1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận môn pháp luật đại cương đề tài thực trạng tội tham ô tại việt nam

36 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng tội tham ô tại Việt Nam
Tác giả Trần Phương Vy, Nguyễn Minh Tâm, Dương Thiên Phú, Phan Quốc Huy, Thái Thị Cẩm Duyên
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nga
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Pháp luật đại cương
Thể loại Tiểu luận cuối kỳ
Năm xuất bản 2022 - 2023
Thành phố Thủ Đức
Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 0,99 MB

Cấu trúc

  • D. NỘI DUNG (9)
  • CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỘI THAM Ô TÀI SẢN (9)
    • 1.1. Khái niệm tội tham ô tài sản (9)
      • 1.1.1. Định nghĩa tham ô tài sản (9)
      • 1.1.2. Đặc điểm của tội tham ô tài sản (9)
    • 1.2. Cấu thành tội tham ô tài sản (11)
    • 1.3. Trách nhiệm hình sự (12)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THAM Ô TÀI SẢN TẠI VIỆT NAM (16)
    • 2.1. Thực trạng (16)
    • 2.2. Phân tích vụ án tham ô tài sản trên thực tế (18)
    • 2.3. Kiến nghị giải pháp (27)
    • E. KẾT LUẬN (35)
    • F. TÀI LIỆU THAM KHẢO (36)

Nội dung

NỘI DUNG

1.1 Khái niệm tội tham ô tài sản

1.1.1 Định nghĩa tham ô tài sản

Tội tham ô tài sản được định nghĩa khác nhau như: “Tội tham ô tài sản là tội do người có chức vụ,quyền hạn thực hiện, là tội phạm thuộc nhóm tội tham nhũng nên khách thể của tội phạm phải là những hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức còn quan hệ sở hữu chỉ là đối tượng tác động của tội phạm (thông qua quan hệ sở hữu mà xâm phạm đến hoạt động của cơ quan, tổ chức)” hoặc “Tội tham ô tài sản là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý.” hoặc tội tham ô tài sản “là hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trong những trường hợp luật định”

1.1.2 Đặc điểm của tội tham ô tài sản

Theo BLHS hiện nay thì tội tham ô tài sản có những đặc điểm sau

Thứ nhất, tội tham ô tài sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm hoạt động đúng đắn và sở hữu của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội

Hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức là những hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ do pháp luật hoặc điều lệ quy định Khi tội tham ô tài sản xâm phạm đến các hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức thì chức năng, nhiệm vụ và mục đích đã đề ra của các cơ quan, tổ chức này sẽ không đạt được Điều đó làm ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng về an ninh, trật tự xã hội Đồng thời, người phạm tội tham ô tài sản còn xâm phạm đến sở hữu thông qua hành vi chiếm đoạt tài sản do mình quản lý Thông qua quan hệ hành vi chuyển dịch bất hợp pháp tài sản từ chủ sở hữu là cơ quan, tổ chức thành tài sản của mình hoặc của người khác mà mình quan tâm đã làm cho chủ sở hữu mất đi quyền sở hữu

Thứ hai, tội tham ô được thực hiện cho người có chức vụ, quyền hạn trong quản lý tài sản

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỘI THAM Ô TÀI SẢN

Khái niệm tội tham ô tài sản

1.1.1 Định nghĩa tham ô tài sản

Tội tham ô tài sản được định nghĩa khác nhau như: “Tội tham ô tài sản là tội do người có chức vụ,quyền hạn thực hiện, là tội phạm thuộc nhóm tội tham nhũng nên khách thể của tội phạm phải là những hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức còn quan hệ sở hữu chỉ là đối tượng tác động của tội phạm (thông qua quan hệ sở hữu mà xâm phạm đến hoạt động của cơ quan, tổ chức)” hoặc “Tội tham ô tài sản là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý.” hoặc tội tham ô tài sản “là hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trong những trường hợp luật định”

1.1.2 Đặc điểm của tội tham ô tài sản

Theo BLHS hiện nay thì tội tham ô tài sản có những đặc điểm sau

Thứ nhất, tội tham ô tài sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm hoạt động đúng đắn và sở hữu của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội

Hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức là những hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ do pháp luật hoặc điều lệ quy định Khi tội tham ô tài sản xâm phạm đến các hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức thì chức năng, nhiệm vụ và mục đích đã đề ra của các cơ quan, tổ chức này sẽ không đạt được Điều đó làm ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng về an ninh, trật tự xã hội Đồng thời, người phạm tội tham ô tài sản còn xâm phạm đến sở hữu thông qua hành vi chiếm đoạt tài sản do mình quản lý Thông qua quan hệ hành vi chuyển dịch bất hợp pháp tài sản từ chủ sở hữu là cơ quan, tổ chức thành tài sản của mình hoặc của người khác mà mình quan tâm đã làm cho chủ sở hữu mất đi quyền sở hữu

Thứ hai, tội tham ô được thực hiện cho người có chức vụ, quyền hạn trong quản lý tài sản

Chủ thể của tội tham ô tài sản phải đảm bảo các dấu hiệu chung của tội phạm là: có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định Ngoài ra, người thực hiện hành vi tham ô tài sản còn có đặc điểm, đặc trưng là người có chức vụ, quyền hạn và có trách nhiệm quản lý tài sản, nếu họ không có trách nhiệm quản lý tài sản thì không thể là chủ thể của tội tham ô tài sản được Đây là điều kiện cần và đủ để một người có thể trở thành chủ thể của tội tham ô tài sản và cũng là dấu hiệu để phân biệt với một số tội phạm khác

Thứ ba, tội tham ô là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản Đây là trường hợp người phạm tội có chức vụ, quyền hạn đã làm trái với nhiệm vụ được giao như: làm không đúng, không đầy đủ, không kịp thời, trái với quy định của Nhà nước hoặc Điều lệ, Quy chế của cơ quan, tổ chức Và nếu không có chức vụ, quyền hạn thì họ khó có thể thực hiện việc chiếm đoạt tài sản Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi chiếm đoạt tài sản có thể thực hiện bằng nhiều thủ đoạn: lập chứng từ giả, sửa chữa, tẩy xóa sổ sách, giấy tờ, tài liệu Nếu hành vi chiếm đoạt tài sản do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện không liên quan gì đến chức vụ, quyền hạn của họ thì dù họ có chức vụ, quyền hạn cũng không bị coi là người phạm tội tham ô tài sản

