1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận kinh tế vĩ mô đề tài vai trò của sản xuất trong sự tăng trưởng của các quốc gia đang phát triển

56 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 2,18 MB

Nội dung

Đó vừa là yếu tố hàng đầu duy trì sự ổn định, đảm bảo sức khỏe nền kinh tế trước biến động của thế giới, vừa là tác nhân thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao mức sống người dân để các quốc gia

Trang 1

BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAOKHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ ĐỀ TÀI

VAI TRÒ CỦA SẢN XUẤT TRONG SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN

Giảng viên hướng dẫn:

ThS Lâm Thanh HàThS Nguyễn Thị Minh HiềnSinh viên thực hiện: Nhóm 4-KTVĩM.9

Trang 2

—————  —————

TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ ĐỀ TÀI

VAI TRÒ CỦA SẢN XUẤT TRONG SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN

Giảng viên hướng dẫn:

ThS Lâm Thanh HàThS Nguyễn Thị Minh HiềnSinh viên thực hiện:Nhóm 4-KTVĩM.9

Trang 3

chúng em hoàn thành bài tiểu luận đầu tiên này.

Chúng em cũng xin cảm ơn các bạn cùng lớp KTVĩM.9-K49, Khoa Kinh tế quốc tế, Học viện Ngoại giao đã hết lòng ủng hộ và tạo động lực, giúp cho bài tiểu luận nhanh chóng được hoàn thành.

Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn tới chính các thành viên Nhóm 4-Lớp KTVĩM.9 vì đã cùng nhau phối hợp ăn ý, thẳng thắn trao đổi và hoàn thiện bài tiểu luận.

Đây là bài tiểu luận đầu tiên của chúng em nên dù đã cố gắng hết sức song không tránh khỏi những thiếu sót Vì thế chúng em rất mong nhận được sự góp ý, đánh giá khách quan và chỉ bảo từ thầy cô cũng như các bạn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, 5 tháng 11 năm 2022

NHÓM 4

Trang 4

Chúng em xin cam đoan toàn bộ nội dung của đề tài là kết quả nghiên cứu sau khi quan sát, giải thích và phân tích cùng sự hỗ trợ, tham khảo từ các tư liệu, giáo trình liên quan và không có sự sao chép y nguyên các tài liệu đó Đồng thời, các kết quả, số liệu phục vụ cho tiểu luận được các thành viên trong nhóm thu thập là trung thực và khách quan, từ các nguồn khác nhau có

Trang 6

MỤC LỤC v

DANH MỤC VIẾT TẮT vii

Least Developed Countries vii

DANH MỤC BẢNG, BIỂU viii

DANH MỤC HÌNH ẢNH x

PHẦN I: MỞ ĐẦU 12

1 Lý do chọn đề tài 12

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 13

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13

4 Phương pháp nghiên cứu 14

5 Đóng góp của đề tài 14

6 Kết cấu của đề tài 14

PHẦN II: NỘI DUNG 16

CHƯƠNG I: HỆ THỐNG CÁC CƠ SỞ LÝ THUYẾT 16

1.1 Biến số kinh tế 16

1.1.1.Tổng sản phẩm quốc nội – GDP (Gross domestic product) 16

1.1.2.Phương pháp tính GDP 16

1.1.3 GDP danh nghĩa và thực tế 18

1.1.4 GDP bình quân đầu người 19

1.1.5 Phân biệt GDP với GNP 19

1.2 Các quốc gia đang phát triển 22

1.2.1 Định nghĩa chung 22

1.2.2 Một số cách xếp loại 24

1.3 Tăng trưởng kinh tế 26

1.3.1 Định nghĩa 26

1.3.2 Các yếu tố đóng góp vào tăng trưởng kinh tế 26

1.3.3 Ảnh hưởng của chi tiêu công tới tăng trưởng kinh tế 27

1.3.4 Ý nghĩa – hạn chế của tăng trưởng kinh tế 27

1.4 Các khái niệm vể sản xuất 29

1.4.1 Định nghĩa 29

1.4.2 Khu sản xuất 29

1.4.3 Chi phí sản xuất 29

Trang 7

1.4.6 Quá trình sản xuất 31

1.4.7 Mối quan hệ giữa sản xuất và tăng trưởng kinh tế 31

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT TẠI CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 34

