1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận Dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Nhà Nước Dân Chủ Vào Xây Dựng Ý Thức Dân Chủ Cho Sinh Viên Trường Đại Học Bách Khoa -Đhqg Hcm Trong Giai Đoạn Hiện Nay.pdf

33 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vận Dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Nhà Nước Dân Chủ Vào Xây Dựng Ý Thức Dân Chủ Cho Sinh Viên Trường Đại Học Bách Khoa -Đhqg Hcm Trong Giai Đoạn Hiện Nay
Tác giả Nguyễn Thiên Trang, Nguyễn Châu Nhả Trang, Nguyễn Thị Thùy Trang, Phan Thị Thùy Trang, Lê Minh Thành Trí
Người hướng dẫn TS. Phan Duy Anh
Trường học Đại học quốc gia tp. Hồ Chí Minh
Thể loại bài tập lớn
Năm xuất bản 2023
Thành phố tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

Đồng thời là người hướng dẫn nhân dân, nhà nước phải còn biết kết hợp giữa lợi íchtrước mắt và lợi ích lâu dài, lợi ích của Trung ương và lợi ích của địa phương,lợi ích của các ban,ngành

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

_

BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH HỌC KỲ 222/ NĂM HỌC 2022-2023

LỚP: L08

NHÓM: 24

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS PHAN DUY ANH

Tp Hồ Chí Minh - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA _

CHỦ ĐỀ 4 VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC DÂN CHỦ VÀO XÂY DỰNG Ý THỨC DÂN CHỦ CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA -ĐHQG HCM TRONG GIAI

ĐOẠN HIỆN NAY

Danh sách thành viên nhóm :

1.Nguyễn Thiên Trang – 1910622

2.Nguyễn Châu Nhả Trang – 2010712

3.Nguyễn Thị Thùy Trang – 2014802

4.Phan Thị Thùy Trang – 2010714

5.Lê Minh Thành Trí - 1915654

Tp Hồ Chí Minh - 2023

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH ẢNH 1

MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG 3

Chương 1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước dân chủ 3

1.1 Bản chất giai cấp của Nhà nước 3

1.2 Nhà nước của Nhân dân 4

1.3 Nhà nước do Nhân dân 4

1.4 Nhà nước vì Nhân dân 5

Chương 2 Thực trạng ý thức dân chủ của sinh viên Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG HCM 7

2.1 Mặt tích cực 7

2.2 Mặt hạn chế 13

2.3 Nguyên nhân 17

2.3.1 Nguyên nhân mặt tích cực 17

2.3.2 Nguyên nhân mặt hạn chế 18

Chương 3 Gỉai pháp xây dựng ý thức dân chủ cho sinh viên Trường Đại học Bách Khoa-ĐHQG HCM theo tinh thần tư tưởng Hồ Chí Minh 20

3.1 Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước dân chủ 20

3.2 Một số giải pháp xây dựng ý thức dân chủ cho sinh viên Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG HCM theo tinh thần tư tưởng Hồ Chí Minh 24

KẾT LUẬN 27

TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

Trang 4

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Trang 5

MỞ ĐẦU

Tư tưởng Hồ Chí Minh mang lại những giá trị mà nhân dân và nhà nước tavận dụng trong suốt chiều dài lịch sử giành lại độc lập và xây dựng phát triểnđất nước Tư tưởng của Người về Nhà nước Dân chủ được vận dụng trongnhiều lĩnh vực đời sống mà nếu nói đến có thể dễ dàng bắt gặp được biểu hiện

sự vận dụng đó Với vai trò là những sinh viên thuộc Trường Đại học BáchKhoa-ĐHQG TP HCM, bản thân mỗi sinh viên cũng có quyền hiểu rõ, khaithác được những giá trị của Người và vận dụng điều đó trong chính thực tiễnmôi trường đang sinh sống, học tập Với quan điểm đó, sự nghiên cứu tìm hiểucũng như đào sâu tư tưởng của Người để thấy rõ được sự vận dụng tư tưởng

Hồ Chí Minh về Nhà nước Dân chủ vào xây dựng ý thức của sinh viên tạitrường chính là mục tiêu được đặt ra và lý do nhóm chọn đề tài này

