Hiện nay nước ta đang trên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩacho nên việc tìm hiểu các hình thái ý thức xã hội, tồn tại xã hội là rất cầnthiết.Ngoài ra nước ta đang phát triển một nền k
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
ĐỀ BÀI Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội? Từ mối quan hệ này liên hệ tới quan niệm của xã hội về người phụ nữ trong xã
hội trước đây và hiện nay?
Mã đề: 394
Sinh viên : Phùng Xuân Sơn
Mã sinh viên : 22011180
Số báo danh : 2105
Lớp : Triết học Mác-Lênin-1-2-22 (N17) Giáo viên giảng dạy : TS Đỗ Khánh Chi
Hà Nội, ngày 09 tháng 06 năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI 2
1.1 Lý luận về tồn tại xã hội và ý thức xã hội 2
1.1.1 Khái niệm, kết cấu của tồn tại xã hội 2
1.1.2 Khái niệm, kết cấu và tính giai cấp của ý thức xã hội 2
1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội 4
1.2.1 Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội 4
1.2.2 Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội 4
1.2.3 Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội 5
1.2.4 Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội 5
1.3 Ý nghĩa phương pháp luận 6
CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ VỚI QUAN NIỆM CỦA XÃ HỘI VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG XÃ HỘI TRƯỚC ĐÂY VÀ HIỆN NAY 7
2.1 Quan niệm của xã hội về người phụ nữ trong xã hội trước đây và hiện nay 7 2.1.1 Trong xã hội trước đây 7
2.1.2 Trong xã hội hiện nay 7
2.2 Một số ưu điểm và hạn chế trong quan niệm của xã hội về người phụ nữ trong xã hội hiện nay 8
2.2.1 Ưu điểm 8
2.2.2 Hạn chế 9
2.3 Một số biện pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế trong quan niệm của xã hội về người phụ nữ trong xã hội hiện nay 9
KẾT LUẬN 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
Trang 3MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, ý thức là một trong hai phạm trù cơ bản của triết học Nó là hình thức cao phản ánh thực tại khách quan, hình thức mà riêng con người mới có Tác động của ý thức xã hội đối với con người là vô cùng to lớn Nền kinh tế nước ta đi từ một điểm xuất phát thấp, chúng ta phải làm gì
để tránh nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới? Câu hỏi này đặt cho mỗi chúng ta một vấn đề đó là sự lựa chọn bước đi và trật tự
ưu tiên để phát triển kinh tế, như vậy chúng ta cần có tri thức vì tri thức là khoa học Hiện nay nước ta đang trên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa cho nên việc tìm hiểu các hình thái ý thức xã hội, tồn tại xã hội là rất cần thiết
Ngoài ra nước ta đang phát triển một nền kinh tế thị trường, đất nước
mở cửa hội nhập, nhưng đó cũng là một phần lý do dẫn đến sự thay đổi trong quan niệm của xã hội về người phụ nữ trong xã hội trước đây và hiện nay Trong suốt thời kì phong kiến, quan niệm “trọng nam khinh nữ” đã ăn sâu vào tiềm thức tất cả người dân Việt Nam ta Tuy nhiên, người phụ nữ hiện nay đã không còn phải bắt buộc học thuộc tam tòng tứ đức nữa mà thay vào đó thì họ hoàn toàn có quyền đi bước nữa để tìm cho mình một bến đỗ hạnh phúc mới
Và khi vị thế của người phụ nữ càng ngày càng được coi trọng thì nhiều người mải mê chạy theo sở thích riêng của bản thân mà dần đánh mất đi nhiều
vẻ đẹp truyền thống vốn có của người phụ nữ Bản thân em nhận thấy, việc học tập lý luận về mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
để từ đó có thể liên hệ tới quan niệm của xã hội về người phụ nữ trong xã hội trước đây và hiện nay là một điều hết sức quan trọng Do đó, em xin chọn đề
tài “Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội? Từ mối quan hệ này liên hệ tới quan niệm của xã hội về người phụ nữ trong xã hội trước đây và hiện nay?” để làm chủ đề bài tập lớn của mình.
