70% diện tích của Trái Đất được nước che phủ nhưng chỉ 0,3% tổng lượng nước trên Trái Đất nằm trong các nguồn có thể khai thác dùng làm nước uống.. Tại Khoản 1 Điều 2 Luật Tài nguyên nướ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH
_
ĐỀ TÀI: VẤN ĐỀ 2 BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN Học phần: Môi trường và phát triển bền vững
- Hà Nội –
Trang 2Mục lục
-MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 2
I Khái quát chung về suy thoái tài nguyên nước 2
1.1 Suy thoái tài nguyên nước 2
1.1.1 Khái niệm tài nguyên nước 2
1.1.2 Suy thoái là gì? 4
1.1.3 Suy thoái tài nguyên nước là gì? 4
1.2 Tài nguyên nước ở Việt Nam 4
II Đánh giá thực trạng suy thoái tài nguyên nước ở Việt Nam 5
2.1 Vai trò của tài nguyên nước 5
2.1.1 Đối với sinh vật 5
2.1.2 Đối với công nghiệp 5
2.1.3 Đối với nông nghiệp 5
2.2 Đánh giá thực trạng suy thoái tài nguyên nước ở Việt Nam 6
2.2.1 Nước mặt 7
2.2.2 Nước ngầm 7
2.3 Nguyên nhân dẫn đến suy thoái tài nguyên nước tại Việt Nam 8
2.3.1 Do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu 8
2.3.2 Do khai thác và sử dụng thiếu hợp lí 9
2.3.3 Do hệ thống công trình thủy lợi, thủy điện xuống cấp 10
2.3.4 Giảm diện tích rừng đầu nguồn 10
2.4 Hậu quả mà suy thoái tài nguyên nước mang lại 11
2.4.1 Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người 11
2.4.2 Ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước cung cấp cho đời sống, sinh hoạt và sản xuất 11
Trang 3III Các giải pháp giảm thiểu tình trạng suy thoái tài nguyên nước ở Việt
Nam 12
3.1 Chiến lược bảo vệ tài nguyên nước của Chính phủ 12
3.2 Cộng đồng tham gia bảo vệ tài nguyên nước 13
KẾT LUẬN 14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
MỞ ĐẦU
Ngày nay, sự phát triển của quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa đang ngày một tăng cao Theo đó, nhu cầu khai thác tài nguyên thiên nhiên, sử dụng năng lượng cũng tăng lên đáng kể Kinh tế xã hội phát triển cùng với sự xuất hiện hàng loạt của các nhà máy xí nghiệp, các công trình xây dựng,… đã tác động mạnh mẽ đến môi trường xung quanh và điều kiện sống của con người
Một trong số những tài nguyên đang bị con người khai thác và sử dụng bậc nhất hiện nay chính là nước - tài nguyên có sự tái tạo vô cùng quý giá đối với con người Nguồn nước quyết định ít nhiều đến sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc Tuy nhiên, chính vì sự quan trọng và tầm ảnh hưởng lớn của nước mà hiện nay, ở các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng, sự mất cân bằng, suy thoái và cạn kiệt tài nguyên nước đang là hồi chuông cảnh báo con người Vì vậy con người cần phải sử dụng hợp lý đồng thời phải có biện pháp phục hồi và tái tạo tài nguyên thiên nhiên theo hướng phát triển bền vững
Trang 4NỘI DUNG
I Khái quát chung về suy thoái tài nguyên nước 1.1 Suy thoái tài nguyên nước
1.1.1 Khái niệm tài nguyên nước
Nước là một hợp chất hóa học của oxy và hidro, có công thức hóa học là H2O Với các tính chất lí hóa đặc biệt (ví dụ như tính lưỡng cực, liên kết hiđrô
và tính bất thường của khối lượng riêng) nước là một chất rất quan trọng trong nhiều ngành khoa học và trong đời sống 70% diện tích của Trái Đất được nước che phủ nhưng chỉ 0,3% tổng lượng nước trên Trái Đất nằm trong các nguồn có thể khai thác dùng làm nước uống
Tại Khoản 1 Điều 2 Luật Tài nguyên nước năm 2012 quy định “Tài
nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
Trong đó nguồn nước là khái niệm chỉ các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác sử dụng được, bao gồm: sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá, biển, các tầng chứa nước dưới đất, mưa, băng, tuyết và các dạng tích
tụ nước khác
Tùy theo tính chất, đặc điểm, của các nguồn nước cũng như yêu cầu quản
lý, sử dụng chúng vào những mục đích khác nhau, pháp luật phân chia nguồn nước nói chung và các lưu vực sông thành từng loại cụ thể như:
- Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo
- Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất
- Nước sinh hoạt là nước sạch hoặc nước có thể dùng cho ăn, uống, vệ sinh của con người
- Nước sạch là nước có chất lượng đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về nước sạch của Việt Nam
Trang 5- Nguồn nước liên tỉnh là nguồn nước phân bố trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên
- Nguồn nước nội tỉnh là nguồn nước phân bố trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Nguồn nước liên quốc gia là nguồn nước chảy từ lãnh thổ Việt Nam sang lãnh thổ nước khác hoặc từ lãnh thổ nước khác vào lãnh thổ Việt Nam hoặc nguồn nước nằm trên đường biên giới giữa Việt Nam và quốc gia láng giềng
- Lưu vực sông liên tỉnh là lưu vực sông nằm trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên
- Lưu vực sông nội tỉnh là lưu vực sông nằm trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1.1.2 Suy thoái là gì?