Trang 6

NỘI DUNG

Chương 1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước dân chủ

1.1 Bản chất giai cấp của Nhà nước

Theo quan điểm của Hồ Chí Minh thì Đảng cộng sản Việt Nam là Đảngcủa giai cấp công nhân, đội tiên phong của giai cấp công nhân đại diện cho ýchí, quyền lợi nguyện vọng của giai cấp công nhân

Trước hết, Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lê nin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉnam cho mọi hoạt động Tuy nhiên, một số vấn đề cũng được Hồ Chí Minh đặt

ra khi xác định chủ nghĩa Mác – Lênin là nền tảng tư tưởng của Đảng: Phải có

sự sáng tạo, chọn lọc khi vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, phù hợp với từngđối tượng, hoàn cảnh, tránh rập khuôn, máy móc; đi cùng với việc vận dụngsáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin thì Hồ Chí Minh cũng đề cập đến vấn đề tăngcường đấu tranh chống các thế lực thù địch để bảo vệ sự trong sáng chủ nghĩaMác – Lênin

Bản chất giai cấp công nhân của Đảng còn thể hiện trong mục tiêu, lýtưởng của Đảng đó là giải phóng dân tộc và đưa đất nước đi lên xây dựng chủnghĩa xã hội Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là lật đổ chủ nghĩa tưbản và xây dựng chế độ xã hội mới - chế độ xã hội chủ nghĩa Vấn đề dân tộc

là vấn đề cần được giải quyết hàng đầu để giành được quyền lợi của giai cấpmình đối với giai cấp công nhân Việt Nam, với đặc thù xã hội Việt Nam là xãhội thuộc địa nửa phong kiến thì mâu thuẫn dân tộc nổi lên hàng đầu Vì vậy,việc thực hiện mục tiêu lý tưởng đưa cách mạng giải phóng dân tộc đến thắnglợi và đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội chính là sứ mệnh lịch sử của giaicấp công nhân Việt Nam

Đảng cộng sản Việt Nam được xây dựng theo những nguyên tắc Đảng kiểumới của giai cấp công nhân Theo Hồ Chí Minh, để Đảng Cộng sản Việt Namthực sự là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất và mạnh mẽ của những người cộngsản thì Đảng đó phải được xây dựng theo những nguyên tắc của Đảng kiểumới của giai cấp công nhân

Trang 7

1.2 Nhà nước của Nhân dân

Nhà nước của dân, là Nhà nước trong đó dân là chủ, dân làm chủ; dân làngười có địa vị cao nhất, có quyền quyết định những vấn đề quan trọng củađất nước Hồ Chí Minh luôn luôn khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ, baonhiêu quyền hạn là của dân; mọi quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”.Trong nhà nước ta, dân là chủ thể của quyền lực nhà nước, do đó ngườicầm quyền, cán bộ công chức nhà nước chỉ là người được dân ủy quyền cóđiều kiện và có thời hạn để gánh vác, giải quyết những công việc chung củađất nước, do đó theo Hồ Chí Minh cán bộ công chức nhà nước là công bộc,đầy tớ của dân Và vì vậy bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến

và kinh nghiệm của dân

Làm công bộc, đầy tớ của dân là một trách nhiệm rất vẻ vang, nhưng cũngrất khó khăn, nặng nề Muốn vậy người cầm quyền cần phải gần dân, sát dân,hiểu dân, tin dân và phải biết sử dụng sức mạnh to lớn của nhân dân, tácphong của người cầm quyền phải: “óc nghĩ, mắt thấy, tai nghe, chân đi, miệngnói, tay làm chứ không phải nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh Họ phải thậtthà nhúng tay vào việc”

Từ quan niệm về vị thế của người cầm quyền, Hồ Chí Minh tự ý thức vị trícủa mình trước nhân dân, người nói ở nước ta, từ Hồ Chủ tịch trở xuống làđầy tớ của dân, dân đặt ở đâu thì làm ở đó, người làm Chủ tịch nước cũng lànhờ sự trao quyền ủy thác của dân và khẳng định “khi nào đồng bào bảo tôi luithì tôi vui lòng lui”

1.3 Nhà nước do Nhân dân

Nhà nước là do nhân dân bầu ra các cơ quan nhà nước

– Nhà nước là do nhân dân tổ chức thông qua việc trực tiếp hoặc gián tiếpbầu ra các cơ quan nhà nước Các đại biểu do nhân dân bầu ra chỉ là nhữngngười được sự ủy quyền của nhân dân nên chỉ là “công bộc”, là “đầy tớ” củadân Nhà nước phải chịu trách nhiệm trước nhân dân và nhân dân có quyền bãi

Trang 8

miễn các đại biểu không còn xứng đáng với sự ủy quyền, sự tín nhiệm củanhân dân.

