BỘ NỘI VỤTRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI TÊN ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY CỦA VIỆT NAM BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN Học phầ
Trang 1BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
TÊN ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY CỦA VIỆT NAM
BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Học phần: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Mã phách:……….
Hà Nội – 2021
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi thực hiện đề tài “ Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc trong giai đoạn hiện nay nay của Việt Nam” Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi trong thời gian qua Tôi xin tự chịu trách nhiệm về thông tin tôi sử dụng trong bài của mình
Hà Nội, ngày 21 tháng 6 năm 2021
LỜI CÁM ƠN
Lời đầu tiên cho phép tôi được gửi lời cám ơn chân thành đến Giảng viên học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho tôi trong suốt thời gian qua, đó sẽ là nền tảng cơ bản, là hành trang vô cùng quý giá
Trong quá trình làm đề tài, do kinh nghiệm và thời gian còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, ngày 21 tháng 6 năm 2021
MỤC LỤ
Trang 3MỞ ĐẦU -4
NỘI DUNG -6
I KHÁI QUÁT VỀ HỒ CHÍ MINH, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH:- - -6
1 Khái quát về Hồ Chí Minh: -6
2 Khái quát về Tư tưởng Hồ Chí Minh: -7
II CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH: -7
1 Cơ sở thực tiễn: -7
2 Cơ sở lý luận: -9
3 Nhân tố chủ quan Hồ Chí Minh: -10
III TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC -11
1 Một là, Hồ Chí Minh đưa ra quan niệm về đại đoàn kết, đại đoàn kết toàn dân tộc: -11
2 Hai là, Hồ Chí Minh chỉ ra vai trò của đại đoàn kết đối với cách mạng Việt Nam: -12
3 Ba là, Hồ Chí Minh chỉ ra lực lượng của khối đại đoàn kết dân tộc là toàn dân trong đó lấy liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức làm nền tảng. -13
4 Bốn là, Hồ Chí Minh chỉ ra phương thức thực hiện đại đoàn kết dân tộc. -15
IV VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TRONG GIAI ĐOẠNN HIỆN NAY CỦA VIỆT NAM :-17 1 Thực trạng tình hình hiện nay của Việt Nam trong quá trình xây dựng khối đại đoàn kết theo tư tưởng Hồ Chí Minh: -17
2 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc trong giai đoạn hiện nay: -19
KẾT LUẬN -22
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO -23
MỞ ĐẦU
Trang 4Chủ tich Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam là người có một niềm tin tuyệt đối vào sức mạnh và trí tuệ của dân tộc Việt Nam, là người thấy rõ hơn ai hết sức mạnh kì diệu của dân tộc chính là khối đại đoàn kết toàn dân tộc được tổ chức thành lực lượng Như Hồ Chí Minh đã nói: “ sức mạnh mà Người đã tìm được là đại đoàn kết dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại” Có như vậy, đất nước mới hoàn toàn thống nhất, dân tộc ta mới có cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc.
Dưới ánh sáng Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng và nhân dân ta đã hoàn thành
sự nghiệp cách mạng dân chủ Trong thời kì đổi mới đất nước, đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về đại đoàn kết toàn dân ngày càng hoàn thiện
và thể chế hóa bằng các chính sách, pháp luật nhờ vào áp dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh đúng đắn, hợp lí, phù hợp với thực tiễn nhằm nâng cao vị thế của Đất nước trên trường quốc tế Do đó, tôi đã thực hiện đề tài “ Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc trong giai đoạn hiện nay của Việt Nam”nhằm tìm hiểu, nghiên cứu rõ hơn về đề tài này.
Mục đích, yêu cầu: Giúp nhận thức được tầm quan trọng của lòng yêu nước, của nhân nghĩa, tin yêu con người Từ đó mỗi cá nhân sẽ tự phát huy hơn nữa lòng nhân nghĩa của bản thân mình để sống tốt hơn, có ý nghĩa hơn Từ đó, nắm vững được tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân.
Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân phải kế thừa truyền thống nồng nàn yêu nước – nhân nghĩa – đoàn kết dân tộc; đồng thời phải có lòng khoan dung, độ lượng, tin vào nhân dân, tin vào con người Phạm vi nghiên cứu từ những tài liệu lịch sử cụ thể cùng hệ thống tư liệu về tư tưởng Hồ Chí Minh và thực tiễn hiện tại xung quanh bản thân.
Phương pháp nghiên cứu: Kết hợp phương pháp Phương pháp lôgíc, phương pháp lịch sử và sự kết hợp hai phương pháp này ; Phương pháp phân tích văn
Trang 5bản kết hợp với nghiên cứu hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh; Phương pháp phân tích văn bản kết hợp với nghiên cứu hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh; Phương pháp chuyên ngành, liên ngành.
Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài: Việc tìm hiểu rõ Tư tưởng Hồ Chí Minh
về đề tài này nhằm góp phần nâng cao năng lực tư duy lý luận, Giáo dục và thực hành đạo đức cách mạng, củng cố niềm tin khoa học gắn liền với trau dồi tình cảm cách mạng, bồi dưỡng lòng yêu nước,Xây dựng, rèn luyện phương pháp và phong cách công tác Từ đó, hiểu rõ hơn vai trò và trách nhiệm của mình trong cuộc sống, đối với mọi người, với đất nước hiện nay
- Nội dung chính của của đề tài bao gồm:
1 Khái quát về Hồ Chí Minh, tư tưởng Hồ Chí Minh
2 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
3 Nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
4 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc trong giai đoạn hiện nay.
NỘI DUNG
I KHÁI QUÁT VỀ HỒ CHÍ MINH, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH:
Trang 61 Khái quát về Hồ Chí Minh:
- Nguyễn Ái Quốc sinh ngày 19-05-1890, mất ngày 02-09-1969 Tên khai sinh làNguyễn Sinh Cung Quê quán làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn
- Tháng 6 năm 1911, Người đi ra nước ngoài, suốt 30 năm hoạt động, Người đã điđến nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ Người hòamình với những phong trào của công nhân và nhân dân các dân tộc thuộc địa, vừalao động kiếm sống, vừa học tập, hoạt động cách mạng và nghiên cứu các họcthuyết cách mạng Năm 1917, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự rađời của Quốc tế Cộng sản đã đưa Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin Từ đây,Người đã nhận rõ đó là con đường duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc và giảiphóng giai cấp
- Trong quãng thời gian sinh sống và hoạt động trước khi lên nắm quyền, Hồ ChíMinh đã đi qua nhiều quốc gia và châu lục, Người được cho là đã sử dụng 50 đến
200 bí danh khác nhau Về mặt tư tưởng chính trị, Hồ Chí Minh là một người theochủ nghĩa Mác – Lenin Ông là lãnh đạo phong trào độc lập Việt Minh, tiến hànhCách mạng Tháng Tám năm 1945 và thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòasau cuộc tổng tuyển cử năm 1946 Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, chiếntranh Đông Dương chấm dứt Trong giai đoạn diễn ra chiến tranh Việt Nam, Hồ ChíMinh là nhân vật chủ chốt trong hàng ngũ lãnh đạo của Việt Nam Dân chủ Cộnghòa ở miền Bắc Việt Nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.Năm 1975, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chiến thắng, hai miền Việt Nam đượcthống nhất, dẫn đến sự ra đời của nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Namvào năm 1976 Thành phố Sài Gòn được đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh đểtôn vinh ông cũng như sự kiện này Hồ Chí Minh rời khỏi chính trường vào năm
1965 vì lý do sức khỏe rồi qua đời vào năm 1969
- Ngoài hoạt động chính trị, Hồ Chí Minh cũng là nhà văn, nhà thơ và nhà báo vớinhiều tác phẩm viết bằng tiếng Việt, tiếng Hán và tiếng Pháp
2 Khái quát về Tư tưởng Hồ Chí Minh:
Trang 7Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 2011) nêukhái niệm “Tư tưởng Hồ Chí Minh” như sau:
“ Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về nhữngvấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sángtạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triểncác giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; làtài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soiđường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi”
