1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận kinh tế vĩ mô đề tài vai trò của sản xuất trong sự tăng trưởng của các quốc gia đang phát triển

40 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai trò của sản xuất trong sự tăng trưởng của các quốc gia đang phát triển
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Minh, Nguyễn Hoàng Khánh Linh, Trần Thị Thanh Thảo, Nguyễn Trung Kiên
Người hướng dẫn Ths. Lâm Thanh Hà
Trường học Học viện Ngoại giao
Chuyên ngành Kinh tế quốc tế
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 6,42 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU (4)
    • 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI (4)
    • 1.2. Ý NGHĨA KHOA HỌC (5)
    • 1.3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU (5)
    • 1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU (5)
    • 1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU (5)
    • 1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (5)
    • 1.7. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI (6)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (7)
    • 2.1 SẢN XUẤT LÀ GÌ? (7)
      • 2.1.1. Định nghĩa (7)
      • 2.1.2. Nhân tố sản xuất (7)
      • 2.1.3. Hàm sản xuất (8)
    • 2.2. TĂNG TRƯỞNG (9)
      • 2.2.1. Định nghĩa (9)
      • 2.2.2. Đo lường tăng trưởng (10)
    • 2.3. QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN (11)
      • 2.3.1. Định nghĩa (11)
      • 2.3.2. Phân loại (12)
      • 2.3.4. Đặc điểm chung (12)
    • 2.4. TIỂU KẾT (17)
  • CHƯƠNG 3: SẢN XUẤT VÀ TĂNG TRƯỞNG (18)
    • 3.1. GDP LÀ THƯỚC ĐO VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA SẢN XUẤT ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG (18)
    • 3.2. MỐI LIÊN HỆ GIỮA SẢN XUẤT VÀ GDP (19)
      • 3.2.1. Sơ đồ đường chu chuyển (19)
      • 3.2.2. Các nhân tố trong GDP và ảnh hưởng của chúng (20)
    • 3.3. TIỂU KẾT (21)
  • CHƯƠNG 4: VAI TRÒ CỦA SẢN XUẤT ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN (22)
    • 4.1. TỔNG QUAN VỀ 3 KHU VỰC KINH TẾ CỦA SẢN XUẤT TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN (22)
    • 4.2. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ (24)
    • 5.1. Thứ nhất (30)
    • 5.2. Thứ hai (30)
    • 5.3. Thứ ba (31)
    • 5.4. Thứ tư (31)
    • 5.5. Thứ năm (31)

Nội dung

Ý NGHĨA KHOA HỌCBài tiểu luận mang lại một số ý nghĩa về lý thuyết, đồng thời đưa ra những nhận định, trình bày, phân tích, đánh giá về đề tài; cung cấp thêm kiến thức tổng quan và chi t

PHẦN MỞ ĐẦU

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Dạo một vòng quanh thế giới, chúng ta có thể thấy được mức sống của nhiều nơi khác nhau rất đa dạng Thậm chí, các đất nước cùng thuộc nhóm nước đang phát triển cũng có sự khác biệt lớn về mức sống Điều này là do sự khác biệt về tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia Và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thì chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các hoạt động sản xuất.

Trong suốt bao thập kỷ qua, các nhà kinh tế học luôn miệt mài đi tìm lời giải thích cho các câu hỏi: “Điều gì tạo nên sự khác biệt trong tỷ lệ tăng trưởng của các quốc gia? Tại sao có nước nghèo, nước giàu? Tại sao nhiều nước giàu lên nhanh chóng, trong khi các nước khác tăng trưởng chậm chạp? Các nước giàu có thể làm gì để duy trì mức sống cao của họ? Các nước nghèo nên theo đuổi chính sách gì để tăng trưởng kinh tế nhanh? ” Đây là những vấn đề thuộc loại quan trọng nhất của kinh tế vĩ mô, và đặc biệt được quan tâm ở những quốc gia đang phát triển Vì lý do đó, nhóm 4 đã quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Vai trò của sản xuất trong sự tăng trưởng của các quốc gia đang phát triển”

Ý NGHĨA KHOA HỌC

Bài tiểu luận mang lại một số ý nghĩa về lý thuyết, đồng thời đưa ra những nhận định, trình bày, phân tích, đánh giá về đề tài; cung cấp thêm kiến thức tổng quan và chi tiết về vai trò của sản xuất trong sự tăng trưởng của các nước đang phát triển Từ đó, đưa ra những bài học và phương hướng phát triển khả thi cho các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam mình nói riêng.

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu ảnh hưởng của sản xuất đến tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển, so sánh những số liệu thu được qua nhiều thời kỳ và từ đó đưa ra kết luận về vai trò của sản xuất đối với các quốc gia này và đề ra những phương hướng, giải pháp tăng trưởng sản xuất đối với các quốc gia đang phát triển nói chung, trong đó có Việt Nam.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Sản xuất và tăng trưởng ở các quốc gia đang phát triển

PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Phạm vi không gian: Các quốc gia đang phát triển và 4 nước điển hình: Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Bangladesh

Lĩnh vực nghiên cứu: Kinh tế vĩ mô

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp thống kê, tổng hợp tài liệu: hệ thống hóa các khái niệm sản xuất, tăng trưởng, GDP,… phương pháp này cũng giúp nhóm tìm, hiểu các mục tiêu đặt ra cho đề tài;

Phương pháp thu thập và xử lí thông tin: tiến hành thu thập thông tin, dữ liệu từ các nguồn tài liệu chính thống khác nhau, từ đó có sự phân tích, xử lý và đánh giá tổng hợpPhương pháp lập luận logic: từ những gì thu thập và sắp xếp được, nhóm sẽ tiến hành phân tích, đưa ra kết luận nhằm làm rõ vấn đề, mục tiêu đặt ra.

CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

Công trình nghiên cứu gồm 31 trang, 8 hình Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục bảng và hình ảnh, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 3 mục như sau: Chương 1: Cơ sở lý thuyết

Chương 2: Sản xuất và tăng trưởng

Chương 3: Vai trò của sản xuất đối với tăng trưởng kinh tế quốc gia đang phát triểnChương 4: Gợi ý phương hướng phát triển và giải pháp cho khó khăn ở nền kinh tế các quốc gia đang phát triển

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

SẢN XUẤT LÀ GÌ?

Sản xuất (production) là hoạt động kết hợp các đầu vào nhân tố như lao động, tư bản, đất đai (đầu vào cơ bản) và/hoặc nguyên liệu (đầu vào trung gian) để tạo ra hàng hóa và dịch vụ (sản phẩm,sản lượng, đầu ra).

Sản lượng hàng hóa và dịch vụ của một nền kinh té phụ thuộc vào hai yếu tố: lượng đầu vào, còn gọi là nhân tố sản xuất và khả năng của nó trong việc chuyển các đầu vào thành sản lượng Khả năng này được biểu thị bằng hàm sản xuất

Các nhân tố này lần đầu tiên được hệ thống hóa trong các phân tích của Adam Smith

(1776), David Ricardo (1817), và sau này được John Stuart Mill đóng góp như là một phần của lý thuyết chặt chẽ về sản xuất trong kinh tế chính trị Tuy nhiên ngày nay, người ta thường chia các yếu tố sản xuất thành 4 yếu tố sau: Đất hay các nguồn lực tự nhiên (tài nguyên thiên nhiên) - các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên chẳng hạn như đất đai và khoáng chất Chi phí cho việc sử dụng đất là địa tô.

