Tùy thuộc vào phạm vi; đối tượng; lĩnh vực nghiên cứu, thuật ngữ “môi trường” cũng được định nghĩa khác nhau.Theo nghĩa rộng “môi trường là tập hợp các điều kiện, hiện tượng bên ngoài ả
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU… 1
PHẦN NỘI DUNG 2
Chương I 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG 2
1.1 Một số khái niệm 2
1.1.1 Khái niệm “Môi trường” 2
1.1.2.Khái niệm “Ô nhiễm môi trường” 3
1.1.3.Phân loại “Ô nhiễm môi trường” 4
1.2.Chức năng của môi trường 4
1.2.1 Không gian sống 4
1.2.2 Cung cấp tài nguyên cần thiết 4
1.2.3 Chứa đựng, phân hủy chất thải 4
1.2.4 Lưu trữ, cung cấp thông tin cho con người 5
1.2.5 Bảo vệ con người và sinh vật 5
Tiểu kết chương I 5
Chương II 5
THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ, KHẮC PHỤC 6
2.1.Giới thiệu khái quái về Việt Nam 6
2.2.Thực trạng ô nhiễm môi trường và giải pháp 6
2.2.1.Ô nhiễm không khí 6
2.2.2.Ô nhiễm môi trường đất 10
Trang 32.2.3.Ô nhiễm môi trường nước 13
2.3.Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường Việt Nam 17
Tiểu kết chương II 17
KẾT LUẬN 17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
DANH MỤC BẢNGY Bảng 2 1: Chỉ số đánh giá chất lượng không khí theo QĐ 1459/QĐ-TCMT ngày 12/11/2019 của Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường 6
Bảng 2 2: Xếp hạng thành phố ô nhiễm nhất tại Việt Nam 7
DANH MỤC SƠ ĐỒ Biểu đồ 2 1: Cơ cấu sử dụng đất tại Việt Nam năm 2020 10
Biểu đồ 2 2: Tổng lượng dòng chảy năm (nguồn: cục quản lý tài nguyên nước) 14
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Từ xa xưa, con người luôn khao khát nắm giữ, thống trị thiên nhiên nên đã khai thác triệt để các giá trị, nguồn lợi từ thiên nhiên như tài nguyên, khoáng sản,… để tạo nên những công trình kỳ vĩ, đánh dấu bước ngoặt khẳng định giá trị con người Thời kỳ hoàng kim của nhân loại mở ra khi sức sản xuất của xã hội không ngừng được mở rộng, nền kinh tế không ngừng tăng tốc và phát triển nhanh chóng Nhưng chưa được bao lâu, sau sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế lànhững cú trượt dài của hàng loạt các vấn đề:” cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, bùng nổ dân số… đang diễn ra thường xuyên ở nhiều nơi trên thế giới Đây là vấn đề mang tính chất toàn cầu, đáng lo ngại đặc biệt là” ô nhiễm môi trường” đòi hỏi sự chung tay, cùng nhau hợp tác đưa ra phương án giải quyết của tất cả các quốc gia trên thế giới để không ngừng khắc phục, cải thiện ngôi nhà chung, cải thiện môi trường xung quanh chúng ta
Nhờ đường lối; chính sách lãnh đạo tài tình của Đảng cùng với sự đồng lòng;đoàn kết của nhân dân cả nước Việt Nam đã vượt qua khủng hoảng, bước vào giai đoạn phát triển kinh tế, ổn định xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa Áp dụng thành công thành tựu của khoa học kĩ thuật vào sản xuất giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm khiến cho quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa diễn
ra nhanh chóng Nhưng chất lượng môi trường lại giảm sút, dẫn tới ô nhiễm môitrường Để khắc phục hậu quả do ô nhiễm môi trường gây ra mọi người cần nhận thức rõ tầm quan trọng của bảo vệ môi trường, hậu quả nghiêm trọng mà ô nhiễm môi trường để lại đang tàn phá, hủy hoại cuộc sống của nhân loại Vì vậy,cần có sự nhất chí đồng lòng từ trung ương đến địa phương để có những biện pháp, chiến lược phù hợp với điều kiện của từng nơi, từng vùng Tôi lựa chọn đềtài” Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam ” để nêu ra mặt trái tồnđọng về vấn đề môi trường, từ đó đề xuất một số phương án khắc phục, hạn chế
Trang 5vấn nạn ô nhiễm môi trường lên các cấp cao hơn, mong đợi được giải quyết để góp phần bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Ô nhiễm môi trường ở Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu:
Thời gian: những năm gần đây
Không gian: Việt Nam
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu: Làm rõ thực trạng những vấn đề ô nhiễm môi trường ở Việt Nam, từ đó đề xuất biện pháp hạn chế, khắc phục
Nhiệm vụ: Tìm kiếm và xử lý thông tin vấn đề ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay và đưa ra giải pháp khắc phục, hạn chế
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp: tổng hợp, phân tích, đánh giá, quan sát trực tiếp có ghi nhận,
so sánh, thu thập số liệu…
5 Kết cấu bài tập lớn
Chương I Cơ sở lý luận về môi trường
Chương II Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam và giải pháp hạn chế, khắc phục
Trang 6Tùy thuộc vào phạm vi; đối tượng; lĩnh vực nghiên cứu, thuật ngữ “môi trường” cũng được định nghĩa khác nhau.
