Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc ………... LỜI MỞ ĐẦUTư tưởng Hồ Chí Minh về con người luôn chiếm 1 vị trí trung tâm, là
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
TÊN ĐỀ TÀI : VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI TRONG
SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI HIỆN NAY BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Học phần: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Mã phách:
Hà Nội – 2021
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ……… 2 PHẦN I: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI ………… … 3 1.1 Quan niệm Hồ Chí Minh về con người ……… 3 1.1.1 Con người là một chỉnh thể ……… 3 1.1.2 Con người cụ thể lịch sử và tính xã hội của bản chất con người ……… 5
1.2 Quan niệm Hồ Chí Minh về vai trò của con người ……… 6 1.2.1 Con người là vốn quý nhất, là nhân tố thành công của cách mạng ……… 6 1.2.2 Con người là động lực của cách mạng ……… 8 1.3 Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng con người cùng với công cuộc “ trồng người” ……… 9 1.3.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng con người … 9
1.3.2 Công cuộc trăm năm “ trồng người” ……… 12 PHẦN II: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI HIỆN NAY ……… 13 2.1 Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc ……… 13 2.2 Vận dụng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phát huy nhân tố con người trong công cuộc đổi mới đất nước ……… 14 2.3 Một số giải pháp phát huy nhân tố con người trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay …… ……… 16 PHẦN III: KẾT LUẬN ……… 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO ……… 21
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người luôn chiếm 1 vị trí trung tâm, là chiều sâu nhấttrong tư duy lý luận của Người, chứa đựng những giá trị khoa học vô cùng to lớn.Điều cốt lõi nhất trong tư tưởng, trong cuộc đời hoạt động cách mạng của chủ tịch HồChí Minh là lòng yêu nước thương dân, yêu thương con người sâu sắc, đấu tranhkhông mệt mỏi vì con người, sẵn sàng làm tất cả những gì có thể để đảm bảo tự do,hạnh phúc của con người Đó là nhân sinh quan, 1 triết lý nhân văn sâu sắc
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới với nội dung sâu sắc mới mẻ, có ýnghĩa rất quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng giáo dục và đào tạo con người ViệtNam Trên cơ sở quán triệt quan điểm giáo dục đạo lý để làm người, coi con người làvốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc của con người Con người vừa là mục tiêu, vừa làđộng lực của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội Người còn căn dặn Đảng và Nhànước ta phải ghi nhớ điều “đầu tiên là công việc đối với con người” Đảng ta xác địnhgiáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng HồChí Minh đã xây dựng những thể hệ con người mới vừa có đức vừa có tài, làm nênnhững chiến thắng thần kì trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và con người, cả nước
đã bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và giành được những thắng lợi rựcrỡ
Bối cảnh quốc tế hiện nay trải qua nhiều biến đổi nhanh chóng và sâu sắc, sự pháttriển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, mở ra một thời đại kinh tế tri thức và xã hộithông tin toàn cầu Vấn đề con người và xây dựng chiến lược con người, phát triểncon người, phát triển nguồn nhân lực, phát huy nhân tố con người trong quá trình pháttriển kinh tế xã hội đã trở thành vấn đề bức thiết đối với mỗi quốc gia, dân tộc Sựphát triển của con người đã trở thành tiêu chí ngày càng quan trọng trong việc xếphạng các nước trên thế giới
Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã nhấn mạnh việc chăm lo hạnh phúccủa con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta, phấn đấu làm cho nhândân có cuộc sống no đủ, có đời sống vật chất tinh thần ngày càng nâng cao, quan hệ xãhội lành mạnh, lối sống văn minh Xét đến cùng đó là tư tưởng phấn đấu cho độc lập
Trang 4tự do, hạnh phúc của con người, của dân tộc, của nhân loại Từ đó, em đã rút ra đượcphần tổng hợp của bài tập lớn gồm có các phần sau:
Phần I: Tư tưởng Của Hồ Chí Minh về con người
Phần II: Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người trong sự nghiệp đổi mới hiện nay
Phần III: Kết Luận
PHẦN I: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một bước phát triển mới của chủ nghĩa Mác - Lênin, đượcvận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xãhội ở Việt Nam Điều cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền vớigiải quyết xã hội và giải phóng con người Trong đó, vấn đề con người là vấn đề lớn,được đặt lên hàng đầu và là vấn đề trung tâm, xuyên suốt trong toàn bộ nội dung tưtưởng của Người
Tin ở dân, dựa vào dân, tổ chức và phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân, bồi dưỡng,đào tạo và phát huy mọi năng lực của dân (ở từng cá nhân riêng lẻ và của cả cộngđồng), đó là tư tưởng được Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển trong toàn bộ sựnghiệp đấu tranh cách mạng giành độc lập dân tộc cũng như xây dựng đất nước Tưtưởng đó cũng chính là nội dung cơ bản của toàn bộ tư tưởng về con người của HồChí Minh
1.1 Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người
1.1.1 Con người là một chỉnh thể
Theo Hồ Chí Minh, con người là một chỉnh thể, thống nhất về trí lực, tâm lực, thể lực,
đa dạng bởi mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội (quan hệ gia đình, dòng tộc, lãng xã,quan hệ giai cấp, dân tộc…) và các mối quan hệ xã hội (quan hệ chính trị, văn hoá đạođức, tôn giáo ) Trong mỗi con người đều có tính tốt và tính xấu Người giải thích
“chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bè bạn; nghĩa rộng là đồng bào cả
Trang 5nước; rộng hơn nữa là cả loài người” Con người có tính xã hội, là con người xã hội,thành viên của một cộng đồng xã hội.