Ví dụ: Đất trồng trọt hoa màu cây cối để phục vụ cuộc sống.

Bất động sản trên các sàn giao dịch làm gia tăng giá trị cho đất đai.

Từ đất con người cũng tìm ra được nhiều nguyên liệu thiên nhiên, như rừng, vàng bạc, dầu mỏ,… Để sử dụng đem lại những lợi ích to lớn cho cuộc sống con người.

Vốn nhân lực - là thuật ngữ kinh tế dùng để chỉ các kiến thức, kỹ năng mà người công nhân thu được trong quá trình đào tạo, giáo dục và tích lũy kinh nghiệm Vốn nhân lực được đo lường bằng sức lao động, là các hoạt động của con người được sử dụng trong sản xuất Chi phí thanh toán cho sức lao động là lương.

Một số nhà kinh tế khi nói tới các kinh doanh còn có khái niệm khả năng tổ chức, tư bản cá nhân hoặc đơn giản chỉ là "khả năng lãnh đạo" Tuy nhiên, điều này dường như là một dạng của sức lao động hay "tư bản con người" Khi có sự phân biệt, chi phí cho yếu tố này của sản xuất được gọi là lợi nhuận.

Trong việc xây dựng một tòa nhà, ngôi nhà thì yếu tố lao động ở đây chính là công nhân những người đã bỏ sức lực và thời gian của mình để xây dựng. Đối với các dự án trong ngành công nghệ phần mềm thì những người xây dựng nên phần mềm hay quản lý phần mềm cũng chính là yếu tố lao động Đơn giản là một nghệ sĩ hay họa sĩ Khi họ sáng tác ra những bản nhạc và bức tranh, dù sản phẩm ấy có giá trị to lớn hay nhỏ bé thì nó cũng là yếu tố lao động Đối với các nhà kinh tế chính trị thời kỳ đầu, lao động là yếu tố quan trọng của giá trị kinh tế Số tiền hay hiện vật mà họ được trả sau khi hoàn thành công việc được gọi là lương.

Tư bản hiện vật - Các sản phẩm do con người làm ra hay công cụ sản xuất được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm khác Bao gồm máy móc, thiết bị và nhà xưởng,

*Ví dụ: Để sản xuất nông nghiệp thì vốn chính là cái máy kéo, máy cày, cái liềm,… Hay đơn giản trong 1 công ty thì cái bàn cái ghế cũng chính là vốn.

Một chiếc xe máy để phục vụ cá nhân đi lại nhằm đạt mục đích cho cá nhân đó thì không được gọi là yếu tố hay tư liệu sản xuất Nhưng cùng là chiếc xe máy đó được doanh nghiệp mua sử dụng có mục đích rõ ràng vào việc kinh doanh thì lại là yếu tố sản xuất.

Khoa học kỹ thuật - những hiểu biết của con người về cách tốt nhất sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ

*VD: kỹ thuật lọc hóa dầu, công nghệ AI, kỹ thuật nguyên tử,

Vốn nhân lực đề cập đến các nguồn lực được sử dụng để truyền sự hiểu biết này đến lực lượng lao động

Hàm sản xuất mô tả mối quan hệ giữa đầu vào của quá trình sản xuất và đầu ra của quá trình và cho chúng ta biết rằng sản lượng tối đa có thể được sản xuất từ bất kỳ sự kết hợp nhất định của các yếu tố sản xuất ) Nó cũng xác định chi phí sản xuất của công ty, vì vậy nó còn được gọi là hàm chi phí (hàm chi phí là một hàm của giá đầu vào và số lượng đầu ra, và giá trị của nó là chi phí sản xuất sản phẩm Dưới giá đầu vào, công ty thường sử dụng đường cong chi phí để giảm thiểu chi phí và tối đa hóa hiệu quả sản xuất.

Công thức: Ta có thể giả định doanh nghiệp theo một cách đơn giản là chỉ dùng vốn hiện vật và lao động (đây là hai yếu tố sản xuất có tính chất đại diện), thì thời điểm đó hàm số sản xuất sẽ được thể hiện như sau: Q = F(K,L)

Hàm số F biểu thị phương pháp sản xuất, tức phương pháp kết hợp các đầu vào để tạo ra sản lượng.

+ L, K lần lượt là lực lượng lao động (L), tư bản (nhà xưởng, máy móc) (K)

*Ví dụ: Để tạo ra 100 đơn vị sản phẩm trong một ngày, người ta có thể sử dụng hoặc 10 giờ máy (vốn) và 8 giờ lao động hoặc 6 giờ máy và 18 giờ lao động

Trong dài hạn thì không có chi phí nào là cố định, mọi chi phí đều là chi phí biến đổi Lúc này thì vấn đề là làm sao với một sản lượng Q xác định ở đầu ra chi phí đầu vào là thấp nhất Hay TC= wL +rK là thấp nhất ( L là lao động, K là vốn; w,L là hệ số)

Tương tự với đường bàng quan của người tiêu dùng, nhà sản xuất có đường đồng chi phí.Đường đồng chi phí là sự kết hợp của K và L mà trên đó TC không đổi Đường đồng sản lượng là các cách thức kết hợp của K và L mà trên đó Q không thay đổi -> kết hợp của đầu vào tối ưu để nhà sản xuất tối thiểu hóa chi phí là tại tiếp điểm của đường đồng chi phí với đường đồng sản lượng.

TĂNG TRƯỞNG

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc dân (GNP) Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế qua từng thời kỳ hoặc qua nhiều thời kỳ.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là tổng thu nhập kiếm được trong nước Nó bao gồm cả thu nhập mà người nước ngoài kiếm được trong nước, nhưng không bao gồm thu nhập mà người dân trong nước kiếm được ở nước ngoài.

Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là tổng thu nhập mà người dân một nước kiếm được Nó bao gồm cả thu nhập mà người dân một nước kiếm được ở nước ngoài nhưng không bao gồm thu nhập người dân nước ngoài kiếm được ở trong nước.

2.2.2 Đo lường tăng trưởng Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối, tốc độ tăng trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai đoạn. Mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai kỳ cần so sánh.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %.

Biểu diễn bằng toán học, sẽ có công thức: y = dY/Y × 100(%)

Trong đó Y là quy mô của nền kinh tế, và y là tốc độ tăng trưởng Nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hoặc GNP) danh nghĩa Còn nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) thực tế, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP) thực tế Thông thường, tăng trưởng kinh tế dùng chỉ tiêu thực tế hơn là các chỉ tiêu danh nghĩa.

Trên thực tế, có ba cách tính GDP

- Phương pháp chi tiêu (sử dụng): GDP bằng tổng chi tiêu của tất cả những người tiêu dùng cuối cùng (người tiêu dùng và doanh nghiệp trong nước, chính phủ, hay người nước ngoài):

GDP = Tổng giá trị tăng thêm (VA) = Giá trị sản xuất – Tiêu dùng trung gian

GDP = Tổng tất cả các loại thu nhập (của người lao động, người sở hữu vốn và nhà nước)

GDP: tổng sản phẩm quốc nội.

C: gồm những khoản chi tiêu của cá nhân hay trong gia đình về hàng hoá dịch vụ. I: tổng đầu tư trong nước của tư nhân.

G: gồm khoản chi tiêu của chính phủ tính từ cấp Trung Ương đến địa phương

(X-M): xuất khẩu ròng ( X là giá trị xuất khẩu, M là giá trị nhập khẩu).

QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN

Hình 1: Bản đồ các quốc gia trên thế giới Nguồn: IMF

Sự phát triển của một quốc gia được đo đạc bằng các chỉ số thống kê như tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP/người), tuổi thọ trung bình, tỷ lệ người biết chữ, v.v. Liên hợp quốc xây dựng Chỉ số phát triển con người (HDI), một chỉ số tổng hợp của các thống kê trên để xác định mức độ phát triển con người ở mỗi quốc gia.

Quốc gia đang phát triển (Hình 1), nói chung, là các quốc gia có mức sống thấp, chưa đạt được mức độ công nghiệp hóa và GDP danh nghĩa tương xứng với quy mô dân số Có một sự tương quan chặt chẽ giữa mức thu nhập bình quân đầu người thấp với sự gia tăng dân số nhanh chóng, kể cả giữa các quốc gia và giữa các nhóm dân cư trong một quốc gia.

Hình 2 : 4 nhóm nước đang phát triển Nguồn: Market Business News

Hiện nay có nhiều cách phân loại các quốc gia đang phát triển, tuy nhiên bài tiểu luận này sẽ chia các quốc gia đang phát triển thành 4 nhóm như sau:

- Quốc gia công nghiệp mới (NIC): đây là các quốc gia đã cơ bản hoàn thành quá trình công nghiệp hóa, xếp sau các nước phát triển nhưng đứng trên các nước nông nghiệp đang phát triển, chỉ số kinh tế - xã hội duy trì ở mức trung bình đến cao bao gồm: Trung Quốc, Chile, Nga, Ả rập Xê út, Mexico,…

- Thị trường mới nổi (Emerging markets): đây là các quốc gia bắt đầu phát triển và hội nhập muộn nhưng tăng trưởng nhanh chóng và tồn tại nhiều vấn đề xã hội như: Ấn Độ, Nam Phi, Thái Lan, Turkey,…

- Thị trường cận biên (Frontier markets) : một quốc gia thị trường biên là một quốc gia đang phát triển phát triển hơn các quốc gia kém phát triển nhất như: Việt Nam, Lào, Campuchia, Colombia, phần lớn châu Phi,…

- Quốc gia kém phát triển (LDCs): theo Liên hợp quốc, các quốc gia kém phát triển nhất hoặc các nước kém phát triển thể hiện các chỉ số phát triển kinh tế xã hội và Chỉ số Phát triển Con người thấp nhất thế giới bao gồm: Sudan, Ethiopia, Haiti, Pakistan,…

2.3.4 Đặc điểm chung a, Thu nhập bình quân và HDI đầu người thấp

Hình 3: HDI các nước khu vực châu Á năm 2019

Thu nhập bình quân của các nước đang phát triển thường dưới 12.000USD/năm và chỉ số HDI thấp hơn 0.8 điểm.

Một chỉ số hữu ích để giúp xác định thế nào là một quốc gia đang phát triển là tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính theo sức mua tương đương (PPP) trên đầu người Giá trị số này bao gồm tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất tại một quốc gia trong vòng một năm, được tiêu chuẩn hóa, sau đó được chia cho dân số của quốc gia đó Nói cách khác, GDP PPP trên đầu người mô tả mức độ giàu có kinh tế trung bình của mỗi cá nhân Do đó, điều này thiết lập các ngưỡng để xác định một quốc gia đang phát triển Theo quy luật chung, các quốc gia có nền kinh tế phát triển có GDP bình quân đầu người ít nhất là 12.000 đô la (USD) , mặc dù một số nhà kinh tế cho rằng 25.000 đô la (USD) là ngưỡng đo lường thực tế hơn GDP PPP bình quân đầu người có thể cung cấp một cái nhìn nhanh chóng về nền kinh tế thế giới hiện đại bằng cách phân loại các nước đang phát triển có giá trị dưới 25.000 USD Đây là một chỉ số phù hợp hơn so với các công cụ so sánh kinh tế khác, chẳng hạn như GDP danh nghĩa / thực tế Không tính đến dân số, dữ liệu sai lệch xuất hiện trong thực tế của các nền kinh tế toàn cầu Ví dụ đây sẽ so sánh Trung Quốc vàThụy Sĩ Trung Quốc có GDP theo PPP là 23,21 nghìn tỷ USD và Thụy Sĩ chỉ có 523,1 tỷUSD Chỉ nhìn vào hai con số này, có vẻ như Trung Quốc giàu có hơn Thụy Sĩ một cách nhảy vọt, nhưng dân số Trung Quốc lại gấp 16 lần Thụy Sĩ Theo quan sát GDP PPP trên đầu người, Trung Quốc định giá 16.700 USD và Thụy Sĩ là 62.100 USD Những con số này cho thấy một người bình thường ở Thụy Sĩ giàu hơn 45.400 USD so với những người ở Trung Quốc Tóm lại, quốc gia đang phát triển là Trung Quốc, trong khi quốc gia phát triển là Thụy Sĩ.

Có nhiều điều cần xem xét hơn là các phép đo tài chính khi phân loại thế nào là một quốc gia đang phát triển Chỉ vì một quốc gia vượt quá ngưỡng $ 25,000 USD không nhất thiết phải xác định quốc gia đó là phát triển Một chỉ số hữu ích khác là Chỉ số Phát triển Con người (HDI) , một chỉ số mà Liên hợp quốc (UN) đã phát triển LHQ định nghĩa chỉ số này là “thước đo tóm tắt về thành tích trung bình trong các khía cạnh chính của sự phát triển con người: sống lâu và khỏe mạnh, hiểu biết và có mức sống khá” Thang điểm từ 0 đến 1 xác định các giá trị số của ba thành phần, sau đó giá trị trung bình hình học của những con số đó được tổng hợp lại “Bình diện sức khỏe được đánh giá bằng tuổi thọ trung bình, bình diện học vấn được đo bằng số năm đi học của người lớn từ 25 tuổi trở lên và số năm đi học dự kiến của trẻ em trong độ tuổi đi học Mức sống được đo bằng tổng thu nhập quốc dân trên đầu người ” Nếu kết quả của các phép tính bằng 0,8 hoặc cao hơn thì tiêu chuẩn HDI coi là nhà nước đã phát triển.

Sử dụng các quốc gia ví dụ trước, Trung Quốc và Thụy Sĩ, HDI lần lượt là 0,758 và 0,946 Tỷ lệ này hỗ trợ một kết luận giống hệt nhau về việc phân loại các trạng thái Trung Quốc lại rơi vào tình trạng đang phát triển. b, Tỉ lệ gia tăng dân số cao

Theo tổng cục thống kê, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là mức chênh lệch giữa số sinh và số chết so với dân số trung bình trong kỳ nghiên cứu, hoặc bằng hiê ¡u số giữa tỷ suất sinh thô với tỷ suất chết thô của dân số trong kỳ (thường tính cho một năm lịch) Đối với một quốc gia, tỷ lệ gia tăng tự nhiên hiếm khi vượt quá 4 phần trăm mỗi năm; Tỷ lệ cao nhất được biết đến đối với dân số quốc gia - phát sinh từ sự kết hợp của tỷ lệ sinh rất cao và tỷ lệ tử khá thấp - là tỷ lệ đã xảy ra ở Kenya trong những năm 1980, trong đó mức tăng tự nhiên của dân số xấp xỉ 4,1% mỗi năm Tỷ lệ gia tăng tự nhiên ở các nước đang phát triển nhìn chung thấp hơn; các nước này đạt trung bình khoảng 2,5% mỗi năm trong cùng thời kỳ. c, Tỷ lệ thất nghiệp cao