Khái niệm trên đây chỉ rõ nội hàm cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh, cơ sở hìnhthành cũng như ý nghĩa của tư tưởng đó Một là, khái niệm này đã nêu rõ bản chấtkhoa học và cách mạng cũng như nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh Hai
là, nêu lên cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Mác- Lênin – giá trị
cơ bản nhất trong quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng đó; đồng thời tưtưởng Hồ Chí Minh còn bắt nguồn từ việc Hồ Chí Minh tiếp thu các giá trị truyềnthống tốt đẹp cả dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.Ba là, khái niệm đó đã nêulên ý nghĩa của tư tưởng HồChí Minh, khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sảntinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho
sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta Cùng với chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng HồChí Minh là một bộ phận cấu thành làm nên nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam chohành động của Đảng và cách mạng Việt Nam
II CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH:
1 Cơ sở thực tiễn:
a, Thực tiễn Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX:
- Thực tiễn cách mạng Việt Nam là minh chứng rõ ràng và đắt giá nhất cho tư tưởngđại đoàn kết dân tộc của chủ tịch Hồ Chí Minh Cuối thế kỉ XIX, dưới ách đô hộcủa Pháp đã bùng nổ hàng loạt phong trào yêu nước dưới các hình thức khác nhaudiễn ra liên tiếp Sự nối tiếp của phòng trào chống Pháp của nhân dân ta đã chứng tỏtinh thần yêu nước, sự đoàn kết và ý chí quật cường của dân tộc ta không bao giờchịu khuất phục trước kẻ thù Tiêu biểu cho phong trào yêu nước của nhân dân ta là
Trang 8hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,… cùng với các văn thân
sĩ phu yêu nước Thế nhưng, trước sự thất bại của phong trào Cần Vương vào cuốithế kỉ XIX đã chứng tỏ sự bế tắc, khủng hoảng lớn trong đường lối cứu nước Thựctiễn Việt Nam cuối XIX đầu XX đã chứng minh cho tinh thần yêu nước, chống giặcngoại xâm của nhân dân ta dù trong hoàn cảnh nào cũng thể hiện tinh thần đoàn kếtdân tộc kiên cường, luôn hiện hữu trong mỗi người dân Việt Nam Chính những sựthất bại đã minh chứng rằng cần có một lực lượng cách mạng tiên tiến và đường lốiđấu tranh đúng đắn, đó chính là động lực, cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.Trong quá trình ba mươi năm bôn ba nước ngoài tìm con đường cứu nước đúng đắn.Người đã đi qua rất nhiều đất nước tìm hiểu khảo nghiệm thực tiễn, giúp người hiểuđược rằng một sự thật: “ Các dân tộc thuộc địa tiềm ẩn một sức mạnh vĩ đại, songcuộc đấu tranh của ho chưa có sự liên kết chặt chẽ với giai cấp công nhân ở cácnước tư bản đế quốc, chưa có tổ chức và chưa biết tổ chức…”
b Thực tiễn thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
- Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnhtranh sang giai đoạn độc quyền Các đế quốc đua nhau xâm lược các nước châu Á,châu Phi và Mỹ la tinh Sự xâm lược và bóc lột thực dân làm cho nhân dân cácthuộc địa rất khổ cực Mâu thuẫn giữa các đế quốc với các dân tộc thuộc địa và mâuthuẫn giữa các đế quốc với nhau rất gay gắt Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc đãdẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 — 1918); để lại cho nhân dân thế giớinhững hậu quả rất nặng nề Thực dân Pháp trút gánh nặng, tăng cường bóc lột, đàn
áp cách mạng các nước thuộc địa
Đầu thế kỷ XX, V.I Lênin (1870 - 1924) đã bảo vệ và phát triển học thuyết Mác,đưa ra lý luận về đảng vô sản kiểu mới của giai cấp công nhân, về cách mạng vô sảntrong điều kiện chủ nghĩa đế quốc; về nhiệm vụ kinh tế và chính trị trong xây dựngchủ nghĩa xã hội Sự phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã thúc đẩy phong tràocách mạng thế giới phát triển Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917làm rung chuyển thế giới, thức tỉnh hàng triệu người, mở ra thời đại cách mạngchống đế quốc và giải phóng dân tộc Cách mạng tháng Mười Nga đã mở đường
Trang 9đưa Hồ Chí Minh đến bước ngoặc quyết định trong việc chọn con đường cứu nướctrong việc chọn con đường cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam.
