1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội vàbiểu hiện tại của nó ở việt nam hiện nay và sự vận dụng trong việc xâydựng ý thức xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện na

21 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa Tồn Tại Xã Hội Và Ý Thức Xã Hội Và Biểu Hiện Tại Của Nó Ở Việt Nam Hiện Nay Và Sự Vận Dụng Trong Việc Xây Dựng Ý Thức Xã Hội Chủ Nghĩa Ở Việt Nam Hiện Nay
Tác giả Ngô Thị Minh Ngọc
Người hướng dẫn TS Lê Thị Hồng
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Triết học Mác – Lênin
Thể loại bài tập lớn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 262,58 KB

Nội dung

Trang 1 BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN---BÀI TẬP LỚNTRIẾT HỌC MÁC - LÊNINĐề tài: “Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội vàbiểu hiện tại của nó

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

dựng ý thức xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay”

Sinh viên thực hiện: Ngô Thị Minh Ngọc

Mã sinh viên: 11224685

Lớp: LLNL1105(122)_15 – Triết học Mác – Lênin

Giảng viên hướng dẫn: TS Lê Thị Hồng

Hà Nội, Tháng 07 năm 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

dựng ý thức xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay”

Sinh viên thực hiện: Ngô Thị Minh Ngọc

Mã sinh viên: 11224685

Lớp: LLNL1105(122)_15 – Triết học Mác – Lênin

Giảng viên hướng dẫn: TS Lê Thị Hồng

Hà Nội, Tháng 07 năm 2023

Trang 3

1 Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội 4

2 Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội 6 2.1 Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn tồn tại xãhội 6

2.2 Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xãhội 8

2.3 Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển củamình 9

2.4 Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong sự phát triểncủa chúng 102.5 Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xãhội 11

luận 12

III VẬN DỤNG QUAN VẬT BIỆN CHỨNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮATỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI TRONG VIỆC XÂY DỰNG Ý

Trang 4

THỨC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆNNAY 13

KẾT LUẬN 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Chủ nghĩa Mác – Lênin là một thể thống nhất thế giới quan, phương phápluận và hệ tư tưáng của giai cấp công nhân và quần chúng lao động trongcuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản về xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủnghĩa cộng sản Những quy luật chung nhất của sự vận động, phát triển của tựnhiên, xã hội và tư duy là đối tượng nghiên cứu của triết học Mác – Lênin.Trong hệ thống nghiên cứu đó, có quan điểm về sự quan hệ biện chứng giữatồn tại xã hội và ý thức xã hội

Hiện nay, đất bước vào thực hiện nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạngmới, càng đòi hỏi cao hơn về yêu cầu làm sáng tỏ và phát lý triển luận từ đóvận dụng sáng tạo vào từng điều kiện cụ thể Vấn đề về mối quan hệ biệnchứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội lại càng có ý nghĩa thực tiễn sâu sắchơn Đặc biệt là với đối tượng sinh viên, những mầm non tương lai của tổquốc, cần phải nhận thức rõ những hạn chế của bản thân và tìm ra cách khắcphục

Nhận thấy được vai trò to lớn và mong muốn tìm hiểu thêm về vấn đề

này, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã

hội và ý thức xã hội và biểu hiện tại của nó ở Việt Nam hiện nay và sự vận dụng quan điểm đó trong vận dụng liên hệ những biểu hiện lạc hậu của sinh viên hiện nay”.

Trang 6

NỘI DUNG

I TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI

1 Khái niệm của tồn tại xã hội

Tồn tại xã hội là phạm trù triết học dùng để chỉ đời sống vật chất vànhững điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội trong những giai đoạn lịch sửnhất định

dụ: Trong điều kiện địa lý tự nhiên nhiệt đới, gió mùa, nhiều sông

ngòi, thì phương thức canh tác lúa nước là thích hợp nhất đối với người Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm qua Để tiến hành được phương thức đó, người Việt buộc phải co cụm lại thành tổ chức dân cư làng, xã, có tính ổn định bền vững,

Các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội bao gồm phương thức sản xuất vậtchất; môi trường tự nhiên (đất đai, rừng núi, sông ngòi, tài nguyên, khoángsản, năng lượng ) và dân số Trong đó, phương thức sản xuất vật chất là cáchthức con người tiến hành quá trình sản xuất vật chất qua những giai đoạn lịch

sử nhất định của xã hội loài người, bao gồm lực lượng sản xuất với một trình

độ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng Đây là yếu tố cơ bản, quyết địnhnhất vì, phương thức sản xuất vật chất là yếu tố quyết định, chi phối các yếu

tố còn lại cũng như quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội

Ví dụ: Từ một đảo quốc hầu như không có tài nguyên thiên nhiên, nguồn

nguyên liệu đều phải nhập từ bên ngoài, Singapore đã có bước phát triển ngoạn mục trong hơn 50 năm qua, trở thành một trong những quốc gia có GDP bình quân đầu người cao nhất thế giới Sự phát triển của Singapore là kết quả của chính sách áp dụng những phương thức sản xuất vật chất tân tiến, hợp lý, kết hợp với nền tri thức hiện đại của con người để đem lại bước tiến mới cho nhiều ngành kinh tế (từ nông nghiệp đến dịch vụ thương mại,…).

2 Khái niệm của ý thức xã hội

Trang 7

Ý thức xã hội là toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội bao gồm những tưtưởng, quan điểm, tình cảm, tâm trạng, thói quen, truyền thống … nảy sinh từtồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong từng giai đoạn phát triển nhấtđịnh.

Từ đây, ta nhận thấy được sự khác nhau tương đối giữa ý thức xã hội và ýthức cá nhân Ý thức cá nhân là thế giới tinh thần của những con người riêngbiệt, cụ thể Ý thức của các cá nhân đều phản ánh tồn tại xã hội với nhữngmức độ khác nhau do đó nó hiển nhiên là mang tính xã hội Song ý thức cánhân không phải bao giờ cũng thể hiện quan điểm, tư tưởng, tình cảm phổbiến của một cộng đồng, một tập đoàn xã hội, một thời đại xã hội nhất định Ýthức xã hội và ý thức cá nhân tồn tại trong mối liên hệ hữu cơ, biện chứng vớinhau, thâm nhập vào nhau và làm phong phú cho nhau

dụ:

- Ý thức xã hội: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam

- Ý thức cá nhân: Sự gần gũi gắn bó, lòng yêu quê hương, đất nước của mỗi cá nhân, công dân Việt.

Kết cấu của ý thức xã hội có thể chia theo những cách sau:

Theo trình độ phản ánh của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội có thể

phân biệt ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận

+ Ý thức xã hội thông thường là toàn bộ những tri thức, những quan

niệm… được hình thành trực tiếp từ hoạt động thực tiễn hàng ngày

Ví dụ: Thời xa xưa khi chưa có những kỹ thuật, công cụ quan sát thiênvăn, khí tượng, dân gian đúc kết một số câu ca dao về thời tiết dựa trên sựquan sát thực tiễn như:

“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.”

“Sao dày thì mưa, sao thưa thì nắng”

“Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.”

Trang 8

+ Ý thức lý luận là những tư tưởng, quan điểm đã được hệ thống hóa,

khái quát hóa thành các học thuyết xã hội, được trình bày dưới dạng nhữngkhái niệm, phạm trù, quy luật

Theo phương thức phản ánh của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội có

thể phân biệt tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội

+ Tâm lý xã hội là toàn bộ đời sống tình cảm, tâm trạng, khát vọng, ý

chí,… phản ánh trực tiếp và tự phát đối với hoàn cảnh sống của họ

Ví dụ: Tâm trạng hân hoan của học sinh khi được trở lại trường sau dịch,

phong tục ăn trầu của người Việt Nam, thói quen tập thể dục buổi sáng ,v.v

+ Hệ tư tưởng xã hội là toàn bộ các hệ thống quan niệm, quan điểm xã

hội như: Chính trị, triết học, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo…; là sự phản ánhgián tiếp tự giác đối với tồn tại xã hội

lý xã hội, cũng như hệ tư tưởng xã hội Những tư tưởng thống trị của một thờiđại bao giờ cũng là tư tưởng của giai cấp thống trị về kinh tế và chính trị củathời đại đó

Ví dụ: Chủ nghĩa Mác – Lênin là hệ tư tưởng khoa học và cách mạng của

giai cấp công nhân, ngọn cờ giải phóng của quần chúng bị áp bức, bóc lột Hiện nay các thế lực thù địch đang không ngừng tấn công vào chủ nghĩa Mác – Lênin, muốn phủ nhận, xóa bỏ nó.

II MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI

1 Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội

Chủ nghĩa duy vật lịch sử đã chứng minh rằng: Tồn tại xã hội là cái quyết

Trang 9

định ý thức xã hội và ý thức xã hội là cái phản ánh tồn tại xã hội.

a Cơ sở lí luận (nguyên nhân):

Theo Mác – Ănghen, đời sống tinh thần của xã hội hình thành và pháttriển trên cơ sở của đời sống vật chất, không thể tìm thấy nguồn gốc của tưtưởng, tâm lí xã hội trong bản thân nó, mà phải tìm trong hiện thực vật chất

Do đó, có thể khẳng định, tồn tại xã hội chính là nguồn gốc của ý thức xã hội,

là cái có vai trò quyết định đối với ý thức xã hội

b Biểu hiện:

+ Tồn tại xã hội là cái có trước, ý thức xã hội là cái có sau Tồn tại xã hộinhư thế nào thì ý thức xã hội như thế ấy

+ Tồn tại xã hội thay đổi thì ý thức xã hội thay đổi theo Cụ thể, khi tồn tại

xã hội thay đổi, nhất là phương thức sản xuất thay đổi thì những tư tưởng và

lý luận xã hội, những quan điểm về chính trị, triết học, đạo đức, văn hóa nghệthuật… sớm hay muộn cũng thay đổi theo

c Ý nghĩa:

+ Đối với nhận thức: giúp giải thích các hiện tượng đời sống tinh thần của

xã hội

Ví dụ: Để giải thích cho những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt

Nam, chẳng hạn như truyền thống yêu nước, đoàn kết chống giặc ngoại xâm,

ta có thể thấy, Việt Nam từ xưa đến nay vốn được biết đến là đất nước giàu

có về tài nguyên, dân cư đông đúc,vị trí chiến lược quan trọng ở Đông Nam Á nên thường xuyên bị giặc ngoại xâm dòmngó, mặt khác, giặc có thế lực mạnh hơn ta nhiều lần nên đòi hỏi toàn bộ dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam phải đoàn kết, gắn bó với nhau thì mới có thể chống lại kẻ thù xâm lược…vì mục đích của chúng là kích động nhân dân nhằm chia rẽ khối đoàn kết dân tộc để cướp nước ta và đồng hóa dân tộc ta Chính vì bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của tổ quốc mà dân ta sẵn sàng chấp nhận khó khăn, sẵn sàng hi sinh bản thân mình Hay có thể kể đến truyền thống cần cù siêng năng của nhân dân Việt Nam, sở dĩ ta có được lối sống đó là do dân ta có văn minh lúa

Trang 10

nước lâu đời, hơn nữa sản xuất nông nghiệp truyền thống lại phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, người nông dân sản xuất ra hạt gạo phải rất vất

vả, chính vì vậy mà họ luôn trân trọng những thành quả của mình cũng như trân trọng công sức mà mình đã bỏ ra, đó là cơ sở để hình thành đức tính chịu thương chịu khó, cần cù siêng năng của dân ta.

+ Đối với thực tiễn: Để giải quyết triệt để những vấn đề thuộc về đời

sống tinh thần thì phải giải quyết những vấn đề tồn tại xã hội nảy sinh ra vấn

đề đó

Ví dụ:

Như đã nói ở trên, dân tộc Việt Nam có rất nhiều truyền thống tốt đẹp, tuy nhiên cũng có những hạn chế, tiêu cực nhất định về mặt tư tưởng, lối sống như chủ nghĩa cá nhân, tùy tiện tự do, điển hình là giờ cao su: sinh viên đi học trễ, công nhân viên chức đi làm trễ, làm thiếu trách nhiệm hay tùy tiện vượt đèn đỏ, tùy tiện trong sinh hoạt v v, và điều đã gây ra những hạn chế đó chính là do điều kiện, phương thức sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, lạc hậu của nền nông nghiệp lúa nước đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người dân Việt Nam vì xưa nay những người nông dân vẫn luôn quan niệm, không cày buổi sáng thì cày buổi chiều, không làm hôm nay thì làm ngày mai, đất của mình, sức của mình, mình tùy ý sử dụng Tuy nhiên, đó là suy nghĩ tụt hậu của thời đại trước, ngày nay, để xây dựng một phương thức sản xuất mới, hiện đại ta cần phải tăng cường quản lí, kiểm tra, đổi mới phương thức sản xuất, tăng cường tác phong công nghiệp thì mới dần loại bỏ được những tiêu cực không đáng có, làm trì trệ tiến trình phát triển của xã hội và đất nước.

2 Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội

2.1 Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội

a Cơ sở lí luận (nguyên nhân):

+ Tồn tại xã hội thường biến đổi nhanh hơn trong khi đó ý thức xã hộibiến đổi chậm hơn do nó không phản ánh kịp sự biến đổi của tồn tại xã hội vàdẫn đến sự lạc hậu Trong các yếu tố cấu thành nên tồn tại xã hội, phương

Trang 11

thức sản xuất (PTSX) là nhân tố cơ bản, quan trọng nhất, PTSX bao gồm haimặt là lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất là yếu tốbiến đổi thường xuyên liên tục và thông qua đó dẫn tới sự biến đổi nhanh củatồn tại xã hội

+ Một số hình thái của ý thức xã hội thường lạc hậu, bảo thủ, ăn sâu vàotiềm thức con người Dù điều kiện vật chất đã thay đổi nhưng những thóiquen, lối sống, phong tục, tôn giáo…vẫn không thay đổi hoặc thay đổi rấtchậm nên nó trở nên lạc hậu

+ Ý thức xã hội mang tính giai cấp, mà các giai cấp phản động thườngcoi các hệ tư tưởng cũ để chống lại các lực lượng tiến bộ Đó chính là rào cản

để đưa văn hóa mới, lối sống mới … vào đời sống xã hội

b Biểu hiện:

+ Nhiều hiện tượng ý thức có nguyên nhân sâu xa trong xã hội cũ vẫn tồntại dai dẳng trong xã hội mới như lối sống ăn bám, lười lao động, tham nhũng,chủ nghĩa cá nhân…

tư tưởng nho giáo còn đọng lại vớiviệc đề cao vai trò của con trai, gia đình không sinh được con trai là mang tội bất hiếu với ông bà tổ tiên, chính điều này dẫn đến việc xã hội dù đã có nhiều thay đổi theo hướng ngày càng tiến

bộ nhưng đâu đó người phụ nữ không được đề cao trong nhiều cơ quan tổ chức, bị bạo hành Đẩy lùi tư duy lạc hậu này là vô cùng khó khăn nếu không

có sự hợp tác của tất cả mọi người, của các tổ chức Trong cuộc sống hiện

Trang 12

đại, phụ nữ cần được tôn trọng, được làm chủ bản thân mình!

+ Kế thừa, giữ gìn, phát huy những tư tưởng truyền thống tốt đẹp của dântộc cũng như những tiến bộ và văn minh của bên ngoài nhưng không đánhmất, hòa tan đi bản sắc, cốt cách của dân tộc và con người Việt Nam

Ví dụ

Trong xã hội hiện nay, các trào lưu trên mạng xã hội facebook, tiktok,zalo, trở thành điểm thu hút đối với nhiều bạn trẻ Việt Nam Nguyên nhân của sức hút này là sự mới mẻ, hấp dẫn mà nó đem lại cho người dùng Tuy nhiên một thực tế đáng buồn là việc lạm dụng các MXH quá mức của nhiều bạn trẻ, họ chia sẻ những thông tin sai lệch hoặc riêng tư, họ nói xấu nhau, ném đá nhau, … đã khiến cho văn hóa mạng nước ta ngày một trở nên biến chất, xấu đi Để cải thiện được điều này không phải ngày một ngày hai

mà là cả một quá trình, trước hết là cần giáo dục tư tưởng, lốisống, sau đó là đưa ra các hình thức xử phạt, để MXH trở thành nơi giao lưu, chia sẻ, kết nối và truyền bá văn hóa Việt Nam với bè bạn.

2.2 Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội

a Cơ sở lí luận:

Triết học Mác –Lênin khi khẳng định tính lạc hậu của ý thức xã hội so vớitồn tại xã hội thì đồng thời thừa nhận rằng trong những điều kiện nhất định, tưtưởng của conngười có thể vượt trước sự phát triển của tồn tại xã hội

b Biểu hiện:

+ Những tư tưởng khoa học tiến bộ (xuất phát từ tồn tại xã hội) có thểvượt trước sự tồn tại xã hội, góp phần dự báo đời sống vật chất, xu hướng củatồn tại xã hội

+ Những tư tưởng phản khoa học xuất phát từ ý muốn chủ quan của conngười

c Ý nghĩa:

+ Những tư tưởng khoa học tiến bộ sẽ có vai trò chỉ đạo, dẫn dắt conngười tronghoạt động thực tiễn, lí luận và tiền đề khoa học sẽ góp phần dẫn

Trang 13

dắt con người đi đúngquy luật của xã hội và tiến đến thành công.

Ví dụ:

Chủ ngĩa Mác-Lê nin ra đời vào những năm 40 của thế kỉ 19, trong lòng chủ nghĩa tư bản nhưng chủ nghĩa Mác Lênin đã chỉ rõ quy luật của chủ nghĩa tư bản nói riêng Đó thực chất là chế độ người bóc lột người, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất(công nhân ) với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa Qua đó khẳng định rằng chủ nghĩa tư bản nhất định sẽ bị thay thế bằng chủ nghĩa cộng sản mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội.

Ở nước ta, trước thời kì đổi mới năm 1986, Đảng và Nhà nước nhận thức

rõ vai trò, vị trí của chủ nghĩa Mác-Lênin đối với quy luật phát triển của xã hội nên đã tiến hành đi lên xây dựng XHCN ngay sau độc lập dân tộc Ở đây,

để đẩy nhanh tiến trình đi lên XHCN, mong muốn nhân dân không còn bị bóc lột, sống tự do, ta đã đẩy mạnh quanhệ sản xuất XHCN bằng hình thức bao cấp XHCN, tuy nhiên do chưa nắm bắt được tình hình lực lượng sản xuất của nước nhà còn thấp kém, kinh tế Việt Nam đã có thời kì đi vào trì trệ Điều đó khiến Đảng và Nhà nước nhận thức được rằng phải đổi mới toàn diện đất nước, thực hiện nền kinh tế mở cửa và ngay sau năm 1986, đã có những thành công nhất định, đưa đất nước ngày một phát triển, đời sống nhân dân ngày một nâng cao.

2.3 Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của mình:

a Cơ sở lý luận:

+ Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của mình vì kế thừa làqui luật chung của các sự vật, hiện tượng nên trong quá trình vận động của ýthức xã hội nó cũng phải có tính kế thừa Mặt khác, sự tồn tại, phát triển của ýthức xã hội là phản ánh tồn tại xã hội, mà tồn tại xã hội cũng có tính kế thừa,

nó vận động liên tục nên ý thức xã hội cũng phản ánh quá trình đó, nó có tính

kế thừa

b Biểu hiện:

+ Quan điểm, lý luận của mỗi thời đại được tạo ra trên cơ sở kế thừa

Ngày đăng: 13/03/2024, 16:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w