Trên cơ sở đó, ngày 6-1-1946 lần đầu tiên trong lịch sử của dân tộc ta tất cảmọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên không phân biệt nam, nữ, tôn giáo, đảngphái, dân tộc… được cầm lá phiếu của mình để bầu ra những đại biểu ưu túnhất vào trong bộ máy của Nhà nước

Nhà nước là do nhân dân ủng hộ, đóng thuế

– Nhà nước do nhân dân ủng hộ, đóng thuế để “nuôi”, giám sát hoạt độngcủa các nhân viên và cơ quan nhà nước

Nhà nước là do nhân dân phê bình, xây dựng, giúp đỡ

– Nhân dân phê bình, xây dựng, giúp đỡ để cho Nhà nước ngày càng trongsạch, vững mạnh hơn

– Nhà nước vì nhân dân là nhà nước phục vụ cho lợi ích và đáp ứng tốtnhất những nguyện vọng chính đáng của nhân dân “Vì con người, cho conngười và bảo vệ con người” là mục tiêu cao nhất của mọi chính sách, quy địnhpháp luật và hoạt động của nhà nước Nhà nước phải liêm chính, phải kiến tạo

sự phát triển và bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước

– Cán bộ, công chức, viên chức của Nhà nước vừa là đầy tớ, vừa là ngườilãnh đạo, hướng dẫn nhân dân hoạt động nên phải luôn tôn trọng nhân dân, tậntụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu

sự giám sát của nhân dân; phải thực sự trong sạch, cần, kiệm, liêm, chính, chícông, vô tư, không có đặc quyền, đặc lợi

1.4 Nhà nước vì Nhân dân

Nhà nước vì dân, theo Hồ Chí Minh, là nhà nước phục vụ nhân dân, đemlại lợi ích cho nhân dân Điều này được Người giải thích rõ trên các phươngdiện:

Trang 9

- Nhà nước phục vụ nhân dân, nghĩa là nhà nước đó được tổ chức và hoạtđộng theo một mục tiêu duy nhất không ngừng cải thiện và nâng cao đời sốngcủa nhân dân Đúng với phương châm "Việc gì có lợi cho dân phải hết sứclàm, việc gì có hại đến dân phải hết sức tránh" Cải thiện và nâng cao đời sốngcho nhân dân là cơ sở hàng đầu đánh giá hiệu quả hoạt động của bộ máy nhànước và năng lực của đội ngũ cán bộ công chức nhà nước.- Nhà nước vì dân lànhà nước biết chăm lo mọi mặt đời sống của nhân dân, trước hết là thỏa mãncác nhu cầu thiết yếu nhất: làm cho dâncó ăn; làm cho dân có mặc; làm chodân có chỗ ở; làm cho dân được học hành; làm cho dân có điều kiện khámchữa bệnh, chăm sóc sức khỏe Nhà Nước chăm lo cho dân không phải làmthay dân mà là hướng dẫn dân tự chăm lo đời sống của mình Ngay sau buổi ramắt Chính phủ thì Hồ Chí Minh đã yêu cầu Chính phủ phải quan tâm đến đờisống của nhân dân, Người nói: nếu dân đói thì Đảng và Chính phủ có lỗi; dândốt Đảng và Chính phủ có lỗi; dân rét Đảng và Chính phủ có lỗi Chính sáchcủa Chính phủ chỉ có 4 điều là:làm sao cho dân có ăn; làm cho dân có mặc;làm cho dân có chỗ ở; làm cho dân được học hành.

