1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận cuối kì kinh tế vi mô đề tài nghiên cứu phân tích thị trường thực phẩm hữu cơ tại việt nam giai đoạn 2018 – 2022

29 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 2,63 MB

Nội dung

Tất cả những yếu tố nêu trên đã khiến cho nhu cầu tiêu dùng thực phẩm hữu cơ ngày một tăng lên.Theo một báo cáo của AC Nielsen năm 2019, 86% người dân Việt Nam ưu tiên lựa chọn những thự

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

-TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG THỰC PHẨM HỮU CƠ TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2018 – 2022

Sinh viên thực hiện : Lê Vũ Hoàng Chi KDQT49-C1-0193 Trương Phương Chi KDQT49-C1-0196 Nguyễn Thùy Linh KDQT49-C1-0257 Nguyễn Thị Mai Ngọc KDQT49-C1-0299 Mai Huyền Trang KDQT49-C1-1943

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Minh Trang

Hà Nội, 2023

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC BIỂU ĐỒ 5

LỜI MỞ ĐẦU 6

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu: 6

2 Mục tiêu nghiên cứu: 6

3 Phương pháp nghiên cứu: 7

3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu: 7

2 Nông nghiệp hữu cơ: 8

3 Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: 8

4 Chỉ số CAGR: 9

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG THỰC PHẨM HỮU CƠ TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2018-2022 10

1 Cấu trúc và đặc điểm của thị trường: 10

1.1 Nhiều người mua và người bán: 10

1.2 Sản phẩm đồng nhất: 11

1.3 Chi phí giao dịch bằng không: 11

1.4 Thông tin hoàn hảo: 11 3

Trang 4

1.5 Tự do gia nhập hay rút lui khỏi thị trường: 11

2 Phân tích diễn biến thị trường thực phẩm hữu cơ: 13

2.1 Tổng quan: 13

2.2 Xu hướng sức khỏe: 13

2.3 Bối cảnh kinh tế và nhân khẩu học: 13

2.4 Bối cảnh cạnh tranh: 15

2.5 Tổng quan Nông nghiệp hữu cơ: 16

2.6 Triển vọng tăng trưởng: 16

2.6.1.Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của thị trường: 18

2.6.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường: 19

3 Vấn đề tồn tại: 19

3.1 Giá thực phẩm hữu cơ thường cao, bị thổi phồng: 19

3.2 Khái niệm “thực phẩm hữu cơ” chưa được hiểu đúng: 19

3.3 Khâu kiểm nghiệm, đánh giá và chứng nhận hữu cơ là trở ngại: 20

3.4 Nguồn cung chưa đáp ứng cầu: 20

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG THỰC PHẨM HỮU CƠ TẠI VIỆT NAM 21

1 Ban hành quy định nghiêm ngặt: 21

2 Cải thiện chất lượng nguồn cung: 21

3 Nâng cao ý định mua thực phẩm hữu cơ: 21

4 Một số chính sách của nhà nước: 22

KẾT LUẬN 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 5

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1:Đường cầu của một doanh nghiệp trong ngắn hạn 9

Biểu đồ 2:Sự sụt giảm của giá cả do gia tăng số lượng sản phẩm 11

Biểu đồ 3:Sự gia tăng của giá cả do sụt giảm số lượng sản phẩm 11

Biểu đồ 4:Dân số Việt Nam giai đoạn 2018 – 2022 13

Biểu đồ 5:Gia tăng GDP bình quân đầu người tại Việt Nam giai đoạn 2018 – 2022 14

Biểu đồ 6:Gia tăng mức tiêu thụ thực phẩm và đồ uống đóng gói hữu cơ tại Việt Nam giai đoạn 2018 – 2022 16

Biểu đồ 7:Mức tiêu thụ thực phẩm và đồ uống hữu cơ so với tổng mức tiêu thụ các sản phẩm chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam giai đoạn 2018 – 2022 17

5

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:

Sức khỏe là một điều vô cùng quý giá Phải có sức khỏe thì con người mới hưởng thụ được những nét đẹp của cuộc sống Vì vậy, bảo vệ sức khỏe là điều cần thiết đối với mỗi chúng ta.