Hồ Chí Minh cũng cho ta những hiểu biết về yếu tố sinh vật của con người TheoNgười, “dân dĩ thực vi thiên”; “dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, độc lập khi mà dânđược ăn no, mặc đủ” Theo Người, trong mọi đường lối, chủ trương, chính sách,nhiệm vụ phải thực hiện ngay làm cho dân có ăn, có mặc, có chỗ ở,có học hành
Đối với Hồ Chí Minh, con người tồn tại vừa là tư cách cá nhân, vừa là thành viên củagia đình và của cộng đồng, có cuộc sống tập thể và cuộc sống cá nhân hài hòa, phongphú Người đã nêu một định nghĩa về con người: "Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình,anh em, họ hàng, bầu bạn Nghĩa rộng là đồng bào cả nước Rộng nữa là cả loàingười" Quan điểm đó thể hiện ở chỗ Người chưa bao giờ nhìn nhận con người mộtcách chung chung, trừu tượng Khi bàn về chính sách xã hội, cũng như ở mọi nơi, mọilúc, trong mọi hoàn cảnh, Người luôn quan tâm đến nhu cầu, lợi ích của con người với
tư cách nhu cầu chính đáng Đem lại lợi ích cho con người chính là tạo ra động lực vôcùng lớn lao cho sự nghiệp chung, vì nếu như những nhu cầu, lợi ích của mỗi cá nhânkhông được quan tâm thỏa đáng thì tính tích cực của họ sẽ không thể phát huy được.Trong khi phê phán một cách nghiêm khắc chủ nghĩa cá nhân, Người viết: "Đấu tranhchống chủ nghĩa cá nhân không phải là "giày xéo lên lợi ích cá nhân"
Mỗi người đều có tính cách riêng, sở trường riêng, đời sống riêng của bản thân và củagia đình mình" Trong quan điểm về thực hiện một nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, theoNgười, phải là một nền dân chủ chân chính, không hình thức, không cực đoan, trong
đó mỗi con người cụ thể phải được đảm bảo những quyền lợi và nghĩa vụ của mìnhtheo hiến pháp và pháp luật Con người, với tư cách là những cá nhân, không tồn tạibiệt lập mà tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với cộng đồng dân tộc và với cácloài người trên toàn thế giới
Trang 61.1.2 Con người cụ thể lịch sử và tính xã hội của bản chất con người
Nét đặc sắc trong quan niệm của Hồ Chí Minh về con người là nhìn nhận đặc điểmcon người Việt Nam với những điều kiện lịch sử cụ thể, với những cấu trúc kinh tế, xãhội cụ thể Cách tiếp cận này đi đến việc giải quyết mối quan hệ dân tộc và giai cấp rấtsáng tạo, không chỉ về mặt đường lối cách mạng mà cả về mặt con người
Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh không tồn tại như một phạm trù bản thể luận
có tính trừu tượng hóa và khái quát hóa, mà được đề cập đến một cách cụ thể, đó lànhân dân Việt Nam, những con người lao động nghèo khổ bị áp bức cùng cực dướiách thống trị của phong kiến, đế quốc; là dân tộc Việt Nam đang bị đô hộ bởi chủnghĩa thực dân; và mở rộng hơn nữa là những "người nô lệ mất nước" và "người cùngkhổ" Logic phát triển từ tưởng của Người là xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước để đếnvới chủ nghĩa Mác - Lênin, đến với chủ nghĩa quốc tế chân chính Theo logic pháttriển tư tưởng ấy, khái niệm "con người” của Hồ Chí Minh tiếp cận với khái niệm