- Đối với cán bộ, đảng viên, nhân viên nhà nước, Người gọi đó là“côngbộc” của dân, cách gọi ấy thật là dân dã mà sâu sắc - Bên cạnh việc đem lạilợi ích cho dân, chăm lo mọi mặt đời sống nhân dân, nhà nước phải biết kếthợp, điều chỉnh các loại lợi ích khác nhau giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội,các bộ phận dân cư để luôn được mọi người dân ủng hộ, xây dựng Đồng thời

là người hướng dẫn nhân dân, nhà nước phải còn biết kết hợp giữa lợi íchtrước mắt và lợi ích lâu dài, lợi ích của Trung ương và lợi ích của địa phương,lợi ích của các ban,ngành, các chủ thể xã hội, làm sao để bất kỳ ai cũng thấyđược nhà nước là người đại diện cho lợi ích chân chính của họ.- Điều đặc biệtquan trọng mà Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh là để phục vụ tốt nhân dân, vìdân, nhà nước phải thực sự liêm khiết, trong sạch, tránh quan liêu, thamnhũng, đặc quyền, đặc lợi, phải loại hết "các ông quan cách mạng" ra khỏi bộmáy nhà nước Người căm ghét thói cậy quyền, cậy thế, chia rẽ, kiêu ngạo,tham ô, lãng phí, quan liêu, móc ngoặc, tham nhũng… vì nó “là kẻ thù củanhân dân, của dân tộc, của Chính phủ Nó là kẻ thù khá nguy hiểm, vì nó

Trang 10

không mang gươm súng,nó nằm trong tổ chức của ta, nó là giặc nội xâm đểlàm hỏng công việc của ta” Người dạy: “Cơm của chúng ta ăn, áo của chúng

ta mặc, vật liệu chúng ta dùng đều là mồ hôi nước mắt của nhân dân mà ra Vìvậy, chúng ta phải đền ơn xứng đáng cho nhân dân Chớ vác mặt làm quancách mạng để dân ghét, dân khinh, dân không ủng hộ”

Chương 2 Thực trạng ý thức dân chủ của sinh viên Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG HCM

2.1 Mặt tích cực

Trong thời đại phát triển và đổi mới của đất nước, sinh viên đóng vai tròquan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của xã hội Sinh viên là nhữngngười trẻ tuổi đang được đào tạo để trở thành những nhà lãnh đạo, những nhàquản lý và những công dân có trách nhiệm trong xã hội Sinh viên là tầng lớptiên phong của xã hội và có trách nhiệm cao trong việc xây dựng một xã hộidân chủ, công bằng và tiến bộ Họ là những người trẻ tuổi, năng động, sángtạo và có óc quan sát nhạy bén Với sự tích cực và chủ động, sinh viên có thểđưa ra những ý tưởng mới, phản ánh ý kiến của cộng đồng và đóng góp ý kiếnvào quá trình ra quyết định của các cấp chính quyền Họ là những người cókiến thức, có cơ hội tiếp cận với các thông tin mới nhất, có thể truyền đạtthông tin đến cho cộng đồng và giúp người dân hiểu rõ hơn về các vấn đềquan trọng của đất nước Sinh viên có vai trò to lớn trong việc bảo vệ và xâydựng nền dân chủ của đất nước Với những vai trò đó, ý thức của sinh viên nóichung và sinh viên trường Đại học Bách khoa-ĐHQG TP.HCM nói riêng làcực kì quan trọng Nhìn chung ý thức dân chủ của sinh viên trường Đại họcBách khoa-ĐHQG TP.HCM gồm có những mặt tích cực sau

Trang 11

Hình 2.1 Đồ thị thể hiện sự quan tâm của Sinh viên Bách Khoa với quyền

“Dân chủ”

Khoảng 88% sinh viên đã cho rằng họ quan tâm đến quyền "Dân chủ" củasinh viên Điều này cho thấy rằng sinh viên tại trường đại học Bách Khoađánh giá cao quyền "Dân chủ" của mình, đồng thời nhận thức được tầm quantrọng của quyền "Dân chủ" đối với sự tự do và công bằng trong học tập vàcuộc sống sinh viên Họ hiểu rằng quyền "Dân chủ" đóng vai trò quan trọngtrong việc bảo vệ quyền lợi và trách nhiệm của sinh viên, đồng thời đảm bảomột môi trường học tập và làm việc công bằng và chất lượng Điều này cũngcho thấy rằng sinh viên đã được giáo dục và trang bị kiến thức về quyền "Dânchủ" và cách thể hiện, bảo vệ quyền này trong môi trường học tập Họ chủđộng tìm hiểu về các vấn đề chính trị và tham gia vào các hoạt động có tínhdân chủ cao, đóng góp cho xã hội và làm chủ tương lai của mình

Hình 2.2 Đồ thị thể hiện mức độ hiểu của Sinh viên Bách Khoa về biểu

hiện của quyền “Dân chủ”

Hầu hết các sinh viên đã đưa ra những câu trả lời tích cực và đúng đắn vềquyền "Dân chủ" của sinh viên Các câu trả lời đa dạng nhưng có thể tóm tắtthành một số ý chính như sau:

- Quyền được tự do ngôn luận và biểu đạt ý kiến

- Quyền được tự do hội họp, tổ chức các hoạt động đoàn thể, câu lạc bộ

- Quyền được tham gia vào quy trình quản trị, ra quyết định tại trường học

- Quyền được giáo dục và truyền thông đầy đủ, chính xác, công bằng

Trang 12

- Quyền được tôn trọng, không bị kỳ thị, phân biệt đối xử.