Thứ tư, tội tham ô tài sản là loại tội cố ý (trực tiếp)

Người phạm tội tham ô tài sản thấy trước rằng hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn và hành vi chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức sẽ gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội và thấy trước hậu quả của các hành vi này nhưng vẫn mong muốn hậu quả của các hành vi này xảy ra

Thứ năm, về tính trải pháp luật hình sự của tội tham ô tài sản

Một hành vi tham ô tài sản chỉ có thể được xử lý hình sự khi hành vi đó trái pháp luật hình sự Điều này không chỉ được quy định tại Điều 8 BLHS 1999 mà tại Điều 2 BLHS 1999 đã quy định “Chỉ người nào phạm một tội tà dược BLHS quy định mới phải chịu TNHS

Cấu thành tội tham ô tài sản

Tham ô tài sản có thể được hiểu là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý.

Tội tham ô tài sản được quy định tại Điều 353 Bộ luật hình sự năm 2015 Theo đó, các yếu tố cấu thành tội tham ô tài sản như sau:

- Chủ thể: Chủ thể của tội tham ô chiếm đoạt tài sản là người có chức vụ, quyền hạn, đồng thời phải là người có trách nhiệm quản lý đối với tài sản chiếm đoạt Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ Người có trách nhiệm quản lý tài sản, tức là có trách nhiệm đối với tài sản được Nhà nước giao quản lý.

- Khách thể: Hành vi phạm tội đã xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế của Nhà nước và xâm phạm quyền sở hữu tài sản của cơ quan tổ chức nêu trên

- Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý.

+Hành vi thuộc mặt khách quan của tội tham ô tài sản được thể hiện ở hành vi của người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý.

+Lợi dụng chức vụ, quyền hạn là sử dụng chức vụ, quyền hạn được giao như một phương tiện để biến tài sản của người khác (cơ quan, tổ chức hoặc của công dân do mình trực tiếp hoặc gián tiếp quản lý) thành tài sản của mình hoặc của người khác.

+Để che giấu hành vi chiếm đoạt tài sản người phạm tội có thể sử dụng thủ đoạn khác nhau như: sửa chữa sổ sách, chứng từ, cố tình ghi chép sai, lập chứng từ giả, tạo hiện trường giả, tiêu huỷ hoá đơn, chứng từ, đốt kho,… Các thủ đoạn này có thể được thực hiện trước, trong hoặc sau khi chiếm đoạt tài sản Thủ đoạn

4 phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm mà chỉ có ý nghĩa khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội.

+Tài sản bị chiếm đoạt phải là tài sản mà người phạm tội có trách nhiệm quản lý (trực tiếp hoặc gián tiếp).

Tội tham ô tài sản là tội phạm có cấu thành vật chất Tội phạm được coi là hoàn thành kể từ thời điểm kẻ phạm tội chiếm đoạt được tài sản Thời điểm tài sản bị chiếm đoạt được xác định căn cứ vào đối tượng bị chiếm đoạt và chức năng, nhiệm vụ của người quản lý tài sản tùy từng trường hợp cụ thể: từ lúc tài sản bị đưa ra khỏi nơi cất giữ, từ lúc cất giấu tài sản ở nơi kín đáo để sau đó đưa ra ngoài, hoặc không xuất trình được chứng từ hoá đơn hợp lệ khi vận chuyển hoặc từ khi nhận được tài sản từ người khác chuyển giao trái phép,…

Trách nhiệm hình sự

Điều 353 Bộ luật Hình sự quy định 05 Khung hình phạt đối với người phạm tội như sau:

– Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Có tổ chức

Cũng tương tự như các trường hợp phạm tội có tổ chức khác, tham ô tài sản có tổ chức là trường hợp có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm này, trong đó có người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức Tuy nhiên, không phải vụ án tham ô tài sản có tổ chức nào cũng có đủ những người đồng phạm trên Phạm tội tham ô tài sản có tổ chức có những đặc điểm riêng như: Người thực hành trong vụ án tham ô tài sản có tổ chức phải là

5 người có chức vụ, quyền hạn trực tiếp thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản như: Thủ quỹ lấy tiền trong két; kế toán viết phiếu thu, chi khống, sửa chữa sổ sách hoặc xác nhận các phiếu thu, chi khống để hợp thức hoá việc chiếm đoạt tài sản. Trong những năm gần đây, tham ô tài sản có tổ chức với quy lớn thường được tổ chức rất chặt chẽ và kèm theo hành vi tham ô tài sản là hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, đưa và nhận hối lộ: vụ Nhà máy dệt Nam Định, vụ nước khoáng Kim Bôi, vụ Hà Văn Thắm (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Đại Dương - Ocean Bank), b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm

Dùng thủ đoạn xảo quyệt khi thực hiện hành vi tham ô tài sản là trường hợp người phạm tội có những mánh khoé, cách thức thâm hiểm làm cho cơ quan, tổ chức, người quản lý tài sản và những người khác khó lường trước để đề phòng như: Thủ quỹ, kế toán sửa chữa sổ sách để chiếm đoạt tài sản bằng các hoá chất rất khó phát hiện hoặc sau khi đã chiếm đoạt được tài sản người phạm tội tạo hiện trường giả như phá khoá cửa tạo vụ trộm cắp giả, giả vờ bị cướp, bị cướp giật, bị trộm cắp để che giấu hành vi tham ô tài sản của mình c) Phạm tội 02 lần trở lên

Tham ô tài sản 02 lần trở lên là trường hợp có từ 02 lần tham ô tài sản trở lên, mỗi lần tham ô tài sản đều đã cấu thành tội phạm và nay bị đưa ra xét xử cùng một lúc, không phụ thuộc vào khoảng cách thời gian từ lần phạm tội trước đến lần phạm tội sau Tuy nhiên, chỉ coi là phạm tội 02 lần trở lên nếu tất cả những lần phạm tội đó chua bị truy cứu trách nhiệm hình sự Nếu trong các lần phạm tội đó, chỉ có 01 lần phạm tội tham ô tài sản, còn các lần khác chỉ là vi phạm kỷ luật hoặc đã bị xét xử hoặc đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự: Theo điều 27, Bộ luật Hình sự năm 2015 d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng

Cũng tương tự như các trường hợp phạm tội khác, nếu tài sản bị chiếm đoạt không phải là tiền mà là tài sản thì giá trị tài sản được xác định căn cứ vào giá thị trường vào thời điểm phạm tội, vì trách nhiệm hình sự là trách nhiệm của một

6 người khi thực hiện hành vi phạm tội Trong trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng không tự mình xác định được giá trị tài sản thì phải trưng cầu giám định (định giá) đ) Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn e) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng g) Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng

Cũng tương tự như các trường hợp phạm tội khác, nếu tài sản bị chiếm đoạt không phải là tiền mà là tài sản thì giá trị tài sản được xác định căn cứ vào giá thị trường vào thời điểm phạm tội, vì trách nhiệm hình sự là trách nhiệm của một người khi thực hiện hành vi phạm tội Trong trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng không tự mình xác định được giá trị tài sản thì phải trưng cầu giám định (định giá) b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội

Tham ô tài sản gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội là trường hợp hành vi tham ô tài sản gây phẫn nộ, bất bình trong nhân dân, dẫn đến gây rối, biểu tình; bị các thế lực thù địch lợi dụng tiến hành hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế-xã hội, chính sách đoàn kết, tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá rối an ninh,

7 d) Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên

Cũng tương tự như các trường hợp phạm tội khác, nếu tài sản bị chiếm đoạt không phải là tiền mà là tài sản thì giá trị tài sản được xác định căn cứ vào giá thị trường vào thời điểm phạm tội, vì trách nhiệm hình sự là trách nhiệm của một người khi thực hiện hành vi phạm tội Trong trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng không tự mình xác định được giá trị tài sản thì phải trưng cầu giám định (định giá) b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên

Nếu người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự năm 2015, không có tình tiết tăng nặng, thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật (từ 15 năm tù đến dưới 20 năm tù) Nếu người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật (dưới 15 năm tù).Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015, không có tình tiết giảm nhẹ thì có thể bị phạt đến tử hình

– Khung hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản

THỰC TRẠNG THAM Ô TÀI SẢN TẠI VIỆT NAM

Thực trạng

Vấn đề tham ô tài sản ở Việt Nam ta luôn là một trong những vấn đề luôn được quan tâm, hằng năm có rất nhiều vụ án lớn nhỏ liên quan đến tham ô tài sản xảy ra, nhiều vụ đại án về kinh tế, tham nhũng được phát hiện, điều tra và đưa ra xét xử, hàng loạt các cán bộ chủ chốt, nguyên lãnh đạo cấp cao vi phạm bị xử lý hình sự với những bản án nghiêm khắc Bên dưới đây, chính là phần nội dung thực trạng về vấn đề tham ô tài sản ở nước ta trong những năm vừa qua

Tham nhũng là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ “Mỗi khi người dân, doanh nghiệp đi xin giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, đất, đi khám bệnh, xin cho con đi học, hoặc chuyển trường, xin vốn đầu tư, dự án xây dựng… đều phải có “lót tay”, “bôi trơn” thì mọi việc mới nhanh chóng.” Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gọi dạng tham nhũng này là “tham nhũng vặt”, gây bức xúc, khó chịu cho mọi người và toàn xã hội Nhiều vụ tham nhũng lớn, có tổ chức, nhiều người tham gia, có sự cấu kết của nhiều doanh nghiệp và cán bộ nhà nước thoái hóa, biến chất như: Vụ án Epco - Minh Phụng từ những năm 80 của thế kỷ trước, với 77 bị can và 2 án tử hình; vụ án tại Tập đoàn Vinashin, với Phạm Thanh Bình cùng 8 đồng phạm; vụ án tham ô và cố ý làm trái tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc bị tử hình,

8 bị can khác chịu hình phạt từ 4 đến 22 năm tù Không phải đến bây giờ mới có tham nhũng Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, vụ án của Trần Dụ Châu, nguyên Giám đốc Nha Quân nhu - Bộ Quốc phòng bị xử ngày 5-9-1950 tại thị xã Thái Nguyên, can tội “biển thủ công quỹ, nhận hối lộ, phá hoại công cuộc kháng chiến”, bị tuyên án tử hình, tịch thu 3/4 tài sản, tịch thu tang vật hối lộ Đặc biệt là từ năm 2016, sau Đại hội XII của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng (PCTN) Trung ương đã phát động một chiến dịch PCTN rộng rãi, toàn diện, quyết liệt với phương châm: “Bất kể người đó là ai, ở cương vị nào, không có vùng cấm, không có ngoại

9 lệ trong đấu tranh và xử lý tham nhũng” Từ đó công tác PCTN đã đạt được những kết quả rất tích cực, nhiều vụ án tham nhũng từ Trung ương đến địa phương đều được xét xử nghiêm minh, kể cả các Ủy viên BCH Trung ương và Ủy viên Bộ Chính trị Kết quả là:“Trong 5 năm, toàn Đảng đã xử lý kỷ luật gần 1.400 tổ chức đảng và hơn 74.000 đảng viên ở các cấp Trong số bị kỷ luật, có 82 tỉnh ủy viên và tương đương; hơn 1.500 huyện ủy viên và tương đương; gần 3.000 đảng viên bị kỷ luật bằng hình thức cách chức; hơn 8.700 bị khai trừ ra khỏi Đảng và hơn 4.300 cán bộ, đảng viên phải xử lý bằng pháp luật Thiếu tướng Nguyễn Văn Tín, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân cho biết: Từ năm 2013 đến 2020, cả nước đã có hơn 1.900 vụ án tham nhũng bị điều tra, xét xử; 131.000 đảng viên, trong đó có hơn 110 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý (có 27 Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, 4 Ủy viên Bộ Chính trị, 30 sĩ quan cấp tướng thuộc lực lượng vũ trang) đã bị xử lý kỷ luật Riêng 6 tháng đầu năm 2021, liên quan đến tham nhũng đã có 266 vụ/646 bị can bị khởi tố, 250 vụ với 643 bị can bị truy tố Ban Chỉ đạo PCTN Trung ương đã kiểm tra xử lý kỷ luật 12 tổ chức đảng và 20 đảng viên thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý (trong đó có 3 ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương, 2 thứ trưởng, 1 nguyên chủ tịch tỉnh, 1 nguyên phó bí thư tỉnh ủy, 13 sỹ quan cấp tướng trong lượng vũ trang) Gần đây nhất Bộ Công an đã khởi tố vụ đẩy giá kít xét nghiệm Covid-19 của Công ty Cổ phần Việt Á, liên quan đến nhiều quan chức, nhiều bộ, ngành như lãnh đạo Bộ Khoa học và công nghệ, Bộ Y tế, Học viện Quân y và cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) của nhiều tỉnh, thành trong cả nước Hai Ủy viên BCH Trung ương đã bị khai trừ ra khỏi Đảng, bị bắt tạm giam để điều tra Ngay trong ngành Lương y như từ mẫu có vụ án tại Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Tim Hà Nội, lãnh đạo bệnh viện đã câu kết với công ty tư nhân để nâng giá thiết bị y tế hưởng lợi bất chính