Hình 4: Tỉ lệ thất nghiệp một số nước trên thế giới năm 2020 Nguồn: OECD

Tỷ lệ thất nghiệp là chỉ số được sử dụng rộng rãi nhất để đánh giá mức độ tốt của thị trường lao động và là thước đo quan trọng để đánh giá tình trạng của một nền kinh tế nói chung Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) từ năm 1954 đã đưa ra các hướng dẫn phân loại các cá nhân vào các trạng thái thị trường lao động này Theo hướng dẫn của ILO, một người được coi là thất nghiệp nếu đến độ tuổi lao động người đó chưa có việc làm, hoặc đang tìm kiếm việc làm, những người tự nguyện thất nghiệp không được tính là thất nghiệp Thất nghiệp là vấn đề lớn đối với một quốc gia vì nó thường đi kèm với đói nghèo, những nguyên nhân chính của thất nghiệp bao gồm: Tỉ lệ học vấn thấp, tỷ lệ sinh nở cao, cơ cấu ngành nghề không phù hợp, chính sách nhà nước,

Nhìn chung lao động ở các nước đang phát triển chủ yếu làm việc trong khu vực nông nghiệp, khu vực phi kết cấu, năng suất thấp, nhiều rủi ro, tình trạng chia sẻ công việc, chia sẻ việc làm còn phổ biến; tuy tỷ lệ thất nghiệp khá thấp, tỷ lệ thiếu việc làm vẫn còn khá nghiêm trọng, nguy cơ có việc làm mà vẫn nghèo cao; hệ thống luật pháp về thị trường lao động chưa đầy đủ; cơ sở hạ tầng của thị trường lao động chưa phát triển đồng bộ dẫn đến khả năng kết nối cung cầu lao động kém Một trong những đặc điểm chung nhất của các nước đang phát triển là có thu nhập thấp vì lý do việc sử dụng lao động tương đối chưa hết hoặc chưa có hiệu quả so với các nước phát triển Gần 30% toàn bộ lực lượng lao động nông thôn ở các nước đang phát triển là chưa sử dụng hết mức.

Từ đó dẫn đến một vấn đề khác, đó là năng xuất lao động của các nước đang phát triển thấp Lý do là thiếu vốn tự nhiên (yếu tố cơ bản của sản lượng biên) và chất lượng lao động thấp Chúng ta cũng đề cập đến quan điểm về “việc tạo ra kết quả tích lũy luân chuyển” của Gunnar Myrdal Năng suất lao động có thể được tăng lên theo hai cách Thứ nhất là bằng việc huy động các nguồn tiết kiệm trong nước và tài chính ngoài nước để tạo ra sự đầu tư mới cho hàng hóa vốn tự nhiên; và thứ hai là bằng việc xây dựng nguồn vốn con người thông qua đầu tư vào giáo dục và đào tạo Để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, các nước đang phát triển chú trọng việc tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn, đảm bảo các quyền cơ bản của nhà đầu tư, sử dụng chiến lược bảo hộ và các ưu tiên dành cho các nhà đầu tư và người nước ngoài, miễn giảm thuế, trợ cấp chính phủ, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài… d, Nền kinh tế nhị nguyên

Lý thuyết nhị nguyên trong tiếng Anh được gọi là Arthur Lewis' Dualism Lý thuyết này do A Lewis chủ xướng Lý thuyết này cho rằng ở các nền kinh tế có hai khu vực kinh tế song song tồn tại:

TIỂU KẾT

Qua Chương 2: Cơ sở lý thuyết, nhóm 4 đã đưa ra cái nhìn tổng quan nhất về những thuật ngữ có trong tiêu đề “Vai trò của sản xuất trong tăng trưởng ở các quốc gia đang phát triển” Trong Chương 3: Vai trò của sản xuất đối với tăng trưởng, người viết sẽ đi sâu vào phân tích các thuật ngữ trên tác động lẫn nhau như thế nào trong một nền kinh tế.

SẢN XUẤT VÀ TĂNG TRƯỞNG

GDP LÀ THƯỚC ĐO VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA SẢN XUẤT ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG

Chúng ta hãy quay lại khái niệm và mục đích của sản xuất, như chúng em đã nói, sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm và dịch vụ để sử dụng, hay để trao đổi trong thương mại.

Và theo Mankiw, nhà kinh tế học nổi tiếng, 4 nhóm vấn đề về nguồn gốc và mục đích sử dụng GDP là “Các nền kinh tế sản xuất bao nhiêu?”, “Ai nhận được thu nhập về quá trình sản xuất?” và “Ai mua sản phẩm của nền kinh tế?”, “Yếu tố nào đảm bảo rằng tổng tiêu dùng, đầu tư và mua hàng của chính phủ bằng mức sản xuất?”

Vậy, ta có thể thấy rất rõ sản xuất chính là một nhân tố cơ bản và mang tính quyết định trong nền kinh tế, mục đích sử dụng của GDP chính là tính toán mức độ chi tiêu các loại hàng hóa mà nền kinh tế sản xuất ra bởi vì GDP phản ánh các luồng tiền trong nền kinh tế Vì vậy, GDP là chỉ số đo lường những gì sau cùng một nền kinh tế sản xuất được. Công việc của các nhà kinh tế vĩ mô chính là nghiên cứu mối liên hệ qua lại giữa các yếu tố sản xuất trong nền kinh tế, hoạt động sản xuất của nền kinh tế ảnh hưởng như thế nào đến tiêu dùng và ngược lại? Tóm lại, mục tiêu của tiểu luận này không chỉ là chứng minh sản xuất có vai trò quan trọng trong tăng trưởng mà còn là tìm hiểu xem sản xuất ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng của một nền kinh tế.

MỐI LIÊN HỆ GIỮA SẢN XUẤT VÀ GDP

3.2.1 Sơ đồ đường chu chuyển Để tìm hiểu rõ hơn tác động của sản xuất trong tăng trưởng, nhóm 4 sẽ đưa ra một cái nhìn tổng quan hơn về cách một nền kinh tế hoạt động Nền kinh tế bao gồm hàng triệu người liên quan tới nhiều hoạt động như mua bán, làm việc, thuê mướn, chế biến Để hiểu nền kinh tế vận động như thế nào, trong chương này, chúng em sẽ đơn giản hóa về tất cả các hoạt động này Nói cách khác, nhóm 4 sẽ đưa ra một mô hình giải thích để bổ trợ cho ý kiến trên – sơ đồ đường chu chuyển

Hình 5 : Sơ đồ chu chuyển kinh tế Nguồn: dankinhte.vn

Trong sơ đồ này, nền kinh tế được chia thành 2 khu vực: hộ gia đình và doanh nghiệp. Doanh nghiệp sản xuất hàng hóa và dịch vụ, sử dụng các yếu tố đầu vào khác nhau như lao động, đất đai và tư bản Những yếu tố đầu vào được gọi là những yếu tố sản xuất Hộ gia đình sở hữu các yếu tố sản xuất và tiêu dùng tát cả hàng hóa và dịch vụ được các doanh nghiệp sản xuất ra Hộ gia đình và các doanh nghiệp tác động lẫn nhau trên 2 loại thị trường:

- Trên thị trường hàng hóa và dịch vụ, hộ gia đình là người mua còn doanh nghiệp là người bán Hộ gia đình mua hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất.