Điều này cho thấy rằng sinh viên tại trường đại học Bách Khoa có nhậnthức tốt về quyền "Dân chủ" của mình và có thể liệt kê được những quyền đómột cách chính xác và đầy đủ Từ đó, ta có thể kết luận rằng sinh viên tạitrường đại học Bách Khoa có một mặt tích cực về nhận thức "Dân chủ" Sinhviên ý thực được quan hệ giữa cá nhân và xã hội, và nhận thức về tầm quantrọng của việc tham gia và đóng góp vào việc xây dựng và phát triển chính trị,kinh tế và xã hội của đất nước Sinh viên trường Đại học Bách khoa-ĐHQGTP.HCM nhận thức về vai trò của mình là một công dân trách nhiệm, họ hiểu

rõ tầm quan trọng của việc tham gia và đóng góp vào các quyết định chính trịcủa đất nước Họ cũng có nhận thức về quyền lợi và trách nhiệm của mìnhtrong việc đóng góp và phát triển xã hội Sinh viên thường tham gia tích cựcvào các hoạt động xã hội, tình nguyện,họ thường cùng với nhau thảo luận vềcác vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội cùng với việc tìm kiếm giải pháp phùhợp Họ cũng thường xuyên đóng góp ý kiến trong việc xây dựng và phát triểnmôi trường học tập và làm việc có thể kể đến bằng việc thực hiện khảo sátchất lượng giảng dạy và cơ sở vật chất về mỗi môn học sau mỗi học kì giúpcải thiện chất lượng học tập tại Trường Đại học Bách Khoa- ĐHQG TP.HCM.Ngoài ra sinh viên còn được tự do tham gia các hoạt động xã hôi- phong trào,câu lạc bộ của khoa, trường tổ chức Sinh viên trường Đại học Bách khoa-ĐHQG TP.HCM ý thức được về quyền tự do ngôn luận, tức là quyền được tự

do biểu đạt ý kiến, suy nghĩ, đóng góp ý kiến một cách công khai và tự do màkhông bị hạn chế hay bị giám sát Với ý thức tích cực về cảm giác tự do ngônluận, sinh viên có thể tự tin thể hiện quan điểm của mình một cách rõ ràng và

tự do, tham gia các cuộc thảo luận về các vấn đề quan trọng và thể hiện ý kiếncủa mình về các chính sách và quyết định quan trọng của trường, cũng như xãhội nói chung Điều này đóng góp tích cực cho việc phát triển một môi trườnghọc tập và làm việc tích cực, nơi mọi người được khuyến khích thể hiện quanđiểm của mình một cách rõ ràng và tự do Hơn nữa, khoảng 70% sinh viên còncho rằng quyền "Dân chủ" của sinh viên bao gồm quyền tự do tín ngưỡng vàquyền tự do tư tưởng Điều này cũng cho thấy nhận thức của sinh viên về

Trang 13

quyền "Dân chủ" có phần đa dạng và phong phú hơn, không giới hạn chỉ trongmột số quyền nhất định mà còn bao gồm nhiều quyền lợi khác.

Hình 2.3 Đồ thị thể hiện mức độ “Dân chủ” của Sinh viên Bách Khoa

đó Tỷ lệ này khá cao (72% và 88%), cho thấy rằng sinh viên có ý thức vềquyền tự do ngôn luận và khả năng thể hiện quan điểm của mình một cáchtrung thực và thẳng thắn,có tinh thần đồng đội và trách nhiệm cao trong côngviệc nhóm và sẵn sàng đưa ra ý kiến để giải quyết vấn đề nếu gặp phải