Nhận thức của con người về sự quan trọng của sức khỏe ngày càng toàn diện hơn Họ đã biết chú trọng đến dinh dưỡng trong các bữa ăn và sức khỏe của bản thân Mỗi người dân đều thận trọng hơn trong việc chọn lựa những loại thực phẩm sử dụng hàng ngày Những năm gần đây điển hình là giai đoạn từ năm 2018-2022, mức sống của người dân Việt Nam dần trở nên tốt hơn, nên yêu cầu của họ về nguồn gốc và chất lượng của thực phẩm cũng tăng lên đáng kể Mặt khác, do những lo ngại về thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ nên người dân càng cẩn trọng và kỹ càng hơn trong việc lựa chọn thực phẩm Họ có xu hướng tiêu dùng những sản phẩm xanh, sạch, có xuất xứ rõ ràng Tất cả những yếu tố nêu trên đã khiến cho nhu cầu tiêu dùng thực phẩm hữu cơ ngày một tăng lên.

Theo một báo cáo của AC Nielsen năm 2019, 86% người dân Việt Nam ưu tiên lựa chọn những thực phẩm hữu cơ cho bữa ăn gia đình vì họ tin tưởng vào tính an toàn và đầy đủ dinh dưỡng của những thực phẩm ấy Điều này cho thấy phát triển nông nghiệp hữu cơ là một hướng đi sáng cho nền nông nghiệp Việt Nam Minh chứng cho thấy 33/63 tỉnh thành đã thành lập những mô hình nông nghiệp hữu cơ với diện tích lên tới gần 77.000 ha, tăng gần 4 lần so với năm 2010.

Xuất phát từ tác động tích cực của thực phẩm hữu cơ đối với đời sống của con người Việt Nam, nhóm chúng em quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu cho bài tiểu luận: “Phân tích thị trường thực phẩm hữu cơ tại Việt Nam giai đoạn 2018-2022”

2 Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu của nghiên cứu là nhằm phân tích những diễn biến trên thị trường thực phẩm hữu cơ tại Việt Nam trong giai đoạn 2018-2022, từ đó đề xuất những giải pháp cho người tiêu dùng cân nhắc, lựa chọn những thực phẩm hữu cơ một cách thông minh

Trang 7

cũng như giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm hữu cơ tại Việt Nam.

3 Phương pháp nghiên cứu:

3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu:

Dữ liệu được thu thập thông qua các tài liệu nghiên cứu liên quan đến thị trường thực phẩm hữu cơ trên các bài báo, trang web như các nghiên cứu khoa học, tiểu luận môn học, tiểu luận tốt nghiệp được đăng trên các website, báo cáo thực trạng tiêu dùng, thị trường thực phẩm hữu cơ tại Việt Nam,

3.2 Phương pháp phân tích tổng hợp:

Các thông tin, dữ liệu sau khi được tổng hợp từ những bài nghiên cứu, phân tích và mô hình lý thuyết trước đó về thị trường thực phẩm hữu cơ sẽ được tiến hành phân tích, xử lý và cuối cùng là bước lựa chọn những lý thuyết hợp lý nhất để đưa vào bài nghiên cứu.

4 Phạm vi nghiên cứu:

4.1 Phạm vi nội dung:

Đặc điểm, cấu trúc của thị trường thực phẩm hữu cơ tại Việt Nam và phân tích diễn biến của thị trường cung cầu, giá cá, những điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội của các doanh nghiệp trên thị trường.

4.2 Phạm vi không gian:

Thị trường thực phẩm hữu cơ của các doanh nghiệp tại Việt Nam 4.3 Phạm vi thời gian:

Thị trường thực phẩm hữu cơ trong giai đoạn từ năm 2018-2022, khi xu hướng tiêu dùng thực phẩm hữu cơ phát triển nhanh chóng tại Việt Nam.