Trang 4NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI
1.1 Lý luận về tồn tại xã hội và ý thức xã hội
1.1.1 Khái niệm, kết cấu của tồn tại xã hội
1.1.1.1 Khái niệm tn ti x hi
Tồn tại xã hội là sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội Trong những quan hệ xã hội vật chất, hai loại quan hệ cơ bản
là quan hệ giữa người với tự nhiên và quan hệ vật chất giữa người với người
1.1.1.2 Kết cấu của tn ti x hi
Tồn tại xã hội gồm các yếu tố cơ bản sau: điều kiện tự nhiên (trước hết
là hoàn cảnh địa lý), dân số và mật độ dân số, phương thức sản xuất vật chất Trong ba yếu tố cơ bản đó thì phương thức sản xuất vật chất là yếu tố cơ bản nhất
1.1.2 Khái niệm, kết cấu và tính giai cấp của ý thức xã hội
1.1.2.1 Khái niệm thc x hi
Ý thức xã hội là một mặt của đời sống tinh thần xã hội, bao gồm những quan điểm, tư tưởng cùng những tình cảm, tâm trạng, truyền thống nảy sinh
từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định
1.1.2.2 Kết cấu của thc x hi
*Ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận:
Trang 5Ý thức xã hội thông thường là những tri thức, những quan niệm của con người hình thành một cách trực tiếp trong hoạt động thực tiễn hàng ngày, chưa được hệ thống hoá, khái quát hóa Ý thức lý luận là những tư tưởng, quan điểm được hệ thống hoá, khái quát hoá thành các học thuyết xã hội, được trình bày dưới dạng những khái niệm, phạm trù, qui luật
*Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng:
Tâm lý xã hội gồm toàn bộ tình cảm, ước muốn, thói quen, tập quán của con người, của một bộ phận xã hội hoặc toàn bộ xã hội hình thành dưới ảnh hưởng trực tiếp của đời sống hàng ngảy của họ và phản ánh đời sống đó
Hệ tư tưởng là khái niệm chỉ trình độ cao của ý thức xã hội, được hình thành khi con người nhân thức sâu sắc về những điều kiện sinh hoạt vật chất của mình
*Mối quan hệ giữa tâm lý xã hội và hệ tư tưởng:
Tuy là hai trình độ, hai phương thức phản ánh khác nhau của ý thức xã hội, nhưng tâm lý xã hội và hệ tư tưởng có mối liên hệ tác động qua lại với nhau Chúng có chung nguồn gốc là tồn tại xã hội, đều phản ánh tồn tại xã hội Tâm lý xã hội có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc cản trở cho sự hình thành, truyền bá, sự tiếp thu của con người đối với một hệ tư tưởng nhất định
1.1.2.3 Tính giai cấp của thc x hi
Tính giai cấp của ý thức xã hội biểu hiện ở tâm lý xã hội, cũng như ở
hệ tư tưởng xã hội Những tư tưởng thống trị của một thời đại bao giờ cũng là
tư tưởng của giai cấp thống trị về kinh tế và chính trị ở thời đại đó Trong xã hội có phân chia giai cấp thì ý thức cá nhân, về bản chất, là biểu hiện mức độ này hay mức độ khác ý thức giai cấp
Trang 61.2 Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
1.2.1 Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
Quan điểm duy vật lịch sử về nguồn gốc của ý thức xã hội không phải dừng lại ở chỗ xác định sự phụ thuộc của ý thức xã hội vào tồn tại xã hội, mà còn chỉ ra rằng tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội không phải một cách giản đơn trực tiếp mà thường thông qua các khâu trung gian Không phải bất