"giai cấp vô sản cách mạng” Người đề cập đến giai cấp vô sản cách mạng và sự thốngnhất về lợi ích căn bản của giai cấp đó với các tầng lớp nhân dân lao động khác (đặcbiệt là nông dân) Người nhận thức một cách sâu sắc rằng, chỉ có cuộc cách mạng duynhất và tất yếu đạt tới được mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và toànthể nhân loại khỏi mọi sự nô dịch, áp bức Toàn bộ các tư tưởng, lý luận (chiếm mộtkhối lượng lớn trong các tác phẩm của Người) bàn về cách mạng (chiến lược giảipháp; bàn về người cách mạng và đạo đức cách mạng, về hoạch định và thực hiện cácchính sách xã hội; về rèn luyện và giáo dục con người vv ) về thực chất chỉ là sự cụthể hóa bằng thực tiễn tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh dùng khái niệm con người theo nghĩa rộng trong một số trường hợp(“phẩm giá con người”, “giải phóng con người”, “người ta”, “con người”, “ai” )nhưng đặt trong một bối cảnh cụ thể và một tư duy chung, còn phần lớn, Người xemxét con người trong các mối quan hệ xã hội, giai cấp, giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp,trong khối thống nhất của cộng đồng dân tộc và quan hệ quốc tế Đó là con người hiệnthực, cụ thể, khách quan Trong thực tiễn, con người có nhiều chiều quan hệ: quan hệ
Trang 7với cộng đồng xã hội (là một thành viên); quan hệ với một chế độ xã hội(làm chủ hay
bị áp bức); quan hệ với tự nhiên (một bộ phận không tách rời) Xa lạ với con ngườitrừu tượng, phi nguồn gốc lịch sử, Hồ Chí Minh nhìn nhận con người lịch sử - cụ thể
về giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, chức vụ, vị trí, đảng viên, công dân…, trong từnggiai đoạn lịch sử cụ thể Để sinh tồn, con người phải lao động sản xuất Trong quátrình lao động, sản xuất, con người dẫn nhận thức được các hiện tượng, quy luật của
tự nhiên, của xã hội; hiểu về mình và hiểu biết lẫn nhau xác lập các mối quan hệgiữa người với người Con người là sản phẩm của xã hội, con người là sự tổng hợpcác quan hệ xã hội từ hẹp đến rộng, chủ yếu bao gồm các quan hệ: anh, em, họ hàng,bầu bạn, đồng bào, loài người
Tóm lại: Quan niệm về con người, coi con người là một thực thể thống nhất của "cái
cá nhân" và "cái xã hội", con người tồn tại trong mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân với cộng đồng, dân tộc, giai cấp, nhân loại; yêu thương con người, tin tưởng tuyệt đối ở con người, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp giải phóng xã hội và giải phóng chính bản thân con người, đó chính là những luận điểm cơ bản trong tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh Xuất phát từ những luận điểm đúng đắn đó, trong khi lãnh đạo nhân dân cả nước tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, Hồ Chí Minh luôn tin ở dân, hết lòng thương yêu, quý trọng nhân dân, biết tổ chức và phát huy sức mạnh của nhân dân Tư tưởng
về con người của Người thông qua thực tiễn cách mạng đã trở thành một sức mạnh vật chất to lớn và là nhân tố quyết định thắng lợi của chính sự nghiệp cách mạng ấy.
1.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người
1.2.1 Con người là vốn quý nhất, là nhân tố thành công của cách mạng
Con người là mục tiêu của cách mạng Con người là chiến lược số một trong tư tưởng
và hành động của Hồ Chí Minh Mục tiêu này được cụ thể hoa trong ba giai đoạn cáchmạng (giải phóng dân tộc – xây dựng chế độ dân chủ nhân dân – tiến dần lên xã hộichủ nghĩa ) nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp, giảiphóng con người Giải phóng dân tộc là xóa bỏ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc,
Trang 8giành lại độc lập cho dân tộc Con người trong giải phóng dân tộc là cả cộng đồng dântộc Việt Nam Phạm vi thế giới là giải phóng các dân tộc thuộc địa.