5 Kết cấu đề tài:

Ngoài phần LỜI MỞ ĐẦU và phần KẾT LUẬN, kết cấu của đề tài gồm 3 chương:

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

CHƯƠNG 2: DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG THỰC PHẨM HỮU CƠ TẠI VIỆTNAM GIAI ĐOẠN 2018 – 2022

7

Trang 8

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG THỰC PHẨM HỮUCƠ TẠI VIỆT NAM

Trang 9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN1 Thực phẩm hữu cơ:

Thực phẩm hữu cơ là những loại thực phẩm tươi sống hoặc được nuôi trồng, xử lý và chế biến nghiêm ngặt bằng phương pháp canh tác hữu cơ Điều cơ bản nhất trong phương pháp canh tác hữu cơ là đất, nước phải sạch, không bị nhiễm các loại độc tố, chất thải; và dinh dưỡng để nuôi trồng, phòng chống dịch bệnh cho cây phải sử dụng các chế phẩm sinh học 100% từ thiên nhiên Thực phẩm hữu cơ muốn được công nhận cần phải trải qua quá trình kiểm tra chặt chẽ và có giấy chứng nhận dựa theo các tiêu chuẩn tại các quốc gia khác nhau.

Với những quy trình xử lý, chế biến cũng như chăn nuôi, trồng trọt một cách nghiêm ngặt, thực phẩm hữu cơ không chỉ an toàn đối với môi trường, hạn chế gây ô nhiễm đất, nước mà còn đặc biệt lành mạnh, không gây nguy hại nghiêm trọng cho sức khỏe người tiêu dùng.

2 Nông nghiệp hữu cơ:

Nông nghiệp hữu cơ là một hình thức canh tác nông nghiệp làm hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn các hóa chất, phân bón tổng hợp, chất kích thích tăng trưởng của khi trồng trọt cũng như các chất phụ gia trong thức ăn của động vật khi chăn nuôi Đứng trước những thách thức vô cùng to lớn của vấn đề ô nhiễm môi trường, sự suy giảm đa dạng sinh học hay nghiêm trọng hơn là ngộ độc thực phẩm thì nền nông nghiệp của Việt Nam đang dần chuyển dịch sang sản xuất nông nghiệp hữu cơ Điều này nhằm mục đích đảm bảo độ an toàn của các loại thực phẩm, nhằm duy trì sức khỏe của con người và hệ sinh thái trở nên bền vững hơn.

3 Thị trường cạnh tranh hoàn hảo:

Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường mà trong đó quyết định của người sản xuất và người tiêu dùng đều không ảnh hưởng đến giá cả thị trường, họ đều là những người chấp nhận giá.

Thị trường cạnh tranh hoàn hảo có những đặc trưng như sau: nhiều người mua và người bán, chi phí giao dịch gần như bằng không, sản phẩm mang tính đồng nhất,

9

Trang 10

người bán và người mua đều có thông tin hoàn hảo về sản phẩm của tất cả các doanh nghiệp, các doanh nghiệp có thể tự do gia nhập hay rút lui khỏi thị trường.

Mục tiêu của các doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo là tối đa hóa lợi nhuận

4 Chỉ số CAGR:

CAGR là viết tắt của Compounded Annual Growth Rate, có nghĩa là tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm có tính đến ảnh hưởng của lãi kép CAGR được thể hiện dưới dạng số tương đối (%).

Trang 11

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG THỰC PHẨM HỮU CƠTẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2018-2022

1 Cấu trúc và đặc điểm của thị trường:

Thị trường thực phẩm hữu cơ tại Việt Nam điển hình cho cấu trúc thị trường cạnh tranh hoàn hảo Đây là thị trường mà cả người mua và người bán đều không có quyền quyết định giá cả của sản phẩm Các đặc tính của thị trường này được thể hiện qua:

1.1 Nhiều người mua và người bán:

Thị trường thực phẩm hữu cơ đã xuất hiện từ những năm 2010, song cho đến khoảng năm 2020, khi dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu, xu hướng sử dụng thực phẩm hữu cơ mới thực sự trở nên phổ biến Con người ngày càng chú trọng đến sức khỏe của bản thân, ưu tiên lựa chọn những thực phẩm vừa đầy đủ dinh dưỡng, vừa an toàn và lành mạnh

Chính vì vậy, thực phẩm hữu cơ dần xuất hiện nhiều hơn ở những gian hàng trong các siêu thị lớn nhỏ trên khắp cả nước, điển hình như một số thương hiệu nổi tiếng: TH True Milk, Organik Dalat, Ecolink-Ecomart,

Nhìn chung, với sự gia tăng không ngừng của lượng người mua và người bán, thì sự đóng góp của mỗi người vào thị trường chung chỉ chiếm một phần rất nhỏ, từ đó những quyết định của họ đều không làm ảnh hưởng đến giá cả thị trường.