Theo nghĩa rộng “môi trường là tập hợp các điều kiện, hiện tượng bên
ngoài ảnh hưởng tới một vật thể, sự kiện tồn tại vã diễn biến trong một môi trường”[CITATION HồT11 \l 1033 ]
Theo nghĩa hẹp “môi trường là môi trường sống của con người bao gồm
các hệ thống tự nhiên và nhân tạo, cái hữu hình, vô hình Con người sống và dùng sức lao động của mình để khai thác tài nguyên thiên nhiên, nhân tạo nhằm thỏa mãn nhu cầu sống của mình” [CITATION HồT11 \l 1033 ]
Điều 3, khoản 1 luật bảo vệ môi trường 2014 quy định “ môi trường bao
gồm các yếu tố vật chất tự nhiện và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên” [CITATION Luậ20 \l 1033 ]
Môi trường là toàn bộ không gian sống bao quanh chúng ta là cơ sở để con người có thể sống và phát triển nên con người phải có trách nhiệm gìn giữ, bảo
vệ Người xưa có câu” gieo nhân nào, gặt quả ấy” những việc bây giờ mình làm con cháu đời sau sẽ hưởng thụ Nếu bạn bảo vệ môi trường thì con cháu của bạn
sẽ được sống trong môi trường trong lành, hòa vào thiên nhiên, còn nếu bạn đang gián tiếp hủy hoại môi trường thì rất có thể con cháu của bạn sẽ phải gánh chịu hậu quả nghiêm trọng Chính vì vậy, tương lai của nhân loại sau này như thế nào tùy thuộc vào những hành động của tất cả chúng ta ngay bây giờ Hãy cùng chung tay bảo vệ môi trường
1.1.2. Khái niệm “Ô nhiễm môi trường”
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, biến đổi các
thành phần môi trường gây ảnh hưởng xấu tới con người và sinh vật
Theo điều 3, khoản 8 luật bảo vệ môi trường 2014 quy định “ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần môi
Trang 7trường không phù hợp với quy chỉnh kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trườnggây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên”.[CITATION Luậ20 \l 1033 ]
Vậy, ô nhiễm môi trường là sự biến đổi các thành phần tự nhiên theo chiều
hướng xấu, gây bất lợi cho con người, sinh vật đang cùng chung sống trong cùng một môi trường
1.1.3 Phân loại “Ô nhiễm môi trường”
Ô nhiễm môi trường đất
Ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm môi trường không khí
Một số loại ô nhiễm môi trường khác
1.2 Chức năng của môi trường
1.2.1 Không gian sống
Môi trường là không gian sống của con người và sinh vật Mỗi con người
và sinh vật đều cần có nơi ở, che mưa, che nắng…Môi trường cung cấp cho con người nhà cửa, nơi sản xuất,…Tùy theo điều kiện, đặc tính môi trường dần dần hình thành những không gian sống khác nhau phù hợp với mọi cá thể sống trongmôi trường
1.2.2 Cung cấp tài nguyên cần thiết
Môi trường cung cấp tài nguyên cần thiết cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người và sinh vật Xã hội ngày một phát triển kéo theo đó là nhu cầu trong đời sống, xã hội của con người ngày một nâng cao Môi trường cung cấp cho con người tài nguyên rừng, khoáng sản, nguồn động thực vật phong phú, các nguồn tài nguyên từ thiên nhiên như: không khí, nhiệt độ, nước, gió…
1.2.3 Chứa đựng, phân hủy chất thải
Trang 8Trong quá trình sinh hoạt, sản xuất con người luôn tạo ra rác, chất thải ra môi trường Tuy nhiên, theo thời gian cùng với sự phát triển của con người thì khả năng chứa đựng rác thải của môi trường đã đạt tới giới hạn Những chất thảinhư nhựa, nilon,… phải mất hành chục năm, hàng trăm năm mới có thể phân hủy được Chính vì vậy, con người cần sớm nhận thức được mối nguy hại tiềm tàng từ rác thải, cần có những biện pháp xử lý nhanh chóng, nếu không vào một ngày không xa Trái đất sẽ ngập trong biển rác.
