Quan điểm của chủ nghĩa duy tâmÝ thức là nguyên thể đầu tiên, tồn tại vĩnh viễn, là nguyên nhân sinh thành, chi phối sự tồn tại, biến đổi của toàn bộ thế giới vật chất.Chủ nghĩa duy tâm
Trang 1HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Trần Thị Hạnh
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 6
Trang 2HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
Trang 3BÁO CÁO PHÂN CHIA CÔNG VIỆC NHÓM
Môn: KINH TẾ VĨ MÔ Lớp: KTVĩM.12_LT Tên nhóm: Nhóm 6
ĐỀ TÀI: HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TẠI CÁC NƯỚC ĐANG
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Chúng em xin cảm đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng nhóm chúng em, các kết luận, số liệu trong khóa luận tốt nghiệp là trung thực, đảm bảo độ tin cậy
Đại diện của nhóm
Đức Mạc Anh Đức
Trang 5MỤC LỤC
BÁO CÁO PHÂN CHIA CÔNG VIỆC NHÓM 3
LỜI CAM ĐOAN 4
I PHẦN MỞ ĐẦU 6
II PHẦN NỘI DUNG 7
CHƯƠNG I: NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT VÀ KẾT CẤU CỦA Ý THỨC 7
1.1 Nguồn gốc của ý thức 7
1.1.1 Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm 7
1.1.2 Quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình 7
1.1.3 Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng 8
1.2 Bản chất của ý thức 12
1.2.1 Khái niệm 12
1.2.2 Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan 12
1.2.3 Ý thức là sự phản ánh tích cực, sáng tạo gắn với thực tiễn xã hội 13
1.3 Khái quát chung về ý thức và kết cấu của ý thức 15
1.3.1 Các lớp cấu trúc của ý thức (Tiếp cận kết cấu của ý thức theo lát cắt chiều ngang) 15
1.3.2 Các cấp độ của ý thức (Tiếp cận kết cấu của ý thức theo lát cắt chiều dọc) 18
1.4 Vấn đề trí tuệ nhân tạo (kết cấu ý thức) 21
III PHẦN KẾT LUẬN 24
IV DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
Trang 6đã chọn đề tài "Phân tích nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức”.
Trang 7II PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT VÀ KẾT CẤU CỦA Ý
THỨC1.1 Nguồn gốc của ý thức
1.1.1 Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm
Ý thức là nguyên thể đầu tiên, tồn tại vĩnh viễn, là nguyên nhân sinh thành, chi phối sự tồn tại, biến đổi của toàn bộ thế giới vật chất
Chủ nghĩa duy tâm khách quan: Plantôn, Hêghen đã tuyệt đối hóa vai trò của lý tính, khẳng định thế giới “ý niệm”, hay “ý niệm tuyệt đối” là bản thể, sinh
ra toàn bộ thế giới hiện thực Ý thức con người chỉ là “sự hội tưởng” về “ý niệm”, hay “tự ý thức” lại “ý niệm tuyệt đối”
Ví dụ: người duy tâm khách quan thì cho rằng sự vật chỉ tồn tại do một ý thức khách quan là Thượng Đế Thế giới vật chất này cũng như sự sống trong thếgiới đều do quyền năng sáng tạo của Thượng Đế
Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: G.Béccơli, E.Makhơ đã tuyệt đối hóa vai trò của cảm giác, coi cảm giác là tồn tại duy nhất “ tiên thiên”, sản sinh ra thế giới vật chất Ý thức con người do cảm giác sinh ra, nhưng cảm giác theo quan niệm của họ không phải là sự phản ánh thế giới khách quan mà chỉ là cái vốn có của mỗi cá nhân tồn tại tách rời, biệt lập với thế giới bên ngoài
Người duy tâm chủ quan cho rằng nếu không có cảm giác chủ quan của chủthể, tức cảm giác của mỗi cá nhân con người thì không thể nhận thức được sự vật, rồi từ đó phủ nhân sự tồn tại thực sự của vật chất, coi cảm giác là thực tại duy nhất
1.1.2 Quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình
Các nhà duy vật siêu hình đồng nhất ý thức với vật chất Họ coi ý thức là một dạng vật chất đặc biệt, do vật chất sinh ra
Trang 8Ví dụ họ cho rằng vật chất là linh hồn quá độ của lửa Linh hồn do lửa sinh
1.1.3 Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng
C.Mác khẳng định quan điểm duy vật biện chứng về ý thức: “Ý niệm chẳngqua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi ở trong đó”
Nguồn gốc tự nhiên: Chủ nghĩa duy vật viện chứng Mác khẳng định ý thức
là một thuộc tính của vật chất, nhưng không phải là của mọi dạng vật chất, mà chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao nhất là bộ óc con người
Óc người là khí quan vật chất của ý thức Ý thức là chức năng của bộ óc người Mối quan hệ giữa bộ óc người hoạt động bình thường và ý thức không thể tách rời bộ óc
Bộ óc có cấu trúc đặc biệt phát triển, rất tinh vi và phức tạp, bao gồm khoảng 14 – 15 tỷ tế bào thần kinh Sự phân khu của não bộ và hệ thống dây thần kinh liên hệ với các giác quan để thu nhận và xử lý thông tin từ thế giới khách quan vào não bộ, hình thành những phản xạ có điều kiện và không có điềukiện, điều khiển các hoạt động của cơ thể trong quan hệ với thế giới bên ngoài.Tóm lại, ý thức là sự phản ánh một cách năng động và sáng tạo về thế giới khách quan từ con người
Trang 9Phản ánh là thuộc tính phổ biến của mọi dạng vật chất Đó là sự tái tạo những đặc điểm của một hệ thống vật chất này ở hệ thống vật chất khác trong quá tình tác động qua lại giữa chúng.
Phản ánh vật lý, hóa học là hình thức thấp nhất, đặc trưng cho vật chất vô sinh Đó là trình đọ mang tính thụ động, chưa có sự định hướng, lựa chọn
Ví dụ: Mặt nước, mặt gương phản chiếu ánh sáng
Phản ánh sinh học là hình thức phản ánh cao hơn, đặc trung cho giới tự nhiên hữu sinh Có tính định hướng, lựa chọn, giúp cho các cơ thể sống thích nghi với môi trường đề rồn tại Tương ứng với quá trình phát triển của giới tự nhiên hữu sinh, phản ánh sinh học được thể hiện qua tính kích thích (ở thực vật), tính phản xạ (động vật có hệ thần kinh), tâm lý (ở động vật cấp cao có đầu óc)
Ví dụ: Hoa hướng dương biết hướng về phía mặt tời để hấp thụ được nhiều năng lượng, rễ cây phát triển mạnh về hướng có nhiều phân
Con vật chạm vào lửa sẽ phản ứng ngay
Tâm lý động vật là trình độ phản ánh cao nhất của các loài động vật bao gồm cả phản xạ không điều kiện và có điều kiện Tuy nhiên nó chưa phải là ý thức mà vẫn là trình độ phản ánh mang tính bản năng
Ví dụ: Con vật cũng có tình cảm vui buồn Nhưng chỉ dừng lại ở bản năng
Ý thức là hình thức phản ánh đặc trưng chỉ có ở con người và là hình thức phản ánh cao nhất của thế giới vật chất Sự phân khu của não bộ và hệ thống dây thần kinh liên hệ với các giác quan để thu nhận và xử lý thông tin từ thế giới khách quan vào não bộ
Sự xuất hiện con người và hình thành bộ óc của con người có năng lực phảnánh hiện thực khách quan là nguồn gốc tự nhiên của ý thức
Nguồn gốc xã hội: để tồn tại, con người phải tạo ra vật phẩm để thỏa mãn nhu cầu của mình Hoạt động lao động sáng tạo của loài người có nhiều ý nghĩa thật đặc biệt Ph Ăngghen đã chỉ rõ những động lực xã hội trực tiếp thúc đẩy sự
Trang 10ra đời của ý thức: “Trước hết là lao động; sau lao động và đông thời với lao động
là ngôn ngữ; đó là hai sức kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng đến bộ óc của con vượn, làm cho bộ óc đó dần dần biến chuyển thành bộ óc con người” Đây là nguồn gốc trực tiếp quyết định sự ra đời của ý thức
Lao động là hành động mà con người sử dụng công cụ lao động tác động vào đối tượng hiện thực bắt chúng phải bộc lộ thành những hiện tượng, những thuộc tính, kết cấu nhất định và thông qua giác quan, hệt hần kinh tác động vào
bộ óc để con người phân loại, dưới dạng thông tin, qua đó nhận biết nó càng sâu sắc Nghĩa là con người không chỉ biết sử dụng các thứ có sẵn trong tự nhiên mà còn tìm tòi, khám phá, chinh phục, cải tạo tự nhiên theo ý đồ của mình, nhờ đó
mà con người dần dần nhận biết được những thuộc tính, những kết cấu, những quy luật vận động của tự nhiên, của xã hội dưới dạng những kinh nghiệm, nhữngtri thức, nhờ vậy mà kho tàng tri thức của loài người ngày càng được bổ sung thêm phong phú Vì vậy, ý thức không thể là từ bên ngoài đưa vào trong bộ óc,
mà nó được hình thành từ khám phá và cải tạo thế giới khách quan
Quá trình lao động con người tác động vào thế giới đã làm cho ý thức ngày càng trở nên năng động sáng tạo hơn Ý thức không chỉ là sự phản ánh tái tạo màcòn chủ yếu là sự phảm ánh sáng tạo hiện thực
Ví dụ: Con người biết sáng tạo ra những vật phẩm để phục vụ cho nhu cầu lao động, nhu cầu sống của mình
Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chát phục vụ cho nhu cầu con người Ngoài
ra lao động còn đem lại nhiều ý nghĩa trong quá trình tiến hóa của loài người:Lao động giúp ta tiến hóa từ dáng đi khom thành dáng đi thẳng
Lao động giúp giải phóng hai chi trước của vượn thành hai bàn tay khéo léocủa con người
Lao động giúp não bộ, thần kinh và cơ bắp phát triển
Trang 11Lao động tạo ra nhu cầu cần trao đổi thông tin, làm xuất hiện ngôn ngữ.Ngôn ngữ: Ph Ăngghen viết: “Đem so sánh con người với các loài vật, người ta sẽ thấy rõ rằng ngôn ngữ bắt nguồn từ lao động và cùng phát triển với lao động, đó là cách giải thích duy nhất đúng về nguồn gốc của ngôn ngữ” Nghĩa là trong quá trình lao động, ở con người xuất hiện nhu cầu trao đổi kinh nghiệm, tư tưởng với nhau, tức là nhu cầu nói chuyện được với nhau Chính nhu cầu này đòi hỏi sự ra đời của ngôn ngữ, trước hết là tiếng nói, sau đó là chữ viết.Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức Nó xuất hiện trở thành “vỏ vật chất” của tư duy; là hiện thực trực tiếp của ý thức; là phương thức để ý thức tồn tại với tư cách là sản phẩm của xã hội – lịch sử.
Ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết) vừa là phương tiện giao tiếp, đồng thời vừa
là công cụ tư duy Nhờ ngôn ngữ con người có thể khái quát, trừu tượng hóa, suynghĩ độc lấp, tách khỏi sự vật cảm tính Cũng nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể giao tiếp trao đổi tư tưởng, lưu giữ, kế thừa những tri thức, kinh nghiệm phong phú của xã hội đã tích lũy qua các thế hệ
Ngôn ngữ được phát triển theo sự tiến hóa của xã hội loài người Trong quá trình tiến hóa của ngôn ngữ, ngôn ngữ bộ lạc xuất hiện đầu tiên theo hai xu hướng: khi một bộ lạc phát triển, tách ra và trở thành một bộ tộc độc lập; hay khicác bộ lạc liên minh và ngôn ngữ được hợp nhất Tiếp theo là ngôn ngữ khu vực
ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu giao tiếp chung nên cần một ngôn ngữ thống nhất
Từ đó bộ máy nhà nước của từng khu vực phát triển và hình thành ngôn ngữ dân tộc, đồng thời các bộ lạc, bộ tộc tan rã Sau cùng hình thành nên ngôn ngữ văn hóa như ngày nay với các loại phong cách ngôn ngữ đa dạng: hội thoại, sách vở, khoa học, hành chính,
Không có phương tiện trao đổi xã hội về mặt ngôn ngữ thì ý thức không thểhình thành và phát triển được
Trang 12Lao động và ngôn ngữ là hai sức kích thích chủ yếu làm chuyển biến dần bộ
óc của loài vượn thành bộ óc con người và tâm lý động vật thành ý thức con người
Vậy nên có thể nói: Nguồn gốc tự nhiên là điều kiện cần, còn nguồn gốc là điều kiện đủ để ý thức hình thành, tồn tại và phát triển
1.2 Bản chất của ý thức
1.2.1 Khái niệm.
Bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là quá trình phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc người
1.2.2 Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
Trong đó nội dung phản ánh là khách quan còn hình thức phản ánh là chủ quan Ý thức là cái vật chất bên ngoài “di chuyển” vào bên trong đầu óc của con người và được cải biến đi trong đó Chúng ta phải biết rằng: cả vật chất và ý thứcđều tồn tại Nhưng giữa chúng có sự khác nhau mang tính đối lập Vật chất là cáiđược phản ánh tồn tại khách quan, nhưng khi nó được chuyển vào trong đầu óc người ta thì nó lại trở thành hình ảnh chủ quan, là hình ảnh tinh thần của sự vật khách quan (tức ý thức) Vì vậy, không thể đồng nhất hoặc tách rời cái được phản ánh (vật chất) với cái phản ánh (ý thức) Điều đó có nghĩa là nội dung của ýthức là do thế giới khách quan quy định và ý thức không phải là hình ảnh vật lý, vật chất như chủ nghĩa duy vật tầm thường quan niệm
Kết quả phản ánh của ý thức tùy thuộc vào nhiều yếu tố: Đối tượng phản ánh, điều kiện lịch sử-xã hội, phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm sống của chủ thểphản ánh Nghĩa là cùng một đối tượng phản ánh nhưng với các chủ thể phản án khác nhau, có đặc điểm tâm lý, tri thức, kinh nghiệm , thể chất khác nhau, trong hoàn cảnh lịch sử khác nhau… thì kết quả phản ánh đối tượng trong ý thức cũng rất khác nhau
Trang 13Ví dụ: Ngày xưa con người quan niệm trái đất hình vuông, còn bây giờ chúng ta đều hiểu biết trái đất hình cầu.
Ngày nay có rất nhiều drama nổ ra nhưng mỗi trang mạng lại có một quan điểm, suy nghĩ khác nhau như các trang mạng: Facebook, Kenh14, Tiktok
1.2.3 Ý thức là sự phản ánh tích cực, sáng tạo gắn với thực tiễn xã hội.
Thế giới không thoả mãn con người và con người đã quyết định biến đổi thếgiới bằng hoạt động thực tiễn đa dạng, phong phú của mình Thông qua thực tiễn, con người làm biến đổi thế giới và qua đó chủ động khám phá không ngừng
cả bề rộng và chiều sâu của đối tượng phản ánh Trên cơ sở những cái đã có, ý thức có thể tạo ra tiên đoán, dự báo tương lai một cách tương đối chính xác, hoặc
có thể tạo ra những ảo tưởng, huyền thoại, những giả thuyết, ý thuyết khoa học hết sức trừu tượng và có tính khái quát cao
Ví dụ: Trước khi tàu vũ trụ bay lên mặt trăng, con người đã có rất nhiều thông tin về mặt trăng Sau khi đặt chân lên mặt trăng, con người sẽ khám phá những thông tin mới và loại bỏ những thông tin sai lầm về mặt trăng
Nhà văn viết một câu chuyện, trong nội dung chính, tác giả có thể sáng tạo
ra nhiều tình tiết khác nhau trong câu chuyện
Sáng tạo là quá trình hoạt động của con người tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần, mới về chất, là một đặc tính căn bản để phân biệt trình độ phản ánh ý thức người với trình độ phản ánh tâm lý động vật, là thuộc tính đặc trưng bản chất nhất của ý thức
Ý thức không phải là kết quả của sự phản ánh ngẫu nhiên, đơn lẻ, thụ động thế giới khách quan Đó là kết quả của sự phản ánh có định hướng, có mục đích
rõ ràng Là hiện tượng xã hội, ý thức hình thành, phát triển gắn liền với hoạt động thực tiễn xã hội Vì chỉ khi con người xuất hiện, tiến hành hoạt động thực tiễn để cải tạo thế giới khách quan theo mục đích của mình, ý thức mới xuất hiện
Trang 14Sự phản ánh ý thức là quá trình thống nhất của ba mặt:
Một là, trao đổi thông tin giữa các chủ thể (con người) và đối tượng phản ánh (núi, sông , mưa…) Sự trao đổi này mang tính chất hai chiều, có định hướng, chọn lọc các thông tin cần thiết
Hai là, con người mô hình hóa (tức là vẽ lại, lắp ghép lại, ) đối tượng trong
tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần Thực chất đây là quá trình ý thức sáng tạo lại hiện thực, là sự mã hóa các đối tượng vật chất thành các ý tưởng tinh thần phivật chất
Ba là, chủ đề chuyển mô hình từ trong óc ra hiện thực khách quan, tức quá trình hiện thực hóa tư tưởng, thông qua hoạt động thực tiễn biến cái quan niệm thành cái thực tại, biến ý tưởng phi vật chất trong tư duy thành các dạng vật chất ngoài hiện thực
Ví dụ: Câu chuyện chấn động trong hẻm Itewon ở Hàn Quốc là một ví dụ điển hình, sau 2 năm dịch kèm theo độ nổi tiếng của hẻm Itewon trong 1 bộ phimHàn năm 2020 có tên Tầng lớp Itewon Các thanh thiếu niên vì sự tò mò ham muốn thú vui của mình lên kế hoạch để đi đến hẻm Itewon, nhưng vì sự không lường trước được rằng số lượng người đến quá đông nên nó vượt quá kế hoạch của du khách Điều đó gây ra thảm họa xót xa, người bị thương, ngườ i chết lên đến hàng trăm, nghìn người
Ý thức không phải là cái không thể nhận thức được như chủ nghĩa duy tâm quan niệm, nhưng cũng không phải là cái tầm thường như người theo chủ nghĩa duy vật tầm thường gán cho nó Thực chất, ý thức chỉ là thuộc tính phản ánh của một dạng vật chất đặc biệt là bộ óc con người, là hình thức phản ánh cao nhất riêng có của óc người về hiện thực khách quan trên cơ sở thực tiễn - xã hội Nói cách khác, chỉ có con người mới có ý thức Loài người xuất hiện là kết quả của lịch sử vận động, phát triển lâu dài của thế giới vật chất Cấu trúc hoàn thiện của
bộ óc con người là nền tảng vật chất để ý thức hoạt động: cùng với hoạt động