Trong ngắn hạn, đường cầu của một doanh nghiệp là đường thẳng nằm ngang tại mức giá thị trường

11

Trang 12

Biểu đồ 1:Đường cầu của một doanh nghiệp trong ngắn hạn

Dù là người mua hay người bán, họ đều phải chấp nhận giá cả thị trường Nếu một nhà sản xuất đưa ra mức giá cao hơn giá thị trường, thì người mua sẽ sử dụng sản phẩm tương tự của doanh nghiệp khác với mức giá mà họ cho là hợp lý hơn Vì vậy, nhà sản xuất này sẽ không bán được sản phẩm nào Mặt khác, người bán cũng sẽ lựa chọn bán ở mức giá thị trường để đảm bảo sản lượng bán ra là tốt nhất, chứ không chọn bán giá thấp hơn Những yếu tố trên khiến cho đường cầu nằm ngang tại mức giá thị trường.

1.2 Sản phẩm đồng nhất:

Thực phẩm hữu cơ là sản phẩm đồng nhất Nhiều nhà cung cấp có thể đưa ra thị trường cùng một loại thực phẩm hữu cơ có nguồn gốc và chất lượng tương tự nhau, khiến cho người tiêu dùng khó phân biệt được đây là sản phẩm do bên nào sản xuất Các loại thực phẩm hữu cơ, được sản xuất tại những nơi khác nhau, gần như có thể thay thế được cho nhau Điều này dẫn đến một hệ quả là các nhà sản xuất không có khả năng tự định giá cho sản phẩm của mình, cũng như rất khó để tăng giá sản phẩm cao hơn giá thị trường.

1.3 Chi phí giao dịch bằng không:

Do thị trường có nhiều người mua và người bán, nên người tiêu dùng không mất nhiều thời gian và tiền bạc để tìm được sản phẩm mong muốn cũng như những những nhà sản xuất sẽ không tốn công sức để tiếp cận khách hàng Vì vậy, chi phí giao dịch là không đáng kể và gần như bằng không.

1.4 Thông tin hoàn hảo:

Trang 13

Mặc dù các nhà sản xuất có thể tung ra thị trường những sản phẩm giống nhau, nhưng họ phần nào vẫn có thể tác động đến giá cả của sản phẩm nếu như người mua không tiếp cận được thông tin hoàn hảo về giá cả và chất lượng của tất cả các doanh nghiệp Để tránh rủi ro này, thị trường thực phẩm hữu cơ phải cung cấp cho người tiêu dùng các thông tin về giá cả cũng như chất lượng một cách đầy đủ và trung thực nhất.

1.5 Tự do gia nhập hay rút lui khỏi thị trường:

Vì có rất nhiều nhà sản xuất cùng tham gia vào thị trường, quy mô sản xuất của mỗi doanh nghiệp tương đối nhỏ nên không yêu cầu nguồn vốn quá cao, do đó việc gia nhập thị trường trở nên dễ dàng.

Nhiều doanh nghiệp muốn tăng giá của sản phẩm, nên đã liên kết sản xuất, nhằm hạn chế số lượng sản phẩm Nhưng trên thực tế, điều này sẽ khiến cho các doanh nghiệp đó gặp thiệt thòi, bởi nhiều doanh nghiệp mới sẽ tranh thủ gia nhập thị trường với mức giá thấp hơn Lượng cung sản phẩm tăng trở lại, đường cung S1 dịch chuyển sang phải, xuất hiện vị trí cân bằng mới và kéo giá cân bằng giảm xuống

Biểu đồ 2:Sự sụt giảm của giá cả do gia tăng số lượng sản phẩm

Trái lại, khi doanh nghiệp thua lỗ do giá bán sản phẩm thấp hơn chi phí bình quân trong ngắn hạn, họ sẽ tự động rời khỏi thị trường Lúc này, lượng cung sản phẩm giảm, đường cung S1 dịch chuyển sang trái, xuất hiện vị trí cân bằng mới và kéo giá cân bằng tăng lên.