2.1 Thực trạng sản xuất ở các một số nước đang phát triển 34

2.2 Thực trạng tăng trưởng ở các một số nước đang phát triển 41

2.2.1 Động lực của tăng trưởng kinh tế 42

2.2.2 Động lực dài hạn 47

2.3 Tiểu kết 48

CHƯƠNG III: XÂY DỰNG, ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH CẢI THIỆN SẢN XUẤT, TĂNG TRƯỞNG VÀ DỰ BÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ 49

3.1 Dự báo 49

3.3.1 Kinh tế thế giới 49

3.3.2 Các nước đang phát triển trong phạm vi nghiên cứu 51

3.3.3 Tình hình Việt Nam trong tương lai gần 51

3.3.4 Ảnh hưởng tới sản xuất và tăng trưởng 52

Trang 8

STTTừ viết tắtTiếng AnhNghĩa đầy đủ Tiếng Việt

Product Tổng sản phẩm nội địa địaphương

6LCDs Least Developed Countries Nhóm nước kém phát triểnnhất

International Development

Cơ quan Phát triển Quốc tếHoa Kỳ

Trang 9

Bảng 2: Sự khác biệt về tăng trưởng kinh tế ở một số nước đang phát triển 31

Bảng 3: Sự khác biệt về các chỉ số trong AD và tăng trưởng kinh tế ở mộtsố nước đang phát triển 32

Trang 10

Hình 2: Vòng chu chuyển kinh tế 20Hình 3: Cơ cấu GDP 9 tháng đầu năm 2022 24Hình 4: Đường cong Rahn thể hiện chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế

35

Trang 12

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Tình hình thế giới thời gian gần đây chuyển biến nhanh, diễn biến phức tạp và khó lường dưới tác động của nhiều yếu tố, ảnh hưởng trực tiếp với tình hình sản xuất của các quốc gia đang phát triển Một mặt, phép thử khắc nghiệt của đại dịch Covid-19 đã để lại nhiều hậu quả nặng nề cho sức khỏe của nền kinh tế thế giới nói chung và đối với các quốc gia đang phát triển nói riêng Mặt khác, những biến động chính trị căng thẳng liên tiếp diễn ra, có thể kể đến cuộc chiến tranh thương mại Mĩ – Trung , cuộc xung đột Nga – Ukraina, căng thẳng trong mối qua hệ Nga – phương Tây cùng hàng loạt vấn đề toàn cầu khác như khí hậu, năng lượng, an ninh lương thực, v.v đang không ngừng tạo nên một bức tranh thế giới đầy biến động Song song với đó là xu thế khách quan, không thể đảo ngược của xu thế toàn cầu hóa (hệ quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ) đã tác động đến sự điều chỉnh chiến lược của các nước mà cụ thể là lấy kinh tế làm trọng điểm phát triển Điều đó đã đặt các quốc gia vào một cuộc chạy đua mới kể từ sau Chiến tranh lạnh, cuộc chạy đua về công nghệ, kinh tế.

Căn cứ tình hình đó, các quốc gia đang phát triển bắt buộc phải nhanh chóng khôi phục, thích nghi, nắm bắt thời cuộc và đề ra chính sách kịp thời nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng Và thực tế đã chứng minh, yếu tố quan trọng nhất lúc này chính là năng lực sản xuất nội tại của đất nước Đó vừa là yếu tố hàng đầu duy trì sự ổn định, đảm bảo sức khỏe nền kinh tế trước biến động của thế giới, vừa là tác nhân thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao mức sống người dân để các quốc gia đang phát triển có thể bắt kịp, không bị bỏ lại phía sau Do đó, nhóm tác giả lựa chọn nội dung nghiên cứ khoa học “Vai trò của sản xuất trong sự tăng trưởng của các quốc gia đang phát triển” để làm rõ những tác động của sản xuất tới nền kinh tế.

Trang 13

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất và

vai trò của sản xuất trong sự tăng trưởng kinh tế

* Nhiệm vụ nghiên cứu:

Tổng thuật tình hình nghiên cứu từ đó xác định câu hỏi nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của đề tài.

Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản, xây dựng khung phân tích về nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và xem xét vai trò của sản xuất đối với các QGĐPT.

Phân tích và đánh giá thực trạng ảnh hưởng của các nhân tố tới hoạt động sản xuất, những kết quả, tồn tại và nguyên nhân trong sản xuất.

Đề xuất phương hướng, hệ thống giải pháp nhằm tiếp tục phát triển hoạt động sản xuất, vai trò của sản xuất trong sự tăng trưởng ở các QGĐPT trong tương lai.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vai

trò của sản xuất trong sự tăng trưởng kinh tế

Trang 14

động lực và trở lực ở các quốc gia đang phát triển; (ii) Nghiên cứu, đánh giá một số mô hình sản xuất, cách thức sản xuất ở một số nước đang phát triển; (iii) Nghiên cứu sự tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia đang phát triển; (iv) Mối quan hệ giữa sản xuất và tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia đang phát triển ; (iv) Các chính sách nhằm, giải quyết các vấn đề tồn đọng, thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển.

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: phỏng vấn chuyên gia, điều tra khảo sát, phương pháp lấy mẫu có mục đích.

Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp Phương pháp so sánh

5 Đóng góp của đề tài

Dựa trên những tài liệu nghiên cứu Đưa ra góc nhìn mới về nền kinh tế

Đưa ra dự báo chính xác về tình hình kinh tế khu vực và thế giới trong tương lai

6 Kết cấu của đề tài

Ngoài các phần như lời cảm ơn, lời cam đoan, mục lục, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng và hình, phần mở đầu, phần kết luận chung, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung tiểu luận được kết cầu thành 3 chương.

Chương I: Hệ thống các cơ sở lý thuyết cơ bản của Kinh tế học cần đề cập

Chương II: Thực trạng sản xuất tại các quốc gia đang phát triển đối với tăng trưởng kinh tế

Chương III: Xây dựng, đề xuất chính sách cải thiện sản xuất, tăng trưởng và dự báo tình hình kinh tế

Trang 15

PHẦN II: NỘI DUNG

CHƯƠNG I: HỆ THỐNG CÁC CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Biến số kinh tế

1.1.1 Tổng sản phẩm quốc nội – GDP (Gross domestic product)

Tổng sản phẩm quốc nội hay GDP (gross domestic product) là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (thường là quốc gia) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).

Trong các tài liệu thống kê mang tính nghiêm ngặt, thuật ngữ tiếng Anh national gross domestic product- NGDP hay được dùng để chỉ tổng sản phẩm quốc nội, regional (hoặc provincial) gross domestic product- RGDP hay dùng để chỉ tổng sản phẩm nội địa của địa phương GDP là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá sự phát triển kinh tế của một vùng lãnh thổ nào đó 1.1.2 Phương pháp tính GDP1

* Phương pháp chi tiêu:

Theo phương pháp chi tiêu, tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia là tổng số tiền mà các hộ gia đình trong quốc gia đó chi mua các hàng hóa cuối cùng Như vậy trong một nền kinh tế giản đơn ta có thể dễ dàng tính tổng sản phẩm quốc nội như là tổng chi tiêu hàng hóa và dịch vụ cuối cùng hàng năm.

GDP (Y) là tổng của tiêu dùng (C), đầu tư (I), chi tiêu chính phủ (G) và cán cân thương mại (xuất khẩu ròng, X - M).

Y = C + I + G + (X - M)

1 Những nguyên lý của Kinh tế học (tập II: Kinh tế học vĩ mô), NXB Thống kê, Hà Nội – 2011

Trang 16

* Phương pháp thu nhập hay phương pháp chi phí:

Theo phương pháp thu nhập hay phương pháp chi phí, tổng sản phẩm quốc nội bằng tổng thu nhập từ các yếu tố tiền lương (wage), tiền lãi (interest), lợi nhuận (profit) và tiền thuê (rent); đó cũng chính là tổng chi phí sản xuất các sản phẩm cuối cùng của xã hội Ti là thuế gián thu ròng