Trang 14

Hình 2.5 Đồ thị thể hiện cảm nhận mức độ “Dân chủ” của Sinh viên với

Trường ĐH Bách Khoa-ĐHQG TP HCM

Câu hỏi này cho thấy sự quan tâm của sinh viên đến việc trường có đápứng được nhu cầu và mong muốn của sinh viên hay không, đồng thời cũngcho phép đánh giá sự hài lòng của sinh viên đối với chính sách của trường đạihọc Từ kết quả khảo sát, có thể thấy rằng: 65% sinh viên cho rằng chính sáchcủa trường phản ánh đúng nhu cầu và mong muốn của sinh viên

Hình 2.6 Đồ thị thể hiện ảnh hưởng ý kiến của Sinh viên Bách Khoa đối với quyết định của Trường ĐH Bách Khoa-ĐHQG TP HCM

Câu hỏi này cũng cho thấy một mặt tích cực về nhận thức "dân chủ" củasinh viên tại trường đại học Bách Khoa Từ kết quả khảo sát, có đến 78% sinhviên cho rằng việc đưa ra ý kiến của sinh viên về các chính sách của trường có

Trang 15

thể ảnh hưởng đến quyết định của trường Điều này cho thấy sinh viên có nhậnthức rõ về tầm quan trọng của quyền lợi và ý kiến của mình trong quyết địnhchính sách của trường Bên cạnh đó, có thể thấy được một sự quan tâm và tìnhthế chung của sinh viên tại trường đại học Bách Khoa đối với việc tham gia vàđóng góp vào quyết định của trường, từ đó đóng góp vào sự phát triển củatrường đại học Bách Khoa.

Hình 2.7 Đồ thị thể hiện cảm nhận của Sinh viên Bách Khoa về mức độ

đáp ứng quyền “Dân chủ” tại trường

Câu hỏi "Bạn cảm thấy quyền "dân chủ" của sinh viên có được đáp ứng tạitrường Đại học Bách khoa-ĐHQG TP.HCM hay không?" trong khảo sát này

có mặt tích cực bởi vì nó khảo sát ý kiến của sinh viên về mức độ đáp ứngquyền "dân chủ" tại trường Đại học Bách khoa - ĐHQG TP.HCM Việc quantâm đến mức độ đáp ứng này là rất quan trọng để đảm bảo sự tự do và côngbằng trong việc giáo dục và học tập tại trường đại học Ngoài ra, việc khảo sát

ý kiến của sinh viên cũng cho phép trường đại học có thể đánh giá lại chínhsách và hoạt động của mình, từ đó cải thiện và đáp ứng tốt hơn nhu cầu củasinh viên Ở câu hỏi này, chúng ta có thể phân tích mặt tích cực từ câu trả lời

"Có" và "Không" Nếu sinh viên trả lời "Có", có nghĩa là họ cảm thấy quyềndân chủ của sinh viên được đáp ứng đầy đủ tại trường Đại học Bách khoa-ĐHQG TP.HCM Điều này cho thấy sự hài lòng và tin tưởng của sinh viên đốivới trường và tín nhiệm vào việc quản lý của trường Khảo sát có số lượngsinh viên trả lời "Có" chiếm đa số, điều này sẽ là một mặt tích cực về quản lýcủa trường

Trang 16

Hình 2.8 Hình ảnh thể hiện đề xuất Sinh viên Bách Khoa đối với việc nâng

cao quyền “Dân chủ” tại trường

Việc có nhiều ý kiến được đóng góp cho thấy sự quan tâm và tinh thần chủđộng của sinh viên trong việc đề xuất giải pháp để nâng cao quyền "Dân chủ"tại trường Điều này cho thấy rằng sinh viên không chỉ đặt mình vào vị trí làngười nhận thông tin mà còn tích cực tham gia vào quá trình cải thiện chấtlượng giáo dục và quản lý tại trường Đây là một mặt tích cực vì nó thể hiện

sự tinh thần đóng góp và ý chí cải thiện từ cộng đồng sinh viên

2.2 Mặt hạn chế

Thứ nhất, hiện nay dân chủ đã trở thành một khái niệm quen thuộc trong

xã hội Tuy nhiên, khái niệm dân chủ đối với sinh viên vẫn còn rất mơ hồ,chưa đầy đủ thông qua khảo sát thì có đến 68,4% hiểu ít về quyền dân chủ lànhư thế nào, bên cạnh đó thì cũng có một số ít sinh viên vẫn chưa hiểu thế nào

là dân chủ

Ngày đăng: 08/03/2024, 16:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w