Tháng 3/1919, Quốc tế Cộng sản, trung tâm lãnh đạo phong trào cách mạng thế giớiđược thành lập, thúc đẩy sự ra đời các đảng cộng sản và dẫn đến cao trào cách mạngthế giới (1919 - 1923) Tháng 7/1920 V.I Lênin gửi tới tới các Đảng Cộng sản Sơthảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa TạiPháp, Nguyễn Ái Quốc được đọc và tìm thấy ở bàn Luận cương của Lênin conđường cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam
Cuộc cách mạng Tân Hợi (10/1911) ở Trung Quốc, công cuộc Canh tân đất nướccủa Nhật Bản cuối thế kỷ XIX; phong trào “bất bạo động“ của Đảng Quốc Đại ở Ấn
Độ lãnh đạo những năm đầu thế kỷ XX đã ảnh hưởng đến tư tưởng, thu hút sự quantâm của nhiều người yêu nước Việt Nam
2 Cơ sở lý luận:
a Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam:
- Tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường đấu tranh cách mạng là truyền thống tạo cơ
sở cho hoạt động cứu nước và xây dựng đất nước của người Việt Nam nói chung và
Hồ Chí Minh nói riêng Chính lòng yêu nước đã thôi thúc Người đi tìm đường cứunước và ý chí kiên cường đã giúp Người vượt qua khó khăn gian khổ để thực hiệnmục tiêu của mình Tinh thần lạc quan yêu đời giúp người Việt Nam có niềm tin sứcmạnh vào bản thân mình, tin vào thắng lợi của chính nghĩa Truyền thống này cóảnh hưởng quan trọng đến Hồ Chí Minh, luôn tin tưởng vào thắng lợi của cáchmạng Việt Nam dù nhất thời còn nhiều khó khăn, gian khổ Tinh thần cần cù, dũngcảm, thông minh sáng tạo trong sản xuất và chiến đấu Với tinh thần hiếu học, cầutiến, người Việt Nam luôn tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại trên cơ sởgiữ vững bản sắc dân tộc của mình Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát huy truyềnthống này trong quá trình tiếp thu văn hóa phương Đông và phương Tây.Hồ ChíMinh đã kế thừa truyền thống tình thần nhân nghĩa, đoàn kết, tương thân tương áihoàn thành từ trong tư tưởng và thực tiễn đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên vàchống giặc ngoại xâm của dân tộc ta
Trang 10Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
b Tinh hoa văn hóa nhân loại
- Tinh hoa văn hóa phương Đông: Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát triển các tưtưởng của Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo để giải quyết vấn đề thực tiễn của cáchmạng Việt Nam hiện đại Ngoài ra,trong các bài nói, bài viết, Hồ Chí Minh còn chú
ý kế thừa, phát triển nhiều ý tưởng của các trường phái khác nhau trong các nhà tưtưởng, của các chủ nghĩa phương Đông cổ đại khác như Mặc Tử, Hàn Phi Tử, QuảnTử,chủ nghĩa Găng đi, chủ nghĩa Tam dân,…
- Tinh hoa văn hóa phương Tây: Trong hành trình cứu nước bôn ba nước ngoài,Người đã nghiên cứu lý luận, tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa nhân loại tạinhững trung tâm chính trị kinh tế văn hóa lớn ở các cường quốc trên thế giới bằngngôn ngữ nước họ Tiếp thu những tinh hoa, phát triển theo hướng đúng đắn nhằmxây dựng tư tưởng Hồ Chí Minh có giá trị cao cả đến hiện nay
c Chủ nghĩa Mác – Lênin:
- Tính hiện thực của học thuyết Mác – Lenin Hồ Chí Minh đã có duyên đến với họcthuyết để rồi từ đó tìm ra con đường cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc, giảiphóng giai cấp, giải phóng con người Chủ nghĩa Mác – Lenin là cơ sở lí luận trựctiếp, quyết định bản chất của tư tưởng Hồ Chí Minh Các tác phẩm và phương phápcủa Hồ Chí Minh dựa trên thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác –Lenin.Hồ Chí Minh đã có những luận điểm bổ sung, phát triển sáng tạo chủ nghĩaMác – Lênin Tư tưởng Hồ Chí Minh là một bước nhảy vọt trong lịch sử tư tưởngViệt Nam
3 Nhân tố chủ quan Hồ Chí Minh:
a Phẩm chất Hồ Chí Minh :
- Hồ Chí Minh với tư duy độc lập, sáng tạo, cộng với đầu óc phê phán tinh tưởng,sáng suốt trong việc nhận xét, đánh giá sự vật sự việc xung quanh Người có bảnlĩnh kiên đinh, luôn tin vào nhân dân; khiêm tốn, bình dị, ham học hỏi; nhạy bén vớicái mới, có phương pháp biện chứng, có đầu óc thực tiễn Kiên trì, khổ công học
Trang 11tập, không ngại khó học tập tri thức nhân loại, lag nhà yêu nước chân chính, mộtchiến sĩ cộng sản trung thành cách mạng, sẵn sàng hi sinh cho độc lập, tự do của Tổquốc, hạnh phúc của đồng bào.Những phẩm chất cá nhân đó là một nhân tố quyếtđịnh những thành công sáng tạo của Hồ chí Minh trong hoạt động lý luận và thựctiễn không vì cho sự nghiệp riêng của mình mà vì cả dân tộc Việt Nam và nhân loại.
b Tài năng hoạt động, tổng kết thực tiễn phát triển lý luận :
- Hồ Chí Minh không ngừng quan sát thực tiễn, nhận xét thực tiễn nhằm làm phongphú sự hiểu biết của mình , đồng thời hình thành những cơ sở quan trọng để tạodựng nên những thành công cho các lý luận tư tưởng của Người về sau Người đãkhám phá những quy luận vận động xã hội, đời sống văn hóa và các cuộc đấu tranhcủa dân tộc trong hoàn cảnh cụ thể để khái quát thành lý luận để chỉ đạo thực tiễn
và kiểm nghiệm thực tiễn.Những phẩm chất cá nhân cùng những hoạt động thựctiễn phong phú trên nhiều lĩnh vực khác nhau ở trong nước và trên thế giới là nhân
tố chủ quan hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh
III TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC
1 Một là, Hồ Chí Minh đưa ra quan niệm về đại đoàn kết, đại đoàn kết toàndân tộc:
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc là một bộ phận quan trọng hợpthành trong hệ thống tư tưởng của Người về những vấn đề cơ bản của cách mạngViệt Nam Nghiên cứu toàn bộ di cảo của Người có thể nhận thấy cụm từ “đoànkết” được Người nhắc tới hơn hai ngàn lần và cụm từ “đại đoàn kết” được Ngườinhắc tới hơn tám mươi lần, điều đó nói lên sự quan tâm đối với vấn đề đoàn kết ởmọi điều kiện, mọi hoàn cảnh của lịch sử, đồng thời tỏ rõ tầm chiến lược tư tưởngđoàn kết của Người Đoàn kết có thể hiểu một cách đơn giản là sự tập hợp, kếtthành một khối thống nhất, cùng hoạt động vì một mục đích chung nào đó Còn đạiđoàn kết là đoàn kết rộng rãi tức muốn nhấn mạnh tới thành phần, quy mô, lựclượng của khối đoàn kết
Đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh là đại đoàn kết các dân tộc, tôn giáo,giai cấp, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng của đất nước, đoàn kết mọi thành viên