cứ tư tưởng quan điểm, lý luận, hình thái ý thức xã hội nào cũng phản ánh rõ ràng và trực tiếp những quan hệ kinh tế của thời đại mà chỉ khi nào xét đến cùng thì chúng ta mới thấy rõ những mối quan hệ kinh tế được phản ánh bằng cách này hay cách khác trong các tư tưởng ấy Do vậy, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội cụ thể như sau: tồn tại xã hội là nguồn gốc, cơ sở hình thành ý thức xã hội; ý thức xã hội là phản ánh của tồn tại xã hội ở những giai đoạn lích sử nhất định; tồn tại xã hội biến đổi thì sớm muộn ý thức xã hội cũng biến đổi theo
1.2.2 Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội
Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội từ những nguyên nhân sau: Một là, theo nguyên lý phản ánh của Lênin, ý thức xã hội là các phản ánh tồn tại xã hội nên nó chỉ biến đổi sau khi có sự biến đổi của tồn tại
xã hội; hơn nữa sự biến đổi của tồn tại xã hội do tác động thưởng xuyên mạnh
mẽ và trực tiếp của những hoạt động thực tiễn của con người, nên nó thường diễn ra với tốc độ rất nhanh mà ý thức xã hội có thể không phản ánh kịp và trở nên lạc hậu Hai là, do sức mạnh của thói quen, truyền thống, tập quán cũng như do tính lạc hậu, bảo thủ của một số hình thái ý thức xã hội Ba là, ý thức xã hội luôn gắn với lợi ích của những nhóm, những tập đoàn người, những giai cấp nhất định trong xã hội
Trang 71.2.3 Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội
Khi khẳng định tính lạc hậu hơn của ý thức xã hội so với tồn tại xã hội, triết học Mác-Lênin đồng thời thừa nhận rằng, trong những điều kiện nhất định tư tưởng của con người, đặc biệt những tư tưởng khoa học tiên tiến có thể vượt trước sự phát triển của tồn tại xã hội, dự báo được tương lai và có tác dụng tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người Sở dĩ có thể vượt trước được là do đặc điểm của tư tưởng khoa học quy định Tư tưởng khoa học thường khái quát tồn tại xã hội đã có và hiện có để rút ra những quy luật phát triển chung của xã hội, quy luật đó không những phản ánh đúng quá khứ, hiện tại mà còn dự báo đúng tồn tại xã hội mai sau Khi nói, tư tưởng tiên tiến
có thể vượt trước tồn tại xã hội thì không có nghĩa ý thức xã hội không còn bị tồn tại xã hội quyết định Mà là, cho đến cùng nó luôn bị tồn tại xã hội quy định
1.2.4 Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội
Chủ nghĩa duy vật lịch sử không những chống lại quan điểm duy tâm tuyệt đối hoá vai trò của ý thức xã hội mà còn bác bỏ quan điểm duy vật tầm thường khi phủ nhận tác động tích cực của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội Mức độ ảnh hưởng của tư tưởng đối với sự phát triển xã hội phụ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể; vào tính chất của các mối quan hệ kinh tế mà trên đó
tư tưởng nảy sinh; vào vai trò lịch sử của giai cấp mang ngọn cờ tư tưởng và vào mức độ mở rộng của tư tưởng trong quần chúng Sự tác động của ý thức
xã hội tới tồn tại xã hội biểu hiện qua hai chiều hướng Nếu ý thức xã hội tiến
bộ thì tác động thúc đẩy tồn tại xã hội phát triển, nếu ý thức xã hội lạc hậu sẽ cản trở sự phát triển của tồn tại xã hội
Trang 81.3 Ý nghĩa phương pháp luận
Th nhất, tồn tại хã hội à ý thức хã hộiᴠ là hai phương diện thống nhất biện chứng của đời ѕống хã hội Vì ậу công cuộc cải tạo хã hội cũ, хâу dựngᴠ