- Trên thị trường các yếu tố sản xuất, hộ gia đình là người bán còn doanh nghiệp là người mua Trên các thị trường này, hộ gia đình cung cấp cho các doanh nghiệp các yếu tố đầu vào để doanh nghiệp sử dụng vào việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ.

Sơ đồ dòng chu chuyển cho thấy một cách đơn giản cách tổ chức các hoạt động kinh tế xảy ra giữa hộ gia đình và doanh nghiệp trong nền kinh tế Hộ gia đình tiêu tiền để mua hàng hóa và dịch vụ từ các doanh nghiệp Các doanh nghiệp sử dụng doanh thu nhờ bán hàng hóa để trả cho các yếu tố sản xuất như trả lương công nhân, tiền thuê nhà xưởng, tiền trả lãi, phần còn lại là lợi nhuận của chủ doanh nghiệp Vì vậy dòng chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ đi từ hộ gia đình đến doanh nghiệp, còn thu nhập dưới hình thức lương, tiền cho thuê, tiền lãi thì đi từ doanh nghiệp đến hộ gia đình.

Ngoài hai yếu tố đơn giản là sức lao động và vốn tư bản, để nghiên cứu một nền kinh tế thực sự còn phải tính đến rất nhiều yếu tố khác như chi tiêu chính phủ, xuất khẩu ròng,… Mục tiếp theo sẽ phân tích từng hành động trong mô hình trên, cũng là các hoạt động sản xuất, phân bổ, chi tiêu ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng.

3.2.2 Các nhân tố trong GDP và ảnh hưởng của chúng

Trước hết chúng ta đều biết rằng GDP là công cụ để định lượng 1 nền kinh tế, mức thay đổi GDP hằng năm hoặc hằng thời kỳ phản ánh mức độ tăng trưởng của nền kinh tế.

Cách tính GDP là cộng gộp chi tiêu + đầu tư (hay tiết kiệm) + chi tiêu của chính phủ và chênh lệch xuất nhập khẩu:

Chi tiêu cho tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình C (Consumption): là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ, bao gồm cả các sản phẩm lâu bền (như ô tô, máy giặt và máy tính gia đình) được các hộ gia đình mua Nó không bao gồm tiền mua nhà nhưng bao gồm tiền thuê nhà cho những ngôi nhà do chủ sở hữu sử dụng Nó cũng bao gồm các khoản thanh toán và phí cho các chính phủ để có được giấy phép và giấy phép Ở đây, chi tiêu tiêu dùng của hộ gia đình bao gồm các khoản chi tiêu của các tổ chức phi lợi nhuận phục vụ các hộ gia đình, ngay cả khi được quốc gia báo cáo riêng Mục này cũng bao gồm bất kỳ sự khác biệt thống kê nào trong việc sử dụng các nguồn lực liên quan đến việc cung cấp các nguồn lực

.Đầu tư, trong kinh tế học vĩ mô, chỉ việc gia tăng tư bản nhằm tăng cường năng lực sản xuất tương lai Đầu tư, vì thế, còn được gọi là hình thành tư bản hoặc tích lũy tư bản Tuy nhiên, chỉ có tăng tư bản làm tăng năng lực sản xuất vật chất mới được tính Còn tăng tư bản trong lĩnh vực tài chính tiền tệ và kinh doanh bất động sản bị loại trừ Việc gia tăng tư bản tư nhân (tăng thiết bị sản xuất) được gọi là đầu tư tư nhân Việc gia tăng tư bản xã hội được gọi là đầu tư công Mặc dù đầu tư làm tăng năng lực sản xuất (phía cung của nền kinh tế), song việc xuất tư bản để đầu tư lại được tính vào tổng cầu Đầu tư tư nhân I và đầu tư công G là các nhân tố quan trọng hình thành tổng cầu Y trong phương trình: Y = C + I + G + Nx Đầu tư tư nhân I (Investment): Tổng vốn hình thành (tổng đầu tư trong nước) bao gồm chi phí bổ sung vào tài sản cố định của nền kinh tế cộng với những thay đổi thuần về mức tồn kho Tài sản cố định bao gồm cải tạo đất (hàng rào, mương, cống rãnh, v.v.); mua nhà máy, máy móc và thiết bị; và xây dựng đường bộ, đường sắt, v.v., bao gồm trường học, văn phòng, bệnh viện, khu dân cư tư nhân và các tòa nhà thương mại và công nghiệp. Hàng tồn kho là lượng hàng hóa dự trữ của các công ty để đáp ứng những biến động tạm thời hoặc bất ngờ trong sản xuất hoặc bán hàng, và "sản phẩm dở dang" Theo SNA 1993, việc mua lại ròng các vật có giá trị cũng được coi là hình thành vốn. Đầu tư công G (Government): Tiêu dùng chung của chính phủ bao gồm tất cả các khoản chi tiêu hiện tại của chính phủ để mua hàng hóa và dịch vụ (bao gồm cả tiền bồi thường cho nhân viên) Nó cũng bao gồm hầu hết các khoản chi tiêu cho quốc phòng và an ninh, nhưng không bao gồm các khoản chi tiêu quân sự của chính phủ là một phần của sự hình thành vốn của chính phủ.

Cán cân thương mại Nx (Trade balance): là mức chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá (X - M), còn gọi là xuất khẩu ròng (NX) Cán cân thương mại được các quốc gia quan tâm vì nó ảnh hưởng tới sản lượng trong nước (NX là thành tố của tổng sản phẩm quốc nội - GDP), vấn đề việc làm và cán cân đối ngoại Hiểu một cách đơn giản nhất, cán cân thương mại phản ánh những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (có thể quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch giữa chúng (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) Khi mức chênh lệch lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư Khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt và khi mức chênh lệch bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng.

TIỂU KẾT

Tất cả các yếu tố ở mục đều là chi tiêu của một nền kinh tế nói chung và đóng góp chúng chúng vào sản xuất Vậy thì để xem việc một nền kinh tế cụ thể tăng trưởng như thế nào,chúng ta sẽ xem xét các yếu tố trên tác động vào GDP như thế nào trong nhiều năm Vì vậy, chương tiếp theo nhóm 4 sẽ tập trung tìm hiểu tác động của sản xuất trong sự tăng trưởng GDP của một số nước đang phát triển phổ biến để hiểu rõ hơn.

VAI TRÒ CỦA SẢN XUẤT ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN

TỔNG QUAN VỀ 3 KHU VỰC KINH TẾ CỦA SẢN XUẤT TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Hình 6: Tỷ trọng GDP của 3 ngành sản xuất: Nông nghiệp, Công nghiệp, Dịch vụ ở các nước đang phát triển giai đoạn 1980-2010 Chú thích: Các nhóm: thu nhập thấp

($1,035 hoặc thấp hơn); thu nhập trung bình ($1,036-$4,085 ở các nước thu nhập trung bình thấp; $4,086-$12,615 ở các nước thu nhập trung bình cao) Nguồn: The World

Ngành nông nghiệp được công nhận là động lực thiết yếu cho tăng trưởng bao trùm và xóa đói giảm nghèo ở các nước đang phát triển, vì vậy nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nền kinh tế mặc dù cơ cấu của công nghiệp và dịch vụ đã tăng Phần lớn dân số của các nước đang phát triển đều sống và làm việc tại vùng nông thôn Trên 65% số dân của các nước Thế giới Thứ 3 sống ở nông thôn (ở các nước kinh tế phát triển là chưa đầy 27%) Xét về tỷ lệ lao động tham gia vào sản xuất nông nghiệp, thì ở khu vực đang phát triển là 62% so với 7% ở các nước phát triển Mặc dù đã có một số thành phố lớn, đa số các nước đang phát triển vẫn là một nước nặng về nông nghiệp, nông thôn, do đó, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng nhất và lao động ở ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao

“Các nước đang phát triển khác nhau rất nhiều về kinh nghiệm công nghiệp hóa” (Weiss,

1988, Chenery et al., 1986) Ở một đầu là “các nước công nghiệp mới phát triển” (NIC) của Đông Á, những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao, bền vững trong các ngành sản xuất của họ và đang cạnh tranh trên thị trường thế giới trong một loạt các sản phẩm công nghiệp phức tạp Phát triển công nghiệp là động cơ thúc đẩy tăng thu nhập và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế của họ Cuối cùng là “các nước kém phát triển nhất” (LDCs) phần lớn ở Châu Phi và một số ở Châu Á Đây là những ngành công nghiệp thô sơ, sản xuất một loạt các mặt hàng tiêu dùng đơn giản, chủ yếu là hẹp Các ngành công nghiệp của họ ít thể hiện sự năng động, xuất khẩu ít, có ít mối liên kết (ngoài các yếu tố đầu vào chính) với nền kinh tế trong nước và thường đóng vai trò là lực cản đối với tăng trưởng kinh tế của họ Ở giữa hai thái cực là phần còn lại của thế giới thứ 3.

Tiềm năng của ngành dịch vụ để thúc đẩy tăng trưởng ở các nước đang phát triển là rất lớn, nhưng chưa được tận dụng do thường chịu những ảnh hưởng bất lợi từ việc thiếu quy định Hiện tại, dịch vụ đã đóng góp phần lớn GDP ở các nước đang phát triển, ngay cả ở các nước thu nhập thấp, nơi nông nghiệp có truyền thống đóng một vai trò quan trọng. Theo nhận định của Tiến sĩ Supachai Panitchpakdi, Tổng thư ký UNCTAD, “khi các nước đang phát triển phát triển, họ phát triển nhờ các dịch vụ” Ông nói, tăng trưởng trong lĩnh vực này không chỉ tạo ra việc làm và thu nhập, mà còn đa dạng hóa nền kinh tế- một yếu tố đặc biệt quan trọng đối với các nước xuất khẩu hàng hóa Đến năm 2019, dịch vụ chiếm 55% GDP và 45% việc làm ở các nền kinh tế đang phát triển

YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Tăng trưởng kinh tế được tạo ra bởi hai yếu tố chính:

1 Sự gia tăng tổng cầu (AD)

2 Sự gia tăng tổng cung (năng lực sản xuất)

4.2.1 Tăng trưởng kinh tế ngắn hạn

- Trong ngắn hạn, tăng trưởng kinh tế là do tổng cầu (AD) tăng Nếu nền kinh tế còn dư thừa khả năng thì AD tăng lên sẽ làm cho mức GDP thực tế cao hơn.

 C = Chi tiêu của người tiêu dùng

 I = Đầu tư (tổng vốn đầu tư cố định)

 G = Chi tiêu của chính phủ

Biểu đồ 1: Sự gia tăng AD Nguồn: Economics help

Tiêu dùng (% GDP) Đầu tư (%

Chi tiêu chính phủ (% GDP)

Cán cân thương mại (% GDP)

Tỷ lệ tăng trưởng (% GDP)

(Bảng 1 Sự khác biệt về các chỉ số trong AD và tăng trưởng kinh tế ở một số nước: đang phát triển Chú thích: Các số liệu tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu chính phủ, cán cân thương mại, tỷ lệ tăng trưởng đều là giá trị trung bình Nguồn: The World Bank) Để nghiên cứu về vai trò của sản xuất đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế, chúng ta hãy nhìn vào thực tế của một số nền kinh tế ở các nước đang phát triển Bảng 1 trình bày số liệu về tỷ trọng GDP của tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu chính phủ, cán cân thương mại và tỷ lệ tăng trưởng của 4 nước Đây là 4 nước thuộc 4 nhóm nước điển hình của nền kinh tế đang phát triển, bao gồm: Trung Quốc- nước công nghiệp mới (NIC); Việt Nam- thị trường cận biên (Frontier market); Ấn Độ- thị trường mới nổi (Emerging market); Bangladesh- các nước kém phát triển nhất (LDCs).

Các nhà kinh tế học tân cổ điển (chính thống) thường coi tiêu dùng là mục đích cuối cùng của hoạt động kinh tế, và do đó mức tiêu dùng trên một người được coi là thước đo trung tâm của thành công sản xuất của một nền kinh tế Theo nhà kinh tế học Adam Smith,

“Tiêu dùng là mục đích duy nhất của mọi hoạt động sản xuất” Có nghĩa là sản xuất hàng hoá và dịch vụ phụ thuộc vào mức độ tiêu dùng.

Thực tế, tiêu dùng là một yếu tố quan trọng trong tăng trưởng GDP nói riêng cũng như sự tăng trưởng kinh tế nói chung Trước hết, số liệu ở cột tiêu dùng đã cho thấy tiêu dùng của các hộ gia đình đóng góp một tỷ trọng GDP tương đối lớn: 47,79% ở Trung Quốc; 70,24% ở Việt Nam; 69,47% ở Ấn Độ và 77,61% ở Bangladesh Nhìn chung, các nước có tỷ lệ tăng trưởng cao và thuộc nhóm nước có nền kinh tế phát triển hơn, như Trung Quốc, thường có xu hướng có tỷ trọng GDP tiêu dùng thấp hơn các nước kém phát triển, như Bangladesh. Đầu tư: Đầu tư (I) ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế vì nó là một thành phần của tổng cầu (AD) và quan trọng hơn là ảnh hưởng đến năng lực sản xuất của nền kinh tế Do đó, nếu có sự gia tăng đầu tư sẽ giúp thúc đẩy AD và tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn Mối tương quan giữa đầu tư và tăng trưởng ở các nước đang phát triển dù không tuyệt đối,nhưng rõ ràng Theo bảng số liệu, các nước có tỷ trọng đầu tư trong GDP cao, như TrungQuốc (36,12%), thường có tỷ lệ tăng trưởng cao hơn các nước có tỷ trọng đầu tư trongGDP thấp, như Việt Nam, Ấn Độ và Bangladesh (lần lượt là 27,12%; 25,4%; 18,47%).Qua đó, ta có thể rút ra một kết luận nhanh rằng ở các quốc gia đang phát triển, tỷ trọngGDP của đầu tư càng cao thì tỷ lệ tăng trưởng kinh tế càng cao Tuy nhiên, có một vấn đề trong việc lý giải các số liệu này: mối tương quan của 2 biến số không chỉ ra được biến số nào là nguyên nhân và biến số nào là kết quả Có thể đầu tư nhiều làm tăng trưởng kinh tế nhanh, nhưng cũng có thể tăng trưởng nhanh làm tăng đầu tư (Hoặc cũng có thể cả tăng trưởng nhanh lẫn mức đầu tư cao đều là kết quả của một biến thứ ba) Nhưng dù sao thì tích lũy tư bản cũng ảnh hưởng đến sản xuất rất rõ ràng và trực tiếp, nên chúng em cho rằng ở các nước đang phát triển, đầu tư nhiều dẫn đến tăng trưởng nhanh.

