1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn xã hội học nhóm xã hội vị thế xã hội vai trò xã hội

12 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhóm xã hội – Vị thế xã hội – Vai trò xã hội
Tác giả Phạm Thị Như Quỳnh, Bùi Đức Quang, Hoàng Anh Thư, Đinh Thị Lan Trinh, Nguyễn Thị Phương Hà, Trần Hải Anh, Nhâm Quỳnh Hoa, Hà Thị Minh Ánh, Nguyễn Tiến Đạt, Phan Tú Uyên, Nguyễn Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Ngọc Nhung, Phan Trà Giang, Nguyễn Bích Diệp, Nguyễn Thị Thêm, Lê Thúy Hường, Nguyễn Hoài Thu Thảo, Trần Tiến Đạt, Đỗ Thị Hoa, Đỗ Thu An
Người hướng dẫn Nguyễn Ngọc Ánh
Trường học Học viện Tài chính
Chuyên ngành Xã hội học
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 3,56 MB

Nội dung

Phân bi t nhóm xã h i và đám đông:ệộLà tập hợp người xác định, được hìnhthành trên cơ sở quan hệ xã hội hiệncó.Ví dụ: Nhóm gia đình: dựa trên cơ sởquan hệ xã hội vợ - chồng, bố-con,….Là

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

BÀI TẬP LỚN: XÃ HỘI HỌC

Đ BI: NHÓM XÃ HỘI – VỊ THẾ XÃ HỘI – VAI TRÒ XÃ HỘI

Giảng viên: Nguyễn Ngọc Ánh

Thành viên nhóm 1:

1 Phạm Thị Như Quỳnh

2 Bùi Đức Quang

3 Hoàng Anh Thư

4 Đinh Thị Lan Trinh

5 Nguyễn Thị Phương Hà

6 Trần Hải Anh

7 Nhâm Quỳnh Hoa

8 Hà Thị Minh Ánh

9 Nguyễn Tiến Đạt

10 Phan Tú Uyên

11.Nguyễn Thị Thu Hiền 12.Nguyễn Thị Ngọc Nhung 13.Phan Trà Giang 14.Nguyễn Bích Diệp 15.Nguyễn Thị Thêm 16.Lê Thúy Hường 17.Nguyễn Hoài Thu Thảo 18.Trần Tiến Đạt 19.Đỗ Thị Hoa 20.Đỗ Thu An

Lớp: CQ60/09.01_LT

Hà Nội – 08/2023

Trang 2

Mục lục

A MỞ ĐẦU 3

B NỘI DUNG CHÍNH 4

I NHÓM XÃ HỘI 4

1 Định nghĩa: 4

2 Phân biệt nhóm xã hội và đám đông: 4

3 Các loại nhóm xã hội cơ bản: 5

4 Vai trò của nhóm xã hội đối với cá nhân: 8

II VỊ THẾ XÃ HỘI 8

1 Khái niệm: 8

2 Đặc điểm: 9

3 Nguồn gốc: 11

4 Tiêu chuẩn xác định vị thế xã hội: 11

5 Các loại vị thế xã hội: 12

III VAI TRÒ XÃ HỘI: 12

1 Khái niệm: 12

2 Các loại vai trò xã hội: 12

3 Đặc trưng của vai trò xã hội: 14

4 Mối quan hệ giữa vị thế và vai trò: 15

Trang 3

A M ĐẦẦU Ở

Trên cơ sở tổng kết và tích hợp các quan niệm khác nhau của các nhà xã hội học trên thế giới, cơ cấu xã hội có thể được định nghĩa:

CCXH là kết cấu và hình thức tổ chức bên trong của một hệ thống xã hội nhất định.