1.2.4 Lưu trữ, cung cấp thông tin cho con người
Cung cấp, lưu trữ cho con người nguồn gốc hình thành của tự nhiên, sinh vật, con người, gìn giữ lưu truyền nguồn gen để làm đa dạng thảm thực vật trên Trái đất hơn Môi trường cung cấp tín hiệu, báo động trước các thám họa của thiên nhiên như động đất, núi lửa để con người có thể lường trước, giảm thiểu hậu quả không đáng có thiệt hại về người và tài sản
1.2.5 Bảo vệ con người và sinh vật
Các thành phần có trong môi trường giúp con người và sinh vật tránh được những tác nhân gây hại từ bên ngoài, đặc biệt là năng lượng mặt trời Nếu không
có tầng ozon ngăn tia cực tím từ mặt trời thì có lẽ trái đất bây giờ là đống hoang tàn, bị thiêu rụi bởi sức nóng của mặt trời
Tiểu kết chương I
Trong chương I tác giả đã làm rõ thuật ngữ liên quan tới “môi trường”, “ bảo vệ môi trường” và “phân loại ô nhiễm môi trường” dưới các góc nhìn khác nhau Bên cạnh đó, tác giả còn chỉ ra được những chức năng quan trọng, đầy thiết thực mà môi trường mang lại Con người cần phải nhận thức được điều đó,
và bảo vệ, quý trọng môi trường nhưng trên thực tế lại ngược lại Đến với
chương II, tác giả sẽ chỉ ra thực trạng ô nhiễm môi trường của Việt Nam hiện nay để mọi người có thể hiểu và tìm ra được phương pháp, cách khắc phục hiệu quả
Trang 9Chương II THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP
HẠN CHẾ, KHẮC PHỤC 2.1 Giới thiêu khái quái về Việt Nam
Việt Nam là một dải đất hình chữ S, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam
Á, phía Đông bán đảo Đông Dương Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào; Campuchia, phía Đông giáp biển Đông Với diện tích 331.212 km2, số dân hơn 90 triệu người xếp thứ 3 Đông Nam Á, 13 trên thế giới nguồn lao động dồi dào Việt Nam là một thị trường tiềm năng với nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú: rừng, thủy hải sản, khoáng sản…Đường biển biển của nước ta dài 3260 km
2.2 Thực trạng ô nhiễm môi trường và giải pháp
2.2.1 Ô nhiễm không khí
Việt Nam đứng thứ 21, quốc gia ô nhiễm khói bụi nhiều nhất thế giới
Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong các thành phần của không khí
do khói bụi, hơi, khí lạ được đưa vào không khí làm giảm tầm nhìn, gây biến đổikhí hậu, gây bệnh cho con người và sinh vật
Bảng 2 1: Chỉ số đánh giá chất lượng không khí theo QĐ 1459/QĐ-TCMT ngày 12/11/2019 của Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường
Khoản
g giá trị
AQI
Chất lượng không khí
0-50 Tốt Chất lượng không khí tốt,
không ảnh hưởng tới sức khỏe
Xanh
Trang 1051-100 Trung
bình
Chất lượng không khí ở mức chấp nhận được
Đối với người nhạy cảm như người già, trẻ em, người mắc bệnh
hô hấp… có thể sẽ chịu những tác động nhất định tới sức khỏe
151-200 Xấu Những người bình thường bắt
đầu có ảnh hưởng, nhóm người nhạycảm gặp vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng
Trang 117 Trảng Bàng (Tây Ninh) 94
10 Thành phố Hồ Chí Minh (Hồ Chí Minh) 88
2.2.1.1 Nguồn gây ô nhiễm không khí