Chi tiêu của chính phủ:

Xét đến chi tiêu của chính phủ (G): Lý thuyết kinh tế thường không chỉ ra một cách rõ ràng về tác động của chi tiêu chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển Tuy nhiên, chúng em nhận thấy rằng, trong một số trường hợp sự cắt giảm quy mô chi tiêu chính phủ có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, và trong một số trường hợp khác sự gia tăng chi tiêu chính phủ lại có lợi cho tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển.

Theo đường cong Rahn, chi tiêu công sẽ có hại đối với tăng trưởng kinh tế khi nó vượt quá ngưỡng chi tiêu công Ngưỡng chi tiêu công là điểm ở đó bất kỳ sự gia tăng chi tiêu công thấp hơn giá trị này sẽ có tác động đến tăng trưởng kinh tế, trong khi lớn hơn sẽ có hiệu ứng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế Tuy các nhà kinh tế còn bất đồng về con số chính xác nhưng cơ bản họ thống nhất với nhau rằng, mức chi tiêu công tối ưu với tăng trưởng kinh tế dao động trong khoảng 15 đến 20% GDP.

Như vậy, theo như số liệu từ bảng 1, cả 4 nước được thống kê đều chưa đạt được mức chi tiêu công tối ưu nhất với tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, mức chi tiêu công ở 4 nước chưa vượt qua ngưỡng chi tiêu công và vẫn nằm ở giá trị có hiệu ứng tích cực đến tăng trưởng kinh tế Cụ thể là Trung Quốc: 13,93%; Việt Nam: 6,8%; Ấn Độ: 10,15% và Bangladesh: 5,8% Trong đó, Trung Quốc và Ấn Độ- 2 nước có nền kinh tế phát triển hơn (Nước công nghiệp mới và Thị trường mới nổi) có tỷ trọng GDP chi tiêu chính phủ cao hơn 2 nước còn lại là Việt Nam và Bangladesh Trong trường hợp này, đối với cả 4 nước đang phát triển được đề cập thì gia tăng chi tiêu chính phủ sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Vấn đề xuất nhập khẩu luôn là vấn đề được quan tâm tại bất kỳ quốc gia nào, bởi đó đôi khi sẽ là nguồn thu nhập chính của địa phương trong quốc gia và góp phần vào thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.

Cán cân thương mại có sức ảnh hưởng lớn tới sản xuất và sản lượng trong nước (xuất khẩu ròng là thành tố của GDP), ảnh hưởng đến việc làm và cán cân đối ngoại Từ bảng 1,chúng ta thấy rằng, trong 4 nước đang phát triển, chỉ có Trung Quốc có tỷ trọng GDP cán cân thương mại dương, và 3 nước còn lại: Ấn Độ, Việt Nam, Bangladesh đều có số liệu âm Điều đó có nghĩa là Trung Quốc có sản lượng xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu, hay nói cách khác là cán cân thương mại có thặng dư 3 nước còn lại đều có sản lượng nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu hay cán cân thương mại có thâm hụt, nghĩa là khi xét trên cán cân thanh toán thì cả 3 quốc gia này đã chi nhiều hơn là thu, tiết kiệm ít hơn đầu tư Điều này đã phản ánh rõ ở sự tăng trưởng kinh tế của các nước: Trung Quốc là quốc gia được đánh giá là phát triển nhất trong cả 4 (Nước công nghiệp mới) và có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao nhất trong bảng

4.2.2 Tăng trưởng kinh tế dài hạn

Tăng trưởng kinh tế dài hạn đòi hỏi sự gia tăng tổng cung dài hạn (khả năng sản xuất) cũng như AD.

Hình 8: Tăng trưởng kinh tế dài hạn Nguồn: Economics help

Bên cạnh đó, tăng trưởng dài hạn ở các nước đang phát triển còn vì những yếu tố sau:

1 Tăng vốn ví dụ như đầu tư vào các nhà máy mới hoặc đầu tư vào cơ sở hạ tầng, chẳng hạn như đường xá và điện thoại.

2 Tăng dân số lao động , ví dụ như thông qua nhập cư, tỷ lệ sinh cao hơn Việt Nam đã áp dụng chính sách thưởng tiền cho các gia đình sinh con, Nhà nước khuyến khích sinh đủ hai con tại tỉnh có mức sinh thấp bằng cách hỗ trợ về các chi phí, cũng như là “thưởng tiền” Điều này để nhằm cải thiện chất lượng dân số lao động, tăng thêm nguồn lao động trẻ trong dài hạn.

3 Nâng cao năng suất lao động thông qua giáo dục và đào tạo tốt hơn hoặc cải tiến công nghệ

4 Khám phá các nguyên liệu thô mới Ví dụ, việc tìm kiếm trữ lượng dầu mới ở

Bangladesh sẽ làm tăng sản lượng quốc gia

5 Cải tiến công nghệ để nâng cao năng suất của vốn và lao động, ví dụ như Máy vi tính và Internet đều đã góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế Trong tương lai, tăng trưởng kinh tế có thể đến từ công nghệ mới như Trí tuệ nhân tạo (AI) cho phép robot thay thế công việc của con người Trung Quốc đang cạnh tranh với Mỹ để trở thành nước đứng đầu thế giới về lĩnh vực công nghệ.

Có sự khác biệt rất rõ ràng trong các yếu tố sản xuất của các quốc qua đang phát triển Điều đó là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trong tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của các nước.

CHƯƠNG 5: GỢI Ý PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁPCHO KHÓ KHĂN Ở NỀN KINH TẾ CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Thứ nhất

Các nước đang phát triển cần đoàn kết lại, cùng có các khối liên minh khu vực tạo nên những khối kinh tế lớn mạnh để có thể đủ sức cạnh tranh được với sức mạnh của các cường quốc kinh tế.

Thứ hai

Các nước đang phát triển phải lựa chọn các chính sách phát triển kinh tế cho phù hợp; phải cơ cấu lại nền kinh tế, dựa vào sức mình là chính Đối với công nghiệp, mặc dù có rất nhiều hạn chế để phát triển công nghiệp khi các nước đang phát triển thực hiện các điều khoản của WTO tuy nhiên các nước vẫn có thể thực hiện được một chính sách để phát triển công nghiệp có hiệu quả: Các nước đang phát triển cần nâng cao tiết kiệm và đầu tư trong nước, đẩy mạnh tích luỹ vốn, tiếp nhận kĩ thuật công nghệ, khai thác thị trường nội địa, tiến đến nâng cao trình độ phát triển của nền kinh tế quốc gia, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị thị trường quốc tế Bên cạnh đó, chính phủ các nước đang phát triển còn có thể hỗ trợ cho những cố gắng công nghiệp hoá và sức cạnh tranh quốc tế của nền công nghiệp nước mình bằng cách tập trung nhiều hơn để cung cấp cho những nhà sản xuất công nghiệp trong nước những điều kiện thuận lợi như: đào tạo lực lượng lao động, những dịch vụ nghiên cứu và triển khai khoa học, thiết lập những khu khoa học và công nghiệp hoặc cung cấp đất đai nhà xưởng kinh doanh với giá rẻ Tập trung vào một số ngành công nghiệp mũi nhọn: công nghiệp khai khoáng, chế biến dệt may, phát triển công nghiệp chế tạo… Đối với nông nghiệp, các nước đang phát triển cần phải phát huy hơn nữa sức mạnh của nền nông nghiệp một cách tối đa Một mặt phát triển sản xuất các sản phẩm nông nghiệp hướng về xuất khẩu, mặt khác phải duy trì được mức độ tự cấp tự túc trong nước, tránh tình trạng phải nhập khẩu lương thực của nước ngoài do lương thực không đủ để cung ứng cho nhân dân nội địa.