+ Biểu hiện như là một sự thống nhất tương đối bền vững của các mối liên hệ, các nhân tố, các thành phần cơ bản nhất cấu thành hệ thống xã hội

+ Những thành tố này tạo nên bộ khung cho tất cả các xã hội loài người

Những thành tố cơ bản nhất của cơ cấu xã hội là nhóm, vị thế, vai trò xã hội, mạng lưới xã hội và các thiết chế

B N I DUNG CHÍNH Ộ

I NHÓM XÃ H IỘ

1 Đ nh nghĩa ị :

Nhóm xã hội là tập hợp người có liên hệ với nhau theo một kiểu nhất định Nói cách khác, nhóm xã hội là một tập hợp người có liên hệ với nhau về vị thế, vai trò, những nhu cầu lợi ích và những định hướng giá trị nhất định

Trang 4

Ví dụ: nhóm gia đình, tổ chức tôn giáo, …

2 Phân bi t nhóm xã h i và đám đông: ệ ộ

Là tập hợp người xác định, được hình

thành trên cơ sở quan hệ xã hội hiện

Ví dụ: Nhóm gia đình: dựa trên cơ sở

quan hệ xã hội vợ - chồng, bố-con,…

Là tập hợp người ngẫu nhiên, được hình thành trên cơ sở các yếu tố tâm lý đồng nhất

Ví dụ: Nhiều người đi siêu thị mua chung

1 mặt hàng (có yếu tố tâm lý đồng nhất: muốn mua mặt hàng sữa, không có liên hệ như quan hệ bố - con,…)

Có cơ cấu xác định và có những mối

liên hệ chặt chẽ bên trong

Không có cơ cấu xác định và không có những mối liên hệ bên trong

Hành vi có cơ cấu xác định, nó luôn

hướng tới các vai trò trên thực tế xác

định, vì vậy cơ cấu của hành vi hoàn

toàn có thể xác định được

Hành vi bộc phát, không theo quy tắc xác định, do đó cơ cấu của hành vi không thể đoán trước

Ví dụ: Mua sữa, không có ý định mua từ

đầu mà vào siêu thị thấy quầy ăn thử

Trang 5

3 Các lo i nhóm xã h i c b n: ạ ộ ơ ả

Nhóm xã hội được phân chia thành nhiều loại, dựa trên các cơ sở phân chia khác nhau, ở đây chúng ta sẽ chia dựa trên 4 căn cứ:

Quy mô

Thời gian

Tính chất

Mức độ tương tác và tham gia của các thành viên

a, Căn cứ vào quy mô tồn tại của nhóm (số lượng thành viên trong nhóm): Nhóm nhỏ và nhóm lớn

Nhóm nhỏ: là tập hợp xã hội ít người mà trong đó các thành viên có quan hệ

trực tiếp và tương đối ổn định với nhau Nói cách khác, nhóm nhỏ là nhóm liên kết một số hữu hạn người trong không gian và thời gian nhất định

Ví dụ: nhóm bạn bè, lớp học, đội thể thao, đội sản xuất, phòng ban nơi làm việc,

Nhóm lớn: là sự liên kết của nhiều người không rõ về không gian và thời

gian cụ thể Nói cách khác, nhóm lớn là tập hợp các cộng đồng nhóm, được hình thành trên cơ sở các dấu hiệu xã hội chung có liên quan trước hết đến đời sống trên cơ sở của một hệ thống quan niệm xã hội hiện có

Ví dụ: nhóm dân tộc, giai cấp, đảng phái chính trị, tổ chức tôn giáo, các tổ

chức xã hội,

Trang 6

b, Căn cứ vào tính chất tồn tại: Nhóm quy ước và nhóm tự nhiên

Nhóm quy ước: Loại nhóm chỉ có thể hình thành 1 cách nhân tạo do con

người tạo chủ định xây dựng hoặc phân chia cá nhân, hộ gia đình thành các nhóm khác nhau để xem xét mục nhằm những mục tiêu xác định

Ví dụ: Ở 1 trung tâm tiếng anh, tất cả các bạn có kết quả test đầu vào từ 3-4.0

được xếp riêng vào 1 lớp => Dễ dàng giảng dạy và theo sát học viên

Mang tính ước lệ, tạm thời và phụ thuộc vào mục đích người tạo ra

Nhóm tự nhiên: nhóm có thực và tồn tại thực trong cuộc sống.