Trong từ điển Tiếng Việt, suy thoái mang nghĩa là suy yếu và sa sút dần
1.1.3 Suy thoái tài nguyên nước là gì?
Suy thoái tài nguyên nước trong tiếng Anh được gọi là Water Degradation Suy thoái tài nguyên nước là quá trình cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước bề mặt cũng như nước ngầm, có thể ảnh hưởng không tốt cho việc cung cấp nước sạch cho tiêu dùng người dân và cho các hoạt động sản xuất Việt Nam là một nước có nguồn tài nguyên nước vào loại trung bình trên thế giới có nhiều yếu tố không bền vững
1.2 Tài nguyên nước ở Việt Nam
Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có tài nguyên nước mặt phong phú Tuy nhiên, do 60% lượng nước là từ nước ngoài chảy vào nên hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ sử dụng của các nước ven sông Gần 90% lượng nước từ bên ngoài chảy vào tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long Phần nước chảy trên lãnh thổ Việt Nam phân phối không đều theo không gian và thời gian
Trang 6Vì nguồn nước mặt phong phú nên nước ngầm cũng vô cùng dồi dào Nguồn nước mặt của nước ta đang ở trong tình trạng bị ô nhiễm khá nhiều (đặc biệt là khu công nghiệp và đô thị) nên nước ngầm có xu hướng được sử dụng nhiều hơn Tính đến nay, tổng lượng nước ngầm trên toàn lãnh thổ đạt mức 1515
II Đánh giá thực trạng suy thoái tài nguyên nước ở Việt Nam 2.1 Vai trò của tài nguyên nước
2.1.1 Đối với sinh vật
Nước chứa trong cơ thể sinh vật có một hàm lượng rất cao Nước là dung môi cho các chất vô cơ, các chất hữu cơ có mang gốc phân cực (ưa nước) như hydroxyl, amin, các boxyl… Nước trong tế bào là một môi trường để các chất dinh dưỡng tham gia vào các phản ứng sinh hóa nhằm xây dựng và duy trì tế bào Nước là nguyên liệu cho cây trong quá trình quang hợp tạo ra các chất hữu
cơ Nước là môi trường hòa tan chất vô cơ và phương tiện vận chuyển chất vô cơ
và hữu cơ trong cây, vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng ở động vật Nước bảo đảm cho thực vật có một hình dạng và cấu trúc nhất định cho thực vật Nước tham gia vào quá trình trao đổi năng lượng và điều hòa nhiệt độ cơ thể Nước có tác dụng bôi trơn, đặc biệt là nơi tiếp xúc các đầu nối, màng bao,… tạo nên sự linh động tại đầu xương và sụn… Nước cũng hoạt động như một bộ phận giảm xóc cho mắt, tủy sống và ngay cả thai nhi trong nước ối…
Nước là môi trường sống của rất nhiều loài sinh vật như các loại cá, tôm, cua, rong, rêu… Đồng thời nước giữ vai trò tích cực trong việc phát tán nòi giống của các sinh vật
2.1.2 Đối với công nghiệp
Nước cho nhu cầu sản xuất công nghiệp rất lớn Tiêu biểu là các ngành khai khoáng, sản xuất nguyên liệu công nghiệp như than, thép, giấy… đều cần một trữ lượng nước rất lớn Nước dùng để làm nguội các động cơ, làm quay các tubin, là dung môi làm tan các hóa chất màu và các phản ứng hóa học Mỗi ngành công nghiêp, mỗi loại hình sản xuất và mỗi công nghệ yêu cầu một lượng
Trang 7nước, loại nước khác nhau Nước góp phần làm động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế Nếu không có nước thì chắc chắn không có hệ thống sản xuất nào tồn tại trên hành tinh này
2.1.3 Đối với nông nghiệp
Trong nông nghiệp, con người có câu: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.” Nước là mắt xích chủ chốt trong nông nghiệp
Trong tổng số khối lượng nước được khai thác sử dụng trên toàn thế giới