De là phần hao mòn (khấu hao) tài sản cố định

* Phương pháp tính theo giá trị gia tăng (phương pháp sản xuất)2

Xét về góc độ sản xuất, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chính là tổng tất cả giá trị gia tăng của nền kinh tế một quốc gia trong một thời gian nhất định Do đó, phương pháp này còn được gọi là phương pháp giá trị gia tăng Công thức tính:

GDP = Giá trị tăng thêm + Thuế nhập khẩu

hoặc

GDP = Giá trị sản xuất – chi phí trung gian + thuế nhập khẩu

Trong đó, giá trị tăng thêm của từng ngành kinh tế có thể là: thu nhập

2 https://tima.vn/tin-tuc/gdp-la-gi-2616.html

Trang 17

của người sản xuất, tiền công, bảo hiểm, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định, giá trị thặng dư, các thu nhập khác…

1.1.3 GDP danh nghĩa và thực tế

GDP danh nghĩa trong tiếng Anh là Nominal Gross Domestic Product, viết tắt là Nominal GDP - GDP GDP danh nghĩa là tổng sản phẩm quốc nội n được tính theo giá thị trường hiện tại Được xem là giá trị tiền tệ của tất cả các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong một quốc gia Chỉ số GDP danh nghĩa khác với chỉ số GDP thực ở chỗ GDP danh nghĩa bao gồm những thay đổi về giá do lạm phát, phản ánh tốc độ tăng giá của một nền kinh tế.

Q (quantum): số lượng sản phẩm; Q : số lượng sản phẩm loại ii P (price): giá của từng mặt hàng; P : giá của mặt hàng thứ i.i

GDP thực tế, trong tiếng Anh là Real Gross Domestic Product, viết tắt là Real GDP – GDP , là tổng sản phẩm nội địa tính theo sản lượng hàng hoá r và dịch vụ cuối cùng của năm nghiên cứu còn giá cả tính theo năm gốc do đó còn gọi là GDP theo giá so sánh.

Q (quantum): số lượng sản phẩm; Q : số lượng sản phẩm loại ii P (price): giá của từng mặt hàng; P : giá của mặt hàng thứ i.i 0 : thời kỳ gốc

Trang 18

GDP thực tế được đưa ra nhằm để biết được những sai lệch như sự mất giá của đồng tiền trong việc tính toán GDP danh nghĩa, qua đó có thể ước lượng chuẩn hơn số lượng thực sự của hàng hóa và dịch vụ tạo thành GDP GDP thứ nhất đôi khi được gọi là "GDP tiền tệ" trong khi GDP thứ hai được gọi là GDP "giá cố định" hay GDP "điều chỉnh lạm phát" hoặc "GDP theo giá năm gốc" (Năm gốc được chọn theo luật định) Vì vậy, GDP là một chỉ tiêu r đánh giá tốt hơn GDP n

Tỷ số GDP danh nghĩa và GDP thực tế là chỉ số điều chỉnh GDP hay còn gọi là chỉ số giảm phát – cơ sở để đánh giá lạm phát Kí hiệu DGDP (GDP Deflator) Công thức:

DGDP = 100 = 100 1.1.4 GDP bình quân đầu người

GDP bình quân đầu người (GDP per capita) là chỉ tiêu thống kê kinh tế thể hiện kết quả sản xuất kinh doanh tính bình quân trên đầu người của một quốc gia trong một năm GDP bình quân đầu người của một quốc gia tại một thời điểm cụ thể sẽ được tính bằng cách lấy GDP của quốc gia tại thời điểm đó chia cho tổng số dân của quốc gia cũng tại thời điểm đó.

Chỉ số GDP bình quân đầu người cao tỷ lệ thuận với mức thu nhập cũng như đời sống của người dân ở quốc gia đó Tuy nhiên, một số quốc gia có chỉ số GDP cao chưa chắc đã là quốc gia có mức sống cao nhất 1.1.5 Phân biệt GDP với GNP

GDP: Là tổng sản phẩm quốc nội hay tổng sản phẩm nội địa (trong nước) Có nghĩa là toàn bộ giá trị được các thành phần kinh tế hoạt động trong lãnh thổ của quốc gia đó sản xuất ra trong khoảng thời gian cụ thể nhất định Giá trị này có thể được tạo ra bởi các công ty nước ngoài hay trong nước, miễn là thuộc lãnh thổ của quốc gia đó.

