kết luận dõng dạc được đặt ngay đầu bài báo cáo 4/2024 của Ngân Hàng thế giới Điều này cho thấy, rõ ràng, phụ nữ đang bị đối xử bất công và thiếu đi các quyền cơ bản

Báo cáo này cũng chỉ ra rằng, trong 187 quốc gia được đo lường về mức độ phân biệt giới tính Chỉ có sáu quốc gia trao quyền làm việc bình đẳng cho phụ nữ và nam giới Mức độ chênh lệch về quyền lợi hợp pháp của nam giới và phụ nữ ở mỗi quốc gia là khác nhau, nhưng kết quả vẫn như nhau; phụ nữ bị đối xử bất công Gần 40% nền kinh tế hạn chế quyền sở hữu của phụ nữ Ở 43 quốc gia, quyền thừa kế của phụ nữ bị hạn chế so với nam giới

Phóng tầm mắt về phía Hoa Kỳ, đất nước được cho là có nền dân chủ tiến bộ bậc nhất thế giới, thật đáng buồn khi phải thừa nhận rằng, khoảng 42% phụ nữ đang đi làm cho biết họ

Trang 14

phải đối mặt với sự phân biệt đối xử trong công việc vì giới tính của họ Theo một phân tích từ dữ liệu khảo sát của Pew Research Centre, 1/4 phụ nữ đang đi làm cho biết họ kiếm được ít tiền hơn nam giới làm cùng một công việc; cứ 20 nam giới đang đi làm thì chỉ có 1 người nói rằng họ kiếm được ít tiền hơn so với nữ giới

Hơn nữa, báo cáo này cũng liệt kê rằng, khoảng 29% phụ nữ đang đi làm có bằng sau đại học cho biết họ đã nhiều lần gặp phải những sự coi thường ở nơi làm việc vì giới tính, so với 18% những người có bằng cử nhân và 12% những người có trình độ học vấn thấp hơn Tương tự, những phụ nữ cũng cho biết họ nhận được ít sự hỗ trợ từ lãnh đạo cấp cao hơn nam giới làm cùng công việc

Về vấn đề tiền lương, phụ nữ đi làm có bằng cử nhân trở lên cho biết họ kiếm được ít tiền hơn một người đàn ông làm cùng một công việc Phụ nữ có thu nhập gia đình từ 100.000 USD trở lên cũng nổi bật ở đây - 30% trong số họ nói rằng họ kiếm được ít hơn một người đàn ông đang làm công việc tương đương so với khoảng 1/5 phụ nữ có thu nhập thấp hơn (21%) Nhưng nhìn chung, phụ nữ có thu nhập gia đình cao hơn đều có khả năng phải trải qua ít nhất một trong tám hình thức phân biệt đối xử dựa trên giới tính tại nơi làm việc như nhau

Đến với châu Á, châu lục mà ta đang sinh sống, một ví dụ điển hình cho nạn phân biệt đối xử đó chính là Ấn Độ Theo Cục Hồ sơ Tội phạm Quốc gia Ấn Độ, có hơn 371.503 trường hợp bạo lực đối với phụ nữ được báo cáo vào năm 2020 Bao gồm các trường hợp tấn công tình dục, bạo lực gia đình và các hình thức lạm dụng khác Con số thực tế có thể cao hơn nhiều vì nhiều vụ bạo lực phụ nữ không được báo cáo Nguyên nhân chính dẫn tới vấn đề này đó là sự kỳ thị văn hóa mạnh mẽ đối với những phụ nữ từng là nạn nhân của bạo lực, họ sợ sệt, không muốn lên tiếng hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ

Trang 15

Không chỉ đối với người trưởng thành, bất bình đẳng giới cũng xảy ra đối với trẻ em gái, nhất là trong giáo dục Xung đột, nghèo đói và các hình thức bất lợi xã hội khác cũng làm tăng thêm bất bình đẳng giới trong giáo dục trẻ em Các số liệu thông kê chỉ ra rằng, những bé gái sống ở các quốc gia bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang có nguy cơ nghỉ học cao gấp 2,5 lần so với các bé trai Khoảng 9,7 triệu trẻ em có nguy cơ bị buộc phải nghỉ học vào cuối năm 2020, khi dịch bệnh hoành hành, trong đó các bé gái phải đối mặt với nguy cơ ngày càng gia tăng

Trên phạm vi toàn cầu, gần 750 triệu phụ nữ và trẻ em gái kết hôn trước 18 tuổi Tảo hôn thường xảy ra đối với những trường hợp mang thai ở tuổi vị thành niên, điều này cũng đồng nghĩa với việc trẻ em phải dừng việc học tập để có thể chăm sóc con Khi trở thành mẹ, vợ quá sớm, các cô gái bị cô lập về mặt xã hội và có nguy cơ bạo lực gia đình cao hơn Tảo hôn là một trong những ví

Trang 16

dụ tàn khốc nhất về bất bình đẳng giới vì nó hạn chế cơ hội và khả năng phát huy hết tiềm năng cá nhân của phụ nữ

4 Ánh hào quang và tai tiếng a) Khái niệm ánh hào quang

Ánh hào quang có nghĩa là một người thành công thực thụ luôn mang trong mình một ánh hào quang, dù có đi đến đâu cũng dược người khác ngưỡng mộ

Khi một người phụ nữ thành công trong thời hiện đại là điều mà ai cũng đáng ngưỡng mộ, là người biết mình cần gì và biết mình có gì để luôn tự tin trải nghiệm cuộc sống, tìm kiếm thành công theo tiêu chuẩn của mình Hầu hết đàn ông thường đạt được nhiều thành tích hơn phụ nữ Đặc biệt trong các lĩnh vực liên quan đến khoa học và công nghệ Phụ nữ luôn được gắn với vai trò người lui về phía sau để chăm lo trong gia đình chứ không khuyến khích tung hoành bên ngoài xã hội – “ Đàn ông xây nhà, Đàn bà xây tổ ấm “ Vậy thì làm sao có thể thấy được phụ nữ thành công ở ngoài kia Nhưng ngược lại thì ta lại thấy rất nhiều người phụ nữ thành công trong gia đình Những người mẹ quán xuyến việc gia đình thật tốt Vậy có thể sẽ nói đàn ông thành công hơn phụ nữ “ Bên Ngoài Xã Hội “ thì sẽ đúng hơn Nhưng phần ít sẽ có nhiều người phụ nữ thành công bên ngoài xã hội sẽ được nhiều người đáng ngưỡng mộ, nên vì thế sẽ nhận lại được nhiều ánh hào quang hơn đàn ông khi thành công

b) Ví dụ ánh hào quang

Tỷ Phú Nguyễn Thị Phương Thảo

Doanh nhân Nguyễn Thị Phương Thảo sinh năm 1970 tại Hà Nội, hiện là tổng giám đốc của VietJet Air, Phó chủ tịch thường trực HĐQT Ngân hàng HDBank Trước khi về Việt Nam lập nghiệp, bà đã có gần 20 năm kinh doanh ở nước ngoài Khi còn là một sinh viên đang học tập ở nước ngoài, bà Phương Thảo đã khởi nghiệp với vai trò đại lý phân phối hàng điện tử, máy văn phòng, hàng tiêu dùng, cao su tự nhiên để tích lũy số vốn ban đầuKhi trở về quê hương, bà xây dựng VietJet Air với mong muốn vừa mang Việt Nam ra thế giới, vừa kéo thế giới lại gần hơn với Việt Nam Chuyến bay đầu tiên của hãng cất cánh vào

Ngày đăng: 27/07/2024, 10:06

w