đầu là nhu cầu thiết yếu, đồng thời còn có vai trò điều tiết các chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí trong đất, làm cho tốc độ tăng sản lượng lương thực vượt qua tốc độ tăng dân số thế giới Đối với Việt Nam, nước đã cùng với con người làm lên nền Văn minh lúa nước tại châu thổ sông Hồng – cái nôi văn minh của dân tộc, của đất nước, đã làm nên các hệ sinh thái nông nghiệp có năng xuất và tính bền vững vào loại cao nhất thế giới, đã làm nên một nước Việt Nam có xuất khẩu gạo đứng nhất nhì thế giới hiện nay
Từ 3000 năm TCN, người Ai Cập đã biết dùng hệ thống tưới nước để trồng trọt và ngày nay con người đã khám phá thêm nhiều khả năng của nước đảm bảo cho sự phát triển của xã hội trong tương lai: nước là nguồn cung cấp thực phẩm và nguyên liệu công nghiệp dồi dào, nước rất quan trọng trong nông nghiệp, công nghiệp, trong sinh hoạt, thể thao, giải trí và cho rất nhiều hoạt động khác của con người
2.2 Đánh giá thực trạng suy thoái tài nguyên nước ở Việt Nam
Tài nguyên nước ở Việt Nam đang có xu thế bị suy thoái
tạo ra do mưa rơi trong lãnh thổ Việt Nam chiếm 37% còn 63% do lượng mưa ngoài lãnh thổ chảy vào Tổng trữ lượng tiềm tàng khả năng khai thác nước dưới
lượng)
Trang 8Nếu kể cả nước mặt và nước dưới đất trên phạm vi lãnh thổ thì bình quân
đánh giá của Hội Tài nguyên nước Quốc tế IWRA thì quốc gia nào dưới
nước đang và sẽ thiếu nước trong một tương lai rất gần (Thực tế nếu kể cả lượng nước từ các lãnh thổ nước ngoài chảy vào thì Việt Nam trung bình đạt khoảng
tổng lượng nước có được, rất khó chủ động, thậm chí không sử dụng được Sự phân bố của cả nước mặt lẫn nước dưới đất rất không đều Theo không gian, nơi
có lượng mưa nhất là Bạch Mã 8000mm/năm, Bắc Quang, Bà Nà đạt khoảng 5000mm/năm, trong khi Cửa Phan Rí chỉ đạt xấp xỉ 400mm/năm Theo thời gian, mùa lũ chỉ kéo dài từ 3- 5 tháng nhưng chiếm tới 70- 85% lượng nước cả năm Mùa lũ, lượng mưa một ngày lớn nhất đạt trên 1500mm/ngày song mùa cạn tồn tại hàng nhiều tháng không có giọt mưa nào Mưa, lũ đạt kỷ lục trong vùng Đông Nam Á là ven biển Miền Trung Đồng thời, hạn hán cũng xảy ra nghiêm trọng
2.2.1 Nước mặt
Ô nhiễm nước mặt : Hiện nay chất lượng nước ở vùng thượng lưu các con sông chính còn khá tốt Tuy nhiên ở các vùng hạ lưu đã và đang có nhiều vùng bị
ô nhiễm nặng nề Đặc biệt mức độ ô nhiễm tại các con sông tăng cao vào mùa khô khi lượng nước đổ về các con sông giảm Chất lượng nước suy giảm mạnh, nhiều chỉ tiêu như : BOD, COD, NH4, N, P cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần
Ô nhiễm nước mặt khu đô thị: các con sông chính ở Việt Nam đều đã bị ô nhiễm Ví dụ như sông Thị Vải, là con sông ô nhiễm nặng nhất trong hệ thống sông Đồng Nai, có một đoạn sông chết dài trên 10km Giá trị đo thường xuyên dưới 0.5mg/l, giá trị thấp nhất ở khu cảng Vedan (0.04 mg/l) Với giá trị gần bằng 0 như vậy, các loài sinh vật không còn khả năng sinh sống
Ô nhiễm nước biển: Hiện Việt Nam đứng thứ tư trên thế giới về ô nhiễm rác thải biển, đặc biệt là rác thải nhựa Một số khu biển ven bờ và cửa sông bị ô nhiễm dầu, chất hữu cơ liên quan tới chất thải sinh hoạt Đặc biệt là tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa Hay còn có những khu vực rừng ngập mặn tràn ngập túi rác
Trang 9thải nilon Bên cạnh đó, nước biển Việt Nam đã bị ô nhiễm bởi chất rắn lơ lửng (đồng bằng song Cửu Long và sông Hồng), nitrat, nitrit, colifom (chủ yếu là đồng bằng sông Cửu Long), dầu và kim loại kẽm…
2.2.2 Nước ngầm
Nước tàng trữ trong lòng đất cũng là một bộ phận quan trọng của nguồn tài nguyên nước ở Việt Nam, được khai thác để sử dụng cho sinh hoạt từ lâu đời nay Theo đánh giá chung về tài nguyên nước hiện nay, một phần nước ngầm ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và đặc biệt là ở vùng đồng bằng Nam Bộ bị nhiễm mặn