Trang 19

GNP: Là tổng sản lượng quốc gia (trong & ngoài nước) Có nghĩa là toàn bộ giá trị được công dân mang quốc tịch nước đó sản xuất ra trong khoảng thời gian cụ thể, không kể làm ra ở đâu (tính cả nguồn thu từ ngoài đất nước của công dân mang quốc tịch nước đó).

GDP và GNP là hai chỉ số được quan tâm trong lĩnh vực kinh tế Nói đến GDP và GNP là nói đến vấn đề phát triển kinh tế của một quốc gia Rất nhiều người nhầm lẫn hai chỉ số này khi nhìn nhận nền kinh tế của một quốc gia

Giống nhau

– Đều là chỉ số được sử dụng trong lĩnh vực kinh tế vĩ mô để đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia.

– Cả GDP và GNP đều là con số cuối cùng của một quốc vụ… của một quốc gia đạt được trong vòng 1 năm GDP càng cao thì nền kinh tế của quốc gia đó càng mạnh và ngược lại.

GNP (tiếng anh là Gross National Product) có nghĩa là tổng sản lượng quốc gia hay tổng sản phẩm quốc gia GNP chỉ tổng giá trị bằng tiền thu được từ các sản phẩm và dịch vụ cuối cùng mà tất cả công dân của một quốc gia tạo ra trong một năm GNP đánh giá sự phát triển kinh tế của một đất nước.

Trang 20

của quốc gia đó tạo ra trong khoảng thời gian 1 năm – Các thành phần kinh tế đóng góp vào chỉ số GDP bao gồm các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài hoạt động tại quốc gia sản phẩm quốc dân (trong nước và ngoài nước)

– Chỉ số GNP là toàn bộ giá trị được công dân mang quốc tịch nước đó sản xuất ra trong thời gian 1 năm Công dân quốc gia đó có thể tạo ra các giá trị ở cả trong và ngoài lãnh thổ quốc gia đó.

Bảng 1: Phân biệt GDP và GNP

C = Chi phí tiêu dùng cá nhân I = Tổng đầu tư cá nhân G = Chi phí của nhà nước

NX = “xuất khẩu ròng” của nền kinh tế X = Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ M = Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ

NR= Thu nhập ròng từ các hàng hóa và dịch vụ đầu tư ở nước ngoài (thu nhập ròng)

Trang 21

1.2 Các quốc gia đang phát triển

1.2.1 Định nghĩa chung

Nước đang phát triển là nước có mức sống tương đối thấp, trình độ phát triển công nghiệp còn kém, và chỉ số HDI và thu nhập/đầu người từ thấp đến trung bình, nhưng đang trong giai đoạn phát triển kinh tế.

Hình 1: Chỉ số HDI của Liên hợp quốc

Những quốc gia có nền kinh tế phát triển hơn các quốc gia đang phát triển khác, nhưng chưa cho thấy các dấu hiệu hoàn toàn của một nước phát triển, được nhóm vào những nước mới công nghiệp hoá (NICs).

Những quốc gia đang phát triển khác đã giữ vững được tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nhiều năm và cho thấy tiềm năng phát triển tốt được gọi là những thị trường đang nổi (emerging markets).

Thuật ngữ nước đang phát triển nếu được sử dụng cho bất cứ quốc gia nào không phải là nước phát triển sẽ không đúng, bởi vì một số nước trải qua thời kì suy thoái kinh tế kéo dài Những nước này được xếp vào loại những nước kém phát triển nhất (Least developed countries/LCDs).

Trang 22

Trình độ phát triển của một nước được đo bằng các chỉ số như thu nhập/đầu người, tuổi thọ, tỉ lệ biết chữ Liên hợp quốc đưa ra chỉ số HDI kết hợp các tiêu chí trên để đo trình độ phát triển con người của một nước.3

1.2.2 Một số cách xếp loại * Liên hợp quốc (UN):

Liên hợp quốc có nhiều tiêu chí để phân loại các quốc gia theo các mức phát triển khác nhau, trong đó chủ yếu dựa vào tổng thu nhập quốc dân (Gross National Income - GNI) Bảng phân loại của UN được đưa ra hàng năm trong tài liệu “Hiện trạng và viễn cảnh kinh tế thế giới” (World Economic Situation and Prospects) Trong tài liệu năm 2018, các quốc gia/ vùng lãnh thổ (nước) đã được chia thành 3 loại:

- Các nền kinh tế phát triển : 38 nước4 - Các nền kinh tế đang chuyển đổi : 12 nước5

- Các nền kinh tế đang phát triển : 125 nước, trong đó có Việt Nam.6 Bên cạnh đó, UN còn đưa thêm danh sách các nền kinh tế kém phát triển (Bảng F - trang 145) gồm 47 quốc gia/vùng lãnh thổ có mức thu nhập thấp trong nhóm đang phát triển Như vậy, theo quan điểm của UN, các nước đang phát triển bao gồm nước kém phát triển và các nước đang phát triển khác.

* Ngân hàng thế giới (WB) :7

Trước năm 2016, WB phân loại hai nhóm là các nền kinh tế phát triển và nền kinh tế đang phát triển theo các tiêu chí về thu nhập, trình độ phát triển kinh tế Theo đó, WB xác định 144 nền kinh tế là thuộc nhóm đang phát triển 3 Để hiểu đúng về các nước đang phát triển theo quy định quốc tế (ThS PHẠM CHÂU GIANG – Tạp chí Công

thương, 25/06/2019)

4 Bảng A – trang 141, World Economic Situation and Prospects 20185 Bảng B – trang 141, World Economic Situation and Prospects 20186 Bảng C – trang 142, World Economic Situation and Prospects 2018

7 World Bank Country and Lending Groups, How does the World Bank classify countries?, The World Bank

Trang 23

Đây cũng chính là danh sách mà Việt Nam sử dụng để miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ trong các vụ việc trước đây.

Tuy nhiên, sau năm 2016, WB không phân loại thành hai nhóm nước như trên nữa mà chia thành bốn nhóm nước theo thu nhập, cụ thể như sau:

- Nhóm nền kinh tế có thu nhập thấp (GNI trên đầu người ít hơn 1.085 USD): hiện nay gồm 28 nước.

- Nhóm nền kinh tế có thu nhập trung bình thấp (GNI trên đầu người trong khoảng từ 1,086 USD đến 4.255 USD): hiện nay gồm 54 nước, trong đó có Việt Nam.

- Nhóm nền kinh tế có thu nhập trung bình cao (GNI trên đầu người trong khoảng từ 4.256 USD đến 13,205USD): hiện nay gồm 54 nước.

- Nhóm nền kinh tế có thu nhập cao (GNI trên đầu người cao hơn 13,205 USD): hiện nay gồm 81 nước.

* Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) :8

Quỹ tiền tệ quốc tế cũng có một bảng phân loại các nền kinh tế đang phát triển theo các tiêu chí trình độ phát triển kinh tế thành các nhóm sau:

- Nền kinh tế phát triển (Advanced economies): gồm 39 nước; - Nền kinh tế đang phát triển và mới nổi (Emerging market and developing economies): gồm 154 nước, trong đó có Việt Nam

1.3 Tăng trưởng kinh tế

1.3.1 Định nghĩa

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc dân (GNP) Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về tổng sản lượng và dịch vụ kinh tế trong một thời kì nhất định, thường là một năm.

8 https://www.imf.org/en/Home

Trang 24

Phát triển kinh tế mang nội hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế Nó bao gồm tăng trưởng kinh tế cùng với những thay đổi về chất của nền kinh tế (như phúc lợi xã hội, tuổi thọ, v.v.) và những thay đổi về cơ cấu kinh tế (giảm tỷ trọng của khu vực sơ khai, tăng tỷ trọng của khu vực chế tạo và dịch vụ).

Thước đo phổ biến nhất của tăng trưởng kinh tế là GDP thực tế 1.3.2 Các yếu tố đóng góp vào tăng trưởng kinh tế

Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế được thể hiện trong các mô hình lý thuyết về tăng trưởng khác nhau theo các thời kỳ khác nhau Thông qua nhiều lý thuyết, những yếu tố được đa phần các nhà kinh tế học thừa nhận là lao động, vốn, tài nguyên (đất đai) và công nghệ

Lao động được hiểu là những người chịu trách nhiệm sản xuất hàng hóa và dịch vụ từ đầu đến cuối Họ đảm bảo cho nguồn đầu ra, cung cấp sản phẩm cho thị trường Có thể thấy người lao động đóng một vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế Tuy vậy với thời đại công nghệ tự động hóa, các công ty đang có xu hướng ít sử dụng nguồn lao động mà thay vào đó là các thiết bị điện tử có sẵn.