Không chỉ đối với công nghiệp và nông nghiệp, các ngành khác cũng không ngừng phát triển, huy động mọi nguồn lực để sản xuất trong nước thay vì tập trung quá nhiều cho xuất khẩu Các ngành kinh tế phải được đa dạng hoá và nâng cao được sức cạnh tranh của thương mại nước mình đối với thương mại quốc tế, giữ vững được thị phần ít nhất là trong thị trường nội địa

Chính phủ các nước đang phát triển cần có các chính sách thích hợp để khuyến khích và tạo điều kiện cho khu vực doanh nghiệp tư nhân phát triển để cho các doanh nghiệp này có đủ tiềm lực có thể cạnh tranh được vơí các doanh nghiệp nước ngoai Cần phát triển các ngành có lợi thế cạnh tranh và có tiềm năng trong tương lai với các chính sách bảo hộ thích hợp Cơ cấu lại hệ thống tài chính tiền tệ; phải xây dựng một hệ thống tài chính đủ mạnh, giảm tối thiểu sự lệ thuộc trước các dòng vốn nước ngoài, vì vậy các nước cần phải thận trọng khi lựa chọn các chính sách trong việc mở cửa thị trường tài chính.

Thứ ba

Cần phải chú trọng phát triển nguồn nhân lực: Mở các chương trình đào tạo, giáo dục nâng cao trình độ tay nghề của lưc lượng lao động, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý và các kĩ sư có trình độ chuyên môn cao; tiếp thu và học tập kinh nghiệm của bạn bè các nước thành viên Cần phải nhận thức rằng nhân lực là một nguồn lực đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của một quốc gia Để nâng cao năng lực canh tranh và thu hút vốn đầu tư phải có một đội ngũ nhân lực lành nghề Và để khắc phục được tình trạng chảy máu chất xám sang các nước phát triển, chính phủ các nước này cần phải tạo điều kiện tốt hơn cho các nhà nghiên cứu, giáo sư, bác sĩ, lao động có tay nghề cao… để họ có thể yên tâm làm việc phục vụ cho đất nước

Thứ tư

Các nước đang phát triển cần phải định hướng lại con đường phát triển của mình, lấy thị trường trong nước làm động lực chính cho tăng trưởng kinh tế Mở rộng thị trường trong nước có nghĩa là làm tăng sức mua của nhân dân, tăng khối lượng hàng hoá và dịch vụ của các doanh nghiệp trong nước.

Thứ năm

Phải gắn kết tăng trưởng bền vững với công bằng xã hội Các nước đang phát triển bên cạnh việc tập trung các nguồn lực để phát triển kinh tế còn cần phải đầu tư nhiều cho dịch vụ công cộng: y tế, trường học, vui chơi giải trí… nhằm nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân.

Sản xuất nói chung và năng suất lao động có vai trò quyết định đến mức sống của một nền kinh tế cũng như tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế ở các quốc gia đang phát triển nói riêng và trên toàn thế giới nói chung.

Một số xu hướng kinh tế đang nổi lên đối với thế giới đang phát triển: ví dụ, nông nghiệp tiếp tục giảm tầm quan trọng trong khi tỷ trọng xuất khẩu sản xuất trong GDP đang tăng lên Lĩnh vực phát triển nhanh nhất - có thu nhập cao và đang phát triển các nền kinh tế như nhau — là dịch vụ.

Tăng trưởng đạt mức cao nhất trong các nền kinh tế đang phát triển đã tự mở ra thế giới thương mại, đầu tư tư nhân được hoan nghênh, đạt được sự ổn định kinh tế vĩ mô, và cho phép một hệ thống khuyến khích về giá và thuế để khuyến khích chuyển đổi cơ cấu Trong thập kỷ qua, các nền kinh tế phát triển nhanh nhất là ở châu Á Giữa 1990 và 1995, các nền kinh tế đang phát triển có GDP tăng trung bình3,1% hàng năm; tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 10,3% ở Đông Á và4,6% ở Nam Á, so với chỉ 2,3 % ở các nước có thu nhập cao.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 dankinhte.vn http://www.dankinhte.vn/

2 Những nguyên lý của Kinh tế học- N Gregory Mankiw Trường đại học tổng hợp Harvard- NXB Thống kê Hà Nội 2011

3 Ủy ban giám sát tài chính quốc gia http://nfsc.gov.vn/vi/

4 Tổng cục thống kê https://www.gso.gov.vn/

5 Từ điển kinh tế học- Nguyễn Văn Ngọc- NXB Đại học Kinh tế quốc dân- 2006

6 The World Bank https://www.worldbank.org/en/home

7 International Monetary Fund https://www.imf.org/en/Home

8 World Trade Organization https://www.wto.org/

9 The problems and policies of economic development: an appraisal of recent experience - Developing countries list - United Nations https://www.un.org/en/development/desa/policy/wess/wess_archive/1967wes_part1 pdf

10 Population and Economic Growth in Developing Countries - Research Gate- 1/2018 https://www.researchgate.net/publication/330211760_Population_Growth_and_Eco nomic_Development_in_Developing_and_Developed_Countries

11 Labour Standard - International Labour Organization https://www.ilo.org/global/standards/lang en/index.htm

12 Causes of economic growth- Economics help- 27/10/ 2019- Tejvan Pettinger https://www.economicshelp.org/macroeconomics/economic-growth/causes- economic-growth/

13 The Global Economy https://www.theglobaleconomy.com/economies/

14 What is a developing country? Definition and examples- Market Business News https://marketbusinessnews.com/financial-glossary/developing-country/

15 Investopedia https://www.investopedia.com/

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH VẼ

Hình 1: Bản đồ các quốc gia trên thế giới Nguồn: IMF

Hình 2 : 4 nhóm nước đang phát triển Nguồn: Market Business News

Hình 2: HDI các nước khu vực châu Á năm 2019

Hình 3: Tỉ lệ thất nghiệp một số nước trên thế giới năm 2020

Hình 5 : Sơ đồ chu chuyển kinh tế Nguồn: dankinhte.vn

Hình 6: Tỷ trọng GDP của 3 ngành sản xuất: Nông nghiệp, Công nghiệp, Dịch vụ ở các nước đang phát triển giai đoạn 1980-2010 Chú thích: Các nhóm: thu nhập thấp

($1,035 hoặc thấp hơn); thu nhập trung bình ($1,036-$4,085 ở các nước thu nhập trung bình thấp; $4,086-$12,615 ở các nước thu nhập trung bình cao) Nguồn: The World

Hình 7: Sự gia tăng AD Nguồn: Economics help

Hình 8: Tăng trưởng kinh tế dài hạn Nguồn: Economics help

Nước Thời kỳ Tiêu dùng

Chi tiêu chính phủ (% GDP)

Cán cân thương mại (% GDP)

Tỷ lệ tăng trưởng (% GDP)

(Bảng 1 Sự khác biệt về các chỉ số trong AD và tăng trưởng kinh tế ở một số nước: đang phát triển Chú thích: Các số liệu tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu chính phủ, cán cân thương mại, tỷ lệ tăng trưởng đều là giá trị trung bình Nguồn: The World Bank)

Ngày đăng: 02/04/2024, 16:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w