Ví dụ: Nhóm sinh viên sinh sống ở 1 phòng trong ktx, nhóm các hộ gia đình

sinh hoạt trong 1 tổ dân phố,

Tồn tại vận động và phát triển theo quy luật và không phụ thuộc ý muốn chủ quan của người nghiên cứu

c, Căn cứ vào thời gian tồn tại: Nhóm tạm thời và nhóm lâu dài

Nhóm tạm thời: chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, dễ thay đổi, được thành lập

nhằm mục đích cụ thể nào đó và khi đã hoàn thành thì nhóm kết thúc

Ví dụ: Nhóm thảo luận vấn đề xã hội học(sau khi thuyết trình xong đề tài thì

nhóm giải tán), nhóm cảnh sát khi thực hiện 1 chuyên án, ekip làm 1 bộ phim

Nhóm lâu dài: có thời gian tồn tại lâu dài do sự cần thiết của công việc hay

nhu cầu của các thành viên tạo nên

Ví dụ: Ban lãnh đạo, hội đồng quản trị của 1 công ty; 1 đội bóng đá…

d, Căn cứ vào mức độ tương tác và tham gia của thành viên:

Trang 7

Nhóm chính thức: do tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể, chính quyền cơ

quan, trường học… đặt ra Nhóm này có cơ chế vận hành thông qua luật pháp, hiến pháp, đạo luật thành viên và các sơ đồ, kế hoạch Hoạt động và vai trò của thành viên được xác định qua những điều lệ và quy tắc nhất định

Ví dụ: Hội sinh viên, đoàn thanh niên trường học…, liên chi đoàn TCDN do

khoa TCDN lập nên

Nhóm không chính thức: chủ yếu do sự tự nguyện thành lập, tham gia của

thành viên

Ví dụ: nhóm fan hâm mộ idol, nhóm bạn thân, nhóm bạn trẻ giúp đỡ người

vô gia cư

4 Vai trò c a nhóm xã h i đôối v i cá nhân: ủ ộ ớ

- Khi tham gia vào nhóm, các cá nhân được thỏa mãn nhu cầu xã hội và nhu cầu tâm lí Cụ thể cá nhân đạt được mục đích của mình qua chia sẻ trách nhiệm với mọi người mà khi làm việc 1 mình, cá nhân không đạt được

- Có thể đạt tới mục đích bản thân đặt ra nhanh và dễ dàng hơn vì trong nhóm cơ bản đã là những người có liên hệ với nhau dựa trên cơ sở lợi ích chung

II V THẾẾ XÃ H IỊ Ộ

1 Khái ni m: ệ

Vị thế là vị trí xã hội của một cá nhân hay một nhóm xã hội trong cơ cấu tổ chức

xã hội, quy định “chỗ đứng” và mối quan hệ của cá nhân hay nhóm xã hội đó với những người khác

- Vị trí xã hội: chỗ đứng, địa vị của một người trong xã hội

- Vị thế xã hội: chỗ đứng, địa vị đi cùng với quyền lợi và nghĩa vụ

- Vị thế xã hội bao gồm:

+ Vị trí xã hội

+ Nghĩa vụ gắn với vị trí xã hội đó

+ Quyền lợi được hưởng từ việc thực hiện nghĩa vụ

Ví dụ: Một người có vị thế là giám đốc điều hành trong một công ty

Trang 8

+ Vị trí xã hội: giám đốc điều hành, quản lý cao nhất của công ty

+ Nghĩa vụ: đưa ra quyết định quan trọng, chiến lược giúp công ty hoạt động hiệu quả, chịu trách nhiệm cho hoạt động của cty

+ Quyền lợi: được quyền tuyển dụng, sa thải, khen thưởng, kỷ luật nhân viên, nhận lương cao…

2 Đặc điểm:

- Vị thế xã hội được xác lập bởi các hành động, tương tác, và quan hệ xã hội Một người có rất nhiều tương tác, nhiều mối quan hệ xã hội nên cũng có rất nhiều vị thế

xã hội khác nhau

Ví dụ: Trong mối quan hệ với bố mẹ, chúng ta có vị thế là con; với thầy cô là vị

thế học trò…

Nếu các vị thế nhất quán, hòa hợp với nhau thì hoạt động của cá nhân sẽ diễn ra ổn định, trật tự

Nếu các vị thế mâu thuẫn với nhau thì sẽ gây cản trở, buộc cá nhân lựa chọn hoạt động

Trang 9

- Xã hội luôn thay đổi và phát triển nên vị thế xã hội của con người cũng luôn biến đổi theo

Ví dụ: Xã hội VN ngày xưa, thương nhân có vị thế thấp “sĩ, nông, công, thương”.

Còn ở xã hội hiện đại, vị thế của những người kinh doanh, doanh nhân cao hơn trước rất nhiều

- Vị thế xã hội có mối tương quan với quyền lực xã hội, bởi vì quyền lực xã hội là ảnh hưởng của 1 người đến những người khác trong xã hội

3 Nguôồn gôốc:

- Khách quan: là những yếu tố cá nhân không thể tự kiểm soát được (giới tính, tuổi tác, dòng dõi, sắc tộc, dân tộc,…)

- Chủ quan: là những cố gắng, nỗ lực của cá nhân trong quá trình tạo dựng vị thế,

là yếu tố cá nhân có thể kiểm soát được (tài năng, tri thức, trí tuệ, EQ, kĩ năng, trình độ…)

4 Tiêu chu n xác đ nh v thêố xã h i:ẩ ị ị ộ

- Việc xác định vị thế xã hội là kết quả của sự phối hợp nhiều tiêu chuẩn giá trị của một xã hội nhất định

- Sự xem xét vị thế xã hội ở mỗi xã hội trên thế giới là khác nhau Bởi vì mỗi xã hội có cách phân định và thái độ không giống nhau

Ở xã hội phương Tây, căn cứ 6 tiêu chuẩn để đo vị thế xã hội:

Ví dụ:

● Dòng dõi xuất thân

● Tài sản, của cải

● Lợi ích của nghề nghiệp họ đang làm

● Trình độ học vấn

● Trình độ chính trị hoặc tôn giáo

Trang 10

● Giới tính

Ví dụ: Ở Việt Nam, Trung Quốc, Singapore thì nghề giáo là 1 vị thế đặc biệt,

được đề cao trong xã hội Nhưng ở 1 số nước như Israel, Brazil, …thì nghề giáo lại

có vị thế không cao như vậy

5 Các lo i v thêố xã h i:ạ ị ộ

- Theo tầm quan trọng:

Vị thế then chốt: vị thế cơ bản của cá nhân, có vai trò quyết định các vị thế

còn lại Là cửa sổ lớn nhất mà con người mở ra cho bên ngoài tìm hiểu về mình Qua đó, xã hội quan sát và giải thích những vị thế khác của cá nhân ấy

→ Với một cá nhân thì vị thế nghề nghiệp là quan trọng nhất Nó trở thành vị thế then chốt

Vị thế không then chốt: là những vị thế không giữ vai trò chủ đạo, cơ bản

trong việc quy định đặc điểm xã hội của cá nhân

Ví dụ: một người có vị thế là nam, là con, là chồng và là 1 bác sĩ Thì vị thế bác sĩ

là vị thế then chốt, còn lại là vị thế không then chốt

- Theo nguồn gốc:

Vị thế có sẵn: những vị thế gắn liền với những yếu tố khách quan (giới tính,

tuổi tác, )

Ví dụ: vị thế là người Kinh, người Tày; vị thế là nam, nữ…

Vị thế đạt được: những vị thế chủ thể đạt được trên cơ sở của sự lựa chọn,

của sự nỗ lực và cố gắng

Ví dụ: vị thế là một sinh viên giỏi, là một bác sĩ, luật sư…

III VAI TRÒ XÃ H I:Ộ

1 Khái niệm:

Vai trò xã hội là là tập hợp các chuẩn mực, hành vi, nghĩa vụ và quyền lợi gắn với một vị thế xã hội nhất định, để thực hiện quyền, lợi ích và trách nhiệm tương ứng với các vị thế xã hội đó

2 Các loại vai trò xã hội:

- Vai trò mong đợi: Được thực hiện trong sự phù hợp với các chuẩn mực xã hội

cũng như sự mong đợi của những người xung quanh

Ví dụ: Trong cuộc sống, chúng ta chấp nhận 1 người thầy thuốc không chỉ ở chỗ

thầy thuốc đó chẩn đoán và chữa trị giỏi đến đâu mà còn chờ đợi ở người thầy thuốc những cử chỉ ân cần, nhân văn, nhân ái cũng như những giá trị tinh thần khác

Trang 11

- Vai trò thực sự: Được thực hiện bởi cá nhân cụ thể trong điều kiện hoàn cảnh cụ

thể

Trong thực tế, giữa vai trò mong đợi và vai trò thực sự không có sự đồng nhất hoàn toàn Khi khoảng cách giữa hai vai trò gia tăng tới một giới hạn nhất định thì được gọi là độ lệch chuẩn, độ lệch chuẩn càng lớn thì cá nhân không đáp ứng được đòi hỏi xã hội, đáng bị xã hội lên án

Ví dụ: Vai trò mong đợi của một sinh viên là học tập chăm chỉ, hoàn thành đúng

nhiệm vụ và kỷ luật, nhưng khi vai trò thực sự của sinh viên là bỏ bê nhiệm vụ học tập, phá vỡ kỷ cương, nề nếp thì sẽ xảy ra độ lệch chuẩn, sinh viên không đáp ứng được đòi hỏi xã hội

- Vai trò giả:

+ Không được thực hiện trên thực tế khi cá nhân đóng vai trò không tuân theo

chuẩn mực hành vi, không được hưởng quyền lợi của vị thế

+ Là chỉ báo phản ánh tình trạng rối loạn của hệ thống xã hội

* Nguyên nhân dẫn tới xuất hiện vai trò giả:

- Khi cá nhân chiếm quá nhiều vị thế, ko thể thực hiện đc cái vai trò của các vị thế

1 cách đồng thời nên sẽ xuất hiện vai trò giả

Ví dụ: Một người vừa là mẹ, vừa là nhân viên công ty Cô ấy vừa phải hoàn thành

công việc, vừa phải chăm sóc con cái Không thể đồng thời hoàn thành tốt 2 vai trò cùng lúc nên cô ấy đã thuê bảo mẫu Khi đấy vai trò chăm sóc con cái là vai trò giả

Trang 12

- Khi cá nhân chiếm 2 vị thế đối lập nhau thì buộc cá nhân phải có sự lựa chọn vai trò Nếu vai trò này được thực hiện thì vai trò kia ko đc thực hiện và ngược lại

3 Đ c tr ng c a vai trò xã h i:ặ ư ủ ộ

- Vai trò luôn gắn với vị thế Vị thế xác định một cách khác quan ND của vai trò Ngược lại vị thế chỉ được củng cố khi cá nhân thực hiện đúng vai trò của mình

- Vai trò không chỉ bao gồm những khuôn mẫu tác phong biểu hiện ra bên ngoài

mà còn bao hàm cả những khuôn mẫu nội dung mà tính tinh thần ở bên trong

- Nội dung của bất kỳ vai trò xã hội nào cũng luôn được liên hệ đến những vai trò

xã hội khác

- Một vị thế thường có một vài vai trò

- Một người tham gia vào bao nhiêu đoàn thể xã hội thì sẽ có bấy nhiêu vai trò Mức độ nhiều hay ít các vai trò phụ thuộc vào mức độ tham gia nhiều hay ít của ng

đó vào các đoàn thể

4 Môối quan h gi a v thêố và vai trò:ệ ữ ị

- Vị thế là cơ sở xác định vai trò của cá nhân

- Nhiều vị thế sẽ dẫn đến nhiều vai trò

- Cá nhân tuỳ theo vị thế xã hội sẽ có tác phong, hành vi ứng xử phù hợp vai trò xã hội

- Vị thế xã hội mang tính ổn định trong một thời gian dài, vai trò xã hội mang tính tương đối, thay đổi theo từng hoàn cảnh Vai trò cơ động hơn vị thế, có thể thay đổi hoặc xoay quanh 1 vị thế nhất định

Vị thế và vai trò là mối quan hệ đồng thuận gắn bó mật thiết với nhau, vị thế biến đổi thì vai trò cũng biến đổi Khi cá nhân thực hiện tốt vai trò của mình thì vị thế xã hội được củng cố và ngược lại

Ví dụ: Giáo sư đại học là một vị thế nghề nghiệp song đóng vai trò khác nhau

như giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hướng dẫn khoa học, phản biện,

Ngày đăng: 16/05/2024, 19:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w