Tài nguyên (đất đai) ngoài bao gồm đất, dầu khí, than, kim loại và tài nguyên có thể tái tạo như rừng thì còn bao gồm bất động sản thương mại Đây là một loại hình kinh doanh nhà đất mà mục tiêu là tạo ra không gian làm việc hơn là không gian sống Người thuê loại hình này chủ yếu để thực hiện các hoạt động tạo thu nhập Tài nguyên (đất đai) được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất của sản xuất, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.

Vốn không chỉ là thuật ngữ dùng để chỉ tiền mặt mà vốn còn được dùng để miêu tả một số tài sản khác Hàng hóa vốn cũng được xem là vốn, nó bao gồm các nhà máy sản xuất, máy móc, công cụ hoặc bất cứ thiết bị nào tham gia quá trình sản xuất Nhìn chung, vốn bao gồm những tài sản được sử dụng cho mục đích kinh doanh và sản xuất chứ không dành cho mục đích cá nhân.

Trang 25

Công nghệ tạo điều kiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu với sự ra đời của hàng loạt công nghệ mới, hiện đại như: vật liệu mới, công nghệ nano, điện tử viễn thông… Công nghệ làm tăng năng suất lao động, tăng khả năng tiếp cận của người tiêu dùng đến với những sản phẩm, dịch vụ mới.

1.3.3 Ảnh hưởng của chi tiêu công tới tăng trưởng kinh tế

Chi tiêu công là một công cụ của Chính phủ nhằm cung cấp các hàng hóa công cho xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, phân bổ nguồn lực, phân phối thu nhập, ổn định kinh tế vĩ mô, thu hút vốn đầu tư của khu vực tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tăng trưởng sẽ đạt tối đa khi chi tiêu chính phủ là vừa phải và được phân bố cho những hàng hóa công cộng cơ bản như cơ sở hạ tầng, bảo vệ quyền sở hữu và thực thi pháp luật

1.3.4 Ý nghĩa – hạn chế của tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế thể hiện bằng sự tăng lên về số lượng, chất lượng hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất ra nó, do đó tăng trưởng kinh tế là tiền đề vật chất để giảm bớt tình trạng đói nghèo Với tốc độ tăng trưởng ngày càng cao thì đời sống của người dân sẽ càng được cải thiện và tiến bộ.

Tăng trưởng kinh tế làm cho mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện như: tăng tuổi thọ, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em, tăng khả năng trẻ em được giáo dục tại trường học cũng như giảm tỷ lệ mắc các căn bệnh hiểm nghèo, ung thư,…

Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm, tăng tỷ lệ có việc làm đồng thời qua đó giảm tỷ lệ thất nghiệp ở người lao động hiện nay đặc biệt là những người trẻ tuổi Khi một nền kinh tế có tỷ lệ tăng trưởng

Trang 26

cao thì một trong những nguyên nhân quan trọng là đã sử dụng tốt hơn lực lượng lao động Vì vậy, tăng trưởng kinh tế nhanh thì thất nghiệp có xu hướng giảm

Tăng trưởng kinh tế tạo tiền đề vật chất để cung cấp nguồn lực để củng cố an ninh quốc phòng, củng cố chế độ chính trị, tăng uy tín và vai trò quản lý của nhà nước đối với xã hội.

Đối với các nước chậm phát triển như nước ta, tăng trưởng kinh tế còn là điều kiện tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước đang phát triển và phát triển Như vậy, tăng trưởng kinh tế nhanh là mục tiêu thường xuyên của các quốc gia, nhưng sẽ là không đúng nếu theo đuổi tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá.