và nhiễm phèn do khai thác quá mức, không có khả năng tự nạp lại dẫn đến suy thoái và chất và lượng của nước Tại Hà Nội, phân tích 660 mẫu nước lấy tại 106
Hiện nay phong trào đào giếng để khai thác nước ngầm được thực hiện ở nhiều nơi, nhất là ở vùng nông thôn bằng các phương tiện thủ công, còn sự khai thác bằng các phương tiện hiện đại cũng đã được tiến hành nhưng còn rất hạn chế, chỉ nhằm phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt ở các trung tâm công nghiệp và khu dân cư lớn Tuy nhiên, dung lượng nước trong giếng đang có xu hướng giảm dần do khai thác quá mức
2.3 Nguyên nhân dẫn đến suy thoái tài nguyên nước tại Việt Nam
Hiện tượng suy thoái nguồn tài nguyên nước tại Việt Nam xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau Trong đó có những nguyên nhân chính sau:
2.3.1 Do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu
Biến đổi khí hậu đang khiến vòng tuần hoàn nước xảy ra nhanh hơn khi nhiệt độ tăng làm tăng tốc độ bay hơi Nhìn chung, bốc hơi nhiều sẽ gây ra mưa nhiều hơn Tốc độ bay hơi và lượng mưa cao hơn lại không được phân bố đều trên toàn thế giới Một số khu vực có thể hứng chịu lượng mưa lớn hơn bình thường, trong khi đó, các khu vực khác có thể dễ dang phải trải qua hạn hán, vì
vị trí hiện tại của vành đai mưa và sa mạc sẽ thay đổi theo sự biến đổi của điều kiện khí hậu
Trang 10Khí hậu toàn cầu nóng lên gây tác động đến tài nguyên nước: làm giảm tổng lượng dòng chảy, làm băng tan khiến cho nước biển dâng cao, mặn sẽ xâm nhập sâu hơn ở những vùng đồng bằng thấp khiến nguồn nước ngọt phân bổ trên các sông chảy ra biển sẽ bị đẩy lùi dần
Biến đổi khí hậu cũng làm gia tăng về cường độ và tần suất các cơn bão (Điển hình là ElNino và LaNina), giông tố, gây lũ lớn và ngập lụt, lũ quét, trượt
lở đất và xói mòn; làm gia tăng thiếu hụt nước, đòi hỏi đáp ứng cấp nước và mâu thuẫn trong sử dụng nước hiện nay: không còn đủ nguồn nước ngọt để phục vụ sản xuất đời sống
Bão ElNino và LaNina làm tăng thêm tính cực đoan của thời tiết Hậu quả làm tăng thêm tính cực đoan của lượng dòng chảy trong năm trên các dòng sông
- Vào các năm ElNino, số lượng bão và ATNĐ ảnh hưởng đến nước ta ít song cũng có những cơn có cường độ rất mạnh gây thiệt hại rất nghiêm trọng Ngoài ra, ElNino cũng gắn liền với hạn hán Những năm có ElNino, lượng mưa
và lượng dòng chảy trong sông đặc biệt là trong mùa cạn thường bị giảm mạnh, thậm chí không có dòng chảy như sông Lòng Sông, S Lũy…(Bình Thuận), sông LrongBuk (Daklak), sông Hà Thanh (Bình Định)… Hạn đến nỗi ngay cả con vật cũng không thể sống được, người dân phải di chuyển chúng đến vùng khác Hàng chục ngàn ha cây trồng bị chết do thiếu nước
- Vào các năm LaNina, số lượng bão và ATNĐ ảnh hưởng đến thời tiết nước ta nhiều hơn rõ rệt so với các năm ElNino Nếu kèm theo ảnh hưởng không khí lạnh thì các năm này thường xảy ra những trận lụt lớn kéo dài, diện rộng
2.3.2 Do khai thác và sử dụng thiếu hợp lí
Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây
áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ Sự phát triển dân số kéo theo sự phát triển diện tích trồng lúa và sản lượng thóc, từ đó khiến việc khai thác và sử dụng nước này càng nhiều hơn
Chưa có biện pháp hiệu quả phát triển nguồn nước, điều hòa hợp lý dòng chảy trên lưu vực sông, trong mạng lưới sông ngòi; suy giảm rừng, thay đổi sử dụng đất trên lưu vực theo chiều hướng làm suy giảm khả năng điều tiết dòng chảy lưu vực sông, giảm tỷ lệ diện tích các thủy vực, giảm nguồn nước mặt,