Giải phóng xã hội là đưa xã hội phát triển thành một xã hội không có chế độ ngườibóc lột người, một xã hội có nền sản xuất phát triển cao và bền vững, văn hóa tiêntiến, mọi người là chủ và làm chủ xã hội, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, một
xã hội văn minh, tiến bộ Xã hội đó phát triển cao nhất là xã hội cộng sản, giai đoạnđầu là xã hội xã hội chủ nghĩa
Giải phóng giai cấp là xóa bỏ sự áp bức, bóc lột của giai cấp này đối với giai cấpkhác; xóa bỏ sự bất công, bất bình đẳng xã hội; xóa bỏ nền tảng kinh tế - xã hội đẻ ra
sự bóc lột giai cấp; dần dần thủ tiêu sự khác biệt giai cấp, các điều kiện dẫn đến sựphân chia xã hội thành giai cấp và xác lập một xã hội không có giai cấp Con ngườitrong giải phóng xã hội là các giai cấp cần lao, trước hết là giai cấp công nhân và giaicấp nông dân Phạm vi thế giới là giải phóng giai cấp vô sản và nhân dân lao động cácnước
Giải phóng con người là xóa bỏ tình trạng áp bức, bóc lột, nô dịch con người; xóa bỏcác điều kiện xã hội làm tha hóa con người, làm cho con người được hưởng tự do,hạnh phúc, có điều kiện phát huy năng lực sáng tạo, làm chủ xã hội, làm chủ tự nhiên
và làm chủ bản thân, phát triển toàn diện theo đúng bản chất tốt đẹp của con người.Con người trong giải phóng con người là cá nhân mỗi con người Phạm vi thế giới làgiải phóng loài người
Các “giải phóng” đó kết hợp chặt chẽ với nhau, giải phóng dân tộc đã có một phầngiải phóng xã hội và giải phóng con người; đồng thời nối tiếp nhau, giải phóng dân tộc
mở đường cho giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp và giải phóng con người Tindân, đồng thời lại hết lòng thương dân, tình thương yêu nhân dân của Hồ Chí Minh cónguồn gốc sâu xa từ trong truyền thống dân tộc, truyền thống nhân ái ngàn đời củangười Việt Nam Cũng như bao nhà Nho yêu nước khác có cùng quan điểm "ái quốc
là di dân", những điểm khác cơ bản trong tư tưởng "ái dân" của Người là tình thương
ấy không bao giờ dừng lại ở ý thức, tư tưởng mà đã trở thành ý chí, quyết tâm thực
Trang 9hiện đến cùng sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng nhân loạicần lao, xóa bỏ đau khổ, áp bức bất công giành lại tự do, nhân phẩm và giá trị làmngười cho con người Ở Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước gắn bó không tách rời vớichủ nghĩa quốc tế chân chính Tình thương yêu cũng như toàn bộ tư tưởng về nhândân của Người không bị giới hạn trong chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, mà nó tồn tại trongmối quan hệ khăng khít giữa các vấn đề dân tộc và giai cấp, giữa quốc gia với quốc tế.Yêu thương nhân dân Việt Nam, Người đồng thời yêu thương nhân dân các dân tộc bị
áp bức trên toàn thế giới Trong sự nghiệp lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh luôn coitrọng sức mạnh đoàn kết toàn dân và sự đồng tình ủng hộ to lớn của bè bạn khắp nămchâu, của cả nhân loại tiến bộ Người cũng xác định sự nghiệp cách mạng của nước ta
là một bộ phận không thể tách rời trong toàn bộ sự nghiệp đấu tranh giải phóng nhânloại trên phạm vi toàn thế giới
Nhân dân là người sáng tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần, họ biết “giải quyếtnhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ mà những người tài giỏi, nhữngđoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra” Hồ Chí Minh có niềm tin vững chắc rằng với tinhthần quật cường và lực lượng vô tận của dân tộc ta, với lòng yêu nước và chi kiênquyết của nhân dân và quân đội ta, chẳng những chúng ta có thể thắng lợi, mà chúng
ta nhất định thắng lợi Dân ta có tài năng, trí tuệ và sáng tạo Đặc biệt là họ có lòng sốtsắng, hăng hái nhiệt tình cách mạng trong việc thực hiện con đường cách mạng
1.2.2 Con người là động lực của cách mạng.
Theo Hồ Chí Minh, con người là vốn quý nhất, động lực, nhân tố quyết định thànhcông của sự nghiệp cách mạng Người nhấn mạnh “mọi việc đều do người làm ra”;
“trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng sứcmạnh đoàn kết của nhân dân” “Ý dân là ý trời” “Dễ trăm lần không dân cũng chịu,khó vạn lần dân liệu cũng xong” Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng Nhân dân
là những người sáng tạo chân chính ra lịch sử thông qua các hoạt động thực tiễn cơbản nhất như lao động sản xuất, đấu tranh chính trị - xã hội, sáng tạo ra các giá trị vănhóa, Nói đến nhân dân là nói đến lực lượng trí tuệ, quyền hành, lòng tốt, niềm tin, đó
Trang 10chính là gốc, động lực cách mạng Không phải là mọi người đều có thể trở thành độnglực, mà phải là những con người được giác ngộ và tổ chức Họ phải có trí tuệ và bảnlĩnh, văn hóa, đạo đức, được nuôi dưỡng trên nền truyền thống lịch sử và văn hoá củadân tộc Việt Nam Chính trị, văn hóa, tinh thần là động lực cơ bản trong động lựccon người Con người là động lực chỉ khi thực hiện hoạt động có tổ chức, có lãnh đạo.