Vả lại, tăng trưởng kinh tế không phản ảnh được chính xác phúc lợi của các nhóm dân cư khác nhau trong xã hội, chênh lệch giàu nghèo có thể tăng lên, chênh lệch giữa nông thôn và thành thị có thể tăng cao và bất bình đẳng xã hội cũng có thể tăng Tăng trưởng có thể cao nhưng chất lượng cuộc sống có thể không tăng, môi trường có thể bị hủy hoại, tài nguyên bị khai thác quá mức, cạn kiệt, nguồn lực có thể sử dụng không hiệu quả, lãng phí.

1.4 Các khái niệm vể sản xuất

1.4.1 Định nghĩa

Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất trong tiếng anh được gọi là

Manufacturing Đây là hoạt động chủ yếu diễn ra trong các hoạt động kinh tế của con người, là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào như lao động, vốn, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị,… để tạo ra hàng hóa hay dịch vụ để sử dụng, trao đổi hay nhằm mục đích thương mại Có thể hiểu đơn giản đây là quá trình biến đầu vào sản xuất thành các đầu ra (sản phẩm).

Sản xuất cho phép doanh nghiệp bán thành phẩm với giá cả cao hơn giá trị của nguyên vật liệu đầu vào Nhờ vào lợi thế quy mô lớn với dây chuyền

Trang 27

sản xuất hàng loạt cùng công nghệ tiên tiến, hiện đại, các nhà sản xuất có thể tạo ra số lượng sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt hơn với chi phí thấp hơn đáng kể.

1.4.2 Khu sản xuất

Dựa theo các sản phẩm đầu ra, sản xuất được phân ra thành 3 khu vực: Khu vực I: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.

Khu vực II: khai thác mỏ, công nghiệp chế tạo, xây dựng Khu vực III: khu vực ngành dịch vụ.

1.4.3 Chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất là số tiền doanh nghiệp dùng để chi mua các yếu tố đầu vào và phục vụ cho quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm, nhằm mang lại mục đích cho doanh nghiệp.

Dựa vào các phân tích, chi phí sản xuất được chia thành các loại: Chi phí dựa theo tính chất kinh tế: chi phí nguyên vật liệu, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí nhân công, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí phát sinh,…

Chi phí dựa theo mục đích sử dụng: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.

Chi phí dựa theo mối quan hệ với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành: biến phí và định phí.

Chi phí dựa theo phương pháp tập hợp chi phí vào các đối tượng chịu chi phí: chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp.

Trang 28

1.4.4 Loại hình sản xuất

Là biểu hiện trình độ chuyên môn hóa của nơi làm việc, là đặc tính của tổ chức kỹ thuật tổng hợp trong sản xuất được quy định bởi trình độ chuyên môn, số chủng loại, tính ổn định,…

Bao gồm 4 loại hình chính:

Loại hình sản xuất hàng lớn: là loại hình sản xuất tạo ra liên tục hoặc thường xuyên các loại sản phẩm cùng loại trong nhiều năm.

Loại hình sản xuất hàng đơn chiếc: là loại hình sản xuất chế tạo từng sản phẩm riêng lẻ, thường là các sản phẩm đặc biệt, sản phẩm mang tính chất sửa chữa.

Loại hình sản xuất hàng loạt: là loại hình sản xuất chế tạo đồng thời liên tiếp một khối lượng sản phẩm giống nhau.

Loại hình sản xuất theo dự án: là loại hình sản xuất gián đoạn, các nơi làm việc tồn tại trong một thời gian ngắn theo quá trình công nghệ sản xuất của một loại sản phẩm hay đơn hàng.

1.4.5 Quản lý sản xuất

Quản lý sản xuất là giai đoạn của hoạt động sản xuất kinh doanh gắn liền với các khu nhà máy, khu xưởng trong doanh nghiệp; tham gia trực tiếp vào việc lên kế hoạch, giám sát tiến độ của quá trình sản xuất để đảm bảo cung cấp hàng hóa đúng thời gian, đạt yêu cầu về số lượng, tiêu chuẩn về chất lượng theo kế hoạch.

Quy trình quản lý sản xuất bao gồm 4 công đoạn:

Đánh giá năng lực sản xuất; hoạch định nhu cầu về nguyên vật liệu; quản lý giai đoạn sản xuất; quản lý chất lượng sản xuất.

Ngày đăng: 03/04/2024, 16:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w