хã hội mới phải được tiến hành đồng thời trên cả hai mặt tồn tại хã hội à ýᴠ thức хã hội
Th hai, cần quán triệt rằng, thaу đổi tồn tại хã hội là điều kiện cơ bản
nhất để thaу đổi ý thức хã hội:
● Cần thấу rằng không chỉ những biến đổi trong tồn tại хã hội mới tất уếu dẫn đến những thaу đổi to lớn trong đời ѕống tinh thần của хã hội mà ngược lại, những tác động của đời ѕống tinh thần хã hội, ới những điều kiệnᴠ хác định cũng có thể tạo ra những biến đổi mạnh mẽ, ѕâu ѕắc trong tồn tại хã hội
● Quán triệt nguуên tắc phương pháp luận đó trong ѕự nghiệp cách mạng хã hội chủ nghĩa ở nước ta, một mặt phải coi trọng cuộc cách mạng tư tưởng ăn hoá, phát huу ai trò tác động tích cực của đời ѕống tinh thần хãᴠ ᴠ hội đối ới quá trình phát triển kinh tế à công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtᴠ ᴠ nước
● Mặt khác phải tránh tái phạm ѕai lầm chủ quan duу ý chí trong iệcᴠ хâу dựng ăn hoá, хâу dựng con người mới.ᴠ
Trang 9CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ VỚI QUAN NIỆM CỦA XÃ HỘI VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG XÃ HỘI TRƯỚC ĐÂY VÀ HIỆN NAY
2.1 Quan niệm của xã hội về người phụ nữ trong xã hội trước đây và hiện nay
2.1.1 Trong xã hội trước đây
Từ thuở xa xưa người phụ nữ luôn được nhắc đến bởi vẻ đẹp dịu dàng nết na Ở xã hội trước đây, người phụ nữ phong kiến toát lên vẻ đẹp đảm đang trung hậu lo toan cho gia đình Họ phải chăm lo cho tốt công việc tề gia nội trợ tức là phải chăm lo ngăn nắp, chăm sóc nhà cửa chăm sóc chồng con Tuy vậy thân phận của những người phụ nữ xưa lại vô cùng nhỏ bé, họ phải sống một cuộc đời long đong lận đận Người phụ nữ Việt Nam thời xưa không chỉ chịu nhiều đắng cay khổ cực mà họ cũng phải lam lũ vất vả nhọc nhằn để nuôi chồng con Trong suốt thời kì phong kiến, quan niệm “trọng nam khinh nữ” đã ăn sâu vào tiềm thức tất cả người dân Việt Nam ta Những người phụ
nữ không được phép đến trường, không được phép học chữ, học văn, không được phép đặt chân đến những nơi tôn nghiêm như văn miếu và hơn cả là tương lai, cuộc đời của họ cũng không do họ tự do định đoạt mà là “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, khi một người con gái đến tuổi cập kê thì việc lựa chọn đấng lang quân sẽ do cha mẹ quyết định chứ không được quyền tự do yêu đương Số phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa mới bạc bẽo, đáng thương làm sao
2.1.2 Trong xã hội hiện nay
Trong xã hội ngày nay người phụ nữ không chỉ đóng góp mỗi vai trò nội trợ trong gia đình mà còn có vai trò quan trọng khi tham gia vào nhiều lĩnh vực xã hội Ở xã hội hiện đại ngày nay, quyền của người phụ nữ đã được
Trang 10nâng cao, họ được xã hội bảo vệ không chỉ về tính mạng và còn về tinh thần Người phụ nữ trong xã hội hiện nay phải nỗ lực trên nhiều mặt: có tri thức, có văn hóa, có kỹ năng sống tự lập, biết đối mặt với áp lực và vươn lên mọi khó khăn thử thách… Họ phải biết cách sắp xếp công việc xã hội và công việc gia đình một các hợp lý, để làm được như vậy họ phải vượt qua rất nhiều gánh nặng trong cuộc sống Người phụ nữ còn giữ vai trò trọng yếu trong việc điều hòa các mối quan hệ trong gia đình Gia đình có được ấm êm, hạnh phúc, tràn ngập tiếng cười cũng là nhờ sự khéo léo của người phụ nữ Người phụ nữ không chỉ chăm lo cho gia đình về vật chất mà còn là người thắp lên ngọn lửa tình yêu, niềm tin, ước mơ hi vọng cho mỗi thành viên trong gia đình
2.2 Một số ưu điểm và hạn chế trong quan niệm của xã hội về người phụ
nữ trong xã hội hiện nay
2.2.1 Ưu điểm
Trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước, phụ nữ Việt Nam tiếp tục phát huy và khẳng định vai trò, vị trí của mình đối với sự phát triển của xã hội Khi nền kinh tế của chúng ta càng phát triển, phụ nữ càng có nhiều cơ hội hơn Nó phá vỡ sự phân công lao động cứng nhắc theo giới, cho phép phụ nữ tham gia vào nền kinh tế thị trường Nó có thể giảm nhẹ gánh nặng việc nhà cho phụ nữ Những phụ nữ tham gia các công tác xây dựng xã hội và quản lý các doanh nghiệp đa số là những người sống và lớn lên ở những vùng có nền kinh tế phát triển, ở đây xã hội phát triển đã dần xóa bỏ khoảng cách và sự phân biệt giữa phụ nữ và nam giới, điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho phụ
nữ thể hiện tài năng và đóng góp của mình trong xã hội hiện nay Đồng thời,
đa số nam giới hiện nay cũng đã nhận thức được vai trò và trách nhiệm của người phụ nữ trong gia đình và đã biết chia sẻ công việc nội trợ giúp đỡ vợ để
họ có thời gian tham gia công tác xã hội
Trang 112.2.2 Hạn chế
Hiện thời chúng ta vẫn còn nhiều hạn chế cần phải được khắc phục trong vấn đề bình đẳng giới, nhất là về mặt quan điểm của con người trong xã hội, kể cả nam giới và nữ giới Không chỉ có nam giới chưa nhận thức hoặc
có thái độ không chấp nhận vai trò, vị trí của phụ nữ mà ngay chính bản thân nhiều phụ nữ cũng hiểu biết mơ hồ từ đó có những thái độ lệch lạc Còn phụ
nữ ở nông thôn lại chỉ tập trung lao động và vun vén cho cuộc sống của mình,
ở đây còn tồn tại những quan điểm cổ hủ về bất bình đẳng giới “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, điều này hạn chế sự phát triển của phụ nữ Một số bà
mẹ còn khuyên con cái mình không nên học cao quá sau này khó xây dựng gia đình, bởi vì họ chưa nắm rõ được vai trò của người phụ nữ trong thời đại mới Trong xã hội hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế về sự bất bình đẳng giới, nhiều nhất là việc “bạo lực gia đình” Người chồng trong gia đình còn cấm cản người vợ tham gia các hoạt động xã hội hay phát triển kinh tế, họ còn quan niệm người phụ nữ chỉ cần chăm lo công việc nội trợ trong gia đình
2.3 Một số biện pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế trong quan niệm của xã hội về người phụ nữ trong xã hội hiện nay
Th nhất, cần nâng cao chất lượng giáo dục tại các địa phương nông
thôn, tổ chức phổ cập giáo dục tới mọi miền trên tổ quốc, tích cực tổ chức tuyên truyền về công tác bình đẳng giới Để phụ nữ tự tin phát huy vai trò của mình trong đời sống xã hội thì trước tiên người phụ nữ cũng cần có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của mình Bên cạnh đó để phát huy được vai trò của phụ nữ trong xã hội, Đảng và Nhà nước cùng các cơ quan chính quyền địa phương cũng cần phải làm tốt công tác chính sách về bình đẳng giới trong xã hội; làm tốt việc tuyên truyền chống các hiện tượng kỳ thị, coi thường, bạo lực, thiếu tôn trọng với phụ nữ trong nhận thức của nam giới