Do tự nhiên: Bụi, metan được thải ra bởi quá trình tiêu hóa thức ăn của động vật, khói, carbon monoxit thải từ cháy rừng…
Do công nghiệp xây dựng: quá trình hoạt động sản xuất tạo ra CO2, SO2, Nox, các chất hữu cơ chưa cháy hết như muội tha; bụi; quá trình thất thoát rò rõ trên dây chuyên công nghệ, chất thải lắng đọng trong quá trình chôn lấp tạo ra khí metan
Hoạt động giao thông vận tải: đây là nguồn ô nhiễm lớn cho không khí đặc biệt là ở các khu đô thi, khu tập trung đông dân cư; quá trình đốt nhiên liệu động cơ CO2; SO2; Nox; cát bụi, đất đá cuốn theo trong quá trình di chuyển…Ở
VN đang lưu hành tới gần 43 triệu xe máy, gần 2 triệu ô tô mỗi ngày Đây có thểnói là sự đầu độc bầu không khí đáng sợ nhất vì mỗi 1 chiếc xe đều thải ra lượngkhói bụi nhất định gây tổn hại không nhỏ
Ô nhiễm từ các sinh hoạt hàng ngày của người dân : SO2, CO2, Nox, khói, bụi từ các máy móc da dụng, bếp than…
Tình trạng chặt phá rừng bừa bãi, gây thiếu hụt oxi
2.2.1.2 Hậu quả của ô nhiễm không khí
Hàng năm có khoảng 20 tỷ tấn CO2, 1,53 tỷ tấn SiO2, 700 triệu tấn bụi
và các chất độc hại khác được thải vào không khí Nồng độ CO2 nhất là ở các thành phố lớn, nhiều phương tiện đi lại và các khu công nghiệp vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1.5 đến 2.5 lần Tổ chức y tế thế giới (WHO) công bố mỗi
Trang 12năm Việt Nam có 34000 ca tử vong liên quan tới ô nhiễm không khí, gần 200 trẻmắc bệnh hô hấp đang điều trị tại khoa hô hấp bệnh viện Nhi đồng 1 40% số tỉnh thành miền Bắc có chỉ số ô nhiễm không khí vượt chuẩn [CITATION
Ônh20 \l 1033 ]
Đối với con người: Ô nhiễm không khí gây nhiều tác động xấu về sức khỏe
và cuộc sống của con người Những biểu hiện dẽ nhận thấy như chảy nước mắt,
ho, thở khò khè, đỏ mắt… đẩy nhanh quá trình lão hóa, giảm chức năng của phổi, dễ mắc các bệnh hen xuyển, viêm phế quản, ung thư, các bệnh về đường
hô hấp, tim mạch…bụi carbon, bụi mịn có thể gây ung thư
Đối với môi trường: Các chất độc hại như SO2, O3… xâm nhập vào các hệsinh thái tự nhiên làm giảm khả năng kháng bệnh, quang hợp của động vật và thực vật Những trận mưa acid giết chết hàng loạt động, thực vật; ngấm vào đất
sẽ làm thoái hóa đất, ăn mòn kim loại …
Là nguyên nhân chính dẫn tới hiệu ứng nhà kính, mưa axit, suy giảm tầng ozon, …
2.2.1.3 Giải pháp hạn chế, khắc phục ô nhiễm không khí
Tăng cường lắp đặt, đưa vào vận hành các trạm quan trắc không khí Xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí, ưu tiên quan trắc đánh giá chất lượng không khí bụi mịn ở các tỉnh thành có nguy cơ cao
Đẩy nhanh, ban hành khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng nhằm giảm thiểu sử dụng phương tiện cá nhân chuyển sang các phương tiện chạy bằng điện, nhiên liệu hóa thạch…
Kiểm kê, đánh giá nguồn thải điều tiết phân luồng giao thông hợp lý hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông
Trang 13Tích cực trồng nhiều cây xanh, phun nước rửa đường thường xuyên tại các trục, tuyến đường giao thông chính khi thời tiết hanh khô, lặng khói hạn chế bụi phát tán.
Tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân
2.2.2 Ô nhiễm môi trường đất
Đất là tài nguyên vô cùng quý giá, cần thiết đối với cuộc sống của con người, chiếm gần 30% diện tích bê mặt của toàn cầu Tổng diện tích đất tự nhiên
cả nước khoảng 33,13 triệu ha Đất được sử dụng theo 3 nhóm chính bao gồm: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng Trong đó đất nông nghiệp khoảng 27,98 ha chiếm 84,46% diện tích đất tự nhiên cả nước
Theo thống kê, Việt Nam có 3,3 triệu ha đất chưa được sử dụng đang bị suy thoái, ô nhiễm nặng nề
84.46%
11.86%
3.68%
Đấất nông nghi p ệ Đấất phi nông nghi p ệ Đấất ch a s d ng ư ử ụ
Biểu đồ 2 1: Cơ cấu sử dụng đất tại Việt Nam năm 2020
2.2.2.1 Nguồn gây ô nhiễm đất
Một phần do các yếu tố tự nhiên như quá trình phèn hóa đất, gây ô nhiễm đất, nồng độ sắt, nhôm, sunfat… tăng cao trong đất Đất bị nhiễm mặn ở vùng
Trang 14ven biển, nước mặn mang muối vào đất chứa nhiều natri, kali, clorua Đất suy thoái, bạc màu, cằn cỗi do bị thiếu hụt dinh dưỡng thời tiết khắc nghiệp Lũ lụt, bão làm cuốn trôi các rác thải, chất thải của con người và các mỏ, quặng… di chuyển đến vùng khác gây ô nhiễm Khi hết sẽ để lại một lượng chất thải lớn trên đất, nhiều rác trôi nổi khắp mọi nơi chất bẩn ngấm xuống lòng đất gây ô nhiễm.
Hiện tượng xâm nhập mặn ăn sâu vào vùng nước ngọt làm thay đổi độ mặn, phèn có trong đất Nếu xảy ra với mức độ cao thì gây hậu quả rất lớn, bất lợi cho cuộc sống của con người và sinh vật trong việc xử lí, giải quyết, cải tạo đất để sử dụng
Ví dụ: Đầu năm 2020 hạn mặn tại các tỉnh ven biển miền Nam với quy mô lớn, dai dẳng như thủy triều lên, khô hạn kéo dài, nước ngọt đầu nguồn không
đổ về Mọi thứ hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên, những cơn mưa mới có thể giải quyết được vấn đề này
Nhưng chủ yếu là do các hoạt động của con người làm thay đổi các thành phần trong đất Chất thải công nghiệp: sắt thép, kim loại gỉ, than tro, các chất PAHs khí thải độc hại, hóa chất dạng lỏng như BOD, COD, TSS, Photpho, kim loại nặng do chi phí xử lý cao nên nhiều doanh nghiệp sử dụng phương thức xử
lý thô sơ là chôn lấp dẫn tới tình trạng đất bị ảnh hưởng nghiêm trọng, kéo theo
đó là ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm sâu trong đất bị nhiễm độc sức khỏe của con người, sinh vật dần bị hủy hoại
Chất thải sinh hoạt của con người: rác thải, nước thải, các chất thải vô cơ, hữu cơ không ngừng ra tăng về số lượng khiến cho việc xử lý rất khó khăn Rác thải khi bị chôn xuống lòng đất phải mất khoảng thời gian dài mới phân hủy được, có loại còn không thể phân hủy như nilon, nhựa… khiến đất không giữ được nước và dinh dưỡng, các khoáng chất… ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, pháttriển của thực vật, gây ô nhiễm nguồn nước ngầm