Năm 2021, đây là năm Nhà nước ta quyết liệt thực hiện công tác chống tham nhũng, dưới sự sát sao của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đã nhanh

10 chóng hoàn tất quá trình điều tra, truy tố để đưa ra xét xử, đem lại lòng tin cho nhân dân cả nước Năm 2021 gồm nhiều vụ đại án sau:

Nguyên Bộ trưởng Công thương lĩnh án 11 năm tù vì vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; vi phạm các quy định về quản lý đất đai Đây là vụ án xảy ra tại Bộ Công Thương và Tổng Công ty Bia- Rượu-Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) liên quan đến dự án 2-4-6 Hai Bà Trưng, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh Sabeco được giao khu đất tại số 2-4-6 Hai Bà Trưng (diện tích 6.080m2) dùng sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và nộp tiền thuê đất hằng năm Thua lỗ hơn 500 tỷ đồng tại Dự án Ethanol Phú Thọ: Bị cáo trong vụ án Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại dự án Nhà máy nhiên liệu sinh học Phú Thọ (Ethanol Phú Thọ), khiến dự án bị dừng thi công giữa chừng dù chưa có bất cứ hạng mục nào hoàn thành, gây thiệt hại hơn 534 tỷ đồng cho Công ty cổ phần Hoá dầu và Nhiên liệu sinh học dầu khí (PVB)

Thật thoát hơn 830 tỷ đồng tại dự án Gang Thép: Đây là một trong những vụ đại án kinh tế có số tiền thiệt hại lớn, năm 2021, 19 bị cáo trong vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”,

“Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, xảy ra tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO) đã được đưa ra xét xử nghiêm minh Trong năm 2021, hàng loạt các vụ án vi phạm về đấu thầu trong lĩnh vực y tế đã được phát hiện điều tra truy tố như vụ việc xảy ra ở Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Tim Hà Nội Đặc biệt là vụ việc bắt giam Thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng Chưa dừng lại ở đó, những ngày cuối năm 2021, dư luận xã hội tiếp tục xôn xao khi Cơ quan điều tra của Bộ Công an tiếp tục phanh phui vụ án “thổi giá” Kit xét nghiệm Covid-19 1

Phân tích vụ án tham ô tài sản trên thực tế

Như chúng ta đã biết, tham ô tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức, hoặc công dân của người có chức vụ, quyền hạn thành tài sản riêng

1 Lê Tú, “Nhìn lại những đại án của năm 2021”,2021, NXB Thời sự VOV, https://special.nhandan.vn/daian2021/index.html

11 của mình Vậy cụ thể khái niệm này được hiểu như thế nào, như thế nào mới gọi là phạm tội tham ô tài sản, chúng ta sẽ cùng phân tích một vụ án tham ô tài sản trên thực tế, để kết luận như thế nào là phạm tội chiếm đoạt tài sản, bên cạnh đó cũng biết được nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng cũng như là ảnh hưởng của nó đối với đời sống, kinh tế Đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu về vụ án của Trần Đình

A, về tội tham ô tài sản theo quy định tại Điều 353 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm

Thứ nhất, về chủ thể của tội phạm: Căn cứ quy định tại Điều 353 BLHS năm 2015, có thể thấy, chủ thể của tội phạm tham ô tài sản là chủ thể đặc biệt, cụ thể phải là người có chức vụ, quyền hạn và có trách nhiệm quản lý tài sản Khoản

2 Điều 352 BLHS năm 2015 quy định: “Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ” Người do bổ nhiệm, do bầu cử được xác định là cán bộ, công chức được quy định tại Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 Ngoài những cán bộ, công chức ra thì người có chức vụ còn là những người do hợp đồng hoặc do một hình thức khác Những người này tuy không phải là cán bộ, công chức, họ chỉ được các cơ quan trong và ngoài khu vực nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ký hợp đồng làm một công việc nhất định thường xuyên hay theo thời vụ hoặc trong một khoảng thời gian nhất định Những người này cũng được coi là người có chức vụ, quyền hạn Về trách nhiệm quản lý tài sản, trách nhiệm này có được do có chức vụ hoặc do đảm nhiệm những chức trách công tác nhất định, trách nhiệm quản lý tài sản cần được phân biệt rõ ràng với trách nhiệm bảo vệ đơn thuần của người làm công việc bảo vệ tại các cơ quan, tổ chức.Trong vụ việc này, Trần Đình A ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với Tổng Công ty Bưu chính viễn thông B Trần Đình A có chức danh là nhân viên bán hàng điểm bán và được phân công làm việc tại Chi nhánh Bưu chính huyện X A thông qua hợp đồng đã được Tổng Công ty Bưu chính viễn thông B giao cho nhiệm vụ và quyền hạn trong việc phát triển, chăm sóc điểm bán, bán sim, thẻ cào điện thoại và chuyển tiền bankplus cho các điểm bán trong

12 khu vực quản lý Khi nhận được tiền bán hàng A có trách nhiệm quản lý số tiền trên và chậm nhất đến 10 giờ sáng ngày hôm sau A phải nộp lại số tiền trên vào tài khoản của công ty A được đảm nhiệm công việc có tính độc lập đó là công việc tạo ra cho người được giao mối quan hệ cũng như trách nhiệm với khối lượng tài sản nhất định trong khoảng thời gian nhất định Dựa theo dữ liệu của vụ việc và sự phân tích trên, có thể xác định Trần Đình A thỏa mãn dấu hiệu chủ thể đặc biệt của tội tham ô tài sản

Thứ hai, về khách thể của tội phạm: Khách thể của tội phạm tham ô tài sản là những quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động bình thường, đúng đắn của các cơ quan, tổ chức trong nhà nước và của cả các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước; do người có chức vụ, quyền hạn làm trái các nguyên tắc, chính sách, chức trách, chế độ quản lý tài sản thuộc lĩnh vực công tác mà mình phụ trách và qua đó chiếm đoạt tài sản Tài sản này bao gồm tài sản của nhà nước giao cho các cơ quan, tổ chức trong nhà nước hoặc là tài sản của các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước.Hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức là những hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ do pháp luật hoặc điều lệ quy định, những hoạt động này nhằm thực hiện chức năng và mục đích đã đề ra Ví dụ, theo quy định của pháp luật thì cán bộ, công chức không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi, nhưng trong cơ quan nào đó có cán bộ đã tham ô tài sản, nhận hối lộ, là đã xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức đó Trong vụ việc này, A đã lợi dụng quyền hạn trong việc quản lý tài sản (tiền bán sim, thẻ cào điện thoại) nhằm chiếm đoạt tài sản của Tổng Công ty Bưu chính viễn thông B, tức là đã xâm phạm đến hoat động đúng đắn của Tổng Công ty Bưu chính viễn thông B

Thứ ba, về mặt khách quan của tội phạm: Hành vi khách quan trong tội tham ô tài sản là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn được hiểu là việc sử dụng quyền năng về chức vụ, quyền hạn để làm không đúng, làm sai chức trách, làm trái các nguyên tắc, chính sách, chế độ, thể lệ quản lý tài sản thuộc lĩnh vực công tác do mình phụ trách, quản lý để chiếm đoạt tài sản Làm không đúng, không làm sai điều nói trên có thể là trong giới hạn được phép nhưng có liên quan

13 đến cương vị công tác hoặc cũng có thể dùng uy quyền, chức vụ để tác động đến cấp dưới hoặc người khác Còn chiếm đoạt tài sản là hành vi dịch chuyển bất hợp pháp tài sản chung của cơ quan, tổ chức thành tài sản cá nhân Hành vi chiếm đoạt tài sản thể hiện mục đích tư lợi, đây là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm tham ô tài sản Tội phạm được coi là hoàn thành kể từ thời điểm người phạm tội chiếm đoạt được tài sản.Trong vụ việc này, A được Tổng Công ty cung cấp 01 user và được sử dụng vào mục đích bán hàng hóa cho các điểm bán và chuyển tiền dịch vụ cho các điểm bán Trong khoảng tháng 03/2022, Trần Đình A nhiều lần chuyển tiền dịch vụ cho các điểm bán trên địa bàn huyện X, tuy nhiên sau khi thu tiền các đại lý bán hàng về, A đã không nạp vào tài khoản chuyên thu của Tổng công ty mà tiêu xài cá nhân Tính đến 16/3/2022, A đã chiếm đoạt số tiền của Tổng công ty bưu chính viễn thông B với số tiền 100 triệu đồng A đã lợi dụng quyền hạn được giao quản lý tài sản mà không làm đúng chức trách, nhiệm vụ mà Tổng Công ty Bưu chính viễn thông B giao nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản

Thứ tư, về mặt chủ quan của tội phạm: Đối tượng phạm tội tham ô tài sản thực hiện tội phạm với lỗi cố ý trực tiếp, tức là người phạm tội nhận thức rõ được việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nhà nước mà mình có trách nhiệm quản lý là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái quy định về quản lý tài sản, làm mất đi sự đúng đắn trong quản lý tài sản của cơ quan, tổ chức; thấy trước được sự thiệt hại về tài sản và những hậu quả khác nhưng vẫn thực hiện và mong muốn hậu quả xảy ra với mục đích chiếm đoạt được tài sản Về lý trí, A nhận thức rõ hành vi chiếm đoạt số tiền dịch vụ của Tổng Công ty Bưu chính viễn thông B sẽ gây thiệt hại về tài sản cho Tổng công ty, thấy trước được hậu quả của hành vi chiếm đoạt Về ý chí,

A mong muốn hậu quả phát sinh, mong chiếm được số tiền dịch vụ nhằm mục đích tiêu xài cá nhân Mặc dù vụ việc không nêu rõ Tổng Công ty Bưu chính viễn thông B là cơ quan tổ chức của nhà nước hay ngoài khu vực nhà nước, nhưng dù Tổng Công ty Bưu chính viễn thông B là cơ quan tổ chức của nhà nước hay ngoài khu vực của nhà nước thì hành vi của A vẫn đủ yếu tố cấu thành tội phạm tham ô

14 tài sản bởi điểm mới về tội phạm tham nhũng theo quy định của BLHS năm 2015 là mở rộng phạm vi chủ thể của tội phạm tham nhũng (trong đó có tội phạm tham ô tài sản) ra khu vực tư (khu vực ngoài nhà nước) Cụ thể là mở rộng chủ thể thực hiện tội phạm không chỉ là người có chức vụ trong khi thực hiện “công vụ” (đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống các cơ quan nhà nước), mà còn là người có chức vụ trong khi thực hiện “nhiệm vụ” tại các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước Và khoản 6 Điều 353 BLHS năm 2015 cũng quy định rõ: “Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này” Trên cơ sở những phân tích nêu trên, có thể thấy, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Trần Đình A về tội danh “Tham ô tài sản” theo quy định tại Điều 353 BLHS năm 2015 là hoàn toàn phù hợp trên cả phương diện lý luận và thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm Các tác giả Nguyễn Mạnh Cường (Tòa án quân sự Quân khu 7); Đinh Thị Thuỳ (Toà án nhân dân huyện Chư Pưh, Gia Lai); Võ Minh Tuấn (Tòa án quân sự Khu vực 1 Quân khu 5); Nguyễn Thanh Huyền (Tòa án quân sự khu vực Quân khu 7); Dương Văn Hưng (Tòa án quân sự Quân chủng Hải quân); Đoàn Phước Hòa (Tòa án quân sự khu vực Quân khu 7) có cùng quan điểm cho rằng Trần Đình A phạm tội Tham ô tài sản 2

Vụ án thứ hai: Nguyên Bộ trưởng Công thương lĩnh án 11 năm tù vì vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; vi phạm các quy định về quản lý đất đai Đây là vụ án xảy ra tại Bộ Công Thương và Tổng Công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) liên quan đến dự án 2-4-6 Hai Bà Trưng, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh Sabeco được giao khu đất tại số 2-4-6 Hai Bà Trưng (diện tích 6.080m2) dùng sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và nộp tiền thuê đất hằng năm Nhưng nguyên Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng cùng các đồng phạm đã có ý kiến chỉ đạo về việc Sabeco góp vốn bằng quyền sử dụng khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng và tiền của Sabeco để thành lập liên doanh Sabeco Pearl đầu tư thực hiện dự án "Xây dựng khách sạn sáu sao,

2 Ths.Lại Sơn Tùng, “Trần Đình A phạm tội tham ô tài sản”,20-04-2022, TAND tỉnh Gia Lai xét xử vụ án hình sự https://tapchitoaan.vn/tran-dinh-a-pham-toi-tham-o-tai-san6206.html

15 trung tâm thương mại, trung tâm hội nghị, hội thảo và văn phòng cho thuê" tại khu đất trên Sau khi Sabeco thực hiện xong các thủ tục pháp lý đầu tư, trong đó có việc bổ sung chức năng officetel (mô hình kết hợp văn phòng cho thuê với khách sạn) và căn hộ ở cho dự án, Bộ Công thương chỉ đạo công ty này thoái toàn bộ vốn góp Các hành vi trên dẫn tới hậu quả quyền quản lý, sử dụng khu đất 2- 4-6 Hai Bà Trưng bị chuyển từ doanh nghiệp nhà nước sang tư nhân trái pháp luật, gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng của nhà nước.35 bị cáo lĩnh án tù vì làm đường cáo tốc kém chất lượng: là một vụ án vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại dự án đường cao tốc Đà Nẵng- Quãng Ngãi (dự án đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi do VEC làm chủ đầu tư có tổng chiều dài toàn tuyến hơn 139 km Giai đoạn 1 của dự án dài 65 km, từ thành phố Đà Nẵng đến thành phố Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam)) Đầu tháng 12/2021, 35 bị cáo đã bị tuyên án bởi Toà án nhân nhân thành phố Hà Nội, cụ thể: Nguyễn Mạnh Hùng, nguyên Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) 7 năm tù; Lê Quang Hào, nguyên Phó Tổng Giám đốc VEC 6 năm tù; Hoàng Việt Hưng (Nguyên Giám đốc Ban quản lý dự án đường cao tốc) 8 năm 6 tháng tù cùng về tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng 32 bị cáo khác trong vụ án chịu mức án từ 24 tháng tù treo đến 5 năm 6 tháng tù giam cùng về tội danh nêu trên Về trách nhiệm dân sự, toà buộc các nhà thầu thi công liên đới bồi thường 811 tỷ đồng cho VEC Hai bị cáo Nguyễn Mạnh Hùng và Lê Quang Hào được phân công phụ trách dự án nhưng không thực hiện đúng nhiệm vụ được giáo đồng thời còn xảy ra nhiều sai phạm nghiệm trọng trong quá trình nghiệm thu cơ sở, gây thiệt hại một số tiền lớn còn nhà thầu và đơn vị tư vấn giám sát đã không đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật của dự án nên phải chịu trách nhiệm liên đới Do vậy, chỉ trong năm đầu tiên khai thác sử dụng, đoạn đường thuộc gia đoạn 1 xuất hiện 380 điểm hư hỏng trên mặt đường bê-tông nhựa, ảnh hưởng nghiệm trọng đến việc vận hành khai thác, an toàn khi tham gia giao thông và gây bức xúc dư luận 3

3 Lê Tú, “Nhìn lại những đại án của năm 2021”,2021, NXB Thời sự VOV https://special.nhandan.vn/daian2021/index.html

Vụ án thứ ba: Thua lỗ hơn 500 tỷ đồng tại Dự án Ethanol Phú Thọ, bị cáo trong vụ án Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại dự án Nhà máy nhiên liệu sinh học Phú Thọ (Ethanol Phú Thọ), khiến dự án bị dừng thi công giữa chừng dù chưa có bất cứ hạng mục nào hoàn thành, gây thiệt hại hơn 534 tỷ đồng cho Công ty cổ phần Hoá dầu và Nhiên liệu sinh học dầu khí (PVB) Bị cáo Đinh La Thăng với vai trò là người đứng đầu PVN, Trưởng Ban Chỉ đạo dự án nhiên liệu sinh học bị phạt 30 năm tù do biết rõ PVC không đủ năng lực, kinh nghiệm, thậm chí tình hình tài chính đang thua lỗ nhưng vẫn dùng ảnh hưởng của bản thân chỉ định thầu cho công ty này, bị cáo còn chủ chì các cuộc họp, chỉ đạo, gây sức ép lên các bị cáo khác hoàn tất hồ sơ chỉ định thầu cho liên danh của PVC Đối với bị cáo Trịnh Xuân Thanh với vai trò đứng đầu PVC bị tuyên án 10 năm tù về tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng và 8 năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ, tổng hợp các bản án trước đó, hình phạt chung của bị cáo Trịnh Xuân Thanh là tù chung thân, do bị cáo biết rõ liên danh của công ty mình không đủ năng lực nhưng vẫn tiếp tục nhận sự chỉ đạo của bị cáo Thăng dẫn tới những sai phạm nghiêm trọng 4

Kiến nghị giải pháp

Thời gian qua, tình hình tội phạm tham ô, tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, không những vậy còn có xu hướng tăng về quy mô, tính chất mức độ nghiêm trọng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế, tài sản nước nhà và nhân dân, làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào Đảng Có thể khẳng định, phòng chống tham nhũng là một lĩnh vực công tác luôn thu hút được sự quan tâm đặc biệt của xã hội, thể hiện sự tin tưởng của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng Thời gian qua, công tác phòng chống tham nhũng trên phạm vi cả nước đạt được những kết quả khá tích cực, để lại dấu ấn tốt, lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống xã hội như lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng khẳng định: "Công tác phòng chống tham nhũng lãng phí, tiêu cực đã trở thành phong trào, xu thế, được nhân dân đồng tình, đánh giá cao" Để công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng hiệu quả, các cấp ủy, tổ chức Đảng, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương của tỉnh cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, mạnh mẽ, đồng bộ với quyết tâm cao, trong đó tập trung vào các nội dung cơ bản:

Một là, cần chú trọng công tác tuyên truyền về phòng chống tham nhũng gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện

"tự diễn biến", "tự chuyển hóa" Gắn công tác phòng chống tham nhũng với thực

6 Hoàng Kỳ Anh ,Viện KSND huyện Hữu Lũng, “Xét xử vụ án tham ô tại huyện Hữu Lũng”, 21-10-2021, Tổng biên tập https://huulung.langson.gov.vn/xet-xu-vu-tham-o-tai-san-tai-huyen-huu-lung

20 hành tiết kiệm, chống lãng phí, gắn phòng chống tham nhũng với xây dựng và chỉnh đốn Đảng; chấn chỉnh, đấu tranh, loại bỏ tư tưởng lo ngại việc đẩy mạnh phòng chống tham nhũng của một số cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp

Hai là, xây dựng và ban hành bộ quy tắc ứng xử của cán bộ, đảng viên trong công việc và trách nhiệm giải trình trước cơ quan có trách nhiệm về những vấn đề liên quan theo quyền hạn, chức trách, nhiệm vụ được giao Có cơ chế phù hợp khen thưởng, bảo vệ người tố cáo tham nhũng, lãng phí đúng Tạo điều kiện, cơ chế đãi ngộ xứng đáng cho đội ngũ chuyên trách làm công tác phòng chống tham nhũng Nâng cao mức sống cho đội ngũ cán bộ, công chức thực thi chức trách, nhiệm vụ được giao, từ đó chấp hành tốt "bốn không"(không muốn tham nhũng, không thể tham nhũng, không dám tham nhũng và không cần tham nhũng) trong phòng chống tham nhũng

Ba là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát kỷ luật Đảng; quản lý chặt chẽ cán bộ, đảng viên, công chức; siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và bộ máy Nhà nước Nhiệm vụ này phải được tiến hành thường xuyên, toàn diện, công khai, dân chủ, thận trọng, chặt chẽ Kiểm tra toàn diện công tác cán bộ, chú trọng kiểm tra, giám sát cán bộ có biểu hiện tham nhũng, dư luận xã hội phản ánh, tố cáo; cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp Đặc biệt, cần phát huy hiệu quả hơn nữa vai trò của Nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên và báo chí trong đấu tranh phòng chống tham nhũng

Bốn là, thực hiện cải cách hành chính quyết liệt hơn, chú trọng rà soát, đơn giản hóa, công khai thủ tục hành chính, mở rộng các lĩnh vực cung cấp dịch vụ công trực tuyến; công khai, minh bạch, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận thông tin và giám sát việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng kế hoạch và thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác hàng năm, điều chuyển vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ, mức độ hài lòng của người dân không cao, uy tín giảm sút Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền

21 hạn và phòng chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước theo đúng quy định của Luật phòng chống tham nhũng năm 2018

Năm là, đưa nội dung phòng chống tham nhũng và kiểm tra, rà soát các cuộc thanh tra kinh tế - xã hội, việc thực hiện các kiến nghị của cơ quan Thanh tra, Kiểm toán Nhà nước vào chương trình kiểm tra, giám sát hàng năm của cấp ủy Trong đó, đặc biệt tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra các lĩnh vực quản lý, cho thuê đất công, mua bán, chuyển nhượng tài sản công, quản lý trật tự xây dựng, xây dựng cơ bản, quản lý, sử dụng tài chính, công tác tổ chức, cán bộ Chú trọng kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực trong công tác tổ chức, cán bộ; kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên có biểu hiện tham nhũng, nhiều đơn thư phản ánh, tố cáo tham nhũng; cán bộ có dấu hiệu suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ; kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ người tố cáo; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên sai phạm, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và bộ máy Nhà nước

Sáu là, phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ án liên quan đến tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm Tập trung lực lượng, phối hợp chặt chẽ để giải quyết các vụ việc phát sinh mới với nguyên tắc: "Tích cực, khẩn trương, làm rõ đến đâu xử lý đến đó", "Không có vùng cấm", "Không có ngoại lệ" Kiên quyết xử lý nghiêm những người bao che, dung túng, tiếp tay cho tham nhũng, can thiệp, cản trở việc xử lý hành vi tham nhũng Ngăn chặn, xử lý có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, nhất là "tham nhũng vặt" trong giải quyết công việc

Bảy là, các cơ quan chức năng tập trung nâng cao chất lượng công tác tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; chấp hành nghiêm quy định của pháp luật trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, bảo đảm các hành vi phạm tội phải được phát hiện, xử lý kịp thời Phối hợp chặt chẽ trong giải quyết các vụ việc, vụ án kinh tế, tham nhũng; nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ việc, vụ án kinh tế, tham nhũng Chú trọng công tác điều tra, mở rộng án, thu hồi tài sản, không để các đối

22 tượng đối phó, tiêu hủy tài liệu, bỏ trốn, tẩu tán tài sản; không để xảy ra oan, sai, bỏ lọt tội phạm

Tám là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về công vụ, công chức, nhất là việc thực thi công vụ, những vị trí trực tiếp giải quyết yêu cầu của công dân, tổ chức, doanh nghiệp Đồng thời, công bố công khai các kết luận và kết quả kiểm tra, thanh tra có liên quan đến tham nhũng, lãng phí, tiêu cực của cán bộ, công chức Cụ thể hóa và tăng cường kiểm tra nhằm đảm bảo thực hiện nghiêm các quy định của Luật phòng chống tham nhũng về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở và trong các lĩnh vực, nhất là việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội Xử lý nghiêm đối với cán bộ, công chức có hành vi tham nhũng, tiêu cực, sai phạm về chuyên môn

Bên cạnh đó, cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa Thanh tra, Kiểm toán với

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát trong phát hiện, điều tra, xử lý các vụ án tham nhũng, đặc biệt là các tội tham ô tài sản, nhận hối lộ Hiện nay, hoạt động chống tham nhũng của các cơ quan tư pháp, thanh tra, kiểm toán còn thiếu sự phối hợp thống nhất Thậm chí, giữa một số ngành như Công an, Kiểm sát, Thanh tra, Kiểm toán còn có sự chống chéo lẫn nhau, làm giảm đáng kể hiệu quả công tác chống tham nhũng Trong khi các quy định của pháp luật chưa thật sự đồng bộ, chặt chẽ thì sự phối hợp giữa các cơ quan này là hết sức cần thiết Ban hành các văn bản pháp luật, trong đó phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan, đồng thời có cơ chế thống nhất giữa các cơ quan trong việc điều tra, xử lý những vụ việc tham nhũng.Đẩy mạnh hoạt động phối hợp đấu tranh chống tham nhũng trên thực tế, tạo một cơ chế phối hợp thống nhất, đảm bảo hoạt động phối hợp đồng bộ, liên tục và thường xuyên ở tất cả các khâu của công tác đấu tranh chống tham nhũng, cụ thể:Chỉ đạo tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan trong việc trao đổi cung cấp thông tin để chủ động đánh giá thực trạng, dự báo tình hình tội phạm về tham nhũng để tổ chức điều tra, xác minh làm rõ.Phối hợp nghiên cứu tài liệu hồ sơ vụ án ngay từ giai đoạn ban đầu, thống nhất nội dung cần điều tra, tránh trả hồ sơ để điều tra bổ sung, phục vụ tốt công tác xét xử Sự phối hợp vừa

23 phải trên cơ sở hợp tác, bổ trợ cho nhau, vừa phải bảo đảm tính độc lập theo chức năng được phân công và yêu cầu kiểm soát lẫn nhau

Thường xuyên tổng hợp vướng mắc để đánh giá tình hình, giải quyết kịp thời những vấn đề cấp bách, vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.Xác định đầu mối, giao ban, thành lập Tổ công tác liên ngành và đặc biệt là cung cấp, trao đổi thông tin, tài liệu về tiến độ, kết quả điều tra, truy tố, xét xử các vụ án Đồng thời, xác định những vấn đề trọng tâm, làm rõ, cụ thể hóa một số nhiệm vụ trong nội dung phối hợp để bảo đảm sự phối hợp nhịp nhàng, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao của các cơ quan Ngoài ra, việc theo dõi, đôn đốc thực hiện kết luận, kiến nghị sau thanh tra, kiểm toán cũng như sau điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng cũng cần được tăng cường vì đây là một khâu thực hiện yếu trong thời gian qua

Không những vậy, chúng ta cần Hợp tác quốc tế trong đấu tranh, xử lý các vụ án tham nhũng, tham ô, hối lộ có yếu tố nước ngoài (nguồn vốn từ nước ngoài và người nước ngoài cùng phạm tội) Trong điều kiện đất nước hội nhập quốc tếngày càng sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, trong đó có đấu tranh phòng, chống tham nhũng, để đấu tranh phòng, chống tội phạm có tính quốc tế đạt hiệu quả cao thì nhu cầu hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này trở thành vấn đề mang tính tất yếu, phù hợp với xu thế chung của thời đại Hợp tác quốc tế, giúp các cơ quan tiến hành tố tụng có thể phát hiện tội phạm về tham nhũng qua các kênh thông tin của các cơ quan, tổ chức chống tội phạm quốc tế, nhờ đó có thể nhanh chóng khám phá các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia Hợp tác quốc tế cũng tạo ra cơ chế hợp tác trong việc phát hiện, điều tra, xét xử các vụ án tham nhũng mang tính quốc tế, giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng của nước ta tiết kiệm được kinh phí chi cho hoạt động tố tụng mà còn tạo điều kiện để mở rộng điều tra các vụ án tham nhũng phức tạp nhằm xử lý triệt để đối với loại tội phạm này Đồng thời tạo ra cơ hội cho các cơ quan tư pháp của Việt Nam hoà nhập, học hỏi kinh nghiệm của các nước khác về công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình Do vậy, trong thời gian tới, để hợp tác quốc tế

KẾT LUẬN

Trong Bộ Luật Hình Sự năm 1999, tội tham ô tài sản là tội danh được ghi nhận ngay ở vị trí đầu tiên trong Chương các tội phạm về chức vụ, cùng với thực tiễn thời gian qua tội phạm tham ô được phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong các tội phạm tham nhũng đã chứng tỏ mức độ nghiêm trọng của loại tội phạm này

Trên cơ sở đánh giá thực trạng áp dụng theo pháp luật và phân tích ra những tồn tại, vướng mắc trong quá trình áp dụng quy định về tội tham ô trong điều tra, truy tố, xét xử giai đoạn 2002-2007, đề tài đã nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về tội tham ô tài sản trong Bộ Luật Hình Sự và pháp luật về quản lý tài sản Nhà nước trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp:

Thứ nhất, kiến nghị sửa đổi cấu trúc của điều luật 278 BLHS;

Thứ hai, kiến nghị ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng Điều 278 Chương XXI Bộ luật hình sự năm 1999

Thứ ba, kiến nghị nâng cao hiệu quả quy định của pháp luật về quản lý tài sản nhà nước trong phạm vi cổ phần hóa doanh nghiệp

Những kết quả của luận văn đã thể hiện sự nỗ lực của bản thân cũng như sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè, đồng nghiệp Tuy nhiên, do điều kiện nghiên cứu và khả năng của bản thân có hạn, chắc chắn luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, tác giả luận văn rất mong được sự tiếp tục chỉ dẫn của các thầy cô, của bạn bè để luận văn có nội dung hoàn thiện hơn

Ngày đăng: 15/04/2024, 21:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w