13

Trang 14

Biểu đồ 3:Sự gia tăng của giá cả do sụt giảm số lượng sản phẩm

Trang 15

2 Phân tích diễn biến thị trường thực phẩm hữu cơ:

2.1 Tổng quan:

Trong hai thập kỷ qua, nhiều quốc gia trên thế giới (phát triển/đang phát triển) đang chú trọng hơn đến nông nghiệp hữu cơ và thực phẩm hữu cơ Những năm trở lại đây tại Việt Nam, xu hướng sản xuất hữu cơ gắn liền với các yêu cầu về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm đang trở thành mối quan tâm của các doanh nghiệp, nhà sản xuất và người tiêu dùng Với họ, nguồn động lực mạnh mẽ đến từ những “điểm sáng” của thực phẩm hữu cơ: chất lượng cao và thị trường xuất khẩu rộng lớn Dù được coi là hướng đi tiềm năng và mang lại lợi nhuận nhưng canh tác hữu cơ ở nước ta cũng gặp không ít khó khăn, thách thức.

Thực phẩm và đồ uống đóng gói hữu cơ chiếm thị phần cực kỳ thấp ở Việt Nam Tuy nhiên, danh mục này đã cho thấy con số tăng trưởng kép CAGR ấn tượng là 54,7% trong giai đoạn 2018-21 và được dự báo sẽ tăng lên mức 4,7% trong giai đoạn 2022-25 Sự tăng trưởng này hầu như chỉ bởi thực phẩm hữu cơ dành cho trẻ em, đã tăng 39,8% vào năm 2021 Doanh số bán đồ uống hữu cơ năm 2021 là không đáng kể, chủ yếu là do đơn giá cao hơn và hạn chế phân phối Bên cạnh đó, nhu cầu dự kiến sẽ tăng đều đặn khi nhận thức về sức khỏe của người tiêu dùng ngày càng tăng.

2.2 Xu hướng sức khỏe:

Trước tác động của dịch Covid-19, xu hướng chú trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng Việt Nam ngày càng tăng lên cùng với khả năng cập nhật mạng internet Vì vậy, những mặt hàng của thị trường chăm sóc sức khỏe đã thấy được tình hình phát triển khả quan Những nhà bán chính trên thị trường nắm lấy cơ hội bằng các sáng kiến tiếp thị và đầu tư phát triển sản phẩm mới Tuy nhiên, sức mua của người tiêu dùng sẽ bị hạn chế bởi tác động của dịch bệnh Độ nhạy cảm về giá tăng sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của các sản phẩm hữu cơ Thực phẩm và đồ uống đóng gói tự nhiên và tốt cho sức khỏe vẫn chỉ chiếm thị phần nhỏ tại Việt Nam do có nhiều lựa chọn thay thế thực phẩm tươi Mặc dù vậy, mặt hàng đồ uống tăng cường vi chất dinh dưỡng và thực phẩm chế biến dự kiến sẽ thu hút được nhiều sự chú ý hơn do những lợi ích khác biệt của chúng, chẳng hạn như tăng cường hệ thống miễn dịch.

2.3 Bối cảnh kinh tế và nhân khẩu học:

2.3.1.Kinh tế:

15

Trang 16

Sự phục hồi của nền kinh tế nước ta sau Covid-19 ghi nhận mức tăng trưởng GDP thực tế đạt 2,5% vào năm 2021 và tăng lên 7,0% vào năm 2022 Những yếu tố giúp đạt được con số đó bao gồm chi phí lao động cạnh tranh, cơ cấu thương mại đa dạng và các hiệp định thương mại tự do được ký kết Tiêu dùng cá nhân tăng 3,9% vào năm 2021 và 6,0% vào năm 2020.

2.3.2.Dân số - nhân khẩu học:

Dân số Việt Nam đạt mức khoảng 98,3 triệu người vào năm 2021 và dự kiến sẽ tăng lên 104,5 triệu người (năm 2030) Độ tuổi trung bình của đất nước đang tăng lên và dự báo đạt tới con số 33 Chỉ số này được dự báo sẽ ở mức 36,6 năm vào năm 2030 Dân số từ 65 tuổi trở lên được kỳ vọng tăng từ 8,4% tổng dân số năm 2021 lên 10% vào năm 2025 Dân số từ 0 đến 14 tuổi được dự báo giảm đều 23,6% năm 2021 là 23,1% tổng dân số năm 2025.

Biểu đồ 4:Dân số Việt Nam giai đoạn 2018 – 2022

Ngày đăng: 02/04/2024, 16:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN