1/ Theo nghĩa rộng: quyền sở hữu được hiểu là một bộ phận của pháp luật dân sự, là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình chiếm hữu, sử d
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
*** ***
BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN BỘ MÔN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Chủ đề 6: Bức tranh
Nhóm : 02
Lớp học phần : Pháp luật đại cương – LUCS1129(123)_17Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Hữu Mạnh
Hà Nội, tháng 10/2023
Trang 2MỤC LỤC
ĐỀ BÀI 2
Câu 1 3
a Phân tích khái niệm và phân loại tài sản 3
b Bức tranh được coi là tài sản không? 4
Câu 2 4
a Phân tích các căn cứ xác lập quyền sở hữu 4
b Quyền sở hữu bức tranh trước và sau sự kiện mua bán 7
Câu 3 7
a Phân tích các quyền của chủ sở hữu đối với tài sản 7
b Tại sao B có quyền bán bức tranh? 9
Câu 4 9
a Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng 9
b Thỏa thuận mua bán giữa A và B được coi là hợp đồng không? 10
Câu 5 11
a Phân tích các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực 11
b Cách các hợp đồng vô hiệu được xử lý 13
Câu 6 14
Câu 7 15
a Phân tích các biện pháp thực hiện bảo đảm nghĩa vụ 15
b Trong trường hợp A chưa có tiền thanh toán ngay 18
Câu 8: B không may làm đổ vỡ một bình cổ của A 19
Câu 9: B không chịu trách nhiệm do làm vỡ bình cổ 19
a Trường hợp thừa kế theo pháp luật 21
b Trường hợp 2: Có di chúc 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
DANH MỤC ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN 24
Trang 4ĐỀ BÀI
Chủ đề 6: BỨC TRANH
A muốn mua một bức tranh do B vẽ Sau khi thỏa thuận thống nhất về giá cả bằng lời nói, B đồng ý bán
1 Phân tích khái niệm và phân loại tài sản Trên cơ sở đó, hãy cho biết bức tranh có được coi là tài sản không?
2 Phân tích các căn cứ xác lập quyền sở hữu Trên cơ sở đó xác định ai là quyền chủ sở hữu trước và sau sự kiện mua bán bức tranh
3 Phân tích các quyền của chủ sở hữu đối với tài sản Trên cơ sở đó, cho biết tại sao B có quyền bán bức tranh?
4 Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng; Trên cơ sở đó cho biết thỏa thuận mua bán giữa A, B có được coi là hợp đồng không?
5 Phân tích các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực Các hợp đồng vô hiệu được xử lý như thế nào?
6 Trong trường hợp này, A và B có thể thỏa thuận lựa chọn thanh toán bằng ngoại tệ được không?
7 Phân tích các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Trong trường hợp A chưa có tiền thanh toán ngay, hai bên có thể lựa chọn áp dụng biện pháp nào để bảo đảm cho nghĩa vụ thanh toán việc mua bức tranh của A?
8 B giao hàng và được A yêu cầu treo tranh lên tường Khi đóng đinh, không may làm đổ vỡ một bình cổ của A, B có phải chịu trách nhiệm gì không?
9 Nếu B không chịu trách nhiệm do việc làm vỡ bình cổ, A có quyền làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình
10.Sau này, A lấy vợ Khi sinh được con thứ 2 thì A chết, vợ hay hai người con của A được thừa kế bức tranh?
Trang 5Câu 1
a Phân tích khái niệm và phân loại tài sản
Phân tích khái niệm:
Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản (Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015).
- Vật: là bộ phận của thế giới vật chất, tồn tại khách quan mà con người có thể cảm
nhận bằng giác quan của mình Với ý nghĩa phạm trù pháp lý, vật chỉ có ý nghĩa trở thành đối tượng của quan hệ pháp luật, tức là nó được con người kiểm soát và đáp ứng được một nhu cầu nào đó của con người (có thể đưa vào dao dịch dân sự).
Vật phải thỏa mãn những điều kiện sau: là bộ phận của thế giới vật chất; con người chiếm hữu được; mang lại lợi ích cho chủ thể; có thể đang tồn tại hoặc sẽ hình thành trong tương lai
- Tiền: Tiền là vật ngang giá chung dùng để trao đổi lấy hàng hóa, dịch vụ Tài sản là
tiền có thể là tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ
Chỉ có loại tiền có giá trị đang được lưu hành trên thực tế, tức là được pháp luật thừa nhận, mới được coi là tài sản
- Giấy tờ có giá: Giấy tờ có giá được hiểu là giấy tờ trị giá được bằng tiền và chuyển
giao được trong giao lưu dân sự Giấy tờ có giá hiện nay tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như séc, cổ phiếu, tín phiếu, hồi phiếu, kỳ phiếu, công trái…
- Quyền tài sản (tài sản vô hình): là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển
giao trong giao dịch dân sự, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác (Điều 115, Bộ luật Dân sự 2015)
Phân loại tài sản:
Tùy thuộc vào các tiêu chí phân loại tài sản, tài sản có thể được phân chia thành những loại khác nhau:
- Bất động sản và động sản: Đây là cách thức phân loại tài sản căn cứ chủ yếu vào
thuộc tính tự nhiên của tài sản có thể di, dời được một cách cơ học hay không Bất động sản là tài sản bao gồm: đất đai, nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; tài sản khác theo quy định của pháp luật Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.
- Tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai: Đây là cách thức phân loại
tài sản căn cứ vào thời điểm hình thành tài sản hay thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tài sản.
- Hoa lợi và lợi tức: Cách phân loại tài sản này căn cứ vào cách thức khai thác để có
sự gia tăng tài sản Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại Lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản.
Trang 6- Vật chính và vật phụ: Vật chính là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính
năng Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời vật chính Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật chính thì phải chuyển giao cả vật phụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Vật chia được và vật không chia được: Vật chia được là vật khi bị phân chia vẫn
giữ nguyên tính chất và tính năng sử dụng ban đầu Vật không chia được là vật khi bị phân chia thì không giữ nguyên được tính chất và tính năng sử dụng ban đầu Khi cần phân chia vật không chia được thì phải trị giá thành tiền để chia.
- Vật tiêu hao và vật không tiêu hao: Vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng
thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu Vật tiêu hao không thể là đối tượng của hợp đồng cho thuê hoặc hợp đồng cho mượn Vật không tiêu hao là vật khi đã qua sử dụng nhiều lần mà vẫn giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.
- Vật cùng loại và vật đặc định: Vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính
chất, tính năng sử dụng và xác định được bằng những đơn vị đo lường Vật cùng loại có cùng chất lượng có thể thay thế cho nhau Vật đặc định là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đặc tính thì phải giao đúng vật đó.
- Vật đồng bộ: Là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp
thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đồng bộ thì phải chuyển giao toàn bộ các phần hoặc các bộ phận hợp thành, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
b Bức tranh được coi là tài sản
Bức tranh thỏa mãn những yêu cầu để được coi là tài sản: là một bộ phận của thế giới vật chất tồn tại khách quan mà chúng ta có thể cảm nhận bằng giác quan của mình, con người có thể chiếm hữu được, mang lại lợi ích cho chủ thể sở hữu, có thể đưa vào giao dịch dân sự.
Câu 2
a Phân tích các căn cứ xác lập quyền sở hữu
Quyền sở hữu là một một phạm trù pháp lí, gắn với sự ra đời của Nhà nước Trong
khoa học nghĩa rộng, quyền sở hữu có thể được hiểu theo hai phương diện:
Trang 71/ Theo nghĩa rộng: quyền sở hữu được hiểu là một bộ phận của pháp luật dân sự, là
hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản.
2/ Theo nghĩa hẹp: quyền sở hữu được hiểu là mức độ xử sự do pháp luật quy định
cho mỗi chủ thể để thực hiện các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản Theo nghĩa này, quyền sở hữu chính là quyền dân sự của chủ thể đối với tài sản, xuất hiện trên cơ sở các quy phạm pháp luật về sở hữu.
Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt.Căn cứ xác lập quyền sở hữu (Đ221 Bộ luật Dân sự 2015):
1/ Do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ:
Theo quy định của pháp luật, khi mà người lao động là người làm việc theo hợp đồng lao động sẽ được người sử dụng lao động trả lương và các khoản tiền khác có được từ lao động hoặc người tiến hành sản xuất, kinh doanh hợp pháp có quyền sở hữu đối với tài sản có được từ lao động, từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, kể từ thời điểm có được tài sản đó Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ thì những người tiến hành các hoạt động sáng tạo cũng có quyền sở hữu đối với tài sản có được từ hoạt động sáng tạo của mình theo quy định của pháp luật.
2/ Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác:
Thông thường, theo quy định của pháp luật thì người có quyền sở hữu tài sản hợp pháp có quyền chuyển quyền sở hữu của mình thông qua hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi, cho vay hoặc chuyển nhượng thông qua hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác khi có quyền sở hữu tài sản đó theo quy định của pháp luật.
3/ Thu hoa lợi, lợi tức:
Đối với tài sản phát sinh hoa lợi, lợi tức thì chủ sở hữu, người sử dụng tài sản có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức thu được, được hưởng lợi mà hoa lợi, lợi tức mang lại kể từ thời điểm thu được hoa lợi, lợi tức đó theo sự thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
4/ Tạo thành tài sản mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến:
Trong trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được sáp nhập với nhau tạo thành vật không chia được và không thể xác định tài sản đem sáp nhập với nhau tạo thành vật không chia được và không thể xác định tài sản đem sáp nhập là vật chính hoặc vật phụ thì vật mới được tạo thành là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó; nếu tài sản đem sáp nhập là vật chính và vật phụ thì vật mới được tạo thành thuộc chủ sở hữu vật chính, kể từ thời điểm vật mới được tạo thành, chủ sở hữu tài sản mới phải thanh toán cho chủ sở hữu vật phụ phần giá trị của vật phụ đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo quy định của pháp luật.
Trang 8Theo cách hiểu thông thường thì trộn lẫn là pha trộn các vật với nhau để tạo thành vật mới, còn theo quy định của pháp luật thì khi tài sản thuộc sở hữu của nhiều chủ sở hữu khác nhau được trộn lẫn với nhau tạo thành vật mới không chia được thì kể từ thời điểm được trộn lẫn, vật mới là tài sản thuộc sở hữu chung của chủ sở hữu đó Theo quy định của pháp luật thì chủ sở hữu của nguyên vật liệu khi được đem chế biến tạo thành vật mới là chủ sở hữu của vật mới được tạo thành Ví dụ: Công ty A mang gỗ cho công ty B gia công đóng thành tủ thì công ty A có quyền đối với cái tủ này.
5/ Được thừa kế:
Theo quy định của pháp luật, người thừa kế được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản thừa kế theo di chúc và theo pháp luật Khi xác lập quyền sở hữu đối với tài sản thì người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế theo quy định của pháp luật.
6/ Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với tài sản vô chủ, tài sảnkhông xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên:
Tài sản vô chủ là tài sản mà chủ sở hữu tài sản đã từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản đó Người đã phát hiện, người đang quản lý tài sản vô chủ là động sản thì có quyền sở hữu tài sản đó, trừ trường hợp luật có quy định khác; nếu tài sản là bất động sản thì thuộc về Nhà nước Đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm thì người phát hiện tài sản phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của pháp luật thì đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà người phát hiện tài sản đó biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho chủ sở hữu tài sản đó Nếu trong trường hợp người phát hiện không biết địa chỉ của người có tài sản đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho UBND cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại UBND cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản từ người phát hiện tài sản bị bỏ rơi phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu.
Trên thực tế, một số địa phương người dân có thói quen, tập quán thả rông gia súc thường xảy ra việc gia súc bị thất lạc thì theo quy định của pháp luật, người bắt được gia súc bị thất lạc phải nuôi giữ và báo ngay cho UBND cấp xã nơi người đó cư trú để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại Sau 06 tháng, kể từ ngày thông
Trang 9báo công khai hoặc sau 01 năm đối với gia súc thả rông theo tập quán thì quyền sở hữu đối với gia súc và số gia súc được sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia súc.
Trường hợp chủ sở hữu được nhận lại gia súc bị thất lạc thì phải thanh toán tiền công nuôi giữ và các chi phí khác cho người bắt được gia súc Trong thời gian nuôi giữ gia súc bị thất lạc, nếu gia súc có sinh con thì người bắt được gia súc được hưởng một nửa số gia súc sinh ra hoặc 50% giá trị số gia súc sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia súc.
Đối với vật nuôi là gia cầm bị thất lạc, người bắt được phải thông báo công khai để chủ sở hữu gia cầm biết mà nhận lại Sau 01 tháng kể từ ngày người bắt được gia cầm thông báo công khai mà không có người đến nhận thì quyền sở hữu đối với gia cầm và hoa lợi do gia cầm sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia cầm đó.
Nếu như chủ sở hữu của gia cầm nhận lại số gia cầm bị thất lạc thì phải thanh toán tiền công nuôi giữ và chi phí khác cho người bắt được gia cầm Trong thời gian nuôi giữ, người bắt được gia cầm được hưởng hoa lợi do gia cầm sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia cầm.
Thông thường, khi xác lập quyền sở hữu của vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên vào ruộng, ao, hồ của người khác thì vật nuôi dưới nước này thuộc sở hữu của người có ruộng, ao, hồ đó Trường hợp vật nuôi dưới nước có dấu hiệu riêng biệt để có thể xác định vật nuôi không thuộc sở hữu của mình thì người có ruộng, ao, hồ đó phải thông báo công khai để chủ sở hữu biết mà nhận lại Sau 01 tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì quyền sở hữu vật nuôi dưới nước đó thuộc về người có ruộng, ao, hồ theo quy định của pháp luật.
7/ Chiếm hữu, được lợi về tài sản theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.
Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác có liên quan quy định khác.
8/ Trường hợp khác do luật quy định.
Khi các bên yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản thì quyền sở hữu có thể được xác lập căn cứ vào bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.
Trên cơ sở đó, anh B có quyền sở hữu bức tranh trước khi bán, anh A có quyền sở hữu bức tranh sau khi mua.
Câu 3
a Phân tích các quyền của chủ sở hữu đối với tài sản
Trang 10- Quyền chiếm hữu: chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình
để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội
Quyền chiếm hữu có hai loại: Chiếm hữu ngay tình (chiếm hữu có căn cứ pháp luật) và chiếm hữu không ngay tình (chiếm hữu không có căn cứ pháp luật).
Đối với hình thức chiếm hữu ngay tình bao gồm các căn cứ: Chủ sở hữu trực tiếp thực hiện việc chiếm hữu tài sản của mình; hay chủ sở hữu ủy quyền cho người khác thực hiện quản lý tài sản trong phạm vi được ủy quyền; hay quyền chiếm hữu được thực hiện thông qua các giao dịch dân sự đảm bảo phù hợp với ý chí của chủ sở hữu (người đang chiếm hữu hợp pháp thì sẽ chỉ được sử dụng hoặc chuyển giao quyền chiếm hữu tài sản cho người khác nếu trong trường hợp mà được bên phía chủ sở hữu đồng ý); người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản mà xác định là tài sản trong trường hợp bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định; người phát hiện và thực hiện việc giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với các điều kiện theo quy định của pháp luật và các trường hợp khác do pháp luật quy định.
Đối với trường hợp chiếm hữu không ngay tình thì đây được xem là một hình thức chiếm hữu không dựa trên bất kỳ một căn cứ luật định nào Người chiếm hữu biết hoặc pháp luật buộc họ phải biết là mình đang chiếm hữu không có căn cứ hợp pháp nhưng vẫn thực hiện hành vi chiếm hữu, hoặc tuy về chủ quan họ không biết về việc này nhưng pháp luật buộc họ phải biết Những trường hợp đòi hỏi người chiếm hữu biết hoặc phải biết về việc chiếm hữu của mình đang thực hiện là hành vi không ngay tình thường liên quan đến các loại tài sản có đăng ký quyền sở hữu như bất động sản, động sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu.
- Quyền sử dụng: là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản
Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc quy định của pháp luật.
Có thể hiểu một cách đơn giản, quyền sử dụng của chủ sở hữu tài sản là việc khai thác cũng như việc hưởng lợi ích từ khối tài sản khai thác được trong phạm vi pháp luật cho phép Về nguyên tắc, chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Trang 11 Quyền sử dụng không chỉ thuộc về chủ sở hữu tài sản mà ở đây còn thuộc về những người không phải chủ sở hữu nhưng được chủ sở hữu giao quyền hoặc theo quy định của pháp luật.
- Quyền định đoạt: quyền thực hiện việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ
quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.
Người định đoạt tài sản phải là người có năng lực hành vi dân sự - nghĩa là người đó phải có đầy đủ tư cách chủ thể.
Chủ sở hữu tài sản thực hiện quyền định đoạt của mình trên hai phương diện: Thứ nhất, định đoạt về số phận thực tế của tài sản như tiêu dùng hết, hủy bỏ hoặc từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản; thứ hai, định đoạt về số phận pháp lý của tài sản là việc làm chuyển giao quyền sở hữu đối với tài sản từ người này sang người khác.
Trong những trường hợp tài sản ít giá trị, việc thực hiện quyền định đoạt có thể bằng phương thức đơn giản như thỏa thuận miệng, chuyển giao ngay nhưng trong những trường hợp pháp luật có quy định trình tự, thủ tục thì phải tuân theo những quy định đó (Điều 193 Bộ luật Dân sự năm 2015).
b B có quyền bán bức tranh
B có quyền bán bức tranh vì:
- Như ở trên chúng ta đã phân tích, bức tranh cũng là một loại tài sản B là người vẽ ra bức tranh, tạo nên giá trị của chính bức tranh đó để bức tranh trở thành một loại tài sản Vì vậy, B được công nhận là chủ sở hữu của bức tranh đó, có các quyền của chủ sở hữu với tài sản của mình
- B là chủ sở hữu của bức tranh nên có các quyền của chủ sở hữu với tài sản trong đó có quyền định đoạt đối với tài sản của mình Quyền định đoạt là quyền thực hiện việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản Người định đoạt tài sản phải là người có năng lực hành vi dân sự nghĩa là người đó phải có đầy đủ tư cách chủ thể B có đầy đủ yêu cầu để có thể thực hiện quyền định đoạt tài sản vì vậy B có quyền bán bức tranh Trong trường hợp bức tranh ít giá trị thì B có thể thực hiện quyền định đoạt bằng phương thức giản đơn như thỏa thuận bằng lời nói.
Câu 4
a Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng
Khái niệm:
- Hợp đồng được hiểu theo nghĩa rộng là sự thoả thuận giữa hai hay nhiều bên về một vấn đề nhất định trong xã hội nhằm làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên đó.
Trang 12- Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 đưa ra khái niệm khái quát: “Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.
Đặc điểm của hợp đồng:
- 1/ Hợp đồng phải thể hiện ý chí tự nguyện của các bên tham gia quan hệ hợp đồng Đó là nguyên tắc tự do hợp đồng, nguyên tắc này cho phép các cá nhân, tổ chức được tự do quyết định việc giao kết hợp đồng với ai, như thế nào, về cái gì, vào thời điểm nào Quan hệ hợp đồng này phải diễn ra trong một quan hệ xã hội nhất định là xuất phát từ lợi ích của mỗi bên.
- 2/ Thông qua hợp đồng, các bên tự do thỏa thuận nhằm hướng tới các đối tượng, nghĩa vụ của hợp đồng Tuy nhiên, hợp đồng sẽ không có hiệu lực pháp lý nếu những nghĩa vụ được thoả thuận trong hợp đồng trái pháp luật hay trái với đạo đức xã hội.
- 3/ Việc giao kết hợp đồng làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên trong quan hệ hợp đồng Trong các giao dịch dân sự, việc thực hiện nghĩa vụ dân sự được tiến hành thông qua hợp đồng Chủ thể của hợp đồng có thể là cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác Một hay nhiều chủ thể có nghĩa vụ (gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải thực hiện việc chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (gọi chung là bên có quyền)
- 4/ Trong hợp đồng, quyền và nghĩa vụ giữa các bên là đặc trưng cơ bản của nghĩa vụ dân sự và có tính chất tương ứng Quyền lợi của bên này chỉ đạt được khi bên kia thực hiện các hành vi mang tính nghĩa vụ đã được hai bên xác nhận trong hợp đồng hoặc pháp luật quy định trong nội dung của quan hệ nghĩa vụ ấy Mục đích của hợp đồng là nhằm dung hoà và thoả mãn các lợi ích khác nhau của các bên.
- 5/ Hợp đồng là những giao dịch dân sự phổ biến, là căn cứ chủ yếu làm phát sinh nghĩa vụ dân sự Vì vậy, những quy định của pháp luật dân sự về giao dịch
dân sự và nghĩa vụ dân sự thì cũng được áp dụng đối với quan hệ hợp đồng Trong pháp luật dân sự, hợp đồng, nghĩa vụ và giao dịch dân sự có mối liên hệ mật thiết với nhau.
- 6/ Về hình thức của hợp đồng: Hợp đồng có thể được giao kết bằng lời nói, hành vi cụ thể hoặc bằng văn bản
b Thỏa thuận mua bán giữa A và B được coi là hợp đồng
Trên cơ sở đó, thỏa thuận mua bán giữa A và B được coi là hợp đồng, vì:
Trang 13- Hợp đồng phải thể hiện ý chí tự nguyện của các bên tham gia quan hệ hợp
Vì cả 2 đã đều thoả thuận thống nhất về giá cả; A muốn mua và B cũng đồng ý bán tranh.
(Cơ sở pháp lý: Điều 117, 127 Bộ luật Dân sự 2015)
- Hợp đồng sẽ không có hiệu lực pháp lý nếu những nghĩa vụ được thoả thuận
trong hợp đồng trái pháp luật hay trái với đạo đức xã hội.
Bán tranh không phải là điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
(Cơ sở pháp lý: Điều 117, 118, 123 Bộ luật Dân sự 2015)
- Hình thức hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật
Theo Điều 117, 119 Bộ luật Dân sự 2015, 1 trong những hình thức hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật “Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể” Hợp đồng là những giao dịch dân sự phổ biến, là căn cứ chủ yếu làm phát sinh nghĩa vụ quân sự
Ở đây, 2 người đã thoả thuận với nhau bằng lời nói.
Câu 5
a Phân tích các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực
1 Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập
Đối với cá nhân:
- Cá nhân từ đủ mười tám tuổi trở lên, có khả năng nhận thức, thực hiện quyền, nghĩa vụ hợp đồng và tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện nghĩa vụ đó, thì có quyền giao kết hợp đồng dân sự.
- Cá nhân từ đủ mười sáu tuổi đến dưới mười tám tuổi được giao kết hợp đồng dân sự, nếu họ có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thanh toán, trừ trường hợp pháp luật quy định phải từ đủ mười tám tuổi trở lên (giao dịch liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch khác phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý)
- Cá nhân từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi: Xác lập, thực hiện hợp đồng dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch phục vụ sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.