Vì vậy, cần phải có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Giữa con người - mục tiêu và con người - động lực có mối quan hệ biện chứng vớinhau Càng chăm lo cho con người - mục tiêu tột bao nhiêu thì sẽ tạo thành con người
- động lực tốt bấy nhiêu Ngược lại, tăng cường được sức mạnh của con người - độnglực thì sẽ nhanh chóng đạt được con người - mục tiêu cách mạng
Phải kiên quyết khắc phục kịp thời các phản động lực trong con người và tổ chức Đó
là chủ nghĩa cá nhân Thử vi trùng rất độc này đẻ ra hàng trăm thứ bệnh: thói quentruyền thống lạc hậu, tàn tích xã hội cũ để lại, bảo thủ, rụt rè không dám nói, khôngdám làm, không dám đề ra ý kiến, tóm lại không dám đổi mới và sáng tạo
Tuy nhiên, không phải mọi con người đều trở thành động lực, mà phải là những conngười được giác ngộ Họ phải có bản lĩnh chính trị, đạo đức, văn hóa và được lãnhđạo, dẫn đường Vì vậy, phải tăng cường giáo dục nhân dân, tăng cường sự lãnh đạocủa Đảng và Cách mạng
1.3 Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng con người cùng với công cuộc “ trồng người”.
1.3.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng con người.
Ý nghĩa của việc xây dựng con người Xây dựng con người là yêu cầu khách quan của
sự nghiệp cách mạng, vừa cấp bách vừa lâu dài, có ý nghĩa chiến lược Xây dựng conngười là một trọng tâm, bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển đất nước, có mốiquan hệ chặt chẽ với nhiệm vụ xây dựng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Hồ ChíMinh nhấn mạnh, đề cao, nêu bật vai trò của giáo dục, đào tạo, xây dựng con ngườimới XHCN và coi đó là một chiến lược lâu dài Với câu nói nổi tiếng:
Trang 11“Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”
Hồ Chí Minh luôn đặt lòng tin vào khả năng của giáo dục Người chỉ rõ: Tiền đồ củadân tộc ta sẽ ra sao, một phần quan trọng là do sự nghiệp giáo dục trực tiếp quyếtđịnh
“Ngủ thì ai cũng như lương thiệnTỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiềnHiền, dữ đâu phải là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”.
“Vì lợi ích trăm năm thì phải “trồng người” “Trồng người”1 là công việc lâu dài, giankhổ, vừa vì lợi ích trước mắt vừa vì lợi ích lâu dài, là công việc của văn hóa giáo dục
“Trồng người” phải được tiến hành thường xuyên trong suốt tiến trình đi lên chủ nghĩa
xã hội và phải đạt được những kết quả cụ thể trong từng giai đoạn cách mạng Nhiệm
vụ “trồng người” phải được tiến hành song song với nhiệm vụ phát triển lực lượng sảnxuất và quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa “Trồng người” phải được tiến hành bền bỉ,thường xuyên trong suốt cuộc đời mỗi người, với ý nghĩa vừa là quyền lợi vừa là tráchnhiệm của cá nhân đối với sự nghiệp xây dựng đất nước Công việc “trồng người” làtrách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội kết hợp với tính tíchcực, chủ động của từng người
“Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần phải có những con người xã hội chủ nghĩa” Chủ nghĩa xã hội sẽ tạo ra những con người xã hội chủ nghĩa, con người
xã hội chủ nghĩa là động lực xây dựng chủ nghĩa xã hội Không phải chờ cho kinh tế,văn hóa phát triển cao rồi mới xây dựng con người xã hội chủ nghĩa; cũng không phảixây dựng xong những con người xã hội chủ nghĩa rồi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội.Việc xây dựng con người xã hội chủ nghĩa được đặt ra ngay từ đầu và phải được quantâm trong suốt tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội “Trước hết cần phải có những conngười xã hội chủ nghĩa” cần được hiểu trước hết cần có những con người với những